wildlavender

Rúng động: Dị Nhân Thề đuổi được Mưa Suốt 7 Ngày Đại Lễ

329 bài viết trong chủ đề này

Tin ti vi đưa : Có áp thấp nhiệt đới gần bờ ( cấp 6-7), hướng đi theo tivi là Bắc! Nếu đi ngang sẽ vào đúng tầm HN!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Có nhiều thành viên ở các diễn đàn khác, có ý kiến rằng họ không post được bài phản biện ở topic này, và chúng ta đang tự khen nhau. Tôi xin đưa ra đừong link của các ý kiến này để các bạn tham khảo.

1. Ý kiến bình luận của thành viên trang Thế Giới Vô Hình - Xin cảm ơn.

http://www.thegioivohinh.com/diendan/showt...598&page=12

2.Ý kiến bình luận của thành viên trang Chân Thuyên Việt Lý Số - Xin cảm ơn

http://www.vietlyso.com/forums/showthread.php?t=15542

3. Ý kiến bình luận của thành viên trang Ngũ Hành- Xin cảm ơn

http://nguhanh.vn/forum/showthread.php?t=144

Các bạn có thêm link nào từ các diễn đàn bạn, cập nhật thêm giúp HTH nhé.

Trân trọng cảm ơn.

Em thấy ở đây cũng đang tranh luận hăng lắm. Hay bác chỉ đạo mấy anh em sang đó quậy cho vui. Em xin xung phong ạ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Em thấy ở đây cũng đang tranh luận hăng lắm. Hay bác chỉ đạo mấy anh em sang đó quậy cho vui. Em xin xung phong ạ

Chi dzậy...?

Kệ họ...

"Nhất niệm sân tâm khởi...

Bá vạn chướng môn khai..."

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hình ảnh xác nhận có mưa đủ lớn ngày hôm nay.

Posted Image

Chi tiết

http://www.vietnamnet.vn/xahoi/201010/doi-...-dai-le-939296/

Hi vọng ngày mai chú TS sẽ làm được cho trời nắng to.

bạn xem trong mục Lạc Việt Độn Toán sẽ biết bản chất của bức hình này là gì?

http://www.lyhocdongphuong.org.vn/diendan/...amp;#entry98055

Share this post


Link to post
Share on other sites

cứ cho là rừng đầu nguồn bị chặt đê :( nếu đạt đến cảnh giới cao như thế rồi thì có thể nhìn thấu mọi thứ.seo ko kích thích cây mọc nhanh hoặc có thể điều khiển bọn chặt rừng tự chạt tay mình ý :lol:

bạn này hết cách nói :D

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sáng nay trên đường đi làm (khu vực Bách khoa - Bạch mai) chợt gặp mấy giọt mưa. Lúc đầu thì lác đác vài giọt, sau khoảng 5 phút mưa bắt đầu mau hạt. Tưởng chừng sẽ có một cơn mưa rào ập xuống, mọi người vội vàng dừng lại để mặc áo mưa. Riêng mình, vẫn bình thản đi mà không hề sợ ướt vì tin chắc những gì sư phụ đã nói là sẽ làm.

Đi khoảng 20m, trời bỗng tạnh hẳn, nhìn về phía trước (công viên Tuổi Trẻ) chợt thấy một vầng sáng giữa bầu trời đang âm u xám xịt. Trông xa như một con rồng đang bay, tiếc rằng đang trên đường đi làm nên không mang theo máy ảnh và đường quá đông để dừng lại lấy điện thoại chụp. Khi đến cơ quan, vội ra ban công để xem còn hay đã mất thì bị mấy cái cây to bên phía công viên che hết rồi.

Tiếc quá!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Bức ảnh cụ già đội mưa đi...Tôi nghĩ nền đường ướt đâu hẳn đã là do mưa to vì có thể xe mới tưới nước chăng? Ai đó có thể làm rõ được không? ( tiếc là tôi không đưa được hình ảnh này vào bài viết)

images2046222_IMG_0638.JPG

Ảnh đây rồi...

Edited by lee

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

NS Trọng Đài - Tổng ĐD đêm bế mạc Đại lễ: Lo nhất là trời mưa

(TT&VH) - Gần 8.000 nghệ sĩ, diễn viên sẽ xuất hiện trên một sân khấu mang hình tượng trống đồng để kể câu chuyện lịch sử 1.000 năm của đất nước, của Thăng Long - Hà Nội bằng lối kể vừa ước lệ, vừa hiện thực trong chương trình nghệ thuật: “Thăng Long - Hà Nội - Thành phố Rồng bay” dài khoảng 80 phút (sẽ diễn ra tối 10/10 tại SVĐ Quốc gia Mỹ Đình).

Trước khi chính thức được TP Hà Nội quyết định giao nhiệm vụ tổng đạo diễn, nhạc sĩ Trọng Đài đã tiếp cận với kịch bản “Thăng Long - Hà Nội - Thành phố Rồng bay” của nhà văn Nguyễn Khắc Phục.

Ê - kíp thực hiện chương trình cùng với nhạc sĩ Trọng Đài có 4 phó tổng đạo diễn: NSND Ứng Duy Thịnh, đạo diễn Đỗ Minh Tuấn, nhà báo Lại Văn Sâm, nghệ sĩ Kim Xuân và 3 đạo diễn các chương: Văn Quang, Văn Hải và Hồng Phong.

Posted Image
Nhạc sĩ Trọng Đài

Hơn 3 tháng qua, gần 8.000 nghệ sĩ, diễn viên (trong đó có gần 1.000 nghệ sĩ chuyên nghiệp) đã tập luyện tại cơ sở. Từ tối 25/9, chương trình hợp luyện chính thức được thực hiện tại SVĐ Mỹ Đình.

Nhà văn Nguyễn Khắc Phục từng chia sẻ, kịch bản của ông sẽ là những nét phác thảo, còn hồn cốt sẽ chỉ được thổi vào khi chương trình đã thành hình hài trên sân khấu. Thế nên, sự thay đổi từ kịch bản văn học đến kịch bản phân cảnh là một điều hoàn toàn dễ hiểu.

Theo kịch bản của nhà văn Nguyễn Khắc Phục, chương trình sẽ gồm 5 chương, nhưng đã rút lại còn 3 chương. Chương 1: Quyết định trọng đại, từ sơ khai tới lúc Lý Thái Tổ ra quyết định dời đô. Chương 2: Thủ đô ngàn năm văn hiến từ thời Trần tới trước ngày thành lập Đảng. Chương 3: Thời đại Hồ Chí Minh - Thành phố Vì hòa bình.

Câu chuyện lịch sử vừa ước lệ vừa hiện thực

Nhạc sĩ Trọng Đài cho biết, hai chương đầu của chương trình mang tính chất lịch sử, sẽ chỉ kể câu chuyện lịch sử bằng phong cách huyền thoại.

“Cách ăn mặc, “hiện thực hóa” hình tượng nhân vật, ai đóng ai, đã xứng đáng chưa... luôn gây ra những tranh cãi không có hồi kết. Vì thế, chúng tôi không lụt vào tiến trình lịch sử, để kể câu chuyện như sách sử mà khái quát cả giai đoạn của tiền nhân qua phong cách huyền thoại. Giải quyết bằng hình ảnh và sắc màu. Thời Lê như chúng ta biết trên bình gốm họa tiết đặc trưng nghiêng về màu ghi, đời Trần gắn với Thiền tông mà dùng trí liên tưởng thì đó là màu vàng... Thử tưởng tượng, khi bài Bạch Đằng giang phú cất lên sân khấu chuyển sang màu vàng... Đời hậu Lê, chúng tôi lại lấy sắc xanh hồ Gươm, gắn với truyền thuyết vua Lê trả gươm... Sân khấu sẽ là không gian ước lệ, làm cho người xem có sự chú ý. Gần đây, tôi thấy một số chương trình diễn xướng xuất hiện cả những cảnh tái hiện truyền thuyết Lạc Long Quân - Âu Cơ với 50 con theo mẹ lên núi, 50 con theo cha xuống biển, xuất hiện cả vua hùng râu tóc bạc phơ... Chúng tôi sẽ không kể chuyện như vậy. Không một nhân vật lịch sử nào xuất hiện trên sân khấu” - Tổng đạo diễn nhấn mạnh.

Posted Image
Gần 8.000 diễn viên tham gia trình diễn.
Ảnh mang tính chất minh họa

Tính ước lệ trong câu chuyện lịch sử ngàn năm của dân tộc sẽ được “hiện thực hóa” bởi những áng “thiên cổ hùng văn”: Chiếu dời đô của vua Lý Công Uẩn, Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt, Bạch Đằng giang phú của Trương Hán Siêu... Bạch Đằng giang phú đã thuyết phục được ê - kíp thực hiện bởi sự bay bổng, bi tráng của tác phẩm. Thời hiện đại có duy nhất Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chủ tịch. Lời những tác phẩm này được thể hiện qua giọng đọc của NSƯT Phan Muôn. Chương trình cũng không có MC dẫn dắt như các chương trình nghệ thuật thông thường.

Khác hẳn tính ước lệ của hai chương đầu, ở chương 3, tính hiện thực ngồn ngộn. Theo nhạc sĩ Trọng Đài, đó là một giải pháp xứng đáng với thời kỳ lịch sử này của dân tộc. Chương 3 sẽ tái hiện các sự kiện lớn: Tuyên ngôn độc lập, Hà Nội kháng chiến, Giải phóng thủ đô, năm 1975 thống nhất đất nước, Hà Nội hiện đại - thân thiện - hòa bình... Màn kết là bản hợp xướng “Bài ca tuổi trẻ Thăng Long - Hà Nội” của nhạc sĩ Trọng Đài, phần soạn lời do nhà văn Nguyễn Khắc Phục đảm nhận với phần trình diễn của các ca sĩ: Mai Hoa, Vành Khuyên.... Trong màn hợp xướng mạnh mẽ, bay bổng này có đoạn ca từ: Âm vang nhịp trống rung/Thăng Long - Hà Nội - Việt Nam/ Khát vọng lớn lao.../Thăng Long Rồng bay hào hoa rạng rỡ...

Để thực hiện được những chủ đề này, hệ thống thiết bị âm thanh, ánh sáng công nghệ cao và những kỹ xảo đặc biệt sẽ được sử dụng. Được biết, sân khấu lớn sẽ mang hình tượng trống đồng, toàn bộ khán đài B sẽ được bao trùm bởi một màn hình lớn chiếu những clip phụ trợ cho các màn diễn.

Sẽ diễn bình thường nếu trời mưa nhỏ


Tối 4/10 vừa qua, buổi hợp luyện cuối cùng trước đêm tổng duyệt, cơn mưa rào trước khi Hà Nội bất ngờ trở gió mùa khiến BTC chương trình... thót tim. Theo như chia sẻ của nhạc sĩ Trọng Đài, không lo sao được khi mỗi buổi tập tiêu tốn... hàng tỉ đồng.

Trời mưa không chỉ ảnh hưởng tới tiến độ tập luyện mà có khi còn làm hỏng máy móc, phương tiện kỹ thuật âm thanh, ánh sáng. Tổng đạo diễn cho biết, hiện tại, BTC chưa tính tới phương án bão lớn. Nếu trời mưa không đáng kể, chương trình vẫn diễn ra bình thường. Tuy nhiên, tối qua (5/10), tin Áp thấp nhiệt đới gần bờ với vùng ảnh hưởng là cả dải Bắc Trung Bộ khiến không ít người lo lắng...

4 tháng kể từ khi TP Hà Nội có quyết định giao cho nhạc sĩ Trọng Đài làm tổng đạo diễn chương trình cũng có nghĩa là nhạc sĩ và ê - kíp có 4 tháng để chính thức bắt tay thực hiện “tác phẩm” có thể nói là lớn nhất từ trước tới nay trong lịch sử nghệ thuật trình diễn VN. “Khi có quyết định chính thức về ê - kíp dàn dựng, tôi đã nói với các cộng sự, hãy làm hết sức mình bằng lòng tự trọng dân tộc. Đại ngôn một chút là nhìn ra thế giới để biết Nam Phi, rồi Trung Quốc... làm thế nào để tìm ra chìa khóa phù hợp với chúng ta? Thế mạnh trong nghệ thuật trình diễn của một số nước Bắc Á là tinh thần tập thể, đồng đều đến mức không còn gì để bình luận. Với chúng ta, không đi theo con đường đó được bởi người VN đôn hậu, nhiều ngẫu hứng. Trên cá tính dân tộc phải khai thác đồng diễn thế nào để ra đúng chất Việt nhất...” - nhạc sĩ Trọng Đài cho biết.

Những khó khăn về nhân lực, vật lực có thể khắc phục được, song lo nhất vẫn là vấn đề thời tiết...

Thu Hằng
(TT&VH)

Lễ hội thì hàng mấy trăm. Riêng buổi lễ này thiết nghĩ it nhất thì nội 8000 diễn viên cùng các bộ phận hậu cần, kỹ thuật, ban tổ chức ... cho là 10.000 người có liên qua trực tiếp, còn nhiều thì sẽ là cả vài trăm ngàn, có khi hàng triệu người Việt khác ở tại Hà Nội, cùng cả nước quan tâm đến buổi công diễn này sao cho thành công tốt đẹp. Tất cả đã chu đáo và sẵn sàng. Chỉ còn : Cầu Trời đừng mưa. Rất cộng động, rất tập thể, rất chính đáng.

Vậy chuyện xin trời đừng mưa của ông Thiên Sứ sao lại không chính đáng?
Chỉ do cách nói và cách viết mà thôi!!!
(Từ từ sẽ bàn tiếp)

Lý Hóa Phong




Edited by Chemwind

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cám ơn bác Chém Gió.

Cháu hơi thắc mắc là Chương 1,2 về thời Hùng Vương, thời Lý, thời Trần trong đó có hoạt cảnh Lạc Long Quân, Âu Cơ với 50 người con theo mẹ lên núi, 50 người con theo cha ra miền biển lẽ ra phải được phục dựng thực chứ không chỉ là ước lệ. Đây là những hình ảnh cần được dàn dựng, hiện thực hóa (tất nhiên ở mức độ không cần chuyên quá sâu) vì đó là thời xưa. Điều đó cũng giống như kinh thành Thăng Long được phục dựng bằng kỹ thuật 3D trong Thăng Long nhân kiệt vậy.

Vậy tại sao họ lại cho dựng chương 3 hiện thực hóa. (Chương 3 là từ khi thành lập Đảng, đánh Pháp, đánh Mỹ, Đổi mới...). Thời kỳ này đã được tuyên truyền và ai cũng rõ như ban ngày.

Cái cần giáo dục về lịch sử văn hóa nước nhà thì lại cho mờ đi còn cái đã xuất hiện thường xuyên ngày này qua năm khác, lễ kỷ niệm này qua lễ kỷ niệm khác thì lại tiếp tục được tô nhấn?

Bác có thể giải thích rõ hơn được không?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nếu liên quan đến thời Hùng Vương - tôi đề nghị tuyệt đối không mang trang phục "Ở Trần Đóng khố" - nếu đã lỡ tập như vậy thì nên cắt phần này.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đoán kiểu dị nhân: Sinh con đầu lòng không gái thì trai

Theo VTC - 17 phút trước(VTC News) - Đi qua 2/3 thời gian Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, những dự đoán của ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh đã bị thực tế thời tiết ở Hà Nội những ngày qua phủ nhận.

Những ngày qua, trong khi miền Trung đang khổ sở vật lộn với bão lũ thì nhà lý học Nguyễn Vũ Tuấn Anh cùng nhiều đệ tử của ông vẫn hăng say... "tự hát tự khen". Tất nhiên, nếu không phải vì "dị nhân" này khiến dư luận quan tâm như thời gian qua, sẽ chẳng ai quan tâm đến việc Nguyễn Vũ Tuấn Anh có "động thái" gì. Nhưng bởi "dị nhân" này đã mạnh miệng tuyên bố có năng lực siêu nhiên "ngăn mưa đuổi bão", nên cả "núi" câu hỏi vì sao ông không "động thủ" gì với bão lũ để cứu giúp đồng bào vẫn đang "treo lơ lửng".

Trở lại chuyện ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh và thời tiết Hà Nội dịp Đại lễ. Ở Hà Nội, Đại lễ 1000 năm đã đi được 2/3 chặng đường, và như mong mỏi của hàng triệu người dân Việt Nam, thời tiết ở Thủ đô Hà Nội những ngày vừa qua tương đối thuận lợi. Các chương trình kỷ niệm của Đại lễ đã thu hút sự chú ý của người dân, tạo ấn tượng đối với những kiều bào và khách quốc tế, hình ảnh Thủ đô Hà Nội - đất nước VN có lịch sử nghìn đời, thân thiện và đáng mến lan toả trên thế giới.

Trước đó, vấn đề thời tiết trong dịp Đại lễ được coi là nan giải và khó ứng phó của Hà Nội. Bởi với hệ thống thoát nước quá yếu như hiện nay, nếu có mưa và ngập úng, nhiều chương trình kỷ niệm sẽ bị ảnh hưởng, thậm chí phải huỷ bỏ. Do vậy, nhiều phương án đã được tính đến, kể cả việc di dời địa điểm tổ chức Đại lễ hay bắn mây phòng mưa. Giữa lúc đó, ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh (bút danh Thiên Sứ) đăng đàn cho biết mình là người đã có dự báo trước về trận sóng thần ở Ấn Độ Dương năm 2004 hay cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008, từ đó đem "danh dự mấy chục năm hoạt động nghiên cứu cũng như tất cả những học thuyết mình đưa ra" để cam kết sẽ có thời tiết đẹp trong 7 ngày đầu Đại lễ.

Posted Image

Nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh Tuyên bố của nhà lý học này lập tức đã thu hút sự chú ý của dư luận. Với mong muốn Đại lễ có thể thành công tốt đẹp, nên dù đa số không đồng thuận với cam kết của ông Tuấn Anh, thời gian qua các nhà khoa học, đại bộ phận công chúng cũng như các phương tiện truyền thông vẫn chú ý theo dõi sát sao "nhất cử nhất động” của "Thiên sứ" - thậm chí không cần yêu cầu "Thiên sứ" phải chứng minh năng lực siêu nhiên "ngăn mưa đuổi bão" mà chỉ cần "Thiên sứ" đoán đúng về thời tiết Đại lễ.

Thế nhưng, đi qua 2/3 thời gian Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, những dự đoán của ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh đã bị thực tế thời tiết ở Hà Nội những ngày qua phủ nhận hoàn toàn...

Dự báo sai, tự nhận đúng (!?)

Ngày 30/9, nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh đã uỷ quyền cho “đệ tử” chính thức đăng tải thông báo trên diễn đàn Lý học Đông Phương xác định thời tiết ngày 1/10 tại Hà Nội như sau: Từ 5h -15h ngày 1/10, trong phạm vi bán kính 35 km từ trung tâm Thành phố Hà Nội (Hồ Hoàn Kiếm), trời nắng đẹp và không mưa.

Nhưng thực tế, vào đầu giờ sáng ngày 1/10, trời Hà Nội âm u, tại một số khu vực trong trung tâm TP Hà Nội (theo quy ước của nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh, khu vực trung tâm được xác định trong phạm vi bán kính 35 km từ Hồ Hoàn Kiếm) đã có mưa vừa và mưa to.

Về sự thực này, trả lời trên Diễn đàn Lý học Đông Phương, ông Tuấn Anh cho rằng: “Nếu mưa không lớn hơn xe bồn rửa đường thì vẫn không nằm ngoài dự báo của chúng tôi. Bởi vậy, không thể căn cứ vào những cơn mưa nhỏ đó để gọi là phản biện. Hôm nay muốn nói gì thì nói, trời đã không mưa như dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Trung ương. Lễ khai mạc diễn ra ngoài trời, trời mát đủ để mặc vest và có nắng để chụp ảnh. Thiên Sứ không ướt như chuột. Tôi nghĩ thế là đủ” (?!)

Tiếp tục, đến ngày 3/10, “đệ tử” Hoàng Triều Hải đã đưa ra dự báo về thời tiết ngày 4/10 theo sự uỷ thác của "sư phụ" Thiên Sứ: “Có mưa rửa đường trên diện rộng từ đêm tới 5h sáng. Tuy nhiên, lượng mưa không lớn. Ban ngày trời không có mưa, nắng đẹp, tiết trời se lạnh. Buổi tối, tiết trời vẫn... se lạnh, không mưa để đảm bảo bà con từ Miền Nam phải mặc thêm áo gió và tất cả mọi người ra đường tham gia Đại lễ không cần mang theo áo mưa”.

Thậm chí sau đó, chính ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh đã lên mạng đăng tin cải chính rằng: Trong ngày 4/10, trận mưa rửa đường sẽ không xảy ra.

Nhưng thực tế: Chiều tối ngày 4/10, đã có mưa khá nặng hạt trong nhiều giờ tại khu trung tâm TP Hà Nội. Nhiều người đã “đội mưa” đi xem các chương trình biểu diễn nghệ thuật!

Trước thực tế này, cả Thiên Sứ cũng như các đệ tử cùng cho rằng: Những hình ảnh người dân “đội mưa” chiều tối 4/10 là “kỳ quặc” (?!)

Về việc này, trong thư gửi VTC News, một độc giả đã bức xúc bày tỏ: “Nếu dự đoán đúng (hay có vẻ đung đúng) thì điều đó có thể là quy luật tự nhiên (đoán hay không đoán, đuổi hay không đuổi thì cũng thế), và Nguyễn Vũ Tuấn Anh có thể đoán mò mà đúng (như người chơi xổ số, chơi lô đề... cũng có thể trúng, dù chẳng có thuật gì).

Dự đoán thời tiết thì chỉ có mưa hay không mưa, nói đơn giản là xác suất 50/50. Trong thực tế, hiện tượng "không mưa lâu ngày" (5-10 ngày) không phải khi nào cũng có, nhưng không phải là không xảy ra hay quá hiếm hoi. Huống hồ, lại dự đoán theo kiểu "có thể sẽ mưa" nghĩa là có mưa cũng đúng, không mưa cũng đúng nốt, tham khảo “bám đuôi” dự đoán của Trung tâm Dự báo KTTVTƯ và quan sát thời tiết sát nút ngay gần thời điểm được dự đoán!

Việc cho phép "nói đi nói lại", chỉnh sửa lời dự đoán, kể cả dự báo sau khi đã tiến sát nút thời điểm dự báo đã bị Thiên Sứ “mập mờ” đặt dưới cái khái niệm gọi là “cận biến hoá”, độc giả phân tích trong thư.

Chuyện chưa kể về con số 7 tỷ 150 triệu đồng

Ban đầu, ông Tuấn Anh đưa ra cam kết, chỉ cần 7 tỷ 150 triệu đồng ông sẽ làm cho thời tiết Hà Nội trong vòng 7 ngày dịp Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội sẽ không có một hạt mưa nào. Tiết trời mát mẻ và sẽ có nắng để chụp ảnh.

“Nếu không đủ 3 yếu tố trên (không mưa, thời tiết mát, có nắng – pv) sẽ không lấy tiền”, ông Tuấn Anh nhấn mạnh.

Số tiền này để làm gì? Theo tìm hiểu và chúng tôi được biết, số tiền này Thiên Sứ dự kiến dùng để mua, sửa nhà đang ở và chi phí cho việc xin giấy phép hoạt động của Trung tâm nghiên cứu Lý học Đông Phương mà ông làm Giám đốc.

Sau đó, ông Tuấn Anh đã huỷ bỏ điều kiện phải có kinh phí 7 tỷ 150 triệu đồng mà tự nguyện thực hiện cam kết không có thù lao. Ông Tuấn Anh cũng ngỏ ý sẽ có buổi làm việc chính thức và tổ chức hội thảo khoa học để công bố phương pháp thực hiện việc "ngăn mưa đuổi bão" của mình. Phương pháp này cơ bản dựa trên ý chí và năng lực của chính ông.

Rồi cũng chính ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh và các đệ tử của mình hoặc tuyên bố với báo chí hoặc công khai trên diễn đàn Lý học Đông phương rằng: “Sự việc đã được đẩy đi quá xa. Mọi người có vẻ ác cảm với lời tuyên bố "ngăn mưa" và 7 tỷ 150 triệu đồng là yêu cầu cho vui. Họ cố tình không chịu hiểu là vụ 7 tỷ chỉ là "nổ" cho vui vẻ, xôm tụ diễn đàn” (?!), “việc xác định thời tiết cũng như nhiều dự báo khác là việc thường xuyên của website lyhocdongphuong.org.vn. Hiện tượng dự báo cụ thể thời tiết trong Đại lễ cũng chỉ là một trong những việc này”...

Trả lời câu hỏi của phóng viên về thời tiết những ngày Đại lễ nếu nắng đẹp, không mưa… là do kết quả của việc huy động nguồn lực lý học (có sự tác động của ông Tuấn Anh) hay đơn thuần thời tiết những ngày này diễn ra khách quan như thế, ông Tuấn Anh nói kiểu... "sinh con đầu lòng không gái thì trai": "Một cách tổng quan thì việc dự báo thời tiết không mưa trong 7 ngày vẫn có thể có sai số, tức là có mưa. Do vậy, trong trường hợp không có sai số (không mưa) nghĩa là đã có sự tác động" (?!!).

Gia Huy - Hoàng Yến

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chúng ta phải trả lời thế nào về bài báo trên?? Bức xúc không chịu được!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tiêu đề bài viết đã được thay đổi:

"Hồi kết tan nát" của dị nhân ngăn mây đuổi mưa Đại Lễ

Được bổ xung thêm một đoạn cuối cùng của bài viết:

"...

Mặc dù đã buộc phải chuyển từ năng lực "ngăn mây đuổi mưa" sang năng lực dự báo thời tiết, nhưng ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh vẫn phải chịu "hồi kết tan nát" khi dự báo của ông chẳng hơn gì những người đoán mò."

Gia Huy - Hoàng Yến

http://www.vtc.vn/2-264338/xa-hoi/hoi-ket-...-mua-dai-le.htm

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cũng còn 2 ngày nữa trong đó quan trọng là ngày 10/10. Cũng cần phải cố gắng chứ chưa nên tự mãn vội. Những thành công trong thời gian vừa qua mới là bước đầu. Còn báo VTC (Vịt to còi) chuyên tung tin giật gân thì có thế người ta mới bán được báo hay đông người truy cập. Bỏ qua thông tấn xã VTC chút đi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mặc cái tờ báo lá cải đó đi chị Rin ơi!

"Trong ít nhất 7 ngày lễ hội chính trời nắng đẹp, không mưa vào ban ngày, thời tiết mát mẻ"

Không biết họ có đọc câu này ngay tại logo của diễn đàn không nữa?

Dự đoán thời tiết thì chỉ có mưa hay không mưa, nói đơn giản là xác suất 50/50. Trong thực tế, hiện tượng "không mưa lâu ngày" (5-10 ngày) không phải khi nào cũng có, nhưng không phải là không xảy ra hay quá hiếm hoi.

Nếu xác suất là 50/50 thì khả năng không mưa trong 5 ngày liên tiếp là 5^5=3.125% một con số quá nhỏ để có thể xảy ra điều đó, nhưng sao nó vẫn xảy ra chỉ vì đơn giản là xác xuất đó không phải là 50/50.

Trong thực tế thì dự báo thời tiết không phải là chơi trò xúc xắc có 2 mặt, mà diễn biến thời tiết là một quá trình phức tạp liên quan đến rất nhiều yếu tố: lượng nước bốc hơi, nhiệt độ mặt trời, tốc độ gió, độ ẩm không ký... và rất nhiều yếu tố phức tạp khác mà con người chưa biết hết được...ư

Việc xem dự báo thời tiết có xác xuất 50/50 ngay từ đầu là một sai lầm cơ bản giữa một hiện tượng thực tế và một hiện tượng có tính quy ước chỉ xảy ra trong toán học và các phòng thí nghiệm có điều kiện cực kỳ hiện đại để cô lập các sự kiện trong một hệ kín trong phạm vi rất hẹp, còn thực tế bất kỳ một hiện tượng nào xảy ra trên Trái đất này đều có phạm vi rất rộng và có rất nhiều yếu tố tham gia vào đó.

Huống hồ, lại dự đoán theo kiểu "có thể sẽ mưa" nghĩa là có mưa cũng đúng, không mưa cũng đúng nốt, tham khảo “bám đuôi” dự đoán của Trung tâm Dự báo KTTVTƯ và quan sát thời tiết sát nút ngay gần thời điểm được dự đoán!

Nếu nhocchantrau nhớ không lầm thì tỉ lệ dự báo của KTTVTƯ cũng chưa bao giờ đạt 100%, cả một cục nhiều người như thế mà còn chưa đạt chính xác 100% thì sao lại trách là SP nói "có thể có mưa" được chứ? SP dự báo trước cả gần 1 tháng mà họ dám bảo là "bám đuôi", bó tay, các dự báo chi tiết trước từng ngày chỉ là làm cho rõ thêm thôi, tránh hiểu lầm ấy mà?

Việc cho phép "nói đi nói lại", chỉnh sửa lời dự đoán, kể cả dự báo sau khi đã tiến sát nút thời điểm dự báo đã bị Thiên Sứ “mập mờ” đặt dưới cái khái niệm gọi là “cận biến hoá”, độc giả phân tích trong thư.

Khái niệm cận biến hóa được đề cập đến từ ngày 26 và đã giải thích rõ ràng là do sự sai lệch giữa tính quy ước của thời gian và thực tế vận động cơ mà!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Họ chỉ thích kiếm chuyện thôi mà. Trước họ khen hết lời, giờ chê để cân bằng dư luận chăng ?

Share this post


Link to post
Share on other sites

VTCNews tự giật tít "Dị nhân...", tự dựng lên hình tượng Dị nhân, tự mình bơm lên loạt bài "Dị nhân..." rồi bây giờ lại ra cái bài "Tan nát...". Ngay từ đầu mình đã nói là cách đặt vấn đề và đặt tựa đề của họ rất thiếu thiện chí. May mà thầy TS là người hiền từ chứ nếu không đã kiện nó về việc bôi nhọ danh dự.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cái chính là bị nó biến thành trò cười cơ. Báo chí đúng là con dao 2 lưỡi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chúng ta có thể khởi kiện VTC vì đăng tin không đúng sự thật, thổi phồng sự việc ngay từ trước Đại Lễ với loạt bài viết "Dị Nhân", chính ngôn từ của VTC đã làm dư luận có cái nhìn không khách quan ngay từ ban đầu.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chúng ta có thể khởi kiện VTC vì đăng tin không đúng sự thật, thổi phồng sự việc ngay từ trước Đại Lễ với loạt bài viết "Dị Nhân", chính ngôn từ của VTC đã làm dư luận có cái nhìn không khách quan ngay từ ban đầu.

Một nữa ổ bánh mì là bánh mì nhưng nữa sự thật không là sự thật mà! Khổ lắm nói mãi nói nhiều thành ra nói liều!

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Không sao cả. Xong việc tôi cũng chẳng quan tâm đến những gì tôi đã làm. Việc gây nên dư luận là của báo chí, chứ không phải tôi.

Nhưng tôi vẫn chân thành cảm ơn những anh chị em đã chia sẻ với tôi. Tôi cũng mong anh chị em cũng không việc gì phải bức xức.

Họ tự hiểu họ đang làm gì và tôi cũng biết rất rõ tôi đang làm gì.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Theo quan điểm của mình thì chúng ta không cần bức xúc. Chúng ta càng bức xúc, càng trúng kế "tiểu nhân". Đơn giản là họ đang dùng chiêu để làm nổi bật thương hiệu của mình mà thôi. Họ đâu quan tâm tới đại lễ, cũng chẳng quan tâm tới kết quả. Họ chỉ mong sao các bên càng phản biện, càng tranh luận gay cân, họ càng có lợi. Cái này cũng dễ hiểu mà.

Nếu không cùng mục đích thì chúng ta cũng chẳng cần quan tâm đến những thông tin kiểu như vậy.

Thưa sư phụ, con tin rằng, được hay không được, tới hôm nay đã rõ trong lòng những người quan tâm.

Chúc sư phụ mạnh khỏe!

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Còn 2 ngày nữa thôi, cố lên chú ơi. Đừng trả lời mấy cái tay phọt phẹt nữa. :D .

Share this post


Link to post
Share on other sites

Theo quan điểm của mình thì chúng ta không cần bức xúc. Chúng ta càng bức xúc, càng trúng kế "tiểu nhân". Đơn giản là họ đang dùng chiêu để làm nổi bật thương hiệu của mình mà thôi. Họ đâu quan tâm tới đại lễ, cũng chẳng quan tâm tới kết quả. Họ chỉ mong sao các bên càng phản biện, càng tranh luận gay cân, họ càng có lợi. Cái này cũng dễ hiểu mà.

Nếu không cùng mục đích thì chúng ta cũng chẳng cần quan tâm đến những thông tin kiểu như vậy.

Thưa sư phụ, con tin rằng, được hay không được, tới hôm nay đã rõ trong lòng những người quan tâm.

Chúc sư phụ mạnh khỏe!

Cảm ơn Trung Nhân có lời chúc lành.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay