daretolead

Mạn Đàm Về "định Mệnh Có Thật Hay Không?"

357 bài viết trong chủ đề này

@ Bác vuivui:

Cám ơn bác vuivui đã chia sẻ. Dare thấy nhiều người bàn về Đạo nhưng không phải theo kiểu triết học mà thường biến nó thành một cái riêng cho 1 lĩnh vực nào đó, "vật chất" hóa nó. Dare trình bày theo cách hiểu của mình, mong bác vuivui cho thêm nhận xét.

Đạo, theo dare, là một khái niệm chỉ cái chân lý. Ví dụ, về vật lý học, ta tìm đạo của vật lý học tức trả lời câu hỏi cuối cùng về bản chất của thế giới, tìm ra quy luật, thành phần đặc trưng nhất, nền tảng nhất. Đạo làm người, tức cái nguyên lý làm người căn cơ nhất, trả lời câu hỏi ta là ai?

Đạo như vậy là đích đến tuy nhiên hiểu về nó bao nhiêu thì phải tùy thuộc vào chính con người, và con người phải chấp nhận điều đó. Ta có khả năng nhận thức được thế giới không? Câu trả lời là có, ta có khả năng, và điều nhận thức được về thế giới nâng lên từng bước mới khi ta tiến về đạo (chân lý).

Mấy câu hỏi khác dare không cần chú ý nữa vì chắc chẳng ai hứng thú trả lời.

Daretolead sai lầm là ở chỗ này đấy, vấn đề ở đây mọi người đều hiểu là 'Đạo" là 1 thực tại, nói là vật đi cho dễ hiểu cũng được, nhưng là vật đẻ ra vũ trụ, thế giới, nó là mẹ, nguyên liệu cũng là nó, sản phẩm cũng là nó, đẻ ra xong thì nó vẫn ẩn tàng, nhúng trong vạn vật dưới dạng bản thể. Chứ không chỉ đơn thuần là mang tính hình thức "đạo lý" (chân lý cuối cùng) tồn tại theo quan niệm của riêng loài người.

Nó cũng là chân lý cuối cùng đấy, nhưng còn cao hơn, chân lý cuối cùng của sự tiến hóa (về mặt thực tại) của vạn vật. Bởi vậy mình mới nó Dare phải nghiên cứu đọc trước khái niệm này trong bài của chú Vô Trước đã, rồi hãy bàn sâu hơn, chứ đừng áp đặt ý hiểu sai rồi tranh luận.

Chính trong luận đề "Định mệnh có thật hay không" của thầy Thiên Sứ, Daretolead có đọc qua quan điểm của thầy Thiên Sứ chưa, đạo chính là "tính thấy" đấy. Cái giúp ta thấy, nhận biết được vạn vật, ngoại trừ "thấy" chính nó. Cũng chính là Thái Cực trong lý học theo chủ đề này.

Và khi đã hiểu 1 phần cơ bản nhất về Đạo như vậy thì đúng là sẽ chả ai đòi hỏi chứng đạo cả, cứ áp dụng trong cuộc sống bình thường 1 lối sống thế nào đấy, đến 1 thời điểm quả sẽ tự chín (ví dụ thực hành Bát Chính Đạo theo Phật giáo). Do đó chú Vô Trước mới nói kẻ hiểu Đạo không đòi chứng đạo là vậy. Khi đòi là có chấp trước, có ngã dậy sóng lên, đời nào chứng đạo / đạt đạo / đắc đạo / giải thoát được.

@Bạn Nguyên Anh:

Bạn không cần bực với Dare như vậy. Dare hỏi rất thẳng. Bạn biết thì nói biết theo cách hiểu của bạn, nếu không biết thì nói không biết, cần gì hỏi tư cách của Dare.

Nếu bạn muốn tìm hiểu 1 góc nhìn khác từ phía cả về lý học, hay đạo học, thì bạn nên bình tĩnh trước đã, tạm thời dẹp bỏ duy vật biện chứng, đừng lấy nó làm cột mốc để phân định vội, chỉ nên đối chiếu, so sãnh xem thiếu hụt thế nào, để hiểu thêm. Mình tin chắc ở đây không thiếu người có thể trả lời những câu hỏi của bạn. Nhưng phải với 1 tinh thần trao đổi, đừng ép buộc hay phiến diện. Các bài của thầy Thiên Sứ và chú Vô Trước hay lắm đấy.

Thân,

NA

Share this post


Link to post
Share on other sites

Không có cái gì cao hơn Sự thật.

Sự thật là đang tồn tại cái Vũ trụ này, nó không quan tâm đến Ta.

.

Ta do nó sinh ra, có tư duy, tìm hiểu nó thông qua việc thiết lập các quy ước, nhận thấy tính quy luật.

Từ đấy quán xét lại Ta trong mối tương quan với Vũ trụ, nhưng quan tâm sâu sắc tới sự sinh diệt khi sống và sau khi chết của Ta.

Nhận thức sự vận động có quy luật của Vũ trụ nảy sinh câu hỏi nhận định và đứng đằng sau nó là Đạo.

Lại nảy sinh câu hỏi: Ta có 100 năm, mặt trời 15 tỷ năm, Sự thật hình như vĩnh cửu vậy Ta có vĩnh cửu không.

Lại thấy mối tương quan từ Sự thật qua các quy ước: Đạo - Vật chất - Lý nhưng rõ ràng cái Ý thức của Ta không già theo cơ thể và Vật chất vận động và chuyển hóa không ngừng, lại tiếp tục hỏi Ý thức này có vĩnh cửu không.

Lại hỏi Ta đang suy nghĩ vậy Đạo có suy nghĩ không? chờ mãi không thấy trả lời, vậy Ta là con của vũ trụ và là đại diện Vũ trụ phải trả lời.

Đạo không trả lời, Ta phát ngôn thay hay Ta phải hiểu Đạo thì mới phát ngôn được chứ.

Tiếp Tục thấy Đạo có trong Ta và Ta phải thấy nó để phát biểu ra Thế giới.

Lại nhìn tất cả không gian, trái đất, sinh vật hữu tình, vô tình hình như có quy luật... và sự giao tiếp tâm linh qua một số phương pháp và cũng thấy thấy Ta phải "Ngửi" thì mới sống, tiếp tục quy ước về Tinh Khí Thần.

Xuất hiện cái quy ước Khí (thực tại) là nguyên nhân và là động lực của quy luật vận động. Vậy nghi ngờ trong Ta đang vận động cái này. Tổng hợp lại thì Ta là cái cần tìm hiểu sâu nhất.

Thực hiện các phương pháp cụ thể như thiền, tu ép xác, mổ xẻ xem bên trong, cùng nghiên cứu sự vận động của không gian qua các tinh tú... thấy cơ thể phức tạp nhưng thống nhất.

Không hiểu mất bao vạn năm Văn Lang đã tìm ra được thuyết âm dương ngũ hành và hiểu được Đạo có trong ta.

Đã có phương pháp thực hiện đạt Đạo ngay trong đời sống này và Ta có thể tồn tại hoàn toàn vĩnh cửu cũng với thế giới này, khi cần thiết sẽ xuất hiện bất kỳ nơi đâu, bất kể thời gian nào nếu cần ngay hiện tại và chỉ hiện tại mà thôi.

Phương pháp tu tập không quá khó nhưng chỉ cần kiên trì (Nhẫn). Các minh sư yêu cầu thành "Người" trước khi thành "Tiên".

Hóa ra: chính là điều chỉnh cái Tâm (hãy tìm hiểu) của Ta nhưng luôn biến động không ngừng nghỉ trong từng sát na do cả Vũ trụ tác động, vậy phải tạo trường khí âm dương quân bình trong Tâm thì khí tụ thành Hình, không phải là chữ Không đang bàn vài nghìn năm nay (tại một thời điểm nào đó sẽ hòa nhập Đạo và ngộ) có nghĩa Ta đang là cái vai trò sinh sản của Vũ trụ thì hiểu ngay. Cũng như Bác Vô Trước luận: ra vào chỗ sống chết xem cũng như không (buộc Tâm vào cái kinh khủng nhất) theo tôi chính là then chốt cuối cùng muốn đạt đến quả vị.

Muốn chứng ai đã thành Phật, Tiên, Thánh, Thần nhờ các nhà ngoại cảm tới nói chuyện nhưng phải có duyên giống như bạn muốn gặp thủ tướng cũng chưa chắc nhưng có thể, còn không dùng phương pháp gián tiếp nói chuyện với ông bà Cửu huyền Thất tổ của mình thì biết ngay.

Cuối cùng, vai trò của ta là sống vui vẻ, OK trong khi đang tồn tại và tập để thành Tiên nhưng lại bị ràng buộc của quy luật xã hội: Vậy thì lại phải rèn luyện thành Người trong luật pháp của quốc gia (có nhiều tầng lớp trong xã hội) qua ràng buộc luân lý, chính thể...: Dân tộc (Đền Hùng) Tiên Thánh có công (Đình Đến Miếu) - Gia đình (Thờ Họ - Ông Bà) - Cá nhân (theo Đạo hoặc không cũng không quan trọng) và Chùa, Nhà thờ, Đạo quán...: duy trì tâm linh cân bằng chung cho xã hội.

Theo Hoangnt thì Đạo đạt được như thường: khoảng 5 năm đại học (cần chữ Nhẫn làm xương sống).

Hết.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sorry chưa hết:

Rèn luyện thành Đạo thì kết quả:

- Trí tuệ thông suốt.

- Tình thương rộng lớn.

- Có thể huy động một phần sức mạnh của Vũ trụ (1 tý thôi cũng quá đủ) để tác động vào xã hội, dĩ nhiên không phải toàn xã hội mà vào vị nào đang nắm vận mệnh chung.

* Phúc Lộc Thọ mãn đường *

Share this post


Link to post
Share on other sites

Daretolead sai lầm là ở chỗ này đấy, vấn đề ở đây mọi người đều hiểu là 'Đạo" là 1 thực tại, nói là vật đi cho dễ hiểu cũng được, nhưng là vật đẻ ra vũ trụ, thế giới, nó là mẹ, nguyên liệu cũng là nó, sản phẩm cũng là nó, đẻ ra xong thì nó vẫn ẩn tàng, nhúng trong vạn vật dưới dạng bản thể. Chứ không chỉ đơn thuần là mang tính hình thức "đạo lý" (chân lý cuối cùng) tồn tại theo quan niệm của riêng loài người.

Nó cũng là chân lý cuối cùng đấy, nhưng còn cao hơn, chân lý cuối cùng của sự tiến hóa (về mặt thực tại) của vạn vật. Bởi vậy mình mới nó Dare phải nghiên cứu đọc trước khái niệm này trong bài của chú Vô Trước đã, rồi hãy bàn sâu hơn, chứ đừng áp đặt ý hiểu sai rồi tranh luận.

Chính trong luận đề "Định mệnh có thật hay không" của thầy Thiên Sứ, Daretolead có đọc qua quan điểm của thầy Thiên Sứ chưa, đạo chính là "tính thấy" đấy. Cái giúp ta thấy, nhận biết được vạn vật, ngoại trừ "thấy" chính nó. Cũng chính là Thái Cực trong lý học theo chủ đề này.

Và khi đã hiểu 1 phần cơ bản nhất về Đạo như vậy thì đúng là sẽ chả ai đòi hỏi chứng đạo cả, cứ áp dụng trong cuộc sống bình thường 1 lối sống thế nào đấy, đến 1 thời điểm quả sẽ tự chín (ví dụ thực hành Bát Chính Đạo theo Phật giáo). Do đó chú Vô Trước mới nói kẻ hiểu Đạo không đòi chứng đạo là vậy. Khi đòi là có chấp trước, có ngã dậy sóng lên, đời nào chứng đạo / đạt đạo / đắc đạo / giải thoát được.

Nếu bạn muốn tìm hiểu 1 góc nhìn khác từ phía cả về lý học, hay đạo học, thì bạn nên bình tĩnh trước đã, tạm thời dẹp bỏ duy vật biện chứng, đừng lấy nó làm cột mốc để phân định vội, chỉ nên đối chiếu, so sãnh xem thiếu hụt thế nào, để hiểu thêm. Mình tin chắc ở đây không thiếu người có thể trả lời những câu hỏi của bạn. Nhưng phải với 1 tinh thần trao đổi, đừng ép buộc hay phiến diện. Các bài của thầy Thiên Sứ và chú Vô Trước hay lắm đấy.

Thân,

NA

Dare xem đây chỉ là nơi trao đổi, tranh luận để biết thêm thông tin chứ dare không đứng ra bảo vệ quan điểm hay triết thuyết của một trường phái nào cả. Tranh luận thì phải thẳng thắn chứ dare không mất bình tĩnh, mất bình tĩnh cũng đâu được gì.

Nếu đã xem đạo là một hiện thực, là cái sinh ra vũ trụ, là tâm thức, v.v...thì có khác gì mấy cái lý luận về chúa, về ý niệm tuyệt đối của duy tâm khách quan không?. Mà nó còn hạ xuống một bậc là "vật chất" hóa khái niệm Đạo. Nghe qua giải thích ban đầu thì tưởng là duy vật (dù duy vật một cách thô sơ) nhưng sau một hồi suy luận, "tu đạo" thì cuối cùng nó thành duy tâm (dare không nói hết mọi thành viên mà chỉ đưa ra nhận định chung chung vì thấy dù ai cũng nói về Đạo, hiểu Đạo nhưng cuối cùng thì mỗi người một kiểu). Các bạn nói về đạt đạo, chứng đạo mà dare không biết nó có giống với giác ngộ của Phật không? Sao Phật không nói mình đạt đạo mà nói mình giác ngộ? Phật giác ngộ điều gì? Giác ngộ là gì? Đạt đạo là gì? Khi một người nói anh ta Đạt đạo thì làm cách nào để biết thật là anh ta đạt đạo. Hiện nay đầy những ông tự nhận mình là người trời, người đạt đạo ra tay chữa bệnh, "cứu nhân độ thế" đấy thôi.

Về tiểu luận định mệnh có thật hay không của chú Thiên Sứ, dare đang tham gia phản biện đấy thôi.

Nói chung là dare thấy "đạo bất khả tri" nên mỗi người các bạn nói một kiểu, tưởng rằng cái mình biết tốt hơn cái người khác (duy vật biện chứng chẳng hạn, hay thâm chí cả các trường phái duy tâm khác) nhưng thực ra là chưa hiểu tới nơi nhưng cái ấy.

Ví dụ, diễn đàn rất thích nói về bigbang, và dù không ủng hộ thuyết bigbang, nhưng dare thấy chẳng ai hiểu đúng về bigbang cả. Muốn hiểu đúng về nó thì phải đọc xem giờ này người ta quan niệm về không thời gian như thế nào chứ không phải "từ một điểm nhỏ vô cùng, nổ ra một vụ to kinh khủng". Dare cho rằng chỉ khi hiểu về những điều này hơn (hiểu mang tính triết học) thì mới mong hiểu về Đạo, về âm dương ngũ hành hơn, rồi cải tiến nó, "phục hồi" nó, nâng nó lên một tầm mới được.

Một ví dụ khác, phần trên dare có trao đổi về mâu thuẫn, 2 mặt đối lập thì mới vỡ ra là còn hiểu lầm mâu thuẫn, 2 mặt đối lập mà duy vật biện chứng nhắc đến, và ngay cả khái niệm về chất, lượng cũng có khi còn chưa đồng tình trong khi vẫn dùng những khái niệm này trong những trao đổi của mình. Hóa ra ông nói gà, bà nói vịt. Giờ đã hiểu, biết rõ người kia đang nói về cái gì, đang dùng định nghĩa nào thì sẽ dễ hơn trong tranh luận.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hoangnt dự kiến sẽ cùng nhau thảo luận tiếp tục trong đề tài này về:

- tính tiên tri (đoán tương lai).

- Phân tích cách đặt vấn đề của bài toán không thời gian co giãn của Einstein, từ đó chỉ ra các sơ sót.

Tuy nhiên có 1 đề tài rất tuyệt vừa được đưa lên, chúng ta có thể thảo luận trước:

Bác nào giỏi toán lý... có thể cho ý kiến về Định lý 1 và 2?.

TÂM VŨ TRỤ

(TÁI BẢN LẦN THỨ 7 CÓ SỬA CHỮA VÀ BỔ XUNG)

Suốt đời tìm kiếm Tâm Vũ Trụ

Để tuổi xuân cuồn cuộn chảy về Không

Đỗ Xuân Thọ

LỜI GIỚI THIỆU

Học thuyết Tâm Vũ Trụ là một thành quả của hơn 20 năm lao động với một khát vọng cháy bỏng muốn Việt Nam có một triết học được viết thành văn, một triết học ” Made in Vietnam” của TS. Đỗ Xuân Thọ. Đây là một khát vọng rất đáng trân trọng.

Về mặt nhận thức luận thì vũ trụ quan là một sự khởi đầu vô cùng quan trọng của một học thuyết triết học. Tác phẩm Tâm Vũ Trụ là tác phẩm bàn sâu về vũ trụ quan của tác giả.

Bản nguyên của vũ trụ là một chủ đề đã được bàn tới trong các tác phẩm triết học từ thời cổ xưa cho đến bây giờ. Chủ đề này cho đến nay vẫn còn được tranh luận sôi nổi không chỉ trong triết học, tôn giáo, vật lý mà còn ngay cả trong đời sống tinh thần của mỗi người. Tác phẩm Tâm Vũ Trụ của tác giả có thể xem như vũ trụ quan của một người con của dân tộc Việt Nam.

Bằng phương pháp tiên đề và lý thuyết tập hợp, những công cụ chính xác của toán học, tác giả đã xây dựng một cách thuyết phục những luận điểm rất mới mẻ và táo bạo về vũ trụ quan trong triết học. Ví dụ khái niệm “tâm vũ trụ”; tốc độ của tư duy nhanh hơn tốc độ ánh sáng hàng tỷ lần; quan niệm về truyền thông tin và năng luợng một cách tức thời từ tâm vũ trụ đến mọi đối tượng trong vũ trụ v.v…

Một khối lượng thông tin khá lớn được truyền tải cô đọng trong bốn, năm chục trang sách khiến cho nó hơi khó đọc. Tuy nhiên phần phụ lục sẽ làm cho độc giả thích thú hơn. Trong phụ lục B, tác giả đã trình bầy phép Thiền Toán Việt Nam do chính tác giả sáng tạo và đã được tác giả lấy chính bản thân và 2 con trai của mình làm thí nghiệm và thành công đến 75 % Phép Thiền Toán Việt Nam đã được đăng trong blog của GS Ngô Bảo Châu và đặc biệt hữu ích cho việc tự học của học sinh, sinh viên.

Qua học thuyết này ta còn thấy một khát vọng nữa của tác giả là muốn “chế tạo” một thiết bị lọc sóng ý thức được lan truyền từ vô hạn các nền văn minh ngoài Trái Đất đến Trái Đất để trẻ em Việt Nam từ những bé nằm trong bụng mẹ đến các cháu thanh niên 25 tuổi được cảm thụ các bài giảng của các Giáo Sư giỏi nhất trong Vũ Trụ…và còn nhiều khát vọng khác

Những phần quan trọng nhất của tác phẩm đã được công bố trên tạp chí Triết học nên độ tin cậy của tác phẩm đã được thẩm định.

Rất hân hạnh được giới thiệu tác phẩm này, một vũ trụ quan của người Việt được viết thành văn lần đầu tiên ở Việt Nam với bạn đọc

Thạc sỹ Triết học Vũ Thị Hiên

Trường Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội

LỜI NÓI ĐẦU

Triết học với tư cách là một khoa học nghiên cứu những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy do đó đối với mỗi cá nhân, triết học là triết lý sống, là khởi nguồn của đạo đức, là khởi nguồn của niềm tin và là khởi nguồn của ý chí.

Một dòng họ được xem là phát triển nếu gia phong của dòng họ đó là phát triển, mà gia phong lại được xây dựng từ triết học mà dòng họ đó tin tưởng.

Đối với một dân tộc, triết học sinh ra bản sắc văn hóa của dân tộc đó Một dân tộc mạnh hay yếu trước hết phải đánh giá bằng thứ triết học của chính dân tộc mình.

Ngay cả khi phải tiếp thu một triết học từ bên ngoài thì bản thân dân tộc đó cũng phải có một triết học của riêng mình để với tư thế của người có chính kiến mời khách vào đàm đạo.

Triết học của một dân tộc đẻ ra bản sắc văn hóa của dân tộc đó. Triết học của một dòng họ sinh ra gia phong, nề nếp của dòng họ đó. Triết học của một cá nhân sinh ra niềm tin, tình yêu, đạo đức và ý chí của cá nhân đó.

Dân tộc Việt Nam suốt hơn 4000 năm lịch sử vẫn chưa có một triết học được viết thành văn mặc dù triết học của người Việt đã có từ thời các vua Hùng. Điều này khiến tác giả, một người con của đất Việt, quyết tâm xây dựng một triết học cho chính dòng họ mình, cho chính dân tộc mình, một triết học” Made in Vietnam”.

Sau 10 năm nghiền ngẫm tác giả đã xây dựng xong triết học Tâm Vũ trụ. Trong thời gian đó tác giả ngắt hết thông tin về triết học để không bị chi phối bởi bất kỳ tư tưởng nào.

Quyển sách mỏng này là một học thuyết thể hiện vũ trụ quan của tác giả. Học thuyết Tâm Vũ Trụ nằm trong miền giao của Triết học, Toán học và Vật lý tuy nhiên phần Triết học được nhấn mạnh nhất

Tác giả quyết định hiến dâng cho dòng họ Đỗ, dòng họ Phạm và dân tộc Việt Nam triết học Tâm Vũ Trụ của mình. Mong rằng những người con của đất Việt bổ sung vào cho đầy đủ và hoàn chỉnh để cho dân tộc ta có một triết học do người Việt Nam sang tạo.

Trong quyển sách mỏng này, công cụ mà tác giả dùng để diễn đạt là Toán học và Triết học. Xin nhấn mạnh là tác giả chỉ mượn phương pháp tiên đề và lý thuyết tập hợp của toán học như một xúc tác, như một sự gợi mở cho những ý tưởng sâu xa về triết học của bạn đọc chứ không dùng nó một cách khiên cưỡng, máy móc.

Để đọc quyển sách này, bạn đọc không cần phải chuẩn bị bất kỳ kiến thức nào khác ngoài một tư duy vững vàng về toán học và một chút hiểu biết về lý thuyết tập hợp.

Theo kinh nghiệm dạy đứa con trai trưởng của tác giải, một em học sinh lớp 6, khá về toán là có thể đọc hiểu học thuyết này

Với lòng biết ơn chân thành những ý kiến góp ý của bạn đọc, chúng tôi đã tiếp thu và sửa chữa rất nhiều nhưng chắc chắn vẫn còn thiếu sót.

Mọi ý kiến của các bạn xin gửi đến địa chỉ email:

Email : tsdoxuantho@gmail.com

ĐT: 091 411 9002

Hà nội, 25-12-2009

ĐỖ XUÂN THỌ

CHƯƠNG 1

VŨ TRỤ VÀ TÂM VŨ TRỤ

Chương 1 là chương rất quan trọng vì nó là cơ sở cho những chương sau. Chương 1 gồm ba phần: Vũ trụ, Tâm Vũ trụ và Kết luận. Chương này đã được công bố trên tạp chí Triết học tháng 1 năm 2003. Phần Tâm Vũ trụ là phần trọng tâm của chương 1.

1. VŨ TRỤ

Trước khi đưa ra những tiên đề, định lý, và hệ quả về Vũ trụ chúng ta phải xây dựng được các khái niệm cơ bản. Các khái niệm này như là vật mang tin. Nó giống như chữ viết và ký hiệu để diễn đạt một ngôn ngữ. Tuy nhiên, nội dung thông tin chứa trong chúng là vô hạn, đến mức mà cùng với sự phát triển của lý thuyết chính những khái niệm cơ bản này cũng thay đổi. Mặc dù vậy, vận tốc của sự thay đổi này là nhỏ hơn nhiều lần sự thay đổi của các tiên đề, các định lý. Nói một cách khác, chúng “ổn định” hơn các tiên đề, định lý và chúng ta có thể “cứng hoá” các khái niệm đó.

Ta sẽ bắt đầu bằng khái niệm Đối tượng. Đối tượng dùng để chỉ mọi thứ: bát cơm, manh áo, con người, trái đất, hệ mặt trời, thiên hà, ý nghĩ,khái niệm, học thuyết, xã hội, một chính thể v.v… Khái niệm Đối tượng có tác dụng tạo ra một sự khu biệt trong tư duy khi ta xét đến một vật, một thực thể, một khái niệm, một hệ thống v.v… nào đó.

Tiếp theo là khái niệm Lớp và Tập hợp. Đầu tiên ta tạm hiểu nó như khái niệm lớp và tập hợp cổ điển và tập hợp mờ theo nghĩa của Zadeh A.L. trong Toán học nhưng luôn nhớ rằng ý nghĩa của nó sâu sắc hơn nhiều. Tập hợp các học sinh trong lớp 9A, tập hợp các nhà triết học trên Trái đất, v.v… là các ví dụ về tập hợp.

Các ký hiệu {… |…} đọc là « lớp tất cả các…sao cho… », các thuật ngũ thuộc, các toán tử giao, hợp, phần bù v.v… trước hết hãy tạm hiểu như trong lý thuyết tập hợp và luôn nhớ nó có ý nghĩa sâu sắc hơn.

Khái niệm Vô cùng dùng để chỉ sự vô biên, vô tận, không bờ bến, không bị hạn chế v.v…

Duy nhất là khái niệm chỉ sự: chỉ có một không có hai.

Tiếp theo là khái niệm Vận động. Vận động có thể hiểu như sự đổi chỗ trong không gian và thời gian, sự thay đổi trong các phản ứng hoá học, sự phát triển hoặc suy thoái của một quốc gia, một học thuyết hoặc một chính thể. Nó chỉ sự sinh trưởng hoặc chết đi của một sinh vật, sự thay đổi trong tư duy của một con người v.v…

Cùng với sự vận động còn có khái niệm vận tốc, gia tốc v.v…

Mối liên hệ dùng để chỉ sự ràng buộc, liên hệ, hàm, ánh xạ, toán tử, quan hệ v.v…

Như vậy ta đã trình bầy một số khái niệm cơ bản. Nội dung thông tin chứa trong các khái niệm cơ bản là vô hạn, bởi thế không nên hy vọng có thể hiểu được ngay tức thì. Ý nghĩa của chúng sẽ hiện dần ra cùng lý thuyết.

Ta sẽ bắt đầu bằng việc đưa ra quan niệm của chúng ta về Vũ trụ.

Định nghĩa 1 :

Vũ trụ là một lớp V tất cả các đối tượng x sao cho x=x: với x là đối tượng.

Định nghĩa 1 nói lên quan niệm của chúng ta về vũ trụ, đó là một lớp các đối tượng sao cho « nó » là « nó ». Ngay sau đây ta sẽ đưa vào một tiên đề : « Mọi đối tượng trong vũ trụ đều vận động» và do đó : «nó » là « nó » nhưng không phải là « nó »…Thật kỳ diệu !

Như sau này chúng ta sẽ thấy, các đối tượng trong Vũ trụ không phải chỉ là những đối tượng rời rạc nằm cạnh nhau mà giữa chúng có những mối liên hệ chằng chịt và chính những mối liên hệ này đã liên kết các đối tượng khác nhau, thậm chí tưởng chừng đối nghich nhau trong Vũ trụ để tạo nên một Vũ trụ hiện tồn.

Cũng theo định nghĩa 1, ta thấy Vũ trụ của thiên văn học chỉ là một phần của Vũ trụ vừa được định nghĩa. Vũ trụ của thiên văn học không chứa hồn của một làn điệu dân ca Quan họ Bắc Ninh (với tư cách là một đối tượng) chẳng hạn…

Tiếp theo ta sẽ thừa nhận tiên đề thứ nhất mà hầu như mọi triết học đều công nhận

Tiên đề 1

Mọi đối tượng trong Vũ trụ đều luôn luôn vận động.

Tiên đề này cho ta thấy vận động là thuộc tính của mọi đối tượng. Mọi đối tượng trong Vũ trụ đêu vận động theo vô vàn các phương thức khác nhau.

Định lý 1

Vũ trụ là vô cùng.

Chứng minh : Để chứng minh V là vô cùng ta chỉ cần chỉ ra một tập hợp con các đối tượng của V là vô cùng. Xét tập hợp các số tự nhiên N. Rõ ràng N là tập con của V vì n : và N là vô cùng (không có phần tử lớn nhất trong N) nên V là vô cùng. Suy ra điều phải chứng minh (đ.p.c.m.)

Đến đây ta đưa ra một định lý rất quan trọng.

Định lý 2

Vũ trụ là duy nhất

CM: Giả sử V1và V2 là hai Vũ trụ khác nhau. Khi đó với đối tượng d bất kỳ thuộc V1 thì suy ra d=d do V1 là vũ trụ nên d thuộc V2 vì V2 cũng là vũ trụ. Suy ra V1 được chứa trong V2 (1). Ngược lại với đối tượng d bất kỳ thuộc V2 thì d =d do V2 là vũ trụ nên d thuộc V1 vì V1 cũng là vũ trụ. Suy ra V2 được chứa trong V1 (2). Từ (1) và (2) suy ra V1=V2. Suy ra đ.p.c.m.

Định lý 2 khẳng định Vũ trụ của chúng ta là duy nhất, không có Vũ trụ thứ hai.

Định lý 3

Giữa hai đối tượng bất kỳ trong Vũ trụ bao giờ cũng tồn tại ít nhất một mối liên hệ

CM: Giả sử A và B là hai đối tượng bất kỳ trong Vũ trụ. Khi đó mối liên hệ “A và B cùng vận động” hiển nhiên là một trong các mối liên hệ giữa A và B => đ.p.c.m

Định lý này thật ra là nguyên lý về mối liên hệ phổ biến mà Hêghen đã đề cập nhưng chưa được chứng minh chặt chẽ. Nó được Hêghen xem như một tiên đề.

Từ nay, khi nói đến một đối tượng ta phải hiểu nó cùng với tập hợp các mối liên hệ của nó với các đối tượng khác. Đôi khi để nhấn mạnh ta sẽ gọi là đối tượng đầy đủ.

Như đã nói ở trên, các đối tượng trong Vũ trụ liên kết với nhau vô cùng chặt chẽ bởi các mối liên hệ. Các mối liên hệ này có được là nhờ các đối tượng trong Vũ trụ nhưng chính chúng lại làm cho Vũ trụ này là duy nhất. Hơn thế nữa chính chúng lại là các đối tượng và bởi thế nó luôn luôn vận động và phát triển.

Vũ trụ của chúng ta thật vô cùng vô tận mà sống động. Đó là Vũ trụ duy nhất, không có Vũ trụ thứ hai.

2. TÂM VŨ TRỤ

Đến đây ta sẽ đưa vào một khái niệm mới – Tâm Vũ trụ. Khái niệm này được trình bày một cách ngắn gọn nhất nên nó là một khái niệm hết sức trừu tượng nhưng lại là khái niệm trung tâm của chương này. Chúng ta sẽ bắt đầu bằng một định nghĩa ngắn gọn:

Định nghĩa 2

Tâm Vũ Trụ là một đối tượng TVT sao cho TVT là miền giao của mọi đối tượng của vũ trụ : TVT =

Định nghĩa này cho ta thấy Tâm Vũ trụ là cái chung nhất của tất cả các đối tượng trong Vũ trụ. Nó là “Thuộc tính” có trong mọi đối tượng.

Ngay sau đây ta sẽ chứng minh hai định lý mang tính nhận thức luận.

Định lý 4

Tâm Vũ Trụ là tồn tại :

CM: Ta phải chứng minh miền giao của mọi đối tượng trong Vũ trụ là khác trống. Thật vậy vì tính vận động là có trong mọi đối tượng như tiên đề 1 đã khẳng định nhưng tính vận động đến lượt nó lại là một đối tượng trong Vũ trụ nên giao của mọi đối tượng trong Vũ trụ chứa đối tượng vận động nên rõ ràng khác trống => đ.p.c.m.

Để ý rằng vận động chỉ là một trong các thành tố tạo nên Tâm Vũ trụ. Vận động chỉ là một biểu hiện của Tâm Vũ trụ. Hay nói cách khác, chính vì các đối tượng luôn vận động mà chúng ta cảm nhận thấy sự tồn tại của Tâm Vũ trụ. Ngoài vận động, Tâm Vũ trụ có thể còn những thành tố khác.

Định lý 5

Tâm Vũ Trụ là duy nhất

CM : Giả sử TVT1 và TVT2 đều là Tâm Vũ trụ. Ta phải chứng minh TVT1 trùng với TVT2. Thật vậy vì TVT1 là Tâm Vũ trụ và TVT2 là một đối tương nên

TVT1 Ì TVT2 (TVT1 được chứa trong TVT2) (1).

Vì TVT2 là Tâm Vũ trụ và TVT1 là một đối tượng nên

TVT2 Ì TVT1 (TVT2 được chứa trong TVT1) (2)

Từ (1) và (2) suy ra TVT1 º TVT2 (TVT1 trùng với TVT2) => đ.p.c.m

Như vậy chúng ta đã định nghĩa Tâm Vũ trụ và chứng minh hai định lý hết sức quan trọng khẳng định Tâm Vũ trụ là tồn tại và duy nhất. Tuy nhiên, cách chứng minh của hai định lý trên mới chỉ chỉ ra một cách định tính sự tồn tại và duy nhất cuả Tâm Vũ trụ.

Ngay tại đây chúng ta sẽ đưa ra một hệ quả trực tiếp từ định nghĩa Tâm Vũ trụ:

Định lý 6

Tâm Vũ Trụ có trong mọi đối tượng

CM: Tâm Vũ trụ là miền giao của mọi đối tượng và Tâm Vũ trụ tồn tại duy nhất. Theo định nghĩa phép giao trong lý thuyết Tập hợp suy ra nó có trong mọi đối tượng trong Vũ trụ. (đ.p.c.m.)

Thực ra, đã từ lâu loài người đã cảm nhận được sự tồn tại của Tâm Vũ trụ và gọi nó với các cái tên khác nhau như: Thuộc tính, Bản chất, Tạo hoá, Chân lý Tối thượng, Tự nhiên, Trời, Thượng đế v.v… Nhưng có thể nói khái niệm Tâm Vũ trụ ở đây rành mạch, sâu sắc và tổng quát hơn nhiều những khái niệm kể trên.

Đến đây ta đưa vào một khái niệm cơ bản nữa đó là một khái niệm hóc hiểm : Thời gian

Thời gian là một đại lượng biến thiên và là thành phần của một hệ thống đo lường được dùng để diễn tả trình tự xảy ra của các sự kiện, để so sánh độ dài của các sự kiện, và khoảng cách giữa chúng, để lượng hóa chuyển động của các đối tượng. …Như vậy thời gian là một thành tố tạo nên khái niệm vận động do đó ta có ngay một định lý

Định lý 7

Tâm Vũ Trụ chứa thời gian

CM :Theo tiên đề 1, mọi đối tượng đều vận động mà thời gian là một thành tố tạo nên vận động do đó mọi đối tượng đều chứa thời gian. Theo định nghĩa Tâm Vũ Trụ suy ra Tâm Vũ Trụ chứa thời gian. Đ.p.c.m.

Hai đối tượng khác nhau có thời gian khác nhau. Ta gọi thời gian của chúng là thời gian tương đối.

Thời gian ở Tâm Vũ Trụ được gọi là thời gian tuyệt đối

Tâm Vũ trụ huyền ảo vô cùng. Nó có trong mội đối tượng nhưng hiểu được nó là vô cùng khó khăn, Nó là thuộc tính, nó là bản chất chung nhất của mọi đối tượng. Nó chứa các quy luật tự nhiên phổ quát nhất. Nó là chân lý Tối thượng của mọi chân lý Tối thượng. Nó là siêu hạt cơ bản của mọi hạt cơ bản tạo nên mọi vật.

Định lý 8

Mọi đối tượng trong Vũ trụ không tự nhiên mất đi một cách vĩnh viễn mà chỉ biến đổi từ dạng này sang dạng khác.

CM : Giả sử rằng A là một đối tượng bất kỳ trong Vũ trụ. Khi đó theo định lý 6, A chứa Tâm Vũ trụ. Nếu A bị mất đi vĩnh viễn suy ra Tâm Vũ trụ sẽ bị mất đi vĩnh viễn. Điều này trái với hai định lý về sự tồn tại và duy nhất của Tâm Vũ trụ. Suy ra đ.p.c.m.

Đối với những đối tượng hữu hình thì định lý trên là một điều dễ hiểu. Nhưng đối với những đối tượng vô hình như truyền thống dân tộc, một nền văn hoá, một học thuyết, một ý thức của một con người v.v…thì việc nhận thức được như vậy không phải luôn luôn dễ ràng.

Nếu ta xem các hệ thống triết học hoặc các tôn giáo chỉ là những đối tượng thì một hệ quả nữa có thể được rút ngay ra từ định lý Tâm vũ trụ là duy nhất là:

Định lý 9

Đối với mọi triết học chỉ có một chân lý tối thượng.

Đối với mọi tôn giáo chỉ có một Thượng Đế.

Các khuynh hướng tư tưởng có thể khác nhau, thậm trí tưởng chừng đối lập nhau một mất một còn nhưng chúng vẫn có một miền giao khác trống (ví dụ Tâm Vũ trụ), bởi vậy xu thế đối thoại thay thế cho sự đối đầu, loại trừ nhau đang trở thành xu thế của thời đại.

Ta có thể hình dung ra một sự hợp nhất vĩ đại trong tương lai – Sự thống nhất các triết học và sự hợp nhất các tôn giáo trên phạm vi toàn cầu và toàn Vũ trụ.

3. KẾT LUẬN CỦA CHƯƠNG 1

Vũ trụ là vô cùng vô tận nhưng duy nhất, không có Vũ trụ thứ hai. Các đối tựợng trong Vũ trụ không ngừng vận động. Tâm vũ trụ là miền giao của mọi đối tượng nên nó có trong mọi đối tượng. Nó tồn tại và duy nhất. Tâm Vũ trụ là khái niệm mạnh hơn khái niệm chân lý tuyệt đối, siêu hạt cơ bản v.v… Nó huyền ảo, lung linh. Nó có mặt ở khắp nơi nhưng không thể thấy được và không thể nắm bắt được. Nó là chân lý Tuyệt đối của mọi chân lý tuyệt đối. Nó là Siêu hạt cơ bản có trong mọi hạt cơ bản để tạo nên mọi vật. Tâm Vũ trụ chứa toàn bộ sức mạnh của Vũ trụ.

Những cái đầu mạnh nhất của loài người chỉ có thể hiểu được những vùng lân cận của Tâm Vũ trụ, hiểu được Tâm vũ trụ là hiểu được cả Vũ trụ.

Nếu xem mỗi con người, mỗi vật là các đối tượng thì Tâm vũ trụ không ở đâu xa mà ở trong chính lòng ta, ở chính trong tâm trí ta, ở chính trong các vật giản dị nhất.

Không có đối tượng nào mất đi một cách vĩnh viễn mà nó chỉ biến đổi từ dạng này sang dạng khác, kể cả những đối tượng hữu hình hoặc vô hình.

Tâm vũ trụ tồn tại và duy nhất càng khẳng định Vũ trụ này là thống nhất mặc dù các đối tượng thuộc Vũ trụ là cực kỳ phong phú muôn hình vạn trạng. Trước khi hiểu được Tâm Vũ trụ, những khuynh hướng tư tưởng của loài người nằm ở lân cận Tâm Vũ trụ bởi thế chúng là những cánh hoa cùng chung một nhụy và vô cùng đa dạng.

Vũ trụ của chúng ta đa dạng mà thống nhất, thống nhất trong sự đa dạng.

Cuối cùng chúng tôi xin có một vài lời trước khi kết thúc chương 1.

Thực ra có một sự tiếp cận khác đối với Vũ trụ và Tâm Vũ trụ. Cách tiếp cận đó là đầu tiên ta xây dựng các Vũ trụ sau đó hợp chúng lại để có Vũ trụ duy nhất. Tương tự, ta cũng xây dựng các Tâm Vũ trụ sau đó dùng phép giao để có một Tâm Vũ trụ duy nhất.

Cách tiếp cận này dễ được chấp nhận vì nó đi theo một mạch tư duy thông thường của loài người nhưng tiếc thay số trang viết sẽ lên đến hàng trăm trang.

Cách tiếp cận như vừa trình bầy là một cách tiếp cận cô đọng và có tính khái quát cao tuy nhiên mới đọc ta cảm thấy hơi khiên cưỡng. Rất mong bạn đọc thông cảm.

CHƯƠNG 2

TÂM VŨ TRỤ VÀ THÔNG TIN

Trong chương 1 đã đưa ra định nghĩa Tâm Vũ trụ đồng thời chứng minh một số định lý và hệ quả liên quan tới Tâm Vũ trụ. Hai định lý khẳng định Tâm Vũ trụ là tồn tại và duy nhất đã được chứng minh. Tuy nhiên các chứng minh này mới chỉ dừng lại ở việc chỉ ra một cách định tính sự tồn tại và duy nhất của Tâm Vũ trụ. Ngoài vận động ra, Tâm Vũ trụ còn có thành tố nào nữa không?

Trong chương này, chúng tôi sẽ trình bầy định nghĩa về thông tin đồng thời chứng minh thông tin là một thành tố nưã tạo nên Tâm Vũ trụ sau đó đưa ra một số định lý, hệ quả và kết luận liên quan.

Công cụ để diễn đạt trong chương 1 là lý thuyết Tập hợp và phương pháp tiên đề. Tuy nhiên cần nhấn mạnh là trong chương 1 chỉ mượn một cách tạm thời công cụ trên để làm công cụ diễn đạt. Ý nghĩa triết học nằm đằng sau những suy luận Toán học đó sâu sắc hơn nhiều. Trong chương này chúng tôi vẫn sử dụng công cụ trên .

Bây giờ chúng ta sẽ đi vào nội dung của chương này. Trước hết ta sẽ đưa ra khái niệm thông tin.

1. THÔNG TIN

Trong Tin học định nghĩa: “Mọi yếu tố đem lại sự hiểu biết đều được gọi là thông tin”. Nhưng định nghĩa này mới nói đến sự hiểu biết của con người nên chưa tổng quát. Một số nhà triết học mô tả khái niệm thông tin như sau: Mọi vật trong thế giới tự nhiên đều có thuộc tính phản ánh khi bị tác động bởi một vật khác. Quá trình này được gọi là quá trình nhận thông tin, xử lý thông tin và đưa ra kết quả của sự xử lý.

Để thống nhất, chúng tôi đưa ra định nghĩa về khái niệm cơ bản này như sau và sẽ dùng nó trong toàn bộ tác phẩm:

Định nghĩa 3:

Giả sử A và B là hai đối tượng bất kỳ trong Vũ Trụ, ta gọi tập hợp tất cả những mối liên hệ giữa A và B là thông tin giữa A và B. A được gọi là nội dung thông tin của A trong B và ngược lại B được gọi là nội dung thông tin của B trong A. Bản thân tập hợp các mối liên hệ giữa A và B, đôi khi để nhấn mạnh ta gọi là vật mang tin.

Như vậy thông tin bao gồm nội dung thông tin và vật mang tin. Định nghĩa trên đảm bảo độ khái quát cao của khái niệm thông tin.

Bây giờ ta sẽ bàn đến Tâm Vũ trụ và thông tin.

2. TÂM VŨ TRỤ VÀ THÔNG TIN

Trước hết ta chứng minh một định lý vô cùng quan trọng khẳng định thông tin như một thành tố nữa ngoài vận động có ở Tâm vũ trụ.

Định lý 10 :

Tâm vũ trụ chứa thông tin.

CM: Theo định lý về mối liên hệ phổ biến trong chương 1 khẳng định với hai đối tượng bất kỳ trong vũ trụ bao giờ cũng tồn tại ít nhất một mối liên hệ. Trong trường hợp đặc biệt, với một đối tượng A bất kỳ của vũ trụ thì A có ít nhất một mối liên hệ với chính nó Theo định nghĩa 3 vừa nêu trên suy ra thông tin là thuộc tính của mọi đối tượng trong Vũ trụ và do đó, theo định nghĩa Tâm vũ trụ trong chương 1 suy ra Tâm vũ trụ chứa thông tin (đ.p.c.m).

Định lý 10 vừa nêu đã cho ta thấy có thêm một thành tố nữa ngoài tính vận động và thời gian ở Tâm vũ trụ: đó là thông tin.

Ở đây cần nhấn mạnh là vì nhận thức của chúng ta mới chỉ ở lân cận U(TVT) của Tâm vũ trụ nên chưa hiểu một cách chính xác về Tâm vũ trụ vì thế mới sinh ra việc phát hiện thành tố này thành tố kia tạo nên Tâm vũ trụ chứ thực chất, nếu suy cho cùng các thành tố đó chỉ là một. Điều này được suy ra từ định lý Tâm vũ trụ là duy nhất. Tuy nhiên xem xét Tâm vũ trụ từ nhiều phía sẽ cho ta một hình ảnh rõ hơn về Tâm vũ trụ. Chúng ta sẽ thu hẹp dần lân cận U(TVT) của Tâm vũ trụ trong chúng ta càng nhiều càng tốt.

Đến đây ta đưa ra một định lý thứ hai:

Định lý 11:

Thông tin giữa hai đối tượng bất kỳ trong Vũ trụ bao giờ cũng phải thông qua Tâm vũ trụ.

CM: Giả sử A và B là hai đối tượng bất kỳ trong Vũ trụ và f là một mối liên hệ bất kỳ nào đó giữa A và B. Theo định nghĩa 3 suy ra f là một thông tin giữa A và B. Nhưng đến lượt mình, f lại là một đối tượng trong Vũ trụ. Theo định lý 6 trong chương 1 suy ra f phải chứa Tâm vũ trụ. Hay nói cách khác f phải thông qua Tâm vũ trụ. Suy ra điều phải chứng minh (đ.p.c.m).

Định lý 11 rất quan trọng bới nó cho ta một định lý trực tiếp:

Định lý 12:

Tâm vũ trụ chứa toàn bộ thông tin của mọi đối tượng trong Vũ trụ

CM: Giả sử A là một đối tượng bất kỳ trong Vũ trụ có một phần F(A) các thông tin không có ở Tâm Vũ trụ. Từ điều này suy ra tồn tại thông tin f của F(A) không thông qua Tâm Vũ trụ. Điều này trái với định lý 11 suy ra đ.p.c.m.

Định lý 12, một lần nữa khẳng định nếu hiểu được Tâm vũ trụ thì ta có thể hiểu được toàn bộ Vũ trụ. Ta có thể ví một cách thô thiển Tâm Vũ trụ như là một chiếc máy tính chủ chứa toàn bộ thông tin của mọi đối tượng trong Vũ trụ. Các đối tượng trong Vũ trụ muốn “liên lạc” với nhau đều phải thông qua chiếc máy chủ Vĩ đại này.

Bây giờ chúng ta đưa ra một định lý cực kỳ quan trọng liên quan tới vận tốc truyền thông tin của Tâm Vũ trụ.

Định lý 13:

Tâm vũ trụ truyền thông tin đến mọi đối tượng trong Vũ trụ là tức thời.

CM: Ta chứng minh bằng phản chứng. Giả sử tồn tại một đối tượng A trong Vũ trụ nhận thông tin từ Tâm vũ trụ đến mình là không tức thời. Suy ra tại một thời điểm t0 nào đó giữa A và Tâm vũ trụ không có một mối liên hệ nào. Vì Tâm Vũ trụ cũng là một đối tượng nên điều này trái với định lý về mối liên hệ phổ biến trong chương 1 suy ra (đ.p.c.m).

Định lý 13 cho ta khả năng giải thích một điều rất khó hiểu trong Định lý 6 của chương 1: “Tâm vũ trụ có trong mọi đối tượng”.

Tại sao có vô vàn các đối tượng trong Vũ trụ mà đối tượng nào cũng chứa Tâm vũ trụ trong khi Tâm vũ trụ là duy nhất? Thì ra các đối tượng trong Vũ trụ chỉ chứa nội dung thông tin của Tâm vũ trụ trong nó hay nói cách khác, các đối tượng trong Vũ trụ chỉ chứa “ảnh” của Tâm vũ trụ. Vì việc truyền thông tin từ Tâm vũ trụ đến các đối tượng là tức thời nên sự phân biệt Tâm vũ trụ và ảnh của Tâm vũ trụ là cực kỳ khó khăn. Đôi khi ta cảm thấy chúng chỉ là một. Thậm chí, việc tách chúng làm hai, cho dù trong tư duy cũng là khiên cưỡng. Chính vì điều này mà định lý 6 trong chương 1 không hề mâu thuẫn.

Từ định lý 13 ta suy ra ngay một định lý quan trọng nữa:

Định lý 14:

Vận tốc của ánh sáng

c »300000 km/s (c gần bằng 300000 km/s)

không phải là giới hạn vận tốc của các thông tin trong Vũ trụ

CM : Ta chỉ cần chỉ ra vận tốc truyền thông tin giữa hai đối tượng nào đó lớn hơn vận tốc ánh sáng c là đủ. Giả sử A và B là hai đối tượng cách nhau 10 tỷ km, f là một thông tin giữa A và B và d là quãng đường mà f phải đi. Theo định lý 11 f phải đi qua TVT. Vì vậy d=d1+d2, trong đó d1 là khoảng cách từ A đến TVT và d2 là khoảng cách từ TVT đến B.Theo định lý 12 suy ra thời gian t1 để f đến TVT là tức thời (gần bằng 0) . Theo định lý 13, thời gian t2 để f đi từ TVT đến B là tức thời (gần bằng 0). Vận tốc trung bình của f trên d1 là v1=d1/t1. Do t1 tiến tới 0 nên v1 tiến tới vô cùng. Tương tự vận tốc trung bình của f trên d2 là v2=d2/t2. Do t2 tiến tới 0 nên v2 tiến tới vô cùng.Từ đó suy ra vận tốc v của f đi từ A đến B là vô cùng lớn. A và B cách nhau 10 tỷ km nên rõ ràng v>>c rất nhiều lần. đ.p.c.m.

Định lý 14 cho ta thấy tiên đề Einstein không còn đúng trong Vũ trụ của chúng ta nữa.

Thông tin giữa Tâm vũ trụ và một đối tượng bất kỳ trong Vũ trụ không chỉ diễn ra theo một chiều từ Tâm vũ trụ đến đối tượng đó mà còn có thông tin ngược từ đối tượng đó đến Tâm vũ trụ. Sự thông tin giữa hai đối tượng bất kỳ đều phải đi qua “Máy Chủ” vĩ đại- Tâm vũ trụ.

3.KẾT LUẬN CỦA CHƯƠNG 2

+Như vậy, ngoài vận động và thời gian, Tâm vũ trụ còn chứa một thành tố nữa đó là thông tin. Tuy nhiên thông tin và vận động thực chất là một. Thông tin là một dạng của vận động và ngược lại vận động chỉ là một biểu hiện của thông tin. Hai khái niệm này suy cho tới cùng chúng như là tách ra mà lại dường như là một.

+Với việc chứng minh có những thông tin vượt vận tốc ánh sáng hàng triệu triệu lần, ta có thể thấy hàng ngày, hàng giờ, hàng giây, hàng micro giây v.v… chúng ta, những người trên Trái đất vẫn nhận được thông tin từ vô vàn các nền văn minh ngoài Trái đất đến Trái đất, đến chúng ta thông qua Tâm Vũ trụ. Vì có các nền văn minh yếu hơn Trái đất và có những nền văn minh mạnh hơn Trái đất nên trong mỗi con người đều có cái ác và cái thiện, có đê hèn và cao thượng, có ngu xuẩn và thông minh, có hận thù và tình yêu v.v… Để vươn tới cái thiện, cái tốt, cái hoàn mỹ v.v… thì ta phải luôn hướng tới Tâm Vũ trụ tức là sống, hành động và tư duy phù hợp với những quy luật phổ quát nhất của Vũ trụ.

+Thông tin từ một đối tượng bất kỳ đến chúng ta đều phải thông qua Tâm Vũ trụ. Điều này cho ta một nhận thức luận quan trong là: nếu nghiên cứu kỹ càng, cùng kiệt một đối tượng bất kỳ, cho dù đối tượng đó tầm thường đến mức nào ta cũng tìm thấy chân lý vĩ đại thậm chí là chân lý tối thượng.

+Gần đây có những luận thuyết cho là mọi đối tượng trong Vũ trụ đã được lập trình sẵn bới một đấng Tối cao nào đó và rằng mọi đối tượng, đặc biệt là con người là đã “an bài ” và không tránh khỏi “số mệnh”. Điều này mới chỉ đúng một nửa. Như trên đã nói thông tin giữa Tâm vũ trụ và một đối tượng bất kỳ là một thông tin hai chiều. Đến một lúc nào đó, khi chúng ta hiểu sâu sắc hơn về Tâm vũ trụ thì rất có thể có những “hacker” truy nhập vào “chiếc máy chủ vĩ đại” –Tâm vũ trụ để chỉnh lại một đoạn mã nào đó làm thay đổi “định mệnh” của mình và của cả một Dân tộc.

CHƯƠNG 3

TÂM VŨ TRỤ VÀ NĂNG LƯỢNG

Trong chương 1 và chương 2 đã khẳng định Tâm Vũ trụ chưa 3 thành tố: Vận động, thời gian và Thông tin. Trong chương này chúng tôi sẽ mô tả khái niệm Năng lượng và khẳng định năng lượng là một thành tố thứ 4 có ở Tâm Vũ trụ. Việc chứng minh Tâm Vũ Trụ chứa toàn bộ năng lượng của vũ trụ và truyền năng lượng đó đến từng đối tượng một cách tức thời sẽ cho ta một vũ trụ quan mới mẻ.

Trước khi đưa ra các định lý, hệ quả và kết luận liên quan ta hãy xây dựng khái niệm cơ bản – Năng lượng.

1. NĂNG LƯỢNG

Năng lượng lượng là một khái niệm mà hầu như ai cũng biết nhưng để hiểu thấu đáo về nó, đặc biệt khi ta nói đến năng lượng của các đối tượng phi vật lý, phi vật thể thì không phải bao giờ ta cũng đi đến chỗ nhất trí. Trong bài viết này chúng tôi dùng năng lượng với nghĩa tổng quát sau đây:

Định nghĩa 4

Giả sử A là một đối tượng bất kỳ trong Vũ trụ. Mọi yếu tố gây ra sự vận động của A đều được gọi là năng lượng có trong A.

Trong chương 1 chúng tôi đã đưa ra khái niệm vận động. Ở đây cần nhắc lại và bổ sung như sau: Vận động là khái niệm chỉ sự đổi chỗ trong không gian; sự thay đổi trong các phản ứng hoá học; sự hưng thịnh hoặc suy thoái của một quốc gia, một thể chế; sự sinh trưởng hoặc diệt vong của các sinh vật; sự thay đổi tư duy của một con người; sự chuyển động của các thông tin v.v…

Năng lượng là yếu tố gây ra sự vận động của một đối tượng bất kỳ. Không có sự vận động nào mà không cần đến năng lượng.

2. TÂM VŨ TRỤ VÀ NĂNG LƯỢNG

Đến đây, ta đưa ra một định lý khẳng định năng lượng là một thành tố thứ ba có ở Tâm Vũ trụ.

Định lý 15

Tâm Vũ trụ chứa năng lượng.

CM: Giả sử A là một đối tượng bất kỳ trong Vũ trụ. Theo tiên đề 1 trong chương 1 suy ra A vận động. Theo mô tả khái niệm năng lượng suy ra A chứa năng lượng. Hay nói cách khác, A có năng lượng là một thuộc tính của A. Theo định nghĩa Tâm Vũ trụ trong chương 1 suy ra Tâm Vũ trụ chứa năng lượng. Suy ra đ.p.c.m.

Như vậy, ta đã chứng minh mọi đối tượng trong Vũ trụ đều có năng lượng. Năng lượng là nguyên nhân sinh ra vận động nhưng năng lượng được biết đến thông qua vận động. Vì bản thân năng lượng cũng là một đối tượng trong Vũ trụ nên nó, tuân theo tiên đề 1 trong chương 1 cũng không ngừng vận động.

Thông tin là một dạng của vận động nên để truyền thông tin giữa các đối tượng cũng cần phải có năng lượng. Ngược lại, năng lượng mà hai đối tượng truyền cho nhau chính là mối quan hệ của hai đối tượng đó nên năng lượng cũng chính là thông tin.

Tóm lại, ba thành tố: vận động, thông tin và năng lượng tạo nên Tâm Vũ Trụ, nếu suy cho đến kiệt cùng thì chỉ là một mà thôi. Tuy nhiên, vẫn cần nhắc lại là sự hiểu biết của chúng ta mới chỉ ở một lân cận U(TVT) nào đó của Tâm Vũ trụ nên việc nhìn Tâm Vũ trụ từ nhiều phía sẽ cho ta hình ảnh rõ hơn về nó.

Đến đây ta bàn đến việc truyền năng lượng giữa các đối tượng trong Vũ trụ. Ta sẽ chứng minh một định lý nói về cơ chế chung nhất của việc truyền năng lượng giữa chúng

Định lý 16

Năng lượng được truyền giữa hai đối tượng bất kỳ trong Vũ trụ đều phải thông qua Tâm Vũ trụ.

CM: Giả sử A và B là hai đối tượng bất kỳ trong Vũ trụ. E là năng lượng được truyền giữa A và B. Khi đó rõ ràng E là mối liên hệ giữa A và B. Theo định nghĩa thông tin trong chương 2 suy ra E là thông tin giữa A và B. Theo định lý 11 trong chương 2, E phải thông qua Tâm Vũ trụ. Suy ra đ.p.c.m.

Giống như chương 2, định lý này cho ta một định lý rất quan trọng

Định lý 17

Tâm Vũ trụ chứa toàn bộ năng lượng của các đối tượng trong Vũ trụ

CM: Giả sử tồn tại một đối tượng A mà năng lượng E của nó có một phần năng lượng E(A) không chứa trong Tâm Vũ trụ. Khi đó nếu A truyền năng lượng e thuộc E(A) cho bất cứ đối tượng nào thì e cũng không thông qua Tâm Vũ trụ. Điều này mâu thuẫn với định lý 16. Suy ra đ.p.c.m.

Như vậy chúng ta đã chứng minh được một điều vô cùng quan trọng là: cùng với việc nắm giữ toàn bộ thông tin, Tâm Vũ trụ còn chứa toàn bộ năng lượng của mọi đối tượng trong Vũ trụ.

Tiếp theo ta sẽ chứng minh một định lý liên quan tới vận tốc của việc truyền năng lượng từ Tâm vũ trụ đến các đối tượng.

Định lý 18:

Năng lượng được truyền từ Tâm Vũ trụ đến mọi đối tượng trong Vũ trụ là tức thời .

CM: Ta chứng minh bằng phản chứng. Giả sử A là một đối tượng bất kỳ nào đó mà nhận năng lượng từ Tâm Vũ trụ đến nó là không tức thời. Khi đó tồn tại thời điểm to nào đó sao cho A không có năng lượng. Hay nói cách khác tại thời điểm to đó A không vận động. Điều này trái với tiên đề 1 trong chương 1. Suy ra đ.p.c.m.

Như vậy ta đã chứng minh bốn định lý nói tới năng lượng cho ta xem xét lại bức tranh toàn cảnh của Vũ trụ.

3. KẾT LUẬN CỦA CHƯƠNG 3

Vì Vũ trụ là vô cùng vô tận nên nguồn năng lượng ở Tâm Vũ trụ là vô cùng vô tận. Nguồn năng lượng vĩ đại này cung cấp năng lượng cho từng đối tượng trong Vũ trụ một cách tức thời khiến cho ta có cảm giác năng lượng đó đã có sẵn, tiềm ẩn trong đối tượng đó.

Bất cứ đối tượng nào muốn truyền năng lượng cho đối tượng khác đều phải truyền thông qua Tâm Vũ trụ. Điều này là mới mẻ đối với quan niệm xưa của chúng ta.

Nếu chúng ta sống càng gần Tâm Vũ trụ, tức là sống phù hợp với các quy luật phổ quát nhất thì trí tuệ càng minh mẫn vì Tâm Vũ trụ là miền giao của các chân lý vĩ đại. Sống càng gần Tâm Vũ trụ thì sức khoẻ càng được nâng cao vì Tâm Vũ trụ chứa toàn bộ năng lượng của Vũ trụ.

Quốc gia nào có một xã hội và tổ chức nhà nước càng gần Tâm Vũ trụ tức là phù hợp với các quy luật phổ quát nhất của Vũ trụ thì quốc gia đó càng hùng mạnh.

Bất cứ hành vi nào của con người, dù có giữ bí mật đến đâu vẫn để lại dấu vết ở Tâm Vũ trụ vì Tâm Vũ trụ chứa toàn bộ thông tin của Vũ trụ.

CHƯƠNG 4

VŨ TRỤ Ý THỨC

Chúng ta lại tiến thêm một bước về phía Tâm Vũ Trụ để khám phá những thành tố mới mà trong một chừng mực nào đó có thể nói là sâu sắc hơn các thành tố vận động, thời gian, thông tin và năng lượng được mô tả trong ba chương đầu của học thuyết Tâm Vũ Trụ. Đó là ý thức.

Trong chương này chúng ta sẽ xây dựng khái niệm ý thức và Vũ Trụ Ý Thức. Việc mô tả loài người trên Trái Đất như những đối tượng khác trong Vũ Trụ đã và đang được nhúng trong Vũ Trụ Ý Thức Vyt, luôn được nuôi dưỡng bởi vô hạn song ý thức (SYT) của Vyt là một sự chứng minh chặt chẽ rằng : ngoài thức ăn, nước, khí trời…(những thứ hữu hình) ra loài người còn cần đến SYT để tồn tại. Một vài ứng dụng của SYT cũng được trình bầy một cách ngắn gọn.

Vật Chất sẽ được đưa vào chút ít trong chương này để tạo sự cân đối của lý thuyết.

1.Ý THỨC

Trước hết, ta đưa vào hai khái niệm cơ bản : đối tượng hữu hình và đối tượng vô hình

Định nghĩa 5:

Đối tượng hữu hình là đối tượng có kích thước hình học

Cái bàn, cái cốc, thân thể con người, con sông, dãy núi, trái đất, hạt nhân nguyên tử, hạt quắc, các phô tông ánh sáng, thân xác các siêu vi khuẩn. v.v… là các ví dụ về các đối tượng hữu hình

Định nghĩa 6:

Đối tượng vô hình là đối tượng không có kích thước hình học

Tư duy, ý nghĩ, khái niệm, truyền thống, tình yêu, hạnh phúc, lòng căm thù, tính cao thượng, linh hồn, điểm hình học, văn hoá phi vật thể…v.v…là các ví dụ về các đối tượng vô hình.

Vì các đối tượng hữu hình hay đối tượng vô hình đều là đối tượng trong Vũ Trụ nên theo định lý 6 chúng đều chứa Tâm Vũ Trụ. Điều này suy ra khi tiến tới Tâm Vũ Trụ đối tượng vô hình và đối tượng hữu hình chỉ là một.

Do đó ta có định lý 19

Định lý 19:

Tâm Vũ Trụ vừa là đối tượng hữu hình vùa là đối tượng vô hình

Đừng nghĩ rằng đối tượng vô hình không có năng lượng. Thật vậy vì đối tượng vô hình cũng chứa Tâm Vũ Trụ mà năng lượng là thành tố của Tâm Vũ Trụ nên đối tượng vô hình vẫn có năng lượng

Đến đây chúng ta phát biểu một định nghĩa nói lên quan điểm rứt khoát của chúng ta về ý thức.

Định nghĩa 7:

Giả sử A là một đối tượng đầy đủ bất kỳ trong vũ trụ. Ý thức của A là lớp tất cả các thành tố vô hình tạo nên A.

Như vậy ý thức của A bao gồm lớp những phần vô hình trong A và lớp tất cả các mối liên hệ vô hình của A với mọi đối tượng trong Vũ Trụ

Ở đây ta thấy khái niệm ý thức của chúng ta tường minh, tổng quát và sâu sắc hơn tất cả những quan niệm về ý thức của loài người trước đây.

Tiếp theo đây ta sẽ chứng minh một định lý cực kỳ quan trọng

Định lý 20:

Tâm Vũ trụ chứa ý thức

.CM: Theo định lý 19 Tâm Vũ Trụ vừa là đối tượng hữu hình vừa là đối tượng vô hình nên theo định nghĩa 7 suy ra Tâm Vũ Trụ chứa ý thức (đ.p.c.m.)

Định lý 21:

Mọi đối tượng trong Vũ trụ đều có ý thức

CM: Giả sử A là một đối tượng bất kỳ trong Vũ trụ., theo định lý 6, A chứa Tâm Vũ Trụ . Vì Tâm Vũ Trụ chứa ý thức nên A có ý thúc Suy ra điều phải chứng minh (đ.p.c.m).

Mọi đối tượng đều có ý thức kể cả những vật mà loài người cho là vô tri nhất. Do khái niệm về đối tượng vô hình và định nghĩa ý thức suy ra hòn đá có hồn của hòn đá, nó cũng có các cảm xúc như yêu thương, giận hờn v.v… và ta có thể giao tiêp với nó. Định lý 20 còn cho ta giải thích tại sao loài người, đặc biệt là trong văn chương lại có loại văn nhân cách hoá; tại sao loài người lại thờ nhiều thần như thế : thần biển, thần núi, thần gió, thần mặt trời v.v…; tại sao lại có các khái niệm “ hồn nước”, “hồn thiêng song núi”,v.v…

Mọi đối tượng đều có ý thức nhưng đối tượng nào “gần” Tâm Vũ Trụ hơn sẽ có ý thức mạnh hơn. Ví dụ loài người và loài chó đều có ý thức nhưng loài người gần Tâm Vũ Trụ hơn nên có ý thức mạnh hơn nên có thể thuần dưỡng và điều khiển được loài chó.

Để ý một chút, chúng ta thấy ý thức chính là một trường hợp đặc biệt của thông tin do đó việc truyền ý thức từ Tâm Vũ Trụ đến mọi đối tượng trong Vũ Trụ là tức thời trong mọi hệ quy chiếu tuy nhiên cơ chế truyền ý thức trong Vũ Trụ có nhiều điểm đặc biệt mà ta sẽ nói kỹ sau.

Vì ý thức cũng là một đối tượng trong Vũ trụ nên nó tuân theo tiên đề 1 trong chương 1: Nó luôn luôn vận động

Để cho hoàn chỉnh và theo mạch tư duy giống như khi bàn đến thông tin, ta sẽ chứng minh một loạt các định lý sau.

Định lý 22:

Ý thức truyền cho nhau giữa hai đối tượng bất kỳ trong Vũ Trụ bao giờ cũng phải thông qua Tâm Vũ Trụ

CM: Giả sử A và B là hai đối tượng bất kỳ trong Vũ Trụ, f là một mối liên hệ vô hình bất kỳ giữa A và B. Theo định nghĩa ý thức suy ra f là ý thức. Nhưng đến lượt mình f lại là một đối tượng trong Vũ Trụ. Theo định lý 6 chương 1, f phải chứa Tâm Vũ Trụ. Hay nói cách khác f phải thông qua Tâm Vũ Trụ. Suy ra đ.p.c.m.

Định lý 23:

Tâm Vũ Trụ chứa toàn bộ ý thức của mọi đối tượng trong Vũ Trụ

CM: Ta chứng minh bằng phản chứng. Giả sử tồn tại một đối tượng A có một phần ý thức F(A) không có trong Tâm Vũ Trụ. Khi đó tồn tại một ý thức f chứa trong F(A) không thông qua Tâm Vũ Trụ. Điều này trái với định lý 22 vừa phát biểu. Suy ra đ.p.c.m.

Định lý 24

Tâm Vũ Trụ truyền ý thức đến mọi đối tượng trong Vũ trụ là tức thời trong mọi hệ quy chiếu

CM: Ta chứng minh bằng phản chứng. Giả sử tồn tại một đối tượng A trong Vũ Trụ nhận được ý thức từ Tâm Vũ Trụ đến mình không tức thời. Suy ra tồn tại một thời điểm t0 A không có ý thức. Điều này trái với định lý 21 suy ra điều phải chứng minh(đ.p.c.m.)

Định lý 25 :

Vận tốc của ánh sáng

c » 300000 km/s (c gần bằng 300000 km/s)

không phải là giới hạn vận tốc của các ý thức trong Vũ trụ

CM: Giả sử A và B là hai đối tượng cách nhau 1 tỷ năm ánh sáng, f là một ý thức từ A đến B. Theo định lý 22 “đoạn đường” mà f chuyển động được chia thành 2 phần d1: từ A đến Tâm Vũ Trụ và d2: từ Tâm Vũ Trụ đến B. Theo định lý 23 suy ra f chuyển động trên d1 là tức thời (1). Theo định lý 24 f chuyển động trên d2 cũng tức thời (2). Từ (1) và (2) suy ra f chuyển động từ A đến B là tức thời. A và B cách nhau 1 tỷ năn ánh sang nên f có vận tốc lớn hơn vận tốc ánh sáng c hàng tỷ lần. Suy ra đ.p.c.m.

Chúng ta đã chứng minh chặt chẽ một loạt các định lý vô cùng quan trọng. Những chứng minh đó rất đơn giản đến mức mà có nhà Triết học lừng danh cho là rất sơ sài… nhưng nó chứa đựng một Vũ Trụ Quan khác hẳn với loài người từ trước tới nay. Tâm Vũ Trụ chứa toàn bộ ý thức của Vũ Trụ và ban phát những ý tưởng, những cảm xúc, những tình yêu, những chân lý.v.v.. xuống các đối tượng một cách tức thời làm cho chúng ta tưởng rằng những thứ đó có sẵn trong các đối tượng. Bộ não của chúng ta thực chất chỉ là cái sơ mướp không hơn không kém nếu Tâm Vũ Trụ không truyền ý thức đến chúng ta. Tuy nhiên, chúng ta không phải bù nhìn, con dối vì theo định lý 6 suy ra chúng ta chứa Tâm Vũ Trụ. Nếu chúng ta tiến về Tâm Vũ Trụ thì đến một lúc nào đó ta là Tâm Vũ Trụ và Tâm Vũ Trụ chính là ta. Sự hòa hợp Thượng Đế này diễn ra ngay từ khi ta đạt đến lân cận số 3 của Tâm Vũ Trụ. Khi đó ta dần dần hiểu được cả Vũ Trụ vô cùng vô tận hiện tồn này như hiểu lòng bàn tay của mình vậy.

Khi truyền tình yêu hoặc lòng căm thù đến một người nào đó thì tình yêu đó, lòng căm thù đó phải tập kết ở Tâm Vũ Trụ rồi mới được truyền đến người đó…không có gì có thể giấu được Tâm Vũ Trụ…

Ở Tâm Vũ Trụ không có cái gì là tương đối, là ngẫu nhiên, là may dủi. Tất cả là tuyệt đối là chính xác hoàn toàn là chắc chắn vĩnh cửu.

Mọi sự độc ác, mọi sự đê tiện, mọi sự hèn hạ…khi tiến đến gần Tâm Vũ Trụ đều biến đổi và trở thành lòng tốt tuyệt đối, cao thượng tuyệt đối, dũng cảm tuyệt đối….

Dễ dàng chứng minh chặt chẽ rằng Tâm Vũ Trụ là nỗi cô đơn tuyệt đối, là niềm hạnh phúc tuyệt đối, là tình yêu tuyệt đối.

Tiến đến một lân cận nào đó của TVT ta có thể yêu một cơn bão “tàn bạo vô tri” như yêu một người đàn bà đẹp, hiền thục… Thương kẻ đã thọc dao sau lưng ta như thương một người khuyết tật…Và ta điều khiển mọi đối tượng trong vũ trụ bằng một tình yêu khủng khiếp mang dấu ấn của Tâm Vũ Trụ.

2.VẬT CHẤT

Vật chất đã được các nhà vật lý nghiên cứu rất kỹ nên ta chỉ nói lướt qua, việc đưa nó vào lúc này chỉ để tạo sự cân đối cho lý thuyết.

Định nghĩa 8:

Giả sử A là một đối tượng đầy đủ bất kỳ trong Vũ trụ. Lớp tất cả các thành tố hữu hình tạo nên A được gọi là vật chất của A

Đến đây ta chứng minh định lý 26

Định lý 26:

Tâm Vũ Trụ chứa vật chất

CM: Theo định lý 19, Tâm Vũ Trụ vừa là đối tượng hữu hình vừa là đối tượng vô hình nên theo định nghĩa 8 suy ra Tâm Vũ Trụ chứa vật chất (đ.p.c.m.)

Định lý 27:

Mọi đối tượng trong Vũ Trụ đều có vật chất

CM: Giả sử A là một đối tượng bất kỳ trong Vũ trụ., theo định lý 6, A chứa Tâm Vũ Trụ . Vì Tâm Vũ Trụ chứa vật chất A có vật chất Suy ra điều phải chứng minh (đ.p.c.m).

Như vậy một đối tượng A bất kỳ trong Vũ Trụ đều gồm 2 phần: phần vật chất và phần ý thức .Đôi khi, hai phần này còn được gọi là phần xác và phần hồn của A.

Chú ý:

1) Đối với một đối tượng bất kỳ trong Vũ Trụ bao giờ cũng có cả phần xác và phần hồn trong nó. Không có đối tượng nào là vô tri. Núi có hồn của núi, sông có hồn của sông, các cơn bão cũng có ý thức.v.v..Ngược lại không có đối tượng nào chỉ có thuần túy ý thức. Linh hồn của một người đang sống hoặc đã chết vẫn có các mối liên hệ vật chất với các đối tượng hữu hình. Tư duy của một con người có thể biến thành một sức mạnh vật chất.

2) Mọi đối tượng đều có ý thức nhưng mạnh, yếu khác nhau. Đối tượng nào càng gần Tâm Vũ Trụ thì ý thức càng mạnh. Trong hai đối tượng, đối tượng nào có ý thức mạnh hơn sẽ điều khiển được đối tượng kia. Ví dụ, loài người và loài chó đều có ý thức nhưng loài người gần Tâm Vũ Trụ hơn nên có ý thức mạnh hơn . Do đó loài người có thể thuần dưỡng và điều khiển được loài chó

3) Có một cách phân biệt vật chất và ý thức tương đối thô thiển nhưng được các đệ tử của Einstein dễ chấp nhận đó là dựa vào vận tốc vận động: Đối tượng nào chuyển động với vận tốc nhỏ hơn hoặc bằng vận tốc ánh sáng là đối tượng vật chất và những đối tượng nào chuyển động nhanh hơn vận tốc ánh sáng là đối tượng ý thức. Tuy thô thiển nhưng cách phân biệt này rất lợi hại trong công nghệ điều khiển SYT bắn phá vào huyệt đạo của một đối tượng, một hệ thống

4)Vật chất và ý thức trong một đối tượng là thống nhất không thể tách rời do đó câu hỏi cơ bản của triết học: “ Vật chất và ý thức cái nào có trước? Cái nào có sau? Cái nào quyết định cái nào?” là một câu hỏi vô nghĩa.

3.VŨ TRỤ Ý THƯC

A. VŨ TRỤ VẬT CHÂT VÀ VŨ TRỤ Ý THỨC

Trước hết, để cho cân đối ta định nghĩa Vũ Trụ Vật Chất và Vũ trụ Ý Thức và phát biểu 2 định lý khẳng định sự tồn tại của chúng

Định nghĩa 9:

Vũ trụ Ý Thức là lớp tất cả các ý thức của mọi đối tượng trong Vũ Trụ và ký hiệu là Vyt

Định nghĩa 10:

Vũ trụ Vật Chất là lớp tất cả các vật chất của mọi đối tượng trong Vũ Trụ và ký hiệu là Vvc

Hiển nhiên Vyt và Vvc là hai Vũ trụ con của Vũ Trụ. Vũ trụ Einstein là một tập con của Vvc.

Vì một đối tượng bất kỳ trong Vũ Trụ đều có hai thành tố vật chất và ý thức nên sự tồn tại của Vyt và Vvc là hiển nhiên. Do đó ta có hai định lý

Định lý 28:

Vũ trụ Vật Chất Vvc là tồn tại.

Định lý 29:

Vũ trụ Ý Thức Vyt là tồn tại

Đến đây ta chứng minh một định lý tuyệt vời cho thấy mối lien hệ chặt chẽ giữa vũ trụ Ý thức và vũ trụ Vật chất. Định lý này tạm gọi là:”Định lý Cầu được, ước thấy”

Định lý 30:

Giả sử Vyt là vũ trụ Ý thức, Vvc là vũ trụ Vật chất. Khi đó mọi tập con khác trống A của Vyt bao giờ cũng tồn tại một ánh xạ 1-1 f và một tập con B khác trống của Vvc sao cho B là ảnh của A qua ánh xạ f

CM: Giả sử a1 là một phần tử của tập A và b1 là một phần tử của Vvc. Vì a1 và b1 đều là các đối tượng nên theo định lý 3 chương 1 tác phẩm Tâm Vũ Trụ của Thọ về mối lien hệ phổ biến suy ra tồn tại ít nhất một mối lien hệ giữa a1 vả b1. Ta chọn một mối lien hệ f1 giữa a1 và b1. Tương tự với phần tử a2 (khác a1) ta chọn b2 thuộc Vvc khác b1. và vẫn theo định lý 3 ta lại chọn được mối lien hệ f2 giữa a2 và b2…v.v . Sau khi chọn hết các phần tử của A ta có tập các mối liên hệ f gồm các mối lien hệ fi và tập con B của Vvc gồm các bi vừa kể trên. Rõ rang f là ánh xạ 1-1 từ A vào B. suy ra điều phải chứng minh

Định lý này có thể suy ra:” Mọi sự tưởng tượng của chúng ta dù điên rồ đến đâu bao giờ cũng tồn tại một thực tế thực trong vũ trụ vật chất đúng như ta tưởng tượng”……Các bạn cứ ước mơ đi dù điên rồ tới đâu cũng được…..sẽ có một vùng nào đấy của vũ trụ mà ở đó ước mơ của bạn là hiện thực….Người Pháp có câu ngạn ngữ tuyệt hay:” Muốn là được” nhưng chưa chứng minh chặt chẽ . Việt Nam cũng có câu tuyệt hay:”Cầu được ước thấy” .Các bạn có thể khuyên con mình phải tiết kiệm tiền nhưng khi ước mơ đừng bao giờ tiết kiệm….

B. VŨ TRỤ Ý THỨC

Bây giờ ta sẽ bàn sâu về Vũ trụ Ý Thức Vyt, một phần của Vũ Trụ mà loài người còn biết rất mù mờ về nó.

Trước hết ta sẽ đưa ra định nghĩa về nền văn minh Trái Đất sau đó sẽ chứng minh trong Vũ Trụ có vô hạn các nền văn minh tương tự như nền văn minh Trái Đất

Định nghĩa 10:

Lớp tất cả ý thức của loài người trên Trái Đất được gọi là nền Văn Minh Trái Đất và ký hiệu Nyt

Để khẳng định Vũ Trụ Ý Thức Vyt theo quan niệm của chúng ta khác hẳn với loài người ta sẽ phát biểu và chứng minh định lý sau đây

Định lý 31:

Tồn tại vô hạn các nền Văn Minh tương tự như nền văn minh Trái Đất Nyt trong Vũ Trụ

Có hàng loạt cách chứng minh định lý 31 này. Ở đây ta sẽ đưa ra một cách chứng minh dễ hiểu nhất

CM cách 1 :Ta sẽ chứng minh bằng phản chứng. Giả sử trong Vũ Trụ chỉ tồn tại hữu hạn các nền Văn Minh tương tự như Nyt. Gọi f là phương “các nền Văn Minh tương tự như Nyt” suy ra Vũ Trụ bị hữu hạn theo phương f. Điều này trái với định lý 1 về tính vô cùng vô tận của Vũ Trụ . Suy ra đ.p.c.m.

CM cách 2: Do định lý 31 là một tập con khác trống A của vũ trụ Ý thức Vyt nên theo định lý Cầu được, ước thấy 30 tồn tại một tập con khác trống B trong vũ trụ vật chất Vvc (và do đó là tập con của Vũ Trụ V) cùng với một ánh xạ 1-1 f từ A vào B sao cho B là ảnh của A qua f. Điều này có nghĩa rằng có vô hạn các nền văn minh tương tự như Trái Đất Nyt trong Vũ Trụ. Suy ra đ.p.c.m.

Như vậy có vô hạn các nền Văn Minh ngoài trái đất. Nếu lấy Nyt làm gốc ta sẽ thấy có những nền Văn Minh yếu hơn Nyt (lạc hậu hơn Nyt), có những nền Văn Minh mạnh hơn Nyt (tiến bộ hơn Nyt). Lẽ dĩ nhiên nền Văn Minh mạnh nhất Vũ Trụ chính là Tâm Vũ Trụ. Nền Văn Minh A gần Tâm Vũ Trụ hơn nền Văn Minh B thì A sẽ mạnh hơn B và “chỉ huy “ được B

Vũ trụ Ý Thức Vyt được “dệt” nên bởi vô hạn các đường truyền ý thức của vô hạn các đối tượng trong Vũ Trụ. Như định lý 3 về mối liên hệ phổ biến và định nghĩa ý thức, suy ra về nguyên tắc chúng ta luôn luôn phải “thu” tất cả các đường truyền ý thức của mọi đối tượng trong Vũ Trụ và “phát” đi bằng ấy các đường truyền phản xạ.

Do đó suy ra chúng ta, những con người trên Trái đất, hàng ngày hàng giờ,hàng phút, hàng giây, hàng nano giây… đang được “nhúng” trong một “mạng lưới” các đường truyền ý thức của Vyt .

Vì các đường truyền ý thức của Vyt không nhìn thấy được kể cả khi dùng các thiết bị hiện đại nhất của loài người nên chúng ta không biết nó tồn tại .

Sau này ta sẽ thấy, những đường truyền này có dạng sóng với vô hạn tần số. Ta sẽ gọi các đường truyền đó là Sóng Ý Thức (SYT). Chúng ta có thể nhịn thở được 3 phút nhưng không thể thiếu SYT trong 3 nano giây….

SYT có vô hạn tốc độ. Chúng có thể truyền tức thời vào đầu ta từ một đối tượng cách chúng ta hàng tỷ năm ánh sáng và cũng có thể truyền vào đầu ta chậm như rùa bò một một bài toán cực khó đối với ta trong quyển sách bài tập toán trên bàn làm việc.

Không một bức tường vật chất nào cản được SYT nên mọi đặc trưng chuyển động của nó chỉ có thể đo bằng chính ý thức.

Mọi đường truyền của SYT của mọi đối tượng trong Vũ Trụ đều phải “ tập kết” ở Tâm Vũ Trụ trước khi đến “địa chỉ” cần truyền.

*

* *

Như đã biết, vận tốc của SYT có thể nhanh hơn vận tốc của ánh sáng rất nhiều lần nên SYT có thể trở về quá khứ, tiến tới tương lai, dừng lại hiện tại của Vũ Trụ Einstein…

Sau này các đứa trẻ Việt Nam, từ những bào thai 1 tháng đến những thanh niên 24 tuổi sẽ cùng học trong 1 giảng đường được trang bị thiết bị thu và lọc SYT để cùng cảm nhận những bài giảng của các Giáo Sư ở các nền Văn Minh mạnh nhất trong Vũ Trụ. Những bài giảng này “ngấm” vào đến gien di truyền của chúng và chỉ sau một thế hệ, trẻ em Việt Nam sẽ thông minh gấp 1000 lần dân tộc Do Thái…

KẾT LUẬN CỦA CUỐN SÁCH

· Theo một lôgic, từ chương 1 đến chương 4 chúng ta đã lần lượt khẳng định: Tâm Vũ trụ chứa vận động, Tâm Vũ trụ chứa thời gian, Tâm Vũ trụ chứa thông tin, Tâm Vũ trụ chứa năng lượng và Tâm Vũ Trụ chứa Ý Thức và Vật Chất. Bằng việc phát biểu 1 tiên đề, chứng minh 31 định lý và một loạt các kết luận, bức tranh Vũ trụ hiện tồn của chúng ta đã được vẽ lên. Trong bức tranh đó, Tâm Vũ Trụ là tâm điểm của sự xem xét. Tâm Vũ Trụ là tồn tại và duy nhất, lung linh, huyền ảo. Nó chứa toàn bộ sức mạnh của Vũ trụ. Nó mang đến sự vận động, thông tin, năng lượng và ý thức cho mọi đối tượng trong Vũ Trụ một cách tức thời khiến cho ta tưởng rằng chúng là thuộc tính, cái “tự có” của các đối tượng trong Vũ Trụ.

· Vì chúng ta, những con người trên trái đất, tại mọi thời khắc đều nhận được các ý thức từ vô vàn các nền văn minh ngoài trái đất và vì có các nền văn minh yếu hơn trái đất, có nền văn minh mạnh hơn trái đất nên trong mỗi chúng ta có cả cái ác và cái thiện, có cả sự ngu si và thông thái, có cả cấi hèn đớn và sự cao thượng, có cả tình yêu và lòng căm thù v.v… Muốn hướng đến cái thiện, cái thông tuệ, cái cao thượng tình yêu và lòng vị tha v.v… thì phải hướng tới Tâm Vũ Trụ. Nơi đó hội tụ tất cả các chân lý vĩ đại, hội tụ tất cả trí tuệ của các nền văn minh! Nơi đó chứa toàn bộ thông tin, ý thức và năng lượng của Vũ Trụ!

· Không nên sợ rằng chúng ta phát hiện ra nhiều thành tố tạo nên Tâm Vũ trụ sẽ mâu thuẫn với hai định lý Tâm Vũ trụ tồn tại và duy nhất. Đến một cấp độ nào đó, chúng ta lại lấy miền giao của các thành tố đó để tiến đến một lân cận gần Tâm Vũ trụ hơn.

· Lung linh, huyền ảo và thiêng liêng như thế nhưng Tâm Vũ Trụ có trong mọi đối tượng nói chung và có trong mọi con người, mọi sinh linh nói riêng. Tâm Vũ Trụ ở ngay trong lòng ta, trong tâm trí ta và trong những thứ giản dị nhất.

PHỤ LỤC A

HỎI ĐÁP VỀ HỌC THUYẾT TÂM VŨ TRỤ

Sau khi viết xong bản thảo của từng chương, tác giả đã gửi cho một số nhà khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và bạn bè nhằm lấy ý kiến góp ý, nhận xét phản biện. Ngoài ra tác giả đã đưa lên mạng internet toàn bộ tác phẩm để lấy ý kiến của các nhà khoa học và bạn bè khắp năm châu. Tác giả đã rất biết ơn những ý kiến chân thành, đồng thời đã tiếp thu, trao đổi và tranh luận với những ý kiến đó. Để làm sáng tỏ một số vướng mắc, tác giả sẽ ghi chép lại một cách trung thực dưới dạng hỏi đáp những tranh luận trên giữa tác giả (ĐXT) và độc giả. Sau đây là nội dung chi tiết

HỎI: Ông đặt tên cho tác phẩm triết học của ông là Tâm vũ trụ. Mới nghe, người ta dễ hiểu lầm ông là một nhà Vật lý hoặc Thiên văn. Ông hãy giải thích rõ cho độc giả của chúng tôi về sự khác nhau rất cơ bản giữa khái niệm Vũ trụ của ông và Vũ trụ của thiên văn vật lý.

ĐXT: Trước hết, đối với Vật lý và Thiên văn học, Vũ trụ của họ được cấu thành từ những hạt cơ bản và giới hạn của họ là hạt Quắc (cho tới thời điểm 2002). Còn Vũ trụ theo quan điểm của chúng tôi nó bao gồm mọi thứ (nó là hợp của mọi đối tượng) trong đó có thể chỉ ra một cách rất cụ thể chẳng hạn là ý thức! Và đối với chúng tôi, vật chất và ý thức là thống nhất. Chúng tôi không chém chúng ra để nghiên cứu. Vũ trụ của chúng tôi tổng quát hơn Vũ trụ của Vật lý học và Thiên văn học rất nhiều lần. Làm sao Vũ trụ của Vật lý lại có thể chứa được một làn điệu dân ca như Vũ trụ của chúng tôi!

HỎI: Như vậy là cái miền nghiên cứu của ông vô cùng rộng lớn. Ông, một tiến sĩ cơ học ứng dụng và như ông đã nói, ở lời nói đầu là ông không thừa kế bất kỳ tư tưởng triết học nào của thế giới. Thế thì làm thế nào mà chúng tôi có thể tin được ông? Làm thế nào người ta có thể tin được một con người bình thường lại nói về những thứ vô cùng cao siêu như vậy?

ĐXT: Trước hết đừng quên rằng: Tâm vũ trụ có trong mọi đối tượng vì nó là miền giao của mọi đối tượng trong Vũ trụ. Nó tồn tại và duy nhất. Hiểu được Tâm vũ trụ là có thể hiểu và làm chủ được cả Vũ trụ. Mà Tâm vũ trụ chính là bản chất của mọi đối tượng, là thuộc tính của mọi đối tượng là cái mà tạo hoá ban cho mọi đối tượng trong Vũ trụ. Nó chính là Chân lý tối thượng, ý niệm tuyệt đối, là Tạo hoá, là Thượng đế, là hạt nhỏ nhất trong các hạt cơ bản của Vật lý v.v…

Nhưng, nó có trong mọi đối tượng. Hay nói một cách khác là từ ba quét rác cho đến các nhà bác học. Từ cậu bé nằm trong bụng mẹ đến các bậc vĩ nhân râu tóc bạc phơ v.v… đều có thể hiểu được Tâm vũ trụ, đều được “ban phát” bởi Tâm vũ trụ.

Một cách cụ thể là… ông có tin rằng có những nền văn minh ngoài Trái Đất không? Ông không tin sao được! Bởi ông không tin ông sẽ rơi vào thuyết Địa tâm mà Côpécníc đã đập cho tan tành trong thiên văn học… Mối liên hệ giữa các nền văn minh là có thật nhưng không thô thiển như có người ngoài hành tinh đến Trái Đất mà là sự lan truyền sóng ý thức. Một con người sinh ra được thừa hưởng 3 yếu tố:

Gien di truyền của bố mẹ

Sự giáo dục của xã hội (loài người)

Sự lan truyền ý thức từ các nền văn minh ngoài Trái Đất đến Trái Đất, hoặc từ chính Tâm vũ trụ đến.

Tóm lại, có thể tôi đã viết Triết học Tâm Vũ trụ trong trường ý thức rất gần Tâm vũ trụ lan truyền đến Trái Đất.

Hơn nữa tôi chỉ viết nên những quy luật phổ quát nhất_Triết học. Vâng, nó là môn khoa học chỉ nghiên cứu những quy luật chung nhất của Tự nhiên, Xã hội và Tư duy.

HỎI: Ông thử đọc một sự “mách bảo” của Tâm vũ trụ hoặc chí ít là của một nền văn minh ngoài Trái đất.

ĐXT: Ông rất nhầm lẫn! Trước hết các “sóng ý thức” được truyền từ những “quần tụ ý thức” ngoài Trái đất hoặc chính từ Tâm vũ trụ mới chỉ là các “hạt” cấu thành các ý niệm, cấu thành các tư duy, cấu thành “sự mách bảo” mà ông vừa mô tả. Nó sẽ trở thành tư duy, là ý thức khi mà ta tập trung tư tưởng tìm kiếm Tâm vũ trụ (phép thiền).

HỎI: Tất cả những nhà khoa học tự nhiên đều công nhận lý thuyết Vụ nổ lớn (Big Bang) và Vũ trụ của chúng ta đang nở ra nhưng hữu hạn. Lý thuyết này còn được công nhận ở Vaticăng. Như vậy định lý Vũ trụ là vô cùng vô tận của ông sai chăng?

ĐXT: Tôi sẽ mô tả quan niệm của chúng tôi trước khi đi đến định lý Vũ trụ là vô cùng, vô tận. Ví dụ ta tư duy theo một hướng cụ thể sau:

Ta hãy gọi Vũ trụ Einstein là V0 và mỗi con người sống trên Trái đất này là N0 Ta hãy hình dung toàn bộ V0 chỉ là một nội tạng nhỏ bé của một sinh vật khổng lồ N1 nào đó (ví dụ lá phổi chẳng hạn việc V0 đang nở ra vì sinh vật N1 đang hít vào…). Và đến lượt mình sinh vật N1 cùng đồng loại “bé bỏng” của mình lại sống trong một vũ trụ V1 như loài người sống trong vũ trụ Einstein V0. Nhưng vũ trụ V1 đến lượt mình lại chỉ là một nội tạng của sinh vật N2 v.v… Cứ như thế ta có dãy V0, V1., V2,…, Vn với n tiến tới vô cùng. Tương tự như thế, cơ thể của mỗi chúng ta là vũ trụ của các siêu vi trùng trong người ta…Ta lại lập được dãy V0, V-1, V-2, …, V-n với n tiến tới vô cùng. Khi đó Vũ trụ V* là hợp của tất cả các vũ trụ vừa mô tả sẽ là một phần của vũ trụ V mà chúng tôi mô tả trong tác phẩm. Như vậy sự vô cùng vô tận của Vũ trụ là hiển nhiên.

Ngoài cách tư duy này, còn vô hạn cách tư duy khác cũng dẫn đến việc công nhận định lý của chúng tôi.

HỎI: Công cụ mà ông dùng để diễn tả triết học Vũ trụ là phương pháp tiên đề của Toán học. Nhưng Toán học chỉ là một khoa học bị bao trùm bởi triết học. Ông không sợ rằng nó không chứa nổi triết học của ông sao? Vì suy cho cùng Toán học là một trò chơi khôn ngoan nhất về số và lượng. Nếu ông công nhận luật chơi mà tôi quy định (các tiên đề) thì ông phải công nhận những định lý và hệ quả mà tôi nêu ra! Ông nghĩ sao về điều đó?

ĐXT: Trước hết ông đã hiểu rất sai về Toán học, đặc biệt là Toán học hiện đại. Nhưng điều này tôi sẽ tranh luận với ông sau.

Theo các giáo lý của đạo Cơ đốc thì “Mọi con đường đều dẫn tới Rôma”. Ý của họ nói rằng bằng bất kỳ con đường nào cũng có thể đến với Chúa trời. Đây là một sự tổng kết sâu sắc. Ở đây Chúa trời của họ là những lời dạy của Giêsu. Đối với chúng tôi cũng gần tương tự như vậy. Nếu ta đi bằng bất cứ con đường nào: Văn học, Triết học, Toán học, Hoá học, Vật lý học v.v… mà hướng Tâm vũ trụ thì cũng sẽ dẫn đến chân lý tuyệt đối. Tức là ta cứ đặt các câu hỏi Tại sao và trả lời. Rồi lại hỏi để rồi lại vắt óc ra để trả lời… Cứ như thế ta sẽ đi đến Triết học Tâm Vũ trụ.

Toán học với lôgic mờ tập mờ có thể mô tả (ở thời điểm hiện tại) được hầu như hết những tư tưởng triết học vĩ đại nhất. Tuy nhiên tôi vẫn luôn luôn nhắc độc giả ý nghĩa của chúng không nên hiểu hời hợt mà sâu sắc vô cùng. Toán học đối với chúng tôi chỉ như một vật mang tin; chỉ như một tác động gây nên một suy tưởng sâu xa đối với những gì mà người ta đang đọc.

HỎI: Ông công nhận sự tồn tại của linh hồn do đó triết học của ông là duy tâm. tại sao ông không công nhận điều này?

ĐXT: Trước hết khái niệm Duy Vật và Duy Tâm đối với chúng tôi là hết sức vô nghĩa. Ví dụ một ông Duy Tâm hỏi tôi: ”Linh hồn là gì?” thì tôi sẽ trả lời: ”Linh hồn là tập hợp các siêu hạt cơ bản cấu thành. Những siêu hạt này nhỏ như hạt cát nếu ví hạt Quắc là trái đất”. Ngược lại một ông Duy Vật hỏi tôi rằng: ”Mặt trời có ý thức không?” thì tôi sẽ trả lời là có! Và rằng mọi vật, kể cả những vật vô tri nhất như các ông tưởng, đều có linh hồn! Bởi tập các mối liên hệ của những vật vô tri đó với các đối tượng mà các ông gọi là “ý thức” chính là linh hồn của vật vô tri đó.

HỎI: Theo ông thì đến một ngày nào đó loài người có thể bắt được “sóng ý thức” từ các nền văn minh ngoài Trái Đất không?

ĐXT: Ông nên nhớ, trong chương 4 chúng tôi đã khẳng định rằng hàng ngày, hàng giờ, hàng giây thậm trí micro giây loài người luôn luôn nhận được những sóng ý thức từ các nền văn minh ngoài Trái Đất. Tuy nhiên để tạo ra một thiết bị thu được sóng ý thức đó thì không thể sử dụng các vật liệu hữu hình. Nếu chúng ta làm chủ được công nghệ này thì ứng dụng của nó rất khủng khiếp. Ví dụ chúng ta sẽ tạo ra các trường học mà các học sinh, sinh viên Việt Nam ở đó được cảm thụ những bài giảng của các nền Văn minh ngoài Trái Đất và mạnh hơn nhiều lần nền văn minh của Trái Đất…

HỎI: Bằng việc ông đã chứng minh được vận tốc của tư duy nhanh hơn vận tốc ánh sáng hàng tỷ lần ông đã đánh gục được một tiên đề của thuyết tương đối do Einstein xây dựng. Ông có ý định phủ nhận Einstein không?

ĐXT:Không bao giờ. Vũ trụ vật lý của Einstein là một trường hợp riêng của Vũ Trụ theo quan niệm của chúng tôi. Vũ Trụ Einstein có ý nghĩa rất lớn đối với loài người. Chúng tôi chỉ chống lại những người đồng nhất Vũ Trụ Einstein với Vũ Trụ của chúng tôi. Trong thâm tâm, tôi vẫn kính nể Einstein.

HỎI: Khát vọng thống nhất các trường phái triết học, thống nhất các tôn giáo trên hành tinh của ông có điên rồ không?

ĐXT: Không điên rồ chút nào vì Tâm Vũ Trụ (Chân lý tối thượng, Thượng Đế…) như chúng tôi đã chứng minh là tồn tại và duy nhất. Chúng tôi còn muốn thống nhất tôn giáo với triết học và do đó thống nhất tôn giáo với khoa học nữa cơ.

HỎI: Ông có cảm giác rằng ông là một vĩ nhân không? Ông có cho rằng dân tộc ông là một dân tộc thượng đẳng không?

ĐXT: Tôi không bao giờ coi tôi là vĩ nhân. Tôi cảm thấy tôi bình thường như tất cả những người khác.

Dân tộc tôi cũng vậy. Trước hết tôi khẳng định: Dân tộc Việt Nam là một dân tộc không thua kém bất kỳ dân tộc nào về trí thông minh. Các quy luật phổ quát của Vũ trụ (tức là gần Tâm vũ trụ) thường nằm ở miền giao của các cực đối lập. Dân tộc tôi suốt một nghìn năm qua bao giờ cũng là dân tộc đứng lên cầm vũ khí, quyết dành và giữ lấy quyền sống của mình khi cái chết đang treo lơ lửng trên đầu như một hòn núi. Hai cực đối lập Sống _ Chết đó vẫn có miền giao là Tâm vũ trụ nên dân tộc tôi sống và tư duy ở những thứ gần Tâm Vũ trụ nhất. Dù cho trước đây dân tộc tôi chưa có một triết học viết thành văn nhưng từ trong sâu thẳm của trái tim, từ trong sâu thẳm của linh hồn, dân tộc tôi đã thấu hiểu các quy luật phổ quát ở lân cận Tâm Vũ trụ.

Tôi chỉ là người may mắn được ghi chép lại những tư tưởng đó.

Và như ông đã biết khi một dân tộc hiểu được các quy luật đó thì sợ gì không giàu, không mạnh và không nhân ái.

HỎI: Đến một lúc nào đó, ông nắm vững các quy luật truyền và điều khiển được sóng ý thức (SYT), ông có định chế tạo vũ khí SYT không? Vì theo tôi nghĩ, ông chỉ cần chế tạo một quả bom SYT mà khi nổ nó chặn SYT không cho đến một thành phố của đối phương trong vòng 4 nano giây là ông có thể tiêu diệt hàng triệu người trong tích tắc. Vũ khí SYT còn mạnh hơn vũ khí hạt nhân hàng tỷ lần!

ĐXT: Nếu ứng dụng vào quân sự thì SYT còn nguy hiểm hơn 1 tỷ lần ông tưởng tượng. Khi tôi và dân tộc tôi hiểu rõ về Tâm Vũ Trụ, về SYT thì chúng tôi chủ yếu dùng điều đó vào những mục đích hòa bình. Nếu chúng tôi ứng dụng vào quân sự thì chỉ là những vũ khí tự vệ. Dân tộc Việt Nam rất yêu chuộng hòa bình mà

HỎI: Trong chương 4 ông định chế tạo một thiết bị thu và lọc sóng ý thức (SYT) của vũ trụ để những trẻ em Việt Nam từ bào thai 6 tháng đến thanh niên 24 tuổi cùng cảm nhận những bài giảng của các Giáo sư ở những nền văn minh mạnh nhất trong vũ trụ. Và rằng những bài giảng đó „thấm“ vào đến tận gien di truyền để sau một thế hệ các ông có những công dân thông minh hơn dân tộc Do Thái. Ông nói đùa hay nói thật?

ĐXT: Tôi nói thật! Tôi đã chứng minh, về nguyên tắc có thể làm được điều đó. Tôi đã lấy tôi và 2 đứa con của tôi để làm thí nghiệm cho lý thuyết này. Tôi không dạy chúng điều gì cả mà chỉ mở toang các huyệt đạo của chúng để chúng nhận những SYT từ các nền văn minh mạnh hơn Trái đất và đóng các huyệt đạo khi có SYT từ các nền văn minh man rợ hơn trái đất tràn đến. Chúng ở bất cứ đâu trên trái đất và làm bất cứ điều gì vì SYT đi nhanh hơn ánh sáng hàng tỷ lần và SYT của mỗi người đều có dải tần số riêng. Thí nghiệm của tôi đã thành công 75%.

Hiện tôi vẫn miệt mài nghiên cứu về vấn đề đó. Trẻ con Việt Nam nhất định sẽ cực kỳ thông minh, cực kỳ mạnh mẽ, yêu Việt Nam mãnh liệt và nhân hậu tuyệt vời. Với những công dân như thế làm sao Việt Nam không trở thành cường quốc.

HỎI: Cái khác nhau căn bản nhất giữa học thuyết Tâm Vũ Trụ và các triết học, các tôn giáo của loài người là gì? Ngắn gọn thôi!

ĐXT: Gọi A là thuyết Tâm Vũ Trụ, B là các triết học, các tôn giáo của loài người thì A khác B ở chỗ sau đây:

B xem loài người là sinh vật duy nhất có ý thức trong vũ trụ (nếu có thêm thì thêm thần, tiên và quỷ dữ; thêm Thiên đường và Địa ngục….tóm lại là hữu hạn) trong khi đó A chứng minh chặt chẽ có vô hạn nền văn minh mạnh hơn hoặc yếu hơn Trái Đất trong vũ trụ và tất cả các nền văn minh đó luôn luôn liên lạc với nhau thông qua Tâm Vũ Trụ. Rằng, ngoài khí trời, thức ăn, nước uống v.v…loài người còn cần đến SYT từ vô hạn các nền văn minh trong vũ trụ đến Trái Đất để tồn tại. Chúng ta có thể nhịn thở được 3 phút nhưng không thể thiếu SYT trong 3 nano giây ! Vâng đó là điều khác nhau căn bản!

PHỤ LỤC B

PHÉP THIỀN-TOÁN VIỆT NAM

Đạo Phật dạy các phật tử của mình cách ngồi Thiền rất hình thức,rất mù mờ và khó thực hiện. Hoặc là các hòa thượng đó giấu kín các bí kíp để họ tu riêng cho mình hoặc họ chả hiểu gì về Thiền. Sau nhiều năm nghiền ngẫm Thọ đã tự mình xây dựng chặt chẽ phương pháp Thiền của riêng mình. Thọ đã luyện tập theo phương pháp đó và ứng dụng nó vào đời sống rất hiệu quả. Thọ tạm gọi là phép THIỀN-TOÁN VIỆT NAM viết tắt là TTVN.

1.THIỀN LÀ GÌ ?

Thiền là trạng thái tĩnh lặng, cân bằng và vô cùng hạnh phúc của tư duy khi đạt đến lân cận Ut(TVT) rất gần Tâm Vũ Trụ ( tức Chân Lý Tối Thượng, Chúa Trời, Thượng Đế, Tạo Hóa, Trời, Tự Nhiên, Cõi Niết Bàn….).Trạng thái tĩnh lặng này là kết quả của một dao động tuần hoàn, cân bằng và có tần số cực, cực lớn của tư duy ( Để dễ hiểu, ta hãy quan sát một con quay cân bằng và có tốc độ quay cực, cực lớn. Khi nó đạt tới tốc độ tối đa, ta thấy con quay như bất động, đứng im…) Khi đạt đến trạng thái Thiền, con người ta có nhưng khả năng phi thường về trí tuệ và thể chất. Lân cận Ut(TVT) càng nhỏ tức là càng gần Tâm Vũ Trụ thì khả năng kỳ diệu đó càng khủng khiếp như có thể chữa các bệnh nan y, có các phát minh vạch thời đại, có thể lái được một cơn bão, gây ra động đất thậm trí làm nổ tung Trái Đất…bằng chính sóng ý thức của mình….

2. TẠI SAO ĐẠT ĐẾN MỨC THIỀN, CON NGƯỜI LẠI CÓ KHẢ NĂNG PHI THƯỜNG NHƯ THẾ ?

Ta đã biết, Tâm Vũ Trụ chính là Thượng Đế, Chúa Trời, Chân Lý Tối Thượng …. và do đó Tâm Vũ Trụ có thể làm được mọi chuyện kể cả những việc siêu phàm, kinh khủng…. ngoài sự tưởng tượng của loài người. Tâm Vũ Trụ làm được như thế vì nó chứa toàn bộ NĂNG LƯỢNG, THÔNG TIN, Ý THỨC… của toàn bộ Vũ Trụ ( Xem tác phẩm Tâm Vũ Trụ của Đỗ Xuân Thọ). Tuy nhiên Tâm Vũ Trụ chẳng qua là một chiếc MÁY TÍNH CHỦ VĨ ĐẠI điều khiển toàn bộ Vũ Trụ….Khi đạt đến mức Thiền, thực chất là chúng ta đã đạt tới trình độ của các HACKER, những người am hiểu sâu sắc Tâm Vũ Trụ, có khả năng truy nhập vào chiếc Máy Chủ TÂM VŨ TRỤ Vĩ Đại đó để nắm một phần quyền điều hành trong vài tíc tắc…Trong vài tíc tắc đó HACKER này có thể làm được những việc phi thường nhất như Thượng Đế có thể làm ! Khi đạt đến mức Thiền, chúng ta có thể cảm thông đến chẩy nước mắt trước một nhành cây bị gẫy…lúc đó là lúc tâm trí ta tan hòa với Vũ Trụ…. bởi Tâm Vũ Trụ có trong mọi đối tượng… nhưng cũng chỉ trong một nano giây sau, tư duy của chúng ta lại tụ lại, nhọn hoắt như một mũi chủy có khả năng xuyên thủng mọi bức tường dù được xây bằng thép của Thượng Đế,… bởi Tâm Vũ Trụ là miền giao của mọi đối tượng….Cứ như thế, tư duy của chúng ta khi đạt đến mức Thiền là một dao động tuần hoàn có tần số cực, cực lớn…Lúc thì tụ lại nhọn hoắt ở lân cận Tâm Vũ Trụ, lúc thì hòa nhập đến tận cùng với từng đối tượng, dù đối tượng đó tầm thường nhất của Vũ Trụ…tức là lúc thì tụ lại tĩnh lặng ở NỘI HÀM lúc thì tung hoành khắp nơi ở NGOẠI DIÊN……Khi đạt đến mức Thiền, một người ngu xi nhất cũng trở thành một nhà bác học…Một kẻ giết người trước đây cũng trở thành Bồ Tát trong trạng thái Thiền…Trạng thái Thiền còn tác động đến gien di truyền của một con người và do đó Thiền làm thay đổi về chất của nòi giống….

Tuy nhiên trạng thái Thiền kéo dài lâu hay chóng là tùy thuộc vào phương pháp tu luyện và bản năng gốc của người tu, nhưng bất kỳ ai có dòng máu Việt cũng có thể rèn luyện để đạt tới THIỀN theo phương pháp của Thọ được trình bầy dưới đây. Sở dĩ chỉ hạn chế ở con Lạc cháu Hồng vì khẩu quyết sơ đẳng nhất của người tập là:

“Hướng Tâm Vũ Trụ tìm Chân Lý

Mẹ Việt Nam luôn ở trong Tim

Bằng logic Toán quyết tìm

Trong Sóng Ý Thức niềm tin Vĩnh hằng”

(Nếu là con gái thì thay Mẹ Việt Nam bằng Bố Việt Nam)

Bởi thế, Thọ không dám đảm bảo rằng những người không phải con Lạc cháu Hồng luyện theo TTVN là không bị điên hoặc đứt mạch máu não. Vì sao? Vì sóng ý thức Việt Nam chỉ đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người Việt

3.LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐẠT TỚI MỨC THIỀN ? PHÉP THIỀN-TOÁN VIỆT NAM

Thực chất của phép Thiền-Toán VN là tự mình đặt câu hỏi ( bài toán) một cách hết sức tự do cho chính mình rồi bằng phép suy luận của Toán Học tự trả lời, lý giải hoặc chứng minh câu hỏi ( bài toán) đó… rồi lại tiếp tục đặt câu hỏi cho chính câu trả lời vừa nhận được… rồi cố gắng trả lời…Cứ như thế cho đến kiệt cùng, đến lúc không thể hỏi hoặc trả lời được nữa…Khi đó đầu của chúng ta tĩnh lặng bởi chữ KHÔNG, lòng tràn ngập hạnh phúc của người khám phá, của nhà phát minh…chúng ta như những đứa trẻ vừa tự vẽ được một tác phẩm tuyệt vời cho chính mình….Đó là lúc chúng ta đã đạt tới một lân cận Un(TVT) nào đó của Tâm Vũ Trụ….Dù còn rất xa Tâm Vũ Trụ ….Hai điều tiên quyết ở đây là:

1) Trả lời và đặt câu hỏi cần phải dựa chắc chắn vào logic Toán, một công cụ mà từ khi ra đời cho đến nay dã 21 nghìn năm mà chưa bao giờ bị đổ vỡ . ( Nên nhớ rất khoát không dung logic biện chứng vì đây là liều thuốc giảm đau gây nghiện. Nó làm tê liệt dũng khí tiến tới CHÂN LÝ TUYỆT ĐỐI ) Điều này khiến chúng ta không bị lạc lối vì trong quá trình tự hỏi và trả lời đó có rất nhiều phương án, rất nhiều lối rẽ

2) Chỉ tập Thiền khi lòng yêu nước Việt Nam ( tức lòng yêu bố, mẹ, ông, bà, tổ tiên, lòng yêu những anh hùng liệt sỹ xả thân cho đất Việt, lòng yêu các Vua Hùng, lòng yêu núi sông của Tổ quốc….) làm chúng ta xúc động…Điều này sẽ giữ tư duy của chúng ta vững chắc khi kết thúc thời gian Thiền trở về thực tế mà không bị điên Ngày hôm sau, vào buổi Thiền chúng ta lại bắt đầu từ lân cận Un(TVT) hôm trước và lại làm như thế để đạt tới lân cận Un-1(TVT) của Tâm Vũ Trụ….Sau một khoảng thời gian, cái dãy lân cận Un(TVT), Un-1(TVT), Un-2(TVT)…. đó sẽ tiến hội tụ tới Tâm Vũ Trụ….

Trong các buổi Thiền, trước hay sau chúng ta cũng sẽ động chạm tới Triết Học, Vũ Trụ Quan bởi thế để rút ngắn thời gian, chúng ta cố gắng đọc quyển Tâm Vũ Trụ của tác giả. Tác phẩm này là kết quả của hàng chục năm Thiền của tác giả và nó là những nguyên lý cho phép Thiền-Toán… Các bạn không được tin ai, tin bất cứ điều gì cho dù người ta bảo là lời của Chúa nếu chưa chứng minh được một cách chặt chẽ bằng Toán Học, công cụ duy nhất mà Thượng Đế ban tặng cho loài người để họ tìm thấy con đường đến với CHÂN LÝ TUYỆT ĐỐI mà không lạc lôi… Khẩu quyết của chúng ta trong giai đoạn đầu là:

“Hướng Tâm Vũ Trụ tìm Chân Lý

Mẹ Việt Nam luôn ở trong Tim

Bằng logic Toán quyết tìm

Trong Sóng Ý Thức niềm tin Vĩnh hằng”

(Nếu là con gái thì thay Mẹ Việt Nam bằng Bố ViệtNam)

VÍ DỤ

Đầu tiên các bạn đặt một câu hỏi rất bình thường:

- Tại sao ta phải ăn?

- Vì đói

- Tại sao con người thấy đói?

- Vì con người cần năng lượng

- Năng lượng là gì?

v.v….

Cứ như thế đến một lúc nào đó các bạn không trả lời được nữa…khi đó bạn sẽ thấy đầu óc tĩnh lặng và lòng tràn ngập hạnh phúc… Đây cũng là phương pháp rèn luyện sự tập trung tư tưởng. Khi đạt tới lân cận rất gần Tâm Vũ Trụ, mỗi phút Thiền lúc đó bằng một ngày miệt mài học tập…bằng hàng trăm thang thuốc bổ…bằng cả một tháng tập thể dục… Chúng ta không cần chọn một địa điểm lý tưởng như một sơn động yên tĩnh, gần thác nước v.v…và cũng không cần ngồi theo tư thế thiền của đạo Phật. Các bạn có thể tập Thiền ở giữa chợ, các bạn có thể vừa đi vừa Thiền v.v…Cái đầu tự vấn đáp là quan trọng nhất

Chúng ta phải cực kỳ TỰ TIN và TỰ DO…Chúng ta không được xem mình kém hơn A.Einstein, Hồ Chí Minh …. nhưng cũng không được xem mình giỏi hơn một bà quét rác!!!

Chúng ta phải dũng cảm xét lại ngay cả các truyền thống đạo đức mà loài người coi là khuôn vàng thước ngọc xưa nay.

Dám đánh đổ các thần tượng, phá tan các hệ trục tọa độ trong không gian Ý thức của loài người để vươn tới CHÂN LÝ TUYỆT ĐỐI ( Tâm Vũ Trụ ) là mục đích của các buổi tập Thiền Toán Việt Nam

*

* *

Ngoài thức ăn, nước uống, khí trời ra, mọi sinh vật sống được còn nhờ sóng ý thức (SYT) phát ra từ mọi đối tượng trong Vũ Trụ thông qua Tâm Vũ Trụ (chương 4 của tác phẩm Tâm Vũ Trụ của tác giả). Chúng ta có thể nhịn thở được 3 phút nhưng không thể thiếu SYT trong 3 nano giây.

Khi đạt trạng thái Thiền, đầu ta trống không. Đó chính là điều kiện để những SYT từ các nền Văn Minh ngoài Trái Đất mạnh tương đương hoặc mạnh hơn so với chân lý cuối cùng mà ta đạt được trong buổi Thiền tràn vào lấp đầy đầu ta….Đây là nguyên nhân gây ra niềm hạnh phúc, cảm nhận thây bản thân đầy sức mạnh và sẽ tác động đến gien di truyền của chúng ta Trong trạng thái Thiền chúng ta được giáo dục bởi các nền Văn minh mạnh hơn Trái Đất 10,100, 1000 thậm trí hàng tỷ lần

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Đỗ Xuân Thọ: Lý giải từ góc độ toán học một số luận điểm cơ bản của triết học về vũ trụ. Tạp chí Triết học tháng 1 năm 2003, Việt Nam

[2] Kelly J.L.: General Topology, New York (USA), 1967

[3] Quine W.V.O: Mathematical logic, Cambridge (USA),1947

[4] Zadeh L.A. : Fuzzy Set,California (USA) 1965

(http://doxuantho.wordpress.com/2011/03/09/102/)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Daretolead đúng là.... :)

Thôi thì... daretolead cứ tự tìm hiểu riêng từ những khái niệm này và của riêng mình, Rồi tự đưa ra những nhận định riêng, đó là tự do ý chí của mỗi người, ai cũng cần phải tôn trọng.

Những câu hỏi, lý luận, biện minh của daretolead sao mà... quen quá, rối tung beng trong chính những câu hỏi của mình, hình như ai cũng thắc mắc vậy.

Chỉ lưu ý daretolead rằng, khi muốnh phản biện ai, thì phải đứng trên lập trường, hệ suy luận của họ, để chỉ ra mâu thuẫn nội tại trong logic của họ, chứ đừng đứng ở hệ quy chiếu của mình để phản biện nhé !

Những câu của daretolead càng nói càng mâu thuẫn và rối tung, tôi sẽ không phân tích sâu nữa, càng nói càng sai, hỏi nhiều để làm gì, nên hỏi từ cái cơ bản nhất.

Chỉ dẫn chứng vài phần...

Dare xem đây chỉ là nơi trao đổi, tranh luận để biết thêm thông tin chứ dare không đứng ra bảo vệ quan điểm hay triết thuyết của một trường phái nào cả. Tranh luận thì phải thẳng thắn chứ dare không mất bình tĩnh, mất bình tĩnh cũng đâu được gì.

Nếu đã xem đạo là một hiện thực, là cái sinh ra vũ trụ, là tâm thức, v.v...thì có khác gì mấy cái lý luận về chúa, về ý niệm tuyệt đối của duy tâm khách quan không?.

Tự nhiên lại liên hệ với Chúa, "khác gì mấy cái lý luận về Chúa" là sao ? "lý luận về Chúa" là gì? Duy tâm khách quan là gì? toàn là quang bom tung hỏa mù. Hay daretolead đưa ra khái niệm về những thuật ngữ trên đi rồi tranh luận tiếp ??!!!

Tôi nói Daretolead đừng mất bình tĩnh vì mọi lời của daretolead đều mang sự áp đặt, khẳng định chắc chắn, phán xét, chứ không hề có ý niệm trao đổi học thuật gì cả

Mà nó còn hạ xuống một bậc là "vật chất" hóa khái niệm Đạo. Nghe qua giải thích ban đầu thì tưởng là duy vật (dù duy vật một cách thô sơ) nhưng sau một hồi suy luận, "tu đạo" thì cuối cùng nó thành duy tâm (dare không nói hết mọi thành viên mà chỉ đưa ra nhận định chung chung vì thấy dù ai cũng nói về Đạo, hiểu Đạo nhưng cuối cùng thì mỗi người một kiểu). Các bạn nói về đạt đạo, chứng đạo mà dare không biết nó có giống với giác ngộ của Phật không?

Daretolead chắc chắn quá nhỉ, khẳng định luôn người ta chẳng ai biết Chứng Đạo có giống vói giác ngộ không nhỉ. Câu hỏi này khối ngườic cười chê. Giống như hỏi con heo có khác với con lợn không nhỉ.... Hay là chỉ daretolead không biết, nên muốn hỏi thực ???

Tôi cực kỳ kỵ với kiểu hỏi mà mang tính chê bai, thách thức.. Ai "vật chất" hóa Đạo vậy daretolead ? suy nghĩ kỹ rồi trả lời nhé !

Sao Phật không nói mình đạt đạo mà nói mình giác ngộ? Phật giác ngộ điều gì? Giác ngộ là gì? Đạt đạo là gì? Khi một người nói anh ta Đạt đạo thì làm cách nào để biết thật là anh ta đạt đạo. Hiện nay đầy những ông tự nhận mình là người trời, người đạt đạo ra tay chữa bệnh, "cứu nhân độ thế" đấy thôi.

Daretolead luôn miệng nói là đừng chấp vào từ ngữ, câu chữ, mà lại luôn chấp đạt Đạo là gì, giác ngộ là gì. Ôi thôi.... 2 cái đó khác nhau hả Daretolead ? Giải thích giùm mọi người nhé !

Hỏi cho nhiều chỉ thể hiện chả hiểu bao nhiêu.... Daretolead à, khiêm tốn 1 chút đi, rồi sẽ có người nói cho bạn biết điều bạn đang thắc mắc....

Về tiểu luận định mệnh có thật hay không của chú Thiên Sứ, dare đang tham gia phản biện đấy thôi.

Nói chung là dare thấy "đạo bất khả tri" nên mỗi người các bạn nói một kiểu, tưởng rằng cái mình biết tốt hơn cái người khác (duy vật biện chứng chẳng hạn, hay thâm chí cả các trường phái duy tâm khác) nhưng thực ra là chưa hiểu tới nơi nhưng cái ấy.

Ví dụ, diễn đàn rất thích nói về bigbang, và dù không ủng hộ thuyết bigbang, nhưng dare thấy chẳng ai hiểu đúng về bigbang cả. Muốn hiểu đúng về nó thì phải đọc xem giờ này người ta quan niệm về không thời gian như thế nào chứ không phải "từ một điểm nhỏ vô cùng, nổ ra một vụ to kinh khủng". Dare cho rằng chỉ khi hiểu về những điều này hơn (hiểu mang tính triết học) thì mới mong hiểu về Đạo, về âm dương ngũ hành hơn, rồi cải tiến nó, "phục hồi" nó, nâng nó lên một tầm mới được.

Ở diễn đàn này chả ai tự dưng nói "tôi hiểu Đạo hơn người khác" cả, nên Daretolead đừng có chụp mũ vậy nhé ! Rồi còn khẳng định luôn, "nhưng thực ra là chưa hiểu tới nơi nhưng cái ấy.", nói cứ như cho có, vớ vẩn.

Bigbang hả, chưa rờ tới nó đâu, cứ từ từ rồi bàn, vội chi mà dẫn dắt ra đây....

Daretolead cứ liên tục nhắc đến điều này, ít nhiều câu hỏi mang tính tích cực

Dare cho rằng chỉ khi hiểu về những điều này hơn (hiểu mang tính triết học) thì mới mong hiểu về Đạo, về âm dương ngũ hành hơn, rồi cải tiến nó, "phục hồi" nó, nâng nó lên một tầm mới được.

Một ví dụ khác, phần trên dare có trao đổi về mâu thuẫn, 2 mặt đối lập thì mới vỡ ra là còn hiểu lầm mâu thuẫn, 2 mặt đối lập mà duy vật biện chứng nhắc đến, và ngay cả khái niệm về chất, lượng cũng có khi còn chưa đồng tình trong khi vẫn dùng những khái niệm này trong những trao đổi của mình. Hóa ra ông nói gà, bà nói vịt. Giờ đã hiểu, biết rõ người kia đang nói về cái gì, đang dùng định nghĩa nào thì sẽ dễ hơn trong tranh luận.

Vậy cho tôi hỏi, Dare hiểu cái "Đạo" mọi người đang trao đổi là như thế nào ? Hay Dare đang tự duy ý chí rồi biến cuộc tranh luận này thành trò hề "hiểu lầm khái niệm"... ???

Mệt quá, mới nhậu, xỉn ngủ.... !

Thân chào và xin lỗi daretolead nếu có gì không phải, quá lời...

Thân,

NA

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xin nhờ BQT xóa giùm bài 181 của NA, lời lẽ hơi không phải lắm,

NA xin trả lời lại ý kiến của Daretolead như sau

Dare xem đây chỉ là nơi trao đổi, tranh luận để biết thêm thông tin chứ dare không đứng ra bảo vệ quan điểm hay triết thuyết của một trường phái nào cả. Tranh luận thì phải thẳng thắn chứ dare không mất bình tĩnh, mất bình tĩnh cũng đâu được gì.

Nếu đã xem đạo là một hiện thực, là cái sinh ra vũ trụ, là tâm thức, v.v...thì có khác gì mấy cái lý luận về chúa, về ý niệm tuyệt đối của duy tâm khách quan không?.

Dare cứ tự nhiên trình bày ở đây mấy cái lý luận về Chúa, và ý niệm tuyệt đối của duy tâm khách quan, tôi sẽ tham khảo. Nhưng nó cũng sẽ chỉ mang tính tham khảo, chứ không thể phủ nhận, mang tính phản biện cái hiểu về Đạo mà mọi người đang thảo luận, dù nó củng chỉ là cái hiểu cơ bản nhất mang tính định hình đối tượng quán xét.

Do đó Dare cứ thử 1 lần hiểu như mọi người đi đã, rồi Dare từ cái hiểu đó mà đi tiếp, quán xét xa hơn những luận điểm khác xem có mâu thuẫn không đã chứ. Giống như lập ra 1 giả thiết và xem chứng minh trên giả thiết đó có đúng không, chứ Dare cứ khăng khăng giữ nguyên giả thiết của mình để phân tích chứng minh của người khác thì chưa hợp lý lắm.

Mà nó còn hạ xuống một bậc là "vật chất" hóa khái niệm Đạo. Nghe qua giải thích ban đầu thì tưởng là duy vật (dù duy vật một cách thô sơ) nhưng sau một hồi suy luận, "tu đạo" thì cuối cùng nó thành duy tâm (dare không nói hết mọi thành viên mà chỉ đưa ra nhận định chung chung vì thấy dù ai cũng nói về Đạo, hiểu Đạo nhưng cuối cùng thì mỗi người một kiểu). Các bạn nói về đạt đạo, chứng đạo mà dare không biết nó có giống với giác ngộ của Phật không? Sao Phật không nói mình đạt đạo mà nói mình giác ngộ? Phật giác ngộ điều gì? Giác ngộ là gì? Đạt đạo là gì? Khi một người nói anh ta Đạt đạo thì làm cách nào để biết thật là anh ta đạt đạo. Hiện nay đầy những ông tự nhận mình là người trời, người đạt đạo ra tay chữa bệnh, "cứu nhân độ thế" đấy thôi.

Không ai dám và có thể "vật chất" hóa Đạo cả, khái niệm thì lại càng không thể vật chất hóa được. Chỉ là nói lên, so sánh với những cái mà con người 1 cách trực quan dễ nhận ra nhất, đó là "vật chất", nghĩa là 1 tồn tại, 1 thực tế, chứ không phải ảo tưởng mang tính luân lý.

Giác ngộ và chứng đạo đều nói về 1 hiện tượng như nhau, chỉ là câu chữ, từ dùng khác mà thôi.

Người đắc đạo nếu không tự hiển lộ vì 1 mục đích giáo hóa nào đấy (như đức Phật Thích Ca, Thiên Chúa), thì không ai nhận ra được cả, vì họ làm chủ cơ thể, ngũ uẩn, không còn cái ngã và bị nó chi phối nữa. Chính vì vậy những cái thuộc về phàm ngã như: yêu, thích, ghét, giận dỗi, tự cao, khoe khoang, đòi hỏi, chán chường, duy lý, phân biệt tách rời 1 sự vật sự việc thành 2 mặt, 2 phe, v...v....

Do dó nếu ra đường mà Dare thấy ai cứ bô bô nói "ta đã đắc đạo", thì 100% là ba xạo...miễn bàn.

Về tiểu luận định mệnh có thật hay không của chú Thiên Sứ, dare đang tham gia phản biện đấy thôi.

Nói chung là dare thấy "đạo bất khả tri" nên mỗi người các bạn nói một kiểu, tưởng rằng cái mình biết tốt hơn cái người khác (duy vật biện chứng chẳng hạn, hay thâm chí cả các trường phái duy tâm khác) nhưng thực ra là chưa hiểu tới nơi nhưng cái ấy.

Tất cả chỉ là nhìn con voi từ nhiều hướng, chúng tôi nhìn theo hướng thuyết ADNH và Đạo học của Á Đông, và đang bàn về hướng này. Còn Dare thì từ hướng duy vật biện chứng, duy tâm, v...v... gọi nôm na là của phương Tây.

2 cái nhìn chắc chắn có mâu thuẫn nên mới cần trao đổi, những chính vì chưa thể thống nhất, góc nhìn khác thì đừng vội phản biện và quy chụp, áp đặt cách nhìn của mình. Mình chỉ muốn nói thế thôi.

Nhìn đúng sẽ có lợi, nhìn sai thì việc tinh tiến chậm lại. Mọi con đường đều về la mã mà Posted Image

Ví dụ, diễn đàn rất thích nói về bigbang, và dù không ủng hộ thuyết bigbang, nhưng dare thấy chẳng ai hiểu đúng về bigbang cả. Muốn hiểu đúng về nó thì phải đọc xem giờ này người ta quan niệm về không thời gian như thế nào chứ không phải "từ một điểm nhỏ vô cùng, nổ ra một vụ to kinh khủng". Dare cho rằng chỉ khi hiểu về những điều này hơn (hiểu mang tính triết học) thì mới mong hiểu về Đạo, về âm dương ngũ hành hơn, rồi cải tiến nó, "phục hồi" nó, nâng nó lên một tầm mới được.

Một ví dụ khác, phần trên dare có trao đổi về mâu thuẫn, 2 mặt đối lập thì mới vỡ ra là còn hiểu lầm mâu thuẫn, 2 mặt đối lập mà duy vật biện chứng nhắc đến, và ngay cả khái niệm về chất, lượng cũng có khi còn chưa đồng tình trong khi vẫn dùng những khái niệm này trong những trao đổi của mình. Hóa ra ông nói gà, bà nói vịt. Giờ đã hiểu, biết rõ người kia đang nói về cái gì, đang dùng định nghĩa nào thì sẽ dễ hơn trong tranh luận.

Ở đây mọi người hầu như theo Lý học và khái niệm của phương Đông, nên họ trình bày theo ngôn từ và cách diễn đạt của họ, Dare muốn giải thích theo duy vật, duy tâm, để tự gây nên sự hiểu sai này là tùy Dare, nhưng muốn tiếp cận cách hiểu mọi người đang bàn, thì dare phải đặt mình vào chính quan điểm, cách diễn đạt của họ trước đã. Đây là điểm cốt lõi mà mình lặp đi lặp lại nhiều lần.

Thân cháo,

NA

Share this post


Link to post
Share on other sites

"Thể xác là nhất thời - Trí tuệ là vĩnh cửu"

Hỡi các nhà toán lý - đây là 1 phần nội dung Tâm Vũ trụ - tác giả Nguyễn Xuân Thọ: Định lý 1 & 2 đúng hay sai? Tất cả cái cần như tiên đề, định nghĩa, định lý... đều có tất.

Ta sẽ bắt đầu bằng việc đưa ra quan niệm của chúng ta về Vũ trụ.

Định nghĩa 1 :

Vũ trụ là một lớp V tất cả các đối tượng x sao cho x=x: với x là đối tượng.

Định nghĩa 1 nói lên quan niệm của chúng ta về vũ trụ, đó là một lớp các đối tượng sao cho « nó » là « nó ». Ngay sau đây ta sẽ đưa vào một tiên đề : « Mọi đối tượng trong vũ trụ đều vận động» và do đó : «nó » là « nó » nhưng không phải là « nó »…Thật kỳ diệu !

Như sau này chúng ta sẽ thấy, các đối tượng trong Vũ trụ không phải chỉ là những đối tượng rời rạc nằm cạnh nhau mà giữa chúng có những mối liên hệ chằng chịt và chính những mối liên hệ này đã liên kết các đối tượng khác nhau, thậm chí tưởng chừng đối nghich nhau trong Vũ trụ để tạo nên một Vũ trụ hiện tồn.

Cũng theo định nghĩa 1, ta thấy Vũ trụ của thiên văn học chỉ là một phần của Vũ trụ vừa được định nghĩa. Vũ trụ của thiên văn học không chứa hồn của một làn điệu dân ca Quan họ Bắc Ninh (với tư cách là một đối tượng) chẳng hạn…

Tiếp theo ta sẽ thừa nhận tiên đề thứ nhất mà hầu như mọi triết học đều công nhận

Tiên đề 1

Mọi đối tượng trong Vũ trụ đều luôn luôn vận động.

Tiên đề này cho ta thấy vận động là thuộc tính của mọi đối tượng. Mọi đối tượng trong Vũ trụ đêu vận động theo vô vàn các phương thức khác nhau.

Định lý 1

Vũ trụ là vô cùng.

Chứng minh: Để chứng minh V là vô cùng ta chỉ cần chỉ ra một tập hợp con các đối tượng của V là vô cùng. Xét tập hợp các số tự nhiên N. Rõ ràng N là tập con của V vì n : và N là vô cùng (không có phần tử lớn nhất trong N) nên V là vô cùng. Suy ra điều phải chứng minh (đ.p.c.m.)

Đến đây ta đưa ra một định lý rất quan trọng.

Định lý 2

Vũ trụ là duy nhất

CM: Giả sử V1và V2 là hai Vũ trụ khác nhau. Khi đó với đối tượng d bất kỳ thuộc V1 thì suy ra d=d do V1 là vũ trụ nên d thuộc V2 vì V2 cũng là vũ trụ. Suy ra V1 được chứa trong V2 (1). Ngược lại với đối tượng d bất kỳ thuộc V2 thì d =d do V2 là vũ trụ nên d thuộc V1 vì V1 cũng là vũ trụ. Suy ra V2 được chứa trong V1 (2). Từ (1) và (2) suy ra V1=V2. Suy ra đ.p.c.m.

Định lý 2 khẳng định Vũ trụ của chúng ta là duy nhất, không có Vũ trụ thứ hai.

* Phúc Lộc Thọ mãn đường *

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nguyên Anh viết:

Ồ! Cái này là cả một lý thuyết đấy NA ạ. Hơi dài! Mà dạo này tôi lu bu quá. Hơn nữa không phù hợp với Topic này. Để khi khác tôi sẽ trình bày cho NA xem toàn bộ lý thuyết của mình về những vấn đề đó. Tiêu chí của tôi là: tất cả mọi khái niệm, mọi suy luận logic đều phải được giải thích cặn kẽ,đối tượng chỉ cần học hết phổ thông trung học.

Thông cảm nhé!

Cám ơn chú, đây là điều NA cũng hay thắc mắc. NA chỉ cảm nhận là, hình như cơ chế để thu lại vũ trụ cũng giống như 1 hình người nộm bằng bong bóng, có 1 luồng hơi cứ đều đặn thổi vào (hay 1 cái gì đấy luôn hút hơi vào đến từng cơ quan trong cơ thể bong bóng này). Sẽ có phần đầy hơi trước và nổi lên trước, nhưng chỉ khi hết tất cả các phần cơ thể được nạp đủ hơi thì cơ thể này sẽ chuyển sang 1 trạng thái khác ngay (bay lên chẳng hạn, hay là vỡ, v...v...) Rất mong chú giải đáp. Nó có liên quan gì đến hiệu ứng cộng hưởng không chú nhỉ ?

Thân,

NA

Share this post


Link to post
Share on other sites

"Thể xác là nhất thời - Trí tuệ là vĩnh cửu"

Hỡi các nhà toán lý - đây là 1 phần nội dung Tâm Vũ trụ - tác giả Nguyễn Xuân Thọ: Định lý 1 & 2 đúng hay sai? Tất cả cái cần như tiên đề, định nghĩa, định lý... đều có tất.

Ta sẽ bắt đầu bằng việc đưa ra quan niệm của chúng ta về Vũ trụ.

Định nghĩa 1 :

Vũ trụ là một lớp V tất cả các đối tượng x sao cho x=x: với x là đối tượng.

Định nghĩa 1 nói lên quan niệm của chúng ta về vũ trụ, đó là một lớp các đối tượng sao cho « nó » là « nó ». Ngay sau đây ta sẽ đưa vào một tiên đề : « Mọi đối tượng trong vũ trụ đều vận động» và do đó : «nó » là « nó » nhưng không phải là « nó »…Thật kỳ diệu !

Như sau này chúng ta sẽ thấy, các đối tượng trong Vũ trụ không phải chỉ là những đối tượng rời rạc nằm cạnh nhau mà giữa chúng có những mối liên hệ chằng chịt và chính những mối liên hệ này đã liên kết các đối tượng khác nhau, thậm chí tưởng chừng đối nghich nhau trong Vũ trụ để tạo nên một Vũ trụ hiện tồn.

Cũng theo định nghĩa 1, ta thấy Vũ trụ của thiên văn học chỉ là một phần của Vũ trụ vừa được định nghĩa. Vũ trụ của thiên văn học không chứa hồn của một làn điệu dân ca Quan họ Bắc Ninh (với tư cách là một đối tượng) chẳng hạn…

Tiếp theo ta sẽ thừa nhận tiên đề thứ nhất mà hầu như mọi triết học đều công nhận

Tiên đề 1

Mọi đối tượng trong Vũ trụ đều luôn luôn vận động.

Tiên đề này cho ta thấy vận động là thuộc tính của mọi đối tượng. Mọi đối tượng trong Vũ trụ đêu vận động theo vô vàn các phương thức khác nhau.

Định lý 1

Vũ trụ là vô cùng.

Chứng minh: Để chứng minh V là vô cùng ta chỉ cần chỉ ra một tập hợp con các đối tượng của V là vô cùng. Xét tập hợp các số tự nhiên N. Rõ ràng N là tập con của V vì n : và N là vô cùng (không có phần tử lớn nhất trong N) nên V là vô cùng. Suy ra điều phải chứng minh (đ.p.c.m.)

Đến đây ta đưa ra một định lý rất quan trọng.

Định lý 2

Vũ trụ là duy nhất

CM: Giả sử V1và V2 là hai Vũ trụ khác nhau. Khi đó với đối tượng d bất kỳ thuộc V1 thì suy ra d=d do V1 là vũ trụ nên d thuộc V2 vì V2 cũng là vũ trụ. Suy ra V1 được chứa trong V2 (1). Ngược lại với đối tượng d bất kỳ thuộc V2 thì d =d do V2 là vũ trụ nên d thuộc V1 vì V1 cũng là vũ trụ. Suy ra V2 được chứa trong V1 (2). Từ (1) và (2) suy ra V1=V2. Suy ra đ.p.c.m.

Định lý 2 khẳng định Vũ trụ của chúng ta là duy nhất, không có Vũ trụ thứ hai.

* Phúc Lộc Thọ mãn đường *

Bài ông này dài, mà mình bận quá, không viết dài hơi được. nay Hoangnt đưa lên từng phần nhỏ rồi ta cùng xem xét nhé.

Định nghĩa 1 :

Vũ trụ là một lớp V tất cả các đối tượng x sao cho x=x: với x là đối tượng.

Tôi thấy định nghĩa này là cách diễn đạt bằng ngôn ngữ toán câu: "Vũ trụ là tất cả những gì tồn tại"

Tất cả những gì tồn tại, không phân biệt chủ thể và những hoạt động của chúng, ... Nghĩa là bất cứ cái gì tồn tại, kể cả các khái niệm trừu tượng, lẫn những thực thể, ...

Như vậy định lý 1 và 2 đều là hiển nhiên đúng cho định nghĩa này, khỏi cần chứng minh!!! Cách viết như tác giả là cách nói câu trên bằng ngôn ngữ toán mà thôi.

Còn cái tiên đề này thì bình tường thôi, mọi lý thuyết về Vũ trụ quán xét một cách trực quan đều thấy. Chỉ có điều coi cái này là tiên đề thì không xuất sắc lắm. Bởi vì, theo học thuyết ADNH, tôi cho rằng, nó là hệ quả của âm động chứ không cần thiết phải nâng lêm mức tiên đề.

Đó là nói theo lý thuyết của tác giả.

Nhưng tôi cho rằng, khi đánh đồng tất cả, chủ thể cũng như hoạt động của nó vào một phạm trù Vũ trụ sẽ gây khó khăn cho khai triển sau này.

Tóm lại, đoạn này có thể phát biểu ngắn gọn như sau: Vũ trụ là tất cả. Do đó nó là vô cùng và duy nhất.

Còn phát biểu bằng ngôn ngữ toán học như tác giả thì hơi lằng nhằng phức tạp mà chỉ cùng một kết quả như cách nói trên. Cũng giống như tôi mua 5 quả bưởi, mỗi quả 20 000 đồng. Tôi đưa 100 000 và nói: Tôi trà chị 100 000. Là xong. Còn tác giả đưa 5 tờ 20 000 và nói: Tôi trà chị 5 nhân 20 000 bằng 100 000 đống cho 5 quả bưởi!!! Không sai, nhưng phức tạp.

Hoàngnt pot tiếp từng đoạn vừa phải để ta cùng quán xét nhé!

Thân mến.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cám ơn chú, đây là điều NA cũng hay thắc mắc. NA chỉ cảm nhận là, hình như cơ chế để thu lại vũ trụ cũng giống như 1 hình người nộm bằng bong bóng, có 1 luồng hơi cứ đều đặn thổi vào (hay 1 cái gì đấy luôn hút hơi vào đến từng cơ quan trong cơ thể bong bóng này). Sẽ có phần đầy hơi trước và nổi lên trước, nhưng chỉ khi hết tất cả các phần cơ thể được nạp đủ hơi thì cơ thể này sẽ chuyển sang 1 trạng thái khác ngay (bay lên chẳng hạn, hay là vỡ, v...v...) Rất mong chú giải đáp. Nó có liên quan gì đến hiệu ứng cộng hưởng không chú nhỉ ?

Thân,

NA

Tôi không nghĩ cái cơ chế thu Vũ trụ lại có kiểu bong bóng ấy!

Tôi cho là thế này: Mỗi cái gì được sinh ra và mất đi đều là kết quả của tương tác âm dương. Khi quan hệ âm dương cân bằng thì sinh nhiều nhất, mất ít nhất. Khi âm quá lớn thì mất nhiều hơn sinh. Vũ trụ vận động theo qui luật tương quan âm/dương luôn tăng. Đến một lúc nào đó, âm quá lớn hơn dương. cái sinh ra thì ít mà mất đi thì nhiều. Kết quả dần dần Vũ trụ tự tiêu biến hết cả âm lẫn dương. Khi hết cả âm lẫn dương thì Thái cực xuất hiện. Chẳng có gì co lại hay thu lại cả, chì mờ nhạt dần rồi mất hẳn. Đó là sự tiêu vong của Vũ trụ. Tiêu vong chứ không phải chuyển hóa. Mọi vật chất, năng lượng sẽ mất đi chứ chẳng chuyển hóa đi đâu cả. Đáng thương thay cái định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng của các nhà khoa học!!! Đến lúc đó, tôi chân thành chia buồn cùng họ!!!

Chẳng thể có vụ co lớn ngược Bigbang nào cả, một ông già không thể trở lại thời sơ sinh bằng cách lần lượt qua trung niên, thanh nên, thiếu niên rồi nhi đồng.

Nhưng mà trình bày chặt chẽ nó dài dòng lắm. Tôi chỉ chia sẻ nhanh vậy thôi.

Thân mến.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Định lý 1: Vũ trụ là vô cùng.

Chứng minh: Để chứng minh V là vô cùng ta chỉ cần chỉ ra một tập hợp con các đối tượng của V là vô cùng. Xét tập hợp các số tự nhiên N. Rõ ràng N là tập con của V vì n : và N là vô cùng (không có phần tử lớn nhất trong N) nên V là vô cùng. Suy ra điều phải chứng minh (đ.p.c.m.)

Cho tới nay, chưa thấy ai có thể chứng minh được Vũ trụ là vô cùng.

Hoangnt đưa thêm vào một số ý kiến như sau:

- Đối tượng: như Bài viết đã đề cập nhưng phụ thuộc vào nhận thức của con người qua giác quan, công cụ khoa học... và những cái có thể chưa xác định nhưng dựa trên phân tích logic và quy nạp từ các đối tượng có các quan hệ đã xác định. Tạm gọi các đối tượng là Vật chất để dễ dàng thảo luận và triển khai trình bày trong bài viết.

- Tiên đề đã có: Mọi đối tượng luôn vận động và tuân theo các quy luật có thể được xác định theo không thời gian.

- Nhận thức của con người là Vật chất hay cũng là một đối tượng, được hiểu sơ bộ là có sự khác với cơ thể vật lý.

Bác Vô Trước luận rất chuẩn, Hoangnt có một vài ý như sau:

Giác quan, công của con người và tư duy (dựa trên giác quan, công cụ) đang bị giới hạn như vậy hoàn toàn khẳng định là chưa thể xác định được sự vô cùng của Vũ trụ bao gồm vô cùng nhỏ và vô cùng lớn. Chúng ta đã dùng các Quy ước để xác định các trạng thái Vật chất ví dụ như Mặt trời và Mặt trăng là cái mà ta thấy và tỏa sáng theo đúng quy luật mà ta đã xác định...

Do Nhận thức của Ta tạo ra các quy ước và Nhận thức của ta là Vật chất nên khi các Quy ước xuất hiện đại diện cho một Hiện thực khách quan thì nó cũng chính là Vật chất (Sóng Ý thức) tức quy ước "Mặt trời" và "Mặt trăng" hoàn toàn khác nhau giữa Hiện thực Mặt trời và Mặt trăng và ngay trong chính trạng thái của Nhận thức nhưng thực thế chúng lại có quan hệ chặt chẽ trong quy luật tự nhiên nữa.

Vậy thì nếu các Quy ước là vô hạn suy ra Vũ trụ vô cùng.

Tác giả viết: Xét tập hợp các số tự nhiên N. Rõ ràng N là tập con của V vì N là vô cùng (không có phần tử lớn nhất trong N) nên V là vô cùng. Suy ra điều phải chứng minh (đ.p.c.m.)

Hoangnt nhận định: Tác giả dùng phương pháp gián tiếp chứng minh nhưng phải xác định N là đặc trưng gì? thì mới chuẩn.

Nếu có Định lý 1: Vũ trụ là vô cùng thì hệ quả tiếp theo sẽ là rất tuyệt vời.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Do Nhận thức của Ta tạo ra các quy ước và Nhận thức của ta là Vật chất nên khi các Quy ước xuất hiện đại diện cho một Hiện thực khách quan thì nó cũng chính là Vật chất (Sóng Ý thức) tức quy ước "Mặt trời" và "Mặt trăng" hoàn toàn khác nhau giữa Hiện thực Mặt trời và Mặt trăng và ngay trong chính trạng thái Nhận thức nhưng thực thế chúng lại có quan hệ chặt chẽ trong quy luật tự nhiên nữa.

Bổ sung thêm:

Vậy ta phải xác định và chứng minh ngay khi các Quy ước xuất hiện thì chúng hoàn toàn khác nhau: không thời gian của các quy ước khác nhau thì "Vật chất Quy ước" là khác nhau. Hệ quả là đứng đằng sau sự vận động của Nhận thức còn có "Bản thể" nữa?, phải chăng là cần một chứng minh tiếp theo.

Kính.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hoangnt chú ý. Những khái niệm đang nói là khái niệm của tác giả công trình này, chứ không phải khái niệm của tôi, bạn, hay khái niệm phổ biến trong cộng đồng. Chúng rất khác nhau. Hết sức chú ý đừng lẫn lộn. Tôi thì không quan niệm Vũ trụ như tác giả quan niệm nên Vũ trụ của tôi không phải là vô cùng. Tôi trao đổi cái Vũ trụ này là trao đổi về cái Vũ trụ của tác giả chứ không phải cái Vũ trụ của tôi.

Khi bình luận phải căn cứ vào định nghĩa của tác giả về khái niệm được bình luận chứ không được phát triển thêm. Nếu ta phát triển thêm thao suy nghĩ của ta thì không phải của công trình này rồi, miễn bình luận.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tiên đề 1

Mọi đối tượng trong Vũ trụ đều luôn luôn vận động.

Cái tiên đề này sẽ phủ nhận Đạo của tôi và Thái cực của anh TS đây!

Nhưng vì là Tiên đề mà, khỏ cần tranh luận !

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hoangnt chú ý. Những khái niệm đang nói là khái niệm của tác giả công trình này, chứ không phải khái niệm của tôi, bạn, hay khái niệm phổ biến trong cộng đồng. Chúng rất khác nhau. Hết sức chú ý đừng lẫn lộn. Tôi thì không quan niệm Vũ trụ như tác giả quan niệm nên Vũ trụ của tôi không phải là vô cùng. Tôi trao đổi cái Vũ trụ này là trao đổi về cái Vũ trụ của tác giả chứ không phải cái Vũ trụ của tôi.

Khi bình luận phải căn cứ vào định nghĩa của tác giả về khái niệm được bình luận chứ không được phát triển thêm. Nếu ta phát triển thêm thao suy nghĩ của ta thì không phải của công trình này rồi, miễn bình luận.

Cùng thống nhất với Bác Vô Trước, nhưng thỉnh thoảng cũng góp ý thêm cho vui cũng như mọi người cùng có thông tin chung.

Định lý 1: Vũ trụ là vô cùng.

Không cần chứng minh suy ra:

Định lý 2: Vũ trụ là duy nhất.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Định lý 3

Giữa hai đối tượng bất kỳ trong Vũ trụ bao giờ cũng tồn tại ít nhất một mối liên hệ.

CM: Giả sử A và B là hai đối tượng bất kỳ trong Vũ trụ. Khi đó mối liên hệ “A và B cùng vận động” hiển nhiên là một trong các mối liên hệ giữa A và B => đ.p.c.m

Chưa rõ ràng, vì A đang vận động, B cũng đang vận động không có nghĩa A và B luôn có mối liên hệ. Ví dụ Ta đang ở trái đất không chắc có mối liên hệ các phân tử ở nơi xa nhất được nhìn thấy bằng kín viễn vọng Hubble (thấy?).

Định lý này thật ra là nguyên lý về mối liên hệ phổ biến mà Hêghen đã đề cập nhưng chưa được chứng minh chặt chẽ. Nó được Hêghen xem như một tiên đề.

Từ nay, khi nói đến một đối tượng ta phải hiểu nó cùng với tập hợp các mối liên hệ của nó với các đối tượng khác. Đôi khi để nhấn mạnh ta sẽ gọi là đối tượng đầy đủ.

Như đã nói ở trên, các đối tượng trong Vũ trụ liên kết với nhau vô cùng chặt chẽ bởi các mối liên hệ. Các mối liên hệ này có được là nhờ các đối tượng trong Vũ trụ nhưng chính chúng lại làm cho Vũ trụ này là duy nhất. Hơn thế nữa chính chúng lại là các đối tượng và bởi thế nó luôn luôn vận động và phát triển.

Vũ trụ của chúng ta thật vô cùng vô tận mà sống động. Đó là Vũ trụ duy nhất, không có Vũ trụ thứ hai.

2. TÂM VŨ TRỤ

Đến đây ta sẽ đưa vào một khái niệm mới – Tâm Vũ trụ. Khái niệm này được trình bày một cách ngắn gọn nhất nên nó là một khái niệm hết sức trừu tượng nhưng lại là khái niệm trung tâm của chương này. Chúng ta sẽ bắt đầu bằng một định nghĩa ngắn gọn:

Định nghĩa 2

Tâm Vũ Trụ là một đối tượng TVT sao cho TVT là miền giao của mọi đối tượng của vũ trụ : TVT =

Định nghĩa này cho ta thấy Tâm Vũ trụ là cái chung nhất của tất cả các đối tượng trong Vũ trụ. Nó là “Thuộc tính” có trong mọi đối tượng.

Ngay sau đây ta sẽ chứng minh hai định lý mang tính nhận thức luận.

Định lý 4

Tâm Vũ Trụ là tồn tại :

CM: Ta phải chứng minh miền giao của mọi đối tượng trong Vũ trụ là khác trống. Thật vậy vì tính vận động là có trong mọi đối tượng như tiên đề 1 đã khẳng định nhưng tính vận động đến lượt nó lại là một đối tượng trong Vũ trụ nên giao của mọi đối tượng trong Vũ trụ chứa đối tượng vận động nên rõ ràng khác trống => đ.p.c.m.

Để ý rằng vận động chỉ là một trong các thành tố tạo nên Tâm Vũ trụ. Vận động chỉ là một biểu hiện của Tâm Vũ trụ. Hay nói cách khác, chính vì các đối tượng luôn vận động mà chúng ta cảm nhận thấy sự tồn tại của Tâm Vũ trụ. Ngoài vận động, Tâm Vũ trụ có thể còn những thành tố khác.

Định lý 5

Tâm Vũ Trụ là duy nhất

CM : Giả sử TVT1 và TVT2 đều là Tâm Vũ trụ. Ta phải chứng minh TVT1 trùng với TVT2. Thật vậy vì TVT1 là Tâm Vũ trụ và TVT2 là một đối tương nên

TVT1 Ì TVT2 (TVT1 được chứa trong TVT2) (1).

Vì TVT2 là Tâm Vũ trụ và TVT1 là một đối tượng nên

TVT2 Ì TVT1 (TVT2 được chứa trong TVT1) (2)

Từ (1) và (2) suy ra TVT1 º TVT2 (TVT1 trùng với TVT2) => đ.p.c.m

Như vậy chúng ta đã định nghĩa Tâm Vũ trụ và chứng minh hai định lý hết sức quan trọng khẳng định Tâm Vũ trụ là tồn tại và duy nhất. Tuy nhiên, cách chứng minh của hai định lý trên mới chỉ chỉ ra một cách định tính sự tồn tại và duy nhất cuả Tâm Vũ trụ.

Ngay tại đây chúng ta sẽ đưa ra một hệ quả trực tiếp từ định nghĩa Tâm Vũ trụ:

Định lý 6

Tâm Vũ Trụ có trong mọi đối tượng

CM: Tâm Vũ trụ là miền giao của mọi đối tượng và Tâm Vũ trụ tồn tại duy nhất. Theo định nghĩa phép giao trong lý thuyết Tập hợp suy ra nó có trong mọi đối tượng trong Vũ trụ. (đ.p.c.m.)

Thực ra, đã từ lâu loài người đã cảm nhận được sự tồn tại của Tâm Vũ trụ và gọi nó với các cái tên khác nhau như: Thuộc tính, Bản chất, Tạo hoá, Chân lý Tối thượng, Tự nhiên, Trời, Thượng đế v.v… Nhưng có thể nói khái niệm Tâm Vũ trụ ở đây rành mạch, sâu sắc và tổng quát hơn nhiều những khái niệm kể trên.

Do chưa chứng minh được rõ ràng giữa hai đối tượng luôn có mối liên hệ nên các định lý sau đấy sẽ không ăn khớp ngay tại mối liên hệ này.

Vì mọi đối tượng đang vận động (và có liên hệ?) và Tâm vũ trụ là miền giao của chúng nên Tâm vũ trụ tĩnh tức vô cùng đối tượng đang vận động tương đối so với Tâm vũ trụ.

Đến đây ta đưa vào một khái niệm cơ bản nữa đó là một khái niệm hóc hiểm : Thời gian

Thời gian là một đại lượng biến thiên và là thành phần của một hệ thống đo lường được dùng để diễn tả trình tự xảy ra của các sự kiện, để so sánh độ dài của các sự kiện, và khoảng cách giữa chúng, để lượng hóa chuyển động của các đối tượng. …Như vậy thời gian là một thành tố tạo nên khái niệm vận động do đó ta có ngay một định lý

Định lý 7

Tâm Vũ Trụ chứa thời gian

CM :Theo tiên đề 1, mọi đối tượng đều vận động mà thời gian là một thành tố tạo nên vận động do đó mọi đối tượng đều chứa thời gian. Theo định nghĩa Tâm Vũ Trụ suy ra Tâm Vũ Trụ chứa thời gian. Đ.p.c.m.

Hai đối tượng khác nhau có thời gian khác nhau. Ta gọi thời gian của chúng là thời gian tương đối.

Thời gian ở Tâm Vũ Trụ được gọi là thời gian tuyệt đối

Tâm Vũ trụ huyền ảo vô cùng. Nó có trong mội đối tượng nhưng hiểu được nó là vô cùng khó khăn, Nó là thuộc tính, nó là bản chất chung nhất của mọi đối tượng. Nó chứa các quy luật tự nhiên phổ quát nhất. Nó là chân lý Tối thượng của mọi chân lý Tối thượng. Nó là siêu hạt cơ bản của mọi hạt cơ bản tạo nên mọi vật.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vì Tâm vũ trụ tĩnh nên nó không chứa thời gian dẫn đến thời gian chỉ có trong đối tượng được so sánh tới đối tượng khác hoặc với Tâm vũ trụ.

Điều này có nghĩa Thời gian tại Tâm vũ trụ = /0/

Định lý 8

Mọi đối tượng trong Vũ trụ không tự nhiên mất đi một cách vĩnh viễn mà chỉ biến đổi từ dạng này sang dạng khác.

CM : Giả sử rằng A là một đối tượng bất kỳ trong Vũ trụ. Khi đó theo định lý 6, A chứa Tâm Vũ trụ. Nếu A bị mất đi vĩnh viễn suy ra Tâm Vũ trụ sẽ bị mất đi vĩnh viễn. Điều này trái với hai định lý về sự tồn tại và duy nhất của Tâm Vũ trụ. Suy ra đ.p.c.m.

Bởi Tâm vũ trụ là miền giao của tất cả các đối tượng đang biến đổi nên Tâm vũ trụ là không biến đổi.

Đối với những đối tượng hữu hình thì định lý trên là một điều dễ hiểu. Nhưng đối với những đối tượng vô hình như truyền thống dân tộc, một nền văn hoá, một học thuyết, một ý thức của một con người v.v…thì việc nhận thức được như vậy không phải luôn luôn dễ ràng.

Nếu ta xem các hệ thống triết học hoặc các tôn giáo chỉ là những đối tượng thì một hệ quả nữa có thể được rút ngay ra từ định lý Tâm vũ trụ là duy nhất là:

Định lý 9

Đối với mọi triết học chỉ có một chân lý tối thượng.

Đối với mọi tôn giáo chỉ có một Thượng Đế.

Các khuynh hướng tư tưởng có thể khác nhau, thậm trí tưởng chừng đối lập nhau một mất một còn nhưng chúng vẫn có một miền giao khác trống (ví dụ Tâm Vũ trụ), bởi vậy xu thế đối thoại thay thế cho sự đối đầu, loại trừ nhau đang trở thành xu thế của thời đại.

Không chắc chắn, nếu không định hướng theo Tâm vũ trụ, do tất cả đối tượng đang vận động theo xu thế (quy luật tự nhiên của chúng) không có nghĩa chúng đang đi về Tâm vũ trụ.

Ta có thể hình dung ra một sự hợp nhất vĩ đại trong tương lai – Sự thống nhất các triết học và sự hợp nhất các tôn giáo trên phạm vi toàn cầu và toàn Vũ trụ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi không nghĩ cái cơ chế thu Vũ trụ lại có kiểu bong bóng ấy!

Tôi cho là thế này: Mỗi cái gì được sinh ra và mất đi đều là kết quả của tương tác âm dương. Khi quan hệ âm dương cân bằng thì sinh nhiều nhất, mất ít nhất. Khi âm quá lớn thì mất nhiều hơn sinh. Vũ trụ vận động theo qui luật tương quan âm/dương luôn tăng. Đến một lúc nào đó, âm quá lớn hơn dương. cái sinh ra thì ít mà mất đi thì nhiều. Kết quả dần dần Vũ trụ tự tiêu biến hết cả âm lẫn dương. Khi hết cả âm lẫn dương thì Thái cực xuất hiện. Chẳng có gì co lại hay thu lại cả, chì mờ nhạt dần rồi mất hẳn. Đó là sự tiêu vong của Vũ trụ. Tiêu vong chứ không phải chuyển hóa. Mọi vật chất, năng lượng sẽ mất đi chứ chẳng chuyển hóa đi đâu cả. Đáng thương thay cái định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng của các nhà khoa học!!! Đến lúc đó, tôi chân thành chia buồn cùng họ!!!

Chẳng thể có vụ co lớn ngược Bigbang nào cả, một ông già không thể trở lại thời sơ sinh bằng cách lần lượt qua trung niên, thanh nên, thiếu niên rồi nhi đồng.

Nhưng mà trình bày chặt chẽ nó dài dòng lắm. Tôi chỉ chia sẻ nhanh vậy thôi.

Thân mến.

Vâng, cám ơn chú đã chia sẻ. Đúng là NA chưa thể diễn đạt 1 cách rõ ràng như chú được, NA cũng hiểu mơ hồ về 1 dạng như vậy nhưng khó diễn tả quá. NA cũng không đồng ý cách hiểu phình ra rồi co lại. Rất cám ơn chú !

Bữa nào có duyên gặp chú sẽ trao đổi được nhiều thắc mắc hơn nữa ạ !

Bây giờ chắc phải nhường lại topic này về đúng chủ đề của nó là "mạn đàm định mệnh có thật hay không"

@a hoangnt: thấy anh copy và post rất nhiều bài viết của nhiều tác giả ở đây, mà không giải thích rõ là mục đích gì, anh muốn nói lên điều gì, và nó liên hệ mang tính phản biện hay tương hỗ với chủ đề như thế nào, nên rất khó để hiểu và trao đổi với anh. Mà cũng chỉ sợ làm topic dài quá, loãng. rất mong a xem lại thử.

Thân,

NA

Share this post


Link to post
Share on other sites

Định lý 3

Giữahai đối tượng bất kỳ trong Vũ trụ bao giờ cũng tồn tại ít nhất một mối liên hệ.

CM: Giả sử A và B là hai đối tượng bất kỳ trong Vũ trụ. Khi đó mối liên hệ “Avà B cùng vận động” hiển nhiên là một trong các mối liên hệ giữa A và B =>đ.p.c.m

Khi tác giả đưa ra tiên đề mọi đối tượng đều vận động thì đương nhiên mọi đối tượng đều có liên hệbời chúng vận động (nếu ta hiểu khái niệm liên hệ rộng như tác giả). Khái niệm liên hệ của tác giả rộng tới nỗi, nếu ta nói 2 đối tượng nào đó không liên hệ với nhau thì bản thân câu nói đó đã là một liên hệ nên ý nghĩa câu nói trên trở thành vô nghĩa!

Mặt khác, ta cũng có thể rút ra từ logic này của tác giả rằng, mối liên hệ duy nhất giữa các đối tượng là vận động, chỉ bởi vì tác giả đưa ra có một tiên đề duy nhất, cho tới nay, là mọi đối tượng đều vận động. Nếu có thêm tiên đề nào nữa thì có lẽ có thêm một mối liên hệ! Như vậy, về bản chất, định lý 3 cũng chỉ là cái rút ra từ tiên đề này, cũng hiển nhiên giống như từ định nghĩa Vũ trụ suy trực tiếp ra hai cái định lý 1 và 2 vậy

Định lý này thật ra là nguyên lý về mốiliên hệ phổ biến mà Hêghen đã đề cập nhưng chưa được chứng minh chặt chẽ. Nóđược Hêghen xem như một tiên đề.

Theo tôi, định lý này và mối liên hệ phổ biến mà Hêghen đã đề cập chẳng liên quan gì tới nhau, chúng khác nhau về bản chất.

Từ nay, khi nói đến một đối tượng taphải hiểu nó cùng với tập hợp các mối liên hệ của nó với các đối tượng khác.Đôi khi để nhấn mạnh ta sẽ gọi là đối tượng đầy đủ.

Như đã nói ở trên, các đối tượng trong Vũ trụ liên kết với nhau vô cùng chặtchẽ bởi các mối liên hệ. Các mối liên hệ này có được là nhờ các đối tượng trongVũ trụ nhưng chính chúng lại làm cho Vũ trụ này là duy nhất. Hơn thế nữa chínhchúng lại là các đối tượng và bởi thế nó luôn luôn vận động và phát triển.

Vũ trụ của chúng ta thật vô cùng vô tận mà sống động. Đó là Vũ trụ duy nhất,không có Vũ trụ thứ hai.

Cái này thì là phát biểu đời thường, chứ không phải toán học nũa, từ các kết luận trên. Tuy nhiên cũng không có gì đặc sắc, mới mẻ vì rất nhiều lý thuyết đã đề cập tới.

2. TÂM VŨ TRỤ

Đến đây ta sẽ đưa vào một khái niệm mới – Tâm Vũ trụ. Khái niệm này được trìnhbày một cách ngắn gọn nhất nên nó là một khái niệm hết sức trừu tượng nhưng lạilà khái niệm trung tâm của chương này. Chúng ta sẽ bắt đầu bằng một định nghĩangắn gọn:

Định nghĩa 2

Tâm Vũ Trụ là một đối tượng TVT sao cho TVT là miền giao của mọi đối tượng củavũ trụ : TVT =

Định nghĩa này cho ta thấy Tâm Vũ trụ là cái chung nhất của tất cả các đốitượng trong Vũ trụ. Nó là “Thuộc tính” có trong mọi đối tượng.

Ngay sau đây ta sẽ chứng minh hai định lý mang tính nhận thức luận.

Định lý 4

Tâm Vũ Trụ là tồn tại :

CM: Ta phải chứng minh miền giao của mọi đối tượng trong Vũ trụ là khác trống.Thật vậy vì tính vận động là có trong mọi đối tượng như tiên đề 1 đã khẳng địnhnhưng tính vận động đến lượt nó lại là một đối tượng trong Vũ trụ nên giao củamọi đối tượng trong Vũ trụ chứa đối tượng vận động nên rõ ràng khác trống =>đ.p.c.m.

Để ý rằng vận động chỉ là một trong các thành tố tạo nên Tâm Vũ trụ. Vận độngchỉ là một biểu hiện của Tâm Vũ trụ. Hay nói cách khác, chính vì các đối tượngluôn vận động mà chúng ta cảm nhận thấy sự tồn tại của Tâm Vũ trụ. Ngoài vậnđộng, Tâm Vũ trụ có thể còn những thành tố khác.

Định lý 5

Tâm Vũ Trụ là duy nhất

CM : Giả sử TVT1 và TVT2 đều là Tâm Vũ trụ. Ta phải chứng minh TVT1 trùng vớiTVT2. Thật vậy vì TVT1 là Tâm Vũ trụ và TVT2 là một đối tương nên

TVT1 Ì TVT2 (TVT1 được chứa trong TVT2) (1).

Vì TVT2 là Tâm Vũ trụ và TVT1 là một đối tượng nên

TVT2 Ì TVT1 (TVT2 được chứa trong TVT1) (2)

Từ (1) và (2) suy ra TVT1 º TVT2 (TVT1 trùng với TVT2) => đ.p.c.m

Như vậy chúng ta đã định nghĩa Tâm Vũ trụ và chứng minh hai định lý hết sứcquan trọng khẳng định Tâm Vũ trụ là tồn tại và duy nhất. Tuy nhiên, cách chứngminh của hai định lý trên mới chỉ chỉ ra một cách định tính sự tồn tại và duynhất cuả Tâm Vũ trụ.

Ngay tại đây chúng ta sẽ đưa ra một hệ quả trực tiếp từ định nghĩa Tâm Vũ trụ:

Định lý 6

Tâm Vũ Trụ có trong mọi đối tượng

CM: Tâm Vũ trụ là miền giao của mọi đối tượng và Tâm Vũ trụ tồn tại duy nhất.Theo định nghĩa phép giao trong lý thuyết Tập hợp suy ra nó có trong mọi đốitượng trong Vũ trụ. (đ.p.c.m.)

Thực ra, đã từ lâu loài người đã cảm nhận được sự tồn tại của Tâm Vũ trụ và gọinó với các cái tên khác nhau như: Thuộc tính, Bản chất, Tạo hoá, Chân lý Tốithượng, Tự nhiên, Trời, Thượng đế v.v… Nhưng có thể nói khái niệm Tâm Vũ trụ ởđây rành mạch, sâu sắc và tổng quát hơn nhiều những khái niệm kể trên.<br style="">

<br style="">

Cả cái đoạn này cũng chỉ là hệ quả trực tiếp của cái tiên đề trên mà thôi. Cái chung của tất cả thì gọi là TVT. Trong trường hợp cực đoan thì TVT là cái chung đã được tác giả chỉ ra dưới dạng tiên đề (không tranh cãi) là vận động, hay TVT là vận động!!!

Tóm lại, bằng ngôn ngữ toán học, cả đoạn dài trên nội dung chỉ là thế này trong ngôn ngữ đời thường:

Vũ trụ là tất cả mọi thứ, do đó nó vô cùng vô tận và duy nhất. Mọi thứ trong Vũ trụ đều vận động, do đó, mọi thứ đều phải có liên hệ , có cái chung (ít nhất là cùng vận động). Tâm Vũ trụ là cái chung ấy (trongtrường hợp cực đoan thì TVT là khái niệm vận động).

Nếu quan niệm như các khái niệm tác giả định nghĩa, trong nội dung các định nghĩa ấy, thì tôi không thấy có gì sai về logic. Tuy nhiên, có phản ánh đúng thực tại khách quan không thì lại là chuyện khác.

Trước mắt, tôi thấy công trình này của tác giả phủ định học thuyết ADNH khi cho ra cái tiên đề: mọi đối tượng (như cách hiểu tổng quát của khái niệm này) đều vận động, vì khi đó, Đạo, Thái Cực đều vận động, không còn chí tịnh như học thuyết ADNH quan niệm.

Mặt khác, không có cái gì mới, so với kiến thức chung, được phát hiện trong bài viết, ngoại trừ cách xác định những khái niệm của riêng tác giả, và cách diễn đạt theo ngôn ngữ toán những cái có thể diễn đạt dễ dàng bằng ngôn ngữ thông thường.

Hoangnt ơi, dài quá. Có lẽ tôi chỉ bàn đến đây thôi, vì không thấy gì đặc sắc. Hơn nữa lại không có nhiều thời gian.

Thân mến.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xin nhờ BQT xóa giùm bài 181 của NA, lời lẽ hơi không phải lắm,

NA xin trả lời lại ý kiến của Daretolead như sau

Dare cứ tự nhiên trình bày ở đây mấy cái lý luận về Chúa, và ý niệm tuyệt đối của duy tâm khách quan, tôi sẽ tham khảo. Nhưng nó cũng sẽ chỉ mang tính tham khảo, chứ không thể phủ nhận, mang tính phản biện cái hiểu về Đạo mà mọi người đang thảo luận, dù nó củng chỉ là cái hiểu cơ bản nhất mang tính định hình đối tượng quán xét.

Do đó Dare cứ thử 1 lần hiểu như mọi người đi đã, rồi Dare từ cái hiểu đó mà đi tiếp, quán xét xa hơn những luận điểm khác xem có mâu thuẫn không đã chứ. Giống như lập ra 1 giả thiết và xem chứng minh trên giả thiết đó có đúng không, chứ Dare cứ khăng khăng giữ nguyên giả thiết của mình để phân tích chứng minh của người khác thì chưa hợp lý lắm.

Không ai dám và có thể "vật chất" hóa Đạo cả, khái niệm thì lại càng không thể vật chất hóa được. Chỉ là nói lên, so sánh với những cái mà con người 1 cách trực quan dễ nhận ra nhất, đó là "vật chất", nghĩa là 1 tồn tại, 1 thực tế, chứ không phải ảo tưởng mang tính luân lý.

Giác ngộ và chứng đạo đều nói về 1 hiện tượng như nhau, chỉ là câu chữ, từ dùng khác mà thôi.

Người đắc đạo nếu không tự hiển lộ vì 1 mục đích giáo hóa nào đấy (như đức Phật Thích Ca, Thiên Chúa), thì không ai nhận ra được cả, vì họ làm chủ cơ thể, ngũ uẩn, không còn cái ngã và bị nó chi phối nữa. Chính vì vậy những cái thuộc về phàm ngã như: yêu, thích, ghét, giận dỗi, tự cao, khoe khoang, đòi hỏi, chán chường, duy lý, phân biệt tách rời 1 sự vật sự việc thành 2 mặt, 2 phe, v...v....

Do dó nếu ra đường mà Dare thấy ai cứ bô bô nói "ta đã đắc đạo", thì 100% là ba xạo...miễn bàn.

Tất cả chỉ là nhìn con voi từ nhiều hướng, chúng tôi nhìn theo hướng thuyết ADNH và Đạo học của Á Đông, và đang bàn về hướng này. Còn Dare thì từ hướng duy vật biện chứng, duy tâm, v...v... gọi nôm na là của phương Tây.

2 cái nhìn chắc chắn có mâu thuẫn nên mới cần trao đổi, những chính vì chưa thể thống nhất, góc nhìn khác thì đừng vội phản biện và quy chụp, áp đặt cách nhìn của mình. Mình chỉ muốn nói thế thôi.

Nhìn đúng sẽ có lợi, nhìn sai thì việc tinh tiến chậm lại. Mọi con đường đều về la mã mà Posted Image

Ở đây mọi người hầu như theo Lý học và khái niệm của phương Đông, nên họ trình bày theo ngôn từ và cách diễn đạt của họ, Dare muốn giải thích theo duy vật, duy tâm, để tự gây nên sự hiểu sai này là tùy Dare, nhưng muốn tiếp cận cách hiểu mọi người đang bàn, thì dare phải đặt mình vào chính quan điểm, cách diễn đạt của họ trước đã. Đây là điểm cốt lõi mà mình lặp đi lặp lại nhiều lần.

Thân cháo,

NA

Nói thật là Dare tôi tôn trọng người đối thoại nên mới đặt ra các câu hỏi nhẹ nhàng như vậy. Buồn cười là bạn lại không hiểu. Khi tôi hỏi, ví dụ:

Nếu đã xem đạo là một hiện thực, là cái sinh ra vũ trụ, là tâm thức, v.v...thì có khác gì mấy cái lý luận về chúa, về ý niệm tuyệt đối của duy tâm khách quan không?.

là tôi đang muốn bạn tìm hiểu về mấy cái món đấy đấy, xem thế nào là duy vật, duy tâm, thế nào là ý niệm tuyệt đối, là vật chất, v.v... Để xem người ta đã nghĩ gì, đã tranh luận những gì để mà nhận ra rằng mấy cái mà bạn đang tưởng là đang nói về Đạo nó như thế nào. Bạn đọc thêm những cái này thì có thêm kiến giải mới cho cái Đạo của bạn chứ sao. Suốt ngày cứ nói về phương đông mà chẳng biết nó chẳng phải là minh triết phương đông mà chỉ là một mớ lý luận lôm côm được đông hóa từ những vấn đề xa lơ xa lắc đã bàn ở phương Tây.

Bạn nên đọc lại bài của chú Thiên Sứ, chú vuivui, vô trước,... Đừng bắt dare đọc lại nhé. Nếu cần bạn hỏi xem bạn có hiểu đúng ý họ viết không. Không hiểu đúng rồi lại cứ đi ủng hộ thì chẳng ra làm sao cả đâu. Dare đọc, không hiểu, thắc mắc nên mới tranh luận, mong bạn hiểu cho.

Bạn bắt tôi hiểu về cái Đạo như mọi người đang hiểu. OK thôi, tôi sẵn lòng. Nhưng tôi hỏi Đạo là gì thì mỗi người một kiểu, thậm chí cũng chẳng ai trả lời. Bởi đơn giản, ngay từ đầu bạn đã cho rằng nó bất khả tri mà (bất khả tri theo kiểu không thể bàn luận, chứ không phải là không thể bàn đến tận cùng đâu đấy nhé)

Bạn nói rằng không ai dám và vật chất hóa Đaọ cả. Đấy là bạn nói, bạn tự cho là vậy. Còn tôi, tôi thấy đầy đấy ra thôi:

Daretolead sai lầm là ở chỗ này đấy, vấn đề ở đây mọi người đều hiểu là 'Đạo" là 1 thực tại, nói là vật đi cho dễ hiểu cũng được, nhưng là vật đẻ ra vũ trụ, thế giới, nó là mẹ, nguyên liệu cũng là nó, sản phẩm cũng là nó, đẻ ra xong thì nó vẫn ẩn tàng, nhúng trong vạn vật dưới dạng bản thể

Tôi không cho là như vậy nên tôi mới tranh luận. Điều này mà bạn cũng không hiểu à? Không hiểu nên mới lấy làm lạ về Dare này phải không? hihi

Bạn cứ đi hỏi mấy ông sư xem ông Dê Xu có cùng kiểu giác ngộ với ông Thích Ca hay ông Thích Ca có cùng kiểu giác ngộ với ông Lão Tử không đi nhé. Tôi hỏi giác ngộ là gì? Bạn trả lời xem nào. Rồi đem đi so với cái đắc đạo của bạn nhé.

Sao bạn biết được người đắc đạo có thể làm chủ cái này cái kia, ngũ uẩn, yêu ghét, v.v..? Bạn tự chứng hay nghe kể lại?

Tôi hỏi nhiều nhưng chả nghe bạn trả lời theo cách bạn hiểu được bao nhiêu.

Thân chào.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nói thật là Dare tôi tôn trọng người đối thoại nên mới đặt ra các câu hỏi nhẹ nhàng như vậy. Buồn cười là bạn lại không hiểu. Khi tôi hỏi, ví dụ:

là tôi đang muốn bạn tìm hiểu về mấy cái món đấy đấy, xem thế nào là duy vật, duy tâm, thế nào là ý niệm tuyệt đối, là vật chất, v.v... Để xem người ta đã nghĩ gì, đã tranh luận những gì để mà nhận ra rằng mấy cái mà bạn đang tưởng là đang nói về Đạo nó như thế nào. Bạn đọc thêm những cái này thì có thêm kiến giải mới cho cái Đạo của bạn chứ sao. Suốt ngày cứ nói về phương đông mà chẳng biết nó chẳng phải là minh triết phương đông mà chỉ là một mớ lý luận lôm côm được đông hóa từ những vấn đề xa lơ xa lắc đã bàn ở phương Tây.

Bạn nên đọc lại bài của chú Thiên Sứ, chú vuivui, vô trước,... Đừng bắt dare đọc lại nhé. Nếu cần bạn hỏi xem bạn có hiểu đúng ý họ viết không. Không hiểu đúng rồi lại cứ đi ủng hộ thì chẳng ra làm sao cả đâu. Dare đọc, không hiểu, thắc mắc nên mới tranh luận, mong bạn hiểu cho.

Bạn bắt tôi hiểu về cái Đạo như mọi người đang hiểu. OK thôi, tôi sẵn lòng. Nhưng tôi hỏi Đạo là gì thì mỗi người một kiểu, thậm chí cũng chẳng ai trả lời. Bởi đơn giản, ngay từ đầu bạn đã cho rằng nó bất khả tri mà (bất khả tri theo kiểu không thể bàn luận, chứ không phải là không thể bàn đến tận cùng đâu đấy nhé)

Bạn nói rằng không ai dám và vật chất hóa Đaọ cả. Đấy là bạn nói, bạn tự cho là vậy. Còn tôi, tôi thấy đầy đấy ra thôi:

Tôi không cho là như vậy nên tôi mới tranh luận. Điều này mà bạn cũng không hiểu à? Không hiểu nên mới lấy làm lạ về Dare này phải không? hihi

Bạn cứ đi hỏi mấy ông sư xem ông Dê Xu có cùng kiểu giác ngộ với ông Thích Ca hay ông Thích Ca có cùng kiểu giác ngộ với ông Lão Tử không đi nhé. Tôi hỏi giác ngộ là gì? Bạn trả lời xem nào. Rồi đem đi so với cái đắc đạo của bạn nhé.

Sao bạn biết được người đắc đạo có thể làm chủ cái này cái kia, ngũ uẩn, yêu ghét, v.v..? Bạn tự chứng hay nghe kể lại?

Tôi hỏi nhiều nhưng chả nghe bạn trả lời theo cách bạn hiểu được bao nhiêu.

Thân chào.

Tôi trả lời nốt 1 lần cuối cho anh thông nhé !

Những câu tôi bôi đậm trong chính lời của anh ở trên thể hiện cái sự dốt của anh, không hiểu cả những gì người khác nói, cả về lời và lý luận.

ANh kêu tôi đọc lại bài của thầy Thiên Sứ, bác vuivui, chú Vô Trước chứ gì.

Xem lại ở dưới rồi tự nghiệm 1 lần nữa nhé....

Bài số 22 của thầy Thiên Sứ (http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/bai-viet/19899-man-dam-ve-dinh-menh-co-that-hay-khong/page__view__findpost__p__126853)

Tôi rất nhậy cảm với câu: "Cẩn trọng trong suy luận". Dare nên lưu ý điều này!

Đây là phản biện khoa học . Dare nhân danh cái gì để có lời khuyên khá chân thành vây?

Kết luận của tôi với toàn bộ các bài viết của Dare:

Nhưng phản biện của Dare tôi rất cảm ơn vì khiến tôi lưu ý tính chuyên sâu bề chuyên ngành tôi dẫn chứng . Nhưng dù tôi không chuyên sâu thì cũng không có nghĩa là tôi sai. Điều này tôi đã trình bày: Tôi chỉ có thể tổng hợp kết luận cuối cùng của một lý thuyết và không g nhất thiết phải có kiến thức chuyên sâu về lý thuyết chuyên ngành nào đó.

Vì Dare không hiểu vấn đề mà tôi trình bày. Nhưng lại phản biện trên cái hiểu sai của mình và có tính áp đặt suy nghĩ chủ quan của mình cho người bị phản biện: "Cần trong trong suy luận". Trong khi phản biện khoa học thì chỉ có đúng sai chứ klhông có cẩn trọng. Cẩn trong chỉ là vấn để "chính trị" thôi Dare ạ! Còn trong khoa học thì có thể sai.

Đó là sự kiêu ngạo và luôn cho người khác không hiểu vấn đề họ đang nói, trong khi chỉ mình anh chả hiểu họ nói gì, mà họ thì vẫn hiểu khái niệm họ đang trao đổi với nhau

Anh nhập gia phải tùy tục, 4 người đang nói về A, anh nói về B rồi cứ nhao nhao lên phản biện ra vẻ hiểu biết lắm. Rồi bắt 4 người kia học cái A của anh (tôi là trẻ con để anh bảo làm gì tôi làm đấy à ? ). Anh vẫn chưa thấy cái sự phi lý này hay sao, sao nói mãi không hiểu thế.

Anh tự xem lại những bài tôi trích dưới rồi ngẫm thêm 1 lần nữa nhé !

Bài số 26 (http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/bai-viet/19899-man-dam-ve-dinh-menh-co-that-hay-khong/page__view__findpost__p__127405)

Dare cho rằng: Diễn đàn chưa đủ tầm nghiên cứu về khoa học và lấy bài lật đổ thuyết tương đối một cách khôi hài - là hiểu sai vấn đề.

Có những bài viết của các nhà nghiên cứu nói về thuyết Tương Đối , không đồngvv tình một số điểm. Chúng tôi đăng lên với tư cách tham khảo với tinh thần khách quan. Chúng tôi chưa bao giờ dận chứng những ý kiến đó trong các công trình nghiên cứu của chúng tôi.

Diễn đàn của chúng tôi nghiên cứu về Lý học Đông phương và liên hệ với tri thức khoa học hiện đại, để làm sáng tỏ sự huyền bí và chứng minh tính khoa học của nó, chứ không phải diễn đàn chuyên nghiên cứu về một bộ môn khoa học nào đó. Bởi vậy, cách nhìn của Dare cũng sai khi đòi hỏi tính chuyên sâu của những bộ môn khoa học mà không phải đối tượng nghiên cứu của chúng tôi.

Dare hãy xem lại phương pháp tư duy của chính mình đã và suy ngẫm cho kỹ trước khi tranh luận, phê phán.

Thanhdc đã chỉ ra cái sai của Dare rồi đấy!

Bài viết số 37 (http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/bai-viet/19899-man-dam-ve-dinh-menh-co-that-hay-khong/page__view__findpost__p__127867)

Quan điểm nhìn nhận Đạo Đức Kinh là chủ nghĩa duy vật chất phác cũng xuất hiện vào thời "Tam Tang là địa biểu giai cấp tiểu tư sản". Có thể có "Chủ nghĩa Duy vật chất phác " xuất hiện ở nền văn minh Tây Phương vào thời cổ đại. Nhưng văn minh Đông phương - cụ thể là Lý học Đông phương - không có dấu hiệu của chủ nghĩa duy vật chất phác. Trong Lý học không có khái niệm phân biệt giữa Vật chất và ý thức - Đây là khái niệm du nhập từ văn minh Tây Phương - Thanhdc đã có cái nhìn đúng!

Lý học chỉ phân biết/ phân loại mọi dang tồn tại theo Âm Dương và Ngũ hành.

Để phản biện những luận cứ của ông ta , tôi không thể lập luận rằng: " Tin vào Chúa là duy tâm". Tôi cũng không thể dẫn các sách mà "Tử viết......", Nam Hoa kinh viết, Luận ngữ viết......vv.....Hoặc ông A, ông B đã nói......để chứng minh ông ta sai. Đại để vậy.

Mà tôi phải chí thẳng váo những lập luận của ông ta sai ở điểm nào khi những luận cứ của ông đi đến kết luận về quyền năng của Chúa quyết định những cấu trúc di truyền. Tất nhiên tôi phải xem cuốn sách của ông ta rất kỹ.

Nhưng lập luận của Dare không chỉ thẳng vào luận cứ của tôi đã minh chứng, mà chỉ so sánh những kiến thức đã có. Lúc đầu Dare có đặt cấu hỏi "Thế nào là khái niệm tương tác?" (Đã trích dẫn"). Nhưng sau đó thì chính Dare lại xác định về tính thống nhất khái niệm tương tác. Mà tôi đã xác định là chính xác.

Tóm lại, Dare hãy xem kỹ lại hệ thống lập luận của tôi và những luận cứ của nó đi đã. Qua cách phản biện của Dare, tôi thấy Dare đã xem lướt với cách nhìn rất hời hợt. Với cái nhìn đó. Tôi kết luận thế này cho nhanh:

Lê Nin nói:

Muốn xây dựng thành công chủ nghĩa công sản, cần có tất cả kho tàng tri thức của nhân loại!".

Câu nói này được khắc trên một tấm bảng sơn mài treo trên tường Thư Viện nhân dân Hanội, vào những năm 60 cua 3thế kỷ trước. Tôi không biết nó ở đoạn nào trong Lê Nin toàn tập. Nếu cấu nói này được coi là đúng thì Lý học Đông phương là một trong những kho tàng tri thức đồ sộ nhất trong những gia trị của tri thức của toàn thể nhân loại. Và nó đã tồn tại ít nhất hơn 2000 năm trong lịch sử văn minh Đông phương. Nếu chưa được cói là đúng thì với một cái nhìn sáng suốt nhất thì nó phải được coi là một đối tượng nghiên cứ nghiêm túc, nhân danh khoa học hoặc sự phát triển của một dân tộc.

Dare đứng có căn cứ vào kết luận nhanh của tôi để phản biện nha. Dây cà ra dây muống ko phải là phản biện khoa học. Dare hãy xem kỹ những luận cứ của tôi và chỉ thằng: Với những luận cứ đó, nó sai và mâu thuẫn ở chỗ nào trong chuỗi hệ luận của nó.

Bài viết số 41 (http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/bai-viet/19899-man-dam-ve-dinh-menh-co-that-hay-khong/page__view__findpost__p__128050)

Tôi trả lời Dare ngắn gọn thế này:

Để tiếp tục phát triển vấn đề - đi đến một lý thuyết thống nhất thì tôi đã định nghĩa lại vật chất - Như đã nói, Vậy thôi. Còn Dare thấy nó lòng vòng, thấy nó khó hiểu là tại khả năng nhận thức của Dara. Dara có chắc mình là mộtt người biết hết để khi đọc không hiểu thì là sai không?

Đấy là bài viết lần này tôi đã cắt gần mấy chục trang liên quan giữa bài giảng của Đức Phật khai ngộ về tính thấy - để từ đó minh chứng ý thức chính là vật chất cho ngắn gọn hơn.

Hawking viết: Nếu quả thực có một lý thuyết thống nhất thì chính nó quyết định chúng ta tìm ra nó hay không?

Với tôi thì đây chính là nhận định thiên tài của ông ta. Chỉ cần một câu này đủ để xác định: "Định mệnh hoàn toàn có thật".

Dara xac định "Duy vật biện chứng thừa nhận ý thức và vật chất có tương tác hai chiều" - Đại để vậy (Con chuột của tôi ko nhạy, nên khó copi nguyên văn. Vậy thì với định nghĩa của tôi bao hàm phạm trù này và không phủ nhận phạm trù này. Vậy Dara phản biện cái gì?

Bài viết số 46 (http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/bai-viet/19899-man-dam-ve-dinh-menh-co-that-hay-khong/page__view__findpost__p__128478)

Thành thật mà nói:

Tôi chưa thấy ai khi một tác giả đang trình bày dở dang một luận đề đã có người hảy vào phê phán., phản biện. Tự việc làm ấy nó đã phản khoa học. Và càng viết càng thấy Dare dùng nhiều từ mang tính công kích chứ không mang tính phân tích học thuật. Thí dụ:

Nguy biện> Trong phân tích phản biện học thuật không có từ này. cái này là hàng chợ. Vấn đề là: Dare cần chỉ ra mâu thuẫn giữa các luận cứ của tôi và phân tích mâu thuẫn đó. Viết chưa xong mà đã vội ngăn chặn ngay từ đầu sao tôi thấy nó có mùi "cảnh giác" nhiều hơn là phản biện học thuật.

Dare làm lại từ đầu đi tôi xem.Nếu Dare bắt đầu từ đầu - tôi hứa sẻ chỉ ra sai lầm của Dare không chừa một đoạn nào. Còn bây giờ nó lộn xộn, tôi không có thời gian xem Dare viết cái gì.

Dare có hiểu tôi đang viết cái gì không?

Bởi vậy, anh đừng có tự vạch áo cho người xem lưng cái sự dốt của anh nữa. Thấy anh copy lên nào là nguyên tắc phản biện... cũng chỉ là thể hiện.

Anh muốn trao đổi học thuật, hay anh muốn phá cho vui ? Suốt ngày biện với chả chứng, tôi chả cần hiểu cái đó tôi cũng hiểu ý chú Vo Trước, và mọi người ở đây đang nói về Đạo là cái gì, trong khi anh hỏi 1 câu vớ vẩn:

Sao bạn biết được người đắc đạo có thể làm chủ cái này cái kia, ngũ uẩn, yêu ghét, v.v..? Bạn tự chứng hay nghe kể lại?

Tôi hỏi anh, sao anh biết được chủ nghĩa duy vật là xuất xứ của Phương Tây, là của các ngài Marx, Lenin mà anh đọc rồi nhai đi nhai lại mãi đấy ? ANh tự làm ra chung với họ, hay trực tiếp thấy họ làm, hay anh nghe sách rồi nhai lại ?

Thử trả lời câu này nhé, rồi tự trả lời giùm tôi luôn

Chán....

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thống nhất cùng Bác Vô trước, quan trọng nhất là bám sát hiện thực khách quan - và ý thức của chúng ta vì chúng ta có "Tính thấy" để quy ước hiện thực khách quan.

Một luận điểm quan trọng trong Bài viết đó là: chưa chứng minh được giữa hai đối tượng A và B luôn tồn tại ít nhất một mối liên hệ, tương đương điều này chỉ ra vũ trụ vô cùng đang vận động có quy luật. Tác giả bị nhầm lẫn trong thuật toán tập hợp do tính rời rạc của các đối tượng.

Chúng ta có thể chứng minh bằng một cách khác: Trong Vũ trụ vô cùng là không có đối tượng Trống tức hiểu nôm na là không có bất kỳ một khoảng Chân không (không phải là vật chất) tồn tại trong Vũ trụ này. Lúc này quan hệ A và B chỉ là hệ quả mà thôi.

Vì Trống là đối tượng nên thuộc Vũ trụ, nên Tâm của Vũ trụ có trong Trống, suy ra mâu thuẫn vì không có đối tượng nào "vừa có vừa không", vậy cả vũ trụ phải là "một khối vật chất".

Trống là một dạng quy ước siêu việt, tác giả cần lý giải nó.

Ngoài ra cũng thấy: do quy ước Tâm vũ trụ là miền giao của các đối tượng nên trước khi đưa ra bất kỳ định lý... nào thì cần phải chứng minh sự tồn tại của nó, tức chứng minh giữa hai đối tượng luôn tồn tại một mối liên hệ.

Học thuyết âm dương ngũ hành bao trùm tất, tuy nhiên bài viết cũng rất hay và tổng quát cao, sau khi thảo luận xong Hoangnt sẽ có thể chỉ ra Đây là một đối tượng thuộc Học thuyết âm dương ngũ hành. Ví dụ dễ dàng chứng minh quốc gia nào trên thế giới cũng có triết học nhưng triết học Văn Lang là siêu việt nhất và vĩnh cửu vì bạn không bao giờ "cướp cờ" được.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi trả lời nốt 1 lần cuối cho anh thông nhé !

Những câu tôi bôi đậm trong chính lời của anh ở trên thể hiện cái sự dốt của anh, không hiểu cả những gì người khác nói, cả về lời và lý luận.

ANh kêu tôi đọc lại bài của thầy Thiên Sứ, bác vuivui, chú Vô Trước chứ gì.

Xem lại ở dưới rồi tự nghiệm 1 lần nữa nhé....

Bài số 22 của thầy Thiên Sứ (http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/bai-viet/19899-man-dam-ve-dinh-menh-co-that-hay-khong/page__view__findpost__p__126853)

Đó là sự kiêu ngạo và luôn cho người khác không hiểu vấn đề họ đang nói, trong khi chỉ mình anh chả hiểu họ nói gì, mà họ thì vẫn hiểu khái niệm họ đang trao đổi với nhau

Anh nhập gia phải tùy tục, 4 người đang nói về A, anh nói về B rồi cứ nhao nhao lên phản biện ra vẻ hiểu biết lắm. Rồi bắt 4 người kia học cái A của anh (tôi là trẻ con để anh bảo làm gì tôi làm đấy à ? ). Anh vẫn chưa thấy cái sự phi lý này hay sao, sao nói mãi không hiểu thế.

Anh tự xem lại những bài tôi trích dưới rồi ngẫm thêm 1 lần nữa nhé !

Bài số 26 (http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/bai-viet/19899-man-dam-ve-dinh-menh-co-that-hay-khong/page__view__findpost__p__127405)

Bài viết số 37 (http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/bai-viet/19899-man-dam-ve-dinh-menh-co-that-hay-khong/page__view__findpost__p__127867)

Bài viết số 41 (http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/bai-viet/19899-man-dam-ve-dinh-menh-co-that-hay-khong/page__view__findpost__p__128050)

Bài viết số 46 (http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/bai-viet/19899-man-dam-ve-dinh-menh-co-that-hay-khong/page__view__findpost__p__128478)

Bởi vậy, anh đừng có tự vạch áo cho người xem lưng cái sự dốt của anh nữa. Thấy anh copy lên nào là nguyên tắc phản biện... cũng chỉ là thể hiện.

Anh muốn trao đổi học thuật, hay anh muốn phá cho vui ? Suốt ngày biện với chả chứng, tôi chả cần hiểu cái đó tôi cũng hiểu ý chú Vo Trước, và mọi người ở đây đang nói về Đạo là cái gì, trong khi anh hỏi 1 câu vớ vẩn:

Sao bạn biết được người đắc đạo có thể làm chủ cái này cái kia, ngũ uẩn, yêu ghét, v.v..? Bạn tự chứng hay nghe kể lại?

Tôi hỏi anh, sao anh biết được chủ nghĩa duy vật là xuất xứ của Phương Tây, là của các ngài Marx, Lenin mà anh đọc rồi nhai đi nhai lại mãi đấy ? ANh tự làm ra chung với họ, hay trực tiếp thấy họ làm, hay anh nghe sách rồi nhai lại ?

Thử trả lời câu này nhé, rồi tự trả lời giùm tôi luôn

Chán....

Hihi. Mấy cái bạn trao đổi trên cho thấy rằng dù dare tôi đã cất công post cả tài liệu về "cách tranh luận" hay "tiêu chuẩn dẫn đến chân lý" thì những người như bạn cũng đâu có chịu đọc. Càng tranh luận thì càng...lộ rõ cái ngụy biện.

Tôi hỏi bạn sao biết được người đắc đạo có thể làm được cái này cái kia, v.v...? Thì nếu đúng ra, bạn phải phân tích xem câu hỏi này đúng sai thế nào? Phải tìm hiểu lại xem thế nào là giác ngộ, là đắc đạo, phải tìm tư liệu. Nếu bạn không biết thì nói là không biết, rồi hỏi lại tôi, xem tôi có hiểu đúng không. Cớ sao lại đi chửi tôi?

Ví dụ nhé: bạn hỏi

Tôi hỏi anh, sao anh biết được chủ nghĩa duy vật là xuất xứ của Phương Tây, là của các ngài Marx, Lenin mà anh đọc rồi nhai đi nhai lại mãi đấy ? ANh tự làm ra chung với họ, hay trực tiếp thấy họ làm, hay anh nghe sách rồi nhai lại ?

Thử trả lời câu này nhé, rồi tự trả lời giùm tôi luôn

Dare tôi trả lời:

1. Chủ nghĩa duy vật gồm nhiều nấc, từ duy vật chất phác, duy vật tầm thường, duy vật biện chứng,... cái tôi đang nói là cái chủ nghĩa duy vật biện chứng chứ không phải cái chủ nghĩa duy vật (chắc là chất phác của bạn). Chủ nghĩa duy vật thì có cả ở phương đông, cả cả phương tây.

2. Chủ nghiã duy vật biện chứng không phải chỉ của riêng ngài Marx, Marx chỉ kế thừa, nghiên cứu thêm, tổng hợp, vận dụng,... các kết quả nghiên cứu trước đó, hoàn chỉnh nó, làm cho nó đúng hơn, sâu sắc hơn, bổ sung thêm những phần mới của riêng mình, làm cho nó trở thành đỉnh cao của duy vật biện chứng v.v... và cụ thể là đã công bố rất nhiều công trình nghiên cứu của mình (bạn tự đi mà tìm đọc). Nên tôi có thể kết luận rằng Marx là người có công lớn nhất, là người thầy của trờng phái duy vật biện chứng.

Buồn cười là bạn lại đi trích đăng những bài trao đổi của người mà tôi đang phản biện để làm bằng chứng cho những điều tôi nói là sai. Thật hết biết.

Tôi đã nhiều lần nhắc lại là tôi không đại diện cho duy vật, hay duy tâm, để mà phản biện. Cái tôi quan tâm là sự nhất quán trong lý luận, xem cái tiền đề, cái kết luận có logic hay không. Bạn tham gia cho vui thì xin mời đi chỗ khác nhé.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hihi. Mấy cái bạn trao đổi trên cho thấy rằng dù dare tôi đã cất công post cả tài liệu về "cách tranh luận" hay "tiêu chuẩn dẫn đến chân lý" thì những người như bạn cũng đâu có chịu đọc. Càng tranh luận thì càng...lộ rõ cái ngụy biện.

Tôi hỏi bạn sao biết được người đắc đạo có thể làm được cái này cái kia, v.v...? Thì nếu đúng ra, bạn phải phân tích xem câu hỏi này đúng sai thế nào? Phải tìm hiểu lại xem thế nào là giác ngộ, là đắc đạo, phải tìm tư liệu. Nếu bạn không biết thì nói là không biết, rồi hỏi lại tôi, xem tôi có hiểu đúng không. Cớ sao lại đi chửi tôi?

Anh cứ hihi he he để làm gì, tôi không trả lời vì tôi không cần phải đáp lại thách thức của anh. Mà tôi cũng đã trình bày những cái hiều của mình về Đạo rồi thì phải nhỉ ? Tôi hỏi anh, chính anh thừa nhận anh hiểu sai ý mọi người mà

Tôi không cho là như vậy nên tôi mới tranh luận. Điều này mà bạn cũng không hiểu à? Không hiểu nên mới lấy làm lạ về Dare này phải không? hihi

Anh có quyền hiểu sai, vì anh chả hiểu người ta đang tranh luận gì, những không có nghĩa a hiểu sai thì người ta sai

Ví dụ nhé: bạn hỏi

Dare tôi trả lời:

1. Chủ nghĩa duy vật gồm nhiều nấc, từ duy vật chất phác, duy vật tầm thường, duy vật biện chứng,... cái tôi đang nói là cái chủ nghĩa duy vật biện chứng chứ không phải cái chủ nghĩa duy vật (chắc là chất phác của bạn). Chủ nghĩa duy vật thì có cả ở phương đông, cả cả phương tây.

2. Chủ nghiã duy vật biện chứng không phải chỉ của riêng ngài Marx, Marx chỉ kế thừa, nghiên cứu thêm, tổng hợp, vận dụng,... các kết quả nghiên cứu trước đó, hoàn chỉnh nó, làm cho nó đúng hơn, sâu sắc hơn, bổ sung thêm những phần mới của riêng mình, làm cho nó trở thành đỉnh cao của duy vật biện chứng v.v... và cụ thể là đã công bố rất nhiều công trình nghiên cứu của mình (bạn tự đi mà tìm đọc). Nên tôi có thể kết luận rằng Marx là người có công lớn nhất, là người thầy của trờng phái duy vật biện chứng.

Tôi hỏi anh, làm sao anh biết lịch sử của những môn đấy, cũng giống như anh hỏi tôi làm sao biết các vị kia đắc đạo, anh lại trả lời 1 nẻo, nào là Duy vật biện chứng, duy vật chất phác

Buồn cười là bạn lại đi trích đăng những bài trao đổi của người mà tôi đang phản biện để làm bằng chứng cho những điều tôi nói là sai. Thật hết biết.

Ơ cái anh daretolead này buồn cười nhỉ, anh bảo tôi đọc lại xem các thầy, chú, bác kia nói gì, tôi trích lại nguyên văn, toàn thấy anh trả lời, tranh luận sai vấn đề. Mà bây giờ lại đi hỏi tôi sao copy ra đây ???? Tôi chưa lấy trích dẫn của họ làm phản biện anh mà, chỉ mới để cho anh nhìn lại chính cái tư duy của anh đấy.

A có hiểu câu hỏi của chính anh không ?

Tôi đã nhiều lần nhắc lại là tôi không đại diện cho duy vật, hay duy tâm, để mà phản biện. Cái tôi quan tâm là sự nhất quán trong lý luận, xem cái tiền đề, cái kết luận có logic hay không. Bạn tham gia cho vui thì xin mời đi chỗ khác nhé.

Daretolead nhớ kỹ nhé: NA tôi đang trao đổi với chú vô trước, huynh Thiên Đồng, anh hoangnt về cai Đạo, cái Ta, tính nhị nguyên theo cách hiểu của chúng tôi như chúng tôi đã bao lần thảo luận offline trước đây. Tự nhiên anh lại nhào vào chỉnh tôi, nhắc nhở tôi có hiểu những gì tôi đang nói không ?

Tới vị thế của anh trong 1 cuộc chơi mà anh còn chưa rõ, thì anh tranh luận cái gì hả ? Anh mời tôi đi chỗ khác chơi, vớ vẩn thật, tôi chơi với anh hồi nào ?

Chính anh tranh biện với tôi trước, chứ tôi không tranh biện với anh, chính anh muốn chỉnh cái ý B (cái bẩn chất sự việc, bản thể vũ trụ) chúng tôi đang nói với nhau, mà lại cho rằng, nó phải có nghĩa là A (đạo lý chung, mang tính quy ước) mới đúng, Vớ vẫn thế ?

Thôi để tôi giải thích lần cuối cho gọn, Anh phải hiểu vai trò của anh trong cuộc đối thoại này.

Đừng có nghĩ chúng tôi đang nói về Đạo. Dùng từ khác đi, gọi là "Đáo" chẳng hạn. Nó chỉ là danh từ thể hiện cái bản chất sự vật sự việc chúng tôi đang trao đổi. Còn anh muốn nói về cái "Đạo" của anh thì anh tự nói 1 mình nhé. Cái "Đáo" này chỉ là từ gọi, cái chúng tôi muốn trao đổi là bản chất thực bên dưới, cái bản thể của vũ trụ.

Thế nhé, vẩn chưa hiểu mà lại hỏi suốt tôi định nghĩa Đạo là gì đi !

Thế anh có muốn tranh luận về bản thể vũ trụ không ? Hay là cái Đạo theo cách hiểu của anh.

Anh tranh luận với tôi trước, thì xin lỗi, 1 anh phải chỉ ra cái bản chất sự việc chúng tôi đang muốn nói là sai, 2 là anh hòa nhập hiểu theo cách đó rồi phan tích mâu thuẫn nội tại của nó, chứ đừng áp đặt nhé. Tôi không nói về cái Đạo của anh.

Thầy Thiên Sứ nói đến thế về cái logic cơ bản này mà anh cũng chưa hiểu. Anh thật dở tệ về mặt học thuật và lý luận, phản biện, mà còn không tự nhận ra.

Thân,

NA

Share this post


Link to post
Share on other sites