Cóc Vàng

Thông Tin Cập Nhật

2.443 bài viết trong chủ đề này

Chiến hạm hùng mạnh đến Việt Nam

SGTT.VN - Hôm nay (15.7), tàu khu trục USS Chung – Hoon và tàu thăm dò USNS Safeguard thuộc hạm đội Thái Bình Dương (Mỹ) cập cảng Tiên Sa, Đà Nẵng trong hoạt động trao đổi hải quân với Việt Nam.

uss3.jpg

Thủy tổ hạm đội USS từng đến Đà Nẵng

Cách đây 166 năm, “thủy tổ” của hạm đội nổi tiếng hùng mạnh nhất thế giới này cũng đã từng đến Đà Nẵng và trở thành chiếc tàu chiến phương Tây đầu tiên tới Việt Nam. George Thomas, thợ mộc trên chiến hạm USS Constitution ghi lại trong nhật ký của mình: “William Cook qua đời và được chôn trên bán đảo với những nghi lễ cần thiết. Cờ trên chiến hạm hạ xuống nửa cột để tang cho thủy thủ Cook. Đêm xuống nhiều tàu lớn (Việt Nam) thả neo chung quanh chiến hạm Constitution nhưng không quá gần để có thể đổ bộ sang Constitution. Hạm trưởng John Percival trước khi rời cảng đã tặng cho các tu sĩ Phật giáo 2 Mỹ kim để lo chăm sóc phần mộ của thủy thủ Cook”.

William Cook là lính kiểng, chơi kèn trong ban nhạc trên chiến hạm USS Constitution. Cuộc đời hải quân ngắn ngủi 14 tháng của Cook kết thúc bằng căn bệnh kiết lỵ vào ngày 10.5.1845 tại cảng Đà Nẵng. Thi hài người thủy thủ xấu số này được đưa lên bờ chôn ở núi Khỉ, bán đảo Sơn Trà. USS Constitution hay còn gọi là Old Ironsides được đóng năm 1794 tại Boston. Đích thân tổng thống Mỹ John Adams phất cờ hạ thủy vào năm 1798 theo biểu quyết của Quốc hội. Old Ironsides – Thành Sắt Cổ được đóng bằng 1.500 thân cây gỗ tốt nhất nước Mỹ, thành tàu có nhiều lỗ như lỗ châu mai để đặt 54 khẩu đại bác.

Hai năm sau ngày hạ thủy, USS Constitution vượt Địa Trung hải chinh phục xứ Tripoli và Hiệp ước Tripoli đã ký ngay trên chiến hạm này. Năm 1830 USS Constitution gần như hết hạn sử dụng. Tuy nhiên nó vẫn kéo dài tuổi thọ cho đến năm 1845, khi hạm trưởng John Percival với nguyện vọng tha thiết là xin cho USS Constitution đi vòng quanh thế giới lần cuối với sứ mệnh dân sự. Chuyến hải trình cuối cùng kéo dài 459 ngày của chiến hạm này đã gặp sự cố đáng tiếc tại Đà Nẵng.

Hạm trưởng John Percival có biệt danh là “Mad Jack” năm đó bước sang tuổi 65, đang bị căn bệnh phong thấp hành hạ. Nhà báo Peter Kneisel của tạp chí Boston Globe, người đã cùng một nhóm cựu binh Mỹ đến Đà Nẵng năm 2004 đến Đà Nẵng tìm mộ thủy thủ Cook đã viết: “Ông ta đã thực hiện mệnh lệnh chỉ huy sai lạc, và điều này thể hiện một lần nữa trong cuộc xung đột đẫm máu 120 năm sau…”.

Giám mục Dominique Lefèbvre lúc đó đang bị triều đình nhà Nguyễn giam ở Huế nghe người Mỹ đến bèn viết thư nhờ́ can thiệp. John Percival tổ chức bắt cóc những quan lại giao thiệp với USS Constitution tại Đà Nẵng để đưa yêu sách và nổ súng vào bờ. Vua Thiệu Trị cho rằng Jonh Percival xúc phạm quốc thể nên kiên quyết không trả tự do cho giám mục người Pháp. USS Constitution phải nhổ neo đi sau khi chôn xác thủy thủ Cook.

Mong ước những con tàu hòa bình USS Constitution hiện trở thành một bảo tàng nằm ở Công viên lịch sử quốc gia Boston ở bến tàu Constitution. Chuyến hải trình vòng quanh thế giới cuối cùng của con tàu này với vị hạm trưởng già nua đã để lại một ngoại lệ chưa từng có trong lịch sử ngoại giao nước Mỹ. Ngay sau sự kiện trên, vua Thiệu Trị đã gửi công hàm phản đối đến Tòa lãnh sự Mỹ tại Singapore và Tổng thống Zachary Taylor phải gửi thư xin lỗi triều đình nhà Nguyễn.

Nhiều nhà nghiên cứu Việt Nam, nhà báo Mỹ, cựu binh Mỹ trong thời gian qua đã tìm đến địa danh núi Khỉ, Sơn Trà với hy vọng tìm kiếm ngôi mộ của thủy thủ Cook như tìm một bằng chứng bảo vệ một dân tộc yêu chuộng hòa bình. Sau khi thủy thủ Cook qua đời, John Percival đã xin quan tổng trấn Đà Nẵng được chôn cất thi thể trên bờ và được chấp nhận tử tế.

uss2.jpg

Constitution khi thành bảo tàng đã gắn thêm phiên hiệu USS vì chiến hạm lừng danh này được xem là thủy tổ của Hạm đội Mỹ hùng mạnh sau này. Đúng 13 năm sau khi Thành Sắt Cổ của Mỹ ghé Đà Nẵng, liên quân Pháp – Tây Ban Nha đã đến đây và nổ súng xâm chiếm Việt Nam. Lịch sử đã đi qua, vết thương chiến tranh đã lành, người Đà Nẵng vẫn thường đến thăm đồi Hài Cốt, nơi nằm lại của những người lính viễn chinh Tây Ban Nha. Đi qua khỏi đồi Hài Cốt về mé biển Tiên Sa, theo nhật ký ghi lại của người thợ mộc trên con tàu Constitution đó là nơi chôn cất thủy thủ Cook. Trong ký ức của những người dân chài ở đây, nơi đó đã từng có một ngôi mộ được người dân hương khói nhưng thời gian đã làm mất dấu khi gió biển, cát bay và nhất là những dự án du lịch đang mọc lên như nấm ở đây. Đà Nẵng là cánh cửa của Biển Đông, trong lịch sử luôn luôn là điểm nhòm ngó đầu tiên của các chiến hạm nước ngoài. Khi cuộc chiến tranh kết thúc, quan hệ bình thường giữa hai quốc gia Việt – Mỹ mở ra, gần đây các chiến hạm nằm trong hạm đội USS của Mỹ thường xuyên ghé lại Đà Nẵng hàng năm với sứ mệnh hòa bình. Các chiến hạm USS Peleliu, USS Mustin, tàu thăm dò USNS Bruce Heezen… đã có những cuộc giao lưu trao đổi với hải quân Việt Nam tại Đà Nẵng trong những năm vừa rồi.

Những chiến hạm đời sau của “thủy tổ” USS Constitution với trang bị hiện đại bậc nhất thế giới, hùng mạnh nhất thế giới có nhiệm vụ duy trì tự do an ninh hàng hải ở khu vực biển Đông như tuyên bố mới nhất của Đô đốc Mike Mullen, Tổng tham mưu trưởng liên quân Hoa Kỳ trong chuyến thăm Trung Quốc vừa qua như một sự khẳng định cách ứng xử văn minh giữa các quốc gia ngày nay

Vài nét về khu trục hạm USS Chung – Hoon DDG 93

USS Chung – Hoon mang tên của cố thiếu tướng Hải quân Mỹ Gordon Pai’ea Chung – Hoon, thuộc Hạm đội Thái Bình Dương, đóng từ năm 1998 và hạ thủy ngày 14.1.2002 tại xưởng đóng tàu Ingalls Shipbuilding ở Mississippi.

USS Chung – Hoon thuộc lớp Arleigh Burke, trang bị tên lửa dẫn đường Aegis, thuộc đội tàu có sức mạnh nhất của Hải quân Mỹ. USS Chung – Hoon trang bị tên lửa tầm trung đất đối không (SM – 2MR), tên lửa hành trình Tomahawk, tên lửa Sparrow (ESSM), ngư lôi Mk 46 và giàn phóng tên lửa thẳng đứng (VLA).

Ngoài ra, khu trục hạm USS Chung – Hoon còn có sân bay cho 2 trực thăng Seahawk trang bị tên lửa Penguin, Hellfire, ngư lôi Mk 50, Mk 46.

Chiếc tàu có trọng tải 9.200 tấn này có cảng nhà là Trân Châu Cảng và thực hiện nhiều hoạt động trên vùng biển Thái Bình Dương với nhiệm vụ đảm bảo an ninh hàng hải. Ngày 12.3.2009, USS Chung – Hoon từng được điều động hộ tống tàu thăm dò USNS Impeccable khi tàu này va chạm với tàu của Trung Quốc ở biển Đông. USS Chung – Hoon có 267 thủy thủ, 24 sĩ quan.

Lịch hoạt động tại Đà Nẵng

Ngày 15.7: Đón tàu tại cảng Đà Nẵng, tổ chức họp báo.

Ngày 17.7: Tặng đồ chơi cho trường Tư thục chuyên biệt Thanh Tâm.

Ngày 18.7: Tham quan tàu, các hoạt động trao đổi kỹ năng trên tàu USS Chung – Hoon.

Ngày 19.7: Trao đổi huấn luyện Hải quân Mỹ – Việt Nam về lặn và cứu hộ trên tàu USNS Safeguard.

Ngày 21.7: Tàu rời cảng Đà Nẵng.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Càng ngày càng hay. Cô gái Trung Hoa đang muốn chơi một canh bạc lớn. Định xuống hết tay để mở bát chăng?

Hay. hay. hay...!

Nhưng theo tôi, gái trung hoa không nên đặt hết. Có thể đặt cả tranh, ảnh có giá, nhưng nên giữ lại vùng lương sơn bạc để phòng cơ.

Mừng cô sắp pát tài. pát tài

Sắp " Ở trần đóng khố " và thành " Liên minh bộ lạc ".
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chiến hạm hùng mạnh đến Việt Nam

SGTT.VN - Hôm nay (15.7), tàu khu trục USS Chung – Hoon và tàu thăm dò USNS Safeguard thuộc hạm đội Thái Bình Dương (Mỹ) cập cảng Tiên Sa, Đà Nẵng trong hoạt động trao đổi hải quân với Việt Nam.

uss3.jpg

Hy vọng sắp tới có tàu Ấn, tàu Nga, tàu Na Uy, tàu Úc, tàu Anh, tàu sân bay Thái...v...v... cũng đến đến giao lưu với chúng ta. Chấm dứt vĩnh viễn thời kỳ chỉ giao liêu với tàu tàu.

Tàu nào tôn trọng Việt nam thì mời anh vào xơi nước, khi về còn biếu vài món quà quê. Tàu nào vớ vẩn với Việt nam thì cút xéo.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc đòi Mỹ hủy cuộc gặp với Đạt Lai Lạt Ma

16/07/2011 12:38

(TNO) Trung Quốc đòi Mỹ hủy cuộc gặp đã lên sẵn kế hoạch giữa Tổng thống Barack Obama và Đạt Lai Lạt Ma ngay tại Nhà Trắng hôm nay 16.7.

Trung Quốc cho rằng cuộc gặp trên sẽ làm tổn hại đến mối quan hệ Mỹ - Trung.

Trước đó, vào hôm 15.7, Nhà Trắng đã tuyên bố rằng ông Obama sẽ trao đổi với Đạt Lai Lạt Ma về Tây Tạng qua cuộc gặp gỡ đầu tiên của cả hai trong hơn 1 năm qua.

Thông tin trên đã khiến Trung Quốc cảm thấy khó chịu. Nước này trước đó đã từng tỏ rõ thái độ không hài lòng về những cuộc gặp giữa các nhà lãnh đạo Quốc hội Mỹ với Đạt Lai Lạt Ma.

Posted Image

Đạt Lai Lạt Ma - Ảnh: Reuters

Trong khi đó, người phát ngôn Hồng Lỗi của Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói: "Chúng tôi kiên quyết phản đối bất kỳ quan chức chính phủ cấp nào của nước ngoài gặp gỡ với Đạt Lai Lạt Ma dưới bất kỳ hình thức nào", theo Tân Hoa Xã.

Ông Hồng nói thêm, Trung Quốc kêu gọi Mỹ ngay lập tức hủy bỏ quyết định để Tổng thống Obama gặp Đạt Lai Lạt Ma, và không làm bất cứ điều gì can thiệp vào những vấn đề nội bộ của Trung Quốc hay làm tổn hại đến mối quan hệ Trung - Mỹ.

Theo Reuters, trước mắt vẫn chưa có bất kỳ bình luận nào từ Nhà Trắng.

Cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ và Đạt Lai Lạt Ma trong phòng Bản đồ của Nhà Trắng được dự kiến sẽ kéo dài trong ít nhất 30 phút mà không có sự tham dự của báo giới.

Trí Quang

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thủy triều đỏ ở Trung Quốc

Sự cố tràn dầu trên biển Bột Hải ở đông bắc Trung Quốc tạo nên những cơn thủy triều màu đỏ, trên một vùng nước có diện tích rộng gấp 6 lần đất nước Singapore.

Biển nhuốm màu xanh lục

Tràn dầu ngoài khơi Trung Quốc

Posted Image

Thủy triều đỏ tại biển Bột Hải (hay vịnh Bột Hải) được ghi nhận hôm qua, 15/7. Sự cố tràn dầu gần nhà giàn B và nhà giàn C ở mỏ dầu Penglai 19-3 được phát hiện lần đầu tiên hôm 4/6 . ConocoPhillips, công ty năng lượng Mỹ cùng khai thác mỏ dầu này với công ty CNOOC của Trung Quốc, cho rằng lượng dầu đã tràn ra biển hiện vào khoảng 1.500 thùng (mỗi thùng khoảng 150 lít).

Posted Image

Sóng thủy triều màu đỏ cuồn cuộn trên biển Bột Hải. Diện tích nước bị nhiễm dầu tới thời điểm này khoảng 4.250 km2, tức là tăng gấp 5 lần so với số liệu trước đó là 840 km2 và gấp khoảng 6 lần diện tích của quốc đảo Singapore.

Posted Image

Màu đỏ của dầu hòa với màu xanh của nước biển tạo nên một cảnh tượng hiếm có tại biển Bột Hải. Ngoài 4.250 km2 bị ảnh hưởng nặng bởi sự cố tràn dầu, khoảng 3.400 km2 mặt nước ở quanh đó cũng bị tác động với mức độ thấp hơn.

Posted Image

Các công nhân trên một tàu hải giám của Trung Quốc đang thu thập các mẫu nước nhiễm dầu tại khu vực xảy ra sự cố. Giới chức các ngành liên quan của Trung Quốc được cho là đã giữ kín sự cố suốt nhiều tuần sau khi nó xảy ra, và chỉ công bố trong tháng này khi mọi việc trở nên nghiêm trọng. Điều đó khiến dư luận Trung Quốc phản ứng rất gay gắt, AFP cho hay.

Posted Image

Một công nhân đang lấy mẫu nước biển nhiễm dầu lên. Nhật báo kinh doanh 21st Century Business Herald của Trung Quốc trích lời một quan chức giấu tên của nước này kêu gọi ConocoPhillips phải bồi thường sau khi để xảy ra sự cố tràn dầu nghiêm trọng.

Posted Image

Theo China, những cơn sóng thủy triều đỏ có chiều dài khoảng hơn 3 km và xuất hiện liên tục gần hai giàn khoan dầu B và C cũ kỹ trên biển Bột Hải. Tuy nhiên, công ty dầu khí nhà nước khổng lồ CNOOC của Trung Quốc cuối tuần trước tuyên bố sự cố tràn dầu nằm trong tầm kiểm soát, trong khi ConocoPhillips cho rằng sự rò rỉ đã bị chặn lại.

Posted Image

Hai chiếc tàu này đang kéo một sợi cáp hút dầu trên mặt biển để làm sạch tại khu vực gần giàn khoan C của vỉa dầu Penglai 19-3 hôm 12/7. Có tổng cộng 5 chiếc tàu như thế này được điều tới khắc phục sự cố tràn dầu đang ngày một lan rộng trên mặt biển Bột Hải.

Posted Image

Một chiếc tàu thả neo cạnh giàn khoan C của vỉa dầu Penglai 19-3 hôm 11/7. Đây chính là một trong hai giàn khoan xảy ra sự cố tràn dầu.

Posted Image

Cận cảnh một chiếc tàu tham gia làm sạch dầu tràn trên mặt biển Bột Hải, phía xa là những chiếc tàu khác với nhiệm vụ tương tự.

Posted Image

Cận cảnh giàn khoan C của vỉa dầu Penglai 19-3, tâm điểm của sự cố tràn dầu nghiêm trọng khiến dư luận Trung Quốc đang hết sức quan tâm. Trước tình hình ngày một nghiêm trọng, các chuyên gia vừa phải đưa ra cảnh báo cần phải kiểm tra độ an toàn của hải sản ở vùng này, do lo ngại dầu có thể nhiễm vào các và các loài sinh vật biển khác.

Posted Image

Bản đồ khu vực biển Bột Hải (trong vòng tròn đỏ nhạt). Cũng trong thời gian này thì tại bờ biển gần Thanh Đảo (Qingdao) phía nam Bột Hải, xuất hiện tảo lục dày đặc, cản trở các hoạt động ven biển và ảnh hưởng đến môi trường. Đồ họa: Wikipedia

Thành Nam (Ảnh: Xinhua)

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đô đốc Mỹ Mike Mullen:

Mỹ, Trung bất đồng quân sự sâu sắc

TT - http://tuoitre.vn/Th...su-sau-sac.html

Trong chuyến thăm Trung Quốc ba ngày, tổng tham mưu trưởng liên quân Mỹ - đô đốc Mike Mullen và các quan chức quân đội Trung Quốc đã cam kết thúc đẩy quan hệ quân sự hai nước. Thế nhưng khi vừa rời Bắc Kinh, đô đốc Mullen khẳng định hai bên vẫn còn quá nhiều khác biệt.

Theo Fox News, tại cuộc họp báo ở Tokyo (Nhật), nơi ông kết thúc chuyến thăm châu Á, đô đốc Mullen cho biết các cuộc đối thoại giữa ông và giới lãnh đạo quân sự Trung Quốc “nhìn chung là tích cực”.

Chuyến thăm của ông Mullen là chuyến thăm đầu tiên của một lãnh đạo quân đội Mỹ đến Trung Quốc trong vòng bốn năm qua. Mục tiêu là thúc đẩy trao đổi, đối thoại nhằm giảm căng thẳng đang gia tăng giữa hai nước về việc Trung Quốc ồ ạt tăng cường sức mạnh quân sự.

Còn một quãng đường dài

Đô đốc Mullen cho biết ông hài lòng về việc trao đổi với tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc Trần Bính Đức, nhưng thừa nhận chuyến thăm đã phơi bày những bất đồng sâu sắc giữa hai nước.

“Vẫn còn một quãng đường rất dài - Fox News dẫn lời đô đốc Mullen - Sự khác biệt giữa hai bên là quá lớn”.

Những dấu hiệu của sự bất đồng thể hiện rất rõ. Trong cuộc gặp hôm 11-7, như Tân Hoa xã đưa tin, ông Trần Bính Đức chỉ trích Washington đã đổ quá nhiều tiền vào quân đội dù đang đối mặt với suy thoái kinh tế.

Ông Trần cho rằng Mỹ đã thổi phồng “mối đe dọa Trung Quốc” bởi cho rằng Trung Quốc vẫn thua xa Mỹ xét về sức mạnh quân sự. Ông Trần khẳng định Trung Quốc đầu tư vào quốc phòng vì mục đích tự vệ. Tuy nhiên, đô đốc Mullen đã tỏ rõ sự nghi ngờ khi nhấn mạnh: “Hãy còn quá sớm để nói Trung Quốc sẽ đi đến đâu với sức mạnh quân sự của họ. Họ nói đầu tư quân sự mang mục đích tự vệ. Chúng ta hãy chờ xem sao”.

Theo đô đốc Mullen, các hành động của Bắc Kinh thời gian qua, đặc biệt trên biển Đông, đã gây quan ngại về ý đồ quân sự của Trung Quốc. Không chỉ gây căng thẳng với Việt Nam và Philippines trên biển Đông, Trung Quốc còn xung đột với Nhật và Hàn Quốc về vấn đề lãnh hải.

Ông cho biết Washington lo ngại việc Trung Quốc phát triển công nghệ tên lửa, vệ tinh quân sự và các hoạt động của Bắc Kinh trên mạng Internet. “Mỹ sẽ không đi đâu cả - ông Mullen khẳng định như đã nói với các quan chức Trung Quốc - Chúng tôi đã hoạt động trên biển Đông nhiều thập niên qua và chúng tôi sẽ tiếp tục điều đó”.

Một cuộc đối đầu “lạnh”?

Báo New York Times dẫn lời một số chuyên gia quân sự quốc tế bình luận sự nghi kỵ lẫn nhau giữa Mỹ và Trung Quốc là hoàn toàn có cơ sở. Gần đây, quân đội Trung Quốc công bố sẽ hạ thủy tàu sân bay đầu tiên, cho bay thử máy bay chiến đấu tàng hình đầu tiên và đang đóng thế hệ tàu ngầm mới. Quân đội Trung Quốc thừa nhận đang phát triển loại tên lửa có khả năng bắn tàu địch từ khoảng cách xa gần 2.000km.

Các chuyên gia phân tích Mỹ xác định việc Trung Quốc tăng cường đầu tư quân sự nhằm cạnh tranh với sức mạnh quân sự Mỹ trên Thái Bình Dương, chống lại hạm đội 7 của hải quân Mỹ vốn đã thống trị Thái Bình Dương hơn nửa thế kỷ qua. “Mỹ không muốn có một kẻ thù như kiểu Liên Xô - New York Times dẫn lời chuyên gia Bonnie S.Glaser thuộc Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế ở Washington - Nhưng Mỹ phản ứng với việc Trung Quốc không minh bạch về ý đồ và mục tiêu của họ”. Nhiều nhà quan sát cho rằng vũ khí của Trung Quốc chỉ nhằm mục đích tấn công các mục tiêu Mỹ.

Trong khi đó, phía quân đội Trung Quốc và giới lãnh đạo Bắc Kinh cho rằng Mỹ muốn cản trở Trung Quốc trên con đường trở thành một siêu cường khi Mỹ đưa phần lớn tàu sân bay từ Đại Tây Dương tới Thái Bình Dương, tăng cường quan hệ quân sự với Singapore và Úc, thúc đẩy hợp tác với Ấn Độ, đối thủ lớn của Trung Quốc ở châu Á, và muốn can thiệp vào xung đột trên biển Đông...

“Lầu Năm Góc và quân đội Trung Quốc đang chuẩn bị cho tình huống xấu nhất” - New York Times dẫn lời chuyên gia Dennis J.Blasko. Một số nhà quan sát Mỹ bi quan cho rằng chiến lược của Mỹ và Trung Quốc ngăn cản cơ hội hợp tác quân sự và ngoại giao thật sự. Một số thậm chí còn dự báo Mỹ và Trung Quốc có thể bị cuốn vào một cuộc chạy đua vũ trang như thời chiến tranh lạnh. Tuy nhiên, Trung Quốc có lợi thế khi đang dư thừa tiền bạc để mua vũ khí, trong khi Mỹ đang gặp rất nhiều khó khăn về tài chính.

HIẾU TRUNG

===

Bầy linh cẩu ăn theo thích gặm vài mẩu xương thừa thì được, chứ đòi chia đàn nai với hổ, báo thì không ổn rồi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc đòi Mỹ hủy cuộc gặp với Đạt Lai Lạt Ma

16/07/2011 12:38

(TNO) Trung Quốc đòi Mỹ hủy cuộc gặp đã lên sẵn kế hoạch giữa Tổng thống Barack Obama và Đạt Lai Lạt Ma ngay tại Nhà Trắng hôm nay 16.7

Posted Image

Đạt Lai Lạt Ma - Ảnh: Reuters

Trong khi đó, người phát ngôn Hồng Lỗi của Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói: "Chúng tôi kiên quyết phản đối bất kỳ quan chức chính phủ cấp nào của nước ngoài gặp gỡ với Đạt Lai Lạt Ma dưới bất kỳ hình thức nào", theo Tân Hoa Xã.
Sống ở những nơi nặng mùi thâm, sân, si quá cũng khó tu Ngài ạ!

Share this post


Link to post
Share on other sites

“Lầu Năm Góc và quân đội Trung Quốc đang chuẩn bị cho tình huống xấu nhất” - New York Times dẫn lời chuyên gia Dennis J.Blasko. Một số nhà quan sát Mỹ bi quan cho rằng chiến lược của Mỹ và Trung Quốc ngăn cản cơ hội hợp tác quân sự và ngoại giao thật sự. Một số thậm chí còn dự báo Mỹ và Trung Quốc có thể bị cuốn vào một cuộc chạy đua vũ trang như thời chiến tranh lạnh. Tuy nhiên, Trung Quốc có lợi thế khi đang dư thừa tiền bạc để mua vũ khí, trong khi Mỹ đang gặp rất nhiều khó khăn về tài chính.

Thời chiến tranh lạnh qua lâu rồi. Lịch sử có lặp lại cũng chỉ gần giống, chứ không thể y hệt. Bởi vậy, Trung Quốc thật sai lầm quá lớn khi đụng tới Việt Nam.
2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thời chiến tranh lạnh qua lâu rồi. Lịch sử có lặp lại cũng chỉ gần giống, chứ không thể y hệt. Bởi vậy, Trung Quốc thật sai lầm quá lớn khi đụng tới Việt Nam.

Điều này cho thấy rằng trung quốc không phải là chủ nhân của Học Thuyết ADNH

Share this post


Link to post
Share on other sites

Điều này cho thấy rằng trung quốc không phải là chủ nhân của Học Thuyết ADNH

Đây cũng chỉ là một hiện tượng phụ thôi. Họ không phải chủ nhân của thuyết ADNH lâu rồi.
2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thời chiến tranh lạnh qua lâu rồi. Lịch sử có lặp lại cũng chỉ gần giống, chứ không thể y hệt. Bởi vậy, Trung Quốc thật sai lầm quá lớn khi đụng tới Việt Nam.

Bi kịch ở chỗ, nhiều khi sai lầm vẫn cứ diễn ra. Trong thời kỳ hưng vượng, người ta thường đi quá mức. Đó là mầm mống của sự suy sụp, trong Phúc có họa. Trong Họa có phúc. Tuy TQ không phải chủ nhân học thuyết ADNH nhưng họ cũng có chút liên quan. Hy vọng họ thừa hưởng chút ít cái minh triết trong đó để hành động đúng mực hơn, tránh được tai họa cho họ và cho cả ta.
2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Điều này cho thấy rằng trung quốc không phải là chủ nhân của Học Thuyết ADNH

Huynh có thể giải thích vì sao không ? Đây là chiến tranh cơ mà ? Vì Trung Quốc không phải là chủ nhân thuyết ADNH nên chăng Trung Quốc không dám đánh Việt Nam ?Và nếu có đánh sẽ là một sai lầm lớn khi đụng đến chủ nhân thuyết ADNH đích thực ?

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nghị quyết về Biển Đông được trình lên Hạ viện Mỹ

Cập nhật lúc :1:35 PM, 17/07/2011

Một nghị quyết kêu gọi giải quyết hòa bình các tranh chấp lãnh thổ-lãnh hải tại Biển Đông và các vùng biển nằm kề đất liền ở Đông Á đã được đệ trình lên Hạ viện Mỹ ngày 15/7.

Nghị quyết mang mã số H. Res. 352 do Hạ nghị sỹ Eni F.H. Faleomavaega, ủy viên cấp cao của Tiểu ban châu Á-Thái Bình Dương thuộc Ủy ban Đối ngoại Hạ viện, đệ trình.

Nghị quyết viết rằng Hạ viện Mỹ cần phải khẳng định lại sự ủng hộ mạnh mẽ của Mỹ đối với việc giải quyết hòa bình các tranh chấp lãnh thổ-lãnh hải tại Biển Đông, Biển Hoa Đông và Hoàng Hải, đồng thời cam kết tiếp tục thúc đẩy quá trình cùng nhau giải quyết những tranh chấp đó một cách hòa bình.

Nghị quyết lên án việc sử dụng vũ lực của lực lượng an ninh hàng hải và các tàu đánh cá Trung Quốc tại Biển Đông và biển Hoa Đông, cũng như việc sử dụng vũ lực của đồng minh của Trung Quốc là Bắc Triều Tiên tại Hoàng Hải.

Nghị quyết kêu gọi các bên có tranh chấp lãnh thổ không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong việc đòi chủ quyền. Nghị quyết cũng hoan nghênh những nỗ lực ngoại giao của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), cũng như các đồng minh và đối tác của Mỹ tại Đài Loan, Nhật Bản và Hàn Quốc nhằm giải quyết hòa bình và công bằng các tranh chấp.

Trang web của Văn phòng Hạ nghị sỹ Faleomavaega ngày 15/7 đăng tải thông cáo báo chí nêu rõ: "Dù không phải là một bên trong các vụ tranh chấp trên, song Mỹ có quyền lợi quốc gia về an ninh và kinh tế trong việc đảm bảo không bên nào đơn phương sử dụng vũ lực tại khu vực Đông Á".

>> Philippines biểu tình phản đối Trung Quốc trên toàn cầu?

Theo VietnamPlus

=================================

Nghị quyết viết rằng Hạ viện Mỹ cần phải khẳng định lại sự ủng hộ mạnh mẽ của Mỹ đối với việc giải quyết hòa bình các tranh chấp lãnh thổ-lãnh hải tại Biển Đông, Biển Hoa Đông và Hoàng Hải, đồng thời cam kết tiếp tục thúc đẩy quá trình cùng nhau giải quyết những tranh chấp đó một cách hòa bình.

Đây là một trong những yếu tố mà tôi hy vọng chiến tranh sẽ không xảy ra ở biển Đông.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ấn Độ muốn tăng cường sự có mặt ở biển Đông

TP - Sắp tới đây, Hải quân Ấn Độ muốn tăng cường sự có mặt ở biển Đông. Đó là một nhóm khu trục hạm thuộc lực lượng Phòng thủ tên lửa của Ấn Độ.

Posted Image

Tàu sân bay INS Viraat của Ấn Độ. Ảnh: janes.com

Hồi cuối tháng 6 vừa qua, Delhi cho biết Hải quân Ấn Độ hy vọng sẽ thiết lập được sự hiện diện thường xuyên của mình tại khu vực này. Theo quan điểm chính thức của Ấn Độ, “với việc thực hiện nhiệm vụ này, Hải quân Ấn Độ sẽ đóng vai trò nổi bật hơn tại khu vực Đông Nam Á là nơi có các đường hàng hải chiến lược chạy qua”.

Như vậy, Ấn Độ - một trong những quốc gia cạnh tranh chính với Trung Quốc trong khu vực - có ý định ngăn cản những kế hoạch lâu dài của Trung Quốc nhằm mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc triển khai tàu ngầm mang tên lửa hạt nhân

Chủ nhật, 17 Tháng 7 2011 16:36

Hãng tin Kyodo của Nhật dẫn nguồn tin từ báo chí Hồng Kông cho hay, Hải quân Trung Quốc đã triển khai một tàu ngầm thế hệ mới trang bị tên lửa đạn đạo có khả năng mang nhiều đầu đạn hạt nhân.

Posted Image

Tàu ngầm lớp Tống của Trung Quốc.

Giới chuyên gia quân sự cho rằng nhiệm vụ chính của tàu ngầm lớp Thanh (Qing) là để thử nghiệm các tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm nhằm phục vụ cho hai tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân chiến lược lớp Tống(Jin) mà Trung Quốc đang sở hữu.

Tàu ngầm lớp Thanh có thể trang bị sáu tên lửa đạn đạo, tầm bắn khoảng 8.000km. Nếu được trang bị tên lửa hành trình, tàu ngầm lớp Thanh có thể đe dọa đến các hàng không mẫu hạm của Mỹ.

Tàu ngầm lớp Thanh được cho là chế tạo tại một xưởng đóng tàu ở thủ phủ Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, và thả neo tại một bến tàu ở thành phố Thượng Hải. Tuy nhiên, chính quyền Bắc Kinh chưa đưa ra bất kỳ thông báo chính thức nào về sự hiện diện của loại tàu ngầm thế hệ mới này.

Theo Dân Việt

http://www.baomoi.co...han/6641613.epi

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cột mốc chủ quyền

Tác giả: Cẩm Thúy

TRONG MỤC NÀY

Đây là Tổ quốc, là đất đai hương hỏa của ông cha, dù chỉ có đá sỏi gió cát thế này ta cũng phải canh giữ, một tấc không đi, một li không rời, dẫu có phải đổi bằng xương máu...

22 năm qua tại vùng biển của Tổ quốc, những cơn sóng cao từ 13m đến 15m, có sức tàn phá khủng khiếp đã đánh đổ, nhấn chìm 5 nhà giàn, 1 tàu trực. 13 cán bộ chiến sĩ chốt giữ nhà giàn đã anh dũng hy sinh khi tuổi đời còn rất trẻ. Nhiều người phải lênh đênh trôi dạt trên biển hàng chục giờ trong cái nắng cháy da, cái đói, cái rét thấu xương. Thế nhưng, nhà giàn này đổ lại có nhà giàn khác được xây lên, lớp trước ngã xuống lại có lớp sau tiếp bước. Đó là sự hình dung ngắn gọn nhất về những nhà giàn DK1 ở vùng biển thềm lục địa - những cột mốc chủ quyền của Tổ quốc trên Biển Đông.

22 năm qua, với việc dựng lên những nhà giàn DK1 hiên ngang giữa trùng khơi sóng gió, người Việt hôm nay tiếp tục dựng lên những cột mốc chủ quyền mà mọi thế hệ người Việt đã dựng xây và gìn giữ. Lòng yêu nước của người Việt xuyên qua mọi thời gian, chưa bao giờ vơi cạn.

Ở vào thời điểm này, càng thấy ý nghĩa cực kỳ quan trọng của dấu mốc. Ngày 5-7-1989 - ngày Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ký Quyết định dựng nhà giàn. Quyết định đó đã thể hiện tầm nhìn xa trong việc xác lập chủ quyền của Tổ quốc.

Posted Image

"Tư lệnh đưa mắt nhìn suốt rẻo cát trống trơn, rồi lại nhìn cái lều bạt dã chiến cứ hộc lên trong gió tựa hồ một con ngựa bất kham, đang lồng lộn như muốn rứt tung mấy sợi xích sắt căng ghì xuống đảo mà phóng đi cùng bầy gió hoang dã.

Đẹp, nền nếp. Đúng quân phong quân kỷ. Ở đây mà giữ được như thế này là tốt lắm rồi - Giọng Tư lệnh bỗng bùi ngùi - Tất nhiên là vất vả! Chúng mày rất vất vả! Tao biết! Nhưng khổ nỗi đây lại là Tổ quốc, là đất đai hương hỏa của ông cha, dù chỉ có đá sỏi gió cát thế này ta cũng phải canh giữ, một tấc không đi, một li không rời, dẫu có phải đổi bằng xương máu..."

Đoạn văn trên được trích từ cuốn Đảo Chìm của nhà thơ Trần Đăng Khoa và vị Tư lệnh được nhắc đến trong đó là Tư lệnh Giáp Văn Cương - Tướng chỉ huy Hải quân duy nhất cho đến nay được phong hàm Đô đốc ở Việt Nam và là người mà khi nhắc đến những cột mốc chủ quyền trên Biển Đông không thể không nhắc đến tên ông. Cũng như trong ký ức của rất nhiều người, ông là "vị tướng của Trường Sa", của Nhà giàn.

Nhiều người đã nói đến "tầm nhìn Giáp Văn Cương", "ý chí Giáp Văn Cương" trong việc phòng thủ Trường Sa và khai sinh những nhà giàn DK1 ngày đêm bảo vệ thềm lục địa phía Nam.

Theo đánh giá của Thiếu tướng Lê Kế Lâm (nguyên Tham mưu phó tác chiến Quân chủng Hải quân): "Nếu không có tầm nhìn và sự quyết đoán trong hành động của Đô đốc Giáp Văn Cương, Trường Sa có thể khó khăn hơn bây giờ, không toàn vẹn như bây giờ".

Ở vào thời kỳ ấy, vị Tư lệnh với tầm nhìn của mình đã sớm dự báo: "Trong tương lai gần, vùng biển khu vực Trường Sa không được bình yên và sẽ là chiến trường chính của hải quân Việt Nam".

Và kế hoạch bảo vệ chủ quyền Việt Nam ở Trường Sa trong 2 năm 1986 - 1987 mà ông đề xuất với Bộ Chính trị là nhanh chóng dốc toàn lực, đặc biệt là công binh, ra Trường Sa để tăng cường, củng cố tất cả đảo nổi, đảo chìm mà quân dân VN đang đồn trú và sinh sống bao đời nay, đưa quân ra những đảo chìm thuộc chủ quyền VN nhưng chưa có quân đồn tru, và cùng với đó là các nhà giàn ra đời.

22 năm qua, bao thế hệ cán bộ chiến sĩ đã sống trong những nhà giàn chỉ vài chục đến 100 m2, thiếu thốn đủ bề, gian khổ đủ bề. Không ai quên trận bão số 8 năm 1998, Nhà giàn DK1 cụm Phúc Nguyên bị bão cuốn phăng, 9 chiến sĩ bị cuốn trôi giữa biển, tàu trực chiến chỉ cứu được 6 người, 3 chiến sĩ chìm vào biển cả... Có một nhà văn bảo rằng có một Nghĩa trang ở trong lòng biển, không tượng đài, bia mộ. Rộng dài hàng trăm hải lý, hồn thiêng các anh qui tụ ở chỗ nào?

Trên một vùng thềm lục địa thiêng liêng đã được xác lập chủ quyền của Tổ quốc, đang hiên ngang những cột mốc mang tên Nhà giàn DK1. Và cũng như mọi cột mốc chủ quyền ở khắp các dải biên cương, những người lính vẫn đang trụ bám, trông coi, gìn giữ. Họ - những người lính hải quân quanh năm sống trong những nhà giàn DK1 vài chục m2, xung quanh là trời, là biển, là kẻ thù nhòm ngó, là gió, là bão, là bất kể lúc nào cũng có thể hi sinh... Cho nên, giá mà bớt cho họ những thiếu thốn không đáng có khác như thiếu nước ngọt, thiếu rau xanh thì tốt biết bao nhiêu. (Gần đây nhờ chương trình Chung tay thắp sáng Nhà giàn DK1 do báo Tuổi trẻ khởi xướng nên các nhà giàn không còn cảnh thiếu điện suốt đêm).

Lãng phí trong đầu tư công vẫn tồn tại trong báo cáo mỗi năm, sao không đầu tư cho đời sống người lính ở những nhà giàn để bớt đi một phần thiếu thốn ấy?

Theo Đại Đoàn Kết

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chuyên gia 10 năm ở Bắc Kinh: "Điều khiến TQ sợ và không ngờ tới"

Thứ hai, 11 Tháng 7 2011 06:49

(GDVN) - “Sức mạnh của dân tộc và thời đại, cộng thêm sự khôn khéo, biết điều, sáng tạo, dám có đột phá trong đường lối chính sách đối ngoại chính là sự bảo vệ có hiệu quả nhất chủ quyền biển đảo của nước ta lúc này”, đó là lời chia sẻ của ông Dương Danh Dy - người từng có 10 năm làm công tác ngoại giao tại Trung Quốc với Báo Giáo dục Việt Nam.

“Trung Quốc vừa đấm vừa xoa”

Một số chuyên gia nhận định, Trung Quốc đang sử dụng luật chơi 2 mặt trong vấn đề biển Đông. Chỉ vài ngày trước thềm hội nghị thượng đỉnh về an ninh khu vực, tàu Bình Minh bị cắt cáp. Sau cuộc gặp bên lề với Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc nhấn mạnh cam kết xử lý tranh chấp hòa bình và gìn giữ tình hữu nghị Trung – Việt, ba tàu bán vũ trang của nước này lại tấn công, cắt cáp tàu Viking 2. Trong cuộc gặp cấp cao Trung Việt, Trung Quốc tái khẳng định gìn giữ quan hệ láng giềng. Nhưng liền sau đó, tướng Bành Quang Khiêm lại tuyên bố sẽ dạy cho Việt Nam bài học lớn hơn.

Ông có bất ngờ về điều này không?

Posted Image

Ông Dương Danh Dy: Tôi hoàn toàn không bị bất ngờ.Vì như trước đây tôi đã nói nhiều lần, Trung Quốc luôn áp dụng chiêu bài “lúc đấm”, “lúc xoa”, có khi “vừa xoa, vừa đấm”. Như thời điểm này, Trung Quốc“ vừa xoa” bằng cách không hạ thủy tàu sân bay, mời 10 đặc phái viên Việt Nam và ngoại trưởng Philippin sang Trung Quốc đàm phán… Nhưng ngay lập tức lại “đấm” ở chỗ: tuyên bố sẽ dạy Việt Nam một bài học… Đó là một thủ đoạn bất biến của Trung Quốc mà chúng ta cần phải cảnh giác.

Về sự kiện Trung Quốc tạm hoãn hạ thủy tàu sân bay, nhiều ý kiến lạc quan cho rằng, Trung Quốc đã có dấu hiệu của sự trùng bước, ông suy nghĩ sao về vấn đề này?

Ông Dương Danh Dy:

Trung Quốc hoãn hạ thủy là vì Việt Nam đã có thái độ phản đối cứng rắn và thế giới đang lên tiếng. Nếu cứ ngoan cố hạ thủy tàu không hạm thì không tránh khỏi sự phản đối, giận dữ của nhân dân thế giới.

Tuy nhiên, với quyết tâm và mộng bá quyền của Trung Quốc từ trước tới nay, chắc chắn họ sẽ vẫn tiếp tục làm tới cùng. Biển Đông đối với Trung Quốc không chỉ là địa bàn chiến lược mà còn có ý nghĩa sống còn. Đây không chỉ là nơi giàu có về tài nguyên khoáng sản, hải sản mà còn là con bài quan trọng để tác động, gây sức ép đối với Việt Nam, hòng biến Việt Nam thành quốc gia chịu ảnh hưởng của Trung Quốc, sẵn sàng trở thành đồng minh khi Trung Quốc cần đến.

Chính vì vậy, tình hình biển Đông từ nay đến trước Đại hội 18 của Đảng Cộng sản Trung Quốc (diễn ra vào mùa thu năm 2012) sẽ tiếp tục còn nhiều diễn biến phức tạp. “Chống bá quyền của Trung Quốc chứ không bao giờ chống người dân Trung Quốc”

Trong thời gian ở Trung Quốc, có những câu chuyện nào khiến ông nhớ nhất về vấn đề chủ quyền, biển đảo và tình hữu nghị của nhân dân Trung Quốc dành cho Việt Nam?

Ông Dương Danh Dy:

Tôi đã làm việc tại Trung Quốc 3 khóa: 1966 – 1970, 1977 – 1981 và 1993 – 1996. Trong đó hai khóa ở Bắc Kinh và một khóa ở Quảng Châu, chưa kể tới những chuyến đi ngắn hạn. Cũng có nhiều người đã ở Trung Quốc như tôi nhưng ít ai lại ở vào đúng ba thời điểm đặc biệt này.

Thời kỳ 66 – 70 là giai đoạn Trung Quốc viện trợ, giúp Việt Nam đánh Mỹ và cũng là thời kỳ Trung Quốc thực hiện cuộc cách mạng văn hóa nên tôi thấy được cả hai mặt. Một mặt là tình hữu nghị của Trung Quốc với Việt Nam, mặt khác là những mâu thuẫn nội tại của quốc gia này. Dân Trung Quốc lúc đó mới ra khỏi nạn đói, mỗi người dân Trung Quốc chỉ được nhận 1 thước Trung Quốc, tức 33 cm vải để vá quần áo, thế mà họ đưa vải, đưa gạo, đưa xe đạp và vũ khí cho Việt Nam. Tôi đã từng làm việc và trực tiếp tiếp xúc với rất nhiều người Trung Quốc. Họ sẵn sàng đóng góp tiền ủng hộ Việt Nam, biến những lá thư gửi tiền tuyến thành những vở kịch ca ngợi chống Mỹ.

Thời kỳ thứ II, hai bên đối đầu căng thẳng nhưng cũng không ít người dân Trung Quốc phản đối chính sách của nhà cầm quyền.

Thời kỳ thứ III, Trung Quốc và Việt Nam đã bình thường hóa quan hệ. Tôi làm Tổng lãnh sự quán ở Quảng Châu và kết bạn với rất nhiều người Trung Quốc. Họ đã chia sẻ và cảnh báo với tôi rất nhiều vấn đề về tài nguyên, kẹt xe, ô nhiễm… mà tới bây giờ nghiệm lại thấy đều đúng cả. Như vậy, mặc dù có những thời điểm hòa hảo, có những thời điểm căng thẳng nhưng đông đảo người dân Trung Quốc đối với chúng ta vẫn là những người anh em tốt. Tôi không bao giờ quên những gương hy sinh của họ đối với Việt Nam. Chúng ta chống là chống sự bá quyền của một số người Trung Quốc chứ không bao giờ chống người dân Trung Quốc.

Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng, người dân Trung Quốc hiện nay còn rất “mù mờ” về vấn đề biển Đông?

Ông Dương Danh Dy:

Đúng vậy. Gần đây, sự tuyên truyền của chúng ta trong nội bộ Trung Quốc còn kém nên thái độ của người Trung Quốc đối với ta không còn được như ngày xưa, thậm chí còn có những hiểu nhầm. Vì vậy, Việt Nam phải có đài phát tiếng Trung, trang web tiếng Trung để cho họ hiểu hơn về những vấn đề có liên quan tới hai quốc gia. Tôi còn nhớ, năm 1993, khi tôi bắt một chiếc taxi tại Trung Quốc, người lái taxi có hỏi tôi rằng: “Ở Việt Nam đã hết đánh nhau chưa?”. Rõ ràng, họ chưa hiểu hết về đất nước chúng ta, trong tưởng tượng của họ, Việt Nam vẫn chỉ là một quốc gia luôn chìm trong chiến tranh và hết sức nghèo nàn.

Thưa ông, có một số lo ngại rằng, tinh thần dân tộc chủ nghĩa đang lên tại Trung Quốc và Việt Nam sẽ là rào cản cho việc gìn giữ mối quan hệ hữu nghị giữa hai quốc gia?

Ông Dương Danh Dy: Đã nói đến dân tộc thì bao giờ cũng tỉnh táo. Có cá biệt số ít người Việt Nam cũng như Trung Quốc bị kích động, bị lợi dụng. Do không hiểu biết nên có những hành động bồng bột, quá khích… Nhưng tôi cho rằng đó chỉ là cái nhất thời. Còn tinh thần dân tộc chân chính của Việt Nam cũng như Trung Quốc sẽ giúp cho 2 bên tìm ra được một giải pháp thỏa đáng. Việt Nam là nước đã từng chịu Bắc thuộc 1000 năm, một số người Trung Quốc cho rằng, Việt Nam đã là một phần của Trung Quốc nhưng những người Trung Quốc chân chính vẫn công nhận chúng ta là một quốc gia độc lập. Mối quan hệ có lúc thăng lúc trầm nhưng rồi hai bên vẫn chung sống hòa bình và gắn kết với nhau. Chỉ có điều, trong tình hình mới này, chúng ta cần có cách cư xử khôn khéo, phù hợp. Chúng ta vẫn giữ thái độ ôn hòa với họ, không phải vì tình hình căng thẳng tại biển Đông hiện nay mà chúng ta tỏ ra bất chấp. Chúng ta vẫn hết sức tôn trọng những lợi ích chính đáng của họ. Còn những lợi ích không chính đáng, chúng ta kiên quyết chống tới cùng. “Chưa bao giờ chúng ta có sự thuận lợi như hiện tại”

Đâu là giải pháp dài hạn, mang tính chiến lược cho Việt Nam trước thái độ ngày càng hung hăng hơn của Trung Quốc?

Ông Dương Danh Dy:

Thứ nhất, chúng ta phải cương quyết cho Trung Quốc thấy Việt Nam không bao giờ chấp nhận đường ranh giới “lưỡi bò” trên biển mà Trung Quốc vẽ trên bản đồ. Đồng thời, ta cũng phải để nhà cầm quyền Trung Quốc và đông đảo nhân dân Trung Quốc thấy rằng, đây là những yêu cầu tối thiểu, có lý có tình mà Việt Nam không thể thỏa hiệp, nhượng bộ.

Thứ hai, cần làm cho khối ASEAN nhất là những nước có liên quan trực tiếp tới biển Đông thấy rõ cùng nhau tránh được âm mưu “chia để trị”, “bẻ gãy từng chiếc đũa” tiến tới thôn tính toàn bộ của Trung Quốc.

Thứ ba, cần phải công khai hóa vấn đề, quốc tế hóa vấn đề. Mức độ công khai, thời điểm công khai và vấn đề công khai cần được nghiên cứu nghiêm túc đạt được sự nhất trí cao và do một mối quản lý.

Rõ ràng, khi chúng ta công khai sự kiện tàu Bình Minh và tàu Viking 2 bị cắt cáp, chúng ta đã tranh thủ được sự đồng thuận của đông đảo đồng bào trong, ngoài nước và dư luận quốc tế, tạo một sức ép đáng kể lên phía Trung Quốc.

Chúng ta cần quốc tế hóa vấn đề biển Đông bằng nhiều con đường, trong đó phải coi trọng diễn đàn Liên Hợp quốc. Đây là một cách “chơi bài” trong bối cảnh thế giới đang bước vào giai đoạn hội nhập và phụ thuộc lẫn nhau ngày càng sâu rộng hơn.

Thứ tư, xin nhấn mạnh một vấn đề mà ai cũng biết, đó là nhanh chóng tăng cường sức mạnh tổng hợp, tăng cường sự đoàn kết dân tộc. Chỉ khi nào nền kinh tế của chúng ta phát triển vững chắc, lớn mạnh, uy tín của Việt Nam tại khu vực và trên trường quốc tế mới ngày một tăng cường.

Bên cạnh đó, chúng ta không chạy đua vũ trang song cần trang bị cho quân đội nhiều trang thiết bị hiện đại hơn để đảm bảo an ninh dân tộc.

Ngoài ra, như tôi đã nói, chúng ta cần đẩy mạnh tuyên truyền vào nội bộ Trung Quốc thông qua trang web chuyên về biển Đông, trang web tiếng Trung Quốc để nói lên tiếng nói chính nghĩa của chúng ta với nhân dân Trung Quốc. Sức mạnh của dân tộc và thời đại, cộng thêm sự khôn khéo, biết điều, sáng tạo, dám có đột phá trong đường lối chính sách đối ngoại chính là sự bảo vệ có hiệu quả nhất chủ quyền biển đảo của nước ta lúc này.

Có ý kiến cho rằng, Trung Quốc đang lái mâu thuẫn với Việt Nam về trạng thái song phương, ngay trong bối cảnh có hàng loạt nỗ lực đa phương để kiềm chế xung đột. Cụ thể hơn là vẫn luôn nói rằng giữ quan hệ hữu hảo nhưng vẫn gia tăng tranh chấp, lấn ngày càng sâu vào vùng chủ quyền Việt Nam, để buộc Việt Nam phải vào thế tự vệ đơn phương khi Mỹ không kịp trở tay hoặc không thể can thiệp khi xung đột nhỏ lẻ. Ông đánh giá gì về nhận định này?

Ông Dương Danh Dy:

Đúng vậy, Trung Quốc đang muốn tách Việt Nam ra khỏi Mỹ, ra khỏi ASEAN và các nước lớn. Bởi vì có một điểm rõ ràng, Việt Nam đang phải đối phó với một Trung Quốc rất mạnh nhưng chưa bao giờ chúng ta có sự thuận lợi như hiện tại. Các nước lớn trên thế giới như Mỹ, Nga, Nhật đều đồng tình và đứng về phía chúng ta. Điều này làm Trung Quốc “sợ”, Trung Quốc không ngờ tới.

Khi Trung Quốc tuyên bố biển Đông là lợi ích cốt lõi của họ, lập tức Mỹ quay trở lại họp với ASEAN. Ngoài ra, Philippin và Việt Nam đã mau chóng cổ vũ, động viên nhau để cùng giữ một thái độ kiên quyết, cứng rắn. Điều cốt lõi là cần phải cho người dân Việt Nam thấy, Trung Quốc là một nước mạnh, lắm mưu, nhiều kế nhưng không phải không có điểm yếu. Và chúng ta không hề phải lo sợ.

Lực lượng nghiên cứu Trung Quốc ở nước ta hiện nay không ít, nhưng phân tán, rời rạc, thiếu chuyên gia đầu đàn, thiếu chuyên gia giỏi cho từng lĩnh vực?

Ông Dương Danh Dy:

Đó chính là một vấn đề tồn tại của ta lúc này. Lực lượng chuyên gia nghiên cứu về Trung Quốc hiện nay còn tản mạn, chưa tập trung. Chúng ta cần mau chóng tập hợp lại thành một bộ phận chuyên trách, làm nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài. Phải tuyển chọn người có tài, có đức, không phân biệt bằng cấp để đoàn kết lại vì mục tiêu chung. Làm sao nơi đó phải trở thành cái “túi khôn” giúp đỡ lãnh đạo Đảng và Nhà nước xử lý mọi việc liên quan.

Xin cảm ơn ông!

===

Như Thông ah,

Chiến tranh cũng chỉ là một trong những hành động & suy nghĩ của con người sống trên trái đất này mà thôi nên đương nhiên không thể nằm ngoài sự phán xét của Học thuyết ADNH. Bài trả lời của ông Dy cũng phần nào nói lên được một số ít những thắc mắc mà Như Thông đặt ra.

Thắc mắc của Như Thông là những câu hỏi lớn, rộng. Kiến thức về Lý học của Achau khó có thể trả lời cho Như Thông một cách thấu đáo.

Achau chỉ đang chờ sự pát tài, pát lộc của cô gái chung hoa Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc đang nôn nóng đưa giàn khoan khủng ra Biển Đông

Chủ nhật, 17 Tháng 7 2011 19:08

(GDVN) - Theo Thời báo Hoàn cầu, Trung Quốc đang đẩy nhanh việc hiện thực hóa tham vọng của mình bằng biện pháp đẩy nhanh tiến độ triển khai các giàn khoan với hy vọng có thể tiếp cận với các nguồn năng lượng mới nằm dưới vùng biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) ngay trong mùa thu này.

Theo đó, Tập đoàn dầu khí ngoài khơi quốc gia Trung Quốc (China National Offshore Oil Corporation viết tắt là CNOOC) - đơn vị khai thác dầu khí thuộc sở hữu của Nhà nước Trung Quốc - sẽ đảm nhiệm việc triển khai hệ thống khoan dầu đầu tiên của Trung Quốc, Offshore Oil 981, trên Biển Đông.

Posted Image

Dàn khoan 981

Tại buổi lễ đặt tên là "Offshore Oil Aircraft Carrier - Hàng không mẫu hạm dầu mỏ" cho giàn khoan Offshore Oil 981 của Trung Quốc vào hôm 23/5, Wang Yilin, Chủ tịch của CNOOC cho biết: 'thiết bị khoan dầu dưới biển sâu của chúng ta đã bắt đầu chuyển động và nó rất cần thiết cho việc thực hiện chiến lược khai thác dầu ngoài khơi của TQ".

Trung Quốc đang "nôn nóng" trong việc chiếm hữu các dầu mỏ trên Biển Đông. Theo tờ Tin tức Năng lượng của nước này đăng tải trước đó: "quần đảo Trường Sa có trữ lượng vào khoảng 20 tỷ tấn dầu nhưng Trung Quốc chỉ đứng nhìn mà chưa khai thác được một giọt dầu nào từ đây trong khi nhu cầu sử dụng dầu mỏ trong nước ngày càng tăng".

Điều đó có nghĩa là "Trung Quốc phải khẩn cấp thâm nhập vào Biển Đông để khai thác dầu mỏ khi các nước láng giềng bắt đầu nhận thức được lợi ích của dầu và khí đốt trên vùng lãnh thổ của Trung Quốc" - Lin Boqiang, giám đốc của Trung tâm Trung Quốc nghiên cứu Kinh tế Năng lượng tại Đại học Hạ Môn nói với tờ Global Times hôm 14/7.

Vùng biển mà Trung Quốc tuyên bố thuộc "lãnh thổ của mình" và ngang nhiên tiến hành khai thác dầu khí là vùng biển thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, Philippines, Indonesia và Malaysia.

Tuy nhiên, ông Lin cho rằng các quốc gia trên đã khai thác dầu tại vùng biển thuộc biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) của Trung Quốc, mà theo lời Song Enlai - Chủ tịch Hội đồng quản trị của CNOOC thì trữ lượng khai thác các các nước là 20 triệu tấn dầu mỗi năm.

Ông Lin còn cho rằng, Trung Quốc vốn có thể tự nghiên cứu phát triển các thiết bị giàn khoan sâu dưới đáy biển, nhưng "do cần phải khẩn trương thâm nhập vào Biển Đông để khai thác dầu khí nên việc phải mua một số thiết bị của nước ngoài để lắp đặt cho dàn khoan này cũng là điều dễ hiểu" và "giàn khoan sâu này sẽ cho Trung Quốc một cơ hội để đứng ở vị trí ngang hàng với các nước láng giềng trong việc khai thác tài nguyên trên Biển Đông".

Trong khi đó, giàn khoan khai thác khí đầu tiên của Trung Quốc, Liwan 3-1, có thể hoạt động ở độ sâu 1.500m, cũng sẽ sẵn sàng làm nhiệm vụ ở vùng biển phía đông của Biển Đông trong năm 2013 - CNOOC nói.

Posted Image

Giàn khoan 981

"Trung Quốc sẽ xây dựng giàn khoan dầu sâu thứ hai, thứ ba để liên tục hỗ trợ khai thác dầu ở vùng biển sâu của đất nước" - Jin Xiaojian, tổng giám đốc kỹ thuật của CNOOC nói với tờ Beijing Daily.Ngoài tham vọng trên Biển Đông, CNOOC cũng đang mở rộng hoạt động của mình ra các châu lục khác bằng cách mua quyền khai thác một số mỏ dầu và khí đốt ở Nam Mỹ - tạp chí Oriental Outlook tiết lộ.

Tuy nhiên, sự kiện giàn khoan dầu của CNOOC ở biển Bột Hải bị tràn dầu ra biển và một nhà máy lọc dầu của CNOOC tại Quảng Đông phát hỏa trong tuần vừa qua khiến người dân Trung Quốc tỏ ra quan ngại về việc liệu CNOOC có đảm bảo an toàn khi khai thác dầu khí ở Biển Đông hay không.

"Khi đưa ngành công nghiệp khai thác dầu khí ra nước ngoài, vấn đề quan trọng nhất là ô nhiễm môi trường đang đặt ra thách thức lớn đối với CNOOC khi họ đang tìm cách tiến xa hơn ra Biển Đông" - ông Lin nói.

Tuy nhiên, ngay sau đó, ông Lin đã lên tiếng ngợi ca hệ thống điều khiển tự động hóa tiên tiến của giàn khoan có thể ứng phó các sự cố của giàn khoan 981 và khẳng định "chắc chắn rằng sự cố tràn dầu sẽ không xảy ra nếu nó bắt đầu hoạt động trên Biển Đông".

Giàn khoan 981 do Tổng Công ty Dầu mỏ hải dương Trung Quốc và Tập đoàn Công nghiệp tàu thuyền Trung Quốc hợp tác sản xuất với tổng vốn đầu tư 6 tỉ nhân dân tệ (19.020 tỉ đồng VN) được bắt đầu từ 6 năm trước. Giàn khoan 981 thuộc kế hoạch sản xuất sáu tàu chuyên khai thác dầu mỏ ở độ sâu 3.000 m.

Hệ thống khoan dầu Offshore Oil 981 là một trong 20 giàn khoan "khủng" trên thế giới. Được mệnh danh là "Hàng không mẫu hạm dầu khí trên biển", con tàu nửa chìm nửa nổi nặng 30.000 tấn này được thiết kế hoạt động ở độ sâu tối đa 3.000m, độ sâu giếng khoan tối đa 12.000m.

Trong khi đó, theo thông tin trên trang web chính thức của CNOOC thì các giàn khoan Trung Quốc đang sử dụng và khai thác hiện nay chỉ hoạt động được ở độ sâu không quá 500m.

CNOOC đã đầu tư 15 tỷ NDT (2,3 tỷ USD) cho việc mua giàn khoan được coi là hiện đại nhất thế giới này, gồm cả một cần cẩu nổi và các thiết bị hỗ trợ khác. Giàn khoan dài hơn 650m, gồm 5 tầng với tổng chiều cao là 136m (bằng tòa nhà cao 45m), diện tích boong tương đương với sân vận động tiêu chuẩn, có đầy đủ hệ thống phục vụ cho 160 nhân viên làm việc và nghỉ ngơi.

Chín máy phát điện đủ đáp ứng nhu cầu điện cho một thành phố 200.000 dân. Lượng tiêu hao dầu diesel từ 100 đến 150 tấn/ngày hoặc 200 tấn trong điều kiện mưa bão và đủ sức chống đỡ với bão mạnh cấp 10.

Do đó, giàn khoan có trang bị khoang dầu với dung tích 4.500 tấn đủ cho máy phát điện chạy liên tục 30 ngày. Mỗi ngày giàn khoan này ngốn chi phí vào khoảng 981.100 tới 1,5 triệu USD.

Chiên lược khai thác tài nguyên biển sâu của Trung Quốc

Trong ngày hạ thủy giàn khoan 981 (26/5), Tổng Công ty Dầu mỏ hải dương Trung Quốc đã công bố 19 khu vực trên biển Đông sẽ hợp tác với nước ngoài thăm dò và khai thác, trong đó có sáu khu vực ở biển sâu, ba khu vực ở phía tây và ba khu vực ở phía đông Biển Đông.

Sau hai năm lặng lẽ, Tập đoàn Dầu mỏ Trung Quốc thông báo đang chuẩn bị khởi động thăm dò dầu mỏ tại biển Đông và đã lên kế hoạch khoan hai giếng dầu tại vùng biển này.

Trong khi đó, Tập đoàn Hóa chất và dầu mỏ Trung Quốc tuyên bố đang hợp tác với Tập đoàn Dầu mỏ quốc gia Na Uy nghiên cứu địa chất khu vực biển sâu ở biển Đông nhằm xác định vị trí giếng dầu.

Đến ngày 1-6, Tổng Công ty Dầu mỏ hải dương Trung Quốc tuyên bố mỏ dầu Lệ Loan 3-1 ở độ sâu 1.500 m đang trong giai đoạn chuẩn bị, dự kiến sẽ đi vào sản xuất trong năm 2013.

Từ kế hoạch năm năm lần thứ 11 (năm 2005-2010) đến nay, Trung Quốc nỗ lực thúc đẩy phát triển chiến lược khai thác dầu mỏ ở khu vực biển sâu và đã đầu tư hàng tỉ nhân dân tệ sản xuất trang thiết bị khai thác dầu mỏ biển sâu loại hình lớn như tàu đặt ống nước sâu, giàn khoan kiểu nửa chìm.

Ví dụ tàu Dầu mỏ hải dương 201 của Trung Quốc là tàu đặt ống nước sâu đầu tiên trên thế giới có khả năng hoạt động ở độ sâu 3.000 m, có sức nâng 4.000 tấn, được trang bị thiết bị hiện đại như hệ thống định vị động lực cấp DP-3, hệ thống đặt đường ống nút kép hình chữ S.

Theo số liệu của ngành dầu mỏ Trung Quốc, sản lượng dầu mỏ Trung Quốc năm 2010 đã vượt ngưỡng 50 triệu tấn. Trung Quốc đã dự kiến đến năm 2020 sẽ duy trì ổn định sản lượng 50 triệu tấn/năm tại khu vực biển gần bờ và nâng sản lượng tại khu vực biển sâu đạt quy mô 40-50 triệu tấn/năm.

Ngay từ đầu thế kỷ 21, Trung Quốc đã đẩy nhanh tốc độ khai thác dầu mỏ tại biển Đông, phê chuẩn cho Tập đoàn Dầu mỏ Trung Quốc và Tập đoàn Hóa chất và dầu mỏ Trung Quốc (vốn chỉ khai thác dầu mỏ đất liền) thăm dò dầu mỏ vùng biển Đông. Tập đoàn Dầu mỏ Trung Quốc đang quản lý 20 khu vực dầu mỏ với diện tích 127.000 km2 trên biển Đông. Tập đoàn Hóa chất và dầu mỏ Trung Quốc cũng quản lý hai khu vực trên vùng biển này.

Kế hoạch năm năm lần thứ 11 của Trung Quốc đã đề xuất kế hoạch sản xuất sáu tàu thuộc năm chủng loại chuyên lắp đặt công trình dưới biển ở độ sâu 3.000 m nhằm tạo một hạm đội liên hợp với tổng vốn đầu tư khoảng 15 tỉ nhân dân tệ (47.550 tỉ đồng VN). Bước tiếp theo, ngành dầu mỏ Trung Quốc tiếp tục chế tạo một loạt giàn khoan hoạt động ở độ sâu 1.000-1.500 m, 2.000 m, 3.000 m đồng thời đẩy nhanh tốc độ phát triển hệ thống sản xuất dầu khí biển sâu phức tạp hơn.

Theo Petrotimes

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc đang nôn nóng đưa giàn khoan khủng ra Biển Đông

Chủ nhật, 17 Tháng 7 2011 19:08

(GDVN) - Theo Thời báo Hoàn cầu, Trung Quốc đang đẩy nhanh việc hiện thực hóa tham vọng của mình bằng biện pháp đẩy nhanh tiến độ triển khai các giàn khoan với hy vọng có thể tiếp cận với các nguồn năng lượng mới nằm dưới vùng biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) ngay trong mùa thu này.

Theo đó, Tập đoàn dầu khí ngoài khơi quốc gia Trung Quốc (China National Offshore Oil Corporation viết tắt là CNOOC) - đơn vị khai thác dầu khí thuộc sở hữu của Nhà nước Trung Quốc - sẽ đảm nhiệm việc triển khai hệ thống khoan dầu đầu tiên của Trung Quốc, Offshore Oil 981, trên Biển Đông.

Posted Image

Dàn khoan 981

Tại buổi lễ đặt tên là "Offshore Oil Aircraft Carrier - Hàng không mẫu hạm dầu mỏ" cho giàn khoan Offshore Oil 981 của Trung Quốc vào hôm 23/5, Wang Yilin, Chủ tịch của CNOOC cho biết: 'thiết bị khoan dầu dưới biển sâu của chúng ta đã bắt đầu chuyển động và nó rất cần thiết cho việc thực hiện chiến lược khai thác dầu ngoài khơi của TQ".

Trung Quốc đang "nôn nóng" trong việc chiếm hữu các dầu mỏ trên Biển Đông. Theo tờ Tin tức Năng lượng của nước này đăng tải trước đó: "quần đảo Trường Sa có trữ lượng vào khoảng 20 tỷ tấn dầu nhưng Trung Quốc chỉ đứng nhìn mà chưa khai thác được một giọt dầu nào từ đây trong khi nhu cầu sử dụng dầu mỏ trong nước ngày càng tăng".

Điều đó có nghĩa là "Trung Quốc phải khẩn cấp thâm nhập vào Biển Đông để khai thác dầu mỏ khi các nước láng giềng bắt đầu nhận thức được lợi ích của dầu và khí đốt trên vùng lãnh thổ của Trung Quốc" - Lin Boqiang, giám đốc của Trung tâm Trung Quốc nghiên cứu Kinh tế Năng lượng tại Đại học Hạ Môn nói với tờ Global Times hôm 14/7.

Vùng biển mà Trung Quốc tuyên bố thuộc "lãnh thổ của mình" và ngang nhiên tiến hành khai thác dầu khí là vùng biển thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, Philippines, Indonesia và Malaysia.

Tuy nhiên, ông Lin cho rằng các quốc gia trên đã khai thác dầu tại vùng biển thuộc biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) của Trung Quốc, mà theo lời Song Enlai - Chủ tịch Hội đồng quản trị của CNOOC thì trữ lượng khai thác các các nước là 20 triệu tấn dầu mỗi năm.

Ông Lin còn cho rằng, Trung Quốc vốn có thể tự nghiên cứu phát triển các thiết bị giàn khoan sâu dưới đáy biển, nhưng "do cần phải khẩn trương thâm nhập vào Biển Đông để khai thác dầu khí nên việc phải mua một số thiết bị của nước ngoài để lắp đặt cho dàn khoan này cũng là điều dễ hiểu" và "giàn khoan sâu này sẽ cho Trung Quốc một cơ hội để đứng ở vị trí ngang hàng với các nước láng giềng trong việc khai thác tài nguyên trên Biển Đông".

Trong khi đó, giàn khoan khai thác khí đầu tiên của Trung Quốc, Liwan 3-1, có thể hoạt động ở độ sâu 1.500m, cũng sẽ sẵn sàng làm nhiệm vụ ở vùng biển phía đông của Biển Đông trong năm 2013 - CNOOC nói.

Posted Image

Giàn khoan 981

"Trung Quốc sẽ xây dựng giàn khoan dầu sâu thứ hai, thứ ba để liên tục hỗ trợ khai thác dầu ở vùng biển sâu của đất nước" - Jin Xiaojian, tổng giám đốc kỹ thuật của CNOOC nói với tờ Beijing Daily.Ngoài tham vọng trên Biển Đông, CNOOC cũng đang mở rộng hoạt động của mình ra các châu lục khác bằng cách mua quyền khai thác một số mỏ dầu và khí đốt ở Nam Mỹ - tạp chí Oriental Outlook tiết lộ.

Tuy nhiên, sự kiện giàn khoan dầu của CNOOC ở biển Bột Hải bị tràn dầu ra biển và một nhà máy lọc dầu của CNOOC tại Quảng Đông phát hỏa trong tuần vừa qua khiến người dân Trung Quốc tỏ ra quan ngại về việc liệu CNOOC có đảm bảo an toàn khi khai thác dầu khí ở Biển Đông hay không.

"Khi đưa ngành công nghiệp khai thác dầu khí ra nước ngoài, vấn đề quan trọng nhất là ô nhiễm môi trường đang đặt ra thách thức lớn đối với CNOOC khi họ đang tìm cách tiến xa hơn ra Biển Đông" - ông Lin nói.

Tuy nhiên, ngay sau đó, ông Lin đã lên tiếng ngợi ca hệ thống điều khiển tự động hóa tiên tiến của giàn khoan có thể ứng phó các sự cố của giàn khoan 981 và khẳng định "chắc chắn rằng sự cố tràn dầu sẽ không xảy ra nếu nó bắt đầu hoạt động trên Biển Đông".

Giàn khoan 981 do Tổng Công ty Dầu mỏ hải dương Trung Quốc và Tập đoàn Công nghiệp tàu thuyền Trung Quốc hợp tác sản xuất với tổng vốn đầu tư 6 tỉ nhân dân tệ (19.020 tỉ đồng VN) được bắt đầu từ 6 năm trước. Giàn khoan 981 thuộc kế hoạch sản xuất sáu tàu chuyên khai thác dầu mỏ ở độ sâu 3.000 m.

Hệ thống khoan dầu Offshore Oil 981 là một trong 20 giàn khoan "khủng" trên thế giới. Được mệnh danh là "Hàng không mẫu hạm dầu khí trên biển", con tàu nửa chìm nửa nổi nặng 30.000 tấn này được thiết kế hoạt động ở độ sâu tối đa 3.000m, độ sâu giếng khoan tối đa 12.000m.

Trong khi đó, theo thông tin trên trang web chính thức của CNOOC thì các giàn khoan Trung Quốc đang sử dụng và khai thác hiện nay chỉ hoạt động được ở độ sâu không quá 500m.

CNOOC đã đầu tư 15 tỷ NDT (2,3 tỷ USD) cho việc mua giàn khoan được coi là hiện đại nhất thế giới này, gồm cả một cần cẩu nổi và các thiết bị hỗ trợ khác. Giàn khoan dài hơn 650m, gồm 5 tầng với tổng chiều cao là 136m (bằng tòa nhà cao 45m), diện tích boong tương đương với sân vận động tiêu chuẩn, có đầy đủ hệ thống phục vụ cho 160 nhân viên làm việc và nghỉ ngơi.

Chín máy phát điện đủ đáp ứng nhu cầu điện cho một thành phố 200.000 dân. Lượng tiêu hao dầu diesel từ 100 đến 150 tấn/ngày hoặc 200 tấn trong điều kiện mưa bão và đủ sức chống đỡ với bão mạnh cấp 10.

Do đó, giàn khoan có trang bị khoang dầu với dung tích 4.500 tấn đủ cho máy phát điện chạy liên tục 30 ngày. Mỗi ngày giàn khoan này ngốn chi phí vào khoảng 981.100 tới 1,5 triệu USD.

Xin chào các bác !

Với ông bạn to xác và tham ăn này thì tình hình sẽ rất căng thẳng đây ! Mai kia họ sẽ cậy sức mạnh mà đưa giàn khoan ra thì không lẽ các nước có chủ quyền liên quan lại đứng nhìn hay sao ? Mà không đứng nhìn thì chỉ còn cách là đưa tàu ra chặn lại ... và như vậy thì va chạm vũ lực là cái chắc .

Mệt thật ! Thôi tìm một hành tinh khác rồi lên đó chia lô đất cát ,biển đảo rõ ràng ra rồi môic ông lên nhận một khoảnh sau đó sây tường lại mà ở để mai này con cháu đỡ tranh chiếm nhau !

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc triệu tập quan chức ngoại giao Mỹ

17/07/2011 23:37

Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Thôi Thiên Khải ngày 17.7 triệu tập đại diện Đại sứ quán Mỹ tại Bắc Kinh Robert Wang để phản đối việc Tổng thống Barack Obama tiếp nhà sư Tây Tạng lưu vong Đạt Lai Lạt Ma, theo Tân Hoa xã. Cuộc thảo luận giữa ông Obama và Đạt Lai Lạt Ma diễn ra trong vòng 45 phút tại phòng Bản đồ ở Nhà Trắng vào ngày 16.7 và sau đó nhà sư này đã rời Washington.

Posted Image

Đạt Lai Lạt Ma (đội mũ) ở Washington ngày 16.7 - Ảnh: AFP

AFP dẫn thông cáo từ Nhà Trắng cho hay Tổng thống Obama tái khẳng định sự ủng hộ mạnh mẽ đối với việc gìn giữ những nét độc đáo về ngôn ngữ, văn hóa và tôn giáo Tây Tạng. Nhà Trắng còn nhấn mạnh cả Mỹ lẫn Đạt Lai Lạt Ma đều hy vọng sẽ sớm nối lại đối thoại với Trung Quốc về vấn đề Tây Tạng. Phát biểu sau cuộc gặp, Đạt Lai Lạt Ma cho biết ông rất hài lòng về những gì trao đổi với Tổng thống Mỹ.

Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cáo buộc Mỹ can thiệp vào công việc nội bộ của nước này và gây tổn hại nghiêm trọng quan hệ hai nước, theo Tân Hoa xã.

Văn Khoa

http://www.thanhnien.com.vn/Pages/20110717/Trung-Quoc-trieu-tap-quan-chuc-ngoai-giao-My.aspx

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chuyên gia Indonesia: 'Trung Quốc sẽ là quái vật'

Cập nhật lúc :9:16 PM, 16/07/2011

Một chuyên gia an ninh Indonesia cảnh báo Trung Quốc có kế hoạch trở thành sức mạnh bá quyền năm 2050.

Posted Image

Giáo sư Widjajanto phát biểu.

Giáo sư Andi Widjajanto, Viện Nghiên cứu Quan hệ Quốc tế, ĐH Indonesia có trụ sở tại Depok cho hay Trung Quốc sẽ trở thành một con quái vật tàn nhẫn và sẽ gây ra các xung đột trong nội bộ các nước Asean.

"Trung Quốc sẽ thống trị trong khu vực và thế giới. Những cố gắng kháng cự bằng quân sự của các nước Đông Nam Á sẽ bị bẻ gãy bằng sức mạnh quân sự và kinh tế của Trung Quốc", ông Widjajanto trả lời các phóng viên tham dự một khóa tập huấn do Đức tài trợ ở ĐH Indonesia.

Giáo sư Widjajanto đưa ra phỏng đoán Trung Quốc sẽ trở thành quốc gia quyền lực nhất thế giới năm 2050. Theo đó, "Trung Quốc sẽ trở thành mối đe dọa. Đất nước này sẽ trở thành một con quái vật chứ không chỉ là một gã khổng lồ", ông Widjajanto nói.

Theo ông Widjajanto, Trung Quốc bắt đầu tiến hành kiểm soát khu vực sau khi nước này khiển khai hạm đội tàu chiến vào tháng 5/2008 ở biển Đông.

"Tất cả những sự kiện gần đây trong khu vực Đông Nam Á đều nằm trong kịch bản "chiến tranh giả" của Trung Quốc. Nếu chúng ta không thể giải quyết vấn đề một cách khôn khéo, chúng ta có thể sẽ phải bước vào một giai đoạn mới của cuộc khủng hoảng khu vực", ông Widjajanto nói.

Ông Widjajanto cho biết cuộc "chiến tranh giả" của Trung Quốc sẽ tạo ra một cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực Đông Nam Á và cuộc chạy đua này sẽ không ngừng lại trước năm 2050. Giáo sư của ĐH Indonesia cũng dẫn bằng chứng Indonesia là một trong những nước Asean phải tăng ngân sách quốc phòng dưới sức ép từ bên ngoài.

Ông Widjajanto cho biết, Indonesia đang lên kế hoạch mua 10 tàu ngầm và 4 tàu khu trục cũng như lên kế hoạch hiện đại hóa quân đội từ năm 2014 đến năm 2024. Ông này cũng bình luận về việc 3 nước Singapore, Malaysia và Việt Nam đang xây dựng lực lượng quân đội với sự đầu tư chủ yếu vào hải quân.

Tổng thư ký Asean, ông Surin Pitsuwan cho biết, Asean không tham dự vào tranh chấp giữa Brunei, Malaysia, Philippines, Việt Nam, Đài Loan và Trung Quốc những sẽ cung cấp diễn đàn để các bên thảo luận một cách công khai và thẳng thắn. Diễn đàn khu vực Asean sẽ được tổ chức ở Bali cuối tháng 7/2011.

>> ARF đối mặt với các vấn đề an ninh khu vực

>> Trung Quốc lập tổ lãnh đạo xử lý vấn đề biển Đông

>> Mỹ hiện diện nhưng không ảnh hưởng Trung Quốc

>> Trung Quốc và chiến lược chia nhỏ Đông Nam Á

Hải danh của một vùng biển sóng gió

>> Mỹ đối xử với Đông Nam Á như Gruzia?

Thanh An (theo Inquirer)

http://quocphong.bao.../155900.datviet

===

Quái vật này có giống con tì hưu ở tiệm vật khí fengshui không?Posted Image

Tôi thì đưa ra quan điểm trái với vị chuyên gia an ninh người Indo này. Quan điểm của tôi là nếu trung quốc muốn trở thành một con quái vật, thì con quái vật này sẽ chết ngay từ khi mới hình thành.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mỹ đưa ra nghị quyết giúp Philippines nếu bị gây hấn

Cập nhật lúc 18/07/2011 08:50:23 AM (GMT+7)

Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario đã hoan nghênh một nghị quyết được đệ trình lên quốc hội Mỹ về việc cho phép Washington được giúp nước này trong thời điểm bị nước ngoài gây hấn.

Quân đội Philippines nhận lệnh cảnh giác cao độ ở Biển Đông

TQ khăng khăng giải pháp song phương cho Biển Đông

Posted Image

Nghị quyết số 352 kêu gọi “giải pháp hòa bình và hợp tác cho tranh chấp lãnh thổ hàng hải ở Biển Đông và vùng xung quanh cũng như các khu vực hàng hải khác gần kề lục địa Đông Á”. Ảnh: global-military

Đồng thời với việc kêu gọi sự giải quyết hòa bình cho tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông, ông Del Rosario cũng thừa nhận rằng, nghị quyết số 352 của Hạ viện Mỹ sẽ phải đi một con đường dài phía trước trong nỗ lực duy trì hòa bình ở một khu vực diễn ra tuyên bố chủ quyền chồng lần giữa các nước Đông Nam Á và Trung Quốc.

31 thành viên Hạ viện Mỹ dẫn đầu là chủ tịch ủy ban đối ngoại và tiểu ban châu Á – Thái Bình Dương, đã thông qua nghị quyết ủng hộ kêu gọi của Philippines trong cách tiếp cận đa phương, dựa trên nguyên tắc để giải quyết tranh chấp ở Biển Đông.

Nghị quyết số 352 kêu gọi “giải pháp hòa bình và hợp tác cho tranh chấp lãnh thổ hàng hải ở Biển Đông và vùng xung quanh cũng như các khu vực hàng hải khác gần kề lục địa Đông Á”.

Nghị quyết còn lên án việc sử dụng vũ lực hay hành động đe dọa để giải quyết tranh chấp. Đặc biệt, trong văn bản này có nêu bật một số điểm cụ thể. Ví dụ, một điều khoản nhấn mạnh rằng vào ngày 23/6/2011, Ngoại trưởng Hillary Rodham Clinton đã nói sau chuyến thăm của Ngoại trưởng Del Rosario rằng, chúng tôi kiên quyết và tận tâm ủng hộ việc phòng thủ của Philippines.

Nghị quyết còn nói tới tuyên bố của ông Del Rosario rằng, Philippines là một nước nhỏ nhưng “đã sẵn sàng làm mọi thứ cần thiết để đứng lên chống bất kỳ hành động gây hấn nào”. Nghị quyết nhắc lại tuyên bố của Mỹ nói sẵn sàng cung cấp khí tài để hiện đại hóa quân đội Philippines.

Trước đó, Thượng viện Mỹ đã thông qua một nghị quyết do Thượng nghị sĩ Jim Webb giới thiệu phàn nàn về việc Trung Quốc sử dụng vũ lực ở Biển Đông và kêu gọi giải pháp hòa bình, đa phương cho tranh chấp lãnh thổ hàng hải trong vùng biển này.

Philippines đã cáo buộc Trung Quốc - nước có tranh chấp chủ quyền với bốn quốc gia Đông Á ở Biển Đông - về những động thái gây hấn gần đây để thúc đẩy tuyên bố chủ quyền với các quần đảo giàu tài nguyên dầu khí trong vùng biển. Trong tháng 3, hai tàu tuần tra Trung Quốc đã quấy nhiễu một tàu thăm dò dầu khí của Bộ Năng lượng Philippines ở Reed Bank. Hai tháng sau đó, hai máy bay của không quân Philippines cũng bị các máy bay chiến đấu lạ quấy nhiễu ở khu vực quần đảo Trường Sa (báo chí Philippines từng đưa tin cho là các máy bay này đến từ Trung Quốc).

Lãnh đạo Philippines, Tổng thống Aquino III vẫn kiên định trong quan điểm của ông rằng, nước ông sẽ bảo vệ chủ quyền quốc gia bao gồm cả những lợi ích hàng hải, sử dụng “hệ thống dựa trên nguyên tắc cho đối thoại hòa bình, bình đẳng và có lợi, hướng tới một giải pháp mang lại lợi ích cho tất cả”.

Ông khẳng định: Không ai muốn một cuộc xung đột, nhưng không có nghĩa là chúng ta sẽ cho phép một nước lớn hơn lấn lướt chúng ta. Nếu chúng ta để cho mình bị bắt nạt thì có thể thế hệ người Philippines tiếp theo sẽ chen chúc trên một hòn đảo. Nếu chúng ta cho phép mình bị gạt sang bên, thì có thể ngày mai, 7.100 hòn đảo của chúng ta sẽ chỉ còn hai con số”.

Ông Aquino khá kiên quyết khi trao đổi với các nước tuyên bố chủ quyền khác về việc thực hiện một mặt trận thống nhất về vấn đề này, ông nói Philippines sẽ tiếp tục tuân thủ những cam kết quốc tế của mình. Tuy nhiên, ông nói rõ rằng, chính sách đối ngoại của Philippines – kể cả có sự trợ giúp từ hiệp ước đồng minh với Mỹ - vẫn là hướng tới những gì có lợi cho Philippines.

Thái An

(Theo Inquirer, gulfnews)

http://vietnamnet.vn...bi-gay-han.html

===

Philippines không phải là một nước lớn. Nhưng thái độ kiên định trong việc bảo vệ chủ quyền quốc gia của họ rất đáng trân trọng!

Share this post


Link to post
Share on other sites

TQ triển khai tàu ngầm mang tên lửa hạt nhân

Cập nhật lúc 18/07/2011 06:10:00 AM (GMT+7)

Hãng tin Kyodo của Nhật dẫn nguồn tin từ báo chí Hồng Kông cho hay, Hải quân Trung Quốc đã triển khai một tàu ngầm thế hệ mới trang bị tên lửa đạn đạo có khả năng mang nhiều đầu đạn hạt nhân.

TIN BÀI KHÁC:

Mẹ chồng 'dạy' bằng mũ bảo hiểm, dâu đi viện

Những đại gia “chết” vì chữ trinh

Hồ Ngọc Hà làm cô giáo dạy nhạc

Vụ Lý Nhã Kỳ 'khoe ngực', họa sĩ thanh minh

39 bộ hài cốt và chuyện luyện "tà đạo"

Posted Image

Tàu ngầm lớp Tống của Trung Quốc.

Giới chuyên gia quân sự cho rằng nhiệm vụ chính của tàu ngầm lớp Thanh (Qing) là để thử nghiệm các tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm nhằm phục vụ cho hai tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân chiến lược lớp Tống (Jin) mà Trung Quốc đang sở hữu.

Tàu ngầm lớp Thanh có thể trang bị sáu tên lửa đạn đạo, tầm bắn khoảng 8.000km. Nếu được trang bị tên lửa hành trình, tàu ngầm lớp Thanh có thể đe dọa đến các hàng không mẫu hạm của Mỹ.

Tàu ngầm lớp Thanh được cho là chế tạo tại một xưởng đóng tàu ở thủ phủ Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, và thả neo tại một bến tàu ở thành phố Thượng Hải. Tuy nhiên, chính quyền Bắc Kinh chưa đưa ra bất kỳ thông báo chính thức nào về sự hiện diện của loại tàu ngầm thế hệ mới này.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sự trỗi dậy của Trung Quốc là thử thách với Nga

Thứ hai, 18/07/2011, 10:25(GMT+7)

VIT - Tổng thống Nga D. Medvedev cho rằng, Trung Quốc trỗi dậy là thử thách mà Nga phải đối mặt. Ông nhấn mạnh, khu vực Viễn Đông của Nga cần phải duy trì địa vị của Nga cùng với sự phát triển nhanh chóng của Trung Quốc.

Posted Image

Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào và Tổng thống Nga Medvedev

Trung Quốc là tấm gương

Mới đây, trả lời phỏng vấn cho tờ “Financial Times” của Anh, TT Nga Medvedev đã đặc biệt nhắc tới Trung Quốc và sự phát triển thần tốc của nước này đã gây ảnh hưởng cho Nga.

Theo TT Medvedev, Nga nên quan tâm mật thiết tới sự phát triển của Trung Quốc, và nên đưa ra một vài kết luận nào đó. Ông cho rằng, tuy hai nước khác biệt về tình hình, nhưng sự phát triển của Nga có thể dựa vào Trung Quốc là một tấm gương. Và khi giải quyết một số vấn đề, Nga không nên cho phép bản thân mình kém Trung Quốc.

Nga nên phát triển nhanh chóng giống Trung Quốc

Ông Medvedev nhấn mạnh, khi ông bay tới vùng Amur của Nga – nơi tiếp giáp với Trung Quốc ông đã thấy sự phát triển nhanh chóng của Trung Quốc ở bên bờ kia Hắc Long Giang, ông cho rằng, Nga cần phải làm những chuyện tương tự, nếu không địa vị của Nga sẽ bị làm suy yếu nghiêm trọng, do đó sự phát triển và trỗi dậy của Trung Quốc là thách thức đối với Nga.

Nhưng TT Medvedev cũng cho biết thêm, kinh tế thương mại hai nước Nga – Trung Quốc bổ trợ cho nhau, sự phát triển kinh tế Trung Quốc cũng mang lại nhiều lợi ích cho Nga. Đồng thời ông cũng thừa nhận rằng, kinh tế Nga phụ thuộc vào xuất khẩu năng lượng và nguyên liệu thô. Khi giá năng lượng trên thị trường quốc tế sụt giảm, quy mô kinh tế Nga cũng lập tức bị suy giảm theo.

Kinh tế Trung Quốc tác động tới vùng Viễn Đông

Ông Larin – một học giả chuyên về các vấn đề Trung Quốc thuộc Viện nghiên cứu Viễn Đông Nga cho hay, quy mô kinh tế Trung Quốc lớn thực sự khiến vùng Viễn Đông của Nga – nơi tiếp giáp với Trung Quốc bị ảnh hưởng và tác động nặng nề.

Theo ông Larin: “Tại vùng Viễn Đông của Nga, ảnh hưởng kinh tế Trung Quốc rất mạnh. Trung Quốc xuất khẩu sang khu vực Viễn Đông một lượng lớn hàng hóa bao gồm cả mặt hàng công nghiệp nhẹ như thực phẩm, điện gia dụng, quần áo, giày dép.... Phía Nga luôn hy vọng lợi dụng ưu thế vốn của Trung Quốc để các nhà tư bản Trung Quốc đến Viễn Đông đầu tư, để đạt được mục đích khôi phục Viễn Đông.

Nga sợ mất Viễn Đông và cảm thấy bất an trước sự trỗi dậy của Trung Quốc

Ông Larin cho rằng, đứng trước sự trỗi dậy của Trung Quốc, các nhà lãnh đạo Nga vẫn lo ngại nguy cơ mất đi vùng Viễn Đông.

“Vùng Viễn Đông hiện nay là khu vực rộng lớn sống nhờ vào trợ cấp tài chính quốc gia, nơi đây đang rơi vào cuộc khủng hoảng kinh tế. Thủ tướng Putin mấy năm trước cũng đã từng nhắc rằng, khu vực Viễn Đông có nguy cơ thoát li khỏi không gian kinh tế của Nga.

Báo chí vùng Viễn Đông Nga đưa tin, chính phủ trung ương Bắc Kinh đã chi ra một khoản tiền lớn để xây dựng một khu biên giới Trung Quốc tiếp giáp với Nga. Việc này khiến một số nông thôn hoang vu của Trung Quốc ở bên kia bờ sông Hắc Long Giang biến thành những đô thị sầm uất như hiện nay. Các nhà lãnh đạo Nga đã biểu thị sự bất an trước sự trỗi dậy của Trung Quốc.

Theo VOANews

Tin dịch

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vô tình phát tán luồng gió độc?

Xem tin gốc

QĐND - 19 giờ trước 311 lượt xem

Posted Image

QĐND - Mấy năm gần đây, xuất hiện hiện tượng một số văn nghệ sĩ, nhà báo, chuyên gia, nhà quản lý... lập blog cá nhân và nổi tiếng từ blog với lượng truy cập không kém gì báo điện tử. Tuy nhiên, không ít người đã để cho blog của mình trở thành nơi phát tán những luồng gió độc, gây hại cho xã hội và cộng đồng...

Vô tình hay cố ý

Theo Tổng cục Thống kê, tổng số người sử dụng internet tại Việt Nam tính đến cuối tháng 11-2010 là 27,3 triệu người, chiếm khoảng 31,7% dân số. Trong đó, theo ước tính từ Bộ Thông tin và Truyền thông, hiện ở Việt Nam có khoảng hơn 3 triệu blog và số lượng này không ngừng tăng lên. Với tư cách là một trang ghi chép cá nhân trên internet, việc tạo lập dễ dàng, miễn phí, có thể đưa được nhiều bài, ảnh, phim, nhạc, tạo diễn đàn... blog có sức hút rất lớn.

Song cũng chính từ đây, đã có không ít blog đã trở thành nơi phát đi những luồng gió độc. Bên cạnh những bài có nội dung tốt có không ít bài với nội dung xấu, thiếu đúng đắn cả về lập trường chính trị, văn hóa; lời lẽ có khi không khác một tờ báo hải ngoại phản động.

Một nhà thơ khá nổi tiếng lập ra một blog với 13 chuyên mục khác nhau, có nhiều thông tin rất đáng đọc, nhiều bài khá hay. Nhưng thật tiếc, thỉnh thoảng trong vườn hoa nhiều sắc màu ấy lại len lỏi những cây nấm độc. Có khi là một bài báo kích động hận thù dân tộc, có khi lại là một bức thư ngỏ kèm lời bênh vực một nhân vật phạm pháp, thậm chí có cả những bài với nội dung rất xấu độc được “copy” về từ một trang web hải ngoại.

Chủ nhân của những blog kiểu như trên, có cả những người hiện vẫn đang công tác tại các cơ quan Nhà nước, đoàn thể xã hội hoặc các cơ quan báo chí. Đáng buồn hơn, có người là nhà báo, bình thường vẫn tác nghiệp, viết bài theo chuẩn mực chính thống cho đăng lên báo của mình. Nhưng rồi, ở phía sau, qua blog cá nhân, chính họ lại có những bài viết khác, bộc lộ những thông tin với quan điểm hoàn toàn trái ngược, thậm chí cả những “bí mật” mà lẽ ra với lương tâm, trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp, họ không nên công bố.

Không ít người, bản chất vốn không phải là người xấu và cũng không hề có quan hệ với các thế lực phản động nhưng chỉ vì sĩ diện cá nhân, muốn được nổi tiếng thông qua blog, muốn blog của mình cũng có “số má” bằng lượng truy cập lên tới hàng triệu lượt nên đã cố tình tìm kiếm, đưa những thông tin giật gân, hậu trường chính trị, lá cải... mà không lường hết hậu quả của chúng.

Thật đáng tiếc, hiện nay, trên nhiều trang web, diễn đàn phản động từ nước ngoài, các thế lực thù địch đã “đánh hơi” thấy sự nở rộ các loại blog kiểu này và lập tức quảng bá, giới thiệu một loạt danh sách các blog “hot” từ Việt Nam. Trong danh sách mà chúng cho là “cùng hội cùng thuyền” đó, thật đáng buồn có cả những văn nghệ sĩ, nhà báo, nhà khoa học nổi tiếng trong nước. Họ có thể không hề tiếp tay cho các thế lực đó, song đã bị lợi dụng bởi những bài viết vô tình phát đi “luồng gió độc”.

Bài học quản lý, lương tâm và trách nhiệm

Mặc dù Chính phủ đã ban hành Nghị định số 97/2008/NĐ-CP ngày 28-8-2008 về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet, trong đó có các quy định rõ đối với việc quản lý blog và cũng đã có một vài chủ blog phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hành vi vi phạm pháp luật nhưng thế giới blog hiện vẫn là “miền cỏ hoang” cần thanh lọc hơn nữa. Vẫn biết rằng, blog là môi trường mang tính tự do cá nhân cao và hoạt động của các văn nghệ sĩ, nhà khoa học cũng đòi hỏi tư duy độc lập sáng tạo, mang đậm dấu ấn phong cách cá nhân... nhưng không thể vì thế mà để blog trở thành nơi tùy tiện phát đi những nội dung xấu độc. Hiện nay, vẫn còn nhiều “lỗ hổng” xung quanh vấn đề này. Ở Việt Nam, có tới 70% người dùng sử dụng blog từ nhà cung cấp Yahoo và hiện nay, một số lượng lớn khác sử dụng từ nhà cung cấp Google. Tuy nhiên, hai nhà cung cấp này lại đều là nhà cung cấp nước ngoài, chưa phải chịu những cam kết phối hợp quản lý chặt chẽ với các cơ quan chức năng trong nước.

Có thể tham khảo kinh nghiệm quản lý từ những nước từng quản blog “rất chặt” như Trung Quốc và Ma-lai-xi-a, họ đều yêu cầu chủ nhân blog công bố danh tính, nơi ở cùng nhiều quy định chặt chẽ khác.

Gần đây, đã có bạn đọc phản ánh việc có blog yahoo 360plus đưa tin phản động. Bạn đọc đã dùng chức năng báo cáo của blog 360plus để báo cáo về những blog này, nhưng cả 5 lần thực hiện đều không thấy phản hồi mà nhà cung cấp lại gửi bản tin tự động yêu cầu phải báo cáo bằng... tiếng Anh và theo luật pháp của... Xin-ga-po, do nhóm phát triển dịch vụ nằm ở Xin-ga-po. Đó là điều vô lý vì yahoo plus là một sản phẩm chỉ dùng cho thị trường Việt Nam, do Yahoo Việt Nam quản lý thì phải tuân thủ đầy đủ luật pháp của Việt Nam. Không thể để các nhà cung cấp đứng ngoài cuộc và thiếu trách nhiệm như vậy!

TS Nguyễn Tử Quảng, Giám đốc Trung tâm an ninh mạng BKIS từng cho biết, về mặt kỹ thuật, hoạt động của những chủ nhân blog trong nước, nếu tham gia những việc phạm pháp, dù tinh vi đến đâu cũng đều có thể bị phát hiện nhờ biện pháp kỹ thuật. Thế nhưng, với những blog có “rác đen”, “nấm độc” mà chúng tôi đề cập trong bài viết này, ranh giới giữa vi phạm pháp luật và vi phạm đạo đức nghề nghiệp, trái lương tâm, đạo lý đôi khi là khá mong manh. Có thể có những sai phạm do vô tình, có thể có những sai sót chưa đến mức độ truy cứu pháp luật.

Vì vậy, điều quan trọng nhất là mỗi chủ nhân blog, nhất là với danh dự, uy tín của người nổi tiếng, càng phải đề cao trách nhiệm trước cộng đồng, trước xã hội cũng như trước cơ quan, đơn vị nơi mình đang công tác. Chỉ có sự tự giác “tự thanh lọc” của họ mới là điều kiện tiên quyết và quan trọng nhất giúp blog không còn “nấm độc”.

Về phía các cơ quan, đoàn thể, hội nghề nghiệp... cũng cần phải quan tâm hơn trong việc quản lý blog cá nhân thành viên trong đơn vị mình, nhất là khi có nội dung liên quan trực tiếp đến lĩnh vực quản lý. Ở một khía cạnh khác, cùng với xử lý, ngăn chặn cái xấu thì đã đến lúc biểu dương, khen thưởng những blogger nổi tiếng và có đóng góp tích cực cho cộng đồng, nhân lên nhiều blog hay và đẹp cũng là việc cần làm.

NGUYỄN VĂN MINH

===

Hix, thật giả lẫn lộn. Kể ra phân biệt được đâu trắng, đâu đen không phải dễ. Nhiều thằng lừa đảo, lưu manh giả danh trí thức đôi khi mặc áo cổ cồn lại ngon hơn người thường. Đến khi bị dân tố mới biết hóa ra nó là thằng lừa có nghề.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay