NDK

Người Dân Việt Nam Có đáng Bị Sỉ Nhục?

36 bài viết trong chủ đề này

Người dân Việt Nam có đáng bị sỉ nhục?

IQ (intelligence quotient) - chỉ số thông minh, có liên quan đến sự thành công trong khoa học, trong công việc, trong Xã hội. Vậy mà trong phiên thảo luận về dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam một đại biểu Quốc Hội đã tuyên bố: "Những nơi có chỉ số IQ cao thì họ có đường sắt cao tốc, Việt Nam ta cũng có chỉ số IQ cao”. Không biết vị dại diện cho dân có ý coi dân Việt Nam là "thấp về trí tuệ" nếu như Việt Nam không thực hiện dự án 56 tỉ USD, hay không?

“Qua tiếp xúc với cử tri ở tỉnh Hà Nam, cử tri đều bày tỏ sự phấn khởi và đồng tình cao với chủ trương xây dựng đường sắt cao tốc”, đại biểu Trần Tiến Cảnh nói. Theo ông Cảnh thì “những nơi có chỉ số IQ cao thì họ có đường sắt cao tốc, Việt Nam ta cũng có chỉ số IQ cao”.

Ở vào thời đại IQ, việc đưa ra một kết luận phải dựa vào các nghiên cứu đánh giá dựa trên nền tảng tư duy phê phán khoa học. Vậy mà ông Trần Tiến Cảnh, người tự cho là có chỉ số IQ hơi cao, thì cho rằng việc đi vay 56 tỷ USD để làm đường cao tốc thì chỉ cần dựa vào lý sự IQ. Nếu những lý luận cảm tính như thế này mà còn tiếp tục tồn tại thì không biết vận mệnh của hơn 80 triệu dân Việt Nam được định đoạt dựa trên cái gì nữa. Những phát ngôn kiểu thế này không những cho thấy cái tầm, cái tâm của vị đại biểu đại diện cho người nhân Việt Nam, mà còn cho thấy có dấu hiệu coi thường Quốc Hội.

Thiết nghĩ mỗi lời nói ra nên uốn bẩy tấc lưỡi, nhất là các vị đang là người đại diện cho dân chúng.

Posted Image

Đại biểu Trần Tiến Cảnh: "Tôi thấy những nơi có chỉ số IQ cao thì họ có đường sắt cao tốc, Việt Nam ta cũng có chỉ số IQ cao" - Ảnh: TTXVN.

Chẳng biết có phải là phản ứng tự nhiên với những lời lẽ mang tính xúc phạm, mà đại biểu Nguyễn Minh Thuyết nói “Tôi xin nói thật với Quốc hội là chỉ số IQ của tôi hơi thấp, cho nên chắc chắn tôi không tán thành dự án này”.

Có vị đại biểu ủng hộ nhiệt thành cho việc "đi vay 56 tỷ để các vị xây đường cao tốc", nhận thấy việc hớ hênh trong các lập luận dựa trên IQ, liền xoay sang đòn EQ (Emotional Quotient) - "chỉ số cảm xúc". Và cũng chính ông Thuyết, chẳng biết có phải ông không có đủ "óc hài ước" nên đã buông một câu cụt ngủn “Có một số đại biểu ví von là dự án đường sắt này sẽ “đánh thức nàng tiên ngủ trong rừng”. Tôi thấy ví von rất lãng mạn, nhưng tôi rất hồi hộp xem câu đầu tiên mà nàng tiên lúc mở mắt ra nói gì? Chắc là sẽ hỏi: "anh ơi, tiền đâu?”

Xem ra cái ý tưởng 56 tỷ gãi đúng chỗ ngứa. Quốc Hội chia thành phe ủng hộ và không ủng hộ dự án. Phe ủng hộ rất mạnh mẽ, và không ủng hộ cũng rất quyết liệt. Cái việc đúng hay sai, lợi hay hại, của một dự án kinh tế đáng ra là phải do các cơ quan ban ngành chức năng phải thực thi báo cáo trình Quốc Hội thì nay được đem ra bàn bạc, khiến cho các vị đại diện cho dân phải làm những việc cần đến chỉ số IQ, EQ cao quá. Tuy nhiên, phiên thảo luận về "Chủ trương đầu tư dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam" là thành công vượt bậc, bởi nó chứa đựng nhiều mức độ lý lẽ và cảm xúc, khác hẳn với các phiên trước đó.

Mở đầu phiên thảo luận, đại biểu Lương Phan Cừ đã nhấn mạnh, đường sắt cao tốc là dự án đặc biệt lớn, không chỉ được dư luận trong nước mà kể cả Việt kiều hết sức quan tâm. Sự chuẩn bị của Chính phủ về dự án này có trách nhiệm, phân tích nhiều vấn đề, nhiều lý giải khá thuyết phục. “Tôi cho rằng việc đầu tư dự án là cần thiết, chưa nói là chậm”. Theo thông lệ, phàm cái gì đã nhấn mạnh ở phần mở đầu là phải có nguyên nhân của nó. Không biết cái nguyên nhân này có nằm trong phạm trù IQ hay EQ không, hay lại là phạm trù AQ (Authority Quotient)!

PV

Tin tổng hợp

http://www.baomoi.com/Home/XaHoi/vitinfo.c...huc/4379715.epi

------------

Đọc xong mà lộn cả ruột! ><

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hồi còn trẻ, tôi thấy những trí thức đều đeo mắt kính cận. Tôi bắt chước cũng mang kính cận. Nên cận thị nặng đến bây giờ. Híc.

Bởi vậy, cái thói thấy người ta làm gì bắt chước làm theo mới khổ vậy. Đó là tại do cứ tưởng đeo mắt kiếng thì thành trí thức.

Triết gia thì đầu tóc phải bù xù, nhà khoa học thì phải đãng trí, nhà thơ thì phải nhậu bí tỷ.

Muốn chứng tỏ tỉ số IQ cao thì vay tiền mua tàu cao tốc. Híc!

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đúng là đọc xong mà lộn cả ruột.

Làm xong đường sắt cao tốc thì dân vẫn nghèo và có khi nghèo hơn, đường sắt cao tốc chỉ phục vụ cho một số ít bộ phận dân cư có thu nhập cao :lol: .

Cái đáng làm và cần đầu tư thời gian, trí tuệ, tiền bạc thì không xét đến.

Share this post


Link to post
Share on other sites

dùng 56 tỷ để đầu tư vào dự án đường sắt cao tốc có nên ko? Trong khi đó GDP bình quân đầu người của người dân VN còn ở mức trung bình thấp....nhẽ ra nhà nước nên tập trung để phát triển giao thông trong các đô thi, nâng cấp đường sắt, các làn đường....tập trung vào xây dựng cơ sở hạ tầng và các khu công nghiệp....Dự án thì kéo dài vài chục năm, rùi lạm phát...ảnh hưởng của nền kinh tế thế giới...nhỡ tổng vốn đầu tư còn lớn hơn 56 tỷ thì sao nhỉ? Hic sẽ để lại gánh nặng cho thế hệ sau phải trả thui! Hy vọng các vị lãnh đạo, những người cầm cân nảy mực suy nghĩ kĩ....

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi cũng thống nhất ý kiến với bạn Tra Linh.

Thông thường khái toán ban đầu của 1 dự án sẽ có sai số âm/ dưong 30%. Dĩ nhiên đến khi được xây dựng thì nó sẽ tăng lên nhiều vì thời gian kéo dài và nhiều nguyên nhân khác, tối thiểu tăng 20%.

Hiện tại thực sự quốc lộ 1 chưa thông suốt hết cả, chỉ còn thiếu 1 cây cầu cuối cùng bắc qua Sông Hậu tại Thành phố Long Xuyên trên đường đi tới Rạch Giá - Hà Tiên. Hiện tại mọi người vẫn đi qua sông bằng phà.

Tôi cũng từng chứng kiến khoảng 2 năm trước đây một cây cầu dài khoảng 70m trên quốc lộ 1 tại 1 tỉnh Miền Trung QN, bề mặt cầu nát bét, sắt lòi nham nhở mà không thấy ai sửa chữa trong vòng hơn 1 năm trời. Xe ô tô các loại và người đi xe máy qua lại vô cùng chật vật. Trong khi đó Nhà máy lọc dầu Dung Quất đang chi khá nhiều vào hạ tầng cơ sở.

Chúng ta chắc cũng từng chứng kiến hành ngày đoạn đường từ cầu Sài Gòn tới ngã tư Thủ đức kẹt xe liên miên. Phê lắm.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhìn mặt ông đại biểu cũng thấy nãn. *_0

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhìn mặt ông đại biểu cũng thấy nãn. *_0

IQ cao nên bác Thông thấy thế, chứ như mình IQ thấp nên trông đẹp rạng ngời và sáng chói lóa hơn, lại ko bị hói nữa chứ :lol:

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hồi còn trẻ, tôi thấy những trí thức đều đeo mắt kính cận. Tôi bắt chước cũng mang kính cận. Nên cận thị nặng đến bây giờ. Híc.

Bởi vậy, cái thói thấy người ta làm gì bắt chước làm theo mới khổ vậy. Đó là tại do cứ tưởng đeo mắt kiếng thì thành trí thức.

Triết gia thì đầu tóc phải bù xù, nhà khoa học thì phải đãng trí, nhà thơ thì phải nhậu bí tỷ.

Muốn chứng tỏ tỉ số IQ cao thì vay tiền mua tàu cao tốc. Híc!

thế mà Sư phụ vẫn đeo kính hi hi :lol: .

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

ông này chỉ nói bừa , cháu ở HA NAM đây, dân quê cháu mấy người biết về dự án này

Edited by giathanh

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đọc lời phát biểu của vị " đại biểu " mà thấy .... rầu và tội nghiệp cho cộng động dân đen .. trong đó có cả mình !!

IQ của mình thấp quá nên .... ko tán thành dự án này một tí tì ti nào cả ....

Đường bộ ... với kế hoạch chống úng ngập còn loay hoay hết năm này sang năm khác .. huống chi đường sắt cao tốc ..... quản lý nữa vời thì .... tới cái con ốc vít - thanh tà vẹt cũng bị bốc hơi !!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

chưa làm đường, chưa làm cầu, tầu, chưa xong quy hoạch thủ đô và các thành phố.

Mình đã thấy nhiều khoản Thuế cần phải nộp thêm và nhiều giá hàng sắp tăng rồi.

Hình như con người ta sinh ra là để lao động để nộp các loại thuế, bảo hiểm là chính, 1 phần nhỏ dành cho việc ăn và mặc thì phải.

Edited by Học Trò

Share this post


Link to post
Share on other sites

EM thiết nghĩ đến khi hoàn thành đường sắt cao tốc này cũng mất khoảng 30 năm. Lúc đó VN cũng đã phát triển hơn bây giờ rất nhiều, ĐSCT là cần thiết. không dầu tư thì có thể bỏ lỡ cơ hội phát triển, mà đầu tư thì ..hic, rủi ro kinh tế cũng quá cao..Nghĩ đến số nợ 56 tỉ USD ( chắc cũng tầm 50% GDP của cả nước hiện nay phải không các anh chị??) thì ....số tiền nợ này đến đời con cháu mình chắc cũng chưa trả hết,(đó là em chưa tính đến số nợ nước ngoài và nợ chính phủ của VN đang ở mức nào nữa đấy, hic) cộng thêm với các "điều khoản" kèm theo của khoản nợ nữa.., đây mới thực là một vấn đề lớn, " nguồn vốn ODA và OCR???" hic, chiêu bài của các cường quốc để gây sức ép và thậm chí thao túng về nền kinh tế của các nước nghèo và đang phát triển như VN hiện nay...

Hic, các huynh cho 1 quẻ xem nếu đầu tư xây dựng, khi nào VN lâm vào cảnh vỡ nợ như 1 số nước ở Trung Đông??? hì,

để em tính cho con cháu em ..chạy nợ nữa :( , đa tạ các huynh trước ạ.

PS: Kiến thức em còn non kém, chỉ là đưa ra suy nghĩ cá nhân góp vui cùng mọi người thôi ạ!! :(

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đại biểu Trần Tiến Cảnh (Hà Nam) cao hứng kết luận, đường sắt cao tốc là giấc mơ đẹp của người dân cả nước, là cơ hội thay đổi cả bộ mặt nền kinh tế, “không thông qua là… IQ thấp”.

nguồn: dantri.com.vn

Theo thông tin trên, thì mình là ngưới có IQ thấp rùi, vì phản đối kế hoạch xây dựng đường sắt cao tốc mà. :(

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

EM thiết nghĩ đến khi hoàn thành đường sắt cao tốc này cũng mất khoảng 30 năm. Lúc đó VN cũng đã phát triển hơn bây giờ rất nhiều, ĐSCT là cần thiết. không dầu tư thì có thể bỏ lỡ cơ hội phát triển, mà đầu tư thì ..hic, rủi ro kinh tế cũng quá cao..

Hiện giờ chỉ có khoảng 11 nước trên thế giới là có DSCT, tui không hiểu cái luận đỉm không đầu tư DSCT thì có thể bỏ lỡ cơ hội phát triển này nó ở đâu ra? Giống như kiểu anmay tui hong có tiền tậu máy bay nhưng cứ mượn tiền xây bãi đáp sẵnvì biết đâu 30 năm sau anmay con nhà này sẽ trúng số độc đắc thì seo? Nhà nào giàu mà hong cần có máy bay lượn tới lượn lui cho sang chớ?

Tui thấy có 1 luận đỉm rất hay ho nữa là giờ mượn được thì cứ mượn đi, sau này trả hông nổi thì xù nợ mấy hồi. Công nhận thiệt là đáng nể cho tính công bằng, lòng tự tôn và tự trọng của 1 đất nước.

Edited by anmay

Share this post


Link to post
Share on other sites

@ Anh (or chị) anmay thân:

Em chỉ muốn trước khi đưa ra lời phán xét cho 1 vấn đề thì phải đứng trên lập trường của cả 2 bên để nhìn nhận ạ.

những nhà hoạch định vấn đề này cũng tầm cỡ tiến sĩ , giáo sư??, ắt hẳn phải có lí do "chính đáng" thì các bác ấy mới đề xuất..

GTVT là huyết mạch của một đất nước, em cứ tưởng tương ra là vai trò của nó cũng như các ngân hàng là huyết mạch của nền kinh tế, lưu thông tiền tệ cho nó dễ hiểu ạ.Với lại nước mình không mạnh về hàng không, hàng năm ta phải tiêu tốn rất nhiều "ngoại tệ" cho hàng không, theo em biết thì đó không phải là con số nhỏ..

GTVT quan trọng thế nào cho 1 nền kinh tế phát triển thì không cần nói ai cũng hình dung ít nhất vài ba điểm quan trọng không thể thiếu của nó, vấn đề chỉ là " đã phù hợp với tình hình VN hiện nay hay chưa và có nên triển khai từ bây giờ hay nên đợi vài chục năm nữa thôi ạ".Chứ tất nhiên nó là cần thiết.

Dự báo nền kinh tế cho vài năm sau còn khó chứ chưa nói đến việc cho 30 năm sau, em hiểu, nhưng không ai có thể nói trước điều gì ạ. Anh ( or chị) anmay cũng không thể so sánh với việc anh xây sân bay vì " biết đâu 30 năm sau anh trúng độc đắc được". vì nền kinh tế vận động phát triển và đi lên, là điều tất lẽ chứ không phải là" ngẫu nhiên". (hì, em xin phép không đè cập đến về vấn đề khủng hoảng kinh tế ở đây ạ, vì đây là mặt cần phản biện ạ)

Còn việc anh bảo về mượn tiền ấy ạ, hic, "mượn được thì cứ mượn đi, sau này trả hông nổi thì xù nợ mấy hồi".trong nền kinh tế thị trường liệu có ai cho ko ai bao giờ???

anh ơi, vay thương mại và đấu thầu thì còn đỡ ạ, chứ ODA thì "nóng" lắm ạ,dễ chết bỏng, vì kèm theo đó là những khoản điều kiện rất khắt khe chứ ko chỉ đơn giản cho vay lấy lãi ko đâu ạ. Để hiểu rõ hơn vấn đè này anh có thể tìm hiểu thêm trong cuốn sách " confessions of an economic hit man"_hì cuốn sách này 1 thời đã rất nóng bỏng đấy ạ, tốn ko ít giấy mực của thế giới ạ, không thể tin hết nhưng cũng ko thể ko tin.

Em chỉ đang là sinh viên, thực sự kiến thức sách vở cũng như thực tế chưa đủ để đưa ra lời đánh giá hay cái nhìn khách quan cho 1vấn đề lớn của đất nước, nhưng theo cách nhìn nhận còn thiếu kiên thức trên nhiều lĩnh vực và sự tổng hợp đánh giá chưa xác đáng của em thì em cũng " không đồng tình với việc xây dựng DSCT vào thời điểm hiện nay ạ", có lẽ nên delay lại và đợi thêm chục or vài chục năm nữa ạ :( :(

Chúc anh ( or chị) 1 ngày vui vẻ!!!

em Cat,

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Trích em mèo: Hic, các huynh cho 1 quẻ xem nếu đầu tư xây dựng, khi nào VN lâm vào cảnh vỡ nợ như 1 số nước ở Trung Đông??? hì,

để em tính cho con cháu em ..chạy nợ nữa :( , đa tạ các huynh trước ạ.

Còn việc anh bảo về mượn tiền ấy ạ, hic, "mượn được thì cứ mượn đi, sau này trả hông nổi thì xù nợ mấy hồi".trong nền kinh tế thị trường liệu có ai cho ko ai bao giờ???

=> Em mèo cưng, cái câu trên không hề là của anh. Em đọc kỹ lại rồi hãy lăn tăn.

Cái việc xây DSCT không hề là phương cách duy nhất để phát triển, anh ít tiền anh có thể phát triển bằng cách mua xe máy vừa có phương tiện đi lại vừa có thể chạy xe ôm tăng thêm thu nhập, lại rẻ hơn xây bãi đáp cho máy bay, cũng là 1 cách phát triển, mà nó vừa túi tiền và "tầm quản lý" của anh.

Anh cũng tin rằng 30 năm nữa VN sẽ khá hơn bây giờ nhưng mà em ơi, phát triển kinh tế thì em đừng tính toán bằng niềm tin, cứ phải bỏ vô excel bấm cho nó chính xác.

Cái dự án này nó khả thi hay không khả thi, em lượn 1 vòng trên net thì biết. Thiên hạ nhiều người rảnh rỗi bàn ối ra rồi. Ở đây tiện tay anh thảy cái link này cho em học hửi, còn ngoài ra thì tùy vào sự hiểu biết của em thôi, anh không rảnh, và cũng không muốn mang cái trọng trách thuyết phục ai vì vốn dĩ Việt Nam có xây hay không xây cái ĐSCT này thì cũng không dính tới anh.

http://vnexpress.net/GL/Kinh-doanh/2010/06/3BA1CB56/

http://www.tathy.com/thanglong/showthread.php?t=22560

Link này những 60 trang em nhá.

Chúc em một ngày cũng đẹp như em đã chúc anh.

Edited by anmay

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ực, đúng là nhiều người "rảnh" thật anh à(hì, đúng là "anh" nhỉ), em đọc mờ cả mắt...

Dạo này vùi đầu vào ôn thi nên em không có thời gian ngó nghiêng các diễn đàn và báo chí nhiều, hic, ko ngờ cái vụ này còn nóng hơn sa mạc sahara nữa ha. Cảm ơn anh cho em mở rộng tầm mắt, hic, đúng là kiến thức mênh mông, thôi vậy quay đầu là bờ, bỏ học thôi...

Trên diễn đàn, báo chí, mỗi người 1 ý, em thấy có ý hay , ý dở ..nhưng tóm lại ...đúng là khó một ai có thể đánh giá được 1 vấn đề trên nhiều khía cạnh 1 cách khách quan...hic.

Thôi vậy, em chỉ xin ngồi lắng nghe, học hỏi ...rút kinh nghiệm thôi ạ.

ANH anmy!!!! hôm nay trời đẹp thật, không nóng lắm :(

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phó thủ tướng yên tâm với dự án tàu cao tốc Posted ImagePosted Image Không nằm ngoài dự đoán, vấn đề đầu tư siêu dự án 56 tỷ USD tiếp tục được các đại biểu đem ra chất vấn thành viên cấp cao nhất của Chính phủ đăng đàn tại kỳ họp Quốc hội lần này.

Dự án đường sắt cao tốc được Chính phủ trình xin ý kiến Quốc hội tại đầu kỳ họp và dự kiến thông qua vào ngày 19/6. Trong các ý kiến tranh luận trực tiếp tại Quốc hội, tỷ lệ ủng hộ đang tăng lên, song vẫn còn không ít đại biểu băn khoăn về hiệu quả đầu tư, khả năng vay nợ và cân đối ngân sách để thực hiện dự án.

Trong phiên chất vấn Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng sáng nay, chỉ hai đại biểu đặt câu hỏi liên quan đến chủ trương đầu tư dự án đường sắt cao tốc, song đều là các câu hỏi xoáy, sắc và thậm chí có thể khiến người nghe tái mặt nếu không đủ bản lĩnh.

"Tôi muốn biết Phó thủ tướng có yên tâm với dự án đường sắt cao tốc hay không. Trong khi nhiều cái nhỏ ta chưa làm được, đầu tư cái lớn sẽ ra sao?", đại biểu Đặng Như Lợi hỏi xoáy, ám chỉ tới phiên chất vấn Bộ trưởng Giao thông Hồ Nghĩa Dũng, tại đó người đứng đầu ngành thừa nhận không thể giải quyết ngay tình trạng dự án thi công chậm trễ, hay thiếu cầu để người dân phải đu dây vượt sông.

"Tôi yên tâm. Yên tâm rằng phải làm. Yên tâm cùng Chính phủ xin Quốc hội chủ trương để làm. Yên tâm là Quốc hội và Chính phủ tính được bài để làm", Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng không ngại ngần nêu thẳng quan điểm cá nhân về chủ đề nhạy cảm này. Ông đưa ra nhiều lý do giải thích tại sao cần làm dự án, tại sao đường sắt cao tốc của Việt Nam dài đến vậy.

Và, bằng hiểu biết, kinh nghiệm của người từng đảm đương chức vụ Bộ trưởng Tài chính, ông trình bày cặn kẽ bài toán vay mượn, cân đối ngân sách để trả nợ cho dự án. Theo số liệu Phó thủ tướng công bố, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam năm nay ước đạt 106 tỷ USD.

Với đà tăng trưởng hiện nay, đến 2020, GDP sẽ đạt gần 300 tỷ USD; 2030 là 700 tỷ USD; 2040 đạt 1.200-1.400 tỷ USD và đến 2050 sẽ gấp đôi số đó. GDP bình quân đầu người đến 2050 dự kiến lên 20.000 USD, thay vì mức hơn 1.000 USD hiện nay. Nếu cứ lấy ngưỡng an toàn vay nợ là 50% GDP, đến 2020, Việt Nam có thể vay 150 tỷ mà vẫn an toàn.

"Với mức vay nợ như vậy, chúng ta có thể làm được. Mà thưa các đồng chí, có phải chúng ta làm ngay ngày mai đâu. Còn tính toán, cân lên đặt xuống và xin ý kiến Quốc hội nhiều lần nữa trước khi triển khai", ông nói chắc nịch, sau khi rành mạch công bố một loạt số liệu mà chỉ nhầm một chút về ước tính GDP 2040 của Việt Nam (thay vì 1.200-1.400, nói nhầm thành 1,2-1,4 triệu tỷ USD).

Là người chất vấn cuối cùng, đại biểu Dương Trung Quốc không hỏi về hiệu quả đầu tư hay tính kinh tế của dự án. Ông quan tâm đến thể diện dân tộc khi cứ mãi phải lệ thuộc vào đồng vốn ODA, thứ mà ông coi chỉ là nguồn lực nhất thời.

"ODA là khoản vay có điều kiện của nước giàu đối với nước nghèo, thực chất là phương thức đầu tư tài chính, công nghệ và chính trị mang lại lợi ích cho chủ nợ. Việc vay vốn ODA là cần thiết, nhưng chỉ nên coi là nhất thời, giống như đứa trẻ cần bú sữa mẹ, vú nuôi hoặc xin sữa hàng xóm. Các nước đều nỗ lực giảm vay ODA, giống như đứa trẻ cứng cáp cần cai sữa mẹ. Chính phủ đã có kế hoạch cai ODA hay chưa?", ông Quốc vẫn giữ cách hỏi ví von, đầy ẩn ý khi biết ODA là phần vốn quan trọng để triển khai dự án đường sắt cao tốc.

Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng không mấy khó khăn để trả lời câu hỏi sốc này. Giữ nét mặt điềm tĩnh, tươi tắn và thỉnh thoảng cười hóm hỉnh, ông khẳng định Việt Nam không chấp nhận các dự án mà nhà tài trợ có động cơ, mục đích chính trị đằng sau. Tuy nhiên, ông thừa nhận Việt Nam chịu một số ràng buộc về kinh tế và công nghệ khi vay ODA.

"Bú sữa hàng xóm đúng là khó đấy. Vay ODA mà họ cho mình tự quyết thì tốt hơn. Chúng ta vay thực tế có chịu ràng buộc và có thiệt về kinh tế. Song tính chung lại, đánh giá các mặt cho thấy sử dụng vốn ODA là có hiệu quả. Năm vừa rồi mặc dù thế giới khó khăn mà họ vẫn cam kết cho mình vay với mức kỷ lục", ông nói. Tuy nhiên, theo Phó thủ tướng, trong điều kiện hiện nay, Việt Nam vẫn phải tranh thủ nguồn ODA càng dài càng tốt.

Cùng với câu chuyện đường sắt cao tốc, điện là vấn đề được nhiều đại biểu đặt ra. Cả ba đại biểu đứng lên chất vấn Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng trong nửa phiên sáng nay đều xoáy vào câu chuyện thiếu điện, cắt cúp điện tràn lan đang gây bức xúc trong dư luận và thiệt hại sản xuất kinh doanh.

Trách khéo Chính phủ không đưa vấn đề điện vào báo cáo giải trình, đại biểu Lê Văn Cuông cho biết câu chuyện này đã được đem ra chất vấn tại nhiều kỳ họp nhưng không cải thiện, thậm chí còn căng thẳng hơn. Theo ông, tình trạng cắt điện luân phiên xảy ra phổ biến và trên diện rộng, đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống nhân dân, nhất là trong những ngày hè oi bức.

Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng cho biết tốc độ tăng trưởng của ngành điện đạt 13-14% mỗi năm, thời gian tới phấn đấu nâng lên 16% để dự phòng. Theo ông, tốc độ tăng trưởng như vậy là cao nếu so với các nước, song vẫn thiếu điện do đầu tư phát triển còn chậm, công tác quản lý đầu tư và quan hệ giữa người đầu tư và người cung ứng điện, bán điện chưa triệt để.

Phó thủ tướng còn nêu hàng loạt nguyên nhân chủ quan và khách quan như chậm đổi mới thiết bị, vẫn sử dụng các trang thiết bị lạc hậu mà tốn điện, chưa giảm được thất thoát điện năng và đặc biệt là ý thức tiết kiệm của người tiêu dùng, công sở và nơi công cộng.

"Các đồng chí hỏi trách nhiệm thiếu điện ở đâu? Ở Chính phủ, Thủ tướng, các đồng chí giúp việc cho Thủ tướng và trực tiếp là trách nhiệm của Tập đoàn Điện lực (EVN). Thủ tướng đã liên tục kiểm điểm vấn đề này", ông nói.

Sự thẳng thắn của Phó thủ tướng vẫn chưa làm thỏa mãn người hỏi. Các đại biểu Lê Văn Cuông, Ngô Văn Minh và Vũ Quang Hải tiếp tục đứng lên căn vặn tại sao thiếu điện, chất lượng dự báo và quy hoạch.

"Trong khâu quản lý có quá nuông chiều EVN, để đến nỗi khi cần tăng giá điện thì kêu lỗ, nhưng khi cần thưởng thì báo lãi, dân chưa kịp đóng tiền điện thì phạt, nhưng cắt điện của dân thì chẳng chịu trách nhiệm gì... Người dân cả đêm nóng nực, ngày xưa có thể dùng quạt mo, nay thì không thể quay lại. Không biết các đồng chí trên Trung ương có hiểu rõ cái nhọc nhằn của người dân?", đại biểu Lê Văn Cuông bức xúc.

Đã đến giờ giải lao, song trước bức xúc của đại biểu, Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng xin phép trả lời ngay. Theo ông, điện là một trong 3 điểm yếu mà Chính phủ nêu ra và ưu tiên giải quyết. "3 điểm yếu của chúng ta có 2 cái nhanh và một cái chậm. Nhập khẩu tăng nhanh, giá và lãi suất tăng nhanh. Nhưng điện thì giải quyết chậm. Chính phủ chẳng nuông chiều chút nào. Ngành điện làm chưa tốt đã phải kiểm điểm", ông nói.

Phó thủ tướng thừa nhận khâu phối hợp giữa nhà sản xuất và bán điện còn bất cập và yêu cầu Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng ghi nhận ý kiến của các đại biểu. Ông tuyên bố đảm bảo nguồn điện là mục tiêu quan trọng của Chính phủ và ngành điện từ nay đến cuối năm.

Dù là phiên chất vấn Phó thủ tướng, song sáng nay các câu hỏi của đại biểu rất thẳng và sắc. Có đại biểu truy đến cùng khi thấy Phó thủ tướng trả lời lệch so với thực tế. Hay như đại biểu Đặng Như Lợi, còn "mát mẻ" nói về chuyện mất kỷ cương trong dự toán, quyết toán thu chi ngân sách. Ông đề xuất giải pháp để Chính phủ quyết dự toán ngân sách, rồi Quốc hội kiểm tra sau, bởi đằng nào cũng thế, như hiện nay Quốc hội quyết song vẫn xảy ra tình trạng tiền trảm hậu tấu, chi vượt xa so với dự toán.

Đại biểu Dương Trung Quốc khi nêu câu chuyện cho nước ngoài thuê đất rừng dài hạn, đã đề cao vai trò phản biện, can gián của các cán bộ lão thành cách mạng và báo chí. Ông đề nghị nhân dịp này Chính phủ nên có lời tri ân với các cán bộ lão thành cách mạng và khích lệ báo chí, đặc biệt là sắp đến ngày kỷ niệm báo chí 21/6. "Nếu làm như vậy cho thấy Chính phủ biết điều và biết lắng nghe", ông Quốc nói.

Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng đã không trả lời cho đề nghị của ông Quốc, một phần vì thời gian của phiên chất vấn hạn hẹp. Ông là thành viên cấp cao nhất và là thành viên cuối cùng của Chính phủ trả lời chất vấn tại Quốc hội kỳ này.

Vnexpress

Share this post


Link to post
Share on other sites

56,000,000,000 USD là số tiền Việt Nam dự định đi vay để làm tuyến đường tàu hỏa cao tốc Bắc Nam [1]. Số tiền này:

= 1,435 tấn vàng (một ngàn bốn trăm ba mươi lăm tấn vàng): là số vàng 56 tỉ USD có thể mua được, tỉ giá vàng thế giới ngày 29 tháng 5 năm 2010 là 39,024 USD/kg vàng [2]. Số vàng này nặng bằng 23,916 nam thanh niên VN 60 kg.

= 52,830,188 năm: là số năm mà một người VN phải làm việc để trả đủ 56 tỉ USD, không ăn uống và mỗi năm kiếm được 1.060USD [3], hay tương đương 1,320,754 người khỏe mạnh làm việc suốt đời (40 năm).

Nếu tính bằng tờ tiền 100 USD [4], 56 tỉ USD:

= 560 tấn: là khối lượng cân được (1 triệu đô nặng đúng 10 kg), nặng bằng 11,200 cô gái VN 50kg.

= 717m3: là thể tích của 56 tỉ USD, chiếm bằng 2 căn nhà rộng 70m2 và cao 5m.

= 87,335km: nếu nối các tờ tiền theo chiều dài (100USD dài 15.6cm), hơn gấp đôi chu vi trái đất là 40,000km.

= 37,124km: nếu nối các tờ tiền theo chiều rộng (100USD rộng 6.6cm).

= 69.4km: nếu chồng các tờ tiền lên nhau (100USD dày 124 micron).

= 5.8km2: nếu xếp các tờ tiền cạnh nhau (= 580 héc ta ruộng).

http://doroteos2.files.wordpress.com/2009/...le-of-money.png

56 tỉ USD mua được:

= 168 tàu ngầm Kilo lỗ đen của Nga (VN đã đặt mua 6 chiếc = 1.8 tỉ USD [5]).

= 373 máy bay tàng hình F22 tối tân nhất của Mỹ (150 triệu USD/chiếc [6]).

= 10,980 máy bay riêng của ông Ðoàn Nguyên Ðức, chủ Hoàng Anh Gia Lai (loại Beechcraft King Air 350, giá mua 5.1 triệu USD [7])

= 166 máy bay Airbus 380, loại lớn nhất thế giới và có thể chở tới 853 khách (337.5 triệu USD/chiếc [8])

= 3,636 trực thăng Apache AH-64 (15.4 triệu USD/chiếc [9]).

Nếu vay 56 tỉ USD, mỗi người VN, từ trẻ mới sinh ra cho tới già yếu sắp chết (tổng cộng 86 triệu người [3]), sẽ tự nhiên bị nợ nước ngoài 651 USD. Số tiền này:

= 12,375,510 đồng (theo tỉ giá trên VNexpress ngày 30 tháng 5 năm 2010, 1USD = 19,010 đồng).

= 4.5 chỉ vàng SJC (theo giá vàng trên VNexpress ngày 30 tháng 5 năm 2010, chỉ mua vào = 2,765,000 đồng).

Xin lưu ý là tuy đã mang nợ 4.5 chỉ vàng (4 chỉ rưỡi), bạn vẫn phải trả tiền vé tương đương 80% vé máy bay để được leo lên tàu [10].

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhìn mặt ông đại biểu cũng thấy nãn. *_0

Cứ mỗi lần họp QH là tôi hồi hộp xem ĐB. Nguyễn Minh Thuyết , Trần Du lịch , Lê Văn Cuông ... là những người chất vấn thực tế nhất . Họ biết đau nỗi đau của người dân . Tại sao những người có tâm huyết với đất nước như vậy không được giao phó những trọng trách cao cả cho dân nhờ nhỉ ? Các vị Bộ trưởng hiện nay của nhà ta thì ôi thôi !

Đi vay 56 tỷ USD làm đường sắt cao tốc để cho dân è cổ ra mà trả nợ từ đời này sang đời khác ( Vì đường sắt cao tốc làm ra xong , thu nhập một tháng của người lao động bình thường chỉ vèo 1 chuyến cao tốc là xong ! Ai dám đi ) . Đời cha ăn mặn , đời con cháu khát nước cháy cổ ! :(

Share this post


Link to post
Share on other sites

ôi!!!! đường sắt cao tốc... cầu vừa xây, đang xây còn đang sập ầm ầm .... làm đường sắt nữa chắc đường ray tàu nó gãy ầm ầm mất .....

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

hihihihi :( :( số IQ của ông này quá cao rồi, cao hơn đỉnh côn lôn

Edited by phongthuysinh

Share this post


Link to post
Share on other sites

56,000,000,000 USD là số tiền Việt Nam dự định đi vay để làm tuyến đường tàu hỏa cao tốc Bắc Nam [1]. Số tiền này:

= 1,435 tấn vàng (một ngàn bốn trăm ba mươi lăm tấn vàng): là số vàng 56 tỉ USD có thể mua được, tỉ giá vàng thế giới ngày 29 tháng 5 năm 2010 là 39,024 USD/kg vàng [2]. Số vàng này nặng bằng 23,916 nam thanh niên VN 60 kg.

= 52,830,188 năm: là số năm mà một người VN phải làm việc để trả đủ 56 tỉ USD, không ăn uống và mỗi năm kiếm được 1.060USD [3], hay tương đương 1,320,754 người khỏe mạnh làm việc suốt đời (40 năm).

Nếu tính bằng tờ tiền 100 USD [4], 56 tỉ USD:

= 560 tấn: là khối lượng cân được (1 triệu đô nặng đúng 10 kg), nặng bằng 11,200 cô gái VN 50kg.

= 717m3: là thể tích của 56 tỉ USD, chiếm bằng 2 căn nhà rộng 70m2 và cao 5m.

= 87,335km: nếu nối các tờ tiền theo chiều dài (100USD dài 15.6cm), hơn gấp đôi chu vi trái đất là 40,000km.

= 37,124km: nếu nối các tờ tiền theo chiều rộng (100USD rộng 6.6cm).

= 69.4km: nếu chồng các tờ tiền lên nhau (100USD dày 124 micron).

= 5.8km2: nếu xếp các tờ tiền cạnh nhau (= 580 héc ta ruộng).

http://doroteos2.files.wordpress.com/2009/...le-of-money.png

56 tỉ USD mua được:

= 168 tàu ngầm Kilo lỗ đen của Nga (VN đã đặt mua 6 chiếc = 1.8 tỉ USD [5]).

= 373 máy bay tàng hình F22 tối tân nhất của Mỹ (150 triệu USD/chiếc [6]).

= 10,980 máy bay riêng của ông Ðoàn Nguyên Ðức, chủ Hoàng Anh Gia Lai (loại Beechcraft King Air 350, giá mua 5.1 triệu USD [7])

= 166 máy bay Airbus 380, loại lớn nhất thế giới và có thể chở tới 853 khách (337.5 triệu USD/chiếc [8])

= 3,636 trực thăng Apache AH-64 (15.4 triệu USD/chiếc [9]).

Nếu vay 56 tỉ USD, mỗi người VN, từ trẻ mới sinh ra cho tới già yếu sắp chết (tổng cộng 86 triệu người [3]), sẽ tự nhiên bị nợ nước ngoài 651 USD. Số tiền này:

= 12,375,510 đồng (theo tỉ giá trên VNexpress ngày 30 tháng 5 năm 2010, 1USD = 19,010 đồng).

= 4.5 chỉ vàng SJC (theo giá vàng trên VNexpress ngày 30 tháng 5 năm 2010, chỉ mua vào = 2,765,000 đồng).

Xin lưu ý là tuy đã mang nợ 4.5 chỉ vàng (4 chỉ rưỡi), bạn vẫn phải trả tiền vé tương đương 80% vé máy bay để được leo lên tàu [10].

Bạn Yêu Phụ Nữ tính hay quá :P

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nguyễn Sinh Hùng đăng đàn nói về kinh tế Việt Nam

Theo VNN, Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng nhận định về tương lai kinh tế Việt Nam “Phó Thủ tướng phấn khởi: "Thu nhập bình quân đầu người hiện nay 1.200 USD, nhưng với tốc độ tăng trưởng kinh tế tương lai thì đến 2020 sẽ là 3.000 USD, và lần lượt tăng 6.000, lên 12.000 và sẽ đạt 20.000 năm 2050".

Chúng ta cứ giả định là con số thu nhập bình quân đầu người hiện nay là 1200 USD mặc dù theo ước tính của cả WB, IMF và CIA thì GDP bình quân đầu người của Việt Nam đều chỉ khoảng 1060 USD trở xuống. Nhưng cứ giả định là con số của ta tốt hơn của Mỹ, tức là GDP bình quân đầu người hiện nay là 1.200 USD, chúng ta thử tính xem tới năm 2020 liệu con số này có lên tới 3000 USD không?

Có thể tính tốc độ tăng GDP đầu người bằng cách lấy tốc độ tăng trưởng bình quân trừ đi tốc độ tăng dân số. Trong năm 2005, tốc độ tăng dân số của Việt Nam là 1,35%. Giả sử rằng trong 10 năm tới, dân số Việt Nam tăng ổn định ở mức 1% mỗi năm thì tốc độ tăng trưởng GDP cần phải bao nhiêu để đạt tới mức thu nhập bình quân đầu người 3000 USD trong 10 năm tới. Gọi tăng trưởng GDP là g ta sẽ có công thức: 1200*(1+g-0.01)^10=3000.

Không khó có thể tính ra g=0.106 hay 10,6%. Như vậy chúng ta sẽ phải duy trì tốc độ tăng trưởng GDP thường xuyên liên tục ở mức 10,6% trong 10 năm tới mới có thể đạt được điều này. Không biết ông Hùng dựa vào đâu để tin là Việt Nam có thể lập được kỳ tích này khi trong quá khứ, chưa có năm nào Việt Nam đạt tăng trưởng 2 chữ số cả và tăng trưởng GDP trung bình trong 9 năm qua cũng chỉ vào khoảng 7,2%. Trên thế giới cực kỳ hiếm nước nào có thể đạt tốc độ tăng trưởng trung bình 2 chữ số trong suốt 1 thập niên. Thành tích thần kỳ như Trung Quốc trong thập niên 1990 cũng chỉ đạt 9,5% một năm.

Cũng lưu ý là cách tính này được áp dụng với mức giá không đổi, tức là tăng trưởng GDP thực tế chứ không phải tăng trưởng GDP danh nghĩa. Bởi nếu tính theo tăng trưởng GDP danh nghĩa thì sẽ phụ thuộc rất nhiều vào biến động của đồng USD trên thị trường. Lấy một ví dụ không có thực là nếu sang năm 2011, Chính phủ quyết định nâng giá đồng VN lên 10 lần so với đồng USD thì lúc đó GDP bình quân đầu người của Việt Nam sẽ tăng đạt luôn $12000 mà chẳng cần phải làm gì, hehe. Nhưng rõ ràng đó không phải ý của Phó Thủ tướng mà ở đây, ông muốn nói tới $3000 trong năm 2020 là $3000 theo thời giá hiện nay.

Chính sự phụ thuộc vào tỷ giá hối đoái danh nghĩa này cũng là lý do ngày nay người ta không hay dùng GDP theo tỷ giá chính thức mà dùng theo ngang giá sức mua (PPP). Nếu tính theo ngang giá sức mua thì GDP bình quân đầu người của Việt Nam hiện ở mức 2700-2900 USD.

Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân

Trả lời câu hỏi của Đại biểu Nguyễn Minh Thuyết [ông Thuyết kỳ này được hỏi nhiều nhỉ- ông này có lẽ là đại biểu có trình độ và có các câu hỏi sát và sắc nhất trong Quốc hội hiện nay], Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cho biết: “So với năm 2006, đến nay (2010), lương giáo viên đã tăng gấp 2,1 lần, vào khoảng 2,5 - 4 triệu đồng/tháng, cao hơn so với các ngành khác".

Không phải quá khó để kiểm định câu nói này của ông Nhân được đưa ra để chứng minh cho thành công của ông trong thời gian ông làm Bộ trưởng Bộ Giáo dục. Câu này có hai mệnh đề, thứ nhất là lương giáo viên tăng gấp 2,1 lần và thứ hai là lương giáo viên cao hơn so với các ngành khác.

Còn có một cách hiểu trong mệnh đề thứ 2 là mức tăng lương giáo viên cao hơn các ngành khác nhưng có vẻ như ông Nhân muốn nói theo cách hiểu thứ nhất vì mệnh đề “cao hơn các ngành khác” được đưa ra sau khi ông nêu ra mức lương giáo viên hiện nay "vào khoảng 2,5-4 triệu đồng/tháng". Ở đây có vấn đề không nhỏ là tại sao ông Nhân lại đưa ra một khoảng quá rộng như vậy, thay vì nêu ra mức lương trung bình của giáo viên.

Chúng ta thử kiểm định hai mệnh đề trên. Ở mệnh đề thứ nhất, vì hiện nay mới là giữa năm 2010 nên TCTK chưa có số liệu về năm 2010 mà chỉ có số liệu về năm 2009. Theo số liệu của TCTK thì tiền lương trong giai đoạn 2006-2009 của một số ngành như sau:

Bảng sau là Thu nhập trung bình hàng tháng của lao động ở khu vực Nhà nước được lấy từ Niên giám thống kê tóm tắt 2009 của TCTK. Cột 2 và 3 là thu nhập các ngành trong hai năm 2006 và 2009. Cột 4 là mức tăng trong 4 năm này. Cột 5 là mức tăng thực tế sau khi trừ đi lạm phát. Lạm phát được tính bằng cách tính dồn chỉ số CPI các năm 2007, 2008 và 2009 do năm 2006 được chọn làm mốc. Tính trung bình, giá cả năm 2009 sẽ cao hơn 42,3% so với năm 2006. Sau khi trừ đi lạm phát thì mức thu nhập trung bình toàn xã hội trong năm 2009 tăng 12% so với năm 2006, còn ngành giáo dục tăng 18,2%. Do hầu hết người lao động trong ngành giáo dục đều thuộc khu vực Nhà nước nên con số này sẽ phản ánh thu nhập hàng tháng của người lao động trong ngành giáo dục.

http://img199.imageshack.us/img199/7965/statinl.jpg

So sánh kết quả này với phát biểu của ông Nhân, có thể thấy hai điều:

- Thứ nhất, thu nhập danh nghĩa (chứ không chỉ lương) của ngành giáo dục trong năm 2009 chỉ tăng 68% so với năm 2006. Sau khi loại trừ yếu tố lạm phát thì thu nhập này chỉ tăng 18,2%, thấp hơn nhiều con số tăng 2,1 lần mà ông Nhân đưa ra. Nếu kể cả năm 2010 thì thu nhập của người làm giáo dục cũng chỉ tăng chừng 25% là cùng.

- Thứ hai, thu nhập người làm trong ngành giáo dục tuy được nâng lên và có tốc độ cao hơn tốc độ tăng của đa số các ngành khác nhưng vẫn thấp hơn mức trung bình của tất cả các ngành. Tiền lương trung bình của ngành giáo dục năm 2009 là 2.7 triệu trong khi trung bình của tất cả các ngành là 3,1 triệu. Như vậy mệnh đề “cao hơn so với các ngành khác” của ông Nhân là không chính xác.

Có thể phát biểu của ông Nhân căn cứ vào số liệu chi trả lương của Bộ giáo dục. Thật tiếc là hiện nay những số liệu này chưa được công khai và thuận tiện cho tiếp cận nên khó kiểm định. Nhưng theo số liệu của TCTK thì rõ ràng phát biểu của ông Nhân không thể đúng, nếu không nói là rất sai.

Share this post


Link to post
Share on other sites
Guest
Chủ đề này hiện đang đóng.