Như Thông

"giá Xăng Tăng 2.000 Đồng Là Còn Thấp"

27 bài viết trong chủ đề này

"Giá xăng tăng 2.000 đồng là còn thấp"

Theo www.vinacorp.vn – 22 giờ trước Ngày 30.3, Văn phòng Chính phủ đã tổ chức họp báo công bố nội dung phiên họp thường kỳ của Chính phủ trong tháng 3.

Posted Image

Ông Nguyễn Xuân Phúc, chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cho biết,trong lĩnh vực kinh tế, Chính phủ đã yêu cầu các bộ, ngành triển khai quyết liệt các biện pháp ổn định kinh tế vĩ mô. “Về chính sách tiền tệ, ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có một số chính sách mới để kiểm soát dư nợ tín dụng, vàng, chống đôla hoá nền kinh tế. Về chính sách tài khoá, Chính phủ có một số chủ trương thắt chặt chi, tiết kiệm chi thường xuyên 10%. Một số địa phương đã bước đầu tổ chức tiết kiệm điện, không mua sắm các phương tiện đắt tiền”, ông Phúc nói.

Ngoài cắt giảm chi tiêu, mua sắm ở các tập đoàn, cắt trên 3400 tỉ đồng...tất cả làm cho việc thực hiện nghị quyết 11/CP sau một tháng thực hiện đã bước đầu có một số kết quả.

Ông Phúc cũng cho biết Chính phủ đã thảo luận về đề xuất giãn thuế thu nhập doanh nghiệp cho các doanh nghiệp. Đối tượng được xét giãn nộp thuế là các doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp khó khăn lớn, không nộp được thuế đúng hạn. “Chính sách này sẽ được công bố trong thời gian gần đây”, ông Phúc nói.

Trả lời về lý do và tác động của việc tăng giá xăng dầu ngày 29.3, ông Nguyễn Tiến Thoả, cục trưởng cục Quản lý giá, bộ Tài chính nói rằng, việc điều chỉnh giá xăng dầu là “bất khả kháng” do giá xăng dầu trên thị trường thế giới quá cao. “Nếu tính đủ chi phí như bình thường, chúng ta phải điều chỉnh rất cao. Mức điều chỉnh mới chỉ đạt hơn 40% yêu cầu và vẫn còn thấp hơn giá xăng dầu bán lẻ ở nhiều nước xung quanh từ 3000-5000 đồng/lít”, ông Thoả nói. Theo ông Thoả, tác động “vòng 1” đến chỉ số CPI trong tháng tới khoảng 0,4%.

Về quản lý thị trường vàng, ngoại tệ, thống đốc NHNN Nguyễn Văn Giàu cho biết, nhờ việc triển khai các biện pháp trong nghị quyết 11/NĐ-CP của Chính phủ, nhất là các giải pháp làm giảm tổng cầu, tổng phương tiện thanh toán đã giảm chậm lại. "Tốc độ tăng trưởng tín dụng hết quý I dự kiến sẽ tăng dưới 5%. Việc cắt giảm đầu tư, tăng trưởng xuất khẩu quý I khoảng 33%, nhập siêu giảm...tất cả sẽ giúp kinh tế vĩ mô ổn định hơn trong thời gian tới”, ông Giàu nói.

Theo ông Giàu, đến nay, tình hình cung cầu ngoại tệ đã tương đối cân bằng. "Việc kiểm tra thị trường được tiến hành quyết liệt cũng góp phần đưa thị trường ngoại hối vào trật tự hơn", ông Giàu đánh giá.

Về việc yêu cầu các tập đoàn, tổng công ty báo cáo số dư ngoại tệ, theo ông Giàu, NHNN đã được báo cáo. Theo đó trong 78 tổ chức, trong đó có các tập đoàn, tổng công ty, có tổng cộng 1,61 tỷ USD trong đó có trên 637 triệu USD là tiền gửi có kỳ hạn.

Ông Lê Đức Thuý, chủ tịch uỷ ban Giám sát Tài chính quốc gia sẽ nghỉ hưu từ 1.5.2011 theo chế độ. Chính phủ sẽ bố trí cán bộ thay thế công việc của ông Thuý.

Share this post


Link to post
Share on other sites

"Giá xăng tăng 2.000 đồng là còn thấp"

Mức điều chỉnh mới chỉ đạt hơn 40% yêu cầu và vẫn còn thấp hơn giá xăng dầu bán lẻ ở nhiều nước xung quanh từ 3000-5000 đồng/lít”, ông Thoả nói. Theo ông Thoả, tác động “vòng 1” đến chỉ số CPI trong tháng tới khoảng 0,4%.

Các vị lãnh đạo này trả lời điều chỉnh này còn thấp và chỉ mới đạt 40% so với các nước xung quanh. Hiz hiz sao các vị không so sánh thu nhập bình quân người dân Viet nam với người dân các nước xung quanh, xem là họ có thu nhập cao hơn dân Viêt bao nhiêu lần

Trả lời kém.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Các vị lãnh đạo này trả lời điều chỉnh này còn thấp và chỉ mới đạt 40% so với các nước xung quanh. Hiz hiz sao các vị không so sánh thu nhập bình quân người dân Viet nam với người dân các nước xung quanh, xem là họ có thu nhập cao hơn dân Viêt bao nhiêu lần

Trả lời kém.

Nước ngoài có bán cho Việt Nam giá xăng theo thu nhập của người Việt Nam không bạn?Lấy cái gì mà bù lỗ vào đấy ? Bao nhiêu người phụ nữ gạt nước mắt để con ở nhà bơ vơ đi làm osin khắp thế giới mới thu đủ số ngoại tệ để bù lỗ vào đấy hả bạn? Ai dùng nhiều xăng dầu, chẳng lẽ 90% người Việt Nam không tiêu thụ săng dầu trực tiếp phải còng lưng đống thuế để bù lỗ cho 10% số người còn lại tiêu thụ rẻ- công bằng ở đâu.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trên chuyến taxi tôi vừa đi về chiếu này, ông tài xế nói: "Giá xăng tăng quá, mà tiền xe không tăng, phần % tài xế hưởng không tăng, trong khi tài xế chịu tiền xăng. Tôi muốn bỏ nghề. Nhưng chưa biết làm nghề gì sống?"

Vấn đề chính ở đây là:

Sự điều chỉnh cân đối giữa các mặt liên quan. Lý học gọi là hài hòa Âm Dương ấy mà.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Các vị lãnh đạo này trả lời điều chỉnh này còn thấp và chỉ mới đạt 40% so với các nước xung quanh. Hiz hiz sao các vị không so sánh thu nhập bình quân người dân Viet nam với người dân các nước xung quanh, xem là họ có thu nhập cao hơn dân Viêt bao nhiêu lần

Trả lời kém.

Bạn ơi sao lại so sánh thế không sợ khập khểnh à? Các vị này thu nhập khác chúng ta nên họ thấy thấp mà! Hic !

Share this post


Link to post
Share on other sites

Theo tính toán của giới giang hồ, thì xăng Việt Nam mắc hơn gấp đôi so với Mỹ. Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trên chuyến taxi tôi vừa đi về chiếu này, ông tài xế nói: "Giá xăng tăng quá, mà tiền xe không tăng, phần % tài xế hưởng không tăng, trong khi tài xế chịu tiền xăng. Tôi muốn bỏ nghề. Nhưng chưa biết làm nghề gì sống?"

Vấn đề chính ở đây là:

Sự điều chỉnh cân đối giữa các mặt liên quan. Lý học gọi là hài hòa Âm Dương ấy mà.

Điều này phụ thuộc ở mô hình quản lý của từng công ty.Thị trường tự động điều chỉnh,chi phí đầu vào tăng mà giá cả thị trường không tăng, lương người lao động giảm đi thì thị trường lao động sẽ giúp tái phân bố lại thu nhập của người lao động và lợi nhuận của công ty hài hòa để đảm bảo đời sống người lao động không thay đổi tiếp tục phục vụ công ty.Đây là cơ chế huyền diệu đã giúp Mỹ và tây âu giờ đây có nền kinh tế phát triển rất cao.
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

(VEF.VN) - Mặc dù Bộ Tài chính đã dẫn ra nhiều lý do "phải tăng giá xăng dầu" nhưng với người tiêu dùng, vẫn còn nhiều uẩn khúc chưa sáng tỏ.

Chuyện tăng giá xăng dầu bấy lâu này đã được ngầm định là hiển nhiên, không thể bàn cãi gì thêm nữa.

Cách đây hơn 1 tháng, sau khi tăng kỷ lục từ 2.110 đồng-3.550 đồng/lít, Bộ Tài chính khẳng định, mức tăng đó mới chỉ bằng 44,6% đến 56,7% mức phải tăng.

Lần này cũng vậy. Bất ngờ tăng kỷ lục không kém, từ 2.000-2.800 đồng/lít. Lãnh đạo Bộ cũng phân trần, giá xăng dầu chỉ tăng bằng 34,7-50,7% mức phải tăng. Chưa kể, so sánh với các nước trong khu vực, giá xăng dầu Việt Nam tăng thế còn thấp.

Hôm 24/2, nếu tính đủ mức phải tăng thì giá xăng A92 sẽ là 22.893 đồng/lít, dầu diesel là 21.010 đồng/lít, dầu hỏa sẽ là 21.792 đồng/lít và dầu madut sẽ là 17.024 đồng/lít.

Trong khi đó, mức giá mới vừa thiết lập là xăng A92 là 21.300 đồng/lít, dầu diesel là 21.100 đồng/lít, dầu hỏa là 20.800 đồng/lít và dầu madut là 16.800 đồng/lít.

Dù không nói thẳng ra bằng lời, bằng văn bản thì các con số trên đã cho thấy một thông điệp rất rõ ràng: giá xăng dầu còn tiếp tục tăng - đây là điều hiển nhiên, là chuyện bình thường và người tiêu dùng phải chấp nhận.

Cũng không khác gì điện, người tiêu dùng Việt Nam hiện nay không có quyền so sánh và lựa chọn sản phẩm xăng dầu. Cả nước chỉ có một tập đoàn Điện lực Việt Nam chiếm 70% nguồn cung ứng và là nhà bán lẻ điện duy nhất, một tổng công ty Petrolimex chiếm 60% thị phần cung ứng xăng, nhưng 11 doanh nghiệp đầu mối với 10.000 cửa hàng bán lẻ xăng dầu cũng đều chỉ bán một mức giá. Khi tăng là tăng "hội đồng".

Posted Image

Giá xăng dầu tăng là điều hiển nhiên (ảnh Phạm Huyền)

Với đời sống tiêu dùng và hoạt động sản xuất hiện nay, không ai có thể nhịn dùng xăng, dùng điện. Khi thị trường còn độc quyền như vậy, thì sự bất bình đẳng giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng còn dai dẳng tồn tại.

Trong một quan hệ mua - bán không sòng phẳng đó, các thông điệp mà Bộ Tài chính đưa vẫn chưa toàn diện, thiếu thuyết phục.

Những điểm không thuyết phục trong dẫn giải của Bộ Tài chính có thể thấy khá rõ.

Thay vì muốn công khai tất cả để phải rơi vào tình trạng đối chất, các dẫn chứng của Bộ Tài chính đều... có lợi cho nhà quản lý và doanh nghiệp. Lý do giá thế giới tăng cao là đúng, lý giải do giá thấp nên nảy sinh xuất lậu xăng dầu là đúng, giá xăng dầu Việt Nam thấp hơn giá khu vực cũng là đúng, nhưng nếu thông điệp chỉ dừng lại bấy nhiêu thôi thì chưa đủ.

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng, còn nhiều chuyện chưa rõ ràng, điển hình như ngành xăng dầu đã làm hết sức để giảm giá thành hay chưa? Vì sao các doanh nghiệp luôn kêu lỗ? Bộ Tài chính thay mặt Nhà nước, xã hội, người dân đã kiểm soát các doanh nghiệp chặt chẽ chưa để đảm bảo rằng, giá thành xăng dầu hiện nay là hợp lý và không còn cửa nào để cắt giảm chi phí, chỉ còn con đường tăng giá?

So sánh giá bán lẻ của Việt Nam với các nước Trung Quốc, Lào, Campuchia... thì của ta thấp hơn. Nhưng giá xăng dầu thế giới là giống nhau nên bản chất giá xăng dầu các quốc gia khác nhau, là do các khoản thu vào ngân sách của các Chính phủ là khác nhau.

Nhìn lại bảng giá cơ sở xăng dầu hiện nay, tổng mức các khoản thu cho Nhà nước với giá xăng dầu lên tới 22%? Lạm phát, giá nhiều mặt hàng đã tăng cao, sao vẫn áp dụng trích lập Quỹ bình ổn và không lùi thuế VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt...?

Giá dầu thô thế giới tăng, và còn tiếp tục tăng. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam được khai thác tài nguyên thô để bán ra nước ngoài. Vậy thì, khoản lợi chênh lệch giá ấy có được tính vào phần Nhà nước sẽ bù giá ra cho người dân khi mua xăng dầu trong nước không, hay chỉ mang đến lợi nhuận cho doanh nghiệp?

Bên cạnh đó, lý do "vì chống xuất lậu" mà phải tăng giá càng khiến người tiêu dùng thấy khó hiểu. Ít ra, Bộ Tài chính phải làm rõ, tỷ lệ xuất lậu xăng dầu là bao nhiêu phần trăm trên thị trường nội địa? Việc chống buôn lậu không thể coi là chuyện "tất yếu", mà là nhiệm vụ của công an, lực lượng quản lý thị trường. Không thể mang công tác chống buôn lậu ra để tạo thêm một gánh nặng cho giá, và cho người dân.

Xét cho cùng, chống xuất lậu xăng dầu là để tránh thất thoát Ngân sách, tiền của của người dân, nhưng rồi chính việc coi tăng giá là giải pháp chống buôn lậu lại khiến cho, người tiêu dùng rốt cục chịu thiệt thòi.

Lý lẽ tăng giá vì phải theo thị trường cũng không đầy đủ. Mặc dù, Nghị quyết 11 cho phép, giá điện, giá xăng theo thị trường nhưng nếu chỉ tính chuyện "thả giá" theo thị trường, thay vì thiết lập điều kiện tiên quyết hình thành cơ chế thị trường, trước khi thả giá, là phải tạo lập một môi trường có tính cạnh tranh.

Trong giải pháp thực hiện thị trường hóa xăng dầu, chỉ có duy nhất một giải pháp về giá. Và nếu theo đuổi theo hướng này thì giá cả xăng dầu sẽ còn nhảy nhót nhiều lần hơn. Còn nếu kiềm chế giá để kiềm chế lạm phát như năm 2010 trở về trước, thì điều đó chỉ mang đến sự ổn định "ảo" cho kinh tế vĩ mô.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Điều này phụ thuộc ở mô hình quản lý của từng công ty.Thị trường tự động điều chỉnh,chi phí đầu vào tăng mà giá cả thị trường không tăng, lương người lao động giảm đi thì thị trường lao động sẽ giúp tái phân bố lại thu nhập của người lao động và lợi nhuận của công ty hài hòa để đảm bảo đời sống người lao động không thay đổi tiếp tục phục vụ công ty.Đây là cơ chế huyền diệu đã giúp Mỹ và tây âu giờ đây có nền kinh tế phát triển rất cao.

Nghe chuyên gia kinh tế cao cấp của chính phủ Phạm Chi Lan phát biểu đi ông ơi. Thế tui nói ông, để lo lót môt cây xăng ra đời, chi phí hết 5 tỷ thì lỗ ai mà thèm làm. Hoặc theo như ông nói , những bài viết trước, ông yêu nước lắm, ông bán nhà đi, để ông đóng góp một phần cho xã hội. Ông làm chưa. Vớ vẩn.

Đành rằng, giá xăng tăng theo nghị quyết của chính phủ, là đúng đắn. Bản thân tui, không hề phàn nàn. Nhưng cách giải thích của ông là giáo điều, ấu trĩ,

Chi phí đầu vào tăng mà giá cả không tăng, ông chỉ ra cái nào không tăng, nói tui nghe thử. Tui uống cafe cốc, lúc trước 1 ly 4.000 vnd nhưng giờ tăng 5.000 vnd, thì rõ ràng đã tăng 20%, rõ rồi còn gì. Ông thích an nhàn, uống dzượu, giờ dzượu chả tăng còn gì. NHÃM CÁI ÔNG LIÊM TRINH.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Điều này phụ thuộc ở mô hình quản lý của từng công ty.Thị trường tự động điều chỉnh,chi phí đầu vào tăng mà giá cả thị trường không tăng, lương người lao động giảm đi thì thị trường lao động sẽ giúp tái phân bố lại thu nhập của người lao động và lợi nhuận của công ty hài hòa để đảm bảo đời sống người lao động không thay đổi tiếp tục phục vụ công ty.Đây là cơ chế huyền diệu đã giúp Mỹ và tây âu giờ đây có nền kinh tế phát triển rất cao.

Bác Liêm Trinh thân mến.

Bác Liêm Trinh nhìn vấn đề như vậy. Xin hỏi bác:

Liệu những lãnh đạo Cty ấy có tự nguyên họp "giai cấp công nhân " lại để bàn về việc giá xăng dầu tăng - ảnh hưởng thế nào về thu nhập của người lao động và cùng bàn về phương pháp tăng giá taxi không? Muốn tăng giá taxi lãnh đạo Cty có phải nộp văn bản xét duyệt không? Hay lãnh đạo Cty muốn tăng thì tăng? Hay là lãnh đạo Cty tự nguyện bớt lợi nhuận của họ để bảo đảm đời sống của "giai cấp công nhân"?

Cái này hình như Marx không nói thế.

Bởi vậy, một vấn đề cần phải xem xét nhiều mặt.

Trịnh Xuân Thuân nói:

"Để giải thích một hiện tượng dù rất nhỏ cũng phải viện dẫn đến toàn thể lịch sử hình thành vũ trụ".

Thuyết Lượng tử phát biểu:

"Một con bướm vỗ cánh ở rừng Amazon có thể gây một cơn bão ở Thái Bình Dương".

Đức Phật nói:

"Một con cá quẫy đuôi cũng ảnh hường đến Tam thiên, đại thiên thế giới".

Tất cả những điều phát ngôn đó miêu tả quy luật tự nhiên. Lý học Đông phương nhận thức được diều này nên phát biểu:

"Cân bằng Âm Dương".

Suy rộng ra:

Không có sự cân đối nhiều mặt thì rất phiền!

Nhưng thế nào là cân bằng Âm Dương thì phải là sự tổng hợp tri thức - Đôi khi còn thất bại - Vì cân bằng Âm Dương phản ánh nhận thức của con người - còn quy luật tự nhiên là tuyệt đối.

Đấy là nhận xét của tôi. Tùy!

Còn đây là cụ Lý Ninh nói:

"Dốt nát cộng nhiệt tình thành phá hoại".

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào cụ Thiên Sứ

Kinh tế thị trường đã có vài trăm năm nay,Việt Nam mới phát triển được vài chục năm nên có một lợi thế vô cùng to lớn là có cả một kho thực tiễn khổng lồ để tổng kết lý luận và vận dụng phù hợp vào hoàn cảnh Việt Nam.

Liêm trinh tin chắc các quyết định này đã được các nhà kinh tế rất giỏi của Việt Nam (trong giai đoạn khủng hoảng vừa qua thế giới đã thừa nhận nền kinh tế Việt Nam ổn định)thức thâu đêm suốt sáng để tính toán.Tình thế hiện tại không cho phép người Việt Nam sống hoang phí với quá khả năng sản xuất của mình để rồi nhà nước đi vay bù lỗ cho cha ông ăn tiêu hoang phí phè phỡn con cháu sau này è cổ trả nợ trong khi đó các nhu cầu về ngoại tệ để mua máy bay, tầu ngầm ,tên lửa thì toàn dân ai cũng muốn.

Liệu những lãnh đạo Cty ấy có tự nguyên họp "giai cấp công nhân " lại để bàn về việc giá xăng dầu tăng - ảnh hưởng thế nào về thu nhập của người lao động và cùng bàn về phương pháp tăng giá taxi không? Muốn tăng giá taxi lãnh đạo Cty có phải nộp văn bản xét duyệt không? Hay lãnh đạo Cty muốn tăng thì tăng? Hay là lãnh đạo Cty tự nguyện bớt lợi nhuận của họ để bảo đảm đời sống của "giai cấp công nhân"?

Sự ổn định của nền kinh tế Việt Nam thời gian vừa qua là vì nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.Việc quản lý là không thể thiếu và chắc chắn ngày càng chặt chẽ để đạt tới sự hoàn thiện của nền kinh tế Mỹ,Nhật,Tây âu.Quản lý để đảm bảo nền kinh tế ấy phát triển hướng thiện, tất cả các công ty không phát triển trên cơ sở lợi ích chung của mọi người bị đào thải hết (các công ty các nước trên khi báo thua lỗ thì khoản lỗ vì trả lương và thực hiện các chế độ cho người công nhân đúng luật luôn ở hàng đầu).Quản lý để đảm bảo các công ty có một lợi nhuận trung bình bền vững chứ không có chuyện kêu lỗ ầm ầm nhưng có khi chỉ một hai năm đã thu hồi song khấu hao.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tái Bút:Cụ đi khắp thế giới xem có bao nhiêu nước đi vay tiền bù lỗ cho nguyên liệu để vài % dân số và các nhà đầu tư nước ngoài dùng nó sản xuất thu lợi nhuận kếch sù còn toàn dân còng lưng trả nợ không.Có khi tính toán kỹ số tiền thuế thu được của các nhà đầu tư nước ngoài chưa đủ số tiền đã bù lỗ các khoản nguyên liệu cho họ ấy chứ.

Kính cụ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cụ Liêm Trinh nhìn vấn đề học thuật quá, tôi nói với Cụ thế này : Nếu mọi thứ tiếp tục xu hướng " ở trần đóng khố" như Anh Thiensu đoán, thì năm nay giá xăng ở Việt Nam có thể 30.000vnd/1 lít là chuyện thường. Dù là chính phủ hay bà bán nước chè thì đều phải tự điều chỉnh để tồn tại và tiếp tục phát triển. Mức độ tăng giá là rất lớn, gây nên nhiều đổ vỡ, nên mô hình tây âu mà Cụ nói tới là không phù hợp ở đây.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nước ngoài có bán cho Việt Nam giá xăng theo thu nhập của người Việt Nam không bạn?Lấy cái gì mà bù lỗ vào đấy ? Bao nhiêu người phụ nữ gạt nước mắt để con ở nhà bơ vơ đi làm osin khắp thế giới mới thu đủ số ngoại tệ để bù lỗ vào đấy hả bạn? Ai dùng nhiều xăng dầu, chẳng lẽ 90% người Việt Nam không tiêu thụ săng dầu trực tiếp phải còng lưng đống thuế để bù lỗ cho 10% số người còn lại tiêu thụ rẻ- công bằng ở đâu.

Bác Liêm Trinh ví von người phụ nữ đi làm oshin để lấy ngoại tệ bù lỗ mua xăng àh

Không nên ví thế

cái vấn đề chính là Chính phủ phải quyết định là tăng trưởng mạnh hay bình ổn nền kinh tế.

Theo tinh thần của chính phủ là phải bình ổn nền kinh tế, đây là mấu chốt và nền kinh tế sẽ tăng trưởng chậm lại.

Việc tăng giá xăng hay điện đều là kịch bản đã được thông qua ở cấp cao nhất.

Cái việc d/c lãnh đạo trả lời báo chí tôi cho là kém

Kém ở chỗ không thể nói tăng 40% theo yêu cầu của ông Petrolimex là còn thấp, mà phải căn cứ vào mức sống của người dân Việt nam là ở mức nào để thấy là cao hay thấp.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào yeuphunu

Liêm trinh chỉ quan tâm đến các vấn đề khoa học thôi .Liêm trinh đã viết với cụ thiên sứ rồi mọi việc chắc chắn đã được nghiên cứu kỹ lắm mới quyết định.Tăng trưởng mạnh hay bình ổn chắc phụ thuộc vào rất rất nhiều yếu tố trong đó yếu tố làm chủ khoa học kỹ thuật,công nghệ để tự sản ra được rất nhiều của cải vật chất là quan trọng và yếu tố tăng trưởng tương đối công bằng bình đẳng là then chốt.Các yếu tố khác như đòn bẩy tài chính phát triển nhanh thì không khéo lại bị ăn khủng hoảng như các đợt khủng hoảng tài chính của các nước vừa qua.

Nói tóm lại liêm trinh thấy bản thân vẫn đủ riệu uống không ảnh hưởng gì(những thành phần khác thì được trợ cấp bù giá để không bị ảnh hưởng tăng giá xăng thì còn kêu gì) và nếu liêm trinh có bị ảnh hưởng tý chút thì tự cất lấy quốc lủi chính hiệu uống càng hay và thấy đời vẫn cứ đẹp sao và tương lai càng ngày lại càng đẹp.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tổng hợp tất cả mọi vấn đề, thì năm nay là năm rất cẩn cẩn trọng. Xã hội không chỉ kinh tế. Vấn đề là cân đối nó sẽ tự phát triển.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Cụ Liêm Trinh chắc toàn ngồi nhà uống nước chè đọc thơ. Cụ mà đi làm hàng ngày bằng xe máy hay ô tô chắc cụ sẽ viết bài khác ngay. Lúc đó cụ cảm nhận rõ rệt được giá xăng nó "bóc lột" túi của toàn xã hội như thế nào.

Một trong những điều đáng thất vọng của các quan chức Việt nam là hiểu biết kinh tế rất hạn chế. Ấy vậy mà được giao điều hành kinh tế. Thế mới tạo nên những bất ổn cực kỳ lớn về kinh tế trong suốt vài năm trở lại đây.

Lãi suất cho doanh nghiệp vay đã trở nên không chịu đựng nổi với người dân và doanh nghiệp. Lãi cho vay tiêu dùng (lách luật) bây giờ là 21,36%/năm. DN thà ném tiền gửi ngân hàng còn hơn sản xuất kinh doanh khi lợi nhuận một năm đã là 20%. Kinh doanh còn bị thua lỗ chứ.

Hiện nay lãi suất huy động và cho vay của Việt nam đã cao thứ 2 thế giới, sau Venezuela.

Kèm với lãi suất là các mặt hàng đua nhau tăng giá, mà lại toàn là hàng hóa đầu vào thiết yếu ảnh hưởng đến toàn bộ đời sống nhân dân và nền kinh tế. Xăng tăng 31% trong vòng 1 tháng. Vì là nguyên liệu đầu vào trực tiếp của toàn bộ nền kinh tế và cuộc sống xã hội nên đã kéo theo chi phí tăng dẫn tới giá thành hầu hết các mặt hàng đều tăng.

Hồi đầu tháng 3 giá điện tăng 15% cũng thế. Giá điện cũng gây hiệu ứng tăng trên hầu hết các mặt hàng.

Trước đó nữa là đợt phá giá điền đồng với đô la từ 19500 đồng lên 20800 đồng.

Cụ cứ đi về quê hay vào các khu công nhân khu công nghiệp cụ sẽ thấy giá xăng, bất ổn kinh tế ảnh hưởng như thế nào tới người trung lưu và người nghèo.

Trở lại chuyện phát biểu mức tăng còn thấp. Đó là tư duy kinh tế kém. Đơn cử là thu nhập của Việt nam khác với thu nhập của những nước đem so sánh. Chưa kể các hàng hóa tăng đều là nguyên vật liệu thiết yếu chi phí đầu vào của nền kinh tế. Khi tăng sẽ keó theo lạm phát "móc túi" người dân mỗi người khoảng 15% - 20%.

20% của 5 triệu đồng (thu nhập trung bình) là 1 triệu đồng. Để bù đắp mức lạm phát này thì thu nhập phải được nâng lên 6 triệu. Trong khi đó thu nhập của người dân không những không tăng thành 6 triệu mà có khi còn giảm xuống vì cắt giảm nhân sự, cơ cấu chi phí do hiệu ứng bão giá.

Cụ Liêm Trinh còn nhớ thời trước đổi mới lạm phát phi mã đổi tiền. Cụ có kỷ niệm nào kể cho mọi người nghe được không? Thời đó cháu còn nhỏ chưa biết.

Edited by Thiên Lang

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cụ Liêm Trinh nên ra ứng cử đại biểu Quốc Hội. Biết đâu, 10-15 năm sau, cụ ngồi vào được ghế thay ông Đinh Thế Huynh ấy nhỉ. Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cụ Liêm Trinh chắc toàn ngồi nhà uống nước chè đọc thơ. Cụ mà đi làm hàng ngày bằng xe máy hay ô tô chắc cụ sẽ viết bài khác ngay. Lúc đó cụ cảm nhận rõ rệt được giá xăng nó "bóc lột" túi của toàn xã hội như thế nào.

Việc này đã viết ở trên, chúng ta mỗi người là một tế bào của cơ thể kinh tế Việt Nam.Cơ thể ấy đang bị ốm do vi rút vi khuẩn.các bác sỹ cho uống thuốc và các tế bào bị phản ứng với thuốc là lẽ dĩ nhiên.Không uống thuốc nọc độc của vi rút vi khuẩn có thể sẽ biến các tế bào thành tế bào ung thư và phá hủy tất cả.

Lãi suất cho doanh nghiệp vay đã trở nên không chịu đựng nổi với người dân và doanh nghiệp. Lãi cho vay tiêu dùng (lách luật) bây giờ là 21,36%/năm. DN thà ném tiền gửi ngân hàng còn hơn sản xuất kinh doanh khi lợi nhuận một năm đã là 20%. Kinh doanh còn bị thua lỗ chứ.

Hiện nay lãi suất huy động và cho vay của Việt nam đã cao thứ 2 thế giới, sau Venezuela.

Chúng ta không biết được dòng tiền vay từ ngân hàng chạy vào những mục đích gì và tỷ lệ bao nhiêu nên không bàn được.Còn bài thuốc chống lạm phát do dòng tiền tiêu dùng quá lớn thì muôn thủa là dùng thang thuốc lãi suất cao làm kháng sinh đặc trị.

Kèm với lãi suất là các mặt hàng đua nhau tăng giá, mà lại toàn là hàng hóa đầu vào thiết yếu ảnh hưởng đến toàn bộ đời sống nhân dân và nền kinh tế. Xăng tăng 31% trong vòng 1 tháng. Vì là nguyên liệu đầu vào trực tiếp của toàn bộ nền kinh tế và cuộc sống xã hội nên đã kéo theo chi phí tăng dẫn tới giá thành hầu hết các mặt hàng đều tăng.

Hồi đầu tháng 3 giá điện tăng 15% cũng thế. Giá điện cũng gây hiệu ứng tăng trên hầu hết các mặt hàng.

Trước đó nữa là đợt phá giá điền đồng với đô la từ 19500 đồng lên 20800 đồng.

Cụ cứ đi về quê hay vào các khu công nhân khu công nghiệp cụ sẽ thấy giá xăng, bất ổn kinh tế ảnh hưởng như thế nào tới người trung lưu và người nghèo.

Trở lại chuyện phát biểu mức tăng còn thấp. Đó là tư duy kinh tế kém. Đơn cử là thu nhập của Việt nam khác với thu nhập của những nước đem so sánh. Chưa kể các hàng hóa tăng đều là nguyên vật liệu thiết yếu chi phí đầu vào của nền kinh tế. Khi tăng sẽ keó theo lạm phát "móc túi" người dân mỗi người khoảng 15% - 20%.

20% của 5 triệu đồng (thu nhập trung bình) là 1 triệu đồng. Để bù đắp mức lạm phát này thì thu nhập phải được nâng lên 6 triệu. Trong khi đó thu nhập của người dân không những không tăng thành 6 triệu mà có khi còn giảm xuống vì cắt giảm nhân sự, cơ cấu chi phí do hiệu ứng bão giá.

Vấn đề này đã giải quyết ở các mục trên, cần sống thật với cái mình làm ra chứ ăn tiêu hoang phí quá sức thì lấy gì bù đắp nổi,bán gì đi mà bù, chẳng lẽ cứ vay sài đi rồi bán tổ quốc để trả nợ,ai dám mua đất Việt Nam để rồi dân Việt Nam cho chẳng còn sác mang về quê để chôn.

Cụ Liêm Trinh nên ra ứng cử đại biểu Quốc Hội. Biết đâu, 10-15 năm sau, cụ ngồi vào được ghế thay ông Đinh Thế Huynh ấy nhỉ.

Trời không sinh ra ở số làm chính trị, nghị trường, nên cũng chẳng màng gì cả.Rỗi rãi đi ngang qua thấy hay viết vài ba góp nhặt vụn vặt làm vui mà thôi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Việc này đã viết ở trên, chúng ta mỗi người là một tế bào của cơ thể kinh tế Việt Nam.Cơ thể ấy đang bị ốm do vi rút vi khuẩn.các bác sỹ cho uống thuốc và các tế bào bị phản ứng với thuốc là lẽ dĩ nhiên.Không uống thuốc nọc độc của vi rút vi khuẩn có thể sẽ biến các tế bào thành tế bào ung thư và phá hủy tất cả.

Chúng ta không biết được dòng tiền vay từ ngân hàng chạy vào những mục đích gì và tỷ lệ bao nhiêu nên không bàn được.Còn bài thuốc chống lạm phát do dòng tiền tiêu dùng quá lớn thì muôn thủa là dùng thang thuốc lãi suất cao làm kháng sinh đặc trị.

Vấn đề này đã giải quyết ở các mục trên, cần sống thật với cái mình làm ra chứ ăn tiêu hoang phí quá sức thì lấy gì bù đắp nổi,bán gì đi mà bù, chẳng lẽ cứ vay sài đi rồi bán tổ quốc để trả nợ,ai dám mua đất Việt Nam để rồi dân Việt Nam cho chẳng còn sác mang về quê để chôn.

Trời không sinh ra ở số làm chính trị, nghị trường, nên cũng chẳng màng gì cả.Rỗi rãi đi ngang qua thấy hay viết vài ba góp nhặt vụn vặt làm vui mà thôi.

Lãi suất hiện nay cao dành cho mọi khoản vay, không phân biệt vào mục đích gì đâu cụ ạ. Cụ ra ngân hàng thì rõ ngay.

Tăng giá, lạm phát ảnh hưởng đến mọi mặt cuộc sống của người dân nhất là tầng lớp trung lưu và dân nghèo. Họ mới là lực lượng chịu thiệt hại nhiều nhất chứ đâu phải tầng lớp giàu có tiền trên trời rơi xuống. Những người nghèo đó họ đâu có tiêu xài hoang phí hả cụ?

Giá vé máy bay có thể tăng thêm 22,7%

Cục trưởng Cục Quản lý Giá, Bộ Tài chính - Nguyễn Tiến Thỏa khẳng định tăng trần giá vé máy bay là không thể đừng vì các hãng hàng không đang gặp lỗ. Phương án giá đã được cân nhắc với mức tăng dự kiến là 22,7%.

>Giá vé máy bay rập rình tăng trong tháng 4

- Vừa qua, các hãng hàng không đã đề nghị điều chỉnh giá trần vé máy bay, với nhiệm vụ là cơ quan thẩm định, Cục Quản lý Giá có quan điểm gì?

- Hiện tại, tất cả các hãng hàng không đều có văn bản đề nghị điều chỉnh trần tối đa giá vé máy bay trên trục nội địa. Trong đó, có hãng đề nghị điều chỉnh tăng trên 20%, có hãng đề nghị tăng 40-50%. Chúng tôi cho rằng, việc các hãng hàng không đề nghị tăng giá vé là phù hợp với tình hình thực tế. Vấn đề là cơ quan chức năng sẽ điều chỉnh ở mức tăng bao nhiêu và thời điểm nào áp dụng. Cái này đang được chúng tôi cân nhắc kỹ.

Posted Image Ông Nguyễn Tiến Thỏa, Cục trưởng Cục Quản lý Giá, Bộ Tài chính. Ảnh: Nhật Minh Sở dĩ chúng tôi đồng tình việc tăng giá trần vé máy bay nội địa là vì trong chi phí cấu thành giá vé đã có rất nhiều yếu tố thay đổi theo hướng tăng. Chẳng hạn như các chi phí tác động bởi tỷ giá chiếm 71% tổng chi phí của các hãng vận chuyển, như chi phí nhiên liệu, thuê mua tàu bay, sửa chữa bảo dưỡng, đại tu máy bay, thuê phi công nước ngoài... Vừa qua, Việt Nam cũng điều chỉnh tỷ giá, tăng 9,3% so với trước. Bên cạnh đó, giá dầu (chiếm 36% chi phí toàn mạng bay) cũng tăng khoảng 31%. Ngoài ra, đơn giá thuê tàu bay cũng tăng 1%, còn chi phí đại tu tàu bay cũng tăng 28%...

(VnExpress)

Giá hiện tại là 2 triệu chiều HN - SG, vậy là sắp tới 2,4 - 2,5 triệu. HIc.

Thầy Thiên Sứ và nhiều bác ở đây chắc phải chuẩn bị thêm tiền hàng tháng rồi vì hay đi công tác Bắc Nam.

Edited by Thiên Lang

Share this post


Link to post
Share on other sites

Khốn đốn vì 'xăng tăng... cái gì chả tăng'

Trao đổi với Đất Việt, ông Nguyễn Tất Thành, Giám đốc xí nghiệp quản lý bến xe phía Nam, cho hay hiện phía xí nghiệp chưa nhận được đơn đề xuất tăng giá cước của đơn vị nào. “Sau khi xăng tăng đợt một, 100% các nhà xe đều đã tăng giá, hiện giờ họ chưa tăng ngay có lẽ để tránh cho khách hàng bị hẫng khi hai thời điểm nâng giá quá sát nhau. Nhưng theo tôi, chắc chỉ khoảng một tuần nữa việc nâng cước sẽ được thực hiện”, ông Thành nói.

Taxi điên đầu tính... giá cước mới

Mặc dù thời điểm hiện tại, việc tăng giá cước taxi vẫn chưa xảy ra nhưng hầu hết các hãng đều cảnh báo sẽ nâng mức cước trong vài ngày tới.

Ông Trương Quốc Hùng, Giám đốc hãng Vic Taxi, cho biết tạm thời Vic Taxi chưa tăng giá. “Hãng sẽ cùng chia sẻ với khách hàng trong một thời gian nhưng chưa biết được bao lâu, việc tăng cước là tất yếu nhưng cần xem xét kỹ biến động của thị trường mới có thể quyết định nâng mức bao nhiêu”, ông Hùng cho hay.

Ông Lê Đức Trung, Phó Giám đốc công ty taxi Hà Nội, cũng cho biết: “Chúng tôi còn phải chờ xem động thái thị trường biến đổi ra sao rồi cùng bàn bạc với các hãng taxi khác, mới quyết định tăng cước được”.

Sau đợt tăng giá khi xăng lên 2.900 đồng/lít lần một trong tháng 3, Taxi Hà Nội đã thiết lập mức giá 12.700 đồng/km đối với xe 5 chỗ và 13.500 đồng/ km với xe 8 chỗ. Theo ông Trung, sắp tới sẽ tăng giá cước lên khoảng 5 - 7% cho phù hợp với mặt bằng chung của thị trường.

Posted Image

Taxi điên đầu vì...phải tăng giá cước. Ảnh minh họa: Minh Tùng

Việc tăng giá xăng đột ngột hai lần trong một tháng khiến các hãng taxi, vận tải điên đầu vì phải nghiên cứu mức tăng giá cước trong khi chính bản thân doanh nghiệp lại không muốn.

Ông Hùng cho biết, hãng Vic Taxi chỉ mới hoàn tất tăng giá đợt một được ít ngày thì xăng lại tiếp tục đội giá. “Mỗi lần điều chỉnh giá, chúng tôi phải làm rất nhiều công đoạn rắc rối như phải cho tạm dựng hoạt động từng xe trong khoảng thời gian hai ngày để điều chỉnh đồng hồ xe, chưa kể đến các chi phí in lại biểu giá cước, phí thay đổi giá, đăng kí này nọ…”

Ông Trung cũng than thở: “Chúng tôi cũng không muốn tăng giá vì mỗi lần tăng giá là một lần rắc rối, từ phải điều chỉnh, lập trình hộp số, làm hợp đồng kiểm định, in biểu gái cước… Nhưng không tăng thì không được, giá xăng là một chuyện, còn phải trả tiền cho lái xe mức cao hơn và thêm các chi phí khác nữa”.

‘Đi chợ như gặp...cướp ngày’

Theo ghi nhận của Đất Việt chiều 1/4 tại các chợ lớn nhỏ trên thị trường Hà Nội như: chợ Láng Hạ, chợ Mơ, chợ Đồng Tâm, chợ Kim Liên..., hầu hết giá thực phẩm đều “nhảy” lên vài giá so với thời điểm trước ngày 29/3. Cụ thể, giá thịt lợn tăng khoảng 5000 đồng/kg mỗi loại. Thịt thăn hiện tại 110.000 đồng/kg, thịt ba chỉ, chân giò là 90.000 đồng/kg, trong khi thịt bò đội lên 200.000 đồng/kg.

Tại chợ Đồng Tâm, khu chợ vốn được coi là “giá cả phải chăng” so với nhiều chợ khác trên địa bàn thành phố cũng được đà "ăn theo" theo giá xăng. Cá rô phi tại chợ này sáng 30/3 vẫn bán phổ biến ở mức 38.000 đồng/kg thì chiều 1/4, lập tức thiết lập giá mới là 45.000/kg. Thịt gà ta mổ sẵn được báo 130.000/kg trong khi thịt gà công nghiệp cũng tăng từ 65.000 đồng/kg lên 70.000 - 75.000 đồng/kg.

Không chỉ các loại thịt mà rau xanh, đậu phụ cũng khiến các bà nội chợ phải nhăn nhó mặt mày.

Posted Image

Thực phẩm tại các chợ đều “nhảy” lên vài giá so với thời điểm trước ngày 29/3. Ảnh: Minh Tùng

Chị Cảnh, một người thường xuyên đi chợ Khương Đình, than thở: “Vừa hôm trước tôi mua mớ rau cải canh 3.000 đồng, hôm nay đã tăng lên 4.000 đồng một mớ, đậu phụ cũng phải 2.500 đồng một miếng. Tôi hỏi người bán hàng thì họ lại ca điệp khúc muôn thưở "xăng tăng cái gì chả tăng". Trong một tháng giá cả nhảy nhót đến mấy lần, đi chợ mà phát bực, cứ như gặp phải cướp ngày ấy”.

Đảo lộn thói quen sinh hoạt

Chi phí cho một chiếc xe máy trong thời điểm không chỉ giá xăng mà mọi thứ đều tăng cao khiến nhiều công chức, sinh viên “bảo dưỡng” xe máy tại nhà để chuyển sang phương án đi học, đi làm bằng xe đạp, xe bus, thậm chí...đi bộ.

Vũ Trường Sơn, sinh viên năm ba ĐH dân lập Đông Đô chia sẻ: “Tết vừa rồi em năn nỉ mãi gia đình mới cho mang chiếc xe máy xuống để vừa tiện đi học, đi làm thêm nhưng với giá xăng như hiện nay thì tiền lương làm thêm của em khéo chỉ vừa đủ chi tiền xăng xe. Em đang tính lại mang xe máy về quê để đi xe bus cho tiết kiệm”.

Còn với Hoàng Ngọc Linh, sinh viên ĐH Khoa học Xã hội và Nhân Văn, chiếc mini Nhật bị bỏ xó lâu ngày bỗng dưng được cô bạn yêu quý, mang ra lau chùi cẩn thận. Linh cho biết đã rửa chiếc xe tay ga cất trong nhà để đi học bằng xe đạp. “Từ nhà em đến trường cũng chỉ 3 km, em quyết định sẽ đi học bằng xe đạp, còn xe máy để dành khi nào đi chơi, hay đi sinh nhật bạn bè thì mang ra dùng, chứ xe tay ga ăn xăng như uống nước, giá xăng cao thế thì tiền đâu cho lại”, Linh nói.

Không chỉ sinh viên mà trong tình cảnh hiện nay, nhiều công chức cũng “xót ruột” khi đi làm bằng xe máy. Anh Đỗ Trí Thức, nhân viên văn phòng của công ty Emobi, cho biết đã cuốc bộ đi làm được hai ngày nay. “Nhà tôi cách công ty khoảng 1km, mọi khi vẫn ngủ nướng rồi phi xe máy đến cơ quan cho kịp giờ làm nhưng bây giờ, lương chẳng đủ tiền chi tiêu nên cố cắt giảm được khoản nào hay khoản đấy. Từ hôm 31/3, tôi đã bắt đầu đặt chuông dạy sớm hơn 30 phút để đi bộ đến cơ quan, tính ra một tháng cũng phải tiết kiệm được vài trăm nghìn tiền xăng chứ không ít”, anh Thức cho hay.

(Baodatviet)

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lãi suất hiện nay cao dành cho mọi khoản vay, không phân biệt vào mục đích gì đâu cụ ạ. Cụ ra ngân hàng thì rõ ngay.

Tăng giá, lạm phát ảnh hưởng đến mọi mặt cuộc sống của người dân nhất là tầng lớp trung lưu và dân nghèo. Họ mới là lực lượng chịu thiệt hại nhiều nhất chứ đâu phải tầng lớp giàu có tiền trên trời rơi xuống. Những người nghèo đó họ đâu có tiêu xài hoang phí hả cụ?

Giá hiện tại là 2 triệu chiều HN - SG, vậy là sắp tới 2,4 - 2,5 triệu. HIc.

Thầy Thiên Sứ và nhiều bác ở đây chắc phải chuẩn bị thêm tiền hàng tháng rồi vì hay đi công tác Bắc Nam.

80% người dân Việt Nam đang sở hữu tư liệu sản suất và trực tiếp sản suất ra của cải vật chất phục vụ bản thân nên lạm phát chỉ có một số ít người ăn lương bị thiệt thòi nhiều hơn.Chính phủ đẫ có văn bản bù giá và tăng lương nên hệ thống ăn lương ngân sách không ảnh hưởng gì.Các doanh nghiệp tư nhân nhân cơ hội lạm phát thu hàng núi tiền mà không tăng lương cho người lao động thì người lao động có tay nghề nên quay về khu vực sản xuất có tỷ lệ vốn nhà nước nắm giữ quyền quyết định.

97% người Việt Nam không biết hình cái vé máy bay nó ra sao cả nên tăng giá thì chỉ là chuyện để mọi người uống nước chè xanh hút thuốc lào tán gẫu

Share this post


Link to post
Share on other sites

80% người dân Việt Nam đang sở hữu tư liệu sản suất và trực tiếp sản suất ra của cải vật chất phục vụ bản thân nên lạm phát chỉ có một số ít người ăn lương bị thiệt thòi nhiều hơn.Chính phủ đẫ có văn bản bù giá và tăng lương nên hệ thống ăn lương ngân sách không ảnh hưởng gì.Các doanh nghiệp tư nhân nhân cơ hội lạm phát thu hàng núi tiền mà không tăng lương cho người lao động thì người lao động có tay nghề nên quay về khu vực sản xuất có tỷ lệ vốn nhà nước nắm giữ quyền quyết định.

97% người Việt Nam không biết hình cái vé máy bay nó ra sao cả nên tăng giá thì chỉ là chuyện để mọi người uống nước chè xanh hút thuốc lào tán gẫu

Nói tóm lại, như bác Liêm Trinh thì mọi việc vẫn tốt đẹp.

Vâng! Tôi cũng hy vọng và mong được như vậy.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Khốn đốn vì 'xăng tăng... cái gì chả tăng'

Trao đổi với Đất Việt, ông Nguyễn Tất Thành, Giám đốc xí nghiệp quản lý bến xe phía Nam, cho hay hiện phía xí nghiệp chưa nhận được đơn đề xuất tăng giá cước của đơn vị nào. “Sau khi xăng tăng đợt một, 100% các nhà xe đều đã tăng giá, hiện giờ họ chưa tăng ngay có lẽ để tránh cho khách hàng bị hẫng khi hai thời điểm nâng giá quá sát nhau. Nhưng theo tôi, chắc chỉ khoảng một tuần nữa việc nâng cước sẽ được thực hiện”, ông Thành nói.

Taxi điên đầu tính... giá cước mới

Mặc dù thời điểm hiện tại, việc tăng giá cước taxi vẫn chưa xảy ra nhưng hầu hết các hãng đều cảnh báo sẽ nâng mức cước trong vài ngày tới.

Ông Trương Quốc Hùng, Giám đốc hãng Vic Taxi, cho biết tạm thời Vic Taxi chưa tăng giá. “Hãng sẽ cùng chia sẻ với khách hàng trong một thời gian nhưng chưa biết được bao lâu, việc tăng cước là tất yếu nhưng cần xem xét kỹ biến động của thị trường mới có thể quyết định nâng mức bao nhiêu”, ông Hùng cho hay.

Ông Lê Đức Trung, Phó Giám đốc công ty taxi Hà Nội, cũng cho biết: “Chúng tôi còn phải chờ xem động thái thị trường biến đổi ra sao rồi cùng bàn bạc với các hãng taxi khác, mới quyết định tăng cước được”.

Sau đợt tăng giá khi xăng lên 2.900 đồng/lít lần một trong tháng 3, Taxi Hà Nội đã thiết lập mức giá 12.700 đồng/km đối với xe 5 chỗ và 13.500 đồng/ km với xe 8 chỗ. Theo ông Trung, sắp tới sẽ tăng giá cước lên khoảng 5 - 7% cho phù hợp với mặt bằng chung của thị trường.

Posted Image

Taxi điên đầu vì...phải tăng giá cước. Ảnh minh họa: Minh Tùng

Việc tăng giá xăng đột ngột hai lần trong một tháng khiến các hãng taxi, vận tải điên đầu vì phải nghiên cứu mức tăng giá cước trong khi chính bản thân doanh nghiệp lại không muốn.

Ông Hùng cho biết, hãng Vic Taxi chỉ mới hoàn tất tăng giá đợt một được ít ngày thì xăng lại tiếp tục đội giá. “Mỗi lần điều chỉnh giá, chúng tôi phải làm rất nhiều công đoạn rắc rối như phải cho tạm dựng hoạt động từng xe trong khoảng thời gian hai ngày để điều chỉnh đồng hồ xe, chưa kể đến các chi phí in lại biểu giá cước, phí thay đổi giá, đăng kí này nọ…”

Ông Trung cũng than thở: “Chúng tôi cũng không muốn tăng giá vì mỗi lần tăng giá là một lần rắc rối, từ phải điều chỉnh, lập trình hộp số, làm hợp đồng kiểm định, in biểu gái cước… Nhưng không tăng thì không được, giá xăng là một chuyện, còn phải trả tiền cho lái xe mức cao hơn và thêm các chi phí khác nữa”.

Tắc xi đắt thì leo lên xe buýt mà đi vừa kinh tế vừa bảo vệ môi trường.

‘Đi chợ như gặp...cướp ngày’[/b]

Theo ghi nhận của Đất Việt chiều 1/4 tại các chợ lớn nhỏ trên thị trường Hà Nội như: chợ Láng Hạ, chợ Mơ, chợ Đồng Tâm, chợ Kim Liên..., hầu hết giá thực phẩm đều “nhảy” lên vài giá so với thời điểm trước ngày 29/3. Cụ thể, giá thịt lợn tăng khoảng 5000 đồng/kg mỗi loại. Thịt thăn hiện tại 110.000 đồng/kg, thịt ba chỉ, chân giò là 90.000 đồng/kg, trong khi thịt bò đội lên 200.000 đồng/kg.

Tại chợ Đồng Tâm, khu chợ vốn được coi là “giá cả phải chăng” so với nhiều chợ khác trên địa bàn thành phố cũng được đà "ăn theo" theo giá xăng. Cá rô phi tại chợ này sáng 30/3 vẫn bán phổ biến ở mức 38.000 đồng/kg thì chiều 1/4, lập tức thiết lập giá mới là 45.000/kg. Thịt gà ta mổ sẵn được báo 130.000/kg trong khi thịt gà công nghiệp cũng tăng từ 65.000 đồng/kg lên 70.000 - 75.000 đồng/kg.

Không chỉ các loại thịt mà rau xanh, đậu phụ cũng khiến các bà nội chợ phải nhăn nhó mặt mày.

Posted Image

Thực phẩm tại các chợ đều “nhảy” lên vài giá so với thời điểm trước ngày 29/3. Ảnh: Minh Tùng

Chị Cảnh, một người thường xuyên đi chợ Khương Đình, than thở: “Vừa hôm trước tôi mua mớ rau cải canh 3.000 đồng, hôm nay đã tăng lên 4.000 đồng một mớ, đậu phụ cũng phải 2.500 đồng một miếng. Tôi hỏi người bán hàng thì họ lại ca điệp khúc muôn thưở "xăng tăng cái gì chả tăng". Trong một tháng giá cả nhảy nhót đến mấy lần, đi chợ mà phát bực, cứ như gặp phải cướp ngày ấy”.
Tâm lý người kinh doanh Việt Nam còn nặng tính chụp giật,các văn bản quản lý thị trường chưa hoàn thiện nên tỷ giá tăng gần 10% săng tăng hơn 10% là lập tức hò nhau tăng giá tương ứng mà thực chất tỷ trọng do ảnh hưởng của các tăng giá ấy trong hàng hóa có khi chỉ 1 vài %.Đây là cơ hội vàng cho các nhà doanh nghiệp chân chính chỉ tăng giá tương ứng với giá tăng của đầu vào và mở rộng sản xuất chiếm lĩnh thị trường tạo thương hiệu đập tan cho phá sản các doanh nghiệp chụp giật.

b]Đảo lộn thói quen sinh hoạt[/b]

Chi phí cho một chiếc xe máy trong thời điểm không chỉ giá xăng mà mọi thứ đều tăng cao khiến nhiều công chức, sinh viên “bảo dưỡng” xe máy tại nhà để chuyển sang phương án đi học, đi làm bằng xe đạp, xe bus, thậm chí...đi bộ.

Vũ Trường Sơn, sinh viên năm ba ĐH dân lập Đông Đô chia sẻ: “Tết vừa rồi em năn nỉ mãi gia đình mới cho mang chiếc xe máy xuống để vừa tiện đi học, đi làm thêm nhưng với giá xăng như hiện nay thì tiền lương làm thêm của em khéo chỉ vừa đủ chi tiền xăng xe. Em đang tính lại mang xe máy về quê để đi xe bus cho tiết kiệm”.

Còn với Hoàng Ngọc Linh, sinh viên ĐH Khoa học Xã hội và Nhân Văn, chiếc mini Nhật bị bỏ xó lâu ngày bỗng dưng được cô bạn yêu quý, mang ra lau chùi cẩn thận. Linh cho biết đã rửa chiếc xe tay ga cất trong nhà để đi học bằng xe đạp. “Từ nhà em đến trường cũng chỉ 3 km, em quyết định sẽ đi học bằng xe đạp, còn xe máy để dành khi nào đi chơi, hay đi sinh nhật bạn bè thì mang ra dùng, chứ xe tay ga ăn xăng như uống nước, giá xăng cao thế thì tiền đâu cho lại”, Linh nói.

Không chỉ sinh viên mà trong tình cảnh hiện nay, nhiều công chức cũng “xót ruột” khi đi làm bằng xe máy. Anh Đỗ Trí Thức, nhân viên văn phòng của công ty Emobi, cho biết đã cuốc bộ đi làm được hai ngày nay. “Nhà tôi cách công ty khoảng 1km, mọi khi vẫn ngủ nướng rồi phi xe máy đến cơ quan cho kịp giờ làm nhưng bây giờ, lương chẳng đủ tiền chi tiêu nên cố cắt giảm được khoản nào hay khoản đấy. Từ hôm 31/3, tôi đã bắt đầu đặt chuông dạy sớm hơn 30 phút để đi bộ đến cơ quan, tính ra một tháng cũng phải tiết kiệm được vài trăm nghìn tiền xăng chứ không ít”, anh Thức cho hay.

(Baodatviet)

Tài năng học vấn để sản suất ra của cải vật chất chỉ có thế thì dùng như thế để hiểu rõ về mình mà cố gắng.Chẳng nhẽ lại cứ bắt những người nông dân,công nhân còng lưng chịu nợ cho mấy ông mang mác trí thức đổ xăng chạy nhơn nhơ mà chẳng sáng tạo ra cái gì cả.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lỗ hơn 2.600 tỉ đồng, Petrolimex xin "cơ chế đặc biệt"

Khẳng định sẽ đảm bảo nguồn xăng dầu cho thị trường “bằng mọi giá”, nhưng đại diện Petrolimex thừa nhận đơn vị này đang “ốm yếu” sau thời gian khó khăn vừa qua và khó vượt qua giai đoạn tiếp theo với tình trạng ốm yếu đó nếu “không có cơ chế đặc biệt”.

Lỗ 2.650 tỉ đồng trong quý I

Tại buổi giao ban quý I của bộ Công thương sáng nay 4.4, bà Đàm Thu Huyền, phó tổng giám đốc tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) cho biết, thống kê nhanh của đơn vị này cho thấy, tính đến hết 31.3, Petrolimex đã lỗ 2.650 tỉ đồng trong quý 1.

"Trong đó, riêng chênh lệch tỉ giá nếu tính từ thời điểm ngân hàng nhà nước điều chỉnh tỉ giá từ ngày 11.2 thì Petrolimex đã lỗ 1.854 tỉ đồng", bà Huyền nói.

Ngoài ra, khoản lỗ khác nữa là hệ quả của việc Petrolimex "đã căng sức" để đảm bảo nguồn cung cho thị trường trong thời gian qua, khi thị phần của Petrolimex trên thị trường đã tăng hơn 20% so với bình thường.

Cũng theo bà Huyền, do quỹ bình ổn giá của Petrolimex đã hết từ tháng hai nên việc "ứng" quỹ bình ổn đã để lại một khoản âm 730 tỉ đồng.

Còn theo ông Vũ Quang Nam, phó tổng giám đốc tập đoàn Dầu khí quốc gia (PVN), với việc kinh doanh hơn 1,7 triệu m3-tấn (trong đó Pvoil là 1,3 triệu m3 - tấn, Petec là 402.000 m3-tấn) trong quý I, các công ty xăng dầu thuộc PVN đã bị lỗ 780 tỉ đồng.

Posted Image

Xin cơ chế đặc biệt

Bà Huyền thông tin: dư vay ngoại tệ cho đến hôm nay của Petrolimex là trên 1 tỉ USD và phần lớn là do "tích" lại trong quý I, trong khi khoản này ở các doanh nghiệp đầu mối xăng dầu khác rất nhỏ, như Pvoil chỉ khoảng 60 triệu USD. Theo tính toán của bà Huyền, chiếu vào tỉ giá điều hành liên ngân hàng hiện nay thì mỗi ngày tỉ giá lên 5-10 "điểm" là Petrolimex sẽ bị lỗ 5-10 tỉ đồng/ngày, khoản lỗ này "không biết kết cấu vào đâu"!

Để xử lí chênh lệch tỉ giá cũ, theo bà Huyền, dù Ngân hàng Nhà nước và Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo rồi nhưng thực hiện rất khó khăn vì dư vay này xuất hiện từ tháng 11.2010 nhưng thực chất là tích lũy trong quý I. "Hiện thực hóa bằng cách cần "khoanh" tỉ giá ngoại tệ theo tỉ giá cố định nào đó", bà Huyền kiến nghị và "than": "Vì chưa có lợi nhuận nên cần chính sách đặc biệt để thu lại, cần hỗ trợ đặc biệt chứ khó mà thu lại nhờ vận hành theo cơ chế thị trường".

Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng thông báo đã họp với bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ đã yêu cầu đảm bảo đủ ngoại tệ trong bất cứ tình huống nào. Về vấn đề xử lí quỹ bình ổn, lỗ tỉ giá của Petrolimex nêu, ông Hoàng cũng thông tin Thủ tướng đã giao bộ Tài chính chủ trì nghiên cứu.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay