Thiên Đồng

Mật Tông

31 bài viết trong chủ đề này

Thần chú Vajra Guru và thần chú Om mani Padme Hum

Hai thần chú nổi tiếng nhất của Tây Tạng là thần chú của ngài Liên Hoa Sanh (Padmasambhava), gọi là thần chú Kim cang Thượng sư (Vajra Guru Mantra) OM AH HUM VAJRA GURU PADMA SIDDHI HUM, và thần chú của Quán Thế Âm, vị Phật của lòng bi mẫn: OM MANI PADME HUM. Hai thần chú này cũng như phần đông thần chú, đều bằng Phạn ngữ, cổ ngữ thiêng liêng của Ấn Độ.

Thần chú Kim cang Thượng sư

Posted Image

OM AH HUM VAJRA GURU PADMA SIDDHI HUM

Thần chú này được giải thích căn cứ lời giảng dạy của hai ngài Dudjom Rinpoche và Dilgo Khyentse Rinpoche.

Posted Image

OM AH HUM Những âm OM AH HUM có nghĩa ngoài, nghĩa trong và nghĩa mật. Nhưng ở mỗi tầng như vậy, OM đều tiêu biểu cho thân. AH là lời và HUM là ý. Cả ba âm tiêu biểu năng lực ân sủng của chư Phật để chuyển hóa thân, lời, ý.

Theo nghĩa ngoài, OM tịnh hóa mọi ác nghiệp của thân, AH của lời, và HUM của ý. Nhờ tịnh hóa thân, lời, ý, OM AH HUM đem lại ân sủng của thân, lời, ý chư Phật. OM cũng là tinh túy của hình sắc, AH của âm thanh, HUM của ý. Khi đọc thần chú này, là ta tịnh hóa hoàn cảnh cũng như bản thân và những người ở trong đó. OM tịnh hóa tất cả nhận thức, AH tất cả âm thanh, và HUM tất cả tâm, ý nghĩ và cảm xúc.

Theo nghĩa trong, OM tịnh hóa những huyệt đạo vi tế, AH tịnh hóa nội phong hay khí lực, và HUM tịnh hóa tinh chất sáng tạo.

Ở tầng mức sâu hơn, OM AH HUM biểu trưng ba thân của Liên Hoa bộ: OM là Pháp thân, Phật A Di Đà, đức Phật của Ánh sáng vô lượng, AH là Báo thân, Quán Thế Âm, vị Phật của tâm đại bi, và HUM là Ứng hóa thân, Liên Hoa Sanh. Điều này có nghĩa, trong trường hợp của thần chú này, cả ba thân đều thể hiện trong một vị là Padmasambhava, Liên Hoa Sanh.

VAJRA GURU PADMA

VAJRA được ví như kim cương, đá quý nhất và cứng nhất. Cũng như kim cương có thể cắt bất cứ gì, mà chính nó thì không có gì phá hủy được, cũng thế trí tuệ bất nhị bất biến của chư Phật không bao giờ bị hại hay bị phá hủy bởi vô minh, và có thể cắt đứt mọi vọng tưởng chướng ngại. Những đức tính và hoạt động thân, lời, ý của chư Phật có thể làm lợi lạc hữu tình với năng lực sắc bén vô ngại như kim cường. Và cũng như kim cương không tỳ vết, năng lực sáng chói của nó tuôn phát từ sự chứng ngộ bản chất Pháp thân của thực tại, bản chất của Phật A Di Đà.

GURU có nghĩ là "sức nặng", chỉ một người tràn đầy đức tính kỳ diệu, thể hiện trí tuệ, hiểu biết, từ bi và phương tiện thiện xảo. Cũng như vàng ròng là kim loại nặng nhất, quý nhất, cũng thế, những đức không lỗi, không thể nghĩ bàn của bậc thầy làm cho vị ấy không ai vượt qua được, thù thắng hơn tất cả. GURU tương đương với Báo thân, và với Quán Thế Âm, vị Phật của tâm đại bi. Lại nữa, vị Padmasambhava (Liên Hoa Sanh) giảng dạy con đường Mật tông, biểu tượng là Kim cương, và nhờ thực hành Mật tông mà ngài đạt giác ngộ tối thượng, cho nên ngài được biết dưới danh hiệu là Kim cang thượng sư.

PADMA, hoa sen, có nghĩa là Liên hoa bộ trong ngũ bộ, và nhất là khía cạnh Ngôn ngữ giác ngộ của chư Phật ấy. Liên hoa bộ là dòng họ Phật mà con người thuộc vào. Vì Padmasambhava là ứng thân trực tiếp của Phật A Di Đà, vị Phật nguyên ủy của Liên hoa bộ, nên ngài được gọi là "PADMA", hoa sen. Danh hiệu Liên Hoa Sanh của ngài kỳ thực ám chỉ câu chuyện ngài sinh ra trên một đóa sen nở.

Khi những âm VAJRA GURU PADMA đi liền nhau, thì cũng có nghĩa là tinh tuy và ân sủng của Kiến, Thiền và Hành. VAJRA nghĩa là tinh chất của chân lý bất khả hoại, bất biến, cứng chắc như kim cương, mà chúng ta cầu mong thực hiện được trong Kiến của chúng ta. GURU tiêu biểu tính chất ánh sáng và sự cao quý của giác ngộ, mà ta cầu cho kiện toàn trong thiền định của mình. PADMA tiêu biểu Bi mẫn, mà chúng ta cầu thể hiện được trong Hành động của chúng ta.

Vậy, nhờ tụng đọc thần chú này mà ta nhận được ân sủng của tâm giác ngộ, những đức cao quý và lòng bi mẫn của Padmasambhva và tất cả chư Phật.

SIDDHI HUM

SIDDHI là thành tựu, đạt đến, ân sủng và chứng ngộ. Có hai thứ thành tựu: tương đối và tuyệt đối. Nhờ nhận được ân sủng tương đối, tất cả chướng ngại trong đời như bệnh tật được tiêu trừ, mọi ước nguyện tốt được thành tựu, những lợi lạc như sống lâu, tiền của tăng và mọi hoàn cảnh đều tốt lành, giúp cho tu tiến và chứng ngộ. Thành tựu, hay ân sủng tuyệt đối đem lại giác ngộ, trạng thái thực chứng hoàn toàn của đấng Liên Hoa Sanh để tự lợi và lợi tha. Bởi thế, nhờ nhớ đến và cầu nguyện với những năng lực thân, lời, ý của ngài mà chúng ta sẽ được những ân sủng tương đối và tuyệt đối.

SIDDHI HUM được xem là thâu tóm vào tất cả ân sủng, như nam châm hút sắt.

HUM tiêu biểu tâm giác ngộ của chư Phật, và là xúc tác thiêng liêng của thần chú. Giống như tuyên bố lên quyền năng và chân lý của thần chú: "Hãy là như vậy!" .

Ý nghĩa cốt yếu của bài chú là: "Con triệu thỉnh ngài, đấng Kim cang thượng sư, với ân sủng của ngài, xin hãy ban cho con những thành tựu thế gian và xuất thế gian".

Dilgo Khientse Rinpoche giải thích:

Mười hai âm OM AH HUM VAJRA GURU PADMA SIDDHI HUM mang tất cả ân sủng của mười hai bộ kinh giáo của Phật, tinh túy của tám muôn bốn ngàn pháp môn. Bởi thế, tụng một lần thần chú Kim cang thượng sư cũng có phước như là đã đọc mười hai bộ loại kinh điển và thực hành các pháp môn khác. Mười hai bộ loại kinh điển là phương thuốc giải cứu chúng ta khỏi mười hai nhân duyên giam giữ chúng ta trong vòng sinh tử. Vô minh, hành, thức, danh sắc, sáu nhập, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, già chết ; mười hai móc xích này là guồng máy của luân hồi sinh tử, làm cho luân hồi tiếp nối. Nhờ tụng đọc mười hai âm này của thần chú Kim cang thượng sư, mười hai nhân duyên được tịnh hóa, tẩy sạch cấu uế của nghiệp cảm và giải thoát sinh tử.

Posted Image

Mặc dù ta không thể trông thấy đức Liên Hoa Sanh, nhưng tâm giác ngộ của ngài đã thể hiện dưới hình thức thần chú này, thần chú này có được toàn thể ân sủng ngài. Bởi thế khi bạn kêu cầu ngài bằng cách tụng đọc mười hai âm thần chú này thì bạn sẽ được ân sủng và công đức vô lượng. Trong thời đại khó khăn này, không có chỗ nương nào bảo đảm hơn là đấng Liên Hoa Sanh, cũng như không có thần chú nào thích hợp hơn thần chú Kim cang thượng sư của ngài.

Thần chú của đại bi tâm

OM MANI PADME HUM

Tạng ngữ đọc là Om Mani Pémé Hung. Thần chú này tiêu biểu tâm đại bi và ân sủng của tất cả chư Phật, Bồ-tát, nhất là ân sủng của Quán Tự Tại, vị Phật của lòng bi mẫn. Quán Tự Tại (hay Quán Thế Âm) là hiện thân của Phật trong hình thức Báo thân, và thần chú của ngài được xem là tinh túy của lòng bi mẫn của chư Phật đối với hữu tình. Nếu Liên Hoa Sanh là bậc thầy quan trọng nhất của người Tây Tạng, thì Quán Tự Tại là vị Phật quan trọng nhất của họ, là vị thần hộ mạng của dân tộc này. Có câu nói nổi tiếng là vị Phật của lòng bi mẫn đã ăn sâu vào tiềm thức Tây Tạng tới nỗi một hài nhi vừa biết nói tiếng "Mẹ" là đã biết đọc thần chú này, OM MANI PADME HUM.

Posted Image

Tương truyền vô lượng kiếp về trước có một ngàn thái tử phát tâm Bồ-đề nguyện thành Phật. Một vị nguyện thành Phật Thích Ca mà ta đã biết ; nhưng Quán Tự Tại thì nguyện sẽ không đạt thành Chánh giác khi mà tất cả ngàn thái tử chưa thành. Với tâm đại bi vô biên, ngài còn nguyện giải thoát tất cả chúng sanh ra khỏi khổ sinh tử luân hồi trong lục đạo. Trước mười phương chư Phật, ngài phát nguyện: “Nguyện cho con cứu giúp được tất cả hữu tình, và nếu có khi nào con mệt mỏi trong công việc lớn lao này thì nguyện cho thân con tan thành một ngàn mảnh". Đầu tiên, ngài xuống cõi địa ngục, tiến lên dần đến cõi ngạ quỷ, cho đến các cõi trời. Từ đấy ngài tình cờ nhìn xuống và trông thấy than ôi, mặc dù ngài đã cứu vô số chúng sanh thoát khỏi địa ngục, vẫn còn có vô số khác đang sa vào. Điều này làm cho ngài đau buồn vô tận, trong một lúc ngài gần mất tất cả niềm tin vào lời nguyện vĩ đại mà ngài đã phát, và thân thể ngài liền nổ tung thành ngàn mảnh. Trong cơn tuyệt vọng, ngài kêu cứu tất cả chư Phật. Những vị này từ mười phương thế giới đều bay đến như mưa tuyết để tiếp cứu. Với thần lực nhiệm mầu, chư Phật làm cho ngài hiện toàn thân trở lại, và từ đấy Quán Tự Tại có mười một cái đầu, một ngàn cánh tay, trên mỗi lòng tay có một con mắt. Ý nghĩa rằng sự phối hợp giữa trí tuệ và phương tiện thiện xảo là dấu hiệu của đại bi chân thực. Trong hình thức này, ngài còn sáng chói rực rỡ, và có nhiều năng lực hơn trước để cứu giúp tất cả chúng sanh. Tâm đại bi của ngài khi ấy còn mãnh liệt hơn nữa, và ngài lại phát lời nguyện này trước chư Phật: "Con nguyện không thành chánh giác khi tất cả chúng sanh chưa thành".

Tương truyền rằng vì đau buồn trước nỗi khổ luân hồi sinh tử, hai giọt nước nướt mắt đã rơi từ đôi mắt ngài, và chư Phật đã làm phép biến hai giọt nước mắt ấy thành hai nữ thần Tara. Một nữ thần có màu xanh lục, năng lực hoạt động của tâm đại bi, và một nữ thần có màu trắng, khía cạnh như mẹ hiền của tâm đại bi. Tara có nghĩa là người giải cứu, người chuyên chở chúng ta vượt qua biển sinh tử.

Theo kinh điển đại thừa, chính Quán Tự Tại đã cho đức Phật câu thần chú, và đức Phật trở lại giao phó cho ngài công tác cao quý đặc biệt là cứu giúp tất cả chúng sanh tiến đến giác ngộ. Vào lúc ấy, chư thiên tung hoa xuống ca ngợi hai ngài, quả đất chấn động, và không trung vang lên âm thanh OM MANI PADME HUM HRIH.

Có câu thơ về ngài ý nghĩa như sau:

Quán Thế Âm như vầng trăng, với ánh sáng mát dịu, dập tắt những thiêu đốt của sinh tử. Trong ánh sáng ấy, đóa sen từ bi - lọai hoa nở về đêm - mở ra những cánh trắng tinh khôi".

Posted Image

Giáo lý giải thích rằng mỗi âm trong sáu âm của thần chú OM MANI PADME HUM có một hiệu quả đặc biệt để mang lại sự chuyển hóa thuộc nhiều tầng lớp khác nhau của bản thể ta. Sáu âm này tịnh hóa tất cả sáu phiền não gốc, biểu hiện của vô minh khiến chúng ta làm những ác nghiệp của thân, lời, ý, tạo ra luân hồi sinh tử và những khổ đau của chúng ta, trong đó kiêu mạn, ganh tị , dục vọng, ngu si, thèm khát và giận dữ, nhờ thần chú mà được chuyển hóa trở về bản chất thực của chúng, trí giác của sáu bộ tộc Phật thể hiện trong tâm giác ngộ. (Chú thích: Giáo lý thường nói đến năm bộ tộc Phật, bộ tộc thứ sáu là tổng hợp của năm bộ tộc trên).

Bởi thế, khi ta tụng thần chú OM MANI PADME HUM thì sáu phiền não nói trên được tịnh hóa, nhờ vậy ngăn ngừa được sự tái sinh vào sáu cõi, xua tan nỗi khổ ẩn tàng trong mỗi cõi. Đồng thời thần chú này cũng tịnh hóa các uẩn thuộc ngã chấp, hoàn thành sáu hạnh siêu việt của tâm giác ngộ (sáu ba la mật): bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định và trí tuệ. Người ta cũng nói rằng thần chú OM MANI PADME HUM có năng lực hộ trì rất lớn, che chở ta khỏi những ảnh hưởng xấu và các thứ tật bệnh.

Thường có chủng tự HRIH của Quán Thế Âm được thêm vào sau câu thần chú, làm thành OM MANI PADME HUM HRIH. HRIH là tinh yếu tâm đại bi của tất cả chư Phật, là chất xúc tác đã khởi động tâm đại bi chư Phật để chuyển hóa các phiền não của ta thành bản chất trí tuệ của các ngài.

Kalu Rinpoche viết:

Một cách khác để giải thích thần chú này là: OM là tính chất của thân giác ngộ, MANI PADME tiêu biểu ngữ giác ngộ, HUM tiêu biểu ý giác ngộ. Thân, ngữ, ý của tất cả chư Phật được tàng ẩn trong âm thanh của thần chú này. Thần chú này tịnh hóa những chướng ngại của thân, lời, ý, và đưa tất cả hữu tình đến trạng thái chứng ngộ. Khi tụng thần chú này, mà phối hợp với đức tin và tinh tấn thiền định thì năng lực chuyển hóa của thần chú sẽ phát sinh và tăng trưởng. Quả vậy, chúng ta có thể tịnh hóa bản thân bằng phương pháp ấy.

Đối với những người đã quen thuộc với thần chú này, suốt đời tụng đọc với nhiệt thành và niềm tin, thì Tử Thư Tây Tạng nói, ở trong cõi Trung Ấm: "Khi âm thanh của pháp tánh gầm thét như ngàn muôn sấm sét, nguyện cho tất cả tiếng này trở thành âm thanh của thần chú sáu âm". Tương tự, kinh Lăng Nghiêm cũng nói:

"Mầu nhiệm thay là âm thanh siêu việt của Quán Thế Âm. Đấy là âm thanh tối sơ của vũ trụ… Đó là tiếng thì thầm âm ỉ của thủy triều trầm lắng. Tiếng mầu nhiệm ấy đem lại giải thoát bình an cho tất cả hữu tình đang kêu cứu trong cơn đau khổ, và đem lại một sự an trú thanh tịnh cho tất cả những ai đang tìm sự thanh tịnh vô biên của niết bàn".

Nguồn: Phụ lục 3,TẠNG THƯ SỐNG-CHẾT

từ: tuyenphap.com

7 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trong một buổi hàng của các Đạo sư Tây Tạng, điều huyền diệu đã xảy ra: Mưa cam lộ giữa trời nắng và mâu vầng lại thành hình Rồng ở trên trời (thiên long).

Chú ý cảnh cuối của đoạn phim.

Mưa cam lồ và rồng trên trời

Thiên Đồng

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mình có một thắc mắc như sau. Tiếng Tây Tạng là Om Mani PadMe Hum

nhưng khi phiên âm ra tiếng Việt thì đọc không giống như Án Ma Ni Bát Di Hồng, hay Án Ma Ni BÁt Ri Hồng

Như vậy ý nghĩa và sự mầu nhiệm của Mật Tông còn hay giảm bớt

Chưa kể các Thập Bi Đại Chú và các Kinh Phật khác khi phiên âm ra tiếng Việt , liệu còn hiệu quả khi trì tụng

Mong được các bạn giảng giải giúp

Bản thân Thiên Phủ rất thích chú Đại Bi, đang học thuộc bản Tiếng Phạn, vì nghĩ học Nguyên mẫu thì hay hơn, với lại bản này có phổ nhạc nên dễ học,nhưng so với bản phiên âm tiếng Việt thì khác hoàn toàn

Xin cho mình 1 lời khuyên

Xin đa tạ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mình có một thắc mắc như sau. Tiếng Tây Tạng là Om Mani PadMe Hum

nhưng khi phiên âm ra tiếng Việt thì đọc không giống như Án Ma Ni Bát Di Hồng, hay Án Ma Ni BÁt Ri Hồng

Như vậy ý nghĩa và sự mầu nhiệm của Mật Tông còn hay giảm bớt

Chưa kể các Thập Bi Đại Chú và các Kinh Phật khác khi phiên âm ra tiếng Việt , liệu còn hiệu quả khi trì tụng

Mong được các bạn giảng giải giúp

Bản thân Thiên Phủ rất thích chú Đại Bi, đang học thuộc bản Tiếng Phạn, vì nghĩ học Nguyên mẫu thì hay hơn, với lại bản này có phổ nhạc nên dễ học,nhưng so với bản phiên âm tiếng Việt thì khác hoàn toàn

Xin cho mình 1 lời khuyên

Xin đa tạ

Bạn muốn tìm hiểu về mật tông xin mời bạn vào Trang Web WWW.thegioivohinh.com để tim hiểu nhé

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thật ra Thiên Đồng cũng thích đọc hẳn những câu chân ngôn (chú) bằng ngay âm Phan hơn. Bởi các kinh hay chân ngôn từ lâu được dịch âm thông qua âm Tàu đọc lên thì...một trời một vực.

ví dụ như

câu chú Chuẩn Đề:

Hán âm: ÁN CHIẾT LỆ CHỦ LỆ CHUẨN ĐỀ TA BÀ HẠ

Phạn âm : OM CALE CULE CUNLE SVAHA

Chú Tỳ Lô Giá Na:

Hán âm: án a mô già vĩ lô tả nẵng ma hạ mẫu nại ra mạ nĩ bát nạp mạ nhập phạ ra bát ra mạt đa dã hồng.

Phạn âm: OM AMOGHA VAIROCANNA MAHA MUDRA MANI PADME JVALA PRAVARTTAYA HUM PHAT SVA

Nhưng dầu cho có là âm Hán hay Phạn, cũng đều có nghĩa như nhau và hiệu quả như nhau. Bởi giống như bằng cấp tiếng nước ngoài được dịch sang tiếng Việt có cơ quan công quyền xac nhận thì vẫn có giái trị như vậy. Các câu kinh hay chân ngôn được các Tổ dịch ra các thứ tiếng cũng đều được chú nguyện nên có hiệu quả như vậy.

Thiên Đồng

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Các vị Pháp Vương bên Mật Tông từ các nước Ấn Độ, Nepal, Tây Tạng có mối nhân duyên rất lớn với các Phật tử Việt Nam. Những hình ảnh nhiệm mầu hay các vị Phật, Bồ Tát thị hiện có rất nhiều. Đây là điều không thể phủ nhận khi có duyên được thọ pháp, nhận quán đảnh từ các Ngài. Mật Tông rất hay và đặc biệc. Trong hai năm gần đây, các Ngài về Việt Nam liên tục để ban phước, ban pháp, tranh thủ ít thời gian mà đi hưởng lợi lạc, phước báu đi mọi người. Hì hì.

Trong một buổi hàng của các Đạo sư Tây Tạng, điều huyền diệu đã xảy ra: Mưa cam lộ giữa trời nắng và mâu vầng lại thành hình Rồng ở trên trời (thiên long).

Chú ý cảnh cuối của đoạn phim.

Mưa cam lồ và rồng trên trời

Thiên Đồng

Ngài thuyết pháp hôm đó, được chứng nhận là hóa thân của Đức Phật Kim Cang Trì đời thứ 3. Ngài sống bên Mỹ. Các anh chị hãy vào trang tuyenphap.com mà xem tiểu sử Ngài đi nhé :D

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mình có một thắc mắc như sau. Tiếng Tây Tạng là Om Mani PadMe Hum

nhưng khi phiên âm ra tiếng Việt thì đọc không giống như Án Ma Ni Bát Di Hồng, hay Án Ma Ni BÁt Ri Hồng

Như vậy ý nghĩa và sự mầu nhiệm của Mật Tông còn hay giảm bớt

Chưa kể các Thập Bi Đại Chú và các Kinh Phật khác khi phiên âm ra tiếng Việt , liệu còn hiệu quả khi trì tụng

Mong được các bạn giảng giải giúp

Bản thân Thiên Phủ rất thích chú Đại Bi, đang học thuộc bản Tiếng Phạn, vì nghĩ học Nguyên mẫu thì hay hơn, với lại bản này có phổ nhạc nên dễ học,nhưng so với bản phiên âm tiếng Việt thì khác hoàn toàn

Xin cho mình 1 lời khuyên

Xin đa tạ

Trì chú cốt tủy quan trọng là phát Bồ Đề Tâm thì hiệu quả ứng nghiệm rất nhanh. Đừng quan trọng quá về Âm thanh, sắc tướng.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trì chú cốt tủy quan trọng là phát Bồ Đề Tâm thì hiệu quả ứng nghiệm rất nhanh. Đừng quan trọng quá về Âm thanh, sắc tướng.

Cũng phải.

Nhưng trì Mật chú bằng âm tiếng Phạn có một linh diệu tức thời. Từ sự thanh tịnh của tâm khẩu ý, cách phát âm từ cổ của chuỗi âm sắc tiếng Phạn và nhất là âm "OM" liên tục, liên tục, liên tục ...... sẽ thành tiếng Hải Triều Âm. Hòa nhập thân tâm vào âm sắc này, người trì chú có cảm giác như đạt sự giải thoát tức thời, một cảm giác an lạc và hạnh phúc xuất hiện, có người trào nước mắt hoặc thâm mình nồi hết cả gai ốc lên.

Cách phát âm Mật chú bằng tiếng Hán chắc khó có được điều này do cấu trúc phát âm.

6 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thần chú Cầu Tài

Tại một số nhà ngoài hai tượng của Ông Địa và Thần tài như bình thường , người ta còn thờ ở chính giữa ban thờ một vị như hình đầu tiên . Vị đó chính là Hoàng Thần Tài . Hoàng Tài Thần là hóa thân của Bảo Sanh Như Lai (Ratnasambhava) ngự tại Bắc phương trong Mandala tượng trưng Bình Đẳng Tánh Trí . Hoàng Tài Thần có 8 vị thần tướng vận chuyển về tài và Tứ Đại Thiên Vương theo hộ Pháp .

Posted Image

Có tất cả 5 vị Thần tài : Hoàng Thần tài , Bạch Thần Tài , Hỏa Thần Tài , Hắc Thần Tài , Lục Thần Tài . Trong đó :

” Hoàng Tài Thần chủ về PHÁP TÀI : Trì tụng chú của Ngài hành giả sẻ được tăng trưởng thêm về Phật Pháp và công đức cũng như tiền bạc , theo kinh điển Mật Tông thì ngài hiện thân trừ thiên ma quấy phá lúc Phật Thích Ca Mâu Ni lần đầu thuyết Bát Nhã Tâm Kinh , sau đó Thế Tôn thọ ký cho Ngài như nguyện làm Thiên Tài-Hộ Pháp .

Bạch Tài Thần chủ về TÂM TÀI : Chủ trừ các phiền não về tài và hóa giải các định nghiệp .

Hỏa Tài Thần coi về ÁC TÀI : năng trừ các kẻ thù về tài , làm cho trí huệ tăng trưởng .

Hắc Tài Thần coi về TÀ TÀI : Chủ trừ các tà quỉ , oan gia đến báo vì tài .

Lục Tài Thần coi về YỂU TÀI : Năng trừ yểu mệnh vì tài .

Hoàng Tài Thần là hóa thân của Bảo Sanh Như Lai (Ratnasambhava) ngự tại Bắc phương trong Mandala tượng trưng Bình Đẳng Tánh Trí . Hoàng Tài Thần có 8 vị thần tướng vận chuyển về tài và Tứ Đại Thiên Vương theo hộ Pháp .

Bạch Tài Thần là hóa thân từ giọt nước mắt bên phải của Ngài Quán Thế Âm Bồ Tát (Tara Độ Mẫu là hóa thân từ giọt nước mắt bên trái), Bạch Tài Thần có 4 vị Đồ Cát Ni (Dakini), hộ trợ , vận chuyển về tài lộc .

Hỏa Tài Thần là hóa thân của Ngài Kim Cang Tát Đỏa (Vajrasattva)

Hắc Tài Thần là hóa thân của A Súc Bệ (Akshobyah) Diệu Sắc Thân Như Lai , ngự tại hướng đông của Mandala tượng trưng Đại Viên Chủng Trí .

Lục Tài Thần là hóa thân của 1 trong Tứ Đại Thiên Vương .

Nếu Bạn có trì Chú của Chư Vị này , trước nên trì Kim Cang Tát Đỏa bách tự minh chú hay Đại Bi hoặc các thần chú linh cảm của Quán Thế Âm thì công năng sẻ tăng rất nhiều . Nếu chỉ thuần túy cầu xin tài lộc , chỉ trì tâm chú của Hoàng và Hắc Tài Thần là đủ rồi .

Hoàng Tài Thần Tâm Chú :

OM DZAMBHALA DZALENTRAYE SVAHA

Bạch Tài Thần Tâm Chú :

OM PADMA TROTHA ARYA DZAMBHALA SIDDHAYA HUM PHAT .

Hỏa Tài Thần Tâm Chú :

OM DZAMBHALA DZALIM DZAYA NAMA MUMEI E SHE E .

Hắc Tài Thần Tâm Chú :

OM JLUM SVAHA OM INDRAYANI MUKHAM BHAMARI SVAHA .

Lục (xanh lục) Tài Thần Tâm Chú :

OM DZAMBHALA DZALIM DZAYE SVAHA . ”

( Chép lại bài viết của Thày Sương Mãn Thiên )

Một bản Anh ngữ và bản lược dịch kèm theo mà dienbatn sưu tập được ( Quên mất nguồn ) nói về Hoàng Thần Tài như sau để các bạn tham khảo :

” The Lord of Wealth, Granter of Supreme Accomplishments

Establish the motivation

Main practice:

From emptyness appears a multicolored lotus

Upon which is a sun with a golden-yellow DZAM (on it)

I become golden Dzambhala with a semi-wrathful face

Right hand holding a citron fruit and

Left hand grasping a mongoose emitting a shower of jewels

Wearing a crown of the Five Buddhas

And adorned with a garland of blue utpala-flowers and many jewels and heavenly clothing.

Both feet pressing on the great treasures (such as) ‘Conch-Owner’ and ‘Lotus-Owner’

In my forehead is a white OM

The throat is a red AH

And in the heart is a blue HUNG

From these three syllables shine forth multicolored lights

The gathering of Wisdom-beings and the Empowerment-deities dissolves (into myself)

Visualization during mantra-recitation:

At the heart is a golden-yellow DZAM circled by a golden-yellow mantra garland with light radiating

Making offerings to all Buddhas and Bodhisattvas, gathering back their blessings

Purifying the obscurations of all sentient beings of the Three Realms

Establishing all in the state of Peace and accomplishing all the enlightened-activities

The light returns and dissolves into the mantra-garland and the seed-syllable

OM DZAMBHALA DZALENDRAYE SVĀHĀ

Offerings:

OM VAJRA ARGHAM/ PĀDYAM/ PUSHPE/ DHŪPE/ ĀLOKE/ GANDHE/ NAIVEDYĀ/ SHABDA/ PRATĪCCHA SVĀHĀ

Praise:

Lord of Wealth, owner of precious treasures

Master of many yaksha keepers of wealth

Guardian of the North, Protector Dzambhala

Wealth-deity, granter of supreme accomplishments – I prostrate and praise!

Dedication:

By this virtue, may I swiftly

Attain the state of the Noble Dzambhala

And (may I) establish all beings without exception

In that very same state ”

” zambhala đã hiện hữu trong vô số kiếp . Trong một tiền kiếp của Phật , Ngài chỉ là một gã đốn củi nghèo nàn . Ngài thực hành về thần chú Dzambhla , như một kết quả , Ngài trở thành một vị vua đầy quyền lực và giàu có .

Lúc ấy , với nhiều phương tiện trong tay , Ngài hành pháp Bố Thí Ba La Mật và đạt đến viên mãn pháp này . Ngài đắc quả Sơ Địa .

Do đó , Dzambhla , dù rằng là Bổn Tôn Tài Bảo Thịnh Vượng , nhưng được xem là Cha Mẹ Chư Phật , tượng trưng cho hạnh Bố Thí Ba La Mật của Chư Phật .

Dzambhla được Phật phú chúc vào thời gian sau khi Ngài nhập Niết Bàn , thường qua lại trong các cõi , ủng hộ chúng sinh tăng trưởng hạnh phúc thịnh vượng và hộ pháp .

Bản văn trên là một đoản tụng , có thể dành để gieo nhân duyên cho người thành tâm , chân thật thâm tín Phật Pháp .

Đi đến sự tăng trưởng hạnh phúc trong vật chất cùng tinh thần là con đường hướng thượng !

Tu là hạnh phúc với Trung Đạo , chớ chẳng phải gò ép xác thân , rồi bị xiềng trói trong một ảo kiến tự ngã vi tế !”

B/ Qua nhiều năm thực hành nghiên cứu , dienbatn thấy Thần Tài – Ông Địa có những đặc tính nổi bật sau đây :

1/ Tuy thờ cúng , bàn thờ để dưới đất , nhưng các vị này rất ưa chuộng sự sạch sẽ , sáng sủa . Chính vì vậy , trong quá trình thờ cúng , chúng ta nên giữ cho các vị này luôn sạch sẽ bằng cách tắm rửa thường xuyên bằng nước hoa thơm , xịt nước hoa . Một cách thấy có hiệu quả nhất mà dienbatn nghiệm thấy là khi Trời mưa to , các bạn bê Thần Tài , Ông Địa , Ông Cóc cho vào một cái thau sạch và để tắm mưa ngoài Trời độ 15 phút . Sau đó mang vào lau khô , xịt nước hoa và thắp hương xin . Nhiều lần thấy rất Linh diệu .

2/ Khi cúng Thần Tài – Ông Địa , người ta thường cúng nhiều thứ , nhưng dienbatn thấy có lẽ các vị này thích nhất là đồ ngọt , Thịt quay , bánh hỏi , chuối , bưởi . Có lần một vị về báo mộng xin cúng chuối , sau khi cúng là có lộc liền . Nếu bạn nào ở Sài Gòn , nên mua tiền giấy cúng riêng Thần Tài – Ông Địa , người ta làm sẵn cả một bộ , trong đó có tiền Quý Nhân ( Âm và Dương – Tức là những tờ giấy gập đôi màu đỏ có đục những hình Thần Tài khắp bề mặt ) . Thứ tiền này , dienbatn không thấy có bán ở miền Bắc .

3/ Cách thắp nhang : Khi mới lập bàn thờ , chúng ta nên thắp nhang liên tục trong 100 ngày để bàn thờ tụ Khí . Tuyệt đối không vì sợ tốn điện mà tắt đèn trên bàn thờ , vì những ngọn đèn đó giống như những ngọn Hải Đăng dẫn đường cho các vị giáng xuống . Trong 100 ngày đó mỗi sáng chỉ cần thay nước và thắp một nén nhang . Những lúc cần cầu xin điều gì thì thắp 3 nén cắm theo hàng ngang . Những ngày rằm , mùng một , lễ , tết thắp 5 nén theo hình chữ thập . Nên chọn loại nhang cuốn tàn ( giữ được tàn ) , sau một thời gian sẽ có bát hương rất đẹp và tụ Khí rất tốt . Chỉ đến ngày 23 tháng Chạp mới rút chân nhang và đem hóa cùng tiền giấy . Khi hóa xong nhớ đổ một chút rượu vào đám tro .

4/ Không để hoa , lá héo úa trên bàn thờ , vì khi đó dễ dẫn đến làm ăn khó khăn .

C/ CÁC BÀI CHÚ CẦU TÀI ĐỌC TẠI BÀN THỜ ÔNG ĐỊA – THẦN TÀI :

( dienbatn sưu tập và được thày Sương Mãn Thiên chỉ dạy ) các bạn có thể sử dụng :

Các loại Chú cầu Tài :

BẠCH Y THẦN CHÚ :

Câu chú này dùng tất cả trong những công việc của đời thường. Cầu xin may mắn , tai qua nạn khỏi .Cầu xin các Tổ nghề dạy nghề, Thỉnh Long Thần hộ Pháp…Đọc khi Khai trương, mở tiệm ,bán nhà , làm cho vợ chồng thương yêu nhau ,hộ thân , cầu mua may bán đắt , giải ếm , làm mồ mả, hay bất cứ công việc gì đều có thể được . Người thường chỉ cần tụng theo nghi ở dưới, riêng các Thày có thêm phần vẽ Phù Linh Thần.

BẠCH Y THẦN CHÚ :

(Nam mô đại từ đại bi – Tầm thinh cứu khổ, cứu nạn – Quảng đại linh cảm – Bạch Y Quán thế âm Bồ tát ) – 3 lần.

Nam mô – Bút đada – Nam mô – Đạtmada – Nam mô xănggada.

Nam mô – Arida – Avalôkitê – Xoarada – Tadactha.

( Ohm – Gara oata – Gara oata – Gaha oata – Raga oata – Raga oata – Xoáha ) – 7 – 21 –108 biến.

Thiên la Thần,

Địa la Thần.

Nhân ly nạn ,

Nan ly thân ,

Nhất thiết tai ương hóa vi trần.

Nam mô Bạch y Quán Thế Âm Bồ tát – Cảm ứng chứng minh cho con là……….tuổi…….. địa chỉ……..

( Xin gì thì nói ra ).

QUAN ÂM ĐỘ TRÌ GIA MÔN KINH

QUAN ÂM ĐỘ TRÌ GIA MÔN KINH ! Phật tử Quan Âm gia môn kinh , bảo ngả gia môn vạn sự hưng , bảo ngả gia nội đại phú quí , bảo ngả gia môn thêm tài đinh. Nhật nhật tụng kinh hửu thât’ biến , Thần Phật thính chi bất cam hiềm , tiền nhật hửu tội kim nhật giải , kim nhật giải tội hửu vạn biến. Nhật nhật tụng kin hửu thiên bàn , kháo Thần kháo Phật tối thái sơn ,nhất lai bảo nam nhị bảo nử , bảo ngả hợp gia độ bình an.Bái Phật bái Thần bái từ bi, cầu Thần cầu Phật lai bảo an , gia trung đại tế Phật lai bảo, gia nội hửu sự phất mạt khai. Bái đáo lô để hương hựu hương , bái đáo đăng quang trúc hựu hồng , bái đáo gia nội đại phú quí , bái đáo tử tôn đô bình an. Quan Âm trụ tại Phổ đà sơn , gia nội phụng kính đô nhất bàn , hửu nhân tụng đắc Quan âm kinh , thiên tai bách nạn tận tiêu hội. Quan Âm nương nương tại gia viên , tảo tảo vảng vảng nương phù trì , ma ha Phật tổ lai tứ phúc , tứ ngả gia môn phúc lộc tồn. Nam mô bồ tát ma ha tát, ma ha chư Phật bảo bình an. Nam mô a di đà Phật (7 lần) án ma ni bát di hồng , ma hắt nghê nha nạp , tích đô đặc ba đạt , tích đặt ta nạp , vi đạt rị cát , tát nhi cáng nhi tháp , bốc rị tất tháp cát nạp , bổ ra nạp nạp bốc rị ,thưu thất ban nạp nại ma lô kiết , thuyết ra da tá ha. (7 lần )

Trì Quan Âm gia môn kinh trên mổi ngày , giải tai ách chướng nạn , hưng vượng phú quí , tùy sở cầu mà có , cầu tài có tài , cầu con có con…….Thần Phật luôn ngự trị , phù trì nơi nhà mình.

CHÚ VÁI ĐẤT ĐAI , THỔ ĐỊA , THẦN TÀI .

( sáng chiều 2 lần thắp nhang cầu nguyện đọc 3 lần )

Nam mô Ngũ phương ngũ thổ Long Thần , Tiền hậu địa chủ Tài thần , Thành hoàng bổn xứ , Thành hoàng bổn cảnh , đất đai dương trạch , đất nước ông bà cảm ứng chứng minh phù hộ đệ tử ….(tên họ tuổi v.v…..) gia trạch bình an , thương mại hiệp thuận , đa khách đáo lai v.v…..

( Khi mình đi chổ lạ ngủ qua đêm hay ngủ nơi khách sạn v.v….cần vái câu này , cũng như là dùng lể ra mắt vậy )

CHÚ CẦU TÀI ĐỌC NGAY BÀN THỜ THẦN TÀI SÁNG CHIỀU .

Trương thần Táo , quan thần Địa , tài thần chí , chơn thân hạ giáng , hiện thân lai lâm hộ trì đệ tử (tên họ tuổi v.v……) cầu tài hưng vượng , vạn sự an khương ( 3 lần )

Ôm chên pa la cha linh cha na de xoá ha (21 , 36 , 72 , 108 lần bao nhiêu tuỳ mình , càng nhiều càng tốt , đây là tâm chú của HOÀNG THẦN TÀI )

CHÚ CẦU TÀI

Phụng thỉnh Tam Thanh giáo chủ cứu độ dương gian , trên ông Hắc Đế ra lịnh .

Nam mô Đông phương Thanh Đế

Tây phương Bạch Đế

Nam phương Xích Đế

Bắc phương Hắc Đế

Trung Ương Huỳnh Đế .

Thần Lôi , Long Thần , Tài Thần , Trạch Thần , Thổ Thần , ngũ phương ngũ thổ nghiêm trang chỉnh tề hộ độ đệ tử (tên họ tuổi ……),sở nguyện thành tâm , sở cầu thương mãi hiệp thuận , đa nhơn lai đáo (hay tài lợi sung mãn v.v….).

(Sáng ,chiều 2 thời đốt nhang ngay Đạo Tràng hay bàn thờ Thổ Thần đọc 5 lần mỗi khi )

Chú Cầu Tài Pali Nam tông (của Lục Cả Miên truyền).

Nắc mô ta sắ , phắ cá quá to , á rá há to , sam ma sam pút đa sắ (3 lần lạy Tam Bảo 3 lạy)

Ê mê hê ly ba thu ba ty , ca rê hê Pút Thăn Thơm Măn Son Khăn , a bi bớt cha đẹt mi ,

Pút Thăn mê ta

Thơm măn mê ta

Son khăn mê ta

Pút Thăn à nách

Thơm Măn à nách

Son Khăn à nách

Một kho luôn kha-nhum hon …( tên họ tuổi mình v.v…)ê hý mặc mặc . (đọc câu này 5 lần sáng , chiều)

Chú Thần Tài Xiêm (Thái Lan)

Nắ lư mô linh sa hảnh thù thăn lu cà fụt , danh là danh na sang thì sưởn lảnh ca , Nắ Mô Pút Thê Dắ .

( Nơi đây chúng tôi đã phiên âm từ chử Pali ra theo lối đọc của tiếng Việt , câu chú này có thể đọc 3 , 5 , 7 , 9 , 21 , 36 , 72 , 108 lần tùy ý mỗi ngaỳ , khi đốt nhang bàn thờ Tài Thần , Thổ Địa )

Hoàng Thần Tài chú (Tây Tạng)

Om Jăm Pa La cha linh cha na de xoá ha brum .

Chú kêu khách đến cửa hàng , tiệm quán của mình cho đông :

La ly a thô a úc kha mao ta da rô hô chặc bon sum chô dô lốt .

(sáng đọc 21 lần cúng bánh , kẹo , trái cây , rượu trắng , bắp rang ngay bàn thờ Thổ Thần hay ngay cửa .)

nguồn: http://mynghevietnam.com

5 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phật Giáo Khắp Thế Giới
Thích Nguyên Tạng
Melbourne, Úc Châu 2001
---o0o---

Đức Đạt Lai Lạt Ma Truyền Dạy Pháp Mật Tông Kalachakra Tại Tây Ban Nha

Vào trung tuần tháng 12 (từ ngày 11 đến 19/12) năm 1994, tại sân vận động Olympic, thuộc bang Barcelona, nước Tây Ban Nha, đã diễn ra tuần lễ thuyết Pháp và truyền Pháp Mật Tông KALACHAKRA theo truyền thống của Phật giáo Tây Tạng, do Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 chủ trì. Trong dịp này đã có trên 3000 Tăng Ni và Phật tử tại gia trên khắp các nước thuộc châu Âu và châu Mỹ về dự. Sau đây là bài viết tóm tắt nội dung bài pháp thoại đầu tiên của Đức Đạt Lai Lạt Ma giới thiệu về mật tông Kalachakra cho khóa tu này.

Posted Image
Đức Đạt Lai Lạt Ma trên pháp tòa

Kalachakra là một cách luyện thiền định của Phật giáo và được liệt vào hàng cao nhất trong cách luyện về mật giáo Yoga. Theo lịch sử của Mật giáo, một năm sau khi Đức thích Ca Mâu Ni thành đạo, Ngài được vua Da Wa Zang Po của vương quốc Shambhala (một lãnh thổ được mô tả nằm cạnh sông Tarim thuộc trung tâm Á châu) thỉnh cầu Ngài chỉ dạy bộ môn mật tông Kalachakra. Thật vậy, chính Đức Phật đã tuyên bố như vậy trong một buổi thiền định thần tính Kalachakra được hình thành tại miền Nam Ấn Độ. Nơi đây Ngài đã truyền toàn bộ bí quyết và diễn thuyết về bộ môn Mật Tông này. Cũng trong thời gian đó tại núi Linh Thứu (Grohrarakùta) Ngài giảng về Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa (Mahaprajnaparamita sutra). Hoàng đế cũng đặc biệt thân chinh từ kinh đô của Ngài từ miền Bắc Kashmir để tiếp nhận những giáo huấn này và ghi nhớ rõ ràng trước khi Ngài đem đạo lý trở về vương quốc Shambhala. Tại nơi đây Ngài cho kiến trúc một tòa cung điện Mandala ba chiều khổng lồ và Ngài liên tục tinh tấn thiền định theo Mật Tông, và Ngài phổ biến cách tập luyện cho toàn dân trong vương quốc của Ngài.

Theo truyền thống của Mật Tông Kalachakra đầu tiên được truyền liên tục qua bảy vị hoàng đế của vương quốc Shambhala, rồi kế đến hai mươi lăm vị danh sư. Những vị danh sư này được giao phó truyền bá rộng rãi cách luyện tập Mật Tông càng phổ biến càng tốt. Đúng vào thời điểm mà vị danh sư thứ mười hai làm truyền nhân, thì Mật Tông Kalachakra được truyền từ Shambhala sang Ấn Độ. Sự kiện này xảy ra nhờ sự viếng thăm của hai thương gia người Ấn, sau khi họ đã học hỏi được, vội truyền bá nó vào nước của họ. Về sau chính nhờ sự nỗ lực thành công của hai mươi lăm vị thông dịch viên mà Pháp Môn Thiền Định Vô Thượng này đã được truyền bá từ Ấn Độ sang Tây Tạng. Vào khoảng thế kỷ thứ VIII, thời đại của Bu-Ton, sự tu tập đã trở nên thịnh hành một cách phổ biến tại nơi đây.

Trong bộ Bách Khoa Toàn Thư của sư tổ Bu-Ton có viết rõ những điều chú thích rộng rãi nhất của Mật Tông Kalachakra và thông qua môn đệ của Ngài là Cho-Kyi Pal-Wa và kế tiếp là Je Tzong-Ka-Pa. Sau khi lĩnh hội những gì đã được truyền thụ, Je Tzong-Ka-Pa bắt đầu ẩn dật và tinh tấn thiền định, Ngài đã đạt tới mức cao nhất của sáu bậc năng lực. Kết quả của sự ẩn dật đã đem đến cho Ngài một thành công lớn. Về sau Je Tzong-Ka-Pa truyền xuống cho đệ tử của ngài là Ka-Drub Je, từ đó về sau sợi dây truyền và thụ không đứt khoảng, được tiếp nối từ đời này sang đời khác của các bậc danh sư bất khả tư nghì của Tây Tạng, và được sự tiếp nhận bằng thần thức của đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 qua người thầy của mình là Ngài Kyabje Yongdzin Ling Rinpoche, là vị thứ chín mươi bảy được thừa tự ngôi vị của ngài Je Tzong-Ka-Pa. Sợi dây liên kết không bị gián đoạn của Mật Giáo Kalachakra được truyền đến ngày hôm nay quả là một ý nghĩa phi thường.

Cũng như Je Tzong-Ka-Pa và Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ năm vẫn thường nhấn mạnh, điều quan trọng trước khi bước vào sự tập luyện Đại thừa Mật Tông là phải có căn bản vững chắc về nền tảng phổ thông của Đại thừa, là sự đoạn tuyệt và phát Bồ Đề tâm, cùng sự thấu triệt Pháp khổ hạnh. Thiếu những yếu tố kể trên hành giả không thể tiếp nhận chắc chắn những kinh nghiệm cụ thể về các sự tập luyện của Mật Giáo (Tantric). Tuy nhiên, việc thiết yếu nhất là sự phát tâm của hành giả nhằm tiếp nhận sự truyền pháp Mật tông. Một số người hy vọng được sự gia bị để tránh khỏi những tai ách, bệnh tật và những trắc trở trong cuộc đời họ. Một số khác đeo đuổi với mục đích là muốn được tái sinh (Rebirth) trong một đời sống sung sướng hơn. Cũng có một số người mong muốn rằng chính họ sẽ đạt được tái sanh để tiếp tục tu học. Vì thế muốn tiếp nhận đầy đủ sự điểm đạo (Initiation) tinh khiết, hành giả phải từ bỏ những ước vọng ở trên, vì chúng chẳng qua là những ước vọng ích kỷ. Hành giả phải đến nơi truyền giới với một thái độ mong muốn đạt được sự giác ngộ càng sớm càng tốt qua sự tu luyện Mật Tông trong một khuôn khổ với khả năng mang hạnh phúc cao cả đến cho chúng sanh.

Có tất cả ba cấp để tập luyện Mật Tông, dựa theo đó là Nội công, Ngoại Công và Kalachakra. Ngoại công gồm có: ngành thiên văn học, chiêm tinh học và toán học. Nội công gồm có các cách dạy liên quan đến sự cấu trúc thân thể con người và luôn cả hệ thống năng lực và phương cách khác của Kalachakra là học hỏi và luyện tập thiền định theo vị thần Kalachakra thật sự và cung điện tròn Mandala của người đang ngự ở trên. Cung điện Mandala thường được vẽ bằng bột màu, có lúc được đắp thành mô hình bằng bột và dùng sơn hoặc bột cát muôn màu để vẽ cung điện Mandala.

Posted Image

Sự hiện hữu của cung điện Mandala rất quan trọng trong thời gian và phạm vi truyền pháp. Vì nó là mục tiêu để cho các hành giả quán tưởng và vị Giáo chủ Mật Tông phải đích thân diễn thuyết buổi truyền Pháp. Vị thần thiền định Kalachakra có bốn mặt, hai mươi lăm cánh tay và bốn chân. Khuôn mặt chính của ngài là màu xanh dương, hằn lên nét phẫn nộ và nhe nanh. Khuôn mặt phải màu đỏ, khuôn mặt trái màu trắng và khuôn mặt phía sau là màu vàng, mỗi khuôn mặt có ba mắt. Tám cánh tay bên dưới màu xanh dương, nhóm tay ở giữa màu đỏ và nhóm tay trên cùng là màu trắng. Toàn thân của Ngài màu xanh dương, chân phải màu đỏ, chân trái màu trắng, ngài ôm choàng một người vợ màu vàng với bốn mặt và tám tay.

Buổi lễ truyền pháp Kalachakra kéo dài ba ngày. Ngày đầu tiên chuẩn bị cho nghi thức, trong suốt khoảng thời gian này dùng để giải thích những điều cần làm trước khi tập luyện Mật Tông. Đoạn Trừ là cách giác ngộ của bồ đề tâm và phải hiểu đúng nghĩa của vô tri. Trong suốt ngày đầu tiên tất cả Phật tử chưa được phép bước vào Mandala. Trong thời gian chuẩn bị nghi lễ, một người đại diện cho toàn thể các môn sinh, sẽ tung đũa trên một cái khay đặc biệt, nếu chiếc đũa rơi khỏi khay ba lần, toàn bộ đệ tử sẽ không được truyền pháp vào lúc đó.

Buổi truyền pháp thứ nhì và ngày kế tiếp là lễ truyền pháp chánh thức. Gồm có tất cả bảy phần. Được bắt đầu khi toàn bộ đệ tử được phép vào cung điện Mandala xuyên qua vị thần Kalachakra và sự hiện hữu của vị thần nữ. Lúc đó hành giả là đứa trẻ ra đời trong cung điện Kalachakra, vị Lạt Ma nâng niu mình như một người mẹ, sẽ chuẩn bị cho sự tỉnh thức chín mùi của mình. Đầu tiên nước sẽ được chú nguyện và chúng ta sẽ được tắm rửa như tắm rửa cho trẻ sơ sinh. Việc thứ hai là chú nguyện cho các vật trang sức trên đầu, gieo những hạt giống vô giòng trí tuệ của chúng ta để phát triển hiển lộ hào quang của Đức Phật, nghi lễ này giống như lần đầu tiên cạo tóc cho hài nhi. Việc thứ ba là chú nguyện vào khăn bịt mắt, việc này giống như gieo hạt giống cho vùng hào quang trên đầu, và cũng giống như xâu tai và đeo nữ trang lần đầu tiên cho hài nhi. Việc thứ tư là chú nguyện trong chuông và sau đó sẽ phát Phật ngôn (Buddha's speech). Tiếng chuông ngân giống như những lời bập bẹ đầu tiên của trẻ. Việc thứ năm là truyền thụ bằng hành động, ủy thác cho hành giả những gì cần thiết để tự luyện tập. Nếu chỉ vài môn đệ thì lúc này mọi người sẽ được trang phục với y phục bằng xương, cầm đinh ba, nếu không có thì họ phải tưởng tượng là đang cầm vật đó. Vào lúc này giống như đứa trẻ bắt đầu chập chững hành động. Việc thứ sáu, trong số các việc truyền thụ là chọn mật danh, trong thời gian này hành giả sẽ nhận tên của một trong số năm vị Phật thiền định. Giống như tên gọi của một hài nhi, hành giả sẽ đạt được sự giác ngộ nhân danh một vị Phật làm phương tiện. Việc cuối cùng là phép truyền thụ gồm hai phần: lễ truyền thụ chính thức và nghi thức liên quan đến buổi lễ, việc này giống như bài vỡ lòng tập đọc của thiếu nhi.

Mặc dù không cần hiểu rõ hết toàn bộ những chi tiết trong ba ngày lễ, tuy nhiên hành giả phải có nền tảng vững chắc về phép quán tưởng và sự phát tâm dũng mãnh, thì chắc chắn hành giả sẽ tiếp nhận được toàn bộ sự gia truyền của Mật Tông Kalachakra.

Theo MANDALA Newsletter, 02/1995, tuvien.com

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted Image

Đức Đạt lai Lạt Ma trong 1 nghi thức chuẩn bị.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lama Ole Nydahl invited to London to attend Kalachakra Initiation by H.H. Sakya Trizin

Posted Image

Kalachakra Initiation London June 2010

From 14-15 June 2010 Lama Ole Nydahl and several members of the Diamond Way Buddhism sangha attended the initiation of Kalachakra given in London by H.H. Sakya Trizin, the supreme head of the Sakya Lineage of Tibetan Buddhism. This event was organised by Lama Jampa Thaye and the Dechen Community, and Lama Ole Nydahl was invited as a special guest. A full report of H.H. Sakya Trizin’s visit to London, including pictures, can be found on the Dechen blog.

Posted Image

Lama Jampa Thaye, Dechen Dolma, Lama Ole Nydahl and Caty Hartung at the Kalachakra Initiation in London

Posted Image

Kalachakra

The Kalachakra tantra belongs to the “unsurpassable” Maha Anuttara Yoga class of tantras and thus contains the most subtle instructions on the achievement of Buddhahood. Kalachakra means “Wheel of Time.” Its outer meaning deals with the universe and all traditional sciences such as astronomy, astrology, mathematics and medicine. Its inner meaning relates to the human body, its internal structure and subtle energies, to be developed through yogic practices. Its secret meaning refers to the complete cycle of study and practice of tantric meditation on the Kalachakra yidam and it’s Mandala. This particular initiation of Kalachakra granted by H.H. Sakya Trizin belongs to the Vajramala collection of the great master Abhayakaragupta.

The event took place at the Great Hall in Kensington Town Hall on Hornton Street over two days, chosen by H.H. Sakya Trizin as an auspicious time. The event was attended by over 500 people from many traditions of Tibetan Buddhism. On Monday 14 June an introduction was given by H.H. Sakya Trizin, and the preparatory part of the initiation took place. On Tuesday 15 June the main part of the initiation was completed. On each day the traditional symbolic offering of body, speech and mind was made to H.H. Sakya Trizin, on the first day by Lama Jampa Thaye and on the second day by Lama Ole Nydahl. The conclusion of the initiation saw Lampa Jampa Thaye give a short speech rejoicing in the visit of H.H. Sakya Trizin and making wishes for his long life. Lama Ole, Caty Hartung, and the Diamond Way sangha expressed their gratitude to H.H. Sakya Trizin and Lama Jampa Thaye for sharing these two marvellous days together.

Posted Image

Lama Ole Nydahl makes the symbolic offering of body, speech and mind to H.H. Sakya Trizin in London, June 2010

By receiving the initiation, those present established the imprint of future rebirth at the time of King Rudra Chakrin, the 25th King of Shambhala. Shambhala is said to be a “Pure Land” within our world, only to be perceived by beings with a pure mind and the right karmic connections. When disasters caused by disturbing emotions will affect the Earth, it is prophesised that Kalachakra, as Rudra Chakrin “King of the Iron Wheel”, will manifest again in our world. At the end of a spiritual war against retrograde forces of suppression, he will establish a reign of happiness, free of confusion and suffering.

Lama Ole Nydahl himself is a holder of the Kalachakra transmission, having received the full empowerment in Karma Guen in 1994 from Lopön Tsechu Rinpoche who was a holder of all Kalachackra lineages. This time last year Lama Ole participated in the Kalachakra Initiation given by Beru Khyentse Rinpoche in Karma Guen and later this year together with Lama Chogdrup Dorje he will inaugurate the Kalachakra Stupa at Karma Berchen Ling in Greece.

After the two days of the initiation with H.H. Sakya Trizin, Lama Ole stayed in London for another two days, when he had meetings with members of the Buddhist community as well as his students from London and surrounding groups and centres.

http://blog.dwbuk.org/d

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted Image

Mỗi khuôn mặt mang một nụ cười hòa bình

Share this post


Link to post
Share on other sites

ĐÔNG MẬT VÀ MẬT TÔNG TÂY TẠNG

Gần đây có một số đạo hữu bắt đầu tìm hiểu về Kim Cang Thừa và có khá nhiều thắc mắc, nhất là về sự khác biệt giữa Mật Tông Trung Hoa, Nhật Bản (Đông Mật) với Mật Tông Tây Tạng. Nếu hiểu tường tận được sự khác biệt này thì lộ trình tu học của mọi người sẽ thêm phần sáng tỏ và xác thực hơn .

Posted Image

I) Xét về dòng truyền thừa.


1) Mật Tông Trung Quốc và Nhật Bản:

Posted Image

Đức Phật Tỳ Lô Giá Na

Xét về truyền thừa chung thì vẫn là từ đức Phật Vairocana (Tỳ Lô Giá Na) truyền đến đức Vajrasattva (Kim Cang Tát Đỏa), từ Vajrasattva truyền đến vị thầy vĩ đại Nagajuna (Long Thọ). Sau đó từ Long Thọ truyền đến Long Trí, sau đó Long Trí truyền đến Kim Cang Trí.

Kim Cang Trí cùng với Thiện Vô Úy và Bất Không Kim Cang đem giáo lý Mật Tông vào Trung Quốc. Cùng với sự trợ giúp của Nhất Hạnh phiên dịch các bộ kinh lớn như kinh Đại Nhật, kinh Kim Cang Đảnh…Từ đó là khởi nguồn của Mật Tông Trung Quốc.

Bất Không Kim Cang truyền pháp cho Huệ Quả. Ngài Huệ Quả truyền pháp cho Không Hải. Không Hải chính là vị tổ đầu tiên của Chân Ngôn Tông, Mật Tông Nhật Bản.




Posted Image

Không Hải

2) Mật Tông Tây Tạng, có 2 hệ thống Cựu Dịch và Tân Dịch.


Posted Image

Tôn tượng đức Liên Hoa Sinh ở Samye

Ngài đã từng ban phước cho tượng này, ai nhìn thấy tượng này như nhìn thấy chính đức Liên Hoa Sinh.

Cựu Dịch: tổ là ngài Padmasambhava (Liên Hoa Sanh). Giáo pháp tối thượng Dzogchen xuất xứ từ đức Phật Pháp Thân Phổ Hiền truyền cho đức Vajrapani (Kim Cang Thủ) sau đến Garab Dorje (Kim Cang Cực Hỷ) . Garab Dorje truyền thừa đến Manjusrimitra (Diệu Đức Hữu). Manjusrimitra truyền cho Sri Simha. Sri Simha truyền cho đức Liên Hoa Sanh và Jnanasutra, Vimalamitra và dại dịch giả Vairostana. Sau này giáo lý Dzogchen được hoằng truyền ở Tây Tạng là do công của đức Liên Hoa Sanh.


Posted Image

Đức Phật Kim Cang Trì

Tân Dịch: dòng truyền trực tiếp từ đức Phật nguyên thủy Vajradhara (Kim Cang Trì) đến tổ Tilopa. Tilopa truyền cho Naropa. Naropa truyền lại cho Marpa – Đại Dịch Giả. Từ đó giáo lý quý giá này được đem về Tây Tạng. Sau đó ngài Marpa truyền lại cho đức Milarepa. Từ ngài Milarepa mà thành lập hệ thống Kagyu 4 dòng lớn, 8 dòng nhỏ như hiện giờ.

Còn có tôn giả Atisa, người hình thành dòng phái Kadampa. Dựa trên giáo lý từ dòng Kadampa của tổ Atisa, ngài Je Tsongkhapa thành lập Gelugpa (Hoàng Mạo Phái).




Posted Image

Tôn giả Atisha

II) Xét về phương diện hành trì

Nói về phương diện hành trì, đại để chúng ta có thể tạm nói Mật Tông Trung Quốc và Nhật Bản thuộc về Ngoại Mật, còn Mật Tông Tây Tạng và Ấn Độ thuộc về Nội Mật. Trước đây, Thiện Duyên đã có một bài viết về 9 thừa của Mật giáo, trong đó đã phân chia rất rõ ràng về ba yoga Ngoại và 3 yoga Nội. Ở bài viết này, Thiện Duyên xin làm rõ hơn một khía cạnh khác của hai loại Nội, Ngoại Mật này.

Xét về cơ bản, những hành giả sơ cơ thường nghe một câu như kiểu khẩu quyết đó là “tam mật tương ưng”. Ở đây, “tam mật tương ưng” là gì? “Tam mật” là gì? “Tương ưng” với cái gì?

Theo quan niệm của Mật giáo, thân người của chúng ta là một loại pháp khí tuyệt hảo nhất trong mọi loại pháp khí. Trong thân người này hàm chứa đầy đủ và toàn vẹn phẩm tánh của lục đạo chúng sinh cũng như chư hiền thánh, nhờ có nó mà chúng ta mới có thể tu tập được các Mật pháp. Có ba thứ mấu chốt để có thể dẫn dắt thân người này đạt đến quả vị toàn giác (tâm kim cang bất hoại – tâm giác ngộ và thân kim cang bất hoại) đó chính là thân, khẩu, ý. Thân khẩu ý này không còn là loại thân khẩu ý phàm phu bình thường nữa. Thân khẩu ý này cũng không thể hiểu được bởi những người bình thường cho nên gọi là Mật, Tam Mật. Tương ưng hay còn có thể hiểu là tương ứng. Tương ứng với những phẩm tính thanh tịnh tuyệt hảo của các Bổn tôn.

Tựu chung lại, thì Ấn là sự tượng trưng cho thân của Bổn Tôn, Thần Chú tượng trưng cho khẩu của Bổn Tôn và Quán Tưởng để thể hiện tâm ý của Bổn Tôn . Ở đây thì đường hướng tu tập đã bắt đầu khác nhau giữa các truyền thống Đông Mật và Mật Tông Tây Tạng. Đây chính là mấu chốt của sự phân biệt Nội Mật và Ngoại Mật.


1) Xét về truyền thống Đông Mật:

Để phàm thân này có thể tương đồng với thân thanh tịnh của Bổn Tôn hành giả Đông Mật bắt ấn cần phải rất chuẩn xác. Sai lệch một chút đã trở thành ấn khác vì vậy mà không thể tương đồng với thân Bổn Tôn đang hành trì.
Việc phát âm thần chú lại rất cần sự chuẩn xác, tương tự cho tiết tấu, giai điệu, tụng âm phát lực như thế nào, ra sao... Âm thanh và rung động cũng cần sự chuẩn xác. Rất nhiều hành giả sẽ không đồng ý điểm này với Thiện Duyên, tuy nhiên nếu thật sự đã từng trải nghiệm qua các bước tu trì đúng theo truyền thống này sẽ biết được sự quan trọng của âm thanh ra sao. Thông thường ở việc quán tưởng, hành giả Đông Mật thường quán tưởng Bổn Tôn xuất hiện bên ngoài hoặc trước mặt để ban lực gia trì cho mình.

2) Xét về truyền thống Mật Tông Tây Tạng:


Như đã nói ở trên, quan điểm của Mật giáo về thân người là một pháp khí tuyệt hảo nhất để giúp chúng ta tiến đến Phật quả. Mật Tông Tây Tạng còn mở rộng sử dụng thân người này một cách rốt ráo hơn nữa.
Qua việc sử dụng các hệ thống kinh mạch, và sự thấu hiểu sâu sắc về những đàn tràng của chư Phật ngự trị trong thân kết hợp với tri kiến thanh tịnh. Hành giả Mật Tông Tây Tạng sử dụng chúng để hình thành thân của Bổn Tôn. Đây là sự tương đồng nơi Thân. Cũng dựa trên nền tảng tri kiến thanh tịnh mà ngữ thanh tịnh được hình thành và đó chính là khẩu của Bổn Tôn. Đây là sự tương đồng nơi Khẩu. Tâm ý thanh tịnh xuất phát từ tri kiến thanh tịnh cũng hoàn toàn thuần tịnh như tâm ý của Bổn Tôn. Đây là sự tương đồng nơi Ý. Đây chỉ là những kiến thức chung mà Thiện Duyên có thể trình bày ở đây, nếu muốn có những sự thấu hiểu sâu sắc và rõ ràng hơn về hệ thống kinh mạch, tri kiến thanh tịnh cũng như tâm vi tế… hành giả cần được nhận sự khẩu truyền trực tiếp từ một vị Đạo Sư của một dòng truyền thừa liên tục không gián đoạn. Qua những điểm trên rõ ràng chúng ta có thể thấy được hành giả Mật Tông Tây Tạng dùng “Nội” Mật khác với các hành giả Đông Mật như thế nào. Ở đây có một điểm quan trọng nữa mà các hành giả cần lưu tâm đó là quả vị đạt đến của các trường phái nếu đi theo một cách rốt ráo cũng là quả vị Phật đồng nhau không khác. Sự khác biệt ở sức phương tiện của Nội Mật mãnh liệt hơn so với Ngoại Mật. Nhờ vậy mà lộ trình tu học sẽ nhanh hơn so với Ngoại Mật. Đây chính là lý do Kim Cang Thừa nổi tiếng với câu nói “một đời thành Phật” là vậy.

Bài viết : Cư sĩ Thiện Duyên Source : hoangthantai.vn
2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

ĐẠO SƯ CHÂN CHÍNH
Việt dịch: Tuệ Tạng

TRƯỚC KHI BẮT ĐẦU TRÊN CON ĐƯỜNG giải thoát và giác ngộ, chúng ta cần gặp một vị đạo sư chân chính đầy đủ phẩm chất. Để tìm thấy một người như vậy, đầu tiên ta cần hiểu các đặc điểm tiêu biểu của một con người như vậy. Khi chúng ta đến trường, chúng ta cần một người giáo viên tốt. Nếu giáo viên của bạn là một người hoàn toàn khờ dại chẳng có kĩ năng gì, liệu bạn có thể học gì từ họ? Tương tự như vậy, người thầy tâm linh mà chúng ta tìm kiếm là người mà chỉ dẫn chúng ta trên toàn bộ chặng đường đi đến giải thoát và trạng thái thấu suốt của giác ngộ. Điều đó không đúng hay sao?

Posted Image

“Giải thoát” ở đây nghĩa là tái sinh vào một cõi tịnh độ sau đời này. “Trạng thái thấu suốt của giác ngộ” là Phật quả hoàn hảo với mọi phẩm tánh hoàn thiện và hoàn toàn thoát khỏi bất cứ lỗi lầm nào. Chúng ta nên tìm một vị thầy mà chắc chắn có thể dẫn chúng ta đến trạng thái đó. Một vị thầy đầy đủ năng lực được gọi là “bậc trì giữ Kim Cương sở hữu ba giới nguyện.” Ngài sở hữu những phẩm tánh hoàn hảo được trao cho bên ngoài với các biệt giới giải thoát, hay còn gọi là pratimoksha, trong khi bên trong sở hữu sự rèn luyện của một vị Bồ Tát. Ở mức độ bí mật sâu xa, một vị thầy chân chính cần đạt đến một trạng thái định chân thực.

Một người mà sở hữu chỉ sở hữu các biệt giới thoát liên quan đến các thực hành Tiểu thừa, được gọi là “một người dẫn đường đức hạnh.” Nếu thêm vào đó, người này sở hữu sự rèn luyện Bồ Tát, họ được gọi là “một vị thầy tâm linh.” Nếu người đó giỏi về các thực hành Kim Cương thừa cùng với các giới nguyện và sự rèn luyện này, họ được gọi là dorje lobpon, hay một “vị Đạo sư Kim Cương.”

Một vị Đạo sư Kim Cương chân chính cần phải là người đã giải thoát khỏi dòng suối sinh tử tồn tại thông qua sự chứng ngộ, Điều này có nghĩa là hiện thực hóa trạng thái xác thực của định. Hơn thế nữa, ngài cũng cần có thể giải thoát người khác thông qua lòng từ bi và sự yêu thương; đó là phẩm tánh cần thiết thứ hai.

Để minh họa cho một vài đặc điểm của một vị Đạo sư Kim Cương có đủ phẩm chất, tôi sẽ kể cho các bạn nghe về thầy của tôi. Đạo sư của tôi chính là bác tôi, ngài Samten Gyatso. Samten Gyatso là anh trai của bố tôi và là hóa thân thứ tư của Đức Ngawang Trinley. Ngawang Trinley đệ nhất là một trong ba anh em trai; hai người còn lại là Sonam Yeshe và Namgyal Tulku. Họ nổi tiếng là “ba trưởng tử như ý.” Trong các đời tiếp theo của mình, các hóa thân của Ngawang Trinley được biết đến dưới cùng một tên, Ngaktrin, phụ thuộc vào nơi mà ngài đản sinh; bởi vậy, Argey Ngaktrin, Tersey Ngaktrin và Tsangsar Ngaktrin. Hóa thân thứ tư đến từ dòng truyền thừa máu Tsangsar là bác của tôi. Tôi cảm thấy khá xấu hổ khi kể câu chuyện này bởi vì không có cách nào để tôi tránh tán dương con người này. Tôi thực sự không muốn nó trở thành như thể tôi đang gián tiếp tán dương bản thân bằng cách ca tụng một thành viên trong gia đình. Tuy nhiên, có một ví dụ khá bình phàm tôi có thể sử dụng để minh chứng điều này. Đạo sư của tôi rất xuất sắc, và tôi liên quan đến ngài, theo cách mà phân liên quan đến thức ăn ngon mà từ đầu nó vốn là. Hãy hiểu sự phân tích này. Tôi đang rất thành thật. Mặc dù tôi đang nói sự thật, có vẻ khá ngượng ngùng bởi vì tôi phải tán dương một ai đó trong dòng truyền thừa của tôi.

Hoàn cảnh của Samten Gyatso, toàn bộ gia đình và dòng truyền thừa Pháp đều là Barom Kagyu. Dòng truyền thừa này khởi nguồn từ một vị đạo sư tên là Barom Dharma Wangchuk, một trong các vị đệ tử chính của Đức Gampopa. Thầy của ngài Gampopa là Milarepa. Thầy của Milarepa là đại dịch giả Marpa. Thầy của Marpa là Naropa. Thầy của Naropa là Tilopa. Thầy của Tilopa là Đức Kim Cương Trì. Đó là ngược lên dòng truyền thừa. Bây giờ, chúng ta đi xuống, Barom Dharma Wangchuk có một đệ tử tên Tishi Repa. Đến lượt Tishi Repa, ngài có đệ tử tên Sangwa Repa Karpo, người mà lại có đệ tử là Tsangsar Lumey Dorje, tổ tiên của gia đình chúng tôi. Đệ tử chính của ngài là Tsangsar Jangchub Shonnu, cháu trai của ngài.

Dòng truyền thừa Barom Kgayu truyền từ cha sang con trai qua mười thế hệ xuống đến Đức Tsangsar Lhatsun, người đã đạt đến thân cầu vồng. Những người đàn ông này là vua của vùng Nangchen. Thêm vào đó, các ngài có cả vị trí chính trị và tâm linh, được gọi là Tishi, Pakshi hay Gushi, được trao tặng bởi hoàng đế Trung Quốc. Khi vùng Nangchen bị chia đôi, gia đình tôi đã từ bỏ quyền nắm giữ ngai vàng và trở thành các vị ngakpa mang y trắng và quàng khăn. Dòng truyền thừa máu vẫn tiếp tục, nhưng các thành viên của gia đình không còn trị vì đất nước. Trong thời gian đó, được chúng tôi gọi là Đại Tây Tạng được chia thành nhiều vùng bao gồm Trung Tạng và các vương quốc miền đông là Derge và Nangchen. Sau khi Tsangsar Lhatsun chứng thân cầu vồng, bảy thế hệ tiếp theo cho đến tận cha tôi [đã chứng thân cầu vồng].

Tôi không đề cập tới điều này để khoe khoang về hoàn cảnh gia đình đặc biệt, mà để giải thích rằng giáo lý và dòng truyền thừa gia đình là một. Như tôi đã đề cập từ trước, bác của tôi, đạo sư gốc của tôi, đến từ dòng truyền thừa gia đình Tsangsar. Mẹ của Samten Gyatso, bà Konchok Paldron, là con gái của terton Chokgyur Lingpa. Samten Gyato còn nắm giữ truyền thừa Chokling Tersar, Kho tàng Mới của Đức Chokgyur Lingpa.

Trong dòng truyền thừa Barom Kagyu, Samten Gyatso được coi là hóa thân của Đức Mahakala tứ thủ. Hóa thân thứ hai của Đức Chokgyur Lingpa đã có một linh kiến thanh tịnh về Samten Gyatso, trong đó ngài là một hóa thân của Vimalamitra. Bên ngoài, Đức Samten Gyatso giữ gìn các giới luật vô cùng thanh tịnh và nghiêm khắc. Trong suốt cuộc đời, ngài chưa từng uống rượu hay ăn thịt. Bên trong, đúng theo sự rèn luyện Bồ Tát, ngài luôn giữ hạnh khiêm cung. Ngài chưa bao giờ ăn mặc đẹp; thay vào đó ngài khoác y của một tăng sĩ bình thường. Ngài chưa bao giờ mang các thứ đồ trang sức đặc biệt, như là gấm kim tuyến.

Mọi người nói rằng ngài có tri kiến hay sự chứng ngộ rất cao, nhưng ngài chẳng bao giờ nói về điều đó. Mặc dù một lần, ngài nói với tôi, “Thời trẻ, ta được giới thiệu đến bản chất của tâm. Kể từ đó đến nay, ta chưa bao giờ gặp phải vấn đề với việc duy trì tri kiến; sự thật là, dường như không có bất cứ khác biệt nào giữa ngày và đêm.” Cần phải lặp lại rằng, “một vị trì giữ Kim Cương sở hữu ba cấp độ giới nguyện” nắm giữ các giới nguyện bên ngoài, sự kỉ luật đạo đức của giải thoát cá nhân. Ngài cũng nắm giữ các giới nguyện bên trong, sự rèn luyện bồ tát, và các giới nguyện bí mật của Kim Cương thừa, được gọi là samaya. Ngài Samten Gyatso đã hoàn thiện cả ba điều này.

Đạo sư của ngài là Đức Karma Khenpo, Đức Rinchen Dargye, con trai của Chokgyur Lingpa, Tsewang Norbu và Đức Karmapa thứ 15, ngài Khakyab Dorje. Bên cạnh đó, ngài còn nhận giáo lý từ rất nhiều vị đạo sư khác. Sau đó, sự trao truyền Chokling Tersar mà phần lớn các vị đạo sư ngày nay nhận được đến từ Đức Samten Gyatso.

Ngài trao trọn vẹn sự trao truyền Chokling Tersar cho Đức Karmapa thứ 15, Đức Drukchen Rinpoche, trưởng dòng Drukpa Kagyu và Đức Taklung Tsetrul Rinpoche, ở trụ xứ của dòng Taklung Kagyu ở miền trung Tây Tạng. Samten Gyatso cũng được mời đến tu viện Tsechu ở Nangchen, tu viện vĩ đại nhất trong vùng. Ở đây, ngài ban sự trao truyền Chokling Tersar đến vua vùng Nangchen và như thế trở thành một trong các vị đạo sư của nhà vua.

Ngài Samten Gyatso cũng được mời đến tu viện Palpung, một trong các tu viện chính của vùng Derge, được lãnh đạo bởi Đức Situ Wangchok Gyalpo, người tiền nhiệm của Situ Rinpoche hiện tại. Ngài trao một phần của Chokling Tersar cho Đức Situ Wangchok Gyalpo và như thế được xem là một trong các vị đạo sư của Situ Rinpoche.

Dzongsar Khyentse, hóa thân của Đức Jamyang Khyentse Wangpo, đến khu ẩn cư trên đỉnh núi Randza Dzong-po của ngài Samten Gyatso. Ở đó, Dzongsar Khyentse thỉnh cầu sự trao truyền các phần của Chokling Tersar biên soạn bởi Đức Karmapa thứ 15, ngài Khakyab Dorje, những thứ mà ngài chưa nhận.

Người ta nói rằng sự tin tưởng vào Pháp ảnh hưởng đến kinh nghiệm của mọi người. Bởi vì sở hữu sự can đảm này, Đức Samten Gyatso chưa bao giờ sợ hãi một ai. Ngài luôn mặc những thứ đồ đơn giản bình thường. Ngài không bao giờ mặc theo một phong cách đặc biệt, dù ai đến gặp ngài hay ai mà ngài gặp, dù ngài gặp các vị đạo sư cao nhất của Tây Tạng. Mặc dù ngài chưa bao giờ mặc những thứ đồ bắt mắt, khi ngài vào một căn phòng, mọi người luôn tránh đường cho ngài. Thậm chí họ là những chức sắc quan trọng, mọi người hoàn toàn sợ ngài. Họ ngay lập tức tránh sang một bên để dọn đường cho ngài đi.

Thậm chí Đức Karmapa cũng khá sợ ngài Samten Gyatso. Ngài từng nói với một người đồng hành, “Ta thực sự sợ vị Lama đó. Ta không biết tại sao, nhưng ông ấy thực sự làm ta sợ.” Thậm chí tôi tự nói với mình rằng, “Tôi không cần phải sợ; xét cho cùng, ngài vẫn là chú của tôi!” Nhưng mỗi sáng khi tôi trước cửa phòng của ngài, tôi luôn do dự và suy nghĩ trước khi dám mở cửa. Không có điều gì cần phải sợ hãi, nhưng mọi người, trong đó có tôi, vẫn sợ Đức Samten Gyatso. Ngài sở hữu những phẩm tánh phi thường, một sự hiện diện đầy quyền uy.

Một trong các vị thầy của Samten Gyatso, Karmey Khenpo Rinchen Dargye, tái sinh làm con trai của em gái ngài Samten Gyatso. Ngài được gọi là Khentrul, có nghĩa là hóa thân của Karmey Khenpo. Vị hóa thân trẻ này từng nói với tôi, “Tại sao chúng ta phải sợ ngài: Samten Gyatso là bác của chúng ta.” Vị Khentrul trẻ tuổi khá dũng cảm và hùng hồn theo một cách đáng ngạc nhiên. Tuy thế, bất cứ khi nào ngài gặp Đức Samten Gyatso và nhìn thấy cái đầu trọc, Khentrul sẽ quên cái ngài sắp muốn nói. Ngài cúi xuống nhìn đăm đăm và bắt đầu run sợ.

Bởi vì ngài [samten Gyatso] là đạo sư của nhà vua, ngài thường được mời vào cung điện, nơi ngài chủ trì nhiều buổi lễ tôn giáo khác nhau. Ngài sẽ ở trong cung điện cổ, trong khi nhà vua và gia đình ngự ở cung điện mới. Trong cung điện mới có phòng họp lớn được gọi là Phòng Vuông, nơi mà các vị thủ lĩnh, các bộ trưởng và các viên chức ngồi với vẻ đầy kiêu mạn. Nhà vua, một người khá lập dị, không cho phép bất cứ chiếc ghế nguy nga nào trong phòng này – chỉ có chiếc ghế gỗ thô cứng. Dù vị bộ trưởng đặc biệt đến đâu, họ cũng phải ngồi trên một miếng gỗ trần. Tuy nhiên, họ ngồi ở đó trong những chiếc chuba thêu kim tuyến với tay áo dài. Khi họ kiêu mạn, họ vênh mặt và không thèm chú ý đến người thường.

Khi ngài Samten Gyatso đến thăm gia đình hoàng gia vào mỗi sáng, ngài đi qua căn phòng này. Ngài thường ho nhẹ trước khi vào. Khi các vị quan chức nghe thấy tiếng họ, họ đều cố gắng đứng dậy ngay lập tức. Đôi khi họ cố gắng đứng dựa vào vai người bên cạnh. Sau đó, bởi vì họ sử dụng hệ thống hỗ trợ, tất cả ngã nhào ra và tạo thành một đống hỗn độn. Tất cả hoàn toàn sợ Đức Samten Gyatso.

Tôi thường là một trong hai vị thị giả đi cùng ngài Samten Gyatso trong chuyến viếng thăm của ngài đến căn phòng của gia đình hoàng gia. Khi ngài vào phòng họ, hoàng hâu, hoàng tử và công chúa đều bỏ lại tất cả những việc họ đang làm và nhảy lên. Nhà vua từ lâu đã trao quyền cai trị cho hoàng tử và hiếm khi được trông thấy bởi vì ngài đã nhập thất thiền định.

Samten Gyatso không bao giờ bợ đỡ người khác bằng cách nịnh bợ hay nói rằng họ mới tuyệt làm sao. Ngài luôn nói rất thẳng thắn. Nếu điều gì đó đúng, ngài sẽ nói rằng nó đúng; nếu nó sai, ngài sẽ nói là sai – không thêm hay bớt điều gì. Ngài không bao giờ nói vòng vo về điều gì. Nếu ai đó bắt đầu nói với ngài liên quan trực tiếp đến các phẩm tánh đáng ngạc nhiên của ngài, ngài thậm chí chẳng cho họ bắt đầu. Ví dụ, nếu họ bắt đầu nói, “Rinpoche, ngài rất uyên bác …” hay “Ngài chắc hẳn đã rất chứng ngộ …” ngài lập tức sẽ quở trách họ. Ngài không bao giờ tha thứ cho điều đó.

Samten Gyatso đã trung thành với “phong cách yogi ẩn mật” vì thế ngài không bao giờ bộc lộ những thành tựu của mình với bất kì ai, và dứt khoát không cư xử như thể ngài là một người đặc biệt. Ngài không bao giờ gia trì cho ai bằng cách đặt tay lên đầu họ, ngài không cho phép người khác lễ lạy ngài và ngài không bao giờ ngồi ở một vị trí cao. Ngài dành phần lớn thời gian đầu của cuộc đời trong các hang động. Nếu ngài có bất cứ sức mạnh thấu hiểu hay đặc biệt nào, ngài cũng không cho ai biết. Ngài không xây chùa hay đắp tượng. Trong phần đầu tiên của cuộc đời, ngài luôn có bốn hay năm người viết thuê cùng với ngài. Ngài có trọn vẹn [terma] Chokling Tersar, khoảng 40 bộ, được sao chép. Trên thực tế, đây là điều duy nhất mà ngài thực sự dành những nỗ lực, có được toàn bộ giáo lý Chokling Tersar được ghi chép chính xác.

Vậy thì làm sao mà ngài được coi là một vị thầy Kim Cương? Nó đã xảy ra như sau. Đức Karmapa thứ 15 mong muốn nhận sự trao truyền Chokling Tersar từ con trai của Đức Chokgyur Lingpa, ngài Tsewang Norbu. Vào thời điểm đó, ngài Tsewang Norbu đã đến miền Trung Tây Tạng và ở tại Lhasa trong gia đình một thí chủ. Đức Khakyab Dorje mời ngài đến và ngài đồng ý. Không may thay, vị thí chủ quan trọng của ngài không muốn ngài đi, và gây nhiều khó khăn. Tsewang Norbu đã mất trước khi có cơ hội đến Tsurphu và trao truyền Chokling Tersar.

Sau đó ngài Karmapa mời cháu trai của Tsewang Norbu, ngài Tersey Tulku. Ngài là hóa thân của em trai ngài Tsewang Norbu, một người con khác của Đức Chokgyur Lingpa đã mất khi còn rất trẻ và cuối cùng tái sinh là con trai của người con gái ngài Chokgyur Lingpa, bà Konchok Paldron. Ngài là người trẻ nhất trong bốn người con trai, là chú của tôi và là em trai của Samten Gyatso. Tersey Tulku cực kì uyên bác và chú ý đến từng chi tiết. Ngài hoàn toàn đủ năng lực để trao truyền Chokling Tersar theo một cách vô cùng chính xác. Và sau đó ngài đến miền Trung Tây Tạng, Đức Karmapa gửi cho ngài lời nhắn, hãy đến Tsurphu.

Đức Karmapa gửi cho ngài Tersey Tulku một người phục vụ đáng tin cậy nhất, một vị tăng đến từ Golok tên là Jampal Tsultrim, để thỉnh cầu. Jampal Tsultrim sinh ra trong một dòng họ tốt và có nhiều phẩm tánh như vậy. Mặc dù là một người phục vụ cho Đức Karmapa, ngài thực sự là một vị đạo sư. Ngài là người viết thuê cho Đức Karmapa và là một vị tăng thanh tịnh. Ngài rất ấn tượng và là một vị đạo sư tâm linh, bởi vậy Đức Karmapa giao cho ngài trọng trách này. Tuy nhiên, bởi vì ngài đến từ Golok, tâm tánh ngài khá thô ráp và cực kì tự tin vào bản thân. Khi ngài gặp Đức Tersey Tulku, ngài nói với tulku rằng, “Đức Karmapa yêu cầu ngài đến và ban giáo lý Chokling Tersar.” Giống như anh trai Samten Gyatso, Tersey Tulku là một vị yogi ẩn mật, bởi vậy ngài từ chối thẳng thừng, nói rằng, “Thật buồn cười! Làm sao một con chó có thể để móng lên đầu con người? Tại sao ngươi dám ra lệnh như vậy?” Gelong Jampal Tsultrim trả lời, “Tôi không yêu cầu ngài làm điều này; Đức Karmapa bảo tôi ra lệnh. Ngài muốn phá hỏng giới nguyện với ngài [Karmapa]?” Tersey Tulku nói, “Không, ngài là vị Bồ Tát ở địa thứ mười. Tôi chỉ như con chó. Tôi chẳng là gì hết. Làm sao tôi có thể là vị đạo sư của ngài, ban cho ngài các quán đảnh? Chẳng cần nghi ngờ gì hết – làm sao tôi có thể làm như vậy?” Sau đó họ tranh luận dữ dội và Gelong Jampal Tsultrim tát cho ngài một cái vào mặt và quát, “Đồ kém cỏi!” Sau đó ông ta đi mất. Ông ta trở về với Đức Karmapa và nói rằng, “Không thể là người đàn ông đó – thấp nhất của những kẻ thấp kém! Con đã tranh cãi với ông ta, và ông ta hoàn toàn từ chối đi.” Đức Karmapa không buồn vì điều này. Ngài chỉ nói rằng, “Ổn thôi. Chúng ta chờ xem. Có lẽ mọi việc cuối cùng sẽ ổn.”

Khakyab Dorje sau đó mời Đức Samten Gyatso đến Tsurphu, nhưng ngài không nói chính xác mục đích của chuyến viếng thăm. Một thời gian sau khi Samten Gyatso đến Tsurphu, ngài được mời đến phòng riêng của Đức Karmapa. Khi ngài đến đó, ngài được trao một ngai cùng với y áo thêu gấm, một vương miện và mọi thứ đồ tâm linh của một vị đạo sư Kim Cương. Ngài được yêu cầu ngồi lên Pháp tòa. Ban đầu có rất nhiều sự phản đối, nhưng cuối cùng, Khakyab Dorje nói rằng, “Ta ra lệnh cho ông ngồi lên đó. Từ nay trở đi, ta đặt ông vào vị trí của một vị Đạo sư Kim Cương.”

Không chỉ có Đức Karmapa thúc ép vai trò một vị đạo sư Kim Cương lên Đức Samten Gyatso; Tsewang Norbu cũng đã làm như vậy. Tsewang Norbu đã từng được mời đến Riwoche để ban quán đảnh Rinchen Terdzo. Bởi vì Đức Chokgyur Lingpa đã mất, họ muốn nhận được bộ giáo lý này tốt nhất, từ Đức Jamgol Kongtrul, nhưng ngài khá già và yếu. Kế đó, họ muốn ngài Khyentse, nhưng ngài cũng quá già. Và sau đó, cả Đức Khyentse và Đức Kongtrul đều quyết định gửi con trai của Chokgyur Lingpa, Tsewang Norbu, như đại diện của các ngài để trao truyền quán đảnh Rinchen Terdzo. Rất nhiều vị tulku đã có mặt ở đó, bao gồm cả hai hóa thân của Chokgyur Lingpa.

Mỗi buổi tối sau các buổi lễ, các vị tulku và đại Lama lại tập trung trong phòng riêng của Tsewang Norbu để thảo luận, hỏi và trả lời. Một đêm, họ đang tranh luận về tương lai của Chokling Tersar. Tsewang Norbu là một người đàn ông to lớn, với sự hiện diện đầy uy quyền và đôi mắt dữ. Ngài nhìn trừng trừng vào bọn họ. Sau đó ngài chỉ tay vào Samten Gyatso, người đang ngồi im lặng gần cửa ra vào, giữ hạnh khiêm cung. Tsewang Norbu nói rằng, hãy nhìn Tersey Tulku [Tersey nghĩa là con trai của vị terton], “Các ông nghĩ rằng các ông là hóa thân của con trai ngài Chokgyur Lingpa!” Nhìn hai vị tulku Chokling, ngài nói, “Hai người nghĩ mình là hóa thân của Chokgyur Lingpa. Cả ba người nghĩ mình rất đặc biệt! Nhưng các người không thể so sánh với người đó!” Chỉ tay về phía Samten Gyatso, ngài nói tiếp, “Ông ấy là người có ảnh hưởng hơn trong việc duy trì truyền thừa.” Samten Gyatso sợ hãi trước câu nói này. Mặc dù Tsewang Norbu là cậu của ngài, mọi người khá sợ ngài. Khi ngài tuyên bố như thế, nó như một sự tiên tri mà thực sự thấm vào.

Khi Tsewang Norbu rời miền Trung Tây Tạng nhiều năm sau đó, ngài dường như biết sẽ không bao giờ gặp lại Samten Gyatso nữa. Ngài làm lễ đăng ngôi cho Samten Gyatso một cách bí mật trong phòng riêng và trao cho ngài, chuông và chày Kim Cương, Tsewang Norbu nói rằng, “ Tôi giao phó cho ông dòng truyền thừa Chokling Tersar. Ông sẽ trao truyền nó trong tương lai.” Mặc dù Đức Samten Gyatso phản đối, ngài vẫn dành nhiều nỗ lực cho trách nhiệm này. Đó là lý do tại sao sau đó khi Đức Khakyab Dorje thỉnh cầu ngài đến Tsurphu, ngài nói rằng, “Ổn thôi” và đã ban các quán đảnh.

Khi Đức Samten Gyatso sắp ban cho Khakyab Dorje toàn bộ trao truyền Chokling Tersar, Khakyab Dorje không ở tại Tsurphu, mà ở trong khu nhập thất bên trên Tsurphu. Ngài lúc đó đã già. Cách đấy không lâu, ngài đã kết hôn và vị phối ngẫu của ngài tên là Khandro Chenmo, nghĩa là vị Dakini vĩ đại của Karmapa. Bà lúc đó mới chỉ 16 tuổi; Đức Karmapa mất ba năm sau đó khi bà 19. Tersey Tulku cũng có mặt lúc đó. Ngài không còn rụt rè với việc đi đến Tsurphu bởi vì anh trai ngài đã đồng ý ban quán đảnh. Các buổi tối, họ thường nói về Khakyab Dorje, đôi khi cho đến nửa đêm hay muộn hơn. Khakyab Dorje sau đó rời túp lều ẩn cư của Samten Gyatso và trở về phòng của mình. Một đêm, sau khi họ chia tay, ngài Khakyab Dorje chắp tay và nói với vị phối ngẫu, “Vào thời điểm này và trong thời đại này, có lẽ không có ai ngoài Samten Gyatso có được sự chứng ngộ tinh túy bí mật của Đại toàn thiện.” Đó là một cách tán dương mà ngài Karmapa đã giành cho Samten Gyatso. Vị phối ngẫu của ngài, Đức Dakini vĩ đại nói điều này với tôi sau đó.

Để thiết lập vài trò như một vị Đạo sư Kim Cương cũng là vấn đề. Trong trường hợp của Đức Samten Gyatso, ngài bị thúc ép đảm nhận vị trí đó bởi Đức Tsewang Norbu, đạo sư gốc của ngài, và bởi Khakyab Dorje. Ngài Samten Gyatso không bao giờ nói điều này với ai. Không lâu trước khi ngài thị tịch, tôi đã dành nhiều đêm trong phòng của ngài. Samten Gyatso nằm trên giường và tôi ngủ dưới chân ngài trên sàn nhà gần đó. Một đêm, chúng tôi đang nói chuyện, và Samten Gyatso bắt đầu kể lần đầu tiên về sự chứng ngộ bí mật của ngài. Ngài cũng kể các chi tiết mà tôi nói ở trên về mối liên hệ của ngài với Khakyab Dorje, Tsewang Norbu và nhiều người khác. Ngoại trừ khoảng thời gian này, ngài chưa bao giờ kể các thông tin cá nhân này cho bất kì ai.

“Từ thời điểm đó,” ngài nói với tôi, “ta rơi vào năng lực của một trong bốn Mara, ma quỷ của sự xao lãng được gọi là “trưởng tử cõi trời.” Trước đó, hoài bão của ta là ở trong một hang động và thực hành. Nhưng vì Đức Karmapa đã buộc ta làm điều này, giờ đây ta phải cư xử như một vị Đạo sư Kim Cương và ban các quán đảnh, trao truyền qua sự đọc, …” Đây là điều mà trước kia ngài chưa làm. Ngài luôn tránh nó hoàn toàn. Nhưng kể từ đó, ngài phải đảm trách vị trí đó. Khi nhìn trở lại, không có nghi ngờ gì ngài đã chịu trách nhiệm cho việc phổ biến các giáo lý Chokling Tersar.

Samten Gyatso nói rằng, “Ta rất hạnh phúc khi sống trong các hang động. Ta chẳng bao giờ có ý định hay mong ước trở thành một vị Lama. Lên tám tuổi, ta được giới thiệu đến bản tánh của tâm, và ta đã duy trì trong đó càng nhiều càng tốt cho đến ngày hôm nay.” Bởi vậy khi Đức Samten Gyatso già hơn, ngài thường nghĩ rằng, “Ta cần phải sống trong các hang động; thay vào đó, ta lại rơi vào vòng ảnh hưởng của những chướng ngại.” Nó không phải những lời nói suông khi ngài nói vậy; ngài thực sự đã cảm thấy thế. Ngài không có tham vọng trở thành một vị Đạo sư Kim Cương hay ngồi trên người khác. Ngài từng nói với tôi rằng, “Thành công thực sự được gọi là “những chướng ngại dễ chịu.” Trong khi các chướng ngại không dễ chịu dễ dàng được nhận ra, chướng ngại dễ chịu hiếm khi được công nhận là một chướng ngại.” Ví dụ, các chướng ngại không dễ chịu như là bị nói xấu hay dính vào các xì căng đan, bị ốm, gặp phải vận rủi và nhiều điều khác. Phần lớn các hành giả có thể đối phó với chúng. Họ nhận ra chúng là những chướng ngại và sử dụng chúng như là con đường. Nhưng các chướng ngại dễ chịu, như là nổi tiếng, có nhiều đệ tử, và giả vờ hành xử vì lợi lạc của người khác thì dễ nhầm lần hơn. Người ta bắt đầu nghĩ rằng, “Tôi thật tốt! Tôi đang trở nên rất đặc biệt! Tôi đang làm lợi lạc cho nhiều chúng sinh. Mọi thứ rất hoàn hảo!” Họ chắc chắn không nhận ra mình đang trở thành con mồi của các chướng ngại dễ chịu, và đây là lý do tại sao chúng là chướng ngại chính yếu cho sự tiến bộ. Samten Gyatso cảnh báo rằng mọi người cần nhận ra những chướng ngại này. Họ thường chỉ nghĩa, “Khả năng làm lợi lạc cho người khác của tôi là vô hạn!” Tốt thôi, đó là điều mà người ta tự nói với mình khi không chú ý đến việc họ đã trở thành nạn nhân của các chướng ngại.

Trích dịch: Bức tranh cầu vồng, Tulku Urgyen Rinpoche. http://www.thuvienhoasen.org/

Share this post


Link to post
Share on other sites

Để có những bài viết giá trị , Thiên Đồng tiên sinh chấc là một hành giả của Mật tông phái. Cám ỏn và xin tiếp tục được theo dõi nhửng bài viết tiếp theo.Trân trọng trân trọng .

Share this post


Link to post
Share on other sites

CÂU CHUYỆN TẦM SƯ HỌC ĐẠO
của hai vị Tổ Mật tông: Tilopa & Narota
ALEXANDRA DAVID NÉEL
Huỳnh Ngọc Chiến dịch

LTS: Diệu pháp của chư Phật là thứ “bách thiên vạn kiếp nan tao ngộ”, cho nên tự ngàn xưa các vị tổ sư đã không ngần ngại xả bỏ tất cả, kể cả sinh mạng để tầm cầu đạo giải thoát. Đức Phật từng hiến thân mạng cho quỷ để được nghe một câu kệ(1). Đức Khổng Tử cũng nói: “Buổi sáng nghe được đạo, đến chiều chết cũng cam lòng” (Triêu văn đạo, tịch tử khả hỷ). Cánh tay của nhị tổ Tuệ Khả dâng lên sơ tổ Đạt Ma trong một đêm tuyết trắng, câu chuyện tầm sư học đạo kỳ lạ của Narota và Karma Dordji là những trang sử bi tráng kể lại cuộc viễn trình bất tận để tìm cầu giải thoát của con người.

Posted Image

NSGN xin giới thiệu câu chuyện tầm sư học đạo của hai vị tổ Mật tông Tilopa và Narota, cùng câu chuyện kỳ lạ của Karma Dordji - một tu sĩ Tây Tạng được xem đã đạt đến thần thông, sống cùng thời với tác giả Alexandra David Néel.
(Hình bên:
Alexandra David Neel)

Trong thời buổi mạt pháp hiện nay, những tấm gương hy sinh cầu đạo có khi lại có tác dụng giáo hóa con người nhiều hơn những trang luận thuyết về kinh điển.


Trân trọng


NSGN

Bất ngờ được một đạo sư nhận làm môn đồ, những năm tháng nhập môn tu luyện khổ cực, những thử thách mà một môn đồ phải trải qua cùng những tình huống đốn ngộ, ngần ấy thứ đủ để viết nên một cuốn tiểu thuyết đầy thú vị.

Hàng trăm cuộc phiêu lưu kỳ diệu, từ thuở xưa hoặc gần đây, được ghi chép trong tiểu sử của các Lạt ma danh tiếng, hoặc được các nhân chứng kể lại, lâu nay vẫn lưu truyền khắp xứ Tây Tạng. Khi được dịch sang một ngôn ngữ xa lạ, được đọc ở một xứ sở mà phong tục, tư tưởng và bầu không khí khác hẳn với Tây Tạng, thì cái ma lực huyền bí của những “truyền thuyết vàng son” đó của Lạt ma giáo tan biến cả. Nhưng nếu được một người nào đó kể lại bằng giọng sùng kính chân thành, trong một căn phòng tranh tối tranh sáng của một tu viện, hoặc dưới mái vòm đá trong thạch động của một vị ẩn tu, thì tâm hồn người Tây Tạng lại đắm chìm trong những tình tiết độc đáo dù cũ mèm nhưng mãnh liệt của nó, với nỗi khát vọng hướng về thế giới bên kia.

Trước hết, tôi xin kể lại câu chuyện huyền thoại của đạo sư Tilopa từ khi ông được điểm đạo cho đến lúc giáo lý ông được du nhập vào Tây Tạng và chuyển thành giáo phái Khagyudpa (Mũ Đỏ) mà ông được xem là sơ tổ.

Tilopa đang ngồi đọc một bộ luận thì có một bã lão ăn mày xuất hiện sau lưng, làm ra vẻ như chồm qua vai ông dòm đọc mấy dòng, rồi đột nhiên buông thõng một câu:

- Đọc thì đọc vậy, nhưng không biết có hiểu gì không?

Tilopa phừng phừng nổi đóa. Làm sao một mụ ăn mày lại dám buông lời hỗn xược như vậy? Nhưng bà già kia không để cho ông kịp biểu lộ cơn giận dữ, mà còn đưa tay xé toạc mất mấy trang sách.

Nhà học giả nhảy chồm lên. Con quỷ cái kia nghĩ sao mà dám xé rách cuốn thánh thư?

Như để trả lời sự kinh hãi lẫn phẫn nộ của ông, bà lão kia lại xé toạc thêm mấy tờ nữa, đoạn lẩm bẩm một chữ gì đó mà Tilopa nghe không rõ, rồi biến mất.

Posted Image

Lạ lùng thay, cái chữ mà Tilopa không nghe rõ đó đột nhiên làm ông dịu hẳn cơn phẫn nộ. Một cảm giác buồn chán tràn ngập trong hồn, nỗi nghi ngờ về kiến thức từ chương của mình bỗng dâng trào trong tâm tưởng... Và sau hết là nỗi hoang mang, liệu ông có thấu hiểu được giáo lý được trình bày trong bộ luận kia không? Không những chỉ bộ luận đó thôi, mà còn nhiều kinh sách khác, liệu ông có hiểu được gì không, hay cũng chỉ là một kẻ ngu si dốt nát?

Bà lão xa lạ kia đã nói gì với ông? Những lời nói, mà ông không hiểu đó, mang ý nghĩa gì? Ông muốn hiểu, khát khao muốn hiểu.

Tilopa liền lên đường đi tìm bà lão xa lạ kia. Sau không biết bao nhiêu năm tháng dài đằng đẵng, đầy mệt mỏi với những chuyến đi bươn bả ngược xuôi, cuối cùng vào một đêm khuya, ông tìm thấy bà lão đó trong một khu rừng vắng (có sách nói là gặp trong nghĩa trang). Đôi mắt của bà đỏ rực như hai cục than hồng trong đêm tối.

Tilopa hiểu ngay đó là một thiên nữ Dâkini. Những thiên nữ này đóng một vai trò rất lớn trong Mật tông Tây Tạng, như truyền dạy các mật pháp bí truyền cho những ai thờ cúng họ, hoặc cho những người cao tay ấn biết dùng pháp thuật huyền môn để buộc họ phải khai thị những mật pháp đó. Người ta thường gọi đó là những “thánh mẫu”. Họ thường xuất hiện dưới dạng các bà lão già nua, và dấu hiệu để phân biệt họ là đôi mắt xanh lè hoặc đỏ rực.

Ngay trong buổi đàm đạo đầu tiên, thiên nữ đó đã khuyên Tilopa đi đến cảnh trời của các Dâkini để gặp vị nữ chúa tể. Bà báo cho biết trên đường đi đến đó sẽ có vô vàn chông gai nguy hiểm đang chờ đợi ông: hang thẳm hố sâu, thác ghềnh chảy xiết, ác thú hung dữ, ảo ảnh đánh lừa, yêu ma quỷ đói tràn đầy. Nếu ông khống chế được nỗi kinh hãi, nếu ông vượt qua được con đường bé tí như sợi chỉ chạy ngoằn ngoèo qua xứ sở khủng khiếp đó, có thể ông còn bị quái vật ăn thịt nữa. Trong cơn đói khát dày vò, nếu ông chỉ uống một ngụm nước mát hoặc ăn một trái cây đang lủng lẳng trước mặt, ngay trong tầm tay vói, từ những hàng cây sum sê trĩu quả hai bên đường, hoặc nếu ông gặp một cô gái trẻ đẹp mà đứng lại để trò chuyện vui đùa thì lập tức ông biến thành kẻ đần độn quên mất đường về. (Hình bên trái: Tilopa / ảnh của Việt Nalanda Foundation)

Bà lão dạy cho ông một câu mật chú hộ mạng để làm hành trang lên đường. Ông phải tập trung tư tưởng để niệm câu mật chú đó liên tục không gián đoạn, cho dù gặp phải bất gì cảnh ngộ nào trên đường đi.

Một số người tin rằng Tilopa đã thực sự thành công trong chuyến viễn trình kỳ ảo đó. Một số khác đã quen thuộc với những hiện tượng xuất hiện trong trạng thái xuất thần thì cho rằng đó chỉ là sự biểu hiện của tâm thức. Một số khác nữa cho rằng tất cả những điều được diễn tả chỉ thuần túy mang tính biểu trưng.

Dù là gì đi nữa thì theo tiểu sử của ông, Tilopa đã chiêm bái vố số ảnh tượng kinh hoàng hoặc mê ly kỳ ảo đã được cảnh báo trước. Ông đã chiến đấu trên những sườn đồi hiểm trở và trong những thác ghềnh cuồn cuộn. Ông đã phải chịu tê cóng vì tuyết lạnh, chịu cháy nóng giữa sa mạc khô cằn đầy cát mà không bao giờ xao lãng niệm mật chú hộ thân.

Cuối cùng, ông đến được tòa lâu đài với những dãy tường đồng sáng lóa. Những con quái thú khổng lồ trông rất khủng khiếp nhe nanh há miệng muốn nuốt sống ông, cây cối vung cành lá để ngăn cản bước chân ông. Tuy nhiên, Tilopa vẫn vào được tòa lâu đài kỳ ảo đó: vô số phòng ốc bố trí chằng chịt tạo nó thành một mê cung. Tilopa tìm ra được đường đi và đến tòa cung thất của vị nữ chúa.

Vị nữ chúa ngồi ở đó trên ngai vàng, với vẻ đẹp siêu phàm tuyệt tục, trang phục cực kỳ lộng lẫy, mỉm cười chào đón vị anh hùng phiêu lãng khi ông ta vừa bước qua ngưỡng cửa.

Thế nhưng Tilopa không bị vẻ đẹp của vị nữ chúa và ngoại cảnh làm cho dao động, ông cứ bước thẳng lên ngai vàng, miệng vẫn lâm râm đọc mật chú, vất vương miện của nữ chúa xuống đất, lấy chân đạp lên, xé toạc chiếc hoàng bào mạ vàng lấp lánh; khi vị nữ chúa đã hoàn toàn trần truồng, ông liền cưỡng hiếp nàng ngay trên ngai vàng.

Chinh phục được một Dâkini bằng cách cưỡng hiếp hoặc bằng huyền thuật là chủ đề phổ biến trong nền văn học Mật tông Tây Tạng. Đó là một ẩn dụ nói về sự chinh phục chân lý và là một tiến trình phát triển tâm linh.

Tilopa truyền pháp cho Narota(3), và Marpa - môn đồ của Narota - là người truyền bá giáo lý của Tilopa vào Tây Tạng. Đệ tử trác việt của Marpa, là nhà thơ khổ hạnh Milarespa(4), đã kế thừa pháp thống và truyền cho Tagpo Lhadji, rồi cứ tiếp tục truyền thừa cho đến ngày nay.

Posted Image

Tiểu sử của đạo sư Narota, pháp tự của Tilopa, đã phác họa nên một bức tranh lý thú nhưng không kém phần phóng túng về quá trình “thuần hóa” môn đồ của một đạo sư pháp môn “Đốn ngộ” (Sentier direct) hay “Con đường tắt”.

Câu chuyện về mười hai thử thách lớn và mười hai thử thách nhỏ của nhà học giả Narota đã trở thành kinh điển trong giới huyền thuật Tây Tạng và luôn được kể lại cho các naldjorpa(5) trẻ tuổi để họ noi gương học tập.

Narota sinh vào thế kỷ thứ mười tại Cachemire(6). Ông là con trai trong một gia đình Bà La môn, kiến thức rất uyên bác và là một cao thủ về huyền thuật. Ông làm pháp sư chánh tế cho một vị tiểu vương (rajah). Một hôm vị tiểu vương xúc phạm đến ông, và Narota quyết tâm báo thù.

Ông khép mình trong một tòa lâu đài biệt lập, và lập một đàn tràng huyền thuật hình tròn gọi là kyilkhor để giết chết vị tiểu vương. Khi ông chuẩn bị thi triển huyền thuật thì một thiên nữ Dâkini bất ngờ xuất hiện, hỏi ông có biết cách tiếp dẫn một “linh hồn” đi về cảnh giới cực lạc, sau đó đưa hồn về nhập lại xác để hồi sinh hay không. Vị cao thủ huyền thuật này buộc lòng phải thú nhận rằng trình độ của ông còn xa lắm mới đạt đến mức đó. Thiên nữ Dâkini bèn mắng nhiếc ông thậm tệ. Bà chỉ cho ông thấy rằng ta không được quyền hủy hoại những gì ta không có khả năng khôi phục, và tuyên bố hành động hận thù thiếu cân nhắc của ông sẽ khiến ông tái sinh trong hỏa ngục. Narota hoảng sợ nên cầu xin một pháp môn giúp ông thoát khỏi số phận kinh khủng đó. Thiên nữ liền khuyên ông nên đi tìm đạo sư Tilopa để cầu xin truyền thụ pháp môn “Đốn ngộ”, là pháp môn thù thắng vi diệu giúp ta tiêu trừ mọi nghiệp báo và đạt quả vị Niết bàn ngay trong đời này. Nếu Narota thấu triệt được pháp môn này và tu thành chánh quả thì ông sẽ thoát khỏi sinh tử luân hồi, có nghĩa là thoát khỏi cảnh đọa đày trong địa ngục. (Hình bên trái: Narota / ảnh: Việt Nalanda Foundation)

Narota liền dẹp bỏ đàn tràng kyilkhor, rồi vội vã lên đường đi đến Bengale là nơi Tilopa đang sống.

Lúc đó Tilopa là một đạo sư tiếng tăm vang dội. Sau khi đắc pháp, ông trở thành một nhà tu khổ hạnh avadhoutâ. Đó là loại khổ tu được mô tả là: “tâm không còn yêu ghét, không quan tâm đến vinh nhục, xả ly tất cả, đoạn tuyệt hoàn toàn với gia đình, xã hội và tôn giáo.” Trái lại, Narota thuộc dòng dõi Ấn Độ giáo chính thống, bẩm sinh đã là giai cấp Bà la môn quý tộc thượng lưu. Sự kết hợp hai nhân cách hoàn toàn trái ngược nhau đã làm phát sinh một vở tuồng hài hước, nhưng là một tấn kịch cay đắng cho Narota.

Buổi hội kiến đầu tiên giữa Narota với vị đạo sư tương lai diễn ra trong một tu viện Phật giáo. Lúc đó, Tilopa gần như trần truồng, ngối xổm dưới đất ăn cá, vứt một đống xương bên cạnh. Vì không muốn kẻ ăn xin bẩn thỉu kia làm ô uế đến sự thanh khiết của giai cấp mình, Narota liền đi vòng để tránh xa. Lúc đó, một vị Tăng từ trong nhà bếp bước ra quở trách Tilopa đã phạm tội sát sinh trong khuôn viên nhà chùa. Vừa nói, vị Tăng vừa ra hiệu cho Tilopa cút đi. Tilopa không thèm trả lời, mà huơ tay một cái rồi đọc câu mật chú, đống xương cá kia lập tức hồi phục lại phần thịt để trở lại thành một đàn cá, rồi nhảy tung lên không biến mất. Bữa ăn sát sinh tàn bạo kia không lưu lại một dấu vết gì, còn Tilopa thì đi xa mất.

Narota sững sờ kinh ngạc, một ý tưởng vụt lóe lên trong đầu ông. Kẻ hiển lộ thần thông kia hẳn phải là Tilopa mà ông đang tìm kiếm. Narota vội vàng hỏi thăm và biết ngay trực giác mình đã đúng. Ông gấp rút đuổi theo vị hành giả du già (yogi) kia, nhưng ông ta đã bặt tăm.

Từ đó, Narota bắt đầu một loạt các chuyến viễn du, mà những người viết tiểu sử ông luôn thêm thắt điểm tô thêm, nhưng cơ bản là có thực. Người môn đồ tự nguyện cứ theo đuổi Tilopa từ nơi này sang nơi khác. Mỗi khi nghe tin Tilopa ở nơi nào là ông lập tức tìm đến, nhưng lần nào cũng vậy, hễ ông đến nơi thì Tilopa vừa mới bỏ đi. Nhiều khi Narota gặp được Tilopa một cách tình cờ, song thực ra đó là những ảo ảnh do Tilopa dùng thần thông biến hiện để thử thách vị môn đồ.

Một hôm, Narota đến gõ cửa một ngôi nhà bên đường để khất thực. Chủ nhà bố thí cho ông một vò rượu, nhưng ông từ chối vì một tu sĩ Bà la môn không được quyền uống rượu. Ảo cảnh lập tức tan đi, ngôi nhà biến mất, chỉ một mình ông đứng cô đơn giữa đường, trên không nghe vọng lại tiếng cười chế nhạo của Tilopa: “Chính là ta đó!”.

Một lần khác, khi một người dân làng nhờ ông giúp lột da một con vật chết. Ở Ấn Độ, đây là công việc của giai cấp paria hạ tiện. Đối với một tu sĩ Bà la môn, chỉ cần đến gần những người thuộc giai cấp đó cũng đủ để bị ô uế rồi. Narota vội bỏ chạy, trong lòng cảm thấy ghê tởm và phẫn nộ. Ông lại nghe đạo sư Tilopa cười nhạo từ cõi vô hình: “Chính là ta đó!”.

Một ngày khác, Narota thấy một người đàn ông đang nắm tóc bà vợ đánh đấm túi bụi, bà này gào khóc kêu cứu. Thấy ông đi tới, gã kia kêu lên: “Đây là vợ tôi, tôi muốn giết mụ ta, tới giúp tôi một tay, không thì đi tránh giùm cho”. Narota nổi giận xông tới giằng gã đàn ông ra, đánh cho y một trận thừa sống thiếu chết để cứu người phụ nữ. Lần này, ông lại nghe tiếng đạo sư Tilopa cười khinh bỉ: “Chính là ta đó!”.

Các cuộc phiêu lưu khác tiếp theo của Narota cũng tương tự như vậy.

Dù là một cao thủ huyền thuật, nhưng Narota vẫn không sao lường được cảnh tượng biến ảo khôn lường do Tilopa bày ra. Ông muốn điên cả đầu, thế nhưng khát vọng tìm cho được Tilopa để làm lễ bái sư càng thôi thúc ông mãnh liệt. Narota lang thang khắp xứ sở, lớn tiếng kêu gọi tên vị đạo sư thần bí; vì biết rằng vị đạo sư kia có thể hóa thân thành mọi hình tướng, nên ông sẵn sàng quỳ phủ phục dưới chân của mọi khách qua đường để lễ bái.

Một buổi chiều nọ, Narota đến một nghĩa trang. Một bó củi nằm lăn lóc ở một góc, thỉnh thoảng có ngọn lửa lóe ra, giữa các thanh củi cháy dở là một xác người co quắp cháy đen. Nhờ ánh lửa, Narota thấy loáng thoáng có một người nào đó nằm dài dưới đất. Ông xem kỹ lại thì thấy người kia đang nhìn ông mỉm cười tinh quái. Narota vụt hiểu ngay, ông liền quỳ mọp xuống và đặt bàn chân của sư phụ lên đầu. Lần này thì Tilopa không biến mất nữa.

Suốt bao nhiêu năm, Narota đi theo hầu hạ mà vị sư phụ lại không hề dạy cho đệ tử một chữ nào.Trái lại, Narota lại tỏ ra hết lòng tuân mệnh và tin tưởng thầy tuyệt đối, dù phải chịu đựng vô vàn điều thử thách. Tôi xin kể lại một vài điều.

Theo tập quán của những những khổ tu Ấn Độ, thì hàng ngày Narota phải đi khất thực và trở về với bình bát chứa cơm, canh. Ông dâng bình bát lên cho sư phụ, và theo giới luật, ông chỉ được ăn sau khi đạo sư (gourou) của mình đã ăn no. Tilopa ăn hết sạch và bảo rằng thức ăn ngon quá nên muốn ăn thêm. Không đợi thầy nói thêm, Narota đã vội vã ôm bình bát đến nhà vị thí chủ tốt bụng để xin thêm. Đến nơi thì ông thấy cửa đã đóng, nhưng vị môn đồ kia không nản chí. Ông phá cửa, đi vào nhà bếp thì thấy vẫn còn cơm canh vẫn còn trên lò lửa, liền múc thêm cơm canh cho đúng với sở thích của sư phụ. Đúng lúc đó vị chủ nhà quay trở về, bèn cho ông một trận đòn ra trò khiến mặt mày thâm tím.

Narota cố lết thân về gặp Tilopa, nhưng vị sư phụ chẳng thèm ngó ngàng gì đến gã đệ tử đáng thương, mà chỉ buông một câu khinh khỉnh:

- Vì ta mà ngươi phải chịu đựng bao điều khổ cực. Chắc ngươi rất hối hận vì đã làm đệ tử ta phải không?

Dù thân thể đau đớn như dần, Narota đáng thương vẫn cố lấy hết sức để thề rằng ông hoàn toàn không hề hối hận khi nhận Tilopa làm sư phụ. Ông cho rằng được làm môn đồ của đạo sư như Tilopa phải trả một giá rất đắt, có khi bằng cả sinh mạng.

Một lần khác khi đi cạnh một ống cống lộ thiên, Tilopa quay sang hỏi các đệ tử cùng đi với mình:

- Nếu ta yêu cầu thì ai trong số các ngươi dám uống nước cống này?

Vấn đề không chỉ là vượt qua được cảm giác tởm lợm, mà còn phải chịu đựng sự uế tạp, một điều rất nghiêm trọng đối với tu sĩ thuộc đẳng cấp Bà la môn. Trong khi các đệ tử khác còn đang do dự thì Narota đã bước tới để uống thứ nước cống kinh tởm kia.

Thử thách sau đây càng dã man hơn nữa.

Hai thầy trò sống trong một thảo am ở bìa rừng. Một hôm, khi đi khất thực ở làng về, Narota thấy trong lúc ông vắng mặt, Tilopa đã vót một số xiên tre và đang trui chúng trên lửa. Narota ngạc nhiên, liền hỏi sư phụ mình dùng thứ đó để làm gì.

Tilopa mỉm cười đầy ý nghĩa, rồi hỏi:

- Nếu bị ta bắt buộc thì liệu ngươi có chịu đau nổi không?

Narota liền trả lời rằng ông đã tận hiến cho sư phụ nên sư phụ muốn làm gì tùy thích.

- Vậy thì hay lắm - Tilopa ra lệnh - ngươi hãy chìa tay ra đây.

Narota ngoan ngoãn vâng lời. Tilopa liền dùng các xiên tre đang nóng đâm vào từng móng tay, móng chân của Narota. Bỏ mặc tên đệ tử đang quằn quại đau đớn trong thảo am, Tilopa thản nhiên bỏ đi ra ngoài và dặn Narota cứ nằm đó chờ ông về.

Mấy ngày hôm sau, vị đạo sư tàn nhẫn kia mới quay về. Ông thấy gã đệ tử đang ngồi xổm trong lều, các xiên tre vẫn còn đâm sâu vào da thịt.

Tilopa cất tiếng hỏi:

- Mấy ngày qua sống một mình, ngươi suy nghĩ những gì? Giờ đây có phải ngươi đang nghĩ rằng ta là một gã sư phụ mất hết nhân tính và tốt nhất là nên bỏ đi, có đúng vậy không?

Narota liền đáp:

- Con đang nghĩ đến cuộc sống khủng khiếp đang chờ con ở địa ngục, nếu như con không có cơ duyên được gặp sư phụ để học pháp môn “Đốn ngộ”, giúp con chứng ngộ và giải thoát khỏi sinh tử luân hồi.

Tôi xin kể thêm một thử thách hài hước khác nữa.

Tilopa đang cùng môn đồ đi dạo thì gặp một đám rước cô dâu. Vị đạo sư liền ngoảnh mặt hỏi các môn đồ:

- Trong các ngươi đây, ai có thể cướp được cô dâu đem đến cho ta? Ta thích cô ta.

Một lần nữa, trước khi Tilopa dứt lời, Narota đã xông tới đám rước. Đoàn người trong đám rước nhận ra đó là một vị tu sĩ Bà la môn nên ngỡ rằng ông ta đến để ban phước cho cô dâu. Nhưng khi thấy Narota nắm lấy cô dâu toan dắt đi thì nào gậy gộc, nào guốc dép, nào hộp đựng lễ vật thi nhau đập tới tấp lên người Narota. Và vị môn đồ nhiệt tình kia một lần nữa lại nằm im bất động tại chỗ sau trận đòn chí mạng.

Ngay sau khi hồi tỉnh, ông đã vội lê bước một cách khó nhọc theo Tilopa. Vị đạo sư quái dị vẫn chào đón ông bằng câu nói quen thuộc sau mỗi lần thử thách: “Ngươi có hối hận không?” Và cũng như mọi lần, Narota khẳng định dù phải có chết muôn vạn lần ông vẫn cầu mong được làm đệ tử Tilopa.

Tiếp theo đó, ông phải nhảy xuống từ mái nhà cao, băng qua lò lửa, và hoàn thành nhiều điều thử thách lạ thường suýt mấy lần khiến ông mất mạng.

Sau một chuỗi dài những khổ đau, cuối cùng Narota đã được bù đắp công lao, nhưng không phải bằng hình thức điểm đạo hay truyền pháp thông thường.

Nếu chúng ta tin vào truyền thống thì Tilopa đã sử dụng một phương pháp khai ngộ dị thường.

Một điều chắc chắn là mặc dù không được Tilopa trực tiếp chỉ giáo trong giai đoạn nhập môn, nhưng Narota vẫn tiếp nhận được một số giáo lý thù thắng của sư phụ. Sự kiện ông chứng ngộ được tả như sau:

Narota đang ngồi bên đống lửa ở giữa trời với sư phụ, thì Tilopa không nói không rằng, bất ngờ cổi giày quất vào mặt ông một cái trời giáng khiến vị đệ tử tối tăm mặt mày, mắt nổ đom đóm, nhưng đúng lúc đó ông hoát nhiên đại ngộ diệu pháp “Đốn ngộ” thượng thừa.

Narota có rất nhiều đệ tử, nhưng đúng theo truyền thống, ông không thử thách hay gây khổ đau cho đệ tử như ông đã từng trải qua.

Sau khi trở thành một đạo sư lỗi lạc, Narota dành nhiều năm (có tài liệu nói là mười hai năm liên tục) để thiền định và đạt được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác (Mtchog gi ngos grub), như Đức Phật.

Khi về già, ông lui về Hy Mã Lạp Sơn sống ẩn tu.

Narota nổi tiếng ở Tây Tạng với tư cách là gourou của Marpa, và Marpa là sư phụ của nhà thơ thánh tăng khổ hạnh Milarespa, mà cuộc đời cùng những bài thơ còn được truyền tụng mãi mãi trong lòng người Tây Tạng.

Nếu Narota dịu dàng với đệ tử thì Marpa lại khác hẳn. Ông đày đọa Milarespa suốt mấy năm trời, không biết bao nhiêu lần ông bắt Milarespa xây nhà xong, ông đập phá và bắt phải xây lại.

Milarespa phải một mình đào đá và khuân trên vai để đi đến chỗ xây nhà. Đá nặng làm bong da, gây nhiễm trùng lở loét cả đôi vai, nhưng người cha tinh thần của kẻ lao động nhọc nhằn kia lại không hề nhận thấy sự tàn bạo của mình. Bà vợ thương Milarespa như đứa con mình, nên bà ta với nước mắt đoanh tròng, trách cứ đức ông chồng sao quá nhẫn tâm. Ông này bèn cho phép gã đệ tử khố khổ kia lót thêm một miếng vải dạ trên vai để giảm bớt đau cho vết thương khi khuân đá. Ở Tây Tạng thì người ta chỉ làm điều này với những con vật thồ.

Ngôi nhà do Milarespa xây ngày nay vẫn còn ở Lhobrag, thuộc miền Nam Tây Tạng.

Người Tây Tạng luôn cho rằng những câu chuyện này đều trung thực tuyệt đối mà không mảy may nghi ngờ gì cả. Nếu không thể sánh được đức tin với họ thì tốt nhất là chúng ta nên xem tất cả những cuộc phiêu lưu lạ thường của những đệ tử nhập môn cùng những sự cố khó tin đó chỉ thuần là hư cấu.

Tâm hồn người Tây Tạng vẫn không có gì biến đổi kể từ thời Marpa ở thế kỷ thứ mười. Tôi đã gặp rất nhiều Lạt ma mà cuộc đời chỉ là bản sao của đời sống nội tâm và phong tục tập quán ở xứ sở họ, giống hệt như sách vở mô tả, chính xác đến tận từng chi tiết nhỏ nhất.

Những đệ tử nhập môn muốn tầm sư học đạo, nếu không có được nhiệt tình và lòng tin tuyệt đối như Marpa hay Milarespa - vì đó là trường hợp đặc biệt ngoại lệ, thì ít ra cũng phải sẵn sàng hy sinh và đón nhận những chuyện dị thường, và thế là cuốn tiểu thuyết lạ lùng kia lại được lặp lại từng ngày, ở khắp bốn phương trong cái “Xứ Tuyết” này.

Bị tác động bởi sự sợ hãi, bởi sự hoang mang xao xuyến bủa vây trong tâm hồn trong thời gian bị thử thách quyết tâm, hoặc bởi những chuyến viễn du dài dằng dặc qua những vùng hoang liêu cô tịch, nên những người đệ tử nhập môn tìm đến thế giới ẩn tu của vị sư phụ mà họ chọn lựa, trong một trạng thái tinh thần khác người. Vẻ ảm đạm hoang liêu của nơi ẩn tu cũng như danh tiếng về huyền thuật của những vị thầy đó đã gây ấn tượng sâu đậm lên tâm hồn người đệ tử, và không còn nghi ngờ gì nữa, cái tâm hồn đó đang khát khao đón nhận những phép lạ diễn ra trong từng bước chân đi.

Kể từ ngày đó, và trong suốt quãng thời gian tu tập tâm linh về sau, người đệ tử sẽ liên tục sống trong cảnh giới dị thường huyền ảo. Chung quanh anh ta, đất trời đang ôm nhau khiêu vũ, quỷ thần sẽ đem những ảo ảnh kinh khiếp để khủng bố anh ta, và một khi người đệ tử vượt qua được nỗi sợ hãi thì ảo ảnh kia trở nên khôi hài, lố bịch. Những biến cố hãi hùng đến khó tin đó sẽ nối tiếp nhau trong suốt nhiều năm tháng: mười năm, hai mươi năm hoặc nhiều hơn thế nữa. Chúng sẽ đày đọa người đệ tử cho chết đi sống lại, trừ phi đến một ngày nào đó, anh ta bừng tỉnh khỏi cơn ác mộng và hoát nhiên đại ngộ. Đến lúc đó, người đệ tử sẽ đến phủ phục quỳ dưới chân thầy khắt khe kia để nói lời từ biệt mà không xin học thêm gì khác nữa.

=======================

(1) Truyền thuyết kể rằng trong một tiền kiếp, Phật đã hy sinh thân mình để được nghe hết một bài kệ về Chánh pháp. Khi quỷ La sát đọc cho Đức Phật nghe hai câu kệ: “Chư hành vô thường, thị sanh diệt pháp”. Đức Phật xin nghe thêm hai câu chót, quỷ ra điều kiện nghe rồi phải hiến thân cho quỷ ăn thịt. Đức Phật nhận lời. Quỷ bèn đọc tiếp: “Sinh diệt diệt dĩ, tịch diệt vi lạc”. Đức Phật nghe xong từ cây cao rơi xuống miệng quỷ. Giai thoại này trong Phật giáo gọi là “Tuyết Sơn bán kệ”.

(2) Bản dịch được thực hiện theo nguyên bản tiếng Pháp Mystiques et Magicciens du Tibet, NXB PLON, 1929, các trang 181-192.

(3) Narota là tên đúng, nhưng người Tây Tạng lại thường gọi ông là Naropa.

(4) Chúng ta thường quen với tên Milarepa hơn (HNC).

(5) Theo nghĩa đen là “người đã đạt đến trạng thái thanh tĩnh tuyệt đối”, nhưng đám đông quần chúng lại cho rằng đó là những bậc khổ tu có nhiều pháp thuật.

(6) Tiếng Anh Kasmir: chỉ vùng thung lũng phía Nam ở cực Tây của dãy Hy Mã Lạp Sơn (HNC).

Nguyệt San Giác Ngộ số 187

Share this post


Link to post
Share on other sites

Osho Story on Tantra Master Naropa and Tilopa

Osho - THE state of ignorance is the cause of all delusions, of all unrealities, of all appearances, but to know more is not the state of knowledge. Ignorance is the cause, but knowledge is not the remedy -- knowledge in the sense of knowledgeability. You can know more and more and more, but you remain the same. Knowledge becomes an addiction. You go on adding it. but the being to which you add it remains the same. You know more, but you are not more.

And the root cause of ignorance can be dissolved only when you are more, when your being is stronger, when your being is powerful, when your being has awakened. The root cause of all suffering is ignorance, but knowledge is not the remedy -- awakening is the remedy.

If you don't understand this subtle distinction, first, you are lost in ignorance, and then you will be lost -- and lost more so -- in knowledge. In the Upanishads there is one of the most radical statements ever uttered. The statement is that in ignorance people are lost, but in knowledge they are lost in a deeper way. Ignorance misguides, knowledge misguides more.

Ignorance is not absence of knowledge. If it was absence of knowledge then things would have been very, very easy -- and cheap. You can borrow knowledge; you cannot borrow being. You can even steal knowledge; you cannot steal being. You have to grow into it. Remember this as a criterion: that unless you grow in something it is never yours. When you grow, only then something belongs to you. You may possess something, but don't be misguided by the possession. The possession remains separate -- it can be taken away from you. Only your being cannot be taken away from you. So unless knowing happens into your being, ignorance cannot be dissolved.

Ignorance is not absence of knowledge; ignorance is absence of awareness. Ignorance is a sort of sleepiness, a sort of slumber, a sort of hypnosis; as if you are walking in sleep, doing things in deep. You are not aware what you are doing. You are not a light; your whole being is dark. You can know about light, but that knowledge about light will never become light. On the contrary, it will become a hindrance towards light, because when you know too much about light you forget that the light has not happened to you. You are deceived by your own knowledge.

It is as if you have been living in a dark cell. You have heard about light but you have not seen it. And how can you hear about light? It can only be seen. Ears are not the medium to know light: eyes are. And you have heard about light. And hearing again and again about light you have started to feel that you know light. You know about; but to know about is not to know. You have heard. How can you hear light? It will be as if someone says that he has seen music. It will be absurd.

Hearing about light, the mind becomes more and more greedy. You consult scriptures. You go and seek wise, old men. You may even come across somebody who has seen, but the moment he says something about that, to you it becomes the heard. In India the oldest scriptures are known as shruti, that which has been heard. That's beautiful. That's really beautiful. How can truth be heard? And all the old scriptures are called shrutis, and smritis. Shruti means "the heard," and smriti means "the remembered." You have heard and you remember. You have memorized it, but how can you know truth by hearing? You have to feel it. In fact you have to live it.

The man living in the cave, in darkness, can collect many facts about light. He can almost become a great pundit. You can consult him and you can rely on him. He will say everything that has ever been said about light, but he will live all the same in darkness. And he cannot help you towards light; he himself is blind.

Jesus says again and again, "The blind are leading the blind.' Kabir says, "If you are suffering, become alert; you must have been led by a blind man. If blind people lead blind people, they fall in the well," says Kabir. And you are all in the well of suffering; you must have heard too much about truth; you must have heard too much about God. Thousands of pulpits continuously preaching God -- churches, temples, scholars -- continuously talking "about." God is not a talk. It is an experience.

Ignorance cannot be dissolved by knowledge. It can be dissolved only by awareness. Knowledge you can go on collecting in the dream; but it is part of the dream, and the dream is part of your sleep. Somebody has to shake you. Somebody has to shock you. Somebody has to bring you out of your sleep; otherwise you can go on and on. Sleep is alcoholic. Ignorance is alcoholic; it is a drug. You have to be pulled out of it.

I will tell you one anecdote I have always loved. It is about Siddha Naropa, the disciple Of Tilopa. It happened before Naropa found his Master, Tilopa. It happened before he himself became enlightened. And it is a must for every seeker; it has to happen to everybody. So whether it happened to Naropa or not is not the point -- it is a must on the journey. Unless it happens, enlightenment is not possible. So I don't know historically whether it happened or not. Psychologically I am certain, absolutely certain, it happened because nobody can move without it further into the beyond.

Naropa was a great scholar, a great pundit. There are stories that he was a great vice-chancellor of a great university -- ten thousand disciples of his own. One day he was sitting surrounded by his disciples. All around him were scattered thousands of scriptures -- ancient, very ancient, rare. Suddenly he fell asleep, must have been tired, and he was a vision. I call it a vision, not a dream, because it is no ordinary dream. It is so significant, to call it a dream won't be just; it was a vision.

He saw a very, very old, ugly, horrible woman -- a hag. Her ugliness was so much that he started trembling in his sleep. It was so nauseating he wanted to escape -- but where to escape, where so go? He was caught, as if hypnotized by the old hag. Her body was nauseating, but her eyes were like magnets.

She asked, "Naropa, what are you doing?"
And he said, "I am studying."
"What are you studying?" asked the old woman.
He said, "Philosophy, religion, epistemology, language, grammar, logic."
The old woman asked again, "Do you understand them?"
Naropa said, "Of... Yes, I understand them."
The woman asked again, "Do you understand the word, or the sense?"


This was asked for the first time. Thousands of questions had been asked to Naropa in his life. He was a great teacher -- thousands of students always asking, inquiring -- but nobody had asked this: whether you understand the word, or the sense. And the woman's eyes were so penetrating that it was impossible to lie -- she will find out. Before her eyes Naropa felt completely naked, nude, transparent. Those eyes were going to the very depth of his being. and it was impossible to lie. To anybody else he would have said. "Of course, I understand the sense," but to this woman. this horrible-looking woman, he couldn't speak the lie; he had to say the truth.
He said, "Yes, I understand the words."
The woman was very happy. She started dancing and laughing.


Thinking that the woman has become so happy.... And because of her happiness her ugliness was transformed; she was no longer so ugly; a subtle beauty started coming out of her being. Thinking "I have made her so happy. Why not make her a little more happy?" he said, "And yes, I understand the sense also."
The woman stopped laughing. She stopped dancing. She started crying and weeping, and all her ugliness was back -- a thousandfold more.


Naropa said, "Why? Why are you weeping and crying? And why were you laughing and dancing before?"
The woman said, "I was dancing and laughing and was happy because a great scholar like you didn't lie. But now I am crying and weeping because you have lied to me. I know -- and you know -- that you don't understand the sense."


The vision disappeared and Naropa was transformed. He escaped from the university. He never again touched a scripture in his life. He became completely ignorant: he understood that just by understanding the word, whom are you befooling; and just by understanding the word you have become an ugly old hag.

Knowledge is ugly. And if you go near scholars you will find them stinking -- of knowledge -- dead. A man of wisdom, a man of understanding, has a freshness about him, a fragrant life -- totally different from a pundit from a man of knowledge. One who understands the sense becomes beautiful; one who only understands the word becomes ugly. And the woman was nobody outside: it was just a projection of the inner part. It was Naropa's own being, through knowledge became ugly. Just this much understanding that "I don't understand the sense," and the ugliness was going to be transformed immediately into a beautiful phenomenon.

Naropa went in search, because now scriptures won't help. Now a living Master is needed. Then after long journeys he came across Tilopa. Tilopa was also in search of this man, because when you have something, you want to share; a compassion arises.
The Buddhist term for compassion is karuna. The English word does not carry exactly the same sense -- it cannot carry. The word karuna is very, very meaningful. It comes from the same Sanskrit root as kriya. Kriya means action. Kriya and karuna -- kriya means action, karuna means compassion -- they both come from the same root kra. The Buddhist term karuna means "compassion in action." And that is the difference between sympathy and compassion; when you are in sympathy there is no need for action -- you simply show your sympathy and the thing is finished. Compassion is active -- you do something. When you are really in compassion you will have to do something. How can you just be in sympathy? Sympathy will look so pale, so cold. Compassion is warm. Compassion means it has to be active.


When a man knows, compassion arises. Tilopa had known. He had come face to face with the ultimate: and now compassion arose. And he started seeking and searching for somebody who'll be ready to receive... because you cannot throw this knowing of the ultimate before those who will not understand. A receptive heart, a feminine heart is needed. A disciple has to be feminine because the Master is to pour, and the disciple is just to allow.

They met and Tilopa said, "Naropa, now I will say everything that I have been waiting to say. I will say everything because of you, Naropa. You have come; now I can unburden myself."

This vision of Naropa is very significant. This vision is a must. Unless you feel that knowledge is useless you will never be in search of wisdom. You will carry the false coin thinking that this is the real treasure. You have to become aware that knowledge is a false coin -- it is not knowing, it is not understanding. At the most it is intellectual -- the word has been understood but the sense lost. Once you understand this you will throw all your knowledge and you will escape in search of somebody who knows, because only with somebody who knows -- heart to heart, being to being, the transfer happens. But if the disciple is already a man of knowledge the transfer is impossible, because the knowledge will become the wall.

I can see a subtle wall around you always. Whenever you come to me I see whether I can approach you or not, whether you are approachable or not. If I see a very thick wall of knowledge it seems almost impossible to approach you; I will have to wait. If I can find even a small crack I enter from there. But scared people, full of fear -- they don't even leave a crack; they make a solid wall. They make a citadel around them of knowledge, knowing, concepts -- abstract words. Futile! Just noise! In fact a nuisance, but you believe in them.

So this is the first thing to be understood: knowledge is not knowledge. And only that knowledge which is not knowledge but wisdom, understanding, knowing, can cut the roots of ignorance. Remember the word "awareness." Just as in the morning you become, by and by, alert and you come out of the sleep and the sleepiness falls down, disappears; the same happens again: you come out of your slumber; by and by your eyes open, you start seeing, your heart becomes available, your being open; and immediately, you are no longer the same person you were while asleep. Have you ever observed, in the morning, when awake, you become a totally different person -- you are not the same who was asleep? Have you observed, in sleep you become a totally different person -- in sleep you do things you cannot even imagine doing while you are awake -- in sleep you believe in things you cannot believe while you are awake? In sleep every sort of absurdity is believed. While you are awake you laugh at your own foolishness, at your own dreams.

The same happens when you finally awake. Then, the whole world that you had lived up to that moment becomes part of a dream, a great dream. That's why Hindus go on saying the world is maya: the stuff it is made of is dream; it is not real. Awake! And you will find all those phantoms that surrounded you have disappeared. And a totally different vision of existence becomes available -- that is freedom. Freedom is freedom from illusions. Freedom is freedom from sleep. Freedom is freedom from all that is not and appears to be there. To come to the real is to come to home; to wander in unreality is to be in the world.

Source - Osho Book "Yoga: The Alpha and the Omega, Vol 5"

Share this post


Link to post
Share on other sites

Các vị Pháp Vương bên Mật Tông từ các nước Ấn Độ, Nepal, Tây Tạng có mối nhân duyên rất lớn với các Phật tử Việt Nam. Những hình ảnh nhiệm mầu hay các vị Phật, Bồ Tát thị hiện có rất nhiều. Đây là điều không thể phủ nhận khi có duyên được thọ pháp, nhận quán đảnh từ các Ngài. Mật Tông rất hay và đặc biệc. Trong hai năm gần đây, các Ngài về Việt Nam liên tục để ban phước, ban pháp, tranh thủ ít thời gian mà đi hưởng lợi lạc, phước báu đi mọi người. Hì hì.

Ngài thuyết pháp hôm đó, được chứng nhận là hóa thân của Đức Phật Kim Cang Trì đời thứ 3. Ngài sống bên Mỹ. Các anh chị hãy vào trang tuyenphap.com mà xem tiểu sử Ngài đi nhé Posted Image

Trong pháp tu Mật Tông Phật Giáo, việc chọn Thầy rất quan trọng; nó sẽ quyết định con đường đi và đích đến của hành giả!

Tùy Duyên vậy.

Tuy nhiên xin Quý Vị hãy cẩn thận khi tìm hiểu về Đức Phật Kim Cang Trì đời thứ III và đặc biệt cẩn thận khi vào trang tuyên pháp (tuyenphap.com).

Thông tin tham khảo:

- Hãy hỏi thăm những người thật sự hiểu biết về thông tin này;

- Vào google gõ từ khóa trên;

- Và hãy làm theo lý trí và con tim của mình.

Kính!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đại Hành giả Tây Tạng Milarepa


Tên ngài là Milarepa và ngài là một kẻ sát nhân. Thủa đầu đời của vị hành giả vĩ đại người Tây Tạng này đã bị tổn thương bởi sự bạo lực, thù hằn và sân hận. Nhưng mỗi khi nhắc đến tên ngài, đôi mắt của mọi người Tây Tạng sẽ ướt đẫm những giọt lệ sùng mộ và hỉ lạc. Cuộc đời của Milarepa là một câu chuyện về sự chuyển hóa. Đây là một người đã nhận ra những lỗi lầm, sai sót của mình và đã xoay chuyển cuộc đời mình. Đây là một người đã trở thành một yogi (hành giả) vĩ đại nhất mà thế giới từng nhìn thấy.

Milarepa là ai?
Kẻ sát nhân
Milarepa sinh năm 1052 trong một gia đình giàu có ở xứ tuyết Tây Tạng. Cha ngài mất khi ngài còn nhỏ và bởi không có người cai quản điền trang, chú thím ngài đã chiếm đoạt toàn bộ di sản của ngài. Tràn ngập sự giận dữ và căm thù, chàng thanh niên Milarepa đi học huyền thuật và nhanh chóng trở về để giết hại những kẻ hãm hại gia đình mình. Trong thực tế, người ta nói rằng với sự căm thù, Milarepa sân hận tới nỗi đã giết chết 35 người trong ngôi làng của chú ngài trong đêm phục hận.
Gặp gỡ Đạo sư
Không lâu sau những sự kiện khủng khiếp đó, cuộc đời của Milarepa bắt đầu vỡ tan thành từng mảnh. Ngài đã đi tới một chốn vô cùng tăm tối và ngài nhận thức thật sâu xa rằng cuộc đời ngài hóa ra hoàn toàn lầm lạc. Ngài xấu hổ về con người mình và những gì ngài đã làm cho gia đình ngài. Ngài nhận thức được lỗi lầm trầm trọng ngài đã phạm.
Vì thế ngài bắt đầu làm những điều tốt lành. Trong quá trình chuộc lại lỗi lầm, Milarepa gặp Đạo sư Marpa, vị Thầy đã mang toàn bộ Phật pháp từ Ấn Độ về Tây Tạng. Để đưa về Tây Tạng những giáo lý này, Marpa đã phải chịu đựng những gian khổ lớn lao và người ta nói rằng không có Marpa thì Phật giáo sẽ không tồn tại ở xứ tuyết.
Giây phút Milarepa nhìn thấy Marpa lần đầu tiên thật là kỳ diệu. Truyền thuyết kể lại rằng Marpa ở ngoài đồng, bên một con đường, ngài uống một ly rượu và Milarepa đi ngang qua mặt ngài. Thoạt đầu khi Milarepa vừa nhìn thấy Marpa, toàn thể thế giới tĩnh lặng và lông tóc sau cổ ngài dựng đứng lên. Milarepa không biết người đàn ông đó là ai nhưng bởi mối nối kết mạnh mẽ từ những đời quá khứ, người ta nói rằng chỉ nhìn thấy Marpa là Milarepa đã kinh nghiệm một trạng thái thiền định sâu xa.
Marpa buộc Milarepa phải chịu những gian khổ lớn lao

Posted Image

Ngọn tháp cuối cùng của Milarepa ở quận Lhodrak (Tây Tạng), phía bắc biên giới Bhutan.
Milarepa đã tu học với nhiều Đạo sư Phật giáo nhưng dường như không vị Thầy nào có thể giúp đỡ được ngài. Trong trái tim của ngài, ngài biết ngài phải tu học với Marpa. Vì thế ngài quay trở lại để hỏi Marpa và khẩn cầu vị Thầy này giúp đỡ nhưng Marpa chỉ quở mắng và đuổi ngài đi. Mỗi lần Milarepa thỉnh cầu giáo lý thì Marpa chỉ giận dữ, đánh đập và tống cố ngài ra ngoài. Mặc dù vậy, cuối cùng Marpa nhượng bộ và đi tới một thỏa thuận với Milarepa:
“Hãy xây cho ta một ngọn tháp lớn và ta sẽ dạy Pháp cho ngươi,” Marpa nói.
Vì thế Milarepa bắt đầu làm việc. Ngài thâu thập những viên đá, các tảng đá và gỗ từ khắp mọi nơi. Sau nhiều tuần làm việc kiệt lực, Milarepa trở về gặp Marpa và nói với vị Thầy rằng ngọn tháp đã hoàn tất. Marpa tới kiểm tra công việc và khi nhìn thấy ngọn tháp, Marpa bắt đầu chửi mắng Milarepa, nói rằng Milarepa đã làm sai hoàn toàn và phải bắt đầu lại!
Sự việc này diễn ra chín lần nữa.
Ngọn tháp cuối cùng mà Milarepa xây dựng cao chín tầng và phải mất nhiều tháng để hoàn tất. Xin nhớ rằng việc này xảy ra trước khi có xe hơi, cần trục và máy trộn xi măng. Công việc này làm Milarepa bị thương và người ta nói rằng lưng ngài đầy những vết thương lở loét và giờ đây ngài thành một người gù lưng bởi phải vác những tảng đá. Nhưng ngài đã thực hiện điều Marpa yêu cầu và sự hiến dâng của ngài đối với Thầy Marpa không bao giờ lay chuyển. Ngài vô cùng khao khát giáo lý.
Khi ngọn tháp sau cùng được xây dựng xong, Milarepa ngần ngại trở về nhà của Marpa, nơi vị Thầy đang ban các giáo lý cao cấp cho vài hành giả khác. Milarepa phủ phục dưới chân Thầy và cầu xin giáo lý. Nhưng cũng như thường lệ, Marpa bảo Milarepa hãy ra khỏi nơi đó.
Hoàn toàn tuyệt vọng, Milarepa quyết định tự vẫn. Trong quá khứ, ngài đã giết chết 35 người và không có giáo lý của Đức Phật, ngài cảm thấy không thể làm những điều đúng đắn và không có cách nào để mang lại lợi ích cho những người đã chết đó. Vì thế ngài treo một sợi thừng trên cây và tròng giây quanh cổ. Ngài hít một hơi thật sâu và dốc hết nghị lực, và ngay khi ngài sắp bước vào cái chết thì Marpa tới gần và nói giờ đây Milarepa đã sẵn sàng được nhận những giáo lý tối thượng của Phật giáo. Thầy Marpa đã chấp nhận ngài là đệ tử.
Người ta nói rằng Marpa bắt Milarepa phải chịu những gian khổ này để giúp Milarepa tịnh hóa ác nghiệp và khiến ngài trở thành một bình chứa (pháp khí) thích hợp đối với các giáo lý. Không có những gian khổ này, tâm thức của Milarepa sẽ không được chuẩn bị và ngài sẽ tu tập không tiến bộ do bởi những ác hạnh trầm trọng của ngài trong quá khứ. Nhờ trí tuệ, Marpa biết rằng những công việc khổ nhọc sẽ làm lợi lạc cho Milarepa và giúp cho tân hành giả này tiến bộ nhanh chóng trên con đường.
Đức Karmapa 17 trước ngọn tháp huyền thoại mà Marpa buộc Milarepa phải thực hiện.
Tu học với Marpa và thiền định trong các hang động
Sau đó Milarepa nhận lãnh tất cả những giáo lý của Marpa. Một đêm trong một giáo lý tuyệt mật, Marpa có một giấc mơ. Trong giấc mơ một vị Phật nữ tuyệt đẹp nói với ngài rằng Milarepa sẽ trở thành vị hộ trì dòng truyền thừa của ngài và vì thế hãy nỗ lực giảng dạy cho Milarepa. Do đó Marpa đã dạy cho Milarepa mọi sự mà ngài đã học ở Ấn Độ, giống như người ta rót nước từ chiếc bình này sang chiếc bình khác.
Khi Milarepa đã được giảng dạy đầy đủ, ngài từ giã mọi người và lên đường tới nơi hoang dã. Ngài nguyện sống đơn độc trong những hang động cho tới khi thành tựu giác ngộ và ngài không bao giờ vi phạm lời nguyện này. Đôi khi Milarepa bít lối vào hang để ngài không thể ra khỏi và thiền định ở đó hàng nhiều năm. Thực phẩm và nước uống được đưa vào cho ngài qua một khe nứt giữa các viên gạch.
Hang động ẩn tu của Milarepa tại Manang (Nepal)
Giác ngộ trong một đời
Các giáo lý Phật giáo nói rằng người ta có thể đạt được giác ngộ trong một đời nhưng điều đó vô cùng hiếm có. Hầu hết hành giả Phật giáo phải mất rất nhiều cuộc đời để tích lũy trí tuệ và công đức. Nhưng Milarepa đã làm được điều đó. Ngài nổi danh là người duy nhất trong lịch sử Tây Tạng thành tựu sự toàn giác trong một thân người, ngay trong một đời người. Và đó là lý do vì sao ngài là hành giả vĩ đại nhất trong mọi hành giả.

Đức Milarepa có thể dạy chúng ta điều gì trong cuộc đời
Milarepa nổi danh là một thi sĩ vĩ đại. Ngài thường lang thang quanh những miền quê, hát những bài ca và viết những bài thơ cho người dân địa phương. Tôi muốn chia sẻ với quý vị một vài bài thơ, giáo lý và trích dẫn nổi tiếng nhất của Milarepa với hy vọng rằng điều đó có thể mang lại lợi lạc cho một người nào đó.
1. Hãy khiêm tốn
“Hãy ngồi ở chỗ thấp nhất, và các con sẽ đạt được vị trí cao nhất.” –– Milarepa
Milarepa nổi danh là rất khiêm tốn. Ngài không mặc gì ngoài một vài quần áo rách dơ bẩn và không bao giờ ngồi trên một Pháp tòa hay ghế cao. Ngài không có tu viện lộng lẫy, thay vào đó ngài chọn cách sống trong những hang động và núi non.
Nhiều bài ca của ngài nói về sự khiêm tốn. Milarepa thường nói về đức tính khiêm tốn giúp ta phát triển lòng bi mẫn và lòng yêu thương, trong khi sự kiêu ngạo khiến chúng ta cảm thấy mình tốt hơn và quan trọng hơn tất cả những người khác. Ngài thường quở trách những người dân địa phương kiêu ngạo, nói rằng sự cao ngạo là nguyên nhân của đau khổ bởi nó quá sức quy-ngã. Và khi quý vị kiêu ngạo và tự cao, các sự việc không theo ý muốn của quý vị, quý vị sẽ đau khổ.
2. Tỉnh giác về cái chết
“Cuộc đời thật ngắn ngủi, và thời gian của cái chết thì bất định; vì thế hãy chuyên tâm thiền định. Hãy tránh những hành vi sai trái và tích tập công đức trong khả năng tốt nhất của các con, dù phải trả giá bằng cuộc đời mình. Tóm lại, hãy hành động để các con không có lý do gì phải xấu hổ về bản thân mình; và hãy tuân thủ chặt chẽ quy tắc này.” – Milarepa
Một trong những chủ đề chính yếu trong các bài thơ và bài hát của Milarepa là cái chết. Dường như việc ngài là một kẻ sát nhân trong quá khứ đã lưu lại dấu vết trong tâm thức ngài và ngài luôn luôn tỉnh giác về việc cái chết có thể đến bất kỳ lúc nào. Nhưng Milarepa đã sử dụng sự hiểu biết đó như một nguồn cảm hứng chứ không phải một lý do để tuyệt vọng. Thay vì lo lắng về cái chết, ngài đối mặt với những sợ hãi của ngài và sử dụng cái chết của ngài như động lực chính yếu để tu hành miên mật.
Tôi thường cố khuyến khích các độc giả của tôi thực hành tương tự. Chúng ta không biết khi nào chúng ta chết nhưng ta biết rằng cái chết là một điều chắc chắn. Vì thế ta nên sử dụng cơ hội quý báu này để thành tựu các mục tiêu của ta và làm một vài điều tốt đẹp nào đó. Đó là những gì Milarepa đã làm. Ngài đã sử dụng phần lớn thời gian của ngài bằng cách liên tục tỉnh giác rằng thời gian có thể cạn kiệt.
3. Tỉnh giác về sự vô thường
“Mọi theo đuổi thế gian chỉ có một kết thúc chắc chắn phải xảy ra và không thể tránh khỏi, đó là sự đau khổ. Mọi thâu đạt kết thúc trong tan tác; mọi tạo lập kết thúc trong hủy diệt; mọi gặp gỡ kết thúc trong chia ly; mọi sự sinh ra kết thúc trong cái chết.” – Milarepa
Một điều mà tôi mong ước cha mẹ tôi sử dụng thêm thời gian để dạy dỗ tôi là chân lý của sự vô thường. Hiểu rõ lẽ vô thường là một điều vô cùng hữu ích nhưng đáng buồn thay, đó lại là một điều mà hầu hết mọi người không bao giờ thực sự thấu hiểu.
Milarepa thường nói với mọi người rằng đừng quá dính mắc vào các sự việc bởi chúng sẽ không tồn tại lâu dài. Những mối quan hệ, của cải, công việc, nhà cửa, xứ sở v.v.., tất cả sẽ biến mất như một cầu vồng. Sẽ chẳng có gì tồn tại mãi mãi. Và nhờ thấu hiểu và tôn trọng chân lý này ta sẽ có thể vui hưởng cuộc đời nhiều hơn nữa. Những mối quan hệ của ta với thế giới trở nên hiện thực và lành mạnh hơn. Ta sẽ không mê mải bám chấp vào các sự việc khi ngăn cản chúng đừng chấm dứt. Khi thấu hiểu lẽ vô thường ta có thể nhận thức sâu sắc hơn về các sự việc khi chúng hiện hữu ở đây.
4. Đừng bị lừa gạt bởi những phóng dật thế gian.
“Những công việc của thế gian sẽ tiếp diễn không bao giờ ngừng nghỉ. Đừng trì hoãn thực hành thiền định” – Milarepa
Tôi thích trích dẫn này. Trong thực tế, tôi dùng câu trích dẫn này làm nền màn hình máy tính của tôi. Tôi đọc nó khi cần nhắc nhở mình rằng có những điều khác đáng làm hơn là chỉ ăn, ngủ và làm việc.
Tất cả chúng ta đều có thể đồng cảm với châm ngôn này, cho dù chúng ta không là những hành giả. Những công việc của thế gian sẽ tiếp diễn không bao giờ ngừng dứt. Sẽ luôn luôn có một người nào đó hay điều nào đó ngăn trở những hy vọng hay giấc mơ của quý vị. Có thể đó là công việc, tiền bạc hay một vài chướng ngại khác nhưng ngay khi quý vị vượt qua nó, một chướng ngại mới sẽ xuất hiện.
Milarepa bảo chúng ta đừng lãng phí thời gian mà phải thuận thảo với nó. Sẽ luôn luôn có những phóng dật và vấn đề, nhưng dù thế nào đi nữa thì chúng ta cần phải tiến tới. Điều này vô cùng quan trọng.
Sống và chết không hối tiếc.
“Tôn giáo của tôi không phải là đạo Phật. Tôn giáo của tôi là sống và chết không hối tiếc.” – Milarepa.
Đây luôn luôn là trích dẫn mà tôi yêu thích. Không chỉ riêng của Milarepa mà của mọi người, ở mọi nơi. Tôi đọc nó và cảm thấy hứng khởi trong việc làm một người tốt hơn và làm mọi sự tôi có thể khiến cho đời tôi ích lợi hơn và xứng đáng hơn. Tôi yêu quý trích dẫn đó bởi nó đánh mạnh vào cốt lõi của vấn đề và cho ta thấy việc đứng ở ngưỡng cửa của cái chết và hối tiếc về những điều mà ta từng làm (hay không làm!) trong tuổi thanh xuân thì khủng khiếp biết bao.

Những Bài Ca của Milarepa
Nếu quý vị thích thú trong việc nghiên cứu thêm nữa về đại hành giả này thì tôi hết sức khuyến khích quý vị đọc quyển sách nổi tiếng tên là Một Trăm ngàn Bài Ca của Milarepa. Đây luôn luôn là quyển sách tôi thích đọc nhất. Đó là một tuyển tập tuyệt vời gồm tất cả những bài thơ, bài hát và giáo lý của Milarepa.
Đó là một tác phẩm vô cùng súc tích. Đôi khi ngài hát về những điều như thể diễn ra sống động trong một hang động và quý vị cảm thấy như thể thực sự ở đó, ngay bên cạnh ngài. Những lúc khác ngài hát về lòng bi mẫn bùng cháy trong lòng ngài giống như một ngọn lửa và quý vị cảm nhận về điều gì đó như thể kinh nghiệm về lòng thương yêu đích thực.
Nói chung đó là một quyển sách thật đáng đọc. Quyển sách này từng hiện diện trong mọi gia đình ở Tây Tạng trong hàng trăm năm. Nó được đọc cho trẻ em khi chúng còn thơ ấu và sau đó được các tu sĩ nghiên cứu trong các tu viện.
Quý vị khó tìm được một người Tây Tạng nào không thể đọc thuộc lòng ít nhất một bài thơ của Milarepa.

Kết luận

Bài viết này sẽ không thể lưu hành mãi mãi. Tiểu sử của Milarepa có thể dạy chúng ta rất nhiều về việc chúng ta là ai và chúng ta có thể trở thành cái gì. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là nó cho chúng ta thấy rằng tất cả chúng ta đều có năng lực để chuyển hóa cuộc đời và hoàn cảnh của riêng mình.Chúng ta là chủ nhân số phận của chính mình.
http://forum.ithinkvn.com

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sáu Sức Trang Hoàng Bằng Xương của Naropa


Nguồn gốc Sáu Sức Trang Hoàng của Naropa bắt đầu từ thế kỷ thứ XI. Vào thời gian đó, Đại dịch giả Marpa Choekyi Lodroe xứ Lhodrak viếng thăm Ấn Độ ba lần, Nepal bốn lần. Tại hai nước, Ngài đã hạnh ngộ hàng trăm đại Đạo sư uyên thâm thành tựu.

Hai Đạo sư chính là Đức Naropa, Đức Maitripa uyên thâm đã trao truyền cho Ngài các pháp quán đỉnh cùng tất cả giáo pháp tinh yếu về những nghĩa lý tối thượng của Kinh thừa và Mật thừa, các giáo pháp siêu phàm Đại Thủ Ấn và Sáu Pháp Du Già của Naropa. Nhờ thành tựu viên mãn các pháp tu trên, Ngài đã thực chứng đại giác hoàn hảo tối thượng.

Posted Image

Cuối cùng, Đức Naropa tuyên bố với ngài Marpa rằng: "Sự gia trì của Đạo sư Krishnacharya đã thổi sức sống cho các dòng phái phía Đông, Đạo sư Aryacharya ban phước cho các dòng phái ở phía Nam, nhà vua Indrabhodi truyền pháp cho các dòng phái ở phía Tây, còn ta gia trì cho các dòng phái ở phía Bắc - Miền Đất Tuyết. Con không còn việc gì ở đây nữa, hãy trở lại Tây Tạng. Ta trao truyền uy lực di sản cho con, trách nhiệm của con phải trông nom Nóc nhà Thế giới- Miền Đất Tuyết, đó là nơi rất nhiều đệ tử có căn khí đón nhận giáo pháp của ta".

Sau đó, Ngài Naropa ban cho Marpa các trang sức bằng xương đang đeo trên mình, một chuỗi tràng bằng ngọc Ruby và nhiều pháp khí khác. Naropa đặt đôi bàn tay tôn quý của mình lên đầu Marpa gia trì và dặn dò, rồi Ngài nhập hành động chiến thắng siêu việt bất khả tư nghì khắp mười phương.

Đức Marpa quay trở về Tây Tạng, hoằng truyền tinh túy của giáo pháp, chuyển bánh xe Pháp vô thượng diệu đem lại lợi ích cho vô số đệ tử.

Posted Image

Ngài truyền trao toàn bộ pháp khẩu truyền cho "Bốn Đại Đệ Tử", trong đó có một vị tài năng thuyết pháp tuôn châu nhả ngọc là Ngok Toen Choeku Dorje (1036 - 1102). Vị đệ tử này được Marpa truyền lại bốn lớp Tantra đặc biệt: các kinh điển gốc, các nghi quỹ, các luận tạng và giáo pháp tinh yếu, nhiều pháp khí hỗ trợ thực hành pháp tu của Naropa và Sáu Sức Trang Hoàng. Đồng thời, Đức Marpa huyền ký với Ngok Toen rằng: "Con hãy gìn giữ những di bảo này. Với những đệ tử của con từ nay đến đời thứ VII, người Thầy chỉ cần gia trì cách thức sử dụng linh chử thế nào đã là đủ".

Posted Image

Đúng theo lời huyền ký, Sáu Sức Trang Hoàng được kính ngưỡng là những pháp khí thể hiện lòng sùng kính do các tổ sư của dòng Ngok bảo hộ cho tới đời thứ VII.

Đến Tổ sư Ngok Toen Jangchub thứ đời VII của dòng Ngok (1360 –1446), Ngài hạnh ngộ Pháp Vương Kunga Peljor Gyalwang Drukpa đời thứ II. Ngài truyền lại cho Pháp Vương toàn bộ giáo pháp của dòng Ngok, Sáu Sức Trang Hoàng, bình quán đỉnh của Đạo sư Ngok cùng nhiều bảo vật khác. Ngài chứng minh Đức Kunga Peljor là Pháp Vương của dòng phái: "Nay Giáo pháp trở về với đôi tay của Đức Thiên Long Chí Tôn!" Sau đó Ngài cũng tuyên bố rằng: ‘Bậc Thắng Giả Thiên Long chính là hóa thân đức Naropa’.

Posted Image

Kể từ đó, các hóa thân chuyển thế đời sau của Pháp Vương Gyalwang Drukpa kế thừa và thờ phụng Sáu Sức Trang Hoàng của Naropa với trọn lòng thành kính sâu xa. Các hóa thân Pháp Vương thường ban cho những ai có thiện duyên chiêm bái để họ tích lũy, tăng trưởng công đức.


http://www.drukpacou...rnaments-naropa

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đại thành tựu giả Naropa


Theo cuốn “Cây Tích Trượng Khai Tâm Nhãn và Tiêu Trừ Màng Vô Minh” (cuốn sách tóm tắt tiểu sử các đời hóa thân chuyển thế của Pháp Vương Gyalwang Drukpa), Đại Thành Tựu Giả Naropa đản sinh khoảng năm 956 sau CN và viên tịch khoảng năm 1050 sau CN. Tuy nhiên, nhiều nguồn tư liệu khác lại cho rằng Ngài sống vào khoảng từ năm 1016 tới 1100 sau CN.

Posted Image

Naropa đản sinh trong một gia đình hoàng tộc ở xứ Bengal, Ấn Độ. Phụ thân Ngài là Shantivarman, tộc trưởng của vùng, còn mẫu thân là Srimati. Ngay từ khi mới lên tám, lòng khao khát tìm cầu khai mở tâm linh của Ngài mạnh mẽ đến mức, Ngài đã lên đường đi Kashmir (một trong những chiếc nôi tu học Phật pháp trong lịch sử) để học đạo từ đạo sư Gaganakirti. Ngài đã được đạo sư thụ tam quy ngũ giới.

Naropa đã ở lại Kashmir trong ba năm để tu học giáo lý và triết học Phật pháp từ nhiều đạo sư. Cuối cùng, Ngài đã trở thành một học giả trứ danh. Sau khi trở về nhà đã có rất nhiều đệ tử theo học và tôn kính Ngài là đạo sư.

Posted Image

Ba năm sau khi trở về nhà từ chuyến tham học Phật Pháp tại Kashmir, Naropa đã bị cha mẹ ép buộc phải cưới công chúa Bà la môn là Vimaladipi (tên đẳng cấp của nàng là Niguma). Mặc dù, họ sống hạnh phúc nhưng Naropa luôn nhất tâm hướng tới việc dành trọn cuộc đời cho việc tu tập tâm linh trong môi trường tự viện ngày càng trở nên mạnh mẽ còn Niguma cũng bắt đầu thực hành tâm linh một cách cơ bản. Sau tám năm thành thân, hai người đã quyết định chia tay và thọ giới tu tập. Sau đó Niguma trở thành một trong những đệ tử cao cấp nhất của Naropa và trở thành người đồng hành tâm linh. Bà đã phụng sự Naropa trong thời gian Ngài sống ở Pullahari, Kashmir.

Sau khi dời bỏ cuộc sống gia đình, Naropa đã tới nơi ẩn cư Anadarama, tại đây Ngài đã được phương trượng Buddhasarana và bậc thầy Jnanaprabha truyền giới Sa di. Trong ba năm, Ngài đã tu học với hai đạo sư, Ngài đã tinh thông triết học Mật thừa và Đại thừa. Sau đó, Ngài ở lại Pullahari trong sáu năm và đã viết một vài bộ luận giải về Guhyasamajatantra, Abhidharma – uttaratantra, Samvara – udbhava và Hevajratantra, Ngài soạn nhiều tác phẩm dựa trên giáo lý Phật Pháp. Pullahari sau này trở thành một trong những nơi triều bái thánh địa quan trọng trong truyền thống Phật giáo Tây Tạng. Bởi vì đó là một trong những nơi mà Marpa đã thụ nhận giáo huấn khai thị từ Naropa.

Posted Image

Sau khi ở Pullahari, Naropa đã tới đại học Nalanda. Tại đây với trí tuệ, tài hùng biện và sự hiểu biết tâm linh của mình, Naropa đã được phong làm viện trưởng đại học Nalanda. Ngài cũng trở thành vị “Bảo Hộ Trấn Cửa Phương Bắc”. Trong suốt tám năm cư trú tại Nalanda, Ngài đã thường phải đối mặt với những cuộc tranh biện khó phân thắng bại với Tirthikas, và Ngài luôn giành phần thắng trong tất cả những cuộc tranh biện đó. Vào thời gian này, ngài được tôn kính là Mahapandita Ahbaya Kirti (Tiếng Tạng là Jigme Dragpa).

Những năm tháng của Naropa tại đại học Nalanda hầu hết là tham dự vào những hoạt động tri thức tới tận khi một người phụ nữ già và xấu – hiện thân chân thực của Vajra Yogini đã xuất hiện trước Ngài. Bà đã giúp Ngài nhận ra rằng, Ngài vẫn chưa thể đánh đổ hết những hiểu biết sai lầm và tà kiến trên con đường tâm linh của mình. Bà đã khai thị rằng Naropa nên tìm cầu bậc đạo sư Tilopa tiền định nếu Ngài mong nguyện đạt được Giải Thoát Tuyệt Đối. Sau lần hạnh ngộ này, Naropa đã rời Nalanda, Naropa đã nhiệt thành tìm cầu đấng Tilopa, đại đạo sư có thể giúp Ngài chứng ngộ tự tính bản tâm tuyệt đối.

Posted Image

Sau bao nhiêu thử thách cuộc hành trình hướng về phương đông, cuối cùng Naropa đã hạnh ngộ được căn bản thượng sư tiền định Tilopa. Naropa đã phải vượt qua 12 thử thách lớn, 12 thử thách nhỏ để tịnh hóa ác nghiệp và những ám chướng. Nhờ thụ nhận sự gia trì vĩ đại từ Tilopa và thành tựu tịnh hóa của chính mình, Naropa đã chứng ngộ bản tâm quang minh hỷ lạc, thể nhập cảnh giới Kim Cương Trì. Sau khi đã thành tựu chứng ngộ siêu việt, Naropa đã truyền dạy Phật Pháp cho vô số đệ tử ở rất nhiều nơi, đặc biệt tại vùng Kashmir và Zanskar, nơi Ngài kiến lập rất nhiều tự viện.

Theo như Pháp Vương Gyalwang Drukpa đời thứ XII, Sani cũng là một thánh địa, nơi đức Naropa đã bay lên không trung thành tựu giác ngộ trong khi Ngài đang khoác Sáu Sức Trang Hoàng Bằng Xương nổi tiếng. Naropa đã thiền định trong một am thất nhỏ đối diện với tháp Kanishka, Ngài đã truyền dạy Phật Pháp cho người dân vùng Sani trong rất nhiều năm. Khi thời điểm Naropa phải dời vùng Sani đã tới, người dân địa phương đã chân thành thỉnh Ngài an cư tại đây.

Posted Image

Đức Naropa đã lấy ra bức tượng Kim Cương Trì bằng vàng khỏi lọn tóc trên đỉnh đầu và nói rằng: “Không có sự khác biệt giữa Kim Cương trì và ta. Hãy tôn kính bức tượng Kim Cương Trì này như là các con đang tôn kính ta, các con sẽ nhận được ân phúc gia trì như nhau không khác”.

Đức Naropa đã rời đi sau khi trao bức tượng bằng vàng cho người dân địa phương. Ngày nay bức tượng này vẫn còn được giữ và yểm tâm trong một bức tượng Naropa rất đặc biệt, bức tượng này đã được trưng bày mỗi năm một lần cuối tháng 7 vào đêm trước của đại pháp hội Naro-Nasjal. Người dân từ tất cả vùng thung lũng Zanskar đều tham dự pháp hội này. Vào khoảng thời gian pháp hội diễn ra, chư tăng từ tự viện Bardan cử hành những vũ điệu mặt nạ cùng những nghi lễ cúng dường.

Posted Image

Đức Naropa đã giành 12 năm phụng sự bản sư Tilopa tới tận khi Tilopa viên tịch. Người ta cho rằng chính Tilopa đã sống tới tận năm 1050 hoặc 1100 SCN (theo nhiều nguồn tư liệu khác nhau) và sau đó Ngài đã thị tịch hóa quang ánh sáng cầu vồng không để lại nhục thân. Tilopa và Naropa đều được công nhận là hai trong số 84 đại thành tựu giả trong lịch sử Phật giáo.

Posted Image

Marpa là một trong những đại đệ tử chân truyền thành tựu của Naropa. Ngài là một đại dịch giả, là bậc truyền nhân kế tục Naropa trong dòng truyền thừa đã đem toàn bộ giáo pháp chuyển giao vào Tây Tạng.
http://www.drukpacouncil.org
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tổ sư Marpa

Marpa (1012 - 1096)

Posted Image

Marpa sinh trưởng tại Chukhyer miền Nam Tây Tạng. Ngài học tiếng Phạn và thụ nhận một số giáo pháp từ Lama Drogmi Lotsawa thuộc dòng Sakya. Không bằng lòng với sự tu học này, Marpa quyết định bán hết tất cả tài sản của mình lấy vàng để đi Ấn Độ tìm cầu giáo pháp và truyền bá về Tây Tạng.

Trên chuyến hành trình tới Ấn Độ đi qua Nepal, Marpa đã gặp gỡ và thụ nhận giáo pháp từ hai đệ tử của Ngài Naropa là Kantapa và Pentapa. Marpa có ấn tượng sâu đậm với hai Ngài đến nỗi quyết định tìm gặp trực tiếp Naropa xin được thụ pháp. Marpa tu học dưới sự chỉ giáo của Naropa trong suốt nhiều năm. Ban ngày Ngài thụ pháp, ban đêm chuyên tâm hành trì, vì vậy Ngài thành thục cả hai phương diện giáo lý và thực hành của Đại Thừa cũng như Kim Cương Thừa. Cuối cùng, Naropa truyền cho Marpa làm người kế tục dòng truyền thừa Tây Tạng và huyền ký rằng: Dòng truyền thừa của Ngài sẽ hưng thịnh ở Miền Đất Tuyết.

Vì lợi ích của người dân Tây Tạng, Marpa thực hiện nhiều cuộc hành trình đến Ấn Độ, Nepal và mang rất nhiều giáo pháp về Tây Tạng, chuyển dịch từ tiếng Phạn sang tiếng Tạng. Ngài đã vượt qua vô vàn khó khăn thử thách, nhiều khi suýt mất mạng trong cuộc hành trình gian nan tìm cầu Phật Pháp. Ngài hạnh ngộ vô số bậc đạo sư trong đó Naropa và Maitripa là hai đại đạo sư quan trọng nhất.

Mặc dù Ngài là bạch y cư sĩ, đã lập gia thất nhưng sự chứng ngộ của Ngài là vô song, thanh tịnh không chút nhiễm ô giống như hoa sen mọc lên từ bùn lầy. Đối với Ngài, luân hồi và niết bàn là bất nhị, hết thảy sắc tướng thế tục với Phật tính đều không khác. Vì thế, Ngài có thể vẫn sống trong cuộc đời trần lụy mà không bị nhiễm ô. Marpa thực sự đã đốn chứng thể Kim Cương Trì hay Phật tính ngay trong một đời.

Ngài phiên dịch rất nhiều giáo pháp Mahamudra, Kim Cương Thừa sang tiếng Tạng đồng thời hoằng dương giáo pháp rộng khắp. Ngài đã chọn Milarepa làm người kế tục dòng truyền thừa.

Nguồn: Marpa - Lineage - www.Drukpa.org

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vài Bức Tranh Phật Giáo Tây Tạng


Thangka hay Thangga (唐卡) dịch âm theo tiếng Tây Tạng,chỉ cho những tác phẩm hội họa Phật giáo dùng treo hoặc cuốn. Thangka là một trong những hình thức nghệ thuật hội họa độc đáo của người Tây Tạng. Các chủ đề hội họa thường liên quan đến lịch sử, nhân vật, văn hóa, xã hội mà đặc biệt phong phú nhất là tác phẩm liên quan đến Phật giáo. Thangka Tây Tạng còn được lưu truyền cho đến nay và còn được xem như là bộ bách khoa toàn thư của Tây Tạng
Mời quí vị cùng thưởng thức vài tác phẩm thuộc nghệ thuật Thangka sau đây:


Ảnh nguồn: 佛光音乐
Nhạc nền: Chung Cổ Thiền Âm (钟鼓禅音)
Biên tập: Huệ Quang

Posted Image
01.地藏菩萨 (Bồ-tát Địa Tạng)

Posted Image
02.除盖障菩萨 (Bồ-tát Trừ Cái)

Posted Image
03.金刚手菩萨(Bồ-tát Kim Cang)

Posted Image
04.虚空藏菩萨 (Bồ-tát Hư Không Tạng)

Posted Image
05.文殊菩萨 (Bồ-tát Văn Thù)

Posted Image
06.普贤菩萨 (Bồ-tát Phổ Hiền)

Posted Image
07.观音菩萨 (Bồ-tát Quán Thế Âm)

Posted Image
08.弥勒菩萨 (Bồ-tát Di Lặc)

Biên tập: www.tuvienhuequang.com





Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay