Đại Phúc

Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam

501 bài viết trong chủ đề này

Vâng, Cháu còn đang học phân tích thị trường chứng khoán nên còn rất kém.Cám ơn bác đã chỉ dẫn.

Gọi bằng anh thôi :D

Nếu cần tài liệu gì về chứng khoán hay tài chính (PTCB, PTKT...) cứ PM mình

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Thời gian sốt đã qua lâu. Trang thái hững hờ trở lại. Từ nay đến hết mùng 10. 1. Có bản lĩnh thì chơi. Không đủ bản lĩnh thì thận trong.

Cảm ơn bác Thiên Sứ.

Căn cứ vào chỉ dẫn trên của bác TS, hiện VNI đang ở thời-giai đoạn quẻ Hưu Lưu Liên ứng với sóng 2/III theo TA. Sau 10/1 (Không rõ bác TS lấy ngày 10/1 âm lịch hay tây lịch) VNI vào thời-giai đoạn quẻ Sinh Tốc Hỷ ứng với sóng 3/III theo TA. trong sóng 3 thì các cổ phiếu Blu sẽ tăng chủ đạo, vậy nên tránh xa các penny và hàng nóng. :D ^_^ ^_^

Edited by Đại Phúc
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cám ơn anh Đại Phúc!

Cổ phiếu Blue là những cổ phiếu nào nên mua hả anh ĐP?

Để MJ tìm cơ hội thoát khỏi các penny để có tiền mà mua blue, hôm nay MHC vẫn được định giá lên , nếu tăng trần có nên bán chưa anh?

Các mã khác thì e đang bị lõm nhiều quá rùi, Phải kiên nhẫn chờ đợi thui,

Thời gian này tranh thủ đang hết tiền k mua bán được mình phải đi ăn Noel cho hoành tráng, cho quên đi các mã penny :D

Nếu anh ĐP ở HN thì PM cho e.

Tối nay e bay về HN để đi Hải Dương, có thể là ghé HN chút xíu

Chúc tất cả một mùa Giáng sinh an lành, ấm áp và hạnh phúc!

Happy New Year!

Cảm ơn bác Thiên Sứ.

Căn cứ vào chỉ dẫn trên của bác TS, hiện VNI đang ở thời-giai đoạn quẻ Hưu Lưu Liên ứng với sóng 2/III theo TA. Sau 10/1 (Không rõ bác TS lấy ngày 10/1 âm lịch hay tây lịch) VNI vào thời-giai đoạn quẻ Sinh Tốc Hỷ ứng với sóng 3/III theo TA. trong sóng 3 thì các cổ phiếu Blu sẽ tăng chủ đạo, vậy nên tránh xa các penny và hàng nóng. ^_^ ^_^ :D

Share this post


Link to post
Share on other sites

Theo như SP đã nói thì sau ngày 10.1 DL thị trường sẽ có sóng và nóng trở lại.

Còn quẻ của bạn Sinh Tiểu Cát thì cũng trùng với ý của SP là thị trường sẽ bắt đầu "trở mình" dậy và có nhưng khoản lợi kiếm được trong thời gian đó.

Chào bạn Văn Lang

SP Thiên Sứ nói "mùng 10.1", vậy là là âm lịch hay "10.1 DL" ? Tất cả các quẻ thì sử dụng âm lịch mà phải không bạn?

HMH

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Theo như SP đã nói thì sau ngày 10.1 DL thị trường sẽ có sóng và nóng trở lại.

Còn quẻ của bạn Sinh Tiểu Cát thì cũng trùng với ý của SP là thị trường sẽ bắt đầu "trở mình" dậy và có nhưng khoản lợi kiếm được trong thời gian đó.

Tất nhiên đó là hướng chung còn được hay không còn do bạn chọn ngành và mã cổ phiếu phù hợp, có khả năng tăng trưởng. Theo cách viết của bạn nếu mình không lầm thì bạn chưa có nhiều kinh nghiệm trên thị trường lắm. Vậy thì bạn nên tránh những ngành và những mã có tính đầu cơ cao (nói nôm na là mang tính đánh bạc) như ngành khoáng sản (KSS, CMI, KSH, KSB...), SHN, SHI (những mã về tình hình làm ăn rất bình thường nhưng được đội lái chuyên nghiệp cầm lái vượt xa giá trị thực), các mã BĐS, XD (DCS, VPH,...). Ngoài ra là họ dầu khí (PVA, PVC, PVX, PVE...), một số con họ Sông Đà (STP, SSM, SDH, SD9, SDA...).

Cái mốc mùng 10 Dương lịch thì đúng. Nhưng nội dung ko phải vậy. Van Lang xem lại.Hoặc hỏi kỹ anh em. Tôi lưu ý là mùng 5 chắc ăn hơn cả.
5 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Cái mốc mùng 10 Dương lịch thì đúng. Nhưng nội dung ko phải vậy. Van Lang xem lại.Hoặc hỏi kỹ anh em. Tôi lưu ý là mùng 5 chắc ăn hơn cả.

Cảm ơn bác Thiên sứ.

Tin trước cháu đọc và trích dẫn lại thì giờ đó gieo được quẻ Khai Đại An, nên nghĩ sau 10/1 sẽ là thời - giai đoạn quẻ Sinh Tốc Hỷ.

Tin bác nêu trên và chỉnh ngày 5/1, cháu gieo được quẻ Kinh Lưu Liên.

Chẳng lẽ VNI quay lại hồi ...Bĩ cực?

Edited by Đại Phúc

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cái mốc mùng 10 Dương lịch thì đúng. Nhưng nội dung ko phải vậy. Van Lang xem lại.Hoặc hỏi kỹ anh em. Tôi lưu ý là mùng 5 chắc ăn hơn cả.

Vâng. Vậy thì còn hơi sớm để khẳng định sóng hay không nhưng có điều là việc "hừng hỡ" sẽ qua đi vào giai đoạn đó.

Gợi ý của SP là định hướng lớn và quan trọng nhất còn cụ thể thì con có nhiều công cụ cũng như nguồn thông tin để xem sóng nó thế nào.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cảm ơn bác Thiên sứ.

Tin trước cháu đọc và trích dẫn lại thì giờ đó gieo được quẻ Khai Đại An, nên nghĩ sau 10/1 sẽ là thời - giai đoạn quẻ Sinh Tốc Hỷ.

Tin bác nêu trên và chỉnh ngày 5/1, cháu gieo được quẻ Kinh Lưu Liên.

Chẳng lẽ VNI quay lại hồi ...Bĩ cực?

Bạn đôi khi gieo không chính xác lắm vì hay gán ghép sự kiện với quẻ nhất như kiểu trong bài viết đầu tiên của chủ đề này.

Ngay cả Kinh Lưu Niên chưa có nghĩa là bĩ cực đâu nhé. Chữ "Kinh" là ghê lắm đấy đúng với nghĩa của nó. Nhiều khi Lưu Niên nhưng mà Kinh thì vẫn tăng trưởng, phi ầm ầm.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Bạn đôi khi gieo không chính xác lắm vì hay gán ghép sự kiện với quẻ nhất như kiểu trong bài viết đầu tiên của chủ đề này.

Ngay cả Kinh Lưu Niên chưa có nghĩa là bĩ cực đâu nhé. Chữ "Kinh" là ghê lắm đấy đúng với nghĩa của nó. Nhiều khi Lưu Niên nhưng mà Kinh thì vẫn tăng trưởng, phi ầm ầm.

Cảm ơn bác nhắc nhở, ĐP mới chỉ ở mức tự làm quen với LV ĐT nên chưa thể chích xác cao được. Rất mong được học hỏi. Edited by Đại Phúc
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cờ này có bay không? chờ tuần sau sẽ có câu trả lời:

Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào các bạn.

Mình đang tập tành buôn chứng khoán các bạn cho mình hỏi thị trường chứng khoán Việt Nam bị ảnh hưởng nhiều nhất trong các thị trường nào: Thượng Hải, HồngCông,Phố Uôn,Tokyo,sơun,luân đôn ,PaRi.......................................

Chân thành mong chỉ bảo

Kính

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào các bạn.

Mình đang tập tành buôn chứng khoán các bạn cho mình hỏi thị trường chứng khoán Việt Nam bị ảnh hưởng nhiều nhất trong các thị trường nào: Thượng Hải, HồngCông,Phố Uôn,Tokyo,sơun,luân đôn ,PaRi.......................................

Chân thành mong chỉ bảo

Kính

Chào bác Liêm Trinh.

Theo như thực tế của cháu thì VNIndex bị ảnh hưởng nhiều nhất của Dow Jones, S&P, NasDaq sau đó đến Nikkei 225 còn Shanghai Composite Index, Hang Sheng, FTSE... coi như chả có ảnh hưởng qua lại gì đến thị trường chứng khoán Việt nam.

Ngay cả Dow Jones, S&P, NasDaq... thì cũng ảnh hưởng mạnh trong năm 2009 nhất là sau vụ sụp đổ Lehman Brothers tháng 8/2008. Từ đó hệ thống tài chính toàn cầu bị chao đảo và mất niềm tin, thị trường chứng khoán Việt nam cũng vậy. Lúc đó nhà đầu tư trên thị trường Việt nam tương đối bị mất phương hướng và Dow Jones như một cọc tiêu trên sông nhìn vào đó mà theo hướng nào. Dạo đó năm 2009 mỗi sáng thức dậy để biết VNIndex hôm nay thế nào hầu như chỉ cần nhìn Dow Jones ra sao là biết. Hễ DJ xanh hay tăng điểm mạnh thì y rằng hôm đó VNIndex xanh hoặc tăng điểm mạnh. Ngược lại hễ DJ đỏ hoặc lao dốc thì VNIndex sáng hôm sau sẽ đỏ hoặc lao dốc.

Tuy vậy một thời gian sau khoảng quý 4/2009 trở đi thì VNIndex đã trở nên độc lập tương đối với DJ. Thời điểm này trùng với lúc thị trường tài chính và nền kinh tế thế giới đã ổn định trở lại do các gói cứu trợ của các Ngân hàng TƯ và các chính phủ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Cám ơn anh Đại Phúc!

Cổ phiếu Blue là những cổ phiếu nào nên mua hả anh ĐP?

Để MJ tìm cơ hội thoát khỏi các penny để có tiền mà mua blue, hôm nay MHC vẫn được định giá lên , nếu tăng trần có nên bán chưa anh?

Các mã khác thì e đang bị lõm nhiều quá rùi, Phải kiên nhẫn chờ đợi thui,

Thời gian này tranh thủ đang hết tiền k mua bán được mình phải đi ăn Noel cho hoành tráng, cho quên đi các mã penny :D

Nếu anh ĐP ở HN thì PM cho e.

Tối nay e bay về HN để đi Hải Dương, có thể là ghé HN chút xíu

Chúc tất cả một mùa Giáng sinh an lành, ấm áp và hạnh phúc!

Happy New Year!

Cổ phiếu Blu là cổ phiểu có nền tảng cơ bản tốt (FA), vốn hóa lớn, có ảnh hưởng lớn đến sự biến động chỉ số VNI...

Ví dụ cổ phiểu Blu như là:

-Nhóm NH có ACB, STb, EIB, VCB, CTG...

-Nhóm CK có: SSI, HCM, KLS...

-Nhóm BDS có: SJS, VIC, HAG, ...

-Nhóm dầu khí có: PVF, DPM, PVX...

-Nhóm vật liệu có: NTP, BMP, ...

và nhiều nhóm khác nữa.

Theo thời vụ thì Q4 này là BDS: SJS, NTL, VCG, TDH, ITC, LCG...(Chắc ăn thì mua SJS, chậm nhưng chắc. Những người mua phaỉ SJS ở đỉnh VNI 1170 sắp có cơ hội hòa vốn nếu nằm im, chỉ cần VNI lên 600 thì họ hòa vốn đến có lãi)

Theo xu hướng thì khi VNI vào uptrend mua nhóm ck: SSI, KLS, HCM...

...

SJS: Phong độ nhất thời, đẳng cấp mãi mãi.

==============================================

Sáng mai có ở HN k? Khu vực quanh TTHN QG.

Edited by Đại Phúc
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Chào các bạn.

Mình đang tập tành buôn chứng khoán các bạn cho mình hỏi thị trường chứng khoán Việt Nam bị ảnh hưởng nhiều nhất trong các thị trường nào: Thượng Hải, HồngCông,Phố Uôn,Tokyo,sơun,luân đôn ,PaRi.......................................

Chân thành mong chỉ bảo

Kính

Nàng VNI đỏng đảnh như con gái mới lớn ý, lúc thì theo bởi phổ Uôn, khi thì theo Gold, lúc thì ở một mình đếch theo anh nào hết.

Lúc này VNI lại bị ảnh hưởng bởi Vinashin, tuần thứ 2 của tháng 1/2011 sẽ biết. Còn CPI, tỷ giá ...hôm nay trơ rồi.

Bản chất VNI có tăng hay không phụ thưộc vào dòng tiền, tiền thì không thiếu nhưng tiền chỉ vào khi có cơ hội. (Dòng tiền chạy vòng: CK-BDS-Gold+$)

Tóm lại Tiền luôn chảy về chỗ trũng.

Edited by Đại Phúc

Share this post


Link to post
Share on other sites

Các doanh nghiệp lớn ám ảnh bởi vụ Vinashin

Mùa báo cáo kết quả kinh doanh năm nay, các doanh nghiệp lớn như viễn thông, dầu khí đều cố gắng nhấn mạnh năng lực tài chính tốt, như thể chứng minh mình không giống với tình trạng của Vinashin.

Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, dự kiến kết thúc năm tài khóa 2010, hầu hết các doanh nghiệp viễn thông - công nghệ thông tin đều hoạt động tốt, duy trì tăng trường ổn định, có lợi nhuận và doanh thu cao. Trong đó, 2 doanh nghiệp dẫn đầu trong top ngành vẫn là Tập đoàn Bưu chính Viễn thông VN (VNPT) và Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel).

Năm 2010, Viettel đạt doanh thu ấn tượng, gần 91.134 tỷ đồng, tăng hơn 50% so với năm 2009. Bên cạnh đó, lãnh đạo Viettel khẳng định, năng lực tài chính của tập đoàn rất vững chắc và không vướng bất kể một khoản nợ nần nào.

Nhiều doanh nghiệp đã hoàn tất bản báo cáo tài chính cho năm tài khóa 2010. Ảnh: Hoàng Hà.

Tổng giám đốc Tập đoàn Viettel - Hoàng Anh Xuân thừa nhận sau vụ Vinashin, dư luận đang đặt câu hỏi lớn về hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như năng lực tài chính của các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước. "Viettel là một trong số tập đoàn Nhà nước. Do vậy, tôi cũng muốn nói rõ về tình hình của doanh nghiệp mình để dư luận được rõ thêm", ông Xuân nói.

Ông Xuân cho hay tổng tài sản của Viettel đến thời điểm này vào khoảng 45.000 tỷ đồng. Sau khi khấu hao khoảng 30.000-33.000 tỷ đồng, tài sản còn lại trong mạng lưới cỡ khoảng hơn chục nghìn tỷ đồng. Dòng tiên dương của Viettel trong năm 2010 đạt khoảng 25.000-26.000 tỷ đồng. Trong đó khoảng 9.000-10.000 tỷ đồng khấu hao, khoảng 15.000-16.000 tỷ đồng lợi nhuận.

Theo ông Xuân, trong số trên 91.000 tỷ đồng doanh thu, con số lợi nhuận mà hãng đạt được là một nỗ lực khá lớn của tập đoàn. "Đến thời điểm này, Viettel không có bất cứ khoản nợ nần nào cũng như khoản vay nào với ngân hàng. Khoản tiền vướng duy nhất là 2.200 tỷ đồng là của hãng là đặt cọc vào mạng di động 3G và chưa được rút ra", ông Xuân cho biết.

Từ các dẫn chứng kể trên, người đứng đầu Viettel nhấn mạnh rằng: Năng lực tài chính của tập đoàn là bền vững và rất minh bạch.

Đầu năm 2010, thị trường viễn thông xuất hiện đợt sóng ngầm khi 2 ông lớn viễn thông là Viettel và VNPT khởi tranh cuộc đua tiền tỷ. Hai ông lớn này tuyên bố kết thúc năm tài khóa 2010, doanh thu mỗi hãng sẽ đạt con số 100.000 tỷ đồng. Với doanh thu chỉ đạt trên 91.000 tỷ đồng, Viettel trở thành doanh nghiệp về nhì so với con số hơn 101.000 tỷ đồng doanh thu, nộp ngân sách Nhà nước 7.855 tỷ đồng mà VNPT công bố sáng nay.

Chủ tịch Hội đồng Quản trị VNPT - Phạm Long Trận cho rằng 2010 là một năm đầy khó khăn mà tập đoàn đã phải gồng mình cố gắng để đạt được doanh thu trên 101.000 tỷ đồng, tăng 22% so với năm ngoái. Do vậy, tốc độ phát triển của tập đoàn là bền vững.

Hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines cũng rất chú trọng đầu tư cho bản báo cáo tổng kết cuối năm của mình. Ngoài các con số lợi nhuận, nộp ngân sách, các khoản tiền đầu tư nước ngoài, nợ nần... cũng được đề cập rõ ràng và minh bạch hơn.

Dù đạt con số lợi nhuận khá khiêm tốn, chỉ 350 tỷ đồng, so với mô hình hoạt động khổng lồ của mình, Hãng hàng không Quốc gia VN (Vietnam Airlines) cũng không ngại ngần thể hiện trong báo cáo. Để chứng minh năng lực tài chính của mình khá vững chắc, Tổng giám đốc Vietnam Airlines Phạm Ngọc Minh còn khẳng định năm 2010, hãng cơ bản giải quyết hết các khoản nợ nần, nợ quá hạn. Và lần đầu tiên trong nhiều năm, hãng hàng không này công bố con số dư trong tài khoản của mình là 3.000 tỷ đồng.

Một chuyên gia kinh tế nhận xét vụ "đắm tàu" Vinashin đang ám ảnh đối với hầu hết doanh nghiệp Việt. Do vậy, khác với mọi năm, báo cáo tài chính của doanh nghiệp có phần chi tiết và chắc chắn sẽ có độ tin cậy cao hơn. "Chưa cần biết kết quả kiểm toán sau này như thế nào, song tôi cho rằng trong bối cảnh hiện nay doanh nghiệp sẽ không mạo hiểm để cố khai vống con số để 'đánh bóng' thành tích", vị chuyên gia này nói.

Hồng Anh

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chủ tịch HĐQT Him Lam - Liên Việt: “Cuộc đời tôi không có thất bại”

Ông Dương Công Minh cho rằng "Làm ngân hàng dễ hơn làm bất động sản".

CafeF trích đăng những chia sẽ của ông Dương Công Minh - Chủ tịch HĐQT của CTCP Him Lam và Ngân hàng Liên Việt trong buổi toạn đàm do FLI tổ chức.

Ngày 13/12/2010, FPT Leadership Institute (FLI) đã tổ chức buổi đối thoại với ông Dương Công Minh - Chủ tịch HĐQT của CTCP Him Lam và Ngân hàng Liên Việt.

Ông Hoàng Minh Châu – Phó Chủ tịch HĐQT của FPT - tham gia với vai trò là người hỏi để dẫn dắt các diễn giả.

Mở đầu buổi tọa đàm, ông Châu giới thiệu: Hôm nay diễn giả rất đặc biệt vì chưa bao giờ diễn thuyết ở đâu, đây là lần đầu tiên. Anh gốc là lính, từng là đại tá trong quân đội. Đến nay anh là người giàu có và thành công nhất VN theo suy nghĩ của tôi dù anh không bao giờ PR bản thân mình. Tôi ngưỡng mộ anh Minh và doanh nghiệp anh ấy - Ngân hàng Liên Việt xuất phát điểm cùng thời gian với Tienphongbank (Ngân hàng trực thuộc Tập đoàn FPT – CafeF) nhưng hiện nay đã có những bước tiến rất dài hơn chúng ta.

Trước khi phát biểu, ông Minh đề nghị: Mời các bạn theo dõi tịnh tiến lên trên, không được nhường nhau chỗ ngồi. Vấn đề đầu tiên tôi muốn chia sẻ là không được nhường nhau cái gì hết!

Tôi học cấp III ở huyện thì có đi giao lưu với các trường cấp III ở thị xã, gặp các cô gái thì chẳng dám nhìn, chỉ dám nhìn trộm. Tôi quê Bắc Ninh. Tôi giữ sự nhút nhát của người nông thôn.

Hội trường vỗ tay và nhiều ánh mắt còn ngơ ngác..

"Tóm lại hôm nay tôi sẽ chia sẻ những câu chuyện thật.."

Thành công đến ngẫu nhiên nhưng không phải tất nhiên. Ở Việt Nam có gương Trương Gia Bình, Bùi Quang Ngọc, Lê Nam Tiến, Hoàng Minh Châu, ... lúc đầu chỉ ba lô trên vai, hành trang là kiến thức, khát vọng làm giàu. Tất cả ông chủ VN xuất phát số 0, đa số có kiến thức, khát vọng và liều lĩnh.

Tôi là người giàu, tuy nhiên đã biết cách làm giàu thì cũng cần biết cách khiêm tốn, tránh khoe khoang. Nhà cửa của tôi ở đàng hoàng, nhưng hiếm người biết nhà tôi như thế nào. Tránh để người ta có những nhìn nhận không cần thiết.

Bây giờ tôi có biệt danh Minh Him Lam. Ngày trước tôi có biệt danh Minh Xoài.

...

Câu chuyện thời Minh Xoài

Ngày trước, tôi làm xuất nhập khẩu trái cây qua Trung Quốc, tôi xuất khẩu xoài. Bạn tôi muốn làm chung thì tôi đồng ý chia sẻ với cam kết lời cùng chia nhưng lỗ tôi chịu. Vì giữ lời hứa này mà sau một lần kinh doanh mà bạn tôi tự quyết thì tôi phải gánh lỗ khá nhiều nên quyết định bán nhà đang ở (1000m2 trên đường Cộng Hoà) để trả nợ cho người bạn.

Khi bán nhà tôi bị dịch vụ chém đau. Nhà tôi nếu bán là 350 triệu nhưng hợp thức hóa giấy tờ mất 50 triệu. 50 triệu nhiều quá, tôi tự đi làm, tổng cộng hết 3 triệu. Hệ thống quản lý xã hội của mình rất là không ổn. Những cái dịch vụ công đáng lẽ nhà nước phải làm thì lại chuyển thành dịch vụ công, mà chuyển thành dịch vụ công thì bị còn chặt chém.

Tôi đã lập ra công ty hợp thức hóa nhà đất với giá 20 triệu (giảm 60%). Lợi nhuận 300% sau khi chi các loại chi phí.

Trong cái rủi có cái may. Nhưng cần phải có kiến thức làm các loại giấy tờ để hợp thức hóa căn nhà. Nhờ Đại học có học về giá và bản vẽ nên hỗ trợ cho công việc. (Được biết ông Minh từng là sinh viên của Khoa Quản trị Công nghiệp và Xây dựng, Đại học KTQD – CafeF).

Lúc đầu mất 10 tháng trời đọc bản vẽ và đào tạo lại cho kỹ sư trẻ mới về cùng làm việc. Sau đó ông đi làm dự án và xây dựng nhà. Đến nay ông là người xây nhà nhiều nhất Việt Nam.

Đoạn đường lập nghiệp rất khó khăn gian khổ. Phải trải qua nhiều giai đoạn vô cùng khó khăn. Nhưng hiện nay tự hào Him Lam giàu nhất.

Nắm 99% cổ phần của Him Lam

Him Lam là doanh nghiệp làm từ thiện nhiều nhất Vietnam. Him Lam từ trước đến nay trích ra gần 1.000 tỷ làm từ thiện xã hội. Him Lam xây 45 trường làm từ thiện và toàn trường đạt chuẩn Quốc Gia. Tôi đã cam kết đến năm 2015 xây tặng Việt Nam mỗi tỉnh thành 1 trường đạt chuẩn Quốc Gia.

Hiện tôi chiếm 99% CP của Him Lam (trên website của mình, CTCP Him Lam công bố vốn điều lệ hiện tại là 6.500 tỷ đồng – CafeF). Và Him Lam chiếm hơn 30% CP của Ngân hàng Liên Việt. Tôi khẳng định Liên Việt có nhiều thành công hơn là tiền.

Tôi không đánh giá cao Tiên Phong Bank, còn tôi nói FPT là doanh nghiệp số 1 Vietnam vì họ đang nắm giữ đội ngũ cán bộ trí thức số 1 Vietnam.

Trước nay chúng tôi chắc đã đền bù khoảng 30 ngàn hộ dân ở TpHCM và chưa có khiếu kiện gì. Đó là thành công của chúng tôi chứ giàu nhất không phải thành công mặc dù giàu nhất thì cũng quan trọng. Đấy là cái bài học mà chúng tôi phân tích.

Làm ngân hàng dễ hơn làm bất động sản

Trả lời câu hỏi của ông Hoàng Minh Châu: “Anh tích lũy kiến thức và kinh nghiệm thế nào để thành công từ bất động sản sang ngân hàng”?

Ông Minh cho biết: Kiến thức lãnh đạo cao nhất là kiến thức chuyên môn ít nhất, kiến thức xã hội phải nhiều nhất. Về lãnh đạo ngân hàng thì dễ hơn. Những kiến thức về lãi suất liên quan ngân hàng là cơ bản đã được học. Tính xã hội người lãnh đạo ngân hàng cao, đạo đức phải cao. Chúng ta biết người đi vay làm sai mà vẫn cho để họ bị vào tù thì không phải là đạo đức của người làm ngân hàng.

Các yêu cầu được đặt ra là:

1)Tính kỷ luật: gồm tuân thủ và phục tùng. Tuân thủ quy định và cấp dưới phải phục tùng cấp trên

2) Tính sáng tạo: tạo ra nền tảng để anh em mạnh dạn đưa đề xuất, giải quyết mọi vấn đề

3) Tính nhân bản: trách nhiệm với đồng nghiệp, với xã hội và với chính mình

Còn để điều hành các công việc thì ông thành lập các hội đồng chuyên môn để xử lý.

Ông Hoàng Minh Châu: “Ông chọn người thế nào trong quá trình xây dưng Liên Việt”?

Tôi chọn ngẫu nhiên (những người khác) và tất nhiên (những người góp vốn lớn nhất vào ngân hàng thì được ngồi trong HĐQT). Liên Việt áp dụng mô hình quản trị duy nhất ở Việt Nam: HĐQT điều hành ngân hàng. Điều hành tới cả những hoạt động nhỏ nhất. HĐQT có 6 thành viên, mỗi người phụ trách một mảng

Chọn người mang tính ngẫu nhiên, từ bạn bè quen biết. Tất nhiên những người góp vốn lớn sẽ là thành viên HDQT. Ông là chủ tịch HDQT, 1 người khác là GĐ, nhưng ông thấy được người này không thể làm tốt sau 1,5 năm. Sau đó viêc điều hành do cả hội đồng thực hiện. 6 thành viên thường trực mỗi người một mảng.

Ông Hoàng Minh Châu: “Cách xây dựng thương hiệu của Liên Việt”?

Mục tiêu và đối tượng để xây dựng thương hiệu? Đó là nâng tầm doanh nghiệp, tạo sự uy tín để thu hút.

Với đối tượng toàn xã hội thì chúng tôi thông qua các phương tiện truyền thông. Đối tượng thứ 2 là các bác lãnh đạo đất nước thì chúng tôi thông qua phương tiện làm từ thiện. Thương hiệu Liên Việt được xây dựng qua các chương trình từ thiện xã hội, đó là điều khác với các đơn vị kinh doanh khác.

Liên Việt đã xoá 23 ngàn căn nhà dột nát của tỉnh Bắc Giang. Ở Vietnam thì giai cấp công nhân với nông dân làm chủ nên họ phải thích mình thì mình mới làm việc được nên mình phải lấy lòng họ.

Việt Nam phát triển kinh tế thị trường theo định hướng XHCN nên nhiều chính sách nhà nước phát triển hết nên mình phải khôn khéo. Tiên Phong tôi thấy hoàn toàn đi theo Kinh tế thị trường còn chúng tôi vẫn đi theo định hướng XHCN nên tận dụng những chính sách của nhà nước mà có thể phục vụ được cho mình. Sử dụng nguồn lực của nhà nước để phát triển mới khôn ngoan.

Cái quan trọng nhất của doanh nghiệp là lãnh đạo phải nhìn được tiềm năng của mỗi nhân viên để bố trí cho hợp lý. Ai cũng dùng được hết.

Một khách hàng của Him Lam hỏi: “Làm sao luôn giữ phong độ để giữ được chất lượng công trình”?

Làm cho khách hàng như là cho mình, luôn nghĩ như vậy. Làm trung cư là làm cho người nghèo. Xuất thân của ông từ người nghèo. Thứ 2 ông xác định, tất cả khách hàng đều nghèo hơn ông, và ông có trách nhiệm quan tâm. Coi các mảng điện nước là dịch vụ công ích phục vụ doanh nghiệp Him Lam, không coi họ là các công ty kinh doanh.

Kinh doanh theo "định hướng xã hội chủ nghĩa”

Khó khăn 1 mất 1 còn mà ông đã gặp phải?

Lúc doanh nghiệp phải bán nhà, bán đất, không ai cho mình vay, không ai chơi với mình. Chấp nhận vay lãi suất 5% tháng, hơn 3 lần so với mức 1,5%. Cơ sở vay là những thương vụ có lợi trên 300%. Liều lĩnh nhưng phải có cơ sở, có kiến thức.

Sau này không còn khó khăn gì nhiều. Tiếp tục đi theo định hướng XHCN, nhờ bạn bè hỗ trợ.

Liên Việt đã cho vay hơn 10 ngàn hộ dân nghèo ở ĐBSCL. Liều nhưng vẫn có căn cứ.

Tôi luôn làm và kinh doanh theo "định hướng xã hội chủ nghĩa"

- Người nghèo không còn nghèo nữa

- Hữu sản hóa tư liệu sx người lao động

Quay lại câu chuyện lập nghiệp, không phải bắt buộc phải có chuyên môn. Cái quan trọng là ý tưởng và sự liều lĩnh. Ông chủ Phở 24 không xuất phát từ người nấu phở. Và cần phải có hỗ trợ để biến ý tưởng thành sự thật. Có những quỹ đầu tư mạo hiểm.

Một mình quyết định công ty

(?) Him lam có phải là công ty gia đình trị không?

Không. Him Lam không phải là công ty gia đình trị mà là độc trị. Chỉ mình tôi là người quyết định thôi. Và người đứng đầu của Him Lam sau này sẽ là con trai tôi! Trong 10 người cao nhất của Him Lam chỉ có 3 người trong gia đình tôi. Nhưng Chủ của Him Lam sau này chỉ có thể là con trai tôi.

(?) Con trai của ông hiện nay bao nhiêu tuổi?

3 tuổi rưỡi.

(Lúc này khán phòng cười ồ và vỗ tay).

Tuy nhiên tôi đã đào tạo và chuẩn bị sẵn 1 hệ thống cùng điều hành Him Lam - sẽ đến khi con trai tôi trưởng thành và tự điều hành được Him Lam.

Không có thất bại

(?) Ông có thể chia sẻ thất bại lớn nhất trong cuộc đời ông là gì?

Cuộc đời tôi không có thất bại. Tôi chỉ toàn thấy thành công may mắn trong cuộc đời các bạn ạ (Khán phòng lại thêm một lần ồ lên).

Việc tôi thua lỗ khi đi buôn xoài, bán nhà cửa và vay tiền nặng lãi để kinh doanh, tôi không xem đó là THẤT BẠI mà là MAY MẮN. Nếu không có sự việc đó, thì không thể có Minh Him Lam ngày hôm nay.

(?) Điều sợ hãi nhất của ông là gì?

Các đây 10 năm tôi bắt đầu chơi Golf, nếu không chơi golf thì chắc tôi cùng Him Lam đã ngỏm rồi. Và hiện nay điều sợ hãi của tôi là "không xuống lỗ được".

Những ngành nghề kinh doanh chính của Him Lam

(?) Him Lam kinh doanh nhiều lĩnh vực nhưng ngành nghề nào là chủ yếu?

Him Lam hoạt động trong 3 lĩnh vực: Bất động sản, tài chính và phát triển nguồn nhân lực. Trong đó mỗi lĩnh vực sẽ đi theo thương hiệu riêng chứ không cùng nhau.

Và tôi cũng có trao đổi góp ý với anh Châu. FPT cũng nên như thế. Những gì gắn với công nghệ thì dùng "FPT" thôi, còn những cái khác nên làm riêng.

Về phát triển nguồn nhân lực, ngoài công ty bảo vệ (hiện nay có khoảng 1.000 người), Him Lam tập trung vào việc đào tạo lao động xuất khẩu. Vì Việt Nam có 2 nguồn tài nguyên lớn là đất đai và con người.

Đất đai thì Him Lam có công ty bất động sản rồi, con người thì hiện nay lao động trẻ của VN còn rất lớn. Trong 10 - 15 năm nữa là thời điểm lao động VN tối ưu, chúng tôi có chiến lược đầu tư và đào tạo. Điều đặc biệt, giai đoạn cuối của đào tạo lao động sẽ được đào tại tai chính quốc gia họ sẽ làm, như thế sẽ đáp ứng được đúng nhu cầu về chất lượng lao động tại quốc gia đó.

(?) Vậy có phải ông nhắm vào nguồn lực nông thôn hiên nay?

Đúng thế! Và trong 10 - 15 nữa, lao đông VN sẽ xuất khẩu hầu hết các nước khác. Tỷ lệ lợi nhuận này không hề thấp. Và chúng tôi tạo việc làm cho rất nhiều lao động.

(?) Anh Minh quê ở Bắc Ninh. Em cũng là người cùng quê anh. Em về Bắc Ninh thì thấy 1 tòa nhà Him Lam rất to ở vị thế có thể nói là đẹp nhất Bắc Ninh. Tuy nhiên em không thấy Him Lam kinh doanh hay hoạt động gi ở Bắc Ninh. Tại sao anh không đặt trụ sở ở Bắc Ninh như ngân hàng Liên Việt ở Hậu Giang?

Vì Bắc Ninh không có gì để kinh doanh cả. Tôi cũng yêu quê, và xây tòa nhà Him lam ở Bắc Ninh vì cũng muốn lưu dấu ấn ở đấy. Nhưng làm kinh tết là làm kinh tế, ở đâu có lợi nhuận thì là, không gắn với yêu quê được.

Nếu Bắc Ninh sáp nhập với Hà Nội thì sao?

Thị địa phận mới của Hà Nội đấy Him Lam cũng không đầu tư, vì đơn giản là không có lợi nhuân.

(Tuy nhiên chia sẻ sau đối thoại này, thì được biết Him Lam có khoảng 1.000 người quê Bắc Ninh đang làm việc, và hơn 1 nửa trong đó có nhà cửa tại thành phố lớn này).

Sống vì lương, giàu vì thưởng

(?) Đọc tóm tắt một trong các cương lĩnh của ngân hàng Liên Việt có một câu là "Nhân viên ngân hàng Liên Việt sống vì lương, giàu vì thưởng, phát triển cùng Liên Việt ngân hàng". Ông có thể chia sẻ tiêu chuẩn "giàu" của ông?

Với tôi nghĩ, tiền có thể có, nhiều tiền.. khó đo. Tôi chọn đó là "mỗi nhân viên ngân hàng Liên Việt phải có nhà". Và tiêu chuẩn đầu tiên của tôi là nhân viên mua được nhà. Tôi là chủ Him Lam và chủ ngân hàng Liên Viêt, nhân viên của ngân hàng có thể có nhà.. ngân hàng và Him lam sẽ giải quyết việc đó.

(?) Cuộc đời là vô thường… vì con người trên cuộc đời cũng chỉ như hạt cát. Ông có nghĩ là việc chỉ độc truyền cho con trai ông Him Lam có thể có những rủi ro ngoài dự kiến (xin lỗi ông, tôi chỉ muốn điều vô thường của cuộc sống thôi)?

Bạn không cần xin lỗi. Tôi hiểu. Tôi đã nghĩ về việc này. Chính vì cuộc đời là vô thường nên tôi đã làm những điều tôi có thể bình thường trong cuộc sống. Vì đơn giản, tôi quyết định những gì về tôi và gia đình tôi.

(?) Ông thấy quản lý Him Lam và Ngân hàng Liên Việt, việc nào khó khăn hơn?

Việc nào với tôi cũng như nhau cả. Nhưng Liên Việt bây giờ chưa tin được, dù đã có hội đồng 10 người, nhưng tôi chưa yên tâm hoàn toàn. Bây giờ nó chưa phải là tốt, nhưng rồi sẽ tốt. Tôi sẽ từ từ giải quyết.

Giá trị cốt lõi của Him Lam là … Dương Công Minh

(?) Trước khi gặp ông, tôi tìm hiểu về giá trị cốt lõi của Him Lam.. trên các phương tiện truyền thông.. tất cả đều không có. Vừa rồi tôi có nhận được chia sẻ về giá trị cốt lõi của Him Lam.. là Dương Công Minh..?

Đúng. (Ông Minh trả lời và nhẹ nhàng cười). Vì Him Lam là một tay tôi làm nên, từ tiền của tôi vay nặng lãi, từ cái đầu của tôi, từ tính cách của tôi. Mỗi sản phẩm Him Lam - từng căn nhà chung cư - là do chính tay tôi xem bản vẽ, thi công.

Khi tôi thiết kế, xây dựng một căn nhà.. nó phải đạt mổ chuẩn mực mà tôi luôn đặt ra cho mọi sản phẩm của mình, đó là "Căn nhà đó tôi có thể sống trong đó mà vẫn thoải mái" - cho dù bây giờ tôi đang ở một căn nhà - không thể tốt hơn, thì khi tôi vào sống trong bất cứ căn hộ chung cư hay căn nhà nào của Him Lam xây, tôi đều thấy thoải mái.

(?) Vậy Him Lam có biện pháp nào để tránh bán nhà cho các "nhà đầu cơ"?

Tại sao tôi phải chống? Nói đúng hơn nên dùng các từ "nhà đầu tư" chứ "nhà đầu cơ", và tất cả các sản phẩm của Him Lam đều được chào bán công khai minh bạch trên thị trường, không thông qua kênh tiêu chuẩn nào. Mọi người đề có quyền mua nhà của chúng tôi. Và các nhà đầu tư cũng là một trong các khách hàng của chúng tôi. Đơn giản là tôi cho xây những căn chung cư, nhà đúng tiêu chuẩn và tôn trọng khách hàng sẽ ở trong đó.

Theo FB Mèo Mun, FLI

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chủ tịch HĐQT Him Lam - Liên Việt: “Cuộc đời tôi không có thất bại”

Thiên Sứ tui bị coi là "dị nhân", là nói phét chỉ vì xác định không mưa trong những ngày Đại Lễ. Nhưng may quá! Trời cũng chiều người! Mang danh nói phét vậy! Nhưng chưa bao giờ dám nói câu này.

Hay là ông ta chỉ nói: "Cuộc đời tôi luôn gặp may!". Nhưng tại báo chí họ "dịch" từ tiếng Việt ra "ngôn ngữ báo chí" nên nó thành ra vậy? Cái này tôi bị rồi, nên đa nghi một chút! :D

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hay là ông ta chỉ nói: "Cuộc đời tôi luôn gặp may!". Nhưng tại báo chí họ "dịch" từ tiếng Việt ra "ngôn ngữ báo chí" nên nó thành ra vậy? Cái này tôi bị rồi, nên đa nghi một chút! :D

Bác bi quan quá thôi! ngôn ngữ của báo chí là càng gây shock càng hiệu quả! Đôi khi nguyên văn của nó là " Cuộc đời tôi không có thất bại! nếu có tôi chẳng dại gì nói cho ai biết....đại để vậy!"

Hoặc kiểu nói của BS nam khoa " 99% đàn ông gặp rắc rối về sinh hoạt tình dục ở tuổi xế chiều còn 1% là giấu biệt vì sĩ diện..." ^_^

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bác bi quan quá thôi! ngôn ngữ của báo chí là càng gây shock càng hiệu quả! Đôi khi nguyên văn của nó là " Cuộc đời tôi không có thất bại! nếu có tôi chẳng dại gì nói cho ai biết....đại để vậy!"

Hoặc kiểu nói của BS nam khoa " 99% đàn ông gặp rắc rối về sinh hoạt tình dục ở tuổi xế chiều còn 1% là giấu biệt vì sĩ diện..." :D

Nói nhiều quá sợ thành spam trong topic của Đại Phúc thì thành vi phạm nội quy. Nhưng vì nó liên quan đến ngân hàng - tức là cũng hơi dinh đến chứng khoán - nên mong Đại Phúc thông cảm cho nói nốt lần này.

Ngay cả những ngân hàng đẳng cấp hàng đầu quốc tế cũng đã từng sụp đổ trong lúc thời vận suy - như cuộc khủng hoảng kinh tế 2008. Những người đang hiển đạt luôn nghĩ là do tài năng của họ mà họ thành công . Cũng tạm công nhận vậy. Nhưng chỉ mong trong lúc vinh quang ấy, họ chợt nghĩ đến một yếu tố - tạm cho là chỉ 0,1% tác động đến sự thành công của họ, nhưng là yếu tố cần: Đó là gặp may. Hay nói chính xác hơn: Đó là định mệnh.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Nói nhiều quá sợ thành spam trong topic của Đại Phúc thì thành vi phạm nội quy. Nhưng vì nó liên quan đến ngân hàng - tức là cũng hơi dinh đến chứng khoán - nên mong Đại Phúc thông cảm cho nói nốt lần này.

Ngay cả những ngân hàng đẳng cấp hàng đầu quốc tế cũng đã từng sụp đổ trong lúc thời vận suy - như cuộc khủng hoảng kinh tế 2008. Những người đang hiển đạt luôn nghĩ là do tài năng của họ mà họ thành công . Cũng tạm công nhận vậy. Nhưng chỉ mong trong lúc vinh quang ấy, họ chợt nghĩ đến một yếu tố - tạm cho là chỉ 0,1% tác động đến sự thành công của họ, nhưng là yếu tố cần: Đó là gặp may. Hay nói chính xác hơn: Đó là định mệnh.

Được bác vào spam là vinh dự của nhà Tôm vì có Rồng đến thăm đó bác ơi.

Theo cháu, việc ông Him Lam nói như vậy là quá tự cao tự đại, nếu ông HL đó không tỉnh táo và khiêm tốn chút thì cơ nghiệp khi chuyển giao cho con trai e là khó vẹn toàn.

Dù sao thì ông ấy cũng làm từ thiện mạnh, nên cháu cũng ngưỡng mộ ông ấy cái khoản này. Làm từ thiện mạnh mẽ có thể ông ấy hóa giải được cái nghiệp chướng, nên ông HL mới tự tin nói như vậy.

Với sự thành công nhanh chóng của HL thì ví như được quẻ Khai Tốc Hỷ: ..., Việc thành phải biết dừng. Nếu không biết kìm chế tốc độ thì nóng quá dễ vỡ. (Kiểu như TQ bây giờ phải kìm chế tốc độ phát triển quá nóng)

Edited by Đại Phúc

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Hóa ra bao nhiêu lo lắng của dân chơi CK trước khi có thông báo hoãn cái lộ trình ...là rỗi hơi.

=============================

Hoãn tăng vốn, nhiều ngân hàng nói không!

Hầu hết các ngân hàng đều cho biết, sẽ thực hiện tăng vốn đúng như kế hoạch xây dựng hồi đầu năm, đồng thời đáp ứng quy định ban đầu của Nghị định 141.

Sau khi Ngân hàng Nhà nước quyết định gia hạn cho các nhà băng thêm 1 năm để hoàn tất việc đưa vốn điều lệ lên 3.000 tỷ đồng, không ít nhà băng cho rằng, họ có đủ điều kiện tuân thủ lộ trình cũ và sẽ kết thúc việc phát hành cổ phiếu tăng vốn trước ngày 31/12 tới.

Khi chưa có thông tin hoãn lộ trình tăng vốn, nhiều ngân hàng nhỏ "kêu" sẽ khó đáp ứng được lộ trình theo quy định tại Nghị định 141/2006/NĐ-CP. Thế nhưng, sau khi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) quyết định gia hạn cho các nhà băng thêm 1 năm để hoàn tất việc đưa vốn điều lệ lên 3.000 tỷ đồng thì không ít nhà băng lại cho rằng, họ có đủ điều kiện tuân thủ lộ trình cũ và sẽ kết thúc việc phát hành cổ phiếu tăng vốn trước ngày 31/12 tới.

Chẳng hạn, Ngân hàng TMCP Đệ Nhất (Ficombank) đã hoàn thành việc phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ từ mức 1.000 tỷ đồng lên 2.000 tỷ đồng và nhà băng này đã thông báo đến cổ đông về việc nộp tiền mua cổ phiếu trong đợt phát hành cổ phiếu giai đoạn hai để nâng vốn lên 3.000 tỷ đồng. Ficombank cho biết, sẽ cố gắng hoàn tất việc tăng vốn trong năm 2010 này.

DaiA Bank cũng vừa được NHNN Chi nhánh tỉnh Đồng Nai xác nhận việc chào bán 210 triệu cổ phiếu để hoàn thành việc tăng vốn từ 1.000 tỷ đồng lên 3.100 tỷ đồng. Trong đợt tăng vốn này, DaiABank có 66 cổ đông, nhà đầu tư mới tham gia góp vốn.

Trả lời phỏng vấn ĐTCK, hầu hết các ngân hàng đều cho biết, sẽ thực hiện tăng vốn đúng như kế hoạch xây dựng hồi đầu năm, đồng thời đáp ứng quy định ban đầu của Nghị định 141. Duy chỉ có 1 - 2 ngân hàng nhỏ kéo dài việc nộp tiền mua cổ phiếu cho nhà đầu tư đến hết quý I/2011.

Đơn cử, VietBank cho biết, đang hoàn tất giai đoạn cuối của kế hoạch tăng vốn điều lệ từ 1.000 tỷ đồng lên 3.000 tỷ đồng trước khi năm 2010 kết thúc. Theo VietBank, việc tăng vốn theo lộ trình quy định là nhằm nâng cao năng lực tài chính cũng như vị thế cạnh tranh của Ngân hàng trong các năm tới. Vì thế, dù được kéo dài thời gian tăng vốn thêm 1 năm, nhưng VietBank vẫn không hoãn.

Tuy nhiên, việc tăng vốn của các nhà băng năm nay chủ yếu trong cậy vào các cổ đông lớn (trừ cổ đông đại diện vốn nhà nước) của ngân hàng hoặc thu hút thêm nhà đầu tư chiến lược mới. Chẳng hạn, DaiA Bank hiện có các cổ đông lớn, cổ đông chiến lược gồm: Tổng công ty Tín Nghĩa; ACB, BIDV, Tổng công ty Cao su Đồng Nai… Tương tự, VietBank cũng có sự hậu thuận lớn từ các cổ đông hiện hữu, trong đó phải kể đến Tập đoàn Hoa Lâm, ACB… Do đó, Ngân hàng dễ dàng tăng vốn lên 3.000 tỷ đồng.

Để hoàn thành kế hoạch tăng vốn theo lộ trình ban đầu, không ít nhà băng đã tích cực tìm kiếm đối tác chiến lược. Chủ tịch HĐQT MeKong Bank, bà Trần Thị Thanh Thanh cho hay, không phải đến tận lúc này, sau khi Ngân hàng đã hoàn tất kế hoạch tăng vốn lên 3.000 tỷ đồng, mà nếu biết được thông tin giãn lộ trình trước đó, chắn chắn MeKong Bank cũng không hoãn kế hoạch tăng vốn, bởi ngân hàng này đã tìm được cổ đông chiến lược nước ngoài.

Ngày 9/12 vừa qua, MeKong Bank đã chính thức công bố hoàn thành tăng vốn từ 1.000 tỷ đồng lên 3.000 tỷ đồng. Trong kế hoạch tăng vốn năm nay, MeKong Bank bán 15% cổ phần cho cổ đông lớn là Công ty Đầu tư tài chính Fullerton Financial Holdings (FFH) thuộc Tập đoàn Temasek Holdings Pte.Ltd, Singapore. FFH trở thành đối tác chiến lược nước ngoài của MeKong Bank, với tỷ lệ cổ phần nắm giữ 15%, đồng thời 2 bên có kế hoạch nâng mức sở hữu lên 20% trong năm 2011 sau khi được Thủ tướng Chính phủ, NHNN cho phép.

WesternBank đang trong quá trình phát hành cổ phiếu tăng vốn từ 2.000 tỷ đồng lên 3.000 tỷ đồng, nhưng sẽ kết thúc việc nộp tiền mua cổ phiếu vào giữa tháng 1/2011. Trước đó, Navibank công bố, ngày 16/12/2010 là ngày giao dịch không hưởng quyền phát hành 150 triệu cổ phiếu. Trong đó, chào bán cho cổ đông hiện hữu 148,35 triệu cổ phiếu theo tỷ lệ thực hiện quyền là 10:8,150047 bằng mệnh giá và chào bán cho CBNV 1,65 triệu cổ phiếu.

Theo TS. Lê Thẩm Dương, Trưởng khoa Quản trị Kinh doanh, Trường đại học Ngân hàng TP. HCM, việc tăng vốn điều lệ là cần thiết đối với các ngân hàng trong việc nâng cao năng lực tài chính và vị thế cạnh tranh. Đặc biệt là khi nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới và đầu năm 2010 tới, các ngân hàng ngoại sẽ được đối xử hoàn toàn bình đẳng với nhà băng nội. Bởi vốn điều lệ tăng, các nhà băng sẽ chống đỡ được rủi ro và đảm bảo an toàn cho hệ thống.

Tuy nhiên, theo đánh giá của một cán bộ trong ngành ngân hàng, sở dĩ một số nhà băng nhỏ không muốn hoãn việc tăng vốn điều lệ (dù NHNN đã đưa ra quyết định kéo dài thêm 1 năm), vì sợ lộ năng lực yếu kém. Thế nhưng, hậu quả của việc tăng vốn lên mức cao trong năm nay sẽ tạo ra áp lực lớn về lợi nhuận cho các nhà băng quy mô nhỏ trong thời gian tới. Vẫn biết, tăng vốn điều lệ đúng theo lộ trình đưa ra ban đầu, các ngân hàng sẽ nâng cao năng lực tài chính, song với tỷ lệ vốn tăng lên gấp đôi, thậm chí hơn gấp ba lần chỉ trong một năm, thì áp lực cổ tức chi trả cho cổ đông trong năm sau sẽ rất lớn.

Theo Thùy Vinh

ĐTCK

Edited by Đại Phúc

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Với tin này ra vào thứ 7, các TT nghĩ lễ. Thứ 2 này chắc có biến động lớn khi TT châu Á mở cửa, khả năng Gold rớt mạnh.

==============================

Trung Quốc nâng lãi suất cơ bản

Lần thứ 2 trong hơn 2 tháng, Trung Quốc nâng lãi suất cơ bản. TTCK thế giới, giá vàng, dầu, hàng hóa thế giới thường biến động mạnh sau mỗi động thái chính sách tiền tệ của Trung Quốc.

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 11/2010 tăng mạnh nhất trong 28 tháng.

Chính phủ Trung Quốc dự báo lạm phát tại Trung Quốc trong nửa đầu năm 2011 sẽ ở mức khá cao.

Trong tuyên bố mới nhất đưa ra trên website, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc công bố lãi suất cho vay chuẩn thời hạn 1 năm sẽ tăng 25 điểm cơ bản lên 5,81% và lãi suất tiền gửi thời hạn 1 năm sẽ tăng 25 điểm cơ bản lên 2,75%.

Quyết định lãi suất cơ bản mới của Trung Quốc sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 26/12/2010.

Tín dụng ngân hàng tăng trưởng nóng và thặng dư thương mại cao vượt dự báo đã bơm tiền mạnh vào nền kinh tế Trung Quốc.

Quyết định nâng lãi suất cơ bản của Trung Quốc có thể không phải quyết định cuối cùng bởi Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã định hướng chính sách tiền tệ của Trung Quốc theo hướng thắt chặt và tập trung hạn chế giá bất động sản và chỉ số giá tiêu dùng tăng nóng khiến người Trung Quốc không thể mua được nhà và tiêu tốn quá nhiều tiền chi trả cho nhà cửa và thực phẩm.

Ông Shen Jianguang, chuyên gia kinh tế tại công ty chứng khoán Mizuho Securities ở Hồng Kông, chỉ ra số liệu mới nhất về lạm phát của Trung Quốc phản ánh áp lực lương, cung tiền và tín dụng tăng trưởng nóng, chi phí dầu, hàng hóa và thực phẩm tăng cao.

Ông Ba Shusong, chuyên gia nghiên cứu tại Hội đồng phát triển nhà nước Trung Quốc, trong bài phát biểu mới nhất khẳng định Trung Quốc sẽ thắt chặt khung điều tiết để ngăn dòng tiền đầu cơ xâm nhập vào Trung Quốc sau khi quyết định về lãi suất cơ bản được đưa ra. Ông Ba đồng thời là tư vấn cho Ngân hàng Trung ương Trung Quốc.

Tháng 11/2010, chi phí liên quan đến chỗ ở bao gồm nước, điện và thuê nhà tại Trung Quốc tăng 5,8% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng mạnh nhất trong 2 năm. Chỉ số giá tiêu dùng tăng 5,9% so với cùng kỳ và ghi nhận mức tăng mạnh nhất từ tháng 8/2008.

Ngày 22/12/2010, Trung Quốc tăng giá xăng và dầu diezel thêm khoảng 4% để phù hợp với việc giá dầu thế giới tăng cao. Tuy nhiên, mức tăng trên chỉ bằng khoảng một nửa so với mức tăng của giá dầu thế giới và phía các nhà chức trách cho biết họ đang hạn chế giá tăng bởi mặt bằng giá cả đã tăng quá cao.

Ngọc Diệp

Theo PBOC, Bloomberg

Edited by Đại Phúc

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Gay go đây, không biết sau khi chốt NAV xong VNI có giảm điểm trở lại kg? Nhờ các cao thủ LV ĐT gieo quẻ giúp.

ĐP gieo được quẻ: Sinh Tốc Hỷ: Giảm nhanh chóng...(oe oe...mình đang full mà quẻ này thì biết làm sao đây? Sợ quá đi mất)

ơ, nhưng mà khoai lang mới chốt NAV 31/12 hàng năm, còn khoai TÂY chốt NAV vào 31/3 hàng năm cơ mà.

===============================

Cơ hội thoát lỗ

Nhiều ý kiến cho rằng, việc mua vào liên tục của khối ngoại là nhằm đỡ giá CP để có một báo cáo tổng kết năm 2010 đẹp lòng các cổ đông. Bởi đây là thời điểm chốt NAV.

Nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN) tăng mua để "làm đẹp" báo cáo tài chính năm 2010 khiến nhiều công ty thoát lỗ. Nhưng nguy cơ cổ phiếu (CP) giảm lại sau đó đang khiến các nhà đầu tư cá nhân lo ngại.

Đỡ giá?

Chỉ riêng trong 5 phiên giao dịch gần nhất từ ngày 16 - 22.12, tại sàn TP.HCM các nhà ĐTNN đã mua ròng hơn 556,5 tỉ đồng. Đặc biệt bên cạnh việc tập trung mua nhiều những CP có vốn hóa thị trường lớn như CP ngành ngân hàng, bất động sản thì hai phiên gần đây nhà ĐTNN cũng mua vào nhiều CP khác như CP ngành vận tải biển, CP cao su…

Nhiều ý kiến cho rằng, việc mua vào liên tục của khối ngoại là nhằm đỡ giá CP để có một báo cáo tổng kết năm 2010 đẹp lòng các cổ đông. Bởi thông thường từ ngày 25 - 31.12 hằng năm là ngày chốt giá của CP để chốt NAV (giá trị tài sản ròng) trong danh mục đầu tư của nhiều tổ chức trong và ngoài nước.

Vì vậy, việc không để giá CP giảm sâu còn giúp các tổ chức không phải trích lập dự phòng nhiều trong báo cáo tài chính năm theo quy định. Theo ông Phan Dũng Khánh - Trưởng phòng Phân tích Công ty chứng khoán (CK) Kim Eng - việc mua vào của nhà ĐTNN trong những phiên vừa qua mang tính đỡ nhiều hơn là đẩy. Bởi lực mua được trải dài ở nhiều CP khác nhau và chỉ mua ở các mức giá gần tham chiếu.

Thế nhưng một câu hỏi đang gây đau đầu cho các nhà đầu tư cá nhân hiện nay liệu thị trường sẽ diễn biến ra sao sau khi kết thúc năm? Bởi sau đó giá CP sẽ bị giảm mạnh hơn khi lực cầu không còn nữa?

Tuy nhiên theo nhận định của ông Nguyễn Hoàng Long - Tổng giám đốc Công ty CK Âu Việt - nhiều khả năng đó là dòng vốn của khối ngoại mới tham gia vào thị trường nên mạnh dạn giải ngân. Vì xét cho cùng dù thị trường hồi phục nhưng giá nhiều CP vẫn còn ở mức thấp và thích hợp cho việc mua vào để đầu tư.

Nhiều doanh nghiệp hưởng lợi

Việc các nhà đầu tư tổ chức đỡ giá CP hay không và nguy cơ thị trường giảm sâu sau đó đang còn nhiều ý kiến khác nhau. Tuy nhiên, việc giải ngân mạnh mẽ của khối ngoại trong thời gian gần đây đã "cứu" không ít doanh nghiệp thoát lỗ.

Đơn cử như ở Công ty CK Âu Việt, trong báo cáo quý 3/2010 của công ty này nêu rõ công ty bị lỗ gần 7 tỉ đồng nhưng theo ông Long, kết quả cả năm 2010 chắc chắn công ty sẽ không còn lỗ và đây là tin vui cho tất cả cổ đông.

Tình hình này cũng sẽ diễn ra tương tự với một số công ty CK khác. Đồng thời nhiều CP trong danh mục tự doanh của các công ty CK đã hồi phục trở lại mức giá cao và mức trích lập dự phòng cho danh mục đầu tư CP còn ở thời điểm cuối năm nay cũng giảm nhiều.

Mặc dù vẫn còn hơn 1 tuần giao dịch nữa nhưng theo ông Phan Dũng Khánh, thị trường sẽ khó giảm sâu dù cũng khó tăng mạnh. Điều đó sẽ giúp cho các doanh nghiệp tài chính kết thúc được một năm kinh doanh không quá bi quan.

Theo Mai Phương

Thanh Niên

Edited by Đại Phúc

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Dòng tiền nóng vào VN tựa như quẻ Khai Tốc Hỷ, nếu không khéo thì rễ nổ bong bóng. Khi nó vào thì VNI tăng quẻ Sinh Tốc Hỷ.

==============================

Việt Nam cần sẵn sàng đón dòng vốn “nóng”

Dòng vốn "nóng" nước ngoài vào Việt Nam đang có dấu hiệu "ấm" trở lại. Bài toán đặt ra lúc này là làm sao "giữ chân" không để cho nó "chảy ngược" khỏi Việt Nam.

ĐTCK đã có cuộc phỏng vấn TS. Cấn Văn Lực, cố vấn cao cấp Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV).

Theo ông, lý do nào khiến dòng tiền nóng đang quay trở lại Việt Nam? Làm thế nào để ngăn dòng tiền nóng không chảy ngược?

Thứ nhất, TTCK Việt Nam hiện được coi là khá hấp dẫn so với khu vực. Theo Bloomberg, chỉ số P/E của TTCK Việt Nam hiện nay khoảng 10 lần, trong khi đó Thái Lan 16, Indonesia 17, Trung Quốc khoảng 19 lần. Nghĩa là, NĐT đánh giá chứng khoán Việt Nam rẻ nên họ mua. Tuy nhiên, có một vấn đề là không ai rõ nguồn vốn này sẽ ở Việt Nam bao lâu.

Thứ hai, lãi suất của Việt Nam hiện ở mức rất cao. Do vậy, khi đồng USD chuyển từ nước ngoài vào chỉ cần gửi tiền ngân hàng cũng đã được hưởng lãi suất 4 - 5%/năm, trong khi lãi suất USD ở nhiều thị trường đang ở mức gần bằng 0 (hiện tượng này được gọi là 'carry trade'). Theo Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, lượng tiền này có thể lên đến 2 tỷ USD trong năm nay.

Để ngăn dòng tiền nóng không chảy ngược, Chính phủ cần giữ cho đồng nội tệ ổn định. Đồng thời, phải ổn định kinh tế vĩ mô, đặc biệt là kiềm chế lạm phát để đảm bảo đầu tư vào có lãi suất dương thì NĐT mới hứng khởi. Tiếp đến là cần áp dụng chính sách tỷ giá linh hoạt theo quan hệ cung - cầu. Đây thực sự là bài toán rất nan giải đối với Việt Nam.

Vậy dòng tiền nóng vào Việt Nam tăng lên thời điểm này liệu có phải là điều tốt?

Đây là hai mặt của một vấn đề. Mặt tốt là giúp Việt Nam tăng lượng tiền cho đầu tư, tiêu dùng; đồng thời cũng là chất xúc tác hấp dẫn các NĐT khác…

Về những điểm không tốt: thứ nhất, chúng ta không rõ lượng tiền đó sẽ ở Việt Nam bao lâu. Thứ hai, nếu đó là tiền đầu tư thì rất tốt, nhưng đầu cơ sẽ rất nguy hiểm, bởi dòng vốn đầu cơ là rất ngắn hạn và bất thường. Thứ ba, nếu không biết rõ nguồn gốc của số tiền đầu tư thì có thể đưa đến vấn nạn rửa tiền. Do vậy, Chính phủ cần có chính sách, biện pháp quản lý chặt chẽ.

Theo ông, làm thế nào để dòng tiền này đi đúng vào kênh được định hướng?

Trước mắt, công tác thông tin và thống kê cần đầy đủ, minh bạch, rõ ràng hơn, cần biết được luồng tiền vào, ra, trong lĩnh vực nào để Chính phủ có phanh, van điều tiết; vì nếu không khéo có thể tạo điều kiện cho nạn đầu cơ, làm giá và thậm chí rửa tiền phát triển. Đồng thời, cần giảm tỷ lệ đô la hóa nền kinh tế, bởi khi lệ thuộc quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến chính sách tỷ giá, tiền tệ trong nước.

Về lâu dài, phải xử lý bài toán về: chính sách tỷ giá, chính sách tiền tệ và tài khoản vốn. Theo đó, một quốc gia không thể làm tốt cả ba: vừa có chính sách tiền tệ độc lập, vừa có tỷ giá ổn định và vừa tự do hóa tài khoản vốn. Thí dụ, nếu độc lập về chính sách tiền tệ và tự do hóa tài khoản vốn thì tỷ giá sẽ không thể ổn định mà sẽ bấp bênh.

Ngược lại, khi muốn tỷ giá ổn định và tự do tài khoản vốn, thì rõ ràng chính sách tiền tệ lại không thể độc lập được bởi phải neo tỷ giá, gắn điều hành tỷ giá với rất nhiều chính sách khác.

Việt Nam chưa muốn và cũng chưa có đủ điều kiện để cho tự do chu chuyển vốn. Song, với chính sách kiểm soát vốn ở Việt Nam còn lỏng lẻo, thì dù muốn hay không, chúng ta cũng dần rơi vào tình trạng "bộ ba bất khả thi". Đó là, khi mà chu chuyển vốn diễn ra mạnh mẽ làm cho chính sách tiền tệ độc lập (kiềm chế lạm phát) và chính sách tỷ giá ổn định mâu thuẫn nhau, dẫn đến tình trạng bất ổn kinh tế.

Giải pháp đối với Việt Nam là cần xem có thể nằm ở đâu trong "tam giác bất khả thi" đó để có những chính sách phù hợp; có nghĩa là, có thể kiểm soát vốn ở một mức độ nào đó, với chính sách tỷ giá linh hoạt ở một mức độ nào đó và có chính sách tiền tệ độc lập tương đối. Trung Quốc cũng đang đi theo hướng này.

Dự báo của ông về dòng tiền nóng vào Việt Nam trong thời gian tới?

Dòng tiền nóng vào Việt Nam so với các quốc gia khác trong khu vực trên thực tế cũng chưa nhiều. Riêng luồng tiền ròng chảy vào TTCK Thái Lan từ đầu năm 2010 đến nay khoảng 2 tỷ USD; còn của Việt Nam.

Theo số liệu của UBCK, tính đến hết tháng 11/2010 khoảng 920 triệu USD; trong đó là 1/3 đầu tư vào trái phiếu và 2/3 đầu tư vào cổ phiếu. Lý do dòng tiền nóng chưa chảy vào Việt Nam nhiều bởi nền kinh tế vĩ mô vừa qua có nhiều bất ổn như lạm phát cao, tỷ giá bấp bênh, rồi thâm hụt thương mại, dự trữ ngoại hối thấp…, đặc biệt, năm nay xuất hiện vấn đề Vinashin.

Tuy nhiên, gần đây xu hướng dòng tiền đầu tư nước ngoài đang quay lại, đặc biệt là dòng tiền gián tiếp. Theo dự báo gần đây của một số tổ chức kinh tế, dòng tiền nóng sang năm sẽ tiếp tục đổ vào những nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Dòng tiền này cùng với việc nếu những bất ổn về kinh tế vĩ mô được giải quyết, sẽ là động lực tốt cho thị trường vốn Việt Nam phát triển.

Theo Thủy Nguyên

ĐTCK

Edited by Đại Phúc

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay