Hà Uyên

Cùng Nhau Học Dịch

32 bài viết trong chủ đề này

Như vậy, trong 24 ngày được gọi là "trùng lưu 12 ngày" này, thì số ngày thực tính mang thông tin, chỉ còn 48 ngày, vậy nên số "thông tin" thực có sẽ là 60 - 12 = 48

Chúng ta tiếp tục khảo sát xem người xưa đã tổ hợp như thế nào (?), từ 48 cặp can chi mang thông tin này, làm sao có thể quy tụ về còn 12 cặp can chi, mà người xưa gọi là 12 "thần". Như vậy, sẽ hình thành 4 chu kỳ của 12 "thần".

Share this post


Link to post
Share on other sites

Năm Canh Dần - 2010, do vậy ta bắt đầu khảo sát từ LỤC CANH

Canh Dần

1. Chu kỳ 1 - Canh Dần - Thuần Chấn, hào 2

- “Lục Nhị, chấn lai lệ; ức táng bối, tê vu cửu lăng, vật trục, thất nhật đắc.”

- “Sáu Hai, sấm sét ập tới, có nguy hiểm; mất nhiều tiền, nên lánh xa và trèo lên đỉnh đồi cao, không cần truy tìm, quá không đầy bảy ngày thì tiền mất lại tìm thấy.”

- Tượng “chấn lai lệ, thặng cương dã” – ý nói tượng hào Sáu Hai cưỡi trên hào dương cứng mà nguy.

2. Chu kỳ 2 - Canh Dần – Lôi Địa Dự, hào 2

- “Lục Nhị, giới vu thạch, bất chung nhật, trinh cát.”

- “Sáu Hai, chí vững như đá, không đợi đến hết ngày (mà biết được rằng sự vui phải có mức độ), giữ vững chính bền thì được tốt lành.”

- Tượng “Bất chung nhật trinh cát, dĩ trung chính dã” – "Không đợi ngày mà biết", vì Sáu Hai đã trung, lại chính.

3. Chu kỳ 3 - Canh Dần – Lôi Thủy Giải, hào 2

- “Cửu Nhị, điền hoạch tam hồ, đắc hoàng thỉ ; trinh cát.”

- “Chín Hai, đi săn bắt được ba con cáo, được mũi tên mầu vàng (tượng trưng cho đức trung thực) ; giữ vững chính bền thì được tốt lành.”

- Tượng “Cửu Nhị trinh cát, đắc trung đạo dã” – "Chín Hai giữ vững chính bền thì được tốt lành", nói lên được đạo ở giữa không lệch.

4. Chu kỳ 4 - Canh Dần – Lôi Phong Hằng, hào 2

- “Cửu Nhị, hối vong.”

- “Chín Hai, hối hận tiêu hết.”

- Tượng viết: “Cửu Nhị hối vong, năng cửu trung dã” – "Chín Hai hối hận tiêu hết", nói lên Chín Hai có thể giữ đạo lâu dài không thiên lệch.

5. Chu kỳ 5 - Canh Dần - Địa Phong Thăng, hào 2

- “Cửu Nhị, phu nãi lợi dụng Thược, vô cữu.”

- “Chín Hai, chỉ cần lòng giữ thành tín thì dù làm lễ “tế Thược” đơn sơ, cũng lợi về sự dâng tiến lên thần linh, không đến nỗi tội lỗi.”

- Tượng “Cửu Nhị chi phu, hữu hỷ dã.” - Đức đẹp thành tín của Chín Hai tất sẽ đem lại sự vui mừng, phúc khánh.

6. Chu kỳ 6 - Canh Dần - Thủy Phong Tỉnh, hào 2

- “Cửu Nhị, tỉnh cốc xạ phụ, ủng tệ lậu.”

- “Chín Hai, rốn giếng bị uổng dùng để bắn mấy con cá nhỏ, lúc này gầu bị thủng không có gì để múc lên.”

- Tượng “Tỉnh cốc xạ phụ, vô dữ dã.” - "Rốn giếng bị uổng dùng", nói lên Chín Hai không có ứng với trên. (Mỹ, Nga, Trung quốc)

7. Chu kỳ 7 - Canh Dần - Trạch Phong Đại quá, hào 1

- “Sơ Lục, tạ dụng bạch mao, vô cữu.”

- “Sáu Đầu, dùng cỏ tranh trắng lót (vật biếu người trên), tránh bị cữu hại.”

- Tượng “Tạ dụng bạch mao, nhu tại hạ dã.” - "Lấy cỏ tranh trắng lót vật biếu người trên", nói ý hào Sáu Đầu mềm thuận ở ngôi dưới, hành vi kính cẩn thận trọng.

8. Chu kỳ 8 - Canh Dần - Trạch Lôi Tùy, hào 2

- “Lục Nhị, hệ tiểu tử, thất trượng phu.”

- “Sáu Hai, quấn quýt theo kẻ tiểu tử, mất đấng trượng phu dương cứng.”

- Tượng “Hệ tiểu tử, phất khiêm dữ dã” - "Quấn quýt với kẻ tiểu tử", nói lên Sáu Hai không thể cùng một lúc thân hiếu với nhiều nơi.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Khảo sát từ LỤC CANH

Dịch - Hệ từ thượng - Chương 9 - Tiết 1 viết: "Thiên nhất địa nhị. Thiên tam địa tứ. Thiên ngũ địa lục. Thiên thất địa bát. Thiên cửu địa thập." Như vậy trong hệ chu kỳ số đếm 10, thì can Canh ở vị trí thứ 7.

Dịch - Hệ từ thượng - Chương 9 - Tiết 5 viết: "Nhị thiên chi sách, vạn hữu nhất thiên ngũ bách nhị thập, đương vạn vật chi số dã" (Số trong hai thiên của Kinh Dịch là 11520, tương đương với số chỉ vạn vật."

Dịch viết: số 11.520 là số tương đương chỉ vạn vật (!), như một di ngôn "mật khẩu" được mật truyền trong Kinh, ta nhận thức như thế nào về lời di ngôn này ?

Từng bước tiếp cận, khởi đầu từ lời Dịch viết: " Vạn vật xuất hồ Chấn ".

Sử dụng 3 chu kỳ: đó là chu kỳ 10, chu kỳ 12, và chu kỳ 14 làm phương tiện nhận thức về Thiên đạo (đường vận hành trời). Chu kỳ 10 được gọi là chu kỳ Thiên can, gồm thứ tự số đếm: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý. Chu kỳ 12 được gọi là chu kỳ Địa chi, gồm thứ tự số đếm: Tí, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tị, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. Chu kỳ 10 và 12 cho chúng ta một hệ chu kỳ số đếm 60, khởi nguyên từ Giáp phối ứng với Tí, kết thúc khi Quý phối ứng với Hợi, thường gọi là một Giáp Tí.

Khi tổ hợp phối ứng với chu kỳ 14, có nghĩa là khởi nguyên đồng thời cả ba chu kỳ, thì ta được một hệ chu kỳ số đếm 420, thường được gọi là một Đại Giáp Tí (7 x 60).

Một Đại Giáp Tí là một chu kỳ gồm 420 năm (ngày).

Share this post


Link to post
Share on other sites

Khảo sát một số sách chú giảng về Dịch nói: số chỉ vạn vật tương đương với số 11520 (!)

1. Sách " Chu Dịch Đại truyện " - Nhà XB KHOA HỌC XÃ HỘI - 2006 - Lê Anh Minh dịch - chú (tr 94):

- "Thiên" = Kinh dịch có hai thiên ; thượng thiên (tức thượng kinh) có 30 quẻ ; hạ thiên (tức hạ kinh) có 34 quẻ.

- 64 quẻ cả thảy 192 hào dương và 192 hào âm. Khi bói:

- Lập được hào Dương, số que kẹp kẽ tay là 13, còn lại là 36 que. Vậy 36 x 192 = 6912.

- Lập được hào Âm, số que kẹp kẽ tay là 25, số que còn lại là 24. Vậy 24 x 192 = 4608

- Kết quả: 6912 + 4608 = 11520

- Khi nói "vạn vật", thì "vạn" là mười ngàn (nhưng đó là nói tổng quát).

- Số 11520 tương đương với con số chỉ vạn vật.

2. Sách: KINH DỊCH - ĐẠO CỦA NGƯỜI QUÂN TỬ - Nguyễn Hiến Lê - Trang 462 - CHƯƠNG IX - Tiết 5 viết:

- " Nhị thiên chi sách vạn hữu nhất thiên ngũ bách nhị thập, đương vạn vật chi số dã "

- Dịch: " Số thẻ của hai thiên (tức thiên thượng và thiên hạ trong Kinh dịch, tức số thẻ của 64 quẻ trùng - vì thiên thượng gồm 30 quẻ, thiên hạ gồm 34 quẻ) là 11.520, hợp với số của vạn vật ".

- Chu Hi giảng: Hai thiên trong Kinh dịch gồm tất cả 192 hào dương và 192 hào âm. Như tiết trên đã nói, số của quẻ Càn là 216, vậy số của mỗi hào quẻ Càn, tức mỗi hào dương là 216 / 6 = 36. Số của quẻ Khôn là 144, vậy số của mỗi hào quẻ Khôn, tức mỗi hào âm là 144 / 6 = 24.

- Tổng số 192 hào dương là 36 x 192 = 6.912 ; Tổng số 192 hào âm là 24 x 192 = 4.608 Cộng cả dương lẫn âm được 6.192 + 4.608 = 11.520

- Số 11.520 hợp với số của vạn vật là nghĩa làm sao ? Chúng tôi không hiểu. Có lẽ người Trung Hoa thời đó cho rằng trong vũ trụ thời đó có khoảng một vạn mốt loài chăng ?

3. Nguồn sách: Thư viện Đại học Cambridge University Library

http://www.lib.cam.ac.uk/mulu/fb70306.html

TRUNG HOA ĐẠO THÁNH [ 中华 道 藏 ]

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào cụ.

Cụ nhầm lẫn khi đọc dịch rồi. Dịch quý ở chỗ nói lên sự vận động của một sự việc do môi trường thực tiễn tác động vào ý thức con người.Tùy vào các bên liên quan sự việc có thể là của một vài người hay toàn thế giới.Giải dịch phải tùy theo từng người,văn hóa của từng vùng.

Ví dụ:Một người không có khả năng tự lập sống nhờ vào cô vợ sinh như mộng làm thư ký cho một ông dâm đãng khi nhìn thấy ông này ngủ với vợ mình tại nhà mình nhưng cũng không dám làm gì có khi còn đun trà pha nước mời khách ấy chứ.

Cũng như trên nhưng gặp một ông có tính tự lập lại có tính cục hay nghen thì chắc bên công an và bệnh viện lại phải can thiệp.

................................................................................

.................................................................................

.....................

Cụ đọc lại đi.

Kính cụ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào cụ.

Cụ nhầm lẫn khi đọc dịch rồi. Dịch quý ở chỗ nói lên sự vận động của một sự việc do môi trường thực tiễn tác động vào ý thức con người.Tùy vào các bên liên quan sự việc có thể là của một vài người hay toàn thế giới.Giải dịch phải tùy theo từng người,văn hóa của từng vùng.

Ví dụ:Một người không có khả năng tự lập sống nhờ vào cô vợ sinh như mộng làm thư ký cho một ông dâm đãng khi nhìn thấy ông này ngủ với vợ mình tại nhà mình nhưng cũng không dám làm gì có khi còn đun trà pha nước mời khách ấy chứ.

Cũng như trên nhưng gặp một ông có tính tự lập lại có tính cục hay nghen thì chắc bên công an và bệnh viện lại phải can thiệp.

................................................................................

................................................................................

.

.....................

Cụ đọc lại đi.

Kính cụ

Cảm ơn

Share this post


Link to post
Share on other sites