Cóc Vàng

Thông Tin Cập Nhật

2.443 bài viết trong chủ đề này

Nga phóng thành công tên lửa Bulava từ tàu ngầm

(Dân trí) - Nga hôm qua đã thử thành công tên lửa xuyên lục địa mới mà Mátxcơva gọi là nền móng cho kho vũ khí hạt nhân của nước này trong thập kỷ tới - Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố.

Posted Image

Một vụ phóng tên lửa Bulava từ tàu ngầm hạt nhân Dmitry Donskoy.

Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga, Đại tá Igor Konashenkov, xác nhận tên lửa Bulava được phóng đi từ tàu ngầm nguyên tử Yuri Dolgoruki hoạt động trên biển Baren.

Theo người phát ngôn, đây là lần đầu tiên trong khuôn khổ chương trình thử nghiệm thiết kế - bay loại tên lửa này, vụ phóng được thực hiện từ tàu ngầm nguyên tử Yuri Dolgoruki ở trạng thái chìm dưới mặt nước.

Trước đây, các vụ phóng tên lửa Bulava đều được tiến hành từ tàu ngầm Dmitry Donskoy.

Nếu Bulava được phóng thành công 5 lần trong năm nay, nó có thể sẽ được chính thức trang bị cho Hải quân Nga vào muộn nhất là đầu năm tới.

Tính đến thời điểm này, quân đội Nga đã thực hiện tổng cộng 15 vụ phóng tên lửa Bulava, trong đó có 7 lần phóng thành công. Lần phóng gần đây nhất là ngày 29/10/2010. Trong năm nay, Nga sẽ tăng tần suất phóng tên lửa cho đến khi tìm ra nguyên nhân các vụ phóng thất bại.

Bulava là loại tên lửa đạn đạo tiên tiến nhất của Nga bố trí trên tàu ngầm, với tầm bắn xa 8.000 km. Bulava được thiết kế để tránh các hệ thống phòng thủ tên lửa và có khả năng mang theo nhiều đầu đạn hạt nhân.

Tên lửa này là phiên bản trên biển của tên lửa đất đối đất Topol-M của Nga và dự kiến sẽ trở thành vũ khí hàng đầu trong hệ thống tên lửa chiến lược của nước này.

Các vụ phóng thử tên lửa Bulava đã bị trì hoãn hồi năm 2010 sau hàng loạt các vụ thử thất bại. Quân đội Nga cho rằng phần lớn nguyên nhân là do các khuyết điểm trong sản xuất.

Hà Khoa

Theo RIA, Reuters

Share this post


Link to post
Share on other sites

Triều Tiên đe dọa “thánh chiến” chống lại Hàn Quốc

29/06/2011 18:52

(VTC News) - Bắc Triều Tiên hôm nay (29/6) tuyên bố sẽ tiến hành một cuộc “thánh chiến” chống lại Hàn Quốc trong bối cảnh hai nước đang chuẩn bị đàm phán về dự án du lịch tại miền Bắc.

Tin liên quan » Triều Tiên phản đối chính sách chống Bình Nhưỡng

» Hàn Quốc "độ" máy bay để thâm nhập căn cứ Triều Tiên

» Triều Tiên đòi Hàn Quốc trao trả 9 người đào tẩu

» Hàn Quốc lộ tin tạm giữ 9 công dân Triều Tiên đào tẩu

Bình Nhưỡng cáo buộc quân đội Hàn Quốc đã sử dụng biểu ngữ bôi nhọ và phỉ báng quân đội Bắc Triều Tiên. Đài truyền hình quốc gia KCNA trích lời phát ngôn viên của chính phủ Bắc Triều Tiên: “Miền Bắc sẽ quét sạch những kẻ phản bội thông qua cuộc thánh chiến”.

Posted Image

Vụ việc Bắc Triều tiên nã đạn pháo vào một hòn đảo của Hàn Quốc khiến cho căng thẳng giữa hai miền Triều Tiên càng leo thang (ảnh Yonhap)

Vị quan chức này cũng cảnh báo “không thể lường trước hậu quả” trừ khi Hàn Quốc gửi lời xin lỗi về hành động khiêu khích nói trên, và những người gây ảnh hướng tới danh dự của quân đội Bắc Triều Tiên sẽ bị trừng phạt.

Lời cảnh báo này được đưa ra trong bối cảnh hai nước đang chuẩn bị đàm phán về dự án hợp tác du lịch ở ngọn núi Kumgang.

Hai miền Triều Tiên đưa ra chương trình đàm phán du lịch tại ngọn núi Kumgang vào năm 1998 như một phần của động thái thúc đẩy hòa giải. Tuy nhiên, Seoul đã đình chỉ các tour du lịch trong năm 2008 khi một nữ du khách Hàn Quốc bị bắn chết gần khu nghỉ mát.

Posted Image

Các quan chức Hàn Quốc tại khu nghỉ mát Mount Kumgang (ảnh AFP)

Mối quan hệ liên Triều đã rơi vào tình trạng căng thẳng trầm trọng kể từ tháng 3 năm ngoái, sau khi Hàn Quốc cáo buộc Triều Tiên phóng ngư lôi đánh chìm tàu chiến Cheonan của nước này ở biển Hoàng Hải khiến 46 thủy thủ thiệt mạng. Sau đó, lại xảy ra cáo buộc Bắc Triều Tiên nã đạn pháo vào một hòn đảo của Hàn Quốc vào cuối năm 2010 làm 4 người (gồm hai dân thường và hai binh lính) thiệt mạng càng làm cho tình hình khó khăn hơn.

Mặc dù Bình Nhưỡng đã liên tục bác bỏ các cáo buộc trên nhưng Seoul cùng với đồng minh Washington vẫn tung ra một loạt biện pháp trả đũa.

Mới đây, Triều Tiên đã tuyên bố cắt đứt một số đường dây liên lạc quân sự đối với Hàn Quốc trên bờ biển phía đông và đóng cửa một văn phòng liên lạc tại khu nghỉ dưỡng Núi Kumgang mà hai bên cùng điều hành ở miền Bắc.

Phương Mai (Theo BBC, Yonhap)

==

Tót lành đâu không thấy, chỉ thấy nặng mùi tham, sân, si. Dân đen chẳng biết chi, chỉ biết khổ.... thật tội nghiệp!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Triều Tiên đóng cửa tất cả các trường đại học trong 10 tháng

Thứ tư, 29 Tháng 6 2011 09:40

(GDVN) - Theo Telegraph, Bình Nhưỡng đã quyết định đóng cửa tất cả các trường đại học trong nước 10 tháng tới để gửi các sinh viên tới làm việc tại nông trường, các nhà máy và các công trình xây dựng.

Theo quyết định của các nhà lãnh đạo, sinh viên sẽ tham gia lao động để góp phần xây dựng lại nền kinh tế và giúp Triều Tiên đạt được bước đột phá mạnh mẽ trong quá trình phát triển kinh tế vào mùa Xuân năm 2012 như dự đoán của các nhà lãnh đạo nước này.

Ngoài ra, sinh viên sẽ tham gia xây dựng các công trình cho lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà sáng lập nước Kim Nhật Thành (Kim Il-sung) sẽ diễn ra vào tháng 4 năm sau.

Posted Image

Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-il (giữa).

Các sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp và các sinh viên hiện đang theo học tại nước ngoài được miễn trừ tham gia lao động.

Trên khắp đất nước Triều Tiên, nhiều tòa nhà mới đang được xây dựng, những tòa nhà bị ảnh hưởng sau một trận bão lớn gần đây rất cần được sửa chữa nên rất thiếu nhân lực.

Do đó, sinh viên đại học sẽ được huy động để tham gia hoạt động này.

Tin liên quan:

Nguyễn Hường (Theo Telegraph)

====

Luôn sống trong khẩu hiệu: đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niênPosted ImagePosted ImagePosted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Triều Tiên đóng cửa tất cả các trường đại học trong 10 tháng

Thứ tư, 29 Tháng 6 2011 09:40

(GDVN) - Theo Telegraph, Bình Nhưỡng đã quyết định đóng cửa tất cả các trường đại học trong nước 10 tháng tới để gửi các sinh viên tới làm việc tại nông trường, các nhà máy và các công trình xây dựng.

Theo quyết định của các nhà lãnh đạo, sinh viên sẽ tham gia lao động để góp phần xây dựng lại nền kinh tế và giúp Triều Tiên đạt được bước đột phá mạnh mẽ trong quá trình phát triển kinh tế vào mùa Xuân năm 2012 như dự đoán của các nhà lãnh đạo nước này.

Ngoài ra, sinh viên sẽ tham gia xây dựng các công trình cho lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà sáng lập nước Kim Nhật Thành (Kim Il-sung) sẽ diễn ra vào tháng 4 năm sau.

Posted Image

Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-il (giữa).

Các sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp và các sinh viên hiện đang theo học tại nước ngoài được miễn trừ tham gia lao động.

Trên khắp đất nước Triều Tiên, nhiều tòa nhà mới đang được xây dựng, những tòa nhà bị ảnh hưởng sau một trận bão lớn gần đây rất cần được sửa chữa nên rất thiếu nhân lực.

Do đó, sinh viên đại học sẽ được huy động để tham gia hoạt động này.

Tin liên quan:

Nguyễn Hường (Theo Telegraph)

====

Luôn sống trong khẩu hiệu: đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niênPosted ImagePosted ImagePosted Image

Động thái này mang ý nghĩa phong trào hơn là ý nghĩa thực tiến. Nếu đặt bài toán kinh tế thì sẽ thấy sự lãng phí cực lớn và chi phi cơ hội bị bỏ lỡ sẽ rất lớn do các SV chậm ra trường 1 năm so với chi phí lao động chân tay mà họ có thể đóng góp.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted Image

'Dị nhân đuổi mưa' lại dự báo đúng... động đất?

Cập nhật lúc 29/06/2011 10:20:08 AM (GMT+7)

Dị nhân Nguyễn Vũ Tuấn Anh- người đã từng khiến dư luận "nổi sóng" khi tuyên bố có thể ngăn mưa đuổi bão dịp Đại Lễ 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội mới đây lại tuyên bố có thể dự báo đúng động đất.

..........................

Ôi thật khâm phục tài năng của chú sứ giả nhà trời!

bái phục, bái phục.

Động thái này mang ý nghĩa phong trào hơn là ý nghĩa thực tiến. Nếu đặt bài toán kinh tế thì sẽ thấy sự lãng phí cực lớn và chi phi cơ hội bị bỏ lỡ sẽ rất lớn do các SV chậm ra trường 1 năm so với chi phí lao động chân tay mà họ có thể đóng góp.

Tại sao Ngọc hoàng thượng đế lại để một con người như vậy lãnh đạo cả một đất nước nhỉ?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ôi thật khâm phục tài năng của chú sứ giả nhà trời!

bái phục, bái phục.

Thêm một phidiepdan bái phục khi cả đống những kẻ chê, sao tôi thấy buồn quá!

Thôi nhá! Đủ rồi đấy! Tôi mời phidiepdan ra diễn đàn khác bày tỏ sự khâm phục này. Tôi thấy không cần thiết có sự bái phục đó ở đây.

Vì nó không có tác dụng gì cả.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cổng chào đại lễ 1000 năm Thăng Long bị đổ

Chiều tối 29/6, trong lúc mưa to, gió lớn, cổng chào xây dựng trong đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội trên đường Lạc Long Quân (Tây Hồ) đã bị quật đổ. May mắn không có ai thương vong.

> Đề nghị dừng xây cổng chào Hà Nội

*Ảnh: Hà Nội ngổn ngang sau cơn mưa

Cổng chào này được làm bằng các thanh sắt ghép lại thành khung bắc qua đường (đoạn giáp ranh giữa phường Bưởi và Xuân La, Tây Hồ).

Posted Image

Cổng chào bị quật đổ sau trận gió chiều tối 29/6. Ảnh: Phan Anh.

Tại hiện trường, cổng chào đổ gục nằm chắn ngang đường, đang được chống tạm bằng một số cọc để cho phương tiện lưu thông. Những băng rôn, khẩu hiệu bị mưa gió làm rách.

Lực lượng công an, dân phòng xuất hiện ngay sau đó để điều hành giao thông nhưng tình trạng ách tắc vẫn xảy ra. Xe tải, ôtô 12 chỗ, xe bus, xe khách… không thể lưu thông đành quay đầu trở lại khiến ách tắc nghiêm trọng hơn.

Đến 21h45 trên tuyến đường này giao thông bị tê liệt hoàn toàn, bởi số cọc chống đỡ cổng chào được hạ xuống. Nhiều người đã mở ốc vít để giải phóng cổng chào. Sau gần một tiếng, giao thông nơi đây được trở lại bình thường.

Posted Image

Nhiều phương tiện giao thông đã không đi qua được đoạn đường đành phải quay xe. Ảnh: Phan Anh.

Cũng chiều tối 29/6, do mưa to gió lớn, nhiều tuyến phố, cây xanh cũng bị quật đổ. Phố như Thái Hà, Huỳnh Thúc Kháng, Tây Sơn bị ngập, công nhân cấp thoát nước phải ứng trực xử lý.

Phan Anh

==

Share this post


Link to post
Share on other sites

Từ ngày mai 1/7, tiêm thuốc độc đối với tử tù

30/06/2011 12:55

Theo Luật Thi hành án hình sự có hiệu lực từ 1/7, thay vì xử bắn, người chấp hành án tử hình sẽ bị tiêm thuốc độc.

Từ ngày mai, 1/7 năm 2011, tám luật mới sẽ có hiệu lực là: Luật Thanh tra; Luật Tố tụng hành chính; Luật Khoáng sản; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán; Luật sửa đổi Luật Kinh doanh bảo hiểm; Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Luật An toàn thực phẩm và Luật Thi hành án hình sự.

Tiêm thuốc độc với “tử tù”

Ngày 17/11/2010, tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XII đã thông qua Luật thi hành án hình sự, đánh dấu bước phát triển quan trọng trong hoạt động lập pháp của Nhà nước Việt Nam nói chung, trong lĩnh vực thi hành án hình sự nói riêng, thể hiện chính sách khoan hồng, nhân đạo của Nhà nước đối với người chấp hành án, góp phần đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, cải cách hành chính cũng như bảo đảm tốt hơn quyền tự do, dân chủ của công dân.

Posted Image

Một trong những điểm mới của Luật Thi hành án hình sự là việc thay đổi hình thức thi hành án tử hình. Ảnh chỉ mang tính minh họa: internet Luật thi hành án hình sự gồm 15 chương, 182 điều. Một trong những điểm mới của Luật Thi hành án hình sự là việc thay đổi hình thức thi hành án tử hình. Theo Luật, thay vì xử bắn như hiện nay, người chấp hành án tử hình sẽ bị tiêm thuốc độc.

Đây là hình thức thi hành án tử hình có nhiều ưu điểm hơn trong việc khắc phục những bất cập hiện nay trong thi hành án tử hình. Trước khi thi hành án, thân nhân hoặc người đại diện hợp pháp của người bị thi hành án tử hình được gửi đơn đến Chánh án Tòa án đã xét xử sơ thẩm đề nghị giải quyết cho nhận tử thi về an táng và phải cam kết bảo đảm yêu cầu về an ninh trật tự, vệ sinh môi trường và tự chịu chi phí.

Bên cạnh đó, Luật còn quy định rất rõ chế độ khen thưởng đối với phạm nhân, cụ thể trong thời gian chấp hành án phạt tù, phạm nhân chấp hành tốt nội quy, quy chế trại giam, có thành tích trong lao động hoặc lập công thì được khen thưởng theo một hoặc nhiều hình thức biểu dương; thưởng tiền hoặc hiện vật; tăng số lần được liên lạc bằng điện thoại, số lần gặp thân nhân, số lần và số lượng quà được nhận.

Xã hội hóa công tác bảo vệ người tiêu dùng

Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã được Quốc hội khóa XII thông qua ngày 17/11/2010. So với quy định trước đây, Luật có những điểm tiến bộ rõ rệt, trong đó đáng chú ý là Luật quy định về các hành vi bị cấm trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Posted Image

Người tiêu dùng sẽ được bảo vệ tốt hơn. Ảnh: vef Bên cạnh đó, khắc phục những bất cập trong Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 1999 trong vấn đề kiểm soát hợp đồng mẫu, điều kiện giao dịch chung, Luật yêu cầu tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ thiết yếu do Thủ tướng Chính phủ ban hành phải đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền có thể tự mình hoặc theo đề nghị của người tiêu dùng, yêu cầu tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hủy bỏ hoặc sửa đổi hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung trong trường hợp phát hiện hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng.

Luật cũng đã có riêng một chương quy định các phương thức giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, bao gồm thương lượng; hòa giải; trọng tài và tòa án. Đặc biệt, khi thực hiện khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, người tiêu dùng không có nghĩa vụ chứng minh lỗi của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và miễn tạm ứng án phí…

Mặt khác, Luật cũng xác định vị trí, vai trò của tổ chức xã hội trong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng như quyền khởi kiện vì lợi ích cộng đồng của tổ chức bảo vệ người tiêu dùng. Tổ chức này cũng được Nhà nước cấp kinh phí và các điều kiện khác khi thực hiện nhiệm vụ được cơ quan nhà nước.

Bảo đảm an toàn xã hội, sức khỏe cộng đồng

Tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XII đã thông qua Luật An toàn thực phẩm. Luật gồm 11 chương và 72 điều, quy định quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong vấn đề bảo đảm an toàn thực phẩm.

Posted Image

Thực phẩm được kiểm soát chặt hơn từ 1/7. Ảnh minh họa: internet. Việc ban hành Luật để thay thế Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2003 là hết sức cần thiết, góp phần bảo vệ tốt hơn sức khỏe, tính mạng của nhân dân, góp phần phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới, thực hiện thành công sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Luật có nhiều điểm mới như quy định các nguyên tắc quản lý an toàn thực phẩm, đặc biệt là trách nhiệm đầu tiên của người sản xuất kinh doanh; quản lý an toàn thực phẩm theo quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật; quản lý an toàn thực phẩm phải đảm bảo phân công, phân cấp rõ ràng và phối hợp liên ngành.

Chương III của Luật quy định điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm (từ điều 10 đến điều 18) là một chương hoàn toàn mới so với Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm. Chương này quy định dù là sản phẩm ở dạng nào cũng phải bảo đảm các điều kiện chung nhất. Ngoài các điều kiện chung (điều 10), đối với các nhóm thực phẩm cụ thể, đặc thù như thực phẩm tươi sống, thực phẩm đã qua chế biến, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng... cần phải bảo đảm thêm một số điều kiện riêng.

Một điểm khác biệt hơn so với Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm là Luật đã quy định riêng đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ và giao bộ chuyên ngành quy định điều kiện phù hợp và khả thi cho từng loại hình.

Thức ăn đường phố là một loại hình kinh doanh đặc biệt và hiện là đối tượng gây ngộ độc thực phẩm cao nhất, vì vậy Luật đã đưa ra một mục riêng quy định về điều kiện bảo đảm an toàn trong kinh doanh thức ăn đường phố.

Nếu như Pháp lệnh quy định Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩn trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm là vô thời hạn thì Luật quy định giấy này chỉ có giá trị trong 3 năm.

Để quản lý tốt về an toàn thực phẩm, Luật quy định phải tiến hành các hoạt động phân tích nguy cơ đối với an toàn thực phẩm, bao gồm đánh giá nguy cơ, quản lý nguy cơ và truyền thông về nguy cơ. Luật cũng đưa ra các quy định về điều kiện an toàn đối với thực phẩm xuất khẩu cũng như những yêu cầu trong trường hợp có yêu cầu từ phía nước nhập khẩu./.

Theo Phúc Hằng

(TTXVN/Vietnam+)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc tự làm khó mình

Cập nhật lúc :11:25 AM, 27/06/2011

Tokyo có vẻ như đã sẵn sàng chi hàng tỷ USD là cho việc phát triển máy bay tàng hình ATD-X của riêng mình. Điều đó khiến Trung Quốc rơi vào thế khó.

Phô trương quá mức

Mọi việc có lẽ được bắt đầu từ năm 2005, khi trên internet Trung Quốc xuất hiện úp mở về một tiêm kích sơn màu đen với rất nhiều những lời đồn đoán đầy bí ẩn. Cuối cùng mọi lời đồn đoán đã được sáng tỏ.

Không chỉ dừng lại ở những bức ảnh, tháng 1/2011, một tiêm kích thế hệ 5, mang tên J-20 xuất hiện và có chuyến bay thử nghiệm đầu tiên. Điều đó đã làm cả thế giới chú ý.

Trong khi báo giới tốn không ít giấy mực để bình phẩm, phân tích về chiếc tiêm kích này, Bắc Kinh vẫn hoàn toàn im lặng với mục đích, khả năng của sự phát triển tiêm kích J-20.

Không dừng lại ở đó, những năm qua Trung Quốc liên tục cho ra đời hàng loạt vũ khí mới, đặc biệt là các vũ khí cho tác chiến hải quân.

Liên tục hạ thủy các tàu chiến mới, các tàu khu trục mới như Type-052C, 052D đã dần đạt được một số khả năng tương tự như các tàu khu trục Aegis của Hải quân Mỹ. Danh sách các tên lửa chống hạm mới được Bắc Kinh ngày một kéo dài thêm.

Đặc biệt hơn cả là tên lửa đạn đạo liên lục địa DF-21D cải tiến, được giới thiệu là có khả năng tiêu diệt tàu sân bay ở cự ly đến 3.000km. Tàu sân bay đầu tiên mang tên Thi Lang được hoán cải từ tàu sân bay Varyag của Ukraine sắp được hoàn thành.

Cùng với đó là sự xuất hiện úp mở của hàng loạt các tiêm kích mới như, J-14, J-15, J-18, J-19… cùng với nhiều lời đồn đoán từ các trang mạng quốc phòng Trung Quốc.

Về phía mình Bắc Kinh không phủ nhận cũng không thừa nhận về các chương trình phát triển vũ khí xuất hiện úp mở trên internet.

Posted Image

Việc Trung Quốc liên tục "khoe" vũ khí mới khiến các nước trong khu vực phải nhanh chóng hiện đại hóa quân đội của mình. Có thể nói rằng, những năm qua Bắc Kinh là trung tâm của các hệ thống vũ khí mới, ngay cả Mỹ nền quân sự hùng mạnh nhất thế giới cũng không có nhiều chương trình phát triển vũ khí đến vậy. Điều đó càng làm cho các nước trong khu vực không khỏi lo lắng.

Bên cạnh đó Trung Quốc liên tục tham gia các chống cướp biển tại vịnh Aden, điều động các tàu khu trục hạng nặng tới các vùng biển gần khu vực tranh chấp với Nhật Bản, Liên tục tổ chức các cuộc tập trận hải quân quy mô lớn nhằm mở rộng khả năng tác chiến xa bờ.

Bắc Kinh đã phát triển được một đội ngũ tàu chiến mặc nước và tàu ngầm hùng hậu. Thách thức sự hiển diện của Mỹ tại châu Á, cảnh báo Washington tránh xa các tranh chấp trên biển Đông, thậm chí, đòi chia đôi Thái Bình Dương với Mỹ.

Tự đặt mình vào cuộc chạy đua vũ trang

Có vẻ nhận thấy mình đã quá lố, qua chuyến thăm đến Mỹ vào tháng 5/2011 của Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc tướng Trần Bỉnh Đức, Bắc Kinh đã dịu giọng hơn. Tướng Trần Bỉnh Đức cho biết: “Chúng tôi không muốn sử dụng tiền của chúng tôi để mua thiết bị hoặc vũ khí tiên tiến để thách thức Mỹ. Có một khoảng cách rất lớn về công nghệ giữa Trung Quốc và Mỹ”.

Tuy nhiên, bài phát biểu của tướng Đức đã quá muộn để ngăn chặn một cuộc chạy đua vũ trang sẽ đem đến nhiều bất lợi cho Bắc Kinh.

Sự xuất hiện của J-20 cùng với hàng loạt các hệ thống vũ khí khác khiến Washington và các đồng minh thân cận tại châu Á thúc đẩy một cách nhanh chóng quá trình hiện đại hóa kho vũ khí của mình.

Dù đang đối mặt với thâm hụt ngân sách trầm trọng, Washington vẫn sẳn sàng chi hàng tỷ đô la vào nỗ lực cải thiện khả năng của phi đội F-15E, F-22 Raptor, tái khẳng định cam kết cho chương trình tiêm kích tiến công kết hợp JSF F-35. Tổng chi phí cho chương trình dự kiến ở mức 1.000 tỷ USD.

Posted Image

ATD-X sẽ là một tiêm kích đẳng cấp ngang ngửa với F-22 Raptor của Mỹ.

Phản ứng của Tokyo trước sự xuất hiện của J-20 thậm chí còn ấn tượng hơn. Trong một động thái hết sức bất ngờ, quốc gia vốn luôn tránh các đối đầu quân sự đã quyết định hồi sinh sự phát triển của tiêm kích tàng hình ATD-X của riêng mình.

Lúc đầu, sự phát triển của ATD-X chỉ dừng lại ở mức độ thao diễn công nghệ, chứng minh khả năng của Nhật Bản trong việc phát triển tiêm kích thế hệ 5.

Cần nhớ lại, Tokyo từng cố gắng đàm phán với Mỹ để sở hữu tiêm kích thế hệ 5 F-22 Raptor nhằm thay thế cho phi đội F-4 già cỗi. Nhưng khi bị từ chối, Không quân Nhật Bản JASDF đã phối hợp với Mitsubishi Heavy Industries để tạo ra mẫu thử nghiệm của ATD-X Shinshin từ khoảng 6 năm trước.

Việc phát triển ATD-X chủ yếu để gây áp lực với Washington, cho thấy khả năng của Nhật Bản trong việc tạo ra một tiêm kích tàng hình có thể cạnh tranh với tiêm kích F-22, qua đó, đánh động Washington hoặc hợp tác hoặc để Tokyo gặt hái những lợi ích riêng của mình từ ATD-X.

Ít nhất đã có 3 mẫu thử nghiệm của ATD-X được phát triển, một mẫu thử nghiệm khả năng tàng hình trước radar được đưa đến Pháp, mẫu thử nghiệm phát triển động cơ XF5-1, cùng với mẫu hỗ trợ cho các công nghệ khác.

Tuy nhiên, dù cây bút Bradley Perrett của Aviation Week đã gọi ATD-X là mối đe dọa tiềm ẩn những mẫu thử nghiệm không thể khiến Washington lo ngại, Tokyo vẫn không thể sở hữu F-22 cho chương trình hiện đại hóa không quân của mình.

Những tưởng ATD-X đã rơi vào quên lãng khi Tokyo quay sang lựa chọn EF-2000 Typhoon của châu Âu cùng với F/A-18 E/F Super Hornet và F-35 của Mỹ làm giải pháp thay thế. Song trước sự xuất hiện của J-20, Tokyo đã quyết định hồi sinh ATD-X, trong tất cả các nước châu Á, Nhật Bản đủ khả năng để tạo ra một tiêm kích đẳng cấp như F-22.

Đất nước mặt trời mọc có sẵn nền tảng công nghệ cao vững chắc, đặc biệt là công nghệ điện tử, việc áp dụng các công nghệ này vào lĩnh vực quân sự chỉ là vấn đề thời gian. Trung tướng Hideyuki Yoshioka của JASDF cho biết: “ Chúng tôi nhận ra rằng, vai trò ATD-X là quan trọng đối với đất nước chúng tôi”.

Đại tá Yoshikazu Takizawa một quan chức cao cấp của quân đội Nhật Bản trao đổi với AP vào tháng 3/2011 rằng: “ATD-X được phát triển trở lại, dự kiến sẽ có chuyến bay thử nghiệm đầu tiên vào khoảng năm 2014, chính phủ sẽ quyết định có sản xuất loạt hay không vào năm 2016”. Cũng theo đó, JASDF dự định sẽ dùng ATD-X làm nòng cốt để thay thế cho phi đội khoảng 200 chiếc F-15 hiện nay.

Việc Tokyo quyết định tái khởi động chương trình ATD-X khiến cuộc đua tiêm kích thế hệ 5 trên bầu trời châu Á trở nên sôi động hơn.

Hàn Quốc cũng đã lên kế hoạch hiện đại hóa lực lượng quân đội của mình, Seoul đã hạ thủy chiếc tàu khu trục Aegis thứ 3 của mình. Cùng với đó là chương trình hiện đại hóa không quân, ngoài F-15K Slam Eagle, F-35 đang là đích ngắm tiếp theo của Seoul.

Ấn Độ đã ký một thỏa thuận lớn với Nga cùng nhau phát triển tiêm kích thế hệ 5 FGFA, cùng với PAK F/A của Nga sẽ là 2 loại tiêm kích chủ lực cho không quân 2 nước và xuất khẩu rộng rãi ra thị trường thế giới. Tất cả những sự phát triển các hệ thống vũ khí mới này có vẽ như đều cùng nhắm một mục tiêu.

Cuộc chạy đua vũ trang không chỉ dừng lại ở các nước lớn mà còn lan rộng đến các nước nhỏ. Đặc biệt là các nước chịu ảnh hưởng trực tiếp từ kế hoạch hiện đại hóa quân đội của Bắc Kinh.

Các chuyên gia quân sự nhận định, với sự xuất hiện của ATD-X cùng với F-22, F-35 của Mỹ , FGFA của Ấn Độ, một số T-50 có thể xuất khẩu của Nga tại châu Á, liệu có cơ hội nào cho J-20 hay không?

Việc phô trương sức mạnh quân sự của Bắc Kinh chưa đem lại kết quả mong muốn về đòi hỏi các yêu sách trên biển Đông và các vùng biển lân cận. Nhưng rõ ràng đã đánh động một cuộc chạy đua vũ trang không kém phần khốc liệt.

Các quốc gia châu Á gần như đã xích lại gần nhau hơn cho một mục đích duy nhất, “đối trọng lại với sự trỗi dậy đáng lo ngại của Bắc Kinh”. Vươn ra biển lớn một cách thiếu khôn ngoan, Trung Quốc đã tự đặt mình vào thế khó.

Quốc Việt

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xui cho dự án Đông Đô Đại phố ở Bình Dương dành riêng cho người Hoa, tung hàng ngay dịp căn bệnh "bành trướng" di căn của TQ tái phát phải đổi tên và đổi luôn chiến lược quảng cáo bán hàng.

Việt nam gồm 54 dân tộc tạo thành, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc là điều ưu tiên số một, nhưng củng cố cũng có 5, 7 đường củng cố, dân tộc nào nội lực sẳn mạnh ( vd Kinh, Hoa ) thì kệ nó, dành tiền của, công sức mau mau cứu giúp dân tộc nào yếu ớt sắp tuyệt chủng thì ( vd nguoi Rục ). Cái này mới là cái nhà nước cần định hướng kinh tế mạnh. Cái nào lợi thì tập trung mà làm, cái nào hại thì phiên phiến đi ( cấm hẳn thì khó coi quá và vi phạm luật thị trường, ai cung thì tui cầu), cái nào dễ bị ngoại bang lợi dụng thì tuyệt đối cấm.

Xem ra nhà đầu tư này hơi bị... khờ nếu không nói là khìn.

Phố người Hoa ở Việt Nam – chính sách hay tầm nhìn?

http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2011-06-29-pho-nguoi-hoa-o-viet-nam-chinh-sach-hay-tam-nhin-

Câu nói “nước mất, nhà tan” ai cũng biết nhưng câu nói “ mất giống thì mất nước” chắc ít người để ý.

Khi còn là sinh viên Đại học Bách Khoa Hà Nội, chúng tôi được xem một bộ phim có tên gọi "Nước Nhật bản chìm dưới đáy biển". Bộ phim khoa học viễn tưởng này nói về một thảm họa khiến nước biển dâng cao và nước Nhật bị chìm dần. Nhật hoàng và Chính phủ Nhật kêu gọi toàn thế giới giúp đỡ và cho phép người Nhật tạo nên những thành phố hoặc những ngôi làng trong lãnh thổ của họ để duy trì dân tộc Nhật.

Đồng hóa và rào dậu?

Người Trung quốc nói rằng họ không giúp được. Người Nga nói rằng hạm đội của họ yếu không vượt qua được giông bão. Người Mỹ nói rằng hạm đội của họ sẽ đến sau một thời gian... Trước khi xem phim chúng tôi được một cán bộ Bộ Ngoại giao giải thích vì sao lại chiếu bộ phim này cho sinh viên Bách Khoa xem. Đến nay đã hơn 40 năm trôi qua rồi và tôi không sao quên được những tình tiết của bộ phim đó.

Một lần tôi về thăm đền thờ vua Đinh vua Lê gặp một cụ già người địa phương. Cụ già nói ở đền thờ Vua có có một bức hoành phi ghi bốn chữ "Bắc môn tỏa thược". Theo lời giải thích của cụ, Đức Vua dạy con cháu đời sau rằng cái cửa ở phương bắc cần phải được rào dậu cẩn thận. Cụ già còn nói thêm, có viên Đại sứ khi đến thăm di tích đọc được câu đó liền quay xe về Hà Nội.

Gần đây một nhà nghiên cứu về tôn giáo có nêu nhận xét rằng "người Việt Nam dễ thích nghi với hoàn cảnh như con kỳ nhông dễ biến màu". Xem ra lời dạy của tiền nhân chúng ta rất chóng quên, còn cái lợi trước mắt dễ làm chúng ta "lóa mắt". Điểm lại lịch sử các quốc gia hùng mạnh đa sắc tộc tạo lập được bằng sức mạnh quân sự như đế quốc Nguyên Mông, La Mã,... không sớm thì muộn đều bị tan rã.

Chỉ các quốc gia có một dân tộc chiếm đa số lãnh đạo các dân tộc thiểu số khác mới có thể tồn tại lâu dài như Trung Quốc, Ấn Độ... Nói như vậy để thấy rằng dùng vũ lực chiếm đất không phải là kế lâu dài, đồng hóa dân tộc mới là "thượng sách". Người Mông Cổ chiếm Trung Quốc lập nên nhà Nguyên, người Mãn chiếm Trung Quốc lập nên nhà Thanh nhưng rồi chính kẻ thống trị lại bị người Hán đồng hóa. Đất của người Mông Cổ, của người Mãn Thanh bây giờ thành đất của Trung Quốc.

Người xưa có câu: "Than ôi Bách Việt hà san, vinh quang cũng lắm, gian nan cũng nhiều" để nói về người Việt cổ. Cả trăm bộ tộc Việt ở phía nam sông Dương Tử, nay chỉ còn lại 2 bộ tộc Âu Việt và Lạc Việt đoàn kết thành lập nên nhà nước Âu Lạc truyền đến ngày nay cho con cháu Việt Nam.

Giữa trung tâm thành phố Ninh Bình có một dãy núi đá tên là núi Cánh Diều. Tương truyền rằng Cao Biền vì thấy đất Giao chỉ có rất nhiều linh huyệt là nơi phát tiết nhân tài nên đã cưỡi diều bay sang. Từ trên lưng diều thấy chỗ nào có linh khí bốc lên là Cao Biền yểm huyệt đó nhằm làm cho nước Nam hết nhân tài.

Đến Ninh Bình linh khí núi sông tụ lại như một đạo kiếm khí chém gãy cánh diều khiến cho con diều rơi xuống hóa thành ngọn núi, người đời sau gọi là núi Cánh Diều, tên đó lưu truyền đến ngày nay.

Lợi trước mắt, họa lâu dài

Nói một vài điều về lịch sử để thấy rằng chúng ta, con cháu ngày nay rất chóng quên lời dạy của tiền nhân. Nhìn thấy cái lợi con con trước mắt mà quên cái hiểm họa nghìn đời.

Các nước phương tây như Mỹ, Anh, Pháp người ta tạo điều kiện cho các nhà khoa học, các nhà tư bản lắm tiền nhiều của định cư, sinh sống lâu dài. Người Việt Nam giỏi giang ra nước ngoài sinh sống không ít, như Ngô Bảo Châu, như Đặng Thái Sơn... Thậm chí có người một trăm phần trăm dòng máu Việt còn làm Phó Thủ tướng Đức. Vậy tại sao chúng ta lại nhập khẩu thợ thuyền kể cả người lao công quét rác?

Câu nói "nước mất, nhà tan" ai cũng biết nhưng câu nói "mất giống thì mất nước" chắc ít người để ý.

Đất nước ta có 54 dân tộc, có dân tộc lấy họ Hồ (Hồ Chí Minh) để con cháu đời đời ghi nhớ mình là con dân đất Việt. Còn những đưa bé lai mà cha chúng đang làm trong các nhà máy, công trường thì sao? Đương nhiên chúng sẽ mang quốc tịch của bố chúng nhưng lại có hộ khẩu và quyền công dân Việt Nam.

100 năm với đời người là dài, 1000 năm với lịch sử dân tộc là ngắn. Ngày xưa mọi sự kiện diễn ra chậm chạp, ngày nay mọi sự kiện diễn ra rất nhanh chóng.

Mùa hè về vải thiều bán đầy chợ nhưng không nghe thấy tiếng chim tu hú, thế hệ trẻ liệu có biết chim tu hú sinh sản ra sao? Liệu chúng ta có biết hàng bầy tu hú đang lượn lờ khắp trên trời dưới biển?

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phản ứng của Bộ Ngoại giao về thông tin báo chí Trung Quốc đã đăng tải

Thứ năm, 09 Tháng 6 2011 18:35

(GDVN) - Về việc tờ Xinhua của Trung Quốc có đưa tin với nội dung "Trong cuộc gặp gỡ tại Hội nghị Shangri-La vào cuối tuần trước ở Singapore giữa Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam và Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, Đại tướng Phùng Quang Thanh đã trao đổi với tướng Lương Quang Liệt rằng Việt Nam muốn đàm phám song phương với Trung Quốc về vấn đề Biển Đông".

Posted Image

Đối thoại Việt - Trung tại Sangri-La, Singapore

Làm rõ vấn đề trên, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Nga cho biết:

"Việt Nam chủ trương giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở Hiến chương của LHQ và luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của LHQ về Luật biển năm 1982 và tuyên bố về cách ứng xử giữa các bên ở biển Đông được ký kết giữa Trung Quốc và các nước ASEAN năm 2002, thông qua đàm phán song phương và đa phương nhằm duy trì hòa bình, ổn định ở biển Đông trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế và lợi ích chính đáng của các bên liên quan.

Trong vấn đề biển Đông cũng có rất nhiều loại vấn đề. Đối với những vấn đề chỉ liên quan tới hai nước thì có thể giải quyết song phương giữa các nước có liên quan trực tiếp. Ví dụ như trong trường hợp giữa Việt Nam và Trung Quốc, những vấn đề song phương như cửa vịnh, vịnh Bắc Bộ, vấn đề quần đảo Hoàng Sa.

Đối với những vấn đề có liên quan tới nhiều nước, nhiều bên khác như vấn đề quần đảo Trường Sa sẽ giải quyết giữa các bên có liên quan. Còn đối với những vấn đề không chỉ liên quan tới các nước ven Biển Đông mà còn liên quan tới cả các nước ngoài khu vực như vấn đề an ninh, an toàn hàng hải phải được giải quyết với sự tham gia của các bên liên quan".

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phản ứng của Bộ Ngoại giao về thông tin báo chí Trung Quốc đã đăng tải

Thứ năm, 09 Tháng 6 2011 18:35

(GDVN) - Về việc tờ Xinhua của Trung Quốc có đưa tin với nội dung "Trong cuộc gặp gỡ tại Hội nghị Shangri-La vào cuối tuần trước ở Singapore giữa Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam và Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, Đại tướng Phùng Quang Thanh đã trao đổi với tướng Lương Quang Liệt rằng Việt Nam muốn đàm phám song phương với Trung Quốc về vấn đề Biển Đông".

Posted Image

Đối thoại Việt - Trung tại Sangri-La, Singapore

Làm rõ vấn đề trên, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Nga cho biết:

"Việt Nam chủ trương giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở Hiến chương của LHQ và luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của LHQ về Luật biển năm 1982 và tuyên bố về cách ứng xử giữa các bên ở biển Đông được ký kết giữa Trung Quốc và các nước ASEAN năm 2002, thông qua đàm phán song phương và đa phương nhằm duy trì hòa bình, ổn định ở biển Đông trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế và lợi ích chính đáng của các bên liên quan.

Trong vấn đề biển Đông cũng có rất nhiều loại vấn đề. Đối với những vấn đề chỉ liên quan tới hai nước thì có thể giải quyết song phương giữa các nước có liên quan trực tiếp. Ví dụ như trong trường hợp giữa Việt Nam và Trung Quốc, những vấn đề song phương như cửa vịnh, vịnh Bắc Bộ, vấn đề quần đảo Hoàng Sa.

Đối với những vấn đề có liên quan tới nhiều nước, nhiều bên khác như vấn đề quần đảo Trường Sa sẽ giải quyết giữa các bên có liên quan. Còn đối với những vấn đề không chỉ liên quan tới các nước ven Biển Đông mà còn liên quan tới cả các nước ngoài khu vực như vấn đề an ninh, an toàn hàng hải phải được giải quyết với sự tham gia của các bên liên quan".

Tại sao lại phải đàm phán song phương hay đa phương nhỉ? VN có đầy đủ bằng chứng lịch sử chứng tỏ chủ quyền không thể tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cơ mà? Như vậy chỉ vấn đề là bao giờ các anh trả lại tôi chứ đâu phải đàm phán gì nữa?

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mỹ, Philippines muốn đưa tranh chấp Biển Đông ra diễn đàn an ninh

VnExpress

Thứ năm, 30/6/2011, 23:51 GMT+7

Mỹ và Philippines vừa kêu gọi đưa vấn đề tranh chấp trên Biển Đông ra Diễn đàn an ninh khu vực Đông Nam Á, ARF, sẽ diễn ra vào tháng tới trong bối cảnh căng thẳng vẫn nóng trên vùng biển này.

ARF là một diễn đàn an ninh quan trọng ở châu Á Thái Bình dương, quy tụ các quan chức và giới quân sự cũng như chuyên gia của các quốc gia thuộc Hiệp hội Đông Nam Á (ASEAN) và các nước đối thoại. Trong số này có những cường quốc như Mỹ, Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia, Nga và EU.

"Chủ đề tranh chấp" ở Biển Đông "có thể là một chủ đề quan trọng ở ARF", Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario phát biểu hôm nay, truyền hình nước này đưa tin.

Đại sứ Mỹ tại Manila, ông Harry Thomas, cũng bày tỏ quan điểm tương tự, rằng ARF là "một cơ hội tuyệt vời để giải quyết tranh chấp chủ quyền" ở Biển Đông.

Del Rosario cho rằng tại ARF, vấn đề Biển Đông có thể được tiếp cận từ góc độ an toàn hàng hải, trong khi Thomas nói các bên nên dùng phương pháp ngoại giao và hòa bình, chứ "không nên nhìn Trung Quốc như một lực lượng xấu xa".

Posted Image

Khu trục hạm USS Chung-hoon, một trong những tàu mạnh nhất của Mỹ, đang tập trận chung với Philippines. Ảnh: US Navy ARF diễn ra từ 16 đến 31/7 tại Bali, Indonesia.

Biển Đông trong thời gian gần đây nóng lên bởi những hành động của các tàu Trung Quốc xâm phạm và quấy rối trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Philippines và Trung Quốc cũng có những đụng độ và tố cáo nhau trên vùng biển mà Manila tuyên bố có chủ quyền.

Trước thái độ ngày càng cứng rắn của Bắc Kinh về vấn đề Biển Đông, Manila đã viện tới sự giúp đỡ của Mỹ và nhận được những lời hậu thuẫn rõ ràng. Trong chuyến công du tới Washington mới đây, ông del Rosario đề cập việc Mỹ nên hỗ trợ khí tài quân sự cho Philippines. Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cam kết ủng hộ đồng minh trong việc bảo vệ chủ quyền trong tranh chấp, còn Lầu Năm góc hứa giúp Manila tăng năng lực tình báo và giám sát trên biển.

Bà Clinton cũng nhắc lại quan điểm đưa ra tại ARF năm ngoái ở Hà Nội, rằng Mỹ có lợi ích quốc gia trong việc bảo đảm an toàn và tự do hàng hải ở Biển Đông.

Philippines và Mỹ đang có cuộc tập trận hải quân chung thường niên ở biển Sulu, phía tây Biển Đông. Hai bên khẳng định cuộc diễn tập đã có kế hoạch từ trước chứ không phải phát sinh do các diễn biến mới đây ở Biển Đông.

Trong bối cảnh căng thẳng hiện nay, một số tướng lĩnh Philippines đề cập khả năng thuê tàu chiến của Mỹ. Nếu điều này thành sự thực, Manila có thể tiếp cận các chiến hạm hiện đại một cách nhanh chóng hơn. Soái hạm của Philippines - con tàu được điều ra Biển Đông tuần trước sau khi Trung Quốc đưa tàu hải tuần lớn nhất của mình xuống vùng biển này - từng phục vụ từ Thế chiến II.

Tuy nhiên các nhà ngoại giao và lập pháp Philippines đang cân nhắc những cản ngại, bởi việc thuê tàu kéo theo thuê các chuyên gia, thủy thủ Mỹ và điều này thì đi ngược hiến pháp Philippines về việc không sử dụng quân nhân nước ngoài.

Thanh Mai

Share this post


Link to post
Share on other sites

Báo Nga: "Sóng" trên biển Đông ngày càng dữ dội!

VIT - Việt Nam phản đối hành động đơn phương của Trung Quốc trong vùng lãnh thổ tranh chấp. Chính phủ Philippines đã cáo buộc Trung Quốc phá hoại hòa bình và ổn định trong khu vực, cũng như vi phạm lãnh thổ của nhà nước Philippines. Mỹ hứa hẹn sẽ viện trợ quân sự khẩn cấp cho Manila. Tất cả những điều trên của các nước khiến cho "sóng" trên biển Đông càng ngày càng mạnh!

Căng thẳng trên biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc

Căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc đã bắt đầu khi binh lính biên phòng Trung Quốc cản trở hoạt động của tàu Việt Nam khi chứng tiến hành hoạt động thăm dò ở biển Đông, cách bờ biển Việt Nam 120km.

Chính quyền Việt Nam đã phản đối và yêu cầu “Trung Quốc kiểm chế hành động nghi ngờ về quyền chủ quyền của Việt Nam trong vùng kinh tế đặc quyền và lãnh hải”.

Theo khẳng định của Bắc Kinh, tàu của Việt Nam xâm nhập vào lãnh thổ nước Trung Quốc. Phát ngôn viên của Bộ Trung Quốc Ngoại giao Hong Lei nói rằng "phía Việt Nam đã tiến hành các hoạt động thăm dò dầu khí trong vùng biển mà Trung Quốc có thẩm quyền, gây ra tổn thất đối với lợi ích của Trung Quốc và quyền tài phán trên Đông và trái với những thỏa thuận mà hai nước đạt được về vấn đề biển Đông. Bắc Kinh cũng phản đối điều này.

Hà Nội thông báo dự định sẽ bảo vệ lãnh hải của mình với sự hỗ trợ của tàu ngầm phi hạt nhân mà Nga đang đóng - một hợp đồng cung cấp 6 tàu ngầm đã được ký kết vào năm 2009. Việt Nam đã đặt hàng 6 tàu ngầm phi hạt nhân "Varshavyanka" trị giá 2 tỷ USD. Tàu ngầm đầu tiên sẽ được giao cho Việt Nam vào năm 2013. Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh cho biết: "Chúng tôi sẽ không bao giờ xâm phạm chủ quyền của các nước khác. Nhưng chúng tôi phải ngăn bất cứ ai âm mưu xâm phạm chủ quyền Việt Nam”.

Ngoài ra, Việt Nam đã tiến hành diễn tập quân sự ở biển Đông, trong khu vực 200 hải lý, và điều này đã khiến Bắc Kinh giận dữ. Quốc hội Việt Nam đã phê chuẩn kế hoạch huy động toàn lực trong trường hợp xảy ra chiến tranh với Trung Quốc. Tại Trung Quốc, lực lượng vũ trang luôn được đặt trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu và thông báo rằng cuộc chiến giữa Trung Quốc và Việt Nam sẽ không xảy ra.

Biển Đông "dậy sóng" và quan hệ Việt Nam - Philippines - Trung Quốc và Mỹ

Philippines đã trở thành đồng minh của Việt Nam trên mặt trận ngoại giao và xung đột trên biển với Trung Quốc. Manila nhớ lại rằng trong tháng ba năm nay, tàu hải quân Trung Quốc đã đuổi tàu của Philppines ra khỏi khu vực tranh chấp khi chúng đang tiến hành thăm dò dầu mỏ và khí đốt.

Hà Nội và Manila mong muốn triệu tập một hội nghị quốc tế về vấn đề này, Bắc Kinh đã phản đối ý tưởng đó. Trung Quốc cho rằng vấn đề có thể được giải quyết bằng “các cuộc tham vấn song phương hữu nghị”. Chính phủ Philippines dự định sẽ kiểm soát ít nhất 25% của quần đảo Trường Sa và và gọi biển Đông là "biển Tây Philippines."

Ngày 16/6, hải quân Philippines đã gỡ bỏ những cột trụ “nước ngoài” lắp đặt tại ba bãi đá ngầm trong khu vực tranh chấp ở biển Đông. Tham gia hành động này không chỉ là Trung Quốc, Philippines và Việt Nam, mà còn có đại diện của các nước khác đòi chủ quyền ở vùng lãnh thổ này - Đài Loan, Malaysia, Brunei. Ngày 17/6, Tổng thống Philippines Benigno Aquino đã đưa ra tuyên bố công khai và yêu cầu Trung Quốc ngừng Trung Quốc ngừng xâm lược lãnh thổ Philippines.

Manila hiểu rằng một mình họ không thể đương đầu được với sức mạnh của Trung Quốc, do đó, họ đã nhờ Mỹ giúp đỡ: "Trung Quốc đang hành xử như một kẻ bắt nạt, cố gắng thiết lập sự thống trị trên các nguồn tài nguyên biển nằm trong lãnh thổ Philippines”. Trong một cuộc họp với Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton, Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario nói rằng quốc gia này luôn sẵn sàng bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, nhưng để làm được điều đó Philippines cần những "nguồn lực cần thiết", mà Mỹ nên cấp cho Manila. Washington coi khu vực này là vùng lợi ích chiến lược của mình.

Theo bà Clinton, Washington quan tâm đến những sự cố gần đây và sẵn sàng cung cấp vũ khí cần thiết cho lực lượng vũ trang Philippnes. Ngoài ra, viện trợ quân sự cho Manila nằm trong cam kết của Mỹ theo Hiệp ước song phương năm 1951.

Manila đã không đứng ngoài cuộc chạy đua vũ trang mà các nước của khu vực châu Á-Thái Bình Dương đang thực hiện. Nước này đã gia tăng chi tiêu quốc phòng. Năm nay Philippines đã chi 252 triệu USD cho sự phát triển Hải quân. Nhưng hiện đại hóa Lực lượng Vũ trang của Philippines bị hạn chế do tài chính eo hẹp. Manila muốn thuê “vũ khí đủ hiện đại” của Mỹ.

Manila lo ngại bởi lực lượng quân sự của Trung Quốc và Philippines, đặc biệt là trong lĩnh vực Không quân và Hải quân không hề cân xứng. Nếu chiến tranh xảy ra, Philippines sẽ bị tiêu diệt. Còn Trung Quốc sẽ không nhượng lãnh thổ, nơi mà giá trị không phải nằm ở mặt đất – tổng diện tích quần đảo Trường Sa không quá 5km2, mà nằm ở lượng dự trữ hydrocarbon ngầm ở thềm lục địa, nguồn tài nguyên sinh học và ở vị trí quan trọng chiến lược của họ. Bắc Kinh tin rằng "quần đảo Trường Sa là một phần của lãnh thổ không thể tách rời của Trung Quốc." Trước đây, có thể không phải lo lắng vì Mỹ đã duy trì một căn cứ ở vịnh Subic để chống lại “mối đe dọa đỏ". Nhưng sau khi Liên Xô tan rã, Mỹ đã cắt giảm sự hiện diện quân sự trong khu vực này.

Những hành động của Trung Quốc đối với Việt Nam và Philippines cho thấy, Bắc Kinh đang ngày càng cảm thấy rằng họ đang phát triển thành một siêu cường mới, có khả năng tự giải quyết những vấn đề quan trọng nhất ở những khu vực quan trọng chiến lược. Đặc biệt trong những khu vực “đụng chạm” đến lợi ích sống còn của Trung Quốc.

Tình hình này cũng có lợi đối với Mỹ: Mỹ có thể gia tăng sự hiện diện trong khu vực, và những cuộc xung đột trong lục địa Á-Âu cũng đang mang lại lợi ích trực tiếp đối với họ.

Huy Linh (Theo Topwar) Tin dịch

Share this post


Link to post
Share on other sites

"Ém" tin về Biển Đông, trách nhiệm thuộc về ai?

VIT - Ông Lê Văn Nghiêm, Cục trưởng Thông tin đối ngoại cho rằng "Trong mọi trường hợp, chúng ta cần chủ động thông tin. Vì nếu chúng ta không thông tin, hoặc thông tin không kịp thời, không đầy đủ thì coi như nhường trận địa thông tin cho đối phương." -- Vậy trong việc "đảo ngũ" nhiều năm, khiến cho sự kiện Biển Đông ngày càng trầm trọng có thể dẫn đến chiến tranh này, trách nhiệm thuộc về ai?

Trả lời phóng vấn báo điện tử VnExpress xung quanh quan điểm thông tin về sự kiện biển Đông, ông Lê Văn Nghiêm, Cục trưởng Thông tin đối ngoại cho rằng: "Thông tin đối ngoại của chúng ta còn hạn chế về ngôn ngữ. Rất cần những thông tin, bài báo Việt Nam chuyển ngữ sang tiếng Trung và các thứ tiếng khác. Những việc này tuy không quá tốn kém nhưng lâu nay chưa được coi trọng lắm".

Trong vấn đề Biển Đông, lập trường của Việt Nam thường xuyên được khẳng định lại, đó là Việt Nam có đầy đủ bằng chứng pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

"Qua các thông tin rộng rãi trên báo chí Việt Nam và các nước, các học giả, dư luận quốc tế đã lên tiếng đồng thuận, ủng hộ lập trường chính nghĩa của Việt Nam".

Posted Image

Tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam bị tàu Trung Quốc bắn đuổi khi đang đánh bắt ở khu vực quần đảo Trường Sa.

Mặc dù vậy, trên thực tế thực hiện, chúng ta chưa tổ chức tốt việc đưa ra các bằng chứng và lập luận một cách đầy đủ, có hệ thống và liên tục để người dân trong nước cũng như người Việt Nam ở nước ngoài biết. Chúng ta cũng chưa giới thiệu nhiều bằng các thứ tiếng nước ngoài để cộng đồng quốc tế được biết. Đó là hạn chế trong công tác thông tin đối ngoại của chúng ta.

Tuy nhiên, sau các sự kiện vừa qua ở Biển Đông, khi báo chí của chúng ta lên tiếng mạnh mẽ, thì báo chí nước ngoài cũng nói rất nhiều. Các cơ quan báo chí, thông tấn lớn trên thế giới như BBC, Reuters, AFP... đưa tin nhiều về vấn đề này khiến dư luận quốc tế hiểu hơn về vấn đề tranh chấp ở Biển Đông. Điều đáng mừng là qua các thông tin rộng rãi trên báo chí Việt Nam và các nước, các học giả, dư luận quốc tế đã lên tiếng đồng thuận, ủng hộ lập trường chính nghĩa của Việt Nam.

Nhiệm vụ của thông tin đối ngoại Việt Nam bây giờ là nói rõ cho dư luận trong và ngoài nước hiểu về chủ quyền của Việt Nam, về lập trường chính nghĩa của Việt Nam. Chúng ta có chính nghĩa, có cơ sở pháp lý, có bằng chứng lịch sử rõ ràng về việc quản lý Hoàng Sa và Trường Sa từ cách đây nhiều thế kỷ. Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982 cũng đã nói rõ về chủ quyền của các nước ven biển. Còn yêu sách của Trung Quốc thể hiện tập trung ở bản đồ đường lưỡi bỏ là hoàn toàn phi lý, không có căn cứ pháp lý và không có căn cứ lịch sử.

Posted Image

Các quốc gia lên tiếng phản đối bản đồ đường yêu sách 9 đoạn (hay đường lưỡi bò) của Trung Quốc . Ảnh: T.L.

Đối với người dân Trung Quốc thì thông tin của chúng ta đến được với họ và làm cho họ hiểu là tương đối khó khăn do nhiều năm nay họ gần như chỉ nghe một chiều khiến người dân họ hiểu nhầm. Phải làm thế nào để họ nhận thức lại là nhiệm vụ rất khó khăn. Cái khó nhất của chúng ta là chuyển thông tin trực tiếp đến người Trung Quốc.

Thông tin đối ngoại của chúng ta còn hạn chế về ngôn ngữ. Rất cần những thông tin, bài báo Việt Nam chuyển ngữ sang tiếng Trung và các thứ tiếng khác. Những việc này tuy không quá tốn kém nhưng lâu nay chưa được coi trọng lắm.

Theo ông Nghiêm, Việt Nam cũng có thể có nhiều cách như qua các phương tiện truyền thông đại chúng của nước ngoài, của chính Trung Quốc. Vừa rồi đài truyền hình Phượng Hoàng có phỏng vấn nhà nghiên cứu Việt Nam, Tiến sĩ Vũ Cao Phan. Học giả này đã trình bày vấn đề tranh chấp Biển Đông rất thuyết phục, mềm mỏng, chuẩn xác, đúng nguyên tắc, coi trọng tình hữu nghị với Trung Quốc. Đồng thời ông đã nói ra được những cái dở, cái sai trong thông tin tuyên truyền Trung Quốc.

Đây là một bài học cho thông tin đối ngoại của Việt Nam. Trong mọi trường hợp, chúng ta cần chủ động thông tin. Vì nếu chúng ta không thông tin, hoặc thông tin không kịp thời, không đầy đủ thì coi như nhường trận địa thông tin cho đối phương.

Trong thời gian qua, chủ trương của Việt Nam luôn là thông qua đàm phán, giải quyết một cách hoà bình mọi tranh chấp trên cơ sở luật pháp và thực tiễn quốc tế.

Đối với Trung Quốc, Việt Nam tăng cường nhịp độ đàm phán, phối hợp giải quyết thoả đáng các vấn đề nảy sinh trên tinh thần láng giềng hữu nghị, đồng chí anh em, không làm phức tạp thêm tình hình.

So với báo chí của Trung Quốc, báo chí Việt Nam kiềm chế hơn, không có lời lẽ khiêu khích, xúc phạm nước bạn. Kể cả khi họ nói sai và vu cáo chúng ta thì chúng ta cũng trao đổi lại ôn hòa, có lý có tình, có sức thuyết phục.

Trên thực thế, những chủ trương chính sách của Việt Nam đang được sự đồng thuận của dư luận quốc tế và phần nào làm giảm bớt căng thẳng ở biển Đông.

PV Tin tổng hợp

Share this post


Link to post
Share on other sites

Úc bắt 6 viên chức liên quan đến vụ in tiền VN

http://vef.vn/2011-0...n-vu-in-tien-vn

Tác giả: SGTT TRONG MỤC NÀY

Ngày 1. 7, tại bang Victoria, cảnh sát Liên bang Úc đã bắt giữ 6 cựu viên chức thuộc hai công ty in tiền vì cáo buộc đưa hối lộ cho các quan chức châu Á, trong đó có Việt Nam, để giành hợp đồng in tiền polymer.

Theo tài liệu điều tra, 6 cựu giám đốc của hai công ty Securency International, Note Printing Australia (trực thuộc Ngân hàng Dự trữ Úc), đã đút lót các quan chức Việt Nam, Indonesia, và Malaysia từ năm 1999 - 2005.

Cảnh sát Úc đã tiến hành điều tra các công ty nêu trên từ 2 năm nay trong vụ tham nhũng hối lộ quy mô lớn nhất của Úc ở nước ngoài từ trước tới nay.

Báo The Age tiết lộ ngân hàng Úc đã chi trả chi phí du học ở Anh của Lê Đức Minh - con trai ông Lê Đức Thúy (là thống đốc Ngân hàng Nhà nước VN trong thời điểm vụ bê bối xảy ra). Khoản tiền hối lộ trong vụ việc liên quan tới Việt Nam ước tính là 10 triệu đô la Úc, được chuyển vào nhiều tài khoản ở ngân hàng Thụy Sĩ.

Nhà chức trách Malaysia cũng đã phối hợp với cảnh sát Úc bắt giữ hai người có liên quan đến vụ scandal ở Malaysia sau cuộc điều tra của Ủy ban chống tham nhũng Malaysia.

Cảnh sát Úc chưa tiết lộ danh tính của những người bị bắt. Sáu người bị bắt phải ra trước tòa án Melbourne, đối mặt với án 10 năm tù và phạt tiền lên đến 1,2 triệu USD nếu bị kết tội.

Securency có trụ sở tại Craigieburn, in tiền polymer sử dụng tại 31 quốc gia, bao gồm Úc, New Zealand, Việt Nam và Brazil. Note Printing Australia có trụ sở tại Craigieburn, sở hữu máy in tiền polymer đầu tiên trên thế giới. Cảnh sát Liên bang Úc cho biết cuộc điều tra đang tiếp tục mở rộng đến những đối tượng có liên quan trong và ngoài nước Úc.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thế giới 24h: Việt Nam sắp nhận tàu ngầm

Cập nhật lúc 03/07/2011 06:10:00 AM (GMT+7)

Posted Image - Nga sắp giao tàu ngầm loại "Klab" tấn công cho Việt Nam, nhà lãnh đạo Libya dọa tấn công trả đũa ngay tại châu Âu, Ấn Độ bất ngờ phát hiện kho báu trị giá hơn 11 tỷ USD, đụng độ dữ dội ở Bắc Ireland... là những tin đáng chú ý trong 24 giờ qua.

Sức mạnh hải quân

Theo hãng thông tấn Itar-Tass dẫn lời đại diện Tập đoàn xuất khẩu quốc phòng Nga Rosoboronoexport, ông Oleg Azizov, nước này sẽ chuyển giao chiếc tàu ngầm diesel - điện đầu tiên thuộc Dự án 636 cho Việt Nam trong năm 2014.

Ông Azizov cho biết, Việt Nam đã ký hợp đồng mua 6 tàu ngầm chạy dầu diezel - điện thuộc Dự án 636 và từ năm 2014, Nga sẽ bắt đầu chuyển giao các tàu ngầm này cho Hải quân Việt Nam.

Posted Image

Đại diện Tập đoàn Rosoboronoexport xác nhận, tàu ngầm Việt Nam mua thuộc loại "Klab" tấn công, nhưng không cho biết chi tiết về kỹ thuật và giá cả. Nhà máy đóng tàu Admiralty đặt tại St.Petersburg chịu trách nhiệm thực hiện đơn đặt hàng của Việt Nam.

Xưởng đóng tàu này sẽ hoàn thành cho Việt Nam mỗi năm một tàu ngầm và như vậy, gói hợp đồng cung cấp 6 tàu ngầm "Varshavyanka" cho Việt Nam có thể sẽ được hoàn thành trong năm 2019.

Tại Đối thoại Shangri-La 10 ở Singapore hồi đầu tháng 6, Bộ trưởng Quốc phòng, Đại tướng Phùng Quang Thanh nêu rõ Việt Nam ký hợp đồng mua 6 tàu ngầm lớp Kilo của Nga với mục đích tự vệ và chúng chỉ hoạt động trong vùng biển của Việt Nam.

Các tin nóng khác

Trả đũa tại châu Âu

Posted Image

Nhà lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi dọa sẽ tấn công châu Âu nếu NATO không ngừng không kích Libya. Ngoại trưởng Mỹ và Tây Ban Nha tuyên bố hai nước này sẽ không để những lời đe dọa của ông Gaddafi gây trở ngại cho sứ mệnh bảo vệ dân thường Libya và sẽ buộc ông này phải từ bỏ quyền lực.

Cảnh sát bị thương

Các vụ đụng độ hôm 2/7 giữa các tín đồ đạo Tin Lành và Thiên Chúa giáo ở Belfast, Bắc Ireland, đã làm ít nhất 6 cảnh sát bị thương. Tháng 7 hàng năm là thời điểm thường xảy ra đụng độ giữa các tín đồ Tin lành và Thiên chúa giáo ở Bắc Ireland.

Kho báu 11 tỷ USD

Posted Image

Ấn Độ vừa phát hiện một kho báu gồm trang sức bằng vàng, bạc, đồng xu và đá quý tại ngôi đền đạo Hindu Sree Padmanabhaswamy ở bang miền nam Kerala. Đáng chú ý, có sợi dây chuyền dài đến 6m. Kho báu này nằm trong 5 hầm mộ ở ngôi đền và có giá trị ước tính hơn 500 tỉ rupee (11,2 tỉ USD).

Du lịch Cuba

Washington đã bắt đầu ban hành giấy thông hành cho phép du lịch Cuba, hứa hẹn hàng ngàn du khách Mỹ đến Cuba hợp pháp mỗi năm. Người phát ngôn Bộ Tài chính Mỹ cho biết, 9 công ty điều hành du lịch đã được cấp phép hồi tháng 5 năm nay.

Phát ngôn ấn tượng

Một ngày nào đó, người dân Libya có thể đưa cuộc chiến này đến Châu Âu, nhằm vào nhà ở, văn phòng, gia đình của các người, những nơi này sẽ trở thành các mục tiêu quân sự hợp pháp, giống như các người đã nhằm vào nhà ở của chúng ta", nhà lãnh đạo Libya Gaddafi tuyên bố hôm 1/7."Chúng ta có thể quyết định đối xử với họ (người Châu Âu) giống như vậy. Nếu chúng ta quyết định, chúng ta có thể kéo đến Châu Âu đông như châu chấu, như ong. Chúng ta khuyên họ rút lui trước khi phải hứng chịu một thảm họa".

Ảnh ấn tượng

Posted Image

Những chiếc máy bay phản lực của Không lực Canada trình diễn tiết mục đặc sắc trong lễ kỷ niệm 144 năm ngày Quốc khánh Canada hôm 1/7. Ảnh: THX.

Ngày này năm ấy

Ngày 3/7/1980, Việt Nam và Liên Xô đã kí kết Hiệp định hợp tác về thăm dò và khai thác dầu khí ở thềm lục địa phần phía Nam Việt Nam.

Thanh Vân (Tổng hợp)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Một kiểu bịt đường ngư dân Việt ra khơi

08:29 | 03/07/2011

TP - Họ vừa cập âu thuyền Thọ Quang (Đà Nẵng) sau chuyến đi dài ngày ở Hoàng Sa, ba thuyền trưởng Nguyễn Văn Tư (tàu ĐNA 90049), Lê Xuân Dũng (tàu ĐNA 90305) và Nguyễn Văn Dũng (tàu ĐNA 90406) gặp PV Tiền Phong, tường thuật chi tiết.

Posted Image

Cảnh sát Biển vùng 2 sẵn sàng bảo vệ ngư dân.

Những hải trình nhọc nhằn

Anh Nguyễn Văn Tư, kể: “Chuyến biển của tui kéo dài 11 ngày, xuất phát đúng ngày 29-5, ra tới tọa độ 17o30/ Bắc – 109o20/ Đông thì gặp sự cố lần đầu tiên tui mới thấy. Nhiều tàu cá Trung Quốc đứng dàn hàng ngang, có cả một tàu ngư chính hậu thuẫn. Tui giật mình, sao có hiện tượng lạ kỳ thế này. Sau đó, qua ICOM, mấy thuyền trưởng khác cho biết, họ án ngữ đó lâu rồi.

Lúc đó là ban ngày, thấy tàu tui, họ truy đuổi, không cho đi qua vùng biển đó. Ngặt nỗi, đó là con đường duy nhất để đến được luồng cá ở Hoàng Sa, thuộc vùng biển của ta mà ngư dân hay đánh bắt. Mấy lần trước, họ chỉ đứng xa xa một tàu. Nhưng giờ đây, họ trực suốt, hễ thấy tàu cá Việt Nam là họ đẩy trở lui”.

Theo anh Tư, hiện tượng cắt đường ra biển của tàu Trung Quốc đối với ngư dân Việt Nam xuất hiện khoảng 1 tháng trở lại đây, tại 2 tọa độ chính là 17o00/ Bắc – 110o20/ Đông và 17o30/ Bắc – 109o20/ Đông. “Trước đây chúng tôi vẫn gặp tàu ngư chính, lúc thì họ xua đuổi, tịch thu, có lúc thì họ cho đi. Nhưng giờ đây, bất kể giờ nào, tàu mình cũng không thể vượt qua tọa độ đó nữa” – Anh Tư nói.

Thuyền trưởng Lê Xuân Dũng kể: Lúc đó khoảng 14h chiều 5-6, mới chạy đến vùng biển cách tọa độ trên khoảng 20 hải lý thì đụng tàu ngư chính Trung Quốc. Tọa độ trên thuộc vùng biển Việt Nam, thế mà họ truy đuổi quyết liệt.

Tàu ngư chính là tàu sắt, màu trắng xanh, công suất lớn, có vũ khí. Lúc đó họ chỉ đẩy đuổi, không cho tàu mình vượt qua. Tàu ĐNA 90406 của thuyền trưởng Nguyễn Văn Dũng cũng chung số phận như hai tàu trên, mới ra khơi đã gặp ngay bình phong án ngữ trước thềm biển chung.

Posted Image

Những thuyền trưởng vừa trở về từ Hoàng Sa .

Không rời Hoàng Sa

Theo thuyền trưởng Lê Nam và thuyền trưởng Lê Văn Chiến, dù khó khăn nhường nào, khi đã quyết, ngư dân vẫn luôn bám biển Hoàng Sa, nơi có những mẻ cá lớn, nơi nhiệm vụ giữ vững chủ quyền luôn được các anh ghi sâu. Thuyền trưởng Lê Nam cho hay, chuyến biển trở về trong những ngày vừa rồi, tàu nào cũng dính vào chuyện bị tàu Trung Quốc án ngữ dọa nạt, đẩy đuổi trở lui.

“Họ tính toán rất kỹ, theo tôi, khi họ ngại mang tiếng cướp bóc, dùng bạo lực với ngư dân thì chuyển sang cắt đường biển. Cốt yếu là làm cho bà con mình nản lòng, rồi bán tàu chuyển nghề. Lúc đó, biển Đông coi như thuộc về họ” - Thuyền trưởng Lê Xuân Dũng nói. Thuyền trưởng Nguyễn Văn Dũng khảng khái: “Không cách này thì cách khác, chúng tôi không chấp nhận thua cuộc. Thực ra, ngư dân chúng tôi muốn được ra khơi đánh bắt an toàn trên vùng biển của mình”.

Từ ngày 1-6, Vùng Cảnh sát Biển 2 đã điều 2 tàu túc trực 24/24 giờ hằng ngày để cơ động trong mọi tình huống, giúp ngư dân yên tâm đánh bắt hải sản.

Cả ba thuyền trưởng mới trở về từ Hoàng Sa cho hay, họ vẫn sẽ tiếp tục ra ngư trường quen thuộc và sẽ tiếp tục thông báo cho lực lượng Biên phòng nếu phát hiện tàu lạ.

Thuyền trưởng Lê Văn Chiến (ĐNA 90531) tâm sự: Chúng tôi quyết bám ngư trường, vùng biển Hoàng Sa chẳng phải vì một áp lực nào, mà đó là mệnh lệnh từ trong tim. Giữ ngư trường cho ai? Trước hết là cho ngư dân, sau nữa bởi đó là vùng biển của ông bà, tổ tiên ta”.

Giọng nói đanh thép, ánh mắt của thuyền trưởng Chiến nhìn ra biển đầy quyết tâm. Tôi hiểu vì sao Bộ Tư lệnh BĐBP và BP Đà Nẵng tặng huy hiệu anh hùng cho anh. Còn Đồn BP 248 coi anh như một cầu nối tin cậy.

Thiếu tá Trần Hữu Thanh - Đồn trưởng đồn BP 248 (BP Đà Nẵng) cho hay, với những biểu hiện mới, ngư dân cần bình tĩnh, tự tin ra khơi đánh bắt. Anh em biên phòng luôn sát cánh bên ngư dân. Những khó khăn nhất thời hiện nay thường xảy ra ở vùng biển chung, rất nhạy cảm nên cần kiểm tra kỹ lưỡng.

Trao đổi với PV Tiền Phong, Đại tá Nguyễn Quang Trung - Chỉ huy trưởng Cảnh sát biển vùng 2, bày tỏ, ngư dân nên cùng nhau ra khơi thành từng tốp,

để giúp đỡ, phối hợp với nhau. Nếu đi đơn lẻ sẽ dễ dàng bị bắt nạt hơn. Cũng theo Đại tá Trung, trước tình hình phức tạp ở biển Đông, các lực lượng Hải quân, Cảnh sát Biển đã tăng cường hoạt động tuần tra trên biển và tổ chức các điểm trực ở khu vực quần đảo Hoàng Sa, đảo Cồn Cỏ, Lý Sơn, Phú Quý... nhằm hỗ trợ, giúp ngư dân yên tâm đánh bắt. n

Ghi chép của Nam Cường

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phố người Hoa, Rừng người Hoa, Sòng bạc người Hoa, ...người Hoa?

VITINFO.VN

Chủ nhật, 03/07/2011, 09:46(GMT+7)

Sau Casino của người Hoa ở Đà Nẵng chỉ dành cho người nước ngoài, lại đến khu phố dành riêng cho người Hoa ở Bình Dương, nơi mà người Việt cũng sẽ không được bén mảng tới. Vậy trong tương lai, người Việt sẽ chỉ được sử dụng một phạm vi bao nhêu bởi cả, biển, rừng, đô thị đều có bóng dáng của người Hoa?

Posted Image

Cờ treo mừng ngày Quốc Khánh Trung Quốc

Theo báo cáo của Ủy ban Khoa học-Công nghệ và Môi trường (KH-CN&MT) trình quốc hội vào cuối năm 2010, tháng 8-2010, tổng diện tích đất lâm nghiệp cho nhà đầu tư nước ngoài thuê để trồng rừng 100% vốn nước ngoài được cấp GCN đầu tư là gần 289000 ha và hơn 21600 ha liên doanh liên kết là giữa nhà đầu tư nước ngoài với nhà đầu tư trong nước. (1ha = 1 mẫu = 10000 mét vuông)

Trong số các công ty nước ngoài đã được phép đầu tư, chỉ riêng InnovGreen (Hong Kong, Trung Quốc) đã thuê tới 274848 ha, chiếm 87% diện tích đất thuê.

Posted Image

Dân thiếu đất trồng rừng nhưng nước ngoài lại được thuê với giá quá thấp.

Giữa năm 2010, báo chí trong nước đã phản ánh về những dấu hiệu vi phạm pháp luật của khu du lịch quốc tế Siler Shores-Hoàng Đạt do Macao làm chủ đầu tư. Khi đó, để xây dựng sòng bạc lớn nhất Việt Nam, công ty Hoàng Đạt đã cho 141 người Trung Quốc không có giấy phép lao động sang Việt Nam. Sòng bạc sau khi hoàn thành cũng chỉ dành riêng cho những đối tượng khách là người Trung Quốc và khách Quốc tế, người Việt Nam không được bén mảng tới.

Mới đây, Bình Dương cho phép xây dựng một khu phố mới toanh đặc biệt chỉ dành cho người Hoa như khu Đông Đô Đại Phố đang được triển khai đầu tư xây dựng ngay giữa trung tâm Thành Phố Mới ở Bình Dương, thực sự đang gây nên nhiều quan ngại.

Posted Image

Toàn cảnh buổi lễ khởi công xây dựng trung tâm thương mại Đông Đô ngày 22.05.2011

Ngày nay, làn sóng di cư người Trung Quốc sang Việt Nam vẫn không ngừng gia tăng. Không giống như trước đây, người Trung Quốc đang di cư sang Việt Nam bằng nhiều con đường khác nhau nhưng chủ yếu là lao động phổ thông từ các gói thầu EPC. Theo thống kê không chính thức của các cơ quan báo chí thì hiện có khoảng 90% gói thầu EPC đang được các nhà thầu Trung Quốc thực hiện, trong đó, ngoài các nguyên vật liệu, thiết bị cần thiết thì ngay cả lực lượng lao động phổ thông cũng được các nhà thầu này "xuất khẩu" sang Việt Nam.

Hiện chưa có con số thống kê chính thức nhưng có thể nói số lượng người Trung Quốc nói riêng và người gốc Hoa nói chung đang hiện diện trên đất nước Việt Nam là rất lớn. Có lẽ, trong tất cả các sắc dân nước ngoài đang sống trên lãnh thổ Việt Nam thì người Hoa là cộng đồng dân cư nước ngoài có số lượng đông nhất.

Có lẽ nào những người có trách nhiệm trong việc cho Trung Quốc thuê đất rừng, cấp phép xây dựng cho phố người Hoa không nghĩ nghĩ đến trong một tương lai không xa, con cháu người Việt Nam sẽ không còn được sống trên chính mảnh đất của mình?

TH Tin tổng hợp

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nước Mỹ chan hòa ánh sáng trong ngày Quốc khánh

BAODATVIET.VN

Cập nhật lúc :11:04 AM, 05/07/2011

Hàng nghìn người Mỹ đổ về Đài tưởng niệm Washington để tham dự bữa tiệc ngoài trời lớn nhất trong năm, với những màn bắn pháo hoa tuyệt đẹp và các cuộc diễu binh hoành tráng nhằm kỉ niệm ngày Quốc khánh lần thứ 235 của quốc gia này.

Những màn bắn pháo hoa rực rỡ và cuộc diễu binh hoành tráng tại Mỹ trong ngày Quốc khánh lần thứ 235 diễn ra hôm qua:

Posted ImagePosted ImagePosted ImagePosted ImagePosted ImagePosted ImagePosted ImagePosted Image

Theo VTC

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhật Bản ‘trách' Trung Quốc về căng thẳng biển Đông

BAODATVIET.VN

Cập nhật lúc :10:12 AM, 05/07/2011

Trong cuộc gặp với người đồng cấp Trung Quốc tại Bắc Kinh, Ngoại trưởng Nhật Bản Takeaki Matsumoto bày tỏ quan ngại sâu sắc trước tranh chấp chủ quyền giữa Bắc Kinh và một số nước khác trên biển Đông.

Ông Matsumoto nhấn mạnh, cộng đồng quốc tế có chung mối quan tâm tới vấn đề tự do và an toàn hàng hải, do đó, ông hy vọng có thể hợp tác với Bắc Kinh trong việc ngăn chặn căng thẳng leo thang ở ngoài khơi Nhật Bản và các vùng biển khác trong khu vực.

“Tôi chính thức kêu gọi Trung Quốc hợp tác chặt chẽ hơn nữa với Nhật Bản trong nỗ lực ký kết một hiệp ước về việc khai thác tài nguyên tại biển Đông Hải và thiết lập một cơ chế quản lý khủng hoảng đa phương tại vùng lãnh hải này”, ông Matsumoto nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, Ngoại trưởng Nhật bày tỏ “mối quan tâm đặc biệt” của Tokyo với hàng loạt hoạt động của hải quân Bắc Kinh tại vùng biển tranh chấp trong thời gian qua. Tuy nhiên, ông Matsumoto từ chối trả lời câu hỏi về phản ứng của người đồng cấp Trung Quốc trước tuyên bố của mình.

Trong khi đó, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nhật Bản Hidenobu Sobashima tiết lộ, quan chức hai bên thảo luận về vùng lãnh hải tranh chấp nhưng với lời lẽ tổng quát. Người phát ngôn này tỏ ý lạc quan rằng hai bên có thể xúc tiến thảo luận các hiệp định có tính ràng buộc về pháp lý về việc cùng khai thác các giếng dầu trong khu vực.

Posted Image

Nhật Bản bày tỏ quan ngại sâu sắc về những hành động của Trung Quốc tại vùng biển tranh chấp.

Cuộc gặp giữa quan chức ngoại giao cấp cao của hai nước này diễn ra trong bối cảnh căng thẳng Trung – Nhật leo thang sau vụ va chạm giữa tàu ngư chính Trung Quốc và lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản tại quần đảo tranh chấp mà Tokyo gọi là Senkaku còn Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư.

Trong tuyên bố đưa ra hôm qua, người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi cho rằng, Bắc Kinh yêu cầu Nhật Bản “lập tức rút các thuyền đánh cá ra khỏi vùng lãnh hải quanh các hòn đảo đang tranh chấp ở biển Đông Hải”.

“Từ thời cổ xưa, đảo Điếu Ngư và các đảo liền kề là một phần lãnh thổ của Trung Quốc và Trung Quốc duy trì chủ quyền không thể tranh cãi đối với khu vực đảo này. Mọi hành động của phía Nhật Bản tại vùng biển xung quanh quần đảo Điếu Ngư đều là bất hợp pháp và phi lý”, ông Hồng Lỗi nhấn mạnh.

Ông Hồng Lỗi cũng cho biết, Bắc Kinh gửi "công hàm phản đối chính thức" cho phía Nhật Bản về việc các tàu cá của họ hoạt động tại khu vực biển này.

Trong khi đó, phía Nhật Bản cho rằng, về mặt lịch sử cũng như luật quốc tế, quần đảo Senkaku là một phần quan trọng của Nhật Bản và không có vấn đề lãnh thổ nào cần phải giải quyết.

Nhật Bản lâu nay vẫn tỏ ra lo ngại việc Trung Quốc không ngừng tăng ngân sách quốc phòng. Giờ đây, Tokyo lại càng cảnh giác đề phòng với Bắc Kinh, nhất là trong mấy tuần gần đây căng thẳng trên biển Đông giữa Trung Quốc, Việt Nam và Philippines gia tăng do Bắc Kinh càng ngày càng tỏ thái độ hiếu chiến trong các đòi hỏi chủ quyền tại khu vực này.

>> Tranh chấp Biển Đông có thể dẫn tới xung đột

Trà My (theo mainichi, AFP)

=============================================

Trong khi đó, phía Nhật Bản cho rằng, về mặt lịch sử cũng như luật quốc tế, quần đảo Senkaku là một phần quan trọng của Nhật Bản và không có vấn đề lãnh thổ nào cần phải giải quyết.

Đúng rồi! Trường Sa và Hoàng Sa là của Việt Nam, về mặt lịch sử cũng như luật quốc tế không có vấn đề lãnh thổ nào cần giải quyết.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bình Định: Phát hiện một bức tượng lạ dưới ao

Cập nhật lúc 05/07/2011 04:33:00 PM (GMT+7)

Trong lúc đào ao, người cháu của ông Hồ Thế Phất (ở thị trấn Ngô Mây, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định) đã phát hiện một bức tượng lạ chất liệu như đá ong pha đất sét có màu vàng đỏ, nhiều chỗ màu đen đang trong quá trình hóa sắt .

Thông tin trên báo Thanh niên Online cho biết, một bức tượng lạ đang được để tại nhà ông Hồ Thế Phất. Bức tượng cao khoảng 80cm, nặng 30kg, chất liệu như đá ong pha đất sét có màu vàng đỏ, nhiều chỗ màu đen đang trong quá trình hóa sắt.

Theo lời kể của ông Phất, trước đây, trong lúc đào ao tại vùng Bàu Đám (thôn Phú Kim, xã Cát Trinh, huyện Phù Cát), người cháu của ông đã đào trúng bức tượng hình khối giống người này khi nó đang nằm sâu trong lòng đất.

Posted Image

Bức tượng lạ được phát hiện ở Bình Định (Ảnh: Thanh niên Online)

Ông Phất đã đem pho tượng về nhà đặt lên bàn thờ để thờ cúng từ đó đến nay. Theo ông Phất, vùng Bàu Đám từng có nhiều vết tích của nền văn hóa Champa xưa, bức tượng kia có thể là một trong số đó.

Trước đó, như VietNamNet đã đưa tin, trong lúc đào huyệt mộ cho người quá cố, một gia đình ở Quảng Ngãi đã phát hiện một pho tượng lạ nằm trong lòng đất.

Posted Image

Bức tượng lạ được phát hiện ở Quảng Ngãi. (Ảnh: Báo Quảng Ngãi)

Pho tượng này được phát hiện vào tháng 2/2011. Trong lúc đào huyệt mộ mai táng cho người vừa mất, gia đình ông Phạm Quang Hùng (ở xã Phổ Thuận, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi) đã phát hiện một pho tượng lạ với những đường nét tinh xảo nằm sâu trong lòng đất.

Bức tượng có chiều cao 36cm, được đặt trên đế cao 8cm, làm bằng đất nung. Tượng tạc hình một người đàn ông mặc áo giáp, tay cầm gươm với nét mặt rất uy nghi, nghiêm nghị. Điều kì thú là trên các họa tiết áo giáp của tượng và thanh gươm được thiếp vàng rất độc đáo.

UBND xã Phổ Thuận cho biết, nơi phát hiện ra pho tượng lạ này là khu vực nghĩa địa của xã nằm dưới chân núi Xương Rồng, nơi ít người qua lại. Đây là lần đầu tiên một pho tượng kiểu này được phát hiện tại tỉnh Quảng Ngãi.

Bức tượng này đã được đưa tới Bảo tàng Tổng hợp Quảng Ngãi để bảo quản và tổ chức giám định, xác định niên đại phục vụ cho mục đích nghiên cứu lịch sử.

Thu Hằng (Tổng hợp)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc "ồ ạt" thu mua nông sản: Sự phá hoại hợp pháp hay bất hợp pháp?

Thời gian gần đây tư thương Trung Quốc ồ ạt sang Việt Nam thu gom nông sản với số lượng lớn, theo một giá nhất định và dần nắm ưu thế chủ động trong việc nâng giá cao hay hạ xuống thấp đẩy người cung cấp vào thế bị động. Trên thực tế Việt Nam đang đứng trước nguy cơ "chảy máu" nguyên liệu và dần bị phụ thuộc vào một thị trường.

Từ nhiều năm qua, nông dân Việt Nam đã nhiều lần ăn " trái đắng" vì làm ăn với cái tư thương người Trung Quốc, nhưng vì khoản lợi nhuận lớn người cung cấp vẫn nhắm mắt làm.Vì xét cho cùng người bán hàng cũng vì lợi nhuận, họ chỉ mong hàng hóa bán ra có lãi, không cần tìm hiểu người mua là ai.

Có thể thấy rõ cái lợi ở đây chỉ là trước mắt, còn về lâu dài sự thiệt hại sẽ rất nặng nề và không thể tính được. Đã thấy có nhiều tiếng kêu than từ các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu trong nước vì "đói" hàng, máy móc đắp chiếu, công nhân ngồi chơi. Đã có nhiều chuyên gia bày tỏ sự lo ngại sâu sắc về một mối nguy "chảy máu" nguyên liệu và quá lệ thuộc vào một thị trường.

Posted Image

Giá một số thực phẩm như thịt gia súc, gia cầm, trứng... tăng cao đột biến được không ít ý kiến cho rằng có nguyên nhân do thương nhân Trung Quốc sang Việt Nam thu mua với số lượng lớn.

Người Trung Quốc luôn có tính toán để mang lại lợi ích cho họ, còn đẩy phần thiệt hại về phía nông dân, doanh nghiệp của Việt Nam. Có thời điểm tư thương Trung Quốc đẩy mạnh mua dưa hấu, sắn lát, rau quả... của Việt Nam với giá cao, nhưng sau khi nông dân tập trung sản xuất thì họ không thu mua nữa hoặc bày ra kiểm dịch, thông quan... nhằm đánh tụt chất lượng cũng như giá cả hàng hóa của ta. Chưa kể, những mặt hàng nông sản chất lượng nhất của Việt Nam, bị Trung Quốc tận thu đóng mắc "made in China" xuất khẩu.

Về phía các DN, khi không có hàng, Việt Nam sẽ mất những thị trường xuất khẩu lớn các mặt hàng vốn là chủ lực.

Việc thương nhân Trung Quốc thu gom các mặt hàng nông sản của Việt Nam để xuất khẩu sẽ tạo ra sự mất cân đối cung cầu cục bộ đối với các mặt hàng. Hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu để phục vụ nhu cầu trong nước nhưng nay đem xuất khẩu sẽ dẫn đến thiếu hụt nguồn cung, có thể kéo giá lương thực, thực phẩm tại thị trường Việt Nam lên cao, khiến việc kiềm chế lạm phát sẽ khó khăn hơn.

Tại hội chợ triển lãm quốc tế thuỷ sản Việt Nam – Vietfish 2011 (28 – 30.6) một đoàn thương nhân Trung Quốc đến từ 35 công ty có mặt từ rất sớm tìm mua thủy hải sản, lấn át cả các nhà nhập khẩu truyền thống đến từ EU, Mỹ, Nga…

Thương nhân Trung Quốc tỏ ý không hào hứng lắm với phương thức nhập khẩu chính ngạch mà chỉ thích làm ăn qua con đường mua bán mậu biên với lý do chở hàng container lạnh bằng đường bộ thuận tiện, cước phí rẻ hơn. Tuy nhiên, vấn đề cốt yếu nằm ở chỗ nếu mua tiểu ngạch thương nhân Trung Quốc không phải đóng thuế và ít chịu ràng buộc hợp đồng. Khi có rủi ro xảy ra thì thường bên bán là các doanh nghiệp Việt Nam chịu thiệt.

Posted Image

Cà phê là mặt hàng nông sản của Việt Nam đang bị thương nhân Trung Quốc ráo riết thu gom.

Chính việc giao dịch không thông qua đường chính ngạch đã khiến nông sản Việt Nam khó kiểm soát về số lượng xuất khẩu. Trên thực tế, Trung Quốc đã thu mua của Việt Nam bao nhiêu tôm, bao nhiêu thịt lợn, bao nhiêu trứng... không cơ quan nào nắm được, không doanh nghiệp nào biết, Việt Nam đang ở thế bị động trong việc kiểm soát hàng hoá xuất tiểu ngạch sang quốc gia chung đường biên mậu.

Đứng trước thực trạng trên, các cơ quan quản lý, doanh nghiệp Việt Nam là người có lỗi, bởi không thể định hướng thị trường cũng như tìm hiểu về thị trường Trung Quốc để phổ biến tới người nông dân.

Từ trước đến nay sự phối hợp giữa các bộ, ngành không tốt , dẫn đến không quản lý, không thống kê được lượng hàng hóa nói chung và nông sản nói riêng xuất sang Trung Quốc. Lợi ích quốc gia của chưa được đặt lên hàng đầu.

Hiện cả thế giới sợ thị trường Trung Quốc những cũng đang lợi dụng thị trường này. Vậy bài toán đặt ra là làm thế nào để hạn chế tác hại tận dụng được sức tiêu thụ của thị trường Trung Quốc?

Vitinfo Tin tổng hợp

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thế giới 24h: Trung Quốc có thể bị cô lập Cập nhật lúc 07/07/2011 06:20:00 AM (GMT+7) Posted Image - Các học giả Việt Nam và quốc tế bày tỏ quan điểm về tranh chấp trên Biển Đông; Tai nạn thảm khốc ở Hồng Hải làm gần 200 người thiệt mạng; Quân nổi dậy ở Libya tiến sát cửa ngõ thủ đô Tripoli... là những tin nóng trong 24 giờ qua.

Thời sự trong ngày

Giải quyết đa phương

Theo hãng tin Reuters, tại hội nghị quốc tế về Biển Đông ở Philippines hôm 5/7, các nhà phân tích an ninh và ngoại giao đều cho rằng, Trung Quốc và các nước Đông Nam Á cần đưa ra một thỏa thuận có tính ràng buộc hơn về ứng xử trên Biển Đông, nhằm ngăn chặn xung đột xảy ra.

Biển Đông hiện là một vấn đề quốc tế cần được giải quyết đa phương bởi tất cả các bên liên quan. Trung Quốc và các nước ASEAN cần giải quyết những tranh chấp trên Biển Đông bằng biện pháp hoà bình trên cơ sở luật pháp quốc tế.

Posted Image

Theo giáo sư Carlyle Thayer thuộc Đại học New South Wales (Australia), "tình hình hiện rất khẩn cấp, vì nếu không được giải quyết, nó có thể dẫn tới các va chạm trên biển". Do đó, các bên cần nhất trí nguyên tắc giải quyết trên cơ sở luật pháp quốc tế, có trách nhiệm và không có đòi hỏi vô lý.

Phát biểu tại hội nghị, TS Trần Trường Thủy thuộc Học viện Ngoại giao Việt Nam cho rằng, căng thẳng gần đây bộc lộ những hạn chế trong Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC).

Theo ông Thủy, Trung Quốc đang trở lại quan điểm cứng rắn khăng khăng đòi đàm phán song phương, nhưng Trung Quốc có thể sẽ bị cô lập nếu họ gây trở ngại đối với các cuộc đàm phán thực thi một bộ nguyên tắc chỉ đạo và có thể là một hiệp ước chính thức.

Tiến sát thủ đô

Posted Image

Sáng 6/7, lực lượng nổi dậy ở Libya đã mở một cuộc tấn công như trước đó tuyên bố, nhằm vào cửa ngõ chính của thủ đô Tripoli, trong đó có những vị trí chỉ cách thủ đô khoảng 50km.

Lực lượng nổi dậy đã tấn công các địa điểm ở khu vực Gualish, các khu vực đồng bằng nằm về phía Bắc vùng đất mà họ chiếm đóng tại vùng đồi núi Nafusa, Tây Nam thủ đô Tripoli.

Phóng thử thành công

Posted Image

Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) đã thử nghiệm thành công 2 tên lửa đất đối hạm hiện đại tại thành phố cảng Jask, miền Nam Iran. Đây là một phần trong cuộc tập trận Great Prophet 6.

Hai tên lửa có tên Tondar và Persian Gulf, thuộc loại tên lửa tầm ngắn, hiện đại và có thể tránh rađa. Đây là loại tên lửa được đơn vị không gian vũ trụ thuộc IRGC phát triển và thử nghiệm.

Hậu quả thảm khốc

Posted Image

Khoảng 200 người đã bị chết đuối trên Hồng Hải, khi một con tàu chở những người di cư trái phép tới Saudi Arabia bị chìm ngoài khơi bờ biển Sudan. Trong khi, một vụ lật tàu ở hồ Albert, Congo đã khiến 30 người bị mất tích.

Tại Trung Quốc, một trận lở đất do mưa lớn gây ra đã cướp đi sinh mạng của 18 người tại tỉnh Thiểm Tây, miền bắc nước này. Còn ở Mỹ, một cơn bão cát đã tràn qua Phoenix (bang Arizona, Mỹ) đêm 5/7 khiến giao thông đình trệ và mất điện trên diện rộng.

Cắt bỏ viện trợ

Posted Image

Hôm 6/7, Chính phủ Australia thông báo sẽ cắt viện trợ đối với Trung Quốc và Ấn Độ, vì theo lời Ngoại trưởng Kevin Rudd, hai quốc gia này đã “không còn đủ điều kiện” để tiếp tục nhận viện trợ.

“Họ (Trung Quốc và Ấn Độ) lần lượt là hai nền kinh tế lớn thứ 2 và thứ 6 trên thế giới. Cả hai đều có tiềm lực kinh tế đáng kể và đã bắt đầu có những chương trình hỗ trợ phát triển quốc tế”, ông Rudd nói.

Phát ngôn ấn tượng

Posted Image

“Đây là một phán quyết rõ ràng vì thương mại cởi mở và quyền tiếp cận công bằng với các nguyên vật liệu thô”, Cao ủy thương mại Liên minh châu Âu, ông Karrel De Gucht, hoan nghênh phán quyết của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đối với việc Trung Quốc hạn chế xuất một số khoáng sản.

Hôm 5/7, WTO đã phán quyết rằng, hành động hạn chế xuất khẩu một số nguyên vật liệu thô của Trung Quốc là không phù hợp với các quy định quốc tế, đi ngược lại những cam kết của nước này khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới.

Ảnh ấn tượng

Posted ImageĐệ nhất phu nhân nước Mỹ diện chiếc đầm khá chói mắt với hai mầu đỏ và xanh đậm, tham dự các hoạt động kỷ niệm ngày Quốc khánh 4/7 tại Nhà Trắng. (Ảnh: Time)

Ngày này năm xưa

7/7/1960, kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khoá 2 đã khai mạc và kéo dài tới ngày 15/7. Tại kỳ họp này, Quốc hội đã bầu đồng chí Hồ Chí Minh làm Chủ tịch nước.

Cũng tại kỳ họp này, đồng chí Tôn Đức Thắng được bầu làm Phó Chủ tịch nước, đồng chí Trường Chinh là Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội và đồng chí Phạm Văn Đồng là Thủ tướng Chính phủ.

Thanh Vân (Tổng hợp)

Share this post


Link to post
Share on other sites
Posted ImageCàng nhìn Tiểu Bảo càng thấy hình thể Trung Quốc giống mặt chú bò "mộng", và chú đưa cái lưỡi bò xuống mộng chiếm cả biển Đông .

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay