Cóc Vàng

Thông Tin Cập Nhật

2.443 bài viết trong chủ đề này

Tranh chấp trên biển Đông:

Trung Quốc đòi các nước phải “khôn khéo”

13/07/2011 3:25

nguồn: http://www.thanhnien.com.vn

Trung Quốc phản đối đề nghị đưa tranh chấp ở biển Đông ra tòa án quốc tế và còn lớn tiếng đòi các nước liên quan phải “khôn khéo”. Trong buổi họp báo hôm qua, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi bác bỏ đề xuất của Philippines đưa vấn đề tranh chấp vùng biển trước Tòa án quốc tế về Luật Biển của LHQ. Đề nghị này được Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario thông báo hôm 11.7. “Trung Quốc luôn duy trì lập trường rằng xung đột tại biển Đông nên được giải quyết thông qua đối thoại trực tiếp giữa các nước liên quan”, AFP dẫn lời ông Hồng nói. Lâu nay, các học giả đánh giá yêu cầu đòi đàm phán song phương trực tiếp của Bắc Kinh là nhằm duy trì lợi thế “nước lớn” của mình trước các bên tranh chấp khác.

Posted Image

Thượng tướng Trần Bỉnh Đức (trái) đón Đô đốc Mike Mullen ở Bắc Kinh - Ảnh: AFP

Cũng trong hôm 11.7, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Phó Doanh nhấn mạnh các nước liên quan đến tranh chấp như Philippines, Trung Quốc, Việt Nam cần xử lý “khôn khéo” về mặt ngoại giao để đảm bảo rằng những khác biệt được kiểm soát và không gây ảnh hưởng đến quan hệ, theo AFP. Tuyên bố này được đưa ra trong bối cảnh chính Bắc Kinh đang bị chỉ trích về những hành động đơn phương, gây căng thẳng tại biển Đông, như vụ cắt cáp tàu thăm dò Việt Nam hoặc quấy rối tàu Philippines.

Vấn đề biển Đông cũng được thảo luận giữa Tổng tham mưu trưởng quân đội Mỹ Mike Mullen và người đồng cấp Trung Quốc Trần Bỉnh Đức hôm 11.7 tại Bắc Kinh. Ông Trần tỏ ý không hài lòng về những cuộc tập trận chung giữa Mỹ và một số nước ở biển Đông. Đáp lại ông Mullen khẳng định Washington sẽ duy trì hiện diện và góp phần duy trì hòa bình, ổn định trong khu vực.

Ông Mullen thăm Hàn Quốc

Sau khi rời Trung Quốc vào hôm nay, Đô đốc Mike Mullen sẽ thăm Hàn Quốc đến ngày 15.7, theo Yonhap. Ông Mullen dự kiến sẽ bàn với giới chức Seoul về vấn đề quan hệ với CHDCND Triều Tiên.

Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Kim Kwan-jin dự kiến sẽ đến Bắc Kinh vào ngày 14.7, bắt đầu chuyến thăm 3 ngày. AFP dẫn thông cáo từ Bộ Quốc phòng cho hay ông Kim sẽ thảo luận với người đồng cấp Trung Quốc Lương Quang Liệt, Phó chủ tịch nước Tập Cận Bình và Tổng tham mưu trưởng Trần Bỉnh Đức về tăng cường quan hệ quân sự và tình hình liên Triều.

================================

6 người bị xử trong vụ bất ổn Quảng Châu

Tòa án ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, vừa xét xử 6 người về vụ bất ổn ở thủ phủ Quảng Châu hồi tháng 6.Theo Nhật báo Quảng Châu hôm qua, các bị cáo bị xử từ 2 năm đến 3 năm 9 tháng tù giam vì tội phá hoại tài sản nhà nước, gây thiệt hại kinh tế và rối loạn trật tự xã hội. Vụ việc bắt đầu khi cảnh sát xô xát với một cặp vợ chồng bán hàng rong sau đó bùng phát thành bạo động.

Trong các đêm 11 và 12.6, đám đông ném gạch đá vào lực lượng an ninh, đốt xe cảnh sát và đập phá các cửa hàng. Theo tờ The Standard của Hồng Kông, hơn 1.000 cảnh sát được triển khai để vãn hồi trật tự. Ba quan chức cũng đã bị kỷ luật vì trách nhiệm trong vụ việc.

Trong một diễn biến khác, AFP dẫn lời một quan chức giấu tên cho hay chính quyền Quảng Đông đang xin nới lỏng chính sách một con để giảm mất cân bằng giới tính và gánh nặng xã hội. Theo đó, Quảng Đông muốn trung ương cho phép các cặp vợ chồng mà một trong hai người là con một được sinh con thứ hai.

Ngọc Bi

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc lập tổ lãnh đạo xử lý vấn đề biển Đông

Baodatviet.vn

Cập nhật lúc :8:44 AM, 13/07/2011

Mới đây, lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc đề ra chiến lược mới cũng như ban hành một số chỉ lệnh liên quan tới diễn biến của sự kiện tranh chấp các đảo ở Biển Đông.

Posted Image

Ông Tập Cận Bình

Lập tổ lãnh đạo, thực hiện 5 tăng cường

Theo đó, Trung Quốc sẽ tiến hành những bước đi đầy toan tính như:

- Tăng cường tuyên truyền trên các phương tiện thông tin truyền thông về sách lược ngoại giao và tuyên bố chủ quyền Trung Quốc.

- Tăng cường, nâng cao công tác tham vấn và hiệp thương nội bộ với các nước liên quan tới tranh chấp, phản đối "mưu đồ" quốc tế hóa tranh chấp.

- Tăng cường công tác giáo dục nội bộ về tình hình quốc tế, tranh chấp Biển Đông và lịch sử trong quân đội Trung Quốc.

- Tăng cường "ý chí bảo vệ lãnh thổ tổ quốc", các đảo và tài nguyên mà Trung Quốc cho là thuộc chủ quyền Trung Quốc.

- Tăng cường "cảnh giác bảo vệ chủ quyền" cũng như tại vùng biển gần các đảo này, bảo vệ các quyền lợi mà Trung Quốc cho là "chính đáng".

Ngoài ra, Bộ Chính trị Trung ương Trung Quốc còn thông qua quyết nghị thành lập tổ lãnh đạo xử lý sự kiện khủng hoảng Biển Đông, do Phó Chủ tịch nước Tập Cận Bình làm tổ trưởng.

Mục đích của cơ quan này nhằm nắm chắc diễn biến của tình hình Biển Đông và dự báo các tình huống bất ngờ và xử lý các báo cáo về vấn đề tranh chấp kinh tế, quân sự tại "khu vực tiền duyên" Biển Đông.

Như vậy, có thể thấy Trung Quốc đang "đầu tư" cho công cuộc thôn tính biển Đông một cách có tính toán. Điều này đặt ra thách thức lớn với các nước trong khu vực và có quyền lợi kinh tế liên quan trong khu vực. Sự thành lập của "tổ lãnh đạo" trên cho thấy Bắc Kinh phải chịu trách nhiệm trước những gì bất ổn sẽ xảy ra trên biển Đông từ cấp cao nhất.

Việc lựa chọn ông Tập Cận Bình vào vị trí lãnh đạo của tổ xử lý vấn đề biển Đông gợi nhắc tới chiến lược đào tạo đội ngũ kế cận rất bài bản của Trung Quốc. Theo đó, các "ứng viên" sẽ được giao trọng trách ở những vấn đề nhạy cảm để thử thách và rèn luyện. Còn nhớ, trước khi trở thành Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, ông Hồ Cẩm Đào từng giữ chức bí thư đảng ủy khu tự trị Tây Tạng đúng vào lúc khu vực này đang là "điểm nóng" trong đời sống chính trị Trung Quốc.

Kết thúc chuyến thăm Trung Quốc của Đô đốc Mỹ Mike Mullen

Tại một cuộc họp báo sau khi kết thúc hội đàm với phái đoàn quân sự Mỹ, ông Trần Bỉnh Đức còn cho rằng, phía Mỹ đã lặp đi lặp lại câu nói “ Mỹ không có ý muốn can thiệp vào các vụ việc tranh chấp trong khu vực, tuy nhiên, với quan điểm cũng như những động thái của Mỹ cho thấy điều hoàn toàn ngược lại với những gì mà Mỹ cam kết”.

Posted Image

Mỹ vẫn giữ nguyên lập trường sẽ duy trì sự hiện diện tại Biển Đông.

Tuy nhiên, ông Trần Bỉnh Đức cũng cho rằng, thông qua cuộc gặp lần này 2 bên đã thảo luận 4 chủ đề chính đó là: Tranh chấp trên Biển Đông; Thái độ của một số chính trị gia Mỹ đối với Trung Quốc; An ninh mạng và tiềm lực phát triển quân sự của Trung Quốc. Cả hai bên đã trao đổi quan điểm về các vấn đề một cách thẳng thắn, ông nói thêm.

Theo Đô đốc Mike Mullen, Mỹ lo ngại rằng các tranh chấp trên vùng biển giàu tài nguyên có thể dẫn đến một cuộc xung đột nghiêm trọng, chính vì thế Mỹ khẳng định duy trì sự hiện diện của Mỹ tại Biển Đông là điều cần thiết.

Ông cũng nhấn mạnh rằng sự hiện diện của Mỹ đi kèm theo đó là trách nhiệm lâu. Mỹ sẽ nỗ lực tìm kiếm sự ủng hộ mạnh mẽ cho một giải pháp hòa bình đối với những bất đồng đang diễn ra.

Các tờ báo của Trung Quốc đăng bài xã luận rằng ASEAN không nên để các lực lượng bên ngoài can thiệp vào các vấn đề tranh chấp song phương Tuy nhiên, ông Mike Mullen vẫn nhấn mạnh rằng, Mỹ mong muốn thấy được một giải pháp hòa bình về tuyên bố chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông, và Mỹ sẽ giữ nguyên lập trường về việc duy trì sự hiện diện tại khu vực.

>> Indonesia có thể 'hạ nhiệt' biển Đông?

>> Mỹ và Trung Quốc, ai hiểu Việt Nam hơn?

>> Mỹ hiện diện nhưng không ảnh hưởng Trung Quốc

>> 'Trung Quốc phải minh bạch lợi ích ở biển Đông'

Nam Hoàng (theo Taipei Times)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tổng thống Mỹ lần đầu tham dự Thượng đỉnh Đông Á

13:42 | 13/07/2011

TPO- Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 12-7 khẳng định rằng Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Đông Á (EAS) được tổ chức tại Bali, Indonesia vào cuối năm nay.

Posted Image

TT Mỹ Barack Obama

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland cho biết Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton có kế hoạch tới Indonesia cuối tháng này nhằm chuẩn bị cho “sự tham dự lần đầu tiên của Tổng thống Obama tại EAS vào tháng 11 năm nay”.

Hồi tháng 5, một quan chức địa phương ở Bali cũng đã cho biết rằng Bali- hòn đảo nghỉ dưỡng nổi tiếng của Indonesia-đang chuẩn bị chào đón ông Obama vào ngày 19-11 tới.

Người phát ngôn tỉnh trưởng Bali Ketut Teneng cho biết Đại sứ Mỹ Scot Marciel đã thông báo cho chính quyền Bali biết ý định tham dự Hội nghị EAS của Tổng thống Mỹ Barack Obama.

Đây sẽ là chuyến thăm chính thức lần thứ hai của Tổng thống Obama tới Indonesia – quốc gia có đông người Hồi giáo tại khu vực Đông Nam Á. Cuối những năm 60 của thế kỷ trước, Tổng thống Obama đã trải qua thời thơ ấu tại Indonesia. Tháng 11-2010, ông Obama có chuyến thăm chính thức đầu tiên tới Indonesia trên cương vị Tổng thống Mỹ.

Trung tuần tháng 11-2011, Indonesia sẽ chủ trì Hội nghị EAS với tư cách nước Chủ tịch ASEAN. Trên cơ sở Tuyên bố Kuala Lumpur 2005, Hội nghị EAS lần này sẽ tiếp tục là một diễn đàn đối thoại các vấn đề kinh tế, chính trị và chiến lược rộng lớn nhằm thúc đẩy an ninh, thịnh vượng và ổn định chung. Sự kiện này cũng đánh dấu việc hai thành viên mới là Mỹ và Nga tham gia EAS.

V.Giang

Theo AP, Channel News Asia

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hành động bành trướng chủ quyền phải chấm dứt!

Caitlyn L. Antrim và George Galdorisi

Tuanvietnam.vn

Bài đã được xuất bản.: 11 giờ trước

Những hành động quyết đoán ngày càng tăng của Trung Quốc ở Biển Đông đang khiến mọi người lo ngại rằng quốc gia này đang tìm kiếm bá quyền trên lưng những người hàng xóm của mình ở Đông Nam Á cũng như trên lưng Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Trung Quốc đang có những hành động nhanh chóng và tuyên bố mơ hồ về chủ quyền trên và quanh Biển Đông. Mỹ có thể giúp giải quyết tình hình bằng cách tham gia Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển. Tiếp cận và sử dụng những lĩnh vực chung toàn cầu, đặc biệt là trên biển và trên vũ trụ là một yếu tố chủ chốt của sức mạnh quân sự và thương mại Mỹ.

Trong những thời điểm xảy ra chiến tranh, việc kiểm soát những lĩnh vực chung này có thể được thực hiện bằng các biện pháp quân sự.

Trong thời bình, nó được bảo đảm thông qua phản ứng quân sự có giới hạn khi những qui định về việc sử dụng những lợi ích chung bị xâm phạm. Trong một số trường hợp, một biến cố thời bình có thể nhanh chóng dẫn tới việc tái khẳng định sự tự do truyền thống trên biển.

Trong những trường hợp khác, nỗ lực kết hợp hơn, phối hợp giữa ngoại giao với biểu dương lực lượng, có thể là cần thiết để quay trở lại tuân thủ những chuẩn mực quốc tế. Sự kết hợp thứ hai có vẻ là hiệu quả hơn nếu áp dụng với Trung Quốc và Biển Đông.

Như Patrick Cronin và Paul Giarra gần đây đã nói: "Sự khẳng định của Trung Quốc với khu vực đang tăng lên nhanh chóng nhờ sức mạnh nội lực và phương thức triển khai sức mạnh. Những động cơ không mấy thân thiện của Bắc Kinh có vẻ như muốn mọi người chú ý tới việc Trung Quốc đang không tham gia vào Những giá trị chung toàn cầu."

Posted Image

Mô hình tàu sân bay của Trung Quốc.

Mặc dù không phải là một biểu hiện mới, nhưng những hành động quyết đoán ngày càng tăng của Trung Quốc ở Biển Đông đang khiến mọi người lo ngại rằng quốc gia này đang tìm kiếm bá quyền trên lưng những người hàng xóm của mình ở Đông Nam Á cũng như trên lưng Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Thách thức của Trung Quốc với những qui chuẩn quốc tế về luật biển liên quan tới quyền tự do trên biển là một việc không hề đơn giản. Biển Đông, với diện tích gần 650.000 dặm vuông, là nơi có tuyến đường biển đông đúc thứ hai trên thế giới, nối liền với Eo Singapore ở phía nam, và mũi phía bắc Đài Loan ở phía bắc, là nơi tiếp giáp với Trung Quốc, Đài Loan, Philippine, Indonesia, Brunei, Malaysia, Singapore, và Việt Nam. Theo báo cáo năm 2006 "gần 50% lượng dầu thô, và 66% lượng khí đốt tự nhiên của thế giới cùng 40% thương mại toàn cầu đi qua vùng biển này.

Quyền tự do đi lại không chỉ là vấn đề quan trọng đối với khu vực. Năng lượng là một vấn đề, vì đáy biển được cho là có chứa dầu và khí, tạo ra quyền về lợi ích kinh tế của các quốc gia ven biển và lợi ích an ninh với lĩnh vực công nghiệp đang khát tài nguyên và năng lượng của Trung Quốc.

Những yếu tố chiến lược và kinh tế ở Biển Đông đã dẫn tới những tranh chấp chủ quyền và việc kiểm soát khoáng sản cũng như các hoạt động ở đó. Là một cường quốc toàn cầu với những lợi ích trong khu vực này, Mỹ phải phối hợp với các bạn bè, đồng minh và đối tác, bao gồm cả Trung Quốc, để bảo vệ quyền của mình theo luật pháp quốc tế.

Vùng biển với những căng thẳng

Với vị thế chiến lược và giá trị tiềm năng của các nguồn năng lượng, Biển Đông đã trở thành một vùng căng thẳng và xung đột cho cả các quốc gia ven biển và cho nước Mỹ. Theo dữ liệu của Hội đồng thông tin năng lượng Mỹ trong giai đoạn 1974-2001 có:

  • 4 cuộc xung đột vũ trang trên biển giữa Trung Quốc và Việt Nam, dẫn tới thương vong của 88 binh sĩ
  • 8 biến cố, kể cả nổ súng giữa các tàu chiến Trung Quốc và tàu chiến Philippines
  • Ba biến cố giữa Việt Nam và Philippines
  • Một biến cố giữa Philippines và Malaysia, và một biến cố giữa Đài Loan và Việt Nam.
Bên cạnh những biến cố này là những va chạm giữa Mỹ và Trung Quốc, bao gồm cả vụ va chạm hồi tháng 4/2001 giữa một máy bay phản lực Trung Quốc và máy bay EP-3E Aries II của Hải quân Mỹ khi máy bay EP-3E đang bay tuần trên Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) khoảng 70 hải lý từ căn cứ tàu ngầm lớn của Trung Quốc trên đảo Hải Nam, phía Tây Bắc đảo Hoàng Sa, dẫn tới việc máy bay phản lực của Trung Quốc bị rơi xuống biển, phi công chết, và máy bay của Mỹ phải hạ cánh khẩn cấp xuống đảo Hải Nam.

Năm 2009, tàu USNS Impeccable (T-AGOS-23) đã bị quấy rối khi đang tiến hành hoạt động cảnh giới ở vùng biển quốc tế, cũng cách hơn 70 hải lý từ đảo Hải Nam.

Những biến cố tương tự liên quan tới tàu USNS Bowditch (T-AGS-62), năm 2001 và 2002 ở vùng Đặc quyền kinh tế của Trung Quốc trên Biển Hoàng Hải.

Điểm chung của hầu hết các cuộc đụng độ, va chạm này là quan niệm của Trung Quốc về an ninh quốc gia và trách nhiệm quốc tế. Bắc Kinh tự coi mình đang cạnh tranh với các quốc gia láng giềng về việc kiểm soát các nguồn năng lượng dưới đáy biển Biển Đông. Với Mỹ, Trung Quốc coi đây là một lực lượng mạnh có thể đe dọa những lợi ích của họ cả khi là một đối thủ đơn lẻ hay khi phối hợp với các quốc gia láng giềng trên Biển Đông.

Những tuyên bố của Trung Quốc đối với những nguồn tài nguyên này dựa một phần vào những tuyên bố lịch sử được phác họa trên một bản đồ trong đó có 9 đường đứt đoạn ám chỉ mức độ nào đó quyền lợi với hầu như toàn bộ vùng biển trong khu vực (một tuyên bố tương tự đã được Đài Loan đưa ra).

Với hoạt động của Hải quân Mỹ, Trung Quốc đã cho rằng Công ước về Luật biển Quốc tế năm 1982 nghiêm cấm hoạt động quân sự của nước ngoài trong vùng Đặc quyền kinh tế của mỗi nước, một nội dung không hề có trong công ước. Trung Quốc đã gia tăng sự bành trướng bằng tuyên bố rằng việc kiểm soát Biển Đông và những nguồn tài nguyên ở đó là lợi ích cốt lõi của quốc gia tương tự như những gì Bắc Kinh tuyên bố với Tây Tạng, Đài Loan và Tân Cương.

Tuy nhiên, tuyên bố của Trung Quốc là rất mơ hồ. Liệu đường đứt đoạn 9 vạch có thể hiện tuyên bố chủ quyền đối với Biển Đông và vùng đáy biển, hay nó chỉ áp dụng với những hòn đảo và vùng biển ở chính những vạch này? Liệu những tuyên bố có thực sự là "lợi ích cốt lõi", hay chúng chỉ là điểm khởi đầu cho việc đàm phán phân chia vùng đáng cá và khai thác nguồn năng lượng trong khu vực?

Những lập luận và hành động của Trung Quốc phản ánh quan điểm khu vực của Bắc Kinh và việc nó sẵn sàng sử dụng sức mạnh quân sự để tranh giành những lợi ích khu vực. Việc này đang thay đổi khi Trung Quốc đang ngày càng phải dựa vào những tuyến đường biển xa để có được những nguyên liệu chiến lược và cực kỳ quan trọng, đặc biệt là năng lượng từ Vịnh Pécxích, khoáng sản từ Châu Phi, và gần đây là những nguồn tài nguyên ở Bắc Cực. An ninh của những tuyến đường biển đang trở thành một phần trong quan điểm chiến lược về thế giới của Bắc Kinh.

Trung Quốc đã tham gia các cuộc tuần tra chống cướp biển trên Vịnh Ađen. Bắc Kinh cũng vận hành một tàu phá băng ở Bắc Cực, đảm trách vai trò quan sát viên trong Hội đồng Bắc Cực, và đã tham gia vào các cuộc đàm phán thương mại với những người dân bản xứ ở Canađa. Có vẻ như người Trung Quốc đang theo đuổi hai chính sách khác nhau và xung khắc nhau: kiểm soát vùng biển khu vực bên ngoài những vùng lãnh hải của họ và việc tự do đi lại trên những vùng biển khu vực và vùng đặc quyền kinh tế của các quốc gia ven biển khác. Những hành động của Trung Quốc nhằm bá quyền khu vực cũng rất mơ hồ. Bắc Kinh đã đảm nhận vai trò quan sát viên trong Hội đồng Bắc Cực đồng thời cũng tìm cách làm giảm vai trò của Mỹ trong mối quan hệ Trung Quốc-ASEAN.

Những vấn đề khu vực và luật quốc tế

Trong khi Mỹ và Trung Quốc đối đầu với nhau về những hoạt động trên biển trong Vùng đặc quyền kinh tế, thì phần còn lại của khu vực phải giải quyết được mê cung của những tuyên bố chồng lấn đối với nguồn tài nguyên trên Biển Đông. Trung Quốc đã nỗ lực mở rộng quyền của mình trên biển và dưới đáy biển, đôi khi bằng lực lượng. Những quốc gia láng giềng nhỏ hơn phải dựa vào những phản đối ngoại giao và phản ứng quân sự có giới hạn và việc sử dụng áp lực quốc tế phù hợp với luật quốc tế và việc ngăn cấm xâm lược.

Tất cả các quốc gia ven biển trong khu vực là thành viên của UNCLOS, vì thế đó là cơ sở pháp lý chung cho việc xác định quyền chủ quyền ở Biển Đông. Dù Mỹ vẫn chưa tham gia công ước, nhưng Oasinhtơn áp dụng tuyên bố của cựu Tổng thống Ronald Reagan năm 1983 trong đó ông nói rằng nước Mỹ áp dụng các điều khoản về hàng hải, Vùng đặc quyền kinh tế, và thềm lục địa trong sự nhân nhượng lẫn nhau với các quốc gia khác. Công ước giải quyết được cả hai vấn đề cốt lõi liên quan tới các hoạt động ở EEZ.

Hàng hải trong EEZ: Các quốc gia ven biển có quyền kiểm soát nguồn hải sản và tài nguyên thiên nhiên trong khi quyền đi lại ở những vùng biển xa vẫn được bảo đảm cho các tàu thuyền và máy bay. Máy bay cảnh giới quân sự cũng được phép hoạt động trên EEZ; việc cảnh giới chỉ bị cấm trong vùng lãnh hải các quốc gia.

Quyền chủ quyền trong EEZ và Thềm lục địa: Công ước thừa nhận những đặc quyền đối với nguồn hải sản và khoáng sản trong EEZ tính từ bờ biển và những đảo có thể sống được (có người sinh sống).

Những đảo không thể sống được (không có người sinh sống) thì không có EEZ, chỉ có vùng biển 12 dặm bao quanh. Những tranh chấp việc kiểm soát các nguồn tài nguyên trên Biển Đông tập trung chủ yếu vào tranh chấp các đảo và quyền chủ quyền trong những vùng EEZ quanh đảo, và tranh chấp về việc liệu chúng chỉ là những vùng đá nhô lên hay là đảo. Những tuyên bố của Trung Quốc và của một số quốc gia khác đôi khi là phi lý nếu xem xét tới yếu tố lịch sử và có thể sống được.

Những quan điểm xung đột nhau của Trung Quốc

Những nỗ lực nhằm mở rộng quyền kiểm soát của Trung Quốc đối với vùng Biển Đông đã vi phạm UNCLOS. Những ví dụ về việc vi phạm của Trung Quốc bao gồm:

  • Tuyên bố rằng các máy bay quân sự không có quyền bay trên các EEZ: việc bay trên EEZ đã được thừa nhận trong công ước, và máy bay cảnh giới quân sự không phải là một ngoại lệ
  • Ngăn chặn các tàu của chính phủ Mỹ khi chúng hoạt động bên ngoài phạm vi 12 hải lý lãnh hải, đáng chú ý là việc ngăn chặn tàu USNS Impeccable và tàu USNS Bowditch vì chúng "đang hoạt động trong vùng Đặc quyền kinh tế của Trung Quốc.
  • Tuyên bố rằng những hòn đảo không có người sinh sống ở Hoàng Sa và Trường Sa đã có thể sống được, vì thế Trung Quốc có thể tuyên bố chúng là những đảo có vùng đặc quyền kinh tế lên tới 200 hải lý, và việc tham gia vào những chiến dịch quân sự để giành quyền kiểm soát các đảo đá từ tay các nước khác trong khu vực.
Lý lẽ biện minh cho những hành động này của Trung Quốc là rất khó chấp nhận, cho dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Ở Biển Đông, thậm chí còn khó chấp nhận hơn.

Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân, Đô đốc Mike Mullen gần đây đã nói rằng: "Những hành động đầu tư mạnh mẽ gần đây của Trung Quốc vào khả năng viễn chinh trên biển và những loại máy bay hiện đại dường như không nằm trong mục tiêu được tuyên bố là phòng thủ đất nước của Bắc Kinh."

Trong khi đó Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates lên án các sĩ quan quân sự hàng đầu Trung Quốc đã không tuân thủ các chính sách mà những nhà lãnh đạo cấp cao của họ đã vạch ra nhằm phát triển những lĩnh vực khác của mối quan hệ Mỹ - Trung Quốc.

Là một quốc gia rộng lớn và ngày càng công nghiệp hóa, Trung Quốc rất quan tâm tới vấn đề tiếp cận các nguồn nguyên liệu chiến lược và thiết yếu, đặc biêt là dầu lửa và khí đốt cũng như các nguồn nguyên liệu cho công nghiệp. Về ngắn hạn, Trung Quốc có thể đưa những mối quan tâm trong khu vực lên là ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, khi quốc gia này lớn mạnh và trở thành một cường quốc kinh tế toàn cầu, nó sẽ nhận ra rằng tự do hàng hải và tự do bay trên khắp thế giới là cần thiết đối với an ninh của mình.

Sự phụ thuộc ngày càng tăng vào những tuyến đường biển để nhập khẩu dầu thô và khoáng sản cũng như việc tiếp cận các thị trường xuất khẩu sẽ thúc đẩy việc chuyển trọng tâm ưu tiên sang sự cơ động toàn cầu thay vì kiểm soát toàn bộ vùng biển trong vùng.

Một lý do chính khiến Trung Quốc ủng hộ UNCLOS là điều khoản "tuyến trung chuyển" theo đó khẳng định việc tự do đi lại của các tàu thương mại và tàu chiến đang ngày càng cần thiết để hộ tống họ qua Eo biểnsingapore và Malacca, Eo Hormuz, và những nút cổ chai khác mà các con tàu nhập khẩu quan trọng của họ phải đi qua.

Vai trò của Mỹ trên Biển Đông

Những quan tâm của Trung Quốc về quyền đối với vùng Biển Đông đã được chỉ rõ trong bản đồ "chín đoạn" vốn bao trọn toàn bộ những vùng biển quốc tế và những vùng thuộc EEZ của các quốc gia khác trong khu vực. Việc đưa ra tuyên bố này, vốn xâm hại nghiệm trọng các tuyên bố chủ quyền của các quốc gia ven biển khác trong khu vực, đã tạo ra tình huống trong đó Mỹ có vai trò cân bằng năng lực hải quân khu vực ngày càng tăng của Trung Quốc.

Trong chuyến thăm Hà Nội năm 2010, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã đề cập tới những tranh chấp và nhấn mạnh sự cần thiết có một giải pháp khu vực. Dù có vẻ như Trung Quốc muốn giải quyết vấn đề này với từng quốc gia riêng rẽ trong khu vực, cách tiếp cận đa phương được các quốc gia nhỏ hơn lựa chọn và nó tốt hơn với việc cân bằng sức mạnh ngày một tăng của Trung Quốc. Ý thức được vấn đề này, Trung Quốc đã phản đối việc Ngoại trưởng Clinton ủng hộ cho cách tiếp cận đa phương. Tuy nhiên, cuối cùng lợi ích của việc phát triển kinh tế và trầm tích dầu lửa và khí đốt trong khu vực phụ thuộc vào một giải pháp khu vực thỏa đáng giữa các quốc gia biển. Mỹ quan tâm tới việc bảo đảm rằng một tiến trình hòa bình dẫn tới một giải pháp thỏa đáng được thực thi.

Mỹ phụ thuộc vào sự ủng hộ của các thành viên ASEAN để duy trì hoạt động hiệu quả trên Biển Đông, vì thế phản ứng của nước này với Trung Quốc phải tôn trọng lợi ích và mối quan tâm của khu vực. Dù Mỹ được nhiều quốc gia thành viên coi là một người bạn, nhưng họ cũng biết rằng có những lúc lợi ích của họ là khác xa những lợi ích của Mỹ. Oasinhtơn không thể coi sự ủng hộ của các quốc gia này là điều hiển nhiên. Nếu làm như vậy có thể làm suy yếu những phản ứng chung trước sự bành trướng của Trung Quốc; nó có thể khiến những sáng kiến biển đa phương khác gặp rủi ro, như Sáng kiến an ninh phổ biến và Nghị quyết chống cướp biển của Hội đồng Bảo an LHQ.

Các quốc gia thành viên ASEAN phải được bảo đảm rằng Mỹ sẽ tạo ra sự cân bằng với cường quốc ngày một mạnh lên đó mà không trở thành một mối đe dọa tới lợi ích của họ. Mỹ có thể chứng minh điều này bằng cách nhấn mạnh rằng hành động của mình sẽ phù hợp với UNCLOS. Chỉ khi những hành động của Mỹ phù hợp với công ước, các quốc gia ASEAN mới cảm thấy yên tâm trong các hoạt động trên biển của Mỹ trong khu vực, và Trung Quốc sẽ biết rằng có những giới hạn ràng buộc các hoạt động của Mỹ trong khu vực.

Trong khi sự niềm tin đối với cam kết của Mỹ theo công ước hiện không được đề cao vì vị thế không phải là thành viên của công ước, việc này có thể vượt qua bằng cách hoàn tất những nỗ lực của chính quyền trước nhằm bảo đảm sự tư vấn và đồng thuận của Thượng viện trong việc tham gia công ước và sau đó đệ trình phê chuẩn công ước này.

Tương lai sẽ như thế nào?

Với cố gắng gia tăng sự kiểm soát và rộng chủ quyền của mình trên Biển Đông bằng cách áp dụng cơ sở pháp lý trong nước với những vùng biển quốc tế, Trung Quốc đã tạo ra xung đột với các quốc gia láng giềng và vi phạm UNCLOS. Những tuyên bố của Trung Quốc không chỉ đơn thuần đe dọa việc đi lại trên Biển Đông. Chúng còn là mối đe dọa đối với những lĩnh vực chung toàn cầu và với luật pháp quốc tế vốn đã được phát triển để bảo vệ quyền lợi của các quốc gia ven biển và những quốc gia ở xa biển trên thế giới.

Những nỗ lực nhằm tranh giành những lợi ích cục bộ của Trung Quốc là rất thiển cận. Bắc Kinh đang phát triển trở thành một cường quốc toàn cầu với những lợi ích của chính mình trong việc tiếp cận và sử dụng những lĩnh vực chung toàn cầu. Trên thực tế sự cân bằng giữa những lợi ích ven biển và mối quan tâm biển xa giờ đây có thể đang trong quá trình hướng tới cái thứ hai. Gail Harris, viết cuốn Nhà ngoại giao rằng: "Những nhà chiến lược Trung Quốc giờ đây cũng tin rằng để bảo vệ sự phát triển kinh tế của mình, họ phải duy trì an ninh những tuyến đường hàng hải, thứ đòi hỏi một lực lượng hải quân đủ mạnh, hoạt động tốt ở không chỉ những vùng biển ven bờ."

Với việc cảnh giới ở EEZ, Trung Quốc có thể trở nên quen với sự giám sát của Mỹ như nước Mỹ đã làm trong thời Chiến tranh Lạnh khi giám sát các "tàu đánh cá" của Liên Xô bên ngoài vùng biển của họ. Nhiều khả năng Trung Quốc sẽ giám sát việc đến và đi của Mỹ và các tàu chiến khác từ những trạm bên ngoài lãnh hải của các quốc gia khác bằng cách sử dụng những hạm đội tàu ngầm hiện đại hoạt động không cần không khí, và rất ít phát ra âm thanh.

Về lâu dài, những lợi ích toàn cầu ngày một tăng của Trung Quốc sẽ dẫn tới việc Bắc Kinh ủng hộ những tự do hàng hải tương tự vốn đã được các quốc gia thương mại toàn cầu khác đấu tranh. Cho tới khi đó, Mỹ phải bảo vệ các quyền tự do hàng hải theo đúng Luật Biển bằng cách tiếp tục chứng minh việc tuân thủ nó. Mỹ đồng thời cũng phải ủng hộ nỗ lực của các quốc gia ven biển nhằm đạt tới sự phân chia công bằng EEZ và thềm lục địa.

Chiến lược rộng hơn của Mỹ với Biển Đông phải theo ba tiêu chí. Thứ nhất, bảo vệ các quyền tự do hàng hải thông qua cả ngoại giao và biểu dương lực lượng. Thứ hai, làm việc với Hải quân Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc để giúp lực lượng này nhận ra rằng lợi ích lâu dài của Trung Quốc trong việc tự do hàng hải còn quan trọng hơn nhiều đối với an ninh quốc gia của họ so với những nỗ lực ngắn hạn nhằm giành quyền kiểm soát việc đi lại trong EEZ. Thứ ba, thúc đẩy nghị quyết khu vực và những tuyên bố quyền chủ quyền đối với các đảo và tài nguyên dưới đáy biển của Biển Đông dựa trên các điều khoản của UNCLOS.

Để đạt được điều này, Mỹ cũng phải thừa nhận rằng tầm ảnh hưởng khu vực phụ thuộc không chỉ vào sức mạnh mà còn vào việc thực thi đúng đắn, như Giáo sư Barry Posen đã nói:

"Việc kiểm soát những lĩnh vực chung sẽ tạo thêm ảnh hưởng và cho thấy sự hiệu quả hơn so với sức mạnh quân sự, nếu những quốc gia khác được thuyết phục rằng Mỹ quan tâm nhiều tới việc kiềm chế sự hiếu chiến trong khu vực hơn là giành được sự thống trị trong khu vực."

Một điều rất quan trọng là phải ghi nhớ rằng những bạn bè và đồng minh của Mỹ không muốn thấy Mỹ có vai trò toàn quyền trên Biển Đông. Với họ, UNCLOS là rất quan trọng để cân bằng sự can dự của Mỹ cân bằng với các lợi ích khu vực. Nếu Mỹ không chấp nhận những bổn phận và giới hạn của công ước cũng như các quyền của mình, thì vị thế của họ, ngay cả với các đồng minh, sẽ bị giảm sút.

Thay vì việc thừa nhận những điều khoản liên quan tới hàng hải, EEZ, và thềm lục địa của Tổng thống Reagan, uy tín của nước Mỹ như một nước tuân thủ nghiêm nhất luật pháp quốc tế đang bị suy yếu bởi thất bại của Oasinhtơn trong việc tham gia UNCLOS. Việc tham gia sẽ củng cố sự lãnh đạo của Mỹ trên biển, và sẽ giúp bảo vệ lợi ích của các bên trên Biển Đông.

Chính sách của Mỹ là, và nên vẫn, thể hiện và yêu cầu tuân thủ những quyền hàng hải và quyền bay và thúc đẩy giải pháp khu vực cho vấn đề quyền chủ quyền lãnh thổ và tài nguyên được xác định trong UNCLOS. Một yếu tố quan trọng của chiến lược này là cho nước Mỹ tham gia và công ước và tái thiết lập vị thế nhà vô địch trong tuân thủ luật quốc tế trên biển khi chúng ta được tận hưởng những quyền được UNCLOS thừa nhận

Hồng Cường dịch từ Tạp chí Proceedings, số 4/2011

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vũ khí phi hạt nhân uy lực nhất

Baodatviet.vn

Cập nhật lúc :9:06 AM, 13/07/2011

Nga đã sản xuất và thử nghiệm thành công bom chân không được trang bị trên máy bay ném bom chiến lược Tu-160 và được gọi là "Cha các loại bom"

Theo các chuyên gia quân sự Nga, sức mạnh và độ hủy diệt của bom chân không hoàn toàn có thể so sánh được với đầu đạn hạt nhân.

Các chuyên gia nhấn mạnh rằng, loại vũ khí này không gây ô nhiễm môi trường, giá thành để sản xuất cũng rẻ hơn nhiều so với sản xuất đầu đạn hạt nhân. Sự phát triển của loại vũ khí này hoàn toàn không vi phạm bất cứ điều ước nào của luật pháp quốc tế.

Trước đó, Mỹ là quốc gia đầu tiên phát triển và thử nghiệm thành công bom chân không vào năm 2003. Tại thời điểm đó, quả bom chân không của Mỹ được mạnh danh là “mẹ của tất cả các loại bom”.

Nga cũng đã phát triển một lối đi riêng của mình cho bom chân không, và được đặt tên là “cha của tất cả các loại bom”. Các thông số ghi nhận từ thử nghiệm cho thấy “Cha của các loại bom” vượt trội hơn nhiều so với “Mẹ của các loại bom”.

Posted Image

Cha của các loại bom được trang bị cho máy bay ném bom chiến lược Tu-160.

Bom chân không của Nga có khối lượng ít hơn của Mỹ nhưng sức mạnh của vụ nổ lại lớn hơn 4 lần, nhiệt độ tỏa tại tâm của vụ nổ cao hơn 2 lần, diện tích sát thương cao hơn 20 lần so với bom chân không của Mỹ.

Nguyên tắc hoạt động của bom chân không cũng khá đơn giản, chủ yếu dựa trên quá trình oxy hóa. Tương tự như vụ nổ khí metan trong các hầm mỏ, ứng dụng nguyên tắc của vụ nổ đám mây không khí UVCE. Tức là có thể tạo ra áp suất mà không cần có sự hiển diện của bình nén khí.

Nguyên liệu chế tạo bom chân không thường được trộn một tỷ lệ nhất định giữa vật liệu nổ và chất oxy hóa, thông thường theo tỷ lệ 15% và 75%.

Bom chân không sử dụng một loại đầu đạn đặc biệt có khả năng đốt cháy không khí tại tâm của vụ nổ từ đó tạo ra một vùng áp suất thấp. Vùng áp suất thấp này sẽ hút không khí từ xung quanh tạo thành một vùng không khí bị oxy hóa mạnh.

Vùng không khí bị oxy hóa này sẽ tỏa ra xung quanh và tạo thành sóng xung kích phá hủy tất cả mọi thứ trong một bán kính nhất định. Bán kính tàn phá của bom chân không tùy thuộc vào vùng áp thấp do đầu đạn tạo ra.

Posted Image

Vụ nổ của bom chân không tạo ra môt cột lửa hình nấm tương tự như vụ nổ hạt nhân.

Bom chân không “Cha các loại bom” của Nga được chế tạo từ hỗn hợp bao gồm nhiên liệu lỏng chất oxit ethylene cùng với một lượng hạt nano nhôm năng lượng cao.

Theo kết quả thử nghiệm, sóng xung kích tạo ra từ vụ nổ mạnh gấp 5-8 lần so với chất nổ thông thường. Phá hủy toàn bộ mọi thứ ở bán kính 90 mét từ tâm vụ nổ, ngay cả những cấu trúc cứng nhất.

Phá hủy hoàn toàn các kết cấu bê tông cốt thép ở bán kính 170 mét từ tâm vụ nổ, phá hủy toàn bộ nhà cửa với tường xây thông thường ở bán kính 300 mét, phá hủy một phần cấu trúc nhà cửa ở bán kính 400 mét. Làm vở kính cửa ở bán kính 1120 mét, hạ gục một người ở bán kính 2290 mét.

Tờ báo Telegraph của Anh gọi sự kiện thử nghiệm thành công bom chân không của Nga là “Một thách thức đối với phương Tây”.

Bom chân không có nhược điểm là không thể sử dụng dưới nước. Song bom chân không lại tỏ ra rất hữu ích trong việc tiêu diệt đối phương ở trong các đường hầm căn cứ kiên cố.

Tuy là vũ khí phi hạt nhân, nhưng với sức mạnh và sự tàn phá của nó, bom chân không vẫn được coi là một vũ khí giết người hàng loạt. Việc sử dụng vào chiến tranh của loại vũ khí này sẽ một thảm họa đối với nhân loại.

Trong chiến tranh Việt Nam, quân đội Mỹ cũng đã từng sử dụng một loại bom có nguyên tắc hoạt động tương tự là bom napan.

Quốc Việt (theo Topwar)

Ý KIẾN BẠN ĐỌC

Nguyễn Trung Hiếu

Đúng Mỹ là quốc gia đầu tiên chế tạo thành công bom chân không và đem sử dụng vào chiến tranh. Trong chiến tranh Việt Nam Mỹ đã sử dụng một loại bom chân không có tên BLU-82. Bom napan và đạn nhiệt áp có nguyên tắc hoạt động tương tự như bom chân không. Tại thời điểm đó, công nghệ bom chân không của Mỹ không đạt được sự hủy diệt ghê ghớm như bây giờ. Bom chân không của Nga tuy "sinh sau, đẻ muộn" nhưng không phải vì thế mà thành tựu của họ ít hơn so với Mỹ. Kết quả của thử nghiệm bom "cha các loại bom" cho kết quả vượt trội so với "mẹ các loại bom" của Mỹ được thử nghiệm vào năm 2003.

ka ka

Cả bom napan và bom chùm CBU đầu đã được Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam, cả hai bom này hoàn toàn khác với bom chân không, do đó nói Nga đi sau Mỹ những 40 năm là không đúng.

Nguyễn công Phát

Không phải bom Napan lân tinh mà là bom CBU triệt tiêu toàn bộ oxy, Mỹ đã dùng trong chiến tranh Việt Nam (cả thế giới điều biết ). Do đó, Nga đi sau gần 40 năm rồi bạn Quốc Việt ạ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hành động bành trướng chủ quyền phải chấm dứt!

Tác giả: CAITLYN L. ANTRIM VÀ GEORGE GALDORISIBài đã được xuất bản.: 13/07/2011 06:00 GMT+7

RedTRONG MỤC NÀY

(Đọc thêm)

Những hành động quyết đoán ngày càng tăng của Trung Quốc ở Biển Đông đang khiến mọi người lo ngại rằng quốc gia này đang tìm kiếm bá quyền trên lưng những người hàng xóm của mình ở Đông Nam Á cũng như trên lưng Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Trung Quốc đang có những hành động nhanh chóng và tuyên bố mơ hồ về chủ quyền trên và quanh Biển Đông. Mỹ có thể giúp giải quyết tình hình bằng cách tham gia Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển. Tiếp cận và sử dụng những lĩnh vực chung toàn cầu, đặc biệt là trên biển và trên vũ trụ là một yếu tố chủ chốt của sức mạnh quân sự và thương mại Mỹ.

Trong những thời điểm xảy ra chiến tranh, việc kiểm soát những lĩnh vực chung này có thể được thực hiện bằng các biện pháp quân sự.

Trong thời bình, nó được bảo đảm thông qua phản ứng quân sự có giới hạn khi những qui định về việc sử dụng những lợi ích chung bị xâm phạm. Trong một số trường hợp, một biến cố thời bình có thể nhanh chóng dẫn tới việc tái khẳng định sự tự do truyền thống trên biển.

Trong những trường hợp khác, nỗ lực kết hợp hơn, phối hợp giữa ngoại giao với biểu dương lực lượng, có thể là cần thiết để quay trở lại tuân thủ những chuẩn mực quốc tế. Sự kết hợp thứ hai có vẻ là hiệu quả hơn nếu áp dụng với Trung Quốc và Biển Đông.

Như Patrick Cronin và Paul Giarra gần đây đã nói: "Sự khẳng định của Trung Quốc với khu vực đang tăng lên nhanh chóng nhờ sức mạnh nội lực và phương thức triển khai sức mạnh. Những động cơ không mấy thân thiện của Bắc Kinh có vẻ như muốn mọi người chú ý tới việc Trung Quốc đang không tham gia vào Những giá trị chung toàn cầu."

Posted ImageMô hình tàu sân bay của Trung Quốc.Mặc dù không phải là một biểu hiện mới, nhưng những hành động quyết đoán ngày càng tăng của Trung Quốc ở Biển Đông đang khiến mọi người lo ngại rằng quốc gia này đang tìm kiếm bá quyền trên lưng những người hàng xóm của mình ở Đông Nam Á cũng như trên lưng Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Thách thức của Trung Quốc với những qui chuẩn quốc tế về luật biển liên quan tới quyền tự do trên biển là một việc không hề đơn giản. Biển Đông, với diện tích gần 650.000 dặm vuông, là nơi có tuyến đường biển đông đúc thứ hai trên thế giới, nối liền với Eo Singapore ở phía nam, và mũi phía bắc Đài Loan ở phía bắc, là nơi tiếp giáp với Trung Quốc, Đài Loan, Philippine, Indonesia, Brunei, Malaysia, Singapore, và Việt Nam. Theo báo cáo năm 2006 "gần 50% lượng dầu thô, và 66% lượng khí đốt tự nhiên của thế giới cùng 40% thương mại toàn cầu đi qua vùng biển này.

Quyền tự do đi lại không chỉ là vấn đề quan trọng đối với khu vực. Năng lượng là một vấn đề, vì đáy biển được cho là có chứa dầu và khí, tạo ra quyền về lợi ích kinh tế của các quốc gia ven biển và lợi ích an ninh với lĩnh vực công nghiệp đang khát tài nguyên và năng lượng của Trung Quốc.

Những yếu tố chiến lược và kinh tế ở Biển Đông đã dẫn tới những tranh chấp chủ quyền và việc kiểm soát khoáng sản cũng như các hoạt động ở đó. Là một cường quốc toàn cầu với những lợi ích trong khu vực này, Mỹ phải phối hợp với các bạn bè, đồng minh và đối tác, bao gồm cả Trung Quốc, để bảo vệ quyền của mình theo luật pháp quốc tế.

Vùng biển với những căng thẳng

Với vị thế chiến lược và giá trị tiềm năng của các nguồn năng lượng, Biển Đông đã trở thành một vùng căng thẳng và xung đột cho cả các quốc gia ven biển và cho nước Mỹ. Theo dữ liệu của Hội đồng thông tin năng lượng Mỹ trong giai đoạn 1974-2001 có:

  • 4 cuộc xung đột vũ trang trên biển giữa Trung Quốc và Việt Nam, dẫn tới thương vong của 88 binh sĩ
  • 8 biến cố, kể cả nổ súng giữa các tàu chiến Trung Quốc và tàu chiến Philippines
  • Ba biến cố giữa Việt Nam và Philippines
  • Một biến cố giữa Philippines và Malaysia, và một biến cố giữa Đài Loan và Việt Nam.
Bên cạnh những biến cố này là những va chạm giữa Mỹ và Trung Quốc, bao gồm cả vụ va chạm hồi tháng 4/2001 giữa một máy bay phản lực Trung Quốc và máy bay EP-3E Aries II của Hải quân Mỹ khi máy bay EP-3E đang bay tuần trên Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) khoảng 70 hải lý từ căn cứ tàu ngầm lớn của Trung Quốc trên đảo Hải Nam, phía Tây Bắc đảo Hoàng Sa, dẫn tới việc máy bay phản lực của Trung Quốc bị rơi xuống biển, phi công chết, và máy bay của Mỹ phải hạ cánh khẩn cấp xuống đảo Hải Nam.

Năm 2009, tàu USNS Impeccable (T-AGOS-23) đã bị quấy rối khi đang tiến hành hoạt động cảnh giới ở vùng biển quốc tế, cũng cách hơn 70 hải lý từ đảo Hải Nam.

Những biến cố tương tự liên quan tới tàu USNS Bowditch (T-AGS-62), năm 2001 và 2002 ở vùng Đặc quyền kinh tế của Trung Quốc trên Biển Hoàng Hải.

Điểm chung của hầu hết các cuộc đụng độ, va chạm này là quan niệm của Trung Quốc về an ninh quốc gia và trách nhiệm quốc tế. Bắc Kinh tự coi mình đang cạnh tranh với các quốc gia láng giềng về việc kiểm soát các nguồn năng lượng dưới đáy biển Biển Đông. Với Mỹ, Trung Quốc coi đây là một lực lượng mạnh có thể đe dọa những lợi ích của họ cả khi là một đối thủ đơn lẻ hay khi phối hợp với các quốc gia láng giềng trên Biển Đông.

Những tuyên bố của Trung Quốc đối với những nguồn tài nguyên này dựa một phần vào những tuyên bố lịch sử được phác họa trên một bản đồ trong đó có 9 đường đứt đoạn ám chỉ mức độ nào đó quyền lợi với hầu như toàn bộ vùng biển trong khu vực (một tuyên bố tương tự đã được Đài Loan đưa ra).

Với hoạt động của Hải quân Mỹ, Trung Quốc đã cho rằng Công ước về Luật biển Quốc tế năm 1982 nghiêm cấm hoạt động quân sự của nước ngoài trong vùng Đặc quyền kinh tế của mỗi nước, một nội dung không hề có trong công ước. Trung Quốc đã gia tăng sự bành trướng bằng tuyên bố rằng việc kiểm soát Biển Đông và những nguồn tài nguyên ở đó là lợi ích cốt lõi của quốc gia tương tự như những gì Bắc Kinh tuyên bố với Tây Tạng, Đài Loan và Tân Cương.

Tuy nhiên, tuyên bố của Trung Quốc là rất mơ hồ. Liệu đường đứt đoạn 9 vạch có thể hiện tuyên bố chủ quyền đối với Biển Đông và vùng đáy biển, hay nó chỉ áp dụng với những hòn đảo và vùng biển ở chính những vạch này? Liệu những tuyên bố có thực sự là "lợi ích cốt lõi", hay chúng chỉ là điểm khởi đầu cho việc đàm phán phân chia vùng đáng cá và khai thác nguồn năng lượng trong khu vực?

Những lập luận và hành động của Trung Quốc phản ánh quan điểm khu vực của Bắc Kinh và việc nó sẵn sàng sử dụng sức mạnh quân sự để tranh giành những lợi ích khu vực. Việc này đang thay đổi khi Trung Quốc đang ngày càng phải dựa vào những tuyến đường biển xa để có được những nguyên liệu chiến lược và cực kỳ quan trọng, đặc biệt là năng lượng từ Vịnh Pécxích, khoáng sản từ Châu Phi, và gần đây là những nguồn tài nguyên ở Bắc Cực. An ninh của những tuyến đường biển đang trở thành một phần trong quan điểm chiến lược về thế giới của Bắc Kinh.

Trung Quốc đã tham gia các cuộc tuần tra chống cướp biển trên Vịnh Ađen. Bắc Kinh cũng vận hành một tàu phá băng ở Bắc Cực, đảm trách vai trò quan sát viên trong Hội đồng Bắc Cực, và đã tham gia vào các cuộc đàm phán thương mại với những người dân bản xứ ở Canađa. Có vẻ như người Trung Quốc đang theo đuổi hai chính sách khác nhau và xung khắc nhau: kiểm soát vùng biển khu vực bên ngoài những vùng lãnh hải của họ và việc tự do đi lại trên những vùng biển khu vực và vùng đặc quyền kinh tế của các quốc gia ven biển khác. Những hành động của Trung Quốc nhằm bá quyền khu vực cũng rất mơ hồ. Bắc Kinh đã đảm nhận vai trò quan sát viên trong Hội đồng Bắc Cực đồng thời cũng tìm cách làm giảm vai trò của Mỹ trong mối quan hệ Trung Quốc-ASEAN.

Những vấn đề khu vực và luật quốc tế

Trong khi Mỹ và Trung Quốc đối đầu với nhau về những hoạt động trên biển trong Vùng đặc quyền kinh tế, thì phần còn lại của khu vực phải giải quyết được mê cung của những tuyên bố chồng lấn đối với nguồn tài nguyên trên Biển Đông. Trung Quốc đã nỗ lực mở rộng quyền của mình trên biển và dưới đáy biển, đôi khi bằng lực lượng. Những quốc gia láng giềng nhỏ hơn phải dựa vào những phản đối ngoại giao và phản ứng quân sự có giới hạn và việc sử dụng áp lực quốc tế phù hợp với luật quốc tế và việc ngăn cấm xâm lược.

Tất cả các quốc gia ven biển trong khu vực là thành viên của UNCLOS, vì thế đó là cơ sở pháp lý chung cho việc xác định quyền chủ quyền ở Biển Đông. Dù Mỹ vẫn chưa tham gia công ước, nhưng Oasinhtơn áp dụng tuyên bố của cựu Tổng thống Ronald Reagan năm 1983 trong đó ông nói rằng nước Mỹ áp dụng các điều khoản về hàng hải, Vùng đặc quyền kinh tế, và thềm lục địa trong sự nhân nhượng lẫn nhau với các quốc gia khác. Công ước giải quyết được cả hai vấn đề cốt lõi liên quan tới các hoạt động ở EEZ.

Hàng hải trong EEZ: Các quốc gia ven biển có quyền kiểm soát nguồn hải sản và tài nguyên thiên nhiên trong khi quyền đi lại ở những vùng biển xa vẫn được bảo đảm cho các tàu thuyền và máy bay. Máy bay cảnh giới quân sự cũng được phép hoạt động trên EEZ; việc cảnh giới chỉ bị cấm trong vùng lãnh hải các quốc gia.

Quyền chủ quyền trong EEZ và Thềm lục địa: Công ước thừa nhận những đặc quyền đối với nguồn hải sản và khoáng sản trong EEZ tính từ bờ biển và những đảo có thể sống được (có người sinh sống).

Những đảo không thể sống được (không có người sinh sống) thì không có EEZ, chỉ có vùng biển 12 dặm bao quanh. Những tranh chấp việc kiểm soát các nguồn tài nguyên trên Biển Đông tập trung chủ yếu vào tranh chấp các đảo và quyền chủ quyền trong những vùng EEZ quanh đảo, và tranh chấp về việc liệu chúng chỉ là những vùng đá nhô lên hay là đảo. Những tuyên bố của Trung Quốc và của một số quốc gia khác đôi khi là phi lý nếu xem xét tới yếu tố lịch sử và có thể sống được.

Những quan điểm xung đột nhau của Trung Quốc

Những nỗ lực nhằm mở rộng quyền kiểm soát của Trung Quốc đối với vùng Biển Đông đã vi phạm UNCLOS. Những ví dụ về việc vi phạm của Trung Quốc bao gồm:

  • Tuyên bố rằng các máy bay quân sự không có quyền bay trên các EEZ: việc bay trên EEZ đã được thừa nhận trong công ước, và máy bay cảnh giới quân sự không phải là một ngoại lệ
  • Ngăn chặn các tàu của chính phủ Mỹ khi chúng hoạt động bên ngoài phạm vi 12 hải lý lãnh hải, đáng chú ý là việc ngăn chặn tàu USNS Impeccable và tàu USNS Bowditch vì chúng "đang hoạt động trong vùng Đặc quyền kinh tế của Trung Quốc.
  • Tuyên bố rằng những hòn đảo không có người sinh sống ở Hoàng Sa và Trường Sa đã có thể sống được, vì thế Trung Quốc có thể tuyên bố chúng là những đảo có vùng đặc quyền kinh tế lên tới 200 hải lý, và việc tham gia vào những chiến dịch quân sự để giành quyền kiểm soát các đảo đá từ tay các nước khác trong khu vực.
Lý lẽ biện minh cho những hành động này của Trung Quốc là rất khó chấp nhận, cho dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Ở Biển Đông, thậm chí còn khó chấp nhận hơn.

Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân, Đô đốc Mike Mullen gần đây đã nói rằng: "Những hành động đầu tư mạnh mẽ gần đây của Trung Quốc vào khả năng viễn chinh trên biển và những loại máy bay hiện đại dường như không nằm trong mục tiêu được tuyên bố là phòng thủ đất nước của Bắc Kinh."

Trong khi đó Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates lên án các sĩ quan quân sự hàng đầu Trung Quốc đã không tuân thủ các chính sách mà những nhà lãnh đạo cấp cao của họ đã vạch ra nhằm phát triển những lĩnh vực khác của mối quan hệ Mỹ - Trung Quốc.

Là một quốc gia rộng lớn và ngày càng công nghiệp hóa, Trung Quốc rất quan tâm tới vấn đề tiếp cận các nguồn nguyên liệu chiến lược và thiết yếu, đặc biêt là dầu lửa và khí đốt cũng như các nguồn nguyên liệu cho công nghiệp. Về ngắn hạn, Trung Quốc có thể đưa những mối quan tâm trong khu vực lên là ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, khi quốc gia này lớn mạnh và trở thành một cường quốc kinh tế toàn cầu, nó sẽ nhận ra rằng tự do hàng hải và tự do bay trên khắp thế giới là cần thiết đối với an ninh của mình.

Sự phụ thuộc ngày càng tăng vào những tuyến đường biển để nhập khẩu dầu thô và khoáng sản cũng như việc tiếp cận các thị trường xuất khẩu sẽ thúc đẩy việc chuyển trọng tâm ưu tiên sang sự cơ động toàn cầu thay vì kiểm soát toàn bộ vùng biển trong vùng.

Một lý do chính khiến Trung Quốc ủng hộ UNCLOS là điều khoản "tuyến trung chuyển" theo đó khẳng định việc tự do đi lại của các tàu thương mại và tàu chiến đang ngày càng cần thiết để hộ tống họ qua Eo biểnsingapore và Malacca, Eo Hormuz, và những nút cổ chai khác mà các con tàu nhập khẩu quan trọng của họ phải đi qua.

Vai trò của Mỹ trên Biển Đông

Những quan tâm của Trung Quốc về quyền đối với vùng Biển Đông đã được chỉ rõ trong bản đồ "chín đoạn" vốn bao trọn toàn bộ những vùng biển quốc tế và những vùng thuộc EEZ của các quốc gia khác trong khu vực. Việc đưa ra tuyên bố này, vốn xâm hại nghiệm trọng các tuyên bố chủ quyền của các quốc gia ven biển khác trong khu vực, đã tạo ra tình huống trong đó Mỹ có vai trò cân bằng năng lực hải quân khu vực ngày càng tăng của Trung Quốc.

Trong chuyến thăm Hà Nội năm 2010, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã đề cập tới những tranh chấp và nhấn mạnh sự cần thiết có một giải pháp khu vực. Dù có vẻ như Trung Quốc muốn giải quyết vấn đề này với từng quốc gia riêng rẽ trong khu vực, cách tiếp cận đa phương được các quốc gia nhỏ hơn lựa chọn và nó tốt hơn với việc cân bằng sức mạnh ngày một tăng của Trung Quốc. Ý thức được vấn đề này, Trung Quốc đã phản đối việc Ngoại trưởng Clinton ủng hộ cho cách tiếp cận đa phương. Tuy nhiên, cuối cùng lợi ích của việc phát triển kinh tế và trầm tích dầu lửa và khí đốt trong khu vực phụ thuộc vào một giải pháp khu vực thỏa đáng giữa các quốc gia biển. Mỹ quan tâm tới việc bảo đảm rằng một tiến trình hòa bình dẫn tới một giải pháp thỏa đáng được thực thi.

Mỹ phụ thuộc vào sự ủng hộ của các thành viên ASEAN để duy trì hoạt động hiệu quả trên Biển Đông, vì thế phản ứng của nước này với Trung Quốc phải tôn trọng lợi ích và mối quan tâm của khu vực. Dù Mỹ được nhiều quốc gia thành viên coi là một người bạn, nhưng họ cũng biết rằng có những lúc lợi ích của họ là khác xa những lợi ích của Mỹ. Oasinhtơn không thể coi sự ủng hộ của các quốc gia này là điều hiển nhiên. Nếu làm như vậy có thể làm suy yếu những phản ứng chung trước sự bành trướng của Trung Quốc; nó có thể khiến những sáng kiến biển đa phương khác gặp rủi ro, như Sáng kiến an ninh phổ biến và Nghị quyết chống cướp biển của Hội đồng Bảo an LHQ.

Các quốc gia thành viên ASEAN phải được bảo đảm rằng Mỹ sẽ tạo ra sự cân bằng với cường quốc ngày một mạnh lên đó mà không trở thành một mối đe dọa tới lợi ích của họ. Mỹ có thể chứng minh điều này bằng cách nhấn mạnh rằng hành động của mình sẽ phù hợp với UNCLOS. Chỉ khi những hành động của Mỹ phù hợp với công ước, các quốc gia ASEAN mới cảm thấy yên tâm trong các hoạt động trên biển của Mỹ trong khu vực, và Trung Quốc sẽ biết rằng có những giới hạn ràng buộc các hoạt động của Mỹ trong khu vực.

Trong khi sự niềm tin đối với cam kết của Mỹ theo công ước hiện không được đề cao vì vị thế không phải là thành viên của công ước, việc này có thể vượt qua bằng cách hoàn tất những nỗ lực của chính quyền trước nhằm bảo đảm sự tư vấn và đồng thuận của Thượng viện trong việc tham gia công ước và sau đó đệ trình phê chuẩn công ước này.

Tương lai sẽ như thế nào?

Với cố gắng gia tăng sự kiểm soát và rộng chủ quyền của mình trên Biển Đông bằng cách áp dụng cơ sở pháp lý trong nước với những vùng biển quốc tế, Trung Quốc đã tạo ra xung đột với các quốc gia láng giềng và vi phạm UNCLOS. Những tuyên bố của Trung Quốc không chỉ đơn thuần đe dọa việc đi lại trên Biển Đông. Chúng còn là mối đe dọa đối với những lĩnh vực chung toàn cầu và với luật pháp quốc tế vốn đã được phát triển để bảo vệ quyền lợi của các quốc gia ven biển và những quốc gia ở xa biển trên thế giới.

Những nỗ lực nhằm tranh giành những lợi ích cục bộ của Trung Quốc là rất thiển cận. Bắc Kinh đang phát triển trở thành một cường quốc toàn cầu với những lợi ích của chính mình trong việc tiếp cận và sử dụng những lĩnh vực chung toàn cầu. Trên thực tế sự cân bằng giữa những lợi ích ven biển và mối quan tâm biển xa giờ đây có thể đang trong quá trình hướng tới cái thứ hai. Gail Harris, viết cuốn Nhà ngoại giao rằng: "Những nhà chiến lược Trung Quốc giờ đây cũng tin rằng để bảo vệ sự phát triển kinh tế của mình, họ phải duy trì an ninh những tuyến đường hàng hải, thứ đòi hỏi một lực lượng hải quân đủ mạnh, hoạt động tốt ở không chỉ những vùng biển ven bờ."

Với việc cảnh giới ở EEZ, Trung Quốc có thể trở nên quen với sự giám sát của Mỹ như nước Mỹ đã làm trong thời Chiến tranh Lạnh khi giám sát các "tàu đánh cá" của Liên Xô bên ngoài vùng biển của họ. Nhiều khả năng Trung Quốc sẽ giám sát việc đến và đi của Mỹ và các tàu chiến khác từ những trạm bên ngoài lãnh hải của các quốc gia khác bằng cách sử dụng những hạm đội tàu ngầm hiện đại hoạt động không cần không khí, và rất ít phát ra âm thanh.

Về lâu dài, những lợi ích toàn cầu ngày một tăng của Trung Quốc sẽ dẫn tới việc Bắc Kinh ủng hộ những tự do hàng hải tương tự vốn đã được các quốc gia thương mại toàn cầu khác đấu tranh. Cho tới khi đó, Mỹ phải bảo vệ các quyền tự do hàng hải theo đúng Luật Biển bằng cách tiếp tục chứng minh việc tuân thủ nó. Mỹ đồng thời cũng phải ủng hộ nỗ lực của các quốc gia ven biển nhằm đạt tới sự phân chia công bằng EEZ và thềm lục địa.

Chiến lược rộng hơn của Mỹ với Biển Đông phải theo ba tiêu chí. Thứ nhất, bảo vệ các quyền tự do hàng hải thông qua cả ngoại giao và biểu dương lực lượng. Thứ hai, làm việc với Hải quân Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc để giúp lực lượng này nhận ra rằng lợi ích lâu dài của Trung Quốc trong việc tự do hàng hải còn quan trọng hơn nhiều đối với an ninh quốc gia của họ so với những nỗ lực ngắn hạn nhằm giành quyền kiểm soát việc đi lại trong EEZ. Thứ ba, thúc đẩy nghị quyết khu vực và những tuyên bố quyền chủ quyền đối với các đảo và tài nguyên dưới đáy biển của Biển Đông dựa trên các điều khoản của UNCLOS.

Để đạt được điều này, Mỹ cũng phải thừa nhận rằng tầm ảnh hưởng khu vực phụ thuộc không chỉ vào sức mạnh mà còn vào việc thực thi đúng đắn, như Giáo sư Barry Posen đã nói:

"Việc kiểm soát những lĩnh vực chung sẽ tạo thêm ảnh hưởng và cho thấy sự hiệu quả hơn so với sức mạnh quân sự, nếu những quốc gia khác được thuyết phục rằng Mỹ quan tâm nhiều tới việc kiềm chế sự hiếu chiến trong khu vực hơn là giành được sự thống trị trong khu vực."

Một điều rất quan trọng là phải ghi nhớ rằng những bạn bè và đồng minh của Mỹ không muốn thấy Mỹ có vai trò toàn quyền trên Biển Đông. Với họ, UNCLOS là rất quan trọng để cân bằng sự can dự của Mỹ cân bằng với các lợi ích khu vực. Nếu Mỹ không chấp nhận những bổn phận và giới hạn của công ước cũng như các quyền của mình, thì vị thế của họ, ngay cả với các đồng minh, sẽ bị giảm sút.

Thay vì việc thừa nhận những điều khoản liên quan tới hàng hải, EEZ, và thềm lục địa của Tổng thống Reagan, uy tín của nước Mỹ như một nước tuân thủ nghiêm nhất luật pháp quốc tế đang bị suy yếu bởi thất bại của Oasinhtơn trong việc tham gia UNCLOS. Việc tham gia sẽ củng cố sự lãnh đạo của Mỹ trên biển, và sẽ giúp bảo vệ lợi ích của các bên trên Biển Đông.

Chính sách của Mỹ là, và nên vẫn, thể hiện và yêu cầu tuân thủ những quyền hàng hải và quyền bay và thúc đẩy giải pháp khu vực cho vấn đề quyền chủ quyền lãnh thổ và tài nguyên được xác định trong UNCLOS. Một yếu tố quan trọng của chiến lược này là cho nước Mỹ tham gia và công ước và tái thiết lập vị thế nhà vô địch trong tuân thủ luật quốc tế trên biển khi chúng ta được tận hưởng những quyền được UNCLOS thừa nhận

Hồng Cường dịch từ Tạp chí Proceedings, số 4/2011

Share this post


Link to post
Share on other sites

Một số nhân sĩ gửi kiến nghị bảo vệ và phát triển đất nước

Tác giả: Tuần Việt Nam

TRONG MỤC NÀY

Để vươn lên giành thời cơ, thoát hiểm họa, cả dân tộc ta, từ người lãnh đạo, cầm quyền đến người dân thường phải dấn thân cùng với cả nhân loại tiến bộ đấu tranh cho những giá trị đang là nền tảng cho một thế giới tiến bộ, đó là hòa bình, tự do dân chủ, quyền con người, bảo vệ môi trường, nhóm nhân sĩ kiến nghị.

Ngày 13/7/2011, 20 nhân sĩ, trí thức đã gửi bản kiến nghị đến Quốc hội và Bộ Chính trị về bảo vệ và phát triển đất nước trong tình hình hiện nay.

Bản kiến nghị gồm có 3 phần: phần 1 phân tích sâu về những sự kiện xảy ra gần đây trong quan hệ Việt - Trung, phần 2 nói về thực trạng còn nhiều bất cập trong nước và phần cuối cùng nêu 5 điểm kiến nghị với lãnh đạo Đảng và Quốc hội.

Trong danh sách ký tên đính kèm bản kiến nghị, có nhiều tên tuổi như ông Hồ Uy Liêm (Phó Chủ tịch thường trực Liên hiệp các hội khoa học Việt Nam (VUSTA)), Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh ( nguyên Đại sứ VN tại Trung Quốc), nhà nghiên cứu Trần Việt Phương, Trần Đức Nguyên (nguyên thành viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng), GS Hoàng Tụy, GS Nguyễn Huệ Chi, Nguyễn Trung, Phạm Chi Lan, Chu Hảo (nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học và công nghệ), nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu, Linh mục Huỳnh Công Minh, ông Lê Hiếu Đằng, Gs Tương Lai, Luật sư Trần Quốc Thuận, chuyên gia kinh tế Vũ Thành Tự Anh, Thiền sư Lê Mạnh Thát, nhà văn Nguyên Ngọc, Ts Nguyễn Xuân Diện, Nguyễn Hữu Châu Phan, Nguyễn Đình An.

"Độc lập, tự chủ và toàn vẹn lãnh thổ đang bị uy hiếp"

Trước tình hình Biển Đông nóng lên, nhóm nhân sĩ cho rằng, "Độc lập, tự chủ và toàn vẹn lãnh thổ của nước ta đang bị uy hiếp, xâm phạm nghiêm trọng".

"Từ khát vọng trở thành siêu cường, với vai trò là "công xưởng thế giới" và chủ nợ lớn nhất của thế giới, dưới chiêu bài "trỗi dậy hòa bình", Trung Quốc đang ra sức phát huy quyền lực dưới mọi hình thức, nhằm thâm nhập và lũng đoạn nhiều quốc gia trên khắp các châu lục...Thời gian gần đây, Trung Quốc đã có những bước leo thang nghiêm trọng trong việc thực hiện âm mưu độc chiếm Biển Đông với nhiều hành động bất chấp luật pháp quốc tế, ngang nhiên xâm phạm chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải của các quốc gia giáp Biển Đông. Trung Quốc tự ý vạch ra cái gọi là "đường chữ U 9 đoạn", thường được gọi là "đường lưỡi bò", chiếm hơn 80% diện tích Biển Đông, nhiều lần tuyên bố trước thế giới toàn bộ vùng "lưỡi bò" này thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Trung Quốc và đã liên tục tiến hành nhiều hoạt động bất hợp pháp trên Biển Đông để khẳng định yêu sách trái luật quốc tế này.

Hiện nay Trung Quốc đang ráo riết tăng cường lực lượng hải quân, chuẩn bị giàn khoan lớn, tiến hành nhiều hoạt động quân sự hoặc phi quân sự ngày càng sâu vào vùng biển các quốc gia trong vùng này, gắn liền với những hoạt động chia rẽ các nước ASEAN trong quan hệ với Trung Quốc.

Trên vùng Biển Đông thuộc lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, năm 1974 Trung Quốc đã tấn công chiếm nốt các đảo ở Hoàng Sa, năm 1988 đánh chiếm thêm 7 đảo và bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa của ta; từ đó đến nay thường xuyên tiến hành các hoạt động uy hiếp và xâm phạm vùng biển thuộc chủ quyền của nước ta, như tự ý ra lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông, xua đuổi, bắt giữ, cướp tài sản của các tàu đánh cá trên vùng này, gây sức ép để ngăn chặn hoặc đòi hủy bỏ các hợp đồng mà các tập đoàn kinh doanh dầu khí của nước ngoài đang hợp tác với Việt Nam, liên tục cho các tàu hải giám đi tuần tra như đi trên biển riêng của nước mình. Gần đây nhất, tàu Trung Quốc cắt cáp quang và thực hiện nhiều hành động phá hoại khác đối với tàu Bình Minh 02 và tàu Viking II của ta đang hoạt động trong vùng thuộc đặc quyền kinh tế của Việt Nam; đó là những bước leo thang nghiêm trọng trong các chuỗi hoạt động uy hiếp, lấn chiếm vùng biển của nước ta.

Vị trí địa lý tự nhiên, vị thế địa chính trị và địa kinh tế trong bối cảnh quốc tế hiện nay khiến cho Việt Nam bị Trung Quốc coi là chướng ngại vật trên con đường tiến ra biển phía Nam để vươn lên thành siêu cường...", bản kiến nghị viết.

Posted Image

Từ phân tích trên, nhóm nhân sĩ cho rằng "xem xét cục diện quan hệ hai nước, phải nhìn nhận thẳng thắn rằng Trung Quốc đã đi được những bước quan trọng trong việc thực hiện ý đồ chiến lược của họ".

Kiến nghị dẫn chứng: Nhập siêu của ta từ Trung Quốc mấy năm qua tăng rất nhanh (năm 2010 gấp 2,8 lần năm 2006) và từ năm 2009 xấp xỉ bằng kim ngạch xuất siêu của nước ta với toàn thế giới. Hiện nay, nước ta phải nhập khẩu từ Trung Quốc khoảng 80-90% nguyên vật liệu cho công nghiệp gia công của ta, một khối lượng khá lớn xăng dầu, điện, nguyên liệu và thiết bị cho những ngành kinh tế khác; khoảng 1/5 kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc là hàng tiêu dùng, chưa kể một khối lượng tương đương như thế vào nước ta theo đường nhập lậu. Đặc biệt nghiêm trọng là trong những năm gần đây, 90% các công trình kinh tế quan trọng như các nhà máy điện, luyện kim, hóa chất, khai thác bô-xít, khai thác ti-tan... được xây dựng theo kiểu chìa khóa trao tay (EPC) rơi vào tay các nhà thầu Trung Quốc với nhiều hệ quả khôn lường.

Trong khi đó Trung Quốc nhập khẩu từ nước ta chủ yếu dưới dạng vơ vét nguyên liệu, nông sản và khoáng sản, với nhiều hệ quả tàn phá môi trường. Ngoài ra còn nạn cho Trung Quốc thuê đất, thuê rừng ở vùng giáp biên giới, nạn tiền giả từ Trung Quốc tung vào. Sự yếu kém của nền kinh tế trong nước chính là mảnh đất màu mỡ cho sự xâm nhập, thậm chí có mặt chi phối, lũng đoạn về kinh tế của Trung Quốc. Chưa nói tới hệ quả khôn lường của việc Trung Quốc xây nhiều đập trên thượng nguồn hai con sông lớn chảy qua nước ta.

Cũng không thể xem thường sự xâm nhập của Trung Quốc vào các nước xung quanh ta. Nếu Trung Quốc thực hiện được mưu đồ độc chiếm Biển Đông, Việt Nam coi như bị bịt đường đi ra thế giới bên ngoài.

Trong khi đó tình hình đất nước lại có nhiều khó khăn và mối nguy lớn...

Theo các nhân sĩ trên, do "vị trí địa lý nước ta không thể chuyển dịch đi nơi khác, nên toàn bộ thực tế hiện nay buộc dân tộc ta phải tạo được bước ngoặt có ý nghĩa quyết định đối với vận mệnh của đất nước: Là nước láng giềng bên cạnh Trung Quốc đầy tham vọng đang trên đường trở thành siêu cường, Việt Nam phải bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền quốc gia, trở thành một đối tác được Trung Quốc tôn trọng, tạo ra một mối quan hệ song phương thật sự vì hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển.

Mặt trận gìn giữ lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, biển đảo, vùng trời của nước ta trong Biển Đông đang rất nóng do các bước leo thang lấn chiếm ngày càng nghiêm trọng của Trung Quốc... Tuy nhiên, mặt trận nguy hiểm nhất đối với nước ta mà Trung Quốc muốn dồn quyền lực và ảnh hưởng để thực hiện, đó là: thâm nhập, lũng đoạn mọi mặt đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa của nước ta...

Sự xuất hiện một Trung Quốc đang cố trở thành siêu cường với nhiều mưu đồ và hành động trái luật pháp quốc tế, bất chấp đạo lý, gây nhiều tác động xáo trộn thế giới, tạo ra một cục diện mới đối với nước ta trong quan hệ quốc tế: Hầu hết mọi quốc gia trên thế giới, có lẽ ngoại trừ Trung Quốc, đều mong muốn có một Việt Nam độc lập tự chủ, giàu mạnh, phát triển, có khả năng góp phần xứng đáng vào gìn giữ hòa bình và ổn định trong khu vực, thúc đẩy những mối quan hệ hữu nghị, hợp tác vì sự bình yên và phồn vinh của tất các các nước hữu quan trong khu vực và trên thế giới"

Các nhân sĩ này cho rằng: "cục diện thế giới mới này là cơ hội lớn, mở ra cho đất nước ta khả năng chưa từng có trong công cuộc phát triển và bảo vệ Tổ quốc, qua đó giành được cho nước ta vị thế quốc tế xứng đáng trong thế giới văn minh ngày nay. Để vươn lên giành thời cơ, thoát hiểm họa, cả dân tộc ta, từ người lãnh đạo, cầm quyền đến người dân thường phải dấn thân cùng với cả nhân loại tiến bộ đấu tranh cho những giá trị đang là nền tảng cho một thế giới tiến bộ, đó là hòa bình, tự do dân chủ, quyền con người, bảo vệ môi trường

Kiến nghị 5 điểm

Từ những phân tích trên, các nhân sĩ "khẩn thiết kiến nghị với Quốc hội và Bộ Chính trị"

1. Công bố trước toàn thể nhân dân ta và nhân dân toàn thế giới thực trạng quan hệ Việt - Trung; nêu rõ những căn cứ phù hợp với luật pháp quốc tế, có sức thuyết phục về chủ quyền của Việt Nam đối với biển đảo ở vùng Biển Đông để làm sáng tỏ chính nghĩa của nước ta; khẳng định thiện chí trước sau như một của nước ta xây dựng, gìn giữ quan hệ hữu nghị, hợp tác láng giềng tốt với Trung Quốc, nhưng quyết tâm bảo vệ độc lập, chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ quốc gia của mình ... Chúng ta luôn phân biệt những mưu đồ và hành động phi đạo lý và trái luật pháp quốc tế của một bộ phận giới lãnh đạo Trung quốc, khác với tình cảm và thái độ thân thiện của đông đảo nhân dân Trung quốc đối với nhân dân Việt Nam. Chúng ta sẵn sàng là bạn và đối tác tin cậy của tất cả các nước, đặc biệt coi trọng quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước Đông Nam Á và các nước lớn, cùng với các nước có liên quan giải quyết hoà bình các vấn đề tranh chấp ở Biển Đông.

2. Trình bày rõ với toàn dân thực trạng đất nước hiện nay, thức tỉnh mọi người về những nguy cơ đang đe dọa vận mệnh của Tổ quốc, dấy lên sự đồng lòng và quyết tâm của toàn dân đem hết sức mạnh vật chất, tinh thần, trí tuệ để bảo vệ và phát triển đất nước. Cải cách sâu sắc, toàn diện về giáo dục và kinh tế ngày càng trở thành yêu cầu cấp thiết, là kế sâu rễ bền gốc để nâng cao dân trí, dân tâm, dân sinh làm cơ sở cho quá trình tự cường dân tộc và nền tảng cho sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước.

3. Tìm mọi cách thực hiện đầy đủ các quyền tự do, dân chủ của nhân dân đã được Hiến pháp quy định, nhằm giải phóng và phát huy ý chí và năng lực của nhân dân cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tận dụng được cơ hội mới, đáp ứng được những đòi hỏi và thách thức mới của tình hình khu vực và thế giới hiện nay.

4. Kêu gọi toàn thể quốc dân đồng bào, mọi người Việt Nam ở trong nước và ở nước ngoài, không phân biệt chính kiến, tôn giáo, dân tộc, địa vị xã hội, hãy cùng nhau thực hiện hòa hợp, hòa giải, đoàn kết dân tộc với lòng yêu nước, tinh thần vị tha và khoan dung. Tất cả hãy cùng nhau khép lại quá khứ, đặt lợi ích quốc gia lên trên hết, để từ nay tất cả mọi người đều một lòng một dạ cùng nắm tay nhau đứng chung trên một trận tuyến vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, cùng nhau dốc lòng đem hết trí tuệ, nghị lực sáng tạo và nhiệt tình yêu nước xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của chúng ta.

5. Lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam với tính cách là đảng cầm quyền duy nhất và cũng là người chịu trách nhiệm toàn diện về tình hình đất nước hiện nay, đặt lợi ích quốc gia lên trên hết, giương cao ngọn cờ dân tộc và dân chủ đẩy mạnh cuộc cải cách chính trị, giải phóng mọi tiềm năng của nhân dân cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đẩy lùi mọi tệ nạn tham nhũng và tha hóa, đưa đất nước thoát ra khỏi tình trạng yếu kém và lệ thuộc hiện nay, chuyển sang thời kỳ phát triển bền vững, đưa dân tộc ta đồng hành với cả nhân loại tiến bộ vì hòa bình, tự do dân chủ, quyền con người, bảo vệ môi trường.

===

Hiền lành là có hiểu biết nhưng đường hoàng trong cư xử. Nhu nhược là dốt nát, dối trên, lừa dưới & lệ thuộc.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ngư dân Việt Nam bị Trung Quốc đánh, tịch thu tài sản - Bộ Ngoại Giao chưa lên tiếng.

(PL)- Trước đó, khoảng 10 giờ ngày 5/7/2011, tại phía đông bắc quần đảo Hoàng Sa, các ngư dân trên đang đánh lưới cản thì có một tàu chiến của Trung Quốc mang số hiệu 44861 đuổi theo. Tàu chiến thả một canô chở 10 lính trang bị tiểu liên và dùi cui xông lên tàu, đánh đập thuyền trưởng Nguyễn Thừa, thuyền trưởng tàu QNG-98868 TS, và lục soát thu giữ khoảng một tấn cá. Sau đó, lính Trung Quốc đuổi các ngư dân, không cho đánh cá ở vùng biển này. Ông Thừa cho tàu tiếp tục đi đánh bắt để kiếm tổn phí, sau đó mới vào bờ và báo cáo sự việc.

Ngày 13/7/2011, báo Pháp Luật đưa tin từ Đồn biên phòng Mỹ Á thuộc bộ đội biên phòng Quảng Ngãi cho biết: các ngư dân trên tàu cá QNG-98868 TS do ông Nguyễn Thừa (ngụ xã Phổ Quang, huyện Đức Phổ, Quảng Ngãi) làm chủ đã bị lính Trung Quốc đánh đập, tịch thu tài sản và xua đuổi khi đang đánh bắt cá trên vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam.

Từ nhiều năm nay, binh lính Trung Quốc thường xuyên quấy nhiễu đánh đập bắt giữ tàu và ngư dân Việt Nam để đòi tiền chuộc, khi họ đang đánh bắt cá tại vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam. Những hành động này của Trung Quốc đã khiến cho ngư dân Việt Nam lâm vào cảnh bần cùng.

Cùng ngày 13/7/2011, theo kế hoạch, đại diện Bộ Ngọai giao có cuộc gặp với các nhân sĩ ký tên vào bản kiến nghị yêu cầu Bộ Ngọai giao cung cấp thông tin về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc. Nhóm nhân sĩ trí thức muốn có cuộc tham vấn chính thức trước khi trả lời phỏng vấn cho các hãng truyền thông nước ngoài.

18 vị nhân sĩ trí thức đã ký tên vào bản kiến nghị hầu hết là các bậc lão thành quyền cao chức trọng và đã đảm nhận các trọng trách trong chính quyền, trong đó có: thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, giáo sư Hòang Tụy, giáo sư Phạm Duy Hiển, giáo sư Nguyễn Huệ Chi, tiến sĩ Nguyễn Quang A, tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện và luật sư Trần Vũ Hải...

QUÂN MẤT DẠY. TỘI NGHIỆP NHỮNG NGƯỜI NGƯ DÂN. KIỂU NÀY THÌ TÁN GIA, BẠI SẢN THÔI.Posted Image

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chiến tranh vẫn có thể xảy ra

Tác giả: Hugh White

TRONG MỤC NÀY

Sự kiên nhẫn của giới lãnh đạo Trung Quốc theo đuổi các mục tiêu của họ - "không bao giờ đòi vai trò lãnh đạo" trong câu nổi tiếng của Đặng Tiểu Bình - khiến các ý định của họ trở nên khó phán đoán.

>> Phần 1

Mỹ tránh đưa giải pháp đối phó với sự nổi lên của Trung Quốc

Chính sách của Mỹ với Trung Quốc đang tránh né vấn đề Mỹ sẽ làm gì để đối phó với sự nổi lên của Trung Quốc. Các nhà hoạch định chính sách có xu hướng dựa vào cụm từ "cổ đông có trách nhiệm".

Được nhắc tới lần đầu tiên bởi Thứ trưởng Ngoại giao Robert Zoellick, cụm từ này đã được dùng để mô tả vai trò mà Washington tin rằng Trung Quốc cần phải làm khi trở nên hùng mạnh hơn. Đây được hoan nghênh là hình mẫu cho một chính sách thực dụng và hướng về tương lai, cho thấy sự cần thiết phải phản ứng tích cực với sức mạnh đang gia tăng của Trung Quốc, nhưng cụm từ này hoàn toàn không đồng nghĩa với việc thừa nhận rằng địa vị của Trung Quốc đặt họ vào vị trí người lãnh đạo, đặc biệt là ở châu Á.

Cụm từ này có thể áp dụng công bằng với bất kỳ nước nào tham gia hệ thống quốc tế. Australia cũng là một cổ đông có trách nhiệm như Tonga vậy.

Yếu tố quan trọng thứ hai trong chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc là "bao vây": tức là Mỹ nên vừa cam kết với Trung Quốc nhằm hy vọng nước này sẽ hành xử như một thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, đồng thời tiến hành những bước để có thể chống lại Trung Quốc nếu nước này bắt đầu các hành vi thiếu trách nhiệm. Nhìn bề ngoài, một chính sách bao vây như vậy hoàn toàn có lý, nhưng mọi chuyện phụ thuộc vào việc coi hành vi nào sẽ dẫn tới sự thay đổi từ cam kết sang phản đối.

Một hành vi không thể chấp nhận là hành vi bị giới hạn trong cách ứng xử quốc tế, vi phạm Hiến chương Liên hợp quốc, hay có tiêu chuẩn nào khắt khe hơn? Hiện tại, dường như Mỹ đang chuẩn bị để chuyển từ cam kết sang ngăn chặn nếu Trung Quốc theo đuổi các chính sách thách thức vai trò bá chủ của Mỹ ở châu Á.

Nếu đúng như vậy, thì chính sách này đang né tránh câu hỏi quan trọng là phải chăng việc duy trì vai trò bá chủ của Mỹ là một cách sống còn để duy trì hòa bình và ổn định, và đạt được các mục tiêu dài hạn thực sự của Mỹ ở châu Á.

Sẽ khó thuyết phục Chính phủ Mỹ từ bỏ các chính sách này để tạo điều kiện cho các chính sách khác rõ ràng hơn, vì chính sách này nhận được sự ủng hộ của cả hai đảng. Không ứng cử viên nào trong cuộc tranh cử tổng thống năm 2008 có ý định nghiêm túc đối phó với thách thức đặt ra bởi sự nổi lên của Trung Quốc, và dường như ít khả năng vấn đề này sẽ được đưa vào chương trình tranh cử trừ phi và cho đến khi không tránh khỏi một cuộc khủng hoảng trong quan hệ xuyên đại dương. Khi đó có thể đã là quá muộn để tổ chức một cuộc thảo luận nhạy cảm về sự cân bằng giữa các lợi ích, mục tiêu và sức mạnh của Mỹ.

Posted Image

Ảnh minh họa: pic.chinamil.com.cn

Khác với Mỹ, Trung Quốc đối mặt với những thách thức thực sự trong việc điều chỉnh các tham vọng liên quan đến vai trò của họ trong tương lai ở châu Á cho phù hợp với nhu cầu duy trì một trật tự quốc tế ổn định. Có thể chắc chắn rằng Trung Quốc muốn duy trì ổn định tại châu Á, và để được như vậy cần giữ nguyên trạng quyền lực, cố gắng duy trì trật tự mà nhờ đó họ đã phát triển thịnh vượng trong hơn 3 thập kỷ qua. Nhưng Trung Quốc cũng muốn gia tăng tối đa sức mạnh của mình trong trật tự đó, và quan điểm của họ về việc cái cần để duy trì quyền lực tại châu Á rất khác so với Mỹ. Washington coi vị trí bá chủ của Mỹ có vai trò quan trọng ở châu Á, trong khi Trung Quốc lại coi đây là yếu tố phụ và không cần thiết.

Không chỉ người nước ngoài mà dường như chính giới lãnh đạo Trung Quốc vẫn chưa rõ nước này muốn được hùng mạnh đến mức nào trong trật tự mới của châu Á. Sự kiên nhẫn của giới lãnh đạo Trung Quốc theo đuổi các mục tiêu của họ - "không bao giờ đòi vai trò lãnh đạo" trong câu nổi tiếng của Đặng Tiểu Bình - khiến các ý định của họ trở nên khó phán đoán. Không có lý do gì để nghĩ rằng Trung Quốc mong muốn bá chủ công khai thông qua sự hỗ trợ của quân đội, kiểu Stalin áp đặt với châu Âu. Nhưng chúng ta có thể chắc chắn rằng giới lãnh đạo Trung Quốc mong muốn kiểu bá chủ ở Tây Thái Bình Dương mà người Mỹ đang tận hưởng từ lâu, và sẽ đáng ngạc nhiên nếu người dân Trung Quốc, với tinh thần dân tộc được thúc đẩy bởi sức mạnh kinh tế, lại hài lòng với bất cứ vị trí nào thấp hơn thế.

Tuy nhiên, các mong muốn này bị hạn chế bởi thực tế là Trung Quốc hiện không và về lâu dài sẽ không, nếu không muốn nói là không bao giờ, được hưởng kiểu bá chủ về kinh tế ở châu Á mà Mỹ đã thể hiện ở châu Mỹ. Trung Quốc sẽ đủ mạnh để tranh giành vị trí bá chủ của Mỹ ở châu Á trong những thập kỷ tới, nhưng sẽ không đủ mạnh để thay thế Mỹ hoàn toàn. Vả lại, mọi việc không đơn giản chỉ là sức mạnh của Mỹ, mà còn của Nhật Bản.

Tại Bắc Kinh, người ta có thể hy vọng rằng khi quyền lực phai nhạt, Mỹ sẽ rút khỏi châu Á và "nhường ngôi" cho Trung Quốc. Nhưng cũng phải thừa nhận rằng Nhật Bản không nghĩ vậy, và Tokyo sẽ không chấp nhận vai trò bá chủ của Trung Quốc chừng nào nền kinh tế Nhật Bản còn có thể "sánh vai" với Trung Quốc, ít nhất trong nhiều thập kỷ tới.

Trước sức mạnh của Nhật Bản, lựa chọn tốt nhất của Trung Quốc là giúp xây dựng một trật tự mới theo mô hình kết hợp sức mạnh ở châu Âu, trong đó ảnh hưởng của Trung Quốc có thể phát huy tối đa và cái giá cũng như nguy cơ của cuộc cạnh tranh chiến lược với Nhật Bản được giảm thiểu. Nhưng điều đó đồng nghĩa với hai việc không mong muốn mà Trung Quốc phải làm. Trước tiên là phải từ bỏ hy vọng có được quyền bá chủ kiểu Monroe ở khu vực Tây Thái Bình Dương, và chấp nhận cam kết chiến lược mạnh liên tục của Mỹ. Thứ hai là phải thừa nhận Nhật Bản như một cường quốc chính, hợp pháp ngang tầm với Trung Quốc. Đây sẽ là điều giới lãnh đạo Trung Quốc khó chấp nhận, và càng khó để thuyết phục người dân. Nhưng nếu họ không làm, sẽ càng khó khi chứng kiến Nhật Bản có thể tìm thấy một vị trí bền vững và được xác nhận trong trật tự mới của châu Á như thế nào, và sẽ khó mà chứng kiến trật tự này ổn định và hòa bình như thế nào.

Khi sức mạnh của Trung Quốc gia tăng, Nhật Bản thấy mình ở trong một vị trí không vững chãi: an ninh của họ phụ thuộc vào mức độ yên ả giữa hai đối tác thương mại chính, trong khi sự thịnh vượng của họ lại tùy thuộc vào việc hai đối tác này xây dựng và duy trì một quan hệ hợp tác thân mật, ổn định. Chừng nào Nhật Bản còn phụ thuộc vào Mỹ trong việc bảo vệ mình trước Trung Quốc, họ sẽ còn cảm thấy an ninh của mình bị đe dọa bởi sự cải thiện trong quan hệ Mỹ - Trung; nhưng nếu không có quan hệ tốt giữa Mỹ và Trung Quốc thì an ninh của chính Nhật Bản cũng khó có thể được đảm bảo. Điều này có nghĩa là Nhật Bản phải thôi phụ thuộc vào Mỹ về an ninh, để có thể thanh thản chứng kiến sự phát triển theo hướng thân mật hơn của quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc. Chừng nào Nhật Bản còn là khách hàng chiến lược của Mỹ, họ sẽ không thể xây dựng một trật tự kiểu kết hợp sức mạnh ở châu Á. Nhật Bản phải sẵn sàng thoát khỏi sự dàn xếp thời hậu chiến tranh thế giới II và tự tạo cho mình một vai trò có trách nhiệm, mang tính xây dựng và được xác nhận như một cường quốc chính ở châu Á.

Posted Image

Các nước khác sẽ làm theo Nhật. Mỹ, nếu chấp nhận sự nổi lên của Nhật Bản là một người chơi chiến lược độc lập, sẽ từ bỏ vị trí bá chủ mà họ nắm giữ ở châu Á, bởi liên minh Mỹ - Nhật chính là nền tảng của sự bá chủ này. Còn Trung Quốc, bằng cách chấp nhận sự hợp pháp của Nhật là một cường quốc chính ở châu Á, sẽ từ bỏ các tham vọng bá chủ của mình. Nhưng đối với Nhật Bản, tất nhiên đây sẽ là một bước đi cực kỳ khó khăn. Sau hai thập kỷ trì trệ kinh tế và thụ động về chính trị, Nhật Bản khó tìm thấy người lãnh đạo có thể đưa nước Nhật theo hướng đi mới này. Đáng lo ngại hơn là trong số những người ở Nhật ủng hộ mạnh mẽ nhất cho sự tái sinh của đất nước này thành một cường quốc chính trong khu vực, có thể có cả những người sẽ không sử dụng quyền lực này một cách có trách nhiệm.

Cuộc chiến tranh ở châu Á vẫn có thể xảy ra bởi trật tự quốc tế từng giúp duy trì nền hòa bình trong hơn 30 năm qua hiện đang bị chịu sức ép. Các nền tảng kinh tế mà châu Á hiện đại xây dựng trên đó đang thay đổi, và các rào cản đối với việc tạo lập một trật tự mới có thể duy trì hòa bình trong tương lai thì rất lớn. Tuy nhiên, trước những khó khăn khiến ai cũng nản lòng nói trên, liệu một trật tự mới có được tạo ra, hòa bình liệu có kéo dài thêm 30 năm nữa và hơn thế hay không? Có ba điều cần làm.

Thứ nhất là các điểm nóng cần phải được xử lý thận trọng. Nếu Mỹ và Trung Quốc rơi vào cuộc xung đột về Đài Loan - hoặc một vấn đề nào khác trong khu vực - sẽ là quá muộn để cố gắng xây dựng một kiểu trật tự khu vực mới có thể duy trì ổn định cho châu Á.

Thứ hai, phải tạo ra thói quen hợp tác ở châu Á, điều kiện cần để duy trì một trật tự kiểu kết hợp quyền lực. Các cuộc đàm phán sáu bên nhằm giải quyết mối đe dọa hạt nhân của Triều Tiên là một mô hình tốt, nhưng cần làm nhiều hơn. Ví dụ, Mỹ và Trung Quốc nên thương lượng một thỏa thuận song phương nhằm kiểm soát vũ khí hạt nhân để ngăn chặn sự phát triển của yếu tố hạt nhân trong cuộc cạnh tranh chiến lược giữa họ.

Thứ ba, dư luận và nhóm những người ra quyết định tại tất cả ba cường quốc chính ở Đông Á phải được giáo dục về các lực lượng tạo thành trật tự quốc tế châu Á, nguy cơ có một trật tự không hợp lý, và các cam kết cần thiết để giữ cho trật tự ấy đúng đắn. Nhiệm vụ của châu Á là thừa nhận và hành động khôn ngoan để trong các vấn đề quốc tế, không gì quan trọng hơn phòng tránh các cuộc xâm lược và gìn giữ hòa bình giữa các cường quốc chính./.

Châu Giang dịch từ Eastasiaforum

http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2011-07-11-chien-tranh-van-co-the-xay-ra

Share this post


Link to post
Share on other sites

ASEAN muốn hoàn tất Quy tắc ứng xử Biển Đông

Hội nghị Bộ trưởng các nước ASEAN ở Bali tuần tới sẽ giúp các nước này và Trung Quốc tiến gần hơn việc hoàn tất bộ quy tắc về ứng xử giữa các bên ở Biển Đông (COC).

Hãng tin Kyodo dẫn bản dự thảo thông cáo chung của hội nghị cho biết ASEAN và Trung Quốc - một bên đối thoại của ASEAN - đã bắt đầu đàm phán về COC, "được thúc đẩy bởi tinh thần kỷ niệm 20 năm quan hệ đối thoại ASEAN - Trung Quốc", diễn ra trong năm nay.

"ASEAN và Trung Quốc dự kiến sẽ hoàn tất bộ quy tắc trước hội nghị thượng đỉnh của ASEAN lần thứ 19 và những hội nghị liên quan tổ chức tại Bali vào tháng 11", bản dự thảo mới nhất của thông cáo chung có đoạn.

Posted Image

Binh sĩ Philippines đứng gác khi khu trục hạm mang tên lửa dẫn đường của Mỹ USS Chung-hoon cập cảng tại đảo Palawa chuẩn bị cho cuộc tập trận hồi đầu tháng. Ảnh: AFP.

Trong dự thảo này, hai bên đều kêu gọi các bên tôn trọng tự do hàng hải và giao thông hàng không ở Biển Đông theo đúng luật pháp quốc tế. Năm 2002, ASEAN và Trung Quốc đã thông qua Tuyên bố về Ứng xử giữa các bên ở Biển Đông (DOC) nhằm đảm bảo một giải pháp hòa bình cho tranh chấp tại vùng biển chiến lược này. Tuy nhiên, hai bên đều cho rằng cần có một bộ quy tắc mang tính ràng buộc hơn nữa.

Trung Quốc và bốn nước ASEAN bao gồm Việt Nam, Philippines, Brunei, Malaysia cùng có các tuyên bố chủ quyền chồng lấn ở Biển Đông, nơi có tuyến đường hàng hải đông đúc nhất thế giới. Bắc Kinh luôn muốn giải quyết tay đôi với từng bên tranh chấp.

Căng thẳng về vấn đề chủ quyền biển đảo lên cao trong thời gian gần đây khi Việt Nam tố tàu Trung Quốc xâm phạm vùng biển thuộc quyền chủ quyền của Việt Nam, không nằm trong vùng tranh chấp. Philippines cũng tố cáo Trung Quốc có hành động khiêu khích ở vùng nước mà Manila tuyên bố chủ quyền.

Tổng thư ký ASEAN Surin Pitsuwan hôm qua cũng cho biết ASEAN sẽ tạo cơ hội cho các bên liên quan trong tranh chấp Biển Đông thảo luận về vấn đề này trong Diễn đàn an ninh khu vực (ARF) diễn ra ở Bali cuối tháng này. Philippines trước đó cho hay họ muốn đưa vấn đề tranh chấp ra ARF. Mỹ cũng cho rằng diễn đàn an ninh này là cơ hội để các bên giải quyết tranh chấp ở Biển Đông.

ARF là một diễn đàn an ninh quan trọng ở châu Á Thái Bình dương, quy tụ các quan chức và giới quân sự cũng như chuyên gia của ASEAN và các nước đối thoại. Trong số này có những cường quốc như Mỹ, Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia, Nga và Liên minh châu Âu.

Mai Trang (VnExpress)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Day dứt lo Hà Nội mất bản sắc vì sính ngoại

(VnMedia) - Hàng trăm kiến nghị của cử tri đã được dồn dập gửi tới kỳ họp thứ 2 HĐND Hà Nội lần thứ XIV. Nhiều cử tri tỏ ra bức xúc vì các công trình xây dựng đường sá, cải tạo chung cư... Trong đó, không ít ý kiến lo ngại trước việc, Hà Nội đang mất dần bản sắc.

Hầu hết các ý kiến của cử tri tập trung vào các vấn đề: việc thực hiện các dự án đầu tư còn chậm; công tác quản lý đất đai, quản lý xây dựng và trật tự đô thị, giao thông còn hạn chế; việc xử lý các dự án treo chưa kiên quyết; hạ tầng nông thôn còn thấp kém; vệ sinh an toàn thực phẩm, ô nhiễm môi trường vẫn là những vấn đề bức xúc chưa được xử lý kịp thời, triệt để; cải cách hành chính đã có chuyển biến nhưng chưa đáp ứng yêu cầu; chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính của một bộ phận cán bộ chưa nghiêm, vẫn còn tình trạng ách tắc, chậm trễ trong giải quyết công việc.

Một trong những vấn đề được cử tri quan tâm nhiều, đó là việc quy hoạch của Hà Nội đang mất dần bản sắc dân tộc. Lo ngại trước sự việc trên, nhiều cử tri cho rằng, quy hoạch của Hà Nội cần đạt được các tiêu chí đảm bảo hiện đại, giữ được bản sắc dân tộc. Đặc biệt, với các dự án lớn khi mời chuyên gia nước ngoài cần quan tâm đến bản sắc một cách đúng mức, tránh tình trạng lệ thuộc quá nhiều vào chuyên gia nước ngoài.

Theo nhiều cử tri, công tác quy hoạch cần được quan tâm hơn nữa để khi triển khai thực hiện các dự án không bị cái sau phủ định cái trước (đặc biệt là các công trình giao thông, cầu) cụ thể. Thành phố nên xác định trung tâm hành chính quốc gia trước khi xây dựng Thủ đô theo quy hoạch mới đến năm 2030....

Posted Image

Nhiều cử tri lo ngại, nếu cứ học theo nước ngoài, Hà Nội sẽ mất bản sắc dân tộc.

Đông đảo cử tri đề nghị, thành phố cần xem xét lại các quy hoạch đã nhiều năm chưa thực hiện như: Khu đất thuộc T79, Trường trung cấp Giao thông vận tải thuộc phường Xuân La quy hoạch trồng cây xanh và là khu vực bảo vệ di tích chùa Vạn Niên, khu đất thuộc dự án nhà khách thành phố ở 284 Lạc Long Quân, để hoang hóa, lãng phí, và khó quản lý... Với các trường hợp trên, cử tri đề nghị thành phố tiếp tục có các biện pháp mạnh hơn để tránh các dự án treo.

Nhiều cử tri có ý kiến một số dự án triển khai trên địa bàn thành phố tiến độ chậm, gây tốn kém và ảnh hưởng đến đời sống của người dân xung quanh khu vực đó và ảnh hưởng đến giao thông, dẫn đến ùn tắc giao thông kéo dài. Như dự án đường Văn Cao - Hồ Tây, đường 32, Pháp Vân (Cử tri Phạm Huy Thuận, phường Thụy Khuê).

Trước tình trạng thiếu điểm đỗ trầm trọng tại các quận nội thành của Thủ đô, cử tri đề nghị thành phố nghiên cứu xem xét kỹ khi cấp phép điểm dừng đỗ xe ô tô trên các tuyến đường cho phù hợp, vì nhiều tuyến đường quá nhỏ nhưng vẫn cấp phép điểm đổ xe dưới lòng đường, gây ảnh hưởng không nhỏ tới giao thông đô thị.

Riêng về việc xây mới và mở mang đường sá, cử tri huyện Đông Anh tiếp tục kiến nghị cần đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện dự án đường 5 kéo dài vì hiện nay quá chậm. Huyện đã giải phóng mặt bằng, bàn giao cho dự án đạt 95% diện tích phải thu hồi. Tuy nhiên tiến độ xây dựng đường 5 kéo dài và hệ thống đường gom hai bên quá chậm, dẫn đến đất bỏ hoang hoá gây ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống dân sinh.

Theo các cử tri, hiện nay dự án đường Quốc lộ 32 thực hiện trong thời gian quá dài, một số vị trí chưa thi công xong, gây khó khăn cho việc đi lại của nhân dân và thường xuyên gây ùn tắc giao thông trên địa bàn huyện, cử tri đề nghị UBND thành phố chỉ đạo sớm hoàn thành dự án.

Posted Image

Nhiều công trình làm đường chậm tiến độ đã gây bức xúc cho cử tri.

Đối với việc cải tạo lại các chung cư cũ, cử tri đề nghị UBND thành phố chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ xây dựng lại các nhà chung cư cũ xuống cấp ở phường Thành Công, Giảng Võ. Sớm có quy hoạch tổng thể các khu tập thể cao tầng, công viên Thủ Lệ. Đề nghị UBND Thành phố cho cải tạo chung cư nhà E6, E7 Quỳnh Mai vì các chung cư này đã xây dựng từ lâu hiện đã xuống cấp rất nguy hiểm cho người dân.

Các cử tri cho rằng, thành phố hiện có những biệt thự bỏ hoang, các phương tiện thông tin đại chúng nêu nhiều nhưng việc xử lý quá chậm gây bức xúc trong nhân dân. Vì thế, cần tăng cường giám sát kiểm tra việc quản lý sử dụng các ngôi nhà bị thu hồi tại 110 phố Quán Thánh, 46 Phan Đình Phùng.

Bức xúc trước cảnh sắp đến mùa khai trường, hàng trăm phụ huynh học sinh thi nhau xếp hàng thâu đêm suốt sáng, chen chúc nhau chờ xin học cho con, cử tri cho rằng, tình trạng quá tải trong hệ thống trường mầm non, trường phổ thông công công lập đang diễn ra ở hầu hết các trường do thiếu diện tích, thiếu phòng học...

Tình trạng nhân dân phải xếp hàng từ ngày hôm trước hoặc từ đêm để nhận đơn xin học vào trường mầm non công lập lại diễn ra. Tình trạng này diễn ra đã nhiều năm, gây dư luận bức xúc trong các bậc phụ huynh học sinh.

Trường tư thục thu học phí cao hơn nhiều so với trường công lập nên đa số người dân vẫn mong muốn cho con cháu học tại trường công lập. Cử tri đề nghị thành phố nghiên cứu giải pháp mở rộng diện tích, giảm tải cho các trường mầm non, tiểu học trên địa bàn thành phố để việc học hành của con em được thuận lợi hơn.

Theo chương trình kỳ họp, sáng nay, kỳ họp thứ 2 Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội sẽ bước vào phiên chất vấn và trả lời chất vấn của các đại biểu. VnMedia sẽ cập nhật thông tin về phiên chất vấn này.

Xuân Tùng (VnMedia)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tân Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Nguyễn Quốc Cường:

Đưa quan hệ Việt - Mỹ thành đối tác chiến lược

TT - Phát biểu trước hơn 50 bạn bè quốc tế và khách ngoại giao tại buổi ra mắt đầu tiên ở New York tối 12-7, ông Nguyễn Quốc Cường, tân đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam ở Mỹ, khẳng định việc thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Mỹ thành quan hệ đối tác chiến lược là sứ mệnh quan trọng nhất của ông trong nhiệm kỳ này.

http://tuoitre.vn/Ch...chien-luoc.html

Tân đại sứ Nguyễn Quốc Cường và bạn bè quốc tế tại New York -Ảnh: T.TUẤN

Đại sứ Nguyễn Quốc Cường, người mới trình quốc thư lên Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm 7-7, cho biết trong buổi tiếp, Tổng thống Obama thừa nhận quan hệ hai nước đã phát triển vượt bậc và mong muốn thúc đẩy quan hệ thành đối tác. Ông Cường cho biết các đàm phán với phía chính quyền Washington về vấn đề này đã chính thức được khởi động.

“Tôi tin Việt Nam là nước sẽ đem lại lợi ích thương mại lớn nhất cho Mỹ ở Đông Nam Á” - đại sứ Cường nhấn mạnh. Thỏa thuận mậu dịch tự do xuyên Thái Bình Dương (TPP) hiện đang được Mỹ đàm phán với tám nước là Úc, Brunei, Chile, Malaysia, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam.

Đề cập thực tế Việt Nam là nước duy nhất trong số tám nước này chưa được Mỹ công nhận là nền kinh tế thị trường, ông Cường cho đó là “sự thiếu bình đẳng” trong quan hệ thương mại. Ông cũng nêu rõ là “không thể tiếp tục dựng nên các hàng rào thương mại trong TPP, đặc biệt là với các sản phẩm giày da, may mặc” và kêu gọi bạn bè quốc tế tiếp tục lên tiếng hỗ trợ Việt Nam về các vấn đề này.

TPP là gì?

Đến nay, cuộc đàm phán xúc tiến thỏa thuận mậu dịch tự do xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang nhằm phác thảo đề cương cho một thỏa thuận trước khi diễn ra cuộc gặp của APEC vào tháng 11 năm nay tại Honolulu, Hawaii (Mỹ). Trước đó, sẽ còn có một số vòng thảo luận khác như tại San Francisco (Mỹ) vào tháng 9-2011 và tại Lima (Peru) vào tháng 10-2011.

Đại sứ Mỹ tại Diễn đàn hợp tác châu Á - Thái Bình Dương Kurt Tong ngày 7-7 khẳng định TPP hoàn toàn là một sân chơi bình đẳng. “Mặc dù một số người có cảm giác rằng nếu có nền kinh tế lớn hơn và các công ty lớn hơn thì chẳng thể có sân chơi bình đẳng. Tuy nhiên, nó thật sự là một sân chơi công bằng nơi có rất nhiều cơ hội để làm ăn với một nước lớn” - ông Kurt Tong cho biết trên New Zealand Herald.

TRẦN PHƯƠNG

THANH TUẤN (từ New York)

Share this post


Link to post
Share on other sites

VN tố cáo TQ vi phạm chủ quyền tại LHQ

Cập nhật lúc :3:58 PM, 18/06/2011

Ngày 17/6, tại Hội nghị thường niên của các nước thành viên Công ước Liên hợp quốc (LHQ) về Luật biển tổ chức ngày 14-17/6 tại trụ sở LHQ ở New York, Đại sứ Việt Nam Lê Lương Minh đã lên tiếng phản đối Trung Quốc có những hành động vi phạm chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông.

Đại sứ Lê Lương Minh tố cáo Trung Quốc cho phép các tàu hải giám và tàu cá Trung Quốc cắt và gây rối dây cáp của 2 tàu thăm dò địa chấn thuộc Công ty PetroVietnam đang hoạt động trong khu vực chủ quyền lãnh hải Việt Nam ở Biển Đông cho rằng hành động này vi phạm trắng trợn chủ quyền biển của Việt Nam, đồng thời lên án và bác bỏ cái gọi là bản đồ "đường lưỡi bò" 9 đoạn của Trung Quốc trên Biển Đông.

Đại sứ Lê Lương Minh yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay những hành động vi phạm chủ quyền biển của Việt Nam và thực hiên nghiêm chỉnh Công ước LHQ về Luật biển năm 1982.

Đại sứ khẳng định Việt Nam kiên trì giải quyết bất đồng Biển Đông bằng giải pháp hòa bình thông qua đối thoại đa phương giữa các bên trên cơ sở Công ước LHQ về Luật biển của LHQ năm 1982, DOC và các công ước quốc tế khác liên quan.

Theo TTXVN

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh hùng Lê Mã Lương: “Trung Quốc sẽ nhận một bài học xác đáng”

Đó là nhận định của Thiếu tướng, anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (LLVTND) Lê Mã Lương, người nổi tiếng với câu nói "Cuộc đời đẹp nhất là trên trận tuyến chống quân thù..." khi trao đổi với Báo GDVN về vấn đề biển đảo của dân tộc.

Bản chất của Trung Quốc là “khát đất, khát nước”

Là người từng nghiên cứu lịch sử và có những đóng góp quan trọng vào công cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc, ông có suy nghĩ gì khi Trung Quốc đang có những hoạt động gây hấn, đe dọa đến chủ quyền biển đảo của Việt Nam?

Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, Trung Quốc là một người bạn, một người hàng xóm vĩ đại của dân tộc ta. Đó là điều đã được lịch sử thừa nhận. Thế hệ chúng tôi không bao giờ quên ơn những đóng góp, ủng hộ của họ, đứng đầu là Đảng và Chính phủ Trung Quốc.

Tuy nhiên, từ năm 1979 – 1986, tranh chấp biên giới Việt – Trung liên tục xảy ra. 6 năm liền, tôi chỉ huy binh đoàn chiến đấu từ Quảng Ninh, Lạng Sơn rồi tới Hà Giang, Tuyên Quang, 2 năm liền cầm súng trực tiếp chiến đấu ở Vị Xuyên (Hà Giang). Sau khi đất liền tạm ổn, từ năm 1986, vấn đề biển Đông lại dội lên. Tất cả những điều đó khiến tôi không lạ gì bản chất của người Trung Quốc.

Bản chất của họ là “khát đất” và “khát nước”. Để có “đất” và “nước”, mỗi một ngày thêm một tấc đất liền, mỗi một ngày thêm một thước nước biển, người Trung Quốc không có cách nào khác là phải bành chướng.

Tôi ở sát biên giới 6 năm, ban đầu rất ngạc nhiên bởi hành động của những người dân Trung Quốc. Mỗi ngày, người ta trồng một cây ngô, một cây đậu, một cây khoai… để lấn được sang đất Việt Nam. Nhưng càng về sau, càng ngẫm nghĩ thì càng hiểu ra rằng: hành động đó xuất phát từ tư tưởng bành chướng đã ăn sâu vào suy nghĩ của người Trung Quốc từ thế hệ nọ tới thế hệ kia.

Vì vậy, sự kiện tàu quân sự của Trung Quốc ngụy trang thành tàu dân sự, cắt cáp tàu Bình Minh và Viking 2 của Việt Nam đã không khiến tôi bất ngờ. Đó là hành động của một kẻ cướp biển, là biểu hiện của tư tưởng “khát đất” và “khát nước”. “Khát” đến không còn giới hạn, không còn tôn trọng luật pháp quốc tế.

Theo ông, những hành động vừa qua của Trung Quốc chỉ là một bước đi trong chiến lược bành chướng lâu dài đã được vạch sẵn?

Đúng vậy. Việc khống chế biển Đông nằm trong chiến lược, ý đồ lâu dài của Trung Quốc, không đơn thuần là vấn đề dầu mỏ, khí đốt mà còn là vấn đề gây áp lực lên các nước Đông Nam Á và giảm bớt ảnh hưởng của Mỹ đối với khu vực này.

Tuy nhiên, đó là điều Trung Quốc không thể làm được. Thứ nhất, vấn đề lịch sử biển Đông của Trung Quốc nêu ra với thế giới là không có sức thuyết phục đối với những ai quan tâm đến biển và hiểu luật biển trên thế giới.

Thứ hai, tham vọng của Trung Quốc là muốn đàm phán song phương với từng nước có xung đột. Nhưng tất cả các các nước trong khối ASEAN như Philippin, Việt Nam, Malaysia… thừa hiểu, nếu như đoàn kết lại thì buộc Trung Quốc phải điều chỉnh chiến lược biển Đông của mình. Hơn nữa, không chỉ có Mỹ mà các nước khác trên thế giới như Nga, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản… sẽ đều ủng hộ các nước ASEAN để bảo vệ công lý, bảo vệ luật biển quốc tế.

Vừa qua, có một số người hỏi ý kiến của tôi: “Trung Quốc sẽ “đánh” ai trước? Việt Nam hay Philippin?”. Tôi có thể trả lời quả quyết: Trung Quốc không thể đánh ai trước, đánh ai sau cả. Bởi Trung Quốc không thể làm được điều ấy!

Vậy ông nghĩ sao khi một tướng Trung Quốc mạnh miệng tuyên bố sẽ “dạy Việt Nam một bài học lớn hơn”?

Đó là phát ngôn của một kẻ ngông cuồng và thiếu hiểu biết, đồng thời thể hiện rất rõ bản chất võ biền, liều lĩnh của một bộ phận người Trung Quốc.

Hiện nay, tình hình đã khác. Sau năm 1975, sau chiến tranh biên giới Tây Nam với Campuchia, sau chiến tranh biên giới phía Bắc với Trung Quốc… thế giới đã hiểu tranh chấp biển Đông như thế nào, cái vô lý của Trung Quốc như thế nào. Hơn nữa, nếu như Trung Quốc tiếp tục làm căng vấn đề biển Đông thì nội bộ của Trung Quốc chuẩn bị cho Đại hội Đảng XVIII sẽ có nhiều vấn đề.

Không phải người lãnh đạo nào của Trung Quốc cũng đồng ý với những chính sách đe dọa đến hòa bình và tình hữu nghị giữa hai dân tộc.

Vừa qua, việc Trung Quốc tạm hoãn hạ thủy tàu sân bay cho thấy, Trung Quốc đang tự nhận ra mình đã đi một bước sai lầm, đã quá đà ở vấn đề biển Đông. Uy tín của họ trên trường quốc tế đang bị giảm sút nặng nề. Nếu để xảy ra “lình xình” lớn hơn, thế giới tiếp tục lên án, Việt Nam và Asean tiếp tục có những động thái mạnh mẽ … thì Trung Quốc sẽ nhận được một bài học xác đáng.

“Trung Quốc lùi một bước để tiến hai bước”

Trung Quốc tự nhận ra mình đã đi một bước sai lầm, đã quá đà ở vấn đề biển Đông? Liệu rằng, Trung Quốc sẽ bớt hung hăng hơn tại biển Đông?

“Lùi một bước và tiến hai bước” là thủ đoạn và sách lược bất biến của người Trung Quốc. Trung Quốc sẽ không bao giờ quay đầu và biển Đông sẽ là một sự kiện lịch sử không bao giờ hết phức tạp. Hiện tại, Trung Quốc có thể đang trùng xuống nhưng có thể sẽ lại thổi bùng vấn đề lên sau Đại hội Đảng XVIII, khi bộ máy tổ chức kiện toàn. Do đó, chúng ta vẫn phải hết sức cảnh giác lưu ý với từng hành động của họ.

Đâu là giải pháp chiến lược của Việt Nam để đối phó với vấn đề sẽ còn kéo dài và diễn biến phức tạp này?

Hơn bao giờ hết, Việt Nam phải thể hiện thái độ cứng rắn của mình. Việt Nam phải tiếp tục thông tin để thế giới và nhân dân trong nước hiểu rõ hơn bản chất tranh chấp ở biển Đông. Mỗi người dân Việt Nam phải được trang bị đầy đủ kiến thức về chủ quyền biển đảo và luật quốc tế.

Hiện nay, công tác tuyên truyền của chúng ta đã được đẩy mạnh song vẫn còn nhiều hạn chế. Tôi cho rằng, không ít người Việt Nam chưa thực sự hiểu được bản chất của vấn đề, thậm chí ngay cả những khái niệm đơn giản nhất như: thềm lục địa, hải lý là gì? “Đường lưỡi bò” ra sao?... Chúng ta phải hiểu để có thái độ ứng xử hết sức bình tĩnh, tránh những hành động quá khích gây ảnh hưởng tới chính sách chung của Đảng và Nhà Nước.

Ngoài ra, ngư dân ta nên được tổ chức thành những tổ hợp đánh cá khi đánh bắt xa bờ.

Thử tưởng tượng, cả một tập đoàn với vài chục con tàu, làm sao Trung Quốc có thể làm được những chuyện phá hoại như đối với tàu Bình Minh và Viking 2. Tất nhiên, nhiều người dân của ta không làm theo phương thức này vì tư tưởng làm ăn riêng lẻ và tư lợi. tuy nhiên, Nhà nước phải kiên quyết đứng ra tổ chức vì cộng đồng và chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Nhà nước cần đứng ra bảo trợ, trang bị cho họ phương tiện tự bảo vệ, máy thông tin để liên lạc với đất liền khi xảy ra sự cố.

“Tin tưởng vào thế hệ thanh niên Việt Nam”

Trong suốt quá trình trực tiếp tham gia đấu tranh bảo vệ chủ quyền dân tộc, theo ông còn có thông tin nào cần được thông tin để người dân trong và ngoài nước hiểu hơn về chủ nghĩa bành trướng?

Có nhiều điều mà chúng ta chưa tiện nhắc tới vì tình đoàn kết, hòa hảo giữa hai dân tộc. Nhưng có một sự thật tôi có thể nhắc đến ở đây là sự kiện biển Đông năm 1988. Khi đó, hải quân Trung Quốc và hải quân Việt Nam đã xảy ra một vụ đụng độ.

Chúng ta đã chịu không ít tổn thất nặng nề. Nhiều chiến sĩ ưu tú của Việt Nam đã ngã xuống để bảo vệ vùng biển Tổ quốc. Chúng ta đã ứng xử bằng một thái độ hết sức mềm dẻo nhưng kiên quyết. Tuy nhiên, đối với những người lính như chúng tôi, những người trực tiếp chứng kiến đồng đội mình hy sinh thì đó là một nỗi đau tới tận cùng.

Là anh hùng LVTND, một tấm gương đấu tranh gìn giữ nền độc lập dân tộc, ông có nhắn nhủ điều gì đối với hậu thế?

Để có được một đất nước Việt Nam trọn vẹn và thống nhất như ngày hôm nay, bao thế hệ Việt Nam đã phải đổ cả núi xương, sông máu. Vì vậy, thế hệ trẻ hiện tại và tương lai phải có trách nhiệm để giữ gìn và cống hiến, làm cho nước Việt Nam ngày càng mạnh hơn, uy tín của Việt Nam ngày càng lớn hơn. Đặc biệt, chúng ta phải lấy nhiệm vụ phát triển kinh tế làm trọng tâm. Bởi nếu nền kinh tế của chúng ta yếu kém, chúng ta không mạnh lên thì chúng ta sẽ dễ dàng đối mặt với nguy cơ mất nước.

Thời gian qua, ông đánh giá như thế nào về thế hệ trẻ Việt Nam khi đứng trước sự an nguy của Tổ Quốc?

Tôi rất tin tưởng vào thế hệ trẻ Việt Nam. Khi tôi đi giao lưu, có nhiều ý kiến cho rằng: không thể tin vào thế hệ trẻ bây giờ. Nhưng theo tôi, họ đã quá sai lầm.

Thành tựu của đất nước ta trong mấy chục năm qua có sự đóng góp lớn lao của những người trẻ. Đặc biệt, khi dân tộc xảy ra xung đột, ảnh hưởng tới sự an nguy của Tổ Quốc thì lòng tự trọng của thanh niên Việt Nam được đẩy lên rất cao. Họ sẵn sàng dẹp bỏ tất cả mọi rào cản để hành động vì mục tiêu chung.

Vừa qua, tôi nhận thấy Đoàn Thanh niên đã tổ chức những chuyến đi dọc các bờ biển Việt Nam. Đó là một hành động rất hữu ích góp phần trang bị cho thế hệ trẻ hiểu hơn về vùng biển đảo quê hương và tăng cường sự gắn bó quân dân, giúp những người lính hải quân thêm ấm lòng và chắc tay súng.

Thiết nghĩ, các tổ chức, đoàn thể của ta nên tiếp tục hướng tới những hoạt động có ý nghĩa như vậy, vừa có tính chất giáo dục sâu sắc lại vừa làm “mềm” ngoại giao của ta.

(GDVN) Tin đăng lại

http://vitinfo.vn/MMuctin/Xahoi/CTXH/LA90782/default.html

Share this post


Link to post
Share on other sites

9 ngư dân Phú Yên mất tích trên vùng biển Trường Sa

14/07/2011 17:43:40

Posted Image - Thông tin từ Đại tá Nguyễn Văn Thắm, Chính ủy Bộ đội Biên phòng Phú Yên chiều 14/7 cho biết: BCH Bộ đội Biên phòng Phú Yên đã nhận được tin báo của ông Võ Mưa, trú tại khu phố Lê Duẩn, phường 6, TP Tuy Hòa (tỉnh Phú Yên) về việc tàu cá của con trai ông là Võ Văn Tú (31 tuổi) và 8 thuyền viên đi cùng bị tàu nước ngoài (chưa rõ quốc gia nào) bắt giữ vào tối 13/7 khi đang đánh cá tại vùng biển Trường Sa của Việt Nam.

Theo ông Thắm, hiện BCH Bộ đội biên phòng Phú Yên vẫn chưa liên lạc được với thuyền trưởng Tú để xác minh tính xác thực của vụ việc.

BCH Bộ đội biên phòng Phú Yên đã cho người đến động viên gia đình các ngư dân; đồng thời báo cáo vụ việc với cấp trên nhằm tiếp tục xác minh nguồn tin trên.

Theo ông Mưa, tối 13/7, ông được tin từ ông Võ Văn Sĩ, thuyền trưởng của tàu cá mang số hiệu PY90369TS thông báo việc con trai ông Mưa là Võ Văn Tú (31 tuổi), thuyền trưởng tàu cá mang số hiệu PY90368TS và 8 thuyền viên đã bị tàu nước ngoài bắt giữ khi đang đánh bắt cá ngừ đại dương trên vùng biển thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam ở tọa độ 6059 N- 112040 E, cách đảo An Bang 60 hải lý về phía Đông-Nam.

Cũng theo ông Mưa, tàu của ông Tú ra khơi vào ngày 27/6 và đến chiều tối ngày13/7 thì bị một tàu nước ngoài bắt giữ. Trên tàu PY90368TS lúc ấy ngoài thuyền trưởng Võ Văn Tú còn có các thuyền viên: Trần Minh Sang (30 tuổi) ở thôn Xuân Dục xã An Phú (TP Tuy Hòa); Nguyễn Tấn Vinh (33 tuổi), Trần Văn Tịnh (35 tuổi), Trần Văn Châu (38 tuổi), Đỗ Giỏi (47 tuổi), Võ Văn Pháp (46 tuổi), Mai Sơn (49 tuổi) cùng trú ở thôn Long Thủy, xã An Phú (TP Tuy Hòa) và Võ Văn Cương (26 tuổi), trú khu phố Lê Duẩn, phường 6 (TP Tuy Hòa).

Ông Mưa cho biết: "Chiếc tàu này có giá 1,2 tỷ đồng, do các con tôi góp vốn để mua và giao cho Tú đi đánh bắt để kiếm sống. Chuyến đi biển lần này, chúng tôi phải bỏ ra gần 200 triệu đồng để lo tổn phí. Nay, người và tàu đều mất dạng làm gia đình chúng tôi rất lo lắng”.

Phước Duy

Share this post


Link to post
Share on other sites

PN&HĐ: Kế ly gián của Tào A Man và cuộc tranh cãi vô bổ

Tác giả: Huỳnh Phan

TRONG MỤC NÀY

Chiêu cắt xén, xuyên tạc...gây nghi ngờ, chia rẽ của một số báo chí Trung Quốc; chuyện thương lái Trung Quốc ồ ạt gom hàng nông sản Việt Nam và vụ tranh cãi kịch liệt giữa phe đạo diễn và phe biên kịch quanh một giải thưởng nhà nước là những lát cát của Phát ngôn - Hành động tuần này.

Kế ly gián của hậu duệ Tào A Man

Phát ngôn & Hành động tuần này xin được bắt đầu bằng việc nhắc lại bài phỏng vấn của ông Nguyễn Thế Sự đăng trên báo Hoàn Cầu của Trung Quốc, mà đồng nghiệp Kỳ Duyên đã đề cập từ tuần trước. Mọi chỉ trích và ngợi khen ông Sự mọi người đã nói rồi, người viết không cần phải nhắc lại.

Trong bài này, người viết muốn lưu ý tới ngón nghề "bổn cũ soạn lại" mà các hậu duệ của Tào A Man đã sử dụng để ly gián đối thủ của mình. Chỉ trong vòng một năm trở lại đây thôi cũng khối ví dụ khiến người ta giật mình.

Còn nhớ cách đây gần một năm, nguyên trưởng phân xã của Tân Hoa Xã tại Việt Nam Lăng Đức Quyền cũng đã có một bài viết nhằm chia rẽ không chỉ quá trình bình thường hoá quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam, mà còn chia rẽ cả cộng đồng người Việt ở trong nước Việt Nam với cộng đồng người Việt ở nước ngoài.

Tuy nhiên, quan điểm tuy thiển cận và "võ đoán" của người phóng viên có mặt ở Việt Nam từ trước ngày 30.4.1975, chỉ làm hại đến thanh danh của riêng ông ta, trong con mắt của những người bạn, đồng nghiệp Việt Nam, quen biết ông ta suốt gần 40 năm qua.

Nhưng với những kẻ như tác giả của bài phỏng vấn ông Nguyễn Thế Sự trên báo Hoàn Cầu là một sự xuyên tạc trắng trợn, kiểu "ngậm máu phun người", mà ngay cả cơ quan chức năng Việt Nam cũng nên cạch mặt. Họ coi thường quá đáng lòng yêu nước đã giúp cho dân tộc này thoát khỏi một ngàn năm Bắc thuộc, và một ngàn năm tiếp theo cố gắng giữ vững nền độc lập mà vừa năm ngoái thôi dân tộc này vừa mới kỷ niệm.

Posted Image

Ông Nguyễn Thế Sự và phóng viên Tề Lỗ văn báo

Và những kiểu cắt xén, thêm bớt như vậy trên truyền thông Trung Quốc đếm không xuể, chỉ ở mức độ tinh vi hơn thôi. Người viết chỉ điểm ra đây những ví dụ mà không phải chỉ những người Việt Nam tinh tường mới nhận ra, mà cả ông giáo Thayer từ Úc Châu cũng dễ dàng nhìn thấy.

Giáo sư Thayer đã từng nhận xét trên Tuần Việt Nam: "Việt Nam có tổ chức những cuộc họp nội bộ về Biển Đông, nhưng rất ít thông tin được công bố cho đông đảo người dân được biết. Đây là những vấn đề rất phức tạp, và nếu chính phủ không giải thích rõ những chính sách của mình cho công chúng, có nguy cơ các loại tin đồn, hay thông tin thất thiệt, sẽ tràn vào Việt Nam. "

Chẳng hạn, tờ China Daily vào ngày 4.6.12011 vừa rồi về cuộc gặp giữa bộ trưởng quốc phòng hai nước Trung Quốc và Việt Nam bên lề Đối thoại Sangri-La 2011 Tờ này viết: "Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh nói hôm Thứ Sáu rằng tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Hoa Nam (Biển Đông) cần phải được giải quyết mà không có sự tham gia của một bên thứ ba nào".

Tờ báo này cũng đã từng đưa tin rằng nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đồng ý với cách tiếp cận song phương của Trung Quốc trong việc giải quyết tranh chấp ở Biển Đông, khi tường thuật cuộc gặp song phương giữa ông và Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo bên lề Cấp cao ASEAN 17.

Hay Tướng Nguyễn Chí Vịnh cũng đã từng phải giải thích trên báo Quân Đội Nhân Dân rằng quan điểm của ông cũng bị hiểu lầm khi báo chí Trung Quốc đưa tin rằng ông vui mừng trước việc Trung Quốc tăng cường sức mạnh quân sự, trong khi thuật ngữ ông dùng là "khả năng quốc phòng".

Riêng về câu chuyện Shangri-La, người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Nguyễn Phương Nga có nêu lại quan điểm của phía Chính phủ Việt Nam về các phương thức giải quyết tranh chấp cho từng trường hợp, trong cuộc họp báo thường kỳ diễn ra một tuần sau đó. Đối với những vấn đề chỉ liên quan đến hai nước thì giải quyết song phương giữa các nước liên quan trực tiếp: Bắc Bộ, vấn đề quần đảo Hoàng Sa). Đối với những vấn đề liên quan đến các nước và các bên khác, như vấn đề quần đảo Trường Sa, thì giải quyết giữa các bên liên quan đó. Đối với những vấn đề không chỉ liên quan đến các nước ven biển Đông, mà còn liên quan đến các nước ngoài khu vực, như vấn đề an ninh, an toàn hàng hải trên Biển Đông v.v... thì phải được giải quyết với sự tham gia của các bên liên quan.

Tuy nhiên, về phương diện truyền thông chính thống, phía Việt Nam đã để phía Trung Quốc "cướp loa" suốt một tuần lễ.

Hay mới đây nhất là sự "úp úp, mở mở", "đánh lận con đen" về quan điểm của đặc phái viên của lãnh đạo Việt Nam, Thứ trưởng Ngoại giao Hồ Xuân Sơn, liên quan đến bức công hàm năm 1958 của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng.

Tất cả đều nhằm một mục đích chia rẽ Việt Nam với cộng đồng ASEAN, chia rẽ giới lãnh đạo với người dân Việt Nam, và chia rẽ người Việt Nam trong nước bất kể địa vị xã hội với người Việt ở nước ngoài.

Cần phải lưu ý rằng những kẻ hiếu chiến và tham lam trong giới lãnh đạo Trung Quốc vốn có rất nhiều kinh nghiệm trong việc gây chia rẽ, kể cả trong nội bộ. Người dân Trung Quốc đã chẳng phải trả giá lớn trong cuộc Đại Cách mạng Văn hoá, hay trong sự kiện Thiên An Môn rồi đó sao.

Chắc không chỉ những người như ông Nguyễn Thế Sự, hay trước đó là ông Nguyễn Huy Quý, mới cảm thấy cần cảnh giác. (Cũng cần có một lời khen xứng đáng cho sự bài bản của TS Vũ Cao Phan, người chắc chắn sẽ tiếp nối nhà ngoại giao Dương Danh Dy xuất hiện dài dài trên truyền thông Việt Nam trong những vụ việc có liên quan tới Trung Quốc.)

Điều người viết cảm thấy hơi lạ là tại sao Việt Nam có những "vũ khí" rất sắc bén trong việc đấu tranh chống các "thế lực thù địch" mà vẫn giấu kỹ thế trong trận chiến này? Trong khi những những thứ vũ khí thực sự cần giấu thì lại thấy "show" như người đẹp "show hàng" trên báo.

Cần nhớ rằng trong cuộc tranh chấp này, cuộc chiến quyền lực mềm mới là ưu tiên hàng đầu, để người Việt Nam và thế giới, kể cả dư luận Trung Quốc và ASEAN, hiểu người Việt Nam hơn, thế giới. Chứ còn đua tranh quyền lực cứng chỉ là hạ sách, khi một dân tộc đã trải qua nhiều mất mát vì chiến tranh như dân tộc Việt Nam không còn đủ kiên nhẫn để nhân nhượng nữa.

Những cây bút sắc sảo này đi đâu rồi nhỉ? Trong khi những "thế lực thù địch" thật sự vẫn đang khua môi múa bút trong việc ly gián nội bộ chúng ta, hòng đục nước béo cò. Độc giả, trong đó có người viết thấy nhớ họ quá.

Khi nông dân có quyền... nhờ Trung Quốc

Một sự kiện đáng chú ý trong tuần qua là việc giới truyền thông và giới chuyên gia đồng loạt lên tiếng về xu hướng thu mua hàng nông sản ngày một nhiều của thương lại Trung Quốc.

Posted Image

Nông dân ồ ạt thu gom nông sản bán sang Trung Quốc

Ngay cả giá một số thực phẩm như thịt gia súc, gia cầm, trứng... tăng cao đột biến, cũng được không ít ý kiến cho rằng có nguyên nhân do thương nhân Trung Quốc sang Việt Nam thu mua với số lượng lớn.

TS Trần Minh Quân trong bài viết mới đây trên Diễn đàn Kinh tế Việt Nam, sau khi nói rằng, trong khi các loại hàng hóa khác đang được điều chỉnh lên xuống theo giá thị trường, thì giá các loại nông sản như rau, củ, quả, lúa, gạo, ... thường do thương lái và các nhà phân phối định giá, đã chua chát nhận xét: "Trong thời gian qua, với sự xuất hiện ồ ạt của thương nhân Trung Quốc trên đất nước Việt Nam, người nông dân lần đầu tiên mới có cơ hội được "làm giá" các sản phẩm do mình làm ra mà ít chịu sự o ép về chất lượng như trước đây khi bán cho các thương lái Việt Nam."

Giải thích nguyên nhân của xu hướng thương lái Trung Quốc tập trung thu gom hàng nông sản Việt Nam một cách bất thường, Thứ trưởng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Diệp Kỉnh Tần nói: "Một là có thể đang vào thời điểm phía Trung Quốc khó khăn về nguồn cung sản phẩm, bởi hiện họ thiếu rất nhiều thứ, kể cả gạo, thịt và nhiều sản phẩm khác. Mỗi khi thiếu như vậy sẽ có tác động rất lớn vì thị trường của họ tới hơn 1,3 tỷ dân, nên cần khối lượng lớn."

Theo Cục Số liệu Quốc gia Trung Quốc, trong tháng 5.2011, giá tiêu dùng đã tăng 5,5%, cao nhất trong vòng 34 tháng qua. Trong đó, giá lương thực tăng 11,7%.

"Các nhà nghiên cứu nông nghiệp, nhất là lịch sử kinh tế nông nghiệp trên thế giới thường nói rằng "hạt gạo không phải hạt làm giàu, nhưng là hạt chống chiến tranh, chống bạo loạn".

Củng cố cho nhận định nói trên là một phát hiện đáng chú ý của giới chuyên gia nước ngoài, khi họ chỉ ra rằng sự kiện Thiên An Môn cách đây 22 năm đã diễn ra trong bối cảnh lạm phát ở Trung Quốc lên tới mức 5,5% sau nhiều năm.

Posted Image

Ông Tần còn đi xa hơn nữa, khi lưu ý tới một khả năng khác, mà Việt Nam cần phải nghiên cứu kỹ. "Đó là nếu Trung Quốc cố tình làm như thế, họ sẽ gây khó khăn lớn đối với nỗ lực của Việt Nam trong việc đảm bảo các sản phẩm thực phẩm sạch cung cấp cho người dân trong nước và cả xuất khẩu", ông nhắc nhở.

Tuy nhiên, trong cả hai trường hợp, áp lực nói trên đều tác động lên lạm phát của Việt Nam vô cùng lớn. Bởi nó được "điều phối" vào các thời điểm rất nhạy cảm của nền kinh tế Việt Nam.

Thử hình dung khi người Việt Nam bắt đầu có chút hân hoan, dù hơi sớm, về việc tốc độ tăng lạm phát tháng giảm bớt trong tháng 6, thì tín hiệu của nửa đầu tháng 7 vừa qua là gì? Và ai dám chắc nó sẽ không tiếp tục trong các tháng sắp tới, bất chấp nỗ lực kìm hãm lạm phát của Chính phủ ở mức 17% trong quý 3, và quý 4.

Đó là chưa nói nó sẽ vô hiệu hoá ngay quyết định nâng lương tối thiểu cho người lao động trong khu vực hành chính và doanh nghiệp, ngay khi nó chưa kịp có hiệu lực.

Chưa nói tới khuyến cáo của các chuyên gia về "bài học Trung Quốc", khi nông sản, hay nguyên liệu của Việt Nam đã phụ thuộc vào duy nhất một thị trường của họ, thì họ trở mặt, gây khó dễ để ép giá, ngay việc họ chơi đàng hoàng cũng gây bao khốn đốn cho Việt Nam vào thời điểm này. Từ việc phá vỡ cơ cấu vùng sản xuất, nguồn cung nguyên liệu, đến tình trạng "đói dài" của các cơ sở chế biến của Việt Nam, dẫn đến thất nghiệp hàng loạt.

Nguy hiểm hơn nữa, thặng dư thương mại của Trung Quốc với Việt Nam không nhất thiết bằng đồng tiền quốc tế, như USD, mà có thể bằng chính tiền VND. Không ai có thể loại bỏ thực tế là các thương nhân Trung Quốc vùng biên mậu giáp Việt Nam có thể tích trữ một lượng lớn dự trữ tiền VND, có được từ thặng dư thương mại phi chính thức.

Posted Image

Theo một nguồn tin từ tháng 3.2011, số lượng tiền đồng đó có thể là 200 ngàn tỷ VND, tương đương với 10 tỷ USD. Và thương nhân Trung Quốc hoàn toàn có thể sẵn sàng sử dụng số tiền đó, nếu quả thực là nó đang nằm trong dự trữ cho thương mại để trả lại vào nền kinh tế Việt Nam. Nếu đúng vậy, đây là một cú sốc tăng cung tiền lớn.

Với các giải pháp tình thế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cách đây hai hôm đã phải có cuộc họp khẩn cấp nhằm đánh giá tình hình. Chính phủ và Quốc hội sắp tới cũng khó có thể không bàn tới nguy cơ cấp bách này. Các chuyên gia cũng sẽ còn phân tích dài dài. Trước mắt, khó có thể nói về một nhóm giải pháp khả thi nào đó.

Nhưng về lâu dài, đó là một câu chuyện rất đáng quan tâm, nếu không nói là thuộc nhóm ưu tiên hàng đầu. Và trước hết phải đánh giá lại vai trò của nông nghiệp trong nền kinh tế nói chung.

Một phần tư thế kỷ qua, có lẽ ngoài chuyện người nông dân được cởi trói, nông nghiệp chưa hề nhận được sự đầu tư đáng kể nào. Đó là chưa nói tới việc bị chèn ép, tước đoạt nguồn lực bởi các khu vực kinh tế khác như công nghiệp, dịch vụ, hay bất động sản. Mặc dù, hơn 20 năm qua nó đóng một vai trò rất lớn trong nền kinh tế.

Ngoài việc đảm bảo an ninh lương thực, và đóng góp cho xuất khẩu, nền nông nghiệp giá rẻ đã giúp duy trì lợi thế cạnh tranh hàng đầu về nhân công giá rẻ của Việt Nam trong việc thu hút đầu tư nước ngoài.

Nói như Giáo sư Peter Timmer, chuyên gia hàng đầu về lịch sử nông nghiệp: "Thật vô lý khi một đất nước có truyền thống và lợi thế về nông nghiệp lại cứ mải chạy theo xu hướng công nghiệp ở trình độ thấp, và nông dân ở một nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới lại đa phần sống ở mức nghèo khổ."

Và điều quan trọng hơn là phải cấu trúc lại mối quan hệ kinh tế với Trung Quốc, khi thặng dư nông sản giá trị thấp với anh bạn láng giềng này, trong khi đó lại thâm hụt hàng công nghiệp tiêu dùng, và tiến tới cả hàng hóa tư bản, ở mức độ ngày càng lớn - điều mà giờ đây Việt Nam đang phải chịu đựng.

Có một điều trớ trêu là với giá mà thương lái Việt Nam trả trước đây, người nông dân Việt Nam chắc chỉ dám xài hàng Tàu chất lượng thấp, nhưng giá bèo. Chắc chỉ với cách bán nông sản cho đám thương lái Trung Quốc như bây giờ, những người nông dân Việt Nam mới có đủ tiền để hưởng ứng lời kêu gọi "dùng hàng Việt Nam là yêu nước".

Một cái kết thúc gợi nhớ lại truyện ngắn nổi tiếng "Món quà của các nhà hiền triết". Chỉ có khác là "tự nhiên muốn ... ứa nước mắt".

Tranh cãi cá nhân trong vụ giải thưởng nhà nước

Chiều 6/7, nhà biên kịch Phan Thanh Tú đã gửi kiến nghị lên Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch về kết quả xét tặng Giải thưởng Nhà nước đối với cụm công trình của đạo diễn Nguyễn Thước gồm Sự nhọc nhằn của cát, Những công dân @, Chất xám, với sự đồng thuận của đồng nghiệp Phan Huyền Thư.

Nếu hai nhà biên kịch này chỉ phê phán là đạo diễn Nguyễn Thước chưa xứng đáng đưa 3 tác phẩm này để được xét phong tặng Giải thưởng Nhà nước, như lời nhận xét với báo chí sau đó, có lẽ câu chuyện không ồn ào vào đi xa như vậy. Bởi, xét cho cùng, tuy có một bộ phim là phim Sự nhọc nhằn của cát đoạt giải Bông sen Bạc, nhưng bản thân nhà đạo diễn lại chưa giành được giải cá nhân nào.

Posted Image

Thế nhưng, hai nữ biên kịch đã khẳng định, Nguyễn Thước xin xét phong tặng Giải thưởng Nhà nước cho các bộ phim trên với tư cách tác giả là không đúng, vì tác giả kịch bản và lời bình mới thật sự là tác giả sáng tác của lĩnh vực văn học nghệ thuật. Và họ mới là người đoạt giải cá nhân, Phan Thanh Tú đoạt giải Bông Sen Vàng cho Biên kịch xuất sắc với phim Sự nhọc nhằn của cát, còn Phan Huyền Thư đã nhận giải Bông Sen Vàng cho Biên kịch xuất sắc với phim Chất xám.

Cũng chính do cái nhầm về tiêu chí của hai nhà biên kịch này, khi từ năm 2005, đạo diễn cũng được tham gia, đã khiến đạo diễn Nguyễn Thước bức xúc. Sau khi dẫn chứng rằng đạo diễn Bùi Đình Hạc nhận giải thưởng Hồ Chí Minh năm 2005, và đạo diễn Nguyễn Thanh Vân nhận Giải thưởng Nhà nước năm 2007, ông đạo diễn bị "khiếu kiện" đã "phản pháo":

"Việc các chị ấy nói tôi không phải người sáng tạo với phim là sai, vì người ta xem phim, có ai đọc kịch bản đâu. Đặc biệt là phim tài liệu, làm phim là quá trình thay đổi nhiều lần, thậm chí là nhận thức lại kịch bản. Đáng lẽ, khi nhận được giải thưởng dành cho biên kịch..., họ cũng nên cảm ơn tôi mới phải".

Đạo diễn Nguyễn Thước còn đi xa hơn, khi bóng gió rằng kịch bản nhiều khi cũng chỉ là những ý tưởng phác thảo thôi, còn đạo diễn phải phát triển nhiều lắm.

Người viết tìm đến nhà biên kịch Nguyễn Quang Lập, người được một đồng nghiệp khác, đồng thời cũng là một đạo diễn, là bà Nguyễn Thị Việt Nga nhắc đến như một "kẻ thiệt thòi" trong câu chuyện Giải thưởng Nhà nước của đạo diễn Nguyễn Thanh Vân, khi vị nữ tiến sĩ này gia nhập phe "biên kịch" chống lại phe "đạo diễn".

Ông Nguyễn Quang Lập trả lời qua điện thoại từ TP HCM:

"Theo tôi, không nên quan niệm ai là người có vai trò số một cả. Trong quan hệ giữa biên kịch và đạo diễn trong phim nên có quan hệ bình đẳng, như mối quan hệ của biên kịch và đạo diễn trong lĩnh vực sân khấu. Trên sân khấu, không ai nói vở kịch của ông đạo diễn cả, trong khi trong phim ảnh người ta luôn nói phim là của ông đạo diễn.

Còn nói cho nhanh, ông biên kịch là ông thiết kế, còn ông đạo diễn là tổng công trình sư. Ông tổng công trình sư vất vả lắm đấy, nhưng sáng tạo của ông là trên cơ sở bản thiết kế có sẵn. Ông tổng công trình sư cũng không thể nói "ngôi nhà" là của ông, mà chủ nhà, tức là nhà sản xuất, mới có quyền nói là nhà của ông ta.

Posted Image

Đạo diễn Nguyễn Thước và nhà biên kịch Phan Huyền Thư

Phim là của nhà sản xuất, còn ông đạo diễn và biên kịch chỉ là những ông làm thuê, và phải tuân thủ theo yêu cầu của nhà sản xuất.

Tuy nhiên, tôi vẫn muốn nhấn mạnh tới sự vất vả, bao quát, và dấu ấn rõ nét nhất của đạo diễn, để ông ta có thể để tên mình đứng cạnh một bộ phim. Mặc dù, về bản chất, đó là tác phẩm của cả một tập thể."

Theo thiển nghĩ của người viết, chung qui cũng là do cái bộ (Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch) đã ra Thông tư qui định chi tiết về tiêu chuẩn, thủ tục, hồ sơ xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật (ra ngày 27.5.2010) chẳng rõ ràng, khiến cho các nhà đạo diễn, biên kịch đáng kính nói trên lại mang nhau ra làm khổ.

Trong thông tư này, điều 2 (giải thích từ ngữ) có viết:

5. Tác giả là người bằng lao động của mình trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm, công trình.

6. Đồng tác giả là nhiều người bằng lao động của mình cùng trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm, công trình.

Thông tư đã qui định rõ như vậy về "tác giả" và "đồng tác giả", thế mà cái bộ ra thông tư này lại vẫn cho phép đạo diễn Nguyễn Thước một mình mang những tác phẩm mà mình chỉ là một trong các đồng tác giả đi nộp để được xét trao giải thưởng. Cả ba cùng mang đi có phải vui hơn, đoàn kết hơn không? Mặc dù, về giá trị vật chất, cái size chắc không hoành tráng bằng.

Để không có cái nuối tiếc rằng "một số người trong giới còn ngạc nhiên vì từ hàng chục năm trước, đạo diễn Nguyễn Thước - biên kịch Phan Huyền Thư đã được xem là một cặp bài trùng, và kịch bản của Phan Huyền Thư dường như là cảm hứng bất tận để vị đạo diễn này làm nên những bộ phim gây tiếng vang.

Thế nhưng, trong trường hợp này, lại có cái rắc rối khác. Nhà biên kịch Phan Thanh Tú đã nhận xét rằng "với những giải thưởng khiêm tốn như thế thật khó có thể trao giải thưởng Nhà nước cho cụm công trình này, chưa kể lại trao cho đạo diễn Nguyễn Thước".

Thảo nào, đạo diễn Nguyễn Thước đã lẳng lặng làm hồ sơ cho riêng mình, mà không muốn gây "liên luỵ" cho hai đồng nghiệp. Kể cũng tội cái thân ông, làm phúc mang tội!

Qua chuyện này, cũng hiểu thêm tại sao "Bọ Lập" (tên bạn bè gọi Nguyễn Quang Lập một cách thân mật) đã quyết chẳng "dây dưa" vào câu chuyện giải thưởng với đạo diễn Nguyễn Thanh Vân. Chắc "Bọ" nghĩ trong cuộc đời này có nhiều cái đáng làm hơn là cái việc tranh cãi vô bổ, tốn hơi sức, giấy mực đó.

Như theo dõi chặt chẽ những động thái gây hấn của Trung Quốc, và viết những bình luận, cảnh báo trên blog của mình, chẳng hạn.

http://tuanvietnam.v...tranh-cai-vo-bo

===

Chẳng nhẽ bây giờ Trung quốc mới có những hành động tiểu xảo với Việt nam như bài báo này nêu ra hay sao...? Tôi chỉ thấy thương cho các Ngư phủ, chẳng biêt bám víu vào đâu. Mỗi chuyến các anh ra khơi, cả gia đình các anh đều lo lắng.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vì sao tàu cao tốc Trung Quốc nằm liệt?

HỒNG NGỌC

15/07/2011 15:57 (GMT+7)

Posted Image

Hành khách Trung Quốc giận dữ đòi trả vé tại ga Hồng Kiều, Thượng Hải sau sự cố ngày 12/7 - Ảnh: THX.

Các nhà chức trách Trung Quốc đang cố gắng bằng mọi nỗ lực tìm ra nguyên nhân gây ra những sự cố gần đây trên tuyến đường sắt cao tốc Bắc Kinh - Thượng Hải, đồng thời hy vọng công chúng thông cảm và tiếp tục hỗ trợ dự án này, Tân Hoa Xã dẫn lời một quan chức đường sắt Trung Quốc cho hay.

Hôm 30/6, tuyến tàu cao tốc nối Bắc Kinh và Thượng Hải đã chính thức được khai trương, rút ngắn thời gian đi lại từ 14 giờ trước kia xuống chỉ còn chưa tới 5 giờ. Với chi phí xây dựng khoảng 220,9 tỷ Nhân dân tệ (hơn 700.000 tỷ đồng), đường tàu cao tốc này được coi là niềm tự hào về thành tựu kỹ thuật của Trung Quốc

Tuy nhiên, chưa đầy một tháng sau khi đưa vào khai thác, niềm kiêu hãnh của đường sắt cao tốc Trung Quốc, đã liên tục gặp sự cố hỏng hóc, khiến hàng chục nghìn hành khách đang thích thú muốn trải nghiệm đỉnh cao công nghệ nước nhà thất vọng tràn trề

Sự cố đầu tiên xảy ra hôm 10/7, khi một cơn bão đi qua khiến hệ thống cung cấp điện bị hư hỏng tại tỉnh Sơn Đông, miền đông Trung Quốc. Sự cố đã làm đình trệ 19 đoàn tàu. Tiếp đó, hôm 12/7, một sự cố khác lại xảy ra với hệ thống điện, làm 29 đoàn tàu khác bị hủy hoãn. Hai vụ việc này đã khiến dư luận xôn xao

Tuy nhiên, không dừng lại ở đó, hôm 13/7, một chuyến tàu lại bị hỏng giữa đường khi chạy qua địa phận thành phố Thường Châu, tỉnh Giang Tô khiến hàng trăm hành khách phải đợi hàng giờ đồng hồ. Sau đó, các nhà chức trách địa phương đã phải chuyển hành khách sang một đoàn tàu dự phòng.

Wang Yongping, phát ngôn viên Bộ Đường sắt Trung Quốc, hôm 14/7 đã xin lỗi người dân về những rắc rối do ba sự cố xảy ra trên tuyến đường cao tốc mới, trong cuộc trò chuyện trực tuyến trên trang web của Nhân dân nhật báo, phiên bản điện tử của cơ quan ngôn luận Đảng Cộng sản Trung Quốc

Ông Wang cho biết, tuyến đường sắt này được thiết kế "nhạy cảm" với các nguy cơ mất an toàn, cho nên chúng lập tức dừng lại trong trường hợp mất điện hoặc thời tiết xấu. Trong sự cố hôm 10/7 vừa qua, gió mạnh và bão là nguyên nhân chính khiến tuyến đường bị tê liệt trong suốt 90 phút.

Một nữ hành khách họ Wang đi trên chuyến tàu G21, một trong các đoàn tàu bị trì hoãn hôm 10/7, đã không nén nổi bức xúc khi kể lại sự cố. “Cả 1.000 hành khách phải ngồi trong điều kiện không có ánh sáng, không điều hòa nhiệt độ. Lúc đó, tôi cũng có chút sơ hãi, những đứa trẻ thì bắt đầu khóc. Mọi hành khách khác liên tục phàn nàn, còn nhân viên thì chỉ tiếp tục xin lỗi”, bà nói.

Người phát ngôn Bộ Đường sắt Trung Quốc cho biết, cơ quan này đang khuyến khích các nhà khai thác đường sắt cao tốc, các công ty xây dựng và các nhà sản xuất xe lửa đưa ra những giải pháp để đảm bảo hệ thống đường sắt này được hoạt động một cách an toàn

Mặc dù, nhiều chuyên gia đường sắt đồng ý rằng, các tuyến tàu cao tốc thường gặp nhiều sự cố khi mới được đưa vào hoạt động. Tuy nhiên, những phát biểu mạnh mẽ trước đó về công nghệ đường sắt của các quan chức Trung Quốc đã khiến người dân nghi ngại, thậm chí một số người còn tuyên bố thẳng là sẽ không chọn tàu cao tốc nữa dù điều kiện thời tiết như thế nào.

Trên các mạng xã hội Trung Quốc, hành khách thi nhau tố khổ về cảnh nóng nực và ngột ngạt trên những đường tàu bị sự cố cùng những câu hỏi đầy nghi ngờ về cái gọi là công nghệ cao của hệ thống xe lửa này. Trung Quốc đã đầu tư 220 tỷ Nhân dân tệ, tương đương với 34 tỷ USD, cho tuyến đường sắt này.

Không chỉ có người dân Trung Quốc cảm thấy bực bội, mà những sự cố tàu cao tốc này cũng là cơ hội để báo chí nước ngoài chế nhạo, nhất là không lâu trước đó, người phát ngôn của Bộ Đường sắt Trung Quốc đã khẳng định, công nghệ đường sắt cao tốc của Trung Quốc đã vượt xa Nhật.

http://vneconomy.vn/...oc-nam-liet.htm

===

Chắc là không đồng bộ rồi.Posted Image

Cái gì lỉ anh em chẳng hảo xu cù, vượt qua võ sĩ đạo. hề hề. Posted Image.

mừng lỉ 1 li mão đài. chỉng. Nhưng lỉ phải co cãi lưỡi của lỉ vào thì lỉ mới ngậm được riệu

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

14/7/2011:

VTV2 19h : 00 Phim truyện

Hoàng tử Thiếu Lâm - Tập 31

VCTV1 01h : 00 Phim Trung Quốc

Chuyện tình ma nữ - Tập 2

03h : 00 Phim Trung Quốc

Bí ẩn một tham quan - Tập 35

05h : 00 Phim Trung Quốc

Nàng dâu câm - Tập 2

07h : 00 Phim Trung Quốc

Chuyện tình ma nữ - Tập 3

10h : 00 Phim Trung Quốc

Bí ẩn một tham quan - Tập 36

16h : 00 Phim Trung Quốc

Nàng dâu câm - Tập 3

18h : 00 Phim Trung Quốc

Chuyện tình ma nữ - Tập 4

21h : 00 Phim Trung Quốc

Bí ẩn một tham quan - Tập 37

22h : 00 Phim Trung Quốc

Nàng dâu câm - Tập 4

VCTV7 02h : 00 Phim Trung Quốc

Mỹ nhân Thượng Hải - Tập 1,2

03h : 30 Phim Trung Quốc

Uyển Tâm - Tập 23,24

08h : 00 Phim Trung Quốc

Mỹ nhân Thượng Hải - Tập 3,4

10h : 30 Phim Trung Quốc

Uyển Tâm - Tập 25,26

13h : 00 Phim Trung Quốc

Uyển Tâm - Tập 27,28

14h : 30 Phim Trung Quốc

Mỹ nhân Thượng Hải - Tập 5,6

18h : 00 Phim Trung Quốc

Uyển Tâm - Tập 29,30

20h : 30 Phim Trung Quốc

Mỹ nhân Thượng Hải - Tập 7,8

VCTV8 01h : 00 Phim Trung Quốc

Chuyện tình ma nữ - Tập 2

03h : 00 Phim Trung Quốc

Bí ẩn một tham quan - Tập 35

05h : 00 Phim Trung Quốc

Nàng dâu câm - Tập 2

07h : 00 Phim Trung Quốc

Chuyện tình ma nữ - Tập 3

10h : 00 Phim Trung Quốc

Bí ẩn một tham quan - Tập 36

16h : 00 Phim Trung Quốc

Nàng dâu câm - Tập 3

18h : 00 Phim Trung Quốc

Chuyện tình ma nữ - Tập 4

21h : 00 Phim Trung Quốc

Bí ẩn một tham quan - Tập 37

22h : 00 Phim Trung Quốc

Nàng dâu câm - Tập 4

VTC1 8:05:00 PMPhim TQ

Người mẹ vô tội - Tập 11

Hanoi 5:20:00 PMPhim truyện

Cánh hạc thời gian (phim Trung Quốc – tập 29)

HTVC 06:00PTTQ: Giới hạn đàn ông - Tập 28 - 29

12:00PTTQ: Đại khâm sai - Tập 11 - 12

18:00PTTQ: Giới hạn đàn ông - Tập 30

22:00PTTQ: Đại khâm sai - Tập 13 - 14

HaNoiTV1 23:00Phim truyện: Nước mắt nàng dâu - Phim Trung Quốc - Tập 9

Vinhlong1 00:00Phim Đài Loan: Khi người ta yêu - P.2 – T.35-36

06:30Phim Đài Loan: Khoảnh khắc ngọt ngào – T.15

08:30Phim Trung Quốc: Phận hồng nhan – T.17-18

11:30Phim Đài Loan: Khi người ta yêu - P.2 – T.37-38

20:30Phim Trung Quốc: La Hán tái thế –T.25-26

22:15Phim Hong Kong: Muối mặn thâm thù – T.8

Dongnai1 03:00PTTQ: Người đàn bà hạnh phúc (T40)

06:00PTTQ: Trinh quan trường ca (T78)

12:20PTTQ: Minh tinh Thượng Hải (T19+20)

17:00Phim kiếm hiệp: Kinh kha truyền kỳ (T3)

Dongnai2 00:00Phim kiếm hiệp: Tân trạng kỳ án (T29+30)

07:00PTTQ: Loạn thế tân nương (T9+10)

BTV1 03:00Phim TQ: Vị đắng tình yêu - T1

09:00PTTQ: Trong cơn mê - T2

17:00PTTQ: Hỏa Hồ Điệp - T19 - 20

20:55PTTQ - HQ: Thiên đường thêu - T20

BTV2 01:00PTTQ: Võ Tắc Thiên - Tấm bia vô danh - T40

06:00PTTQ: Sứ mệnh chính nghĩa - T19 - 20

11:15PTTQ: Vị đắng tình yêu - T2

Haiphong 09:00PTTQ: Bóng tối tội lỗi - T10

12:00PTTQ: Tình yêu thù hận - T27 - 28

17:20PTTQ: Vết thương lòng - T13

23:00PTTQ: Cà phê đắng - T9 - 10

An giang 01:40PTTQ: Đại Đường tướng quân - T5 - 6

03:35PTTQ: Tuyết Sơn Phi Hồ - T19 - 20

09:00PTTQ: Truyền thuyết Thiếu Lâm Tự - Phần 2 - T31 - 32

21:00PTTQ: Câu chuyện tình yêu - Phần 5 - T1

Dong thap 3:00

Phim truyện TQ “Đại Tam Nguyên”

"09:20

Phim truyện TQ “Viện dệt hoàng cung”"

16:45

Phim truyện TQ “Lệ Cơ truyền kỳ”

Nghe an - 11h50: Phim truyện Trung Quốc: Quyết không từ bỏ ( Tập 27 - Hết )

- 22h30: Phim truyện Trung Quốc: Ngai vàng và mỹ nữ ( Tập 22 )

Hue 12:10 Phim Đài Loan: Bao công xử án -Tập 20

17:45 Phim Trung Quốc: Đại Thương Đạo - Tập 1

=========

VTV, HTV là Đài truyền hình Việt nam hay đài TH Trung quốc vậy? Cơ quan quản lý văn hóa ở đâu?

Share this post


Link to post
Share on other sites

14/7/2011:

VTV2 19h : 00 Phim truyện

Hoàng tử Thiếu Lâm - Tập 31

VCTV1 01h : 00 Phim Trung Quốc

Chuyện tình ma nữ - Tập 2

03h : 00 Phim Trung Quốc

Bí ẩn một tham quan - Tập 35

05h : 00 Phim Trung Quốc

Nàng dâu câm - Tập 2

07h : 00 Phim Trung Quốc

Chuyện tình ma nữ - Tập 3

10h : 00 Phim Trung Quốc

Bí ẩn một tham quan - Tập 36

16h : 00 Phim Trung Quốc

Nàng dâu câm - Tập 3

18h : 00 Phim Trung Quốc

Chuyện tình ma nữ - Tập 4

21h : 00 Phim Trung Quốc

Bí ẩn một tham quan - Tập 37

22h : 00 Phim Trung Quốc

Nàng dâu câm - Tập 4

VCTV7 02h : 00 Phim Trung Quốc

Mỹ nhân Thượng Hải - Tập 1,2

03h : 30 Phim Trung Quốc

Uyển Tâm - Tập 23,24

08h : 00 Phim Trung Quốc

Mỹ nhân Thượng Hải - Tập 3,4

10h : 30 Phim Trung Quốc

Uyển Tâm - Tập 25,26

13h : 00 Phim Trung Quốc

Uyển Tâm - Tập 27,28

14h : 30 Phim Trung Quốc

Mỹ nhân Thượng Hải - Tập 5,6

18h : 00 Phim Trung Quốc

Uyển Tâm - Tập 29,30

20h : 30 Phim Trung Quốc

Mỹ nhân Thượng Hải - Tập 7,8

VCTV8 01h : 00 Phim Trung Quốc

Chuyện tình ma nữ - Tập 2

03h : 00 Phim Trung Quốc

Bí ẩn một tham quan - Tập 35

05h : 00 Phim Trung Quốc

Nàng dâu câm - Tập 2

07h : 00 Phim Trung Quốc

Chuyện tình ma nữ - Tập 3

10h : 00 Phim Trung Quốc

Bí ẩn một tham quan - Tập 36

16h : 00 Phim Trung Quốc

Nàng dâu câm - Tập 3

18h : 00 Phim Trung Quốc

Chuyện tình ma nữ - Tập 4

21h : 00 Phim Trung Quốc

Bí ẩn một tham quan - Tập 37

22h : 00 Phim Trung Quốc

Nàng dâu câm - Tập 4

VTC1 8:05:00 PMPhim TQ

Người mẹ vô tội - Tập 11

Hanoi 5:20:00 PMPhim truyện

Cánh hạc thời gian (phim Trung Quốc – tập 29)

HTVC 06:00PTTQ: Giới hạn đàn ông - Tập 28 - 29

12:00PTTQ: Đại khâm sai - Tập 11 - 12

18:00PTTQ: Giới hạn đàn ông - Tập 30

22:00PTTQ: Đại khâm sai - Tập 13 - 14

HaNoiTV1 23:00Phim truyện: Nước mắt nàng dâu - Phim Trung Quốc - Tập 9

Vinhlong1 00:00Phim Đài Loan: Khi người ta yêu - P.2 – T.35-36

06:30Phim Đài Loan: Khoảnh khắc ngọt ngào – T.15

08:30Phim Trung Quốc: Phận hồng nhan – T.17-18

11:30Phim Đài Loan: Khi người ta yêu - P.2 – T.37-38

20:30Phim Trung Quốc: La Hán tái thế –T.25-26

22:15Phim Hong Kong: Muối mặn thâm thù – T.8

Dongnai1 03:00PTTQ: Người đàn bà hạnh phúc (T40)

06:00PTTQ: Trinh quan trường ca (T78)

12:20PTTQ: Minh tinh Thượng Hải (T19+20)

17:00Phim kiếm hiệp: Kinh kha truyền kỳ (T3)

Dongnai2 00:00Phim kiếm hiệp: Tân trạng kỳ án (T29+30)

07:00PTTQ: Loạn thế tân nương (T9+10)

BTV1 03:00Phim TQ: Vị đắng tình yêu - T1

09:00PTTQ: Trong cơn mê - T2

17:00PTTQ: Hỏa Hồ Điệp - T19 - 20

20:55PTTQ - HQ: Thiên đường thêu - T20

BTV2 01:00PTTQ: Võ Tắc Thiên - Tấm bia vô danh - T40

06:00PTTQ: Sứ mệnh chính nghĩa - T19 - 20

11:15PTTQ: Vị đắng tình yêu - T2

Haiphong 09:00PTTQ: Bóng tối tội lỗi - T10

12:00PTTQ: Tình yêu thù hận - T27 - 28

17:20PTTQ: Vết thương lòng - T13

23:00PTTQ: Cà phê đắng - T9 - 10

An giang 01:40PTTQ: Đại Đường tướng quân - T5 - 6

03:35PTTQ: Tuyết Sơn Phi Hồ - T19 - 20

09:00PTTQ: Truyền thuyết Thiếu Lâm Tự - Phần 2 - T31 - 32

21:00PTTQ: Câu chuyện tình yêu - Phần 5 - T1

Dong thap 3:00

Phim truyện TQ “Đại Tam Nguyên”

"09:20

Phim truyện TQ “Viện dệt hoàng cung”"

16:45

Phim truyện TQ “Lệ Cơ truyền kỳ”

Nghe an - 11h50: Phim truyện Trung Quốc: Quyết không từ bỏ ( Tập 27 - Hết )

- 22h30: Phim truyện Trung Quốc: Ngai vàng và mỹ nữ ( Tập 22 )

Hue 12:10 Phim Đài Loan: Bao công xử án -Tập 20

17:45 Phim Trung Quốc: Đại Thương Đạo - Tập 1

=========

VTV, HTV là Đài truyền hình Việt nam hay đài TH Trung quốc vậy? Cơ quan quản lý văn hóa ở đâu?

Tưởng hết thời chen nhau đi xem ké video, rồi đến thời thuê băng về xem phim Tàu thế chân cái CMND, đã ngót hơn 20 mươi năm rồi còn gì mà vẫn chưa chịu bỏ, chán các bác nhà đài lắm anh Thiên Lang àh, biết đến khi nào thì "hâyzza cho tô zằn thắn mì, ây za xí sồ tịt đi" nghe mà phát ngán!

Thôi cho tô hủ tiếu gõ đi.

BĐG

Share this post


Link to post
Share on other sites

14/7/2011:

=========

VTV, HTV là Đài truyền hình Việt nam hay đài TH Trung quốc vậy? Cơ quan quản lý văn hóa ở đâu?

VTV & HTV là đài truyền hình VN mờ

Chúng ta có nhiều cơ quan (cấp địa phương) cùng chung tay quản lý văn hóa mờ :

-Sở văn hóa,

-Sở Thông tin truyền thông,

-An ninh văn hóa công an thành phố

-Ban tuyên giáo thành ủy.

Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc lo Mỹ tung ra QE3

VIT - Hôm 13/7, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cho biết sẽ tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ nếu kinh tế Mỹ vẫn tăng trưởng yếu. Các nhà phân tích cho rằng, điều này có thể thổi bùng thêm lạm phát tại Trung Quốc và gây nguy hiểm cho khoản dự trữ ngoại hối 3,2 nghìn tỷ USD của nước này.

Trong phiên điều trần trước Ủy ban dịch vụ tài chính thuộc Hạ viện Mỹ, ông Bernanke nói: “Không loại bỏ khả năng kinh tế sẽ suy yếu lâu hơn dự kiến và rủi ro giảm phát sẽ trở lại, cần thêm chính sách hỗ trợ.” Đây được hiểu là tín hiệu của một gói nới lỏng lần 3 (QE3).

Cuối năm 2009, Fed đã tung ra chương trình mua trái phiếu lớn chưa từng có (QE1) để thúc đẩy nền kinh tế và tăng cường tín dụng khi chi ra 1,7 nghìn tỷ USD để mua trái phiếu dài hạn và trái phiếu thế chấp. Trong năm 2010, khi nhận thấy đà phục hồi diễn ra ảm đạm, FED quyết định mua thêm 600 tỷ USD trái phiếu (QE2). QE2 vừa mới kết thúc vào ngày 30/6 vừa qua.

Tuy nhiên, nền kinh tế Mỹ vẫn còn yếu, thúc đẩy khả năng một gói QE3 sẽ tiếp tục được tung ra. Một cuộc thăm dò dư luận của hãng Reuters và Ipsos công bố hôm 13/6 cho thấy, số người Mỹ tin rằng, đất nước đang đi trên con đường kinh tế sai lầm, đã tăng lên 63% trong tháng này, tăng từ 60% vào tháng 6/2011. Tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ đã tăng lên 9,2% trong tháng 6/2011 từ 9,1% trong tháng 5.

Ông Lu Zhengwei, chuyên gia kinh tế trưởng tại Industrial Bank Co Ltd. cho biết: “Nếu Fed tiếp tục in thêm tiền, nó sẽ kéo Trung Quốc vào một cuộc chiến kéo dài nhằm hạn chế thanh khoản và kiềm chế lạm phát.”

Theo Tổng cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS), chỉ số CPI của Trung Quốc đã tăng lên mức kỷ lục trong vòng 3 năm là 6,4% trong tháng 6/2011. Các nhà phân tích nhận định, điều này một phần là do các biện pháp nới lỏng định lượng của Mỹ đã khiến dòng vốn của thế giới đổ vào các thị trường đang phát triển hấp dẫn hơn, trong đó có Trung Quốc.

Hơn nữa, việc Mỹ bơm tiền vào nền kinh tế có thể khiến giá hàng hóa thế giới tăng cao. Giá dầu thô đã tăng sau tuyên bố của Chủ tịch Fed Ben Bernanke hôm 13/6. Giá cả gia tăng có thể buộc các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc, Brazil và Ấn Độ phải chi thêm tiền để nhập khẩu hàng hóa và điều này tiếp tục làm trầm trọng thêm các vấn đề lạm phát của họ.

Ông Lu nói: “Đây sẽ là một tin rất xấu đối với các nước mới nổi.” Ông cho rằng, những nước này có thể sẽ phải tiếp tục thắt chặt lập trường tiền tệ của mình.

Ông Cao Fengqi, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Tài chính và Chứng khoán tại Đại học Peking cho rằng, QE3 sẽ khiến Trung Quốc phải nhanh chóng nâng giá đồng NDT so với USD.

Theo ông, nếu gói nới lỏng mới của Mỹ được tung ra, hậu quả là đồng USD sẽ mất giá nhanh chóng và điều này sẽ đe dọa tới sự an toàn của kho dự trữ ngoại hôi của Trung Quốc, bởi nó sẽ làm giảm giá trị thực sự của khoản dự trữ bằng đồng USD.

Ông Cao cũng cho rằng, nhiệm vụ chính của Trung Quốc là kiểm soát giá tiêu dùng và duy trì tăng trưởng kinh tế ổn định và nhanh chóng để có thể đối phó với bất kỳ cú sốc nào từ bên ngoài.

Trung Quốc đang kêu gọi chính phủ Mỹ đảm bảo lợi ích cho các nhà đầu tư.

Mới đây, tổ chức xếp hạng tín dụng Moody’s tuyên bố sẽ hạ xếp hạng tín dụng của Mỹ nếu nước này không thể thống nhất tăng giới hạn nợ đúng hạn.

Hãng xếp hạng tín dụng Dagong của Trung Quốc cảnh báo, trong trường hợp xấu nhất, nợ công của Mỹ sẽ tiếp tục tăng đến 124% GDP vào năm 2015 và chính phủ liên bang sẽ phải nâng giới hạn nợ lên tới 5,5 nghìn tỷ USD.

Tổ chức này đã hạ xếp hạng tín dụng của Mỹ từ mức AA xuống A+ hôm 9/11/2010 sau khi chính phủ Mỹ công bố gói nới lỏng định lượng lần 2 (QE2).

Theo China Daily Tin dịch

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ngờ vực về giàn khoan “khủng” của Trung Quốc

15/07/2011 0:15

Dư luận Trung Quốc đang nghi ngờ về giàn khoan dầu khổng lồ mà chính quyền đang có kế hoạch triển khai ở biển Đông.

Ngày 26.5, Trung Quốc công bố giàn khoan Hải Dương 981, được đầu tư với kinh phí 935 triệu USD. Theo thông báo của Tập đoàn dầu khí xa bờ quốc gia Trung Quốc (CNOOC), đây là giàn khoan kiểu nửa chìm nửa nổi và là “siêu giàn khoan” đầu tiên do Trung Quốc tự sản xuất. Với chiều dài hơn 650m, cao 136m, trọng tải 30.000 tấn, tổng chi phí hoạt động cho giàn khoan này có thể lên tới 1 triệu USD/ngày. Có thể hoạt động ở vùng biển sâu 3.000m, nó được cho là sẽ giúp nâng cao năng lực khai thác dầu của Trung Quốc, trước giờ chỉ có giàn khoan hoạt động được ở độ sâu tối đa 500m.

Hải Dương 981 được xây lắp suốt 3 năm bởi Tập đoàn đóng tàu quốc gia Trung Quốc. Giàn khoan này dự tính được đưa ra biển Đông trong tháng 7.

Kế hoạch triển khai giàn khoan khổng lồ này ở biển Đông, có thể là tại khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam, gây rất nhiều lo ngại cho cộng đồng quốc tế. Nó lại được công bố đúng thời điểm Bắc Kinh gia tăng các hành động đơn phương, gây căng thẳng nhằm vào Việt Nam và Philippines.

Posted Image

Giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc - Ảnh: People.com.cn

Kế hoạch tham vọng

Sở dĩ Trung Quốc nôn nóng muốn sử dụng “bảo bối” Hải Dương 981 vì việc khai thác dầu trên biển Đông đã được xác định nằm trong chiến lược đối với khu vực của nước này.

Giám đốc điều hành CNOOC Dương Hoa từng khẳng định về kế hoạch “tiếp tục tập trung vào việc thăm dò và khai thác dầu ở biển Đông trong tương lai gần” trong một cuộc họp báo về chiến lược kinh doanh của tập đoàn này năm 2011. Một quan chức khác giấu tên của CNOOC cũng tiết lộ tập đoàn đã đặt mục tiêu đầy tham vọng về sản lượng cho giai đoạn từ nay tới năm 2020.

Hàn Quốc yêu cầu giải thích vụ tràn dầu ở Bột hải

Theo Thời báo Hoàn Cầu, Hàn Quốc vừa yêu cầu Trung Quốc tổ chức hội nghị về môi trường giữa hai nước và đưa ra thông tin cụ thể về vụ rò rỉ dầu ở vịnh Bột Hải cũng như phương án xử lý. Nhật báo Hàn Quốc Chosun Ilbo gọi vụ này là “nỗi khiếp sợ màu đen” và lên án Trung Quốc che đậy thông tin. Vịnh Bột Hải thông ra Hoàng Hải và nỗi lo dầu loang xuống vùng biển của Hàn Quốc hoàn toàn có cơ sở. Tuy nhiên, Trung Quốc lấy lý do rằng “hải lưu ở Bột Hải chảy ngược dòng nên không chảy về phía biển Hàn Quốc” để thanh minh cho việc chậm trễ thông tin.

Theo báo chí Trung Quốc, CNOOC có kế hoạch đầu tư 350 tỉ nhân dân tệ (khoảng 54 tỉ USD) trong 5 năm tới để khai thác tài nguyên dầu và khí tự nhiên ở biển Đông. Trong đó, tập đoàn này dự kiến dùng 20 tỉ nhân dân tệ để khai thác và phát triển dầu khí vùng nước sâu. Chính vì vậy, giàn khoan Hải Dương 981 được thiết kế với tuổi thọ dự kiến là 30 năm chỉ chuyên phục vụ trong khu vực biển Đông. Một số chuyên gia đánh giá kế hoạch khai thác dầu đầy tham vọng nói trên nằm trong chiến lược lâu dài của Trung Quốc nhằm thâu tóm gần như toàn bộ biển Đông. Thời báo Hoàn Cầu dẫn lời một số quan chức không ngần ngại nói thẳng sự xuất hiện của Hải Dương 981 sẽ “giúp Trung Quốc hiện diện mạnh mẽ hơn” tại nam biển Đông. Đây là khu vực Bắc Kinh không có chủ quyền nhưng nằm trong bản đồ đường lưỡi bò phi lý của họ.

Như vậy, triển khai giàn khoan “khủng” là một bước khác để hiện thực hóa tham vọng độc chiếm biển Đông của chính quyền Trung Quốc. Ở chiều ngược lại, những hành động và tuyên bố cứng rắn gần đây của Bắc Kinh cũng một phần nhằm mở đường để kéo Hải Dương 981 ra biển khai thác dầu.

Phản đối và ngờ vực

Cộng đồng quốc tế tỏ ra lo ngại và nhiều bên đã lên tiếng phản đối ý định triển khai Hải Dương 981 của Trung Quốc. Ngày 8.7, cộng đồng người Mỹ gốc Philippines biểu tình trước Đại sứ quán và Lãnh sự quán Trung Quốc ở thủ đô Washington, San Francisco, New York, Los Angeles và Chicago để phản đối các hành động đơn phương của Trung Quốc ở biển Đông, đặc biệt là về giàn khoan khổng lồ nói trên, theo Đài ABS-CBN.

Ngoài ra, trên không ít diễn đàn ở Trung Quốc, khá nhiều cư dân mạng nước này cũng tỏ ý ngờ vực về kế hoạch của CNOOC và cho rằng đây chỉ là hành động phô trương thanh thế, hù dọa các bên tranh chấp. Trong bài viết vừa đăng trên Sina.com, nhà báo nổi tiếng Tư Mã Bình Bang nhận định những tuyên bố của CNOOC là quá phô trương, không có căn cứ và chỉ càng gây thêm lo ngại về tình hình biển Đông. Theo ông, Trung Quốc không thể ung dung khai thác ở khu vực đang tranh chấp trong khi nếu để xảy ra xung đột lớn vì tài nguyên thì dư luận trong nước sẽ rất phẫn nộ.

Ông Tư Mã viết thêm rằng công nghệ kỹ thuật của CNOOC vẫn còn có khoảng cách rất xa so với yêu cầu khai thác dầu dưới biển Đông nên chưa chắc giàn khoan Hải Dương 981 sẽ làm nên “cơm cháo” gì. Kết luận bài viết, nhà báo này nêu câu hỏi: “Từ giờ tới năm 2020 là 10 năm, chúng ta có cần dùng thất bại của 10 năm để hiểu ra chân lý?”.

Nguyễn Lệ Chi

http://www.thanhnien...Trung-Quoc.aspx

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc tăng cường hoạt động quân sự

16/07/2011 0:58

Mấy ngày qua rộ lên nhiều thông tin về hoạt động quân sự, tình báo của Trung Quốc trong bối cảnh nước này ngày càng tạo ra nhiều quan ngại trong khu vực.

Truyền thông phương Tây gần đây dẫn nhiều nguồn tin về việc Trung Quốc đang tăng cường thu thập thông tin tình báo, phát triển khí tài quân sự. Những thông tin này xuất hiện giữa lúc Bắc Kinh đang thu hút sự chú ý và cả lo ngại sâu sắc từ giới quan sát và dư luận vì những động thái và tuyên bố đơn phương, gây căng thẳng ở biển Đông vừa qua. Ngoại trừ việc chính thức xác nhận đang phát triển tàu sân bay và tên lửa DF-21D, Trung Quốc vẫn im lặng trước những thông tin nói trên.

Ra sức phát triển tình báo

Tờ Daily Telegraph mới đây dẫn lời Giám đốc Cơ quan tình báo nội địa Anh (MI5) là Jonathan Evans nhận định Trung Quốc đang ra sức tìm kiếm những công nghệ quân sự nhạy cảm của Anh và các nước phương Tây khác. Ông Evans cảnh báo những doanh nhân, quan chức nước ngoài thường ở các khách sạn sang trọng tại Bắc Kinh, Thượng Hải rất có khả năng bị nghe trộm, theo dõi và lục soát tư trang. Giám đốc MI5 còn cho biết cách đây 3 năm, một trợ lý của Thủ tướng Anh khi đó là Gordon Brown đã bị một cô gái Trung Quốc lấy cắp chiếc điện thoại BlackBerry, dĩ nhiên không phải vì ham của.

Cũng theo tình báo Anh, ngoài Học viện Tình báo bán quân sự đầu tiên được thành lập ở Đại học Thanh Hoa vào năm 2008, Trung Quốc đã lập thêm học viện tình báo thứ hai tại Quảng Châu vào năm ngoái. Sau đó, tốc độ xây dựng các trường đào tạo gián điệp được đẩy nhanh đột biến. Chỉ từ năm ngoái đến nay đã có thêm nhiều cơ sở tại các trường đại học lớn ở Bắc Kinh, Thượng Hải, Tây An, Thanh Đảo, Cáp Nhĩ Tân và Hồ Nam. Những học viện này ước tính đào tạo được từ 300 - 500 gián điệp.

Chưa hết, tạp chí an ninh quốc phòng Journal of Strategic Studies của Anh có bài viết cho rằng Trung Quốc đang nghiên cứu vệ tinh tối tân có thể giúp ngăn chặn tàu sân bay của Mỹ. Vệ tinh do thám sẽ cho phép tăng cường khả năng theo dõi và hỗ trợ đắc lực trong việc hướng dẫn lộ trình cho tên lửa đạn đạo. Đây được đánh giá là một mối nguy cho các tàu sân bay của Mỹ nếu vệ tinh do thám được kết hợp với tên lửa chống tàu DF-21D.

Posted Image

Máy bay không người lái của Trung Quốc - Ảnh: Chinamil.com.cn

Máy bay không người lái và tàu sân bay

Theo website Flight Global của Anh ngày 12.7, trong cuộc diễn tập ở biển Đông hồi tháng trước, Hải quân Trung Quốc lần đầu tiên triển khai máy bay không người lái UAV Ưng Bạc Silver Eagle để hỗ trợ thông tin từ xa, “chống can thiệp”. Máy bay này được thiết kế có đuôi kép, kiểu dáng tương tự mô hình máy bay không người lái ASN-209 UAV từng được trưng bày tại Triển lãm hàng không Chu Hải năm 2010.

Trong quá trình bay 3 giờ đồng hồ, nhân viên dưới mặt đất điều khiển Ưng Bạc bằng máy tính. Sau khi máy bay tới vị trí theo kế hoạch, nó duy trì tốc độ 134 km/giờ ở độ cao 3.000m. Ưng Bạc có khả năng can thiệp vào đường truyền thông tin của đối phương, gây nhiễu hoặc và lấy cắp dữ liệu.

Cũng tại Triển lãm hàng không Chu Hải 2010, Trung Quốc trưng bày mười mấy loại máy bay không người lái. Trong một tờ bướm quảng cáo tại triển lãm này ghi “máy bay không người lái WJ-600 thay mặt cho đơn vị tên lửa ven biển Trung Quốc gửi lời chào tới tàu sân bay của Mỹ”.

Bên cạnh đó, trang tin Huffington Post (Mỹ) vào ngày 11.7 cũng đề cập chuyện Trung Quốc đang chuẩn bị chạy thử tàu sân bay và chiến lược tàu sân bay của nước này. Trang tin này dẫn lời một số chuyên gia dự đoán rằng 10 năm sau, số tàu sân bay của TQ có thể sẽ tăng lên, ảnh hưởng cân bằng ở khu vực Thái Bình Dương. Một số nguồn tin khác thì ước đoán tới năm 2020, TQ sẽ đóng tới 4 tàu sân bay. Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích hiện nay cho rằng tàu sân bay của Trung Quốc còn lâu mới có thể hoạt động tác chiến thật sự vì nước này còn thiếu công nghệ và nhân lực để vận hành loại tàu này. Trong chuyến thăm Bắc Kinh vừa kết thúc hôm 13.7, Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ Mike Mullen nhận định: “Có được tàu sân bay là một chuyện, còn việc sử dụng tàu sân bay lại hoàn toàn là một việc khác”.

Tên lửa Trung Quốc “sử dụng công nghệ Mỹ

Tên lửa DF-21D, được cho là có khả năng tiêu diệt tàu sân bay, được phát triển từ rác thải quân sự của Mỹ trong thập niên 1990, theo chuyên gia về phân tích quân sự Trung Quốc Richard Fisher. Ông nói với báo The Epoch Times rằng một nguồn tin của Mỹ gần đây đã xác nhận điều ông nghi ngờ từ lâu: từ hàng tấn rác mua của Mỹ cách đây khoảng 15 năm, Trung Quốc đã tìm được công nghệ để phát triển hệ thống định hướng radar cho DF-21D. Hệ thống này cũng đang được sử dụng cho

DF-21C. Ngoài ra, theo báo này, hệ thống rốc-két của DF-21D cũng có được từ Công ty kỹ thuật Mỹ Martin Marietta vào thập niên 1990.

DF-21D mới được thử nghiệm trên đất liền và các chuyên gia cho rằng nó phải mất nhiều năm mới được đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ là Robert Willard nhận định tên lửa này “gây quan ngại” cho Mỹ và các nước khác trong khu vực. Hôm 11.7, ngay lúc người đồng cấp Mỹ Mike Mullen thăm Bắc Kinh, Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc Trần Bỉnh Đức lần đầu tiên xác nhận DF-21D đang được phát triển.

Văn Khoa

Nguyễn Lệ Chi

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc tăng cường hoạt động quân sự

16/07/2011 0:58

Mấy ngày qua rộ lên nhiều thông tin về hoạt động quân sự, tình báo của Trung Quốc trong bối cảnh nước này ngày càng tạo ra nhiều quan ngại trong khu vực.

Truyền thông phương Tây gần đây dẫn nhiều nguồn tin về việc Trung Quốc đang tăng cường thu thập thông tin tình báo, phát triển khí tài quân sự.

Càng ngày càng hay. Cô gái Trung Hoa đang muốn chơi một canh bạc lớn. Định xuống hết tay để mở bát chăng?

Hay. hay. hay...!

Nhưng theo tôi, gái trung hoa không nên đặt hết. Có thể đặt cả tranh, ảnh có giá, nhưng nên giữ lại vùng lương sơn bạc để phòng cơ.

Mừng cô sắp pát tài. pát tài

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc ngụy tạo chủ quyền ở biển Đông

Cập nhật lúc :9:32 AM, 15/07/2011

Hơn nửa thế kỷ nghiên cứ địa lý và lịch sử, nhà nghiên cứ Nguyễn Đình Đầu có một bộ sưu tập bản đồ Việt Nam lên tới hàng nghìn tấm. Những tài liệu này giúp giải mã rất nhiều vấn đề về lịch sử, địa lý Việt Nam. Trước những tuyên bố trắng trợn của Trung Quốc về đường lưỡi bò và chủ quyền tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, học giả nổi tiếng này đã có cuộc trả lời phỏng vấn.

Hành động sai với công pháp quốc tế.

PV: Được biết, ông là người có rất nhiều bản đồ cổ - là kho tư liệu quý để xác định chủ quyền Việt Nam. Ông đánh giá thế nào về hành vi gây hấn của tàu Trung Quốc?

Ông Nguyễn Đình Đầu: Các tàu di thăm dò dầu khí của Việt Nam hoạt động trong phạm vi chủ quyền của Việt Nam. Công ước quốc tế về Luật Biển 1982 đã quy định rất rõ ràng như thế.

Tôi không hiểu tại sao Trung Quốc lại không tôn trọng luật pháp Quốc tế như thế. Hiện nay có thể nói, Trung Quốc là một siêu cường trên thế giới nhưng cách hành xử của họ thật đáng ngại. Thứ nhất đó là hành động sai với công pháp Quốc tế.

Thứ hai, Việt Nam với Trung Quốc là hai nước láng giềng từ xưa tới nay. Tuy có những sự va chạm nhỏ nhưng có thể coi là hai nước thân thiết với nhau. Việc tàu Trung Quốc lại có những hành động xâm phậm nghiêm trọng chủ quyền, tài sản của Việt Nam như vậy làm tôi rất ngạc nhiên.

Tôi là người có nghiên cứu về văn hóa cổ, tôi rất kính trọng Trung Quốc. Trước cái hôm tàu Trung Quốc gây hấn lần thứ 2, buổi chiều tối ngày 4/6, khi chứng kiến một vận động viên nước bạn giành cúp vô địch thế giới về quần vợt, tôi đã rất thán phục và muốn chia sẻ niềm vui ấy với dân tộc Trung Quốc.

Nhưng chuyện một nước siêu cường về mọi phương diện như thế mà lại có hành động như vậy thì tôi nghĩ là không xứng tầm.

PV: Với những tấm bản đồ trong tay, ông nhận định như thế nào về tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa?

Ông Nguyễn Đình Đầu: Thứ nhất, những bản đồ cổ không những của Tây phương và thậm chí những bản đồ từ thế kỷ 15 của chính Trung Quốc đều nói là biển Giao Chỉ tức là biển của Việt Nam. Đến thế kỷ XIX và XX, họ mới bắt đầu gọi là Đông dương tức là Biển Đông.

Bao năm qua, một luồng quan điểm lớn ở Trung Quốc đã cố tình gây ra sự hiểu nhầm khi lợi dụng tên gọi biển Nam Trung Hoa (do người phương Tây gọi) để phán rằng biển của Trung Quốc bao chiếm gần như toàn bộ biển Đông. Thế nhưng sự thật khoa học cho thấy tên gọi biển Nam Trung Hoa (chỉ biển Đông) mà Trung Quốc lợi dụng để gây ra sự hiểu nhầm ấy chưa thấy xuất hiện ở những bản đồ do chính người Trung Quốc vẽ từ hàng trăm năm trước.

Giao Chỉ là tên gọi do các triều đại phong kiến Trung Quốc dùng chỉ người và nước Việt Nam xưa. Thời Hùng Vương, Giao Chỉ là một trong 15 bộ của nước Văn Lang… Các triều đại phong kiến Trung Quốc sau này nhiều khi vẫn dùng tên Giao chỉ cũng như tên An Nam để chỉ quốc gia và nhân dân Đại Việt. Trong nhiều văn bản và bi ký, tên Giao Chỉ vẫn còn chỉ nước ta tới hết thế kỷ XIX.Người Trung Quốc không gọi biển Đông là biển Nam Trung Hoa

Trên hai trang 11b và 12a trích từ sưu tập bản đồ Võ bị chí (ghi lại cuộc hành trình của Trịnh Hòa trong thời gian 1405-1433 đi từ Trung Quốc qua Ấn Độ dương tới Phi Châu) có vẽ nước ta tuy đơn giản nhưng cũng rõ ràng: Nước Giao Chỉ bắc giáp Khâm Châu Trung Quốc, nam giáp nước Chiêm Thành, đông giáp biển cả mang tên Giao Chỉ dương, tức biển của nước Giao Chỉ. Đây là tư liệu của Trung Hoa khắc vẽ về nước ta và biển cả thuộc về nước ta từ thế kỷ XV.

Năm 1842, tác giả người Trung Hoa - Ngụy Nguyên xuất bản sách Hải quốc đồ chí mô tả và khắc vẽ bản đồ tất cả các nước trên thế giới và toàn thể năm châu bốn bể, theo phương pháp khoa học với kinh tuyến và vĩ tuyến. Trong sách này, Ngụy Nguyên đã vẽ hai bản đồ về Việt Nam. Trong đó, bản đồ thứ nhất vẽ sơ sài, chia nước ta ra hai phần (Việt Nam Đông đô và Việt Nam Tây đô). Ở ngoài khơi phía đông hai phần Việt Nam, Ngụy Nguyên ghi rõ là Đông Dương đại hải, tức biển Đông rất lớn.

Rõ ràng, hầu hết bản đồ Trung Hoa vẽ về Việt Nam từ thế kỷ XV hoặc trước nữa cho tới đầu thế kỷ XX đều ghi biển cả phía đông Việt Nam là Giao Chỉ dương hay Đông Dương đại hải hoặc Đông Nam hải, đều có nghĩa là biển của Giao chỉ (tức Việt Nam) hay đơn giản là biển Đông (của Việt Nam).

Đến giữa thế kỷ XX, Trung Quốc vẽ lên cái bản đồ có đường lưỡi bò.

Tôi chỉ có hơn trăm cái bản đồ, tôi nghĩ là trên thế giới còn có hàng ngàn cái bản đồ nhưng do điều kiện đi lại nên tôi không thể sưu tầm hết được. Trong tất cả những bản đồ mà tôi nghiên cứu thì không thấy một cái bản đồ nào của phương Tây nói rằng Hoàng Sa, Trường Sa là của nước nào khác mà đều nói là của Việt Nam. Sử liệu ghi rõ, biển Hoàng Sa, Trường Sa là biển Giao Chỉ gần Trung Quốc.

Posted Image

Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu. Ảnh: Pháp luật TPHCM

PV: Với những tấm bản đồ trong tay thì ông có thể cho biết, Hoàng Sa và Trường Sa được khai phá từ khi nào?

Ông Nguyễn Đình Đầu: Trên bình diện quốc tế, thế giới chỉ mở rộng ra sau khi phát hiện ra Châu Mỹ nên họ tiếp tục đi sang Châu Á tức là miền Đông của Ấn Độ. Họ bắt đầu phát hiện ra bờ biển Việt Nam từ năm 1523. Đến năm 1525, họ bắt đầu vẽ Hoàng Sa, Trường Sa.

Những nhà địa lý,lịch sử thế giới khi đó đã nói Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam bằng cách họ ghi: bờ biển Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam. Trong mấy trăm bản đồ mà tôi được nghiên cứu, tiếp xúc, không có một bản đồ nào nói là bờ biển Hoàng Sa, Trường Sa là của Trung Quốc hay của Malaixia, hay Philippin…

Tất cả các bản đồ đó đều vẽ nhất loạt na ná như nhau. Quan trọng nhất là trên các bản đồ đó ghi tên đảo, tên biển là gì và ở đâu thì đều nói là ở Việt Nam. Nếu có một hoặc hai cái bản đồ thì còn nói là có sự nhầm lẫn. Đằng này, tất cả các bản đồ và trong suốt 5 thế kỷ liền đều ghi là của Việt Nam.

Về sau thì có những sự hiểu lầm, trước nói là Giao Chỉ gần Trung Quốc sau đó họ bỏ chữ Giao Chỉ đi thì thành ra biển Trung Quốc thôi. Mà bản thân Trung Quốc khi vẽ các bản đồ thì không bao giờ nói là đó là biển Trung Quốc. Điều này được chứng minh cụ thể bằng các hình ảnh, bản đồ một cách rất rõ ràng.

PV: Cá nhân ông còn có tài liệu, bản đồ nào chứng tỏ chủ quyền của Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà chưa được công bố?

Nguyễn Đình Đầu: Trong số những chứng cứ của Việt Nam đưa ra nhằm khẳng định chủ quyền tại hai quần đảo, có nhiều tài liệu là công trình nghiên cứu của tôi. Tuy nhiên, có một số tài liệu còn chưa đưa ra, chúng ta còn giữ làm tin. Nhưng cũng phải nói rõ, những cái đã công bố rồi đều khẳng định những tư liệu đó chính xác, chủ quyền Việt Nam xác lập trên hai quần đảo đó là không thể chối cãi.

Ngay cả trong ca dao bao đời nay của dân tộc cũng đã nói “Thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn”. Thế thì biển Đông đó là cái gì? Đó sự thể hiện chủ quyền của Việt Nam về biển và các quần đảo rất rõ ràng.

Tôi nghĩ là không chỉ để cho nhân dân Việt Nam hiểu rõ mà chúng ta phải làm cho cả nhân dân thế giới hiểu. Có một thực tế, ngay cả trên thế giới cũng có nhiều người hiểu nhầm. Đã đến lúc phải tiếp tục đưa ra những bằng chứng đó.

Tôi tiếc là bao lâu nay chúng ta chưa chú ý thu thập tư liệu của người khác viết về mình, người ta công nhận chủ quyền của ta tại hai quần đảo đó không những bằng bút tích, văn bản cổ mà còn bằng các bản đồ cổ một cách toàn diện.

Với những bằng chứng mà tôi nghiên cứu, thu thập được đã khẳng định một cách chắc chắn và toàn diện, tổng thể về chủ quyền của Việt Nam tại biển Đông cũng như đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

PV: Xin ông nói cụ thể hơn…

Ông Nguyễn Đình Đầu: Tôi có những bản đồ gốc rất quý và là nguyên bản, khi đưa ra thì ai cũng phải công nhận đó là những tư liệu khảo cổ. Tôi lấy thí dụ bản đồ của Pháp vẽ có hai trạm khí tượng một ở Hoàng Sa và một ở Trường Sa nằm trong hệ thống khí tượng Quốc tế. Đây là tài liệu không ai có thể chối cãi được vì nó là bản đồ quốc tế.

Chúng ta còn có hàng trăm những tài liệu như thế, rất chính xác. Và còn những tài liệu cổ viết bằng chữ cổ và chữ các nước khác thì không thể nói là của Trung Quốc được.

PV: Vậy ông đánh giá thế nào về những chứng cứ mà người Trung Quốc đưa ra để khẳng định 2 quần đảo trên của họ?

Nguyễn Đình Đầu: Trung Quốc đã chuẩn bị 50 – 70 năm nay nhằm đưa ra những chứng cứ nói rằng Trường Sa, Hoàng Sa hay phần lớn biển Đông là của họ. Chủ quan tôi thấy rằng, tài liệu mà Trung Quốc công bố gần đây thể hiện sự vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, đi ngược lại sự hòa hiếu, tình hữu nghị giữa hai nước là láng giềng với nhau từ bao đời nay.

Việt Nam là nước yêu chuộng hòa bình, không có tinh thần xâm chiếm ai cả. Với tư cách là một siêu cường, Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về hành động đó.

Các nhà hiền triết đã từng nói: “Tứ hải giai huynh đệ” tức là người trong bốn bể đều là anh em. Vậy mà Trung Quốc lại cư xử như thế thì tôi rất buồn. Tôi nghĩ những người cư xử như vậy là những người không có tinh thần cao, hiểu biết cao về lịch sử.

Cũng phải nói lại, những chứng cứ, tài liệu mà Trung Quốc đưa ra đó, thì không có một cơ sở nào cả. Tôi có bản đồ cổ của Trung Quốc, do chính người Trung Quốc vẽ cho thấy cực nam của Trung Quốc là đảo Hải Nam. Vậy hà cớ gì, nay lại cho rằng biển Đông là của tỉnh Hải Nam (Trung Quốc). Điều đó là hết sức sai trái về mặt khoa học. Và điều đó là không bao giờ, ít nhất là từ 5 thế kỷ nay rồi.

Tất cả những bản đồ của Trung Quốc và phương Tây vẽ đều không bao giờ nói là biển Đông nằm trong địa giới của đảo Hải Nam.

Theo Giáo dục Việt Nam

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay