yeuphunu

Ngậm đắng Nuốt Cay Với Vinashin

39 bài viết trong chủ đề này

Trong quá trình tìm kiếm, thực hiện các giải pháp khắc phục những hậu quả của vụ Vinashin, dần dần người ta thấy lộ ra không ít doanh nghiệp, ngân hàng, tổ chức tín dụng, do không nắm đủ thông tin hoặc do nhắm mắt đưa chân mà nay đang gặp khó khăn lớn vì làm ăn chung đụng với tập đoàn này.

Một trong những doanh nghiệp lớn, mới xuất hiện trong danh sách dài dặc các nạn nhân của Vinashin, là tập đoàn tài chính - bảo hiểm Bảo Việt.

Qua kiểm tra, cơ quan chức năng phát hiện, từ năm 2007-2009, tập đoàn Bảo Việt và các đơn vị thành viên của tập đoàn này đã mua 680 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp của Vinashin (bao gồm cả số trái phiếu công ty TNHH quản lý quỹ Bảo Việt mua theo ủy thác của quỹ BVF1). Trong đó, trái phiếu đáo hạn trong các năm 2012, 2013 là 200 tỷ đồng; trái phiếu đáo hạn trong năm 2017 là 480 tỷ đồng.

Nhưng đáng chú ý, đó lại là trái phiếu doanh nghiệp không có bảo đảm.

Khi tập đoàn Bảo Việt và một số công ty con của mình mua trái phiếu của Vinashin năm 2007, đầu tư 160 tỷ đồng vào trái phiếu doanh nghiệp của Vinashin phát hành tháng 12/2008, những phòng ban chuyên môn của tập đoàn Bảo Việt và các đơn vị thành viên đã cho rằng Vinashin ngày càng phát triển, khẳng định được thương hiệu trên thị trường quốc tế (!).

Việc đầu tư vào Vinashin trong tình trạng thiếu thông tin về hoạt động kinh doanh của tập đoàn này đã khiến một phần vốn liếng đáng kể của Bảo Việt và các công ty con của mình mắc kẹt cùng Vinashin. Nếu trong những năm tới, tình hình kinh doanh của Vinashin không tốt lên mà ngược lại tệ hại đi thì dễ hình dung số phận đống trái phiếu không được đảm bảo mua của Vinashin sẽ ra sao.

Nhưng chưa hết, Bảo Việt còn ký 34 hợp đồng tiền gửi tại công ty Tài chính công nghiệp tàu thuỷ (VFC), thành viên của Vinashin. Có những thời điểm, người ta thấy lượng tiền gửi của Bảo Việt tại VFC vượt quá hạn mức tín dụng. Cụ thể, hạn mức tín dụng do ban đầu tư chiến lược của tập đoàn Bảo Việt đề xuất với VFC năm 2009 là 200 tỷ đồng nhưng đến cuối tháng 6.2009, số dư tiền gửi của tập đoàn Bảo Việt tại VFC đã trên 400 tỷ đồng. Với một tập đoàn tài chính lớn như Bảo Việt, việc để vượt hạn mức tín dụng thể hiện quản trị nội bộ có vấn đề và rõ ràng tiềm ẩn rủi ro lớn một khi đơn vị nhận tiền gửi gặp khó khăn trong thanh toán.

Sau Bảo Việt là tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN). Tại buổi họp tháng 6/2010, lãnh đạo tổng công ty cổ phần Tài chính dầu khí (PVFC) thuộc tập đoàn này cho biết, tính đến đầu năm 2010 số tiền PVFC cho Vinashin vay bị nợ quá hạn đã lên tới 1.500 tỷ đồng. Không có tiền trả, một số dự án, cơ sở đóng tàu, khu công nghiệp... của Vinashin đã được gán cho PVN để trả nợ. Phần lớn trong số này sẽ được đối trừ để trả nợ cho PVFC.

Nhưng đây có thể cũng lại là một cuộc phiêu lưu mới của PVN bởi lẽ không dễ để các cơ sở của Vinashin, nhất là các khu công nghiệp, chuyển sang cho tập đoàn này có thể hoạt động, kinh doanh trở lại có hiệu quả. Giai đoạn chuyển giao nhùng nhằng mất mấy tháng, nay vẫn chưa xong trong khi lượng vốn cho vay quá lớn chưa đối trừ được thực sự là một trái đắng đối với PVN.

Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) có lẽ còn cảm nhận vị đắng đó rõ hơn, bởi với Vinalines, việc phải gánh nợ cho Vinashin là không tự nguyện. Theo phát biểu công khai của lãnh đạo tổng công ty này với báo chí thì chỉ riêng bảy tháng đầu năm nay, số lãi 700 tỷ đồng do Vinalines kiếm được đã trở về con số không vì đã phải bỏ ra một số tiền tương đương để trang trải chi phí cho việc tiếp nhận và hồi sinh đống tàu bè, cơ sở cũ nát từ Vinashin chuyển qua.

Không biết Vinalines sau này sẽ sử dụng các con tàu của Vinashin ra sao nhưng đã có không ít người lo ngại cho tương lai của tổng công ty này.

Có một số ngân hàng, tổ chức tín dụng chắc cũng phải ngậm đắng nuốt cay bởi một số khoản họ trót cho Vinashin và các công ty thành viên của Vinashin vay trước đây nay phải khoanh, giãn nợ. Trong số các ngân hàng, đáng nói có Vietcombank.

Trong số các nguyên nhân khiến ngân hàng này mới đây bị cơ quan xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings hạ bậc tín nhiệm (từ D xuống D/E), có việc cho Vinashin vay. Fitch Ratings đưa ra cảnh báo, Vietcombank có thể chịu tác động xấu do trong tổng nợ vay của Vinashin tại ngân hàng này chiếm tới 16%.

Ngay các công ty con của Vinashin, trước đây "nhắm mắt đưa chân" gia nhập tập đoàn này nhưng không nhận được vốn góp từ công ty mẹ như đã cam kết, nay lại thêm những khó khăn mới, nên một số công ty tại Hải Phòng tuần qua đã tuyên bố xin tách khỏi tập đoàn, gỡ bỏ thương hiệu Vinashin.

Qua vụ Vinashin, hẳn là nhiều tập đoàn, doanh nghiệp, tổ chức tín dụng, ngân hàng giờ đây đã rút được cho mình những bài học đắt giá. Nếu chỉ thấy bóng dáng lừng lững của một “ông lớn”, không đánh giá chính xác năng lực, tình hình tài chính, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp đó, không cưỡng được những sức ép buộc phải góp vốn, cho vay mà lại rót tiền, đầu tư vào thì nguy cơ bị sa lầy cùng với đối tác của mình là không hề nhỏ.

Nếu chỉ thấy bóng dáng lừng lững của một “ông lớn”, không đánh giá chính xác năng lực, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp đó, không cưỡng được những sức ép buộc phải góp vốn, cho vay mà lại rót tiền, đầu tư vào thì nguy cơ bị sa lầy là không hề nhỏ

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vinashin: Khi con ếch cố phình bụng thành con bò

Con tàu Vinashin đã phải phát tín hiệu cấp cứu. Với một số người trong làng tàu thuyền, đó là điều không bất ngờ. Họ đã nhận thấy dấu hiệu cảnh báo từ cái con số tăng trưởng "sờ vào bỏng tay" 40%/năm và những dòng tiền liên tục đổ vào cái miệng háu ăn của Vinashin.

Và rồi tất cả bùng phát, khi những đám mây mang đầy sấm chớp đe dọa từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới bắt đầu xuất hiện trên bầu trời Vinashin. Các hầu bao bị ngân hàng thắt lại. Giá đóng tàu bị "bổ nhào". Các chủ tàu thất nghiệp ôm hợp đồng đóng tàu (giá 8 tỉ USD) bỏ chạy.

Quả bong bóng Vinashin nổ tung, như một con ếch cố phình bụng thành con bò trong ngụ ngôn La Fontaine. Dù không phủ nhận sức mạnh tàn phá của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, cho "phăng teo" cả những thể chế kinh tế - tài chính quốc tế hùng mạnh, đã tồn tại 100 năm, vẫn phải thừa nhận rằng: Nguyên nhân chính làm con tàu Vinashin bị mắc cạn thuộc về chủ quan, trong đó có trách nhiệm của người thuyền trưởng Vinashin - ông Phạm Thanh Bình.

Ông Phạm Thanh Bình kể rằng, quê nội ông ở làng Vẻn, nơi phát xuất của TP.Hải Phòng. Ông nội tham gia cách mạng từ năm 1927. Bố đi bộ đội Nam tiến, gặp mẹ (ông) là nữ sinh trường Đồng Khánh (Huế), sinh ra ông (1953) ở Cà Mau (trong rừng U Minh).

Tập kết ra Bắc, ông học 10 năm phổ thông ở tỉnh Hòa Bình. "Tôi là người Bắc - Trung - Nam, có đủ các chất rừng, biển!" - ông nói. Học xong Đại học Đóng tàu Gdansk (Ba Lan), ông về Phân viện Thiết kế tàu thuỷ, ôtô của Bộ GTVT. Thời gian ở viện, ông có khá nhiều "tác phẩm" bây giờ vẫn được nhắc đến: Tàu 3 cột buồm, tàu nghiên cứu biển...

Khác với nhiều bậc mũ cao áo dài, ông Bình không nhốt mình vào trong 4 bức tường học thuật. Ông là chỉ huy xây dựng các cây đèn biển Đá Lát, An Bang, Song Tử Tây trên quần đảo Trường Sa. Cho đến hôm nay, những người đã nhận ông Bình về viện làm việc, những trí thức rất đáng kính, vẫn nhớ về con người Phạm Thanh Bình "đẹp trai, tài hoa, thông minh, xông xáo, nhiệt tình".

Ông Phạm Thanh Bình vẫn là như vậy trong giai đoạn Vinashin còn non trẻ. Ông đã thuyết phục được các cấp trên của mình bằng sự hiểu biết sâu sắc và niềm tin tuyệt đối vào vai trò của đóng tàu trong chiến lược kinh tế biển Việt Nam. Ông đã lôi cuốn được các cấp dưới nhờ vào nhiệt tình sôi nổi, tinh thần tiên phong, kinh nghiệm thực tiễn, sự quyết đoán và tầm nhìn trong sự nghiệp chung của họ.

Ông là dạng người "trong lòng có lửa"! Nhớ khi Vinashin còn "thất nghiệp", ông lặn lội sang Iraq (1996) vẫn còn bom rơi đạn lạc, ký được 6 hợp đồng đóng tàu cho nước này theo chương trình "Đổi dầu lấy lương thực" của LHQ. Ngày mùng 1 tết âm lịch năm Ất Dậu (2005), ông không ngồi nhà, mà ra giữa biển ăn Tết với những người thợ trục vớt tàu Mỹ Đình đắm trên biển Cát Bà. Ông chẳng ngại nhảy xuống nước, lội bùn đi dọc đầu sông bãi sú, khảo sát địa hình xây dựng NMĐT Nam Triệu...

Ông là một nhà thương thuyết kiên trì, mềm dẻo trên bàn đàm phán. Ông khiến nhiều vị chủ tàu nước ngoài ngạo mạn buộc phải bỏ ngoài cửa phòng làm việc của ông tâm lý coi thường người Việt mới mon men vào thế giới tàu thuyền.

Ông có đủ sự lỳ lợm của con "sói biển" để chèo lái một con tàu như Vinashin đang lẻ loi, vật vã trong sóng gió thị trường, nhưng lại thiếu sự khôn ngoan để biết điều chỉnh đường đi, tốc độ của nó. Ông là một nhà kỹ trị xuất sắc, nhưng không phải là nhà quản lý kinh tế giỏi. Thật tiếc!

Sự kiện Chính phủ cho vay 700 triệu USD là một bước ngoặt quan trọng của Vinashin và cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển cá nhân ông Bình. Có tiền, cộng với sức sống của người được trở về từ vực sâu, Vinashin đã trỗi dậy và bắt đầu "lên đời". Từ chỗ vô danh, bị xem thường vì thấp hơn ngọn cỏ, họ có lúc được đưa lên tận những tầng mây.

Từ lúc bị mọi cánh cửa đóng sập trước mặt, tới khi họ mở toang mọi cánh cửa. Không ai muốn bất lịch sự với những người cầm trong tay hàng chục ngàn tỉ đồng. Bây giờ cái người ăn to nói lớn, đi đứng hùng dũng là ông GĐ đóng tàu, chứ không phải ông GĐ hãng tàu. Gió đã đổi chiều! Trong lúc trà dư tửu hậu, còn có lời đùa cợt rằng: Có thể Vinashin sẽ sáp nhập cả Vinalines (Tổng Cty Hàng hải VN)!

Sự thăng hoa Vinashin mang lại cơm no áo ấm cho nhiều người Vinashin (cả sự "vinh thân phì gia" cho một số người) và cũng nâng ông Bình lên đỉnh cao quyền lực. Ở Vinashin, danh vọng, uy tín của ông gần như tuyệt đối.

Điều khác thường là những người cộng sự của ông chấp nhận điều đó vui vẻ, đương nhiên như mũi phải nằm giữa mặt. Họ đoàn kết xung quanh ông. Cả tập đoàn như quả trứng bằng thép, kín mít, không có một khe hở nào. Họ là một dàn đồng ca thực lòng tung hô ông Bình. Tự nhiên ông thấy một mình ông cũng có thể làm nên mùa xuân ở Vinashin. Bả phù hoa là một thứ dễ lây nhiễm, khó bỏ.

Ông Bình bắt đầu hành xử như một vị vua trong "vương quốc" Vinashin của mình. Lời của ông được đón nhận như chiếu chỉ. Bởi thế cả Vinashin không ai có ý kiến gì khi ông Bình đi mua tàu Hoa Sen, khi ông Bình vãi tiền ra đầu tư hết chỗ này đến chỗ khác. Họ ủng hộ ông! Đảng uỷ, HĐQT của Vinashin đều nghe theo lệnh chỉ huy của ông. Ông là Bí thư Đảng uỷ, CT HĐQT tập đoàn.

Ngay cả sau này khi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã "vùi dập" Vinashin, "quả trứng" Vinashin đã bắt đầu rạn nứt, thì thảng hoặc cũng có người hoài nghi quyết định của ông, nhưng không mấy ai trong Vinashin dám có can đảm bày tỏ chính kiến, nói chi lật ngược. Người ta chỉ xì xầm ngoài hành lang ông Bình đề bạt con trai - một thanh niên được đào tạo bài bản, cẩn thận - vào những cương vị cao trong tập đoàn...

Ông ngộ nhận về những lời khen ngợi, động viên của các vị lãnh đạo khi đến thăm Vinashin (nói ông "táo bạo" thì ông "đẩy" lên thành sự liều lĩnh). Ông muốn Vinashin phải trở thành một "Hyundai VN". Tham vọng biến ông thành một kẻ nghiện đầu tư phát triển.

Khi phỏng vấn ông: Vinashin có sợ như con ếch cố phình bụng thành con bò hay không? Ông đáp: "Tôi đã là con bò rồi!". Cái đáng phải xem là lời cảnh báo, thì ông Bình lại coi đó là lý do để tự mãn. Tham vọng như thanh nam châm cực lớn làm méo mó những dự báo của người hoạch định chiến lược Vinashin, khiến chúng trở thành "tính cua trong lỗ".

Cho rằng Vinashin có chỉ số tín nhiệm cao không kém ai, ông định phát hành 3 tỉ USD trái phiếu Vinashin ra thị trường thế giới. Để dọn chỗ đón tiền về, ông ém rất nhiều dự án chờ sẵn.

Nào có ai ngờ được cơn sóng thần của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới lại nổi lên đúng lúc này, tung hê mẻ lưới hy vọng của Vinashin - trái phiếu thất bại! Khi tiền không về, dự án bỏ hoang, chôn hàng nghìn tỉ xuống đất khiến nền tài chính vay mượn của Vinashin thủng lỗ chỗ như cái muôi vớt bọt.

Thực ra thì ông cũng biết "gót chân Asin" của Vinashin: Sự thiếu hụt nghiêm trọng về tài chính và về nhân lực lãnh đạo, đấy là chưa kể có những người về với ông từ đầu đã mang tâm lý làm ăn chụp giật.

Nhiều người thường đùa: "Cạcvidít" của một số nhà lãnh đạo Vinashin phải to bằng một bàn tay người lớn, mới ghi hết được chức vụ kiêm nhiệm của họ. Ngay cả ông Bình cũng phải làm việc quần quật từ sáng đến đêm. Nhưng ông mù quáng, chủ quan chỉ coi "cái gót chân" đó như sự phiền phức vặt vãnh, chứ không phải là vết thương chí mạng.

Ông không nhận thức được rằng: Cả Vinashin chưa có ai được đào tạo ở tầm quản lý một tập đoàn cỡ khu vực! Nhà nước cho ông được quyền thuê TGĐ nước ngoài, không hiểu sao ông không làm. Có lẽ phong cách quản lý "gia đình", gia trưởng phương Đông của ông không phù hợp với nguyên tắc khoa học, minh bạch của người phương Tây!

Khi lầm tưởng rằng khó khăn đã ở phía sau, ông bắt đầu ban phát các ân huệ cho những ai đã làm ông vừa lòng, thậm chí cả những người ông mắc nợ tình cảm tận trong quá khứ. Ông cho xây dựng một NMĐT ở tận mũi Cà Mau - nơi ông sinh ra, nơi cách xa lắc xa lơ tất cả cơ sở dịch vụ công nghiệp, hậu cần, GTVT, nơi mặt đất bùn lún sâu hàng mét, nơi những nông dân bản địa thích đi mò tôm hơn sơn vỏ tàu.

Điều rất buồn là Vinashin càng thăng hoa bao nhiêu thì ông càng bị đồng nghiệp buộc cái tội tự yêu mình bấy nhiêu. Quả thật thành công dồn dập làm ông ngất ngây. Ông bắt đầu mất tỉnh táo. Vô số quyết định của ông sau này đều xoay xung quanh cái "tôi" to tướng của ông và nó đã "gây hậu quả nghiêm trọng" như kết luận của cơ quan công an.

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trong bão lốc khủng hoảng quét phăng hàng nghìn công ty to trên thế giới mà Việt Nam chỉ có môt công ty lớn thì vốn là chuyện thường ngày của xã để có kinh nghiệm đúc rút ra các bài học quý báu khi gắn chăt vào thị trường thế giới.

Đảng và chính phủ đã quyết định cứu vãn rồi cơ mà,Cứu con tầu này thì có tới 7 vạn người có công ăn việc làm cơ mà.Quyền lợi của người lao động vẫn đảm bảo cơ mà, nhà nước vẫn cho vay để trả lương đấy chứ đố ai có thể tìm được ở công ty ty nhân nào đã phá sản rồi còn vay tiền trả lương cho người lao động.

Còn chuyện cá nhân thì bài báo trên viết không biết có đúng không nhưng từ đó rút ra bài học:

Các giám đốc bất kể công ty hay nhà nước hay tư nhân có thể đập bàn mà quát lớn khi họp với ban tham mưu của mình mà ý kiến nào của lãnh đạo cũng được thuộc cấp tán đồng có khi lại sun xoe tâng bốc nữa rằng:Các loại chuyên môn tôi không biết tôi phải thuê các anh vậy mà các anh lại còn rốt hơn tôi nữa để không có một ý kiến gì chỉ nịnh hót để lấy lòng tôi để tăng lương thưởng vậy thì ra tôi thuê các anh để các anh nhanh chóng làm tôi khuynh gia baị sản vào tù à,phòng tổ chức lập riêng ra một phòng goị là một phòng vui tai để chuyển các ông giỏi nói ngọt tai vào phòng ấy để thỉnh thoảng tôi căng thẳng cho sang nói để cho giảm căng thẳng.

Nói vui vui tý chút, có bác lý học kinh tế nào ăn lương của các nước Mỹ,châu âu hay của Trung Quốc nữa vào đây tán cho vui để có cái nhìn tổng thể hơn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trong bão lốc khủng hoảng quét phăng hàng nghìn công ty to trên thế giới mà Việt Nam chỉ có môt công ty lớn thì vốn là chuyện thường ngày của xã để có kinh nghiệm đúc rút ra các bài học quý báu khi gắn chăt vào thị trường thế giới.

Hình như lý do sập tiệm "hàng nghìn công ty to trên thế giới" khác với nguyên nhân sập tiệm của Vinashin. Bác so sánh thế không thông lắm.

Đảng và chính phủ đã quyết định cứu vãn rồi cơ mà,Cứu con tầu này thì có tới 7 vạn người có công ăn việc làm cơ mà.Quyền lợi của người lao động vẫn đảm bảo cơ mà, nhà nước vẫn cho vay để trả lương đấy chứ đố ai có thể tìm được ở công ty ty nhân nào đã phá sản rồi còn vay tiền trả lương cho người lao động.

Nói rõ thêm là Đảng và nhà nước quyết định cứu Vinashin nhưng tiền là từ ngân sách, tức là tiền của dân Việt nam. Các công ty tư nhân khi phá sản đâu phải muốn vay để tiếp tục kinh doanh, vượt qua khủng hoảng, hay để trả lương công nhân là vay được đâu, phải chứng minh tài sản, khả năng trả nợ ..vân vân và vân vân...nhiêu khê vô cùng nếu không nói là như hái sao trên trời. Đâu như Vinashin không cần mở miệng mà vẫn được vay. Bác so sánh thế khí không thông

Còn chuyện cá nhân thì bài báo trên viết không biết có đúng không nhưng từ đó rút ra bài học:

Các giám đốc bất kể công ty hay nhà nước hay tư nhân có thể đập bàn mà quát lớn khi họp với ban tham mưu của mình mà ý kiến nào của lãnh đạo cũng được thuộc cấp tán đồng có khi lại sun xoe tâng bốc nữa rằng:Các loại chuyên môn tôi không biết tôi phải thuê các anh vậy mà các anh lại còn rốt hơn tôi nữa để không có một ý kiến gì chỉ nịnh hót để lấy lòng tôi để tăng lương thưởng vậy thì ra tôi thuê các anh để các anh nhanh chóng làm tôi khuynh gia baị sản vào tù à,phòng tổ chức lập riêng ra một phòng goị là một phòng vui tai để chuyển các ông giỏi nói ngọt tai vào phòng ấy để thỉnh thoảng tôi căng thẳng cho sang nói để cho giảm căng thẳng.

Khi sếp được giao toàn quyền chọn lính, mà (vô tình hay cố ý) chỉ chọn toàn lính giỏi nịnh hót, dốt hơn mình, chỉ giỏi vỗ tay giải stress cho sếp, còn sếp phải nai lưng ra cán đáng hết thì điều trước tiên ông sếp đó nên làm là tự vả vào mặt mình vì kỹ năng đầu tiên cần có của lãnh đạo là kỹ năng " biết chọn người ", kỹ năng thứ hai là " biết dùng người ", kỹ năng thứ ba là " biết giữ người và biết sa thải người"

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nói rõ thêm là Đảng và nhà nước quyết định cứu Vinashin nhưng tiền là từ ngân sách, tức là tiền của dân Việt nam. Các công ty tư nhân khi phá sản đâu phải muốn vay để tiếp tục kinh doanh, vượt qua khủng hoảng, hay để trả lương công nhân là vay được đâu, phải chứng minh tài sản, khả năng trả nợ ..vân vân và vân vân...nhiêu khê vô cùng nếu không nói là như hái sao trên trời. Đâu như Vinashin không cần mở miệng mà vẫn được vay. Bác so sánh thế khí không thông

Lấy tiền của dân cứu công ty của dân để công ty ấy tiếp tục hoạt động vì nhân dân thì hay quá còn gì phải bàn. Công ty tư nhân kiểu nào trả phải có khoản lơị nhuận riêng cho chủ công ty người ta mới làm nên họ phải tự vận đông chứ còn lấy tiền của dân đưa cho họ để họ thu lợi nhuận bỏ vào túi rõ ràng là không hợp lý nhưng nếu vì miếng cơm manh áo của người lao động nếu có công ty nào nguy cơ do bão lốc khủng hoảng kinh tế thế giới(nguyên nhân khách quan) có thể Đảng vẫn cứu( Dự đoán vậy). Công ty của dân cùng làm cùng ăn còn lo cho người khác mà không tính tới lơi nhuận chỉ mong bảo toàn vốn, công ty tư nhân cái gì chủ không có lợi không làm, không cho ai một xu liên tục tìm kiếm lợi nhuận. Cả hai công ty đều sản suất ra vật chất, đều tốt cả, nhưng khi tán khoác ở diễn đàn thì không nên mang đầu của công ty này suy cho công ty kia.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lấy tiền của dân cứu công ty của dân để công ty ấy tiếp tục hoạt động vì nhân dân thì hay quá còn gì phải bàn. Công ty tư nhân kiểu nào trả phải có khoản lơị nhuận riêng cho chủ công ty người ta mới làm nên họ phải tự vận đông chứ còn lấy tiền của dân đưa cho họ để họ thu lợi nhuận bỏ vào túi rõ ràng là không hợp lý nhưng nếu vì miếng cơm manh áo của người lao động nếu có công ty nào nguy cơ do bão lốc khủng hoảng kinh tế thế giới(nguyên nhân khách quan) có thể Đảng vẫn cứu( Dự đoán vậy). Công ty của dân cùng làm cùng ăn còn lo cho người khác mà không tính tới lơi nhuận chỉ mong bảo toàn vốn, công ty tư nhân cái gì chủ không có lợi không làm, không cho ai một xu liên tục tìm kiếm lợi nhuận. Cả hai công ty đều sản suất ra vật chất, đều tốt cả, nhưng khi tán khoác ở diễn đàn thì không nên mang đầu của công ty này suy cho công ty kia.

Vẫn chưa thông với bác.

Một khi đã kinh doanh, nhà nước hay tư nhân gì sau khi trừ chi phí hoạt động ( cơ sở vật chất, lương từ sếp cho tới lính quèn, vốn lưu động...v...v....) cũng phải có lãi. Lãi đó chảy vào túi ai thì lại là chuyện khác. Vốn nhà nước ( tức là tiền dân ấy) thì lãi đó của dân. Vốn của tư nhân thì lãi ấy của tư nhân ( hợp lý thôi, nếu không thì chẳng ai thèm làm ăn kinh doanh hết ). Quản lý cái "cục tiền" ấy lại là chuyện khác nữa. Cha chung không ai lo, còn thì hay đó, mất thì biết mất, hay của đau con xót, mất đồng nào đau đồng ấy, phải nát óc suy nghỉ để tiền đẻ ra tiền ( một cách hợp pháp )....nói chung là nhà nước đã có cách quản lý thích hợp, đảm bào công bằng XH qua chính sách thuế, ưu đãi...v..v....

"Công ty của dân cùng làm cùng ăn còn lo cho người khác mà không tính tới lơi nhuận chỉ mong bảo toàn vốn " thì chắc là chết thôi, " công ty tư nhân cái gì chủ không có lợi không làm, không cho ai một xu liên tục tìm kiếm lợi nhuận"... làm vậy là đúng rồi, cái gì không lợi thì không làm, nhưng nên hiểu cái lợi ích này sâu xa một chút, ví dụ tàn phá môi trường mà có lợi trước mắt, hại lâu dài thì tức là "việc không có lợi" không làm; bóc lột nhân công, họ bỏ đi hết, tức không có lợi, không làm, thu vén lợi nhuận bằng mọi cách, làm cạn kiệt nguyên khí, không có lợi , không làm; ky bo, keo kiệt, làm suy yếu tính thiện con người, không tốt, không có lợi, không làm.... nếu sau khi thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với XH thông qua chính sách thuế....v....v...ngoài việc tạo ra của cải cho XH....công ty đó còn lam được 1 việc rất đáng biểu dương là tạo công ăn việc làm cho XH. Ông chủ 1 công ty tư nhân làm ăn đàng hoàng, ổn định có khoảng 300 nhân viên hoàn toàn co thể tự hào đã góp phần nuôi sống cho 300 gia đình, còn ổng kiếm được bao nhiêu thì mặc kệ ổng, đó là do tài năng của ổng và như vậy mới kích thích ổng làm việc. Nếu so sánh thì ông chủ này đóng góp cho XH nhiều hơn bất kỳ người nào trong số 300 nhân viên đó. Nếu ông chủ đó lường lận, quịt lương..v..v..thì trước tiên nhà nước gô đầu ông đó ngay ( chức năng quản lý của nhà nước mà), việc trước đó là 300 nhân viên đó có khả năng lập tức tẩy chay công ty đó ( chức năng tạo mộttrường lao động dồi dào, cạnh tranh lành mạnh, công bằng). Việc sau đó là các gía trị đạo đức nhân văn của XH lên án. Nói chung là tách bạch các giá trị ra và cho nó tự làm việc, tự điều chỉnh với nhau. Không cần khẩu hiệu quá nhiều.

Share this post


Link to post
Share on other sites

"Công ty của dân cùng làm cùng ăn còn lo cho người khác mà không tính tới lơi nhuận chỉ mong bảo toàn vốn " thì chắc là chết thôi, "

Bảo toàn được vốn không phải là một điều đơn giản.

Bạn còn nhớ hai câu thơ này không:

"Quanh năm buôn bán ở mom sông

Nuôi đủ năm con với một chồng "

Cụ vợ của nhà thơ chắc chắn luôn bảo toàn đươc vốn của cái mẹt hàng nhưng lai còn nuôi được tới sáu người vì cụ làm để nuôi chồng con mình. Nếu cụ để ra một phần lợi nhuận làm giầu thì cụ còn nuôi đươc chồng làm thơ không?

Các công ty nhà nước có lãi thì là một điều quá tốt rồi nhưng chỉ cần bảo toàn đươc vốn và nuôi được nhiều người là quý rồi.

phải nát óc suy nghỉ để tiền đẻ ra tiền

Tiền thì làm sao mà sinh nở được tất cả phải thông qua mồ hôi và trí tuệ của người lao động.

cái gì không lợi thì không làm, nhưng nên hiểu cái lợi ích này sâu xa một chút, ví dụ tàn phá môi trường mà có lợi trước mắt, hại lâu dài thì tức là "việc không có lợi" không làm; bóc lột nhân công, họ bỏ đi hết, tức không có lợi, không làm, thu vén lợi nhuận bằng mọi cách, làm cạn kiệt nguyên khí, không có lợi , không làm; ky bo, keo kiệt, làm suy yếu tính thiện con người, không tốt, không có lợi, không làm.... .

Mục tiêu số môt của doanh nghiệp tư nhân là lợi nhuận, còn doanh nghiệp nhà nước thì chưa hẳn số một là lợi nhuận. Vì lơi nhuận thì sẵn sàng làm tất cả vậy khi hệ thống pháp luật còn chưa hiện đại loại công ty nào sẽ sẵn sàng vi phạm hơn để lấy tiền bỏ túi còn sống chết mặc bay (đợt vừa qua thấy báo chí làm rùm beng về VE DAN là một ví dụ).

nếu sau khi thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với XH thông qua chính sách thuế....v....v...ngoài việc tạo ra của cải cho XH....công ty đó còn lam được 1 việc rất đáng biểu dương là tạo công ăn việc làm cho XH

cả hai công ty đều làm ra của cải cho xã hội cả và thi trường là thước đo chung rồi không có sản phẩm lấy gì mà trả lương nuôi nhau.

Về phần kinh tế tớ nghĩ rằng trong bão lốc khủng hoảng những công ty đồ sộ có bề dày vốn liếng, kinh nghiệm quản lý, đôị ngũ thợ lành nghề cao cấp với lich sử hàng trăm năm còn sụp đổ thì một công ty mới có mười năm lịch sử với số vốn tự có khiêm tốn khi bơi ở biển cả thị trường thế giới gặp bão bị đắm là bình thường.

Share this post


Link to post
Share on other sites

http://www6.vnmedia.vn/newsdetail.asp?News...19&CatId=22

Thêm một giám đốc thuộc Vinashin bị bắt

VnMedia) - Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an vừa tiến hành khởi tố, bắt tạm giam ông Tô Nghiêm, chủ tịch HĐQT Công ty TNHH một thành viên Công nghiệp tàu thủy Cái Lân về tội “cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.

>>Khám xét nhà 4 quan chức Vinashin

Theo một nguồn tin, trưa ngày 17/9, cơ quan an ninh điều tra đã thực hiện bắt, khám xét nhà riêng ông Tô Nghiêm (SN 1959) tại tòa nhà 17T6 khu đô thị Trung Hòa, Nhân Chính.

Theo cơ quan điều tra, trong Hợp đồng giữa Tập đoàn Vinashin (ủy quyền cho ông Tô Nghiêm ký các phụ lục Hợp đồng và thực hiện) với nhà thầu Jacobsen về Dự án xây dựng nhà máy điện Diezel Cái Lân Vinashin ghi rõ: tình trạng kỹ thuật từng bộ phận: mới (đã được lắp đặt trên công trường nhưng chưa đưa vào vận hành).

Tuy nhiên, căn cứ vào tài liệu giám định thì lại cho thấy: toàn bộ thiết bị do nhà thầu Jacobsen cung cấp là thiết bị đã qua sử dụng và ngừng sử dụng trong một thời gian dài. Đặc biệt, một số thiết bị đã bị hỏng, gãy, han rỉ, bong tróc sơn, vỡ… nhà thầu phải thay thế, bảo dưỡng và sơn lại. Các thiết bị này đều được sản xuất từ những năm 1995, 1996 và do nhiều nước sản xuất Italia, Đức, Phần Lan, Mỹ, Đài Loan, Trung Quốc, Việt Nam… trong đó, rất nhiều thiết bị do Trung Quốc sản xuất.

Toàn bộ thiết bị chính của Nhà máy được tháo dỡ từ một nhà máy điện Diezel được lắp đặt, sử dụng và đã ngừng sản xuất trong một thời gian dài ở Trung Quốc được chủ đầu tư chấp thuận cho nhà thầu Jacobsen tháo dỡ đem về lắp đặt tại Dự án.

Thực tế hiện trạng của Nhà máy từ khi đưa vào vận hành (tháng 4/2007) đến nay thường xuyên gặp sự cố, hoạt động không ổn định. Ngoài ra, độ bền thiết bị không cao, nhiên liệu bị rò rỉ nhiều, công suất nhà máy không đạt mức tối ưu phải dừng hoạt động để sửa chữa khắc phục.

Hiện chỉ còn 2 tổ máy có thể hoạt động phát điện được nhưng cũng chỉ đạt 75% công suất định mức (tổ máy số 4 và số 5), 4 tổ máy còn lại bị sự cố không có khả năng hoạt động, các thiết bị thay thế không còn sản xuất trên thị trường.

Tiêu hao nhiên liệu để sản xuất ra 1KWh điện lớn hơn nhiều so với thiết kế ban đầu. Nhà máy càng chạy càng thua lỗ, dẫn đến phải dừng hoạt động từ tháng 10/2009.

Cơ quan điều tra xác định, hiện nay nhà máy không có khả năng hoạt động do thiết bị quá cũ nát, không có thiết bị thay thế. Trong hơn 3 năm hoạt động, nhà máy này đã lỗ hơn 62 tỷ đồng, tổng các khoản nợ không có khả năng thanh toán lên tới 27,58 triệu USD và 107,5 tỷ đồng. Theo đánh giá, để nhà máy có thể hoạt động đúng công suất và hiệu quả cần phải đầu tư thêm khoảng 13 triệu euro.

Như vậy, chủ đầu tư, trực tiếp là ông Tô Nghiêm đã có dấu hiệu cố ý làm trái khi chấp nhận việc nhà thầu Jacobsen nhập dây truyền thiết bị đã qua sử dụng, dừng hoạt động trong thời gian dài - không đúng như cam kết trong hợp đồng, gây hậu quả nghiêm trọng.

Trong quá trình triển khai thi công Dự án Nhà máy điện Diezel Cái Lân, ông Tô Nghiêm cùng các đối tượng liên quan có dấu hiệu thông đồng với nhà thầu Jacobsen chiếm đoạt tài sản của nhà nước số tiền hàng chục tỷ đồng.

Vụ án đang tiếp tục được điều tra, làm rõ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tù mù chuyện trả nợ thay cho Vinashin

Tảng băng ngầm trong những món nợ “tư” đã bắt đầu “nổi” lên và có ít nhất 300 triệu USD nợ của riêng Vinashin đã biến thành “nợ công” của quốc gia.

Bức tranh nợ mù mịt

Việc Chính phủ phải trả nợ thay cho Vinashin đối với cả những khoản vay nằm ngoài bảo lãnh, có lẽ đó là bài học xương máu nhất cho câu chuyện kiểm soát “nợ ngầm”.

Ngày 15/9, Văn phòng Chính phủ ký công văn truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng quyết định cho Vinashin khoản tiền 300 triệu USD để trả nợ. Thật tình cờ, đó cũng là hôm Ủy ban Tài chính và ngân sách của Quốc hội “mổ xẻ” về thực trạng nợ công của Việt Nam với các chuyên gia của Quỹ tiền tệ quốc tế IMF, của Ngân hàng Thế giới WB…

Chia sẻ với PV. Diễn đàn VNR500, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh băn khoăn: “Trong “bản khai” trước đây về tình hình vay mướn của Vinashin, chỉ thấy có nói 750 triệu USD vay từ trái phiếu Chính phủ, 600 triệu USD vay thương mại của ngân hàng Thuỵ Sĩ. Bây giờ, lại thấy thêm 300 triệu USD nữa cho Vinashin! Liệu, đó sẽ là khoản “nợ” cuối cùng, hay lâu lâu, lại xuất hiện thêm một khoản nữa? Vinashin chỉ là một trường hợp, còn các trường hợp khác thì sao?”

Bức tranh nợ của Vinashin đến nay xem ra vẫn mù mịt. Cũng phải nói thêm rằng, hai khoản nợ trên của Vinashin đến năm 2015-2016 mới đến thời kỳ đáo hạn. Trong khi, khoản 300 triệu USD này được Chính phủ bảo lãnh cho Vinashin là do áp lực đã đến kỳ phải trả!

Hồi tháng 2/2010, khi công bố kế hoạch sử dụng 1 tỷ USD trái phiếu quốc tế của Chính phủ, ông Trần Xuân Hà, Thứ trưởng Bộ Tài chính hoàn toàn không nhắc tới Vinashin. Khi đó, ông Hà khẳng định, nguồn vốn này sẽ dành cho dự án nhà máy lọc dầu Dung Quất của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, một số dự án trọng điểm khác của Tổng công ty lắp máy Lilama, Tổng công ty Sông Đà…

Giờ đây, với quyết định trên của Chính phủ, Vinashin đã ăn “lẹm” vào “miếng bánh” vốn đầu tư của Tập đòan khác. Và như tiến sĩ Lê Đăng Doanh nói, “xét cho cùng, Chính phủ giao Bộ Tài chính đi lo trả nợ thì tiền chi trả cho Vinashin cũng là của người dân mà thôi.”

“Phải liệt kê mọi khoản nợ mà Chính phủ định trả thay ra!”, ông Doanh nhấn mạnh.

Có cùng quan điểm trên, ông Võ Trí Thành, Viện phó Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, nói: “Rõ ràng, chỉ đạo này chỉ là một trong những việc xử lý tái cơ cấu nợ cho Vinashin. Chỉ có điều, quá trình tái cơ cấu nợ đó phải làm sao cho minh bạch, là một chiến lược công khai, hiệu quả.”

“Chiến lược ấy phải để cho người dân cảm nhận được, vì sao Chính phủ phải trả nợ thay, trả bao nhiêu, trả như thế nào, và việc tái cơ cấu theo cách đó sẽ đảm bảo trong tương lai, Vinashin là một công ty làm ăn được!”, ông Thành nói.

Nợ tư hay “tảng băng chìm”

Có mặt tại cuộc mổ xẻ nợ công của Ủy ban tài chính ngân sách Quốc hội hôm 15/9, không phải ngẫu nhiên mà chính TS. Võ Trí Thành đã “hàm ý” với các chuyên gia nước ngoài: “Nếu xảy ra khủng hoảng do nợ công rồi thì xử lý khủng hoảng thế nào với chi phí thấp nhất? Vì để giải quyết khủng hoảng, sẽ lại là câu chuyện liên quan đến chi tiêu của Nhà nước”.

Ông Thành dẫn chứng: “Năm 1997, nợ công của Việt Nam là tương đối an toàn, không rủi ro như bây giờ. Thế nhưng, vì vay nợ của tư nhân, khủng hoảng L/C trả chậm, cuối cùng Nhà nước đã phải đứng ra, trả tất cả các khỏan ấy.

Thời kỳ đó, một loạt ngân hàng phải đưa vào diện kiểm soát đặc biệt. Đặc biệt, Nhà nước đã phải chi hàng trăm triệu USD để cứu Vietcombank. Đó là câu chuyện nợ tư và cuối cùng Chính phủ cũng chết dở vì phải lãnh thay hậu quả”.

Từ đầu năm đến nay, một loạt các Tập đòan lớn của Việt Nam như Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn dầu khí, Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam cũng “đua nhau” lên kế hoạch phát hành trái phiếu quốc tế lên tới hàng tỷ USD. Tất nhiên, các kế hoạch này đều có mục đích rõ ràng là đầu tư cho dự án trong điểm của ngành năng lượng.

Điều gì sẽ xảy ra nếu như Chính phủ không nắm được những kh oản vay khổng lồ của các “con cưng” ấy? Như các chuyên gia quốc tế nói, dù cho Chính phủ không bảo lãnh nhưng khi các DN lớn gặp khó khăn, Chính phủ sẽ không thể bỏ lơ đi được.

Áp mức trần cho nợ có bảo lãnh của Chính phủ

Nhìn từ câu chuyện nợ nần của Vinashin, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh bày tỏ: “Nếu giờ không có một thống kê đầy đủ nào về các khỏan vay của các doanh nghiệp nhà nước, không biết có bao nhiêu khỏan đến kỳ đáo hạn, thì rồi, gánh nợ công của Nhà nước sẽ tăng lên.”

Ông nhấn mạnh: “Chắc chắn, nếu thống kê đầy đủ, con số nợ công sẽ không phải là con số mà bộ Tài chính đã báo cáo. Cho nên, cần có một quy chế nghiêm ngặt để doanh nghiệp nhà nước đi vay tiền nước ngoài.”

“Một gia đình mà con cái đi vay mượn lung tung cả, rồi cháu chắt cũng vay, vậy thì, ông bà, bố mẹ, trả thay mãi làm sao được”, tiến sĩ Doanh thẳng thắn.

Lãnh đạo của Ngân hàng Nhà nước cũng đồng tình với việc phải rà soát ngay, đánh giá lại thực trạng các khoản nợ của doanh nghiệp Nhà nuớc, đặc biệt là khỏan vay nước ngoài.

Ông Nguyễn Ngọc Bảo, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước, đề xuất: “Tiến tới, sẽ phải siết chặt các điều kiện bảo lãnh nợ của Chính phủ và có thể, phải nghiên cứu để đưa ra mức trần cụ thể cho việc này.”

“Ngoài ra, trong thu chi của Ngân sách Nhà nước, cũng cần nghiên cứu một tỷ lệ rủi ro nhất định liên quan khoản nợ do Chính phủ bảo lãnh, cơ cấu vào Quĩ tích luỹ trả nợ hàng năm. Việc này nhằm đảm bảo khả năng sẵn sàng trả nợ trong trường hợp Chính phủ phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho doanh nghiệp”, ông nói thêm.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vinashin: Khoản nợ 300 triệu USD ở đâu ra?

Thứ Bẩy, 25/09/2010 - 07:16

Việc Vinashin được sử dụng 300 triệu USD trái phiếu chính phủ để trả khoản nợ vay của ngân hàng Natixis (Pháp) đang khiến dư luận quan tâm: vì sao lại dùng trái phiếu quốc tế trả nợ cho Vinashin? Vinashin còn nợ nước ngoài cụ thể bao nhiêu nữa?

>> Bổ sung thành viên Ban Chỉ đạo tái cơ cấu Vinashin

>> Mẹ Vinashin giải ngân 400 tỉ đồng “cứu” các con

Tiền lệ không tích cực

Đầu năm nay khi quyết định phát hành 1 tỉ USD trái phiếu chính phủ ra thị trường quốc tế, Việt Nam đã công khai cho các nhà đầu tư thế giới rằng, khác với lần phát hành 750 triệu USD tháng 10/2005 dành cho Vinashin, lần này Vinashin không có tên trong số những tập đoàn được sử dụng nguồn vốn trái phiếu.

Số tiền 1 tỉ USD sẽ được phân bổ cho Tổng công ty Sông Đà, Tổng công ty Lắp máy Lilama, Tổng công ty Hàng hải Vinalines, tập đoàn Dầu khí Việt Nam PVN nhằm triển khai và tiếp tục các dự án nhà máy lọc dầu Dung Quất, thủy điện Xê Ca Mản 3, thủy điện Hủa Na, mua tàu vận tải.

Bây giờ Việt Nam lại dự kiến sử dụng gần 1/3 số tiền đó trả nợ cho Vinashin, liệu giới đầu tư có yên tâm?

Khi các tổ chức nước ngoài bỏ tiền mua trái phiếu, họ chắc chắn phải tính đến khả năng thu hồi vốn và lãi và nghiên cứu tính khả thi của các dự án được đầu tư cũng như năng lực của những doanh nghiệp thực hiện các dự án đó. Nay nếu địa chỉ sử dụng vốn trái phiếu bị thay đổi, nhất là địa chỉ đó trước mắt không có khả năng kinh doanh hòa vốn chứ đừng nói đến làm ra lợi nhuận, thì sẽ thế nào? Ngoài ra, nguồn vốn nào sẽ bổ sung cho 4 dự án tầm cỡ nói trên của các tập đoàn, tổng công ty khác? Nếu không, một trong số các dự án đó sẽ bị đình trệ và ảnh hưởng đến nền kinh tế.

Trong công văn ban hành ngày 15/9/2010 của Văn phòng Chính phủ, ngoài Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, PVN được giao đàm phán với Ngân hàng Natixis xác định số tiền, thời điểm trả nợ đối với khoản vay mà Vinashin đã chuyển nghĩa vụ trả cho PVN.

Ở đây có hai vấn đề. Thứ nhất, khoản vay đã đến hạn trả, sắp đến hạn hay đã quá hạn? Bất cứ khoản vay nào cũng ấn định rõ ngày đáo hạn, số tiền vay, vậy thì tại sao PVN phải thương lượng để xác định số tiền cũng như thời điểm trả nợ.

Thứ hai là Vinashin đã chuyển nghĩa vụ trả nợ cho PVN kèm theo việc chuyển giao các tài sản. Khi nhận tài sản (quyền lợi), về nguyên tắc PVN phải trả nợ (nghĩa vụ) thay cho Vinashin. Nợ của Vinashin đối với Ngân hàng Natixis không phải do Chính phủ bảo lãnh, nên không thể chuyển cho Chính phủ trả. Điều này có thể tạo ra một tiền lệ không tích cực từ phía các chủ nợ nước ngoài. Liệu Chính phủ có thể đứng ra trả hết mọi khoản vay nước ngoài của doanh nghiệp một khi họ không trả được? Từ nay, nếu người vay có vấn đề gì, chủ nợ sẽ “túm áo” Chính phủ mà đòi?

Vinashin nợ nước ngoài bao nhiêu?

Trên hết, dư luận cần được biết khoản nợ Natixis từ đâu ra? Nó được vay trong hoàn cảnh nào và đã được sử dụng ra sao?

Đầu tháng 7/2010, khi còn ngồi ở chiếc ghế Tổng giám đốc Vinashin, ông Trần Quang Vũ trả lời báo chí là nợ nước ngoài của tập đoàn bao gồm hai khoản: 750 triệu USD trái phiếu chính phủ và 600 triệu USD vay nước ngoài (nguồn: “Cuộc thay đổi nào cũng kèm chấn động” vneconomy ngày 9/7/2010).

Trước đó, vào đầu tháng 5/2010, ba tháng trước khi ông Phạm Thanh Bình, nguyên Chủ tịch Vinashin, bị bắt tạm giam, một tổ chức đầu tư nước ngoài tại TPHCM nhận thấy giá trái phiếu Vinashin trên thị trường quốc tế đột nhiên giảm mạnh. Tổ chức này đang nắm giữ một lượng trái phiếu ngoại tệ Vinashin do Crédit Suisse tư vấn phát hành năm 2007, số lượng 500 triệu USD, lãi suất 6%/năm, kỳ hạn năm năm. Người mua tham gia đợt phát hành đó là các nhà đầu tư nước ngoài. Tổ chức trên quyết định cắt lỗ, bán ra ở mức 69 USD/trái phiếu (mệnh giá khi mua là 100 USD/trái phiếu). Họ vẫn còn may mắn vì từ đầu tháng 7/2010, giá trái phiếu của Vinashin đã rớt xuống mức thấp hơn, dưới 60 USD/trái phiếu. Tại thời điểm này, nó biến động không ngừng.

Sở dĩ trái phiếu Vinashin do Crédit Suisse tư vấn phát hành “lao dốc” vì nó không được Chính phủ hay Bộ Tài chính bảo lãnh. Nhưng các khách hàng của Crédit Suisse đã bỏ tiền vào trái phiếu Vinashin không phải là những người duy nhất có thể bị lỗ.

Cũng trong năm 2007, Deutsche Bank đã tư vấn cho Vinashin phát hành 3.000 tỉ đồng (tương đương 187 triệu USD) trái phiếu trong nước và quốc tế. Báo Nhân Dân ngày 8/5/2007 đưa tin 3.000 tỉ đồng trái phiếu có kỳ hạn 10 năm, lãi suất 9%/năm và không được Chính phủ bảo lãnh.

Tiền thu về được Vinashin đầu tư xây dựng Nhà máy đóng tàu Cam Ranh, Nhà máy đóng tàu Dung Quất, mở rộng nhà máy đóng tàu 76 và cụm dự án ngành công nghiệp phụ trợ. Tạp chí Marine Money (Asia Edition) số 6 ngày 10/5/2007 cho biết chi tiết 95% người mua trái phiếu Vinashin do Deutsche Bank tư vấn là các ngân hàng nước ngoài, công ty bảo hiểm và các nhà buôn trái phiếu quốc tế.

Cả hai khoản trái phiếu do Crédit Suisse và Deutsche Bank tư vấn phát hành đều chưa đến ngày đáo hạn. Một khoản đáo hạn năm 2012, khoản kia năm 2017. Có thể loại trừ khoản nợ Natixis không nằm trong số này.

Có nhiều khả năng nó là khoản nợ riêng biệt, không liên quan đến trái phiếu. Nếu đúng như thế, thì ngoài Natixis, Vinashin còn nợ ngân hàng nước ngoài nào nữa? Hơn 85 triệu người dân Việt Nam là chủ sở hữu Vinashin và người dân phải được biết thực trạng tài chính của tập đoàn này đang ở mức nào!

Theo Hải Lý

TBKTSG

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hãy tin tưởng ở những người cộng sản chân chính của Việt Nam (tôi không phải là đảng viên đảng cộng sản Việt Nam và cũng không ăn lương trong khối Vốn nhà nước).Họ ngày đêm nghĩ cách làm sao tốt nhất cho người Việt Nam.Mọi trục trặc chắc chắn sẽ đươc điều chỉnh cho phù hợp để cho kinh tế đất nước Việt Nam cất cánh.

Làm ăn thì phải giữ chữ tín vay đến kỳ thì phải trả- Chữ tín là vàng.

300 triệu đô tiến vay đâu có phát cho công nhân mua rau muống ăn đâu mà để đầu tư cơ sở hạ tầng sản xuất nằm trên đất Việt Nam thì mất đi đâu mà sợ ,không đầu tư tiếp để cho những tài sản ấy thành sắt vụn, bãi chăn bò đắt nhất Việt Nam(lời của một phóng viên truyền hình) mới mất.

Nếu tất cả các công ty Vốn nhà nước như vinasim giờ dừng hoạt động thì chí ít cũng 1/4 chủ doanh nghiệp tư nhân khác vào tù theo hay leo lên tầng cao nhảy xuống không có dù vì bị phá sản theo.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Khổ và đau đầu lắm các Bác ạ.

Nước ta thuộc loại nghèo nhất thế giới nhưng sữa cho trẻ em và các cụ già lại đắt nhất thế giới, chưa kể toàn bộ các vật phẩm, dịch vụ khác cũng thuộc loại Top Ten của thế giới luôn. Dịch vụ y tế thì kinh hoàng, cứ thử ra mua thuốc xem, khủng lắm.

Mất phương hướng rồi, không theo Đạo nào tất, chiến lược dài hạn thường xuyên cập nhật theo từng can chi của thời, đọc xong chả hiểu muốn nói gì, toàn tương lai tít mù.

Pó tay rồi, ngày càng mất niềm tin thôi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tin thì phải tin thôi nhưng việc gì cũng thế "Trao niềm tin " cũng như "Trao quyền" luôn song hành với "Giám sát" và "Truất quyền ". Nếu chỉ hô hào "tin tôi đi, cứ tin tôi đi, phải tin tớ đi, tại sao lại không tin tớ nhỉ...." thì chỉ có tôn giáo mới làm được và khi đó gọi là "đức tin"

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tin thì phải tin thôi nhưng việc gì cũng thế "Trao niềm tin " cũng như "Trao quyền" luôn song hành với "Giám sát" và "Truất quyền ".

Hưngnguyen ạ.Đâu phải việc của chúng ta.Chúng ta nghiên cứu khoa học chứ đâu nghiên cứu những cái đó.

Nếu chỉ hô hào "tin tôi đi, cứ tin tôi đi, phải tin tớ đi, tại sao lại không tin tớ nhỉ...." thì chỉ có tôn giáo mới làm được và khi đó gọi là "đức tin"

Tớ đọc tuốt tuột những gì của các tôn giáo viết bằng chữ Việt Nam.Tớ thấy những lời nói của các vị sáng lập viết đầu tiên chỉ là các quy luật cuộc sống nói bằng ngụ ngôn mà thôi.Như chuyện Có một bà có đứa con chết đến gặp Đức Phật sin ngài cứu ngài bảo đi tìm loại cỏ bất tử về để chữa,suy cho cùng đấy là cách trả lời lấy cái không thể có để trả lời cho cái không thể được chứ chẳng có gì thần bí.Tệ hại nhất là mọi thứ cứ viết bằng ngụ ngôn để cho những người theo sau không hiểu được và sa vào cuồng tín.Tớ cam đoan nếu dùng tôn giáo để kiếm tiền ở vùng dân trí thấp kiếm được khối tiền và ngược lại để tôn giáo làm kinh tế thì sự cuồng tín mê muội sẽ kéo theo vô vàn hệ lụy cho mỗi con người và thậm chí cả xã hội.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trong khi những thông tin phía trên khách quan và ngồn ngộn thông tin XH ( tốt cho lý học) thì Ví dụ sau đây không biết lý học bao nhiêu %, giúp bao nhiêu % cho lý học

Hãy tin tưởng ở những người cộng sản chân chính của Việt Nam (tôi không phải là đảng viên đảng cộng sản Việt Nam và cũng không ăn lương trong khối Vốn nhà nước).Họ ngày đêm nghĩ cách làm sao tốt nhất cho người Việt Nam.Mọi trục trặc chắc chắn sẽ đươc điều chỉnh cho phù hợp để cho kinh tế đất nước Việt Nam cất cánh.

Làm ăn thì phải giữ chữ tín vay đến kỳ thì phải trả- Chữ tín là vàng.

300 triệu đô tiến vay đâu có phát cho công nhân mua rau muống ăn đâu mà để đầu tư cơ sở hạ tầng sản xuất nằm trên đất Việt Nam thì mất đi đâu mà sợ ,không đầu tư tiếp để cho những tài sản ấy thành sắt vụn, bãi chăn bò đắt nhất Việt Nam(lời của một phóng viên truyền hình) mới mất.

Nếu tất cả các công ty Vốn nhà nước như vinasim giờ dừng hoạt động thì chí ít cũng 1/4 chủ doanh nghiệp tư nhân khác vào tù theo hay leo lên tầng cao nhảy xuống không có dù vì bị phá sản theo

Bác LiêmTrinh à, vẫn biết việc không lý học cho lắm nhưng đang o mục cafe nên tám với bác vài hàng cho vui.

Những thông tin có vẻ nhạy cảm được mọi người đưa lên đây chắc không ngoài mục đích cập nhật thông tin đâu, suy cho cùng cũng phục vụ cho lý học thôi, nhưng vì nó nhạy cảm nên người viết có trách nhiệm, thường tự kiểm duyệt, nếu có sót thì có BQT kiểm duyệt. Nếu có bức xúc hay muốn bênh vực lý tưởng, triết lý sống gì đó, hay muốn chứng tỏ mình hiểu biết sâu rộng, chính kiến sáng ngời, ý thức hơn người gì đó...v...v... buột miệng nói ra, cũng 1 lần, 2 lần, quá lắm là 3 lần rồi thôi, xin quay về lý học. Nếu cái sự buộc miệng cố tình áp đặt triết lý sống mà mình cho là hay ho, đúng đắn đó (xin cứ giữ riêng cho mình) lặp đi lặp lại nhiều lần thì nó thành phiền cho người đọc, nhất là nó chẳng phải là lý học gì cả . Vậy thử hỏi có nên giúp người đó tỉnh lại không ?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trong khi những thông tin phía trên khách quan và ngồn ngộn thông tin XH ( tốt cho lý học) thì Ví dụ sau đây không biết lý học bao nhiêu %, giúp bao nhiêu % cho lý học

Bác LiêmTrinh à, vẫn biết việc không lý học cho lắm nhưng đang o mục cafe nên tám với bác vài hàng cho vui.

Những thông tin có vẻ nhạy cảm được mọi người đưa lên đây chắc không ngoài mục đích cập nhật thông tin đâu, suy cho cùng cũng phục vụ cho lý học thôi, nhưng vì nó nhạy cảm nên người viết có trách nhiệm, thường tự kiểm duyệt, nếu có sót thì có BQT kiểm duyệt. Nếu có bức xúc hay muốn bênh vực lý tưởng, triết lý sống gì đó, hay muốn chứng tỏ mình hiểu biết sâu rộng, chính kiến sáng ngời, ý thức hơn người gì đó...v...v... buột miệng nói ra, cũng 1 lần, 2 lần, quá lắm là 3 lần rồi thôi, xin quay về lý học. Nếu cái sự buộc miệng cố tình áp đặt triết lý sống mà mình cho là hay ho, đúng đắn đó (xin cứ giữ riêng cho mình) lặp đi lặp lại nhiều lần thì nó thành phiền cho người đọc, nhất là nó chẳng phải là lý học gì cả . Vậy thử hỏi có nên giúp người đó tỉnh lại không ?

Hì....hì....tớ đang thất nghiệp dở nên dỗi dãi lên diễn đàn thấy đầu nghĩ sao thì viết vậy,cũng tiện thể kiểm tra cảm giác ấy mà. Thấy diễn đàn của mình lắm rắc rối, làm khoa học cũng khó khăn.Tớ nghĩ tất cả mọi thứ của bất cứ ai đều in ra giấy mọi người thấy đúng thì dùng còn sai thì cho vào thùng rác vậy mà một tý gì diễn đàn này cũng phải làm rầm rĩ lên có ai đọc đâu chỉ có mấy ông thất nghiệp dở như bọn mình độc với nhau thôi. Đã là quân thất nghiệp đọc sách thì ông nào mà chả: Binh thư yếu lược,hổ trướng khu cơ,võ kinh thất thư,ta thập lục kế.....thuộc lầu nên cãi nhau là ầm ỹ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đọc topic này chỉ đồng ý được với ý kiến bác Hungnguyen. Cầm tiền dân tiêu vô tội vạ, mua hàng cũ, chi phí đội lên, tỷ suất sinh lời thấp. Vay vốn dễ, khoanh nợ để cho tồn tại. Làm chả theo luật, thích làm thế nào thì làm. Doanh nghiệp nhà nước làm ăn không tốt thì để tư nhân làm rồi thu thuế thu nhập doanh nghiệp còn hơn. Ăn cả vào tiền của con cháu. Tài thật!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào bạn

Đọc topic này chỉ đồng ý được với ý kiến bác Hungnguyen. Cầm tiền dân tiêu vô tội vạ, mua hàng cũ, chi phí đội lên, tỷ suất sinh lời thấp. Vay vốn dễ, khoanh nợ để cho tồn tại. Làm chả theo luật, thích làm thế nào thì làm. Doanh nghiệp nhà nước làm ăn không tốt thì để tư nhân làm rồi thu thuế thu nhập doanh nghiệp còn hơn. Ăn cả vào tiền của con cháu. Tài thật!

Bạn không theo dõi tình hình hay sao ấy,ai có lỗi thì Đảng,nhà nước,chính phủ đã và đang sử lý rồi. Kỳ họp quốc hội vừa qua cái vụ này được các đại biểu quốc hội quan tâm lắm.

Ngã rồi nằm luôn thì chắc chết lại phải chờ mấy nhà khoa học sinh học mang tổ mối đến thì may ra mới có mả kết để 1000 năm sau con chaú mới phát phúc. Ngã rồi đứng dậy xem xét tại sao mình ngã rút kinh nghiệm rồi đi tiếp mới là phẩm chất người Việt Nam mình.

Ở nơi tớ sinh sống các doanh nghiệp tư nhân mọc như nấm thoải mái,có bác doanh nghiệp tư nhân nào giờ đây có vốn đóng cái tầu sân bay phục vụ các thượng đế thiếu nhi đi ra Thái Bình Dương câu cá voi thì cũng có ai cấm.

Tiền trong ngân hàng bát ngát bạn cứ lập dự án thuyết trình các giám đốc ngân hàng nhà nước hay tư nhân trong ngoài nước đồng ý và trả cho họ lãi suất vay cao gấp rưỡi lãi suất bình thường thì vay thoải mái mà làm (Bài học này các chủ doanh nghiệp tư nhân có thể học từ vua thép của nước Mỹ -Muốn tay không thu được tiền sạch sẽ đàng hoàng của một doanh nhân chân chính thì phải có đội ngũ nhà khoa học có khả năng vượt trội trong công ty)

Tôi đố bạn tìm thấy trên toàn thế giới có quốc gia nào không có công ty sở hữu vốn nhà nước để phát triển các ngành trọng điểm quốc gia hay các ngành mũi nhọn mà các công ty tư nhân chê lợi nhuận thấp không làm mà quốc gia đó phát triển toàn diện được.

Kính

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đồng ý rằng trong phát triển có thể sai lầm, thất bại và tìm cách sửa chữa, xử lý.

Vấn đề là ở chỗ, nguyên nhân sâu xa (chứ không chỉ nguyên nhân trực tiếp) của sai lầm, thất bại và cách khắc phục nó đã được rút ra như thế nào? Nếu không giải quyết tốt vấn đề này thì sai lầm, thất bại chắc chắn lặp lại trong tương lai với hình thức mới tinh vi hơn, hậu quả khốc liệt hơn.

Khi có nhiều sai hỏng mà xử lý được chỗ này thì nảy sinh ở chỗ khác trầm trọng hơn, phổ biến hơn thì chắc chắn có lỗi hệ thống. Sự việc chỉ được cải thiện khi sửa chữa được lỗi hệ thống. Một vài tiến bộ chỗ này chỗ kia không giải quyết được vấn đề, cùng lắm là kéo dài thời gian mà thôi. Một hệ thống đúng đắn tuy gặp vài sai hỏng nhưng ngày càng vận hành tốt hơn và cuối cùng sẽ thành công. Một hệ thống không phù hợp, dù có một vài thành công trước mắt nhưng vận hành sẽ ngày càng kém đi, hỏng hóc ngày càng nhiều, càng nghiêm trọng và cuối cùng sẽ thất bại.

Vần đề là ở chỗ làm sao có được hệ thống đúng và khi có rồi thì đưa vào thực tế như thế nào một cách thành công mà không gây nên đổ vỡ đến nỗi cái cũ thì sụp đổ, cái mới thì chưa đủ cứng cáp và cũng sụp đổ luôn.

Muốn làm được điều đó thì cần phải tận dụng được trí tuệ, sức mạnh, sự ủng hộ của toàn xã hội vì một con người hay một nhóm người không thể làm được khối lượng công việc quá đồ sộ đó. Vì vậy, cần tăng cường dân chủ, minh bạch; đề cao tri thức, tinh thần đoàn kết dân tộc; chăm sóc sức dân một cách thực chất, tăng cường kỷ cương, pháp luật để không dẫn đến rối loạn vô chính phủ để những thế lực cơ hội, phản động lợi dụng.

Tóm lại, sự cố Vinashin cần nhìn dưới quan điểm hệ thống mới có thể giải quyết rốt ráo vấn đề.

Tôi có cảm giác chúng ta, cả Đảng và Nhà nước mới tiếp cận vấn đề ở khía cạnh sự cố, chưa chú trọng đúng mức tới tính hệ thống. Nếu như vậy thì rất nguy hiểm vì một vụ tương tự, thậm chí nghiêm trọng hơn sẽ hoàn toàn có thể sảy ra trong tương lai.

(Chúng ta có thể thấy qui luất đó theo diễn tiến: Nguyễn văn Mười Hai --> Lã thị Kim Oanh --> Minh Phụng --> Vinashin --> ...!!!)

Mong rằng không phải như vậy!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Chào bạn

Bạn không theo dõi tình hình hay sao ấy,ai có lỗi thì Đảng,nhà nước,chính phủ đã và đang sử lý rồi. Kỳ họp quốc hội vừa qua cái vụ này được các đại biểu quốc hội quan tâm lắm.

Ngã rồi nằm luôn thì chắc chết lại phải chờ mấy nhà khoa học sinh học mang tổ mối đến thì may ra mới có mả kết để 1000 năm sau con chaú mới phát phúc. Ngã rồi đứng dậy xem xét tại sao mình ngã rút kinh nghiệm rồi đi tiếp mới là phẩm chất người Việt Nam mình.

Ở nơi tớ sinh sống các doanh nghiệp tư nhân mọc như nấm thoải mái,có bác doanh nghiệp tư nhân nào giờ đây có vốn đóng cái tầu sân bay phục vụ các thượng đế thiếu nhi đi ra Thái Bình Dương câu cá voi thì cũng có ai cấm.

Tiền trong ngân hàng bát ngát bạn cứ lập dự án thuyết trình các giám đốc ngân hàng nhà nước hay tư nhân trong ngoài nước đồng ý và trả cho họ lãi suất vay cao gấp rưỡi lãi suất bình thường thì vay thoải mái mà làm (Bài học này các chủ doanh nghiệp tư nhân có thể học từ vua thép của nước Mỹ -Muốn tay không thu được tiền sạch sẽ đàng hoàng của một doanh nhân chân chính thì phải có đội ngũ nhà khoa học có khả năng vượt trội trong công ty)

Tôi đố bạn tìm thấy trên toàn thế giới có quốc gia nào không có công ty sở hữu vốn nhà nước để phát triển các ngành trọng điểm quốc gia hay các ngành mũi nhọn mà các công ty tư nhân chê lợi nhuận thấp không làm mà quốc gia đó phát triển toàn diện được.

Kính

Chào bạn! Rất hân hạnh được phản hồi như sau:

Thứ nhất, nếu dự án khả thi thì việc gì phải trả lãi suất vay cao hơn lãi suất vay bình thường. Chi phí sử dụng vốn lúc đó sẽ cao hơn bên ngoài. Chưa nói đến, VNS mua toàn tàu cũ, không sử dụng được với giá cao, có nhiều tàu không thể đăng ký Việt Nam mà phải mang cờ nước ngoài để đậu ở cảng.

Thứ hai, Đồng ý là cần các DNNN đầu tư vào các lĩnh vực tỷ suất sinh lời thấp, hoặc cả là không có lợi nhuận, tư nhân họ không bao giờ chịu làm. Nhưng VNS thì sao? Đầu tư dàn trải, nhiều lĩnh vực, ngành nghề. Chuyên ngành của mình thì không chú trọng tập trung vốn vào đóng tàu biển lại đưa vốn đi đầu tư nhiều ngành khác mà mình không chuyên. Tất nhiên việc đầu tư vốn ở các lĩnh vực khác sẽ tạo ra hiệu quả không cao bằng lĩnh vực của minh. Chuyện này là điều hiển nhiên. Một ví dụ gần đây, tập đoàn Vincom, tập đoàn này kinh doanh bất động sản rất hiệu quả, ho có mở công ty chứng khoán Vincom, thời gian vừa qua là giai đoạn chứng khoán việt nam trầm lắng, hầu như các cty chứng khoán đều lỗ nhưng chứng khoán vincom vẫn có lãi. Nhưng lãnh đạo tập đoàn nhận thấy hiệu quả đồng vốn họ bỏ vào đầu tư vào lĩnh vực chứng khoán không thể bằng được với lĩnh vực chính của họ nên họ đã co hẹp ở lĩnh vực này và tập trung vào lĩnh vực chính của họ. Còn bao nhiêu doanh nghiệp nữa, tiện thể nói luôn: tập đoàn dầu khí, tập đoàn điện lực ....

Thứ ba, các doanh nghiệp thực hiện các mục tiêu xã hội đã có riêng, họ có cơ chế hoạt động, các hỗ trợ khác từ phía chính sách của nhà nước. VNS và các tập đoàn kinh tế khác thực hiện mục tiêu kinh tế chứ không phải là mục tiêu xã hội. Là "những quả đấm thép" như chúng ta từng kỳ vọng vào Tổng công ty 90,91. Từ mô hình Tổng công ty đến mô hình tập đoàn còn nhiều bất cập. Đang cần phải hoàn thiện môi trường pháp lý, cơ chế hoạt động. Tiện đây thì mong muốn, đã làm kinh tế, thì nhà nước chỉ cần ban hành luật, môi trường hoạt động thôi, mọi chủ thể phải cạnh tranh công bằng trong môi trường đó, không phân biệt là nhà nước hay tư nhân. Chỉ có cạnh tranh mới phát triển đựơc.

PS: Đây chỉ là những điều xả xì trét khi ức chế lúc đọc về vụ VNS viết lên đây. Thiện ý, chỉ mong đất nước phát triển dẫu biết rằng chuyện này chưa đến lượt mình nói, đã có nhiều cụ ăn bổng lộc nhiều lo cho rồi, mình lo cơm áo gạo tiền cho mình đã. Mà nói chắc gì đã ai nghe. Mà nghe chắc gì đã làm. Làm chắc gì đã làm đúng, trúng ( vì nhiều lý do :lol:)

Kính

Edited by quachgia_htc

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào bác votruoc,quachgia-htc

Thất bại là mẹ đẻ của thành công.

Thị trường trong nước và thị trường thế giới mênh mông,trí tuệ Việt Nam bát ngát.Doanh nghiệp nào sử dụng được các trí tuệ của Việt Nam hiệu quả trong lĩnh vực kinh doanh của mình doanh nghiệp đó sẽ là doanh nghiệp giầu nhất Việt Nam và tương lai sẽ có mặt trong tốp những doanh nghiệp giẫu nhất thế giới.

Tôi đã có đọc ở đâu đó một câu nói câu nói này có thể rất đúng với các nhà kgoa học sáng tạo khi các giám đốc doanh nghiệp nhìn nhận họ,đại ý câu nói đó là: Trong túi anh ta không có một đồng nhưng trong đầu anh ta là cả một kho vàng.

Kính

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thị trường trong nước và thị trường thế giới mênh mông,trí tuệ Việt Nam bát ngát.Doanh nghiệp nào sử dụng được các trí tuệ của Việt Nam hiệu quả trong lĩnh vực kinh doanh của mình doanh nghiệp đó sẽ là doanh nghiệp giầu nhất Việt Nam và tương lai sẽ có mặt trong tốp những doanh nghiệp giẫu nhất thế giới.

Lý thuyết là vậy, sách ( Vietnam) cũng nói vậy. Thực tế kinh doanh không như vậy, bác ợ. Trong kinh doanh, cái quý nhất là sự công bằng trong cơ hội ( tương đối thôi không dám mơ tuyệt đối, có xứ nào đó khi tuyên thệ nhập tịch luôn vỗ ngực tự hào là không đảm bảo giàu có cho tất cả người dân nhưng đảm bảo là tạo cơ hội công bằng cho tất cả mọi người, miễn có sức thì làm giàu). Ở xứ Tây Tàu nào cũng vậy, tỷ lệ đúng nhiều hay ít, nhưng ở Vietnam cái câu sau đây có phần đúng đến 99%

Dở thì chết, giỏi cũng chết, chỉ có thằng biết là sống.

Bác cứ đọc sách rồi phán bảo như thần thế này thì anh em tập tành làm ăn ở đây lỡ dại nghe theo thì...khổ quá :lol:

Share this post


Link to post
Share on other sites

: Trong túi anh ta không có một đồng nhưng trong đầu anh ta là cả một kho vàng.

Kính

Các đ/c Vinashin mạnh tay làm những chuyện mà mọi người phải chê trách, như mua tàu cũ (mở mắt mà mua, thì có lẽ được cái gì đó) hay đầu tư tran lan mà ít lo nghĩ, vì đơn giản là tiền của nhà nước (tức là tiền thuế của nhân dân).

Nếu là doanh nghiệp tư nhân thì ông Giám đốc phải vắt óc suy nghĩ, tính toán kỹ lưỡng mà đầu tư, vì nếu thua là mất tiền của mình và trở thanh nghèo.

Tôi đồng ý với ý kiến Bác Liêm Trinh, chúng ta đang trong giai đoạn phát triển nên còn nhiều cái thiếu sót như thiếu về mắt pháp luật, thiếu về cơ chế tập đoàn, thiếu về mắt quản lý, . . . tuy nhiên theo thời gian phát triển thì Việt nam cũng sẽ phát triển theo quy luật chung của thế giới, theo quy luật thị trường, . . . và Việt nam cũng phải tự haò sẽ có doanh nghiệp ngang tầm thế giới. :ph34r:

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào bạn

Lý thuyết là vậy, sách ( Vietnam) cũng nói vậy. Thực tế kinh doanh không như vậy, bác ợ. Trong kinh doanh, cái quý nhất là sự công bằng trong cơ hội ( tương đối thôi không dám mơ tuyệt đối, có xứ nào đó khi tuyên thệ nhập tịch luôn vỗ ngực tự hào là không đảm bảo giàu có cho tất cả người dân nhưng đảm bảo là tạo cơ hội công bằng cho tất cả mọi người, miễn có sức thì làm giàu). Ở xứ Tây Tàu nào cũng vậy, tỷ lệ đúng nhiều hay ít, nhưng ở Vietnam cái câu sau đây có phần đúng đến 99%

Dở thì chết, giỏi cũng chết, chỉ có thằng biết là sống.

Bác cứ đọc sách rồi phán bảo như thần thế này thì anh em tập tành làm ăn ở đây lỡ dại nghe theo thì...khổ quá :ph34r:

Liêm trinh thấy chẳng có ai ngăn cản cơ hội kinh doanh của các nhà kinh doanh tại Việt nam cả. Việt Nam đang cần sản xuất ra nhiều của cải Vật chất,thị trường đấy,tiền nằm ở thị trường đấy ai thích làm giầu cứ nhẩy vào mà làm tham ra vào một công đoạn hay toàn bộ quá trình sản xuất ra của cải Vật chất.

Tất cả rồi sẽ đều chết khi hết tuổi thọ vấn đề của lý học đông phương là con cháu có sống nổi với nghiệp chướng của bố mẹ ông bà gây ra hay không.

Liêm trinh không sáo rỗng tất cả viết trên lý học đông phương này là kết quả của quá trình học tập từ khi còn nằm trong bụng mẹ và thực tiễn cuộc sống của liêm trinh. Liêm trinh đã đi làm cả ở DNNN và DNTN biết rất rõ sở trường,sở đoản các giám đốc,biết khối DNNN chết kẹt vì cái gì,Biết khối DNTN giầu nhanh vì cái gì.Chỉ hận là chưa đươc làm việc với những nhà kinh doanh chân chính trong lĩnh vực sản xuất hàng hóa đích thực.

Kính

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay