Thiên Sứ

Bài tập cấp III

96 bài viết trong chủ đề này

Kính Thầy,

VinhL chưa học qua Lạc Việt Độn Toán, nhưng củng muốn tham gia xem có duyên với môn này không.

Lấy Âm Dương Ngũ Hành để mà phân tích cái cảm ứng khi nhìn cái hình trên thì VinhL thấy khắp nơi đều là núi, đất, cỏ mọc lỗm chỗm, người lính đơn hành độc mã tiến tới, phía trước là ngọn núi đứng chặn, có con đường mòn nhỏ quẹo phải.

Hai hành tiêu biểu trong bức ảnh này là Mộc và Thổ, quái thì Chấn, Khôn biến Cấn.

Dịch quái là quẻ Lôi Địa Dự biến Lôi Sơn Tiểu Quá.

Mộc là Chấn môn Thương, Thổ là Khôn Vô Vong, như vậy quẻ Lạc Việt là Thương – Vô Vong.

Suy đoán cho cục diện Afghanistan, thì Baradar đây chính là ngọn núi phía trước, sẻ là trở ngại lớn đối với Mỹ. Con đường mòn đại diện cho phương pháp giải quyết vấn đề trở ngại Baradar, không nên tiến thẳng theo phương sách củ, phải thay đổi đường lối, đi quẹo (đàm phán chăng?). Nhưng cục diện này, Thổ quá vượng Mộc thì yếu ớt, khắc không nỗi, mùa thu đến Kim vượng, Mộc lại bị Kim khắc, càng khó mà khắc nỗi Thổ, sẻ có diễn biến quan trọng mới. Con đường quẹo về hướng Đông, ám chỉ một vấn đề liên quan đến hướng này, có lẻ mua xuân năm tới sẻ có đàm phán.

Vài lời suy đoán lung tung, nếu mấy Huynh Tỷ thấy dỡ đừng cười nhé:-)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính Thầy,

VinhL chưa học qua Lạc Việt Độn Toán, nhưng củng muốn tham gia xem có duyên với môn này không.

Lấy Âm Dương Ngũ Hành để mà phân tích cái cảm ứng khi nhìn cái hình trên thì VinhL thấy khắp nơi đều là núi, đất, cỏ mọc lỗm chỗm, người lính đơn hành độc mã tiến tới, phía trước là ngọn núi đứng chặn, có con đường mòn nhỏ quẹo phải.

Hai hành tiêu biểu trong bức ảnh này là Mộc và Thổ, quái thì Chấn, Khôn biến Cấn.

Dịch quái là quẻ Lôi Địa Dự biến Lôi Sơn Tiểu Quá.

Mộc là Chấn môn Thương, Thổ là Khôn Vô Vong, như vậy quẻ Lạc Việt là Thương – Vô Vong.

Suy đoán cho cục diện Afghanistan, thì Baradar đây chính là ngọn núi phía trước, sẻ là trở ngại lớn đối với Mỹ. Con đường mòn đại diện cho phương pháp giải quyết vấn đề trở ngại Baradar, không nên tiến thẳng theo phương sách củ, phải thay đổi đường lối, đi quẹo (đàm phán chăng?). Nhưng cục diện này, Thổ quá vượng Mộc thì yếu ớt, khắc không nỗi, mùa thu đến Kim vượng, Mộc lại bị Kim khắc, càng khó mà khắc nỗi Thổ, sẻ có diễn biến quan trọng mới. Con đường quẹo về hướng Đông, ám chỉ một vấn đề liên quan đến hướng này, có lẻ mua xuân năm tới sẻ có đàm phán.

Vài lời suy đoán lung tung, nếu mấy Huynh Tỷ thấy dỡ đừng cười nhé:-)

VinhL đoán hay đấy.

Tuy chưa đạt độ hoàn hảo. Không thể có đàm phán sau khi liên quân do Hoa Kỳ lãnh đạo chiếm ưu thế: Chỉ có một người lính Hoa Kỳ trong bức tranh này. Đất đai bao la và núi sừng sững, không thể coi là quẻ Vô vong mà là Đại An.

Anh chị em có ý kiến gì thêm không?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Câu hỏi là:

Cuộc chiến chống khủng bố của Hoa Kỳ đi về đâu?

Posted Image

Lính Mỹ đi tuần ở tỉnh Farah. (Ảnh: Reuters)

Nguyễn Kim xin thử phân tích như sau:

Cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ khả năng khó có thể kết thúc. ẩn chứa đầy khó khắn, đe dọa khó lường. bọn khủng bố sẽ đánh theo dạng du kích, ẩn nấp và đi trước so với mỹ. còn mỹ thì một mình rong ruổi đi trên con đường khó khăn này để tìm khủng bố mà hoàn toàn khó xác định được mục tiêu chính xác đang ở đâu dưới đằng sau dẫy núi kia. mục tiêu xa xăm khó đạt được, chủ yếu là cầu may. dù mỹ có đi đường tắc thì cũng khó thành công trong cuộc chiến này đơn giản mục tiêu tân công người lính này không xác định được, không tìm được. cuối cùng thì cũng chỉ mệt nhoài, tốn công , tốn sức, tổn hại bạn thân mà thôi.

cái vòng luẩn quẩn nằm ở đây: mỹ gia tăng chống khủng bố -> khủng bố càng hung hăng, khủng bố càng hưng hăng -> mỹ càng gia tăng chống khủng bố. đó là hình ảnh cái bóng và chính người lính kia. càng chạy thì càng mệt mà thôi.

dừng lại và xem lại chính mình có thể là lối thoát ra khỏi vòng luẩn quẩn kia. khủng bố hình thành trong chính bản thân nó.

Hưu vô vọng.

xin được sư phụ chỉ bảo.

Nguyễn Kim

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nguyễn Kim xin thử phân tích như sau:

Cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ khả năng khó có thể kết thúc. ẩn chứa đầy khó khắn, đe dọa khó lường. bọn khủng bố sẽ đánh theo dạng du kích, ẩn nấp và đi trước so với mỹ. còn mỹ thì một mình rong ruổi đi trên con đường khó khăn này để tìm khủng bố mà hoàn toàn khó xác định được mục tiêu chính xác đang ở đâu dưới đằng sau dẫy núi kia. mục tiêu xa xăm khó đạt được, chủ yếu là cầu may. dù mỹ có đi đường tắc thì cũng khó thành công trong cuộc chiến này đơn giản mục tiêu tân công người lính này không xác định được, không tìm được. cuối cùng thì cũng chỉ mệt nhoài, tốn công , tốn sức, tổn hại bạn thân mà thôi.

cái vòng luẩn quẩn nằm ở đây: mỹ gia tăng chống khủng bố -> khủng bố càng hung hăng, khủng bố càng hưng hăng -> mỹ càng gia tăng chống khủng bố. đó là hình ảnh cái bóng và chính người lính kia. càng chạy thì càng mệt mà thôi.

dừng lại và xem lại chính mình có thể là lối thoát ra khỏi vòng luẩn quẩn kia. khủng bố hình thành trong chính bản thân nó.

Hưu vô vọng.

xin được sư phụ chỉ bảo.

Nguyễn Kim

Hưu vô vọng

Oops!

luận sai rồi :(

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hưu vô vọng

Oops!

luận sai rồi :rolleyes:

Câu này đúng! Hi. :( .

Tôi đang bận, thôi bài này cũng thuộc loại dễ luận so với bài của Thanh Vân, mà chỉ có VinhL là đúng hơn cả.

Tôi nay rành tôi sẽ luận bài này để anh chị em tham khảo.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xin Sư Phụ cho ArtFriend tham gia luận để nâng cao tay ghề LVĐT.

Câu hỏi là:

Cuộc chiến chống khủng bố của Hoa Kỳ đi về đâu?

Posted Image

Xin luận như sau:

Về Bức tranh:

Bố cục không đối xứng, nhưng cân bằng khi lấy người Lính Mỹ làm trục. Cận cảnh Người Lính Mỹ: hai tay cầm súng với tinh thần chuẩn bị chiến đấu, dẫm đạp lên vùng đất suy trọc Afghanistan, trước mặt là con đường mòn, nhỏ chạy về phía đồi núi xa xăm, chia tách thành ngã ba. Một đường chạy về vùng đất trống, một đường chạy về lối cụt đồi núi với một lối thoát nhỏ.

Cảm nhận:

Thể hiện sự không cân bằng trong lực lượng, kẻ lộ diện, người ẩn nấp. Nhưng xét toàn cục thì không bên nào thua kém.

Afghanistan, Baradar: Thổ-đồi núi - làm chủ,

Người lính Mỹ: làm khách

Con đường mòn kia chia làm 2 nhánh: Baradar đang đặt câu hởi Cơn ác mộng hay giải pháp hòa bình?

Nhưng lại tin vào khả năng của mình “Có nhiều dấu hiệu cho thấy Baradar là một chỉ huy xuất sắc”... “Hắn ta là một người rất có khả năng, có uy với người khác và hiểu về con người và mảnh đất ở đây hơn rất nhiều so với chúng ta. Hắn quả là một đối thủ đáng gờm”. Nhưng một phần lại nhận định: Mỹ đang thắng thế hơn - Hình ảnh người Lính Mỹ dẫm đạp. Vì vậy "Vào năm 2004, Baradar đã cử một đoàn đại biểu của Taliban tới gặp Karzai với một đề nghị hòa bình. Cuộc đàm phán không thành công nhưng đầu năm nay, Baradar lại gửi 2 sứ giả hòa bình tới gặp Qayyum Karzai, anh trai của Tổng thống Afganistan."

Afganistan: đang bất lợi. Baradar đang bế tắc.

LVĐT sơ cấp

Giờ Tỵ, ngày 20/6 ất Sửu.

Khai Vô Vong - Âm Thổ không khắc Dương Thủy. Chủ thể bất lợi

Hưu Đại An - Điều kiện bất lợi

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh chị em tham khảo Lạc Việt độn toán thân mến.

Cũng như tất cả các bộ môn dự báo khác, Lạc Việt độn toán có 4 cấp. Nếu ở hai cấp trước hoàn toàn lệ thuộc vào các phương pháp độn và giải quẻ, trong đó căn cứ vào nội dung câu hỏi là chính thì ở cấp III Lạc Việt độn toán là hiện tượng cảm ứng tiên tri. Không lệ thuộc vào câu hỏi, mà hoàn toàn do cảm ứng của người dự báo cảm ứng với một hiện tượng bất thường. Tôi đã có những bài viết trình bày về v/đ này trong diễn đàn Lý học Đông phương. Một thí dụ kinh điển của đẳng cấp này là những giai thoại liên quan đến Mai Hoa Dịch. Điển hình là một giai thoại sau đây:

Thiệu Khang Tiết, người có công truyền bá Mai Hoa Dịch trong văn hóa Trung Hoa vào thời Mạt nhà Tống. Khi ông ta đang du lịch ở Nam Dương tử, chợt nghe thấy tiếng chim của một loài chim lạ, vốn quen sống ở phương Bắc Trung Hoa. Ông ta cảm ứng và phán rằng: Nhà Nam Tống sắp mất.

Sự việc sau đó nghiệm. Nhà Nam Tống bị Liêu Kim và sau đó là Nguyên Mông chiếm trọn.

Tương đương với khả năng này trong Dịch bốc là cấp III Lạc Việtcc độn toán , hay còn gọi là "Cảm ứng tiên tri". Bài tập đưa một cái tranh lên đây chỉ là một thí dụ, ngoài đời có rất nhiều hiện tượng có thể tạo ra cảm ứng tiên tri: Một bà bán rong cất tiềng rao lảnh lót, chợt hạ giong đứt ngang với một âm thanh buồn; Một cô gái bị vấp hoảng hốt than; một chiếc lá vàng bay chợt tạt vào người...vv...đều có khả năng gây cảm ứng tiên tri. Đấy là điều kiện bên ngoài tương tác và nó còn cần phải có một yếu tổ quan trọng nữa là: người có khả năng cảm ứng tiên tri tương tác với yếu tố gây cảm ứng đó. Nó tương tự như cảnh đẹp không làm nên bài thơ hay, mà còn tùy thuộc vào tâm hồn giàu cảm xúc của một nhà thơ vậy.

Nguyên lý lý thuyết của "Cảm ứng tiên tri" - "cấp III Lạc Việt độn toán" là:

Vạn vật đều có sự tương hỗ - Để giải thích một hiện tượng dù rất nhỏ phải viễn dẫn đến toàn bộ lịch sử hình thành vũ trụ - Giáo sư Trịnh Xuân Thuận đã phát biểu.

Từ đó chúng ta suy nghiệm ra rằng:

Các hiện tượng gây cảm ứng, như: Một bà bán rong cất tiềng rao lảnh lót, chợt hạ giong đứt ngang với một âm thanh buồn; Một cô gái bị vấp hoảng hốt than; một chiếc lá vàng bay chợt tạt vào người...vv...Đều là kết quả của chuối những sự kiện tương tác trong lịch sử vũ trụ và của hiện hữu. Do đó nó có sự liên thông với một hiện tượng nào đó sẽ xảy ra trong tương lai. Có hàng tỷ tỷ hiện tượng sẽ xảy ra trong tương lai, nhưng tại sao người dự báo lại chỉ chọn một hiện tượng - Điều này tùy thuộc vào khả năng cảm ứng và tính nhạy cảm của dự báo.

Về nguyên lý lý thuyết thì Tính thấy - Thái Cực - bao trùm tất cả mọi sự nhận biết trong quá khứ, hiện tại và vị lai - khi mà mọi sự vận động trong vũ trụ đều tuần theo một quy luật chặt chẽ. Đó chính là sự nhận biết tất cả những gì sẽ xảy ra - Tất nhiên chỉ là lý thuyết. Tính Thấy thường hằng, vấn đề là cấu trúc vật chất như thế nào trong mỗi sinh vật sẽ tạo ra phương tiện nhân biết trong sinh vật đó và đó chính là khả năng nhân biết trong muôn loài mà Tính Thấy là tính nhận biết từ những phương tiện đó.

Cảm ứng của chúng ta chính là sự nhậy cảm dẫn đến thẳng một sự việc nào đó sẽ xảy ra như thế nào với hiện tượng gây cảm ứng - qua mối liên thông tương hộ của vạn vật. Bài tập cấp III chính là sự rèn luyện khả năng cảm ứng này và trên cơ sở này, chúng ta tự rèn luyện. Đỉnh cao của khả năng này chúng ta có thể thí dụ như hiện tương bà Van Ga người Bungari. Những khả năng mới rèn luyên, chúng ta vẫn có thể dựa vào quẻ cảm ứng lập thành với hiện tượng cảm ứng. Thí dụ như anh chị em lên các quẻ : Khai Vô Vong...vv...Hoặc dễ hơn là lấy luôn giờ cảm ứng để luận quẻ kết hợp với hình tượng để hướng dẫn giải đoán.

Đấy là nguyên lý lý thuyết của "cảm ứng tiên tri" theo cách giải thích của tôi. Để có điều kiện cảm ứng chính xác thì kiến thức càng rộng, khả năng tổng hợp các trí thức liên quahn đến sự kiện càng cao thì dự báo càng chính xác và sâu sắc.

Đi vào hiện tượng cụ thể này - Hình ảnh một người lính Hoa Kỳ đi trên vùng đất trống trải tện đất nước Afganixtan chúng ta sẽ có cảm ứng như thế nào và kết quả cuối cùng là tính nghiệm đúng của sự việc.

Còn tiếp.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Câu hỏi là:

Cuộc chiến chống khủng bố của Hoa Kỳ đi về đâu?

Posted Image

Thưa sư phụ đệ tử xin được bình loạn, mong sư phụ và sư huynh chỉ điểm cho những sai sót:

Bức hình người lính bắt đầu tiến vào sa mạc, bắt đầu cho việc càn quét những phần tử khủng bố. Nhưng với chỉ một người lính trên sa mạc thì làm sao có thể hoàn thành được nhiệm vụ này, làm sao có thể sống sót trở về. Tâm trạng người lính như vô vọng không lối thoát. Chính vì thế quẻ cảm được là quẻ:

Sinh - Vô Vong Ngũ Hành (Dương Mộc – Âm Thổ)

Hơn nữa toàn bức tranh là màu vàng – hành Thổ Vô Vong với lác đác những bụi cây nhỏ - hành Mộc Sinh như đồng nhất với quẻ Sinh – Vô Vong đã nêu trên.

Sinh – Vô Vong (Phương Đông – ở Giữa) như nói lên cuộc chiến diễn ra tại Trung Đông.

Người Mỹ đang vướng vào hai cuộc chiến tại I-rắc và Áp-nga-nít-tan đây cũng chính là nơi tiêu tốn nhiều tài chính nhất của Mỹ và cũng là nơi quân đội Mỹ đổ máu nhiều nhất tại thời điểm hiện tại.

Cuộc chiến chống khủng bố của Hoa Kỳ sẽ đi về đâu?

Người Mỹ muốn khắc chế các nhóm khủng bố tựa như dương mộc Sinh muốn khắc chế âm thổ Vô Vong nhưng ngoại lực yếu ớt như cây cỏ không tài nào lấn át được nội lực. Tựa như người lính kia muốn chinh phục đỉnh núi nhưng quãng đường nơi hoang mạc xa và khô cằn liệu còn có đủ sức và nước uống để leo được đến đỉnh?

Nhận xét: Cuộc chiến chống khủng bố sẽ nổ ra rải rác khắp nơi nhưng không tài nào khuất phục được hết các băng nhóm khủng bố. Có lẽ bởi đằng sau những nhóm khủng bố này còn có những thế lực to lớn ủng hộ cả về tài chính lẫn vũ khí. Vì thế cuộc chiến này chỉ là hình ảnh bề nổi của những bãi cỏ rời rạc trên mặt đất.

Cuộc chiến sẽ không đi đến đâu và đạt được điều gì.

Hoài Chân

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhìn bức ảnh này Phuthuong cháu thấy quẻ Thương - Lưu niên

Hoa kỳ tham chiến với rất nhiều mưa toan và tính toán, nhưng nó là cuộc chiến không chính danh nó mang lại chết chóc cho người dân sở tại và cả bản thân quân Mỹ.

Lưu niên, người Mỹ đang bị sai lầy trong cuộc chiến này, họ đã cố giắng để điều khiển tình hình, Lưu niên thủy sinh Thương mộc --> Cuộc chiến này làm Mỹ hao tổn sinh lực, nhưng thực tế chỉ là Thương mà thôi, sự bất ổn và chết chóc vẫn tràn ngập Afganistan.

Quẻ tiếp theo là Đỗ - Tốc hỉ. Cuộc chiến này sẽ có nhưng chuyển biến bất ngờ, Mỹ sẽ đạt được mục đích của Mình sau cuộc chiến này. Điều này cũng đồng nghĩa với việc việc Mỹ sẽ thay đổi chiến lược trong cuộc chiến này, một sự thay đổi mạnh mẽ theo hướng hòa hợp và tích cực.

Phuthuong

Tướng mới, cuộc chiến mới

25/07/2009 22:16

Tướng McChrystal đến Afghanistan để thực hiện một kiểu chiến tranh mới

Posted Image- Ảnh: Reuters

Từ trung tâm chỉ huy ở Kabul, Đại tướng Stanley McChrystal đang điều hành một cuộc chiến tranh mà ông cho là "vô cùng khó khăn" đối với người Mỹ.

Trên một đường phố tấp nập ở thủ đô Kabul của Afghanistan, Abdul Qadir, 38 tuổi, chủ một tiệm đánh giày, nói với phóng viên tạp chí Time: “Nếu người Mỹ giết một người cha Afghanistan, thì con trai ông ta sẽ trả thù, sẽ cầm súng đứng lên và chống lại người nước ngoài”. Anh tài xế taxi Ezatullah ở thị trấn Maidan Shahr cũng có quan điểm tương tự: “Dân chúng ghét người Mỹ vì họ giết dân thường vô tội”.

Tướng mới

Tại trung tâm chỉ huy ở Kabul, tướng Stanley McChrystal nói với Time: “Đó là một cuộc chiến khó khăn, vô cùng khó khăn”.

Ông McChrystal, 55 tuổi, là tướng 4 sao đã trải qua 33 năm quân ngũ. Ông vừa nhậm chức Tư lệnh quân đội Mỹ và Lực lượng Bảo an quốc tế (ISAF) ở Afghanistan vào ngày 15.6 qua. Trước ông, tướng David D.McKiernan, cũng 4 sao, chỉ trụ lại chiến trường Afghanistan được một năm. Trong một năm đó, ông McKiernan đã chứng kiến sự trỗi dậy ngày một dữ dội của lực lượng Taliban. Không hiếm khi người ta thấy cảnh các tay súng chống đối bồng tiểu liên tấn công một tòa nhà chính phủ ở Kabul. Còn ở các tỉnh vùng sâu vùng xa thì khỏi phải nói, Taliban ngày một lộng hành. Chuyện bắt cóc người nước ngoài, thậm chí cả lính Mỹ, không hiếm khi xảy ra.

Thủy quân lục chiến Mỹ trong chiến dịch Vung kiếm ở tỉnh Helmand - Ảnh: AFP

Tổng thống Barack Obama lên thay ông George W.Bush. Cùng với đó là những đổi thay về chiến lược. Ông Obama muốn dồn quân sang Afghanistan, biến nơi đây thành mặt trận chính cho cuộc chiến chống khủng bố. Ông McKiernan, một chuyên gia về chiến tranh tổng lực, không còn thích hợp nữa. McChrystal, rất dày dạn trong lĩnh vực chống chiến tranh du kích, được Tổng thống Obama tin dùng.

Trước khi tới chiến trường Afghanistan, ông McChrystal có một vị trí khá êm ấm tại Bộ tổng tham mưu. Nhưng trước đó nữa, ông lại có những công việc chẳng êm ấm chút nào. Từ năm 2000 đến 2001, ông chỉ huy lực lượng tác chiến hỗn hợp tại Kuwait.

Sau đó, giai đoạn 2001-2002, ông làm việc ở Bộ chỉ huy tác chiến hỗn hợp 180, cơ quan điều hành các chiến dịch ở Afghanistan. Sau khi Mỹ tấn công Iraq hồi năm 2003, McChrystal đảm đương nhiều vị trí khác nhau. Nhưng vị tướng này được biết đến nhiều nhất trong vai trò chỉ huy các chiến dịch chống khủng bố và quân nổi dậy ở Iraq. Đơn vị tác chiến đặc biệt 6-26 của ông đã thành công trong việc tiêu diệt trùm khủng bố khét tiếng một thời Abu Musab al-Zarqawi hồi tháng 6.2006. Vụ này đã khiến ông Bush không ngớt lời ca ngợi tướng McChrystal trước công chúng, mặc dù đây là điều cấm kỵ trong quân đội Mỹ.

Ngoài các nhiệm vụ chuyên môn, theo Time, vị tướng này là một con người cởi mở. Ông rất siêng chạy thể dục. Khi còn ở Mỹ, trước cữ cà phê sáng, ông thường chạy khoảng 16 km để duy trì độ dẻo dai. Tại Kabul, ông cũng dậy từ 4 giờ sáng để chạy, nhưng thật khó có thể thực hiện điều này một cách thoải mái, thư thái được. Bởi Afghanistan, từ gần 8 năm nay, và có lẽ dài hơn nữa, chưa một ngày nào im tiếng súng. Vả lại ông đến đây cũng không phải để chạy đường trường. Ông đến để kết thúc càng nhanh càng tốt cuộc chiến marathon của người Mỹ.

Đến tháng 10 này, cuộc chiến của Mỹ tại Afghanistan sẽ tròn 8 năm, trở thành cuộc chiến dài thứ nhì trong lịch sử nước Mỹ, sau chiến tranh Việt Nam. Trong thời gian từ tháng 10.2001 đến nay, hơn 1.200 lính của liên quân đã thiệt mạng ở Afghanistan, trong đó có 730 người Mỹ, theo Time. Các đồng minh thân cận của họ cũng tổn thất nặng nề, với Anh là 175 nhân mạng, còn Canada là 124 người. Số thường dân Afghanistan bị giết - bởi Taliban và lực lượng liên quân - thì không dễ gì thống kê được, nhưng chắc chắn là lên tới hàng chục ngàn. Chỉ riêng năm ngoái, theo Time, 828 dân thường đã chết do hỏa lực của Mỹ, các đồng minh hoặc quân đội Afghanistan, trong đó có 552 người chết do bị không kích.

Tổn thất về người và của ngày một nhiều, trong khi ngày kết thúc cuộc chiến thì chưa thấy đâu. Điều này cho thấy, sự vượt trội về vũ khí, quân số và độ tinh nhuệ không mang đến chiến thắng cho người Mỹ. Cần phải có một sự thay đổi về chiến thuật. Tổng thống Obama đã quyết định điều này. Ông chọn một vị tư lệnh mới. Và ông cũng quyết định tăng quân, từ 57.000 lính hiện tại lên 68.000 vào mùa thu sắp tới. Con số tăng cường sẽ chưa dừng lại ở đó.

Nhưng việc tăng quân không có nghĩa là sẽ có đánh nhau ác liệt.

Chiến thuật mới

Vào đầu tháng 7.2009, 4.000 lính thủy đánh bộ thuộc Lữ đoàn viễn chinh số 2 của Mỹ cùng 650 lính Afghanistan tiến vào vùng thung lũng Helmand thuộc tỉnh cùng tên ở miền nam Afghanistan. Chiến dịch có tên Vung kiếm này là chiến dịch lớn nhất của thủy quân lục chiến Mỹ kể từ sau chiến dịch Bóng ma nổi giận ở Fallujah, Iraq hồi năm 2004. Đây cũng là chiến dịch không vận lớn nhất của Mỹ kể từ sau Chiến tranh Việt Nam.

Mục tiêu hàng đầu của Vung kiếm là tiêu diệt các ổ phản kháng của Taliban ở Helmand, nơi vốn là địa bàn hoạt động mạnh nhất của lực lượng này. Nơi đây lại tiếp giáp với Pakistan nên việc đối phó với Taliban rất khó khăn, do quân chống đối thường hoạt động cả hai bờ biên giới. Nhưng bên cạnh chuyện đánh đấm thì có một nhiệm vụ khác quan trọng không kém, đó là chinh phục lòng dân Afghanistan, và tách người dân khỏi mối liên hệ với Taliban.

Cuộc chiến marathon kéo dài gần 8 năm đã cho người Mỹ bài học quan trọng, đó là chỉ với sự vượt trội về quân sự, họ khó đạt được mục tiêu của mình trong cuộc chiến. “Chúng ta sẽ không chiến thắng nhờ vào số tay súng Taliban bị tiêu diệt, mà nhờ vào khả năng chúng ta có tách được lực lượng chống đối khỏi người dân hay không”, tướng McChrystal chủ trương. Và trong chiến dịch Vung kiếm, lần đầu tiên người ta được thấy sự cẩn trọng của lính thủy đánh bộ Mỹ trong các quyết định khai hỏa. “Trong giai đoạn đầu của chiến dịch, chúng tôi đã không sử dụng trọng pháo, máy bay cũng không ném bom”, McChrystal nói tiếp.

Ngay trước khi vị tướng này tới Afghanistan, máy bay Mỹ đã ném bom vào một nơi mà họ cho là căn cứ của quân chống đối, khiến nhiều thường dân thiệt mạng, theo Time. Và điều này dẫn đến những mối thù như phát biểu của hai công dân Afghanistan ở đầu bài viết này. Ân oán chồng chất, người Mỹ lúc đó không chỉ phải đối phó với Taliban mà còn cả với những người dân phẫn nộ. Điều này phải thay đổi, như chính khẩu hiệu “Thay đổi” mà ông Obama luôn chủ trương.

“Tôi muốn quý vị ngưng dội bom kiểu này”, tướng McChrystal chỉ đạo 100 thành viên cốt cán của quân đội Mỹ ở Afghanistan, ngay đầu chiến dịch Vung kiếm. “Tuân lệnh”, những người kia đồng thanh đáp. Ba ngày sau, trong chiến dịch ở Helmand, khi lính Mỹ vấp phải hỏa lực từ một ổ kháng cự, họ đã không vội vã cầu viện máy bay ném bom. “Chúng tôi đã tìm cách cô lập ổ kháng cự ấy mà không phá hủy nó, bởi chúng tôi không biết có thường dân bên trong hay không”, viên chỉ huy trận đánh hôm ấy giải thích với Time.

Trong chiến dịch Vung kiếm, vốn đang tiếp diễn đến tận hôm nay, người ta cũng ít thấy các cuộc giao tranh giữa lính Mỹ cùng đồng minh với quân Taliban. Nhiều lúc, cuộc chiến của lính Mỹ chỉ là đến từng nhà dân, nói chuyện với họ. Một mặt trận dân vận được mở ra. Đó là điểm khác biệt lớn nhất giữa quân Mỹ trên chiến trường dưới thời ông Bush ngày trước và ông Obama hiện nay.

Khi vừa chân ướt chân ráo vào ghế tư lệnh, tướng McChrystal đã thực hiện một “listening tour” (tạm dịch “Đi để nghe ý kiến”) tới nhiều nơi ở Afghanistan. Ông trao đổi với người dân và các vị chức sắc để tìm ra giải pháp. Cách tiếp cận này khác xa với 6 năm về trước, khi tướng không quân Richard Myers, lúc bấy giờ là Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân, chủ trương thực hiện chiến thuật “sửng sốt và kinh hãi” bằng cách dội bom xuống đất nước Iraq của Saddam Hussein cho đến khi khuất phục được đối phương mới thôi. Rốt cuộc thì chiến thuật này đã đẩy Lầu Năm Góc vào hoàn cảnh cực kỳ khó khăn trong thời gian tiếp theo tại Iraq, với xung đột liên miên, dù rằng họ đã đánh sập được chính quyền Saddam Hussein rất nhanh.

Với một vị tổng thống mới, một vị tướng mới, nước Mỹ đang tiến hành một cuộc chiến mới ở Afghanistan. Tổng thống Obama hy vọng chiến thuật này sẽ giúp Mỹ khắc phục được những sai lầm của quá khứ.

Châu Minh Linh

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh chị em thân mến.

Đây là một bài tập cảm ứng để luận về một đề tài tầm cỡ thời sự quốc tế mà lịch sử hiện đại đang quan tâm. Nhưng tôi thật sự không thấy một bài luận nào hợp lý trong việc này. Bởi vậy, tôi giải bài tập này như sau:

Chung ta xem lại bài tập này dưới đây:

Posted Image

Hính ảnh một người lính đi trên một vùng đất rộng mênh mông và không đi trên đường cho thấy cuộc chiến đang hồi bế tắc trong việc định hướng chiến lược cho tương lai của cuộc chiến. Nhưng cũng chính vì sự mênh mông của giải đất và không có vật cản gần trước mặt và chung quanh, nên Hoa Kỳ và Đồng minh sớm muộn cũng tìm ra lối đi của mình để kết thúc cuộc chiến này.

Trước mặt người lính là một con đường rẽ từ trái sang phải và đi về phái chân trời không có vật cản. Phia trước con đường đó có một nhánh rẽ trái và đi thẳng về nơi có núi che chắn. Như vậy, trong tương lai gần, cuộc chiến còn gian nan và sẽ có một cuộc tranh luận về phương pháp kết thúc chiến tranh. Nếu đi đúng phương pháp thì sẽ thắng và sai thì sẽ thua. Điều này cho thấy sẽ chỉ có một hướng đúng.

Người lính quay lưng trở lại, không thấy mặt mũi họ đâu cả, cho thấy giải pháp tốt nhất là:

Để chiến thắng trong cuộc chiến tranh này, thay vì tăng quân thì tốt nhất những chi phí trả cho người lính hãy trả cho mật vụ.

Hoa Kỳ sẽ là người chiến thắng - hình ảnh người lính Mỹ duy nhất trên chiến trường xác định điều này và cuộc chiến này sẽ kết thúc sau không quá hai năm sau.

Hãy chờ xem.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh chị em thân mến.

Đây là một bài tập cảm ứng để luận về một đề tài tầm cỡ thời sự quốc tế mà lịch sử hiện đại đang quan tâm. Nhưng tôi thật sự không thấy một bài luận nào hợp lý trong việc này. Bởi vậy, tôi giải bài tập này như sau:

Chung ta xem lại bài tập này dưới đây:

Posted Image

Hính ảnh một người lính đi trên một vùng đất rộng mênh mông và không đi trên đường cho thấy cuộc chiến đang hồi bế tắc trong việc định hướng chiến lược cho tương lai của cuộc chiến. Nhưng cũng chính vì sự mênh mông của giải đất và không có vật cản gần trước mặt và chung quanh, nên Hoa Kỳ và Đồng minh sớm muộn cũng tìm ra lối đi của mình để kết thúc cuộc chiến này.

Trước mặt người lính là một con đường rẽ từ trái sang phải và đi về phái chân trời không có vật cản. Phia trước con đường đó có một nhánh rẽ trái và đi thẳng về nơi có núi che chắn. Như vậy, trong tương lai gần, cuộc chiến còn gian nan và sẽ có một cuộc tranh luận về phương pháp kết thúc chiến tranh. Nếu đi đúng phương pháp thì sẽ thắng và sai thì sẽ thua. Điều này cho thấy sẽ chỉ có một hướng đúng.

Người lính quay lưng trở lại, không thấy mặt mũi họ đâu cả, cho thấy giải pháp tốt nhất là:

Để chiến thắng trong cuộc chiến tranh này, thay vì tăng quân thì tốt nhất những chi phí trả cho người lính hãy trả cho mật vụ.

Hoa Kỳ sẽ là người chiến thắng - hình ảnh người lính Mỹ duy nhất trên chiến trường xác định điều này và cuộc chiến này sẽ kết thúc sau không quá hai năm sau.

Hãy chờ xem.

cháu thấy trước mặt người lính có 2 con đường

-đường thẳng đâm đầu vào dãy núi ,góc núi đó lõm mất 1 đoạn ,xem ra có thể người mĩ nóng ruột muốn kết thức nhanh cuộc chiến nên họ chọn cách này .góc núi lõm xuống==> giải pháp vượt núi tuy mạo hiểm nhưng nếu thành công , thời gian sẽ ngắn đi rất nhiều

-còn nếu người mĩ rẽ phải đi đến đường chân trời theo cháu đây là 1 con đường hoàn toàn khác ,ko phải là chiến tranh , đối đầu, mà là giải pháp chính trị,thương thuyết .bác có thể nhìn thấy ở phía xa đường chân trời dãy núi vẫn kéo dài "hình ảnh này hơi mờ" ==> người mĩ vẫn chưa thể vượt qua núi

-với tính cách của người mĩ cháu nghĩ họ sẽ chọn giải pháp đâm đầu zo núi :) ,nhanh chóng và đỡ mất thời gian , tiền bạc

kính bác :)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Anh chị em thân mến.

Đây là một bài tập cảm ứng để luận về một đề tài tầm cỡ thời sự quốc tế mà lịch sử hiện đại đang quan tâm. Nhưng tôi thật sự không thấy một bài luận nào hợp lý trong việc này. Bởi vậy, tôi giải bài tập này như sau:

Chung ta xem lại bài tập này dưới đây:

Posted Image

Chào chú Thiên Sứ. Mặc dù đã có lời giải nhưng con xin phép nói vài lời nhảm qua bức ảnh này xem sao. :lol:

Người lính trang bị đầy mình đi về phía chân trời lởm chởm núi non với bầu trời trắng mênh mông, mũi khẩu súng anh ta cầm không dựng đứng mà cũng không chĩa xuống chứng tỏ cuộc chiến này sẽ vẫn tiếp diễn, nhưng có lẽ chỉ là những cuộc giao tranh nhỏ lẻ và không dễ dàng gì sớm có hòa bình bởi khung cảnh mênh mông quá. Đầu anh ta hơi cúi xuống, chỉ có một mình và trông thật lẻ loi nhỏ bé, vậy nước Mỹ đang trở nên cô độc trong cuộc chiến, các đồng minh sẽ không mặn mà lắm. Tuy nhiên, với con đường mòn hình chữ Y trong ảnh cho thấy vẫn còn lối ra cho cuộc chiến này, kể cả lối về cho người lính (tức là không có chuyện lính Mỹ chết nhiều như trong chiến tranh VN).

Edited by dong_quang

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào chú Thiên Sứ. Mặc dù đã có lời giải nhưng con xin phép nói vài lời nhảm qua bức ảnh này xem sao. :huh:

Người lính trang bị đầy mình đi về phía chân trời lởm chởm núi non với bầu trời trắng mênh mông, mũi khẩu súng anh ta cầm không dựng đứng mà cũng không chĩa xuống chứng tỏ cuộc chiến này sẽ vẫn tiếp diễn, nhưng có lẽ chỉ là những cuộc giao tranh nhỏ lẻ và không dễ dàng gì sớm có hòa bình bởi khung cảnh mênh mông quá. Đầu anh ta hơi cúi xuống, chỉ có một mình và trông thật lẻ loi nhỏ bé, vậy nước Mỹ đang trở nên cô độc trong cuộc chiến, các đồng minh sẽ không mặn mà lắm. Tuy nhiên, với con đường mòn hình chữ Y trong ảnh cho thấy vẫn còn lối ra cho cuộc chiến này, kể cả lối về cho người lính (tức là không có chuyện lính Mỹ chết nhiều như trong chiến tranh VN).

Chính phủ Hoa Kỳ đã có kế hoạch rút quân khỏi Afghanixtan vào năm 2011. Đúng như dự báo trong "Lời tiên tri 2010".

Cảm ơn sự tham gia của anh chị em.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chính phủ Hoa Kỳ đã có kế hoạch rút quân khỏi Afghanixtan vào năm 2011. Đúng như dự báo trong "Lời tiên tri 2010".

Cảm ơn sự tham gia của anh chị em.

Đề tài này thật hấp dẫn

Mong bác Thiên Sứ tiếp tục ra thêm đầu bài

Để các anh chị em tiếp tục luyện tập

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trước đây trên blog của bộ trưởng ngoại giao Anh, Rin86 đã phát biểu lại lời tiên đoán của Sư phụ Thiên Sứ về cuộc chiến Afghanistan nhưng khi nói rằng: Một nhà tiên tri đã dự đoán cuộc chiến sẽ kết thúc vào năm 2011 thì bị xóa, không được đăng, nên đành viết là "Tôi dự đoán cuộc chiến sẽ kết thúc năm 2011" thì họ cho phép đăng, nhiều người đã đọc và có thể họ sẽ nhớ! Lời tiên tri của bác Thiên Sứ về cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới lần II cũng chung số phận như vậy và nó được đưa lên từ năm ngoái, trước tất cả mọi lời tiên đoán của các nhà kinh tế học, có thể nói là lời tiên đoán đầu tiên, tiếc rằng người quản lý blog của bộ trưởng ngoại giao Anh đã không để cho nó được công bố rộng rãi. Tuy nhiên người quản lý blog đã đọc nội dung lời tiên đoán và sẽ nhớ nó. Rin86 mới phát hiện ra trang cá nhân của cựu Tổng Thống Mỹ Bill Clinton trên facebook, nhưng trang này rất đông người truy cập và mọi bình luận được đăng tự do nên chỉ sau vài phút là những bình luận khác sẽ chèn bình luận của mình xuống dưới, tuy vậy Rin86 sẽ vẫn đăng những tiên đoán của bác Thiên Sứ vào trang này. Trung tâm của chúng ta có lời tiên đoán gây sốc nào vào năm 2011, 2012, 2013..v..v.. Rin86 cũng sẽ đưa lên trang của tổng thống Clinton. Rin86 dự định hè này vào thăm Sài Gòn, nhất định sẽ ghé tư dinh bác Thiên Sứ :rolleyes: và tất nhiên là đăng ký lại cái tài khoản facebook của bác Thiên Sứ để sư phụ còn trực tiếp liên hệ với Đại sứ Anh (biết tiếng Việt), trang của tổng thống Bill Clinton (thông qua phiên dịch, Babywoft có thể giúp chăng?) và rất nhiều trang công chúng quan trọng khác nữa, rất hữu ích cho việc quảng bá LVDT cũng như nền văn hiến Việt đấy ạ.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Chính phủ Hoa Kỳ đã có kế hoạch rút quân khỏi Afghanixtan vào năm 2011. Đúng như dự báo trong "Lời tiên tri 2010".

Cảm ơn sự tham gia của anh chị em.

Chào chú Thiên Sứ, cháu có ít ý kiến sau:

1. Đúng như chú dự đoán, Chính phủ của Obama & NATO đã lên kế hoạch rút quân khỏi Afghanistan vào tháng 7 2010 (trong vòng 2 năm từ 2009 theo như chú dự đoán ở những post đầu của chủ đề này) => :P . Nếu theo dõi chủ đề này từ đầu và đọc từ bài của chú Thiên Sứ thì không ai có thể không kinh ngạc.

2. Tuy nhiên cách đây khoảng 10 ngày (tuần thứ 47 năm 2010), có thông tin rằng Chính phủ Obama và NATO hoãn kế hoạch 7-2010 trên đến tận cuối 2014. Và điều này dường như đã thành sự thật...

Ở đây cháu nêu ra vì thắc mắc vì: chú đã tiên đoán hoàn toàn chính xác, nhưng tại sao lại có sự thay đổi nhanh như vậy (giống như kiểu ghi bàn rồi mà bị phạt việt vị :D )? Phải chăng là do sự trở lại của Đảng Cộng Hòa trong nội các CP Obama? Hay do tác động từ 1 điều gì đó...Chú có thấy điều này bất thường không?

//Nhân tiện, cháu mới biết chú THiên Sứ không ở đâu xa mà ở ngay Xì Gòn hehe, không biết liệu có được duyên gặp chú không.

Edited by Henry

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào chú Thiên Sứ, cháu có ít ý kiến sau:

1. Đúng như chú dự đoán, Chính phủ của Obama & NATO đã lên kế hoạch rút quân khỏi Afghanistan vào tháng 7 2010 (trong vòng 2 năm từ 2009 theo như chú dự đoán ở những post đầu của chủ đề này) => http://www.lyhocdongphuong.org.vn/forum/public/style_emoticons/default/grin.gif . Nếu theo dõi chủ đề này từ đầu và đọc từ bài của chú Thiên Sứ thì không ai có thể không kinh ngạc.

2. Tuy nhiên cách đây khoảng 10 ngày (tuần thứ 47 năm 2010), có thông tin rằng Chính phủ Obama và NATO hoãn kế hoạch 7-2010 trên đến tận cuối 2014. Và điều này dường như đã thành sự thật...

Ở đây cháu nêu ra vì thắc mắc vì: chú đã tiên đoán hoàn toàn chính xác, nhưng tại sao lại có sự thay đổi nhanh như vậy (giống như kiểu ghi bàn rồi mà bị phạt việt vị :rolleyes: )? Phải chăng là do sự trở lại của Đảng Cộng Hòa trong nội các CP Obama? Hay do tác động từ 1 điều gì đó...Chú có thấy điều này bất thường không?

//Nhân tiện, cháu mới biết chú THiên Sứ không ở đâu xa mà ở ngay Xì Gòn hehe, không biết liệu có được duyên gặp chú không.

Cảm ơn Henry.

Tôi tin rằng chiến tranh Afganixtan sẽ phải kết thúc vào 2011. Không thể lâu hơn được. Nó không được phép lâu hơn. Tôi đang ở xa, khi về mới Henry ghé chơi.

Anh chị em nghiên cứu Lạc Việt Độn toán thân mến.

Anh chị em xem hai tờ 100 Dol cũ và mới. Trên cơ sở này dự báo nền kinh tế thế giới sẽ đi về đâu?

Rin86 thích đồng 100 đô cũ hơn, nhìn đẹp hơn, tờ 100 đô mới nhìn hiện đại quá, không còn lưu giữ được cái gì gọi là truyền thống nữa.

Posted Image

Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

chào sư phụ

nhìn hai tờ tiền mới và cũ con cảm ứng được quẻ kinh -lưu niên

trong vòng 6 tháng tới sẽ có 2 sự kiện lớn về kinh tế đối với mỹ và đồng minh

1 sự kiện có thể xảy ra vào cuối tháng 2 al năm tân mão :mỹ sẽ từ bỏ 1 đồng minh lớn,gắn kết nhiều năm (thật ra là hờ hững thôi chứ ko phải cắt đứt hẳn)

-sự kiện thứ 2 xảy ra vào giữa tháng 5 al năm tân mão :mỹ sẽ hỗ trợ cho 1 đồng minh mới ,với kỳ vọng quốc gia này sẽ trở thành át chủ bài của mỹ trong tương lai :rolleyes:

-quẻ kinh -lưu niên : nên con nghĩ sự việc này chỉ gây bất ngờ với người ngoài ,còn chủ nhà toan tính từ lâu rồi http://www.lyhocdongphuong.org.vn/forum/public/style_emoticons/default/sleep.gif

kính thầy

tuấn dương

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh chị em nghiên cứu Lạc Việt Độn toán thân mến.

Anh chị em xem hai tờ 100 Dol cũ và mới. Trên cơ sở này dự báo nền kinh tế thế giới sẽ đi về đâu?

Posted Image

Posted Image

Cháu chả biết lấy quẻ, cháu chỉ nói theo cảm nhận cá nhân:

- Đồng $ cũ trông đơn giản nhưng lại có một sức mạnh và giá trị mang tính cổ điển, đơn giản nhưng tinh tế.

- Trong khi đồng $ mới mang tính phần hiện đại (dĩ nhiên) phù hợp với thời đại công nghệ hiện thời. Với thêm nhiều họa tiết, thay đổi (sắc xanh của đồng tiền, 'sự giả phóng' của Franklin khỏi bao bọc của hình bầu dục - nhưng tại sao trước mặt ông ấy lại có vệt màu xanh dương nhỉ??? sự ngăn cản gì chăng, màu xanh dương mang lại điều buồn trong tiếng Anh mà :D ) thể hiện một diện mạo mới của HK.

Liệu cuộc các mạng này có mang lại diện mạo mới cho HK trên bản đồ thế giới, liệu họ có thể thay đổi & giải phóng được chính mình với các chỉ số xanh để tiếp tục khẳng định vị thế độc tôn hay sẽ là cuộc soán ngôi của Trung Quốc như nhiều dự đoán (nếu có thay đổi cũng ko mong TQ sẽ là quốc gia thay thế http://www.lyhocdongphuong.org.vn/forum/public/style_emoticons/default/angry.gif ).

Riêng cháu, cháu không thích hoài cổ, thích cái gì mới mẻ, thay đổi, hiện đại nên sẽ thích đồng $ mới hơn. Và hi vọng sự thay đổi này sẽ mang lại thịnh vượng cho thế giới và Việt Nam ta http://www.lyhocdongphuong.org.vn/forum/public/style_emoticons/default/grin.gif

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bài luận của henryng rất hấp dẫn vì tính hướng dẫn cảm ứng. Còn của Tuấn Dương thì rất cụ thể, chờ nghiệm xem. Từ một hiện tượng, người dự báo có thể cảm ứng với bất cứ điều gì. Nhưng ở bài tập này, chủ đề liên quan đến kinh tế.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bài luận của henryng rất hấp dẫn vì tính hướng dẫn cảm ứng. Còn của Tuấn Dương thì rất cụ thể, chờ nghiệm xem. Từ một hiện tượng, người dự báo có thể cảm ứng với bất cứ điều gì. Nhưng ở bài tập này, chủ đề liên quan đến kinh tế.

OT: bác Thiên sứ ơi, cháu pm cho bác mà hình như hộp thư của bác đầy, ko nhận được thêm Posted Image. Bác kiểm tra thử xem ah Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay