wildlavender

Rúng động: Dị Nhân Thề đuổi được Mưa Suốt 7 Ngày Đại Lễ

329 bài viết trong chủ đề này

khu vực Tây Hồ đã hết mưa, mưa phùn như mưa xuân (cảm giác như rửa đường)

tính ra mưa khoảng 30 phút

Share this post


Link to post
Share on other sites

Từ 8 giờ tối đến 8 giờ 20, ở khu vực Ba Đình mưa đúng nghĩa. Lâu và nặng hạt.

sau khi cháu post bài trên thì trời lại mưa tiếp đến khoảng 8 giờ 50 phút tối mặc dù ko nặng hạt bằng trận mưa từ khoảng 8-8 giờ 20. Cháu chỉ đưa tin chứ không có ý định chỉ trích (mặc dù cháu ko tin vào khả năng đuổi mưa mà chỉ tin vào khả năng tiên tri của bác)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chắc anh phóng viên này hết mưa mới hóng vội ra chụp hình :D

Đồng ý với bạn. Mặt đường ướt nước và ảnh được chụp sau khi mưa tạnh. Nhưng bạn đã không đưa được dẫn chứng là mọi người phải mặc áo mưa khi trời mưa!

Thân.

Từ 8 giờ tối đến 8 giờ 20, ở khu vực Ba Đình mưa đúng nghĩa. Lâu và nặng hạt.

Quy ước: Không bàn đến những cơn mưa khá trễ như thế, bạn nhé!

Thân.

Xác nhận khu vực Nguyễn Văn Cừ_ Long Biên mưa ướt đường từ lúc 19h30 tới giờ. Hy vọng mai sẽ không mưa to.

Tương tự, mình không nên bàn những cơn mưa tối. Chào bạn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mưa để rồi tan tành đại cuộc phải di dời tất cả sự kiện vào nhà hát - cung hội nghị thì mới gọi là.

Miêu mập chỉ có một chút ý kiến khách quan như sau:

-Chúng ta đã công bố thời tiết, có "bảo kê" rằng: Trời nắng đẹp, tiết trời se lạnh từ sáng đến chiều. Tuy nhiên, dù trời không mưa nhưng không nắng đẹp, thì vẫn còn điều gì đó chưa hoàn hảo; chứ không thể xét đến mức phải dời tất cả sự kiện vào nhà hát được, đúng không ạ? Chứ nếu cứ như thế, thì các "nhà pha học" cũng chẳng sai để phải cười cợt họ, vì học nói: mưa rào và dông rải rác, lượng mưa không lớn mà? (Điều đó có nghĩa là: có nơi có mưa có nơi không, có thời điểm mưa có thời điểm không, và mưa cũng cỡ... rửa đường).

-Tuy nhiên, điều rất mừng là Đại Lễ vẫn được tiến hành tốt ngoài trời (theo như các thành viên diễn đàn thông báo thời tiết, vì Miêu ở TP.HCM thì không biết được thực tế của Đại Lễ, mà tại chỗ Miêu lại bị... mưa trên diện rộng nữa).

Trân trọng.

Share this post


Link to post
Share on other sites

14h30 - 16h ở Nội Bài mưa rào. Chỉ biết dư vậy thôi còn ảnh thì không có chụp lại :D

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Miêu mập chỉ có một chút ý kiến khách quan như sau:

-Chúng ta đã công bố thời tiết, có "bảo kê" rằng: Trời nắng đẹp, tiết trời se lạnh từ sáng đến chiều. Tuy nhiên, dù trời không mưa nhưng không nắng đẹp, thì vẫn còn điều gì đó chưa hoàn hảo; chứ không thể xét đến mức phải dời tất cả sự kiện vào nhà hát được, đúng không ạ? Chứ nếu cứ như thế, thì các "nhà pha học" cũng chẳng sai để phải cười cợt họ, vì học nói: mưa rào và dông rải rác, lượng mưa không lớn mà? (Điều đó có nghĩa là: có nơi có mưa có nơi không, có thời điểm mưa có thời điểm không, và mưa cũng cỡ... rửa đường).

-Tuy nhiên, điều rất mừng là Đại Lễ vẫn được tiến hành tốt ngoài trời (theo như các thành viên diễn đàn thông báo thời tiết, vì Miêu ở TP.HCM thì không biết được thực tế của Đại Lễ, mà tại chỗ Miêu lại bị... mưa trên diện rộng nữa).

Trân trọng.

Tôi nghĩ rằng việc "bảo kê" thời tiết có một điểm thú vị thế này: làm cho vui thì được (thỉnh thoảng cao hứng biểu diễn một chút cho vui), làm nghiêm túc trên diện rộng, dài ngày là vấn đề không đơn giản, thứ nhất là khó kiểm soát hơn, thứ hai là các ảnh hưởng phụ cũng nhiều.

Định luật bảo toàn năng lượng của Einstein ai cũng biết. Giảm được mưa ở đây có nghĩa là mưa phải tăng ở chỗ khác, vì vậy làm giảm được mưa ở đây nhưng lại phải tính đẩy mưa đó đi đâu cho hợp lý, chứ không khéo lại đẩy vào chỗ đang mưa to thì hậu quả còn nặng hơn. Ví dụ phá được cơn bão đang vào, nhưng phải tính được hóa giải năng lượng rất lớn của nó vào đâu, ở đâu... để tác hại ít nhất. Tính không khéo thì ý tốt, trò vui rất dễ biến thành chuyện buồn phiền.

Cho nên nói thật ra ở đây dự báo thì ít, tác động thì nhiều. Thế mới có chuyện, có mấy cao nhân ngồi trên đỉnh núi uống rượu tự dưng trời mưa sầm sì, một cao nhân bèn ngó lên mây một cái thì lúc sau mưa chuyển xối xả sang ngọn núi đối diện, thế là chỗ uống rượu thì tạnh, lại có mưa ở ngọn núi bên kia làm cảnh uống rượu cho vui.

Edited by nhungchilamothoi

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Có lần đi chơi với một cao nhân, bác này dẫn theo mấy đệ tử, hẹn 9h đi đến chùa này chơi, mắc kẹt cái là sắp đi thì mưa quá, mọi người bàn có đi hay không. Bác cao nhân kia hỏi, thế hay là thôi không đi, nhưng có một đệ tử bảo mưa cũng đi, chuẩn bị áo mưa tốt là đi được. Bác cao nhân bảo ừ thì đi, mọi người vừa ra đến cổng thì trời tạnh, sau một lúc trời hửng nắng đẹp. Có người để ý thì bảo: đấy thiêng chưa. Có người thì bảo ôi dào mưa mãi thì tạnh có gì đâu. Hỏi bác cao nhân thì bác cười bảo nắng thì đi chơi, mưa thì ngồi uống rượu có sao đâu.

Edited by nhungchilamothoi

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chúng ta chẳng cần tranh luận là có ảnh hay không có ảnh. Tóm lại hôm 4/10 mưa thì có sao. Đại lễ vẫn diễn ra bình thường và chẳng phải di chuyển đi đâu cả.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Có nhiều thành viên ở các diễn đàn khác, có ý kiến rằng họ không post được bài phản biện ở topic này, và chúng ta đang tự khen nhau. Tôi xin đưa ra đừong link của các ý kiến này để các bạn tham khảo.

1. Ý kiến bình luận của thành viên trang Thế Giới Vô Hình - Xin cảm ơn.

http://www.thegioivohinh.com/diendan/showt...598&page=12

2.Ý kiến bình luận của thành viên trang Chân Thuyên Việt Lý Số - Xin cảm ơn

http://www.vietlyso.com/forums/showthread.php?t=15542

3. Ý kiến bình luận của thành viên trang Ngũ Hành- Xin cảm ơn

http://nguhanh.vn/forum/showthread.php?t=144

Các bạn có thêm link nào từ các diễn đàn bạn, cập nhật thêm giúp HTH nhé.

Trân trọng cảm ơn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi nghĩ rằng việc "bảo kê" thời tiết có một điểm thú vị thế này: làm cho vui thì được (thỉnh thoảng cao hứng biểu diễn một chút cho vui), làm nghiêm túc trên diện rộng, dài ngày là vấn đề không đơn giản, thứ nhất là khó kiểm soát hơn, thứ hai là các ảnh hưởng phụ cũng nhiều.

Định luật bảo toàn năng lượng của Einstein ai cũng biết. Giảm được mưa ở đây có nghĩa là mưa phải tăng ở chỗ khác, vì vậy làm giảm được mưa ở đây nhưng lại phải tính đẩy mưa đó đi đâu cho hợp lý, chứ không khéo lại đẩy vào chỗ đang mưa to thì hậu quả còn nặng hơn. Ví dụ phá được cơn bão đang vào, nhưng phải tính được hóa giải năng lượng rất lớn của nó vào đâu, ở đâu... để tác hại ít nhất. Tính không khéo thì ý tốt, trò vui rất dễ biến thành chuyện buồn phiền.

Cho nên nói thật ra ở đây dự báo thì ít, tác động thì nhiều. Thế mới có chuyện, có mấy cao nhân ngồi trên đỉnh núi uống rượu tự dưng trời mưa sầm sì, một cao nhân bèn ngó lên mây một cái thì lúc sau mưa chuyển xối xả sang ngọn núi đối diện, thế là chỗ uống rượu thì tạnh, lại có mưa ở ngọn núi bên kia làm cảnh uống rượu cho vui.

Chào bạn,

Vài lời chia sẻ như sau:

-Bạn không cần phải giải thích đâu, bởi vì người hiểu rõ và thực hiện việc này là Chú Thiên Sứ và các cộng sự tâm huyết, có năng lực - trừ khi bạn cũng trực tiếp tham gia và đã được truyền bảo cặn kẽ. Dù sao vẫn rất cảm ơn bạn đã nhiệt tình trình bày. (Nói thêm: Miêu không thuộc đối tượng phản biện, mà là đối tượng quan tâm, học hỏi vấn đề nhưng trên tinh thần khách quan mà thôi. Sở dĩ Miêu nêu thắc mắc là vì chúng ta đã nêu "trời nắng đẹp" và có "bảo kê" - điều này bạn có thể đọc thấy trên diễn đàn và trên banner nữa, nhưng thực tế chưa đạt như vậy, nên Miêu muốn tìm hiểu nguyên nhân. Tuy nhiên anh Hải đã có giải thích rồi).

-Định luật bảo toàn năng lượng không phải do Einstein phát biểu đâu, bạn ạ!

-Hiểu biết một lý thuyết tốt thì chưa hẳn áp dụng thực hành hoàn hảo. Đó là lý do Miêu thường xuyên theo dõi để biết tình hình - nhưng không nằm trong số hả hê chực chờ phản pháo mà chỉ đơn giản biết muốn biết mức độ siêu việt của Lý học thế nào. Đơn giản và... khách quan là vậy!

-Còn câu chuyện nhìn lên trời mà mây mưa phải chuyển sang núi đối diện thì đúng là... Miêu mới được nghe. Nếu đây chỉ là chuyện đồn đại thì không phải bàn, nhưng nếu là chuyện thực tế thì bạn hãy vui lòng cho mình bằng chứng với! (Từ trước đến giờ Miêu nghĩ Chú Thiên Sứ là người tiên phong - tất nhiên vẫn có thể gặp rủi ro. Nếu bạn cung cấp được thông tin chi tiết về tiền bối đó thì Miêu rất cảm ơn.

Thân.

Có lần đi chơi với một cao nhân, bác này dẫn theo mấy đệ tử, hẹn 9h đi đến chùa này chơi, mắc kẹt cái là sắp đi thì mưa quá, mọi người bàn có đi hay không. Bác cao nhân kia hỏi, thế hay là thôi không đi, nhưng có một đệ tử bảo mưa cũng đi, chuẩn bị áo mưa tốt là đi được. Bác cao nhân bảo ừ thì đi, mọi người vừa ra đến cổng thì trời tạnh, sau một lúc trời hửng nắng đẹp. Có người để ý thì bảo: đấy thiêng chưa. Có người thì bảo ôi dào mưa mãi thì tạnh có gì đâu. Hỏi bác cao nhân thì bác cười bảo nắng thì đi chơi, mưa thì ngồi uống rượu có sao đâu.

Câu chuyện này không phản ánh bóng dáng của cao nhân, bạn ạ! Vì thế nó sẽ kém thuyết phục.

Thân.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào Miêu,

Mình rất thích cách nghĩ của bạn. Mình không thuộc nhóm tin hay không tin, ủng hộ hay không ủng hộ. Chuyện điều chỉnh được thời tiết trong phạm vi và thời gian nhất định thì mình nghĩ là được; còn việc có làm hay không, làm ở mức độ nào... mới là quan trọng.

Mình rất tôn trọng chú Thiên Sứ, nhưng mình ước gì chú đã không nhúng tay vào vụ này... Những kiến thức của chú Thiên Sứ, chú có thể chia sẻ và cùng làm với một số người tri âm tri kỷ đã hạnh phúc lắm rồi; chia sẻ với đại chúng những điều này ư? thêm rối thôi, mình nghĩ thế. Vì vậy mình thấy hơi tiếc một chút bạn ạ...

Thân.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mình rất tôn trọng chú Thiên Sứ, nhưng mình ước gì chú đã không nhúng tay vào vụ này...

Chú Thiên Sứ chỉ có ý tốt là muốn góp phần giúp Đại Lễ diễn ra tốt đẹp thông qua việc chuyển thời tiết thuận lợi, hơn nữa không hề có vụ lợi, do đó không thể dùng từ ngữ "nhúng tay" đâu!

Về lý thuyết và những thực hành ở mức độ nào đó, nói chung Miêu có lòng tin ở Chú (Chú đã khẳng định sự chuẩn xác trong rất nhiều trường hợp rồi!). Nhưng với một sứ mạng quá lớn mà Chú đã và đang thực hiện hiện nay (mà chưa thực hiện trước đó bao giờ - tất nhiên với "tầm cỡ" cả một khu vực rộng lớn như Hà Nội), khách quan mà nói thú thật Miêu còn nhiều hoài nghi (có điều gì đó Miêu cảm thấy không chắc chắn, vì thế nên cứ phải dõi theo, tìm hiểu thông tin và... lo lắng - chứ không phải là hả hê) dù tận đáy lòng vẫn mong Chú thành công. Vẫn mong Chú tự tin và lực không bất tòng tâm. Chỉ có thế Miêu mới được lắng nghe những giải thích "khoa học" và "logic" về phương pháp thực hiện từ Chú ấy.

Cám ơn bạn đã có nhiều trao đổi thú vị. Kết quả mới là quan trọng nhất - đó là quan điểm của cả hai - vì vậy, chúng ta hãy chờ xem!

Thân mến.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chú Thiên Sứ chỉ có ý tốt là muốn góp phần giúp Đại Lễ diễn ra tốt đẹp thông qua việc chuyển thời tiết thuận lợi, hơn nữa không hề có vụ lợi, do đó không thể dùng từ ngữ "nhúng tay" đâu!

Về lý thuyết và những thực hành ở mức độ nào đó, nói chung Miêu có lòng tin ở Chú (Chú đã khẳng định sự chuẩn xác trong rất nhiều trường hợp rồi!). Nhưng với một sứ mạng quá lớn mà Chú đã và đang thực hiện hiện nay (mà chưa thực hiện trước đó bao giờ - tất nhiên với "tầm cỡ" cả một khu vực rộng lớn như Hà Nội), khách quan mà nói thú thật Miêu còn nhiều hoài nghi (có điều gì đó Miêu cảm thấy không chắc chắn, vì thế nên cứ phải dõi theo, tìm hiểu thông tin và... lo lắng - chứ không phải là hả hê) dù tận đáy lòng vẫn mong Chú thành công. Vẫn mong Chú tự tin và lực không bất tòng tâm. Chỉ có thế Miêu mới được lắng nghe những giải thích "khoa học" và "logic" về phương pháp thực hiện từ Chú ấy.

Cám ơn bạn đã có nhiều trao đổi thú vị. Kết quả mới là quan trọng nhất - đó là quan điểm của cả hai - vì vậy, chúng ta hãy chờ xem!

Thân mến.

Nếu thực sự Miu (và cả những người quan tâm khác nữa) muốn chú ấy thành công thì hãy để chú ấy được yên. Đừng comment gì cả!

Thân mến!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chú đã xem và biết rồi:

http://123.30.128.12/Chinh-tri-Xa-hoi/4037...n-ngap-sau.html

Đây là dự báo của chú:

Sau 0 giờ ngày 4/ 10. 2010.

Tất cả các cơn mưa lớn, áp thấp gây mưa đang tác động ở miền Trung Việt Nam sẽ chấm dứt.

Cháu Sin lỗi các bác các chú

Đây có thể là lời giải thích cho trận mưa tối qua một cách xác đáng nhất

Là do chú TS phân tâm vì lý do dưới đây

Nếu các bạn ko thấy vừa lòng thì có thể theo dõi các ngày tiếp theo xem thế nào

Mấy hôm rồi Đà Nẵng cứ mưa lại tạnh, tạnh lại mưa.

Nhưng từ sáng tới giờ không thấy mưa nữa. Trơi hanh... ưng ửng "nắng"

Vài tấm ảnh chia sẻ cùng diễn đàn:

Ảnh 1 chụp lúc Today, October 04, 2010, 12:46:42 PM

Ảnh chụp dưới chân bán đảo Sơn Trà nơi có chùa Linh Ứng. Từ vị trí chụp tới tượng Phật Bà rất xa.

Posted Image

----

Ảnh 2 chụp lúc Today, October 04, 2010, 12:47:34 PM

Trạm rada trên đỉnh Sơn Trà, nơi canh giữ bình yên cho tổ quốc

Posted Image

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

có năng lực thực sự thì mời ngăn lũ + mưa ở miền Trung hộ cái, bao nhiêu người chết kìa,sao nhưng năm mưa lớn ở miền Trung ko thấy ai nói gì, hay là mượn 1000 năm Thăng Long quảng bá tên tuổi.... chả hiểu đc, bao nhiêu người chết vì mưa lũ ko giúp, giờ đi cái 1000 năm thăng long vô bổ =))

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nếu thực sự Miu (và cả những người quan tâm khác nữa) muốn chú ấy thành công thì hãy để chú ấy được yên. Đừng comment gì cả!

Thân mến!

Chào bạn,

Mình nghĩ Chú Thiên Sứ hoàn toàn không quan tâm về những "còm men" nhỏ bé này đâu! Với những nhà "pha học", Chú còn chẳng bận tâm nữa là... :D . Chú chỉ quan tâm đến việc đem lại kết quả tốt nhất cho Đại Lễ và rạng danh cho văn hiến Việt. Do đó, bạn cũng không nên lo lắng làm gì.

Thôi, vì mục này là "Thông tin cập nhật", nên chúng ta hãy quay lại với chủ đề chính này, đó là chờ... thông tin cập nhật.

Thân mến.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sư Phụ Thiên Sư cũng bó tay mà thôi khi mà hàng ngày từng cánh rừng phòng hộ ngăn chắn mưa lũ cho vùng thấp bị chặt phá tan thương. Sao bạn không không hiểu vấn đề mà đã đã hàm hồ phát biểu như thế.

Miền Trung sống chung với bão lũ-

Bài 4. Rừng xanh bị cạo trọc, lũ càng dữ dội...Thứ bảy, 12/12/2009, 00:56 (GMT+7)Trong lúc ngồi đợi anh bạn đồng nghiệp Báo Phú Yên họp giao ban đầu tuần, anh bảo vệ Báo Phú Yên đưa cho mượn vài số báo Phú Yên tháng 11-2009 để đọc, trong 5 số báo tôi có trong tay thì có đến 4 số báo có đăng tin các cơ quan chức năng địa phương bắt gỗ khai thác lậu trên địa bàn tỉnh, thấp thì 5 - 7m3 cao thì 15 - 20m3/vụ. Tuy nhiên, sau vài ngày tìm hiểu thực tế tại các tỉnh miền Trung, chúng tôi nhận thấy, diện tích rừng mất hợp pháp cũng đang diễn ra khá nghiêm trọng…

Rừng mất hợp pháp!

Sau gần 4 tiếng xuất phát từ huyện lỵ huyện Đồng Xuân, chiếc xe hai cầu Jolie cố trườn qua đoạn dốc cuối con đường lên thủy điện La Hiêng 2, thuộc xã Phú Mỡ huyện Đồng Xuân tỉnh Phú Yên trong ánh mắt lo lắng của bác tài xế. Không biết bao nhiêu lần những người ngồi trong xe phải xuống để giảm tải cho xe có thể vượt dốc. “Lên dốc đã khó, lát nữa xuống sẽ khó và nguy hiểm hơn nhiều…”, bác tài chia sẻ lo âu. Đây là đỉnh núi cao thứ hai của huyện và phía bên kia ngọn núi là địa bàn tỉnh Gia Lai. Đứng trên đỉnh núi nhìn xuống có độ sâu khoảng gần 100m, con suối thượng nguồn sông La Hiêng thật hiền hòa chảy giữa hai dãy núi cao được phủ dày bởi những cánh rừng già.

Thật khó có thể hình dung, con suối hiền hòa này lại mang một lượng nước khổng lồ đổ về hạ lưu như hồi đầu tháng 10 vừa qua. Một cán bộ của Công ty cổ phần VRG Phú Yên thuộc Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam, đơn vị chủ đầu tư của thủy điện La Hiêng 2, chỉ tay về ngã ba của con suối nói: “Đó sẽ là đập ngăn dòng suối, khi tích nước đủ thì chỗ chúng ta đang đứng ở đây sẽ là một phần của lòng hồ…”.

Posted ImageSau lũ nước là “lũ gỗ”, minh chứng cho một thực trạng: Rừng xanh đang bị... cạo trọc.Ảnh: NGUYÊN KHÔI

Thủy điện La Hiêng 2 được xếp vào loại thủy điện nhỏ có 2 tổ máy với tổng công suất 16 MW nhưng nhìn phần diện tích rừng già sẽ bị nhấn chìm trong lòng hồ, bất cứ ai cũng phải tiếc nuối. Một cán bộ huyện Đồng Xuân phân trần: “Trước khi bị chìm dưới nước, những cánh rừng này sẽ được cấp phép để tận thu gỗ, nên sẽ chỉ còn lại đồi trọc bị nhấn chìm thôi…”. Theo thông tin chúng tôi có, những năm qua, huyện đã làm tốt công tác phủ xanh đồi trọc… Tuy nhiên, với những gì chúng tôi quan sát được thì diện tích đồi trọc vẫn lớn hơn nhiều so với diện tích đã được phủ xanh.

Quả thật, khá nhiều những đồi được phủ xanh bởi cây tràm, cừ hoặc bạch đàn. Tuy nhiên, với những gì chúng tôi quan sát được thì diện tích đồi trọc vẫn lớn hơn nhiều so với diện tích đã được phủ xanh.

Theo kế hoạch, Chương trình trồng mới 5 triệu héc ta rừng của Chính phủ sẽ được tỉnh Phú Yên hoàn thành vào năm 2010. Việc thực hiện nhiều dự án trồng rừng mới sẽ nâng độ che phủ rừng của tỉnh này lên trên 45% trước năm 2015. Tuy nhiên cùng với việc trồng rừng thực sự, trên thực tế có không ít dự án mang danh nghĩa là trồng rừng nhưng thực chất là…để khai thác, cạo trọc rừng xanh.

Cụ thể ngày 29/5/2008, UBND tỉnh Phú Yên ra Quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết vùng trồng rừng kinh tế (giai đọan 1) trên địa bàn huyện Đồng Xuân, cho phép Công ty TNHH Bình Nam (Công ty Bình Nam) đầu tư trồng rừng sản xuất trong phạm vi vùng quy hoạch đầu tư trồng và chăm sóc 3.038,7ha rừng kinh tế. Theo đó, Sở NN-PTNT Phú Yên đã thẩm định và cho phép công ty này “xử lý thực bì bằng phương pháp phát trắng toàn diện với trạng thái rừng IC. Trong quá trình tổ chức thi công, nhà đầu tư lưu ý không phát dọn những cây đường kính lớn hơn hoặc bằng 10cm cây sinh trưởng phát triển bình thường, cây không cong queo, sâu bệnh, nhằm mục đích giữ lại cây bản địa mục đích trên khu vực và góp phần hạn chế tình trạng xói mòn”. Sau khi có quyết định của UBND tỉnh Phú Yên, Công ty Bình Nam đã tiến hành triển khai thực hiện dự án. Đến nay, công ty này đã phát dọn thực bì tại hai xã Xuân Quang 1 và Xuân Lãnh với diện tích 400ha. Tuy nhiên, thay vì phát dọn thực bì, lợi dụng trong văn bản của Sở NN&PTNT Phú Yên cho phép “xử lý thực bì bằng phương pháp phát trắng toàn diện”, công ty này đã “phát trắng toàn diện” rừng xanh.

Điều đáng nói là, mặc dù đã hoàn thành các bước thủ tục đầu tư nhưng Công ty Bình Nam chưa hoàn thành các thủ tục về đất đai. Trong đó, đối với diện tích đất do địa phương quản lý (224,2ha), công ty chưa lập thủ tục thuê đất. Còn đối với diện tích đất đã giao cho dân theo Nghị định 163 của Chính phủ (2.890,8ha), công ty cũng chưa có phương án sử dụng đất, phương án liên doanh, liên kết với người dân theo nguyên tắc hai bên cùng có lợi để thực hiện dự án. Thế nhưng từ năm 2008 đến nay, Công ty Bình Nam đã tiến hành việc “phát trắng toàn diện” trên diện tích qua kiểm tra thực tế được xác định là 326,9ha. Tương tự Công ty Trường Thành Xanh (thuộc Công ty tập đoàn kỹ nghệ gỗ Trường Thành) cũng được UBND tỉnh Phú Yên phê duyệt 755 ha, Công ty Trường Thành Xanh đã không ngần ngại “phát trắng toàn diện” bất kể cây lớn, cây bé.

Tháng 12-2004, Nhà máy thủy điện Vĩnh Sơn 1 trực thuộc Công ty Điện lực III, công trình thủy điện đầu tiên có mặt trên đất Bình Định, đi vào sản xuất và hòa vào lưới điện quốc gia. Chỉ trong vòng 3 năm sau, UBND tỉnh Bình Định cấp giấy chứng nhận đầu tư hàng loạt thủy điện lớn nhỏ trên địa bàn tỉnh, đến nay đã có trên 20 thủy điện được cấp phép hoặc nằm trong quy hoạch. Một điều tất yếu là cùng với việc “bùng nổ” các nhà máy thủy điện là hàng ngàn hécta rừng phòng hộ đầu nguồn nằm trong quy hoạch đã được “cấp phép”, “khai tử”. Hầu hết các dự án thủy điện đều tập trung ở thượng nguồn sông Konle và huyện nằm ở đầu nguồn sông này là huyện Vĩnh Thạnh hiện đã có đến 11 công trình thủy điện lớn, nhỏ đã được xây dựng và được phê duyệt.

Trên địa bàn các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên hiện có 79 hồ chứa nước thủy lợi (tính riêng hồ có dung tích trên 5 triệu m3) với tổng dung tích trữ gần 2,4 tỷ m3, 27 hồ chứa thủy điện do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) quản lý có tổng dung tích 6,426 tỷ m3 và nhiều hồ chứa nước vừa và nhỏ khác do các công ty ngoài EVN quản lý. Việc xây dựng các hồ chứa nước đã gây ngập hàng chục ngàn ha diện tích rừng. Điểm lại một vài địa phương cụ thể sẽ thấy con số kinh hoàng tại tỉnh Quảng Nam, các dự án thủy điện đã gây ngập hơn 4.000ha rừng đầu nguồn, hoặc thủy điện sông Ba Hạ trên địa bàn tỉnh Phú Yên làm ngập trên 5.466ha rừng.

Ngoài diện tích bị ngập do lòng hồ chiếm chỗ, số diện tích rừng bị chặt phá để xây dựng hành lang lưới điện cũng khá lớn, riêng tỉnh Quảng Nam mất khoảng 6.000ha.

“Lũ gỗ”

Cơn lũ kinh hoàng chưa từng thấy trong lịch sử hồi cuối tháng 9 đầu tháng 10 vừa qua đã đưa hàng chục ngàn m3 gỗ từ thượng nguồn về “tập trung” tại khu vực cầu Quảng Huế (bắc qua sông Vu Gia, đoạn qua xã Đại Cường, huyện Đại Lộc, Quảng Nam) và cầu Diên Bình (Đắc Tô, Kon Tum). Ngay khi cơn lũ chưa rút hẳn, hàng ngàn người dân của huyện Đại Lộc và Đắc Tô đã đổ xô đi “thu hoạch” gỗ do cơn lũ “ban tặng”.

Tại Quảng Nam, toàn bộ khu vực cầu Quảng Huế trở thành một bãi gỗ nổi trên sông nhiều chưa từng thấy, với số lượng lên đến 20.000 khối đã khiến dòng sông Vu Gia trong thời kỳ lũ rút bị tắc nghẽn. Trong số gỗ bị kẹt tại đây có đầy đủ các chủng loại và quy cách gỗ: dài có, ngắn có, gỗ tròn có, gỗ bảng vuông có… Thậm chí có cây gỗ dài hàng chục mét với chu vi vài người ôm không hết. Ngay trong lũ, người dân đã đổ xô ra lấy máy cưa làm dấu gỗ. Đến khi lũ rút, chân cầu Quảng Huế trở thành một “xưởng cưa khổng lồ” trên mặt nước với hàng ngàn người chen chúc với tiếng máy cưa nổ inh trời, xe cộ xen nhau cẩu gỗ mang về.

Trong khi đó, trên hồ thủy điện A Vương cũng có hàng ngàn phách gỗ từ thượng nguồn trôi về, phần lớn trôi về phía cửa đập chính, một phần khác đã trôi về cửa nhận nước Nhà máy thủy điện A Vương. Để cứu nhà máy, Công ty CP Thủy điện A Vương phải cử công nhân dùng nhiều phương tiện để đẩy gỗ ra xa cửa xả để tránh gỗ trôi vào cửa nhận nước sẽ phá hủy công trình.

Trước đây, việc phá rừng thường diễn ra tại dãy Trường Sơn thuộc các tỉnh Quảng Nam, Kon Tum, nhưng cho đến khi xảy ra “lũ gỗ” thì mới biết rừng thượng nguồn đã bị “cạo trọc”. Nhìn từ bên ngoài, những cánh rừng xanh bạt ngàn nhưng không ai có thể ngờ bên trong khu rừng ấy đã bị “cạo” rỗng ruột. Theo nhận định của các ngành chức năng tỉnh Quảng Nam, số gỗ này chủ yếu là gỗ do lâm tặc đã khai thác, tập kết để chờ ngày về xuôi và đã bị lũ lớn cuốn trôi xuống xuôi trong cơn lũ. Với khối lượng gỗ bị cuốn về xuôi khổng lồ như thế, có thể suy ra các cánh rừng đã bị tàn phá với quy mô lớn. Và đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra lũ lớn cho vùng hạ du.

Chuyên gia thủy lợi Lê Trí Tập cho biết, nguyên nhân lũ miền Trung ngày càng lớn, đột ngột và dày chính là do rừng bị mất quá nhiều khiến rừng không còn khả năng giữ nước. Rừng giữ nước, mất rừng làm cho sự truyền lũ càng nhanh. Nếu rừng dày, lũ phải mất một thời gian dài mới xuống đến hạ du, còn hiện tại rừng bị cạo trọc khiến các cơn lũ đi với tốc độ cao và dữ dội, nhấn chìm và phá hủy tài sản của nhân dân vùng hạ du.

C.DŨNG - N.KHÔI - L.THIỆN

http://www.sggp.org.vn/thongtincanuoc/2009/12/211546/

có năng lực thực sự thì mời ngăn lũ + mưa ở miền Trung hộ cái, bao nhiêu người chết kìa,sao nhưng năm mưa lớn ở miền Trung ko thấy ai nói gì, hay là mượn 1000 năm Thăng Long quảng bá tên tuổi.... chả hiểu đc, bao nhiêu người chết vì mưa lũ ko giúp, giờ đi cái 1000 năm thăng long vô bổ =))

Share this post


Link to post
Share on other sites

cứ cho là rừng đầu nguồn bị chặt đê :D nếu đạt đến cảnh giới cao như thế rồi thì có thể nhìn thấu mọi thứ.seo ko kích thích cây mọc nhanh hoặc có thể điều khiển bọn chặt rừng tự chạt tay mình ý :(

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lý sự cùn.

Đáng thương cho bạn khi khi sử dụng cái lý "rởm đời" để đi kích bác người khác.

cứ cho là rừng đầu nguồn bị chặt đê :D nếu đạt đến cảnh giới cao như thế rồi thì có thể nhìn thấu mọi thứ.seo ko kích thích cây mọc nhanh hoặc có thể điều khiển bọn chặt rừng tự chạt tay mình ý :(

Share this post


Link to post
Share on other sites

Can thiệp sâu vào tự nhiên là điều rất bất đắc dĩ của những người hiểu biết và tác hại lớn đến cá nhân người đó cũng như lâu dài cho cộng đồng. Người có đạo hành động thuận theo tự nhiên, lợi mình và lợi người. Anh Thiên Sứ tham gia vụ này có mục tiêu sâu xa và rất trong sáng, chấp nhận thiệt thòi, phiền phức mà nhiều người không hiểu được hay dùng cái tâm ô trọc của mình nhận xét sẽ chuốc lấy nghiệp không nhỏ. Chúc anh thành công với mục tiêu của mình (cũng là của cả dân Việt).

10 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

cứ cho là rừng đầu nguồn bị chặt đê :D nếu đạt đến cảnh giới cao như thế rồi thì có thể nhìn thấu mọi thứ.seo ko kích thích cây mọc nhanh hoặc có thể điều khiển bọn chặt rừng tự chạt tay mình ý :(

@Thanhhh

SP Thiên Sứ ứng dụng những kiến thức lý học đông phương cho việc ngăn mưa của Đại lễ mừng 1000 năm Thăng long.

Bạn còn trẻ nên suy nghĩ chín chắn hơn.. . và phát ngôn cẩn trọng.

ths

Share this post


Link to post
Share on other sites

có năng lực thực sự thì mời ngăn lũ + mưa ở miền Trung hộ cái, bao nhiêu người chết kìa,sao nhưng năm mưa lớn ở miền Trung ko thấy ai nói gì, hay là mượn 1000 năm Thăng Long quảng bá tên tuổi.... chả hiểu đc, bao nhiêu người chết vì mưa lũ ko giúp, giờ đi cái 1000 năm thăng long vô bổ =))

Oh bạn nói ai vậy?? Theo nội dung đề cập của bạn đáng lẽ phải gửi lên các cấp lãnh đạo nhà nước chứ nhỉ?

Bạn viết ở đây với tư cách là thành viên của diễn đàn sẽ ảnh hưởng đến uy tín của diễn đàn và đã vi phạm vào điều lệ của diễn đàn.

Vài lời góp ý.

Thân

Share this post


Link to post
Share on other sites

có năng lực thực sự thì mời ngăn lũ + mưa ở miền Trung hộ cái, bao nhiêu người chết kìa,sao nhưng năm mưa lớn ở miền Trung ko thấy ai nói gì, hay là mượn 1000 năm Thăng Long quảng bá tên tuổi.... chả hiểu đc, bao nhiêu người chết vì mưa lũ ko giúp, giờ đi cái 1000 năm thăng long vô bổ =))

cứ cho là rừng đầu nguồn bị chặt đê :D nếu đạt đến cảnh giới cao như thế rồi thì có thể nhìn thấu mọi thứ.seo ko kích thích cây mọc nhanh hoặc có thể điều khiển bọn chặt rừng tự chạt tay mình ý :(

no no it's logistic, một khi đã điều khiển đc thiên nhiên thì chả nhẽ thôi miên con người hay là làm cho sự phát triển cây cối xanh tươi hơn... chả phải lý sự cùn mà là lý sự đúng,còn nhiều dân nghèo + bão lũ thì làm ơn đừng ba hoa nữa, còn nữa điều khiển hướng bão gì nữa đọc mấy bài sai bét nhè .

thôi lượn, mị dân hết òi

Tôi không biết bạn tham gia diễn đàn để làm gì? phản biện? khích bác? hay đóng góp cho những mục đích mà diễn đàn đang xây dựng? Nhưng ở đây bạn có những lời lẽ thiếu khách quan, chỉ là chủ quan của bản thân bạn. Tạm thời tôi cảnh cáo bạn! nếu bạn vẫn có thái độ như thế này tôi sẽ khóa nick của bạn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Theo yếu cầu của Mickey, tôi đưa lên đây một số ảnh chụp vào trưa ngày mùng 4. 10. 2010:

Posted Image

Tóc thầy bạc nhiều hơn thì phải?

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mùa thời tiết Miền Bắc bắt đầu có mưa bão mà ít mưa cho Đại lễ đã là quá tốt rồi, biết không mưa ngày khai mạc và ngày duyệt binh thì lại quá tốt đẹp.

Trong 10 ngày Đại lễ mọi người cùng hưởng niềm vui và biết thông tin thời tiết với sự nỗ lực chung tay góp sức ở mọi phương diện còn gì để bàn, mà chúng ta nên nhớ việc dùng tâm lực thì vô cùng tổn hao sức khỏe và chân lực cho cá nhân Nhà nghiên cứu Lý học Đông Phương Nguyễn Vũ Tuấn Anh.

Rất mong muốn là sẽ có ánh hào quang, hoặc 7 sắc cầu vồng hoặc các hiện tượng tự nhiên đặc biệt nào đấy ủng hộ Đại lễ ngàn năm Thăng Long của dân tộc thì cực thành công (tính cho tới ngày 10/10/2010).

Tất cả chúng ta hãy tin vào phép nhiệm màu đến từ niềm tin giống như Thiền sư Khương Tăng Hội người Việt Nam đầu tiên truyền bá Đạo Phật vào nước Ngô - Tôn Quyền cách đây 1700 năm, Ông và các đệ tử đã thành kính cầu nguyện và xá lợi Phật đã thực sự xuất hiện trong bình đồng từ không trung làm kinh hoàng và dẫn đến sự tin tưởng hoàn toàn vào Đạo Phật của vua tôi và nhân dân nước Ngô thời bấy giờ.

Thân mến.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay