Cóc Vàng

Thông Tin Cập Nhật

2.443 bài viết trong chủ đề này

Xin chào quý vị !

Vậy là Rùa của chúng ta mới đúng là rùa chứ không phải là con Giải vớ vẩn của Trung Quốc .

http://vietnamnet.vn/vn/index.html

Đã chắc chắn rùa Hồ Gươm là 'cụ bà'

Cập nhật lúc 23/04/2011 11:29:31 AM (GMT+7)

Sau hơn nửa tháng đưa rùa Hồ Gươm về chân Tháp Rùa chữa bệnh, vấn đề được không chỉ giới khoa học mà nhiều người dân đặc biệt quan tâm là đây có phải loài mới hay không? Chiều qua (22-4), kết quả này chính thức được GS-TS Lê Trần Bình (Phó hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học và Công nghệ Hà Nội, nguyên Viện trưởng Viện Công nghệ sinh học) công bố.

Rùa Hồ Gươm (Rafetus Vietnamensis)

Đây là tên gọi chính thức của cá thể rùa Hồ Gươm theo cách gọi trong nước cũng như theo danh pháp quốc tế được GS Lê Trần Bình khẳng định thông qua kết quả phân tích ADN. Phương pháp giám định gene được lựa chọn là dùng gene ti thể - một trong những phương pháp hiện đại nhất thế giới hiện nay - để xác định loài. Ba mẫu (máu, bông dùng rửa vết thương và một ít da) đã được sử dụng để giải mã gene. “So sánh mẫu gene thu được từ cá thể rùa Hồ Gươm với một số mẫu gene rùa khổng lồ hiện được lưu giữ tại chùa Hưng Ký (Hà Nội) và Quảng Phú (Thanh Hóa) đã được phân tích trước đó cho thấy giống nhau một cách tuyệt đối. Đây là loài động vật đặc hữu của cả nước, có vùng phân bố thuộc lưu vực ba con sông là sông Hồng, sông Mã, sông Đà ở miền Bắc Việt Nam” - GS Lê Trần Bình khẳng định.

Posted Image

Nhân viên y tế bôi thuốc chữa bệnh ngoài da cho rùa Hồ Gươm. Ảnh: Hà Hồng

Theo GS Lê Trần Bình, năm 2003, ông đã công bố mẫu cá thể rùa lưu giữ ở chùa Hưng Ký có tên khoa học là Rafetus Vietnamensis. Năm 2010, ông và các cộng sự tiếp tục công bố kết quả đề tài nghiên cứu khoa học “So sánh hình thái và phân tích DNA (nhận dạng gene - PV) mẫu rùa mai mềm nước ngọt của Việt Nam gần với rùa hồ Hoàn Kiếm”. Phân tích hình thái hộp sọ của các mẫu vật thu được cho thấy, rùa lớn mai mềm của Việt Nam khác với rùa Rafetus swinhoei (còn được gọi là giải Thượng Hải). Trình tự giải mã gene cũng cho kết quả tương tự. Phân tích phát sinh loài cho thấy rùa lớn mai mềm của Việt Nam tạo thành một nhóm riêng biệt, gần Rafetus swinhoei và Rafetus euphraticus. Điều này cho thấy, rùa lớn mai mềm nước ngọt của Việt Nam là loài mới, chưa từng được nghiên cứu phân loài và có thể đặt tên là Rafetus vietnamensis. Hiện trên Ngân hàng dữ liệu bò sát quốc tế cũng đã xuất hiện tên gọi nêu trên. GS-TS Lê Trần Bình cho biết thêm: “Chúng tôi chưa so sánh giữa cá thể rùa Hồ Gươm với cá thể rùa Đồng Mô (Sơn Tây, Hà Nội). Thực tế, đã có thông tin cho rằng, rùa Đồng Mô tương đồng với cá thể rùa Hưng Ký. Nếu chiếu theo tính chất bắc cầu, thì rùa Hồ Gươm cũng tương đồng với rùa Đồng Mô. Tuy nhiên, trong khoa học không ai làm thế. Cũng không thể khẳng định rùa Hồ Gươm có cùng loài với hai cá thể đang sống ở Trung Quốc vì nước này chưa công bố lên ngân hàng gene quốc tế. Từ dữ liệu gene có được, chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu, đặc biệt là hướng đến xây dựng sơ đồ tiến hóa của loài này”. Cũng theo kết quả giải mã gene, cá thể rùa Hồ Gươm được xác định là thuộc giống cái. Điều này hoàn toàn phù hợp với nhận định trước đó của nhiều chuyên gia thông qua phân tích kích thước, đuôi, màu da, độ bóng của da và vai có răng cưa hay không.

Cần đẩy nhanh tiến độ cải tạo môi trường Hồ Gươm

Tại cuộc họp của Tổ khám, chẩn đoán, chữa trị cho rùa Hồ Gươm tổ chức chiều qua, các chuyên gia khẳng định rằng, việc chữa trị cho rùa có nhiều tín hiệu tích cực. Đến nay, sức khỏe của rùa Hồ Gươm tốt hơn so với khi bắt đầu chữa trị là ngày 4-4. Những vết thương trên mai, cổ, chân và diềm mai đều dần lành trở lại. Tuy nhiên, nếu quá trình cải tạo môi trường Hồ Gươm không được đẩy nhanh tiến độ thì việc sớm đưa rùa trở lại với hồ sẽ phải chậm lại.

Posted Image

Chăm sóc rùa Hồ Gươm tại bể dưỡng thương. Ảnh: Đan Nhiễm

TS Lê Xuân Rao, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội cho biết, những ngày tới sẽ làm mái che tại bể dưỡng thương nơi rùa đang sống nhằm đề phòng thời tiết quá nắng nóng, ảnh hưởng đến sức khỏe của cá thể này. Ở đây cũng cho thiết kế một đài phun nước để làm mát và cung cấp thêm ôxi. Ngoài ra, Sở cũng kiến nghị với thành phố cho phép đưa rùa ra bể quây rộng khoảng 1.000m2 tại chân Tháp Rùa để rùa có điều kiện tái hòa nhập với môi trường sống tự nhiên bấy lâu. Riêng về công tác chữa trị, dự kiến khoảng một tuần/lần sẽ đưa rùa lên để kiểm tra và bôi thuốc. Trong quá trình cải tạo hồ, nhất thiết cần có sự giám sát thường xuyên các chỉ số môi trường để không ảnh hưởng đến sức khỏe của rùa.<

Được biết, UBND thành phố Hà Nội đã giao cho các ngành chức năng khẩn trương nạo vét bùn, cải tạo môi trường Hồ Gươm. Những ngày gần đây, công việc này đã được đẩy nhanh tiến độ và có thể hoàn thành trong khoảng 2 tháng tới.

(Theo HNM)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mở tầm nhìn

Vụ Vinalines: vượt đèn đỏ nên bị thổi còi

Tác giả: Khương Duy

Bài đã được xuất bản.: 24/04/2011 06:00 GMT+7

Có thể so sánh sự nóng vội của Vinalines khi quyết định giữ hàng của Trung Quốc đẫn tới thiệt hại 800.000 USD với việc rất nhiều người vượt đèn đỏ vì nóng vội và bị cảnh sát giao thông phạt, dù không ai không biết đó là hành vi phạm pháp và đầy rủi ro.

LTS: Đã có rất nhiều ý kiến xung quanh vụ việc Vinalines, tuy nhiên chưa có bài viết nào phân tích cụ thể vụ tranh chấp này dưới góc độ pháp luật hàng hải quốc tế. Độc giả Khương Duy, giảng viên khoa Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế của ĐH Ngoại thương Hà Nội đã gửi tới Diễn đàn Kinh tế Việt Nam bài viết này. Bài viết xin nêu lên một số vấn đề liên quan tới trách nhiệm của các bên trong hợp đồng thuê tàu và quyền bắt giữ tàu biển theo phán quyết của tòa án dựa trên một số nguồn luật: Công ước về bắt giữ tàu biển của Liên hợp quốc (International Convention on the Arrest of Ships hay Công ước Geneva năm 1999), Bộ luật hàng hải của nước CHND Trung Hoa năm 1992, Luật tố tụng hàng hải của nước CHND Trung Hoa năm 1999 và Bộ luật hàng hải Việt Nam 2005

Thẩm quyền bắt giữ tàu biển theo luật pháp quốc tế

Khoản 1, Điều 2 Công ước Geneva 1999 quy định về thẩm quyền bắt giữ tàu nêu rõ "một con tàu chỉ có thể bị bắt giữ hoặc được giải phóng khỏi sự bắt giữ theo quyết định của toà án của quốc gia thành viên nơi tiến hành bắt giữ." Khoản 2 điều này khẳng định "một con tàu chỉ có thể bị bắt giữ căn cứ vào một khiếu nại hàng hải chứ không thể bị bắt giữ vì những khiếu nại khác." Chặt chẽ hơn, Khoản 3 điều này còn nhấn mạnh quốc gia bắt giữ tàu để đảm bảo cho khiếu nại hàng hải không nhất thiết phải là quốc gia nơi tòa án và/hoặc luật của quốc gia đó được lựa chọn để xét xử trong hợp đồng thuê tàu.

Posted Image

Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên của Công ước này, cho nên tòa án Trung Quốc hoàn toàn có quyền ra lệnh bắt giữ tàu Vinalines Global của Việt Nam theo quy định quốc tế nếu phán quyết của tòa án xuất phát từ một khiếu nại hàng hải và thỏa mãn điều kiện bắt giữ. Vậy một khiếu nại hàng hải và điều kiện bắt giữ tàu là gì?

Điều 3 của Công ước liệt kê một số khiếu nại điển hình, thí dụ khiếu nại liên quan tới những mất mát, thiệt hại do vận hành tàu hoặc những thiệt hại do tàu gây ra với môi trường. Trong trường hợp Vinalines, khiếu nại yêu cầu bắt giữ tàu Vinalines Global có thể liên quan tới hai nội dung sau đây: "g) Thoả thuận về vận chuyển hàng hoá hoặc hành khách bằng tàu, dưới hình thức hợp đồng thuê tàu hoặc hình thức khác; h) Mất mát hoặc thiệt hại gây ra cho tài sản hoặc liên quan đến tài sản (kể cả hành lý) vận chuyển trên tàu." Những căn cứ này được liệt kê vận dụng nguyên vẹn vào Điều 21 Luật tố tụng hàng hải của nước CHND Trung Hoa, đó là cơ sở để Tòa án nước này xem xét đơn khiếu nại và ra phán quyết bắt giữ tàu phục vụ việc điều tra.

Về điều kiện bắt giữ tàu, Luật tố tụng hàng hải Trung Quốc nêu lên một số điều kiện quan trọng. Với trường hợp Vinalines, Tòa án có thể căn cứ vào ý đầu tiên của Điều 23:"Chủ tàu chịu trách nhiệm với khiếu nại hàng hải và là chủ sở hữu của con tàu tại thời điểm quyết định bắt giữ có hiệu lực." Khoản 1a) Công ước Geneva 1999 cũng nêu rõ: "Người có quyền sở hữu đối với tàu vào thời điểm phát sinh khiếu nại hàng hải, có trách nhiệm liên quan tới nghĩa vụ phát sinh từ khiếu nại hàng hải đó và vẫn là chủ sở hữu tàu vào thời điểm tiến hành bắt giữ" là một trong những điều kiện bắt giữ tàu để đảm bảo một khiếu nại hàng hải được thực hiện.

Như vậy, xét tới ba lý do: khách hàng người Trung Quốc khiếu nại về thiệt hại liên quan tới hàng hóa vận chuyển trên tàu theo hợp đồng thuê tàu; tại thời điểm đó, quyền sở hữu con tàu vẫn thuộc về phía Vinalines; và Vinalines là người trực tiếp gây ra thiệt hại đề cập trong đơn khiếu nại hàng hải; quyết địn bắt giữ tàu của Tòa Trung Quốc hoàn toàn phù hợp về mặt luật pháp quốc tế.

Sai lầm dẫn tới việc Vinalines phải bồi thường

Trước hết, để hiểu được vấn đề của Vinalines, chúng ta cần điểm lại một số khái niệm pháp lý về hợp đồng thuê tàu. Pháp luật Việt Nam và Trung Quốc quy định hoàn toàn tương tự về hợp đồng thuê tàu định hạn và thuê tàu trần (time chater party và bareboat charter party). Điều này được thể hiện tại Điều 139 Bộ luật hàng hải Việt Nam và Điều 128 Bộ luật hàng hải Trung Quốc. Trong phạm vi bài viết, chúng ta sẽ tìm hiểu khái niệm hợp đồng thuê tàu định hạn theo quy định của pháp luật hai nước. Điều 129 Bộ luật hàng hải Trung Quốc quy định: "Hợp đồng thuê tàu định hạn là một hợp đồng theo đó chủ tàu cung cấp một con tàu đầy đủ thuyền bộ cho người thuê tàu; người thuê tàu sử dụng con tàu trong thời hạn của hợp đồng, trả phí thuê tàu và các dịch vụ đã thỏa thuận." Điều 138 Bộ luật hàng hải Việt Nam quy định: "Hợp đồng thuê tàu định hạn là hợp đồng thuê tàu, theo đó chủ tàu cung cấp một tàu cụ thể cùng với thuyền bộ cho người thuê tàu." Nhìn chung, quyền và nghĩa vụ của chủ tàu và người thuê tàu định hạn trong hai Bộ luật của hai nước hoàn toàn tương tự nhau. Một điểm cần lưu ý là: quyền sở hữu và nghĩa vụ phát sinh liên quan tới quyền sở hữu con tàu trong thời gian cho thuê định hạn vẫn thuộc về phía chủ tàu.

Posted Image

Rắc rối nảy sinh do đối tác thuê tàu định hạn của Vinalines lại cho thuê lại con tàu theo một hợp đồng thuê tàu chuyến. Như vậy, từ đây hình thành hai hợp đồng: một hợp đồng điều chỉnh mối quan hệ giữa Vinalines và đối tác thuê tàu định hạn; một hợp đồng điều chỉnh mối quan hệ giữa đối tác thuê tàu định hạn và khách hàng thuê lại theo chuyến người Trung Quốc. Hai hợp đồng này có tính độc lập tương đối và có một số đặc điểm cần lưu ý.

Điều 140, Bộ luật hàng hải Việt Nam quy định:

"1. Trường hợp có thoả thuận trong hợp đồng thì người thuê tàu có thể cho người thứ ba thuê lại tàu, nhưng vẫn có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng được giao kết với chủ tàu. 2. Các quyền và nghĩa vụ của chủ tàu quy định tại Chương này cũng được áp dụng đối với người cho thuê lại tàu."

Theo Điều 140, việc cho thuê lại tàu phải căn cứ vào thỏa thuận trọng hợp đồng giữa chủ tàu và người thuê tàu định hạn. Dù đã cho thuê lại tàu nhưng người thuê tàu định hạn vẫn phải thực hiện những nghĩa vụ với chủ tàu, mà quan trọng nhất là nghĩa vụ trả cước phí. Điều này còn hàm ý, người thuê lại tàu (sub-charterer) chỉ cần biết và tuân thủ mối quan hệ với người thuê tàu định hạn, giờ đóng vai trò chủ tàu. Mọi nghĩa vụ của người thuê tàu định hạn với chủ tàu, người thuê lại không có nghĩa vụ phải biết và thực hiện.

Điều 137 Bộ luật hàng hải Trung Quốc cũng quy định rõ người thuê tàu có quyền cho thuê lại con tàu nhưng lưu ý người này phải thông báo lại cho chủ tàu thực sự. Mọi nghĩa vụ của hợp đồng thuê tàu chính không bị ảnh hưởng bởi hợp đồng cho thuê lại tàu.

Một nội dung quan trọng được quy định tại Điều 141 Bộ luật hàng hải Trung Quốc nhưng không được quy định trong luật Việt Nam: "Trong trường hợp người thuê tàu không trả tiền thuê tàu hoặc các khoản tiền khác đã thỏa thuận trong hợp đồng thuê tàu, chủ tàu có quyền giữ lại hàng hóa của NGƯỜI THUÊ TÀU, các tài sản khác trên tàu và thu nhập từ VIỆC CHO THUÊ LẠI TÀU." (In case the charterer fails to pay the hire or other sums of money as agreed upon in the charter, the shipowner shall have a lien on the charterer's goods, other property on board and earnings from the sub-charter).

Rõ ràng, điều này chỉ cho phép chủ tàu giữ hàng hóa, tài sản của người thuê tàu trực tiếp ký hợp đồng với mình và thu nhập của anh ta từ việc cho thuê lại tàu chứ không được phép làm tổn hại tới người đi thuê lại tàu. Cách hành xử của Vinalines trong trường hợp này đã vi phạm pháp luật của nước sở tại và hình phạt nặng dành cho Vinalines là hoàn toàn có thể hiểu được nhất là khi Việt Nam đã ở vào thế yếu trong vụ việc này.

Kết luận

Nếu đối tác thuê tàu định hạn của Vinalines cho thuê lại tàu mà không có thỏa thuận trước trong hợp đồng hoặc chưa thông báo cho Vinalines biết thì Vinalines sẽ có cơ sở để khiếu nại đối tác này. Trong trường hợp đó, đối tác thuê tàu định hạn của Vinalines sẽ phải chịu trách nhiệm vì hai lý do: chậm thanh toán tiền cước và không thông báo việc cho thuê lại tàu/cho thuê lại tàu không được sự đồng ý của Vinalines. Tuy nhiên, khả năng Vinalines không biết trước việc đối tác của mình cho thuê lại tàu là rất thấp. Đúng như TS Trần Hữu Huỳnh nhận định trong bài phỏng vấn gần đây trên VEF.VN, lỗi của Vinalines thuộc về cách hành xử. Người viết tin Vinalines hoàn toàn nắm được thông tin về việc cho thuê lại tàu và hiểu rõ những rủi ro của việc bắt giữ hàng trên tàu song có lẽ do nóng vội và lo lắng về việc thu hồi cước phí nên đã mắc sai lầm. Có thể so sánh sự nóng vội đó với việc rất nhiều người vượt đèn đỏ vì nóng vội và bị cảnh sát giao thông phạt, dù không ai không biết đó là hành vi phạm pháp và đầy rủi ro.

--------------

Tài liệu tham khảo:

1. Công ước Geneva 1999: http://www.admiralty...arrest1999.html

2. Bộ luật hàng hải của nước CHNND Trung Hoa: http://publishing.eu...set/6943/14.pdf

3. Luật tố tụng hàng hải của nước CHND Trung Hoa: http://en.msa.gov.cn.../04/0401/040110

4. Bộ luật hàng hải của nước CNXHCN Việt Nam: http://www.vpa.org.v...at-Hang-Hai.htm

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xin chào quý vị !

Cuối cùng thì người Nga cũng đã giữ được truyền thống nhân hậu và văn hóa vốn có của mình ,điều này phần nào bị mai một đi dưới thời lộn xộn của Tổng thống Eltsin .

=================================================

V. Putin không muốn hỏa táng thi hài Lenin

Cập nhật lúc 25/04/2011 06:15:00 AM (GMT+7)

Để đảm bảo việc giữ gìn thi hài Lenin không bị biến dạng, hơn 70 năm dưới chính thể Xô viết đã có tới 3 thế hệ các nhà khoa học Liên Xô nối tiếp nhau đảm nhiệm nhiệm vụ này.

Một trong 3 sự nghiệp quan trọng nhất

Đảng Cộng sản và chính phủ Liên Xô luôn coi công việc này như là một trong 3 sự nghiệp quan trọng nhất, đó là: bảo quản tốt thi hài Lenin, phát triển ngành hàng không vũ trụ, nghiên cứu và phát triển năng lượng hạt nhân.

Việc bảo vệ thi hài Lenin là công việc hết sức phức tạp, thí dụ việc duy trì nhiệt độ trong phòng đặt quan tài Lenin luôn luôn phải ở 16 độ C với sai số không được vượt quá 0,7 độC. Để thực hiện công việc này luôn phải có 12 kỹ sư, bác sĩ chuyên ngành làm việc trong mỗi ca trực, và các ca phải trực liên tục 24/24 giờ. Còn kỹ thuật chống sự hoại tử thi hài thì được coi là một trong những bí mật trọng điểm của quốc gia.

Posted Image

Lăng Lenin

Trong hồi ký của mình, khi nhớ lại sự kiện này, Sibarski đã viết: “Nhằm đảm bảo bí mật, chúng tôi đã xuất phát khỏi lăng vào nửa đêm 3/7/1941 và được một ủy viên Bộ Chính trị dùng xe tăng đón tại nhà ga Orkovsk. Sau khi thi hài và toàn bộ nhân viên cùng những người thân trong gia đình Lenin lên tàu, đoàn được hộ tống bởi 410 binh lính và sĩ quan Hồng quân".

Những ngày đó lại đặc biệt nóng. Để bảo vệ thi hài, họ đã phải dùng tới phương pháp rất thủ công, đó là xếp những thanh nước đá xung quanh quan tài, đồng thời phải dùng rượu cồn thường xuyên sát trùng để tránh hiện tượng hoại tử. Sau 5 ngày đoàn mới tới được Sumin (Uran) trong bối cảnh bí mật tuyệt đối.

Ngay cả Bí thư thứ nhất Khu ủy vùng đó cũng không được biết thực chất người ta đã đưa đoàn người này đến đây làm gì. Sau đó tất cả những người theo đoàn, trong đó có cả những người trong gia đình giáo sư Sibarski đều phải lưu lại Xumin và được bố trí ở ký túc xá của Học viện Nông nghiệp, hoàn toàn cách ly với bên ngoài. Còn chiếc quan tài pha lê quàn thi hài Lênin thì được đặt tại phòng họp ở tầng hai của tòa nhà, và được gọi là “Phòng trắng” (Bạch cung).

Tại địa điểm mới, nhóm của giáo sư Sibarski gặp muôn vàn khó khăn trong công việc. Do chiến tranh mỗi ngày một ác liệt nên ngay cả khẩu phần lương thực cũng không đủ, thì cũng dễ hình dung ra những dụng cụ, thuốc men và những điều kiện khác phục vụ cho việc bảo quản thi hài thiếu thốn đến mức nào.

Nhưng chính tại nơi đây nhóm bảo quản do Sibarski đứng đầu đã phát minh ra những phương pháp bảo quản thi hài hoàn toàn mới. Thí dụ như Valuabov đã tìm ra phương pháp có tính đột phá trong công tác bảo vệ thi hài: khắc phục mỹ mãn toàn bộ những nốt tàn nhang trên khuôn mặt, đồng thời nâng cao được độ cao của mũi và con mắt như lúc Lênin còn sống.

Tuy nhiên, do hoàn cảnh khó khăn và thiếu thốn kéo dài, nhất là việc không thể duy trì được một nhiệt độ thích hợp, nên vào tháng 12/1943, thi hài bắt đầu xuất hiện hiện tượng hoại tử. Để khắc phục, các nhà bác học đành phải di chuyển thi hài xuống một căn hầm sâu dưới lòng đất với hy vọng lợi dụng được nhiệt độ thấp ở đây. Cho tới tháng 3/1945, khi mối đe dọa của quân phát xít đã bị đẩy lùi thì thi hài Lenin lại được đưa về Moscow để phục vụ nhân dân vào viếng.

Kể từ đó thi hài Lenin càng được bảo vệ hết sức cẩn trọng. Theo Giáo sư Delsunov, người trực tiếp lãnh đạo nhóm bảo quản thi hài, cho biết: mỗi tuần 2 lần vào thứ hai và thứ sáu, thi hài lại được tiến hành bảo dưỡng. Đầu tiên là thay bộ quần áo, sau đó thi hài được xử lý bằng chất liệu thơm rồi đưa vào phòng vô trùng để tiến hành kiểm tra một cách toàn diện.

Vẫn theo giáo sư Delsunov thì khi kiểm tra nếu phát hiện thấy bất kỳ một sự thay đổi nào, dù là nhỏ nhất, đều phải lập tức báo cáo lên Bộ Y tế Liên bang, và sau khi được Bộ chuẩn y mới được phép tiến hành các biện pháp khắc phục. Riêng người phụ trách phòng bảo ôn cứ 10 phút một lần phải báo cáo đầy đủ các thông số của phòng như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng và phải chịu trách nhiệm duy trì các thông số cần thiết. Sau khi đã hoàn tất mọi công đoạn trên thì mới chỉnh sửa y phục, tư thế thi hài. Ngoài việc bảo dưỡng thường xuyên như trên, thì cứ nửa năm một lần thi hài được ngâm trong một loại dung dịch đặc biệt với thời gian kéo dài hai tuần liền.

V. Putin không muốn thi hài Lenin bị hỏa táng

"Sau khi Liên Xô sụp đổ, do rất nhiều nguyên nhân, chính quyền Nga khi đó đã không cấp kinh phí cho việc tiếp tục bảo quản thi hài Lenin. Phòng thí nghiệm lăng Lenin bị đổi tên thành “Trung tâm nghiên cứu y học kết hợp sử dụng thuốc thực vật toàn Nga”, khiến cho sự bảo quản thi hài ngày một khó khăn.

Trong suốt thập niên 90 của thế kỷ trước, việc bảo quản thi hài vẫn được tiếp tục, song hoàn toàn dựa vào sự tự nguyện của các cán bộ, nhân viên và các nhà khoa học, trong đó bao gồm cả con trai của Sibarski.

Cũng cần nói thêm rằng trong thời gian nói trên, nước Nga dưới quyền của Tổng thống Eltsin đã rộ lên cuộc tranh luận dai dẳng xung quanh việc di chuyển lăng và xử lý thi hài Lenin như thế nào.

Chỉ từ sau khi Putin trở thành tổng thống, thì cuộc tranh luận trên mới dần dần im hơi lặng tiếng. Cá nhân Tổng thống Putin không hề giấu giếm lòng tôn kính của mình đối với Lenin, hơn nữa ông còn cổ vũ người dân Nga “hãy tự hào với tinh thần cách mạng của giai cấp vô sản Nga”. Chưa đầy một năm sau trên cương vị tổng thống Nga, Putin đã phát biểu: ông không muốn thi hài Lenin bị mang đi hỏa táng, mà “cần phải bảo vệ sự yên tĩnh của Người”.

Cuối năm 2003, các nhân viên bảo vệ và các nhà khoa học đã tạm đóng cửa lăng để tiến hành bảo dưỡng thi hài và thay y phục của Lenin. Bakesov, người phụ trách lăng đã ra ra tuyên bố nhấn mạnh: “Thi hài Lenin vẫn được bảo quản rất tốt, ít nhất trong vòng hơn 100 năm nữa vẫn không có chuyện gì xảy ra”.

(Theo ANTG,Bee)

=================================================

Xin cảm ơn quý vị đã quan tâm xem báo ,mong quý vị ủng hộ mục này bằng cách bình luận ở mục này hoặc cập nhật những bài báo mới và những bài báo có thông tin hữu ích để mọi người cùng xem thay vì rất mất thì giờ để tìm từng loại báo mà tin mới thì chẳng có được bao nhiêu !

Hy vọng quý vịu nhiệt tình hưởng ứng !

Xin tạm biệt !

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cảm ơn Cóc Vàng đã post những thông tin mà mình cũng đang quan tâm. Dưới 1000 năm độ hộ bởi người khổng lồ phương bắc thì tất cả các vấn đề xã hội của người Việt chúng ta họ đều có bóp méo sai sự thật để đem đến lợi ích cho bản thân họ,trường hợp cụ rùa cũng không nằm ngoài những câu chuyện đó.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cảm ơn Cóc Vàng đã post những thông tin mà mình cũng đang quan tâm. Dưới 1000 năm độ hộ bởi người khổng lồ phương bắc thì tất cả các vấn đề xã hội của người Việt chúng ta họ đều có bóp méo sai sự thật để đem đến lợi ích cho bản thân họ,trường hợp cụ rùa cũng không nằm ngoài những câu chuyện đó.

Nhiệt liệt hoan nghênh cụ Phật đã hạ cố tiếp truyện tôi , cụ biết không :Lúc mới bắt được cụ Rùa ở cơ quan tôi người ta cứ bàn ầm lên là tiến sỹ nọ,phó giáo sư kia bảo thực ra là giống giải ở Thượng Hải ,chắc ngày xưa người Hán mang sang thả chơi .... cay thật ,

Mình mở miệng nói cái là họ ầm ầm bảo chỉ cóa ông vào cụ Đức là tin nó là rùa thần thôi . không hiểu ngày đó người Hán áp dụng chính sách đô hộ tàn khốc đến độ nào mà gần hết thảy mọi người đều nghĩ : van hóa,lịch sử .... rồi thì cả bàn chân cũng lai của người Trung Quốc thì giờ mới đẹp thế chứ của người Giao Chỉ thì bàn chân xòe ra như bàn chân ngan .

Tức thật !!!! Tức thật !!!!!!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Không quân Nga sẽ trang bị đĩa bay

Cập nhật lúc25/04/2011 01:00:00 PM (GMT+7)

http://www.vietnamnet.vn/vn/index.html

Các nhà thiết kế hàng không Nga cho biết: Không quân Nga sẽ có một phương tiện bay mới, có hình dạng một chiếc đĩa bay theo hình dung của những nhà nghiên cứu UFO.

Đây không phải lần đầu tiên các nhà khoa học Nga đề cập đến các thiết bị bay kiểu mới, hình dạng giống chiếc đĩa bay như mô tả của các nhà UFO học. Nửa năm trước, tại Ulianovsk, họ đã khẳng định chương trình 5 năm thiết kế máy bay nhiệt đạn đạo (thermoballastic), hình dạng đĩa bay, tạm gọi là ATLA.

Posted Image

Không quân Nga sẽ được trang bị đĩa bay. Ảnh minh họa.

Theo các nhà thiết kế, đó là một vật thể kích thước lớn, hình hai chiếc đĩa úp vào nhau, đường kính tới 250 mét, chiều cao 100 mét. Giá thành một thiết bị bay như vậy có thể lên đến 2 tỉ rúp.

Về thực chất ATLA là một khinh khí cầu thế hệ mới. Sở dĩ gọi là thiết bị bay nhiệt đạn đạo vì ngoài thể tích heli trong khoang máy, còn có một khoang chứa không khí nóng và không khí lạnh. Cách kết cấu của các thiết bị đã được tính toán, cho phép điều khiiển lực nâng, tác dụng lên khinh khí cầu, khi bay theo chiều thẳng đứng và khi hạ cánh.

Đĩa bay АТLА sử dụng động cơ điện. Ngoài ra, ở các mép của thiết bị có bố trí những cánh nhỏ, nhằm bảo đảm sự cân bằng để nó giữ được ổn định trước sức đẩy của gió khi đang “treo” ở một điểm trên không, thí dụ khi đang cẩu lên một trọng tải đến 600 tấn.

Đây cũng không phải chỉ là ý tưởng “độc quyền” của các nhà kỹ thuật Nga. Vào năm 2008, các mô hình thiết bị bay mới cũng xuất hiện tại Mỹ. Trường Đại học Florida đã đăng ký sáng chế về dự án “thiết bị bay điện từ không có cánh” – hình dạng đĩa bay .

“Chiếc đĩa bay Florida” là một thiết bị độc đáo dựa trên nguyên lý từ thuỷ động học (magnitohydrodynamic), sử dụng chất lỏng dẫn động, khí ion hoá trong sự có mặt của từ trường. Các điện cực bố trí dày đặc trên bề mặt của đĩa bay Florida và không khí bao quanh bề mặt của đĩa bay bị ion hoá, chuyển thành những dòng plasma. Hiệu ứng này cho phép đĩa bay chuyển động (kể cả chuyển động thẳng đứng) và treo lơ lửng trên không.

Tuấn Hà (Theo KP.ru)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted Image

Một phần của lịch sử

Tác giả: KEVIN BOWEN

Bài đã được xuất bản.: 2 giờ trước

Bây giờ đã là 36 năm kể từ ngày chiến tranh kết thúc. Nhớ 36 năm về trước hoặc gần hơn là thời gian mươi năm sau chiến tranh, hầu hết những người Mỹ và Việt Nam không hề nghĩ rằng: đến một ngày quan hệ của hai nước lại có thể đến gần nhau như bây giờ. Nhưng nếu không có những "chỉ dẫn" của văn hóa, hai dân tộc sẽ không tìm được con đường đến với nhau trong ý nghĩa cao cả nhất của con người. Và sự "chỉ dẫn" của văn hóa không những tối quan trong đối với hai dân tộc đã có một lịch sử bi thương mà đối với tương lai của toàn nhân loại.

LTS: Ngay cả khi cuộc chiến tranh đang ở giai đoạn tàn khốc nhất thì có những người lính của hai phía bắt đầu nhìn thấy vẻ đẹp và chủ nghĩa nhân văn trong nền văn hóa của hai dân tộc. Nhiều người lính Việt Nam đã mang trong ba lô của họ vào mặt trận những tác phẩm xuất sắc nhất của nền văn học Mỹ như Ông già và biển cả, Tiếng gọi nơi hoang dã, Chuông nguyện hồn ai, Lá cỏ, Cuốn theo chiều gió, Chùm nho nổi giận.... Còn những lính Mỹ, tuy không có cơ hội đọc được những tác phẩm văn học Việt Nam trong thời gian chiến tranh nhưng họ được chứng kiến những vẻ đẹp và chủ nghĩa nhân văn của văn hóa trong chính đời sống ở các miền đất Việt Nam, nơi họ đã nổ súng và ném bom. Chính điều đó đã làm nên phong trào phản chiến.

Ngay sau năm 1975, nền văn hóa của hai dân tộc đã gửi những sứ giả của mình đến với nhau. Những sứ giả đó chính là các nhà văn, nhà thơ và các nghệ sỹ của hai đất nước. Và lần đầu tiên một cách chính thức, hai dân tộc đã được chứng thực vẻ đẹp và chủ nghĩa nhân văn thông qua tác phẩm văn học nghệ thuật và những con người sứ giả đó. Đi qua mọi thách thức, mọi đe dọa, mọi ngờ vực, mọi nguy hiểm... những nhà văn, nhà thơ của hai dân tộc đã không ngưng nghỉ tạo dựng chân dung của dân tộc mình - một chân dung mà trong thời gian chiến tranh nó đã bị bộ máy tuyên truyền bóp méo.

Nhân dịp kỷ niệm 36 năm ngày chiến tranh chấm dứt, TuanVietNam xin trân trọng giới thiệu một số bài viết của một số nhà văn, nhà thơ Việt Nam và Mỹ để bạn đọc có thêm một cái nhìn về sứ mệnh lớn lao của văn hóa trong việc chấm dứt chiến tranh, hàn gắn vết thương và tạo dựng lên một thế giới của những vẻ đẹp và chủ nghĩa nhân văn. Và họ chính là những người đã phác thảo một cách chân thực và chính xác nhất chân dung dân tộc mình - chân dung của một nền văn hóa. Bởi khi các công dân của một dân tộc không dựng được chân dung văn hóa cho dân tộc mình thì dân tộc của họ mãi mãi là một dân tộc mang đến nỗi ngờ vực và sự sợ hãi cho các dân tộc khác.

Được nhận Giải thưởng Phan Châu Trinh là một vinh dự lớn. Hiếm có giải thưởng nào có ý nghĩa hoặc được trao bởi một nhóm học giả độc lập và xuất sắc như vậy. Với lòng khiêm cung, tôi xin nhận vinh hạnh này, biết rõ rằng nó không chỉ được trao cho bản thân mình, mà cho cả gia đình tôi, trung tâm và trường đại học của tôi, cùng nhiều bằng hữu, văn sỹ, nghệ sỹ, học giả và cựu chiến binh, ở cả hai phíaViệt Nam và Hoa Kỳ, cùng các nơi khác trên thế giới, những người đã và đang là một phần không thể thiếu của những cuộc giao lưu đã gần hai mươi lăm năm nay của chúng ta.

Thế mà đã gần hai mươi lăm năm, vào cái đêm sau Giáng Sinh ấy, khi lần đầu tiên tôi trở lại Việt Nam kể từ sau cuộc chiến, trên một chuyến bay cất cánh từ New York. Phim Trung Đội vừa mới công chiếu ngày hôm đó. Tâm khảm tôi vẫn còn hằn rõ hình ảnh của chuyến trực thăng cuối cùng đưa tôi trở lại căn cứ để mãn hạn về nhà, bên dưới chỉ thấy những cảnh như trên mặt trăng, vùng thôn quê Tây Ninh, hoang tàn vì bom đạn và chất diệt cỏ. Ngay cả khi rời Việt Nam lúc ấy, tôi đã mơ đến một ngày trở lại trong hòa bình, nhưng đó là năm 1969, tôi đã không thể mường tượng được hòa bình sẽ như thế nào, sẽ đến ra làm sao.

Posted Image

Ảnh minh họa: hoinhavanvietnam

Khi trở lại Việt Nam năm 1987 cùng với Dự án Hòa giải Đông Dương của John McAulliff, tôi đã có những trải nghiệm làm thay đổi hẳn con người mình. Trong những chuyến viếng thăm đền chùa và bảo tàng, gặp gỡ các cựu chiến binh, các giáo sư, đặt từng bước chân đi trên mảnh đất này, tôi đã cảm thấy mình đang thực sự sống trên mặt đất, lần đầu tiên sau biết bao nhiêu năm.

Các viên tướng trong chiến tranh gọi việc gia tăng quân số là "putting boots on the ground - cho ủng dẫm xuống đất", nhưng với tôi, một thường dân trở lại trong hòa bình, việc đặt chân xuống đất ở đây đã có ý nghĩa như thể lần đầu tiên tôi đứng trên đất thực sự, với cảm thức sâu thẳm rằng cả lịch sử, tinh thần và thi ca của xứ sở xung quanh đang thẩm thấu qua da thịt mình. Tôi cũng thấy một sự cởi mở tuyệt vời, một ước muốn được nói, nghe và tìm kiếm sự tương đồng.

Tôi đã thực sự kinh ngạc. Ở những giai đoạn ấy, mức độ tin cậy và hiểu biết giữa hai nước chúng ta còn thấp. Quan niệm về Việt Nam ở Mỹ và về Mỹ ở Việt Nam đều u ám bởi nhiều thập niên tuyên tuyền và xuyên tạc. Việc cắt hầu hết ngân sách cho các chương trình dạy ngôn ngữ, lịch sử và văn hóa Việt Nam ở Mỹ và những cắt giảm tương tự đối với các chương trình dạy tiếng Anh và nghiên cứu về Mỹ ở Việt Nam đồng nghĩa với tình trạng bất khả của những giao lưu trực tiếp và thực sự trong sáng.

Nhưng đó là buổi ban đầu. Là giám đốc Trung tâm Joiner, tôi may mắn có cương vị được trở lại Việt Nam, lần này qua lần khác. Năm 1988 tôi quay lại cùng một nhóm nhỏ cùng trung tâm, có David Hunt, Ralph Timperi, Gene Michaud và vợ tôi - Leslie. Lúc ấy chúng tôi muốn thu thập tài liệu về những tác động cấm vận của Mỹ đối với Việt Nam và những hậu quả dai dẳng của cuộc chiến. Đó là những ngày gian khổ ở Việt Nam. Thiếu điện, thiếu thuốc men, khan hiếm thực phẩm, hiếm cả khách sạn hoặc xe gắn máy hoạt động theo đúng nghĩa của chúng. Năm ấy chúng tôi đi từ Hà Nội vào Tây Ninh, qua Huế, Cam Lộ, Hội An, Đà Nẵng, Hóc Môn. Leslie chụp ảnh các nghĩa trang, trại trẻ mồ côi, bệnh viện, nhà máy, các trung tâm người tàn phế, với ý đồ giúp người Mỹ hiểu về Việt Nam.

Lúc ấy chúng tôi là một phần của những hoạt động giao lưu đầu tiên, gửi thuốc men và thiết bị y tế, tổ chức trao đổi bác sỹ, các chương trình tiếng Anh và tiếng Anh cho người nước ngoài, giáo viên, nghệ sỹ và nhà văn. Như nhiều bạn đã biết, chúng tôi vẫn là một tổ chức bất thường.

Trung tâm chúng tôi không lấy tên một chính khách hoặc tướng lãnh nổi tiếng nào; nó không có trụ sở ở thủ đô Hoa Thịnh Đốn; và nó cũng chả có nhiều tiền. Trung tâm chúng tôi lấy tên một người lính bình thường, một cựu binh Mỹ gốc Phi đã làm việc để trợ giúp các cựu binh khác và đã chết vì căn bệnh ung thư có liên quan đến việc tiếp xúc với chất độc màu da cam. Những người làm ở trung tâm chúng tôi lúc nào cũng vẫn chủ yếu là cựu chiến binh.

Như đã nói, chúng tôi chưa bao giờ có nhiều tiền, nhưng cũng như hầu hết cựu chiến binh, chúng tôi biết cách xoay xở, và điều đó thường có nghĩa là khi tiếp đãi khách từ Việt Nam sang, chúng tôi không để mọi người ở khách sạn, chúng tôi đưa họ về nhà mình.

Có lẽ tôi sẽ chả bao giờ có thể đủ lời hay ý đẹp để nhắc lại buổi ban đầu ấy một cách xứng đáng. Những vị khách đầu tiên của chúng tôi chỉ sang có ít ngày. Lê Cao Đài và Bùi Tụng sang dự hội nghị y tế công cộng Mỹ. Những người khác sang dài ngày hơn và trở nên gắn bó lạ kì. Lê Lựu và Ngụy Ngữ là những sứ giả văn chương đầu tiên. Lê Lựu đã thành bạn của nhiều người suốt từ Boston đến Washington nhờ những mẩu chuyện đời của chính mình trong và sau chiến tranh.

Biết nói gì đây khi nhớ lại cảnh ngay dưới mái hiên sau nhà mình, Nguyễn Quang Thiều, Hữu Thỉnh và Lê Minh Khuê thay nhau bế ẵm và hát ru Lily, đứa con gái mới 2 tháng tuổi của chúng tôi. Rồi cảnh Thiều, Phạm Tiến Duật và Tô Nhuận Vỹ cùng đá bóng với Myles - con trai chúng tôi, chạy quanh khắp sân sau; hoặc cảnh nổi tiếng nhất là Nguyễn Quang Sáng ném bóng rổ ở ngay gần đó.

Những chuyện ấy đều như có phép lạ. Có lẽ một phần là vì cái lạ lùng thật sự của chúng: cứ nghĩ mà xem, những kẻ cựu thù, gặp gỡ nhau như thế, nấu nướng, mua sắm, ăn uống, kể chuyện cho nhau nghe như thế, và sống với nhau như một gia đình trong ngôi nhà ấy ở Dorchester. Mà tất cả những cái lạ lùng ấy lại còn phong phú sâu sắc hơn lên nữa nhờ những bài ca điệu nhảy cùng nhau, những bài thơ cùng đọc cùng nghe, và một niềm vui giản dị khi hình như tất cả đã cùng tìm thấy một con đường thoát ra khỏi cuộc chiến, khỏi câu chuyện bao trùm xưa cũ của quá khứ.

Những hội thảo văn chương của chúng tôi hồi ấy thu hút mọi người từ khắp nơi đến chỉ cốt để gặp gỡ các nhà văn Việt Nam. Năm 1999 là thời điểm bước ngoặt của chúng tôi. Dự án Full Circle - Vòng tròn trọn vẹn - của chúng tôi đã đưa được hai nhóm cựu binh Mỹ trở lại thăm những chiến trường xưa ở Việt Nam và gặp gỡ những con người mà họ đã từng ngắm bắn.

Hội Nhà văn chủ trì cuộc hội nghị đầu tiên của các nhà văn cựu chiến binh Việt Nam và Mỹ. Tôi nhớ cả "Đêm thơ trữ tình" ở Hà Nội, ngồi trong gian phòng đặc khói thuốc lá, lắng nghe các tác giả Mỹ và Việt thay nhau đọc tác phẩm của mình, lần đầu tiên nhận ra những tiết tấu không thể quên được của những dòng chữ mà nhiều năm sau này một số chúng tôi đã may mắn dịch được sang tiếng Anh, hoặc chí ít thì cũng đã cố làm công việc ấy.

Và tôi cũng nhớ cái giây phút lúc đến thăm Hội Nhà văn, đang ngồi đó thì Vũ Tú Nam và Chính Hữu đến trao cho chúng tôi những trang giấy pơ-luya đánh máy của bản thảo sau này sẽ thành tác phẩm Mountain River. Đó chính là lịch sử, một lịch sử độc đáo, vì tôi không thấy có một giây phút nào khác sau chiến tranh mà những người lính làm thơ của nước này trao bản thảo tác phẩm của mình cho những người lính làm thơ của nước kia.

Năm 1992, tôi có dịp trở lại Việt Nam để phỏng vấn các nhà văn ở khắp mọi miền đất nước. Với tôi, đó là một trải nghiệm khải huyền. Tôi đã nghe Vũ Tú Nam kể lại những ngày tranh cãi về giải thưởng trao cho cuốn Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh, về những lá thư mà vợ chồng anh ấy viết cho nhau suốt những năm tháng xa cách trong chiến tranh.

Tôi đã nghe Nguyên Ngọc kể về thời thơ ấu của anh ấy, chuyện vợ anh ấy bị bắt, cuộc đoàn tụ kì lạ khi tù binh được trao trả năm 1973. Tôi đã gặp Lý Lan, người đã hỗ trợ công việc dịch thuật của tôi lần đầu tiên ở Sài Gòn. Tôi vẫn giữ những cuốn băng ghi âm ấy, âm thanh nền là tiếng gà gáy, tiếng xe đạp và xe máy thảng hoặc chạy qua chứ chưa thấy tiếng xe hơi rồ máy bóp còi.

Tôi nhớ một hôm ở Hà Nội, đang đánh vật với việc dịch ở báo Văn Nghệ Quân Đội thì có ai đó cúi xuống bên cạnh hỏi cái gì đó rồi rành rẽ nói mấy từ "La Colline des vaches machine" - đồi xay thịt bò, khiến tôi bỗng nhớ lại "Hamburger Hill", nơi diễn ra một trong những trận đánh khốc liệt nhất trong năm 1969.

Vào cái ngày có tin bình thường hóa quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam, tôi mới chợt nhận ra một sự thật là chúng ta đã là một phần của lịch sử, một phần của quá trình tiến lại gần nhau của hai đất nước chúng ta. Hôm đó, Nguyễn Duy đang ở chỗ chúng tôi và vừa rời nhà đi tham quan thủ đô Washington.

Kevin Bowen là nhà thơ, dịch giả, giám đốc Trung tâm William Joiner - Nghiên cứu về Chiến tranh và Hậu quả xã hội, thuộc Đại học Massachusetts, Boston.

Ông nhận bằng Cử nhân từ Đại học Massachusetts, Boston, bằng Tiến sĩ tại SUNY Buffalo và sau đó tiếp tục nghiên cứu tại Đại học New College, Oxford.

Ông đã nhận Giải Pushcart, nghiên cứu về Thơ và Hư cấu từ Hội đồng Văn hóa Massachusetts và học bổng nghiên cứu thơ từ Quỹ Nghệ thuật Quốc gia Hoa Kỳ. Năm 2011, ông và vợ con đã đến Việt Nam để nhận Giải thưởng Phan Châu Trinh cho những đóng góp của ông trong việc truyền bá văn học, văn hóa Việt Nam tới công chúng Mỹ.

Cùng ngày ấy, Nguyễn Duy đến thăm đài tưởng niệm các cựu binh của cuộc chiến tại Việt Nam và sau đó viết một bài thơ rất hay về nó. Cũng đúng hôm ấy, hoàn toàn không biết gì về sự có mặt của Duy tại Mỹ, tờ The Boston Globe đăng toàn bộ bản dịch một bài thơ của anh ấy - "A Small Song of Peace" - ngay trên trang xã luận để đánh dấu sự kiện bình thường hóa quan hệ. Hôm sau, trong mục thư gửi tổng biên tập của báo, một độc giả đã viết rằng cả số báo hôm ấy chỉ có bài thơ này là quan trọng nhất.

Thời điểm ấy đánh dấu một bước tiến quan trọng, tôi nghĩ vậy. Nó báo hiệu rằng công việc giao lưu và dịch thuật mà chúng tôi đã khởi sự như một mạo hiểm chung với các cộng sự Việt Nam đã trở thành một sự nghiệp với sức sống riêng của nó, rằng nền văn học Việt Nam cũng như các tác gia của nó nay đã được công chúng Mỹ đón nhận.

Một sự kiện xuất bản khác hồi đó cũng báo hiệu bước chuyển biến ấy là việc bài "To Return to the Urges of the Beginning" của Phạm Tiến Duật được chọn vào tuyển tập những bài thơ được yêu thích nhất tại Mỹ - một công trình lớn có ý nghĩa lịch sử của Robert Pinsky, thi khôi của nước Mỹ lúc bấy giờ. Một nhà giáo, nữ thi sỹ trẻ người Mỹ và một người bạn Việt Nam là học sinh của chị đã đề cử bài thơ này cho tuyển tập.

Công việc đã không phải lúc nào cũng dễ dàng. Visa phải xin và lấy ở Bangkok. Lê Lựu, Nguyễn Quang Sáng, Ngụy Ngữ và Nguyễn Khải đã bị một đám đông tấn công sau một sự kiện tổ chức ở thư viện công cộng Boston. Một nhóm cựu binh Mỹ đã phải làm rào cản để bảo vệ họ. Một trong số đó, nhiều các bạn đã biết, là nhân vật chủ ngân hàng Bob Glassman.

Dịch thuật lúc nào cũng là một thách thức. Những người cùng dịch cuốn Thời xa vắng - có David Hunt, tôi, Ngô Vĩnh Hải và Nguyễn Bá Chung, hai Việt hai Mỹ - chúng tôi đã học được rất nhiều khi cùng nhau đánh vật với từng dòng của cuốn sách đó, cố truyền đạt trung thực nhất những gì Lê Lựu đã mô tả, từ trời, đất, cuộc sống thành phố, nông thôn, rồi cuộc chiến, và cả những lối chơi chữ, tính hóm hỉnh và chất nồng ấm trong giọng văn của anh ấy. Được trở lại Việt Nam là quan trọng nhất, được về tận làng quê của Lê Lựu, thấy dân làng oằn mình ngoài đồng ruộng, bước dọc bờ sông vào ngày hội Tiên Dung, nhìn cờ phướn tung bay trong gió, những đội nhạc hỉ hội hè, tất cả thật không thể thiếu được.

Có một nhà phê bình vĩ đại đã từng nói mục đích của nghệ thuật là khiến ta nhìn thấy. Các nhà văn Việt Nam đã làm việc với chúng tôi từng bước một để giúp cho cái phần dịch giả trong con người chúng tôi nhìn ra được những gì cần phải thấy. Chuyện này thật nhiều ý nghĩa. Với tôi chẳng hạn, cái có ý nghĩa nhất là những trải nghiệm tuyệt vời trong chuyến viếng thăm làng quê của Nguyễn Quang Thiều, thấy con đê anh ấy từng nằm ngủ trên đó hồi còn bé, những con chuồn chuồn chao lượn trên mặt ao, nằm ngủ trên chiếc giường của bà nội anh ấy.

Như tôi đã nói, những chuyện ấy, cả cái quá trình ấy, không phải lúc nào cũng dễ dàng. Và khó nhất là với người Việt Nam ở hải ngoại. Có những người đã chống lại tiến trình giao lưu ấy cả trên báo chí và trên đường phố, với những cuộc biểu tình mỗi khi chúng tôi có khách từ Việt Nam sang. Đã có cả những lời dọa giết và đánh bom. Với nhiều người, nỗi đau ấy là chân thực và có vẻ không thể hàn gắn được.

Dù sao, qua suốt những năm tháng ấy, một cuộc đối thoại đã ra đời, một cuộc đối thoại đòi hỏi lòng dũng cảm ở cả hai bên. Chúng tôi biết danh tiếng Nguyên Ngọc, Tô Nhuận Vỹ, Trần Văn Thủy, những người sang Mỹ bằng học bổng Rockefeller. Và tất nhiên là cả hai nhân vật danh tiếng khác nữa, hai học giả đầu tiên sang với chúng tôi bằng học bổng Rockefeller: Giáo sư Nguyễn Huệ Chi và Giáo sư Hoàng Ngọc Hiến - người đã vừa mới qua đời. Mặc những lời đe dọa chống đối, họ đã không lùi bước, đã sang với chúng tôi, và đã tạo lập được một cầu nối để nhiều người khác sau này tiếp bước họ.

Theo dòng thời gian, những tác phẩm dưới dạng sách, bài viết và thơ trên các tạp chí đã lần lượt được thế giới biết đến và tiếp nhận. Writing Between the Lines, Mountain River, Distant Road, Six Vietnamese Poets, Early Zen Poems from Vietnam, đã mở đường cho những tác phẩm mới nữa mà chúng tôi biết là sẽ xuất hiện.

Cuối cùng, cho phép tôi được nói một điều, rằng có lẽ tôi sẽ không thể có đủ lời để nói về chuyện toàn bộ những cuộc giao lưu ấy đã có ý nghĩa như thế nào đối với chính gia đình mình. Làm sao có thể quên được Đoàn nhạc Sông Hương của Võ Quê, đã diễn một đêm trên sông nước vằng vặc ánh trăng ở Huế, rồi lại diễn ở ngay sân sau nhà chúng tôi ở Doschester.

Hay cái đêm chúng tôi bị tấn công ở Thư viện Công cộng Boston. Rồi những lúc ngồi ở hiên nhà nghe ca khúc Trịnh Công Sơn với phần đệm guitar nhẹ nhàng, mà nhiều năm sau lại được ngồi với Duy trong một quán bar Sài Gòn, nghe chính Trịnh Công Sơn hát những ca khúc ấy. Lại còn Chu Lượng, Lương Tu Duc, Nguyễn Quang Thiều và Thuật con trai anh, đem niềm vui của nghệ thuật múa rối nước sang cho trẻ em ở Dedham và Boston, thậm chí cả diễn riêng cho buổi sinh nhật của con gái tôi. Hoặc ngồi trong vườn thơ ở Sông Bé với Thu Bồn, nghe hát ca kịch và giọng đọc của các nhà thơ vang vọng vào trời đêm trên những làn khói của lửa trại.

Hoặc ngồi ở Bắc Ninh, nhà Đỗ Chu, nghe các liền anh liền chị Quan Họ kể chuyện đời và cất tiếng hát. Hoặc cùng uống trà trên tầng áp mái của chúng tôi cùng với hàng chục nhà văn từ Việt Nam sang, mà Nguyễn Quyền và Paley thì mải mê trò chuyện đến tận khuya. Hoặc tất cả những buổi đọc văn đọc thơ ấy, khám phá những trang viết của những người sang làm khách ở nhà chúng tôi, mà lần lần tác phẩm của họ đã bắt đầu được dịch sang tiếng Anh; nghe những giọng văn độc đáo ấy - Lý Lan, Phan Thị Vàng Anh, Lê Văn Thảo, Cao Tiến Lê, Ý Nhi, Nguyễn Đức Mậu, Nguyễn Duy, Phạm Tiến Duật, Hữu Thỉnh, Nguyễn Quang Sáng, Nguyễn Khải, Nguyễn Trí Huân, Ma Văn Kháng, Trần Đăng Khoa, Đỗ Chu, Văn Lê, Bảo Ninh, Chu Lai, Nam Hà, Trung Trung Đỉnh, Lâm Thị Mỹ Dạ, Nguyễn Thị Như Trang, Ngân Vịnh, Bùi Ngọc Tấn, Dương Thuấn, và còn bao nhiêu người khác.

Với một hạnh ngộ lớn lao như thế này, tôi chỉ còn biết cứ thật lòng nói lời cảm ơn, cảm ơn, cảm ơn.

Trịnh Lữ dịch

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xin chào quý vị !

Cái này rất cần đây ,nhất là khi mà ông lão Trung Quốc đang có kế hoạch xây dựng một loạt nhà máy điện hạt nhân ở giáp với Móng Cái - Tỉnh Quảng Ninh của chúng ta .

Ai có đất vườn rộng thì nên trồng ,vừa đẹp vừa lợi !

===============================================

Khử đất nhiễm phóng xạ bằng cây hoa hướng dương

Một dự án trồng cây hướng dương để khử chất phóng xạ trong đất xung quanh nhà máy điện hạt nhân Fukushima I tại Nhật Bản sẽ được triển khai trong năm nay.

Posted Image

Cây hướng dương có khả năng hấp thu chất đồng vị phóng xạ Cs để thay thế Ka. Ảnh: thelensflare.com

Báo Yomiuri Shimbun đưa tin Cơ quan Nghiên cứu và Phát triển Hàng không vũ trụ Nhật Bản (JAXA) phát hiện ra rằng, nếu cây hướng dương được trồng trên đất nhiễm chất phóng xạ thì sau khi hoa được thu hoạch, nồng độ phóng xạ trong đất sẽ giảm.

Sau thảm họa hạt nhân Chernobyl vào ngày 26/4/1986, các nhà khoa học đã dùng cây hướng dương và cây cải dầu để khử phóng xạ trong đất nhiễm xạ tại Ukraina. Chất phóng xạ cesium (Cs) có các tính chất tương tự kalium (Ka), một nguyên tố phổ biến trong phân bón hóa học. Trong trường hợp lượng Ka trong đất không đủ, cây hướng dương sẽ hấp thu Cs để sinh trưởng.

Nếu người ta đốt phần không được thu hoạch của cây hướng dương để tiêu hủy chúng, chất đồng vị phóng xạ Cs sẽ phát tán nhờ khói. Vì thế các nhà nghiên cứu của JAXA nghĩ tới việc dùng vi khuẩn háo khí và chịu được nhiệt độ cao để phân hủy thân cây. Hoạt động của vi khuẩn sẽ khiến 99% khối lượng thân cây hướng dương bị phân hủy, nhờ đó lượng chất phóng xạ trong thân cây cũng giảm.

Nhóm nghiên cứu của JAXA đã thu thập khoảng 300 kg hạt hướng dương và yêu cầu Thái Lan, một trong những nước sản xuất nhiều hạt hướng dương nhất thế giới, hỗ trợ dự án. Họ cũng kêu gọi các trường phổ thông trung học nằm bên trong và gần khu vực có bán kính 30 km xung quanh nhà máy điện Fukushima I trồng cây hoa hướng dương trên sân trường.

Minh Long

Share this post


Link to post
Share on other sites

Còn truyện này nữa :

Chiến thuật mập mờ của Trung Quốc ở Biển Đông

Tác giả: VIỆT LONG

Bài đã được xuất bản.: 26/04/2011 06:00 GMT+7

Trong khi Philippin phản đối đích danh đường đứt khúc 9 đoạn thì Công hàm Trung Quốc không có một chữ nào nói đến đường trên ngoài câu: "Chủ quyền, các quyền và quyền tài phán liên quan của Trung Quốc tại Biển Nam Trung Hoa được hỗ trợ bằng các bằng chứng lịch sử và pháp lý phong phú".

Ngày 14/4/2011 Phái đoàn thường trực của CHND Trung Hoa tại Liên hợp quốc đã gửi Công hàm tới Tổng Thư ký Liên hợp quốc phản đối Công hàm số 000228 ngày 5/4/2011 của Philippin về đường yêu sách 9 đoạn (đường lưỡi bò) của Trung Quốc ở Biển Đông. Trước đó ngày 10/4/2011 Người phát ngôn BNG Trung Quốc cho rằng Công hàm của Philippin là không thể chấp nhận. Các nước chịu sức ép của Trung Quốc đã mạnh bạo hơn Lâu nay các nước có tranh chấp ở Biển Đông phản đối nhau là chuyện bình thường nhưng cuộc "phản pháo" Trung-Phi lần này cho thấy xu hướng trong hai năm gần đây 2009-2011 các nước sử dụng vũ đài Liên hợp quốc ngày càng thường xuyên và đường lưỡi bò ngày càng bị nhiều nước lên tiếng phản đối. Tranh luận "công hàm" Trung - Phi ngay trước thềm chuyến thăm chính thức Bắc Kinh của TT Philippin dự kiến 23-25/5/2011 cho thấy sự mạnh bạo hơn của các nước chịu nhiều sức ép kinh tế-chính trị của Trung Quốc như Philippin và khả năng có một giải pháp cho tranh chấp còn đầy khó khăn. Công hàm ngày 14/4/2011 của Trung Quốc gồm ba đoạn chính: * Khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của Trung Quốc đối với các đảo trong biển Nam Trung Hoa và các vùng nước kế cận, và được hưởng quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng nước liên quan cũng như đáy biển và lòng đất dưới đáy của chúng. Chủ quyền, các quyền và quyền tài phán liên quan của Trung Quốc tại Biển Nam Trung Hoa được hỗ trợ bằng các bằng chứng lịch sử và pháp lý phong phú. Nội dung Công hàm số 000228 ngày 5/4/2011 của Philippin là hoàn toàn không thể chấp nhận đối với Chính phủ Trung Quốc. * Cái gọi là Nhóm đảo Kalayyan KIG mà Philippin yêu sách thực tế là một phần quần đảo Nam Sa của Trung Quốc. Trong hàng loạt các Hiệp ước quốc tế xác định giới hạn lãnh thổ của CH Philippin và pháp luật quốc gia của CH Philippin cho đến trước những năm 1970s chưa bao giờ yêu sách quần đảo Nam Sa hoặc bất kỳ một phần nào của quần đảo. Từ những năm 1970s, CH Philippin bắt đầu xâm lược và chiếm đóng một số đảo và đá thuộc quần đảo Nam Sa của Trung Quốc và đưa ra những yêu sách lãnh thổ liên quan mà Trung Quốc cực lực phản đối. Việc chiếm đóng một số đảo và đá của quần đảo Nam Sa Trung Quốc cũng như các hành vi liên quan khác đã xâm phạm chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc.

Posted Image

Ảnh minh họa: THX

Theo học thuyết pháp lý "ex injuria jus non oritus"[1], CH Philippin không có cách nào viện dẫn sự chiếm đóng bất hợp pháp đó để hậu thuẫn cho các yêu sách lãnh thổ của họ. Hơn nữa theo nguyên tắc pháp lý "Đất thống trị biển", yêu sách vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của quốc gia ven biển không thể làm xâm hại đến chủ quyền lãnh thổ của quốc gia khác.

Từ những năm 1930s Chính phủ Trung Quốc đã nhiều lần công bố phạm vi địa lý quần đảo Nam Sa và tên các thành phần của chúng. Quần đảo Nam Sa do đó đã được xác định rõ ràng. Hơn nữa, theo các điều khoản liên quan của Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 cũng như Luật của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa về Lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải (1992), Luật về vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (1998), quần đảo Nam Sa hoàn toàn có các vùng lãnh hải, đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Về mặt cấu trúc Công hàm, Phái đoàn Trung Quốc cũng đưa ra ba đọan đối với ba đoạn trong Công hàm của Philippins. Đoạn 1 cả hai bên đều khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của mình. Đoạn 2 tranh luận về các nguyên tắc pháp lý "Đất thống trị biển" và "Không xâm phạm". Đoạn 3 cả hai bên đều dựa vào Luật biển để xác định quy chế các đảo đá. Trung Quốc tự mâu thuẫn mình Về nội dung, trong khi Philippin lập luận theo Luật biển thì những đường như đường đứt khúc 9 đoạn là không có cơ sở theo luật quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS) thì Trung Quốc lại nhắc đến các quyền lịch sử và tìm cách làm hài hòa giữa quyền lịch sử với Luật biển hiện đại bằng cách tuyên bố quần đảo Nam Sa hoàn toàn có các vùng lãnh hải, đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Đây có thể coi là một điểm mới nếu chú ý ngôn từ trong Công hàm lần này khác hẳn với những tuyên bố khuôn mẫu trước kia: "Nam Sa quần đảo là một phần lãnh thổ Trung Hoa từ thời xa xưa và Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với quần đảo cũng như các vùng biển xung quanh nó". Trong khi Philippin phản đối đích danh đường đứt khúc 9 đoạn thì Công hàm Trung Quốc không có một chữ nào nói đến đường trên ngoài câu: "Chủ quyền, các quyền và quyền tài phán liên quan của Trung Quốc tại Biển Nam Trung Hoa được hỗ trợ bằng các bằng chứng lịch sử và pháp lý phong phú". Nếu cứ như Công hàm thì "Từ những năm 1930s Chính phủ Trung Quốc đã nhiều lần công bố phạm vi địa lý quần đảo Nam Sa và tên các thành phần của chúng. Quần đảo Nam Sa do đó đã được xác định rõ ràng". Các khái niệm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa lúc đó còn chưa tồn tại. So sánh Công hàm ngày 7/5/2009 và Công hàm ngày 14/4/2011 của Phái đoàn Trung Quốc lại càng thấy hai Công hàm này mâu thuẫn nhau. Công hàm ngày 7/5/2009 đòi hỏi "đối với chủ quyền không thể tranh cãi của Trung Quốc trên các đảo trong Biển Nam Trung Hoa và các vùng nước kế cận, cũng như các quyền chủ quyền và tài phán đối với các vùng nước, vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của chúng (xem bản đồ kèm theo)" tức theo đường lưỡi bò. Công hàm ngày 14/4/2011 thì lờ đường lưỡi bò đi mà cho rằng quần đảo Nam Sa có lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa theo Công ước Luật biển UNCLOS. Nếu phạm vi địa lý của quần đảo Nam Sa là đường lưỡi bò thì có chuyện ngược đời là đi xác định các vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa bên trong vùng nước mà Bắc Kinh coi như là nội thủy. Hay các đảo trong quần đảo Nam Sa mà Trung Quôc yêu sách có vùng lãnh hải, đặc quyền kinh tế và thềm lục địa nhưng không vượt quá phạm vi đường lưỡi bò? Hay cả quần đảo Nam Sa được coi là một tổng thể để đòi hỏi vùng lãnh hải, đặc quyền kinh tế hoặc thềm lục địa như một quốc gia quần đảo? Hay phạm vi địa lý quần đảo Nam Sa là đường lưỡi bò và sẽ tiếp tục đòi hỏi từ đó 200 hải lý đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Cứ theo lập luận này thì cả thành phố Hồ Chí Minh, Manila và Kuala Lumpur rồi tới Natura đều rơi vào vòng ảnh hưởng của đường lưỡi bò và "các vùng biển liên quan. Đường lưỡi bò của Trung Quốc từ 11 đoạn rồi 9 đoạn, từ yêu sách bao gộp cả Tây Sa (Hoàng Sa của Việt Nam), Trung Sa (bãi ngầm Macclefield), Nam Sa (Trường Sa của Việt Nam) bây giờ lại coi là phạm vi địa lý của quần đảo Nam Sa. Không ai có thể hiểu được các Công hàm này trừ khi tác giả của nó giải thích. Việc hai Công hàm trong vòng hai năm có những nội dung mâu thuẫn nhau cho thấy chính bản thân người Trung Quốc còn lẫn lộn và đang tự mâu thuẫn với chính mình, không biết giải thích thế nào về đường lưỡi bò cho có lý. Hay đây là một sự cố tình lẫn lộn, áp dụng một cách tùy tiện lúc theo luật biển, lúc theo yêu sách lịch sử mơ hồ theo kiểu chiến thuật "mèo trắng mèo đen miễn là bắt được chuột". Một chiến thuật mập mờ thường hay được sử dụng để buộc dư luận phải "tin" vào những điều vô lý?

Lập trường không nhất quán, chỉ sử dụng sức mạnh, nói lấy được thật khó gây được lòng tin và hình ảnh tốt đẹp trong cộng đồng quốc tế.

Rõ ràng, việc tự vẽ một đường yêu sách không đáp ứng bất kỳ một tiêu chuẩn pháp lý hay kỹ thuật nào để yêu sách chủ quyền các đảo trong đó rồi tiếp tục đòi hỏi các vùng biển liên quan là sự cố tình áp dụng sai nguyên tắc "Đất thống trị biển". Hơn nữa cũng nên nhắc lại rằng Công hàm ngày 29/9/1932 của phái đoàn ngoại giao Trung Quốc tại Paris còn tuyên bố các đảo Tây Sa "tạo thành cực nam của lãnh thổ Trung Quốc"[2]. Vậy làm sao có thể nói như trong Công hàm ngày 14/4/2011 là "Từ những năm 1930s Chính phủ Trung Quốc đã nhiều lần công bố phạm vi địa lý quần đảo Nam Sa và tên các thành phần của chúng". Cũng không thể nói bằng chứng lịch sử và pháp lý tại đây vì Việt Nam mới là quốc gia có những bằng chứng về hoạt động Nhà nước của Đội Hoàng Sa sớm nhất trong khu vực quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Khác với Philippin sử dụng khái niệm các "đặc trưng địa chất"[3] (được hiểu bao gồm đảo, đá và bãi cạn nửa nổi nửa chìm - islands, rocks, reefs and shoals), Công hàm Trung Quốc lần này chỉ nói đến "chủ quyền không thể tranh cãi của Trung Quốc đối với các đảo (islands) trong biển Nam Trung Hoa và các vùng nước kế cận". Trong đoạn 2 khi nhắc đến sự xâm lược của CH Philiipin, Công hàm có dùng thuật ngữ "đảo và đá" (islands and reefs) nhưng khác với Philippin đề xuất áp dụng điều 121.3 của UNCLOS về quy chế đảo hay đá thì Công hàm của Trung Quốc cho rằng "quần đảo Nam Sa hoàn toàn có các vùng lãnh hải, đặc quyền kinh tế và thềm lục địa". Phái đoàn Trung Quốc tại Liên hợp quốc cũng yêu sách "được hưởng quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng nước liên quan cũng như đáy biển và lòng đất dưới đáy của chúng". Điều này được củng cố thêm bằng viễn dẫn trong đoạn 3 về "các điều khoản liên quan của Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 cũng như Luật của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa về Lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải (1992), Luật về vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (1998)". Liệu có phải Trung Quốc cho rằng dù đảo hay đá thì các đảo đá ở Trường Sa đều có vùng lãnh hải, đặc quyền kinh tế và thềm lục địa? Vậy UNCLOS (điều 121.3) ở đây có giá trị gì với các quốc gia thành viên? Phớt lờ luật Biển Cũng nên nhắc lại ở đây Công hàm ngày 8/7/2010 của Indonesia, một nước không tranh chấp gì ở Biển Đông[4] đã đưa ra những bằng chứng về quan điểm chính thống của các đại diện Trung Quốc phát biểu tại các diễn đàn về Công ước luật biển năm 1982 về quy chế của các đảo đá không người ở hoặc không có đời sống kinh tế riêng. Tại khóa họp lần thứ 15 của Cơ quan quyền lực đáy đại dương tại Kingston, Jamaica tháng 6/2009, Đại sứ Chen Jinghua, Trưởng đoàn đại biểu Trung Quốc đã tuyên bố: "Yêu sách vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa từ các đảo đá...là ảnh hưởng đến các nguyên tắc của Công ước Luật biển và đến quyền lợi chung của cộng đồng quốc tế". Trưởng đoàn Trung Quốc còn viện dẫn lời của Đại Sứ Avid Pardo (người đã đưa ra khái niệm vùng đáy biển di sản chung của loài người trong Công ước Luật biển) để lời tuyên bố của mình thêm sức mạnh : "...nếu quyền tài phán 200 hải lý được dựa trên quyền sở hữu các đảo không người ở, xa xôi hoặc rất nhỏ thì hiệu quả của việc quản lý quốc tế các vùng đại dương bên ngoài quyền tài phán quốc gia sẽ bị tổn hại nặng nề". Tuyên bố của Phái đoàn Trung Quốc tại Hội nghị các nước thành viên Liên hợp quốc lần thứ 19 từ ngày 22-26/6/2009 tại New York cũng khẳng định "theo điều 121 của Công ước Luật biển, các đảo đá không thích hợp cho con người ở hoặc không có một đời sống kinh tế riêng không có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa riêng". Những lời tuyên bố của các đại diện toàn quyền của Trung Quốc tại các diễn đàn quốc tế chỉ có thể được hiểu là chúng cũng được áp dụng phù hợp với tình hình Biển Đông và các đảo đá nhỏ không người ở hoặc không có đời sống kinh tế riêng trong Biển Đông cũng không có quyền được có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Việc cho phép sử dụng các đảo đá không người ở, ở xa lục địa và nằm giữa biển như điểm cơ sở để đòi hỏi các vùng biển là tổn hại các nguyên tắc cơ bản của Công ước luật biển cũng như xâm phạm đến các quyền lợi chính đáng của cộng đồng quốc tế. Phái đoàn thường trực của Indonesia tại Liên hợp quốc kết luận bản đồ đường đứt khúc 9 đoạn trong Công hàm ngày 7/5/2009 của Phái đoàn thường trực của Trung Quốc tại Liên hợp quốc hoàn toàn không có căn cứ pháp lý quốc tế và đi ngược lại với các quy định của Công ước luật biển 1982. Trong Biển Hoa Đông, với Nhật Bản là một nước lớn, Trung Quốc đòi các đá chỉ có lãnh hải 12 hải lý. Trong Biển Đông, giữa các nước nhỏ, yếu, Bắc Kinh đòi cả quần đảo có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Cộng đồng quốc tế buộc phải đặt câu hỏi liệu có chính sách phân biệt đối xử mà không cần phải dựa vào luật biển không hay Trung Quốc có một tiêu chuẩn kép về quy chế các đâỏ đá? Thực tiễn quốc tế và các phán quyết của các Tòa án và Trọng tài quốc tế cho thấy các đảo đá có những điều kiện tương tự như các đảo đá trong Biển Đông, nếu áp dụng đúng điều 121.3 của UNCLOS thì chỉ được hưởng các vùng biển không mở rộng quá mức, ảnh hưởng đến quyền lợi của các quốc gia ven biển, ảnh hưởng an ninh hàng hải, hàng không của cộng đồng quốc tế, tiếp tục duy trì nguy cơ xung đột ở mức cao. Về quy mô, kích thước, điều kiện sinh sống hay đời sống kinh tế riêng chúng cũng không thể được coi có cùng hiệu lực pháp lý trong phân định với lãnh thổ đất liền. Công hàm Trung Quốc kết tội Philippin đã "xâm lược" các đảo và đá của quần đảo Nam Sa thuộc Trung Quốc[5] nên không thể viện dẫn nguyên tắc "Đất thống trị biển" để đòi hỏi quyền chủ quyền đối với các vùng biển kế cận. Trung Quốc dẫn học thuyết pháp lý "ex injuria jus non oritus" để cho rằng CH Philippin không có cách nào viện dẫn sự chiếm đóng bất hợp pháp đó để hậu thuẫn cho các yêu sách lãnh thổ của họ. Theo định nghĩa của luật quốc tế, xâm lược là một hành vi sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế. Vậy việc sử dụng vũ lực bất hợp pháp các năm 1974, 1988 và 1995 để chiếm đoạt các đảo đá đã có chủ để hậu thuẫn cho các yêu sách lãnh thổ có nên được áp dụng học thuyết pháp lý "ex injuria jus non oritus" không ? Khi công hàm ngoại giao tuyên bố "theo nguyên tắc pháp lý "Đất thống trị biển", yêu sách vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của quốc gia ven biển không thể làm xâm hại đến chủ quyền lãnh thổ của quốc gia khác", Phái đoàn thường trực của Trung Quốc tại Liên hợp quốc cũng cố tình quên mất sự thật là các yêu sách theo Luật của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa về Lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải (1992), Luật về vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (1998)" đang xâm hại đến các vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của các quốc gia ven biển theo Luật biển UNCLOS cũng như chủ quyền lãnh thổ của quốc gia khác đã thực hiện chiếm hữu thực sự, hòa bình, không có tranh chấp trong thời gian dài trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Hơn nữa, thật khó có thể chấp nhận viện dẫn luật quốc gia để giải quyết một tranh chấp quốc tế. Công hàm của Trung Quốc lần này có tính răn đe, cứng rắn. Nó báo hiệu một cuộc chiến pháp lý mới trên Biển Đông. Công hàm không làm cho người đọc hiểu rõ thêm về lập trường pháp lý của Trung Quốc đối với vấn đề Biển Đông, về cách hiểu đường lưỡi bò ngoài việc phái đoàn Trung Quốc chính thức yêu sách quần đảo Trường Sa có vùng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Ngược lại nó cho thấy một sự mập mờ cố ý, sử dụng cả những yêu sách lịch sử chưa được kiểm chứng lẫn luật biển hiện đại một cách tùy tiện để bảo vệ một yêu sách quá đáng. Giống như một thủ tục trước câc cơ quan tài phán quốc tế, các bên lần lượt chính thức thể hiện quan điểm của mình về chủ quyền, về quy chế đảo trước Liên hợp quốc. Cộng đồng quốc tế đã có tương đối dữ liệu để thể hiện quan điểm của mình. Dù còn có những khác biệt, trong tất cả các Công hàm đã trình lên Liên hợp quốc về vấn đè này đều có một điểm chung không thể phủ nhận: các bên đều viện dẫn UNCLOS, nguyên tắc "Đất thống trị biển" dù cách giải thích và áp dụng còn khác nhau. Cả hai Công hàm đều vi phạm chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đã đến lúc các bên phải thực sự ngồi với nhau, xây dựng sự tin cậy và hiểu biết lẫn nhau, giải quyết hòa bình các tranh chấp, phù hợp với Luật quốc tế và UNCLOS. Giá ngày xưa ta mạnh để biển đảo không bị rơi và tay họ thì hay biết mấy ! Giờ lại thêm mấy nước khác trong khu vực tham gia đòi hỏi nữa ,thật là rắc rối .

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chà !!!!!!! chà !!!!!

Mới ông hồi giáo này cứ tung tin giật gân làm những người yếu bóng vía ở Châu Âu phải thót tin ,chắc phen này người Mỹ sẽ không tìm diệt Bin laden nữa .

Bin Laden bị bắt, bom hạt nhân sẽ nổ?

Cập nhật lúc 26/04/2011 02:44:41 PM (GMT+7)

Chủ mưu vụ tấn công khủng bố nước Mỹ ngày 11/9 cảnh báo, Al Qaeda đã giấu một quả bom hạt nhân ở châu Âu và sẽ kích nổ nếu Bin Laden bị bắt hoặc bị giết.

TIN LIÊN QUAN:

"Tiểu Bin Laden" trở thành sao trên mạng

Osama bin Laden lại đe dọa nước Pháp

Thế hệ "bin-Laden nhóc" - mối đe dọa mới của phương Tây

Posted Image

Mạng lưới khủng bố Al Qaeda còn có kế hoạch thực hiện một vụ tấn công kiểu 11/9 nhằm vào sân bay Heathrow ở London bằng cách điều khiển chiếc máy bay bị không tặc đâm vào một trong số các nhà ga của sân bay, các tài liệu mật được WikiLeaks công bố hôm 25/4 cho thấy.

Khalid Sheikh Mohammed, tự nhận là chủ mưu vụ tấn công khủng bố nước Mỹ ngày 11/9/2001, đã khai với các nhà thẩm vấn tại trại giam Guantanamo như vậy. Nhân vật này bị giam tại Guantanamo từ năm 2006 và sẽ được xét xử tại tòa án binh ở căn cứ hải quân Mỹ ở Cuba về vụ này.

Đe dọa hạt nhân của Khalid Sheikh Mohammed được báo Daily Telegraph và vài hãng tin khác, có quyền công bố các tài liệu mật về tù nhân Guantanamo, công bố hôm qua.

Báo Der Spiegel của Đức cũng trích nguồn WikiLeaks cho biết, Sheikh Mohammed khai với nhà điều tra về việc lập hai nhóm quân với mục tiêu tấn công sân bay Heathrow vào 2002. Theo đó, quân khủng bố sẽ đoạt quyền kiểm soát một máy bay ngay khi nó vừa cất cánh khỏi Heathrow - một trong những sân bay đông đúc nhất thế giới, quay ngược lại và đâm vào một trong số 4 nhà ga ở đây.

Sheikh Mohammed nói, một nhóm được lập với mục đích học lái máy bay ở Kenya, nhóm còn lại đào tạo người thực hiện. Âm mưu này đã được lãnh đạo cấp cao của Al Qaeda thảo luận nhiều lần.

Sheikh Mohammed, bị bắt năm 2003 ở Pakistan, cũng tuyên bố, đã chặt đầu nhà báo Mỹ Daniel Pearl năm 2002 bằng bàn tay phải được phù hộ và giúp tham gia vụ đánh bom trung tâm thương mại thế giới năm 1993 làm 6 người chết.

Der Spiegel nhấn mạnh, "lời tự thú" này phải được xem xét cẩn thận vì được khai tự nhiên thay vì thông qua tra tấn.

* Hoài Linh (Theo AustraliaNews)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thế là chú Sam có nguy cơ hết tiền để đi gây sự .Nhưng bác Trung Quốc lại nổi lên rồi thì suốt ngày lại dưa truyện máy bay tàng hình và tàu sân bay bánh vẽ ra để phô trương với các nước có liên quan đến biển đông .

Thế giới này chán thật !

"Thời đại của Mỹ sẽ kết thúc vào 2016"

Cập nhật lúc 26/04/2011 11:48:36 AM (GMT+7)

Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đã ấn định 2016 là năm kinh tế Trung Quốc sẽ vượt Mỹ, thực sự chấm dứt "Thời đại Mỹ". Điều này có nghĩa là bất cứ ai thắng trong bầu cử Tổng thống Mỹ 2012 thì sẽ có "vinh dự" được lãnh đạo nước Mỹ suy sụp.

TIN LIÊN QUAN:

Tư lệnh Mỹ hối thúc Trung Quốc minh bạch quân sự

Mỹ hết hấp dẫn nhất?

“Mỹ đang bị bỏ lại đằng sau”

Chính phủ Mỹ đóng cửa và các hệ lụy

Posted Image

Đây là lần đầu tiên, IMF đưa ra khung thời gian cho bước tiến không thể tránh khỏi của Trung Quốc và dự đoán này có hàm ý sâu sắc với sự cân bằng quyền lực toàn cầu. IMF dường như rất bối rối khi đưa ra thông báo này, khi mà công bố dự đoán nhưng lại không tuyên truyền mạnh mẽ trên trang web của mình những ngày gần đây.

Sự phân nhánh đối với Mỹ là rất đáng lo. Chưa một nước nào trong thời hiện đại có thể sánh bằng sức mạnh kinh tế của Mỹ. Vào thời kỳ đỉnh cao, Liên Xô chỉ sản xuất ra 1/3 lượng hàng hóa và dịch vụ so với Mỹ. Tương tự, vào thời kỳ đỉnh điểm của mình, sản lượng hàng hóa Nhật tạo ra chưa bằng 1/2 sản lượng của Mỹ.

Trung Quốc, mặt khác, lại đang tăng tốc về phía Mỹ với tốc độ đáng kinh ngạc. Chỉ 10 năm trước đây, kinh tế Mỹ lớn gấp 3 lần Trung Quốc. Đây là số liệu thống kê gây sửng sốt, thậm chí ngay cả khi cân nhắc thực tế là kinh tế Mỹ đi xuống còn kinh tế Trung Quốc vọt lên rất nhanh.

Mốc 2016 khiến nhiều nhà phân tích ngạc nhiên vì nhiều người vẫn lạc quan tin rằng Mỹ có thể chiếm vị thế số 1 tới cuối những năm 2020. Tuy nhiên, Brett Arends viết trên tờ Wall Street Journal rằng nhiều người đã nhìn vào các tiêu chuẩn sai khi đánh giá triển vọng của hai nước. Theo ông này, các nhà phân tích thường so sánh GDP của Trung Quốc với Mỹ, và sự so sánh này hầu như vô nghĩa trong điều kiện thực tế. Thay vào đó, các nhà phân tích của IMF lại so sánh sự khác nhau của sức mua - người dân chi tiêu trong thị trường nội địa như thế nào.

Dùng tiêu chuẩn này, họ thấy rằng kinh tế Trung Quốc sẽ vọt lên 11,2 nghìn tỷ USD vào 2011 và 19 nghìn tỷ USD vào 2016. Cùng kỳ, kinh tế Mỹ sẽ tăng từ 15,2 nghìn tỷ USD lên 18,8 nghìn tỷ USD.

Vậy, bí mật thành công của Trung Quốc là gì?

Trung Quốc thực thi việc kiểm soát giá chặt chẽ và giữ giá trị đồng tiền - Nhân dân tệ ở mức thấp. Điều này mở đường cho việc sản xuất và xuất khẩu hàng hóa ở mức giá thấp. Nhãn hiệu "Made in China" là đồng nghĩa với những sản phẩm có giá chấp nhận được, dù chất lượng và các yếu tố khác là điều cần bàn cãi. Và trớ trêu là, một trong những người tiêu dùng sản phẩm Trung Quốc lớn nhất lại là Mỹ. Việc này làm Mỹ suy yếu trong khi nó lại kích thích kinh tế Trung Quốc, và làm chuyển sức mua của nền kinh tế lớn nhất thế giới sang đối thủ chính của mình.

* Hoài Linh (Theo DailyMail)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhiệt liệt hoan nghênh cụ Phật đã hạ cố tiếp truyện tôi , cụ biết không :Lúc mới bắt được cụ Rùa ở cơ quan tôi người ta cứ bàn ầm lên là tiến sỹ nọ,phó giáo sư kia bảo thực ra là giống giải ở Thượng Hải ,chắc ngày xưa người Hán mang sang thả chơi .... cay thật ,

Mình mở miệng nói cái là họ ầm ầm bảo chỉ cóa ông vào cụ Đức là tin nó là rùa thần thôi . không hiểu ngày đó người Hán áp dụng chính sách đô hộ tàn khốc đến độ nào mà gần hết thảy mọi người đều nghĩ : van hóa,lịch sử .... rồi thì cả bàn chân cũng lai của người Trung Quốc thì giờ mới đẹp thế chứ của người Giao Chỉ thì bàn chân xòe ra như bàn chân ngan .

Tức thật !!!! Tức thật !!!!!!

Haha, em rất khoái cái đoạn chữ bôi mầu đỏ, kaka

Thi thoảng ngồi buồn buồn lôi mấy cái này ra để làm đề tài cho mấy thằng em nó cãi nhau, nhiều khi lừa chúng nó cãi nhau cái vụ bàn chân ngan này mà chết cười

Share this post


Link to post
Share on other sites

Haha, em rất khoái cái đoạn chữ bôi mầu đỏ, kaka

Thi thoảng ngồi buồn buồn lôi mấy cái này ra để làm đề tài cho mấy thằng em nó cãi nhau, nhiều khi lừa chúng nó cãi nhau cái vụ bàn chân ngan này mà chết cười

Xin chào !

Nhưng bạn đừng tin tổ tiên chúng ta có bàn chân xấu đến đó nhé . Không thể như thế được khi mà lãnh thổ của Văn Lang trải dài từ phía nam sông Dương Tử xuống phía nam và phần lớn là đồng bằng .Bảo là do đi chân đất ư ? Không đúng ,vì ngày xửa ngày xưa ai mà chẳng đi chân đất . Chẳng lẽ người Hán ngày đó đi dép tổ ong và dày đen và ở nhà hộp sao ?

Người cực đoan lại suy diễn một cách mơ hồ là do chúng ta đóng đô ở Phong Châu nên xuốt ngày leo trèo vì vậy các ngón chân phải tõe ra để bám vào vách núi mà leo trèo .

Thật là một cách giải thích khiên cưỡng ,mà buồn nhất là lại toàn dân ta nói vậy chứ lị ! Nếu có ai nói ngược lại là họ lại gân cổ ra và ngỏng lên như cổ Ngỗng để cãi sống cãi chết và nói rằng hàng nghìn đời nay các cụ đã nói thế rồi ... ông mới ních mũi ra mà lại nói ngược lại lịch sử .

Thôi tạm biệt nhé !

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Haha, ai chả biết là ko tin rồi, dư mà chờ chúng nó cãi nhau um củ tỏi lên thì mình bảo là, có lẽ chân tẽ ra là tại các cụ ta chuyên đi Tông Thái nên thế, còn bọn đông ngô thì tuyền chơi dép tổ ong Lào kaka

Edited by Vi Tiểu Bảo

Share this post


Link to post
Share on other sites

Haha, ai chả biết là ko tin rồi, dư mà chờ chúng nó cãi nhau um củ tỏi lên thì mình bảo là, có lẽ chân tẽ ra là tại các cụ ta chuyên đi Tông Thái nên thế, còn bọn đông ngô thì tuyền chơi dép tổ ong Lào kaka

Hớ ..Hớ....Hớ......!

Sế mới gọi là : Dòng máu Lạc Hồng ! Con cháu rồng tiên chứ !

Kính bác !

Share this post


Link to post
Share on other sites

Putin sắp trở lại Việt Nam

Cập nhật lúc 28/04/2011 12:14:57 PM (GMT+7)

Thủ tướng Nga Vladimir Putin sẽ có chuyến thăm Việt Nam vào tháng 7 tới, thông tin được đưa ra trong buổi tiếp Thứ trưởng Ngoại giao Nga của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ngày 25/4.

Tại buổi tiếp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thứ trưởng A.Borodavkin đã trao đổi về kết quả cuộc họp tham vấn thường kỳ cấp Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam - Liên bang Nga và nhấn mạnh hai nước sẽ hợp tác để tổ chức Hội nghị cấp cao APEC 2012 với các chủ đề ưu tiên là tự do hóa thương mại, đảm bảo an ninh lương thực, hiện đại hóa giao thông vận tải và khắc phục hậu quả thiên tai...

Posted Image

Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đón ông Putin, khi đó là Tổng thống Nga, đến VN dự Hội nghị lãnh đạo kinh tế APEC-14 năm 2006. Ảnh: TTXVN

Thủ tướng cũng lưu ý việc chuẩn bị cho chuyến thăm Việt Nam vào tháng 7/2011 của Thủ tướng Nga Vladimir Putin. Ông Putin đã từng đến Việt Nam tháng 11/2006 để tham dự Hội nghị lãnh đạo kinh tế APEC-14 với tư cách Tổng thống Nga.Thủ tướng khẳng định Việt Nam sẵn sàng hợp tác với Liên bang Nga về hàng không vũ trụ vì mục đích hòa bình, thúc đẩy khởi động đàm phán Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam với các nước thành viên Liên minh Hải quan Nga – Belarus – Kazakhstan, tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại, đầu tư, thực hiện mục tiêu nâng kim ngạch thương mại hai chiều lên 3 tỷ USD năm 2012 và 10 tỷ USD năm 2020...

Thứ trưởng Ngoại giao Liên bang Nga cũng cho biết, hai bên đã thảo luận các phương hướng và biện pháp cụ thể nhằm tăng cường mọi mặt hợp tác song phương, tháo gỡ khó khăn để thúc đẩy triển khai các dự án hợp tác chiến lược, đặc biệt là dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên tại Việt Nam.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chán thật !

Không hiểu ngày xưa thế nào các cụ ấy làm thế nào mà cái đền thì ở đất Campuchia nhưng đường vào đền thì lại men theo sườn núi trên đất Thái Lan ,thế nên ông Thái cứ nhận là của mình .

Giá ngày xưa ba nước đông dương thành lập một liên bang đông dương thì đỡ được bao xương máu năm 1979, mà ông Thái Lan cũng ngại ông Việt Nam mà lảng ra không dám tranh chấp .

Thái, Campuchia đạt được thỏa thuận ngừng bắn

Thái Lan và Campuchia hôm nay đạt được thỏa thuận ngừng bắn, sau một tuần giao tranh ở biên giới khiến 15 người thiệt mạng.

> Liên Hợp Quốc kêu gọi Thái - Campuchia ngừng bắn

> Thái, Campuchia lại giao tranh ở biên giới

AFP dẫn lời người phát ngôn chính phủ Thái Lan Panitan Wattanayagorn cho hay: "Sau những cuộc thảo luận của quân đội hai nước vào sáng nay, thỏa thuận ngừng bắn được thông qua. Các trạm kiểm soát biên giới sẽ được mở trở lại và người dân ở vùng biên có thể trở về nhà sau khi di tản."

Posted Image

Một người lính Thái Lan đang đưa một em bé đi di tản ở tỉnh Surin. Ảnh: EPA

Tuy nhiên, ông Panitan cũng cho biết thêm rằng đây mới chỉ là thỏa thuận sơ bộ và Thái Lan sẽ tiếp tục theo dõi tình hình biên giới. Ông khẳng định các cuộc thương lượng đã diễn ra trong không khí "thân mật" và quân đội hai nước tin rằng thỏa thuận ngừng bắn có thể được thực thi.

Trước đó, phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Banh tuyên bố rằng hai nước đã đạt được thỏa thuận chấm dứt giao tranh, nhưng binh sĩ hai bên vẫn giữ nguyên vị trí.

Sau một tuần giao tranh ở khu vực biên giới, Thái Lan đã mất 6 binh sĩ trong khi 8 binh sĩ Campuchia bỏ mạng. Thái Lan còn xác nhận rằng một dân thường của nước này thiệt mạng do hậu quả của các đợt giao tranh. Khoảng 45.000 người Thái và 30.000 người Campuchia sống ở vùng biên giới giữa hai nước đã phải đi di tản.

Cả Thái Lan và Campuchia đều cáo buộc đối phương nổ súng gây hấn trước tại khu vực gần khu đền tranh chấp 900 tuổi Preah Vihear. Khu vực quanh ngôi đền thiêng này luôn căng thẳng và tiềm ẩn nguy cơ giao tranh, do binh sĩ hai nước đóng quá gần nhau.

Phan Lê

Share this post


Link to post
Share on other sites

Học cách nói thật để yêu Tổ quốc mình

Cập nhật lúc 29/04/2011 06:00:00 AM (GMT+7)

Posted Image- Tôi muốn bắt đầu bài viết có chủ đề rất vĩ mô này bằng một câu chuyện rất vi mô. Đó là khoảng 2 năm trở lại đây, tôi có thói quen hay ngồi ở một hàng trà đá bên Bờ Hồ vào các buổi tối để ngắm người đi đường – ngắm cái “dòng chảy thiên hạ” với muôn hình vạn trạng những biểu hiện khác nhau.

Yêu nước theo cách của á quân Olympia

Học yêu nước... kiểu Đức

Phản đề của một 9X về sự hy sinh

Posted Image

Các bạn trẻ tham gia vẽ hình cổ động. Nguồn ảnh:vnanet

Anh hùng thời đại – những sản phẩm ngẫu nhiên

Những lúc ngồi ngắm nghía như thế, tôi thấy ghét cay ghét đắng mấy tên choai choai, cứ đi qua đoạn đền Ngọc Sơn là lại rú ga ầm ĩ và phóng xe như bay trên đường.

Nhưng nếu cứ thấy chúng là lại ghét thì tổn hao thần kinh một cách phí phạm, thế là có lần tôi chợt đùa giỡn với cái ý nghĩ: Hay cố tìm điểm tích cực nào đó của chúng, để cố đồng cảm xem sao?

Ý nghĩ đó xui trí não tôi nảy ra một ý nghĩ khác: Những tên choai choai ấy, rõ ràng là những con người rất can đảm. Chứ cứ như tôi đây – có ai ném cả một cục tiền vào mặt rồi bảo: “Này, hãy phóng xe, lạng lách trên đường nhé!” thì chắc tôi cũng cũng sợ đến rúm người.

Đến chỗ này thì mạch suy nghĩ của tôi lại phát triển thêm một nấc nữa: Giả như bây giờ không phải là thời bình, mà là thời chiến (chỉ là “giả như” thôi nhé) – cái thời tôn vinh sự can trường, dũng cảm thì cơ hội trở thành “người hùng” của những tên choai choai kia, có lẽ lớn hơn nhiều so với một kẻ thư sinh, yếu đuối như tôi. Thế thì bi kịch của những tên choai choai ấy, xét cho cùng là “bi kịch sinh nhầm thời”, chứ không phải là bi kịch của sự can trường được phát tiết một cách tiêu cực?

Đọc tới đoạn này, có lẽ bạn sẽ tức anh ách mà vặn ngược vấn đề: đồng ý mỗi thời đại có một tiêu chuẩn khác nhau về hình tượng người anh hùng, nhưng nếu cứ đổ tại cho “bi kịch sinh nhầm thời”, mà không chịu nhận biết sự đòi hỏi của thời đại, và cũng không có khả năng làm thỏa mãn sự đòi hỏi đó thì phải trách cá nhân mình trước đã.

Nếu quả nhiên là bạn đang suy nghĩ như vậy, xin khẳng định ngay: bạn nghĩ không sai, nhưng cũng chưa thấu hết vấn đề. Bởi, hiểu được sự đòi hỏi của thời đại và đáp ứng sự nó mới chỉ là một lẽ, cái lẽ quan trọng hơn là sự đáp ứng kia đạt tới cấp độ nào?

Chẳng hạn trong thời chiến, khi đòi hòi của thời đại là phẩm chất can trường, nhưng bạn vốn là kẻ yếu đuối thì cái sự “cố trở nên can trường” chỉ có thể giúp bạn trở thành một tín đồ của thời đại, chứ khó có thể thể giúp bạn trở thành người anh hùng thời đại như những con người vốn mang tính cách can trường.

Ngược lại, ở thời bình, khi đòi hỏi của thời đại là tri thức, nhưng bạn vốn là người chỉ giỏi vận động chân tay, chứ không giỏi vận động đầu óc – yếu tố được quyết định chủ yếu bởi gen di truyền thì cái sự “cố gắng vận động đầu óc” cũng chỉ có thể giúp bạn chảy chung với dòng chảy của thời đại, chứ không thể đưa bạn trở thành người anh hùng thời đại như những người có sẵn gen thông minh - bất chấp việc những người đó có thể yếu đuối, thậm chí là hèn nhát hơn bạn rất nhiều.

Như thế, người anh hùng của một thời đại trong nhiều trường hợp là người có tính cách bản thể trùng với sự đòi hỏi nhức nhối của thời đại, chứ không hẳn đã là người biết cách giáo dưỡng mình theo những quy chuẩn mà thời đại đặt ra. Vậy thì chúng ta rất không nên đưa ra một công thức – một giáo lý chung trong việc xây dựng hình tượng người anh hùng thời đại.

Cũng hệt như vậy, rất không nên đưa ra một khuôn mẫu chung trong việc xây dựng và uốn nắn tình yêu tổ quốc của giới trẻ hiện nay. Cái “rất không nên” ấy lại càng có cơ sở khi mà thời đại hiện nay là thời đại của sự bùng nổ cá tính – nơi mà mỗi một con người, với những hệ tư tưởng khác nhau lại luôn tôn thờ những hình mẫu anh hùng khác nhau, qua đó luôn có thể yêu nước theo những cách khác nhau.

Học cách nói thật – mẫu số tương đối của lòng yêu nước

Biết rõ về những sự “khác nhau” như trên, nhưng nếu cứ vin vào nó để không thể tìm ra một mẫu số tương đối mà bất luận ai, dù chịu bất luận sự tác động nào cũng có thể tìm được sự thừa nhận thì chắc chắn chúng ta sẽ thất bại trong cái gọi là “giáo dục tình yêu nước”. Mà muốn tìm được mẫu số tương đối ấy, cần phải trả lời rành rọt một câu hỏi: Vấn đề bức thiết nào mà tổ quốc này đang thật sự đòi hỏi ở những công dân của mình?

Một lý tưởng sống cao đẹp, một khát vọng cống hiến vô bờ bến? Có thể! Nhưng những cái đó nghe lý thuyết và to tát quá. Mà thời nay, bất luận cái gì lý thuyết và to tát đều rất khó tiêu hóa. Một thể lực vững vàng, một trí tuệ mẫn cán chăng? Cũng có thể! Nhưng cái này chỉ đúng trong một bộ phận người, và sẽ là xa xỉ với một bộ phận đông đảo người còn lại.

Thiển nghĩ, hơn lúc nào hết, mỗi một con người ở mỗi một vị trí khác nhau hãy cùng thể hiện một lòng yêu nước giống nhau, đó là hãy tập nói thật với nhau. Bạn sốc lắm khi nghe đến chỗ này, bởi “nói thật” có gì mà khó khăn, có gì xứng đáng để gọi là “yêu nước”? Vậy thì xin thưa, ở góc độ lý luận, chẳng có ai qui định là lòng yêu nước chỉ có thể được biểu hiện qua những hành động khó khăn, kỳ vĩ. Còn ở góc độ thực tiễn – cái thực tiễn mà những lời nói dối đang bao trùm cuộc sống của chúng ta thì chắc gì “nói thật” đã là việc dễ dàng.

Ở đây, khi nhắc tới “những lời nói dối bao trùm cuộc sống”, tôi không chỉ nói đến những vụ nói dối vĩ mô, chẳng hạn như một tập đoàn đóng tàu tự dối trá nhau, dẫn đến việc làm thất thoát của nhà nước không biết bao nhiêu tỷ đồng, hay một doanh nghiệp cỡ bự đã dối trá nhân dân, dối trá cả các cấp chính quyền để suốt bao năm nay, cứ thế tuồn nước thải lên một dòng sông, rồi như những thầy cô khả kính đã dối trá đạo đức của mình bằng việc tham gia những đường dây làm “bằng giả”, những phi vụ “chạy điểm, chạy trường” siêu ngoạn mục…

Bên cạnh những sự dối trá kinh điển xuất hiện nhan nhản trên các mặt báo mỗi ngày, chúng ta cũng đang đối diện với những vụ dối trá vi mô hơn nhiều, diễn ra ngay ở bên trái, bên phải, sau lưng, trước mặt và thậm chí là ngay trong bản thân chúng ta. Chẳng hạn như đôi lúc chúng ta phải tự dối mình để nói với sếp rằng “ý kiến của sếp thật tuyệt” dù biết chắc ý kiến ấy là sản phẩm của một sự hoang tưởng kinh niên. Ở một xã hội mà nhiều khi “tinh thần Thánh Gióng không được vượt quá trình độ của ông trưởng phòng” thì những chuyện như thế diễn ra vô hạn độ.

Lúc này đây, thay vì giương cao những điều to tát như “lý tưởng sống”, “tinh thần hy sinh”, chúng ta hãy thể hiện lòng yêu nước của mình bằng cách tập nói thật với nhau, và hơn thế nữa: dám đấu tranh cho những lời nói thật. Bởi một khi sự thật lên ngôi, và khi sự dối trá bị đè nén (chứ không thể bị tiêu hủy) thì các ngành nghề, các mặt trận của một đất nước sẽ có cơ hội phát triển rất nhiều.

Nói thật – đó chính là mẫu số chung tương đối cho “tình yêu nước” trong thời buổi hiện nay. Thế nên xin hãy học cách nói thật để thể hiện tình yêu đối với tổ quốc mình.

  • Phan Đăng (nhà báo, sinh năm 1983, Hà Nội)
***********************

Còn bạn - những người Việt trẻ tuổi, đã tìm thấy câu trả lời cho mình chưa? Xin các bạn hãy viết tiếp những câu trả lời của riêng mình bằng tình cảm mà bạn dành cho đất nước.

Bài viết gửi theo địa chỉ: bangiaoduc@vietnamnet.vn hoặc theo mẫu phản hồi dưới đây. Cảm ơn các bạn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Những hòn đá biết chạy ở Thung lũng Chết

Cập nhật lúc 29/04/2011 02:30:00 PM (GMT+7)

Ở Thung lũng Chết (Death Valey), California, Mỹ có một hiện tượng lạ: những hòn đá nặng hàng trăm kg tự di chuyển, để lại những con đường mòn dài phía sau.

Nhiều nhà khoa học đã lang thang ở đây hơn một thập kỷ qua mà vẫn chưa tìm ra nguyên nhân của việc này. Chưa ai từng nhìn thấy những hòn đá thực sự chạy đi, nhưng các dấu vết chúng để lại thay đổi theo thời gian.

Brian Jackson là một nhà khoa học của NASA, người đã nghiên cứu khu vực này trong hơn 4 năm. Theo Jackson, có rất nhiều lý thuyết để giải thích các di chuyển của đá trên lòng hồ khô cạn. Hàng năm, mỗi hòn đá lại thay đổi vị trí khoảng 320m.

Posted Image

Những hòn đá tự biết chạy ở Thung lũng Chết (Ảnh: Our amazing planet)

"Tôi đã nghe thấy nhiều người giả thuyết rằng chuyện này do người ngoài hành tinh, nhưng điều đó là không thể. Các hòn đá đã tự di chuyển mà không có ai đẩy, vì nếu có, bạn có thể nhìn thấy dấu chân" - Brian cho biết. Nhà khoa học này cũng nói rằng các dữ liệu thu thập được trong quá trình thám hiểm của anh đã xác nhận: lòng hồ khô cạn ở Thung lũng Chết khá ẩm ướt và lạnh nên có thể tạo thành băng. Đây là một vùng có điều kiện khắc nghiệt, ban ngày, nhiệt độ khoảng 49 độ C, nhưng ban đêm lại xuống thấp đến mức có thể tạo thành băng. "Vì vậy, nó tạo ra một trong số những điều kiện cần thiết để di chuyển những hòn đá. Những khối đá này chắc chắn được hỗ trợ bởi băng để di chuyển". Brian cũng cho rằng tảo nở hoa trên lòng hồ cũng có thể đóng góp một vài vai trò. Bên cạnh việc tìm hiểu bí ẩn về những hòn đá tự biết chạy trên hành tinh này, nhóm nghiên cứu của Brian cũng đang kiểm tra quanh khu vực để hiểu rõ hơn các điều kiện của thế giới khác. "Khoa học thực ra là sự thiếu hiểu biết. Tôi nghĩ rằng khoa học thú vị nhất là bạn không hiểu những điều gì đang xảy ra" - Brian nói.

Phương Linh (Theo Our amazing planet)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đây rồi !

Thời bình, người Việt có còn yêu nước?

Cập nhật lúc 30/04/2011 06:00:00 AM (GMT+7)

Posted Image - Sau khi đăng tải các bài viết với chủ đề "định vị lòng yêu nước của người trẻ", VietNamNet nhận được chia sẻ của một bạn trẻ thế hệ 8X ở Hà Nội, chia sẻ "một cách hiểu về tình yêu đối với đất nước".

THẢO LUẬN LIÊN QUAN

Yêu nước theo cách của á quân OlympiaHọc yêu nước... kiểu Đức

Học cách nói thật để yêu Tổ quốc mình

Tình yêu là một khái niệm mà theo tôi, ở một chừng mực nào đó thật trừu tượng. Có lẽ, cũng vì cái trừu tượng đó mà người ta không thể đong đếm được tình yêu, hay nói rằng, phải làm như thế nào thì mới chứng tỏ đó là tình yêu. Tình yêu đất nước có lẽ cũng không phải là một ngoại lệ.

Gần đây, khi những người Việt thành danh xuất hiện ngày càng nhiều, trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng, người ta lại nói đến tình yêu đất nước, thậm chí đôi khi có cảm tưởng, cứ phải làm được một điều gì đó thật lớn lao, chúng ta mới được gọi là nhà yêu nước. …Tôi tự nghĩ, những người Việt Nam, giờ đã đứng trên bục vinh quang, khi đang nỗ lực để chinh phục thử thách, có lẽ họ cũng chưa, hoặc không dám nghĩ họ làm điều đó vì tình yêu đất nước, mà đơn giản là họ nỗ lực vì họ muốn làm điều gì đó có ý nghĩa trong cuộc đời này. Có một bạn nói rằng, người Việt Nam vốn nổi tiếng với tinh thần yêu nước máu lửa mãnh liệt đã được minh chứng qua bao cuộc chiến đấu chống ngoại xâm. Đúng, nhưng chưa rõ. Biết bao thế hệ người Việt đã sẵn sàng hy sinh tính mạng của mình để bảo vệ mảnh đất này không phải vì một tình yêu mơ hồ mà họ hiểu rằng, nếu không đứng lên, họ sẽ trở thành nô lệ, sẽ bị lệ thuộc. Tình yêu đất nước khi đó gắn lên với độc lập, tự do, thậm chí, gắn liền với sự sống và cái chết và trên hết, tình yêu đó bắt nguồn từ khát khao một có được một cuộc sống tốt đẹp hơn. Vào thời chiến, những người chịu áp bức có một mục đích chung và hành động chung để thể hiện lòng yêu nước, vậy nên chúng ta thấy được sự máu lửa mãnh liệt. Nhưng cũng trong thời chiến, chúng ta cũng ghi nhận những nhà yêu nước khác, với những con đường khác, chỉ tiếc là con đường của họ không đi theo dòng chảy chung của thời đại.Vậy thì trong thời bình, người Việt Nam có còn yêu nước không?Trong thời bình, không còn giặc ngoại xâm, vậy thì những cộng đồng, những nhóm người họ lại trở về với cuộc sống của mình, với những đặc điểm, tính chất khác nhau. Nhưng có lẽ cái khát khao mong muốn một cuộc sống tốt đẹp hơn – cái yếu tố mà theo tôi là một biểu hiện gốc rễ của lòng yêu nước – vẫn luôn hiện hữu. Ở cái xã hội đang phát triển và vận động rất nhanh đó, người ra sẽ nhìn thấy sự phân hóa các nhóm cộng đồng trở nên rõ ràng hơn. Đó là cộng đồng của những người giàu, rất giàu, cộng đồng của những người không giàu lắm và cộng đồng của những người nghèo, rất nghèo. Hoặc cũng có thể phân chia họ thành cộng đồng của những người giỏi, rất giỏi, bình thường, những người không giỏi và cả những người không có tri thức. Vậy thì ở mỗi nhóm cộng đồng đó, họ có yêu nước không?Không phải tất cả, nhưng tôi nghĩ rằng ở mỗi cộng đồng đều có những người yêu nước – những người yêu nước đáng trân trọng và đáng được tôn vinh, có khác chăng chỉ là cách họ thể hiện lòng yêu nước của mình. Những người giàu có chân chính, họ sẽ sử dụng sự giàu có của mình để cống hiến cho đất nước; những người nghèo, họ cũng đang nỗ lực để thoát nghèo. Những nhà trí thức, họ dùng trí thức để phát triển đất nước, và những người không có trí thức, chắc một bộ phận họ cũng phải cảm ơn đất nước này vì cho họ cơ hội để tồn tại.Tuy nhiên, vậy cũng chưa đủ. Có những người nghèo, có số phận éo le vẫn than thầm rằng giá mà mình đừng nghèo quá, được hưởng những phúc lợi xứng đáng, công bằng thì họ sẽ có cơ hội sống tốt hơn; có những trí thức vì điều kiện khoa học kỹ thuật trong nước còn thấp mà họ không thể đem hết tài năng của mình để phục vụ. Tuy nhiên, nếu hiểu được những câu chuyện của họ, thì không thể phủ nhận ở họ khát khao và nỗ lực để vươn tới một cuộc sống tốt đẹp hơn, và cao hơn nữa, là giấc mơ muốn được góp sức vào sự rạng danh của đất nước – một giấc mơ mà không phải ai cũng đủ tự tin nói thành lời.Không phải lúc nào cũng có thể hát vang “Tiến quân ca” hay “Việt Nam chiến thắng” khi mà bản thân họ còn chưa chiến thắng được sự nghèo khó hay những mối lo toan của cuộc sống. Nhưng không vì thế mà chúng ta nói rằng, những con người chân chính đó không có lòng yêu nước.Khi đi công tác tại Australia và tiếp xúc với cộng đồng người Việt định cư bên đó, tôi gặp một gia đình đã sang Úc từ lâu và bốn người con của họ đều được sinh ra ở đó. 4 người con, không thể nói tiếng Việt sõi vì họ không có nhiều điều kiện để học tiếng Việt. Bố mẹ của họ khi sang, cũng phải chật vật kiếm sống. Nhưng bốn người con đó có tên là Việt, Nam, Hà, Thành và đều học rất giỏi, được các trường danh tiếng của Úc tôn vinh. Bằng tiếng Anh, họ vẫn nhắc về Việt Nam với hai chữ quê hương. Một nghệ sĩ dương cầm, cũng không thể nói tiếng Việt một cách rõ ràng, nhưng lại có thể chơi đàn bầu bởi mẹ của cô nói rằng đó là nhạc cụ của quê hương. Không những thế, cô vẫn thường xuyên về Việt Nam để biểu diễn. Những người như vậy có yêu nước không? Tôi nghĩ họ yêu quê hương nhiều lắm.Trong một khoảnh khắc nào đó, khi đội tuyển bóng đá Việt Nam chiến thắng, chúng ta nắm tay nhau hô to “Việt Nam chiến thắng”, chúng ta mường tượng về một lòng yêu nước được trỗi dậy, nhưng không nghĩ rằng, trong đám đông đó, hẳn sẽ có những người vốn coi thường pháp luật gây ra những tai nạn đáng tiếc trên đường, cũng sẽ những kẻ trọc phú ném tiền vào những cuộc vui say men,... Trong đám đông đó, có lẽ điểm chung dễ thấy nhất là niềm đam mê với bóng đá, niềm đam mê có lẽ đôi lúc hơi thái quá dẫn tới những sự cố đáng tiếc. Niềm đam mê và sự say sưa với chiến thắng của một môn thể thao đôi khi khiến ta nhầm tưởng đó là lòng yêu nước. Cũng dễ hiểu thôi, khi chiến thắng, không chỉ ở Việt Nam mà bất cứ cổ động viên ở một đất nước nào, họ cũng đều hô vang tên đất nước họ đi kèm với từ chiến thắng. Tôi không phủ nhận sự thăng hoa trong mỗi chiến thắng trước một đội bóng nước ngoài, và trong sự thăng hoa đó, con người dường như gần nhau hơn, tốt đẹp hơn nhưng thử nhìn xem khi đám đông đó được chia làm hai để cổ vũ cho hai đội bóng đá trong nước, liệu còn ai dám coi sự thăng hóa đó là lòng yêu nước?Tôi cũng có mặt trong sân vận động Mỹ Đình khi đội tuyển bóng đá nam Việt Nam chiến thắng Thái Lan để giành Cup, hô vang “Việt Nam chiến thắng”. Và tôi chờ đợi cho đến khi đám đông giải tán thì mới ra về. Tôi cũng ngồi lại sân vận động Mỹ Đình khi đội tuyển bóng đá nam Việt Nam thua với tư cách là chủ nhà Seagames, cùng buồn nhưng có lẽ không đến mức vật vã vì đơn giản tôi hiểu là trình độ của chúng ta vẫn chưa bằng bạn và cần phải cố gắng hơn.

Trong chừng ấy năm, có thể do miệt mài với những mục tiêu của mình hay vô tâm mà tôi chưa nghĩ tới hai từ yêu nước cho đến khi tôi đọc được chuyên mục này, chỉ vài ngày trước khi tôi và nhóm bạn lên đường du học.

Tôi cũng chờ đợi đến khi đám đông giải tán mới ra về… Chắc là tôi sẽ bị đánh giá là một kẻ khôn lỏi, thậm chí là không yêu nước vì không dám chia sẻ niềm vui với mọi người, những với tôi sự thăng hoa đó không đồng nghĩa với lòng yêu nước.Sau 5 năm làm việc và có điều kiện tiếp xúc với nền giáo dục của nước ngoài, tôi nhận thấy rằng, cần phải cố gắng tiếp cận được với nền giáo dục đó thì mới có thể nâng cao trình độ của mình. Trong chừng ấy năm, có thể do miệt mài với những mục tiêu của mình hay vô tâm mà tôi chưa nghĩ tới hai từ yêu nước cho đến khi tôi đọc được chuyên mục này, chỉ vài ngày trước khi tôi và nhóm bạn lên đường du học. Có lẽ rồi đây, vì học hành, chúng tôi sẽ không có nhiều thời gian để bàn luận với nhau về lòng yêu nước. Chúng tôi sẽ dành phần nhiều thời gian để cố gắng, cố gắng và cố gắng tích lũy kiến thức. Ở đất nước nơi tôi đến, nhiều người Việt Nam đang học tập và những kết quả xuất sắc của họ là động lực để tôi phấn đấu. Trong cái đất nước rộng lớn đó, những người Việt Nam đang miệt mài phấn đấu như bao con người khác. Nhưng mỗi khi một mục tiêu được hoàn thành, thì hai tiếng Việt Nam lại được cất lên.

  • MD (Hà Nội)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hợp tác Đông Á khi Trung Quốc không ngừng trỗi dậy Cập nhật lúc 01/05/2011 06:07:00 AM (GMT+7) Khi Trung Quốc không ngừng trỗi dậy, người dân ở khắp Đông Á tự hỏi liệu quốc gia của họ có thể có được những mối quan hệ hòa bình và ổn định, đúng như đặc điểm của châu Âu hiện tại.

Bài bình luận của Yoon Young-kwan, Ngoại trưởng Hàn Quốc năm 2003-2004, hiện là giáo sư ngành quan hệ quốc tế tại đại học Quốc gia Seoul.

Dân chủ để đảm bảo hòa bình

Với những tranh cãi ngoại giao gần như xảy ra thường xuyên - ở tất cả mọi khía cạnh từ chủ quyền các đảo ở Biển Đông tới những di sản của Thế chiến II - điều này có vẻ là giấc mơ khó nắm bắt. Nhưng với chủ nghĩa dân tộc gia tăng, ngân sách quân sự không ngừng mở rộng, yêu cầu đạt được sự đồng thuận đã trở thành bắt buộc với cả khu vực. Điều này liệu có thể thực hiện?

Posted ImageẢnh minh họa: northgencapital Quan điểm "tự do" trong quan hệ quốc tế thể hiện ở ba yếu tố: chính trị dân chủ, kinh tế phụ thuộc lẫn nhau sâu sắc hơn và các thể chế hiện hữu để các nước Đông Á có thể tiến hành công việc của họ theo một con đường đa phương. Bởi vì như Immanuel Kant trước đây từng nhấn mạnh, các quốc gia với những hệ thống chính trị dân chủ sẽ không giành giật với nước khác, dân chủ vì thế nên được khuyến khích để đảm bảo hòa bình.

Theo đuổi dân chủ từ lâu đã tồn tại trong việc hoạch định chính sách đối ngoại của Mỹ. Các nước châu Âu kể từ năm 1945, đã coi dân chủ là yếu tố cốt lõi trong hội nhập của họ. Tuy nhiên, những hệ thống chính trị đa dạng tại Đông Á lại khiến cho sự đồng thuận trong dân chủ khó khả thi, ít nhất là ở hiện tại.

Mặt khác, sự phụ thuộc kinh tế lẫn nhau trong các quốc gia Đông Á rất sâu sắc. Trong suốt 30 năm, Đông Á đã có những phần thưởng xứng đáng theo đúng như cách nhìn sâu sắc của Adam Smith rằng, tự do thương mại sẽ mang lại lợi ích vật chất cho các bên tham dự. Ngày nay, các nhà hoạch định chính sách khu vực đã gây rủi ro cho tiến trình này thông qua cách hành xử đối đầu.

Sự phụ thuộc kinh tế ở Đông Á tăng mạnh tiếp sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 1997-1998. Nhưng những tranh cãi giữa Mỹ - Trung Quốc, Mỹ - Nhật Bản, Trung Quốc - Nhật Bản trong năm qua đã khiến rất nhiều người tự hỏi rằng, liệu chỉ phụ thuộc kinh tế lẫn nhau có thể mang lại các mối quan hệ ổn định trong khu vưc.

Lộ trình thứ ba tới hòa bình - thể chế hóa quan hệ quốc tế - nhằm đặt ra quy tắc cho hành xử của các quốc gia thông qua một hệ thống các chuẩn mực và quy định, từ đó kiến tạo nên trật tự (và hòa bình). Với động cơ tư duy như vậy, khát vọng của Tổng thống Mỹ Woodrow Wilson là thành lập Hội Quốc Liên sau Thế chiến I, và là động lực để Tổng thống Franklin Roosevelt thúc đẩy việc thành lập Liên hợp quốc cùng thể chế Bretton Woods sau Thế chiến II.

Tương tự như vậy, các nước châu Âu chấp nhận những chuẩn mực và quy định chung của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu, và luôn sẵn sàng để điều chỉnh chúng. Trên thực tế, Liên minh châu Âu là kết quả của một quá trình nỗ lực liên tục, kéo dài để tăng cường những nguyên tắc và quy định chung trong các quốc gia thành viên.

Khác với châu Âu, Đông Á gồm những nước khác biệt cơ bản về quy mô, kích cỡ, sự phát triển và hệ thống kinh tế - chính trị. Các nhà hoạch định chính sách Đông Á hiểu rằng, họ có thể không làm được gì nhiều để có thể thay đổi hệ thống chính trị của các nước láng giềng. Họ cũng không nỗ lực được hơn theo một cách chính thức để tăng cường sự phụ thuộc kinh tế lẫn nhau trong ngắn hạn. Lập các thể chế ít tham vọng hơn

Vì vậy, là tự nhiên khi các nhà hoạch định chính sách của khu vực tập trung nhiều hơn vào thể chế hóa, với các cuộc thảo luận sôi nổi thường xuyên diễn ra giữa các nhóm: ASEAN+3, Thượng đỉnh Đông Á, Cộng đồng Đông Á, Tổ chức Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương, Cộng đồng châu Á - Thái Bình Dương…

Nhưng tiến trình này đã bị chính trị hóa và chi phối bởi cuộc tranh giành ảnh hưởng gay gắt giữa các nước lớn. Trên thực tế, Đông Á dường như thiếu những kiến trúc sư tầm nhìn sắc bén của EU như Jean Monnet và Robert Schuman - với vị thế và hỗ trợ chính trị cần thiết để bắt đầu xây dựng khuôn khổ chung cho hòa bình khu vực vào đúng thời điểm - như hiện tại - đang có thay đổi lớn.

Vì thế, ngay bây giờ, Đông Á cần rất thực tế về việc thể chế hóa các vấn đề khu vực. Thay vì dùng sức lực, tâm trí để cố gắng xây dựng những thể chế quy mô lớn, bao trùm toàn bộ khu vực, thì tốt hơn là tập trung vào những thế chế nhỏ hơn, định hướng cụ thể hơn.

Ví dụ, bước đi thành công đầu tiên hướng tới hợp tác kinh tế khu vực Đông Á là Sáng kiến Chiang Mai cho sự trao đổi tiền tệ quốc tế, tiếp sau cuộc khủng hoảng 1997-1998. Tương tự như vậy, đàm phán sáu bên về vấn đề phi hạt nhân Triều Tiên, cho dù chưa đạt được kết quả đáng kể nào, nhưng vẫn là cơ chế hữu ích duy nhất để giải quyết vấn đề chung.

Thảm họa hạt nhân tại Fukushima, Nhật Bản, có thể dẫn tới vấn đề đặc biệt khác với thể chế khu vực, lần này là tập trung vào an toàn hạt nhân. Với những quốc gia láng giềng của Nhật, Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế là chưa đủ; những lo ngại khẩn cấp của họ đủ để tạo áp lực dẫn tới thành lập một cơ chế khu vực. Ví dụ, hội nghị thượng đỉnh sắp tới giữa Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản ngày 21-22/5 ở Tokyo sẽ tập trung vào vấn đề an toàn hạt nhân và chuẩn bị cho cơ chế hợp tác khu vực chặt chẽ hơn.

Với 88 nhà máy hạt nhân hiện đang vận hành tại Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc, sáng kiến này rất quan trọng. Điều gì sẽ xảy ra nếu một trong các lò phản ứng của họ xảy ra vấn đề tương tự như ở Fukushima? Hơn thế nữa, Triều Tiên còn sở hữu khu liên hợp hạt nhân Yongbyon mà không có sự giám sát quốc tế.

Nói rộng ra, chỉ thông qua việc thành lập các thể chế ít tham vọng hơn, quy mô nhỏ hơn, định hướng cụ thể hơn mới có thể tạo đà để kiến tạo một khuôn khổ khu vực cho hòa bình. Sau tất cả, Rome không được xây dựng chỉ trong một ngày, và EU cũng phải bắt đầu từ những bước đi nhỏ để dần tiến tới hội nhập.

Thái An (theo project-syndicate)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bí mật đằng sau thành đá lớn nhất Việt Nam

Cập nhật lúc 02/05/2011 06:20:00 AM (GMT+7)

Posted Image - Một ngôi thành bằng đá xanh hùng vĩ vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt suốt 600 năm qua. Những người thợ thủ công đã làm thế nào để vận chuyển và đưa những khối đá hàng chục tấn lên cao? Làm thế nào giữa các tảng đá không cần chất kết dính mà ngôi thành vẫn vững vàng qua bao mưa nắng?

Bạn đọc Hoàng Giang đã gửi những bức ảnh rất đẹp về kinh đô xưa của nhà Hồ tới VietNamNet:

Thành Nhà Hồ (Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) vốn là kinh đô của nhà Hồ, thành còn được gọi là Tây Đô để phân biệt với Đông Đô (Thăng Long - Hà Nội). Đây là một công trình kiến trúc đồ sộ, một hoàng thành rộng lớn vào bậc nhất Việt Nam, có người đã ví von đây là “Kim tự tháp” đá của Việt Nam.

Công trình hùng vĩ này do Hồ Quý Ly - lúc bấy giờ là tể tướng cho xây dựng vào năm 1397. Thành có bình đồ kiến trúc hơi vuông với hai mặt nam - bắc dài hơn 900m, hai mặt đông - tây dài hơn 700m, độ cao trung bình 7-8m, có nơi như ở cửa nam cao tới 10m.

Điều đặc biệt thú vị là toàn bộ tường thành và bốn cổng chính được xây dựng bằng những phiến đá xanh, đục đẽo tinh xảo, vuông vức, xếp chồng khít lên nhau với tổng khối lượng đá được sử dụng xây thành khoảng 20.000 m3 và gần 100.000 m3 đất được đào đắp.

Các phiến đá có kích thước rất lớn, chiều dài trung bình 1,5m, cá biệt có phiến dài tới 5m, rộng 1,5m và nặng tới 15-20 tấn.

Các cổng thành được xây dựng theo kiến trúc hình vòm. Những phiến đá trên vòm cửa đục đẽo hình múi bưởi, xếp khít lên nhau. Cổng tiền (phía Nam) là cổng chính, có ba cửa. Cửa giữa rộng và cao gần 6m, hai cửa bên rộng 5,4m, cao 5,3m. Ba cổng còn lại chỉ có một cửa.

Điều đáng ngạc nhiên là một công trình kiến trúc đồ sộ, vững chắc như vậy mà theo tương truyền của nhân dân địa phương, thành chỉ được xây trong vòng ba tháng. Cho đến nay vẫn còn tồn tại nhiều giả thuyết và bí mật xung quanh việc xây thành.

Đầu thế kỷ 20, nhà nghiên cứu người Pháp L.Bezacier, chuyên nghiên cứu về văn hóa Đông Dương, đã nhận xét về thành nhà Hồ như sau: “Thành cổ này là một mẫu mực độc nhất về việc sử dụng những khối đá vôi to lớn, được đẽo gọt và ghép một cách rất tài tình...”.

>Posted Image

Các nhà nghiên cứu cho rằng, đá xây thành đã được vận chuyển từ vùng núi An Tôn, Xuân Đài hoặc núi Nhồi cách thành từ vài cho đến hàng chục km

Posted Image

Cổng thành phía Nam với ba cửa mái vòm lớn

Posted Image

Chỉ bằng những phương tiện thủ công nhưng người xưa đã tạo nên một thành đá rất đồ sộ. Các góc thành đều rất vuông vức

Posted Image

Cổng thành phía Đông với mái vòm bằng đá rất đẹp

Posted Image

Những tảng đá được chồng khít lên nhau và giữa chúng không hề có chất kết dính

Posted Image

Cho đến bây giờ việc xây thành vẫn là một bí mật

Posted Image

Một vài chỗ đã có hiện tượng lún đỗ để lộ ra những phiến đá với kích thước khổng lồ

Posted Image

Bức tường thành bằng đá vẫn vững vàng qua hàng trăm năm

Posted Image

Giữa thành là một đôi rồng đá rất đẹp, dấu tích của cung điện ngày xưa. Điều thú vị là cả hai con rồng đá này đều bị chặt đầu chặt đuôi?

  • Hoàng Giang
Các bạn có những hình ảnh nào muốn chia sẻ với VietNamNet về quê hương, đất nước của mình? Hãy chia sẻ với VietNamNet qua địa chỉ: dulichvietnamnet@gmail.com

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hiện tượng luân hồi và những bí ẩn:

Câu chuyện về những “kiếp trước”

Cập nhật lúc 01/05/2011 06:00:00 AM (GMT+7)

Có bao giờ bạn trải qua một cảm giác dường như "đã từng nhìn thấy" hay "đã từng ở" một nơi mà cả đời bạn chưa từng biết? Nhiều nhà khoa học khẳng định, chúng ta đã từng trải qua nhiều tiền kiếp trong quá khứ, và sẽ còn những kiếp sau.

Dưới đây là một số trường hợp được nghiên cứu bởi các chuyên gia về lĩnh vực luân hồi.

Tiền kiếp và hậu kiếp vẫn là điều bí ẩn

Đại tướng George Smith Patton (11-11-1885 - 21-12-1945) là một trong những viên tướng vĩ đại nhất lịch sử Hoa Kỳ, một nhà chiến lược kỳ tài lừng danh thế giới. Một bộ phim đã được làm năm 1970 để vinh danh ông. Tính ông nghiêm khắc và luôn luôn chủ trương "kỷ luật sắt, kỷ luật là sức mạnh của quân đội". Người hùng ấy, lạ lùng thay, rất tin vào sự luân hồi. Ông thường bảo: "Cuộc đời và cuộc sống là một vòng tuần hoàn chuyển tiếp. Ðời tôi cũng nằm trong một vòng tuần hoàn chuyển tiếp nào đó". Một sĩ quan cao cấp của quân đội Hoa Kỳ kể lại câu chuyện mà ông nhớ mãi về tướng Patton.

Hôm đó, tướng Patton đến thăm một địa danh lịch sử tại Ý. Ðó là vùng đất nằm cạnh sông Métaure, nơi mà xưa kia, trong trận chiến ác liệt giữa những đoàn quân dũng mãnh của đế chế Carthage và đế chế La Mã, đã để lại trên chiến trường hàng ngàn tử thi, mặc dù hai bên đều do những chiến lược gia và danh tướng chỉ huy.

Posted Image

Chiến binh từ quá khứ

Hình ảnh bi tráng ấy đã đi vào quá khứ, và cách thời của tướng Patton đến hơn 1800 năm, nhưng khi tướng Patton cùng các tướng lĩnh và một số nhà sử học đến thăm vùng đất này, và thử luận bàn về những chiến thuật và chiến lược của trận đánh ấy thì điều kỳ dị đã xảy ra. Trong khi tướng Patton nghe một viên Đại tá trình bày những địa điểm đóng quân của hai phe Carthage và La Mã, ông nhiều lần tỏ ý không hài lòng. Sau cùng, tướng Patton cắt ngang lời viên Đại tá và nói: "Xin lỗi Đại tá, mặc dù Ðại tá là chuyên gia nghiên cứu các trận chiến trong cuộc chiến tranh La Mã, nhưng tôi khẳng định rằng đoàn kỵ binh của tướng Hasdrubul trong trận này không phải đóng tại địa điểm đầu kia mà Ðại tá đã trình bày. Tôi quả quyết điều này vì một lẽ rất dễ hiểu là vào lúc ấy, chính tôi đã có mặt tại đó…". Và rồi, tướng Patton nghiêm nét mặt, đưa cao chiếc can cầm ở tay lên chỉ về một địa điểm trước mặt và nói thật chậm rãi, rõ ràng: "Ðó là địa điểm mà đoàn kỵ binh của Hasdrubul đã đóng quân, và tôi nhắc lại, lúc ấy tôi đã ở đó!…", "Nó đây, chiến trường là đây. Những người Carthage đã phòng thủ thành phố trước cuộc tấn công của 3 quân đoàn La Mã. Người Carthage kiêu hùng và can đảm, nhưng họ đã không trụ vững được. Họ đã bị tàn sát. Những người đàn bà Ả Rập đã lột quân phục, kiếm và những ngọn giáo của họ. Những người lính đã nằm trần trụi dưới mặt trời, 2.000 năm trước đây. Và tôi đã ở đó!".

Trong những lần dừng chân nơi chiến trận hay những lúc nghỉ ngơi, tướng Patto thường nói đến những địa danh và những chiến trường cổ xưa mà ông đã từng có mặt, tuy những nơi đó đã đi vào quá khứ xa xăm hay chỉ còn lại trong các pho sử liệu của các thư viện. Trong nhật ký của mình, tướng Patton thường ghi lại những cảm nghĩ lạ lùng của mình về kiếp trước.

Có đoạn ông viết: "Tôi tin là có tiền kiếp và hậu kiếp. Tôi tin, thật ra là tôi biết, rằng tôi đã có ít nhất là một quãng đời trước đây trong binh nghiệp và hiện nay tôi lại đầu thai lần nữa vào đời binh nghiệp". Về sau, nhà văn đồng thời là nhà tư tưởng nổi tiếng Aldons Huxley (26-7-1894 - 22-11-1963) đã trình bày trường hợp của tướng Patton cùng câu chuyện lạ lùng xảy ra trong lần đi thăm chiến trường La Mã cổ xưa ấy, trong một hội nghị quốc tế có chủ đề "Ứng dụng của Khoa tâm lý học" tổ chức lần thứ 14 vào năm 1961. Aldons Huxley phát biểu: "Không riêng gì tướng Patton mà ngay cả chúng ta, đôi lúc ở những thời điểm nào đó trong đời bỗng ta có những cảm giác, những suy nghĩ, cái nhìn kỳ lạ mà ý thức của chúng ta như bỗng nhiên hé mở, có khi ta bắt gặp một hình ảnh, một sinh hoạt, một tiếng nói, một cảnh tượng, một con người mà hình như ta có lần đã thấy, đã nghe, đã ở, đã đi qua, mặc dù trong cuộc đời chưa bao giờ gặp. Ðó là quá khứ, quá khứ ấy không phải trong một cuộc đời hay nói khác đi là trong "một kiếp" mà là trước đó nữa. Cảm nhận ấy đôi khi vượt ra khỏi những cảm nhận của các giác quan thông thường của con người chúng ta, mà thuộc về quá khứ xa xăm, hay có thể gọi là tiền kiếp". Tờ báo Paris Match danh tiếng đã đăng tải trường hợp của Đại tướng Patton vào ngày 23-3-1989.

Những câu chuyện kỳ bí

Không chỉ có trường hợp của tướng George Smith Patton được lịch sử ghi nhận mà còn có nhiều những trường hợp khác trên thế giới như trường hợp của Chaokun Radzh-sutadzharn, sinh ngày 12-10-1908 ở miền trung Thái Lan, tên thường gọi là Choti. Cha cậu tên là Nai Pae, mẹ là Nang Rieng. Ngay khi mới biết nói, cậu bé đã khẳng định mình là Nai Leng (tên người bác ruột của cậu bé đã mất từ trước khi cậu bé ra đời). Đáng chú ý, cậu có thói quen gõ bàn giống hệt như người bác trai, có thể nói và đọc được các thứ tiếng mà người bác lúc sinh thời từng học, và biết chính xác từng chi tiết một trong cuộc đời ông ta. Sau này Choti đi tu ở một ngôi chùa ở Bangkok và sau đó xuất bản cuốn sách về cuộc luân hồi chuyển kiếp của chính mình.

Tờ báo Pattaya Daily News cũng công bố một trường hợp khác xảy ra tại làng Nathul, phía bắc Myanmar, cô gái Ma Tin Aung Myo sinh ngày 26-12-1953 trong một gia đình có 3 chị em gái. Ngay từ nhỏ, cô bé luôn tự xem mình là con trai, và luôn miệng nói rằng mình là người lính Nhật đã bị quân đồng minh bắn chết cách ngôi nhà của cha mẹ cô bé gần 100m. Cô bé rất sợ máy bay, nhất định không chịu mặc quần áo con gái, nói tiếng Myanmar rất khó khăn, thích ăn và nấu các món ăn theo khẩu vị của người Nhật, và luôn buồn nhớ quê hương Nhật Bản. Ma Tin Aung Myo cho biết gia đình trước kia của "cô" ở miền Bắc nước Nhật.

Trước khi nhập ngũ, "cô" là chủ một cửa hiệu nhỏ nhưng khi vào quân đội thì làm đầu bếp. Cô sống độc thân không chịu lập gia đình, bởi cô "là đàn ông" và chỉ có thể kết hôn với phụ nữ mà thôi. Những trường hợp như trên vẫn là bí ẩn với thế giới loài người cho đến khi nào khoa học có thể chứng minh một cách đầy đủ nhất bản chất của hiện tượng này.

(Theo Pháp luật và Xã hội)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tổng thống Mỹ Obama:

Trùm khủng bố Osama bin Laden đã chết

Thứ Hai, 02/05/2011 - 11:13

(Dân trí) - Osama bin Laden, thủ lĩnh mạng lưới khủng bố al-Qaeda, đã bị tiêu diệt, Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố.

Thế giới nói gì về việc Osama bin Laden bị tiêu diệt?

Posted Image

Trùm khủng bố Osama bin Laden.

Trùm khủng bố bị tiêu diệt trong một chiến dịch của quân đội Mỹ ở ngoại ô thủ đô Islamabad của Pakistan hôm qua. Nhà lãnh đạo Mỹ cho hay các đặc vụ Mỹ đã tấn công vào một khu nhà nơi bin Laden đang trú ẩn và nói thêm rằng tình báo Mỹ có các thông tin về nơi ẩn náu của thủ lĩnh al-Qaeda kể từ tháng 8 năm ngoái.

Posted Image

Tổng thống Obama đọc thông báo Osama bin Laden đã chết tại Nhà Trắng ngày 1/5.

Tổng thống Obama cho biết thêm, các lực lượng Mỹ đã thu được xác của bin Laden.

Bin Laden bị cáo buộc đứng sau một loạt các hành động tội ác, trong đó có các vụ tấn công khủng bố 11/9/2001 nhằm vào New York và Washington.

Video Tổng thống Mỹ thông báo Osama bin Laden đã chết:

http-~~-//www.youtube.com/watch?v=B1P5uffnF_A&feature=player_embedded

Thủ lĩnh al-Qaeda cũng đứng đầu danh sách những nhân vật bị truy nã gắt gao nhất thế giới của Mỹ. Mỹ đã tuyên bố treo thưởng 25 triệu USD cho cái đầu của bin Laden. Mỹ đã đặt các đại sứ quán của nước này trên khắp thế giới trong tình trạng cảnh giác cao độ, cánh báo người Mỹ về các cuộc tấn công trả đũa của al-Qaeda sau khi bin Laden bị tiêu diệt.

Posted Image

Bin Laden bị tiêu diệt ở Abbottabad, phía bắc thủ đô Islamabad.

Các đám đông đã tụ tập bên ngoài Nhà Trắng ở Washington, DC bày tỏ sự vui mừng sau khi thông tin về cái chết của bin Laden được công bố.

Từ lâu, bin Laden được tin là trú ẩn tại khu vực biên giới Pakistan- Afghanistan sau các vụ tấn công 11/9.

Cái chết của bin Laden được xem là một đòn đau đối với mạng lưới khủng bố al-Qaeda nhưng cũng làm gia tăng những lo ngại về các vụ tấn công trả đũa.

Posted Image

Osama bin Laden (trái) và Ayman al-Zawahiri, thủ lĩnh số 2 của al-Qaeda.

Ông Obama cho hay ông đã được thông báo từ tháng 8 năm ngoái về nơi có thể là địa điểm trú ẩn của bin Laden. Điều đó đã dẫn tới tin tức tình báo nói rằng thủ lĩnh al-Qaeda đang trốn trong một dinh thự nằm sâu bên trong Pakistan.

Tổng thống Mỹ cho biết ông đã chỉ thị một chiến nhằm “bắt bin Laden” hồi tuần trước và hôm nay, một nhóm nhỏ của quân đội Mỹ đã thực hiện chiến dịch tại Abbottabad, phía bắc thủ đô Islamabad.

Posted Image

Bin Laden bị cáo buộc đứng sau vụ khủng bố vào Mỹ ngày 11/9/2001.

Sau một cuộc đấu súng, bin Laden đã bị tiêu diệt và thi thể của trùm khủng bố đang nằm trong tay các lực lượng Mỹ.

Phản ứng trước các thông tin trên, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton nói trong một tuyên bố: “Đây là một thời khắc đặc biệt quan trọng không chỉ với các gia đình bị mất người thân trong vụ 11/9 và các vụ tấn công khác của al-Qaeda mà còn đối với người dân toàn thế giới muốn xây dựng một tương lai hòa bình, tự do và hợp tác cho con em chúng ta”.

Posted Image

Mọi người tụ tập bên ngoài Nhà Trắng ăn mừng thông tin bin Laden bị tiêu diệt.

Người kế nhiệm của ông Bill Clinton, cựu Tổng thống George W. Bush, miêu tả tin về cái chết của bin Laden là “thành tích quan trọng”.

“Cuộc chiến chống khủng bố vẫn tiếp tục, nhưng hôm nay người Mỹ đã gửi đi một thông điệp rõ ràng: Dù có mất bao lâu đi nữa, công lý sẽ được thực thi”.

An Bình

Tổng hợp

Share this post


Link to post
Share on other sites

nhân bài này cháu xin góp 1 quẻ

binladen chết thật hay chưa ?

giờ tuất được quẻ cảnh tốc hỷ >>chắc tin này là tin thật

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay