Thiên Sứ

Giáo Sư Đào Vọng Đức Và Sự Bí ẩn Của Việc Tìm Mộ

36 bài viết trong chủ đề này

Kính thưa quý vị quan tâm

với những hiện tượng bí ẩn mà khoa học chưa giải thích được - Tôi đã nhiều lần đặt vấn đề cho rằng: đây là những cơ hội để những phát kiến khoa học mới xuất hiện. Tất nhiên nó chỉ dành cho những người thích khám phá và chấp nhận thất bại. Nếu như chúng ta chỉ với những kiến thức đã có để phủ nhận một cách đơn giản vì không giải thích được thì không còn gì để bàn. Chính những hiện tượng bí ẩn tồn tại trên hiện tượng thực tế khách quan, như những hiện tượng ngoại cảm, dự báo của Lý Học Đông Phương và những sự huyền bí của nền văn hóa Đông Phương nói chung là những thực tại khách quan cần khám phá. Tôi cũng nhiều lần nói răng Thuyết Âm Dương Ngũ Hành chính là lý thuyết thống nhất vũ trụ mà nhân loại đang tìm kiếm...... Nhân được đọc cuốn sách "Cuộc tìm kiếm hài cốt cố Tổng bí thư HÀ HUY TẬP" mà trong đó có lời nói đầu của GS.VS ĐÀO VỌNG ĐỨC, tôi nhận thấy rằng có rất nhiều điểm tương đồng trong luận điểm của GS về việc khám phá một lý thuyết thống nhất vũ trụ. Bởi vậy, tôi xin đưa lên đây toàn bộ bài viết giới thiệu cuốn sách của GS.VS ĐÀO VỌNG ĐỨC để quý vị tham khảo.

Xin trân trọng cảm ơn!

============================================================

LỜI GIỚI THIỆU

GS.VS.ĐÀO VỌNG ĐỨC

Viện Vật Lý và Trung Tâm Nghiên Cứu Tiềm Năng con người

(Trích trong cuốn sách “CUỘC TÌM KIẾM HÀI CỐT CỐ TỔNG BÍ THƯ HÀ HUY TẬP” ).

Cuộc hành trình tìm kiếm di hài cốt cố tổng bí thư Hà Huy Tập đã hoàn thành với kết quả mong đợi. Có cơ duyên tham gia công việc từ những ngày khởi đầu, nhiều người đã được chứng kiến sự kiện và giữ mãi những kỉ niệm đầy ấn tượng và xúc động.

Nhớ lại cách đây gần hai năm, một số đại diện cho dòng họ Hà – Ông Hà Huy Lợi, Đại tá Hà Văn Sỹ, và Phó giáo sư – Tiến sỹ Hà Vĩnh Tân – đã bố trí cuộc gặp với Trung Tâm Nghiên Cứu tiềm năng con người, bày tỏ nguyện vọng nung nấu của dòng họ, tìm kiếm di hài của cụ Hà Huy Tập để đưa về an táng tại quê hương Cẩm Xuyên – Hà Tĩnh. Nhận thức rằng đây là việc làm đầy tình nghĩa, có ý nghĩa lớn lao không những riêng cho dòng họ mà là chung cho cả đất nước. Thuận theo đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, Trung tâm đã rất nhiệt tình hưởng ứng và tích cực hỗ trợ cho việc tìm kiếm.

Trong những thập kỷ gần đây chúng ta chứng kiến những bước phát triển ngoạn mục của Khoa học kỹ thuật và công nghệ, đánh dấu bởi vô số những phát minh kỳ diệu từ những lãnh vực lý thuyết trừu tượng nhất đến các ứng dụng rộng rãi nhất trong thực tế sản xuất và đời sống. Cũng đồng thời ngày càng dồn dập những thông tin, trong nước cũng như trên thế giới, về những khả năng rất kỳ lạ của con người, những hiện tượng siêu phàm kỳ bí, thể hiện rất đa dạng trong đời sống cộng đồng, mà không cách nao lý giải nổi trong khuôn khổ những kiến thức đã có của các ngành khoa học truyền thống.

Tiếp cận những vấn đề này một cách khách quan, tôn trọng sự thật, với thái độ thực sự cầu thị, khiêm tốn học hỏi để khám phá, nhằm mục đích tối thượng phục vụ cộng đồng, là điều tâm đắc của rất nhiều nhà nghiên cứu trong các lãnh vực phi truyền thống.

Có thể dự đoán rằng để có một lý thuyết về các khả năng đặc biệt của con người, về các hiện tượng siêu nhiên sẽ phải vận dụng phối hợp nhiều ngành khoa học tự nhiên và khoa học xã hội đặc biệt là Triết học, Cận tâm lý học và Thần học. Và cũng dễ hiểu rằng trong cuộc hành trình này – Vật lý học, với những thành tựu vĩ đại trong thế kỷ qua là thuyết lượng tử và thuyết tương đối và thành tựu có tính cách mạng đang chờ đón trong những thập kỉ tới là lý thuyết Đại thống nhất, sẽ có những tác dụng định hướng.

Lịch sử phát triển của khoa học cho thấy rằng những phát minh lớn có được không chỉ dựa vào lý trí và lập luận logic mà còn bằng cả những nhạy cảm thẩm mỹ và sự hỗ trợ của yếu tố trực giác, cảm hứng.

Theo dự đoán của nhiều học giả nổi tiếng thì thế kỷ 21 này sẽ được đánh dấu một bước tiến vĩ đại, đó là nhận thức được rằng Khoa học và Tâm linh không đối nghịch nhau, mà là hai mặt đối ngẫu bổ sung cho nhau để nghiên cứu thực tại.

Einstein – nhà bác học lỗi lạc nhất thế kỷ 20, người khai sáng ra thuyết tương đối và thuyết lượng tử, những luận thuyết đã mang lại biết bao thành quả diệu kỳ trong khoa học và công nghệ hiện đại – vẫn luôn tự đánh giá vốn kiến thức của mình còn quá nhỏ bé trước cái huyền bí bao la sâu thẳm của vũ trụ, đã khẳng định rằng: “Khoa học, Tôn giáo, Nghệ thuật là những cành nhánh cùng một cây… Khoa học không có Tôn giáo thì khập khiễng, Tông giáo không có Khoa học thì mờ ảo”.

Pauli, nhà vật lý lừng danh với “Nguyên lý loại trừ Pauli” trong vật lý nguyên tử, nhận định rằng “Nếu Vật lý và tâm linh được xem như các mặt bổ sung cho nhau của thực tại thì sẽ cực kỳ thỏa mãn”.

Tiên đề xuyên suốt của thuyết lượng tử là tính đối ngẫu bổ sung của thực tại thông qua “Nguyên lý bổ sung đối ngẫu “khằng định rằng mọi vật thể cung một lúc thể hiện mình với hai bản chất tương phản nhau: Sóng và Hạt. Nguyên lý này dẫn đến một hệ quả cực kỳ quan trọng là vật thể vi mô chuyển động không theo bất cứ một quỹ đạo xác định nào, có nghĩa là chuyển từ vị trí này qua vị trí khác theo vô số con đường cùng một lúc. Suy rộng ra là có thể cung một lúc hiện diện tại vô số vị trí khác nhau, cùng một lúc có thể ở trong vô số trạng thái khác nhau. Điều này gợi cho ta liên tưởng đến các câu chuyện thần thoại về thần không biến hóa, xuất quỷ nhập thần…Thuyết lượng tử nhìn nhận một cách sâu sắc rằng bản chất mọi vật thể là sóng, thế giới hiện tượng là những con sóng uốn lượn lan tỏa trên mặt một đại dương năng lượng mênh mông, có lúc cô đọng lại thành các khối có hình thể và rồi cũng lại tan biến thành sóng trên mặt đại dương đó.

Nguyên lý bổ sung đối ngẫu cũng hoàn toàn phù hợp với giáo lý Đạo Phật, thể hiện sâu sắc nhất trong Kinh Kim Cương và Kinh Bát Nhã Ba La Mật khi luận về tính đối ngẫu của Ngũ Âm: Sắc – Thọ - Tưởng – Hành – Thức cũng như trong đạo lý Chân không.

Cũng hoàn toàn trùng hợp với đạo lý chân không trong Kinh phật, thuyết lượng tử dẫn đến một hệ quả rất quan trọng là không thể tồn tại chân không như một “không gian trống rỗng”. Khi hội tụ các điều kiện thích hợp, từ chân không sẽ tạo ra các hạt và phản hạt mọi thể loại, tương tác với nhau theo mọi cách để tạo ra thế giới hiện tượng muôn hình muôn vẻ như ta cảm nhận, và cuối cùng lại hủy hoại trở về chân không.

Chân không là trạng thái nền mức năng lượng thấp nhất, nhưng mức thấp nhất ấy cũng đã là lớn vô hạn. Bản chất này của “Chân không lượng tử” dẫn đến một hệ quả rất đặc biệt là sự tồn tại một tha lực kỳ bí trong đó (Hiệu ứng casimir). Ứng dụng hiệu ứng này vào công nghệ nano và tìm kiếm những năng lượng mới là một hướng nghiên cứu đầy hứa hẹn có tính thời sự đặc biệt, đang được nhiều người quan tâm.

Một phương hướng nghiên cứu sâu sắc nhất và có tầm quan trọng đặc biệt của vật lý học hiện đại là xây dựng Lý thuyết Đại thống nhất – thống nhất các dạng tương tác – các dạng năng lượng trên cùng một nền tảng. Các kết quả nghiên cứu lý thuyết phát hiện rằng ngoài ba chiều không gian như ta đang sống và cảm nhận, nhất thiết là phải có thêm ít nhất là sáu chiều không gian phụ trội. Điều đặc biệt là trong Lý thuyết Đại thống nhất này nhất thiết phải tồn tại các trường “vong”. Các trường “Vong” giữ vai trò chủ chốt trong các cấu trúc, có tác dụng chủ đạo chi phối các cơ chế tương tác nhưng không hề xuất hiện một các tường minh trong thực tế.

Những thành tựu của Khoa học và Công nghệ hiện đại rọi những tia sáng mới vào Khoa học dự báo. Người ta dần dà cảm nhận được mối liên hệ sâu sa giữa khoa học dự báo và khoa học hiện đại, đặc biệt là Vật lý học. Dự báo liên qua chặt chẽ với phạm trù không – thời gian lại là một trong những vấn đề cốt lỡi nhất của Vật lý học hiện đại.

Theo Thuyết tương đối của Einstein, không gian và thời gian đều có cùng một bản chất và biến đổi qua nhau theo các hệ quy chiếu.

Thuyết tương đối rộng Einstein còn cho thấy rằng không gian và thời gian thay hình đổi dạng theo nội dung của vật chất tồn tại trong đó, và khẳng định rằng khái niệm không – thời gian khi bị tách ra khỏi mọi nội dung vật lý thì không tồn tại.

Ta thường cảm nhận về sự trôi chảy của thời gian, nhưng đó chỉ là ảo tưởng của tâm thức. Chính Einstein đã phát biểu rằng “Quá khứ, hiện tại và tương lai chỉ là những ảo tưởng cố hữu”. Khoa học hiện đại cũng đã bắt đầu nghiên cứu vấn đề vì sao ta lại có những cảm nhận về sự chuyển động của thời gian. Đã có nhiều ý kiến cho rằng cảm nhận đó liên qua đến các quá trình lượng tử xảy ra trong não bộ. Chính trong lúc hành thiền sâu nhiều vị thiền sư đã đạt được trạng thái không còn ảo giác đó, lúc này vạn vật dường như đóng băng lại trong thời gian.

Vật lý học hiện đại hình dung thời gian trong tổng thể như một “thời cảnh” trong đó các sự kiện được đính vào thời điểm cố định, cũng tương tự như hình dung, không gian như một phong cảnh trong các vật thể được đặt ở các vị trí xác định.

Đặc biệt, trên cơ sở lỳ thuyết đại thống nhất hiện đại nhất – lý thuyết Dây, lý thuyết M có thể giải thích hiện tượng linh cảm một cách khoa học. Trong mô hình vũ trụ suy ra từ lý thuyết này tồn tại cung một lúc vô số những con người khác nhau trong cùng một con người, và cùng một lúc tất cả các thông tin về vũ trụ ở mọi thời đại đều hiện hữu. Cũng cần nói thêm rằng liên quan đến Thông tin – Dự báo, một lãnh vực đang được phát triển mãnh mẽ là máy tính lượng tử, viễn tải lượng tử và thông tin lượng tử, và một số phương hướng nghiên cứu phát sinh từ đó là “Viễn tải tâm linh” (psychie tele-por-tation) đang được đặc biệt quan tâm. Thực chất của “Viễn tải tâm linh” là áp dụng các nguyên lý của máy tính lượng tử để truyền đạt ý tưởng con người, hoặc điều khiển các vật thể di chuyển bằng cách sử dụng một dạng năng lượng tâm linh huyền bí.

Ở đây, về lý luận cón rất nhiều vấn đề phải giải quyết, rất nhiều câu hỏi được lý giải. Chằng hạn: là gì và hình dáng ra sao? Những gì tồn tại trong đó?...v..v. Có giả thiết cho rằng các chiều không gian phụ trội này chính là các chiều liên qua đến thế giới tâm linh. Cũng nảy sinh một câu hỏi rất tự nhiên rằn: ngoài các dạng tương tác đã biết được hiện nay còn tồn tại chăng các dạng tương tác khác chưa được phát hiện? Không loại trừ rằng còn có các dạng siêu tương tác ứng với các dạng siêu năng lượng liên qua đến các hiệu tượng siêu nhiên mà các giác quan bình thường của con người chưa thể cảm nhận được, cũng như khoa học và kỹ thuật hiện nay chưa đủ trình độ để phát hiện.

Ở đây ta có thể liên tưởng đến một dạng siêu năng lượng bắt nguồn từ lọng vị tha bác ái, được nói đến nhiều trong Kinh Phật, cũng như các vị thầy tâm linh thường nhắc nhở - Lòng từ bi, tình yêu thương chân thành cũng như môi trương tình thương dẫn đến một dạng tương tác tâm linh tạo ra “năng lượng tình thương” giúp chiến thắng bệnh tật và tạo nên sức mạnh vô biên.

Rõ ràng răng nghiên cứu các lĩnh vực với mức độ tinh tế khác nhau thì cách tiếp cận phải khác nhau, đặc biệt với các hiện tượng siêu tinh tế thì đòi hỏi phải vận dụng các khái niệm và các hệ tiên đề hoàn toàn mới, có thể rất xa lạ với những điều đã quen thuộc trước đó. Đây là cuộc viễn chinh khoa học gian nan nhưng đầy hứa hẹn, đòi hỏi sự kết hợp hài hòa giữa Khoa học và Tâm linh, sự đóng góp lâu dài công sức và trí tuệ của các nhà khoa học và các nhà ngoại cảm.

Có thể hi vọng rằng cung với sự phát triển ngày càng sâu rộng của Khoa học và Công nghệ, dần dà chúng ta sẽ tiếp cận được những hiện tượng mà cho tới nay vẫn được xem là huyền bí hoặc hầu như là phi lý.

Tập sách này kể lại một cách trung thực một số nét chủ yếu vê những sự kiện đáng ghi nhớ qua những ngày tháng qua cuộc hành trình tìm kiếm đó. Với những minh chứng đầy sức thuyết phục qua những lời kể sinh động trong tập sách, có cơ sở để có thể khẳng định sự tồn tại các vong linh và vai trò nổi bật của các yếu tố tâm linh trong cuộc hành trình này.

Xin trân trọng giới thiệu tập sách “Cuộc tìm kiếm hài cốt cố tổng bí thư Hà Huy Tập” cùng độc giả với hy vọng sẽ đem lại nhiều điều bổ ích và ý nghĩa.

Hà Nội, ngày 22 tháng 2 năm 2010.

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thày Đức là nhà khoa học duy nhất tin rằng Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh có thể thực hiện được sự xác định thời tiết tốt trong Đại Lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội. Sau đó là các nhà khoa học trong TTKTTVTW không phản đối.

Tuy nhiên, có điều trong bài viết của thày Đức khiến tôi phải suy ngẫm là - Tôi không cho rằng vũ trụ này có cái gì đó gọi là "chân không", hoặc "hư vô".

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhưng CHÂN LÝ chỉ có thể đạt được trên NHỮNG CÁI CÓ THỂ, chứ không thể có được trên TẤT CẢ ĐỀU CÓ THỂ. Sự phân biệt những cái có thể trong tất cả mới là quan trọng, mới làm nên thực tại và khoa học.

Đó là sự khác nhau giữa khoa học và phi khoa học hay ngộ nhận là khoa học.

Thân ái.

Share this post


Link to post
Share on other sites

thuyết lượng tử dẫn đến một hệ quả rất quan trọng là không thể tồn tại chân không như một “không gian trống rỗng”. Khi hội tụ các điều kiện thích hợp, từ chân không sẽ tạo ra các hạt và phản hạt mọi thể loại, tương tác với nhau theo mọi cách để tạo ra thế giới hiện tượng muôn hình muôn vẻ như ta cảm nhận, và cuối cùng lại hủy hoại trở về chân không.

Cái này có trong nội dung của Đạo.

nhưng cái này

Chân không là trạng thái nền mức năng lượng thấp nhất, nhưng mức thấp nhất ấy cũng đã là lớn vô hạn

thì lại không đúng với cái lý của Đạo.

Thân ái.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trong khoa học thì vứt hết các loại tôn giáo ra,khi người ta bất lực trong công việc nghiên cứu của mình thì bắt đầu tìm đến tôn giáo,Anhxtanh cũng không ngoại lệ.

Về khoa học thực nghiệm sự vĩ đại của Đức Phật là cách đây hơn 2000 năm đã biết trong bát nước lã có muôn vạn vi trùng,điều đó giờ đây học sinh cấp hai cũng hiểu.Đức Phật có thể "cảm giác" vi mô rất tốt "cảm giác" được cấu tạo vũ trụ nhưng vì khoa học thực nghiệm thời đó chưa có gì nên ngài diễn tả bằng những ngôn ngữ ít ai hiểu nổi.Khoa học và tâm linh, nhiều khi các nhà khoa học vẫn bị nhầm lẫn,

trình độ khám phá khoa học càng cao khả năng dùng tâm để khám phá khoa học càng lớn và các nhà khoa học thông thường bị nhầm lẫn bởi chính ý thức xã hội của mình.Khi bất ngờ giải quyết song công viêc hóc búa hay không giải quyết nổi thì lại bắt đầu viện tới tôn giáo và đó là cái thứ tín ngưỡng đã in vào đầu do ảnh hưởng của môi trường sống mặc dù có thể nó nhầm lẫn phản bội lại chính nguồn gốc ,công sức,công trình của mình.

Nói chung trong khoa học nên tránh xa tôn giáo.Chỉ môt bước sai lầm của nhà khoa học những người kinh doanh tâm linh-có thể gọi là kên kên kinh doanh xác chết- có thể lợi dụng nó để trục lợi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trong khoa học thì vứt hết các loại tôn giáo ra

Vứt tôn giáo ra thì đúng, nhưng bỏ đạo thì không được. Bởi bản chất của tôn giáo là tín ngưỡng, còn bản chất của đạo là đi tới cái thường hằng, là cái nền tảng giản dị nhất của thế giới. Không phải tất cả mọi khoa học đã và đang đi tìm cái giản dị nhất của chính minh đó sao ?.

Trong thực tế, đáng tiếc là những môn phê phán, tiêu diệt tín ngưỡng lại là những môn tín ngưỡng nhất. Những người vô thần lại là những người lập tôn thuyết giáo mạnh mẽ nhất.

Thân ái.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào bác VuiVui

Liêm trinh nói như vậy không có nghĩa là phủ nhận giá trị khoa học mà Đức phật đã khám phá ra như luật "nhân quả" chẳng hạn.

Liêm trinh mới kiểm tra lại luật này ở vụ án "Lệ Chi Viên".Vì bà Nguyễn Thị Anh làm những việc khuất tất nên buộc phải giết Nguyễn Trãi một người dốc hết tâm sức theo khả năng của mình cho dân tộc đất nước.Kết cục khi đã leo lên tới ngôi thái hậu và con đã là vua rồi mà vẫn phải trả giá. Chỉ tiếc cho vị vua con của bà Nguyễn Thị Anh và có thể cả vợ và con của vị vua nàycùng gia quyến của bà Nguyễn Thị Anh(Thời phong kiến những sự liên quan như vậy thường diễn ra) đã phải chết oan uổng do tội của bà Nguyễn Thị Anh gây ra.

cái đạo bác nói liêm trinh cũng không hiểu nó là cái gì hay là cái "đạo đức kinh" u u mê mê của Lão Tử vì liêm trinh đọc tất cả trong rổ sách của mình, tùy từng lúc nghĩ cái gì thì tìm lại những cái có thể liên hệ được để đọc.

Nói chung liêm trinh nghĩ như người Việt Nam chúng ta có câu:"Lá rụng về cội","cóc chết ba năm quay đầu về núi" tất cả mọi người Việt Nam khi đang học tập nghiên cứu thì còn tìm cái huyền vi ở đâu đó và khi đủ độ chín thì mỗi lần thắp nén hương trầm trên bàn thờ Tổ Tiên lại dật mình thấy các cụ nhà mình giỏi thật sao lại gọi là "Tổ Tiên" , sao lại gọi là "Tập văn cúng Gia Tiên",sao lại nói là "Tổ Tiên phụ hộ độ trì".

Bác thử kiểm tra lại lời liêm trinh nói xem có đúng không,thứ bảy chủ nhật tới bác về nhà thờ tổ họ của bác thắp hương xem người thân trong họ của bác có hỏi chào bác về thắp hương cho Tổ Tiên không.

Kính bác

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào bác VuiVui

Liêm trinh nói như vậy không có nghĩa là phủ nhận giá trị khoa học mà Đức phật đã khám phá ra như luật "nhân quả" chẳng hạn.

Liêm trinh mới kiểm tra lại luật này ở vụ án "Lệ Chi Viên".Vì bà Nguyễn Thị Anh làm những việc khuất tất nên buộc phải giết Nguyễn Trãi một người dốc hết tâm sức theo khả năng của mình cho dân tộc đất nước.Kết cục khi đã leo lên tới ngôi thái hậu và con đã là vua rồi mà vẫn phải trả giá. Chỉ tiếc cho vị vua con của bà Nguyễn Thị Anh và có thể cả vợ và con của vị vua nàycùng gia quyến của bà Nguyễn Thị Anh(Thời phong kiến những sự liên quan như vậy thường diễn ra) đã phải chết oan uổng do tội của bà Nguyễn Thị Anh gây ra.

cái đạo bác nói liêm trinh cũng không hiểu nó là cái gì hay là cái "đạo đức kinh" u u mê mê của Lão Tử vì liêm trinh đọc tất cả trong rổ sách của mình, tùy từng lúc nghĩ cái gì thì tìm lại những cái có thể liên hệ được để đọc.

Nói chung liêm trinh nghĩ như người Việt Nam chúng ta có câu:"Lá rụng về cội","cóc chết ba năm quay đầu về núi" tất cả mọi người Việt Nam khi đang học tập nghiên cứu thì còn tìm cái huyền vi ở đâu đó và khi đủ độ chín thì mỗi lần thắp nén hương trầm trên bàn thờ Tổ Tiên lại dật mình thấy các cụ nhà mình giỏi thật sao lại gọi là "Tổ Tiên" , sao lại gọi là "Tập văn cúng Gia Tiên",sao lại nói là "Tổ Tiên phụ hộ độ trì".

Bác thử kiểm tra lại lời liêm trinh nói xem có đúng không,thứ bảy chủ nhật tới bác về nhà thờ tổ họ của bác thắp hương xem người thân trong họ của bác có hỏi chào bác về thắp hương cho Tổ Tiên không.

Kính bác

Rubi cháu xin có ý thế này ạ.

ĐẠO.

CHÂN LÝ TUYỆT ĐỐI, để bày tỏ cái này với ý là không thể nói đến được nên cổ nhân gọi CHÂN LÝ TUYỆT ĐỐI là ĐẠO.

CHÂN LÝ TUYỆT ĐỐI, để bày tỏ cái này với ý là có thể dùng lời mở bày thì cổ nhân gọi CHÂN LÝ TUYỆT ĐỐI là CHÂN KHÔNG.

Đạo khả đạo, phi thường đạo. Tuy là nói vậy nhưng hệ thống văn vẻ là theo cái lý luận "không thể nói đến", không thể nói đến Chân lý Tuyệt đối nên gọi đó là Đạo. Giống như Cư sĩ Duy Ma Cật thường im lặng vậy. Còn lý luận theo hướng "có thể nói đến", "trực chỉ" thì trước dùng lời và sau dùng gậy, dùng tiêng hét, kèm theo sự táo bạo, thị vị, tùy cơ.

Đạo là một cách trong những cách chỉ đến Chân lý Tuyệt đối, Chân không cũng là một cách trong những cách chỉ đến Chân lý Tuyệt đối. Dùng cách nào thì sẽ theo cách đó để diễn đạt, vừa có thể nói, vừa có thể không nói.

Duy Ngã Độc Tôn. Ngã ở đây cũng là chỉ đến Chân lý Tuyệt đối, theo cách ngay nơi mỗi người.

Kính.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Triết học đã chết?

Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?

04/11/2010 16:16:19

Hawking & Mlodinow vừa công bố cuốn sách “The grand Design” (Cuộc đại thiết kế) trong đó các tác giả nêu lên nhiều quan điểm gây nên một làn sóng phản ứng gay gắt từ phía các nhà khoa học, triết học và thần học. Tuy nhiên số người tán thưởng, ca tụng, khen ngợi đến cuồng nhiệt cũng không phải là ít. Cuốn sách nhanh chóng trở thành một cuốn best-seller. Sau đây là những thông tin chung quanh cuốn sách-hiện tượng này.

Lược sử thời gian

Hơn 20 năm trước Stephen Hawking đã viết cuốn best-seller Lược sử thời gian [1] (Hình 1) để giải thích vũ trụ từ đâu đến và sẽ đi đâu. Song cuốn sách này chưa trả lời những câu hỏi sau: Tại sao tồn tại vũ trụ-tại sao có điều gì đó thay vì không có điều gì cả (why is there something rather than nothing); Vì sao chúng ta tồn tại?; Tại sao các định luật lại như thế?; Vũ trụ có cần một đấng sáng tạo hay không?

Posted Image Posted Image

Stephen Hawking, nhà vật lý lý thuyết lỗi lạc, tác giả lý thuyết bức xạ lỗ đen (còn gọi là bức xạ Hawking) và Leonard Mlodinow, nhà vật lý lý thuyết, Viện Công nghệ California tác giả nhiều sách đã xuất bản.

Bản thân Einstein cũng mơ ước xây dựng một lý thuyết thống nhất (TOE-Theory of Everything, Lý thuyết của tất cả), một đại thiết kế của vũ trụ. Song trong thời của Einstein điều này không thực hiện được vì nhiều tương tác chưa được biết đến.

Cuốn Lược sử thời gian đã phác họa một số điều cơ bản. Theo Hawking hiện nay sự xuất hiện lý thuyết M và nhiều dữ liệu quan sát từ OBE,WMAP đã dẫn chúng ta đến gần hơn bao giờ hết một TOE.

Posted Image Posted Image

Hình 1: Lược sử thời gian (bên trái), Hình 2: The grand Design (Cuộc Đại thiết kế) (bên phải)

Lý thuyết M dẫn đến sự tồn tại của đa vũ trụ, đa vũ trụ đã tự tạo một cách tự phát từ “chân không” (nothing) và mỗi vũ trụ có những định luật riêng. Chúng ta xuất hiện trong một vũ trụ từ những thăng giáng nguyên thuỷ của chân không.

Trong cuốn Lược sử thời gian, Stephen Hawking viết: nếu chúng ta tìm ra một lý thuyết hoàn chỉnh đó sẽ là một thành tựu lớn của trí tuệ nhân loại – và như thế chúng ta sẽ biết được ý đồ của Chúa.

The grand design

Năm 2010 Stephen Hawking cùng với Leonard Mlodinow (Viện Công nghệ California) công bố cuốn sách The Grand Design (Cuộc đại thiết kế)[2] (Hình 2), nhằm trả lời những câu hỏi còn lại sau Lược sử thời gian, cuốn sách cũng nhanh chóng trở thành best-seller như cuốn Lược sử thời gian 20 năm trước đây.

Trong cuốn The Grand Design, hai tác giả trên đã đưa ra những quan điểm gây nhiều tranh cãi:

* Triết học đã chết vì không đều bước được với khoa học đặc biệt với vật lý học.

* Vũ trụ hình thành không cần đến Chúa. Quan điểm này của Hawking & Mlodinow có phần khác so với quan điểm phát biểu trong Lược sử thời gian. Nếu muốn có thể gọi các định luật vật lý là “Chúa” song không tồn tại một Chúa bằng xương thịt mà chúng ta có thể gặp và đặt các câu hỏi. Lý thuyết M lên ngôi ứng viên số một của một lý thuyết tối hậu.

Những cơ sở lý thuyết của cuốn The Grand Design

1/ Theo Hawking & Mlodinow một lý thuyết thống nhất là vô định. Hai tác giả đã đưa ra nguyên lý hiện thực-phụ thuộc mô hình (model-dependent realism) [3].

Các nhà vật lý lâu nay tưởng rằng họ đang xây dựng một lý thuyết cho tất cả nhưng cuối cùng kết quả lại dẫn đến nhiều lý thuyết.

Hiện nay tồn tại một ứng viên nặng ký là LTD (Lý thuyết dây) song trong LTD có đến 5 cách mô tả, mỗi cách mô tả chỉ hoạt động cho một số tình huống hạn chế. Một mạng liên thông toán học (network of mathematical connections) đã nối liền 5 lý thuyết trên thành một lý thuyết gọi là lý thuyết M.

Trong [3], Stephen và Leonard Mlodinow đưa ra lý luận chúng tỏ rằng một lý thuyết tối hậu không dẫn đến một tập duy nhất các phương trình. Mỗi lý thuyết đều dựa trên một mô hình thực tại (model of reality) của mình, và không thể nói thực tại nào là thực hơn thực tại kia.

Cách đây vài năm hội đồng thành phố Monza, Bắc Italy đã ra một lệnh kỳ quặc là cấm giam giữ cá vàng trong những bể hình cầu (Hình 3). Lý do: thật là độc ác nếu vì qua những lọ với hình dáng như thế, cách nhìn thế giới của cá vàng sẽ bị méo mó. Câu chuyện cá vàng sẽ dẫn chúng ta đến một câu hỏi triết học: bằng cách nào chúng ta biết được thực tại mà chúng ta quan sát là thực?

Những gì cá vàng thấy được khác với những gì chúng ta thấy, song liệu thực tại của cá vàng có kém hơn thực tại của chúng ta hay không? Chúng ta suốt đời luôn quan sát thế giới qua những lăng kính làm méo mó thực tại.

Trong vật lý câu hỏi này không phải là một câu hỏi hàn lâm. Qua nhiều thập kỷ chúng ta cố gắng tìm một lý thuyết cho tất cả song cuối cùng lại đi đến một tập các lý thuyết liên thông với nhau, mỗi lý thuyết mô tả một thực tại riêng như trường hợp cá vàng nhìn thế giới qua bể chứa. Đa số chúng ta tin rằng có một thực tại khách quan mà khoa học chúng ta tạo nên phản ảnh thực tế đó. Khoa học cổ điển dựa trên niềm tin rằng thế giới khách quan tồn tại với những tính chất xác định và độc lập đối với người quan sát. Trong triết học điều đó gọi là hiện thực (realism).

Posted Image

Hình 3. Cá vàng trong bể hình cầu sẽ nhìn thế giới một cách bị méo mó.

Song trong những năm 1960 người ta đã nêu lên vấn đề: nhận thức thực tại phụ thuộc vào thức hệ (mind) của chúng ta. Quan điểm này mang các tên: phản hiện thực (antirealism), công cụ chủ nghĩa (instrumentalism) hoặc duy tâm (idealism).

Trong khuôn khổ các học thuyết đó thể giới như chúng ta biết đều được xây dựng bởi thức hệ của chúng ta sau khi nặn hình các dữ liệu bên ngoài nhờ cấu trúc diễn đoán của bộ não. Quả thật chúng ta không thể nào tách rời người quan sát là chúng ta với nhận thức của chúng ta về thế giới bên ngoài. Chúng ta thu nhận được thế giới bên ngoài nhờ các hạt như electron, photon. Các hạt này lại tuân theo cơ học lượng tử chứ không điều khiển bởi vật lý cổ điển. Trong cơ học lượng tử hạt không có tọa độ và vận tốc xác định đến lúc có một quan sát viên thực hành phép đo.

Theo vật lý cổ điển thì quá khứ là chuỗi các sự kiện xác định, theo lý thuyết lượng tử thì quá khứ cũng như tương lai đều không xác định mà là tồn tại dưới dạng một phổ các khả năng (spectrum of possibilities). Thậm chí toàn bộ vũ trụ cũng không có một lịch sử duy nhất. Như vậy lý thuyết lượng tử áp đặt một thực tại hoàn toàn khác thực tại của lý thuyết cổ điển, mặc dầu lý thuyết cổ điển dường như phù hợp với trực giác của chúng ta và giúp chúng ta xây nhà cửa, cầu cống.

Hawking & Mlodinow đưa ra nguyên lý hiện thực-phụ thuộc mô hình (model-dependent realism). Vậy bức tranh thế giới là một mô hình (với bản chất là toán học). Theo quan điểm này thì vô nghĩa khi đưa ra câu hỏi mô hình này có thực hay không mà chỉ có ý nghĩa khi đặt câu hỏi mô hình này có phù hợp với các quan sát thực tại hay không. Nếu hai mô hình đều phù hợp với quan sát thực tại thì không thể nói mô hình nào là thực hơn mô hình kia! Ta có thể dùng mô hình này hay mô hình kia tùy theo tình huống.

Vì ánh sáng bị khúc xạ khi đi từ không khí qua nước cho nên một vật mà chúng ta thấy có chuyển động thẳng thì đối với con cá vàng trong bể vật đó có một quỹ đạo cong. Cá vàng có thể tìm ra các định luật chuyển động và các định luật này phải phức tạp hơn các định luật của chúng ta.

Một ví dụ cụ thể hơn là học thuyết Ptolemy (học thuyết địa tâm) và học thuyết Copernicus (học thuyết nhật tâm). Đối chiếu với trường hợp cá vàng chúng ta có thể nói rằng có thể dùng học thuyết này hoặc học thuyết kia vì chúng ta có thể giải thích mọi quan sát trên bầu trời khi giả định Trái đất đứng yên hay Mặt trời đứng yên. Tuy nhiên ưu điểm của học thuyết Copernicus là các phương trình chuyển động trong học thuyết này là đơn giản hơn trong hệ quy chiếu trong đó Mặt trời đứng yên.

Lý thuyết M

Trong cuộc truy tìm một lý thuyết thống nhất chưa có một lý thuyết nào gây nhiều tranh cãi và đem lại nhiều hy vọng như LTD (Lý thuyết dây). LTD dược đưa ra vào những năm 1970 nhằm thống nhất 4 loại tương tác, tích hợp lượng tử và hấp dẫn thành một. Trong LTD thực thể cơ bản là một dây vi mô một chiều, sự va động của dây tạo nên các hạt cơ bản (Hình 4).

Các nhà vật lý đã phát hiện một điểm yếu của LTD là nó chứa đến 5 lý thuyết. Đối với ai mong muốn xây dựng một lý thuyết thống nhất duy nhất thì điều này gây nên một tình trạng bối rối thực sự. Vào giữa những năm 1990 họ tìm thấy rằng 5 lý thuyết khác nhau này và cả lý thuyết gọi là siêu hấp dẫn nối liền liên thông với nhau bởi những phép đối ngẫu (duality), và đấy là một loại từ điển toán học chuyển các lý thuyết qua lại nhau. Mỗi lý thuyết chỉ mô tả đúng hiện tượng trong một phạm vi các điều kiện-ví dụ ở một vùng năng lượng nào đó.

Posted Image

Hình 4 . Bên trái thực thể cơ bản là một điểm 0- chiều chuyển động trong không thời gian, bên phải thực thể cơ bản là một dây 1- chiều như một cái vòng chuyển động trong không thời gian.

Các nhà LTD bây giờ hiểu rằng 5 lý thuyết riêng lẻ đó chỉ là những xấp xỉ (approximation) của một lý thuyết cơ bản hơn gọi là lý thuyết M (chữ M có nhiều cách hiểu: Mother, Master, Magic, Miracle, Mystery, Membrane,...) (Hình 5) và như vậy một lý thuyết duy nhất mô tả thế giới là không phù hợp mà muốn mô tả thế giới chúng ta phải áp dụng nhiều lý thuyết khác nhau trong những tình huống khác nhau. Như vậy lý thuyết M không phải là một lý thuyết theo nghĩa thông thường mà là một mạng liên thông toán học các lý thuyết. Điều này tương tự như việc sử dụng một bản đồ. Muốn biểu diễn toàn bộ Trái đất trên một mặt phẳng chúng ta cần một tập bản đồ, mỗi bản đồ sẽ bao trùm một vùng hữu hạn. Tương tự như vậy các lý thuyết trong gia đình của lý thuyết M nhìn ngoài là những lý thuyết khác nhau song đều là các phiên bản của một lý thuyết mẹ, ở chỗ giao thoa chúng mô tả cùng một hiện tượng song không một lý thuyết nào hoạt động chính xác trong mọi tình huống.

Posted Image

Hình 5 . Năm loại LTD chỉ là năm biểu diễn của một lý thuyết lớn là lý thuyết M

Mỗi khi chúng ta phát triển một mô hình nào đó thì chúng ta thấy mô hình đó có kết quả và gán cho mô hình đó là thực tại. Nhưng lý thuyết M giống như trong ví dụ cá vàng cho thấy rằng một tình huống có thể mô hình hóa theo nhiều cách khác nhau tùy theo các cách nhận thức khác nhau.

Mỗi lý thuyết có phiên bản thực tại của riêng minh, song theo quan điểm thực tại –phụ thuộc mô hình thì sự đa dạng thực tại đó là chấp nhận được và không thực tại nào là thực hơn thực tại kia! Đây không phải là sự mong đợi truyền thống của các nhà vật lý về một lý thuyết của thiên nhiên và cũng không phải ý tưởng thường nhật của chúng ta đối với thực tại. Song vũ trụ là thế.

Lý thuyết M có lời giải cho phép sự tồn tại của 10500 vũ trụ khác nhau, do các không gian nội tại (vốn là những đa tạp Calabi-Yau, Hình 6) có thể compắc hóa theo nhiều cách, và mỗi vũ trụ có những định luật riêng của mình . Theo lý thuyết M đa vũ trụ được tạo thành từ “chân không” (nothing). Hawking &Mlodinow cho rằng vì tồn tại một định luật như định luật hấp dẫn thì vũ trụ có thể tự tạo ra từ điều không có gì cả (nothing). Vậy không cần đến Chúa. Sự tạo tự phát là lý do vì sao có một điều gì đó thay vì không có gì cả. Khi Hawking & Mlodinow nói đến “chân không” họ hàm ý đó là chân không trong lý thuyết trường.

Hawking & Mlodinow cho rằng lý thuyết M là ứng viên của lý thuyết thống nhất tối hậu mà Einstein hằng mơ ước.

Chúng ta nằm trong một vũ trụ của đa vũ trụ. Các định luật tự nhiên cần thiết cho sự sống đã xuất hiện một cách ngẫu nhiên (nguyên lý vị nhân-anthropic principle).

Các phản biện

A/ Những ý kiến biện minh cho cuốn sách

Để tóm lược ý kiến của những người ủng hộ cuốn sách The grand Design còn gì hơn là trình bày ở đây suy nghĩ của chính Leonard Mlodinow (sùng đạo Do thái), đồng tác giả của cuốn sách. Ông cho rằng các độc giả quá bị kích động bởi những bài viết trên các báo (như London Times). Thực tế Hawking và ông chỉ muốn trình bày một ý đồ thân thiện xuất phát từ khoa học để nói rằng vũ trụ có thể hình thành một cách tự phát mà không cầu cứu đến Chúa.

Sean Carroll, một đồng nghiệp thân thiết của Mlodinow đã viết trên Wall Street Journal: cuốn sách này không phải là một dự án nghiên cứu mà là một sự biểu lộ niềm tin mãnh liệt rằng khoa học là vũ khí tốt nhất để giải thích nguồn gốc của vũ trụ. Cho nên cuốn sách thể hiện một ý tưởng đáng tôn trọng hơn là đáng công kích (tuy nhiên Sean Caroll cũng nói thêm rằng Hawking thích những điều dễ gây ấn tượng, những điều này làm cho cuốn sách trở thành best-seller của Amazone chỉ sau vài ngày tung ra thị trường ngày 9/tháng 9/2010).

Sean Carroll cho rằng nhiều nhà vật lý và vũ trụ học đều là những người vô thần giáo, song không ít người tin điều ngược lại nghĩa là tin vào Chúa, con người vốn là sinh vật phức tạp.

B/ Những ý kiến phản bác lại cuốn sách

Cuốn sách The Grand Design của Hawking & Mlodinow đã gây nên nhiều ý kiến phản bác gay gắt từ phía các nhà khoa học, triết học và thần học. Sau đây là những thông tin tóm tắt về những ý kiến đó.

1/ Cơ sở lý thuyết của cuốn sách là lý thuyết M. Lý thuyết M theo Hawking & Mlodinow là một mạng liên thông toán học nối liền nhiều phiên bản của lý thuyết dây qua các phép đối ngẫu. Song lý thuyết M đang trong giai đoạn phát triển và đang chờ đợi một cuộc cách mạng thứ ba cho nên lý thuyết M không thể là ứng viên cho một lý thuyết tối hậu được.

Lee Smolin, nhà vật lý Viện Perimeter, Canada đã công bố cuốn sách “The trouble with Physics – Điều không ổn với Vật lý” nêu lên những điểm yếu của LTD, một lý thuyết chưa được kiểm nghiệm bởi bất cứ một thực tiễn khách quan nào[4]. Lee Smolin cho rằng 30 năm xây dựng LTD chỉ dẫn đến gần như một số không! Đến thời điểm này LTD không đưa ra được bất kỳ một tiên đoán nào có thể kiểm nghiệm được trong thực nghiệm hiện nay và thậm chí trong một tương lai đến. Trước năm 1994 (thời kỳ trước đó được gọi là cuộc cách mạng thứ nhất của LTD) người ta đã đưa siêu đối xứng (xem chú thích [5]) vào LTD (do đó LTD còn được gọi là Lý thuyết Siêu dây-LTSD) và tìm ra được 5 loại LTD, khác nhau chủ yếu vì các nhóm đối xứng toán học: loại I, loại II A, loại II B, loại hỗn hợp HO và loại hỗn hợp HE (xem chú thích [6]).

Để có sự liên kết về mặt toán học, số chiều không thời gian trong LTD phải lên đến 10. Các kiểu compắc hóa dẫn đến 10500 phương án, số phương án này còn lớn hơn cả số nguyên tử trong toàn vũ trụ! Điều này dẫn đến một phong cảnh [7] (danh từ của Leonard Susskin) có đồi núi với 10500 thung lũng ứng với chân không.

Vậy khó lòng tìm được một thí nghiệm mà kết quả lại không giải thích được bởi một trong các phương án đó, như thế thì không phủ nhận được LTD. Và ngược lại cũng vì vậy mà LTD không nói lên được điều gì, như thế cũng khó lòng chấp nhận nó.

Năm 1995 (bắt đầu thời kỳ được gọi là cuộc cách mạng thứ hai của LTD) Edward Witten, Viện nghiên cứu các vấn đề hiện đại Princeton, chứng minh rằng 5 loại LTD thực ra chỉ là năm biểu diễn của một lý thuyết M trong 11 chiều.

Posted Image

Hình 6. Sáu chiều dư (extra dimension) trong LTD compắc hóa thành những đa tạp Calabi-Yau, mỗi cách compắc hóa dẫn đến một vũ trụ với hạt và trường khác nhau.

Lý thuyết M không phải là lý thuyết tối hậu. Dựa trên một lý thuyết như vậy để đi đến một đại thiết kế của vũ trụ quả là một điều không hợp lý nếu không nói là phi lý.

Nếu muốn mở một cuộc đối thoại giữa khoa học và tôn giáo thì Hawking & Mlodinow đã rơi vào siêu hình khi chọn lý thuyết M làm vũ khí.

2/ Như chúng ta biết trong vật lý có hai giả thuyết:

Giả thuyết hiện thực (realism): hạt có một tính chất khách quan trước khi ta thực hiện phép đo tính chất đó,

Giả thuyết định xứ (locality): phép đo trên hạt thứ nhất không ảnh hưởng đến kết quả phép đo trên hạt thứ hai, mặc dầu chúng cách xa nhau.

Hiện tượng ảnh hưởng của phép đo thực hiện trên một hạt này đối với hạt cách xa là một hiện tượng “phi định xứ” (non-locality).

Bất đẳng thức Bell nói rằng: Không có một lý thuyết định xứ với biến số ẩn (local hidden variables theory) nào có thể cung cấp được các tiên đoán (predictions) của Cơ học lượng tử.

Nhà vật lý giải Nobel 2003 Anthony Leggett đã tìm ra một hệ các bất đẳng thức (tương tự như bất đẳng thức Bell) đối với các phép đo các mối liên quan của hai hạt photon nói trên cho những lý thuyết không định xứ song vẫn dựa trên hiện thực luận.

Thí nghiệm thực hiện năm 2007 của Anton Zeilinger (và nhiều người khác)[8] lại loại trừ một lớp lý thuyết không định xứ song theo hiện thực luận vì vi phạm hệ bất đẳng thức Anthony Leggett. Vậy hy sinh định xứ luận không đủ cứu vãn hiện thực luận.

Nói cách khác các thí nghiệm đều dẫn đến kết quả phủ nhận hiện thực luận lẫn định xứ luận. Cơ học lý thuyết không phù hợp với định xứ -hiện thực.

Không định xứ là phát hiện sâu sắc của vật lý hiện đại. Đâu là mối liên quan giữa không định xứ với lý thuyết M? Các tác giả Hawking & Mlodinow đã lặng im về vấn đề này và đây là một khuyết điểm nghiêm trọng.

3/ Tôn giáo và khoa học đều có chung một mục đích: tìm hiểu vũ trụ. Khoa học tìm hiểu bằng duy lý, tôn giáo bằng tâm linh. Newton nói rằng: khoa học cho chúng ta hiểu cách hành xử của vũ trụ nhưng không trả lời được câu hỏi về sự sáng tạo nên vũ tru. Hấp dẫn giải thích được chuyển động của các hành tinh song không trả lời được câu hỏi ai đã làm cho các hành tinh chuyển động “Gravity explains the motions of the planets, but it cannot explain who set the planets in motion” .

4/ Các tác giả Hawking & Mlodinow đã đi ngược lại với Godel. Godel khẳng định không có lý thuyết nào của vũ trụ là hoàn chỉnh, trong khi đó Hawking & Mlodinow cho rằng lý thuyết M là ứng viên số một của một lý thuyết tối hậu của trí tuệ con người.

5/ Hawking & Mlodinow đã sử dụng một lý thuyết chưa hề có một kiểm chứng thực nghiệm là lý thuyết M, như vậy thực tế hai tác giả tuy chống triết học, tuyên bố triết học đã chết nhưng thực tế lại đang triết lý (philosophize) về một cuộc đại thiết kế vũ trụ. Như vậy triết học không chết mà đang là một phương tiện tư duy (mà chính Hawking & Mlodinow đang sử dụng) cần thiết để am hiểu vũ trụ.

Đọc suốt cuốn sách người ta có cảm tưởng như Hawking & Mlodinow lại muốn chứng minh ngược lại điều họ muốn chứng minh: tồn tại một nhà đại thiết kế vũ trụ.

7/ Hawking & Mlodinow muốn xây dựng một lý thuyết của tất cả (everything) song không định nghĩa tất cả là những điều gì?

8/ Khoa học và triết học là hai môn học bổ sung cho nhau vì khoa học không bao giờ giải quyết tận cùng những lỗ hổng bất khả tri của nhân loại (Gregory Chaitin) .

9/ Khái niệm “chân không” (nothing) mà Hawking và Mlodinow sử dụng theo các nhà thần học còn huyền bí hơn cả khái niệm Chúa trong những tư tưởng tín ngưỡng nhất. Tổng Giám mục Lee Rayfield nói: Khoa học không bao giờ chứng minh được sự tồn tại cũng như sự không tồn tại của Chúa, và để giải thích vũ trụ sự tồn tại của Chúa tạo nhiều ưu thế hơn.

10/ Về nguyên lý thực tại- phụ thuộc mô hình các tác giả đã bỏ qua một điểm thiết yếu. Mô hình được tạo ra bởi thức hệ (mind) của người quan sát, song thức hệ cũng là một thực tại như người quan sát. Theo Roger Penrose thức hệ cũng phải được tính đến như một tính chất của người quan sát và thức hệ thể hiện ở mức lượng tử với nguyên tử và quark. Hawking & Mlodinow đã bỏ qua điều này. Cho nên nguyên lý thực tại- phụ thuộc mô hình vẫn còn chứa nhiều điều chưa rõ.

Kết luận

Cuốn sách The Grand Design của Hawking & Mlodinow là một best-seller, điều đó nói rằng cuốn sách có chứa những hạt nhân duy lý cho nên được nhiều người tán thưởng. Cuốn sách được viết bởi một nhà vật lý lý thuyết hàng đầu đương đại và một đồng tác giả cũng là nhà vật lý lý thuyết, tác giả của nhiều sách đã xuất bản.

Tuy nhiên theo ý kiến nhiều nhà khoa học, triết học và thần học, cuốn sách chứa nhiều mâu thuẫn và điều cơ bản nhất là dựa trên cơ sở lý thuyết M [9] là một lý thuyết chưa được kiểm nghiệm bao giờ cho nên cuốn sách không đạt được mục đích giải thích cuộc đại thiết kế của vũ trụ trên cơ sở khoa học như ý đồ của các tác giả. Vì thế các tác giả đã phản đối triết học trong khi thực tế đang “triết lý” trong suốt cuốn sách và cho rằng Chúa không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ nhưng các lý lẽ cơ bản họ sử dụng còn siêu hình hơn cả khái niệm về Chúa.

Có nhiều cơ sở để khẳng định rằng một lý thuyết thống nhất (TOE) không bao giờ tồn tại do đó cuộc đối thoại giữa khoa học, triết học và thần học không bao giờ chấm dứt [10].

=================================

Tài liệu tham khảo

[1] Stephen Hawking, A brief history of time, Lược sử thời gian , bản dịch của Cao Chi, Phạm Văn Thiều tái bản lần thứ 10, NXB Trẻ, 2006.

[2]Stephen Hawking & Leonard Mlodinow, The (elusive) theory of Everything, Scientific American. tháng 10/2010

[3] Stephen Hawking, Leonard Mlodinow, The Grand Design, Bantam,2010, Kindle Edition

[4] Hélène Le Meur, Costas Bachas, Franck Daninos, Peter Galison, La Recherche, No 411, tháng 9/2007

[5] Siêu đối xứng= đối xứng nối liền các hạt có spin nguyên (boson) với những hạt có spin bán nguyên (fermion).

[6] HO, HE , chữ H (heterotic) có nghĩa là lai, hỗn hợp, các chữ O và E là ký hiệu của những nhóm trong toán học.

[7] Raphael Bousso, Joseph Polchinski, The string theory landscape, Scientific American, tháng 9/2004

[8] Simon Groblacher, Tomasz Paterek, Rainer Kaltenbaek, Caslav Brukner, Marek Zukowski, Markus Aspelmeyer & Anton Zeilinger, Nature 446, 871-875 (19 April 2007)

[9] Có tác giả còn cho rằng Hawking hy vọng lý thuyết M không mâu thuẫn với lý thuyết bức xạ của Hawking mà Hawking lại hy vọng vào bức xạ Hawking để được giải Nobel cho nên Hawking quá đề cao lý thuyết M.

[10] Cao Chi, Tồn tại chăng một lý thuyết của tất cả, Kỷ yếu Max Planck, NXB Tri thức, 2009.

Theo Tạp chí Tia sáng ngày 3/11/2010

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi chưa xem hết bài trên của báo Tia Sáng. Nhưng nếu kết luận "Triết học đã chết" là một sai lầm và cọn người sẽ không thể tiến tới một lý thuyết thống nhất từ quan niệm này. Bởi vì sẽ có những hiện thực không thể kiếm chứng bằng phương tiện kỹ thuật - bây giờ và cả mai sau - mà nó đòi hỏi phải có một suy luận hợp lý trên cơ sở nhận thức được sự hiện hữu của hiện thực đó qua những tương tác gián tiếp của nó với hiện thực nhận thức được. Thí dụ như trong khoa Phong thủy.

Share this post


Link to post
Share on other sites

1. Có bác hỏi tôi có tin vào “Linh Hồn” không. Hỏi vậy cũng như hỏi tôi có tin vào “Cambukachiraturukichemo” không. Tôi không hiểu cái từ đó nghĩa là gì. Làm cách nào để trực tiếp hay gián tiếp cân/đong/đo/đếm/cảm giác nó. Mô tả nó. Hỏi Aristotle có tin vào “Sóng điện từ” hay không thì ông ấy phải trả lời thế nào?

2. Một số bác cho các con số: 30-70% này, 1000 trường hợp tìm mộ này, v.v... rồi hỏi tại sao tôi lại không tin ngoại cảm.

2a. Thứ nhất, tôi không biết các con số đó ở đâu ra. Nguồn tin đó có đáng tin cậy không? Quá trình tìm kiếm lưu trữ dữ liệu thế nào? Có kiểm chứng độc lập không?

Ví dụ nhé, trong một ngành quan trọng và liên quan đến sự sống chết như Y Khoa chẳng hạn, với các quá trình peer-review chặt chẽ, vậy mà dữ liệu còn *rất* đáng ngờ nữa là các anecdotal evidence như các bạn đã viết. Xem bài này chẳng hạn. Trong khoa học, để có thể chấp nhận được một kết quả mới, kết quả đó cần phải được lập đi lập lại, kiểm chứng độc lập bởi nhiều nhóm nghiên cứu trong một thời gian dài, quy trình tìm ra kết quả phải có peer-review cẩn thận … Cái quy trình ảnh hưởng cực lớn đến kết quả. Bác nào đã làm khoa học thực nghiệm rồi thì sẽ hiểu rất rõ điều này.

2b. Thứ hai, cứ giả sử như một nhà ngoại cảm nào đó tìm được 1000 ngôi mộ thật, thử DNA đúng 100% đi. Thì cái đó có phải là bằng chứng là người đó có khả năng ngoại cảm không?

Tôi không biết. Không đủ thông tin.

Một hiện tượng có thể có nhiều nguyên nhân, tại sao các bạn lại biết là nó do khả năng ngoại cảm?

Có thể bà ấy có truy cập đến cơ sở dữ liệu (CSDL) của Quân Đội. Cho biết tên tuổi và binh đoàn của liệt sĩ, vào CSDL này tìm ra trận đánh, nghĩa trang, v.v... Dù thông tin trong CSDL không đầy đủ, tìm 10000 lần trúng 1000 lần cũng có thể chứ. Tại sao cứ phải là “ngoại cảm” (whatever that means!)

Muốn biết có phải khả năng ngoại cảm hay không thì đơn giản chỉ cần áp dụng vài ba cái blind-test.

Phép thử 1: cho một tên thật, nhưng phải đảm bảo là trong quá trình tìm mộ bà ấy không có truy cập đến nguồn thông tin nào khác. Cái qui trình rất là quan trọng.

Phép thử 2: cho một tên giả.

Phép thử 3: tìm mộ một người lính đánh thuê chết ở chiến trường Angeria chẳng hạn, chỗ nào mà mình gần chắc rằng nhà ngoại cảm không có CSDL về cả lính lẫn địa bàn. Hay là tìm lính Đức, lính Nga chết ở Siberia … Hay là “hồn” chỉ biết nói tiếng Việt?

Thực hiện blind-test mà thành công thì còn đáng tin hơn vạn lần cái con số 1000 các bạn cho ở trên.

Lần lũ lụt vừa rồi là một blind-test tuyệt hảo, vì không có CSDL nào về vị trí xe buýt cả. (Nhưng mà hỏi 10 NNC thì thế nào cũng có một NNC đoán trúng nếu một vài người trong số họ dùng common sense!)

Hoặc là, nộp đơn đáp ứng thách thức 1 triệu USD của James Randi. Vừa có tiếng (là NNC có thật), vừa có tiền (1 triệu đô).

Việt Nam không độc quyền các nhà ngoại cảm. Tiếng Anh người ta gọi nó là extra-sensory perception. Bói toán, chiêm tinh, bẻ sắt bằng mắt, ma nhập, cầu hồn, UFO, người tuyết … vân vân trên thế giới đều có tất tần tật, và có rất nhiều người tin. Chưa có ai được 1 triệu đô của James Randi cả. Trong website của James Randi có kể lại rất nhiều các câu chuyện mà họ khám phá ra nguyên nhân của các hiện tượng “siêu nhiên” như thế nào, kể cả những hiện tượng siêu nhiên xảy ra … ngay trên TV truyền trực tiếp mà bà con tin sái cổ.

Các bác cũng có thể đọc cái này từ quỹ khoa học quốc gia Hoa Kỳ (NSF). Hay đọc tạp chí Skeptical Enquirer.

3. Tôi thấy một xã hội mà quá nhiều công việc hàng ngày phải liên hệ đến “ngoại cảm”, “bói toán”, “phong thủy” … là một xã hội không khỏe mạnh. “Lao Động” và “Sáng Tạo” đi đâu mất rồi?

Bill Gates, Steve Jobs, Brin-Page, Zuckerberg … đã cách mạng hoá toàn bộ lịch sử nhân loại, thay đổi cách chúng ta sống, tư duy, và làm việc. Họ làm được điều đó là một phần nhờ công lao động sáng tạo ngày đêm bao nhiêu năm liền của họ và mấy trăm nghìn nhân viên phụ trợ.

Trong khi đó, …

Sĩ tử của chúng ta thì làm gì? Đi Văn Miếu lạy lạy lục lục.

Doanh nhân chúng ta làm gì? Mở hàng xem ngày xem tháng, cúng vái cái tượng đất nung. Xây nhà thì xây méo xẹo để cho “đúng hướng”, bất kể sự vô lý và hao tổn về mặt xây dựng và kiến trúc.

Lãnh đạo chịu trách nhiệm cứu hộ chúng ta làm gì? Gọi điện hỏi nhà ngoại cảm.

(Tôi không có ý trách móc bất kỳ một cá nhân cụ thể nào; ở đây đang nói đến một hiện trạng chung.)

Nó cho thấy một xã hội muốn “đi tắt đón đầu” (nhờ quỉ nhờ thần, vận mệnh may rủi), mà không tin vào khả năng lao động và sáng tạo của bản thân. Khi thất bại thì thay vì rút ra một bài học duy lý xem mình đã làm gì sai, thì lại đi đổ thừa ma ám, “khai trương sai ngày”, xây nhà không đúng hướng.

4. Tôi thật sự không có thù hằn gì với các giá trị do tôn giáo, sự duy tâm, hay việc nghiên cứu vận mệnh. Những gì còn có giá trị cho một ai đó thì còn tồn tại. Tuy nhiên, những điều này nên được dùng chính vào việc phát triển một tinh thần và thái độ sống thanh thản cho từng cá nhân (và có thể cho từng cộng đồng). Chúng rất không nên can thiệp vào những giao tiếp thường nhật của chúng ta với thế giới tự nhiên, và không nên can thiệp vào phương thức chúng ta cải thiện cuộc sống vật lý.

Muốn làm được phi thuyền bay ra vũ trụ thì đừng đi hỏi cái tượng đất nung. Hãy lao động miệt mài bằng chính năng lực tự thân.

.............

Nguồn:

Ngô Quang Hưng Theo blog Khoa Học Máy Tính

Dẫn từ Dân luận

Share this post


Link to post
Share on other sites

Theo tôi hiện tượng gọi là "ngoại cảm" - có thể tìm một từ khác diễn đạt gần với thực tế hơn - hoàn toàn có thật. Ngoài những nhân chứng, tư liệu thì chính tôi đã chứng kiến vài lần. Phong thủy, bói toán....cũng hoàn toàn có thật. Trên cơ sở thực tế khách quan - có thật đó - người ta đi tìm một cơ chế của nó hoặc giải thích nó. Còn việc phát kiến khoa học - theo khái niệm về khoa học phổ biến hiện nay là nhưng phát minh có những giá trị thực dụng nhận thức được bằng trực quan - thì nó thuộc lĩnh vực khác. Tất nhiên vẫn có những người đang hoạt động trong lĩnh vực này và họ vẫn phát kiến.

Việc tìm mộ - cũng như tất cả các công việc khác - đều cần điều kiện ban đầu. Bởi vậy, không thể không có thông tin ban đầu, hoặc thông tin sai để gọi là kiểm chứng cả. Tôi nghĩ một nhà toán học thiên tài sẽ không giải được một bài toán nếu dữ kiện ban đầu sai.

Bởi vậy, cách đặt vấn đề của tác giả mà anh Vuivui dẫn là sai.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Theo tôi hiện tượng gọi là "ngoại cảm" - có thể tìm một từ khác diễn đạt gần với thực tế hơn - hoàn toàn có thật. Ngoài những nhân chứng, tư liệu thì chính tôi đã chứng kiến vài lần. Phong thủy, bói toán....cũng hoàn toàn có thật. Trên cơ sở thực tế khách quan - có thật đó - người ta đi tìm một cơ chế của nó hoặc giải thích nó. Còn việc phát kiến khoa học - theo khái niệm về khoa học phổ biến hiện nay là nhưng phát minh có những giá trị thực dụng nhận thức được bằng trực quan - thì nó thuộc lĩnh vực khác. Tất nhiên vẫn có những người đang hoạt động trong lĩnh vực này và họ vẫn phát kiến.

Việc tìm mộ - cũng như tất cả các công việc khác - đều cần điều kiện ban đầu. Bởi vậy, không thể không có thông tin ban đầu, hoặc thông tin sai để gọi là kiểm chứng cả. Tôi nghĩ một nhà toán học thiên tài sẽ không giải được một bài toán nếu dữ kiện ban đầu sai.

Bởi vậy, cách đặt vấn đề của tác giả mà anh Vuivui dẫn là sai.

Thay vì chúng ta nói Sai một cách chung chung. Chúng ta hãy phân tích xem phương pháp thực nghiệm mà tác giả đưa ra:

Muốn biết có phải khả năng ngoại cảm hay không thì đơn giản chỉ cần áp dụng vài ba cái blind-test.

Phép thử 1: cho một tên thật, nhưng phải đảm bảo là trong quá trình tìm mộ bà ấy không có truy cập đến nguồn thông tin nào khác. Cái qui trình rất là quan trọng.

Phép thử 2: cho một tên giả.

Phép thử 3: tìm mộ một người lính đánh thuê chết ở chiến trường Angeria chẳng hạn, chỗ nào mà mình gần chắc rằng nhà ngoại cảm không có CSDL về cả lính lẫn địa bàn. Hay là tìm lính Đức, lính Nga chết ở Siberia … Hay là “hồn” chỉ biết nói tiếng Việt?

xem đúng sai thế nào ?.

Một khi không bác được những phép thử này, thì những nghi ngờ của tác giả là hợp lý. Tổng quát hơn nữa, một khi có những phương pháp thực nghiệm xác minh còn tồn tại, nhưng nó đã không được dùng để xác thực thì những nghi ngờ hoàn toàn hợp lý. Và do đó, tính đúng đắn của vấn đề tâm linh đó hoàn toàn chưa thể đáng tin cậy, cho dù nó vẫn tồn tại.

Thân ái.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hawking & Mlodinow vừa công bố cuốn sách “The grand Design” (Cuộc đại thiết kế) trong đó các tác giả nêu lên nhiều quan điểm gây nên một làn sóng phản ứng gay gắt từ phía các nhà khoa học, triết học và thần học. Tuy nhiên số người tán thưởng, ca tụng, khen ngợi đến cuồng nhiệt cũng không phải là ít. Cuốn sách nhanh chóng trở thành một cuốn best-seller. Sau đây là những thông tin chung quanh cuốn sách-hiện tượng này.

Nếu cha mẹ và con cái là môt sự liên hệ hữu cơ thì thiên tài vật lý Stephen Hawking có sư liên hệ hữu cơ với Việt Nam.Ngoài những điều khoa học đã có thể giải thích được có lẽ còn những cơ chế khoa học chưa khám phá ra,nếu khám phá ra được cơ chế này có thể giải thích được tại sao trong cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc, thống nhất tổ quốc và bảo vệ đất nước sức mạnh chính nghĩa của Việt Nam lại được nhân dân thế giới ủng hộ và có rất nhiều người đi tiên phong đấu tranh dù bản thân họ bị thiệt thòi ngay trên đất nước họ sinh sống.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào bác Vuivui

Một khi không bác được những phép thử này, thì những nghi ngờ của tác giả là hợp lý. Tổng quát hơn nữa, một khi có những phương pháp thực nghiệm xác minh còn tồn tại, nhưng nó đã không được dùng để xác thực thì những nghi ngờ hoàn toàn hợp lý. Và do đó, tính đúng đắn của vấn đề tâm linh đó hoàn toàn chưa thể đáng tin cậy, cho dù nó vẫn tồn tại.

Thân ái.

Chúng ta là những nhà khoa học,Việc của khoa học là khám phá các quy luật của vũ trụ,có thể hàng vạn con người cùng miệt mài làm việc một vấn đề và chỉ có môt người tìm ra.Tất cả mọi người làm khoa học đều nỗ lực làm việc để mong sao phục vụ cho cuộc sống của con người tốt hơn,bình yên hơn.

Người Việt Nam chúng ta khi mắng các trò lươn lẹo của con cái khi muốn giấu bố mẹ cái gì rằng:"Tao chả đi guốc vào bụng mày".Nói như thế có thể thấy rằng mọi phép thử của con với bố mẹ là vô ích.

Thủa còn thơ chúng ta hay mắng những đứa em bé bỏng dại khờ hơn của mình khi nó giở chứng đòi hỏi rằng: "Tao chả để quên đôi dày (dép) trong bung mày". Nói như vậy có thể thấy rằng trí tuệ thấp thì thử sao được trí tuệ cao.

Mọi khả năng chỉ hỗ trợ thêm cho quá trình học tập sáng tạo còn tất cả phải lăn ra mà học,mà suy nghĩ: "học nữa,hoc mãi","học đi đôi với hành".

Kính bác

Share this post


Link to post
Share on other sites

Rubi cháu xin có ý thế này ạ.

ĐẠO.

CHÂN LÝ TUYỆT ĐỐI, để bày tỏ cái này với ý là không thể nói đến được nên cổ nhân gọi CHÂN LÝ TUYỆT ĐỐI là ĐẠO.

CHÂN LÝ TUYỆT ĐỐI, để bày tỏ cái này với ý là có thể dùng lời mở bày thì cổ nhân gọi CHÂN LÝ TUYỆT ĐỐI là CHÂN KHÔNG.

Đạo khả đạo, phi thường đạo. Tuy là nói vậy nhưng hệ thống văn vẻ là theo cái lý luận "không thể nói đến", không thể nói đến Chân lý Tuyệt đối nên gọi đó là Đạo. Giống như Cư sĩ Duy Ma Cật thường im lặng vậy. Còn lý luận theo hướng "có thể nói đến", "trực chỉ" thì trước dùng lời và sau dùng gậy, dùng tiêng hét, kèm theo sự táo bạo, thị vị, tùy cơ.

Đạo là một cách trong những cách chỉ đến Chân lý Tuyệt đối, Chân không cũng là một cách trong những cách chỉ đến Chân lý Tuyệt đối. Dùng cách nào thì sẽ theo cách đó để diễn đạt, vừa có thể nói, vừa có thể không nói.

Duy Ngã Độc Tôn. Ngã ở đây cũng là chỉ đến Chân lý Tuyệt đối, theo cách ngay nơi mỗi người.

Kính.

Rubi cháu xin tiếp một chút.

Đạo là Con Đường, và muốn đến đích thì phải thực hành, thực hành thể nghiệm. Ví thế khi dùng từ Đạo là phải buông kiến giải chữ nghĩa, tiến đến hành đạo. Đạo mà có thể luyện tập, có thể học, có thể dạy thì đó là cái đạo thế thường, còn Đạo siêu việt thì chỉ có hành đạo, vượt ra ngoài thế thường.

Đạo là Không là Vô.

Đức là Có là Hữu.

Không là Chân Không.

Hữu là Diệu Hữu.

Chân Không là Thể.

Diệu Hữu là Dụng.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thay vì chúng ta nói Sai một cách chung chung. Chúng ta hãy phân tích xem phương pháp thực nghiệm mà tác giả đưa ra:

xem đúng sai thế nào ?.

Một khi không bác được những phép thử này, thì những nghi ngờ của tác giả là hợp lý. Tổng quát hơn nữa, một khi có những phương pháp thực nghiệm xác minh còn tồn tại, nhưng nó đã không được dùng để xác thực thì những nghi ngờ hoàn toàn hợp lý. Và do đó, tính đúng đắn của vấn đề tâm linh đó hoàn toàn chưa thể đáng tin cậy, cho dù nó vẫn tồn tại.

Thân ái.

Muốn biết có phải khả năng ngoại cảm hay không thì đơn giản chỉ cần áp dụng vài ba cái blind-test.

Phép thử 1:

cho một tên thật, nhưng phải đảm bảo là trong quá trình tìm mộ bà ấy không có truy cập đến nguồn thông tin nào khác. Cái qui trình rất là quan trọng.

Phép thử 2:

cho một tên giả.

Phép thử 3:

tìm mộ một người lính đánh thuê chết ở chiến trường Angeria chẳng hạn, chỗ nào mà mình gần chắc rằng nhà ngoại cảm không có CSDL về cả lính lẫn địa bàn. Hay là tìm lính Đức, lính Nga chết ở Siberia … Hay là “hồn” chỉ biết nói tiếng Việt?

Cả ba phép thử đều sai về phương pháp. Tác giả quá chủ quan. Tôi sẽ chứng minh điều này vào tối nay, hoặc sáng sớm mai.

Thân.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào Bác LiemTrinh.

Thủa còn thơ chúng ta hay mắng những đứa em bé bỏng dại khờ hơn của mình khi nó giở chứng đòi hỏi rằng: "Tao chả để quên đôi dày (dép) trong bung mày". Nói như vậy có thể thấy rằng trí tuệ thấp thì thử sao được trí tuệ cao.

vuivui tôi hiểu ý Bác. Nhưng ở đây lại hoàn toàn khác về bản chất. Thật vậy, bất kỳ lĩnh vực nào muốn phát triển đều phải "đi" trên hai chân. Đó là chân Lý Thuyết và chân Thực Nghiệm. Khuyết chân thực nghiệm, thì sự phát triển của chân lý thuyết sẽ sa vào hồ đồ, huyên thuyên, ... Khuyết chân lý thuyết thì sự phát triển của chân thực nghiệm sẽ bị phong tỏa, dần dà mà trở nên èo uột, không sức sống, sớm muộn gì cũng bị đào thải.

Hai chân này hỗ trợ, bổ sung cho nhau mà phát triển, chứ không có sự thách đố của chân nọ đối với chân kia.

Lĩnh vực tâm linh mà chúng ta đang nghiên cứu, thực chất mới chỉ đang đi trên một chân. đó là chân lý thuyết. Chân thực nghiệm thì có tồn tại - bởi sự chiêm nghiệm, ... nhưng hoàn toàn chưa đáp ứng được nhu câu phát triển của lý thuyết, cũng như hoàn toàn chưa tương xứng với tầm vóc mà lý thuyết đã có. Có thể nói chân thục nghiệm thật là èo uột, thảm hại, chỉ mới bằng cách chiêm nghiệm mà tồn tại. Bởi vậy, kết quả của việc khuyết chân thực nghiệm đã được thấy rõ.

Nay, tuy không, hay chưa có những phương pháp thực nghiệm hệ thống cho lý học đông phương, cũng như về tâm linh. Song chúng ta nên, hay cần có những nhu cầu cũng như một thói quen bắt buộc là phải tìm cách thực nghiệm những kiến thức và các nghiên cứu của chúng ta. Từ đơn giản đến phức tạp.

Các phép thử của tác giả ngô quang Hưng, ở dạng đơn giản nhất là những phép thử như thế. Chúng ta nên xem xét. Với một ý thức xác thực các kết quả nghiên cứu, chúng ta sẽ có cơ sở để đi tìm và hoàn thiện, cũng như xây dựng lên những phương pháp thực nghiệm cho môn khoa học về tâm linh.

Chúng ta hãy nghiêm túc xem xét nó. Tự nhiên sẽ thấy những giới hạn, sự sai sót hay khiên cưỡng cũng như ngộ nhận của chúng ta.

Thân ái.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Vuivui và quí vị quan tâm thân mến.

Tác giả Ngô Quang Hưng cho rằng cần có thử nghiệm với hiện tượng mà mọi người gọi là "ngoại cảm". Ông viết như sau:

Muốn biết có phải khả năng ngoại cảm hay không thì đơn giản chỉ cần áp dụng vài ba cái blind-test.

Phép thử 1:

cho một tên thật, nhưng phải đảm bảo là trong quá trình tìm mộ bà ấy không có truy cập đến nguồn thông tin nào khác. Cái qui trình rất là quan trọng.

Phép thử 2:

cho một tên giả.

Phép thử 3:

tìm mộ một người lính đánh thuê chết ở chiến trường Angeria chẳng hạn, chỗ nào mà mình gần chắc rằng nhà ngoại cảm không có CSDL về cả lính lẫn địa bàn. Hay là tìm lính Đức, lính Nga chết ở Siberia … Hay là “hồn” chỉ biết nói tiếng Việt?

Toàn văn đoạn viết như sau.

2b. Thứ hai, cứ giả sử như một nhà ngoại cảm nào đó tìm được 1000 ngôi mộ thật, thử DNA đúng 100% đi. Thì cái đó có phải là bằng chứng là người đó có khả năng ngoại cảm không?

Tôi không biết. Không đủ thông tin.

Một hiện tượng có thể có nhiều nguyên nhân, tại sao các bạn lại biết là nó do khả năng ngoại cảm?

Có thể bà ấy có truy cập đến cơ sở dữ liệu (CSDL) của Quân Đội. Cho biết tên tuổi và binh đoàn của liệt sĩ, vào CSDL này tìm ra trận đánh, nghĩa trang, v.v. Dù thông tin trong CSDL không đầy đủ, tìm 10000 lần trúng 1000 lần cũng có thể chứ. Tại sao cứ phải là “ngoại cảm” (whatever that means!)

Muốn biết có phải khả năng ngoại cảm hay không thì đơn giản chỉ cần áp dụng vài ba cái blind-test.

Phép thử 1: cho một tên thật, nhưng phải đảm bảo là trong quá trình tìm mộ bà ấy không có truy cập đến nguồn thông tin nào khác. Cái qui trình rất là quan trọng.

Phép thử 2: cho một tên giả.

Phép thử 3: tìm mộ một người lính đánh thuê chết ở chiến trường Angeria chẳng hạn, chỗ nào mà mình gần chắc rằng nhà ngoại cảm không có CSDL về cả lính lẫn địa bàn. Hay là tìm lính Đức, lính Nga chết ở Siberia … Hay là “hồn” chỉ biết nói tiếng Việt?

Thực hiện blind-test mà thành công thì còn đáng tin hơn vạn lần cái con số 1000 các bạn cho ở trên.

Lần lũ lụt vừa rồi là một blind-test tuyệt hảo, vì không có CSDL nào về vị trí xe buýt cả. (Nhưng mà hỏi 10 NNC thì thế nào cũng có một NNC đoán trúng nếu một vài người trong số họ dùng common sense!)

Hoặc là, nộp đơn đáp ứng thách thức 1 triệu USD của James Randi. Vừa có tiếng (là NNC có thật), vừa có tiền (1 triệu đô).

Việt Nam không độc quyền các nhà ngoại cảm. Tiếng Anh người ta gọi nó là extra-sensory perception. Bói toán, chiêm tinh, bẻ sắt bằng mắt, ma nhập, cầu hồn, UFO, người tuyết … vân vân trên thế giới đều có tất tần tật, và có rất nhiều người tin. Chưa có ai được 1 triệu đô của James Randi cả. Trong website của James Randi có kể lại rất nhiều các câu chuyện mà họ khám phá ra nguyên nhân của các hiện tượng “siêu nhiên” như thế nào, kể cả những hiện tượng siêu nhiên xảy ra … ngay trên TV truyền trực tiếp mà bà con tin sái cổ.

Các bác cũng có thể đọc cái này từ quỹ khoa học quốc gia Hoa Kỳ (NSF). Hay đọc tạp chí Skeptical Enquirer.

Toàn văn bài viết xin xem đường link trong bài anh Vuivui dẫn.

Tôi xác định rằng: Tác giả Ngô Quang Hưng đã sai lầm về mặt phương pháp phân tích, xác định và từ đó dẫn đến kết luận sai, trong đó có phương pháp thử nghiệm. Sai lầm này không chỉ xảy ra ở ông Ngô Quang Hưng, mà có thể nói ở cả một số nhà khoa học khác. Mặc dù xét về cá nhân ông Hưng và một số nhà khoa học khác có các nhìn nhận tương tự chỉ là hiện tượng. Nhưng với phương pháp luận của Lý học Đông phương thì chỉ cần một hiện tượng dù rất nhỏ, có thể phân tích toàn bộ cảnh quan của một bức tranh toàn cảnh.

Thực tế đã cho thấy rằng: Ở tầm vĩ mô, nền khoa học hiện đại đã đi đến chỗ bế tắc. Chính ông hoàng vật lý hiện đại SW Hawking - một tác giả liên quan đến topic này - đã khuyên nhân loại nên đi tìm hành tinh khác để ở, sau 200 năm nữa.

Sai lầm của lập luận này ở chỗ nào? Tôi xin được trình bày như sau.

I - Về mặt định nghĩa hiện tượng.

Tác giả viết:

1. Có bác hỏi tôi có tin vào “Linh Hồn” không. Hỏi vậy cũng như hỏi tôi có tin vào “Cambukachiraturukichemo” không. Tôi không hiểu cái từ đó nghĩa là gì. Làm cách nào để trực tiếp hay gián tiếp cân/đong/đo/đếm/cảm giác nó. Mô tả nó. Hỏi Aristotle có tin vào “Sóng điện từ” hay không thì ông ấy phải trả lời thế nào?

Tác giả đã sai lầm ngay từ khi định nghĩa hiện tượng. "Ngoại cảm" là một hiện tượng đặc biệt khác thường, tồn tại khách quan và có ở trong một số người. Cho dù gọi nó là cái gì! Bởi vậy, nếu tác giả không thừa nhân khái niệm "ngoại cảm" và cho rằng nó không chính xác thì điều đó không có nghĩa phủ nhận hiện tượng, mà chỉ có thể phân tích hiện tượng và đặt cho nó một cái tên khác. Lập luận của ông Hưng cho rằng:

Làm cách nào để trực tiếp hay gián tiếp cân/đong/đo/đếm/cảm giác nó. Mô tả nó. Hỏi Aristotle có tin vào “Sóng điện từ” hay không thì ông ấy phải trả lời thế nào?

.

Tất nhiên sự cân đo, đong đếm chỉ có thể bắt đầu sau khi con người thừa nhận hiện tượng và nghiên cứu hiện tượng. Chẳng ai cân đo một cái mà người ta không biết đến nó. Tác giả đã tự mâu thuẫn khi xác định :

Hỏi Aristotle có tin vào “Sóng điện từ” hay không thì ông ấy phải trả lời thế nào?

. Tất nhiên Aristotle không tin. Vì vào thời đại của Aristotle, chưa nhận thức được hiện tương và cũng không có khái niệm này. Nhưng tất nhiên, vào thời đại của chúng ta hiện tượng này là có thật.

Ông Ngô Quang Hưng viết:

Một hiện tượng có thể có nhiều nguyên nhân, tại sao các bạn lại biết là nó do khả năng ngoại cảm?

Có thể bà ấy có truy cập đến cơ sở dữ liệu (CSDL) của Quân Đội. Cho biết tên tuổi và binh đoàn của liệt sĩ, vào CSDL này tìm ra trận đánh, nghĩa trang, v.v. Dù thông tin trong CSDL không đầy đủ, tìm 10000 lần trúng 1000 lần cũng có thể chứ. Tại sao cứ phải là “ngoại cảm” (whatever that means!)

Như vậy, ông Hưng nghi ngờ tính thực tế của hiện tương này và cho rằng nó được thực hiện bởi phương pháp khác phi "ngoại cảm". Nhưng nếu như vậy thì việc đầu tiên là ông Hưng phải tìm cách chứng nghiệm điều này, chứ không phải đặt vấn đề giải thích nó khác đi bằng một thực tại khác.

Bởi vậy, qua đoạn này, tôi xác định rằng: Ông Ngô Quang Hưng đã sai lầm ngay từ đầu khi phủ nhận hiện tượng khách quan - mà cách gọi phổ biến hiện nay là "hiện tượng ngoại cảm". Với cách suy nghĩ và lập luận này của ông Hưng, con người có thể phủ nhận tất cả mọi thứ trên thế gian, nếu những thứ ấy không tác động một cách trực quan vào các giác quan của con người, hoặc thông qua những phương tiện kỹ thuật.

Với hiện tượng "ngoại cảm", dù chỉ xảy ra một lần duy nhất và chỉ trong một con người - thí dụ như cô Phan Thị Bích Hằng - thì với một tư duy khám phá thực sự, cũng đáng để quan tâm nghiên cứu cơ chế nào tạo ra hiện tượng đó. Huống chi, nó là hiện tượng khách quan, được lặp lại nhiều lần và xảy ra ở nhiều người.

Ngoại cảm không phải là một phương pháp luận, một giả thuyết có tính lý thuyết để chỉ ra cái sai, mà là một hiện tượng khách quan đang tồn tại trên thực tế, mà khoa học chưa giải thích được. Vấn đề là người ta hiểu nó như thế nào và ứng xử ra sao. Nếu xét về góc độ khoa học thì sự phủ nhận hiện tượng khách quan là sai lầm phi khoa học. Kiến thức khoa học thì thời đại nào trong lịch sử văn minh nhân loại đều có. Tùy theo khả năng tiếp thu mà có những địa vị khác nhau để xác định khả năng tiếp thu đó. Thí dụ như thời hiện đại gọi là giáo sư, tiến sĩ....vv.....Nhưng vấn đề không phải chỉ dừng lại ở sự tiếp thu kiến thức khoa học (Mà bằng chứng người ta đã tạo ra được những robo bác học để tiếp thu những kiến thức này, rẻ hơn nhiều so với việc đào tạo). Bởi vậy, để những tri thức con người tiếp tục phát triển còn cần khả năng tổng hợp những tri thức đó để tiếp tục giải thích, hoặc nghiên cứu những thực tại khách quan, nhằm phát triển những tri thức đó. Bởi vậy nó cần đến một phương pháp nghiên cứu và cách đặt vấn đề. Con robo bác học nếu chỉ nạp dự liệu bằng những kiến thức khoa học thời đại Aristotle, mà bắt nó giải thích hiện tượng "sóng diện từ" thì có lẽ nó bị "đứng máy". Đấy chính là sự phân biệt giữa robo bác học và sự sáng tạo.

II - Về phương pháp và cách đặt vấn đề thực nghiệm

Tất nhiên từ cách đặt vấn đề sai lầm có tính phủ nhận hiện tượng khách quan thì tất yếu phương pháp không thể đúng - "không thể tìm một cái đúng từ một cái sai".

Ông Ngô Quang Hưng viết:

Muốn biết có phải khả năng ngoại cảm hay không thì đơn giản chỉ cần áp dụng vài ba cái blind-test.

Phép thử 1: cho một tên thật, nhưng phải đảm bảo là trong quá trình tìm mộ bà ấy không có truy cập đến nguồn thông tin nào khác. Cái qui trình rất là quan trọng.

Phép thử 2: cho một tên giả.

Phép thử 3: tìm mộ một người lính đánh thuê chết ở chiến trường Angeria chẳng hạn, chỗ nào mà mình gần chắc rằng nhà ngoại cảm không có CSDL về cả lính lẫn địa bàn. Hay là tìm lính Đức, lính Nga chết ở Siberia … Hay là “hồn” chỉ biết nói tiếng Việt?

Thực hiện blind-test mà thành công thì còn đáng tin hơn vạn lần cái con số 1000 các bạn cho ở trên.

Lần lũ lụt vừa rồi là một blind-test tuyệt hảo, vì không có CSDL nào về vị trí xe buýt cả. (Nhưng mà hỏi 10 NNC thì thế nào cũng có một NNC đoán trúng nếu một vài người trong số họ dùng common sense!)

Cả ba phương pháp thử nghiệm đều sai. Chúng ta lần lượt xét các phương pháp của ông Hưng và tổng hợp cả ba, như sau:

Phép thử 1:

cho một tên thật, nhưng phải đảm bảo là trong quá trình tìm mộ bà ấy không có truy cập đến nguồn thông tin nào khác. Cái qui trình rất là quan trọng.

Tôi cho rằng đây là một thử nghiệm sai. Chuyện chỉ đơn giản thế này: Có rất nhiều người trùng tên đã chết và đang sống. Vậy cụ thể sẽ phải tìm người nào? Nhà ngoại cảm cần nhiều dữ liệu khác liên quan, thí dụ như: Bố mẹ, thân nhân người chết, ngày sinh và ngày mất nếu có....vv.....để xác định người đó có thật và là một người cụ thể cần tìm. Tôi nghĩ rằng: Nếu chỉ với một cái tên không thì đến FBI và CIA cũng bó tay trong việc lục đống dữ liệu của họ.

Phép thử 2:

cho một tên giả.

Lạy Chúa! Tất nhiên nhà ngoại cảm sẽ không thể tìm được, nếu họ định hướng khả năng ngoại cảm vào việc đi tìm ....ngay cả chỉ với một cái tên thật trống rỗng và không định hướng như trên (Phương pháp 1). Ngoại trừ một điều có khả năng xảy ra. Đó là nhà ngoại cảm định hướng xem người hỏi có thật hay không. Nhưng trên thực tế sẽ chẳng có một nhà ngoại cảm nào lại đề phòng thân chủ của mình như vậy. Đây là thách đố phi học thuật và không nghiêm túc. Vì nó buộc người được thí nghiệm phải nghĩ đến một tình huống không xảy ra - Xác định câu hỏi có thật hay không - trước khi trả lời câu hỏi đó.

Phép thử 3: tìm mộ một người lính đánh thuê chết ở chiến trường Angeria chẳng hạn, chỗ nào mà mình gần chắc rằng nhà ngoại cảm không có CSDL về cả lính lẫn địa bàn. Hay là tìm lính Đức, lính Nga chết ở Siberia … Hay là “hồn” chỉ biết nói tiếng Việt?

Về điều kiện thứ 3 này - trên thực tế các nhà ngoại cảm có thể chưa làm, nên tôi không có ý kiến. Nhưng tôi tin họ có thể làm được. Tuy nhiên với cách đặt vấn đề của tác giả thì gần như ông Hưng không cho pháp các nhà ngoại cảm tiếp xúc với những cơ sở dữ liệu (CSDL). Đây là cách đặt vấn đề rất sai lầm. Bởi vì, nếu cho rằng chỉ với cơ sở dự liệu, người ta có thể tìm được mộ thì có lẽ sẽ chỉ có những người mất tích trong chiến tranh khi bị mất cơ sở dữ liệu. Còn nếu đầy đủ cơ sở dữ liệu thì người ta tìm ra từ lâu rồi.

Nhưng rõ ràng thực tế khách quan đã cho thấy rằng: Các nhà ngoại cảm đã tìm được những hài cốt ở những nơi mà không một cơ sở dữ liệu nào ghi nhận.

Như vậy, từ cách đặt vấn đề sai lầm, ông Hưng đã đi đến một phương pháp sai lầm và tất nhiên kết luận cũng sai luôn. Ông đặt vấn đề xác xuất không đáng tin cậy và dẫn chứng sai lầm của cô Hằng trong một lần tìm nơi trôi dạt của những người chết vì xe bị lũ cuốn. Ở đây tôi chưa nói đến việc cô Hằng đã phủ nhận rằng cô ấy không dự báo chuyện này. Cứ giả thiết rằng cô ấy dự báo sai và có thể nhiều lần sai với thống kê xác xuất 70% - Tức là 30% sai - thì việc này không có nghĩa là hiện tượng ngoại cảm không có thật.

Ông cho rằng việc đi "sờ đầu rùa", "lạy tượng đất nung" là sai lầm phi khoa học. Nhưng rất tiếc! Từ ngàn xưa - khi chưa hề có khái niệm "khoa học" trong văn minh nhân loại - thì con người đã đi "sờ đầu rùa" và "lạy tượng đất nung" rồi.

Hiện tượng này có một nguyên nhân sâu xa của nó với cách giải thích khác. Tuy nhiên nó không thuộc nội dung của topic này, nên tôi không lạm bàn. Tôi chỉ xin đặt vấn đề với câu nói nổi tiếng của ông Trịnh Xuân Thuận:

Để giải thích một hiện tượng dù rất nhỏ, phải viện dẫn đến toàn bộ lịch sử hình thành vũ trụ.

Tôi có thể nói một cách hình tượng rằng: Nếu vũ trụ này được lập ra bởi Thượng Đế thì việc lạy tượng đất nung là cần thiết. Và ngay cả sau này, khi mà khoa học loại được Thượng Đế ra ngoài khái niệm vũ trụ thì hình ảnh của tượng đất nung chính là một mắt xích quan trọng tạo ra hiện tại. Vì nó là một bộ phận trong lịch sử văn minh nhân loại, một bộ phận của lịch sử vũ trụ.

Nếu ai bắn vào quá khứ bằng một viên đạn súng lục thì sẽ bị tương lai bắn bằng đại bác.

Đại ý vậy.

Xin cảm ơn sự quan tâm của quí vị.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Thiên Sứ thân mến.

Như anh đã cho rằng tác giả Ngô quang Hưng (viết tắt NQH) phủ nhận hiện tượng ngoại cảm để từ đó anh kết luận tác giả đó đã sai ngay từ khi đặt vấn đề, thì tôi cho rằng anh đã hiểu sai. Thật ra NQH không hề phủ nhận hiện tượng ngoại cảm, mà ông ta khẳng định là ông ta không biết về hiện tượng ngoại cảm. Khi ông ta viết:

Hỏi Aristotle có tin vào “Sóng điện từ” hay không thì ông ấy phải trả lời thế nào?

Hỏi, tức là trả lời. Bởi vì sóng điện từ là hiện thực khách quan, nhưng Aristotle đương nhiên là không biết. Khi không biết thì bất cứ người nào, hễ có tư duy khoa học thì phải tìm hiểu nó bằng nhiều phương pháp để minh thị nó có tồn tại hay không. Sau đó mới trả lời. Ý của ông NQH chắc chắn là ở chỗ đó, và vì vậy, ông ta mới đặt vấn đề đi tìm bằng chứng thực nghiệm xác nhận sự tồn tại của nó. Chính cái việc này đã đưa NQH tới ba phép thử, mà nhờ đó anh mới có nội dung để phản biện chúng.

Do đó, việc anh muốn xuất phát từ chỗ NQH đặt sai vấn đề để từ đó phản biện ông ta là không hợp lý. Xem như cái phần đó không có mặt trong bài phản biện vừa rồi của anh vậy.

Trong phần phản biện ba phép thử của NQH. Trước hết chúng ta cần phải xác thực rằng, ba phép thử ấy quá đơn giản. Đơn giản tới mức phi chuyên môn. Nghĩa là người không có tý chuyên môn nào về vấn đề ngoại cảm cũng có thể đưa ra được ba cái phép thử ấy. Chỉ cần ở họ có chút tư duy của một người học xong chương trình cao đẳng. Nhưng cũng nhờ đó mà chúng ta thấy rằng hiện tượng ngoại cảm, nếu như có thật thì các nhà nghiên cứu cần phải cung cấp những thông tin mang tính chuyên môn tới công chúng, để công chúng có được nhữung hiểu biết sơ đẳng về hiện tượng này. Những kiến thức đó xem như là những kiến thức khoa học thường thức vậy.

Khi anh viết, trong phép thử thứ nhất:

Tôi cho rằng đây là một thử nghiệm sai. Chuyện chỉ đơn giản thế này: Có rất nhiều người trùng tên đã chết và đang sống. Vậy cụ thể sẽ phải tìm người nào? Nhà ngoại cảm cần nhiều dữ liệu khác liên quan, thí dụ như: Bố mẹ, thân nhân người chết, ngày sinh và ngày mất nếu có....vv.....để xác định người đó có thật và là một người cụ thể cần tìm. Tôi nghĩ rằng: Nếu chỉ với một cái tên không thì đến FBI và CIA cũng bó tay trong việc lục đống dữ liệu của họ.

Thì chúng ta cần phải xem xét vấn đề ở góc độ này.

Bởi như NQH đã tự thừa nhận, không phủ định hiện tượng ngoại cảm, nhưng không biết gì về nó, chỉ yêu cầu nếu có tồn tại thì cần phải kiểm tra sự tồn tại của nó. Cho nên, theo những thông tin đa số quần chúng hiểu về ngoại cảm, thì người có khả năng đó là phi thường với những đặc trưng như:

-Có khả năng nói chuyện được với người âm.

-Có thể thấy được vong, nhìn vong mà biết mặt người.

-Có thể trao đổi thông qua nói chuyện, nhìn thấy vượt không gian và thời gian.

.....

Từ những hiểu biết đơn sơ ấy, đương nhiên không chỉ tác giả, mà đại đa số quần chúng đều có suy nghĩ rằng, bất kể Vong, nếu có thực, thì dù ở đâu, chết từ khi nào thì nhà ngoại cảm cũng đều có thể truy tầm ra được Vong đối tượng. Nhưng để tìm một Vong đối tượng trong một "biển" vô số những Vong là Vong, thời phải có một chỉ dấu để "lần tới" Vong đó. Đương nhiên, đối với tác giả, chỉ dấu đơn giản nhất đó là cái Tên. Khi đã truy ra têm của Vong, cho dù có tới vài chục Vong đồng tên, thì bằng việc "nhìn thấy" từng Vong một của nhà ngoại cảm, đương nhiên nhà ngoại cảm phải chỉ mặt đặt tên. Hơn nữa, một cái tên với đầy đủ tên họ, thì số Vong trùng tên họ chắc chắn không nhiều. Trong nhiều lần thử, chắc chắn nhà ngoại cảm sẽ gặp nhiều lần chỉ có một hay hai Vong có tên họ đó mà thôi. Với phép thử như vậy mà được lặp lại nhiều lần, thì có thể nói, độ khả tín về hiện tượng và khả năng ngoại cảm sẽ đạt được cao nhất, bởi nó loại trừ được nhiều nhất các khả năng sử dụng CSDL để suy diễn.

Như vậy, phản biện của anh cho rằng do sự tồn tại nhiều Vong trùng tên khiến nhà ngoại cảm không thể tìm được Vong, không thể xác định được Vong. Điều này chỉ đúng khi, nhà ngoại cảm không có khả năng thu thập tên của vong, để tập hợp các Vong trùng tên. Nhà ngoại cảm cũng không có khả năng trò chuyện với Vong một cách rành mạch mà sự trao đổi này chỉ mang tính ước lệ, phần nhiều là mơ hồ nên mới xảy ra chuyện nhà ngoại cảm không thể thông qua đó mà xác định Vong nào là Vong thuộc đối tượng tìm kiếm.

Như thế thực ra thì NQH không sai, mà anh cũng chẳng sai. Chỉ vì một bên cho rằng nhà ngoại cảm có những khả năng tuyệt với. Một bên còn cho rằng nhà ngoại cảm cũng có những giới hạn nhất định. Như vậy, để có được một phép thử chu đáo và thực tiến, rõ ràng là phải có ý kiến trực tiếp của nhà ngoại cảm, trình bày rõ về khả năng của mình. Trên cơ sở đó thiết lập những pháp thử sao cho đáp ứng được các điều iện của nhà ngoại cảm, đồng thời cũng đáp ứng được đòi hỏi của nhà thực nghiệm nhằm loại bỏ những suy diễn do sử dụng CSDL.

Còn hai phương pháp sau của NQH, thực chất chỉ là sự bổ sung cho phép thử thứ nhất. Bởi vì khi cho một cái tên giả, nhưng lại cho rất nhiều thông tin về cá nhân người đã khuất, thì dễ dàng dùng thực nghiệm này để thực hiện phép chứng minh phản chứng. Đây là phép chứng minh rất đáng tin cậy trong khoa học. Còn phép thử thứ ba, nhằm lại trừ khu vực địa lý, cảnh quan có thể gợi ý cho nhà ngoại cảm sử dụng CSDL. Đây cũng là phép chứng minh loại suy, là một phép chứng minh rất mạnh trong khoa học khi mà ta muốn xác định rõ một đối tượng mà ta đang quan tâm.

Tóm lại. Cả ba phép thử, nếu muốn tồn tại, thì ngay phép thử đầu tiên nhà ngoại cảm phải thực hiện được, với giả thiết rằng nhà ngoại cảm có thực những điều phi thường trên. Còn khi nhà ngoại cảm không có thì đương nhiên sẽ không còn là ngoại cảm nữa, hoặc những khả năng đó của nhà ngoại cảm cũng giới hạn. Khi khả năng của nhà ngoại cảm có giới hạn, trước hết phải có những thông tin giới hạn về khả năng của các nhà ngoại cảm cho công chúng rõ. Đó là trách nhiệm của nhà ngoại cảm và các cơ quan truyền thông cùng với trung tâm n/c tiềm năng con người. Khi không có nhữung thông tin đó, lỗi thuộc vè các nhà ngoại cảm và các cơ quan đó, chứ không phải là lỗi của công chúng.

Khi đã biết rõ khả năng của nhà ngoại cảm, đương nhiên, chuyện thực nghiệm chứng minh, sẽ trở thành "truyện dài nhiều tập". Chỉ khi ấy, những phản biện của anh ở trên về ba phép thử mới có ý nghĩa.

Như vậy, từ cách đặt vấn đề sai lầm, ông Hưng đã đi đến một phương pháp sai lầm và tất nhiên kết luận cũng sai luôn. Ông đặt vấn đề xác xuất không đáng tin cậy và dẫn chứng sai lầm của cô Hằng trong một lần tìm nơi trôi dạt của những người chết vì xe bị lũ cuốn. Ở đây tôi chưa nói đến việc cô Hằng đã phủ nhận rằng cô ấy không dự báo chuyện này. Cứ giả thiết rằng cô ấy dự báo sai và có thể nhiều lần sai với thống kê xác xuất 70% - Tức là 30% sai - thì việc này không có nghĩa là hiện tượng ngoại cảm không có thật.

Cho đến bây giờ, ngay cả khi chuyện thực nghiệm chứng minh ngoại cảm đã là "truyện dài nhiều tập" thì nghi ngờ của ông NQH vẫn còn nguyên giá trị và đầy ý nghĩa. Muốn xóa hẳn nghi ngờ thì cần phải kết thúc câu chuyện "dài nhiều tập" và không còn con đường nào khác.

Khi NQH viết:

4. Tôi thật sự không có thù hằn gì với các giá trị do tôn giáo, sự duy tâm, hay việc nghiên cứu vận mệnh. Những gì còn có giá trị cho một ai đó thì còn tồn tại. Tuy nhiên, những điều này nên được dùng chính vào việc phát triển một tinh thần và thái độ sống thanh thản cho từng cá nhân (và có thể cho từng cộng đồng). Chúng rất không nên can thiệp vào những giao tiếp thường nhật của chúng ta với thế giới tự nhiên, và không nên can thiệp vào phương thức chúng ta cải thiện cuộc sống vật lý.

Muốn làm được phi thuyền bay ra vũ trụ thì đừng đi hỏi cái tượng đất nung. Hãy lao động miệt mài bằng chính năng lực tự thân.

Thì không thể hiểu và đi đến kết luận:

Ông cho rằng việc đi "sờ đầu rùa", "lạy tượng đất nung" là sai lầm phi khoa học.

Như thế được.

Thân ái.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Vuivui thân mến.

Đúng là tác giả đã xác định không biết gì về ngoại cảm. Nhưng ông ta lại phủ định khả năng ngoại cảm. Hay nói đúng hơn là ông ta không cho rằng con người có thể làm được việc này và trong thiên nhiên không có đối tượng của khả năng ngoại cảm là "linh hồn". Ông Hưng viết:

2b. Thứ hai, cứ giả sử như một nhà ngoại cảm nào đó tìm được 1000 ngôi mộ thật, thử DNA đúng 100% đi. Thì cái đó có phải là bằng chứng là người đó có khả năng ngoại cảm không?

Tôi không biết. Không đủ thông tin.

Một hiện tượng có thể có nhiều nguyên nhân, tại sao các bạn lại biết là nó do khả năng ngoại cảm?

Nhưng tại vì cách hiểu phổ biến - nói chung - trong đó có ông Hưng - là:

* Linh hồn là một cái gì đó huyền bí và có nhiều khả năng.

* Nhà ngoại cảm là một năng lực huyền bí và có thể tiếp xúc với "linh hồn" gần như tuyệt đối. Cứ làm như "linh hồn" với nhà ngoại cảm giống như số điện thoại với con người; cứ có số dt là gọi ngay được người chủ sở hữu số điện thoại đó.

Thực ra mọi việc không đơn giản như vậy. Nhưng vì đề tài quá rộng và cần giải thích dài dòng vượt ngoài phạm vi bài viết nên tôi hy vọng sẽ trình bày vào một dịp khác.

Trong Kinh Dịch có đoạn viết:

"Hồn thoát ra ngoài, hoàn tất sự biến hóa".

Như vậy, những tác giả sáng tạo ra Kinh Dịch đã nói tới "linh hồn" như là một thực tế tồn tại sau khi chết (Hoàn tất chu kỳ biến hóa"). Trong Phật giáo gọi thực tế tồn tại sau khi chết là "A Lại gia thức" - được giải thích là thông tin về con người đó khi còn sống.

Những điều được ghi trong Kinh Dịch và Phật pháp này đã lưu truyền trong dân gian thành các truyền thuyết về linh hồn, ma quỷ, thần thánh......và không thể kiểm chứng bằng phương tiện cũng như trí thức khoa học hiện đại. Tóm lại, nó bị phần lớn những người tiếp thu tri thức khoa học hiện đại - trong đó có nhiều nhà khoa học có bằng cấp - phủ nhận. Sự xuất hiện của các nhà ngoại cảm và đối tượng của họ là "linh hồn", đã làm cho những hiểu biết về "linh hồn" từ hàng ngàn năm qua các truyền thuyết sống lại. Những hiểu biết về linh hồn này không qua thực tế kiểm chứng, hoặc một giả thuyết giải thích hợp lý. Bởi thế cho nên, mỗi người hiểu một cách và đều rơi vào trạng thái "người mù sờ voi". Ngay cả những nhà ngoại cảm - do khả năng tự thân của họ - mà họ "nhìn thấy" - nhận thức - linh hồn theo cách của họ. Thực tế không phải như vậy.

Cá nhân tôi xác định rằng: cơ chế giao tiếp của nhà ngoai cảm và đối tượng của họ - quen gọi là linh hồn - khá phức tạp. Nhưng không phải không giải thích được một cách hợp lý. Tôi đã tiếp xúc với nhà ngoại cảm Hoàng Thị Thiêm và xem công việc của cô ta và thực hiện một thí nghiệm nhỏ với khả năng này.

Kết luận của tôi là:

Đừng tuyệt đối hóa những cái gọi là "Đặc dị công năng". Cái gì cũng có giới hạn trong thế giới này. Sự tuyệt đối chỉ có ở Thượng Đế - nếu như Ngài có thật trên thế gian này. Trong Lý học thì sự tuyệt đối - theo tất cả khái niệm của tri thức khoa học hiện đại - chỉ ở trang thái khởi nguyên, mà chúng ta gọi là Thái Cực.

Nhưng rất tiếc, thế nhân - trong đó có cả những nhà "khoa học" như ông Hưng - vẫn tuyệt đối hóa những khái niệm về linh hồn, thần thánh và ma quỷ....(Cho dù có thể họ không ý thức được điều này), nên đã hiểu sai khi đặt vấn đề nghiên cứu những hiện tượng liên quan.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa anh Thiên Sứ.

Ông NQH không hề phủ định hiện tượng ngoại cảm, ông ấy chỉ đặt vấn đề kiểm tra tính hiện thực khách quan của hiện tượng ngoại cảm mà thôi.

Thân ái.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa anh Thiên Sứ.

Ông NQH không hề phủ định hiện tượng ngoại cảm, ông ấy chỉ đặt vấn đề kiểm tra tính hiện thực khách quan của hiện tượng ngoại cảm mà thôi.

Thân ái.

Anh Vuivui thân mến.

Vậy tôi phải hiểu câu này như thế nào?

Một hiện tượng có thể có nhiều nguyên nhân, tại sao các bạn lại biết là nó do khả năng ngoại cảm?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa anh Thiên Sứ.

Vậy tôi phải hiểu câu này như thế nào? Nội dung trích dẫn

Một hiện tượng có thể có nhiều nguyên nhân, tại sao các bạn lại biết là nó do khả năng ngoại cảm?

Thì phải hiểu là một hiện tượng mà chúng ta quan sát thấy thể hiện, chẳng hạn như ở Phan Thị Bích Hằng, thì không chỉ là do duy nhất bởi cái gọi là khả năng ngoại cảm, mà còn có thể có những khả năng khác, ví dụ như xem bói - tài như Quản Lộ, hay là lên đồng, ... Vì vậy ông ta - NQH - mới hỏi Tại sao lại cứ phải cho nó là ngoại cảm mà không phải là một khả năng nào khác, thậm chí NQH còn cho rằng, có thể lắm chứ, PTBH đã sử dụng CSDL nào đó rồi suy diễn ?. Vì thế mới nói như vậy, thực chất là yêu cầu trả lời cần phải chứng minh khả năng đó là khả năng ngoại cảm, không thể là cái khác được.

Thân ái.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa anh Thiên Sứ.

Thì phải hiểu là một hiện tượng mà chúng ta quan sát thấy thể hiện, chẳng hạn như ở Phan Thị Bích Hằng, thì không chỉ là do duy nhất bởi cái gọi là khả năng ngoại cảm, mà còn có thể có những khả năng khác, ví dụ như xem bói - tài như Quản Lộ, hay là lên đồng, ... Vì vậy ông ta - NQH - mới hỏi Tại sao lại cứ phải cho nó là ngoại cảm mà không phải là một khả năng nào khác, thậm chí NQH còn cho rằng, có thể lắm chứ, PTBH đã sử dụng CSDL nào đó rồi suy diễn ?. Vì thế mới nói như vậy, thực chất là yêu cầu trả lời cần phải chứng minh khả năng đó là khả năng ngoại cảm, không thể là cái khác được.

Thân ái.

Vâng - như vậy là đủ để chứng tỏ ông ta đã phủ nhận khả nặng ngoại cảm và cho rằng có nguyên nhân khác, như anh đã phân tích.

Và là hệ quả là một cách đặt vấn đề sai - khi ông ta đã hiểu sai ngay tử đầu. Tóm lại: Ông Hưng và không ít các nhà khoa học đã sai lầm vì hiểu sai, nên đặt vấn đề sai.

Tóm lại:

Hiện tượng ngoại cảm là có thật và là một thực tế khách quan. Muốn tìm hiểu hiện tượng này thì cần xác định điều đó như là một hiện tượng tiên quyết. Còn nếu thấy không cần nghiên cứu thì có thể không quyan tâm. Nhưng riêng cá nhân tôi xác định hiện tượng ngoại cảm là một thực tế khách quan.

Share this post


Link to post
Share on other sites