hoangnt

Thành Cổ Loa được Xây Dựng Thời Gian Nào?

194 bài viết trong chủ đề này

Tại lễ hội Đền Hùng năm 2013 có bán cuốn sách "Giới thiệu khu di tích lịch sử Đền Hùng" của tác giả Vũ Kim Biên sưu tầm, nghiên cứu, biên soạn. Sở văn hóa thể thao du lịch Phú Thọ xuất bản năm 2013. Trong sách, trang 49, mục 12: Nước Văn Lang, trong đó viết: "Nước Văn Lang do 15 bộ lạc hợp thành...Cương vực này tương đương Bắc Bộ và Trung Bộ ngày nay (1), dân số nước Văn Lang khoảng một triệu người" và chú thích (1): Các sách sử thời phong kiến nói cương vực nước Văn Lang đến tận hồ Động Đình thuộc tỉnh Hồ Nam Trung Quốc. Vấn đề này theo chúng tôi hiểu là: Cương vực ấy chính là địa bàn Bách Việt, tức là hàng trăm bộ lạc thuộc giống người Việt cư trú ở Việt Nam, Lào, Quảng Đông, Quảng Tây từ rất xa xưa. Khoảng đầu thiên niên kỷ 1 trước công nguyên, trăm bộ lạc này liên kết lại với nhau thành từng nhóm lập các quốc gia, trong đó có nước Văn Lang của Vua Hùng. Các sử gia phong kiến không phân biệt rõ ràng, đã đẩy cương vực nước Văn Lang sang tận hồ Động Đình. Hoặc giả các vị đó cài mật mã để sau này con cháu tìm hiểu về nguồn gốc Bách Việt cũng nên".

Thực ra, nếu số lớn các sách sử và các sách liên quan của Trung Hoa được dịch ra tiếng Việt, chẳng hạn, Sử Ký của Tư Mã Thiên được dịch trọn bộ... thì việc xác định biên giới nước Văn Lang không quá khó, ngay cả sử sách bị điều chỉnh theo thời thế đặc biệt thời Tây Hán - ... - Đông Hán.

Nếu nghiên cứu kỹ, thì rõ ràng Chămpa không phải là nước Hồ Tôn trong Lĩnh Nam Chích Quái, mà tác giả đã dựa vào sự nghiên cứu và dã ngoại (các nước phương Nam) đã viết nên. Ranh giới cực Nam của Van Lang theo nghiên cứu cá nhân là tới Myamar - Miến Điện ngày nay, gồm cả Thái Lan, Malaxia, Indonexia, Phù Nam, Campuchia và Lào. Đặc biệt, gồm vùng thượng lưu sông Dương Tử.

Các nước trên cùng với các vùng Nam Dương Tử mới hình thành nên nước Văn Lang - tạo ra 15 bộ, trong đó Phong Châu là bộ miền Bắc Việt Nam hiện nay (lõi kim cương). 15 bộ này chính là 15 ngôi sao của chòm sao thiên cực Bắc là Thiên Long (Draco) trên bầu trời - biểu tượng của Lạc Long Quân. Có thể liệt kê ra:

1. Chiết Giang.

2. Giang Tây.

3. Trường Sa.

4. Mân Việt.

5. Quảng Tây.

6. Quảng Đông.

7. Quý Châu.

8. Vân Nam.

9. Phong Châu.

10. Lào - Ai Lao.

11. Champa.

12. Phù Nam và Capuchia.

13. Thái Lan.

14. Miến Điện.

15. Indonexia và Malaxia (vùng bán đảo và hải đảo).

16. Tây Tạng.

(Các vùng có thể kết hợp mà ta chưa biết đích xác như: Lào và Champa có thể là một Bộ của Văn Lang). Ngay cả Tây Tạng cũng có lễ Xuân Ngưu... như vùng đồng bằng...

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đạm nhĩ Chu nhai

Bách Việt trùng cửu

Sau khi Lộ Bác Đức chiếm Nam Việt, nhà Tây Hán chia đất Nam Việt thành 9 quận: Giao Chỉ, Cửu Chân, Uất Lâm, Nhật Nam, Hợp Phố, Nam Hải, Thương Ngô, Đam Nhĩ và Chu Nhai. Hai quận Đam Nhĩ và Chu Nhai được định vị là đều nằm ở đảo Hải Nam ngày nay. Nhưng... đảo Hải Nam cách đây không lâu cũng mới là một huyện đảo của tỉnh Quảng Đông, liệu vào đầu Công nguyên có được bao nhiêu dân mà lập tới 2 quận? (Văn nhân)

Mở đầu bài minh Mộ Chí tiến sĩ Thái Đình Lan của Lâm Hào đời nhà Thanh soạn:

"Miền Chu Nhai hoang phục xa xôi, đất Quỳnh Sơn tích học, khởi nghiệp. Tường Kha vùng sông hẻo lánh, Doãn Trân giỏi kinh truyện mà danh tiếng xa truyền. Nhờ khôn linh hun đúc mà biết địa mạch rộng dài. Nhân văn tuỳ khí vận mà sinh, ấp ủ lâu tất hào kiệt đột phát, phải đâu thời tục có thể cản ngăn, tự phát tiếng kêu cho người đời kinh hãi! Ta đã thấy điều đó ở Thu Viên tiên sinh."

Thu Viên tiên sinh là Thái Đình Lan, tiến sĩ người Bành Hồ - Đài Loan, đã từng bị nạn thuyền lưu lạc sang Việt Nam thời vua Minh Mạng. Trên đuờng từ Việt Nam về ông đã viết tác phẩm Hải Nam tạp trứ, một tài liệu ghi chép về tình hình Việt Nam lúc đó còn lưu tới nay.

Trong bài minh trên cho thấy rõ quê của Thái Đình Lan Bành Hồ - Đài Loan được gọi là miền Chu Nhai. Như vậy Chu Nhai là đất Phúc Kiến xưa chứ không phải ở đảo Hải Nam.

Bài thơ Cư Đam Nhĩ (Ở Đam Nhĩ) của Tô Đông Pha thời Tống có câu:

Cửu từ nam hoang ngô bất hận

Tư du kỳ tuyệt quán bình sinh

Dịch nghĩa:

Chín chết phương nam ta không hận

Chuyến này kỳ tuyệt nhất bình sinh

Chuyện Tô Đông Pha bị đi lưu trú ở Đam Nhĩ cũng được Nguyễn Trãi nhắc đến trong bài Tặng con cháu ba họ: Khổng, Nhan, Mạnh dạy học ở Thái Bình:

Nhân sinh thập lự cửu thường quai

Thạnh thế thùy tri hữu khí tài

Pha lão tích tằng Đam Nhĩ khứ

Trường Canh diệc hướng Dạ Lang lai.

Dịch:

Nghĩ mười, sai chín người đời

Bỏ quên tài lúc thịnh thời biết không

Lão Pha, Đam Nhĩ đã từng

Trường Canh cũng phải hướng vùng Dạ Lang.

Tuy nhiên khi xem đến tiểu sử của Tô Đông Pha thì lại thấy Tô Đông Pha do mâu thuẫn với Vương An Thạch đã bị chuyển đi lưu trú ở Hàng Châu (Triết Giang). Như vậy Đam Nhĩ có thể không phải ở đảo Hải Nam mà chính là tỉnh Triết Giang ngày nay.

Nếu Đam Nhĩ và Chu Nhai thời Tây Hán là Phúc Kiến và Triết Giang thì đất của Nam Việt Triệu Đà phải là toàn bộ vùng Nam Dương Tử. Không biết ai đó đã cố ý ép 2 quận lớn ven biển này vào hòn đảo Hải Nam hoang vu, mục đích rõ ràng để dấu đi qui mô của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng trên vùng Hoa Nam.

Mã Viện khi đánh Hai Bà Trưng đuợc phong là Phục Ba tướng quân, tức là danh hiệu của Lộ Bác Đức nhà Tây Hán khi tiêu diệt nước Nam Việt của Triệu Đà. Chỉ danh hiệu này cũng cho thấy qui mô của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng không kém gì Triệu Đà xưng đế Nam Việt xưa.

5. Biên giới lĩnh ðịa tộc Việt thế kỷ 2 trước Tây lịch.

Sử Hán là bộ Sử-ký của Tý-mã Thiên. Sử Việt như bộ Ðại-Việt sử ký toàn thư, Khâm-ðịnh Việt-sử thông giám cương mục, ðều ghi rằng vào thế kỷ thứ nhì trước Tây-lịch, thời Triệu Ðà cai trị lĩnh ðịa tộc Việt, biên giới vẫn còn ở vùng Truwờng-sa, hồ Ðộng-ðình. Sử Hán, sử Việt đều chép chi tiết giống nhau về vụ Triệu Đà lập quốc ở lãnh thổ Lĩnh-Nam. Tần Thủy- Hoàng sai Đồ Thư mang quân sang đánh Âu-lạc, chiếm được vùng đất phía Bắc, lập làm ba quận :

- Nam-hải (Quảng-đông và một phần Phúc-kiến),

- Quế-lâm (Quảng-tây, Hồ-nam và một phần Quí châu),

- Tuwợng-quận (Vân-nam và một phần Quý-châu).

Vua An-Dương sai Trung-tín hầu Vũ Bảo-Trung và Cao-cảnh hầu Cao Nỗ ðem quân chống, giết ðược Ðồ Thuw và tiêu diệt nữa triệu quân Tần. Tuy vậy vua An-Dương cũng không chiếm lại vùng ðất ðã mất. Sau nhân thời thế loạn lạc, một viên quan Tần là Triệu Đà trấn vùng Nam-hải, đem quân chiếm vùng Tượng-quận, Quế-lâm, rồi dùng gián ðiệp trong vụ án Mỵ-Châu, Trọng-Thủy mà chiếm ðược Âu-lạc lập ra nước Nam-Việt. Lãnh thổ nước Nam-Việt bao gồm những vùng nào ? Không một sử gia nào chép rõ ràng. Nhưng cứ những sự kiện lẻ tẻ, ta cũng có thể biết rằng lãnh địa Nam-Việt là lãnh địa thời Văn-lang.

25

Yên-tử cư-sĩ Trần Ðại-Sỹ

Trong khi Triệu Ðà lập nghiệp ở phương Nam, thì cuộc nội chiến ở phương Bắc chấm dứt. Hạng Vũ, Lưu Bang diệt Tần, rồi Lýu Bang thắng Hạng Vũ lập ra nhà Hán. Lýu Bang lên ngôi vua sai Lục Giả sang phong chức tước cho Triệu Ðà. Ðúng ra Triệu Ðà cũng không chịu thần phục nhà Hán, nhýng họ hàng thân thuộc, mồ mả của Triệu Ðà ðều ở vùng Chân-ðịnh. Ðà sợ nhà Hán tru diệt họ hàng, cùng ðào mồ cuốc mả tổ tiên lên mà phải lùi bước. Nãm 183 trước Tây-lịch, Cao-tổ nhà hán là Lưu Bang chết, Lã-hậu chuyên quyền cấm bán hạt giống, thú vật cái, kim khí sang Nam-Việt. Triệu Đà không thần phục nhà Hán, rồi đem quân đánh Trường-sa, Nam-quận.

Kết luận : « Trường-sa là quận biên cương của Hán. Vậy ít nhất lãnh thổ Nam-Việt, Bắc tới Trường-sa. Nam quận là quận ở phía Bắc sông Trường-giang. Mà Nam-quận là quận biên cương Hán, thì biên giới Nam-Việt ít nhất tới Nam-ngạn sông Trường-giang ».

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thục An Dương Vương

Saturday, December 8, 2012 7:53:17 AM

Thiên Nam ngữ lục

Một đoạn trong Thiên Nam ngữ lục về "Thục Kỷ - An Dương Vương":

Thủa ấy có An Dương Vương

Người quê Ba Thục ở đàng phương tây

Anh hùng trí lực ai tày

Mới sai trấn cõi giáp rày Văn Lang.

Dòm Hậu Hùng nghiệp trễ tràng

Lăm le ý sắm mở mang xa gần

Vân Nam bèn mới dấy quân

Của mượn tượng mã, lưới ngăn nhân tài.

Như vậy ở thế kỷ XVII người ta vẫn xác định An Dương Vương người nước Thục ở phương Tây, dấy binh đánh Hùng Vương từ Vân Nam. Thế mà chẳng hiểu sao thời nay các sử gia lại đoán già đoán non là nước Thục của An Dương Vương gốc ở Cao Bằng, cố tình lờ đi sự đồng nhất về văn hoá và khảo cổ của vùng Vân Nam, Quảng Tây với Bắc Việt (trống đồng) với thời Hùng Vương.

Còn có tư liệu cho rằng Thục Phán là người ở Ai Lao. Thực ra Ai Lao Di hay Di Lão là tên của tộc người sinh sống ở vùng Vân Nam Quí Châu. Thục Phán ở Ai Lao cũng đồng nghĩa với Thục Phán xuất phát từ vùng Vân Quí.

Thêm một chi tiết trong giải mã câu chuyện An Dương Vương trong Thiên Nam ngữ lục: Câu chuyện kết thúc với việc Trọng Thuỷ nhảy xuống giếng tự tử và tương truyền ngọc trai biển (do Mỵ Châu hoá thành) rửa ở giếng này sẽ rất sáng. Trong TNNL về việc này có câu:

Vì chưng duyên cũ vợ chồng

Hiệu Tẩy Chu tỉnh ở trong Loa Thành.

"Tẩy Chu tỉnh" chính là giếng ngọc (giếng rửa hạt châu).

Như vậy Mỵ Châu hoá thân thành hạt châu, và chữ Châu ở đây còn gọi là Chu như trong câu thơ trên. Điều này hoàn toàn phù hợp với giải thích Mỵ Châu là con gái vua Chu trong Sử thuyết họ Hùng.

Dùng nước giếng để rửa châu cũng ám chỉ chữ "Thuỷ" là nước trong Trọng Thuỷ. Nước giếng là hình tượng của Trọng Thuỷ, ngọc châu là Mỵ Châu. Thuỷ cũng là chỉ phương Bắc, như trong tên của Tần Thuỷ Hoàng.

Câu chuyện An Dương Vương đúng là đã gói một giai đoạn lịch sử rất dài của dân Hoa Việt, từ:

- Nhà Thương sang nhà Chu: An Dương Vương kế Hùng Vương. Rồi việc sứ giả Thanh Giang trao cho Thục Vương Qui Tàng Dịch (móng của Kinh Qui).

- Xây dựng nhà Chu: qua việc Cao Lỗ xây thành Cổ Loa.

- Nhà Chu sang nhà Tần: với chuyện tình Mỵ Châu - Trọng Thủy, hay giữa con gái vua Chu (vua Chủ Cổ Loa) và chàng rể phương Bắc.

Share this post


Link to post
Share on other sites
[
Như vậy, sau khi phân tích hơn 12 tháng, sự hợp lý về mọi mặt chính là Thục Phán An Dương Vương là bộ chủ Vân Nam (Tây Nam di trong Sử ký Tư Mã Thiên): chỉ khi chúng ta xác định được bộ của vua An Dương Vương thì chúng ta mới biết chắc chắn mối quan hệ chiến lược và vị trí địa lý của các bộ Văn Lang trong cuộc kháng chiến chống quân Tần - đây là điểm then chốt. Nếu chỉ cần không thể xác định An Dương Vương ở đâu hoặc không rõ ràng, thì toàn cục diện cuộc chiến kháng Tần và lịch sử thời Tây Hán sẽ hoàn toàn lẫn lộn. Chẳng hạn, những vấn đề khó khăn:

- Đất Tây Âu?.
- Tượng Quận: đã rõ nhưng mục đích đặt ra của Tần? chính là vùng đệm hay trái độn.
- Tây Nam di theo Sử ký là Vân Nam.
- Mối quan hệ Quý Châu trong kháng Tần và thời Hán tấn công Nam Việt.
- Vân Nam - nước Điền được cho là tướng Sở Trang Kiểu lập ra, cả Quý Châu vào 277 BC?
- Tần cấn công vào Lạc Việt và Vân Nam không? mối quan hệ kháng chiến.
- Hán lấy đất Văn Lang chia 9 quận, vậy còn Vân Nam và Quý Châu?


- Đạm Nhĩ và Chu Nhai có phải là đảo Hải Nam?

- phía Tây là Âu Lạc trong thư của Triệu Đà là Vân Nam, ứng Đông là Mân Việt.

- Sử ký viết theo yêu cầu của hán Quang Vũ - nên sẽ có bất lợi cho Văn Lang.

- Thành Cổ Loa chính là thành chiến kháng Tần, nó không phải là kinh thành của Âu Lạc, cho nên phải có kinh đô - dĩ nhiên không thể là làng Cở Phú Thọ rồi. Vy kinh đô này đâu và đi đầu mất? Hủy hoại sau trận chiến Tần, khi Tần rút quân. Vy thì, di vật còn lại là cái gì? Khảo cổ có vật chứng không?... - cái này các nhà shọc khoái đòi hỏi lắm.


- Sử truyền thuyết ghi nhận Triệu Đà có tấn công Âu Lạc - dĩ nhiên điều này chỉ ra Quế Lâm, Tượng Quận, Nam Hải không phải là bộ của An Dương Vương.


- Tại sao Trọng Thủy không làm vua mà là con Triệu Mạt.

- ...


Tất cả mối quan h[size="4"][size="4"][size="4"]c[size="4"]ỉ đư[size="4"]ợc gi[size="4"]ải th[size="4"]ích h[size="4"]ợp l[size="4"]ý, [size="4"]khi vua An D[size="4"]ư[size="4"]ơng V[size="4"]ư[size="4"]ơng ch[size="4"]ính l[size="4"]à b[size="4"]ộ ch[size="4"]ủ c[size="4"]ủa v[size="4"]ùng V[size="4"]ân Nam. [size="4"]Đ[size="4"]ây l[size="4"]à l[size="4"]ý do, S[size="4"]ử K[size="4"]ý c[size="4"]ủa T[size="4"]ư M[size="4"]ã Thi[size="4"]ên ph[size="4"]ải l[size="4"]àm sao [size="4"]đ[size="4"]ó vi[size="4"]ết c[size="4"]ó l[size="4"]ợi [size="4"]cho T[size="4"]ây H[size="4"]án t[size="4"]ức t[size="4"]ách r[size="4"]ời "g[size="4"]ốc g[size="4"]án quan h[size="4"]ệ[size="4"] v[size="4"]ới L[size="4"]ạc Vi[size="4"]ệt" th[size="4"]ông qua s[size="4"]ử s[size="4"]ách. [/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][size="4"][size="4"][size="4"][size="4"][size="4"][size="4"][size="4"][size="4"][size="4"][size="4"][size="4"][size="4"][size="4"][size="4"][size="4"][size="4"][size="4"][size="4"][size="4"][size="4"][size="4"][size="4"][size="4"][size="4"][size="4"][size="4"][size="4"][size="4"][size="4"][size="4"][size="4"][size="4"][size="4"][size="4"][size="4"][size="4"][size="4"][size="4"][size="4"][size="4"][size="4"][size="4"][size="4"][size="4"][size="4"][size="4"][size="4"][size="4"][size="4"][size="4"][size="4"][size="4"][size="4"][size="4"][size="4"][size="4"][size="4"][size="4"][size="4"][size="4"]D[size="4"][size="4"]ĩ[/size] nhi[size="4"]ên, c[size="4"]ác b[size="4"]ộ kh[size="4"]ác v[size="4"]ẫn thu[size="4"]ộc V[size="4"]ăn Lang.[/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size]
[/size]

Share this post


Link to post
Share on other sites

Dạ Lang tự đại

Hai chữ "Dạ Lang" ở đây là chỉ một nước nhỏ ở miền tây nam thời nhà Hán, nay thuộc miền tây bắc tỉnh Quý Châu.

Câu thành ngữ này có xuất xứ từ "Hán thư-Truyện tây nam di".

Nhằm tăng cường mối liên hệ với các dân tộc vùng miền nam và mở đường sang nước Thân Độc (Tức Ấn Độ ngày nay), Hán Vũ Đế đã cử Vương Nhiên Vu và Bách Thủy Xương dẫn đoàn sứ thần xuống miền nam đảm nhiệm công việc này. Sau khi họ đến Quý Châu, vua Quý Châu là Đang Khương mới hỏi rằng: "Nước Hán và nước chúng tôi nước nào lớn hơn?". Sau đó họ đến Dạ Lang thì vua nước Dạ Lang cũng hỏi như vậy. Đây là do họ không hiểu biết về triều nhà Hán, vẫn luôn cho nước mình là lớn nhất, khiến các sứ thần nghe xong chỉ mỉm cười không biết nói sao.

Đầu những năm thời Hán Vũ Đế, Hung Nô ở miền bắc và Ba Thục ở miền nam không ngừng đến quấy nhiễu, triều đình mới cùng lúc xuất binh tiến đánh. Đường Mông đã ứng mộ và được cử ra trận, ông nêu kiến nghị với triều đình rằng, Muốn chinh phục được miền nam thì nên kết giao với nước Dạ Lang trước, sau đó mới khai thông đường xuống miền nam. Hán Vũ Đế đồng ý cách nhìn nhận này, bèn cử Đường Mông dẫn đoàn người ngựa, mang theo nhiều lễ vật sang vỗ về nước Dạ Lang, và đổi nước Dạ Lang thành một quận của triều nhà Hán.

Đường Mông sang truyền đạt ý chỉ của Hán Vũ Đế cho quốc vương Dạ Lang, bày tỏ mong thu nạp nước Dạ Lang thành một quận của triều nhà Hán. Do quốc vương Dạ Lang chưa từng ra nước ngoài, không nắm được chút tình hình nào, nên sau khi được biết nhà Hán vô cùng rộng lớn, đã đồng ý biến nước Dạ Lang thành một quận của triều nhà Hán.

Đây là minh chứng trong thời Hán Vũ Đế, nước Dạ Lang (Quý Châu) vẫn còn độc lập - tức là một bộ của Văn Lang cùng Vân Nam. Chỉ sau khi Nam Việt thất thủ, nhà Hán tấn công Vân Nam và Quý Châu, hai bộ triều cống nhưng vẫn tự trị.

Sự kiện Trang Kiểu - tướng nước Sở tấn công Dạ Lang, chiếm Vân Nam rõ ràng là ngụy thư, đây là trận chiến trong lúc Sở nguy ngập nhất với Tần, rõ ràng không thể chiếm nổi, trong khi đó hô vẫn là một bộ của Văn Lang. Đồng thời, lúc này Vua cha của An Dương Vương đang trong thời kỳ rất mạnh, và An Dương Vương tấn công Lạc Việt muốn thay thế Hùng Duệ Vương là minh chủ Văn Lang.

Cho nên, phải nói rằng: biết được An Dương Vương là bộ chủ vùng Vân Nam chính là chìa khóa phá mở lịch sử nước Việt thời kỳ này. Không chỉ vậy, chúng ta cũng chú ý Sử ký Tư Mã Thiên cũng phụ thuộc thời Hán, tức có lợi cho nhà Hán cho nên phải phối hợp các tài liệu Sử ký và tài liệu khác mới chỉ ra sự mâu thuẫn trong Sử Ký - có lẽ cũng là ý đồ của Tư Mã Thiên giúp hậu nhận nhìn nhận các mối tương quan khi bị "Ép" sửa sự thật.

Ngoài ra:

Như đã phân tích, Trung Quốc không có dân tộc "Hán", sự thật này rất đơn giản. Trong cuốn Địa lý Trung Quốc, bản đồ phân bố các vùng dân tộc thì đa số phải là dân tộc "Hán" nhưng thật là ngô nghê - các vùng này được ghi chú là dân tộc "Mông Cổ" - lại càng ngô nghê hết sức. Đúng là sự thật sẽ rõ ràng nếu nằm trong dòng chày lịch sử.

Share this post


Link to post
Share on other sites

NHÀ TẦN VÀ NƯỚC NAM VIỆT

Dòng Hùng Việt

Sách cổ Trung Hoa những đoạn nói về cuộc tiến quân của nhà Tần xuống phía nam và hình thành nước Nam Việt là trang sử ‘lộn sộn’ nhất , tiền hậu bất nhất năm tháng lung tung ...., Sử ký –Tư mã thiên , Hán thư- Ban cố và tư liệu lịch sử Việt Nam chẳng ai giống ai .

Lãnh thổ đế quốc Tần lúc Thủy hoàng lên ngôi năm -221 được Sử ký xác định :

Đất đai chạy dài phía đông đến biển và đất Triều Tiên,phía tây đến Lâm Thao,Khương Trung,phía nam đến miền cửa nhà quay mặt quay mặt về hướng bắc(4),phía bắc lấy Hoàng Hà làm biên giới và men theo Âm Sơn đến tận Liêu Đông.Sai dời các nhà hào khí trong thiên hạ đến Hàm Dương tất cả mười hai vạn nhà.

Chú thích (4).Tức là Nhật Nam(miền Quảng Nam). Ý nói miền phía Nam mặt trời cố nhiên phải mở cửa về phía bắc mới có mặt trời.

Như vậy rõ ràng ranh giới phía nam đế quốc Tần đã gói gọn đất Lạc Việt , phía bắc ranh giới là Hoàng hà .

Nhưng lại Cũng sử ký đã chép :

Năm thứ 33 ( -214), Thủy Hoàng đưa những người thường trốn tránh, những người ở rể và những người đi buôn bán đánh lấy đất Lục Lương, lập thành Quế Lâm, Tượng Quận, Nam Hải; cho những người bị đi đày đến đấy canh giữ. Ở phía tây bắc, đánh đuổi Hung Nô từ Du Trung dọc theo sông Hoàng Hà đi về đông đến Âm Sơn tất cả 34 huyện, xây thành trên sông Hoàng Hà để làm giới hạn. Lại sai Mông Điềm vượt sông Hoàng Hà lấy đất Cao Khuyết, Đào Sơn, Bắc Giã, xây đình và thành lũy ở đấy để đuổi người Nhung và đưa những người bị đày đến đấy để ở và lần đầu những nơi này trở thành huyện. Cấm không được thờ ( ...)

Chỉ đoạn trên - đọan dưới Sử ký đã tự mâu thuẫn .

Xin lưu ý đoạn ‘xây thành trên sông Hoàng Hà để làm giới hạn. Lại sai Mông Điềm vượt sông Hoàng Hà lấy đất Cao Khuyết, Đào Sơn, Bắc Giã....’ ; đất Cao khuyết , Đào sơn , Bắc giã ...là chỗ nào thì các sử gia Tàu toàn quyền ấn định , còn ý nghĩa câu : xây thành trên sông Hoàng Hà để làm giới hạn. Lại sai Mông Điềm vượt sông Hoàng Hà...thì qúa rõ không thể hiểu khác được .

Năm Thủy hoàng cho tiến quân xuống phương nam cũng không sách nào giống sách nào , Sử ký viết là -214 , sách khác chép là -217 , -219....tư liệu lịch sử Việt ghi là -218.

Về Địa danh cũng lung tung không kém...chỗ thì ghi là quân nhà Tần đánh lấy Lục Lương , sách khác ghi Dương Việt , khác nữa là Lục dương..., Việt nam sử lược của Trần trọng Kim thì chỉ rõ là miền Lĩnh nam..., gọi là chỉ rõ vì Địa danh Lĩnh nam đã được xác định không cần bàn cãi còn : Lục Lương – Lục Dương – Dương Việt thì đã ai dám chắc là chỗ nào trên bản đồ ...?

Có thể nào Lục Lương là từ ký âm của Lạc Long trong tiếng Việt tức đất Giao chỉ ?

Lục Dương là biến âm của Lạc Dương ? Lạc là Lạc ấp ,dương chỉ phương đông ( theo dịch học ) là nơi Chu công xây kinh đô phía đông của nhà Chu ?

Còn đất Dương Việt có lẽ là đất của cộng đồng người Dương Việt ở Giang tây ngày nay , thời Chiến quốc là đất của nước Ngô .

Như vậy thầy trò Triệu Chính – Đồ Thư đánh chiếm nơi nào ?

Trong 3 địa danh này khả dĩ nhất là Dương Việt vì trong danh sách Lục quốc đã bị Tần thôn tính trước khi Thủy hoàng lên ngôi không có nước Ngô và Việt ( theo sử hiện lưu hành thì Ngô vaô Việt đã bị Sở chiếm ), Lục Lương- Lạc Long là vùng Bắc hộ đã nằm trong biên giới Tần rồi ( Sử ký đã dẫn trên) còn Lạc Dương đông đô nhà Chu thì càng vô lý hơn .

Tiếp theo xin dẫn 1 đoạn trong sách sử Việt :

“Năm 218 trước công nguyên, Tần Thuỷ Hoàng huy động 50 vạn quân chia làm 5 đạo đi chinh phục Bách Việt. Để tiến xuống miền Nam, đi sâu vào đất Việt, đạo quân thứ nhất phải đào con kênh nối sông Lương (vùng An Hưng, Trung Quốc ngày nay) để chở lương thực. Nhờ vậy, Đồ Thư thống lĩnh đã vào được đất Tây Âu, giết tù trưởng, chiếm đất rồi tiến vào Lạc Việt. Thục Phán được các Lạc tướng suy tôn làm lãnh tụ chung chỉ huy cuộc kháng chiến này. Khi Đồ Thư đem quân tiến sâu vào đất Lạc Việt, Thục Phán lãnh đạo nhân dân chống giặc . Quân Tần đi đến đâu, Nhân dân Việt làm vườn không nhà trống đến đó. Quân Tần dần lâm vào tình trạng thiếu lương thực trầm trọng. Khi quân Tần đã kiệt sức,vì thiếu lương , thì Quân dân Việt, do Thục Phán chỉ huy, mới bắt đầu xuất trận. Đồ Thư đã phải bỏ mạng trong trận này. Mất chủ tướng, quân Tần hoang mang mở đường tháo chạy về nước. Sau gần 10 năm kháng chiến, nhân dân Âu Việt – Lạc Việt giành được độc lập. Thục Phán củng cố và xây dựng lại đất nước.”

Năm -257 Thục Phán đã là An dương vương vua nước Âu Lạc vậy mà sao sau năm -218 Tây âu còn tù trưởng ? đọc đoạn sử trên ta có cảm giác Tây Âu và Lạc Việt là 2 phần rời chẳng dính gì tới nhau cả , kinh dị hơn khi quân của Đồ thư tiến vào đất Lạc Việt thì đương kim hoàng thượng An Dương vương được các Lạc tướng bầu làm thủ lãnh để lãnh đạo cuốc kháng chiến chống quân xâm lược ? các tướng lãnh suy tôn vua làm thủ lãnh ....không biết ….viết sử kiểu gì kỳ khôi vậy nữa .

Cứ theo tư liệu của viện nghiên cứu sử học Việt nam này thì năm -207 ( 10 năm kháng chiến .đã dẫn ở trên ) Đồ thư chết và quân Tần vắt giò lên cổ chạy về ....Tần như vậy làm sao Triệu Đà có thể đánh chiếm sáp nhập nước của An Dương vương để lập nước Nam Việt năm -206 hay -207 ( theo sử Tàu) năm -208 (theo Trần trọng Kim) được ? Sách Tàu viết nhà Tần bình định xong miền lĩnh nam vào năm -214 tức 7 năm trước khi tướng Đồ thư chết Nhâm ngao lên thay ...?

Về danh hiệu của nhân vật tên Đà cũng lắm điều phải bàn :

Trước khi lên ngôi Sử ký gọi ông ta là Úy Đà ; trong quan chế nhà Tần quan úy là quan trông coi 1 quận cả về quân sự lẫn hành chánh , đã gọi là úy Đà mà lại.... là huyện lệnh huyện Long xuyên....cũng như bây giờ ta nói ông tỉnh trưởng Nguyễn văn Đà là quận trưởng quận Long xuyên ...thực chẳng ra đầu ra đuôi gì cả ; còn nói ông ta là quan úy quận Nam hải ....cũng không có lý vì chiếu bổ nhiệm Triệu Đà làm quan úy quận Nam hải là chiếu giả do Nhâm Ngao tự làm ., đã biết chắc như thế thì với quan niệm ‘chính danh’ không bao giờ Tư mã thiên cho tên ‘úy’ Đà vào sách sử Trung Hoa . Thêm 1 điều vô lý nữa : Triệu Đà vốn là danh tướng của Tần thân làm phó Soái cho cuộc viễn chinh cả nửa triệu quân vậy mà sau khi thắng lợi toàn diện ....lại ‘bị’ bổ nhiệm làm 1 huyện lệnh nho nhỏ ? hay là ông ta bị kỷ luật giáng cấp mà sử không ghi lại ?

Dựa trên những tình tiết lịch sử đã biết ...rất có thể Úy Đà chỉ là chức danh của Nhâm ngao , Nhâm Ngao thay Đồ Thư đã tử trận tiếp tục cuộc hành binh xuống phương Nam ( ngày nay ), Đà –Đào là tên thời cổ của quận Nam hải nơi Nhâm ngao làm quan úy , Úy Đà trước đó trong cương vị tướng nước Tần chứ không phải Triệu Đà đã diệt triều An dương vương chiếm đất Giao chỉ ,diễn biến này cũng chính là đoạn sử nhà Tần vô đạo thí chúa diệt và chiếm đất đai của nhà Đông Chu trong Hoa sử .

Dã sử Việt lồng cuộc xâm chiếm Âu - Lạc của Triệu Đà năm -208 vào câu truyện tình lâm ly bi đát Trọng thủy- Mỵ châu .... kết cuộc của truyện là An Dương vương mất nước .... cầm sừng văn tê 7 tấc theo thần Kim quy đi vào biển ...còn Sử ký Tư mã thiên thì chỉ viết mỗi dòng gọn lỏn (Triệu Đà...)“đem đồ đạc của cải đút lót các nước Mân Việt, Tây Âu Lạc để bắt họ lệ thuộc theo mình....”...như vậy là đâu có đánh đấm gì... ?

Trước đó cũng Sử ký viết ... “dần dần ông dùng hình pháp giết các trưởng lại do nhà Tần đặt ra, dùng những người đồng đảng để thay thế. Khi nhà Tần đã bị tiêu diệt, Đà lập tức đánh chiếm lấy cả Quế Lâm, Tượng Quận, tự lập làm Nam Việt Vũ Vương”.

2 đoạn trích trên ...Qủa là tiền hậu bất nhất ....Quế là tên khác của đất Qúy châu và ...cũng chính sử Tàu chép ...’Qúy châu bản Tây âu Lạc Việt chi địa...”

Mới đây thời điểm Triệu Đà chiếm Âu Lạc được các nhà Sử học Việt Nam điều chỉnh lại là -178 chứ không phải -208 như sử Trước đây đã ghi ,Nhưng như thế cũng không ổn...vì Khi Thục Phán đánh bại vua Hùng lập nên nước Âu Lạc năm -257 thì ít nhất tuổi cũng trên 20 , ở ngôi tròn 80 năm như thế tính ra lúc mất nước vào tay Triệu Đà thì đã hơn 100 tuổi , con gái Mỵ Châu của ‘cụ’ chắc cũng chỉ đôi mươi vì ngày xưa ...nữ thập tam,nam thập lục ..như vậy cụ sinh Mỵ châu ở tuổi khoảng 80....vậy mà vẫn còn thua Triệu Đà xa...tính ra ông ta sống đến 121 tuổi.,,,toàn những con số mà y học hiện đại còn ...đang mơ

Còn chiếu theo Sử ký Tư mã thiên thì ít nhất là từ năm -221 ( Sử ký đã trích dẫn ở trên ) đất Tần đã đến miền Bắc hộ thì làm gì còn Âu –Lạc cho Triệu Đà đánh chiếm ..?

Sách vở đã thế đến khi tìm được mộ Văn đế nước Nam Việt còn rối tinh mù hơn...

‘Văn đế hành tỉ’ đã khẳng định câu ‘Man di đại trưởng lão....’ trong sử Tàu là hoàn toàn láo khoét , Và ...thật ngộ nghĩnh tên của Văn đế là Triệu Muội hay Triệu Mạt ...là ‘vua lậu’ không hề có trong ‘danh sách’ vua Nam Việt , thật nực cười khi ....những nhà ‘khoa học’ trung quốc sau cả năm tranh cãi mới ‘phát hiện’ ra chữ ‘Muội’ còn được đọc gần giống chữ ‘Hồ’ và...như vậy là....coi như xong...đã tìm thấy mộ Triệu Hồ vua thứ 2 của Nam Việt .... không phải vua lậu .. như đã tưởng .

Ông trưởng đoàn khai quật và nghiên cứu đã ‘phát biểu’:.... trong trường hợp này ....nhà nghiên cứu chuyên nghiệp cũng giống như người nghiệp dư ....vì tất cả chỉ là ...suy đoán ( chính xác phải nói là đoán mò...).

Chính sự ‘rối loạn’ thông tin đã chỉ ra : đây là thời kỳ bất thường của lịch sử .

Sự dối trá dù tinh vi đến đâu sớm muộn gì cũng bị vạch mặt ...nhưng tìm ra cái sai đã khó , tìm được cái đúng để lấp vào còn khó hơn nhiều .....lắm khi cơ hồ như trở thành bất khả ...

Nhà nghiên cứu Nguyễn cung Thông cho là trong Triệu Mạt thì Mạt là chữ Nôm viết chữ ‘một’ trong Việt ngữ , đây là ý kiến rất hay là hướng nghiên cứu rất sáng tạo và nhiều triển vọng , Triệu là từ ‘Chậu’ trong tiếng Thái –Lào , là từ ‘chủ-chúa’ trong tiếng Việt , Triệu Mạt nghĩa là vua hay chúa thứ nhất ., rất có thể Văn đế chính là vua khai sáng nước Nam Việt ; Đà không phải là tên người mà là tên đất , chính xác là đất Đào hay Thao là biến âm của Thiêu đồng nghĩa với Đốt –cháy chỉ hướng quẻ ly –lửa tức hướng nóng , Đào=hồng , hồng cũng là lửa , Triệu Đà hay Tha chính xác là Triệu Đào hay Triệu Thiêu ; nghĩa chúa đất Đào hay đất Thiêu mà thôi .

Triệu Đà xưng là Nam Việt vũ vương hay Nam Việt vũ đế ; Nam Việt Vũ chỉ nghĩa là vua Nam Việt , vương và đế là thừa như lỗi núi Thái sơn , sông Hồng hà...

thường gặp .

Rất có thể : Nam Việt vũ , Triệu Đà và Văn vương Triệu Mạt chỉ là 1 nhân vật , chính là vua khai sáng cũng là vua đầu tiên của nước nam Việt mà lãnh thổ là đất Đào hay Thiêu .

Có những việc rất dễ nhưng vô cùng quan trọng mà ‘người ta’ không chịu làm như xét nghiệm ADN bộ hài cốt của Văn đế xem lai lịch dòng giống ông ta ra sao ? là người Mongoloit hay Nam mongoloit tức gốc Đại Hán hay Bách Việt ( hay đã làm rồi nhưng thấy ...kẹt nên ...?) , Văn minh Nam Việt đích thị là văn minh Việt rồi vật chứng rành rành không thể cãi được nữa nhưng còn vua Nam Việt chiếu theo sử là người Hán , quê Chân Định ở Hà Bắc ngày nay tức chính dòng Mongoloit....nhưng cũng có người nói ‘bừa’ trong Sử thuyết họ HÙNG :Chân định còn gọi là Chân đăng là vùng Tứ xuyên ngày nay , người ở đấy thuộc dòng Quỳ Việt hay Cửu Việt nghĩa là Việt phía tây như thế xét theo nhân chủng học là thuộc dòng Nam mongoloit tức Nam á hoặc Indonesien cùng là con rồng cháu tiên cả ....; mong mỏi chơi vậy thôi chứ với những nhà nghiên cứu Trung quốc thì luôn luôn ....sự thật ...rất xa tầm tay với .

Phần số của Nam Việt vũ vương triệu Đà cũng hẩm hiu lắm . Sử Tàu thì xếp ông ta vào diện ‘nghịch tặc’ ly khai mẫu quốc , sử Việt thì chưa rõ ràng ...còn đang bàn ; một phái thì coi ông ta là vì vua khai quốc của người Việt ; là người làm rạng rỡ khiến phương nam trở nên hùng tráng sánh ngang với phương bắc , nhưng phái khác lại cho ông ta là tên xâm lược đầu tiên mở màn cho ngàn năm nô lệ khổ đau của dòng giống Việt ....

Nhờ cái nhìn xuyên suốt từ cội nguồn Sử thuyết họ Hùng đặt Nam Việt vũ vương Triệu Đà vào đúng vị trí xác thực trong dòng lịch sử : Đời Hùng vương thứ 17 ; Hùng Triệu vương – Cảnh Triệu lang hay Cảnh Thiều lang ...; bước đầu là vậy song những thông tin về thời kỳ lịch sử này còn rất nghèo nàn ; vẫn đang trong ....công đoạn đi tìm và xác minh ; công việc này chỉ với sức lực của 1 người thì không thể nào làm nổi ...biết đến ngày nào mới song suôi để mọi người có thể biết 1 cách chính xác và rõ ràng về ông vua và triều đại rất đỗi gian truân trong dòng lịch sử này .

Truyện Mộc Tinh: Nói Nhâm Ngao bị Quỷ Xương Cuồng Lạc Việt vật chết - chết tại Việt Nam.

Tượng Quận: Nhà Tần lập quận này có ý nghĩa chiến lược: nó nằm giữa Quảng Đông, Quảng Tây, Lạc Việt, Vân Nam và Quý Châu tạo thế trung tâm kiểm soát, ta có thể hiểu là "vùng đệm" hay "trái độn" hoặc "bàn đạp" trong chiến tranh. Tối quan trọng.

Tây Âu: Quảng Tây - vùng chiến đấu chống Tần kịch liệt, "vua Tây Âu" là Dịch Hu Tống bị chết- hiểu là một bộ chủ của nước Văn Lang.

Tôi đang kiểm tra lại mốc thời gian giữa vua An Dương Vương và Triệu Vũ Đế, Trình Thị, Mỵ Châu, Trọng Thủy, Tần, Hán...

Share this post


Link to post
Share on other sites

BÀN LẠI VỀ GỐC TÍCH AN DƯƠNG VƯƠNG

Hà Văn Thùy

Trong những sự kiện lịch sử còn chưa đạt được đồng thuận, có vấn đề về gốc tích của An Dương Vương. Tuy triều đại An Dương Vương được thừa nhận là chính thống nhưng việc chưa minh định được gốc tích của ông cũng là điểm mờ trong sử Việt. Vì vậy việc minh bạch hóa sự kiện này là đòi hỏi bức xúc không chỉ của ngành sử mà cả của cộng đồng. Chúng tôi xin trình bày quan điểm của mình.

Tuy đặt ra “Kỷ nhà Thục” nhưng về nhân thân của Thục Phán, sách Toàn thư chỉ ghi vắn tắt: “Họ Thục, tên húy là Phán, người Ba Thục, ở ngôi 50 năm, đóng đô ở Phong Khê (nay là thành Cổ Loa).”

Chắc rằng khi đặt bút viết những dòng này, sử gia Ngô Sĩ Liên đã đọc phần Thục chí trong Tây dương quốc chí đồng thời tham khảo những truyền thuyết trong Lĩnh Nam chích quái. Tuy vậy, việc trích dẫn quá cô đọng đã khiến người sau hoài nghi. Sách Cương mục tân biên, cuốn sử của triều Nguyễn nhận xét: “Nước Thục từ năm thứ 5 đời Thận Tĩnh vương nhà Chu (316 TCN) đã bị nước Tần diệt rồi, làm gì có vua nữa? Huống chi từ Thục đến Văn Lang còn có đất Kiện Vi (nay tuộc Vân Nam), đất Dạ Lang, Cùng, Túc, Nhiễm Mang… cách hàng hai ba ngàn dặm, có lẽ nào Thục vượt qua được các nước ấy mà sang đánh lấy Văn Lang? Hoặc giả ngoài cõi Tây Bắc giáp với nước Văn Lang còn có họ Thục khác, mà sử cũ nhận là Thục Vương chăng?”

Mối nghi ngờ của Cương mục đã gợi cho một vài người đưa ra ý tưởng cho rằng họ Thục là thủ lĩnh của nhóm Âu Việt hay Tây Âu vùng Cao Bằng. Một vài người khác hoàn toàn phủ định nguồn gốc Ba Thục rồi dựa vào địa danh trong truyền thuyết để cho rằng họ Thục chủ của vùng Yên Bái-Đào Thịnh:

“Trước đây có nhận định cho rằng, Thục Phán là người của nước Ba Thục - một quốc gia cổ đại của Trung Hoa thuộc vùng Tứ Xuyên (Trung Quốc). Tuy nhiên, với khoảng cách quá xa như vậy, Thục Phán không thể nào cất quân xa đến 500 - 700km hiểm trở để đánh nhau với Hùng Vương ở tận Phú Thọ. Vì vậy, nguồn gốc Ba Thục của Thục Phán bị loại trừ.”

“Những năm 70 của thế kỷ XX, có ý kiến cho rằng, Thục Phán quê ở Cao Bằng, vì trong truyền thuyết "Chín chúa tranh vua" lưu hành ở đây nói Thục Phán xuất phát từ Cao Bằng cất quân đánh Hùng Vương. Nhưng các địa danh được nhắc đến trong truyền thuyết đều là những địa danh thuộc vùng Yên Bái - Nghĩa Lộ, nơi mà cách đây hơn nửa thế kỷ, giới khảo cổ học phát hiện nhiều di vật văn hóa đồng thau nổi tiếng. Tiêu biểu là thạp đồng ở Đào Thịnh, mà thạp đồng như là hiện vật tượng trưng cho những thế lực hùng mạnh nhất lúc bấy giờ.”

“Các địa danh ở Cổ Loa là những bản sao của địa danh ở Yên Bái, đó là việc Thục Phán và cư dân Âu Lạc đã từ Yên Bái về Cổ Loa định cư, mang theo về đây địa danh từ quê hương phát tích của An Dương Vương và Âu Lạc.”(1)

Có thể đây là những đóng góp quý khiến lịch sử thêm chi tiết và sống động. Tuy nhiên, An Dương Vương là sự kiện lớn, nếu không gắn nó với lịch sử chung của khu vực mà chỉ bó hẹp trong những truyền thuyết mang tính địa phương sẽ thiếu đi cái nhìn toàn cục. Phải nhìn Thục Phán - An Dương Vương trong bối cảnh dân cư, văn hóa chính trị chung của vùng.

Nay ta có những cứ liệu chắc chắn rằng, khoảng 40.000 năm trước, người Việt cổ gồm bốn chủng là Indonesian, Melanesian, Vedoid và Negretoid từ Việt Nam di cư lên khai phá Trung Hoa. Hành lang Tây Bắc  Vân Nam  Tứ Xuyên là con đường huyết mạch đưa văn hóa Hòa Bình lên phía Bắc. Khoảng 15000 năm trước, lúa nước, cây kê, gà, chó cùng dụng cụ Đá mới cũng từ Hòa Bình theo con đường này đi lên. Sau đó là kỹ thuật đồng thau. Khoảng 2800 năm TCN, đồng thời với nước của Đế Lai ở phía Bắc Dương Tử, Xích Quỷ của Lạc Long Quân ở Nam Dương Tử là nước Thục ở phía Tây, sát với biên giới Xích Quỷ. Sách Toàn thư nói rõ chuyện này. Đến nay, nhờ các dữ liệu di truyền học, ta biết chắc rằng, cư dân các quốc gia, các vùng đất trên đều là người Việt. Thời gian này người Hán chưa ra đời.

Do môi trường sống thuận lợi, lại tiếp thu sớm văn hóa Hòa Bình, vùng Ba Thục trở thành trung tâm kinh tế văn hóa hàng đầu của các tộc Việt trên đất Trung Quốc. Khảo cổ học phát hiện những công cụ đồng thau sớm chỉ sau Phùng Nguyên và rất tinh xảo cùng với những thành quách. Nước Thục có thể mất một phần lãnh thổ vào thời Thương, Chu nhưng vẫn độc lập, không thần phục nhà Chu. Đến thời Tần, nước Thục bị diệt.

Giáo sư Nguyễn Đăng Thục trong bài Bốn nghìn năm văn hiến (2) viết:

Theo “Hoa dương quốc chí” q.3, Thục chí:

“Vua Vũ nhà Chu đánh vua Trụ cùng với nước Thục. Đất Thục phía đông liền với nước Ba, phía Nam giáp với nước Việt, phía bắc phân giới với nước Tần, phía Tây gồm núi Ngọ và núi Phồn, đất ấy xưng là Thiên Phủ”.

Nước Thục giao thông với bên ngoài rất phát đạt. Sự giao thông ấy lấy Điền (Vân Nam) và đất Kiềm làm chủ yếu, mà sự mở mang đất Vân Nam lại hướng vào nước Thục làm trọng tâm để buôn bán mậu dịch. Vân Nam với Bắc Việt liền tiếp với nhau, từ thời cổ xưa hai miền giao thông rất thịnh, cho nên thời cổ sự giao thông giữa Tứ Xuyên với Bắc Việt chắc hẳn là tấp nập. Bấy giờ miền hạ lưu sông Trường Giang chưa có ảnh hưởng khai hóa của Hán tộc, mãi đến thời Chiến quốc (dân mà người Hán gọi là man di phía Tây trong vùng Tứ Xuyên – Bắc Việt, và “Tây nam di ở Điền, Kiềm (Vân Nam, Quý Châu ngày nay), nước Tần, nước Sở đang đua tranh vũ lực để thôn tính, kết quả là vua nước Sở Trang Kiêu làm vua Điền (Vân Nam) nước Tần, chiếm lấy nước Ba, nước Thục, nước Kiềm tức Quý Châu.”

Theo Hoa dương quốc chí q.1, Ba chí viết: “Chu Thuận (Thuyến) làm vua 5 năm (316 tr.cn) vua nước Thục đánh chúa Tư, chúa Tư chạy vào nước Ba, nước Ba xin nước Tàu cứu. Vua Tần Huệ Văn sai Trương Nghi, Tư Mã Thác đi cứu nước Tư, Ba, bèn đánh nước Thục mà diệt đi.”

“Hoa dương quốc chí” q.3 mục Thục chí viết:

Chu Thuận Tĩnh làm vua 5 năm, quan đại phu nhà Tần là Trương Nghi, Tư Mã Thác, Đô uý Mặc cùng theo đường Thạch Ngưu đánh nước Thục. Vua nước Thục từ đất Hạ Manh chống cự, thất bại, vua chạy trốn đến đất Vũ Dương bị quân Tần giết hại. Tướng, Phó cùng Thái tử rút lui về Bàng Hương, chết ở dưới núi Bạch Lộc, họ Khai Minh mới hết, làm vua nước Thục 22 đời.”

Lã Sĩ Bằng trong “Bắc thuộc thời kỳ đích Việt Nam” suy diễn sử kiện trên đây như sau:

“Xét về việc vua Thục bị ở đất Vũ Dương, ngày nay là Bái Sơn vị trí ở phía nam Thành đô, tên bờ sông Manh khoảng giữa đến như Bàng hương núi Bạch Lộc ngày nay ở đâu thì không thể tìm xét, chỉ nên hiểu là ở phía nam núi Bành, thế nhân vì quân Tần từ phía bắc xuống miền Nam, tập đoàn ngừơi Thục chống đối quân Tần bị thua mà hướng phương Nam để thoát lui vậy. Từ đấy về sau 59 năm có lịch sử đích thực là vua Thục Phán làm vua Việt. Chúng ta có thể suy định rằng vua Thục bị bại ở Vũ Dương, quan Tướng, Phó, Thái tử đều chết ở núi Bạch Lộc, sau đấy đảng vua Thục còn lại mới suy tôn con hay cháu nhà vua lên tiếp tục chạy về phương Nam, theo hạ lưu sông Manh tiến vào khu đất tiếp giáp giữa Qúy Châu và Vân Nam thuộc phạm vi thế lực người Sở… Nhưng khu đất giao tiếp giữa Quý Châu (Kiềm) và Vân Nam (Điền) thời Hán là Trường Kha là đất thuỷ lão nghèo nàn. Thục vốn là nước Thiên phủ, người Thục khó ở lâu tại đất ấy được, và thế lực quân Tần đang rất mạnh, dòng dõi vua Thục hết hy vọng khôi phục lại đất cũ mới tìm phát triển về phương Nam tiến vào đất bình nguyên Bắc Việt, khí hậu ôn hòa, nông sản phì nhiêu, cùng với Hùng Vương tranh chiến, nhiều phen thất bại đến đời Chu Bảo Vương năm 518 (tr.cn 257) mới chinh phục được Văn Lang.”

“Từ Chu Thuận Tĩnh làm vua 5 năm (316 tr. Tây nguyên) nước Thục mất về nước Tần, cho đến Chu Báo làm vua 58 năm (257 tr. Tây nguyên) An Dương Vương là Thục Phán xưng vua ở Việt nam, thời gian cách nhau là 59 năm. Trong khoảng thời gian ấy, người dân nước Thục chịu sự áp bách của thế lực quân sự nhà Tần, tập đoàn chống đối quân Tần dần dần đi xuống phương Nam đi vào bắc bộ Việt nam, cùng với vua Hùng Vương nuớc Văn lang đánh nhau tranh dành. Lúc đầu vì thế lực còn yếu, luôn luôn bị thua, mãi sau mới chinh phục được Văn lang. Và việc An Dương Vương từ nước Thục đi vào nước Việt, thì sách sử xưa của Tầu và Việt đều không ghi chép lịch trình tiến triển, nhưng cuộc chiến tranh giữa nước Tần và nước Thục có thể tìm thấy dấu vết ở cuộc thiên di về phương Nam của tập đoàn vương thất nước Thục chống đối với nhà Tần.”

Sự hiện diện của Bách bộc do Thục An Dương Vương với tập đoàn nhà Thục từ Tứ xuyên đi xuống qua Qúy Châu và Vân nam phía Tây Bắc việt ngày nay mà di tích là kiểu thành Cổ loa vốn của nước Ba thục.” (2)

Từ các tư liệu lịch sử ghi lại, ta biết, Thục là nhà nước độc lập với Văn Lang. Khối dân Thục của cha con Thục Phán là ngoại bang nhưng đồng tộc với người Việt của Hùng Vương. Điều này phù hợp với sử sách và truyền thuyết nói họ là nhóm Âu Việt. Nhóm Âu Việt này sống ở Tây Bắc khoảng nửa thế kỷ. Những xung đột dài dài với Hùng Vương còn được ghi nhận trong truyền thuyết. Có điều nổi bật là nhóm người này tuy ngoại bang nhưng không ngoại tộc, không những đồng chủng mà còn đồng văn với dân sở tại, vì tổ tiên người Thục hàng nghìn năm trước từ vùng này đi lên. Vì vậy, ta có thể đoán là nhóm người Thục không gây nên căng thẳng sắc tộc với người địa phương mà nhờ sự khôn khéo của mình, họ đã thu phục được dân địa phương, tạo sức mạnh quân sự cho mình đồng thời gây ảnh hưởng chính trị, tinh thần tới khối dân Việt của Hùng Vương. Điều này giải thích vì sao, cuộc xâm lăng chiếm đoạt ngôi vị của Thục Phán diễn ra khá êm xuôi, không để lại vết hằn trong lịch sử.

Như vậy là, trong khoảng nửa thế kỷ, từ khi nước Thục bị diệt, hậu duệ nhà Thục trốn nạn diệt vong, xuống phương Nam, theo con đường Bắc tiến của tổ tiên xưa và con đường thương mại truyền thống. Năm bảy trăm cây số không phải là quãng cách mà đội quan quân nhỏ không thể vượt qua để tìm đường sống. Tôi đoán rằng, vua Hùng chẳng thú vị gì chuyện một binh đội quan quân của nước khác đến ở nhờ. Có điều, không dễ đuổi một đội quân đã cùng đường. Và cuộc chiến giữa hai bên là không thể tránh. Ta cũng biết, để chiến thắng Hùng Duệ Vương, nhà Thục phải mất hai đời, từ Thục Chế (cha) tới con là Thục Phán mới hoàn thành.

Lịch sử hầu như không ghi chép chi tiết cuộc chiến này nên những người sau học sử cho rằng đó là cuộc chuyển giao quyền lực nhẹ nhàng. Nhưng thực tế không vậy. Ký ức dân gian ghi nhận nhiều sự kiện về cuộc chiến giữa vua Hùng và giặc Thục tập trung trong vùng Vĩnh Yên, Phúc Yên, địa bàn của bộ Văn Lang xưa. Đó là truyện Hùng Lộc đại vương bị chặt đứt đầu, đã lấy vải buộc cổ lại để tiếp tục chiến đấu. Khi giặc rút thì ngã xuống chết, mối đùn lên thành đống, dân lập đền thờ. Truyện Đinh Công Tuấn đánh nhau với quân Thục Phán, tới thế cùng, nhảy xuống sông tự vẫn. Hiện ở vùng này còn ngôi miếu thờ vợ chồng thầy giáo hy sinh trong việc chống lại quân Thục.

Từ sự kiện lịch sử có thực đó, ta có thể đặt câu hỏi: vì sao người Lạc Việt dễ dàng chấp nhận cuộc xâm lăng của ngoại bang, xóa bỏ một triều đại Hùng Vương kéo dài hàng nghìn năm, gắn bó với họ sâu nặng trong nhiều truyền thuyết tạo rường cột của văn hóa Lạc Việt? Theo thiển ý, có thể là, do trị vì quá lâu, dòng Hùng Vương suy đồi, không đáp ứng nổi những đòi hỏi của cuộc sống. Trước những biến chuyển mới của thời đại, cần phương cách lãnh đạo mới. Thục Phán có lẽ là người đáp ứng được đòi hỏi này. Vì vậy, khi cuộc xâm lăng xảy ra, sức chống trả của gười Lạc Việt không thật dữ dội. Và sau khi nắm quyền, với tài năng của mình, ông khéo léo lãnh đạo dân chúng Việt qua các lạc hầu lạc tướng, tạo sức mạnh trong việc dời đô về Cổ Loa và chuẩn bị chống quân Tần.

Một câu hỏi mà tôi phân vân từ lâu: Tại sao, vừa thắng Hùng Vương năm trước thì ngay năm sau An Dương Vương dời đô về Cổ Loa? Đây là tư tưởng chiến lược lớn, chỉ có được ở những người có tầm vóc lớn. Một thủ lĩnh vùng ở Yên Bái với nhân số ít và nguồn lực nhỏ liệu có được tầm nhìn này, tầm nhìn vượt qua trí tuệ của các vua Hùng? Khi còn chịu ảnh hưởng của ý tưởng cho rằng Thục Phán là thủ lĩnh vùng Tây Bắc, tôi không lý giải được điều này. Nhưng sẽ là bình thường nếu đấy là hậu duệ của nhà Thục, của dòng họ Khai Minh, dòng họ lớn từng đối đầu với người xâm lăng Mông Cổ, với các quốc gia Thương, Ân, Chu, Tần. Đánh trận, đắp thành là những điều sống còn mà người Thục trải qua hơn nghìn năm rồi! Người xưa và lịch sử đã đúng khi chấp nhận Thục là vương triều chính thống và ca ngợi công lao của ông đối với dân tộc. Với những trình bày ở trên, chúng tôi cho rằng Đại Việt sử ký toàn thư đã đúng khi viết Thục Phán người nước Thục. Nhận xét của sách Cương mục tân biên chỉ là suy luận nông cạn không có cơ sở.

Tham khảo

1. Bùi Thiết. Quê hương của An Dương Vương ở đâu?

http://www.baomoi.co...dau/3577879.epi

2. Nguyễn Đăng Thục. Bốn nghìn năm văn hiến. Hoadam.net Được đăng bởi Hà Văn Thùy

BÀN LẠI VỀ VAI TRÒ CHÍNH THỐNG CỦA NHÀ TRIỆU

Hà Văn Thùy

Lời người viết: Trong bài Suy ngẫm xuyên qua hơn hai thiên niên kỷ trong số ra ngày 23. 2. 2010 của BoxitViệt nam, luật sư Lê Mai Anh nhắc lại sự kiện Triệu Đà chiếm Âu Lạc. Cho đến nay, đó vẫn là cách nhìn của nhiều người do tác động sai lạc của sử học chính thống. Tuy nhiên thực tế lịch sử không phải như vậy. Bài viết của luật sư lão thành có ý tốt thức tỉnh sự cảnh giác của người Việt trong thời điểm nhậy cảm này nhưng vô hình trung khoét sâu thêm nhận thức sai lầm về lịch sử, khiến chúng ta mắc thêm tội bất kính với tổ tiên. Tôi xin có đôi điều nói lại.

Lịch sử là sự kiện xảy ra trong quá khứ nhưng nhận thức về lịch sử là một quá trình dựa trên những tư liệu mới khám phá, dựa trên tâm thức xã hội từng thời kỳ, trên sự trưởng thành văn hóa của cộng đồng… Giải mã chuẩn mực mỗi hiện tượng lịch sử không chỉ là khát vọng của nhà sử học mà còn là nhu cầu bức thiết của xã hội. Qua nhiều thăng trầm, lịch sử Việt còn tồn tại nhiều vấn đề cần minh định, trong đó có vai trò nhà Triệu. Với bài viết này, chúng tôi muốn đưa ra một kiến giải.

I. Nhận định về nhà Triệu trong lịch sử.

Từ khi giành lại quyền tự chủ, các triều đại Việt đều đề cao vai trò lịch sử của Triệu Ðà. Nhà Trần phong ông là Khai thiên thế đạo thánh vũ thần triết hoàng đế. Ðại Việt sử ký toàn thư ghi: "Họ Triệu nhân lúc nhà Tần suy loạn, giết trưởng lại nhà Tần, chiếm giữ đất Lĩnh Nam xưng đế, đòi ngang với nhà Hán, hưởng nước truyền ngôi 100 năm mới mất, cũng là bậc vua anh hùng". Sử gia Lê Văn Hưu viết: "Thế mới biết, người giỏi trị nước không cứ đất rộng hay hẹp, người Hoa hay Di, chỉ xem ở đức mà thôi. Triệu Vũ đế khai thác đất Việt ta mà tự làm đế trong nước, đối ngang với nhà Hán, gửi thư xưng là "lão phu", mở đầu cơ nghiệp đế vương cho nước ta, công ấy có thể nói là to lắm vậy". Trong An Nam chí lược, Lê Tắc ghi: "Triệu Ðà làm vua Nam Việt, mới lấy thi lễ giáo hóa nhân dân một ít". Ðiều này chứng tỏ Triệu Ðà là người mang sự học đến nước ta từ trước chứ không phải Sĩ Nhiếp. Ðến nhà Lê, trong Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi viết: “Trải Triệu, Ðinh, Lý, Trần nối đời dựng nước.” Như vậy, Nguyễn Trãi thừa nhận Triệu Ðà là ông vua đầu tiên của nước ta từ thời có sử. Cuối thời Nguyễn, trong Việt Nam sử lược, học giả Trần Trọng Kim vẫn chép nhà Triệu là chính thống.

Người đầu tiên đánh giá lại vai trò của nhà Triệu là Ngô Thì Sĩ, cuối đời Hậu Lê. Trong Việt sử tiêu án, ông khẳng định nước Nam Việt là ngoại bang, Triệu Đà là kẻ ngoại tộc:

“Đất Việt Nam Hải, Quế Lâm không phải là đất Việt Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam. Triệu Đà khởi phát ở Long Xuyên, lập quốc ở Phiên Ngung, muốn cắt đứt bờ cõi, gồm cả nước ta vào làm thuộc quận, đặt ra giám chủ để cơ mi lấy dân, chứ chưa từng đến ở nước ta. Nếu coi là đã làm vua nước Việt, mà đến ở cai trị nước ta, thì sau đó có Lâm Sĩ Hoằng khởi ở đất Bàn Dương, Hưu Nghiễm khởi ở Quảng Châu, đều xưng là Nam Việt Vương, cũng cho theo Quốc kỷ được ư? Triệu Đà kiêm tính Giao Châu, cũng như Ngụy kiêm tính nước Thục, nếu sử nước Thục có thể đưa Ngụy tiếp theo Lưu Thiện, thì quốc sử ta cũng có thể đưa Triệu tiếp theo An Dương. Không thế, thì xin theo lệ ngoại thuộc để phân biệt với nội thuộc vậy.” Và ông kết luận: “Nước ta bị nội thuộc vào nước Tàu từ đời Hán đến Đường, truy nguyên thủ họa chả Triệu Đà thì còn ai nữa? Huống chi Triệu Đà chia nước ta làm quận huyện, duy chỉ biết biên số thổ địa, thu thuế má, cung cấp ngọc bích cho nhà Hán, đầy túi tham của Lục Giả thôi. Đến như việc xướng ra cơ nghiệp đế vương trước tiên, tán tụng Triệu Đà có công to, Lê Văn Hưu sáng lập ra sử chép như thế, Ngô Sĩ Liên theo cách chép hẹp hòi ấy, không biết thay đổi, đến như bài Tổng luận sử của Lê Tung, thơ vịnh sử của Đặng Minh Khiêm thay nhau mà tán tụng, cho Triệu Đà là bậc thánh đế của nước ta. Qua hàng nghìn năm mà không ai cải chính lại vì thế mà tôi phải biện bạch kỹ càng.”

Học giả Đào Duy Anh, trong cuốn Lịch sử cổ đại Việt Nam, cũng phê phán sử cũ và coi nhà Triệu là mở đầu thời kỳ Bắc thuộc. Đào Duy Anh là học giả lớn, là một trong những người khai sinh nến sử học macxit ở Việt Nam. Học trò của ông trở thành những cán bộ rường cột ngành sử học Việt Nam hiện đại nên ảnh hưởng của ông rất lớn. Ý kiến của ông thành quan điểm chính thống hiện nay.

II. Quan niệm của chúng tôi

Là lớp người sinh cùng Cách mạng tháng Tám, ngay sau hòa bình 1954 được học Sử Việt Nam với nhà Triệu giữ vai trò mở đầu lịch sử dân tộc. Sau này thấy sách giáo khoa thay đổi, coi Triệu Đà là kẻ xâm lược, thậm chí, Nguyễn Trãi bị sửa chữa: “Trải Triệu, Đinh, Lý, Trần nối đời dựng nước” được thay bằng “Trải Đinh, Lê, Lý, Trần…” chúng tôi không khỏi bức xúc. Chính nỗi bức xúc này buộc chúng tôi tự tìm câu trả lời cho thắc mắc của mình.

1. Dựa trên tài liệu truyền thống

Trong Sử ký, Tư Mã Thiên viết: "Vua Nam Việt họ Triệu tên là Ðà, người huyện Chân Ðịnh, trước làm quan úy. Bấy giờ nhà Tần đã chiếm cả thiên hạ, cướp lấy đất Dương Việt, đặt ra các quận Quế Lâm, Nam Hải và Tượng Quận để đưa những người bị đày đến ở lẫn với người Việt. Như thế đã mười ba năm. Khi nhà Tần bị tiêu diệt, Ðà lập tức đánh chiếm lấy cả Quế Lâm, Tượng Quận, tự lập làm Nam Việt Vũ vương. Ðà bèn tự tôn làm "Nam Việt Vũ đế", đem quân đánh các ấp ở biên giới quận Trường Sa. Ðà nhân đó dùng uy lực uy hiếp biên giới, đem của cải đút lót các nước Mân Việt, Tây Âu Lạc để bắt họ lệ thuộc mình. Ðất đai của Ðà chiều ngang có hơn vạn đặm, Ðà bèn đi xe mui lụa màu vàng, cắm cờ tả đạo, mệnh gọi là "chế", chẳng kém gì Trung Quốc". "Ðến thời Hiếu Cảnh, Ðà vẫn xưng thần, sai người vào chầu. Nhưng trong nước Nam Việt thì vẫn trộm xưng danh hiệu "đế" như cũ; còn khi sai sứ sang thiên tử thì xưng "vương", triều kiến thỉnh mệnh như các chư hầu".

Như vậy, cuốn sử quan trọng nhất của Trung Quốc vẽ lên nhà Triệu lừng lững một cõi biên thùy, là quốc gia độc lập, ngang ngửa với nhà Hán. Triệu Ðà làm vua 70 năm (từ 207 đến 137 TCN), tiếp đó cháu chắt ông truyền 4 đời trị vì 27 năm nữa, đến năm 111 TCN nước Nam Việt vào tay nhà Hán. Nhà Triệu kéo dài được 97 năm. Nói: “Nước ta bị nội thuộc vào nước Tàu từ đời Hán đến Đường, truy nguyên thủ họa chả Triệu Đà thì còn ai nữa?” là sự áp đặt, gán ghép vô căn cứ. Trong bối cảnh lịch sử lúc đó, một nước nhỏ như Âu Lạc khó mà trụ được trước sức tấn công của nhà Hán mạnh. Nếu không có Nam Việt của Triệu Đà, Âu Lạc bị xâm lăng sớm hơn là điều chắc chắn.

Phủ Biên tạp lục của Lê Quý Ðôn ghi: "Ðem số hộ khẩu chép ở sách Hán chí mà so thì nước ta được ba quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, hơn 20 huyện, đời Hán số hộ cộng là 143.743 nhà, số khẩu cộng là 981.827 người. Thông tính cả hai tỉnh ấy (Quảng Ðông, Quảng Tây) ở đời Hán số hộ chỉ là 71.805 nhà, khẩu chỉ là 389.672 người. Như thế nước ta ở đời Hán thì số hộ gấp đôi mà số khẩu gần gấp ba". Như vậy, tuy xưng vương ở Phiên Ngung nhưng số dân của Triệu ít. Trong khi đó ở phía Nam, nước Âu Lạc của An Dương vương khá mạnh, số dân gần gấp 3 số dân của Triệu. Bên cạnh Âu Lạc còn có các nước Mân Việt, Tây Âu Lạc luôn tranh chấp. Nước Âu Lạc tuy lớn nhất trong khu vực nhưng cũng quá nhỏ so với nhà nước phương Bắc. Nếu nhà Tần không sụp đổ đúng thời điểm đó, có nhiều khả năng tằm ăn dâu, sẽ thôn tính đất Nam Việt. Một khả năng khác: trong cuộc chinh phạt Nam Việt trị tội Triệu Ðà xưng đế, nếu tướng Lâm Lư hầu thắng, nhà Hán chiếm Nam Việt ngay lúc đó, có phần chắc Nam Việt cũng bị đồng hóa như các dòng Bách Việt khác. Khả năng thứ ba: nếu Triệu Ðà theo nhà Hán, sau khi thôn tính Âu Lạc, sáp nhập Nam Việt vào Hán thì có phần chắc là Nam Việt bị xóa sổ trên bản đồ!

Ðúng là Triệu Ðà dùng thủ đoạn chiếm nước Âu Lạc nhưng ý nghĩa của sự kiện lịch sử này cần phải bàn. Thời đó, sự liên kết trong mỗi quốc gia còn lỏng lẻo và biên giới từng quốc gia chưa ổn định, đang trong xu hướng sáp nhập tập trung thành những quốc gia đủ mạnh để tồn tại. Việc thôn tính các nước Yên, Hàn, Tề, Triệu... để thành nước Tần không phải hành động xâm lược mà là thống nhất các tiểu quốc của nước Chu cũ. Tương tự vậy, việc Triệu Ðà chiếm Âu Lạc cũng không thể coi là xâm lược mà là hành động thống nhất những nhóm, những tiểu quốc người Việt lại thành một nước Việt lớn hơn, ngăn chặn hành động thôn tính của kẻ mạnh ở phương Bắc. Ðiều quan trọng là họ Triệu đã duy trì được nước Nam Việt thống nhất trong một thế kỷ, vừa xây dựng trong hòa bình vừa kiên cường chống ngoại xâm. Chính điều này đã tạo nên và củng cố tinh thần quốc gia của người Việt. Ðây là di sản quý báu nhất họ Triệu để lại cho người Việt. Chính gần một thế kỷ tồn tại của quốc gia Nam Việt giúp cho người Âu Lạc không bị người Hán đồng hóa và sau này có dịp lại vùng lên trong khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Năm 43, khi hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa, nhân dân Nam Việt cũ từ miền Trung, miền Bắc Việt Nam đến vùng Lưỡng Quảng sang tận Hải Nam đều hưởng ứng... Sau này, khi qua khảo sát ở vùng đất phía Nam Trung Quốc, bác sĩ Trần Ðại Sĩ thống kê được hơn 200 địa điểm có đền thờ hai Bà Trưng. Không thể có việc này nếu không có thời kỳ Nam Việt.

Các sử gia như Lê Văn Hưu, Ngô Sĩ Liên... đã nhìn nhận công bằng và Nguyễn Trãi đánh giá họ Triệu một cách chuẩn mực. Sử gia Ngô Thì Sĩ tỏ ra bất cập khi viết: "Triệu Ðà chia nước ta làm quận huyện, duy chỉ biết biên số thổ địa, thu thuế má, cung cấp ngọc bích cho nhà Hán, đầy túi tham của Lục Giả”. So với một quốc gia còn trong tình trạng sơ khai với những lạc hầu, lạc tướng cai quản từng bộ lạc thì một quốc gia có quận huyện, biên số thổ địa là bước nhảy vọt về tổ chức hành chính, về khoa học quản lý xã hội. Còn nói "thu thuế má cung cấp ngọc bích cho nhà Hán" cũng không đúng. Suốt 70 năm Triệu Ðà làm vua, quan hệ Việt, Hán khá lỏng lẻo. Biết Triệu xưng đế mà nhà Hán đành chịu, không những thế còn phải lấy lòng bằng cách giữ gìn mồ mả tổ tiên của Triệu, cho thân nhân ông làm quan. Trong mối quan hệ như vậy, cống phẩm của Triệu Ðà chỉ có nghĩa tượng trưng để xác nhận sự thần phục trên danh nghĩa nên không thể “làm đầy túi tham của Lục Giả”. Lục Giả không bằng cấp, chức vị nên thường gọi là Lục sinh, là người hiền, có câu nói nổi tiếng: “Thiên tử dĩ dân vi thiên, dân dĩ thực vi thiên.” (vua coi dân là trời, dân coi miếng ăn như trời). Một kẻ sĩ như thế không thể là người tham lam! Rõ ràng, chứng lý đưa ra để kết tội Triệu Ðà là không thuyết phục. Nhưng vì sao Ngô Thì Sĩ lại có cái nhìn việc thiếu chuẩn mực như vậy? Chỉ có thể là, với tinh thần dân tộc hẹp hòi, cùng với hiểu biết lịch sử hạn chế, ông không chịu một người Hán làm vua nước Việt! Trong lịch sử thế giới, một người nước này làm vua nước khác không hiếm. Ngay bên chúng ta, cuối thế kỷ XVIII, Trịnh Quốc Anh, con một người nhà Minh tỵ nạn sang nước Xiêm, lãnh đạo người Xiêm đánh đuổi quân xâm lược Miến Điện, được tôn làm vua. Họ Trịnh (Taksin) sau thành họ lớn của người Thái. Người Thái không bao giờ nghi ngờ vai trò chính thống của dòng họ này!

2. Dựa vào tư liệu lịch sử mới

Cho đến nay, khi thảo luận về giai đoạn mở đầu của dân tộc Việt, các sử gia chỉ có những tài liệu trong cổ thư Trung Hoa, sách của một số học giả Pháp thời thuộc địa cùng những tư liệu khảo cổ, cố nhân chủng học chưa đầy đủ. Một nghịch lý mang tính duy tâm chủ quan và không thiếu khôi hài là trong khi phán xét những “hành động lịch sử” của tộc người hay một nhân vật nào đó mà người ta chưa hiểu họ là ai, được hình thành như thế nào?! Rất mừng là, sang thế kỷ này, với công trình di truyền học lập bản đồ gen người, khoa học nhân loại cho chúng ta những tư liệu để có cái nhìn thấu đáo hơn đối với lịch sử Đông Á.

Đựa trên truyền thuyết Lạc Long Quân, đựa trên sự phân bố trống đồng ở Bắc Việt Nam và Nam Trung Quốc, dựa vào xác định gen dân cư Văn Lang, ta có cơ sở để tin rằng, trước cuộc xâm lăng của Thục Phán, Văn Lang của các Vua Hùng là quốc gia rộng lớn. Biên giới phía tây giáp Ba Thục, phía bắc tới hồ Động Đình, phía nam tới miền Trung Việt Nam, với bốn chủng người Việt cổ, trong đó người Mongoloid phương Nam đa số. Khi Thục Phán chiếm ngôi Vua Hùng, nước Văn Lang tan rã. Ở phía nam Dương Tử, các bộ lạc trở nên tự trị đưới quyền các thủ lĩnh khu vực, có một số nơi các thủ lĩnh xưng vương, thành lập quốc gia riêng.

Tần Thủy Hoàng chiếm vùng Kinh, Dương của Văn Lang và đưa dân tới ở xen với người Việt. Trong đội quân của nhà Tần, có Triệu Đà. Triệu Đà người Chân Định nước Triệu. Nhưng như trình bày trên, nước Triệu nguyên là dân cư Bách Việt, bị nhà Tần chiếm ít năm trước. Là quan chức nhà Tần nhưng Triệu Đà là người Việt chính gốc, nếu nói theo ngôn ngữ hôm nay thì ông là “người Tần gốc Việt”. Vì vậy, khi nhà Tần không còn, mặc nhiên ông trở lại làm dân Việt tự do. Việc ông làm vua của người Nam Việt là hoàn toàn chính thống.

Khi viết: “Đất Việt Nam Hải, Quế Lâm không phải là đất Việt Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam,” “Triệu Đà kiêm tính Giao Châu, cũng như Ngụy kiêm tính nước Thục, nếu sử nước Thục có thể đưa Ngụy tiếp theo Lưu Thiện, thì quốc sử ta cũng có thể đưa Triệu tiếp theo An Dương,” Ngô Thì Sĩ tỏ ra bất cập. Ông bỏ qua tính lịch đại của địa danh. Những địa danh trên do nhà Tần đặt. Tuy chưa từng chiếm được Âu Lạc nhưng nhà Tần cũng chia nước ta thành những quận huyện. Ở đây, sử gia cuối triều Lê quá nệ vào tư liệu Trung Hoa nên sai lầm khi phủ nhận Nam Hải, Quế Lâm là đất Việt. Trước khi bị xâm lăng chia thành quận huyện thì đó thuộc Văn Lang của Vua Hùng, hoàn toàn do người Việt cư trú và quản trị. Vì vậy, khi sáp nhập Âu Lạc vào Nam Việt, Triệu Đà khôi phục nước cũ của các Vua Hùng. Sử gia này cũng tỏ ra khập khiễng khi so sánh việc Ngụy chiếm Thục với Triệu Đà sáp nhập Ấu Lạc. Suốt trong lịch sử dài, Thục là quốc gia độc lập với nhà Chu, nhà Tần. Vì vậy việc nhà Ngụy thôn tính Thục là xâm lăng. Trong khi đó Âu Lạc và Nam Việt là những bộ phận của một quốc gia thống nhất. Do hoàn cảnh lịch sử bị chia cắt, nay xóa bỏ cát cứ, khôi phục quốc gia cũ sao lại gọi là xâm lăng?

3. Dựa trên lịch sử so sánh

Một quan niệm về lịch sử muốn khoa học và thuyết phục, trước hết phải đạt được sự nhất quán. Một câu hỏi đặt ra cho các nhà sử học Việt Nam: Nếu Triệu Đà là xâm lược thì An Dương vương là ai? Ý kiến cho rằng Thục Phán là thủ lĩnh bộ lạc Đông Âu ở vùng núi Tây Bắc, chỉ là sản phẩm của sự tưởng tượng vô sở cứ. Hoàn toàn không có chứng cớ gì về việc này. Trong khi đó, rất nhiều tài liệu nói tới một vương quốc Thục lớn và văn minh ở vùg Tứ Xuyên(3). Ngày nay ta biết, Thục nằm trên đường thiên di của người Hòa Bình lên Tây Bắc Trung Hoa, do vậy sớm nhận được văn hóa Hòa Bình, trở nên một nền văn minh rực rỡ. Ngay từ rất sớm, khoảng 2500 năm TCN, Thục đã là quốc gia riêng của người Bách Việt, độc lập với người Hoa Hạ ở Trung Nguyên cũng như Văn Lang ở phía Đông. Việc khi Hai Bà Trưng khởi nghĩa, dân Quảng Đông, Quảng Tây hưởng ứng mà không có sự tham gia của dân Vân Nam cho thấy điều này. Việc nhà Tần diệt Thục là thực và việc di duệ của Thục di cư đến tá túc trên đất Văn Lang cũng thực. Và chính chàng trai trẻ Tục Pắn đã chiến thắng vua Hùng Duệ Vương. Với tất cả mọi ý nghĩa, đây hoàn toàn là cuộc xâm lăng: một bộ lạc từ bên ngoài đến ở nhờ rồi cướp ngôi của chủ nhà! Vấn đề đặt ra là, tại sao nền sử học Việt Nam không xác nhận sự thật này? Có thể lý giải như sau: rất ít tài liệu của Trung Quốc viết về sự kiện này. Do vậy, có người như tiến sĩ Lê Mạnh Thát còn cho rằng không hề có thời đại An Dương vương! Mặt khác, đây chủ yếu là cuộc thay đổi vương triều. Số dân của Thục Phán quá ít nên không gây tranh chấp, xáo động lớn, không hằn dấu ấn trong truyền thuyết. Nhưng nếu tìm hiểu kỹ hơn, ta thấy không phải không có dấu hiệu chống trả của dân Lạc Việt: việc con gà thần gáy làm thành Cổ Loa vừa xây lại đổ là dấu hiệu việc người dân nổi lên phá thành. Từ những khảo sát điền dã như ngôi miếu thờ thầy giáo thời Hùng Vương cùng ngôi đền thờ những vị tướng hy sinh chống lại quân Thục trên vùng Phú Thọ cho thấy thực tế này. Trong khi đó, suy xét tới cùng về Triệu Đà, ta thấy ông là người gốc Việt, diệt An Dương vương là triều đại ngoại bang tiếm đoạt ngôi vị để thống nhất lãnh thổ Việt, xây dựng quốc gia tự chủ gần 100 năm thì lại bị coi là xâm lăng? Chính sự mâu thuẫn, bất nhất này cho thấy có chuyện chưa ổn của ngành sử khi đánh giá nhà Triệu.

III Kết luận

Lịch sử là những điều xảy ra trong quá khứ nhưng lại luôn sống với hiện tại. Tuy vô tri nhưng mỗi sự kiện lịch sử có linh hồn riêng của nó, đòi được người đời nhìn nhận công bằng. “Bất bình tắc minh” câu nói của Hàn Dũ, nhà thơ thời Đường cũng hoàn toàn đúng trong việc này. Trong những vấn đề lịch sừ còn chưa được đồng thuận tới hôm nay, “vấn đề chính thống của nhà Triệu” là “vụ việc” nổi cộm. Nó như cái dằm luôn nhức nhói tâm can hàng triệu người. Người dân Việt, nhất là dân Đồng Xâm Thái Bình chưa thể yên lòng khi Triệu Vũ đế bị biến tướng thành ông tổ nghề thợ bạc trong chính ngôi đền của mình. Chúng tôi nghĩ, chẳng cần tới những điều biện bạch trên thì vấn đề từ lâu cũng quá rõ. Người xưa đã gửi gắm ý mình trong đoạn kết truyện Mị Châu: “Những con trai ăn phải máu nàng Mị Châu đã sinh ngọc. Những viên ngọc lấy từ biển Đông đem rửa trong nước giếng chàng Trọng Thủy trẫm mình sẽ trở nên vô cùng trong sáng.” Sao ta không tự hỏi: kỳ lạ vậy? Nếu Mị Châu là kẻ “phản bội” thì loài trai ăn phải dòng máu xấu xa ấy không thể sinh ngọc! Và ngọc nếu có, khi đem rửa vào nước giếng tên “gián điệp” trầm mình hẳn sẽ tan ra hay đen lại như cây kim bạc gặp chất độc! Sao từ cái sự xấu xa ấy lại sinh ra ngọc sáng?! Nếu trầm tĩnh suy ngẫm, ta thấy người xưa vô cùng minh triết, không chỉ thương cảm cái chết oan khuất của đôi trẻ trong sáng mà còn xác nhận họ không có tội vì vô tình giúp vào việc xóa bỏ vương triều đến hồi suy tận để mở ra cho dân tộc vận hội mới!

Khi chưa thanh toán món nợ này, chúng ta chưa thể là dân tộc trưởng thành về văn hóa và luôn mang nỗi đau, nỗi nhục của những kẻ bỏ mồ cha khóc đống mối. Chúng tôi đề nghị, nên mở cuộc thảo luận về đề tài này để rút ra kiến giải thỏa đáng nhất. Hội Khoa học lịch sử cùng với Ủy ban Nhân dân tỉnh Thái Bình nên mời các nhà khoa học hội thảo về vấn đề này để sửa lại sai lầm một thời tả khuynh của nền sử học.

Cuối năm Tân Sửu

Tài liệu tham khảo:

1&2.Hà Văn Thùy. Hành trình tìm lại cội nguồn. NXB Văn học, 2008

3. Nguyễn Đăng Thục. 4000 năm văn hiến. Hoadam.net Được đăng bởi Hà Văn Thùy

Share this post


Link to post
Share on other sites

MỸ THUẬT THỜI HÙNG VƯƠNG MỘ NAM VIỆT - VĂN ĐẾ CỦA VĂN MINH ĐÔNG SƠN

Posted ImageTrong thời gian nước ta bị xâm lược, khoảng giữa thế kỷ thứ hai, vua Ngô Tôn Quyền đã nghe nói lăng mộ Triệu Vũ đế Nam Việt có nhiều bảo vật quý giá chôn theo, nên quyết truy tìm. Tôn Quyền sai tướng Lã Du đem quân xuống Quảng Đông tìm kiếm, khai quật những nơi nghi là lăng mộ Võ đế. Sau nhiều thời gian tìm kiếm, chỉ tìm được mộ Minh Vương (Anh Tề) vua thứ ba và là chắt của Võ đế, lấy được nhiều báu vật, còn các mộ Võ đế, Văn đế không tìm được, đấy là một ẩn số trong hơn hai ngàn năm qua.

Phát hiện lăng mộ Triệu Văn đế Nam Việt

Cuối thế kỷ XX thành phố Quảng Châu khi xây dựng đã phải bạt đồi, núi Tương Cương, xây nhiều cao ốc từ những năm 1970. Những toà cao ốc và phố, công viên đã vây quanh khu vực còn lại của núi Tương Cương cao khoảng 50m. Mười năm sau, vào tháng 8 năm 1980 trong khi thi công một công trình xây dựng ở phía bắc núi Tương Cương một máy xúc to lớn khoét sâu 20m vào núi Tương Cuơng đã va vào một tảng đá lớn. Máy đào tiếp sang phía bên càng thấy lộ rõ những khối hộp đá lớn. Các nhà khảo cổ đã phát hiện đây là một ngôi mộ cổ được tạc vào trong lòng núi. Công việc khảo cổ được tiến hành vào cuối tháng 8. Thành phố Quảng Châu đã có quyết định phải duy trì được ngôi mộ, cố giữ được nguyên trạng để duy trì một di tích và dự định sẽ xây một bảo tàng (dựa theo Nguyễn Duy Chính).

Việc tìm kiếm chủ nhân ngôi mộ này không mấy khó khăn sau khi phát hiện được chiếc ấn vàng, núm hình rồng cuộn chữ S có khắc chữ “Văn đế hành tỷ”, (Long kim ấn). Việc tìm ra Long kim ấn đã giúp các nhà lịch sử biết được đây là lăng mộ của vị vua thứ hai nước Nam Việt. Tiếp theo còn tìm được ngọc ấn “Triệu Muội” mà trước đây trong lịch sử gọi là Triệu Hồ. Theo một số nhà nghiên cứu Triệu Muội là tên Việt ngữ. (Từ điển Khang Hy chữ Muội có nhiều nghĩa, có lẽ chữ Muội chỉ ngôi sao Hiên Viên Hậu Tinh trên dòng Ngân Hán là hợp lẽ nhất, còn tên Hồ là tên Hán ngữ.)

Di vật lịch sử được phát hiện ở lăng mộ con Trọng Thuỷ

- Theo sử ký Nam Việt liệt truyện: “Khi nhà Tần bị diệt, Đà đánh lấy Quế Lâm, Tượng Quân, tự lập ra Nam Việt Vũ Vương”. Sử Việt Nam gọi là xưng Đế.

- Theo Thuỷ kinh chú sớ: “Nam Việt Vương sai Thái tử tên là Thủy An xin hàng phục An Dương Vương, xứng thần thờ vua… An Dương Vương có người con gái tên là Mỵ Châu. Châu thấy Thủy đoan chính, Châu cùng Thủy qua lại với nhau. Thủy hỏi Châu, bảo Châu lấy nỏ của bố cho xem. Thủy thấy nỏ bèn lấy trộm, đem cưa đứt nỏ rồi trốn về. Khi Nam Việt Vương đem quân đánh, An Dương Vương bắn nỏ, nỏ gẫy nên thua.” (Quyển XXXVII, trg 427, NXB Thuận Hoá 2005.)

- Sách Đại Việt sử ký toàn thư viết: “Đà sai con là Trọng Thủy vào hầu làm túc vệ, cầu hôn con gái vua là Mỵ Châu. Vua bằng lòng” ... Đà đem quân đánh An Dương Vương thua chạy... Trọng Thủy đuổi theo thấy Mỵ Châu đã chết, thương khóc ôm xác về chôn ở Loa thành. Trọng Thủy nhớ tiếc Mỵ Châu cuối cùng nhảy xuống giếng mà chết” ĐVSKTT/T1 trang 139. Khi Triệu Vũ Đế mất toàn thư viết “Văn Vương ở ngôi 12 năm tên huý là Hồ con trai Trọng Thủy, cháu Vũ đế. Năm Bính Thìn thứ 12 (125 TCN) vua mất (Sđd/149).

- Theo Cổ Lối Bách Việt tộc phả truyền thư “Hùng Dực Công vợ là Trần Thị Quý đẻ ra Nguyễn Thân, sau làm con nuôi thái giám Triệu Cao phải đổi sang họ Triệu”, nên khi làm vua Nam Việt sinh hoạt nghi lễ triều đình kiểu Việt. Triệu Đà giết hết các trưởng lại do nhà Tần đặt, đem người thân phe cánh (người Việt) làm thú lệnh (1). Triệu Đà muốn chống lại nhà Hán, xây dựng Nam Việt mang đậm văn hoá Việt, ông lấy vợ Việt. Nghi lễ ngang với Hán. Ông ngồi xe mui vàng, dùng cờ tả đạo (loại cờ lớn bằng lông đuôi cừu dựng trên xe) vì vua muốn ngang với Hán đế. Lục Giả sứ giả nhà Hán sang Việt khuyên vua hàng phục. Vua ngồi xổm tiếp sứ (không có lễ tiếp sứ). Khi Lục Giả nói vua Hán có sức mạnh lớn hơn, vua cười nói với sứ giả rằng: “Tôi lấy làm giận không được nổi dậy ở bên ấy, biết đâu chẳng bằng nhà Hán”. Giả ngồi im lặng sắc mặt tiu nghỉu. Khi Giả về vua cho nhiều châu báu và tặng thêm nghìn vàng nữa” TT/142-143.

Theo TS Nguyễn Việt ở Trung tâm tiền sử Đông Nam á “những nghiên cứu về đồ tuỳ táng chôn trong các khu mộ táng Nam Việt cũng như xương cốt và AND cổ phản ánh rõ ràng ưu thế Việt tộc trong quốc gia Nam Việt của Triệu Đà. Trong mộ vua Nam Việt cũng như mộ các quan thứ sử nhóm văn hoá Đông Sơn, như trống đồng, thạp đồng, rìu chiến và nỏ...”

Việc phát hiện lăng mộ Văn đế sau hơn hai ngàn năm đã làm sáng tỏ nhiều lĩnh vực văn hoá, lịch sử. Mỹ thuật Đông Sơn rực rỡ, trang phục phát triển đỉnh cao về đồ đồng, đồ gốm, đồ sắt, đồ sơn, trang sức ngọc phục vụ cung đình và tầng lớp quý tộc. Trong mộ tìm được 23 chiếc ấn. Long kim ấn là ấn vàng lớn có kích thước khác Hán. ấn hình vuông 3,1cm x 3,1cm hình nổi con rồng trên núm ấn cuộn uốn lượn hình chữ S không có sừng, đầu nhô ra sát góc nhe nanh, nhìn nghiêng đầu hình cá sấu, không dữ dội kiểu rồng thú Hán. Kích thước ấn lớn hơn 1/3 so với ấn thời Hán quy định 1 tấc (khoảng 2,2cm). Rồng có vẩy sống lưng gồ cao ở tâm làm núm cầm. Mặt ấn khắc lõm chia làm 4 hình vuông trong lòng khắc 4 chữ “Văn đế hành tỉ”. Núm trơn bóng chứng tỏ Long kim ấn đã dùng thường xuyên nay được chôn theo. Đây cũng là điều khác với nhà Hán, triều đình Hán chỉ có một bảo ấn truyền quốc tỉ. Nếu vua nào chết muốn có ấn chôn theo, thì ấn đó được đúc theo ý vua lúc lâm chung, chứ không phải là ấn dùng chính khi còn sống (Nguyễn Duy Chính) (2). Sử sách Trung Hoa đều ghi là Văn vương, nếu là tước vương thì ấn không được dùng rồng mà chỉ dùng con ly (lân). Ngược lại trong mộ Triệu Muội lại dùng long ấn và xưng đế là việc nay chúng ta mới biết rõ sự thật lịch sử. Một chứng minh rõ Văn đế Triệu Muội là cháu nội nối ngôi ông vì bố là thái tử Trọng Thuỷ đã chết theo Mỵ châu, chứng cứ là trong mộ Văn đế còn có một số di vật từ thời ông và bố để lại: một chiếc ấn vàng tìm được có khắc hai chữ Thái tử (Kim Quy ấn). Chiếc ấn này hình gần vuông, mỗi chiều là 2,6cm x 2,4cm trên núm ấn là hình con rùa nổi gồ mai lớn. Ngoài ra còn hai thứ đồ liên quan đến thời của Triệu Đà là một thanh đồng qua Trương Nghi, thanh qua đồng này có khắc hàng chữ “Vương tử niên tương bang Trương Nghi” từ thời Tần Huệ Vương. Trương Nghi trông coi chế tạo binh khí, hình dáng kiểu nước Sở (Việt) thời chiến quốc. Hai là một thạp đồng Đông Sơn giống như một chiếc thạp tìm thấy ở Việt Nam, hiện lưu giữ tại bảo tàng Thuỵ Sĩ (BT Barbier. Geneve). Theo TS Nguyễn Việt: “Chúng tôi nhận thấy thạp đồng Đông Sơn số 2509-29 thuộc bảo tàng Barbier- Mueller ở Geneve rất giống chiếc thạp trong mộ của Nam Việt Văn đế Triệu Muội, chắt ruột Triệu Đà và là vị vua thứ hai Nam Việt. Chiếc thạp mới phát hiện này có khắc 22 chữ Hán theo phong cách Nam Việt, trong đó hai chữ đầu ghi địa danh có thể đọc là Long Xoang. Theo chúng tôi rất có thể đây là một biến âm của chữ Long Xuyên, nơi Triệu Đà làm huyện lệnh trước khi lập nước Nam Việt. Như vậy đây có thể chính là chiếc thạp liên quan đến Triệu Đà. Chiếc thạp trong mộ Triệu Muội có thể do Triệu Đà ban tặng lại”. Từ những chứng cứ trên cho phép ta nghĩ đến những đồ vật trên là của Võ đế và thái tử Trọng Thuỷ. Triệu Đà ở ngôi 71 năm, phong thái tử cho Trọng Thuỷ nhưng Trọng Thủy chết sớm nên ông truyền cho cháu đích tôn là Triệu Muội. Thời kỳ nhà nước Nam Việt đã phát triển đồ đồng Đông Sơn ở đỉnh cao trong một thế kỷ. Khi Nam Việt suy yếu, bị nhà Hán thôn tính, văn hoá Đông Sơn bị tiêu diệt. Điển hình là Mã Viện đã thu hết trống đồng, thạp đồng, các đồ vật bằng đồng nấu chảy đúc thành hai con ngựa mang về Trường An. Một số người Việt đã chôn, cất giấu đồ đồng Đông Sơn để bảo vệ văn hoá Việt bản địa.

Mộ Việt Văn đế đã lưu giữ hàng ngàn hiện vật, giá trị mỹ thuật đỉnh cao chứng minh nền văn minh của Âu Lạc, Văn Lang, hàng ngàn năm trước, về đủ mọi phương diện từ vũ khí, đồ đồng, đồ sắt, xe cộ, thắng ngựa, đồ sinh hoạt, lò nấu nướng, đồ sơn, đồ gốm, đồ ngọc, gấm vóc. Trong mộ, đồ Việt đã có số lượng tuyệt đại đa số, đạt đỉnh cao về mỹ thuật trang trí Đông Sơn biến đổi, phát triển ở mức cung đình. Đặc biệt có bộ áo giáp sắt đẹp, kiếm sắt dài đều có kiểu cách Việt khác giáp Tần, Hán.

Kiến trúc lăng mộ Văn đế rất đặc biệt nên đã bảo vệ được bí mật rất lâu. Việc phát hiện ra chỉ là ngẫu nhiên, vì từ thời Tôn Quyền đã mất bao công sức mà không tìm được. Mộ có hai cửa đá cách nhau chừng 10m theo đường dốc thoai thoải chéo xuống lòng núi dài khoảng 20m ở phía Nam. Khi cửa đá tự động đóng lại, vòm cửa đất đá sập xuống che lấp kín khung cửa đá hai lớp phiến đá dầy vuông vức, gồm 2 cánh có gắn mặt hổ phù lớn ngậm hai vòng tròn bằng đồng đã rỉ xanh. Lăng mộ có tổng diện tích khoảng 100m2, có những cột đá lớn làm khung cột chống, tổng số gồm 750 hộp đá phiến lớn, gồm 7 gian, tường, trần, sàn đều lát đá độ cao 2m. Ngoài cửa và tường vẽ trang trí mây xoắn mầu xanh đen đường nét thanh mảnh đơn giản, đã bong tróc nhiều. Qua cửa vào phòng tiền thất hình chữ nhật nhỏ vẽ trang trí như ở trên, phòng này có thông sang hai bên đông, tây qua hành lang đến hai phòng chữ nhật lớn hơn chứa các đồ nhạc khí như chuông, khánh đá, binh khí, đồ ngọc nơi đây có một người chôn theo (có thể là nhạc công). Từ phòng tiền thất qua cửa vào địa cung (phòng chính) hình chữ nhật dài lớn gần gấp đôi phòng tiền thất. Địa cung nơi đặt quan tài Văn đế, toàn bộ sàn lát gỗ, giữa đặt quan tài hai lớp đã bị huỷ hoại. Thi hài Triệu Muội được liệm trong một bộ quần áo, giầy, mũ bao, bao tay bằng ngọc được khâu bằng chỉ tơ mầu đỏ khâu nối bằng các mép hình vuông, trong mỗi hình vuông có khâu nối chữ X. áo xẻ tà khoảng 20cm có đường viền gấm đỏ toàn bộ mép quần áo (ti lũ ngọc y) dài 1m73 gồm 2291 mảnh ngọc rất đặc biệt. Trên đầu có một miếng ngọc hình tròn bao đỉnh đầu. Dưới gáy gối một túi dệt bằng tơ trong đựng toàn ngọc trai (sản vật quý của Việt Nam). Thắt lưng khảm ngọc Văn đế đeo 10 thanh trường kiếm bằng sắt có khảm vàng, thanh trường kiếm dài nhất 1.46m. Khoảng giữa ngực và bụng đặt long kim ấn. Xung quanh thi hài còn rất nhiều đồ ngọc quý, điêu khắc tinh mỹ, khéo léo. Tường quanh địa cung không vẽ trang trí, hai bên Đông và Tây có cửa thông sang. Phòng gian phía đông chôn theo 4 người vợ của Triệu Muội. Mỗi người đều có ấn chôn theo. Một người là “Hữu Phu nhân tỉ” tỷ ấn hình rùa lớn (Hoàng hậu) hình vuông 2cmx2cm bằng vàng; 3 chiếc ấn còn lại là đồng mạ vàng của các phi, núm cũng hình con rùa nhỏ. Những danh xưng Hoàng hậu của Nam Việt cũng hoàn toàn khác Hán. Cửa sang phòng phía Tây chôn theo 7 người cùng với các đồ nhà bếp, đây có thể là đầu bếp và nô tỳ hầu hạ, họ đều mang theo gương đồng, một hoặc hai gương. Phòng nhỏ sau địa cung là kho chứa thực phẩm hình vuông nhỏ nhất, chứa nhiều loại thực phẩm gồm 30 loại, chứa các thịt gia cầm, thịt bò, heo, sơn dương, hải sản, cá mè, tôm, ếch, rùa, sò hến gồm 20 loại. Trong ba hũ sành đựng 200 con chim sẻ, có 11 con đã chặt đầu.

Trong mộ đạo còn chôn theo 2 người, có thể là 1 nội thị (hoạn quan) và một mã phu. Trước đó ở phòng tiền sảnh có chôn theo 1 người canh cửa (thị vệ). Tổng số người chôn theo trong mộ Triệu Muội là 15 người. Việc những người phải chôn theo và những đồ vật quý giá đều rất liên quan mật thiết với nhà vua. Theo giám định những người tuẫn táng này đều bị đánh mạnh vào ngực cho tim ngừng đập để chôn theo. Đây là phong tục phổ biến thời phong kiến cổ đại. Lăng mộ Văn đế được chôn ngầm trong núi đá thạch anh khá cứng và để vận chuyển số lượng đá khổng lồ trọng lượng khoảng 4000kg, có những thanh đá dài 5,5m vận chuyển từ nơi xa đến chứng tỏ lĩnh vực kiến trúc, xây dựng thời đó đã ở một trình độ phát triển cao. Đặc biệt là kỹ thuật chôn ngầm trong núi cách đây hơn hai ngàn năm cho một công trình kiến trúc lớn.

Những bảo vật vàng ngọc, tỷ ấn quý giá trong mộ.

1. Số lượng tỷ ấn gồm 23 chiếc trong đó có 3 chiếc bằng vàng. 9 cái ấn bằng ngọc trong đó có khắc 3 ấn chữ: Triệu Muội, Thái tử, Đế ấn. Tất cả các đồ trân bảo đều được bài trí trong địa cung. Một đại bích ngọc đo được 33,4cm điêu khắc chau chuốt. Các chuyên gia khảo cổ ca ngợi là vua của các loại ngọc bích. Một hộp ngọc xanh vàng hình viên trụ cao 77cm trên nắp khắc hình 2 con phượng và các chạm nổi tinh mỹ. Ngoài ra còn nhiều loại ngọc bội, liễn ngọc tổng số 56 đồ ngọc lớn. Đặc biệt ngọc giác bội chén uống rượu của Văn đế là một khối ngọc lớn tạo hình tù và, khoét rỗng lòng, điêu khắc nổi bong ôm vòng ra ngoài dưới đáy, miệng rộng vát chéo rất độc đáo đẹp đẽ. Nhiều đồ ngọc trang trí cách điệu khối chữ nhật dẹt và nữ múa. Tượng ngọc vũ nữ múa vũ điệu thiên thần, thắt đáy lưng ong, búi tóc lệch, là một tượng điêu khắc hoàn hảo, thân hình uốn lượn như đang chuyển động trong mầu ngọc ánh vàng, ánh xanh rất mỹ lệ. Pho tượng vũ nữ này có một giá trị đặc sắc về trang phục Việt cổ.

2. Những bảo vật uy quyền của Văn đế Triệu Muội: kiếm sắt, giáp sắt. Trong mộ phát hiện hơn 700 món đồ sắt, thép gồm nhiều loại đồ dùng khác nhau đến vũ khí.

- Kiếm sắt có tổng số 15 thanh trường kiếm trong đó một thanh trường kiếm đeo phía trái thắt lưng đầu rồng dài 18,4cm. Bao kiếm bằng tre, cán gỗ có quấn dây tơ. Bốn thanh trường kiếm cán khảm ngọc màu vàng xanh nhạt chạm nổi, chạm thủng hoa văn rồng, phượng, mây móc khuất khúc và linh thú. Những thanh trường kiếm này ở Việt Nam cũng đã tìm thấy tương tự thời Đông Sơn hiện lưu giữ tại bảo tàng Chăm - Đà Nẵng (tầng trên gác).

- Đồ nghi trượng quyền uy Hoàng đế. Đã tìm được một hổ tiết đúc nổi được chia làm hai mảnh, khi ghép lại thành một con hoàn chỉnh tư thế sắp vồ mồi, mồm há răng nanh nối nhau trên dưới tạo thủng lỗ trong miệng, ngực ưỡn lưng nhổm 2 chân sau co lại lấy đà, đuôi cong hình chữ S rất dài. Trên mũi, mắt, tai và toàn thân đều có trang trí những hình vằn hổ dát vàng toàn bộ một hai mặt… Mặt phía trước có một dòng chữ bố cục dài chia đôi phần ngực đầu với hai chân hướng chéo “Vương Mệnh xa đồ”. Chữ nét đều mảnh với lối tiểu triện dát vàng. Đây là hổ tiết tìm được duy nhất từ xưa tới nay của Nam Việt. ở Trung Quốc chưa tìm thấy loại này thời phong kiến cổ. Lệnh phù này có 3 loại: Long tiết, hổ tiết, nhân tiết dùng để giao cho các tướng chỉ huy mỗi người cầm một nửa, khi gặp nhau thì khớp lại. Đây là một loại mật hiệu cao cấp của tướng lĩnh. Hổ tiết tìm thấy này khi được vua giao cho có thể điều động quân đội, chiến xa. Cũng từ chữ hổ tiết cho chúng ta thấy quân Nam Việt đã sử dụng chiến xa. Trong lăng mộ đã tìm thấy nhiều áo giáp sắt đã cuộn lại, kiểu dáng Việt dài 58cm, khác hẳn kiểu áo giáp của Tần Hán, rất phù hợp với khí hậu nước ta nóng ẩm phương Nam. áo giáp gồm 709 vẩy (vảy hình vuông chữ nhật trên lượn góc) phía dưới có trang trí hình học.

- Một thanh mâu sắt pha đồng, khảm vàng, trang trí hoạ tiết mây xoắn uốn lượn mỹ thuật là một loại bầy nghi trượng bài trí tỏ rõ uy quyền của bậc đế vương cao quý. Người ta còn tìm thấy một thanh kiếm bằng đồng của nước Sở (Việt) thời chiến quốc). ở nước ta vùng Lãng Ngâm cũng đã tìm được đoản kiếm cán hình người phụ nữ ở Hà Bắc trước kia (sách VN trước công nguyên NXBTN 2001).

Đồ sơn bình phong trong Địa cung

Trong nội thất lăng có một tấm bình phong bằng sơn ta lớn gồm 5 tấm trang trí cấu tạo rất đặc biệt, mỹ lệ mang đặc điểm Việt Nam. Năm tấm vóc sơn mài hình chữ nhật đứng, mầu huyền được vẽ trang trí mầu sơn chu sa tươi. Phía trên tấm vóc giữa hình linh thú mặt người đúc nổi khối, 2 mắt to, có ria mép, phía sau bờm dài như những lọn tóc uốn cong chữ S đan chéo nhau toả dài ra hai bên, miệng cười, lộ hai hàm răng. Trên đầu và hai bên cắm nhiều lông công. Ba tấm ở giữa đến góc quặt ra trước của hai tấm bên là khung hộp bằng đồng, chẽ ba chạc để bao định hình bình phong, có độ dày khoảng 8cm. Trên đỉnh góc có hai bên có hai chim trĩ đúc nổi đứng giang cánh rất sinh động. Phần đuôi cấu tạo như một ống cắm lông trĩ toả dài nửa cong về phía sau rất dài, trông như hai con chim trĩ đậu. Hai tấm gấp chéo ra phía trước, ở trên 2 đầu linh thú và cắm lông công. Phần cạnh dưới có hộp đồng làm khung đỡ các tấm bình phong so le (tấm giữa lớn dài hơn). Kết hợp là những “con kê” đỡ khung và bình phong là hai tượng linh thú, rắn, hai tượng lực sĩ ngậm mãng xà quỳ đỡ, trong trang phục Việt là áo cổ chéo vạt, cộc tay, áo ngắn, quần đùi, chân đất, rõ nét xứ nóng phương Nam. Hình tượng này giống các bộ tượng đầu chim mình người thời Lý Trần. Tấm bình phong hơn hai ngàn năm đã toát lên một phong cách thuần Nam Việt từ vật liệu sơn, các hình trang trí điêu khắc linh thú rang, rắn, chim trĩ, chim công là những đặc sản phương Nam, là đồ cống thời kỳ bị đô hộ cho phương Bắc. Phong cách nghệ thuật đúc, hình thức mỹ thuật khoẻ khoắn, tinh giản hình khối trơn bang, không có hoạ tiết phức tạp tỉ mỷ, nhiều chi tiết như thời Tần Tây Hán, luôn luôn trang trí dầy đặc cầu kỳ.

- Việc phát hiện mộ Triệu văn đế Nam Việt thời cổ đại có thể cầm, nhìn ngắm được các báu vật, có một ý nghĩa lịch sử to lớn, phản ánh một sự thật lịch sử khách quan, trung thực, xé toạc màn đêm của quá khứ, uốn nắn lại các nhận định không chính xác, sai méo lịch sử, qua những lăng kính của các sử gia cổ nước ngoài, xưa nay chúng ta vẫn dùng làm tài liệu coi như mẫu mực này cần phải thận trọng. Thế mới hiểu hết sự thâm hiểm của quân xâm lược đốt hết sách, thiêu huỷ văn hoá Việt, còn một chữ cũng đốt (Minh Thành Tổ lệnh cho Chinh Di Hướng quan trương phụ thế kỷ XV là vô cùng hiểm độc. Từ hàng ngàn hiện vật như đồ bạc, gồm:

- 600 món đồ đồng gồm 7 loại nhạc khí vài chục món, chuông đồng vài chục món. Đỉnh đồng 36 cái gồm đại bộ phận là Việt Sở (Việt). Đặc biệt là hàng chục thạp đồng trang trí Đông Sơn cao cấp cung đình, với nhiều hoa văn chạm khắc mỹ thuật Việt to lớn, ngoài ra còn nhiều gương đồng đúc tại Việt Triệu thị tác kính Lý thị tác kính…

- 371 món đồ gốm sứ gồm thạp sứ, hũ, lọ âu, nồi, liễn…

- Nhiều loại tơ lụa, gấm vóc, the mỏng, mầu in vải hoa, ngà voi nước ta 5 cái dài trên 1m, ngọc trai, mực viết, thuốc chữa bệnh của ả Rập, nhiều loại đồ minh khí… sẽ là rất thú vị và bổ ích về mỹ thuật. Tôi sẽ viết giới thiệu trong nhiều bài sau. Riêng về trang trí, hình thuyền của thạp đồng và các loại đồ đồng, gốm sứ.

Trong bài viết này nhằm khảo cứu, so sánh làm rõ văn hoá, mỹ thuật thời Hùng Vương (Đông Sơn), là một nền văn hoá mỹ thuật đầy bản sắc của người Việt cổ đại, phát triển đỉnh cao rực rỡ về mỹ thuật Việt Nam trong quá khứ hơn hai ngàn năm.

TRỊNH QUANG VŨ

Chú thích:

(1) Thuỷ kính chú- toàn thư: Cổ lôi .... phả truyền thủ của La Sơn Phu tử Nguyễn Thiêt Sao)

(2) Phát hiện năm 1996 chiếc ấn chữ “Điền vương chi ấn” do nhà Han ban năm 109 TCN cho vua Điền là thời gian tương đương với Văn đế. ấn vàng nặng 90gr, diện tích 2,4cm x 2,4cm núm ấn hình kỳ lân (Trịnh Quang Vũ)

Tài liệu tham khảo

1. Artoeacts in the nanyue King’s tomb of western han dynasty – Nationnal Museum of history taipei 1998

2. Bảo tàng lăng mộ Triệu Văn vương tại Quảng Châu – Trương TháI Du.

3. Cổ lôi ngọc phả truyền thư (Quản uy hầu La sơn phu tử Nguyễn Thiếp vâng lệnh vua Quang Trung sao – Hương quận công vâng sao, Nguyễn Văn Nhẫn (con thứ ba Nguyễn Thiếp Tự Đức thứ 3 (1850).

4. Các nền văn hoá cổ Việt Nam – NXB Lao động 2005 Hoàng Xuân Chinh

5. Đại việt sử ký toàn thư (bản chính Hoà NXB KHXH 1993 Hà Nội)

6. Lược sử Mỹ thuật Việt Nam – NXB Từ điển Bách khoa – Trịnh Quang Vũ 2009.

7. Lịch sử trang phục các triều đại phong kiến Việt Nam 2007 NXB Văn

8. Lăng mộ Triệu Văn đế ở Quảng Châu – Nguyễn Duy Chính

9. Một số tư liệu đi điền dã, khảo cổ của tác giả di chỉ Vân Nội

10. Nanyue King’s tomb of the western han (volume I, II) Cultural Relies Publisling House Beijng 1991.

11. Triệu Đà - Nguyễn Việt

12. Việt Nam trước Công nguyên- NXB Thanh Niên 2001, Trần Quang Trân

13. Thuỷ kinh chú sớ – NXB Thuận Hoá 2001

14. The Archaeological sites of the nanyue King dom 2003

15. Những khám phá mới nhận thức mới về nguồn gốc dân tộc Việt và văn minh Việt cổ (nhóm nghiên cứu thời tiền sử).

Share this post


Link to post
Share on other sites

LĂNG MỘ TRIỆU VĂN ĐẾ Ở QUẢNG CHÂU

(Nguyễn Duy Chính)

DẪN NHẬP

Giới nghiên cứu đã có nhiều tranh biện Triệu Đà và con cháu ông có nên liệt kê vào

một trong những triều đại trong quốc sử hay chỉ nên coi như thời điểm mở đầu cho một

giai đoạn ngoại thuộc kéo dài hơn 1000 năm? Chúng ta vẫn chưa có câu trả lời chính

xác và những bộ sử lớn của nước ta như Đại Việt Sử Ký triều Lê, Khâm Định Việt Sử

triều Nguyễn tuy có chép đến nhưng các sử thần không coi là chính thống.1 Thế nhưng

thái độ ngạo nghễ của bản thân Triệu Đà đối với nhà Hán cũng như ý chí bất khuất của

tể tướng Lữ Gia lãnh đạo một cuộc chiến đấu chống xâm lăng sau này, nên không ít

người trong chúng ta vẫn coi nhà Triệu phần nào đại diện cho tính khí quật cường của

dân tộc. Nguyễn Trãi khi viết Bình Ngô Đại Cáo cũng liệt kê họ Triệu như một triều

đại của Việt Nam:

... tự Triệu Đinh Lý Trần chi triệu tạo ngã quốc, dữ Hán Đường Tống Nguyên nhi các đế

nhấr phương . ...(...自趙丁李陳之肇造我國,與漢唐� ��元而各帝一方 )

nghĩa là

... từ các triều đại Triệu, Đinh, Lý, Trần xây dựng nước ta, cùng với Hán, Đường, Tống,

Nguyên (của Trung Hoa) mỗi bên một phương làm chúa tể...

Tuy địa vực của thời kỳ này khác xa lãnh thổ của nước Việt hôm nay, triều đại nhà

Triệu cũng như nhà Thục (An Dương Vương) vẫn được chép vào quốc sử, nên việc tìm

hiểu thời kỳ đó ít nhiều cũng soi sáng những sinh hoạt xã hội trong thời kỳ mà tài liệu

còn ít ỏi, mù mờ.

Cho đến nay, các sử gia vẫn cho rằng việc du nhập một số định chế đời Hán chỉ được

tiến hành trong thời Bắc thuộc, khi nước ta trở thành một phần lãnh thổ của họ. Những

khám phá mới đây cho thấy lập luận này không đứng vững mà trong nhiều thiên niên

kỷ, một nền văn minh riêng biệt đã tồn tại ở vùng Đông Nam Á mà địa giới lan rộng tới

cả vùng Hoa Nam. Những khác biệt rất rõ rệt của văn minh phương Nam – ngồi xổm,

đội khăn, ăn trầu, nhuộm răng, đi chân đất ... – và những tập quán bản địa đến nay cho

thấy người Việt chúng ta vẫn còn rất nhiều gần gũi với phương Nam hơn là bị đồng hoá

bởi phương Bắc. Trong khi văn minh Hoa Hạ mang tính khép kín của một đại lục thì những

dân tộc tiếp giáp với biển cả có nhiều sinh hoạt phóng túng hơn và việc trao đổi

đa phương với các nền văn hoá khác vẫn còn tiếp tục.

MỘT KHÁM PHÁ BẤT NGỜ

Nếu ai đọc qua Tam Quốc Chí đều biết đến cái tên Tôn Quyền ( 孫權 ), con thứ của Tôn

Kiên, em của Tôn Sách, người được mệnh danh là mắt biếc, râu tía, trong thế tam phân

thiên hạ kế vị anh làm chúa tể đất Giang Đông. Khi làm chủ nước Ngô (bao gồm cả

miền nam Trung Hoa và miền bắc nước ta ngày nay), Tôn Quyền nghe nói trong các

ngôi mộ của họ Triệu – tức Triệu Đà và con cháu – có nhiều bảo vật nên sai tướng là

Lã Du ( 呂瑜 ) đem quân xuống Quảng Đông tìm kiếm, tất cả những nơi nghi là lăng mộ

họ Triệu đều được đào sâu ít nhất 3 thước (Tàu). Công cuộc khai quật để lấy châu báu

đó chỉ thành công một phần và quân Ngô chỉ tìm ra mộ của Anh Tề ( 嬰齊 ), cháu gọi

Triệu Đà bằng ông cố 2, lấy được rất nhiều vật quí. Thế nhưng trong suốt hai ngàn năm

qua, mộ của Triệu Đà và cháu là Triệu Muội ở đâu vẫn không ai tìm được.

Tháng 8 năm 1980, trong khi tiến hành việc xây dựng một công trình ở phía bắc gò

Tượng Cương ( 象崗 ), tỉnh Quảng Châu người ta vô tình tìm thấy một ngôi mộ cổ mà

sau này mới biết rằng chính là mộ của Triệu Muội ( 趙眛 )3. Tượng Cương là tên của

một ngọn núi nhỏ chỉ cao có 49.71 mét, chung quanh đã khai phá xây cao ốc từ thập

niêm 1970s. Điều đáng ngạc nhiên là khi đào sâu vào đá núi đến 20 thước tây, lúc đó

mới gặp ngôi mộ này, thành thử suốt hơn hai nghìn năm không ai biết đến.

Việc tìm ra ngôi mọâ được sách vở tường thuật như sau:

Hôm đó, một chiếc máy đào đất to lớn liên tục đào vào Tượng Cương Sơn, khoét

sâu vào núi một lỗ hủng lớn. Đột nhiên mỏ máy bổ xuống một tảng đá, dội lên

nên thợ phải ngừng lại xem xét, không biết là vật gì, tất cả đồng ý di chuyển máy

sang đào ở bên cạnh nhưng đâu đâu cũng toàn là đá phiến, rõ ràng là phần trên

của một ngôi mả đá. Đoàn công nhân phải ngừng lại và báo cáo lên huyện để

chờ cấp trên cử nhân viên khảo cổ đến xem xét.

Sau khi tiến hành điều tra, các nhà nghiên cứu đi đến kết luận rằng đây là một

ngôi mộ được tạc vào trong núi, phía nam có một mộ đạo (đường hầm) thông xéo

vào dài chừng hơn 20 mét, chèn đầy đất và đá tảng chạy dài tới cửa mộ.4

Theo Mạch Anh Hào (Mai Yinghao - 麥英豪 ), giám đốc danh dự của Viện Bảo Tàng

thành phố Quảng Châu5 trong bài tường trình tại Hội Nghị Khảo Cổ Đông Nam Á từ ngày 9

đến ngày 13 tháng 3 năm 19956 tổ chức tại Hội Nghị Sảnh, đại học Hương Cảng

thì vì có kinh nghiệm với nhiều lần khai quật khác không mấy thành công, thành phố

Quảng Châu đã quyết định thực hiện công trình này bằng cách cố giữ ngôi mộ cho

được nguyên trạng bằng cách đào ngang thay vì đào từ trên xuống theo lối thông

thường và dự định sẽ xây dựng một viện bảo tàng ngay tại đây để duy trì một di tích

quan trọng.7

Ngày 25 tháng 8 công tác khai quật ngôi mộ này thực sự bắt đầu. Việc mở cánh cửa đá

đầu tiên cũng gặp khó khăn. Khi xây ngôi mộ này, cổ nhân thực hiện hai khung cửa đá

cách nhau chừng 10 mét theo một đường hầm thoai thoải. Đằng sau khung cửa đá có

một bộ phận, khi cửa đóng lại sẽ tự động tuột ra khiến cho vòm cửa sụp xuống. Cửa

đằng trước cũng có một cơ quan bí mật khiến cho toán khảo cổ phải đục đá ra mới vào

đường hầm được.

Ngôi mộ chính có diện tích chừng 100 m2, bao gồm 7 gian phòng, trần cao 2 mét, chung

quanh tường đều lát bằng đá xanh, dưới sàn lát gỗ. Sau khi vào được mộ rồi, các nhân

viên khảo cổ bắt đầu công việc thu dọn cho sạch sẽ. Việc dọn dẹp đáng kể nhất là

những gian phòng phía tây, là nơi tàng trữ các loại khí dụng và châu báu, rất nhiều đồ

tuỳ táng (đồ chôn theo người chết). Nghiên cứu kỹ lưỡng, đội khảo cổ quyết định sẽ

nằm bò ngay trên ván gỗ để phân loại tại chỗ.

Sau khi xúc hết đất cát trong căn phòng chính, người ta thấy lộ ra dấu vết của một quan

tài gỗ và một hình người. Mộ chủ được đặt trong một bộ quần áo bằng ngọc theo lối

chôn các bậc vương hầu đời Tây Hán8, ngang lưng đeo mười thanh kiếm bằng sắt có

khảm vàng, thanh dài nhất là 1.46 mét. Trong những ngôi mộ đời Hán đã khai quật,

đây là thanh kiếm thép dài nhất từ trước tới nay. Trên đầu mộ chủ có móc vàng và

trang sức bằng ngọc, chế tạo khéo léo, lót dưới ót là túi dệt bằng tơ, đựng ngọc trai.

Chung quanh mộ chủ cũng vương vãi rất nhiều món đồ khác được điêu khắc tỉ mỉ là

những món ngọc quí giá đời Hán.

Trong khi mọi người còn đang suy đoán không biết người chết mặc áo ngọc này là ai

vào buổi chiều ngày 22 tháng 9 một việc khá bất ngờ xảy ra. Một đội viên trong nhóm

khảo cổ vô tình phát hiện một chiếc ấn vàng, núm hình rồng cuộn, sáng lấp lánh đặt ở

khoảng giữa ngực và bụng của mộ chủ. Sau khi dùng bàn chải quét sạch lớp bụi đất

đóng ở trên chiếc ấn, lật ngược lại thì thấy dưới đáy khắc bốn chữ “Văn Đế Hành Tỉ”

( 文帝行璽 ) theo lối tiểu triện Việc tìm ra chiếc ấn vàng này đã cho phép các nhà nghiên

cứu xác định được người nằm trong ngôi mộ chính là vua thứ hai nhà Triệu nước Nam Việt,

tên chính là Triệu

Muội, là cháu gọi Triệu Đà bằng ông. Triệu Đà làm vua rất lâu, sống thọ9 nên khi qua

đời, con ông đã chết rồi nên truyền ngôi cho cháu. Bốn chữ khắc trên ấn cũng đặt ra

nhiều câu hỏi, không phải chỉ cho các sử gia Trung Hoa mà cho cả Việt Nam. Theo sử

cũ, Triệu Đà xưng đế nhưng về sau thần phục nhà Hán được phong là Nam Việt

Vương. Tuy nhiên nếu Triệu Muội vẫn dùng con dấu Văn Đế thì chúng ta có thể tin

rằng Triệu Đà cũng là người mở đầu cho một chính sách ngoại giao kéo dài tới tận

ngày nay. Đó là tuy thần phục và chấp nhận được triều đình Trung Hoa phong vương

(lúc này là Nam Việt Vương, sau này là An Nam quốc vương ...) nhưng chỉ trên hình

thức, trên thực tế các vua nước ta vẫn tự cho mình là hoàng đế, ngang hàng với Trung

Hoa. Chính vì thế nên Triệu Muội đã sử dụng con dấu “Văn Đế hành tỉ”.

BỐ CỤC CỦA NGÔI MỘ

Theo các nhà chuyên môn, ngôi mộ được kiến trúc theo bố cục tiền triều hậu tẩm10

(phía trước là triều đình, phía sau là cung điện của vua ở), xây bằng tổng cộng hơn 750

phiến sa nham ( 砂巖 ) bao gồm tất cả trước sau 7 gian phòng. Việc đục núi làm lăng

(phách sơn vi lăng - 劈山為陵 ) để khỏi phải đắp đất bắt đầu từ thời Tần – Hán nhưng

chỉ trở thành một định chế từ đời Đường mà thôi.

Từ bên ngoài vào theo một thông đạo thoai thoải đi xuống chừng 10 thước thì đến cửa

vào thứ nhất. Thông đạo này kiến trúc như một ống hình vuông dài kết thúc bằng hai

cánh cửa đá, trên cửa có gắn phô thủ (鋪首)) bằng đồng xanh có khắc hình đầu thú. Qua

khỏi cửa đến phòng ngoài (tiền thất) ở giữa, hai bên là hai phòng ngang (đông nhĩ thất

và tây nhĩ thất). Kế đó là phòng chính để mộ chủ, hai bên có hai phòng (đông trắc, tây

trắc) và sau cùng là một nhà kho. Bố cục của toàn thể ngôi mộ theo hình chữ giáp (甲)

được đặt theo hướng đầu về phương bắc, chân ở phương nam.

Phòng trước (tiền thất)

Trên tường của phòng trước vẽ nhiều hình dùng hai màu đen và đỏ các biểu tượng văn

hoá mà nhiều loại người Trung Hoa hiện nay vẫn còn sử dụng. Căn phòng đó có cửa

thông ra bốn bên, cửa phía nam tiếp với lối vào, cửa phía bắc vào phòng mộ chủ. Hai

cửa này có cánh cửa bằng đá còn hai cửa hai bên sang phòng phía đông, tây chỉ là hai

lỗ trống mà thôi.

Phòng hông (nhĩ thất)

Hai phòng phía đông và phía tây có chứa nhiều loại đồng khí, trong đó có các loại

chuông, khánh đá, nhạc khí, binh khí và ngọc khí. Ngoài ra còn một người bị chôn theo

(tuẫn táng).

Phòng chính

Phòng chính để mộ chủ còn gọi là địa cung vốn dĩ hình vuông tất cả lát đá nhưng lại

không có các hình vẽ như tiền thất mà đều để trần. Hai bên phải trái cũng có hai

phòng nhỏ, có cửa thông sang. Đằng sau phòng này có một phòng nhỏ làm kho chứa.

Posted Image

Phòng chứa

Ngay sau phòng để xác mộ chủ là một nhà kho (trữ tàng thất) để chứa thực phẩm. Đây

là phòng nhỏ nhất trong bảy gian phòng, hình dáng tương đối vuông vức. Tuy nhỏ

nhưng trong phòng chất hàng trăm vật dụng chồng lên thành nhiều tầng bao gồm đồ

đồng và đồ sành sứ trong đó có các loại đồ nấu ăn, đồ đựng thức ăn và bồn rửa. Những

nồi niêu dưới đáy còn vết tro than chứng tỏ những vật này thường được sử dụng để nấu

ăn cho mộ chủ, nay đem chôn theo người chết.

Để cho Triệu Văn Đếâ sinh hoạt, ngoài đồ dùng còn có rất nhiều loại thực phẩm, hầu

hết chứa trong các loại đồ đồng và đồ sành sứ. Trong hơn 30 đồ đựng thấy có các loại

thịt gia cầm, gia súc, hải sản được giám định như sau: thịt bò, thịt heo, thịt gà, sơn

dương, cá mè, tôm, ếch, chân rùa, sò hến và cá chép tổng số gần 20 loại khác nhau.

Trong ba chiếc hũ sành, người ta còn tìm thấy khoảng 200 con chim sẻ lúa11 đã chặt

đầu, chặt chân. Chim sẻ là một đặc sản đất Quảng Đông, như vậy món ăn này đã có từ

hơn 2000 năm trước.

CÁC BẢO VẬT TRONG MỘ

Theo tổng kết sơ khởi người ta liệt kê được hơn 200 món ngọc khí, điêu khắc tinh mỹ,

hơn 500 món thanh đồng và nhất là một bộ áo mặc cho người chết bao gồm nhiều

miếng ngọc khâu với nhau bằng tơ. Đây là ti lũ ngọc y ( 絲縷玉衣 ) sớm nhất mà người

ta tìm thấy được ở Trung Hoa. Ngoài ra người ta còn kiếm được một bộ thanh đồng

đồng chung ( 青銅筩鍾 )12 5 cái, một bộ nữu chung13 ( 鈕鐘 ) 14 cái, một bộ câu dược

( 勾鑃)14 8 cái trên có khắc “Văn Đế cửu niên” là những món đồ đồng mà người ta cũng

từng tìm thấy trong các ngôi mộ đời Hán khác. Trong mộ có tất cả 23 chiếc ấn là số

lượng nhiều nhất trong những ngôi mộ cổ trong đó chiếc ấn Văn Đế Hành Tỉ là ấn vàng

lớn nhất kiếm thấy đời Hán.

Trong số 36 cái đỉnh đồng có 8 cái khắc hai chữ Phiên Ngung ( 蕃禺 ), lại có những vật

dụng nguồn gốc từ Tây Á và Phi Châu như đồ trang sức bằng vàng gắn hạt châu, hộp

bằng bạc, ngà voi, nhũ hương ... minh chứng nước Nam Việt cách đây 2000 năm đã có

buôn bán và giao dịch với nhiều nước trên thế giới bằng đường thuỷ.

Hành tỉ

Con dấu này vuông vức 3.1 cm, núm hình rồng cuộn, so với các ấn vàng khác cùng thời

có phần lớn hơn. Theo cổ tịch, ấn đời Hán được qui định là một tấc (khoảng 2.2 cm),

xem ra nước Nam Việt không tuân theo qui tắc của Hán triều mà có tiêu chuẩn riêng.

Con du long trên ấn cuộn theo hình chữ S, giương vuốt nhe nanh trông rất hùng tráng,

không có sừng nhưng hai tai to, thân có vảy, phần dùng để cầm trơn bóng nên các

chuyên viên khẳng định rằng đây là con dấu được dùng hàng ngày khi còn sinh tiền

chứ không phải được đúc để chôn theo khi đã chết.

Núm ấn hình con rồng cũng là một câu hỏi lớn về vị thế của vua Văn Đế. Cứ như qui

luật, một khi thần phục Trung Hoa, vua các phiên thuộc chỉ được phong vương, đúng lý

ra phải là Triệu Văn Vương. Ấn của phiên thuộc đời Hán làm bằng ngọc, núm hình con

li hổ ( 螭虎 ), một động vật thần thoại, đầu rồng nhưng không có sừng, có bốn chân mà

ta thường gọi là con lân. Năm 1968, người ta đào được ở vùng phụ cận lăng của Hán

Cao Tổ tại Thiểm Tây một chiếc ấn làm bằng bạch ngọc có khắc “Hoàng Hậu Chi Tỉ”

( 皇后之璽 ), núm hình con lân. Chiếc ấn này các chuyên gia khẳng định là của Lã hậu,

vợ Lưu Bang. Việc đúc ấn núm hình rồng bằng vàng lại lấy hiệu là Văn Đế chứng tỏ tổ

chức hành chánh và xã hội nước Nam Việt hoàn toàn độc lập với Trung Hoa. Ngoài ra,

với những qui mô người ta tìm thấy trong mộ mà ít nhiều như một triều đình thu nhỏ,

chúng ta có thể cho rằng nước Nam Việt thời đó tương tự như nhà Tần, pha trộn với một

số tập tục bản địa của vùng Lĩnh Nam chứ không phải bắt chước nhà Hán như trước đây

vẫn lầm tưởng.

Cũng theo sử sách ghi chép, các vua nhà Hán đều không xưng đế khi còn sống. Những

tên gọi như Cao Đế, Văn Đế, Vũ Đế ... đều là thuỵ hiệu ( 謚號 ), do quần thần căn cứ

vào công nghiệp của tiên vương rồi truy phong nên ấn của vua Hán không hề có các

loại “Cao Tổ chi tỉ”, “Vũ Đế chi tỉ” và cũng không chôn theo khi qua đời vì triều đình

nhà Hán có một bảo ấn gọi là truyền quốc tỉ ( 傳國璽 ), được coi như tín vật chính thức

truyền ngôi, lưu giữ đời vua này sang đời vua khác. Nếu vị vua nào khi chết có ấn chôn

theo thì đó là ấn được đúc khi lâm chung theo ý của đương sự chứ không phải là ấn

dùng khi còn sống.

Một thắc mắc khác cũng đáng nêu lên là theo sử Trung Hoa, vua thứ hai của triều đại

nhà Triệu đất Nam Việt vẫn chép là Triệu Hồ (趙胡), sao con dấu này lại có tên là

Triệu Muội (趙眛), liệu có gì sai sót hay không? Đối với người Việt chúng ta có lẽ đây

là một nghi vấn lớn nhưng theo các chuyên viên ngôn ngữ tại Quảng Châu thì vào thời

Tây Hán, ngôn ngữ vùng Lĩnh Nam và trung nguyên hoàn toàn khác hẳn, tên của Triệu

Muội chép trong sử không phải là tên chính thức ghi trên giấy tờ qua lại mà chỉ là chữ

ký âm do lời khai của các sứ thần được cử đến, khi về triều tâu lại với Hán đế và

thường chỉ dùng một chữ Hán tương tự. Hiện nay tại vùng nam Trung Hoa, âm “muội”

vẫn còn phát âm giống như “hồ” nên việc dùng chữ nọ ghi âm chữ kia không phải là

chuyện đáng ngạc nhiên.15

Ngoài con ấn Văn Đế Hành Tỉ người ta còn tìm thấy một chiếc ấn vàng có khắc hai chữ

thái tử (泰子). Chiếc ấn này một chiều 2.6 cm, một chiều 2.4 cm không vuông hẳn.

Thời cổ người ta dùng lẫn lộn hai chữ thái (太 và 泰) cho nên chiếc ấn có lẽ là của

Triệu Muội khi ông chưa lên làm vua, chỉ mới là người được chỉ định kế nghiệp. Thế

nhưng đây cũng là một nghi vấn sử học vì theo sách vở con Triệu Đà là thái tử Trọng

Thuỷ chết trước khi ông qua đời, trên danh nghĩa Triệu Muội chỉ là cháu nội, không thể

được truyền vị thái tử, liệu có phải là của cha ông để lại hay chăng?

Ngoài chiếc ấn thái tử, người ta cũng tìm thấy 4 chiếc ấn khác chôn theo 4 người đàn

bà trong đó có một chiếc ấn có khắc 4 chữ Hữu Phu Nhân Tỉ (右夫人璽). Chiếc ấn này

vuông vức 2.2 cm được đúc bằng vàng ròng trong khi 3 chiếc còn lại là đồng mạ vàng

không gọi là tỉ mà chỉ là ấn. Theo qui định, chỉ ấn của hoàng hậu mới được gọi là tỉ,

như vậy một trong bốn người đàn bà địa vị rất cao và việc xưng hô của triều đình Nam

Việt không theo cách thức nhà Hán mà theo phong tục của dân địa phương. Từ điểm

này nhiều người đã xác nhận rằng nhà Triệu sau hai đời đã bị Việt hoá khá nhiều,

không phải chỉ là một bản sao của triều đình phương bắc nữa.

Cho đến nay, những sử gia Trung Hoa đều cố gắng dùng điển lệ của nhà Hán để giải

thích các di chỉ trong mộ Triệu Muội nên nhiều điểm chưa rõ ràng, biết đâu nếu các nhà

khảo cổ Việt Nam bước vào nghiên cứu rất có thể đưa ra được một vài đáp số và bí

ẩn chưa tìm thấy.

Posted Image

Hình 2: Ấn vàng Văn Đế Hành Tỉ và ngọc giác bôi

Đồ bạc

Hộp bạc hình tròn, chiều cao 12 cm, đường kính chỗ lớn nhất là 14.9 cm, nặng 572.6

gram tìm thấy trong phòng đặt quan tài mộ chủ, trong hộp có chứa 10 hộp nhỏ đựng

thuốc viên. Theo sự giám định của các chuyên gia về nghệ thuật tạo hình, chất liệu và

đường nét trên hộp thì hộp này không phải do người Trung Hoa chế tạo mà có nguồn

gốc từ đế quốc cổ Ba Tư (550 TTL – 330 TTL) còn dược hoàn có lẽ là thuốc do người Ả

Rập bào chế16. Tính niên kỷ và thời gian trị vì, Văn Đế Triệu Muội thân thể không

được tráng kiện, việc chôn theo thuốc men để dùng ở thế giới bên kia không phải là

chuyện lạ.

Ngoài chiếc hộp này, người ta cũng tìm thấy một số đồ bằng bạc khác như chậu rửa

(tẩy - 洗), chén uống rượu (chi -?), khoá đai (đái câu - 帶钩) ... là đồ dùng hàng ngày

của Việt vương. Trong số 7 chiếc khoá đai thì có năm hình dáng khác nhau, đầu nhạn,

đầu rùa, đầu rồng, đầu rắn ... điêu khắc tinh vi đẹp đẽ. Những đái câu này dài 18.4 cm,

hình cong, có gắn bảo thạch tìm thấy trong phòng để quan tài của mộ chủ. Theo những

nhà chuyên môn lượng giá, những món đồ này cho thấy trình độ kỹ thuật thời đó rất

cao. Khoá đai dùng để đeo kiếm, đao, túi tiền hay ấn tín ... không chỉ để thắt lưng như

ngày nay.

Đồ đồng

Tổng số các đồ đồng trong mộ Triệu Văn Đế Triệu Muội lên tới hơn 500 món, vừa đa

dạng, vừa tinh mỹ mang nhiều tính chất bản địa của vùng Lĩnh Nam. Trong số này

người ta nhận thấy bao gồm đồ dùng nhà bếp, đồ ăn uống, tửu khí, nhạc khí, các loại

dùng trong xe cộ, thắng ngựa ...

Người Trung Hoa phân biệt khá chi li về những đồ đựng bằng đồng và không phải đồ

vật nào có ba chân cũng đều gọi là đỉnh17. Đồng khí dùng để đựng chia làm ba loại

khác nhau, đựng đồ ăn (food vessels) bao gồm lịch (鬲), đỉnh (鼎), nghiễn (甗),

Về đỉnh đồng có tất cả 36 cái, bao gồm ba kiểu khác nhau của người Hán, người Sở và

người Việt trong đó 9 cái có khắc hai chữ Phiên Ngung (蕃禺) là những sản phẩm được

đúc tại kinh đô Nam Việt (nay thuộc Quảng Tây, Trung Hoa). Đặc biệt hơn cả có một

đỉnh lớn kiểu người Việt, cao 54.5 cm, trong đỉnh có khắc hai chữ “thái quan” (泰官) là

chức quan chuyên về việc ăn uống thường ngày cho nhà vua.

Bình đồng có 9 cái, một cái nạm vàng (銅提簡) cao 37 cm, cổ dài, bụng phình ra, chỗ nào

cũng khảm vàng lấp lánh là một nghệ phẩm đặc biệt.

Ngoài ra còn có 9 cái thạp đồng (銅提簡) là một trong những món đặc trưng của dân

Việt. Trên một chiếc thạp đồng cao 40.7 cm có một vành đai khắc bốn hình thuyền

quấn liền theo thân thành một hình dài liên tục, mỗi thuyền có 5 người đội mũ lông

chim, đi chân đất, đầu thuyền có treo một đầu người, đầu thuyền có cắm hai lá cờ cũng

bằng lông chim. Năm người trên thuyền mỗi người một kiểu, kẻ thì cầm giầm chèo

thuyền, kẻ thì đánh trống, kẻ cầm binh khí, có kẻ lại đang giết địch thủ. Người ta giải

thích rằng vì đất Quảng Châu giáp với biển cả nên thường phải đối phó với những kẻ

thù theo đường biển tiến vào nên những hình vẽ miêu tả việc giao chiến và tiêu diệt kẻ

địch. Trong thuyền cũng thấy vẽ các loài hải sản như rùa, chim, cá ... hình thái sinh

động, nét vẽ sắc bén chứng tỏ đã đạt tới một trình độ mỹ thuật cao. Những hình đó

tương tự như những hình chúng ta khá quen thuộc trên các loại trống đồng tìm thấy ở

miền Bắc nước ta.

Posted Image

Hình 2: Một vật bằng đồng trong mộ Triệu Muội

Ngoài những món kể trên người ta còn tìm thấy 39 tấm gương đồng, chế tạo tinh xảo,

đúc nổi hình rồng, mây, núi ..., cái lớn nhất đường kính 41 cm là kính lớn nhất tìm thấy

tại Trung Hoa đời Tây Hán, coi như quốc bảo. Trên kính này có vẽ người, vật bằng

màu, khi tìm thấy vẫn còn các màu xanh lục và trắng, chính giữa có hai người đang đấu

kiếm, bên ngoài có 4 người khác đứng xem, nét vẽ sinh động như thật. Chung quanh

gương và bên trong cũng có đường lượn nổi liên tục (liên hồ văn - 連弧紋) và hình mây

cuốn (quyển vân văn - 卷雲紋). Cũng có những tấm gương gọi là lục sơn kính - 六山鏡

là kiểu mẫu khá độc đáo thời Chiến Quốc ít thấy trong đời Hán18. Lục sơn kính trong

mộ Triệu Muội là cổ vật đầu tiên đào được mặc dù trong các viện bảo tàng vẫn có trưng bày

những kính tương tự nhưng là của gia bảo do tư nhân giữ được chứ không phải

chôn dưới đất.19

Cũng nên nói thêm, trong mộ Triệu Muội người ta tìm được một số tổ hợp kính

(組合鏡). Như chúng ta đã biết gương là dụng cụ để soi mặt, một món đồ không thể

thiếu của phụ nữ mọi thời đại. Khi chưa chế được gương bằng thuỷ tinh, người ta đúc

gương bằng đồng rồi mài cho nhẵn bóng để dùng, nếu không thì soi vào nước. Chiếc

gương đồng thời xưa bao gồm hai mặt, một mặt nhẵn, còn mặt kia thường được trang trí

bằng những hoa văn hay hình điểu thú, có khoen để buộc vào thắt lưng. Đồng thời cổ

thường pha thiếc, tuỳ theo nhiều ít mà cứng hay mềm, thô tạo hay nhẵn nhụi. Chính vì

cần đáp ứng nhu cầu mềm để dễ điêu khắc và cứng để dễ đánh bóng mà soi nên người

Trung Hoa nghĩ ra cách đúc gương thành hai mảnh với hai hợp chất khác nhau cho hai

nhiệm vụ gọi là tổ hợp kính. Nghề đúc đồng là một tuyệt nghệ của vùng Lĩnh Nam nên

việc trong mộ có nhiều tổ hợp kính tinh xảo không phải là chuyện lạ.

Ngoài những tấm gương đồng (銅鏡), trong mộ cũng có những bồn lớn vừa để chứa

nước rửa, vừa để soi mặt gọi là giám (鑒), khi tìm thấy bên trong còn nhiều loại thực

phẩm như thịt heo, thịt dê, thịt gà, cá, rùa ... là những món ăn thông dụng thời đó.

Trong mộ cũng có 11 cái lò hương, nắp có chỗ thoát hơi. Hương liệu vốn dĩ là sản phẩm

độc đáo của nước ta nhất là các tỉnh miền Trung nên lò hương bằng đồng cũng là một

sản phẩm có tính địa phương, nói lên kỹ thuật đúc đồng của phương nam có những nét

đặc sắc mà trung nguyên chưa theo kịp.

Chuông đồng

Có ba loại chuông cổ khác nhau theo tên gọi: nữu chung ( 鈕鍾 ), dũng chung ( 甬鍾 ) và

đồng câu điêu ( 銅句鑃 ). Chuông đồng thời này chưa giống như các loại chuông về sau

này, thường nhỏ hơn, một bộ có nhiều cái để đánh ra nhiều âm thanh được dùng chủ

yếu trong lễ nghi như một hình thức trung gian tiếp xúc với thần linh.

Âm nhạc cũng rất thông dụng trong các cuộc vui chơi, yến tiệc. Tại phòng phía đông

trong mộ có chứa nhiều loại nhạc khí, bên cạnh còn có một nhạc sư tuẫn táng. Nhạc khí

chia ra nhiều loại khác nhau bằng đồng, bằng đá, bằng gốm, bằng tơ.

Riêng về nhạc khí bằng đồng, người ta tìm thấy một bộ nữu chung 14 cái, dũng chung

một bộ 5 cái, câu điêu một bộ 8 cái. Nữu chung là sản phẩm của Nam Việt, cái lớn nhất

cao 24.2 cm, cái nhỏ nhất cao 11.4 cm.

Dũng chung, cái lớn nhất cao 49 cm, cái nhỏ nhất cao 38 cm, hình ống tròn.

Câu điêu lớn nhất cao 64 cm, hình hơi vuông, cán đặc, miệng hình cung. Trên thân các

câu điêu có khắc lõm hàng chữ triện: Văn đế cửu niên nhạc phủ công tạo ( 文帝九年樂

府工造 )20 từ thứ nhất đến thứ tám là những món đồ có niên đại rõ rệt duy nhất vào thời

này. Người ta cũng đánh thử những câu điêu này, tiếng vẫn còn tốt.

Đồng qua, đồng kiếm và hổ tiết

Trong mộ có rất nhiều loại binh khí. Ngoài 15 thanh kiếm thép, các món khác đều làm

bằng đồng. Món đồ hiếm quí nhất là một thanh đồng qua Trương Nghi ( 張儀銅戈 ) trên

có khắc hàng chữ “vương tứ niên tương bang Trương Nghi” ( 王四年相邦張儀 ) ứng vào

thời Tần Huệ Vương ( 秦惠王 ), do Trương Nghi trông coi chế tạo đủ biết đây là một

món binh khí từ nước Tần đem vào Nam Việt chứ không phải là sản phẩm bản xứ.

Ở gian phòng phía tây người ta tìm thấy một thanh đồng kiếm, hình dáng theo kiểu

nước Sở thời Chiến Quốc là thanh kiếm duy nhất làm bằng đồng tìm thấy trong ngôi

mộ này.

Người ta còn tìm được một hổ tiết trên đúc nổi hình con cọp, tư thái sinh động trong tư

thế sắp sửa vồ mồi, đầu ngửng lên, há miệng nhe răng, lưng khum đuôi cuộn lại trên

thân có dát vàng thành hình vằn là hổ tiết duy nhất mà người Trung Hoa tìm thấy từ

trước đến nay. Trên hổ tiết này cũng còn một hàng chữ dát bằng vàng: “Vương Mệnh:

Xa Đồ” ( 王命車徒 ). Có ba loại: hổ tiết, long tiết và nhân tiết là các loại lệnh phù dùng

trong quân sự để điều binh. Chỉ những ai cầm các lệnh phù này mới có thể điều động

được quân đội và chiến xa.

Đồng phương, ấn hoa ( 印花 )

Phương ( 鈁 ) là một loại bình đựng rượu miệng hình vuông, bụng hơi phình, trên có khắc

những đường nét phức tạp. Kỹ thuật chế tạo những bình này đã tinh vi. Một trong

những hiện vật quan trọng nhất mà người ta tìm thấy trong mộ Triệu Muội là hai ấn

bằng đồng một to, một nhỏ dùng để ráp vào nhau in lên vải làm mẫu thêu. Người thợ

sẽ dùng hai mẫu này để in lên vải đúng vị trí của hình sau đó thêu bằng tay theo vết đã

có sẵn. Hai mẫu này tương tự như mẫu người ta tìm thấy trong mộ ở Mã Vương Đôi

( 馬王堆 ), Trường Sa ( 長沙 ). Ấn thêu có hình ngọn lửa, mây và núi non này được coi

như chứng cớ sớm sủa là tơ lụa có hình thêu đã được sản xuất một cách qui mô tại Nam

Việt và mẫu in trên vải có thể là bước khởi đầu cho nghề in hình và chữ lên giấy, là

những phát minh mà người ta cho rằng cũng phát xuất từ thời Hán. Đặc biệt hơn nữa,

mẫu hình không phải chỉ gồm một bản gốc mà có thể ghép hai hay nhiều mẫu với nhau

để thành những mẫu phức tạp.21

Đồ trang trí

Trong số đồ trang trí nội thất có một bức bình phong bằng sơn mài có những bản lề và

mảnh kết hợp bằng vàng ròng đúc theo hình rồng cuộn, chim sẻ ...

Kiếm sắt, mâu sắt, giáp sắt

Trong mộ Triệu Văn Đế Triệu Muội có đến hơn 700 món đồ sắt bao gồm nhiều loại

vật dụng khác nhau dùng trong việc trồng trọt, công nghệ và binh khí.

Giáp sắt cao 58 cm tổng cộng 709 miếng vảy hình vuông, góc tròn kết lại với nhau,

thích hợp cho khí hậu nóng và ẩm của phương nam, khác hẳn kiểu áo giáp của miền

bắc dùng cho khí hậu nóng và khô.

Kiếm sắt tổng số 15 cái trong đó một thanh đeo phía eo trái của mộ chủ, bao kiếm

bằng tre, cán bằng gỗ có quấn dây tơ. Bốn thanh kiếm có cán khảm ngọc màu xanh

vàng, điêu khắc tinh tế, bên dưới có hình thú đục nổi (phù điêu) rất sinh động.

Đặc biệt nhất trong số có một chiếc mâu làm bằng sắt pha đồng và khảm vàng, trên

khắc văn hình mây rất đẹp mắt nên người ta cho rằng nếu k

hông phải là vũ khí tuỳ thân

của Triệu Muội thì cũng là một loại nghi trượng tượng trưng cho uy quyền của bậc đế

vương.

Ngọc Bích

Posted Image

Có cả thảy 56 món ngọc bích trong mộ Triệu Văn Đế, riêng trong phòng để quan tài

đã có đến 47 món nên người ta cho rằng mộ chủ ưa thích ngọc. Trong những ngọc khí

này, những món đặc sắc nhất phải kể đến những món ngọc bích điêu khắc hình rồng,

và một đại ngọc bích đo được 33.4 cm là món ngọc lớn nhất, điêu khắc tinh mỹ. Đại

ngọc bích được các nhà khảo cổ ban cho mỹ danh “bích trung chi vương”22 (vua các

loại ngọc bích).

Vật bằng ngọc phía bên phải ở trên được các nhà khảo cổ đoán rằng đây là một khúc

trong nhiều mảnh nối liền thành sợi đai để đeo kiếm.

Hộp bằng ngọc

Hộp ngọc tìm thấy trong căn phòng chứa quan tài mộ chủ là loại ngọc xanh, ánh màu

vàng, thân hộp hình viên trụ cao 77 cm, có khắc hình hai con phượng và nhiều hình

chạm nổi (phù điêu) rất đẹp, kết cấu tinh vi, nhẵn nhụi đáng được coi là một tuyệt

phẩm trong ngọc khí.

Ti lũ ngọc y

Y phục bằng ngọc là một hình thức tẩn liệm độc đáo của thời Hán. Sau thời Đông Hán

người ta không còn tìm thấy lối mai táng tương tự như vậy nữa. Ngọc y được qui định

theo đẳng cấp có kim lũ, ngân lũ, đồng lũ ngọc y (các sợi dây buộc các mảnh ngọc với

nhau bằng vàng, bạc hay đồng). Các chư hầu của nhà Hán thường dùng kim lũ. Riêng

Triệu Văn Đế thì dùng tơ để kết nối những miếng ngọc với nhau (ti lũ ngọc y - 絲縷

玉衣 ) là bộ áo ngọc đầu tiên người ta tìm ra và duy nhất từ trước đến nay. Bộ ngọc y

này dài 1.73 mét, tổng cộng là 2291 mảnh tết lại bằng tơ màu đỏ thành nhiều hình kỷ

hà, sắc thái dễ coi.

Ấn ngọc, ngọc bội và ngọc giác bôi

Ấn ngọc

Có tất cả 9 cái ấn ngọc trong đó có 3 chiếc khắc văn tự (6 chiếc kia không có chữ) đều

là ấn hình vuông, tìm thấy trên thân người của mộ chủ khắc các chữ Triệu Muội ( 趙昧 ),

Thái Tử ( 泰子 ) và Đế Ấn ( 帝印 ). Chính từ các con dấu này chúng ta có thể xác định

rằng Triệu Vương tự xưng là đế, ngang hàng với vua nhà Hán chứ không chịu nhún

mình thần phục như sử Trung Hoa vẫn thường khẳng định.

Ngọc bội

Posted Image

Hình 3: Một món đồ ngọc tinh xảo

Việc đeo những đồ trang sức tạc bằng ngọc là một truyền thống đã có từ lâu ở phương

Đông. Người ta tin rằng đeo ngọc trong người có thể giúp cho thân thể mạnh khoẻ, trừ

được tà khí nên ngọc vẫn thường được tạc thành đồ trang sức và cũng tượng trưng cho

giới quyền quí. Trong mộ của Triệu Văn Đế Triệu Muội có tất cả hơn 130 món đồ làm

bằng ngọc, nhiều món rất tinh mỹ và quí giá chẳng hạn như một khối ngọc tạc hình

sừng tê, một khối ngọc tạc hình hai con rồng chầu, giương nanh trừng mắt rất sinh

động.

Một số món ngọc của các phi tần người ta cho rằng có thể ráp lại với nhau theo nhiều

cách tuỳ theo trường hợp và sáng kiến của người đeo.

Ngọc giác bôi

Tìm thấy ngay trong phòng để quan tài là chén của mộ chủ dùng dài 18.4 cm, miệng

hình ống, đường kính chỗ nhỏ nhất 5.8 cm, chỗ lớn nhất 6.7 cm trông như một cái tù và,

rất lạ mắt. Đây là món đồ mà các chuyên gia đánh giá là “độc nhất vô nhị” trong các

món ngọc khí đời Hán. Cái chén ngọc này làm bằng loại ngọc trong mờ, có gân nổi từ

xanh nhạt sang màu nâu tạc từ một khối đá nguyên thuỷ và phải dùng nhiều loại kỹ

thuật khác nhau, khắc nông hay sâu.23

Các món đồ sứ ( 陶器 )

Trong mộ của Triệu Muội người ta tìm thấy 371 món đồ sứ bao gồm đồ để đựng, đồ để

nấu và các loại dùng hàng ngày. Ngoài ra còn có các món thuộc về minh khí là đồ chế

tạo riêng để chôn theo người chết được mô phỏng theo những vật dụng hàng ngày mà

mộ chủ thường dùng trong đó có đỉnh, bích (món đồ của bậc vua chúa cầm theo tước vị

của mình), vò, chén, bát ... Đặc biệt nhất trong một số vò và đỉnh có bốn chữ Trường

Lạc Cung Khí ( 長樂宮器 ) và đã đưa ra nghi vấn cho những nhà nghiên cứu: “Có thực

trong cung Triệu Việt Vương có cung Trường Lạc hay chăng?”. Trường Lạc Cung là

tên của một cung điện tại Trường An, chính là cư sở của vua và hoàng hậu nhà Hán,

việc một số đồ sứ hiện hữu trong mộ của Triệu Muội thực đáng lưu tâm.

Vải vóc, tơ lụa

Quảng Châu vốn dĩ là hải cảng quan trọng hơn cả của miền Nam và vào thời đại nước

Nam Việt được coi như thương khẩu quốc tế, buôn bán trao đổi không chỉ với các dân

tộc nằm trong đại lục Trung Hoa mà còn cả với nhiều quốc gia từ Nam Thái Bình

Dương, Ấn Độ Dương cho tới tận Phi Châu.

Theo lịch sử, phương Nam đã biết trồng dâu nuôi tằm từ lâu, gần đây tại miền Bắc

nước ta cũng đã tìm thấy mẫu vải trong mộ cổ từ thời Đông Sơn. Trong mộ Triệu Muội,

các loại vải tìm thấy phong phú cả về số lượng lẫn chủng loại. Trong căn phòng phía

tây, người ta tìm được vải vóc xếp thành tầng, trong số đó bao gồm cả lụa ( 絹 ), là

(朱羅), đồ thêu (綉), và nhiều loại the mỏng ... Những loại tơ lụa này khi xuất thổ đều

bị mủn nát, thành bụi cao đến 2, 30 cm, tính ra không dưới 100 xấp vải, chồng lên nhau

khoảng 700 lớp. Các đồ tuỳ táng cũng có một số lớn được quấn vải, chẳng khác gì

người ta dùng giấy gói những hàng hoá để chuyên chở đi nơi khác. Các loại vải tìm

thấy cũng được nhuộm màu khác nhau và cho thấy ở vào thời kỳ này, vải đã khá phổ

biến ở phương Nam để dùng trong giao dịch, buôn bán với các nơi khác.

Ngà voi, ngọc trai

Trong mộ cũng tìm thấy ngà voi còn nguyên chiếc, tổng cộng 5 cái, lớn nhất dài 1 mét

26, đặt chồng lên nhau cao 57cm. Theo các chuyên gia về sinh vật học, những ngà voi

này không phải voi Á Châu mà to lớn giống như ngà voi Phi Châu nên người ta cho

rằng đây không phải là sản vật bản địa mà do các thương thuyền từ nước ngoài đem

đến Quảng Châu. Ngoài ngà voi còn nguyên trong mộ cũng có một số món đồ và vật

dụng khắc bằng ngà.

Trong túi gối đầu đặt dưới bộ ngọc y người ta tìm thấy 470 viên ngọc trai, đường kính

từ 0.1 đến 0.4cm là ngọc trai còn ở dạng thiên nhiên chưa giũa gọt. Theo một số nhà

khảo cổ giải đoán, ngọc trai có lẽ dùng để trừ tà ma và đây cũng là lần đầu tiên một

chiếc gối như thế được tìm thấy. Ngoài ra trong một chiếc hộp sơn lớn người ta tìm

được một số lớn ngọc trai khác, nặng tổng cộng 4117 grams, đường kính từ 0.3 đến 1.1

cm.

Tuẫn táng (殉葬)

Trong mộ Triệu Muội người ta tìm thấy cả thảy 15 người tuẫn táng. Tuẫn táng là chôn

người sống theo để hầu hạ, phục dịch cho người chết ở thế giới bên kia, một tục lệ khá

phổ biến ở thời kỳ phong kiến cổ đại.

Mười lăm người này chia ra như sau:

- Phòng trước 1 người gác cửa (cảnh hạng lệnh - 景巷令)

- Phòng trước phía đông (đông nhĩ thất) 1 người có nhạc khí kèm theo chắc là

nhạc công.

- Phòng phía đông chôn theo 4 cung phi của Triệu Muội cùng nhiều món ngọc

khí, đồng khí, đào khí. Ngoài ra còn có thêm bốn cái ấn như đã miêu tả ở trên.

- Phòng phía tây có 7 người cùng với các đồ dùng nhà bếp, có lẽ đây là đầu bếp

và người phục dịch. Cũng nơi đây mỗi người có chôn theo một hay hai chiếc

gương đồng.

- Trong mộ đạo còn có 2 người, có lẽ một người là vệ sĩ, một người là xa phu.

Theo những chuyên gia giám định thì tất cả những người tuỳ táng này đều bị đánh

mạnh vào ngực cho chết rồi chôn theo. Trong tất cả những ngôi mộ đời Hán đào được

ở Trung Hoa, ngoài mộ của Triệu Muội, người ta không thấy có hiện tượng tuẫn táng.

Tục lệ này ở Trung Hoa chỉ có từ đời Tần trở về trước.24

Kiến trúc

Theo các chuyên gia về lăng mộ của Trung Hoa, ngôi mộ Triệu Văn Đế thực ra không

thấm vào đâu với một của các vì vua chúa khác và kém cả nhiều mộ của vương tôn,

hoàng thất. Ngôi mộ này nằm giữa một ngọn đồi thạch anh, một loại đá biến chất khá

cứng, khi khai thác công nhân đã phải dùng búa đẽo từng miếng một. Vào thời kỳ ngôi mộ

này được kiến tạo 21 thế kỷ trước khi kim loại còn hiếm hoi, việc đào khoét một

ngọn núi nhỏ thành một hang động lớn như thế không phải là chuyện dễ dàng. Theo

các tính toán thì ngôi mộ của Triệu Văn Đế sử dụng đến hơn 750 phiến đá để làm

tường, lót sàn, xây cột, làm cửa ... mỗi thứ lớn nhỏ, dày mỏng một khác. Những phiến

đá đó không phải cùng một loại mà bao gồm cả sa thạch, huyền võ, hoa cương trong đó

sa thạch tương đối mềm nên được dùng nhiều hơn cả.

Tuy nhiên khi đối chiếu các mẫu đất đá ở phụ cận, các nhà nghiên cứu không tìm thấy

nơi nào có các loại đá dùng trong kiến trúc ngôi mộ này. Điều đó khiến họ đưa đết nghi

vấn là các tảng đá đó được đục từ một nơi nào đó sau đó mới chuyên chở về để xây

mộ. Một việc khá tình cờ đã đưa đến câu trả lời. Một nông dân vô tình đào được một

cái đục bằng đồng (銅鑿) ở một nơi cách ngôi mộ này khoảng 100 dặm và các nhà

khảo cổ xác định rằng tuổi của nó khoảng hơn 2000 năm và người ta cũng tìm thấy nơi

ngọn núi Liên Hoa gần đó loại hoa cương cùng loại với đá dùng để xây mộ Triệu Muội

và người ta đưa đến kết luận rằng nhà Triệu đã thiết lập một loại công xưởng tại đây

để đục đá, sau đó dùng thuyền theo Châu Giang chở về. Chính đó là lý do tại sao ngôi

mộ giữ được bí mật phải đến hơn 2000 năm sau mới vô tình tìm thấy. Tính theo kỹ

thuật và phương tiện của thời đại, người ta cho rằng riêng việc đục đá cũng phải tốn

hàng mấy tháng trời và dùng hàng trăm nhân công.

Nghiên cứu thêm về ngôi mộ, vì mộ thất nằm sâu trong đất đến 20 thước, rộng hàng

trăm thước vuông, người ta cho rằng việc kiến trúc phải khởi đầu bằng cách đào một

giếng to từ trên đỉnh đồi đi xuống, lớn hơn ngôi mộ để đưa những phiến đá mà trọng

lượng không dưới 3, 4000 kg, có tảng dài tới 5.5 mét.

Việc sử dụng những tảng đá để xây dựng cũng là một thay đổi so với các triều đại trước

thường chỉ xây cất một phần bằng gỗ và phần nào miêu tả hình thái sinh hoạt của triều

đình trong một qui mô nhỏ.

KẾT LUẬN

Từ những di vật trong ngôi mộ của Triệu Văn Đế chúng ta thấy các bậc đế vương đời

nào cũng muốn sống lâu để hưởng thụ và lại còn muốn tiếp tục nếp sống vương giả

ngay cả khi đã qua đời. Trong mộ Triệu Muội người ta cũng tìm thấy một số thuốc viên

có lẽ là những “linh đan” mong uống vào có thể “trường sinh bất tử” mà thời cổ các

đạo sĩ thường bỏ nhiều công lao chế luyện. Những viên thuốc này khi phân chất người

ta tìm thấy các loại đá quí tán thành bột, nhiều loại hoá chất trong đó có lưu huỳnh,

hùng hoàng, chì và chu sa. Rất có thể Triệu Muội đã trúng độc khi dùng các loại linh

đan này.

Theo một số nghiên cứu, vua chúa đời Hán dùng đến 1/3 tài nguyên quốc gia vào việc

xây dựng lăng tẩm.25 Nhà Thương, nhà Chu, nhà Tần đều xây những ngôi mả khổng lồ

mà đến nay người ta vẫn chưa khám phá hết. Vào thời đó, tục tuỳ táng còn thông dụng

nên vua chúa nào cũng chôn theo mình về thế giới bên kia một số cung tần, mỹ nữ,

quan quân, gia nhân, xe ngựa ... Một ngôi mộ nước Tề tại Sơn Đông có đến 600 bộ

xương ngựa.

Chúng ta còn chờ đợi thêm những khai quật và nghiên cứu những học giả mới dám

khẳng định về đâu là cái nôi của văn hoá quan trọng này. Tuy nhiên, những khai quật

cũng cho thấy từ nhiều thế kỷ trước TL, miền Lĩnh Nam đã có một nền văn minh khá

rực rỡ trong đó nhiều kỹ thuật được áp dụng rộng rãi đồng thời với các khu vực khác

trên toàn cõi Trung Hoa cho thấy việc nhiều sử gia cho rằng chỉ đến sau khi bị lệ thuộc

nước Tàu các dân tộc miền Nam mới học được một số “văn minh Hoa Hạ” không còn

đứng vững. Chúng ta có thể tin tưởng rằng trong cùng một thời kỳ, nhiều trung tâm văn

hoá tồn tại có những trao đổi, học hỏi lẫn nhau nhưng không phải chỉ một chiều từ

phương Bắc đi xuống.

Việc chiếc ấn vàng của Triệu Muội có khắc bốn chữ Văn Đế Hành Tỉ cũng là một

chứng cớ quan trọng khác. Nước Nam Việt đã sinh hoạt một cách độc lập và không

chịu phong vương của nhà Hán như người ta thường hiểu lầm. Triệu Muội đã tự xưng là

Triệu Văn Đế ngay từ khi còn sống, không phải là một thuỵ hiệu sau khi chết. Chúng ta

cũng có thể suy luận thêm là chính Triệu Đà lúc sinh tiền cũng tự xưng là Triệu Vũ Đế

chứ không phải chỉ đến tước Vương như sử Trung Hoa đã chép.

Lẽ dĩ nhiên, chiếc ấn vàng cũng là một đề tài đáng bàn rộng thêm một chút. Theo suy

nghĩ thông thường, chúng ta thường cho rằng ấn là để đóng dấu son lên các văn thư của

nhà vua. Thực ra cho tới thời kỳ này, khi giấy chưa được phát minh và công văn còn

viết trên những thanh tre kết lại, ấn tượng trưng cho thẩm quyền (token of authority) và

tư thế của sở hữu chủ hơn là một tín hiệu để in trên thư từ, văn kiện26. Phần lớn người ta

sử dụng dấu để đóng lên một tác phẩm như đã tìm thấy trên những hình nhân trong mộ

Tần Thuỷ Hoàng và còn lưu truyền về sau trên đồ sứ và các đồ dùng có nguồn gốc là

đất sét. Chiếc dấu của Triệu Văn Đế cũng mang ý nghĩa đó nên chôn theo trong mộ

như một thứ thông hành khi về thế giới bên kia.

Một trong những giả thuyết mà các nhà nghiên cứu đưa ra là vùng Lĩnh Nam nói chung

và miền Bắc nước ta nói riêng chỉ có cơ hội phát triển một khi Trung Nguyên có loạn.

Trong thời kỳ đó, khi nước Tàu các phe phái thanh toán lẫn nhau để làm bá chủ, tình

hình kinh tế bị kém sút nhiều và giới thương nhân quốc tế không đến buôn bán được

nên chuyển hướng sang Giao Châu để tìm đường sang Trung Hoa theo đường bộ.

Những thời kỳ nước ta mạnh lên hầu như bao giờ cũng đi nghịch chiều với phương Bắc.

Vào thế kỷ thứ 10 sau Công Nguyên, khi nhà Đường tàn lụi, Trung Hoa chia ra thành

nhiều nước nhỏ nên việc kiềm chế các khu vực lệ thuộc ở phương Nam cũng nới ra tạo

cho một số thổ hào đứng lên phất cờ độc lập mở đầu cho một kỷ nguyên mới trên đất

nước ta. Khi nhà Tống bị đe doạ bởi các giống dân du mục phương Bắc, nước ta cũng

có dịp vùng lên để mở ra một thời kỳ thịnh trị mà ngày nay chúng ta gọi là văn minh

Lý Trần.

Thời kỳ nhà Triệu cũng tương tự như thế nên Nam Việt cũng trở thành một trung tâm

thương mại quốc tế, lưu lại nhiều dấu tích qua ngôi mộ của Triệu Muội. Nếu tính về

ảnh hưởng của văn minh Hán tộc thì nhà Triệu là giai đoạn đầu tiên chúng ta bị đồng

hoá một cách qui mô nhưng nếu đứng ở phương diện chính trị thì giai đoạn này người

Việt đã được tổ chức thành quốc gia trong khi các nước chung quanh như Chiêm Thành,

Chân Lạp, Xiêm La, Ai Lao còn đang trong tình trạng bộ lạc. Về phương diện sử liệu,

trước thời nhà Triệu không ai biết chắc tổ chức xã hội của người Việt đã tiến đến đâu

nhưng chắc chắn rằng trước khi Triệu Đà chiếm cứ nước ta, dân cư bản địa đã có một

nền văn minh rất cao mà một số di tích còn lưu lại trong ngôi mộ Triệu Muội. Trong

nhiều thời kỳ, một triều đại mới đã tìm cách xoá sạch mọi dấu tích của các triều đại cũ

để nhấn mạnh vào tính chính thống của mình. Trong những năm gần đây, một số di chỉ

quan trọng được tìm thấy trong vùng Lĩnh Nam, Vân Quí và miền bắc nước ta đã khiến

nhiều vấn đề lịch sử cần được nhìn lại dưới một lăng kính mới.

Tháng 11, 2006

1 Trong tấu nghị của các sử thần nhà Nguyễn (ngày 10 tháng 6 năm Tự Đức thứ 9 tức 11-07-1856) thì từ

An Dương Vương tới Ngô Quyền không được liệt vào chính thống mà chỉ tính đời Hùng Vương, sau đó

tới Đinh Tiên Hoàng.

... An Dương Vương là người nước ngoài, nhân dịp người ta suy yếu, trước thì cậy sức mạnh để kiêm tính

nước người, sau vì tin quỉ thần quái dị mà bị người khác lừa gạt, bỗng khởi lên, bỗng bị diệt, không được

trọn đời. Triệu Vũ Đế chiếm cứ Phiên Ngung, chống nhau với nhà Hán, nhưng rồi cũng bỏ danh hiệu

hoàng đế mà xưng thần ... Tóm lại, các thời đại ấy đều chưa có thời đại nào gọi là chính thống được.

Đến thời đại Đinh Tiên Hoàng, trong nước mới được thống nhất. Vậy Đinh Tiên Hoàng nên liệt vào

chính thống để nối tiếp với quốc thống Hùng Vương.

Quốc Sử Quán triều Nguyễn, Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục (bản dịch Viện Sử Học, nxb

Giáo Dục, Hà Nội, 1998) tập I, tr. 23.

2 Theo sử nước ta nhà Triệu bao gồm Triệu Đà (Vũ Đế), Triệu Hồ (Văn Vương), cháu nội Vũ Đế, con

trai Trọng Thuỷ, Triệu Anh Tề (Minh Vương, con trưởng của Văn Vương), Triệu Hưng (Ai Vương, con

thứ của Minh Vương), Triệu Kiến Đức (Thuật Dương Vương) tổng cộng 5 đời vua, 97 năm (207-111

TCN). Vì Triệu Vũ Đế sống rất thọ (121 tuổi), làm vua đến 71 năm nên khi chết truyền ngôi cho cháu

chứ không cho con.

3 Tức vua Văn Vương Triệu Hồ ( 趙胡 ), theo sử nước ta.

4 Thượng, Lung ( 尚瓏 ), Dương Phi ( 楊飛 ). Trung Quốc Khảo Cổ Địa Đồ (中國考古地圖 ) The Map of

China Archaeology (Bắc Kinh: Quang Minh Báo xb xã, 2004) tr. 181.

5 Nguyên danh là Quảng Châu thị Bác Vật Quán Danh Dự Quán Trưởng

6 Conference on Archaeology in Southeast Asia

7 Mai Yinghao: “Excavation, Preservation and Utilization – Examples of Field Archaeology in

Guangzhou” (麥英豪: 發掘,保護,使用。廣州田野考古例� � ),, Archaeology in Southeast Asia, The

University of Hongkong, 1995 tr. 357-59.

8 Năm 1968, ở Mãn Thành (滿城), Hồ Bắc người ta khai quật hai ngôi mộ của Trung Sơn Tĩnh Vương

Lưu Thắng ( 劉勝 ) và vợ, tìm được 2800 món đồ quí. Hai người này được đặt trong một bộ quần áo bằng

ngọc tương tự như của Triệu Muội nhưng dây tết các mảnh ngọc làm bằng vàng (ngọc y kim lũ), một bộ

tổng cộng 2690 mảnh, một bộ 2156 mảnh. New Archaeological Finds in China, 1974, tr. 9-10.

9 theo sử Tàu ông thọ 90 tuổi còn theo sử ta thì thọ đến 121 tuổi (?)

10 前朝後寢. Theo kiến trúc cung điện đời xưa, phần trước gọi là “triều” là nơi vua họp với quần thần để

bàn việc nước, phía sau gọi là “tẩm” là nơi vua và thân tộc sinh hoạt, ăn, ở. Kiến trúc này cũng được tạo

dựng tông miếu và lăng mộ.

11 禾花雀

12 chuông đồng hình ống

13 chuông có núm để cầm

14 một loại nhạc khí cổ tương tự chiếc lục lạc, dùng trong tế lễ hay yến tiệc

15 Tạ Hồng Ba ( 謝洪波 ), Trung Quốc Lịch Đại Đế Vương Lăng Mộ Chi Mê (中國歷代帝王陵墓之謎-

Zhong Guo Li dai Di Wang Ling Mu Zhi Mi) (Cáp Nhĩ Tân: Cáp Nhĩ Tân xb xã, 2005) tr. 60

16 Đặc điểm của chiếc hộp bạc này là có chân, một kiểu dáng mà người Trung Hoa thời đó chưa thịnh

hành đủ biết nếu không phải là do người ngoại quốc mang tới thì cũng là do công nhân địa phương bắt

chước theo.

17 Ngày nay khi nói đến đỉnh chúng ta thường nghĩ đến một loại vạc có ba chân. Theo truyền thuyết, vua

Đại Vũ ( 禹 ) đúc 9 cái đỉnh lớn, trên có khắc sông núi cỏ cây để truyền cho hậu thế. Chỉ những ai tài đức

vẹn toàn mới làm chủ được những đỉnh này và nếu như bất xứng thì đỉnh sẽ qua tay người khác. Cái

đỉnh trở nên một biểu tượng của đức độ và những vì vua đời Hạ (1989-1766 B.C.), đời Thương (1766-

1122 B. C.), đời Chu (1122-221 B. C.) đều lấy việc truyền đỉnh coi như một kế thừa chính thống. Tuy

nhiên, người Trung Hoa chưa tìm được đỉnh nào có từ đời Hạ và những đỉnh của đời Thương, Chu tìm

được không phải là các đỉnh lớn như sử sách miêu tả.

18 Ở mặt sau của tấm gương có những chạm khắc hình chữ sơn 山 để thành hình tam giác, tứ giác, ngũ

giác, lục giác. Lối trang trí hình kỷ hà này ít thấy ở các đời sau.

19 Theo Tạ Hồng Ba trong Trung Quốc Lịch Đại Đế Vương Lăng Mộ Chi Mê (Cáp Nhĩ Tân, 2005) thì loại

gương đồng này là kiểu mẫu của nước Sở thời Chiến Quốc nhưng ngay trong các ngôi mộ của nước này

người ta cũng chỉ tìm được các loại kính có 3 chữ sơn, 4 chữ sơn. Đây là chiếc kính có 6 chữ sơn đầu tiên

tìm thấy mà lại ở một quốc gia khác.

20 thợ trong nhạc phủ chế tạo năm Văn Đế thứ 9 (129 TTL)

21 Lothar Ledderose, Ten Thousand Things tr. 158-9

22 璧中之王

23 Maurizio Scarpari, Ancient China – Chinese civilization from its Origins to the Tang Dynasty (New

York: Barnes & Noble Books, 2000) tr. 181

24 Một ngôi mộ đào được ở An Dương, Hà Nam đời Thương có đến 90 người tuẫn táng bao gồm thê

thiếp và đầy tớ

25 The Han dynasty rulers, for example, are said to have spent one third of the state revenue on imperial

tombs. Lothar Ledderose, Ten Thousand Things, tr. 65.

26 Lothar Ledderose, tr. 159

PHỔ HỆ HỌ TRIỆU

Triệu Đà ( 趙佗 )

Nam Việt Vũ Đế ( 武帝 )

Tại vị 67 năm (203 TTL – 137 TTL)

|

Triệu Muội ( 趙眛 )

Nam Việt Văn Đế ( 文帝 )

Tại vị 16 năm (137 TTL – 122 TTL)

|

Triệu Anh Tề ( 趙嬰齊 )

Nam Việt Minh Vương ( 明王 )

Tại vị 10 năm (122 TTL – 113 TTL)

|

Triệu Hưng ( 趙興 )

Tại vị 1 năm (113 TTL)

|

Triệu Kiến Đức ( 趙建德 )

Tại vị chừng 2 năm (112 TTL – 111 TTL)

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Diệp Bội Lan ( 葉佩蘭 ). Văn Vật Thu Tàng Giám Thưởng Từ Điển

( 文物收藏鑒賞辭典 ). Bắc Kinh: Đại Tượng xb xã, 2004.

2. Ebrey, Patricia Buckley. The Cambridge Illustrated History of China.

London: Cambridge University Press, 1996.

3. Không tác giả. New Archaeological Finds in China: Discoveries during the

Cultural Revolution. Peking: Foreign Languages Press, 1974.

4. Ledderose, Lothar. Ten Thousand Things: Module and Mass Production in

Chinese Art. NJ: Princeton University Press, 2000.

5. Mạc, Kiệt ( 莫杰 ) chủ biên. Quảng Tây Phong Vật Chí ( 廣西風物志 ). Quảng

Tây: Quảng Tây Nhân Dân xb xã, 1984.

6. National Palace Museum. Chinese Cultural Art Treasures. Đài Bắc: Quốc

Lập Cố Cung Bác Vật Viện, 1967.

7. Nhiều tác giả. Conference papers on Archaeology in Southeast Asia.

( 東南亞考古論文集 ) Hongkong: The University Museum and Art Gallery,

The University of Hong Kong, 1995.

8. Nhiều Tác Giả. Lịch Sử Văn Hoá Trung Quốc ( 中國文化史 ) 2 tập (Trần

Ngọc Thuận, Đào Duy Đạt, Đào Phương Chi dịch). Hà Nội: nxb Văn

Hoá – Thông Tin, 1999.

9. Đồng, Ân Chính ( 童恩正 ). Nam Phương Văn Minh ( 南方文明 ). Trùng

Khánh: Trùng Khánh xb xã, 1998.

10. Scarpari, Maurizio. Ancient China: Chinese Civilization from its Origins to

the Tang Dynasty. New York: Barnes & Nobles, 2000.

11. Tạ, Hồng Ba ( 謝洪波 ). Trung Quốc Lịch Đại Đế Vương Lăng Mộ Chi Mê

( 中國歷代帝王陵墓之謎 - Zhong Guo Li Dai Di Wang Ling Mu Zhi Mi).

Cáp Nhĩ Tân: Cáp Nhĩ Tân xb xã, 2005.

12. Tài liệu internet www.guangzhou.gov.cn

13. Thượng, Lung ( 尚瓏 ), Dương Phi ( 楊飛 ). Trung Quốc Khảo Cổ Địa Đồ

( 中國考古地圖 ) The Map of China Archaeology. Bắc Kinh: Quang Minh

Báo xb xã, 2004.

25

14. Vainker, Shelagh. Chinese Silk: A Cultural History. NJ: Rutgers University

(Theo st Khanhngoc PDS)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thạp đồng Đông Sơn của huyện lệnh Long Xoang (Xuyên) Triệu Đà [10/26/2008]

Có thể phát hiện chiếc thạp đồng Đông Sơn của Triệu Đà (with english abstract)

Nguyễn Việt

Chúng tôi đã theo đuổi chiếc thạp đẹp này từ gần chục năm nay. Người sưu tầm được chúng là bà Phạm Lan Hương, một nhà sưu tầm Việt kiều Pháp. Hiện tại chiếc thạp thuộc về Bảo tàng Barbier-Mueller (Geneva - Thuỵ Sĩ). Tôi được bà Mattet, Giám đốc Bảo tàng này mời sang thăm Bảo tàng năm 2001 và hân hạnh được ông Jean-Paul Barbier-Mueller, một nhà nhân học đồng thời là chủ nhân Bảo tàng trực tiếp giới thiệu sưu tập thạp đồng quý giá của ông. Xin mở ngoặc để giới thiệu, chính ông cũng là người đã sưu tầm chiếc trống Đông Sơn vào loại lớn nhất (đường kính mặt 158 cm) tại Indonesia và khi Bảo tàng Nhân học ở Quai Brandy (Paris) thành lập, ông đã tặng nó cho Bảo tàng này, và hiện nó được trưng bầy ở vị trí trang trọng nhất mở đầu cho phần trưng bày về Đông Nam Á.

Posted ImageChiếc thạp tôi muốn nói tới mang ký hiệu BMM-2505-29, cao 42cm, nặng 11,500 kg (không kể phần nắp đã mất), thuộc loại thạp có vành gờ miệng đạy nắp đồng. Thạp có đôi quai hình chữ U ngược trang trí bện thừng và hoa văn nổi hình chữ S rất tinh tế. Ở giữa mỗi quai hình chữ U ngược là một quai vành khuyên bốn ngấn. Cụm quai này tạo bởi khuôn rời nên đã làm hỏng phần băng hoa văn phức hợp gồm hai băng chấm rải, hai băng răng cưa bạc lấy đồ án chính là băng hình chữ S nằm biến thể thành dạng ô trám.

Chính giữa thân thạp là băng gồm 4 hình thuyền chiến với kiểu tạo hoa văn in chìm rất giống thạp Hợp Minh (Yên Bái) và mộ Việt Vương (Văn Đế Triệu Muội) ở Quảng Châu. Đây là những thuyền chiến chở chiến binh mang rìu chiến kiểu gót hài, có lầu với người đứng bắn cung nỏ ở trên và đồ đồng lớn bên dưới, có trống trụ ở giữa thuyền, nơi thường trói một tù binh quay mặt ngược với chiến binh. Điều đáng nói nhất là sự thể hiện rất rõ nét hình tượng tù binh bị trói gập cánh khuỷu và chiến binh Đông Sơn tay cầm đầu lâu cũng như đầu lâu treo trước mũi thuyền – cái mà một số nhà nghiên cứu đã từng lầm tưởng là mái chèo mũi thuyền trên một số trống đồng.

Gần sát đáy là băng phức hợp được tạo bởi năm băng gồm hai chấm rải, hai vòng tròn tiếp tuyến có chấm giữa bọc lấy băng rộng trơn không có hình.

Posted ImageGiá trị nhất của chiếc thạp còn là một dòng gồm 22 chữ Hán chạy song song ở phần trống gần sát gờ miệng. Chính đây là cơ sở để chúng tôi nêu giả thuyết về chủ nhân chiếc thạp có thể là Triệu Đà. Tôi đã từng công bố và dịch những dòng chữ này[1], tuy nhiên chữ thứ hai trong số 22 chữ này vẫn còn để trống. Gần đây, trong khi tiếp tục theo đuổi giải nghĩa chữ này, tôi đã nhận thấy tự dạng chữ này khá gần với chữ „Xoang“, và hai chữ đầu chỉ địa danh của 22 chữ trên miệng thạp có thể đọc là „Long Xoang“.

龍 xoang / 重 六 (衡) / 名 曰 果 / 第 未 五 十 二 / 容 一 廿 一 斗 七 升 半 升

Dưới đây tôi trình bày một số cơ sở làm chỗ dựa cho việc dự đoán mối quan hệ giữa chiếc thạp này với Triệu Đà. -Thứ nhất là sự gần gũi giữa chiếc thạp này với chiếc thạp trong mộ Việt vương Văn đế Triệu Muội ở Quảng Châu. Triệu Muội là cháu ruột Triệu Đà, lên ngôi khi Triệu Đà mất năm 138 tr.Cn. Triệu Muội mất vào năm 122 tr.Cn. Vì lý do nào đó, hai tai quai hình chữ U lộn ngược của thạp Triệu Muội bị cắt cụt một nửa đều nhau[2]. Về kích thước, trang trí và cấu trúc có thể thấy hai thạp này như hai anh em sinh đôi (cao 42cm và 41 cm). Sự giống nhau ở cả những chi tiết cấu trúc các vành hoa văn và nhất là ở nội dung và kiểu thể hiện băng thuyền người ở giữa thân thạp. Khác biệt chỉ là tiểu tiết. Sự giống nhau này cho phép nghĩ rằng chúng được làm ra từ hai khuôn đúc khác nhau nhưng cùng một lúc trong cùng một xưởng bởi cùng một người thợ cả.

-Thứ hai, chữ Long Xoang trên thạp BMM-2505-29có thể là cách ghi âm của huyện Long Xuyên, nơi Triệu Đà làm huyện lệnh trước khi thay Nhâm Ngao làm Hiệu Uý quản Nam Hải rồi lập nước Nam Việt. Nhiều khả năng chiếc thạp này (cũng như thạp Triệu Muội) được đúc trong những năm đầu khi Triệu Đà mới cùng quân Tần xuống cai quản vùng huyện Long Xuyên quận Nam Hải (trong khoảng từ 214 tr.Cn, khi nhà Tần bình xong Dương Việt đến 209 tr.Cn, khi Triệu Đà rời Long Xuyên về Phiên Ngung thay Nhâm Ngao). Khoảng thời gian này Triệu Đà là người Hoa Hạ vừa mới xuống vùng Bách Việt nên mới có dòng chữ :“Danh Viết Quả“ ( 名 曰 果 ). – Tên (thạp) gọi là Quả nhằm ghi tiếng địa phương dùng để gọi chiếc thạp.Chiếc thạp trong mộ Triệu Muội có thể là do Triệu Đà ban tặng.

-Đơn vị đo lường thạch, thăng, đấu ... trên thạp BMM 2505-29 hoàn toàn giống đơn vị đo lường Nam Việt thể hiện trên minh văn trong mộ La Bạc Loan[3] và mộ Nam Việt Vương Triệu Muội. -Chủ nhân chiếc thạp BMM 2505-29 phải là người rất giàu có. Chiếc thạp này có dòng ghi số hiệu :“Đệ vị ngũ thập nhị“( 第 未 五 十 二 ), tức là đồ vật đứng thứ 52. Cách ghi này tương tự cách thống kê đồ vật tuỳ táng trong mộ một huyện lệnh người Hán khác đương thời ở Quý Huyện – La Bạc Loan và mộ Nam Việt Văn Đế Triệu Muội.

-Triệu Đà và quan lại người Hán ở nước Nam Việt chịu rất nhiều ảnh hưởng của văn hoá Việt. Bản thân ông lấy vợ người Việt (hiện có đền thờ phu nhân người Việt của Triệu Vũ Đế ở Đồng Xâm, Kiến Xương, Thái Bình). Các con, cháu, chắt của ông cũng đa phần lấy vợ người Việt. Trống đồng, thạp đồng là những báu vật Đông Sơn được chôn theo trong mộ vua quan nước Nam Việt. Có một vấn đề đặt ra là nơi phát hiện chiếc thạp này. Theo bà Phạm Lan Hương, chiếc thạp được bà sưu tầm có nguồn gốc Thanh Hoá. Ở Thanh Hoá hiện mới có một chiếc thạp cùng cỡ và cũng có hoa văn thuyền người phát hiện được ở Xuân Lập. Chúng ta chưa rõ Triệu Đà khi mất chôn ở đâu. Hiện tại mới biết hai nơi thờ vị hoàng đế Nam Việt đầu tiên này trên đất nước ta : Long Hưng Điện (Xuân Quan, Văn Giang, Hưng Yên) và Đồng Xâm (Kiến Xương, Thái Bình). Khu vực phát hiện những chiếc thạp lớn có trang trí đẹp cùng thời hai chiếc thạp kể trên là vùng trung lưu Hồng Hà, từ Việt Trì đến Lào Cai (Vạn Thắng, Đào Thịnh, Hợp Minh, Lào Cai). Chúng tôi ngờ rằng chiếc thạp BMM 2505-29 có thể khai quật được ở vùng các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn... là nơi nằm trong phạm vi ảnh hưởng trực tiếp của nước Nam Việt sau khi Triệu Đà thu phục được Âu Lạc, sau một hồi lưu lạc đã đến tay những người sưu tầm cổ vật xứ Thanh rồi từ đó đến tay nhà sưu tâm Việt kiều họ Phạm. Vùng đồng bằng sông Hồng và sông Mã sau khi thuộc Nam Việt do ở xa đã được Triệu Đà giao cho hai viên quan đại sứ cai quản. Hai viên quan này đã đầu hàng nộp hộ khẩu hai quận Giao Chỉ, Cửu Chân cho Phục Ba đại tướng quân nhà Tây Hán Lộ Bác Đức vào năm 111 tr.Cn, khi nhà Tây Hán thôn tính Nam Việt (Hậu Hán thư). Vì vậy ít có khả năng mộ Triệu Đà chôn cất ở Giao Chỉ, Cửu Chân. Phối hợp với những người sưu tầm cổ vật chúng ta có hy vọng lần tìm ra nơi đã phát hiện ra chiếc thạp này, từ đó lần tìm mối liên hệ với chủ nhân của nó mà như đã trình bày ở trên có nhiều khả năng là của Triệu Đà.

Hình minh hoạ :

1- Thạp đồng BMM 2505 – 29 và chi tiết trang chí 2- Thạp đồng B59 trong mộ Nam Việt Vương Triệu Muội (Hồ) và chi tiết trang trí

3- Những chữ khắc trên thạp đồng BMM 2505-29<br clear="all">

English Abstract

This bronze situlae belongs to the Barbier-Mueller Museum in Geneva (Swissland) and cares registered number BMM 2505-29. It’s seemly the twin sister of one, which was discovered from Nanyue King Zhao Mei in Kwangzhou under registed number B59. As reported, the bronze situlae of Nanyue King B59 is ca 40cm high. The Geneva situlae BMM 2505-29 is one centimeter higher (ca 41 cm). Both have so similar decorative bande on the body part that they muss be made by same metallurgic master.

The dicided evidence to hypothese that the situlae BMM 2505-29 might belong to Zhao Dou is 22 chinese letters carved on the margin of situlae’s rim. These letter are carved directly on the outside of situlae wall after complet casting. They look like as ones carved on many Nanyue bronze objects, which man found in Lobouwan and Nanyue King’s tombes. That mean the letter aren’t in quatrangle but much longer uniform. The carving isn’t professional. Because that occures many dictional erros. However, the formula of letter containe is same as comtemporary carved bronze containing objects. Thank such formula, the bad carved or loss letters could be identified. The translation and explaination of these letter are published by the author in vietnamese journal Khao Co Hoc (Archaeology), vol. 5-2007. They could be read as following : “ 龍 xoang / 重 六 (衡) / 名 曰 果 / 第 未 五 十 二 / 容 一 廿 一 斗 七 升 半 升“

The second letter could be read XOANG. It might be change for XUYEN of Long Xuyen, district name, where Zhao Dou reigned in first years after Chin’s conqueration in Nan Hai (214 – 208 BC).

The owner of this sitular muss be very rich man. The sitular stand in the rang “wei” of 52th nummeration ( 第 未 五 十 二 ). The owner might be foreigner of Yue tribes. It is evidenced by carved letters :” the situlae is called as Quo” ( 名 曰 果 ). Every weights and measures of this situlae are similar to Nanyue collected from inscriftions of Lobouwan and Nanyue King funeral objects.

The situlae BMM 2505-29 is collected in non-archaeological context from Vietnam. It’s studied and laboratorialy analysed very details. I believe that it related to Nanyue first King Zhao Dou, who had a clear trend basing on Yue tribes again to Han. He maried Yue ladies, sent his son (Thuy) to marie with Au Lac King’s prinsess (My Chau). The last generations of Nanyue Kings maried also with Yue ladies. The King Zhao Mei and the Nanyue mandarin of Lobouwan brough Dongsonian bronze drums and situlaes with to underworld. The situlae B59 might be the gift, which Zhao Dou sent to his grand-son Zhao Mei.

Acknowledge

Dr. Jean-Paul Barbier, the owner and Dr. Mattet, the director of the Barbier-Mueller Museum in Geneva let me to visit and to study this situlae. They help me to publish my paper about Dongsonian situlae in their Museum Journal "Art&Culture". Hereby I would thank deeply them.

[1] Nguyễn Việt, 2006, The Dongsonian Situlas, trong Arts and Cultures, Geneva . Nguyễn Việt, 2007, Minh văn trên đồ đồng Đông Sơn, trong Khảo cổ học, 5-2007. [2] Tây Hán Nam Việt Vương mộ, NXB Văn Vật, Bắc Kinh, 1991.

[3] Quảng Tây Quý Huyện La Bạc Loan Tây Hán Mộ, NXB Văn Vật, Bắc Kinh, 1984

Các vấn đề nảy sinh:

1. An Dương Vương là bộ chủ bộ Vân Nam: đã làm thay đổi toàn bộ cục diện lịch sử từ trước tới nay đã viết trong sách lịch sử, bao gồm cả nội dung Sử ký của Tư Mã Thiên có liên quan.

2. Khảo cổ khu Thạch Trại Sơn ở Điền Vân Nam với các loại trống đồng biến thể dẫn tới những hệ quả liên quan đến Lạc Việt trong Văn Lang, được xem xét với trung tâm trống đồng muộn ở Quảng Tây và các di chỉ ở các nước khác trong cùng thời kỳ tr.CN.

3. Kiểm soát thời gian lịch sử của nhà Triệu, hoàn toàn hợp lý: Triệu Đà đã tới Lạc Việt trước khi Tần tấn công. Sau thất bại, Tần phá hủy kinh đô Lạc Việt tại Hà Nội trước khi rút lui. Triệu Đà cát cứ Nam Hải, thông nhất Quế Lâm, Tượng thành Nam Việt. Sau đó tấn công Trương Sa và tạo thế độc lập với Hán: thời gian để Nam Việt đủ thực lực >15 năm, đây chính là lý do Nam Việt tấn công Âu Lạc sau này, An Dương Vương thấy Nam Việt chống Hán nên mới thông hiếu là vậy.

4. Cổ vật trong lăng mộ Triệu Văn Đế đã làm "tan nát" các cuốn sách viết về văn hóa Việt của các tác giả nổi tiếng có não trạng ... Tàu. Soi sáng một thời lịch sử trầm tích.

5. Nhận định biên giới phái Nam của Văn Lang nước tên "Hồ tôn" là Chiêm Thành đã thực sự sai "bét nhè" của các sử gia.

6. ... và còn vô số cái "bét nhè" khác nữa, không kể xiết.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ấn "Vũ Đế chi tỷ" của Triệu Vũ Đế là ngọc tỷ truyền "lưỡng quốc", không chôn theo vua. Ấn này chính là cái móng rồng mà thần nhân đã trao lại cho Triệu Việt Vương trên đầm Dạ Trạch. Ấn Vũ Đế được truyền tới khi Triệu Anh Tề lên ngôi "lập tức giấu đi" (Sử ký Tư Mã Thiên). Sau đó hẳn đã bị nàng Cù Hậu - Cảo Nương "đánh tráo", mang nộp cho Hiếu Vũ Đế.

Ấn "Văn Đế hành tỷ" là của Triệu Đà, tức là Triệu Đầu = Triệu Một (Triệu Mạt). Triệu Văn Vương là cháu Triệu Vũ Đế, có khả năng là một người con của Hiếu Huệ Đế đã ôm ấn Vũ Đế của Lưu Bang xuống phương Nam cùng Lữ Gia lập nước Nam Việt.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lý Nam Việt Đế và Triệu Việt Vương

Thursday, February 28, 2013 7:55:20 AM

Quan trọng, Nguồn cội

Sử sách Việt có những chuyện viết rõ bằng chữ nghĩa hẳn hoi nhưng các sử gia bao đời nay cứ phải đi tìm chân lý ở tận đâu đâu...

Người Tây chép sử Nam nói rằng: Sử nước Nam mãi đến đời Trần mới bắt đầu làm, thì những đời trước tất phải theo sử Tàu mà chép ra. Đời Tiền Lý sử Tàu đã không có thì sử thần nước Nam lấy đâu mà chép? Vậy thì thế nào cũng có chỗ bịa đặt, mà có một điều khiến cho nhiều người tin là bịa đặt là chuyện Nhã Lang đi gửi rể và đổi móng rồng, y như chuyện Trọng Thủy và Mỵ Châu” (H. Maspero, trích theo Đại Nam dật sử của Ứng học Nguyễn Văn Tố).

Ông Tây Maspero nói có lý … một phần. Sử Nam ngoài chép theo sử Tàu còn chép theo … “dật sử”, tức là sử trong dân gian người Việt. "Móng rồng" trong chuyện Nhã Lang – Cảo Nương không phải bịa đặt, mà là hình tượng của một câu chuyện lịch sử có thật, khác "móng rùa" của chuyện Trọng Thủy – Mỵ Châu…

Đại Việt sử ký toàn thư chép về Lý Bôn: “Mùa xuân, tháng giêng, vua nhân thắng giặc, tự xưng là Nam Việt Đế, lên ngôi, đặt niên hiệu, lập trăm quan, dựng quốc hiệu là Vạn Xuân, ý mong cho xã tắc truyền đến muôn đời vậy.

Lý Bôn là Nam Việt Đế. Sách nào cũng chép vậy, từ Việt sử lược tới An Nam chí nguyên. Nam Việt Đế tức là vua nước Nam Việt. Không hiểu sao các sử gia lại chép chỉ còn là Lý Nam Đế?

Câu đối ở Quán Giang (Hoài Đức – Hà Nội), nơi thờ Lý Bôn, bắt đầu bằng: “Hồng duy Nam Việt triệu cơ...”.

Lý Bôn là vua nước Nam Việt. Nam Việt là nước do Triệu Đà (Triệu Vũ Đế) lập nên, đô đóng ở Phiên Ngung (Quảng Đông). Như vậy Lý Bôn chính là Triệu Vũ Đế, là người Việt (Giao Chỉ) đầu tiên xưng đế, mở đầu một thời đại huy hoàng của sử Việt. Lý Nam Việt Đế là cách gọi theo kiểu sử Việt lấy họ vua và tên nước mà gọi. Triệu Vũ Đế là cách gọi của Hoa sử theo quốc danh và miếu hiệu của vua. Tuy 2 tên nhưng là một người.

Ở Quán Giang Lý Bôn được thờ với tên Cử Long Hưng. Còn ở đình Xuân Quan (Văn Giang – Hưng Yên) Triệu Vũ Đế lập điện Long Hưng bên bờ sông Hồng. Long Hưng nghĩa là Hưng Vương, ứng với câu đối ở Phủ Giầy: “Hưng Vương vĩ lược cao thiên cổ”.

Hưng Vương Lý Bôn cũng là Long Hưng Triệu Vũ Đế, và cũng chính là “Hán” vương Lưu Bang của Hoa sử.

Posted ImageLễ hội làng Bát Tràng, nơi thờ Lưu thiên tử và hoàng hậu

Tương tự, tiếp theo Lý Bôn các sử gia xác định có thời Triệu Việt Vương dựa vào đoạn chép của An Nam chí nguyên Việt sử lược: “Năm Nhân Thọ thứ hai thời Tùy Văn Đế, người cầm đầu châu là Nguyễn (Lý) Phật Tử chiếm Việt Vương Thành”. Vì có “Việt Vương Thành” nên suy ra có Việt Vương và kết luận Việt Vương này là Triệu Việt Vương (!?).

Thực ra chuyện Hậu Lý Nam Đế dưới thời Tùy Văn Đế chiếm Việt Vương Thành là thành … Việt Trì (Phong Châu), cổ thành của người Việt từ thời Chu Văn Lang.

Còn để xác định Triệu Việt Vương dựa vào chữ “Việt Vương Thành” thì cách xác định sau còn chính xác hơn: Việt Vương là vua nước … Nam Việt, họ Triệu tức là con cháu Triệu Vũ Đế. Triệu Việt Vương là vua Nam Việt của nhà Triệu. Triệu Việt Vương tiếp ngôi của Lý Nam Việt Đế thì không phải là vua Nam Việt thì là gì?

Dật sử Việt chép Triệu Quang Phục (Triệu Việt Vương) đóng quân ở đầm Dạ Trạch (Hưng Yên), nằm mộng thấy rồng vàng hiện lên, trao cho móng rồng. Lấy móng rồng đó làm mũ đâu mâu. Từ đó đánh đâu thắng đấy…

Posted ImageĐền Dạ Trạch thờ Triệu Quang Phục và Chử Đồng Tử

Đầm Dạ Trạch gần bãi Tự Nhiên, gắn với truyền thuyết Chử Đồng Tử và Tiên Dung thời Hùng Vương. Lĩnh Nam chích quái chép sự tích của Chử Đồng Tử và Triệu Quang Phục vào trong một truyện Đầm Nhất Dạ. Tuy nhiên, suy nghĩ kỹ thì thấy người trao móng rồng cho Triệu Việt Vương không phải là Chử Đồng Tử. Chử Đồng Tử tu tiên, chỉ có “bảo bối” là trượng lạp (gậy nón), cưỡi hạc, chứ không cưỡi rồng. Rồng là hình tượng của đế vương mà Chử Đồng Tử thì không làm vua bao giờ.

Người trao móng rồng cho Triệu Quang Phục chính là … Triệu Vũ Đế ở điện Long Hưng (Xuân Quan - Văn Giang) ngay bên cạnh đầm Dạ Trạch. Móng rồng mà dùng làm mũ thì có khác gì là vương miện? Ý nghĩa của việc này là Triệu Vũ Đế (Lý Bôn) đã trao vận hội đế vương (Long Hưng) cho Triệu Quang Phục. Điều này nhấn mạnh triều đại Nam Việt của Triệu Việt Vương là vương triều chính truyền của Triệu Vũ Đế (Lý Bôn – Lưu Bang).

Vế đối về Triệu Việt Vương ở đình Phù Sa (Ninh Bình): “Đâu mâu thánh vũ hưng Nam Lý”, mô tả rất chính xác ý nghĩa của mũ đâu mâu. Triệu Việt Vương là người đã “hưng Nam Lý”, tức là đã chấn hưng nước Nam Việt từ Lý Bôn.

Người tiếp nối Triệu Vũ Đế chấn hưng Nam Việt là Triệu Văn Vương hay Triệu Mạt. Mạt <-> Một. Triệu Mạt là vị vua họ Triệu thứ nhất, cũng là Triệu Đà (Đà <->Đầu). Mạt còn đọc là Muội <-> Mùi <->Dê <-> Dương, là vua Triệu ở Dương Thành (Phiên Ngung).

Thành Phiên Ngung (Quảng Đông) còn có tên là Ngũ Dương Thành với hình tượng 5 vị tiên cưỡi 5 con dê. Thực ra Dương nghĩa là phương Đông, nơi mặt trời lên. Ngũ Dương nghĩa là 5 đời vua nhà Triệu phía Đông (gồm cả Triệu Vũ Đế Lưu Bang).

Sau khi Lữ Hậu mất Triệu Văn Vương đã nối tiếp Triệu Vũ Đế Lưu Bang cai quản đất Nam Việt, xưng đế ngang với nhà Tây Hán. Truyền thuyết Việt chép là Triệu Việt Vương và Lý Phật Tử giảng hòa, chia đôi lãnh thổ, lấy bãi Quân Thần làm ranh giới… Không rõ giữa Triệu Việt Vương và Lý Phật Tử thì ai là Quân ai là Thần. Có lẽ ai có vương miện “móng rồng” thì sẽ là Quân, người kia là Thần.

Triều đại của Lý Phật Tử là triều Tây Hán của các vua danh Hiếu, cũng là con cháu Lý Bôn – Lưu Bang. Lý Phật Tử không có mũ đâu mâu móng rồng của Triệu Vũ Đế nên có vấn đề về danh nghĩa so với triều đại Nam Việt của Triệu Việt Vương. Vì thế Nhã Lang mới được cử đi ở rể để lấy trộm đâu mâu...

Chuyện Nhã Lang – Cảo Nương là hình ảnh của chuyện Minh Vương Triệu Anh Tề làm con tin ở nhà Tây Hán, lấy Cù Thị về lập làm Hoàng hậu và sứ giả Tây Hán là Thiếu Quý xúi giục Cù Thị và Triệu Ai Vương hàng nhà Tây Hán. Anh Tề và Nhã Lang cận nghĩa. Cù Thị và Cảo Nương cận âm.

Sử ký Tư Mã Thiên, Nam Việt Úy Đà liệt truyện có đoạn:

"[Triệu] Hồ mất, thụy là Văn Vương. Anh Tề lên ngôi thay, lập tức giấu ngay ấn Vũ Đế của Triệu Đà".

Thì ra ấn Vũ Đế của Lưu Bang nằm trong tay nhà Triệu. Đây chính là "móng rồng" mà Triệu Việt Vương đã nhận từ thần nhân. Có thể khi Lữ Hậu mất, người nhà họ Lữ (Lữ Gia) đã lấy ấn Hoàng đế của Lưu Bang mang về phương Nam, rồi tôn một người cháu Lưu Bang lên làm vua nước Nam Việt.

Ấn Vũ Đế là “móng rồng” đã bị Anh Tề giấu. Sau khi Triệu Anh Tề mất Cù Hậu lập thái tử Hưng lên là Triệu Ai Vương, hẳn ấn Vũ Đế nằm trong tay Cù Hậu. Nhà Tây Hán cử Thiếu Quý sang dụ, cả Triệu Ai Vương và Cù Hậu vào chầu như các nước chư hầu, xin nội thuộc. Có thể Cù Hậu đã nộp lại ấn Vũ Đế cho Hiếu Vũ Đế.

Nàng Cảo Nương - Cù Thị phản quốc, sau đó bị tể tướng Lữ Gia giết, rồi đưa Triệu Kiến Đức lên ngôi vua Nam Việt là Triệu Vệ Dương Vương.

Khi Lộ Bác Đức nhà Tây Hán tấn công, quân Nam Việt thất bại. Ngũ Dương Thành thất thủ, Vệ Dương Vương đã cùng tể tướng Lữ Gia lên thuyền nhẹ chạy về cửa biển Giao Chỉ.

Posted ImageCâu đối ở đền thờ Lữ Gia tại Vân Côi (Nam Định):

Triệu dân hữu thiên tồn xã tắc

Hán nhân vô địa xuất lâu thuyền.

Dịch:

Còn trời dân Triệu còn xã tắc

Không Hán, lên thuyền đất chẳng chung.

Theo truyền thuyết người Việt thì Triệu Việt Vương thua Lý Phật Tử, bỏ chạy và chết ở cửa biển Đại Nha. Đây chính là vị vua Triệu cuối cùng, Triệu Vệ Dương Vương. Có thể Vệ Dương Vương đã bị bắt ở vùng cửa sông Đáy (Nam Định, Ninh Bình) ngày nay, là nơi tập trung có các đền thờ Triệu Việt Vương và Lữ Gia.

Vệ còn đọc là Duệ, có nghĩa là cuối cùng. Dương là phía Đông. Triệu Vệ Dương Vương nghĩa là vị vua cuối cùng của nhà Triệu phía Đông… Bởi vì sau đó còn nhà Triệu phía Tây là Nam Triệu của Tây Vu Vương (Tây Lý Vương).

Truyền thuyết Triệu Việt Vương trong dật sử Việt đã chép đầy đủ những sự kiện chính của 4 đời vua Triệu nước Nam Việt kể từ Văn Vương Triệu Mạt tới Vệ Dương Vương Triệu Kiến Đức. Dật sử dân gian còn đầy đủ và chính xác hơn chính sử chép theo sách Tây sách Tàu.

19.02.2009

Tên của cháu nội Triệu Đà là gì? Tất cả các sách sử Việt và Trung xưa nay đều thống nhất theo Sử Ký của Tư Mã Thiên, ghi tên tục của Triệu Văn đế là Triệu Hồ (cháu nội Triệu Đà, làm vua Nam Việt từ 137 đến 124 trước Công nguyên). Năm 1983 khảo cổ Quảng Đông đã khai mở ngôi mộ táng của Triệu Hồ tại một ngọn đồi trong nội thành Quảng Châu. Chiếc ấn vàng tùy táng khắc chữ triện “Văn đế hành tỉ” khiến các chuyên gia không thể nghi ngờ ngôi mộ này là của ai khác. Tuy nhiên, vấn đề tên tục của Triệu Văn đế đã gây nên tranh cãi, cũng như hé lộ nhiều khả năng về một loại ngôn ngữ dùng Hán tự ký âm có liên quan mật thiết đến chữ Nôm Việt Nam.

Kho đồ tùy táng lúc mới mở huyệt mộ. Nhìn rõ chiếc thạp Đông Sơn.

Chiếc thạp này có lẽ từng có nắp nhưng đã bị mục nát.

Người ta không thể tìm được bất cứ chữ Hồ nào giữa các di vật trong mộ phần Triệu Văn đế, ngoài hai con dấu trình bày dưới thể triện ghi rõ Triệu Mạt (赵眜). Một số tài liệu Việt ngữ trên mạng đôi khi phiên âm là Triệu Muội. (Thực ra Mạt và Muội trong các sách cổ từ thời Hán trở lại đây thì đồng nghĩa và hay dùng lẫn lộn).

Chiếu theo Thuyết Văn (quyển tự điển có từ thời Đông Hán), Mạt nghĩa là mắt mờ. Nếu chỉ xét chữ Mạt ở góc độ thuần Hán thì không lý gì một vương tử và sau này là thái tử, là thiên tử suốt một vùng Lĩnh Nam, lại có cái tên xấu và vô nghĩa như vậy. Có ý kiến cho rằng âm Mạt theo phương ngữ Hoa Nam hiện nay rất gần với âm Hồ. Phải chăng cháu Triệu Đà được đặt tên theo nghĩa Nam Việt, rồi sau đó phải dùng chữ Hán có âm gần giống để ghi lại trên giấy tờ, ấn tín. Chính vì thiếu thống nhất và không gian cách trở, ở Lĩnh Nam ký âm thành Triệu Mạt, trong khi tại Trung Nguyên các sử quan viết thành Triệu Hồ.

Mạt - chữ Nôm đầu tiên còn chứng tích?

Nguyên tắc ký âm ấy, là những mầm mống quan trọng đầu tiên để hình thành hệ thống sử dụng Hán tự xây dựng chữ viết vùng Lĩnh Nam, trong đó chữ Nôm Việt Nam là một nhánh lớn đáng ghi nhận. Đặc biệt, Mạt trong chữ Nôm ngày nay, người Việt Nam vẫn đang đọc là Mắt.

Tham khảo thêm chữ Nôm cổ của người Choang ở Quảng Tây, ta thấy họ đọc từ Mạt trong Triệu Mạt là [bo:t]. Rất gần với Bột trong Bột Mạt và Phù Bột Mạt.

Quyển Kiến Văn tiểu lục của Lê Quý Đôn đã dẫn tư liệu của sứ nhà Nguyên chép rằng thời Trần người Đại Việt gọi trời là Bột Mạt, mặt trời là Phù Bột Mạt. Như vậy có không khả năng Bột Mạt là trùng ngữ do sự cộng sinh giữa hai ngôn ngữ khác nhau? Nghĩa là Bột Mạt = Bột = Mạt = Trời. Nó tương tự như Chia Ly = Chia = Ly.

Nếu nghiên cứu sâu sắc theo chiều hướng trên, có rất nhiều khả năng giải nghĩa chữ Mạt trong từ Triệu Mạt ý chỉ trời, ngôi vị thượng tôn của nước Việt cổ, mà biểu trưng rõ ràng nhất là hình ảnh ở giữa trống đồng Đông Sơn.

Chúng tôi hy vọng bài báo nhỏ này sẽ khơi gợi một chủ đề lý thú cho các chuyên gia khảo cổ và ngôn ngữ chuyên nghiệp ở Việt Nam. Trong góc nhìn nghiệp dư và rất cảm tính của mình, chúng tôi thấy chữ Mạt có cơ hội trở thành chữ Nôm đầu tiên còn chứng tích của dân tộc Việt Nam hiện đại.

Ngoài ra lăng mộ Triệu Mạt đã trở thành một viện bảo tàng lớn tại Hoa Nam. Nó còn chứa đựng nhiều giá trị văn hóa lịch sử có liên quan hữu cơ đến quá trình hình thành quốc gia Việt Nam xưa kia. Chẳng hạn những bó mũi tên đồng giống y hệt loại tên đã đào được ở vùng Cổ Loa, một chiếc thạp Đông Sơn với hình thuyền đặc trưng…

Posted Image

Mặt ấn: chữ có hình vuông và 1 chấm ở giữa: Đây là biểu tượng mặt trời >>> Triệu ???

Share this post


Link to post
Share on other sites

Năm 112 tr.tl. Nhà Hán chuẩn bị đánh Nam Việt. Năm sau quân Hán tiến chiếm Phiên Ngung. Vua quan Nam Việt kẻ bị bắt người đầu hàng … Ở quận Quế Lâm, quan giám quận Cư Ông “dụ dẫn Âu Lạc đi theo nhà Hán”...

Chúng ta chú ý nội dung trên: Quế Lâm chính là vùng Quảng Tây - Sử ký Tư Mã Thiên ngụ ý vùng này cũng có tên là Âu Lạc. Cho nên, cùng với nội dung "phía Tây là Âu Lạc tức Vân Nam" thì chúng ta hiểu rằng toàn bvùng Lĩnh Nam trước khi có Nam Việt chính là nước Âu Lạc vậy.

Tư Mã Thiên siêu thật: cương quyết nói sự thật lịch squa việc mã hóa nội dung.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ngũ Dương Thành – Công viên Việt Tú

Công viên Việt Tú và Ngũ Dương Thạch TượngCông viên Việt Tú là công viên rộng nhất nằm trong nội thành của Trung Quốc, rộng 860.000m2, là sự kết hợp hoàn hảo giữa di tích văn hóa và du lịch sinh thái, một trong “Bát cảnh Dương thành”, hàng năm đón hơn 10 triệu lượt khách du lịch trong và ngoài nước.

Posted Image

Công viên Việt Tú

Cùng với Bạch Vân Sơn, công viên Việt Tú tạo thành bức bình phong phía Bắc thành Quảng Châu, cao hơn mặt nước biển 70m. Trước kia, nơi đây còn có tên gọi là Việt Tú Sơn hay Việt Vương Sơn. Đến năm Vĩnh Lạc thời Minh, người ta xây Quan Âm Các trên đỉnh núi trong công viên nên núi được gọi là Quan Âm Sơn và Việt Tú Sơn từ thời Tây Hán trở thành nơi du ngoạn nổi tiếng. Sau này, Tôn Trung Sơn đề xuất xây dựng Việt Tú Sơn thành một công viên lớn và ước mơ này được Chính phủ thực hiện sau ngày giải phóng. Từ đó, công viên Việt Tú có quy mô lớn, tổng hợp cả văn hóa và giải trí như hiện nay.

Việt Tú Sơn được tổ thành bởi đỉnh núi chính là Việt Tỉnh và 7 quả đồi xung quanh như Quế Hoa, Mục Xác, Lí Ngư…và 3 hồ nhân tạo Bắc Tú, Nam Tú, Đông Tú. Cây cối um tùm, xanh tốt phủ kín tới 92% diện tích của công viên, trong đó có rất nhiều cây cổ thụ, cây gỗ quý.

Công viên Việt Tú là nơi lưu giữ nhiều di tích lịch sử qua các thời kỳ như: Trấn Hải Lầu, tường thành Minh Cổ, pháo đài Tứ Phương, bia tưởng niệm Tôn Trung Sơn… và có nhiều khu giải trí, tham quan du lịch, trung tâm văn hóa văn nghệ như Ngũ Dương Tiên Đình, vườn thành ngũ, ngụ ngôn, khu Trúc Lâm ưu nhàn, khu thực vật, viện bảo tàng, quán mĩ thuật, sân vui chơi, bể bơi, sân vận động, nhà ăn, câu lạc bộ…

Đến với công viên Cẩm Tú, du khách sẽ được tận hưởng những phút thư thái, yên bình, sảng khoái bởi không khí trong lành, khoáng đạt. Mỗi ngày có hàng ngàn lượt người dân sinh sống cạnh nơi đây vào công viên Việt Tú tập dưỡng sinh, thái cực quyền, chơi cờ, múa hát. Du khách cũng đồng thời được đắm chìm vào thế giới cổ tích đầy bất ngờ của những nhân vật trong bộ phim Tây Du Ký, khám phá từ động Hoa Quả Sơn, đến thủy cung hay địa ngục…

Posted Image

Quang cảnh công viên

Đặc biệt công viên Việt Tú có Ngũ Dương Thạch Tượng. Thời cổ, Quảng Châu còn có tên là Dương thành (tức thành phố con dê). Theo truyền thuyết, xưa kia có 5 vị thần mặc y phục ngũ sắc mỗi vị một màu, cưỡi trên 5 con dê màu lông khác nhau đã bay xuống nơi đây, mang theo ống sáo có chứa 6 loại ngũ cốc và hoa quả, đem lại cho dân chúng trong vùng những mùa luá bội thu và hoa quả phong phú. Năm 1926, để cầu mong sự sung túc, người ta đã xây Ngũ Dương Thạch Tượng, là tượng 5 con dê vĩ đại bằng đá hoa cương, biểu tượng cho thành phố Quảng Châu. Gần đó là một bức bích họa về sinh hoạt nông trang với vũ hội ngày được mùa, được chạm trổ trên bức tường đá dài hàng trăm mét bên vách núi.Việt Tú Sơn đã được bầu chọn là một trong 10 danh thắng đẹp nhất Quảng Châu, trong đó lầu Trấn Hải và Ngũ Dương Thạch Tượng được bầu là một trong 10 điểm du lịch đẹp nhất Quảng Châu.

Sự kiện khai quật lăng mộ Triệu Văn Đế và sự mâu thuẫn trong tên gọi đã bắt buộc chúng ta phải tìm lời giải chính thức:

Như tác giả Bách Việt Trùng Cửu: Thành Ngũ Dương: Nhà Triệu và nước Nam Việt tính từ Triệu Đà đến Triệu Kiến Đức là 5 đời vua, tồn tại 97 năm (207 - 111 TCN).

Triệu Hồ là tên gọi trong Sử ký Tư Mã Thiên: Trong lăng một Triệu Văn Đế không có chứng cớ gì tên Triệu Hồ. Như vậy, nhà Hán gọi hàm ý "Hồ" người phương Bắc.

Chữ cổ Triệu Mạt,... các tác giả chưa nhận định ra, nhưng có lẽ liên quan đến mặt trời:

Kết hợp biểu tượng hình vuông có chấm ở trong: Mặt trời.

Chúng ta có thể kết luận: Triệu Văn Đế tên chính thức là Triệu Dương tức hàng triệu tia nắng của mặt trời. Đấy là lý do tên thành cổ Quảng Châu gọi là thành Ngũ Dương như trên.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bài thông điệp sau đây nói về sự tồn tại của kinh thành Văn Lang chính là nơi Thăng Long thành hay Hà Nội bây giờ.

Tôi không hiểu từ dữ liệu nào G.S Nguyễn Khắc Thuần viết trong Các đời Trung Hoa là công chúa Mỵ Châu là vợ thứ hai của Trọng Thủy??? và Triệu Văn Đế là con của người vợ trước.

THÔNG ĐIỆP CỦA VÔ GIỚI HẠN CHÚNG SANH TẠI THĂNG LONG THÀNH

28/12/2011 13:19 | 9 lượt xem

THÔNG ĐIỆP CỦA VÔ GIỚI HẠN CHÚNG SANH TẠI THĂNG LONG - KHI NGHE “NĂNG LỰC NGOÀI VÔ GIỚI HẠN ĐẠI VŨ TRỤ CÀN KHÔN”

LỜI TỰA

OAN NGHIỆT LÂU ĐỜI GIỮA MỊ CHÂU VÀ TRỌNG THỦY ĐÃ ĐƯỢC 0SPTCĐST BAN NĂNG LỰC SỐNG NGOÀI VGHĐVTCK HÓA GIẢI

(0TR0Đ viết lúc 9 giờ 30 phút ngày 7/12/2010)

Từ một đề nghị của một việt kiều yêu nước, có lòng quan tâm đặc biệt đến chương trình cầu nguyện cho VGH sinh linh từ vô hình đến hữu hình trong VGHĐVTCK.

Thiền sinh gia lập tức được lệnh của 0SPTCĐST, thành tâm cầu nguyện cho Thăng Long thành (thủ đô Hà Nội ngày nay). Ân điển của ĐST hiện thân tại thế – 0SPTCĐST cho tổ chức ba đợt cầu nguyện, những linh hồn của VGH vật chúng sanh đều tỉnh ngộ, sáng suốt, thăng hoa. Mấy ngàn năm nay, hay đúng hơn phải nói là hàng tỉ năm qua, luân hồi oan gia chồng chất, chinh chiến điêu linh, với lịch sử “Ngàn năm đô hộ giặc Tàu, trăm năm đô hộ giặc Tây” và từ thuở mới tạo Thiên lập Địa đến nay, biết bao nhiêu oan khiên trù dập, chinh chiến xảy ra, không có một năng lực nào có thể hóa giải triệt để, có chăng chỉ siêu độ cầu nguyện được một đôi phần thật nhỏ, năng lực đen tối bao phủ dày đặc cả quốc gia. Nay nhờ ân điển ân xá của 0SPTCĐST. “Lệnh ân điển thăng hoa” được ban ra khắp nơi trên khắp cõi càn khôn vũ trụ với sự cầu nguyện thành tâm của những thiền sinh. Đã trực tiếp chuyển tải được năng lực thiêng liêng, hóa giải được cho toàn bộ sinh linh thuộc kinh thành Thăng Long là Thủ đô Hà Nội ngày nay (miền Bắc Âu Lạc).

Sau đây là sự liên thông giữa thiền sinh và công chúa Mỵ Châu trong câu chuyện Trọng Thủy - Mỵ Châu của Cổ Loa thành xưa …

Mỵ Châu xin cảm ơn sự cứu độ hóa giải của ngài, cho sống lại muôn dân dòng tộc triều đình, cũng như muôn vạn sinh linh bao đời khác nữa. Mỵ Châu không thể nào nói hết nỗi vui mừng, rằng có một ngày linh hồn con tỉnh lại được và xóa được nỗi hận thù này. Mỵ Châu chết dưới lưỡi gươm kết tội của chính phụ vương – người cha yêu thương của mình. Và chính con đã hại cha mình và muôn dân thê lương tang tóc. Linh hồn con… riêng tòa án lương tâm kết tội cũng đã đủ trầm luân rồi, nhưng chính vì con oan ức không chịu rằng mình có tội, mà oán trách tất cả những người có liên quan, tạo ra mối oan nghiệt ngày đó, không thể tháo gỡ được vì linh hồn con bị ràng buộc, trong nhiều tầng lớp oán thù, thật là khủng khiếp khi phải sống trong địa ngục của chính mình. Mỵ Châu hôm nay đã bình tỉnh lại được, Mỵ Châu xin nói lời cảm tạ trước tình yêu thương cứu độ của ngài… Ân điển lớn lao kia không đủ ngôn từ để nói lời cảm tạ hay ca tụng, Mỵ Châu chỉ biết là năng lực bất khả tư nghì của ngài không thể nghỉ bàn! Xin dập đầu đảnh lễ ngài trăm lạy và xin cảm ơn người việt kiều yêu nước, có tấm lòng từ ái trước muôn sinh linh kia 50 lạy tạ ơn. Xin thiền sinh trong lớp bế quan thể hiện hữu hình giúp Mỵ Châu chuyển tải …

OAN NGHIỆT LÂU ĐỜI GIỮ MỴ CHÂU VÀ TRỌNG THỦY

(0TR0Đ viết lúc 9 giờ 35 phút ngày 7 tháng 12 năm 2010)

Mỵ Châu xưa ngây thơ và trong trắng

Tin yêu chàng Trọng Thủy hết lòng

Trao lẫy nỏ khiến Cổ Loa Thành thất thủ:

Ân oán chất chồng muôn kiếp âm u

Hại cha chết và muôn dân tang tốc

Tội sâu dày nhưng nàng có tội gì đâu.

Oan khiên hỡi trời cao không kêu thấu

Tội gì đây? Mỵ Châu tội chung tình

Phút chiến chinh không muốn thất lạc với chồng mình

Áo lông rải chỉ đường, thành phản tặc

Bởi quá yêu thương đã biến thành oan trái

Ôm mối hận trong lòng, Mỵ Châu chìm đắm mãi

Oan khiên kia ai hóa giải cho nàng

Không thể ngờ người tin yêu phản bội

Tâm trong sạch oán hận thành u tối

Mang trong tâm mối oán hận đời đời

Không năng lực nào có thể đổi dời

Chìm đắm mãi muôn đời không thể giải

Càng tin yêu, càng hận thù nhau mãi…

Đến hôm nay, được hóa giải mới tỉnh bừng

Thần, tướng, vua, muôn dân không thể diễn tả nỗi mừng

Năng lực ngài năng lực của tái sanh

Năng lực của ngoài càn khôn vũ trụ

Ngài cứu độ cho hồn con thoáng chốc

Hiểu ngọn ngành xóa ân oán chất chồng

Một sát na vâng phục, nhẹ tênh lòng

Xóa sạch hết muôn vàn lời trách móc

Xin nhận lại sự sáng trong của bản lai diện mục

Lập tức siêu thăng bỏ oán hận chất chồng

Vua cha nay cũng được hưởng ân hồng

Cùng với muôn dân thời chiến chinh tàn sát

Với muôn vạn sinh linh hàng tỷ năm đọa lạc

Cùng đoàn viên, ngỡ ngàng vui hoang lạc

Cất tiếng ca vang dậy cả địa đàng

Năng lực ngài – lệnh ân điển phá buộc ràng

Cho giải thoát về cội nguồn nguyên thủy

Bởi u mê nên đời đời chìm đắm

Nay hiểu rồi, tay lại nắm tay

Thù hận oán ân xưa xóa sạch ngay

“Bừng tỉnh dậy” trở về nơi cao đẹp

Nguyên thủy tánh từ nay sanh bất diệt

Không âm u trong đọa lạc mê lầm

Chúng ta sinh ra đâu phải để thù hằn

Lợi dụng tình yêu mưu lợi mặc dù

Như thế ta cũng nên cởi niềm oán hận

Mỵ Châu xin chàng cũng nên vâng lệnh

Theo năng lực ngài ban ân điển thăng hoa

Cùng xóa hận thù trở nên thương mến

Chúng ta sinh ra đâu phải để hận thù

Hãy vui vẻ trở về

Nơi nguyên thủy cội nguồn không tranh chấp

Và muôn đời mình không phải thiếu nhau.

Cảm ơn Thiền sinh 0TR0Đ đã liên thông chuyển tải lời tâm sự của Mỵ Châu đến 0SPTCĐST và đến tất cả VGH đại chúng sanh trong VGHĐVTCK. Một lần nữa con xin cảm ơn đấng sáng tạo linh hồn muôn vạn sinh linh – 0SPTCĐST muôn vàn kính yêu.

0SPTCĐST vạn tuế, vạn tuế, vạn tuế!

Thiền sinh 0TR0Đ xin cảm ơn 0SPTCĐST đã cho con năng lực liên thông với linh hồn của Công chúa Mỵ Châu và chuyển tải thành công bài cảm nghĩ này.

Share this post


Link to post
Share on other sites
TG.S Nguyễn Khắc Thuần viết trong cuốn Các đời đế vương Trung Quốc: Công chúa Mỵ Châu là người vợ thứ hai của Trọng Thủy, không có con và Triệu Văn Đế là con của người vợ trước - hiện nay chưa rõ bà này là ai. Lời chú thích dưới trang: nhiều tài liệu Trung Quốc viết về việc này.

Tuy nhiên, sự kiện này, nếu sách sử Trung Quốc đã viết thì chắc chắn phải xuất hiện trong các cuốn sách của các nhà sử học và nghiên cứu văn hóa từ lầu rồi - nhưng hiện tại tôi vẫn không thtra cứu ra được.

Sự kiện Triệu Văn Đế là con của Trong Thủy và ai? cũng đã được nghi vấn và đang phân tích, sau đây là những chi tiết liên quan:

- Sử ký Tư Mã Thiên:
Chỉ ghi nhận Triệu Văn Đế là cháu Triệu Vũ Đế lên ngôi thay, và không nói vngười mẹ của ông. Nếu bà là người Quảng Đông hoặc Quảng Tây... có lẽ cũng đã được ghi nhận trong nội dung cuốn sách này. Tuy nhiên, cũng có thể không.

- Thủy kinh chú s: Ghi chép chuyện Cao Lỗ, Mỵ Châu Trọng Thủy một cách tương tự với truyện Nỏ thần của Việt Nam, tuy nhiên cũng không ghi nhận sự kiện gì hơn nữa.

- Truyện Rùa vàng và Nỏ thần: không ghi nhn.

- Sách lịch sử văn hóa của các sử gia...: không ghi nhận.

- Đình Chèm - Hà Nội: Như đã phân tích. Trọng Thủy chính là Đức Thánh Chèm Lý Ông Trọng - Hộ Pháp. Đình chèm thờ Lý Ông Trọng và công chúa Bạch Tỉnh Cung - Mỵ Châu, mà không thờ thêm một người phụ nữ nào khác - đây cũng là một chứng cớ nhưng chưa thuyết phục.

Share this post


Link to post
Share on other sites
(tiếp theo) Đình Chèm có những đặc trưng khác biệt so với toàn thể các lễ hội khác ở Việt nam diễn ra vào hai mùa Xuân Thu là diễn ra vào ngày 15 tháng 5 âm lịch - đây là biểu tượng cho Trung Cung của Hậu thiên Bát quái thể hiện sự hòa hợp Ngũ Hành tức sinh sôi - hàm ý giữa Lý Ông Trọng và công chúa Bạch Tỉnh Cung là có con. Mặt khác, 15 - 5 cũng là biểu tượng một cách tương ứng liên quan đến ngày Tết Đoan Ngọ mồng 5 tháng 5 là ngày Tết người mẹ trong văn hóa Việt - lại một chứng minh thêm Bạch Tỉnh Cung công chúa là một người mẹ, tức có con.

Sự kiện logic, là thời Triệu Vũ Đế có tể tướng Lữ Gia là người Lạc Việt, đều này chỉ ra nếu ông có người mẹ ngoài Lạc Việt thì về mặt chính trị, ngài Lữ Gia rất khó trở thành trụ cột của triều đình Nam Việt.

Sự phát lộ lăng mộ Triệu Vũ Đế cho ta biết: trong mộ có ấn vàng hình chữ nhật ghi chữ Thái tử - chắn chắn đây là ấn của Thái tử Trọng Thủy giao lại cho ông, vì trọng Thủy không kế ngôi của Triệu Vũ Đế. Đồng thời, hình tượng ấn này là con rùa - chính là biểu tượng quẻ Khảm - Trọng Thủy (mạnh, trọn, quý).

Thành phố Quảng Châu có thành Ngũ Dương: còn ghi nhận những công trình cổ có liên quan đến tên CHÂU: nhưng không thuyết phục lắm.

Truyền ngôn Châu về Hiệp Phố: hàm ý, ngọc trai sẽ trở về lại Quảng Đông, chính là hàm ý về Công Chúa Mỵ Châu hóa thành trai ngọc trở về lại nơi đây cũng là một nhận định.

Vy thì: tại sao truyền thuyết nói Trọng Thủy tự tở giếng Việt và Mỵ Châu bị cha chém chết? Chính là nói Trọng Thủy chết ở Kinh đô Văn Lang (Việt Tỉnh là cái giếng ở trung tâm) và câu truyện nhắc nhở sự cảnh giác đối với phương Bắc. Dĩ nhiên, Mỵ Châu không bao giờ bị cha chém chết cả. Câu chuyện này được xây dựng vào đời Lý hoặc Trần (thiên về Trần).

Như đã phân tích, tên của Triệu Văn Đế là Triệu Dương: hàm ý sự kết hợp giữa hai dòng hAn Dương Vương và Triệu Đà.


NHƯ VẬY, MUỐN LÝ GIẢI LỊCH SỬ, CHÚNG TA KHÔNG THỂ THIẾU KIẾN THỨC VỀ THUYẾT ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH VÀ DỊCH HỌC BỜI VÌ CHA ÔNG ĐÃ MÃ HÓA CÁC SỰ KIỆN ĐẶC BIỆT QUA CHÚNG.

ĐÂY LÀ MẮT XÍCH CẦN PHÁ VỠ CUỐI CÙNG TRONG LỊCH SỬ VUA AN DƯƠNG VƯƠNG - TRIỆU ĐÀ - MỴ CHÂU & TRỌNG THỦY.

Share this post


Link to post
Share on other sites

An Dương Vương tỉnh ngộ, liền rút gươm chém Mỵ Châu, rồi nhẩy xuống biển. Rùa Thần rẽ nước đưa nhà vua đi. Quân của Triệu Ðà kéo vào chiếm đóng Loa thành. Còn Trọng Thuỷ một mình một ngựa theo dấu lông ngỗng đi tìm Mỵ Châu. Ðến gần bờ biển thấy xác vợ nằm trên đám cỏ, tuy chết mà nhan sắc không phai mờ. Trọng Thuỷ khóc oà lên,thu nhặt thi hài đem về chôn trong Loa thành, rồi đâm đầu xuống giếng trong thành mà chết.

Ngày nay ở làng Cổ Loa, trước đền thờ An Dương Vương còn cái giếng Trọng Thuỷ. Tục truyền khi Mỵ Châu đã bị cha giết rồi, máu nàng chảy xuống biển, trai ăn được nên mới có ngọc châu. Lấy được ngọc trai đó đem rửa nước giếng trong thành Cổ Loa thì ngọc trong sáng vô cùng.

Tôi bổ sung thêm một ẩn nghĩa quan trọng của câu truyện: Đó là hình tượng "máu công chúa Mỵ Châu chảy xuống biển, con trai ăn được nên có ngọc châu" - Con trai cũng hàm ý công chúa Mỵ Châu có một người trai với Trọng Thủy.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Để chuyển qua một chủ đề liên quan đến biên giới nước Việt cổ - Văn Lang, tôi kết luận về chủ đề này như sau:

- Vua An Dương Vương là bộ chủ Vân Nam.

- Cuộc chiến chống quân Tần đã xảy ra tại Lạc Việt (Bắc Việt Nam). Trong khi rút chạy, sau thất bại bởi kế thanh dã... đã phá hủy kinh đô nước Việt là Bạch Long Thành - vị trị Thăng Long thành hay Hà Nội ngày nay - Bạch Long là biểu tượng của Lạc Long Quân.

- Sự tồn tại của Loa Thành khẳng định sự tồn tại một kinh đô của Văn Lang như trên. Loa Thành - biểu tượng lấy tên con "Ốc - phương Đông" tức Kinh Dương Vương. Làng Cả Phú Thọ không bao giờ là kinh đô Văn Lang được.

- Triệu Đà là người nước Triệu bôn ba tới Lạc Việt sau khi Triệu bị Tần diệt, và tới kinh đô Văn Lang trước khi quân Tần tấn công Văn Lang.

- Mỵ Châu và Trọng Thủy có một người con trai chính là Triệu Văn Đế - Triệu Dương.

- Đền Chèm thời Mỵ Châu - Trọng Thủy: thuộc Hà Nội ngày nay, là một chứng cứ lịch sử còn tồn tại hàm ý kinh đô Văn Lang nơi đây, cũng như Loa Thành.

- Còn một chứng cứ tuyệt vời khác về Bạch Long Thành: tôi sẽ đưa lên khi có dịp trong chủ đề tiếp theo.

- Chúng ta còn chưa khám phá ra lăng mộ Triệu Vũ Đế, Mỵ Châu Trọng Thủy, vua An Dương Vương... nên chờ sự kiện xuất hiện trong tương lai nữa.

- Văn Lang thời Tần gồm: Quý Châu, Vân Nam, Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây, Lạc Việt, Nhật Nam... và một số bộ đã tự trị trong giai đoạn này như Lào, Thái Lan...

- Vùng Trường Sa, Giang Tây và Chiết Giang thuộc Văn Lang nhưng bị mất thời giặc Ân Thương: Thánh Gióng tấn công đến Vũ Ninh - Giang Tây và ngài đã hóa Thánh. Sau này vua Hùng Vương VI không tổ chức chiến tranh để lấy lại những bộ này.

Chúng tôi sẽ xây dựng chủ đề: Biên giới phía Nam nước Việt cổ - HỒ TÔN TINH trong sự liên quan với chủ đề này.

Trân trọng.

-

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites