Đại Phúc

Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam

501 bài viết trong chủ đề này

Posted (đã chỉnh sửa)

Với cường độ rất mạnh, gió mùa đông bắc đã xua tan những đám mây u ám, khiến bầu trời Hà Nội sáng sủa hơn những ngày trước đó. Gió cũng đã giật tung nhiều băng rôn quảng cáo, làm bật gốc một số cây ở Hà Nội.

---------------------

Với cường độ rất mạnh, VNI đã xua tan những NĐT full margin...khiến bầu trời HNX và HOSE sáng sủa hơn những ngày trước đó. Gió cũng đã giật tung nhiều băng rôn quảng cáo sector Bank, làm bật gốc một số cây đại thụ các trụ cột của Vn-Index là BVH, STB, VIC, SSI và EIB giảm sàn, MSN giảm 2.000 đồng, đã khiến VN-Index tụt dốc xuống 480 điểm và đánh mất thành quả tăng điểm từ đầu tuần. Mặc dù vậy, lượng đặt mua giá sàn tại một số mã như SSI và STB khá lớn, SSI sáng nay giao dịch hơn 5 triệu đơn vị; STB giao dịch hơn 3 triệu đơn vị.

Edited by Đại Phúc
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

:D :D http://www.lyhocdongphuong.org.vn/forum/public/style_emoticons/default/grin.gif Khối ngoại mua mạnh cổ phiếu ngân hàng và chứng khoán

Khối ngoại mua mạnh cổ phiếu ngân hàng và chứng khoán

Hôm nay, nhà đầu tư ngoại mua ròng gần 120 tỷ đồng trên cả 2 sàn. Những mã được mua mạnh nhất là CTG, VCB, SSI và BVS.

Bất chấp việc thị trường giảm mạnh hôm nay, nhà đầu tư ngoại vẫn duy trì xu hướng và ròng. Giá trị mua ròng tăng mạnh tại cả HoSE và HNX.

Tại HoSE, lượng mua vào tăng từ 7,4 triệu lên 8 triệu đơn vị; tuy nhiên, giá trị mua vào lại giảm 21 tỷ xuống 250 tỷ đồng.

Lượng bán ra giảm từ 7,1 triệu xuống 4,6 triệu đơn vị; giá trị bán ra giảm 54,6 tỷ xuống 168 tỷ đồng.

Do giá trị bán ra giảm mạnh hơn nên giá trị mua ròng tăng 33,5 tỷ so với hôm qua, đạt 81,35 tỷ đồng.

Tại HNX, sau 2 phiên bán ròng nhẹ, khối ngoại bất ngờ quay lại mua ròng gần 38 tỷ đồng.

Chênh lệch giá trị mua bán của khối ngoại tại HoSE (tỷ đồng)

Hai mã được mua ròng nhiều nhất hôm nay là 2 mã ngân hàng CTG (1,43 triệu đơn vị - 31,7 tỷ) và VCB (0,96 triệu đơn vị - 30 tỷ đồng).

CTG là một trong số ít những mã vẫn tăng trần hôm nay.

Tiếp sau 2 mã trên là 2 cổ phiếu chứng khoán SSI (523 nghìn đơn vị - 20,2 tỷ) và BVS (523 nghìn đơn vị - 14,1 tỷ).

Một số mã được mua nhiều khác là TRA, SJS, PVX, DPM…

Phía bán ròng, khối ngoại bán ra một số cổ phiếu chủ chốt; tuy nhiên, lượng và giá trị không quá lớn như VIC, FPT, HAG, MSN…

Quốc Thắng

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Việc bán/mua thì tùy cơ ứng biến.

Nhưng diễn biến của thị trường cũng có quy luật nhất định. Chẳng hạn như

- Hôm nào có khối lượng gấp đôi so với trung bình 10 phiên gần nhất, thường sẽ giảm điểm sao đó.

- Vào xu thế tắng, sẽ tắng khoảng 3-5 hôm,, sau đó lại giảm, rồi lại tăng

V,v...

Tóm lại là dĩ bất biến ứng vạn biến và làm gì cũng gian nan lúc đầu

Tạm biệt, từ nay không vào viết bài nữa.

Thân ái

Lam gi ma ghe the. Moi nguoi gop y nen lang nghe dung vi cam xuc nhat thoi ma vay. Ban ma the thi kho ma thanh cong tren thi truong chung khoan noi it cho cho cam xuc chi phoi, noi dan soi thit bay cuu va ca map san ca con. Chi co su tinh tao moi giup chung ta tranh duoc bay ca map va chien thang chung no.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Việc bán/mua thì tùy cơ ứng biến.

Nhưng diễn biến của thị trường cũng có quy luật nhất định. Chẳng hạn như

- Hôm nào có khối lượng gấp đôi so với trung bình 10 phiên gần nhất, thường sẽ giảm điểm sao đó.

- Vào xu thế tắng, sẽ tắng khoảng 3-5 hôm,, sau đó lại giảm, rồi lại tăng

V,v...

Tóm lại là dĩ bất biến ứng vạn biến và làm gì cũng gian nan lúc đầu

Tạm biệt, từ nay không vào viết bài nữa.

Thân ái

Lam gi ma ghe the. Moi nguoi gop y nen lang nghe dung vi cam xuc nhat thoi ma vay. Ban ma the thi kho ma thanh cong tren thi truong chung khoan noi it cho cho cam xuc chi phoi, noi dan soi thit bay cuu va ca map san ca con. Chi co su tinh tao moi giup chung ta tranh duoc bay ca map va chien thang chung no.
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Tham khảo vài lời phân tích của cao thủ VC:

Những điều hai bác nói đều đúng chớ không có sai. Vì đó là lý thuyết của sách vở. Khi tôi viết những dòng chữ bên trên, tôi biết thế nào cũng có người nhảy ra hỏi kiểu này. Nhưng các bác cho tôi hỏi lại. BAO LÂU RỒI VN MỚI BÁN BONDS ra thế giới? Và mỗi lần bán, họ bán được bao nhiêu? Nếu tôi nhớ không lầm thì lần chót mà tôi nghe VN bán bonds ra thế giới cách đây chừng 3 năm. Họ bán 100 triệu qua tụi Morgan Stanley. Khi tôi nói rằng việc hạ uy tín của VN xuống là vô nghĩa là vì VN chưa bao giờ sống nhờ debt market như các quốc gia khác. VN trước và sau luôn được liệt vào hạng RISKY của thế giới trong vòng 5-10 năm trở lại, ngay cả lúc nó đang ở điểm cao của giai đoạn sắp sửa vào WTO. World market đã học bài học từ vụ Asian Crisis của thập niên 90's. Cho nên các quốc gia thuộc hàng EARLY EMERGING markets như VN, có bị downgrade hay upgrade gì đi nữa, the cost of borrowing vẫn CAO trong bất cứ tình huống nào. Huống chi giai đoạn hiện tại. Có ai biết cái yield của VN bond lúc VN mới phát hành bond ra không? Tôi không biết. Thôi tạm cho là 20% đi nhé. Bây giờ bị downgrade xuống, các bác nghĩ nó sẽ lên bao nhiêu? Thí dụ cho là 25% đi nhé (1 con số "khủng khiếp" khi nói về yield spike). Các bác có nghì rằng trên thật tế VN sẽ bị ảnh hưởng nhiều vì sự kiện yield spike 25% không?

Tiền của quốc gia trên thực tế chỉ là 1 tấm giấy lộn. Nhưng nó có giá trị vì có chính phủ đứng phía sau. Vì thế tiền là 1 mặt trái của tín dụng cho 1 quốc gia. 3 tháng vừa qua VND bị đánh te tua. Tôi không rỏ con số là bao nhiêu. Hình như là từ 20K xuống đến 22K thì phải (bác nào biết thì cho con số nhé). Hiện tượng đó gọi là gì? Có phải đó là 1 cách thức mà world market đã hạ uy tín VN xuống không? Các bác phải phân biệt được sự việc market hạ uy tín của VN xuống và 1 công ty tư nhân NHẨY THEO ăn có. Moody, Fitch, SP làm gì trong lúc VND mất giá liên tiếp trong 3 tháng qua? Bộ tụi nó đi ngủ hết rồi sao? Market đã PRICE IN a credit devaluation tại VN qua sự kiện đồng VND mất giá. Bi giờ cuộc chơi sắp tàn, thì tụi nó nhảy vào downgrade. Bác trade theo tụi nó chỉ có nước hụp cháo mà ăn. Đó là thiển ý của tôi khi viết dòng chữ bên trên, chứ không phải tôi không biết về việc EXTRA COST mà VN phải trả khi bị downgrade. Now....going forward thì chắc chắn VN sẽ phải trả a higher yield nếu họ muốn access the debt market, nhưng câu hỏi là bao nhiêu? Thằng đang hăm he cho VN vay nợ, bộ nó đợi đến lúc VN bị downgrade nó mới biết hay sao? In fact, nó chính là thằng đánh VND te tua trong mấy tháng qua đó. Nó đâu có NGU đến mức ngồi đợi Fitch or Moody nói cho biết là VN credit quality is deteriorating chứ? Các bác trade equity market còn thấy khó. Trade thử fixed-income xem nó ra sao? Toàn đại bàng nằm trong đó không đấy. Tụi nó không cần Fitch or Moody dạy khôn đâu á. In fact, nó sẽ dùng sự kiện này để đè VN cho a little extra yield, sự việc mà traders gọi là RAPE in bond land. Và cuối cùng là cái này. Nếu chú nào biết trade bond thì nên cơ hội này mà mua VN bond, vì đây là điểm cao nhất của bond yield mà có thể mua được. Đợi thêm chừng 6 tháng nữa khi world market tăng và KHÁI NIỆM về 1 kinh tế thế giới đang trên đà phục hồi thì cho dù credit rating của VN có tệ vì bị downgrade, chưa chắc sẽ mua được với giá yield hôm nay.

Các bác không tin? Có ai còn nhớ cách đây chưa đến 3 tuần khi vùng Euroland te tua vì Ireland bailout và Portugal đã phải bán bond ra không? Lúc ấy 5-yr yield của Portugal đáng lý ra là khoảng 5%, nhưng vì lúc đó nó đang under the gun cho nên yield spike lên đến 6.5%. Ai mua lúc đó thì bi giờ ra sao? Yeah...go figure. Trading fixed-income cũng như bao thị trường khác. It all depends on PERCEPTION and REALITY. Perception luôn đi trước reality nữa bước. Đấy là nói về Portugal, một quốc gia với rất nhiều problems trong việc financing & refinancing their debts. VN có bao nhiêu sovereign debts vậy? Bằng 1/1000 của mấy chú bên Euro không? Nội sự việc ILLIQUIDITY in VN bonds cũng đủ nâng yield nó lên trong secondary market rồi, chứ đừng có nói đến việc bị downgrade. Đó là lý do chính mà tôi nói mới nói rằng việc Moody's hay SP downgrade VN credit quality hầu như là irrelevant, if not non-event.

Edited by Đại Phúc
2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Và tham khảo thêm đây nữa của VC:

...

Mang tâm trạng của 1 westerner như ông đó mà vào VN thì rất dể bị shock. Cá nhân tôi khi mới mở website này cũng thấy ngạc nhiên về những tin tức từ VN hay các cơ quan của họ. Nhưng con cá thì sống vì nước. Tụi tư bản phương Tây không bao giờ vào VN với a time frame ít hơn 10 năm. Sự kiện Moody's hiện tại rất dể tạo ra những KNEE-JERK REACTION cho 1 số lớn. Nhưng đó không phải là chủ chốt của vấn đề. Chủ chốt của vấn đề là 6 tháng đến 1 năm trong tương lai. World market nói chung và VN nói riêng trong 6 tháng hay 1 năm sắp tới đây sẽ ra sao. Đó mới là sự kiện chính để NÂNG CAO hay HẠ THẤP the borrowing cost của VN trên world market. Nếu world market vẫn còn giữ được niềm hy vọng như hiện tại thì bảo đảm rằng the borrowing cost cho VN sẽ không tăng, nếu không nói là sẽ giảm. The FED và ECB đã tung hàng ngàn tỷ vào thị trường thế giới, vào các central bankers của các quốc gia trên thế giới với ý muốn là ỔN ĐỊNH world market. Số tiền đó sẽ cần 1 lối thoát. 1 số % nhỏ trong số tiền đó sẽ là speculating $$$$. Nếu world market RISK PERCEPTION mà giảm, và nó đang giảm, thì việc financing VN debts or refinancing VN debts sẽ là 1 chuyện nhỏ. VN's econ chưa bao giờ là 1 con số lớn trên fixed-income market. Và VN cũng chưa bao giờ DEFAULT ITS BONDS. Market chưa có a bad experience w/ VN so far. Cho nên the cost of borrowing, nếu có cao, cũng không trở nên PROHIBITIVE như 1 số người lầm tưởng. Ngược lại, nếu sự kiện này mà xảy ra vào lúc cao trào của 2008 thì VN chắc chắn sẽ bị thương nặng vì the bearish sentiment lúc đó.

Đừng nghĩ rằng VN capital market hiện nay chỉ có người trong nước. 1 số không nhỏ đang đầu tư vào VN stock market là ngoại nhân. Sự kiện VNI đột nhiên xoay chiều cách đây vài hôm là 1 wake up call cho 1 bearish sentiment đến mức tận cùng. Mấy hôm nay nó có pullback tí để fill in the gap. Nhưng the overall market sentiment đã thay đối so với tuần trước. VND là 1 bản tường trình về VN credit quality hàng ngày. Nếu có rớt mạnh xuống 25K hay 30K thì mới nói là đó là ảnh hưởng của vụ credit downgrade. Nhưng sau khi tin của Moody's ra thì VNDUSD hiện đang bao nhiêu, nếu không nói là hầu như UNCHANGED? VND có gap down xuống không? Muốn biết rỏ sự kiện này như thế nào thì đợi xem thằng SP và Fitch nữa đi. Bộ 3 này luôn đi chung với nhau. Nếu 1 trong hai chú còn lại ca bài con cá nữa, và VND still remains unchanged thì ngoài sự kiện knee-jerk reactions như cái của ông xếp bác ra, mọi chuyện refinancing or financing của VN debts có thể nói rằng sẽ có a minimal effect. Gọi là minimal effect là vì sentiment trong world market hiện giờ rất khá, và cái đó sẽ SOFTEN THE IMPACT IN VN DEBT REFINANCING or FINANCING.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Để ý ITA, REE. Có khả dẫn dắt đợt này.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

VNI đã fill xong GAPS, bà con vào bát đay nhanh quá. ĐP cũng bắt mà kg trúng.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cặp đôi ITA+REE song kiếm hợp bích, dẫn dắt đoàn quân VNI đi lên.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hôm nay trời HN nắng, VNI ấm hẳn lên. Các cp xxx cởi trần phơi nắng như thể chưa bao giờ được phơi.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Với cường độ rất mạnh, gió mùa đông bắc đã xua tan những đám mây u ám, khiến bầu trời Hà Nội sáng sủa hơn những ngày trước đó. Gió cũng đã giật tung nhiều băng rôn quảng cáo, làm bật gốc một số cây ở Hà Nội.

---------------------

Với cường độ rất mạnh, VNI đã xua tan những NĐT full margin...khiến bầu trời HNX và HOSE sáng sủa hơn những ngày trước đó. Gió cũng đã giật tung nhiều băng rôn quảng cáo sector Bank, làm bật gốc một số cây đại thụ các trụ cột của Vn-Index là BVH, STB, VIC, SSI và EIB giảm sàn, MSN giảm 2.000 đồng, đã khiến VN-Index tụt dốc xuống 480 điểm và đánh mất thành quả tăng điểm từ đầu tuần. Mặc dù vậy, lượng đặt mua giá sàn tại một số mã như SSI và STB khá lớn, SSI sáng nay giao dịch hơn 5 triệu đơn vị; STB giao dịch hơn 3 triệu đơn vị.

Do các đám mây full Margin đã được xua tan, hôm nay bầu trời Hà Nội đã xuất hiện Nắng.

------------------

Sắc xanh đậm dần nửa cuối phiên, khép tuần 2 hai sàn đều tăng điểm

Thứ 6, 17 Tháng 12 2010 11:15

Tác giả Nguyễn Minh

0 Ý kiến

E-mail Print PDF

(Sieucophieu.com) Sau phiên giảm điểm mạnh nhất trong tháng, thị trường đã tìm lại được đà tăng điểm. Không có điệp khúc nào được lặp lại trong tuần khi sau

Ba phiên tăng điểm trong tuần, VN-Index được tăng thêm 26,06 điểm, trong khi 2 phiên giảm điêm, VN-Index lùi thêm 13,83. Sau tuần giao dịch này, VN-Index đã tăng thêm 12,23 điểm so với điểm đóng cửa tuần trước.

Trên sàn Hồ Chí Minh, trong phiên giao dịch này, sau những nỗ lực tăng điểm, mặc dù không tìm lại được mốc 490 điểm đã thiết lập trong tuần, VN-Index đã khép phiên cuối tuần xanh sắc, tăng thêm 5,08 điểm. Trong đợt khớp lệnh thứ 3, mặc dù tốc độ lệnh ATO đưa vào thị trường còn chậm hơn so với những phiên trước nhưng VN-Index vẫn duy trì được sắc xanh, tăng thêm 3,58 điểm lên 483,79 điểm. Khối lượng giao dịch trong đợt này là 64.665.951 đơn vị, ứng với giá trị 1.557,14 tỷ đồng.

Sau 15 phút giao dịch thỏa thuận, thị trường đóng cửa ghi nhận VN-Index tăng thêm 5,08 điểm lên 485,29 điểm, tương đương tăng 1,05%. Khối lượng giao dịch toàn phiên bằng 91,77% phiên trước với 74.146.851 đơn vị. Giá trị giao dịch đạt 94,98% với 1.806,28 tỷ đồng.

Khối ngoại phiên này tích cực gom hàng ở các mã lớn mà đứng đầu là QCG với 2.585.260 đơn vị. Tiếp theo đó là các mã: VCB, ITA, CTG, PPC,… Chốt phiên hôm nay các mã này cũng đều tăng kịch trần.

ITA tiếp tục đứng đầu nhóm cổ phiếu dẫn đầu sàn Hà Nội với gần 5 triệu đơn vị được khớp lệnh. Theo sau đó là các mã được khối ngoại mua vào nhiều trong phiên giao dịch này: QCG, SSI, STB, VCB,…

Trên sàn Hà Nội, đà tăng điểm được duy trì từ lúc mở phiên đến khi đóng cửa giao dịch. Số mã tăng giá chiếm áp đảo với 259 mã trong tổng số 338 mã giao dịch. Số mã giảm giá là 55 mã và còn lại 24 mã đứng giá.

Khép tuần giao dịch, HNX-Index tăng thêm 4,27 điểm, tương đương tăng 3,69%, lên mức 119,7 điểm. Khối lượng giao dịch xấp xỉ phiên trước với 55.410.900 đơn vị được khớp lệnh với giá trị 1.066,84 tỷ đồng. Khối ngoại phiên này đã mua ròng hơn 1 triệu đơn vị với khối lượng mua vào, bán ra lần lượt là 2.572.150 đơn vị và 1.297.950 đơn vị.

Vị trí được giữ vững trong phiên giao dịch này, KLS dẫn đầu sàn Hà Nội với hơn 7 triệu đơn vị được khớp lệnh. Với 4,8 triệu đơn vị, HBB đứng thứ hai sau KLS. Các vị trí tiếp theo thuộc về: PVX, VND, SHB,…

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Vừa bị ...trảm PAN, mới hoàn hồn sang IDJ. Chờ qua T4 sẽ và viết tiếp.

Những người cố thủ nhất bị ...trảm là lúc đáy của đợt pullback. Hôm nay ai ra hàng mai lại đua tranh mua trần. :D :D http://www.lyhocdongphuong.org.vn/forum/public/style_emoticons/default/grin.gif

Cái dòng tim tím ấy chuẩn nhỉ. :D :D :D Edited by Đại Phúc
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Dòng tiền lớn vào cuối phiên: Tăng điểm theo đúng “kịch bản”?

Thứ 6, 17 Tháng 12 2010 11:59

Tác giả Ngọc Châu

77 mã tăng trần trên sàn HoSe song VN-Index chỉ tăng hơn 5 điểm. HNX-Index tăng 4 điểm. Các cổ phiếu chứng khoán trên hai sàn có dư mua trần hàng triệu cổ phiếu.

Mặc dù chịu ảnh hưởng khá mạnh bởi đánh giá hạ xếp hạng tín dụng các ngân hàng Việt Nam của Moody’s, nhưng tâm lý các NĐT nhìn chung đều khá lạc quan trong giai đoạn hiện nay, và theo các công ty chứng khoán, lượng tiền mới nộp vào đang tăng vọt cũng như sự gia tăng không ngừng của các khoản vay margin.

Trên khắp các diễn đàn về chứng khoán vào tối qua (16/12) các thành viên đều xây dựng một kịch bản “đẹp như mơ” của Vn-Index: Đó là thị trường sẽ giảm nhẹ vào đầu phiên giao dịch sáng nay (17/12) khi tiếp tục chịu áp lực chốt lời sau phiên giảm mạnh vừa qua. VN-Index sẽ chạm ngưỡng 470 điểm và lực cầu bắt đáy sẽ kéo thị trường tăng điểm mạnh mẽ về cuối phiên.

Sự lạc quan dần trở lại đã khiến “kịch bản” của các bigboys và market markers (nhà tạo lập thị trường) đã diễn ra đúng như mong đợi trong phiên giao dịch sáng nay (17/12).

VN-Index đã tăng ngay từ đầu đợt 1, nhưng xu hướng bán mạnh cổ phiếu để kéo các NĐT “rung hàng”. SSI đầu phiên tăng 1.100 đồng sau đó có lúc chỉ tăng hơn 400 đồng, CTG, STB giảm nhẹ. VN-Index xuống 476 điểm. Kết thúc màn một.

9h, VN-Index tăng trở lại, SSI chạm trần, nhóm cổ phiếu bất động sản tăng nóng như LCG, ITC, ITA tăng trần, lúc này BVH và VIC giảm sàn kiềm chế đà hưng phấn của thị trường. Vn-Index lại chao đảo, lượng bán lại tăng mạnh kéo các cổ phiếu trên mất đà tăng trần. Kết thúc màn hai.

10h12, CTG, VCB trên sàn HoSE tăng trần, BVS trên sàn Hà Nội đã bắt đầu xuất hiện dư mua trần 100.000 đơn vị, KLS, VND, hàng loạt cổ phiếu chứng khoán không còn dư bán, các lệnh mua bắt đầu gia tăng trên sàn HoSE.

SSI vẫn là cổ phiếu dẫn dắt thị trường. Các lực mua chắc và lệnh mua lớn dồn vào SSI ngày càng tăng trong những phút cuối giờ khiến khá nhiều NĐT cầm tiền trong hai phiên điều chỉnh vừa qua bắt đầu quay lại thị trường.

10h30, VN-Index vẫn chỉ tăng nhẹ 3 điểm mặc dù hàng loạt bluechips tăng mạnh, bởi hai cổ phiếu lớn là BVH và VIC đều giảm sàn.

Đợt 3, khi thị trường đã xác định xu hướng uptrend trở lại, dòng tiền thực sự tăng mạnh vào những phút cuối giờ. CTG, VCB, SSI, REE, ITA dư mua hàng triệu cổ phiếu, bên sàn Hà Nội, KLS, SHS dư mua 1 triệu đơn vị giá trần.

Đóng cửa, VN-Index tăng 5,08 điểm lên 485,29 điểm (+1,06%). KLGD đạt 74 triệu cp, tương đương 1.806 tỷ đồng. Toàn thị trường có 215 mã tăng giá (77 mã tăng trần), 30 mã đứng giá và 32 mã giảm giá (8 mã giảm sàn).

ITA đứng đầu toàn thị trường về khối lượng khớp lệnh với 4,73 triệu cp trong đó khối ngoại mua gần 1,6 triệu cp; QCG, STB, SSI giao dịch trên 3 triệu cp; VCB, EIB, REE giao dịch 2 triệu cp. Ngoại trừ STB tăng 300 đồng, EIB tăng 200 đồng các mã còn lại đều không còn dư bán cuối phiên.

VIC, BVH giảm sàn, VNM giảm 1000 đồng, MSN tăng 1000 đồng.

Các mã giảm sàn phiên này còn có COM, KAC, LM8, NHW, TMS…Cổ phiếu EVE mới chào sàn HoSE sáng nay đóng cửa tại giá 45.000 đồng/cp, khớp lệnh hơn 70 nghìn cp trong khi giá tham chiếu chào sàn của EVE là 55.000 đồng/cp.

Bên sàn Hà Nội, HNX-Index đóng cửa tăng 4,27 điểm lên 119,7 điểm (+3,7%). KLGD đạt 57,4 triệu cp, tương đương 1.113 tỷ đồng.

Các cổ phiếu chứng khoán là những mã dẫn dắt trên sàn Hà Nội sáng nay: BVS dư mua trần 570 nghìn cp; KLS dư mua trần gần 900 nghìn cp; SHS dư mua trần gần 1 triệu cp; VND dư mua trần hơn 500 nghìn cp; KLS dẫn đầu toàn thị trường khi khớp lệnh hơn 7 triệu đơn vị; PVX giao dịch 4,8 triệu đơn vị tăng 900 đồng…

Các cổ phiếu ngân hàng trên sàn Hà Nội sáng nay đều yếu thế như ACB bình quân giảm 200 đồng, HBB bình quân đứng giá 12.700 đồng; SHB tăng trần lên 14.300 đồng/cp, giao dịch hơn 2 triệu đơn vị.

Một số cổ phiếu được mua mạnh trên sàn Hà Nội sáng nay là SHN, PVC, VCG…

Thời gian vừa qua khá nhiều tổ chức lớn chưa tham gia được thị trường, và khi thị trường điều chỉnh mạnh trong hai phiên vừa qua là cơ hội lớn cho các tổ chức này mua vào cổ phiếu với giá hợp lý. Tuy nhiên khá nhiều NĐT cũng như giới phân tích không muốn VN-Index tăng điểm quá mạnh bởi thị trường sẽ sớm gặp phải các ngưỡng kháng cự. "Kịch bản đẹp" là VN-Index tăng "vừa phải" nhưng cổ phiếu tăng trần (!!!).

Đồ thị Vn-Index sáng nay dường như được "vẽ" lại bởi các nhà tạo lập thị trường. Tâm lý lạc quan vào phiên cuối tuần sẽ khiến thị trường tuần tới hứa hẹn nhiều phiên giao dịch sôi động.

Phương Mai – Quốc Thắng

Edited by Đại Phúc
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cám ơn anh Đại Phúc nhé

Không thấy anh NHT vào, buồn 5xxx phút!!!!!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cám ơn anh Đại Phúc nhé

Không thấy anh NHT vào, buồn 5xxx phút!!!!!

copy 1 ý kiến của cao thủ VC sang tham khảo:

" Và thời kỳ giai đoạn nào cũng giống nhau vì bản chất tự nhiên của con người là không thay đổi" Nhưng quan trọng hơn tất cả là mình phải tự vấn, thành thực với mình.

Với cá nhân mình cảm thấy NGU DOT thế nào thì phải nghiêm túc kiểm điểm và tu sửa, không một phút được cho phép mình tự mãn với bản thân và hoàn cảnh. Có lẽ đây chính là động lực học tập nhanh và tiến bộ nhất.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chứng khoán ngày 17/12: Khối ngoại khuynh đảo blue-chip

Thứ 6, 17 Tháng 12 2010 16:40

Tác giả Mạnh Chung (Theo VnEconomy)

Điều thú vị hôm nay là khối ngoại lại đóng vai trò chủ đạo trong lực bắt đáy, đặc biệt là tại nhóm ngân hàng và bất động sản

Lực mua tại nhóm cổ phiếu lớn trong đó có nhóm tài chính ngân hàng hôm nay cực mạnh. Tổng khối lượng giao dịch tại 40 mã vốn hóa lớn nhất của HOSE đạt 31,55 triệu đơn vị, chiếm 56% tổng thanh khoản tại sàn này. Riêng trong số này, khối ngoại đóng góp 10,48 triệu, đơn vị tương đương 33% lực cầu.

Nhóm ngân hàng và bất động sản được thu gom thực sự bất ngờ. CTG được khối ngoại mua 1,31 triệu cổ phiếu, chiếm 68,2% thanh khoản. VCB được mua 2,26 triệu cổ phiếu, chiếm 90% thanh khoản. Ngoài ra còn có PVF với 91,4% khối lượng, DPM (78,5%), PPC (77%), PVD (70%), SJS (51%), KBC (87,5%)...

Tổng khối lượng mua vào của khối ngoại tại HOSE vọt lên mức gần 13,85 triệu đơn vị chỉ tính riêng khớp lệnh, tương đương 408,5 tỷ đồng. Như vậy lực mua của nhà đầu tư nước ngoài chiếm tới 20% khối lượng và 24,3% giá trị của HOSE. Đây là lực mua mạnh nhất kể từ phiên ngày 22/6/2010.

Tổng giá trị giao dịch của HOSE hôm nay tăng nhẹ so với phiên trước và nếu cung hàng tại nhóm cổ phiếu lớn mạnh hơn chắc chắn thanh khoản sẽ còn cao nữa. Nhóm cổ phiếu nhỏ cũng có rất nhiều mã quay trở lại tăng trần và dư mua lớn.

Nhìn chung lực mua của khối ngoại chỉ tập trung vào các mã vốn hóa lớn, còn lại dòng tiền “nội”. Tuy nhiên không thể phủ nhận động lực của nhà đầu tư nước ngoài góp phần quan trọng khơi mào một sóng phục hồi rất mạnh hôm nay.

Trong phần lớn thời gian giao dịch đến trước 10h, nhà đầu tư nước ngoài chỉ tập trung vào một số mã ngân hàng chứ chưa mua trên diện rộng tại blue-chip. Thanh khoản thị trường ở mức bình thường, khoảng hơn 1.000 tỷ đồng.

Thời gian này giao dịch của VIC và BVH ảnh hưởng rất lớn đến VN-Index. Chỉ cần biến động một bước giá tại hai mã này, chẳng hạn BVH hết khớp sàn, Index đã nhảy tăng vài điểm và ngược lại.

Một số cổ phiếu tín hiệu khởi sắc sớm. SSI khoảng 9h30 đã được bên mua quét lên giá trần, kế đó là REE, ITA. Nhóm ngân hàng có CTG tăng trần khá sớm do khối ngoại mua mạnh. Mặt bằng chung các cổ phiếu còn lại vẫn trong trạng thái dao động bình thường, một số lớn tăng giá ở mức độ nhẹ nhờ lượng cầu bắt đáy. Sau khi các mã dẫn dắt giao dịch tích cực, cầu tại các cổ phiếu khác không còn là bắt đáy nữa mà được đánh “thốc” lên các bước giá cao hơn.

Tâm lý do dự và cẩn trọng đầu phiên thay đổi ngay lập tức, kéo theo một lượng lớn tiền đổ vào mua. Khá nhiều mã quay lại tình trạng dư mua trần khối lượng lớn. Đóng cửa lực mua thực sự tốt khi niềm hưng phấn dâng cao. Nhóm ngân hàng, chứng khoán lại kịch trần với vài triệu cổ dư mua và đà tăng lan sang toàn thị trường. Nhà đầu tư sẵn sàng đổ mua giá ATC chứng tỏ sự hưng phấn rất cao.

Tổng khối lượng đợt 3 lên tới 13,19 triệu đơn vị, chiếm 19% thanh khoản cả phiên tại HOSE. Đây là lượng giao dịch đóng cửa kỷ lục chỉ kém phiên ngày 21/9/2010 . Điểm khác biệt là phiên 21/9 do bên bán xả hàng còn hôm nay bên mua hăng hái mua trần.

VN-Index tính riêng đợt đóng cửa tăng thêm 1,5 điểm, chung cuộc tăng 5,08 điểm. Gần 41% khối lượng giao dịch của phiên hôm nay được thực hiện trong 30 phút cuối đợt hai và đợt đóng cửa. Lượng vốn tung ra mua thời điểm này khoảng 750 tỷ đồng.

Lực mua mạnh lên hôm nay là một tín hiệu tích cực dù bên bán có tình trạng tiết cung ở nhiều mã. Bên mua tung lực lượng ra sớm mà không đợt giá giảm sâu, phần nào cho thấy sự nóng ruột. Có lẽ tâm lý người chờ bắt đáy đã bị ảnh hưởng bởi lực cầu tại các mã dẫn dắt và mức độ giảm giá không như mong đợi.

Với phiên cuối tuần rất tốt, tâm lý người mua sẽ còn kéo dài. Mặc dù đối tượng khởi phát của diễn biến tăng hôm nay là nhà đầu tư nước ngoài nhưng lượng tiền của nhà đầu tư trong nước vẫn chiếm đa số. Dù vậy rất nhiều cổ phiếu vẫn đang tiến đến thử lại mức đỉnh cao của mấy phiên trước, số tạo đỉnh cao mới vẫn chưa nhiều, nhất là nhóm cổ phiếu nhỏ trong 4 phiên vừa qua giảm khá mạnh.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

NHẬN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG TUẦN 20 – 24/12/2010 của Vietstock:

Triển vọng ngắn hạn: Xét các yếu tố vĩ mô trong tuần tới vẫn chưa có nhiều cải thiện, tuy nhiên nền kinh tế đang dần ổn định hơn. Đối với chỉ số giá tiêu dùng (CPI) là một trong những yếu tố đáng chú ý vào tuần tới, chúng tôi cho rằng con số thực tế dù cao nhưng vẫn nằm trong kỳ vọng của nhà đầu tư. Do vậy, nhiều khả năng thị trường sẽ không bị ảnh hưởng nhiều bởi thông tin CPI.

Diễn biến phiên tăng điểm vào cuối tuần này cho thấy nhà đầu tư đang kỳ vọng vào đợt sóng này của thị trường sẽ kéo dài đến hết năm dương lịch. Đây là một yếu tố hỗ trợ tích cực cho những phiên giao dịch tuần sau. Do vậy, chúng tôi đánh giá triển vọng của thị trường khá tích cực. Tuy nhiên, áp lực bán ra đối với những cổ phiếu tăng giá mạnh sẽ ngày càng cao.

Trong khi đó dưới góc nhìn phân tích kỹ thuật VN-Index điều chỉnh trong một vài phiên trước chưa đến mức cảnh báo. Sự thoái lui này có thể chỉ là điều chỉnh kỹ thuật do sự bứt phá mạnh của giá trong các đợt phục hồi trước. Hiện tượng throwback có lẽ đã kết thúc và trong những phiên đầu tuần sau giá có thể tiếp tục bứt phá.

Đối với HNX-Index áp lực điều chỉnh cuối cùng cũng đã qua khi mà giá đã phá vỡ trở lại Fibonacci Retracement 261.8%. Đây là tín hiệu tốt vì nó cho thấy các tín hiệu nhiễu đã bị loại bỏ.

Phân tích kỹ thuật chỉ số VN-Index

Phân tích kỹ thuật chỉ số HNX-Index

Triển vọng trung và dài hạn: Hiện tại dù kinh tế vĩ mô chưa có nhiều cải thiện, đặc biệt sau việc Moody’s hạ tín nhiệm của Việt Nam cho thấy nền kinh tế vẫn đá khá rủi ro. Tuy nhiên, nhìn về dài hạn Việt Nam vẫn còn rất nhiều tiềm năng tăng trưởng.

Trên thị trường chứng khoán, dù VN-Index sắp phục hồi về mức cuối năm 2009, tuy nhiên giá của phần lớn cổ phiếu vẫn còn giảm khá sâu so với thời điểm đó. Chỉ số P/E, và P/B của thị trường Việt Nam vẫn còn rất hấp dẫn so với phần lớn các nước trong khu vực.

Trong khi đó dưới góc nhìn phân tích kỹ thuật VN-Index một lần nữa giá lại vượt lên trên SMA 200. Xu hướng trung hạn chưa có thay đổi lớn và giá vẫn đang ở sóng III tăng giá dài hạn.

Phân tích kỹ thuật của HSC:

Ngày 17/12/2010, VNINDEX tăng 5.08 điểm, tương đương 1.06% đóng cửa ở mốc 485.29 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh là 69.21 triệu cổ phiếu, thấp hơn -5.42% so với phiên trước và cao hơn 78.43% so với khối lượng trung bình 90-ngày. Độ rộng thị trường tích cực, với số mã tăng nhiều hơn số mã giảm (A/D ratio là 6.7) với 215 mã tăng, chỉ có 32 mã giảm.

Quan điểm phân tích ngắn hạn: Thị trường tăng điểm mạnh hôm nay sau khi giảm chạm mức thấp trong ngày tại 476 điểm tại đường EMA 9 ngày. Thị trường tăng điểm, tuy nhiên khối lượng lại suy giảm, điều này cho thấy mặc dù cầu vẫn cao hơn cung nhưng lực mua là không mạnh ngày hôm nay. Chúng tôi thấy tín hiệu phân kỳ của RSI (5) ngày cho thấy tín hiệu cảnh báo.

Trong đầu tuần sau, thị trường nhiều khả năng sẽ kiểm định mức đỉnh cũ 497 một lần nữa. Tuy nhiên nếu thanh khoản không được cải thiện khi thị trường tiếp cận vùng kháng cự này, vùng kháng cự 497-500 nhiều khả năng sẽ được giữ và thị trường sẽ quay lại retest vùng hỗ trợ dưới của mình. Tóm lại, chúng tôi vẫn lạc quan trọng trung hạn nhưng cẩn trọng trong ngắn hạn và khuyên các nhà đầu tư ngắn hạn không nên mua đuổi giá.

Thách thức đối với đà tăng điểm: Vùng 497-500 nơi có đường internal trendline, ngưỡng Fibonacci Retracement 61.8% của đợt suy giảm tháng 05/2010, Fibonacci Extension 161.8% và đáy ngắn hạn vào ngày 20/05/2009 trở thành vùng kháng cự gần nhất cho thị trường.

Vùng hỗ trợ đáng chú ý: Vùng hỗ trợ gần nhất xung quanh 468 (+/-2) ở tại ba đỉnh ngắn hạn gần đây và ngưỡng Fibonacci Retracement 38.2%, đường EMA và khoảng trống tăng giá ngày 10/12/2009.

Quan điểm phân tích kỹ thuật trung hạn: Xu hướng trung hạn là tăng. Trong xu hướng trung hạn tăng, thị trường sẽ tạo ra đáy mới cao hơn đáy cũ và đỉnh sau cao hơn đỉnh cũ. Nhà đầu tư nên tận dụng những đợt điều chỉnh ngắn hạn để mua vào cổ phiếu.

Chiến lược giao dịch: Trung tính. Nhà đầu tư trung và dài hạn nên mua khi điều chỉnh. Nhà đầu tư lướt sóng ngắn hạn nắm giữ.

-------------------------------------------------------------

ĐP:

Tuần từ 20/12/2010 đến 24/12/2010 VNI có tăng không? Giờ Tý ngày 13/11/Canh Dần: Quẻ Sinh Đại An: Tăng tốt, ổn định.

VNI giai đoạn quẻ Khai Đại An là sóng 1/III, trong sóng 1/III lại có 5 sóng nhỏ 1-2-3-4-5.

Cụ thể sóng nhỏ như sau: Làm tròn số (Lấy dung sai +5,-5).

-Sóng 1 VNI từ 420 - 470: Đã kết thúc 6/12/2010.

-Sóng 2 VNI từ 470 - 450: Đã kết thúc 9/12/2010.

-Sóng 3 VNI từ 450 - 500: Đã kết thúc 14/12/2010.

-Sóng 4 VNI từ 500 - 480: Đã kết thúc 17/12/2010.

+Sóng 5: Dự đoán sẽ lên 520-550. Theo TA thì fib 261,8 đo sóng 1 là 548, Fib 161,8 đo sóng 3 là 527.

Khả năng cao là 530+,-5. :D :D :D

Edited by Đại Phúc
2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Cuộc "đỡ giá" của các quỹ đầu tư chỉ số

Biến động của VN-Index thời gian qua khiến giới phân tích trong nước cảm nhận “hơi thở” các ETF tại TTCK nội địa.

Vốn ngoại vào TTCK Việt Nam thông qua sự hiện diện trực tiếp của các quỹ, tổ chức đầu tư và các cá nhân. Một hình thức khác là các NĐT quốc tế ủy thác đầu tư qua các định chế tài chính quốc tế có mặt tại Việt Nam. Nhưng gần đây, có một dòng chảy ngầm của vốn ngoại diễn ra mạnh mẽ dưới hình thái quỹ đầu tư theo chỉ số (ETF). Nhận diện được hình thái này có thể giúp NĐT nội địa giải mã phần nào giao dịch bất thường của khối ngoại thời gian qua.

Tính ưu việt của ETF

Các quỹ đầu tư ETF (Exchange - Traded Fund) bắt đầu được nhắc đến trên TTCK Việt Nam gần đây, dù mô hình này đã khá quen thuộc trên thế giới. Tại các sàn giao dịch chứng khoán lớn như NYSE (Mỹ) luôn có hàng trăm loại ETF được mua bán hàng ngày. Ngay trong khu vực, tại sàn chứng khoán Singapore có 41 ETF niêm yết, TTCK Hồng Kông có 24 ETF...

Quỹ ETF ra đời vào những năm 1990 nhằm phục vụ cho nhu cầu của một bộ phận NĐT không muốn quá vất vả để lựa chọn cổ phiếu, mà chỉ cần điểm số của TTCK hoặc giá cả một loại hàng hóa nào đó tăng là có lợi nhuận. Bởi vậy, các quỹ ETF lựa chọn danh mục đầu tư mô phỏng theo các chỉ số chứng khoán, một nhóm ngành hoặc theo các loại hàng hóa có tính thanh khoản cao như dầu mỏ hay vàng.

Với đặc điểm như vậy, chiến lược đầu tư của quỹ ETF rất khác biệt. Chẳng hạn, với các ETF chỉ số, họ chọn mua những cổ phiếu chi phối xu hướng thị trường, mà không chú trọng tới các nhân tố cơ bản. Cấu trúc của ETF khiến cho quỹ trở thành một hình thức dầu tư chỉ số được phân tán rủi ro tốt, chi phí khá thấp (thường dưới 1%). Chính điều này đã giúp ETF thu hút các NĐT tổ chức, cũng như các cá nhân đầu tư vào ETF với mục tiêu nắm giữ lâu dài hoặc phục vụ chiến lược giao dịch ngắn hạn. Cơ chế của ETF làm cho giá chứng chỉ quỹ thường theo sát giá trị tài sản ròng (NAV), chứ không biến động quá xa. Điều này khiến ETF ưu việt hơn các quỹ đóng.

Nhận diện ETF tại Việt Nam

Biến động của VN-Index thời gian qua khiến giới phân tích trong nước cảm nhận “hơi thở” các ETF tại TTCK nội địa. Chẳng hạn, bất chấp xu thế túc tắc đi xuống của VN-Index trong gần cả năm, thì tại khá nhiều blue-chip hợp “khẩu vị” NĐT nước ngoài như HAG, FPT, DPM, HPG... vẫn kiên cường tin vững. Chính các mã này đóng vai trò chiếc “neo” không cho VN-Index giảm sâu.

Tại một số mã khác như BVH, MSN, VIC, cuộc chơi còn hoàn toàn do khối ngoại cầm trịch. Dựa trên sức cầu NĐT nước ngoài, cổ phiếu BVH đã tăng giá gấp 3, MSN và VIC tăng gấp đôi trong năm nay, dù trong mắt NĐT nội địa, đây là các mã không hấp dẫn nếu nhìn trên các chỉ số cơ bản. Thậm chí, đôi khi ở các thời điểm nhạy cảm, các mã này còn được “nâng lên đặt xuống” một cách có chủ ý. Thông qua các trụ cột như vậy, NĐT nước ngoài có thể tăng hay giảm tốc VN-Index một cách khéo léo.

Theo thông báo chính thức, một trong các quỹ ETF đã hoạt động tại Việt Nam là The Market Vector Vietnam ETF (ký hiệu là VNM). Đây là quỹ do Công ty quản lý đầu tư Van Eck Global thành lập. Chứng chỉ của ETF này được niêm yết trên NYSE từ trong tuần tháng 8/2009, với mã nhận dạng chứng khoán quốc tế (ISIN) số US57060U7616.

Số vốn ban đầu của VNM chỉ vỏn vẹn 14 triệu USD. Ban đầu, Quỹ đã đầu tư vào một danh mục gồm 28 chứng khoán niêm yết trên TTCK Việt Nam. Phí quản lý thường niên của ETF này khá thấp, chỉ 0,85% giá trị danh mục/năm. Trong thư ngỏ gửi các NĐT toàn cầu, nhà quản lý Van Eck Global viết: “Mọi NĐT có thể mua ETF của chúng tôi. Bạn có thể mua bán cổ phiếu trên thị trường thứ cấp cùng với cách mà bạn có thể mua bán trên sàn thông qua nhà môi giới chứng khoán. Chứng chỉ VNM sẽ được giao dịch ở nhiều mức giá khác nhau, tùy thuộc vào NAV. Nhưng chúng tôi tin tưởng rằng, sự giảm giá và lợi nhuận giảm trên NAV sẽ không kéo dài”. Dù quy mô khiêm tốn, nhưng quỹ ETF này đã thu hút một luồng vốn ngoại mới cho TTCK Việt Nam năm 2009.

Theo tìm hiểu của ĐTCK, VNM không phải là quỹ đầu tư ETF đầu tiên hiện diện trên TTCK Việt Nam. Từ ngày 15/1/2008, Deutsche Bank AG dã thành lập quỹ ETF mang tên FTSE Vietnam Index ETF và có ISIN là LU0322252924, vốn 5,1 triệu USD. Quy mô khá nhỏ nên Quỹ khi đó không được NĐT nội địa chú ý.

Tuy nhiên, chỉ hai tháng sau đó, quy mô tài sản quỹ ETF này tăng gấp đôi. Nửa năm sau khi ngày thành lập, tài sản của Quỹ đạt mức 100 triệu USD, tăng gấp 20 lần so ban đầu. Do các NĐT bên ngoài góp thêm vốn và theo đà tăng của VN-Index, tài sản mà Quỹ quản lý liên tục mở rộng.

Năm đầu tiên, tài sản Quỹ đạt mức cho nhất 160 triệu USD vào cuối tháng 8/2008, khi VN-Index đạt đỉnh cao. Nhưng khi bóng mây đen của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vần vũ trên bầu trời thì quy mô của Quỹ đã giảm xuống nhanh chóng, có lúc chỉ còn 40 triệu USD, chỉ bằng 25% lúc cao nhất.

Mặc dù vậy, không hổ danh là “quỹ chỉ số”, trong bất cứ hoàn cảnh nào, biến động NAV của Quỹ với VN-Index gần như sát nhau (xem Bảng 1). Thống kê của Rothschild về hoạt động của các quỹ đang hoạt động tại Việt Nam cũng chỉ đề cập đến hoạt động của hai ETF trên.

“Cuộc chơi chỉ số”

Từ lâu giới phân tích trong nước vẫn hoài nghi lượng mua ròng cổ phiếu của NĐT nước ngoài không xuất phát từ các quỹ “đóng đô”, ở Việt Nam. Họ cho rằng, vốn cũ chỉ nhúc nhích, loay hoay với quá trình tái cơ cấu, còn tiền mới “bơm” vào thị trường thực sự đến từ các gương mặt quỹ mới hay các định chế tài chính lớn như Deutsche Bank, CitiGroup, HSBC...

Mối nghi ngờ này dường như được khẳng định nếu nhìn vào thay đổi giá trị tài sản của FTSE Vietnam Index ETF trong 3 năm qua. Chỉ số VN-Index trong năm 2010 biến động khá hẹp, NAV của Quỹ theo sát chỉ số này, nhưng tài sản của Quỹ tăng lên đáng kể, vượt 300 triệu USD - mức cao nhất từ trước tới nay, tăng 60 lần so với mức ban đầu (xem Bảng 2). Điều này cho thấy, quỹ ETF này đã thu hút một lượng đáng kể vốn của các NĐT mới, bên cạnh tăng trưởng (nếu có) của danh mục.

Tương tự, Quỹ The Market Vector Vietnam ETF cũng đã âm thầm có bước nhảy vọt về quy mô, thay da đổi thịt. Tính đến ngày 8/12, tài sản của Quỹ quản lý đã tăng lên mức 220 triệu USD. Theo thông tin mới nhất từ Van Eck Global, số tài sản của Quỹ đang quản lý có 68,4% được dành đầu tư trực tiếp vào 24 loại cổ phiếu Việt Nam.

Bên cạnh đó, quỹ ETF này còn nắm 1,7 triệu chứng chỉ luỹ Vinacapital Vietnam Opportunity Fund Ltd và một số cổ phiếu của các công ty trong lĩnh vực năng lượng như Talisman Energy Inc (Canada), Premier Oil PLC (Anh)...

Chính sự hiện diện của các ETF khiến NĐT trong nước nhận ra VN-Index và một số blue-chip không biến động nhiều, còn rất nhiều mã mất giá mạnh. Điều này xuất phát từ cuộc chơi chỉ số của các quỹ ETF tại TTCK Việt Nam.

Nhìn vào Top 10 danh mục của FTSE Vietnam Index ETF và Market Vectors Vietnam ETF có thể thấy, VN-Index đã được khéo léo giữ bằng các mã lớn như BVH, VIC, HAG, DPM. FPT... (xem Bảng 3). Chính động thái đỡ giá này khiến VN-Index đã có một thời gian đi ngang, cho dù phần lớn các mã hạng trung và hạng nhỏ giá đều giảm sâu. Danh mục của các ETF và diễn biến thực tế thị trường cho thấy yếu tố dẫn dắt VN- Index của NĐT ngoại, dù trung bình giá trị mua của khối này chỉ chiếm trên dưới 10%.

Nếu các ETF đẩy mạnh giao dịch mang tính lướt sóng có thể tạo ra không ít cú sốc cho các nhóm cổ phiếu nói riêng và thị trường nói chung. Tất nhiên, không thể phủ nhận nhân tố tích cực là càng nhiều loại hình quỹ đầu tư tham gia TTCK Việt Nam thì càng góp phần giúp thị trường cải thiện cả về chất và lượng.

Theo Giang Thanh

ĐTCK

================================

http://cafef.vn/20101217115423405CA31/cuoc...u-tu-chi-so.chn

Khả năng VNI vượt 500 trước 31/12/2010 để chốt NAV.

Edited by Đại Phúc
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lam gi ma ghe the. Moi nguoi gop y nen lang nghe dung vi cam xuc nhat thoi ma vay. Ban ma the thi kho ma thanh cong tren thi truong chung khoan noi it cho cho cam xuc chi phoi, noi dan soi thit bay cuu va ca map san ca con. Chi co su tinh tao moi giup chung ta tranh duoc bay ca map va chien thang chung no.

Vanlang nói thật chí lý. Có điều lần sau Vanlang nhớ viết có dấu thì mọi người dễ đọc hơn. Tks :D

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

ITA khỏe nhỉ, REE yếu hơn tạm thời.

Xem xét SHN.

Edited by Đại Phúc

Share this post


Link to post
Share on other sites

ITA, SHN, REE...

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

DTA, MHC, BTP nhé.

Con đầu yếu, 2 con sau chạy rồi. :D

Hàng chủ lực đợt này à ITA, REE, SHN còn hàng chạy theo nhiều...

Edited by Đại Phúc

Share this post


Link to post
Share on other sites

VNI tuần này là quẻ Sinh Đại An: Tăng ổn định.

Hôm nay VNI mở của quẻ Khai Đại An (Tăng), giữa phiên quẻ Hưu Lưu Liên (Âm mưu đè giá gom hàng), cuối phiên quẻ Sinh Tốc Hỷ (Bắt đầu tăng nóng).

:D :D :D

Share this post


Link to post
Share on other sites

Con đầu yếu, 2 con sau chạy rồi. :D

Hàng chủ lực đợt này à ITA, REE, SHN còn hàng chạy theo nhiều...

DTA đang được đánh xuống. Cơ hội lên tàu đó Đại Phúc ơi.

14 là mức rất mạnh của DTA sau khi thoái lui, rất có thể bật lên từ mốc này.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay