wildlavender

Rúng động: Dị Nhân Thề đuổi được Mưa Suốt 7 Ngày Đại Lễ

329 bài viết trong chủ đề này

3 nghiệp lớn mà chúng sanh hay phạm phải "THÂN, KHẨU, Ý" dễ gây khó tránh! @ các bạn đừng THA rác về nhà nữa nếu không muốn bão tố qua đây?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chúng ta phải trả lời thế nào về bài báo trên?? Bức xúc không chịu được!

Đơn giản thôi bạn! Danh hài Quang Thắng đã từng nói:" Tôi học trung cấp thú y nhưng lại về cơ quan làm KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ". Những kẻ chỉ biết truyền tải thông tin theo sự hiểu biết nông cạn, méo mó.

Những kẻ xuyên tạc và thô bỉ thì XH này nhiều vô kể chưa kể đến mục đích khác.

Điều đó tôi cũng đã chứng kiến nhiều rồi!

Thần linh đất Việt linh thiêng, cái đúng của TS đã là cái tát "Trời giáng" vào tất cả những gì thuộc về "Phương tiện kỹ thuật hiện đại và lũ ăn theo".

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

"Theo VTC - 17 phút trước(VTC News) - Đi qua 2/3 thời gian Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, những dự đoán của ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh đã bị thực tế thời tiết ở Hà Nội những ngày qua phủ nhận.

Những ngày qua, trong khi miền Trung đang khổ sở vật lộn với bão lũ thì nhà lý học Nguyễn Vũ Tuấn Anh cùng nhiều đệ tử của ông vẫn hăng say... "tự hát tự khen". Tất nhiên, nếu không phải vì "dị nhân" này khiến dư luận quan tâm như thời gian qua, sẽ chẳng ai quan tâm đến việc Nguyễn Vũ Tuấn Anh có "động thái" gì. Nhưng bởi "dị nhân" này đã mạnh miệng tuyên bố có năng lực siêu nhiên "ngăn mưa đuổi bão", nên cả "núi" câu hỏi vì sao ông không "động thủ" gì với bão lũ để cứu giúp đồng bào vẫn đang "treo lơ lửng".

Trở lại chuyện ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh và thời tiết Hà Nội dịp Đại lễ. Ở Hà Nội, Đại lễ 1000 năm đã đi được 2/3 chặng đường, và như mong mỏi của hàng triệu người dân Việt Nam, thời tiết ở Thủ đô Hà Nội những ngày vừa qua tương đối thuận lợi. Các chương trình kỷ niệm của Đại lễ đã thu hút sự chú ý của người dân, tạo ấn tượng đối với những kiều bào và khách quốc tế, hình ảnh Thủ đô Hà Nội - đất nước VN có lịch sử nghìn đời, thân thiện và đáng mến lan toả trên thế giới.

Trước đó, vấn đề thời tiết trong dịp Đại lễ được coi là nan giải và khó ứng phó của Hà Nội. Bởi với hệ thống thoát nước quá yếu như hiện nay, nếu có mưa và ngập úng, nhiều chương trình kỷ niệm sẽ bị ảnh hưởng, thậm chí phải huỷ bỏ. Do vậy, nhiều phương án đã được tính đến, kể cả việc di dời địa điểm tổ chức Đại lễ hay bắn mây phòng mưa. Giữa lúc đó, ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh (bút danh Thiên Sứ) đăng đàn cho biết mình là người đã có dự báo trước về trận sóng thần ở Ấn Độ Dương năm 2004 hay cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008, từ đó đem "danh dự mấy chục năm hoạt động nghiên cứu cũng như tất cả những học thuyết mình đưa ra" để cam kết sẽ có thời tiết đẹp trong 7 ngày đầu Đại lễ.

Posted Image

Nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh Tuyên bố của nhà lý học này lập tức đã thu hút sự chú ý của dư luận. Với mong muốn Đại lễ có thể thành công tốt đẹp, nên dù đa số không đồng thuận với cam kết của ông Tuấn Anh, thời gian qua các nhà khoa học, đại bộ phận công chúng cũng như các phương tiện truyền thông vẫn chú ý theo dõi sát sao "nhất cử nhất động” của "Thiên sứ" - thậm chí không cần yêu cầu "Thiên sứ" phải chứng minh năng lực siêu nhiên "ngăn mưa đuổi bão" mà chỉ cần "Thiên sứ" đoán đúng về thời tiết Đại lễ.

Thế nhưng, đi qua 2/3 thời gian Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, những dự đoán của ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh đã bị thực tế thời tiết ở Hà Nội những ngày qua phủ nhận hoàn toàn...

Dự báo sai, tự nhận đúng (!?)

Ngày 30/9, nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh đã uỷ quyền cho “đệ tử” chính thức đăng tải thông báo trên diễn đàn Lý học Đông Phương xác định thời tiết ngày 1/10 tại Hà Nội như sau: Từ 5h -15h ngày 1/10, trong phạm vi bán kính 35 km từ trung tâm Thành phố Hà Nội (Hồ Hoàn Kiếm), trời nắng đẹp và không mưa.

Nhưng thực tế, vào đầu giờ sáng ngày 1/10, trời Hà Nội âm u, tại một số khu vực trong trung tâm TP Hà Nội (theo quy ước của nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh, khu vực trung tâm được xác định trong phạm vi bán kính 35 km từ Hồ Hoàn Kiếm) đã có mưa vừa và mưa to.

Về sự thực này, trả lời trên Diễn đàn Lý học Đông Phương, ông Tuấn Anh cho rằng: “Nếu mưa không lớn hơn xe bồn rửa đường thì vẫn không nằm ngoài dự báo của chúng tôi. Bởi vậy, không thể căn cứ vào những cơn mưa nhỏ đó để gọi là phản biện. Hôm nay muốn nói gì thì nói, trời đã không mưa như dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Trung ương. Lễ khai mạc diễn ra ngoài trời, trời mát đủ để mặc vest và có nắng để chụp ảnh. Thiên Sứ không ướt như chuột. Tôi nghĩ thế là đủ” (?!)

Tiếp tục, đến ngày 3/10, “đệ tử” Hoàng Triều Hải đã đưa ra dự báo về thời tiết ngày 4/10 theo sự uỷ thác của "sư phụ" Thiên Sứ: “Có mưa rửa đường trên diện rộng từ đêm tới 5h sáng. Tuy nhiên, lượng mưa không lớn. Ban ngày trời không có mưa, nắng đẹp, tiết trời se lạnh. Buổi tối, tiết trời vẫn... se lạnh, không mưa để đảm bảo bà con từ Miền Nam phải mặc thêm áo gió và tất cả mọi người ra đường tham gia Đại lễ không cần mang theo áo mưa”.

Thậm chí sau đó, chính ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh đã lên mạng đăng tin cải chính rằng: Trong ngày 4/10, trận mưa rửa đường sẽ không xảy ra.

Nhưng thực tế: Chiều tối ngày 4/10, đã có mưa khá nặng hạt trong nhiều giờ tại khu trung tâm TP Hà Nội. Nhiều người đã “đội mưa” đi xem các chương trình biểu diễn nghệ thuật!

Trước thực tế này, cả Thiên Sứ cũng như các đệ tử cùng cho rằng: Những hình ảnh người dân “đội mưa” chiều tối 4/10 là “kỳ quặc” (?!)

Về việc này, trong thư gửi VTC News, một độc giả đã bức xúc bày tỏ: “Nếu dự đoán đúng (hay có vẻ đung đúng) thì điều đó có thể là quy luật tự nhiên (đoán hay không đoán, đuổi hay không đuổi thì cũng thế), và Nguyễn Vũ Tuấn Anh có thể đoán mò mà đúng (như người chơi xổ số, chơi lô đề... cũng có thể trúng, dù chẳng có thuật gì).

Dự đoán thời tiết thì chỉ có mưa hay không mưa, nói đơn giản là xác suất 50/50. Trong thực tế, hiện tượng "không mưa lâu ngày" (5-10 ngày) không phải khi nào cũng có, nhưng không phải là không xảy ra hay quá hiếm hoi. Huống hồ, lại dự đoán theo kiểu "có thể sẽ mưa" nghĩa là có mưa cũng đúng, không mưa cũng đúng nốt, tham khảo “bám đuôi” dự đoán của Trung tâm Dự báo KTTVTƯ và quan sát thời tiết sát nút ngay gần thời điểm được dự đoán!

Việc cho phép "nói đi nói lại", chỉnh sửa lời dự đoán, kể cả dự báo sau khi đã tiến sát nút thời điểm dự báo đã bị Thiên Sứ “mập mờ” đặt dưới cái khái niệm gọi là “cận biến hoá”, độc giả phân tích trong thư.

Chuyện chưa kể về con số 7 tỷ 150 triệu đồng

Ban đầu, ông Tuấn Anh đưa ra cam kết, chỉ cần 7 tỷ 150 triệu đồng ông sẽ làm cho thời tiết Hà Nội trong vòng 7 ngày dịp Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội sẽ không có một hạt mưa nào. Tiết trời mát mẻ và sẽ có nắng để chụp ảnh.

“Nếu không đủ 3 yếu tố trên (không mưa, thời tiết mát, có nắng – pv) sẽ không lấy tiền”, ông Tuấn Anh nhấn mạnh.

Số tiền này để làm gì? Theo tìm hiểu và chúng tôi được biết, số tiền này Thiên Sứ dự kiến dùng để mua, sửa nhà đang ở và chi phí cho việc xin giấy phép hoạt động của Trung tâm nghiên cứu Lý học Đông Phương mà ông làm Giám đốc.

Sau đó, ông Tuấn Anh đã huỷ bỏ điều kiện phải có kinh phí 7 tỷ 150 triệu đồng mà tự nguyện thực hiện cam kết không có thù lao. Ông Tuấn Anh cũng ngỏ ý sẽ có buổi làm việc chính thức và tổ chức hội thảo khoa học để công bố phương pháp thực hiện việc "ngăn mưa đuổi bão" của mình. Phương pháp này cơ bản dựa trên ý chí và năng lực của chính ông.

Rồi cũng chính ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh và các đệ tử của mình hoặc tuyên bố với báo chí hoặc công khai trên diễn đàn Lý học Đông phương rằng: “Sự việc đã được đẩy đi quá xa. Mọi người có vẻ ác cảm với lời tuyên bố "ngăn mưa" và 7 tỷ 150 triệu đồng là yêu cầu cho vui. Họ cố tình không chịu hiểu là vụ 7 tỷ chỉ là "nổ" cho vui vẻ, xôm tụ diễn đàn” (?!), “việc xác định thời tiết cũng như nhiều dự báo khác là việc thường xuyên của website lyhocdongphuong.org.vn. Hiện tượng dự báo cụ thể thời tiết trong Đại lễ cũng chỉ là một trong những việc này”...

Trả lời câu hỏi của phóng viên về thời tiết những ngày Đại lễ nếu nắng đẹp, không mưa… là do kết quả của việc huy động nguồn lực lý học (có sự tác động của ông Tuấn Anh) hay đơn thuần thời tiết những ngày này diễn ra khách quan như thế, ông Tuấn Anh nói kiểu... "sinh con đầu lòng không gái thì trai": "Một cách tổng quan thì việc dự báo thời tiết không mưa trong 7 ngày vẫn có thể có sai số, tức là có mưa. Do vậy, trong trường hợp không có sai số (không mưa) nghĩa là đã có sự tác động" (?!!).

Gia Huy - Hoàng Yến"

Chân lý và cái đúng không thuộc về những "Thằng Mõ".

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Phương Hồng chúc sức khỏe bác Thiên Sứ :D Chúc bác luôn mạnh khỏe :D có 1 bài thơ Phương Hồng rất thích , Phương Hồng tặng bác :

Mục đích có sẵn rồi

Nào phải vọng xa xôi

Dặm trình thong dong bước

Hoa trắng nở ven đồi ...

Edited by PhươngHồng
3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính gửi chú Thiên Sứ và anh chị em,

Sự khác biệt của bài báo này và bài báo đầu tiên của VTC thể hiện bản lĩnh và độ trưởng thành hay độ quân tử của tờ báo, người lãnh đạo tờ báo và tổ chức này nói chung.

Vì thế chúng ta nên coi đây là vấn đề của họ, chứ không phải của chúng ta.

Họ chỉ đang mong chờ và hi vọng chúng ta vì bức xúc mà cũng đánh đồng với họ mà thôi. Nhưng họ đâu hiểu được rằng đây không phải là sự khác biệt thông thường mà nói theo khoa học hiện đại, chúng ta vượt hơn họ nhiều chiều kích nhận thức ( như phim 3D với phim 2D ) còn nói theo lý học chúng ta nắm rõ qui luật của tương tác và luôn luôn kết nối với chân như / tính thấy mà bớt vọng tâm hơn họ nhiều.

Vì vậy, chúng ta đều tin chú Thiên Sứ giữ an nhiên tự tại mà đảm bảo việc lớn và hi vọng VTC không bỏ lở những cơ hội mà giác ngộ trong tương lai.

Trân trọng

Thế Trung

5 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nói về bài báo của VTC tôi có một số ý kiến như sau.

Tôi đang công tác tại Hải Dương và theo dõi chủ đề này từ rất lâu từ khi nó chưa HOT như bây giờ. Cá nhân tôi nhận thấy như những gì chú Thiên sứ phát biểu trên banner của diễn đàn: " Trong ít nhất 07 ngày lễ hội chính trời nắng đẹp, không mưa vào ban ngày, thời tiết mát mẻ" thực tế tuy cách Hà Nội hơn 80km nhưng tôi hoàn toàn ghi nhận rằng mưa chỉ xảy ra vào 16h00 -17h00 ngày 01/10/10 và ngày 04/10/10 từ 19h30-20h00. Thời tiết trong những ngày này dễ chịu vô cùng cho cả người nông dân thu hoạch lúa trên cánh đồng và công nhân làm việc ở các nhà máy, xí nghiệp. Ai ở Hải Dương xác nhận cho tôi thông tin này. Cùng với nhật ký thời tiết tại Hà Nội được đưa lên diến đàn hàng ngày.

Đứng dưới góc độ một "người trần mắt thit" tôi thấy bài báo của VTC nói rằng:

Thế nhưng, đi qua 2/3 thời gian Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, những dự đoán của ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh đã bị thực tế thời tiết ở Hà Nội những ngày qua phủ nhận hoàn toàn...

là một phát ngôn không khách quan, không công bằng thậm chí có tác dụng ngược lại mong muốn của tòa soạn. Tôi mong muốn VTC không vì "hơi thở cuộc sống" mà đánh mất giá trị của mình.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

11. Tất cả khổ đau đều do sự ước muốn hạnh phúc cho bản thân, trong khi chư Phật toàn giác xuất phát từ tâm vị tha. Bởi vậy hãy đánh đổi hạnh phúc của ta lấy sự khổ đau của chúng sanh - Đấy là pháp hành Bồ tát đạo.

......

14. Mặc dù có kẻ tuyên cáo cho cả ngàn thế giới những chuyện xấu xa về ta, hãy lấy tâm từ bi hoàn trả lại bằng cách tuyên dương những đức tính của họ - Đấy là pháp hành Bồ tát đạo.

15. Mặc dù có kẻ phỉ báng chế nhạo ta giữa công cộng trước đám đông, hãy cúi lạy và tôn kính họ, xem họ như một vị đạo sư - Đấy là pháp hành Bồ tát đạo.

16. Mặc dù kẻ mà ta chăm sóc thương yêu như con xem ta như kẻ thù, hãy đối xử với họ như một bà mẹ hiền yêu thương đứa con bệnh hoạn - Đấy là pháp hành Bồ tát đạo.

17. Nếu có kẻ ngang hàng hoặc thấp kém hơn ta, chỉ vì kiêu mạn, lại đi gièm pha ta, hãy đặt họ lên đỉnh đầu với sự tôn kính như ta làm đối với vị bổn sư - Đấy là pháp hành Bồ tát đạo.

( Trích 37 Pháp Hành Bồ Tát Đạo )

http://tinhdo.net/cacbaivietlienquan/308-37phaphanhbotatdao.htm

Hề! Nếu có trái ý nhờ các zvị xóa giùm.

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhân bài báo của VTC, tôi xin kể lại 1 chuyện như sau:

Năm 2004 tôi cùng 1 số bạn bè tốt nghiệp khóa K44 Bách khoa vào quán bia Hải xồm để uống mừng bằng tốt nghiệp và cũng là để chia tay vì sau đó mỗi người 1 phương chưa biết bao giờ gặp lại. Một nhóm quay phim đến xin ghi hình nói là để giúp chủ quán làm clip quảng cáo, chỉ cần chúng tôi cứ tự nhiên cụng ly để họ tác nghiệp.

Kết quả là tối hôm đó trên TV có phóng sự " Tệ nạn nhậu nhẹt say xỉn trong học sinh sinh viên cùng với những hậu quả đáng tiếc..." mà nhân vật chính trong clip minh họa chính là nhóm bạn chúng tôi. Điều đáng nói là nhóm quay phim thời sự đó đã nói dối và khiến chúng tôi cảm thấy mình bị gài bẫy, lợi dụng để bịa đặt ra đoạn phim đó. Chúng tôi lúc đó thậm chí không dám uống đến say vì không đủ tiền và cũng không có ý định đó vì còn phải mang bằng tốt nghiệp về nhà với bao lo toan cho quãng thời gian tự lập sắp tới sau khi ra trường.

Suốt mấy ngày sau đó chúng tôi nhận được rất nhiều câu hỏi từ gia đình, bạn bè... không phải để chúc mừng tấm bằng kỹ sư mới nhận mà để hỏi thăm có bị bắt không, sao lại bị lên TV như thế, la cà hàng quán, say xỉn, đánh nhau phải không mà bị báo chí làm hẳn phóng sự đưa mặt chình ình lên vô tuyến như vậy....

Thế đấy, khi cái tâm người làm báo không sáng, khi suy nghĩ của họ chỉ nhằm viết ra 1 bài giật gân, thu hút người đọc thì không ai dám đảm bảo những điều họ viết, họ nói là thật sự đáng tin.

13 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính chào các bạn quan tâm.

Đáng lẽ ra bài này phải được viết từ ngay sau khi tôi phát hiện có hiện tượng sử dụng sai khái niệm Cận Biến Hóa. Tôi phát hiện ra điều này vào ngày mồng 1 hay mồng 2 gì đó của tháng 10. Nhưng vì quá bận rộn, cũng không quan tâm được liên tục sự kiện này nên để đến bây giờ mới viết. Có thể nói, về tính thời sự và những yêu cầu ký thuật của nó phục vụ cho sự kiện thì đã quá muộn. Có lẽ cũng không cần thiết phải nêu ra đây làm gì nữa. Nhưng về mặt học thuật thì nó vẫn giữ nguyên giá trị, ý nghĩa. Vì vậy hôm nay tôi vẫn viết ra đây, như một sự lưu ý cần thiết, mà nếu, trong học thuật, với những ai muốn sử dụng, đòi hỏi phải hiểu cho đúng ý nghĩa khoa học của nó.

Lược lại những bài tôi đã viết trong chủ đề này, trước thời điểm 30/9. Có nghĩa là những bài viết đó của tôi, một khi hiểu đúng và áp dụng đúng đắn, nó có ý nghĩa phần nào, như một phương pháp giúp đỡ việc chứng minh Năng lực dị thường của anh Thiên sứ đến được với công chúng. Nhưng đáng tiếc, nó đã hoàn toàn không hiệu dụng. Chủ yếu là do nó đã không được hiểu chính xác của những người nên thực hiện nó, một khi đã công nhận nó.

Như tôi đã nói, nếu những Thông báo về thời tiết trong suốt 7 ngày đầu tiên của đại lễ chỉ là Dự báo thì sẽ chẳng có việc dư luận phải ồn ào và có vẻ như rất bức xúc. Bởi lẽ, dự báo chỉ là dự báo, sẽ có đúng có sai. Một lần dự báo, dẫu có đúng tới 100% cũng không có ý nghĩa khẳng định về học thuật. Có nghĩa là, không thể chỉ bằng vào kết quả đó mà có thể chứng minh đầy đủ cho sự đúng đắn của một lý thuyết – theo đánh giá đầy đủ gọi là khoa học. Và dẫu có sai, dù là sai 100%, cũng chẳng có gì đáng để bị chê cười cả. Và suốt thời gian dự báo, dư luận sẽ không ồn ào, kiên nhẫn chờ đợi một kết quả thống kê suốt thời gian 7 ngày.

Thế nhưng, sau khi bài viết yêu cầu làm rõ dự báo hay là ngăn mây đuổi mưa, độc giả đã nhận được câu trả lời minh bạch của anh Thiên sứ cũng như của các đồng nghiệp của anh. Rằng đó chỉ là những thông báo về thời tiết trong suốt 7 ngày đầu tiên của đại lễ. Nếu như thời tiết "hỗn", nghĩa là sẽ biến đổi không ứng với những thông báo trước đó, thì anh Thiên sứ sẽ sử dụng công năng đặc dị để buộc thời tiết phải thể hiện đúng như những gì anh Thiên sứ đã thông báo. Nên nhớ, Thông báo chứ không phải là Dự báo. Vì thế, khi không thấy sự thể hiện Phát công năng, thì đương nhiên, thông báo trên, dù có đúng với diễn biến thời tiết, cũng sẽ không có giá trị gì cả. Bởi vì, nó vốn không phải là dự báo. Và với tính chất của Thông báo, thì nội dung thông báo chỉ có giá trị khi mà chính anh Thiên sứ đã thực hiện công năng đặc dị ngăn mây đuổi mưa.

Vì để đảm bảo thuận lợi cho anh Thiên sứ cùng đồng nghiệp, cũng như cho công luận, như tôi đã phân tích, anh Thiên sứ chỉ có thể phát công khi mà thời tiết có dấu hiểu chuyển biến không như nội dung thông báo cuả anh Thiên sứ. Thời điểm mà thời tiết có dấu hiệu chuyển biến không đúng như thông báo tôi gọi đó là Điểm Cận Biến Hóa. Việc tôi đề nghị sử dụng điểm cận biến có ý nghĩa về mặt khoa học thực nghiệm. Hay nói cách khác, nó có giá trị thực nghiệm, một giá trị khi mà thông qua nó, bản thân anh, đồng nghiệp cùng với công luận hoàn toàn có thể kiểm tra được độ tin cậy những gì mà anh thông báo và thực hiện.

Nhưng đáng tiếc, nội dung của khái niệm điểm cận biến không có gì phức tập và khó hiểu, đã bị sử dụng không chính xác. Thể hiện rõ nhất khi có người đã gọi Nó là Hiệu Ứng Cận Biến Hóa. Cách gọi như thế hoàn toàn sai lạc bản chất của nó, vì thế sẽ không thể có được những sử dụng đúng đắn. Chúng ta đều biết cái gọi là hiệu ứng. Có rất nhiều loại hiệu ứng, như hiệu ứng trong vật lý chẳng hạn trong lý thuyết tán xạ thì có hiệu ứng Compton, trong quang điện thì có hiệu ứng quang điện – Einstein đã được giải Nobel vật lý khi giải thích bản chất của hiện tượng này, ...

Cái gọi là hiệu ứng, đó là hiện tượng xảy ra có tính quy luật của một quá trình nào đó. Như ở trên, hiệu ứng quang điện là hiện tượng phát xạ electron từ bề mặt của kim loại nhất định khi có một chùm ánh sáng đủ mạnh chiếu lên nó. Hiệu ứng Compton xem như là bài toán ngược của bài toán hiệu ứng quang điện.

Nêu ví dụ như thế để ta hiểu được cái gọi là hiệu ứng, từ đó có thể dễ dàng thấy rằng, điểm cận biến thời tiết hoàn toàn không có ý nghĩa của một hiệu ứng về thời tiết, mà nó chỉ là cái Thời điểm mà Thời tiết có dấu hiệu sẽ biến hóa bất thường. Vì thế, ở thời điểm này – điểm cận biến – thì thời tiết có trạng thái đặc trưng. Những đặc trưng này có những thể hiện, mà theo kinh nghiệm cha ông ta bao nhiêu đời cũng đã có những tích lũy phong phú. Chẳng hạn dấu hiệu: Ráng mỡ gà, ai có nhà phải chống – một dấu hiệu của thời tiết chuyển thành bão. Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng bay vừa thì râm. Kiến hay Mối không chịu ở trong tổ, bay ra hàng đàn là thời tiết động, báo hiệu có mưa lớn hay dông tố. ... còn rất nhiều nữa. Về mặt quan trắc khí tượng, ở những thời điểm này, những thông số về thời tiết như mật độ mây, độ ẩm, khí áp, hướng gió và tốc độ gió đều có những biến đổi bất thường mà nếu xét theo topo thì ở đó xuất hiện những đứt gãy, hay là biến đổi phi tuyến.

Điều này, những người làm công tác khí tượng đều hiểu rất rõ. Làm lâu năm thì càng có kinh nghiệm dự báo tìm được những điểm này. Một khi những điểm này được phát hiện sớm và chính xác thì dự báo thời tiết càng chính xác.

Về lý thuyết, cho dù dự báo bằng bất cứ phương pháp nào, tâm linh, cảm ứng, hay đo đạc hiện đại, cũng như qua quan sát cảm ứng của động thực vật thì muốn dự báo được, bắt buộc phải thấy được điểm cận biến. Vâng, điểm cận biến chứ không phải là hiệu ứng cận biến hóa. Nếu không thấy được những điểm cận biến thì không thể nào có được một dự báo đáng tin. Điều này là lẽ tự nhiên, mặc nhiên đúng.

Bởi vì thế, như đã nói, anh Thiên sứ chỉ có thể phát công ở thời điểm cận biến, chứ không thể phát công liên tục từ đêm 30/9 rạng ngày 1/10 cho đến hết ngày 7/10 để bảo đảm thời tiết đúng như anh thông báo, vì lý do năng lượng, cũng như do như cầu sinh hoạt – ăn uống, vân vân và vân vân. Nhưng muốn phát công ở điểm cận biến, bắt buộc anh phải thấy được điểm cận biến. Như anh đã thừa nhận điều này, và có để nghị sử dụng ngay cả những dự báo của các nguồn dự báo khác.

Về lý thuyết, tôi hoàn toàn không phản đối việc tham khảo thêm các nguồn dự báo khác để nhận biết cái điểm này. Nhưng khi đã nói tới Hiệu ứng cận biến hóa thì tôi hiểu rằng không thể có sự áp dụng đúng đắn theo tiêu chuẩn khoa học được. Bởi vì,đó là hiểu sai và như đã nói, đúng theo tiêu chuẩn khoa học buộc anh phải có những miêu tả cụ thể trạng thái điểm cận biến của thời tiết. Theo đó những thông số anh phải có: Tọa độ và hướng xảy ra điểm cận biến, mật độ mây tại vị trí đó, khí áp và độ ẩm cũng như tốc độ gió. Từ những điều kiện này, anh sẽ phải thông báo hướng biến hóa như mật độ mây sẽ tăng trưởng thế nào, tốc độ gió biến đổi ra sao để trở thành mây mưa ở cấp độ bao nhiêu. Và khi anh phát công ngăn chặn thì sau bao lâu thời tiết phải trở lại bình thường đúng như với thông báo. Khi đó có hiện tượng, mây bị xua đi thì mây sẽ đi đâu. Một người có năng lực điều hành thời tiết, tất yếu phải hiểu và biết được những điều căn bản đó.

Khi tiến hành công tác đó. Để đảm bảo tính khoa học, bắt buộc phải có những ghi chép thành biểu bảng để có thể theo dõi, quan trắc và trên cơ sở đó, bất cứ ai cũng có thể thấy rõ, tự quan trắc cũng như tự dự báo được biến chuyển của thời tiết ở vùng gần khi anh phát công năng.

Điều này làm tôi nhớ lại, dù chuyên ngành tôi không phải là khí tượng học. Nhưng hơn 30 năm trước, khi tôi cộng tác với nha khí tượng trong công tác nghiên cứu. Bản thân tôi, trong một thời gian ngắn – cớ 6 tháng – đã phải ghi chép số liệu quan trắc với một số lượng rất lớn, để mà khi thống kê lập thành biểu bảng thì đã có số lượng số liệu dày tới mấy ngàn trang giấy khổ A4. Vậy mà khi báo cáo kết quả, cũng chỉ khiêm tốn cho ra những kết luận vẻn vẹn trong vài câu chữ mà thôi. Quan trắc khí tượng vất vả lắm. Nhưng dự báo thời tiết mà theo các phương pháp đông phương thì đơn giản, mộc mạc và cũng chính xác. Có điều thay vào đó là những kinh nghiệm hàng bao đời. Nếu dùng lý học thì có thể ngắn gọn hơn, song việc mô tả điểm cận biến thì không thể đơn giản hơn, vì vẫn phải dự báo về điểm cận biến, do đó mà phải có số liệu về nó. Không thể tránh được. Do đó, tập các số liệu này, khi lập thành hệ thống, để có thể dùng chúng như là những minh chứng khoa học, thì dung lượng của chúng cũng rất đồ sộ.

Nói như thế để thấy rằng, dù vừa qua anh đã cố gắng tìm điểm cận biến, nhưng thực thì cũng chưa chứng minh được điều gì. Bởi vì bản chất của điểm cận biện là tường minh, trong khi những thông báo của anh về điểm cận biến hoàn toàn mơ hồ. Không thỏa được các tiêu chí về thông số để có thể quan trắc được.

Do vậy, chúng ta có thể thấy rõ rằng, như đã nói, nếu là dự báo thì dự báo không có giá trị, khi anh nói rằng anh sẽ có can thiệp đuổi mây mưa. Còn như thông báo, thì vì anh không có những thể hiện rõ ràng về điểm cận biến, có nghĩa là anh đã chưa thể chứng minh được anh có sử dụng công năng để hô phong hoán vũ. Vì thế, thông báo của anh cũng mất đi ý nghĩa và giá trị của nó.

Vụ việc đã qua. Thực tế nó cũng chẳng có gì đáng phải ồn ào, giật gân. Nhưng theo tôi, nó có một giá trị vô giá, đó là việc chúng ta rút ra kinh nghiệm. Chúng ta có một phương pháp khoa học để chứng minh Công năng của anh, một khi có thực, để mọi người buộc phải thừa nhận. Tương lai, anh có vô vàn cơ hội để minh chứng điều này. Vì nắng mưa là chuyện thường ngày ở huyện. Điểm cận biến xảy ra liên tục, nhất là hiện nay, khí hậu toàn cầu biến đổi mạnh. Ghi nhận của tất cả các đài khí tượng cũng như thiên văn đều cho thấy những biểu hiện bất thường của thời tiết rất đáng lo ngại và thường xuyên. Trong hoàn cảnh ấy, đối với cuộc sống yên bình thì nó là nỗi lo của hàng tỷ người trên trái đất. Nhưng sẽ vô cùng thuận lợi đối với anh trong việc chứng minh rõ ràng năng lực của mình. Một khi anh làm được điều này, thì không quan trọng là anh có công năng thực hay không, nguyên công việc chứng minh tính thực tiễn đó, xét về mặt khoa học, công trình đó đã xứng đáng tầm vóc lớn lắm đó anh (bởi vì khi xử lý số liệu, đã phải dùng đến nhữung công cụ toán cao cấp lắm đó anh).

Bỏ lại những chuyện đã qua đằng sau lưng đi anh. Hãy hướng tới tương lai và tiến lên phía trước. Một khi anh còn lòng tin ở chính mình và còn muốn chứng minh rằng việc hô phong hoán vũ là sự thật.

Tôi nhớ mang máng rằng, cách đây mấy năm khi anh có đưa lá số của anh ra nhờ mọi người luận giải. Khi ấy, diễn đàn LHDP của anh chưa ra đời, anh cũng chưa bước vào đại vận hiện hành. Ngày đó anh còn đang vật lộn với những ý tưởng mới, những nghiên cứu mới. Tôi có đoán cho anh rằng sau vài ba năm anh sẽ có những thành tựu nhất định. Nhưng khi ấy, tôi có thấy mệnh có lộc, nên lo ngại rằng, ở mức độ vừa phải thì có tiếng tăm, có những thành công. Nhưng Cự Lộc vốn là cách gì thì anh biết rôi "như ném kiếm lên sao đẩu, sao ngưu vậy". Mà Cự môn của anh vốn là hãm địa, khi bất thành, đó là tai tiếng đó anh.

Tôi không nhớ kỹ lắm, cũng không tìm lại được những lời đoán đó nó nằm ở đâu. Nhưng tôi vẫn nhớ là tôi có đoán, và lời đoán có nội dung khái lược như vậy. Anh có thể tìm lại xem như là một lời để tham khảo và với phương pháp cận biến như tôi đã trình bày với anh, anh có thể bổ túc cho các nghiên cứu của mình để cho năng lực của anh được thể hiện một cách tường minh và chắc chắn. Chứ không như ném kiếm lên sao ngưu sao đẩu !.

Chúc anh thành tựu.

Thân ái.

14 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cháu đọc qua bài của bác Vuivui, về khoa học thì cháu cũng chỉ hiểu được 4/10 nhưng cháu có nhớ câu cuối: "Nhưng khi ấy, tôi có thấy mệnh có lộc, nên lo ngại rằng, ở mức độ vừa phải thì có tiếng tăm, có những thành công. Nhưng Cự Lộc vốn là cách gì thì anh biết rôi "như ném kiếm lên sao đẩu, sao ngưu vậy". Mà Cự môn của anh vốn là hãm địa, khi bất thành, đó là tai tiếng đó anh.". Sau này cháu sẽ viết một cuốn sách và sẽ xin phép trích dẫn một câu nói của bác Thiên Sứ và đề tặng bác Thiên Sứ. Cháu hy vọng điều đó sẽ lấy lại danh tiếng cho bác Thiên Sứ nếu chẳng may danh tiếng của bác Thiên Sứ bị biến thành tai tiếng. Nhưng cháu nghĩ rằng điều đó sẽ không xảy ra vì còn có rất nhiều người ủng hộ bác Thiên Sứ, ủng hộ 5000 năm Văn hiến Việt Nam.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính gửi bác Thiên Sứ!

Việc dự báo thời tiết của Khí tượng Thủy văn Trung ương đúng sai thế nào thì đã thành bài hát "đài dự báo láo làm tăng lãi cho siêu thị, tưởng trời còn mưa nên thiên hạ tích thêm đồ ăn....." của VTV phát ra rả dịp tết năm rồi và giờ còn nhan nhản trên mạng :D

Thời nay, VTC nói riêng hay nhiều báo mạng khác nói chung thường khai thác thông tin theo cách chúng ta đang thấy, tít phải thật giật gân, và chẳng từ "thủ đoạn" để tiếp thị cho báo nhà. Công bằng mà nói cũng vì phần lớn cộng đồng quá "khát" thông tin kiểu này, nối giáo cho giặc báo mạng hoành hành. Cháu nghĩ chúng ta không nên bình phẩm về VTC nữa vì như thế là tiếp tay cho bọn họ nổi tiếng!

Cháu muốn nói rằng, còn rất nhiều người như cháu đang âm thầm dõi theo và ủng hộ bác. Dù cháu không có kiến thức Lý học Đông Phương nhưng thời gian ở diễn đàn cũng giúp cháu hiểu rằng Đại lễ 1000 năm Thăng Long không phải là đích cuối. Đại lễ sắp kết thúc và kết quả đang tốt, nhưng cháu xin lỗi bác, đứng dưới góc độ của cháu, dù kết quả tốt xấu thế nào thì điều cháu quan tâm là sức khỏe của bác! Cháu kính chúc bác sức khỏe dồi dào.

7 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lần này chú TS nổi danh, rank của web lên đột biến. Đó là sự thành công. Nhưng sau này không thoát được sự chú ý của dư luận. Mà kệ họ, ai chẳng có cái mồm để nói.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tiêu đề bài viết đã được thay đổi:

"Hồi kết tan nát" của dị nhân ngăn mây đuổi mưa Đại Lễ

Được bổ xung thêm một đoạn cuối cùng của bài viết:

"...

Mặc dù đã buộc phải chuyển từ năng lực "ngăn mây đuổi mưa" sang năng lực dự báo thời tiết, nhưng ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh vẫn phải chịu "hồi kết tan nát" khi dự báo của ông chẳng hơn gì những người đoán mò."

Gia Huy - Hoàng Yến

http://www.vtc.vn/2-264338/xa-hoi/hoi-ket-...-mua-dai-le.htm

Cháu Sin lỗi các bác các chú

Theo cháu thì:

"Thiên hạ bàn thì cứ bàn

Việc ta, ta cứ làm"

đây là 2 phạm trù khác nhau mà có liên quan gì đến nhau đâu :D

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chân thành cảm ơn anh Vuivui, có ý kiến.

Trước hết như anh Vuivui đã đề nghị về điểm "cận biến hóa" để minh xác một cách khoa học cho việc tác động của "ý thức" lên thời tiết và tôi đã thừa nhận điều này. Nhưng nếu yêu cầu cụ thể như anh Vuivui đặt ra gồm:

Về mặt quan trắc khí tượng, ở những thời điểm này, những thông số về thời tiết như mật độ mây, độ ẩm, khí áp, hướng gió và tốc độ gió đều có những biến đổi bất thường mà nếu xét theo topo thì ở đó xuất hiện những đứt gãy, hay là biến đổi phi tuyến.

tóm lại là những thông số cụ thể thì chúng tôi không thực hiện được. Bởi vì không có phương tiện thực hiện điều này. Tuy nhiên chúng tôi có thể căn cứ vào dự báo của KTTV trong nước và quốc tế để xác định "hiệu ứng cận biến hóa" - khi họ dự báo mưa, hoặc nắng. Bởi vì khi họ dự báo mưa thì tức là họ đã có quan trắc và xác định qua "mật độ mây, độ ẩm...." để đưa ra thông báo đó. Bởi vậy thông báo của KTTV chính là yếu tố mà tôi gọi là "Hiệu ứng cận biến hóa", chứ không phải điểm "cận biến hóa". Và những hiện tượng xác định điểm cận biến hóa cụ thể với chúng tôi chỉ có thể thực hiện bằng trực quan và chụp ảnh, chứ không đo đạc được (Không có nhân lực và phương tiện). Ở đấy tôi chưa nói đến phương pháp tương tác của Lý học có tương thích với phương pháp kiểm chứng của khoa học hiện đại hay không.

Nhân đây tôi cũng lưu ý quí vị là:

Tôi xác định bảy ngày không mưa, chứ không xác định rõ là từ mùng 1 đến mùng 7. Tôi chưa bao giờ xác định từ ngày đầu đến hết mùng 7. Bởi vậy, thông tin bài báo trên là không chính xác.

Nhưng đấy là xác định lúc đầu. Tôi có nói rõ: Nếu 20 ngày từ mùng 1. 8 Việt lịch đến hết 20. 8 Việt lịch không có bão hoặc mưa giông lớn đánh vào biển Đông Việt Nam thì sự xác định thời tiết Đại lễ sẽ mở rộng. Tức là gồm cả 10 ngày tiến hành Đại Lễ.

Ở đây, tôi chỉ xin được lưu ý mọi người là:

Tất cả các đài khí tượng thủy văn trong nước và quốc tế đều xác định có mưa lớn, có dông. Thâm chí có người còn cho rằng có bão lớn trong các ngày đại lễ qua KTTV Hoa Kỳ và việc tôi thất bại gần như chắc chắn. Nhưng thực tế đã không xảy ra như vậy. Cho đến nay, tất cả các chương trình biểu diễn trong Đại Lễ đều ở ngoài trời đã thành công - duy nhất có một sân khấu văn nghệ bị bỏ nửa chừng tối hôm mùng 4. 10 do mưa cục bộ có tính khu vực cấp phường lớn, nên bị bỏ nửa chừng.

Nếu đây là một tương tác thì quá thành công. Nếu bị coi là dự báo thì quả là có sai số. Nhưng chính xác hơn nhiều so với các dự báo của tất cả các cơ quan khí tượng bởi tính dự báo dài ngày của nó.

Mọi việc còn đang ở phía trước: Ngày mai là ngày lễ hội chính 10. 10. 2010 - bởi vậy, chúng tôi muốn cho xong công việc này đã rồi sẽ quyết định giải quyết nó như thế nào.

Anh Vuivui thân mến.

Ngày xưa anh có coi cho tôi, nhưng qua PM của diễn đàn tuvilyso.com, tôi thừa nhận anh đã nói trước nhiều điều đang xảy ra và có thể khả năng đúng rất cao trong tương lai.

Tôi làm việc này - cũng chỉ là chuyện "thường ngày ở Huyện" - Trang web Lý số nào mà chẳng có mục bói toán tất cả mọi chuyện trên trời, dưới biển - Báo chí làm ầm ĩ, tôi thì không có kinh nghiệm nói chuyện với báo chí truyền thông (Bàn đầy bia, có chụp ảnh chứng minh :D ). Bởi vậy nó thành chuyện - nghe thiên hạ chửi các kiểu. Lúc sự kiện chưa xảy ra - khả năng tôi thất bại 100% thì là tôi là ba xạo, đánh bóng tên tuổi. Lúc mọi việc có vẻ như tôi đúng thì tôi cũng có sai, nhưng tự cho là đúng..... Bởi vậy, tôi cũng buồn.

Bao nhiêu ngày nay tôi không kiếm ra một xu, sống một mình cơm niêu, nước lọ, lang thang khắp Hanoi để bảo đảm tối đa những lời xác định của mình và nghe thiên hạ.....chửi. Nếu không có sự chia sẻ và an ủi của những anh chị em gần gũi chắc tôi thất bại lâu rồi.

Vài lời chia sẻ. Cảm ơn anh nhiều.

14 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mục tiêu của anh Thiên Sứ là sự phục hưng của văn hiến Việt. Xá gì một bọn người ô trọc không hiểu, lấy bụng tiểu nhân đo lòng quân tử. Dầu sao anh cũng bước đầu đạt được một phần thành công.

Chúc mừng anh!

9 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thực tế là VTC nói một kiểu nhưng những người dân và những người quan tâm đến đề tài của sư phụ như bố mẹ con cũng nói rằng sư phụ quá đúng và kể cả có mưa 1 - 2 ngày đi chăng nữa (vào ban ngày mặc dù việc đó khogn diễn ra) thì cũng đã là quá giỏi rồi. Đó là những ý kiến khách quan từ phía những ngừoi không biết đến sư phụ trước đó cũng như những người không đặt nặng hay quá câu nệ vào những lời báo chí nói. Một lần nữa chúc mừng sư phụ và chúc mừng đại lễ 1000 năm thành công tốt đẹp !!!

5 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

:D Chúc bác Thiên sứ nhiều sức khoẻ, tâm tĩnh lặng :D

Lúc nào cũng lạc quan, vui vẻ như thế này :D :D :D :D :D :D :D

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chú Thiên Sứ có thể chứng minh năng lực của chú cũng như làm im hơi bặt tiếng của những kẻ ít hiểu nhưng lại thích gắn mác khoa học bằng việc tổ chức một cuộc hội thảo về toàn bộ những công trình của chú,phổ biến nó một cách rộng rãi,để từ đó lấy ý kiến phản biện,chú chỉ cần chỉ ra được cho 1 người tham gia hội thảo sai thôi thì cũng chỉ cho cả trăm người khác,chứ cứ để họ cứ lời ong tiếng ve thì thật là khó chịu mà lại làm những người không hiểu chuyện lại hiểu sai vấn đề,người việt chúng ta hay có tư tưởng đám đông lắm mà

Mong rằng tới đây chú Thiên Sứ sẽ nghĩ tới việc bỏ chút thời gian để giảng những bài giảng trực tiếp,giống như những nhà nghiên cứu vẫn hay làm để phổ biến rộng rãi các ý tưởng của mình,nhân danh văn hiến việt cháu chắn chắn rằng với mỗi bài giảng của chú sẽ có rất nhiều người muốn đến nghe lắm lắm

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chú Thiên Sứ có thể chứng minh năng lực của chú cũng như làm im hơi bặt tiếng của những kẻ ít hiểu nhưng lại thích gắn mác khoa học bằng việc tổ chức một cuộc hội thảo về toàn bộ những công trình của chú,phổ biến nó một cách rộng rãi,để từ đó lấy ý kiến phản biện,chú chỉ cần chỉ ra được cho 1 người tham gia hội thảo sai thôi thì cũng chỉ cho cả trăm người khác,chứ cứ để họ cứ lời ong tiếng ve thì thật là khó chịu mà lại làm những người không hiểu chuyện lại hiểu sai vấn đề,người việt chúng ta hay có tư tưởng đám đông lắm mà

Cái này thì khỏi cần... hữu xã tự nhiên hương...

Suốt ngày lo cãi vã... hơi sức đâu mà nghiên cứu... và đi tiếp...

Mong rằng tới đây chú Thiên Sứ sẽ nghĩ tới việc bỏ chút thời gian để giảng những bài giảng trực tiếp,giống như những nhà nghiên cứu vẫn hay làm để phổ biến rộng rãi các ý tưởng của mình,nhân danh văn hiến việt cháu chắn chắn rằng với mỗi bài giảng của chú sẽ có rất nhiều người muốn đến nghe lắm lắm

Cái này thì OK, lâu lâu tổ chức nói chuyện kiểu "bàn tròn" hay "mạn đàm" gì gì đó...

Thiết thực lắm à...

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thank You Very Much.

 

Vậy là bài tui gởi sớm nay trong tiểu mục nầy đã được delete. Cám ơn ông bà quản lý đã quan tâm.

Trung ngôn nghịch nhĩ .Vậy quẻ của tui ứng.

 

Quân tử nhất ngôn, như đã viết : ( 2- còn tiếp)

Tui sẽ tiếp tục.

 

 

Đến giờ phút nầy, chỉ còn 24 giờ nữa sẽ là một kết thúc hoàn hảo Đại lễ ngàn năm Thăng long thành công tốt đẹp, trong đó không thể không nói đến yếu tố thời tiết : Trời quang mây tạnh.

Hôm nay (9/10), hình như tiết trời hà nội hơi nắng nóng. Nhưng ngày mai chính lễ, thời tiết sẽ rất đẹp, âm âm của tiết thu mát mẻ, nhưng không uu ámám. Mây bay gió thổi, hanh hanh heo heo chứ không dầm dề ướt át ( mưa) trên toàn khu vực hà nội cũ.

Cổ nhân có câu : Trời đại hạn nên nghĩ sắm thuyền, trời nồng nực liệu chừng sắm áo bông.

Nhưng ngày mốt trở đi thì liệu chừng.

 

Xin gởi một lời hơi trước thời điểm

KHÔG THỂ CHỐI BỎ . VẬY LÀ ÔNG  ĐÃ THÀNH CÔNG.

XIN CHÚC MỪNG ÔNG VỚI NHỮNG LÝ DO CHÍNH ĐÁNG .

CHÚC MỪNG SỰ THÀNH CÔNG CỦA ĐẠI LỄ NGÀN NĂM THĂNG LONG

 

Theo tui thời điểm thành công của ông là buổi sáng ngày 1 và khi cơn áp thấp gần bờ ngày 5 và 6 tháng 10 trở quay ra biển…

Nhưng như vậy là tốt là quý rồi.

 

Bài trước nữa dẫn tin Hải Nam TQ mưa suốt 6,7 ngày, vậy nếu không phải Hải Nam mà là Hà nội như vậy ? Ông Thiên Sứ sẽ bị dập vùi . Khối kẻ cười  khoái trá, nhưng sẽ là cứ 1 kẻ  cười sẽ chà trên 1000 nỗi lòng của người khác.

 

Qua nay nghe nói Hà nội đông người lắm phải không? Nô nức tấp nập, háo hức hào hứng từ mọi miền đổ về thủ đô để tham gia, thưởng lãm lễ hội.

Ngày 10/10 có nhiều cái lớn, cái to diễn ra mừng đại lễ. Chỉ cần 1 cơn mưa 30 phút đồng hồ  sẽ làm giảm giá trị đáng kể. Vậy ông TS muốn mưa ngăn dịp này,  liệu lỡ lòng nói không chính đáng được chăng ?

 

Có người cắc cớ hỏi rằng :Vậy là bác TS “ đuổi” mưa vào miền trung gây thiên tai ? hay đại ý là như vậy

Thật là ác khầu.

Ngoài sự gắn ghép khiên cưỡng vì lý do cá nhân. Thì mặc nhiên với câu hỏi như nêu trên hay câu trách cứ cho là : ông TS đuổi mưa từ HN vào miền trung gây ngập úng, thế  là đã ông nhận khả năng “ đuổi mưa “ của ông TS rồi . ( cái này báo chí không đăng vì quẻ Hoả Lôi Phệ Hạp – ở bài bị delete rồi )

 

Phải thấy vấn đề thế này 

1-     Kịch bản một : Giả tỉ một trận mưa lớn sẽ vào HN những ngày này như ở đảo Hải Nam –TQ.  Có nhiều người xua nhưng ko được. Nhưng ông TS xua được, hậu quả như báo đưa ra nhưng so với kết quả  như sau thì sao ?

Theo TTV. Trận mưa lớn kèm lũ ập vào HHNN những ngày qua đã làm thịệt hại nghiêm trọng cho thành phố này, hàng trăm công trình bị sạt đổ gần ngàn người chết, thiêt hại lên đến hàng tỉ tỉ tỉ đồng. Do thành phố đang tổ chức một lễ hội …. Nhiều công trình phục vụ lễ được đầu tư nhiều tiền đã bị phá hại, số lượng người chết tăng cao là do người dân các tỉnh thành lân cận đổ về và số đông bị động rước điều kiện thời tiết bất thường.

1-     Kịch bản hai :

( Còn nữa)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Mục tiêu của anh Thiên Sứ là sự phục hưng của văn hiến Việt. Xá gì một bọn người ô trọc không hiểu, lấy bụng tiểu nhân đo lòng quân tử. Dầu sao anh cũng bước đầu đạt được một phần thành công.

Chúc mừng anh!

Cháu Sin lỗi các bác các chú

Cháu Xin post lại 1 bài vừa viết mấy hôm trước bên TGVH qua đây để làm rõ vấn đề

Cháu xin lỗi chú Hà Uyên vì nhắc đi rồi lại nhắc lại vì chẳng mấy ai đi các diễn đàn khác

Chú Hà Uyên post bài như sau

Anh chị em đọc bài báo này viết xúc động và đau lòng

Tâm thế lúc này...

" ...

Xin dành chút tấm lòng và sự tương trợ từ Đại lễ hướng về người dân vùng đại lũ miền Trung. Sẽ chẳng có một dị nhân hay thiên sứ nào làm được điều này hết. Ngoài chính mỗi tấm lòng và lương tri chúng ta, những người đồng bào."

Nguồn:

http://www.tienphong.vn/Thoi-Su/514498/Tam-the-luc-nay.html

]

Đây là AE trả lời tất nhiên thêm 1 vài chú thích cho nó mới mẻ

-Nếu bảo ko có cách giải quyết thì ko phải nhưng nếu giải quyết cái duôi mà cải đầu vẫn để thì cũng bằng ko

-Cháu dẫn chứng nếu chỉ giải quyết cơn bão thì sẽ có cơn bão khác nếu tình trạng thứ nhất chặt phá rừng thứ 2 khí thải quá nhiều như hiện này thì giải quyết thế nào đc chuyện này(cái này là ko có ý thức 1 ng làm 1000 ng phá, có mà công cốc )

-Còn nữa hiện nay Ngũ hành hiện tại hành thổ đang yếu theo chú thì nên giải quyết việc nào trước việc nào sau (cháu muốn tham khảo ý của chú Hà Uyên về vân đề này đây )

-Chú TS bên diễn đàn lý học đông phương có nói phải tổ chức hội nghị các nhà khoa học thế giới để giải quyết cháu có góp ý là ko phải là các nhà khoa học mà là Các học giả thế giới theo quan điểm của cháu các nhà khoa học đến 2/3 ko quan tâm đến Ngũ Hành( quan điểm của cháu)

-Nói chung thế này chú à vụ 10 ngày 1000 năm này ko chỉ là bước đầu cho việc giải quyết biến đổi khí hậu tất nhiên sẽ ngẫu nhiên chứng minh 5000 năm văn hiến

-Tất nhiên sẽ còn nhiều việc khác còn phải làm và còn nhiều việc khó tin hơn là 10 ngày ko mưa này theo chú thì sao

-Cháu rất mong có ý kiến của chú.

Edited by AngelEye
2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bây giờ là 5g 20 phút sáng 10. 10. Ngày quan trọng nhất của Đại Lễ. Mọi việc còn ở phía trước. Xác xuất 1/ 1.000. 000 vẫn có thể xảy ra. Bởi vậy, cá nhân tôi sẽ không có ý kiến gì trước khi Đại Lễ kết thúc một cách mỹ mãn.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bài viết bị mất của Chemwind.

=========================

Thấy anh Chemwind than phiền vì mất bài, tôi lục lọi tìm được và đưa lại lên đây. Vì không biết cách nối bài, nên tôi chép lại nguyên văn. Bài viết có gì thiếu sót xin anh Chemwind cho ý kiến , hoặc coppi bổ sung thêm.

=========================

Trong nhiều bài bình luận trên các trang mạng thấy có bài của ông Nguyễn Thế Trung trên NVN và ông Vuivui ở đây có giá trị rỏ còn chờ bài phân tích cũa ông Dungkp trên VLS xem sao, mà hình như trang đó bị sút mạng ?

===============

Cận dịp tổ chức Đại lễ mừng 1000 năm Thăng Long Hà Nội. Chuyện Thiên Sứ đuổi mưa dịp đại lễ, đã làm rún động thời buổi sự kiện trên anh- tờ - nét và báo chữ sử dụng ngôn ngữ việt suốt mấy tuần qua.

Toàn những động tính từ mạnh được triển khai rầm rộ như Rúng động, Dị Nhân, Thề, Đuổi, Phát Công ….đã tạo lên sự chú ý của nhiều bộ phận xã hội. Các báo đồng loạt đưa tin, có báo thực hiện phỏng vấn các chuyên gia cho ý kiến, có báo trích lại của đồng nghiệp, có báo lược từ anh-tờ - nét ..vvva2 vv thậm chí có những báo chuyên về chị em, về sữa, về làm đẹp và bạo hành gia đình trong một vài viết tâm tình nhớ quê cũng phải dẫn “Dị Nhân” ra làm cước ...

( Nhưng có cái hay các chính báo ở Việt Nam như ND, QĐND, TT …. không tham gia đưa tin chắc vì họ là báo lớn, có chính kiến, không ăn theo thị trường và biết đâu họ coi chuyện này thuộc dạng ruồi bu kiến đỗ, dạng giải trí cho thay đổi không khí, ko đáng quan tâm )

- Vậy ông Thiên Sứ nói gì ? – Tìm đọc trên anh – tờ - nét đã có

- Báo viết gì ? - Tìm đọc trên anh – tờ - nét đã có

- Và công chúng nói gì, bàn gì – cũng tìm đọc trên anh – tờ - nét đã có

Chuyện tất yếu sau khi có sự kiện là xuất hiện nhiều quan điểm bàn cãi : Dạng đơn quẻ gồm Ủng hộ - Phản đối và không quan tâm –. Dạng kép quẻ gồm Ủng hộ lại phản đối; Phản đối lẫn ủng hộ; Không ủng hộ sẽ phản đối; Không phản đối rồi ủng hộ. Không ủng hộ, không phản đối….

Lời ngỏ của tác giả bài nầy :

Thứ nhât : tui thuộc dạng Phản đối lẫn ủng hộ chuyện này của ông Thiên Sứ.

Thứ nhì : Không biện hộ cho ông Thiên Sứ, nhưng tui có ủng hộ, vậy ủng hộ thì ủng hộ cái gì ?

Thứ nút : Không tư thù cá nhân, không ganh ghét gì ông Thiên Sứ, nhưng tui có phản đối. Và phản đối thì phản đối cái gì ?

Tất nhiên là phải có lý do của cá nhân tui.

Chuyện nầy nếu ông Thiên Sứ cho phép sau ngày 10/10 tui sẽ đăng lên, cũng có thể ông không vừa ý nhưng tôi cứ đăng lên để rồi ông xóa bài. Nhưng với điều kiện cần thiết chủ quan, là để tôi suy nghĩ thêm có cần đăng hay không nữa.

Dưới đây tui xin trích trước vài ý phân tích như sau :

1 – Đối với báo giới nhất là cái tờ đăng đăng phỏng vấn ông và nay viết bài phản bác ông : Nên thông cãm cho người ta, nhất là các phóng viên. Nghĩ cho cùng cũng vì mưu sinh thôi. Biết đâu thuộc dạng ủng hộ nhưng phải phản đối.

Khởi đọc “ Rúng động : Dị nhân thề đuổi mưa” mượn con số linh (1010 – (2)010 : 1000) liên quan về Đại lễ xem sao, máy điện toán của tui ra được quẻ 10-10-01. Lấy qui ước 1= dương; 0= âm thì theo Dịch chồng được quẻ :

Posted Image

HỎA LÔI PHỆ HẠP

Đúng là nổi như trống trời : đã dưới nổ đùng đùng lại có lửa trên nhoang nhoáng, thật là Sấm Sét sao không ồn ào mà chú ý cho được.

Quẻ này ra cũng thuộc dạng tốt. Trời tuy kéo mây đen, nhưng nước chưa kịp đổ xuống mà sấm sét đã chớp nháy đùng đùng, tất xua mây đen tan bay thì sao mà mưa to cho được. ( kinh nghiệm dân dã cũng truyền : đang kéo cơn mà có sấm sét thì khó mà mưa cho được, có chăng chỉ lắc rắc )

Theo quẻ có thể ông sẽ thành công trong lời dự đóan, hay thể hiện công lực như những ngày qua cho đến hết lễ. ( Vâng tui nói là có thể, bởi cái lý biến của dịch nhưng hy vọng và cầu chúc ông chính đáng thành công )

HỎA LÔI PHỆ HẠP : Khiết dã Cấn Hợp. Cấu hợp, bấu vấu, bấu quào, dày xéo, đay nghiến, phỏng vấn, hỏi han. Nhưng lại Ủy Mỵ Bất Chấn Chi Tượng : Tượng yếu đuối không chạy được.

Sấm sét gì, một cáitt tít giật gân như gõ trống trước cửa Thiên Đình làm Thượng Đế bực mình, phải khắc phục và kiểm điểm nghiêm khắc. Quẻ nói vậy.

Còn nhiều cái tế nhị. Các ông có thể luận quẻ tiếp.

Bởi vậy thưa ông, phải thông cảm, phải hết sức thông cảm cho cái cô phóng viên xinh đẹp đã phỏng vấn ông cũng như những đồng nghiệp của cô ấy, nói vậy không phải vậy. Là vì : ....

Ở đời quân tử dụng Dịch để đối xử cho phải lý, nhưng Phật pháp lại có những cái thuyết ,có thể nói còn cao thủ hơn, đó là cho phải Đạo.

Sấm vang tiếng vọng bao lâu ? ư tiếng lành, ư tiếng dữ .

Lại mượn một câu trong Pháp hành bồ tát đạo để kết ý số 1 nầy.

19. Dù ta có nổi tiếng và được mọi người trọng vọng, cũng như giàu có tương đương với Tỳ sa môn thiên vương [vị trời chủ về của cải], hãy nhận rõ sự phù phiếm của danh lợi, chẳng có gì đáng để tự phụ - Đấy là pháp hành Bồ tát đạo.

2 – (Còn tiếp một ý nữa)

Bị chú :

- Nhặt được mẫu tin khôi hài của mấy ông bạn già rảnh chuyện ngồi gởi, xin chuyển mọi người cùng xem vui :

Tin từ HN . Vào đêm .../10/2010 nhằm ngày thứ .... tuần rồi, trong buổi tổng diyệt chương trình văn nghệ tại lễ bế mạc đại lễ kỷ niệm ....... đã có hơn một vạn người trong đó bao gồm các thành phần nghệ sĩ, đạo dễn diễn viên chuyên và không chuyên, hậu đài và những người hâm mộ đã đồng ca một ca khúc mang tựa đề : HN mùa nầy vắng những cơn mưa. Đây có thể sẽ là một kỹ lục ghi-nết mới dành cho nhiều người cùng hát một ca khúc nhất tại một thời điễm, mà trong đó có nhiều nghệ sỹ chuyên nghiệp của một quốc gia. Âm thanh của gian đồng ca khổng lồ này ì ầm hàng chục phút như sấm làm vang động cả một vùng đô thị, nhiều người dân cho hay ở khoảng cách 30km còn nghe tiếng ì ầm như sóng biển. Được biết lý do tập thể nầy tự nhiên cùng đồng ca là để hy vọng xua tan mây mù, cho thời tiết không có mưa ở những ngày tới, tạo điều kiện tốt cho buổi trình diễn. Trung tâm quan trắc địa vật lý t địa phương cho biệt, họ đã đo được cường độ của âm thanh lúc cao trào lên tới nhiều trăm dexibenn, địa chấn khoảng độ richtte đồng thời xuất hiện một luồng sóng cực ngắn, cường độ cao có thể xua được mây bay và lam nhiễu loạn các loại sóng điện từ trong vùng ảnh hưởng. Tại châu âu vào giữa thế kỷ 20, đã có một khán đài sân vận động bị sập trong một trận túc cầu, nguyên nhân là do bởi chấn động cộng hưởng tâm thanh từ tiếng hét cổ vũ của các cổ động viên.

Nhạc sỹ sáng tác ca khúc cho biết ông khá bất ngờ về điều này, vì xuất xứ ca khúc của ông không có mục đích và tính chất như vậy. Đây là một sự vận dụng thông minh và thú vị - Nhạc sĩ bày tỏ ý kiến.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Theo dõi việc dự báo thời tiết suốt những ngày qua, đến bây giờ cháu mới dám thở nhè nhẹ để chúc mừng chú và các anh chị. Cháu mới đang đọc những khái niệm cơ bản nên việc phán xét đúng sai là không thể, nhưng cháu tin những việc chú và các anh chị làm cho đại lễ là hợp lòng toàn dân.

Mọi so sánh đều là khập khiễng, chuyện đại lễ và chuyện bão lụt miền Trung là hai việc hoàn toàn khác nhau. Giống như đám cưới và đám ma tại một thời điểm trong một gia đình nào đó (cái này thực tế gặp nhiều rồi). Đám cưới thì đang tiến hành, đám ma lại tới, thử hỏi phải làm sao đây? Nếu có trách, âu cũng là trách sự đời oái ăm, trách ông trời không chiều lòng dân thôi. Hôm nay là ngày cuối cùng của đại lễ, cháu chúc chú Thiên sứ và các anh chị hoàn thành tâm huyết bao ngày qua của mình. Thêm một ví dụ để chứng minh con đường đang đi của mình là đúng đắn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay