Posted 20 Tháng 4, 2008 Kính thưa các học giả và các anh chị, rubi không biết mấy về ứng dụng lý số nhưng rubi đã có quá trình nghiên cứu và phát kiến mới khá hoàn chỉnh với mức độ nhất định về nguyên lý học thuật Đông phương. Xin giới thiệu ngắn gọi với quí học giả và các anh chị một vài ý tưởng tích hợp của rubi: Thuyết Âm dương Ngũ hành là một lý thuyết thống nhất của nền triết học cổ Đông phương. Hệ thống các nguyên lý của thuyết Âm dương Ngũ hành là một hệ thống đa cấu trúc. Mỗi một cấu trúc là một hệ thống nguyên lý biểu hiện đặc tính của Âm dương Ngũ hành. Sự phối hợp một cấu trúc này với một cấu trúc khác là một nguyên lý thống nhất của Âm dương Ngũ hành, chính vì nguyên lý thống nhất này mà bắt buộc mỗi một cấu trúc phải hoàn chỉnh (xác định chi tiết) tính chất Âm dương Ngũ hành cho từng đối tượng của cấu trúc đó, hay nói một cách khác, một đối tượng có tính chất là âm (hoặc dương) thì nhất thiết phải có tính chất xác định trong Ngũ hành. Thuyết Âm dương Ngũ hành cũng là thuyết thống nhất giữa cách xác định đặc tính Âm dương và đặc tính Ngũ hành(...). Hai cấu trúc cơ bản nhất của Âm dương Ngũ hành là Cấu trúc số và Cấu trúc tượng. Cấu trúc số: Cấu trúc số là hệ thập phân (1,2,3,4,5,6,7,8,9 và 10) với tính chất Âm dương Ngũ hành và có qui luật được biểu hiện qua hai đồ hình, đó là đồ hình Hà đồ và đồ hình Lạc thư. Cấu trúc tượng: -Âm dương Ngũ hành tức là đã có tính chất âm dương thì nhất định phải có tính chất ngũ hành. -Lưỡng nghi là Âm dương Thổ. -Tứ tượng là Thái dương Kim, Thiếu âm Hoả, Thiếu âm Thủy và Thái âm Mộc. -Bát quái là Âm dương Kim, Hoả, Thủy Mộc. Thống nhất Tượng, Số: Nạp bát quái vào Hà đồ thì cho ra hình Bát quái Tiên thiên. Nạp bát quái vào Lạc thư thì cho ra hình Bát quái Hậu thiên. ... 64 quẻ Tiên thiên có liên quan đến chu kỳ 12 đường kinh ứng với hình Bát quái Tiên thiên. 64 quẻ Hậu thiên có liên quan đến qui luật phản phục và tuần hoàn của hình Bát quái Hậu thiên. Trên đây, rubi chỉ mới nghiên cứu có kết quả logic ngần ấy vấn đề, không dám khoe khoang nhưng cũng xin tự giới thiệu. Phần nghiên cứu và phát kiến hoàn chỉnh hệ thống lý thuyết này ở một mức độ nhất định thì rubi sẽ trình bày trong những phần tiếp theo, sẽ có hình ảnh minh họa rõ ràng hơn. Quí học giả và các anh chị có ý kiến thì rubi cũng mong được trao đổi. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 22 Tháng 4, 2008 LỜI MỞ ĐẦU: Kính thưa quí học giả và các anh chị, cách trình bày nội dung bài viết của Rubi có 4 phần như sau: -Phần đầu tiên: là một hệ thống lý thuyết mới (các kiến thức mà Rubi cho là đúng ở trong sách và những phát kiến của Rubi) giới hạn trong khuôn khổ các nguyên lý cơ bản về hai cấu trúc của Âm dương Ngũ hành là cấu trúc số và cấu trúc tượng. -Phần thứ hai: phân tích những yếu tố sai lệch và khai thác những yếu tố đúng của những nguyên lý hiện đang được tồn tại trên sách vở (nội dung cũng hạn chế trong khuôn khổ như phần đầu) -Phần thứ ba: phần là coi như là nhật ký nghiên cứu về vấn đề lý học của Rubi. Như là tiếp xúc với triết học Đông phương như thế nào, làm sao lại đi theo hướng nghiên cứu những sai lệch của nguyên lý Âm dương Ngũ hành, tiến trình phát kiến những yếu tố mới ra sao, nhứng sự tự thay đổi phát kiến như thế nào. -Phần thứ tư: Những yếu tố phát kiến mà Rubi đã nói trong các phần trên vẫn có thể có những chỗ sai hoặc có những sự mở rộng phát kiến chi tiết hơn cho nên sẽ phải viết lại mới một phần hoặc viết lại mới tất cả. Tóm lại, phần 1 là một hệ nguyên lý coi như mới, phần hai là so sánh phân tích những cái cũ để cho ra kết quả mới(ở phần 1), phần ba là nhật ký tiến trình tiếp cận và những mốc nghiên cứu, phần 4 là tổng kết, kiểm tra, làm mới lại hệ thống các nguyên lý đã đưa ra. Rubi tự hệ thống trước như trên để chính mình có một cách trình bày không bị loạn xạ, cũng là nói trước để quí học giả và các anh chị tiện theo dõi. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 26 Tháng 4, 2008 TRIẾT HỌC ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH PHẦN 1-CÁC NGUYÊN LÝ CỦA CÁC CẤU TRÚC CƠ BẢN Triết học Âm dương Ngũ hành là một hệ lý thuyết đa cấu trúc. Mỗi một cấu trúc là một tập hợp các đối tượng kết hợp với nhau đúng theo nguyên lý Âm dương Ngũ hành. Tính chất Âm dương Ngũ hành của một đối tượng (trong một cấu trúc) được xác định đồng thời 2 yếu tố là tính chất Âm dương và tính chất Ngũ hành, tức là: một đối tượng được xác định tính chất là Âm (hoặc Dương) thì nhất thiết phải có cả tính chất xác định trong Ngũ hành, và ngược lại, một đối tượng được xác định tính chất trong Ngũ hành thì nhất định phải có tính chất xác định là Âm (hoặc Dương). Các cấu trúc cơ bản của Triết học Âm dương Ngũ hành gồm 5 cấu trúc sau: -Cấu trúc thiên can -Cấu trúc địa chi -Cấu trúc nhân thể -Cấu trúc số -Cấu trúc tượng Kết hợp một cấu trúc này với một cấu trúc khác là một nguyên lý Âm dương Ngũ hành hợp nhất trong Triết học Âm dương Ngũ hành. A-Nguyên lý Âm dương Ngũ hành cơ bản của cấu trúc thiên can Thiên can có 10 đối tượng. Tính chất Âm dương Ngũ hành của 10 thiên can được xác định như sau: Giáp có tính chất là Dương mộc. Ất có tính chất là Âm mộc. Bính có tính chất là Dương hỏa. Đinh có tính chất là Âm hỏa. Mậu có tính chất là Dương thổ. Kỷ có tính chất là Âm thổ. Canh có tính chất là Dương kim. Tân có tính chất là Âm kim. Nhâm có tính chất là Dương thủy. Quý có tính chất là Âm thủy. Bảng 1. Tính chất Âm dương Ngũ hành của 10 Thiên can B-Nguyên lý Âm dương Ngũ hành cơ bản của cấu trúc địa chi Địa chi có 12 đối tượng. Tính chất Âm dương Ngũ hành của 12 Địa chi được xác định như sau: Tý có tính chất là Dương thủy. Sửu có tính chất là Âm thổ. Dần có tính chất là Dương mộc. Mão có tính chất là Âm mộc. Thìn có tính chất là Dương thổ. Tị có tính chất là Âm hỏa. Ngọ có tính chất là Dương hỏa. Mùi có tính chất là Âm thổ. Thân có tính chất là Dương kim. Dậu có tính chất là Âm kim. Tuất có tính chất là Dương thổ. Hợi có tính chất là Âm thủy. Bảng 2. Tính chất Âm dương Ngũ hành của 12 Địa chi C-Nguyên lý Âm dương Ngũ hành cơ bản trong cấu trúc nhân thể (phần Tạng, Phủ và Kinh) Trong hệ thống Kinh Lạc của Nhân thể có 12 Kinh chính, từ mỗi Kinh chính có một nhánh tách ra gọi là Kinh biệt. 12 Kinh biệt đi sâu vào cơ thể liên lạc với Tạng hoặc Phủ cùng tên. 1-Tính chất (mới-theo Rubi) Âm dương Ngũ hành của 12 đường kinh được xác định như sau: Kinh Phế có tính chất là Dương kim. Kinh Đại tràng có tính chất là Âm kim. Kinh Tỳ có tính chất là Dương thổ. Kinh Vị có tính chất là Âm thổ. Kinh Tâm có tính chất là Dương hỏa. Kinh Tiểu tràng có tính chất là Âm hỏa. Kinh Bàng quang có tính chất là Âm thủy. Kinh Thận có tính chất là Dương thủy. Kinh Tâm bào lạc có tính chất là Âm thổ. Kinh Tam tiêu có tính chất là Dương thổ. Kinh Đởm có tính chất là Âm mộc. Kinh Can có tính chất là Dương mộc. 2-Hệ đại chu thiên Đại chu thiên là hiện tượng khí "huyết" chảy trong 12 đường kinh chính 50 vòng mỗi ngày, mỗi vòng theo trình tự sau: Bảng 3. Tính chất Âm dương Ngũ hành, giờ vượng và giờ suy của 12 đường kinh Trong bảng trên, "giờ vượng" là giờ mà đường Kinh tương ứng là wợng nhất, "giờ suy" là giờ mà đường Kinh tương ứng là suy nhất. D-Nguyên lý Âm dương Ngũ hành cơ bản trong cấu trúc số 1-Tiền đề Âm dương Ngũ hành của hệ thập phân trong cấu trúc số Thiên nhất sinh Thuỷ, Địa lục thành chi Địa nhị sinh Hỏa, Thiên thất thành chi Thiên tam sinh Mộc, Địa bát thành chi Địa tứ sinh Kim, Thiên cửu thành chi Thiên ngũ sinh Thổ, Địa thập thành chi Trời lấy số 1 mà khởi sinh hành Thuỷ, Đất lấy số 6 mà tạo thành hành Thuỷ. Đất lấy số 2 mà khởi sinh hành Hỏa, Trời lấy số 7 mà tạo thành hành Hỏa. Trời lấy số 3 mà khởi sinh hành Mộc, Đất lấy số 8 mà tạo thành hành Mộc. Đất lấy số 4 mà khởi sinh hành Kim, Trời lấy số 9 mà tạo thành hành Kim. Trời lấy số 5 mà khởi sinh hành Thổ, Đất lấy số 10 mà tạo thành hành Thổ. Các số lẻ 1,3,5,7,9 gọi là số của Trời, số Dương hay số Cơ, trong đó 1,3,5 là số Sinh của Trời, 7,9 gọi là số Thành của Trời. Các số chẵn 2,4,6,8,10 gọi là số của Đất, số Âm hay số Ngẫu, trong đó 2,4 gọi là số Sinh của Đất, còn 6,8,10 gọi là số Thành của Đất. 2-Nguyên lý Âm dương Ngũ hành của hệ thập phân trong cấu trúc số Số 1 có tính chất là Dương thủy, số 6 có tính chất là Âm thuỷ. Số 2 có tính chất là Âm hỏa, số 7 có tính chất là Dương hỏa. Số 3 có tính chất là Dương mộc, số 8 có tính chất là Âm mộc. Số 4 có tính chất là Âm kim, số 9 có tính chất là Dương kim. Số 5 có tính chất là Dương thổ, số 10 có tính chất là Âm thổ. 3-Hệ quả Âm dương Ngũ hành của hệ thập phân trong cấu trúc số Theo luật Ngũ hành sinh, khắc hệ thập phân trong cấu trúc số được sắp xếp thành 2 đồ hình Hà đồ và Lạc thư. Hình Hà đồ và Lạc thư Hình 3. Ngũ hành sinh, khắc Luật Ngũ hành tương sinh là nguyên lý của đồ hình 9 cung Hà đồ: Kim sinh Thuỷ Thuỷ sinh Mộc Mộc sinh Hoả Hoả sinh Thổ Thổ sinh Kim Hình 4. 9 cung Hà đồ Luật Ngũ hành tương khắc là nguyên lý của đồ hình 9 cung Lạc thư: Kim khắc Mộc Mộc khắc Thổ Thổ khắc Thủy Thủy khắc Hỏa Hỏa khắc Kim Hình 5. 9 cung Lạc thư Share this post Link to post Share on other sites
Posted 26 Tháng 4, 2008 E-Nguyên lý Âm dương Ngũ hành trong cấu trúc tượng Trong Thiên thượng của Hệ từ truyện có viết: vì lời không diễn hết ý (của Âm dương Ngũ hành) nên phải đặt ra "tượng" để diễn hết ý. Lại viết, Dịch là hình tượng (hào, quái): hình tượng là phỏng theo, là tương tự. Dịch có Thái cực, Thái cực sinh ra Lưỡng nghi, Lưỡng nghi sinh ra Tứ tượng, Tứ tượng sinh ra Bát quái. 1-Tiền đề Âm dương Ngũ hành trong cấu trúc tượng Dịch có Thái cực, Thái cực có tính chất xác định trung tính là hành Thổ. Do nguyên lý của Âm dương mà Thái cực sinh ra Lưỡng nghi là Âm thổ và Dương thổ. Do Âm dương tiến hóa theo luật Ngũ hành mà Lưỡng nghi sinh ra Tứ tượng. Do Ngũ hành tiến hóa theo luật Âm dương mà Tứ tượng sinh ra Bát quái. Nghi âm có tính chất xác định là Âm thổ, nghi dương có tính chất xác định là Dương thổ. Dương thổ sinh ra Thiếu dương hỏa và Thái dương kim. Âm thổ sinh ra Thiếu âm thủy và Thái âm mộc. Thái dương kim sinh ra Dương kim và Âm kim. Thiếu dương hỏa sinh ra Dương hỏa và Âm hỏa. Thiếu âm thủy sinh ra Âm thủy và Dương thủy. Thái âm mộc sinh ra Âm mộc và Dương mộc. Bảng 4. Hệ thống các hình tượng (hào, quái) của cấu trúc tượng 2-Nguyên lý Âm dương Ngũ hành trong cấu trúc tượng 2.1-Thái Cực Thái cực là sự hợp nhất của Âm dương Ngũ hành, Thái cực có tính chất xác định trung tính là hành Thổ, sắc vàng. Hình tượng của Thái cực là một hình tròn 4 màu. Hình 6.Thái cực đồ-Hình tượng của hành Thổ 2.2-Lưỡng NghiDo nguyên lý Âm dương Ngũ hành mà Thái cực (hành Thổ) sinh ra Lưỡng nghi là Âm thổ và Dương thổ. Hình tượng của Dương thổ là một vạch liền, gọi là Hào dương, hình tượng của Âm thổ là một vạch đứt, gọi là Hào âm. Hình 7. Lưỡng nghi-Hình tượng của Dương thổ và Âm thổ 2.3-Tứ tượngDo Âm dương tiến hóa theo luật Ngũ hành mà Lưỡng nghi sinh ra Tứ tượng. Tứ tượng được xác định là Thái dương kim, Thiếu dương hỏa, Thiếu âm thủy và Thái âm mộc. Dương thổ sinh ra Thiếu dương hỏa và Thái dương kim Hình tượng của Thái dương kim và Thiếu dương hỏa được hình thành như sau: Hào dương chồng thêm hào dương thành Thái dương kim(hai hào dương). Hào dương chồng thêm hào âm thành Thiếu dương hỏa(dưới hào dương, trên hào âm) Hình 8. Dương thổ sinh ra Thái dương kim và Thiếu dương hỏa Âm thổ sinh ra Thiếu âm thủy và Thái âm mộc Hình tượng của Thiếu âm thủy và Thái âm mộc được hình thành như sau: Hào âm chồng thêm hào dương thành Thiếu âm thủy(dưới hào âm, trên hào dương). Hào âm chồng thêm hào âm thành Thái âm mộc(hai hào âm). Hình 9. Âm thổ sinh ra Thiếu âm thủy và Thái âm mộc 2.4-Bát quái Do Ngũ hành tiến hóa theo luật Âm dương (Âm sinh, Dương trưởng) mà Tứ tượng sinh ra Bát quái. Tính chất Âm dương Ngũ hành của Bát quái được xác định như sau: Thái dương kim sinh ra Dương kim và Âm kim Thái dương kim chồng thêm Hào dương thành quái Càn. Quái Càn là trạng thái lớn mạnh (Dương trưởng) của hành Kim nên tính chất xác định là Dương kim. Thái dương kim chồng thêm Hào âm thành quái Đoài. Quái Đoài là giai đoạn ban đầu (Âm sinh) của hành Kim nên tính chất xác định là Âm kim. Hình 10. Thái dương kim sinh ra Dương kim và Âm kim Thiếu dương hỏa sinh ra Dương hỏa và Âm hoảThiếu dương hỏa chồng thêm Hào dương thành quái Ly. Quái Ly là trạng thái lớn mạnh (Dương trưởng) của hành Hỏa nên tính chất xác định là Dương hỏa. Thiếu dương hỏa chồng thêm Hào âm thành quái Chấn. Quái Chấn là giai đoạn ban đầu (Âm sinh) của hành Hỏa nên tính chất xác định là Âm hỏa. Hình 11. Thiếu dương hỏa sinh ra Dương hỏa và Âm hỏa Thiếu âm thủy sinh ra Âm thủy và Dương thủyThiếu âm thủy chồng thêm Hào dương thành quái Tốn. Quái Tốn là giai đoạn ban đầu (Âm sinh) của hành Thủy nên tính chất xác định là Âm thủy. Thiếu âm thủy chồng thêm Hào âm thành quái Khảm. Quái Khảm là trạng thái lớn mạnh (Dương trưởng) của hành Thủy nên tính chất xác định là Dương thủy. Hình 12. Thiếu âm thuỷ sinh ra Âm thủy và Dương thủy Thái âm mộc sinh ra Âm mộc và Dương mộcThái âm mộc chồng thêm Hào dương thành quái Cấn. Quái Cấn là giai đoạn bạn đầu (Âm sinh) của hành Mộc nên tính chất xác định là Âm mộc. Thái âm mộc chồng thêm Hào âm thành quái Khôn. Quái Khôn là trạng thái lớn mạnh(Dương trưởng) của hành Mộc nên tính chất xác định là Dương mộc. Hình 13. Thái âm mộc sinh ra Âm mộc và Dương mộc Share this post Link to post Share on other sites
Posted 26 Tháng 8, 2008 TIỂU ĐỀ VỀ CẤU TRÚC SỐ I-NHẮC LẠI II-DƯƠNG LẺ ÂM CHẴN (phần chính) TRIẾT HỌC ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH PHẦN 1-CÁC NGUYÊN LÝ CỦA CÁC CẤU TRÚC CƠ BẢN I-NHẮC LẠI Triết học Âm dương Ngũ hành là một hệ lý thuyết đa cấu trúc. Mỗi một cấu trúc là một tập hợp đầy đủ các đối tượng kết hợp với nhau đúng theo nguyên lý Âm dương Ngũ hành. Tính chất Âm dương Ngũ hành của một đối tượng (trong một cấu trúc) được xác định đồng thời 2 yếu tố là tính chất Âm dương và tính chất Ngũ hành, tức là: một đối tượng được xác định tính chất là Âm (hoặc Dương) thì nhất thiết phải có cả tính chất xác định trong Ngũ hành, và ngược lại, một đối tượng được xác định tính chất trong Ngũ hành thì nhất định phải có tính chất xác định là Âm (hoặc Dương). D-Nguyên lý Âm dương Ngũ hành cơ bản trong cấu trúc số1-Tiền đề Âm dương Ngũ hành của hệ thập phân trong cấu trúc sốThiên nhất sinh Thuỷ, Địa lục thành chiĐịa nhị sinh Hỏa, Thiên thất thành chiThiên tam sinh Mộc, Địa bát thành chiĐịa tứ sinh Kim, Thiên cửu thành chiThiên ngũ sinh Thổ, Địa thập thành chiTrời lấy số 1 mà khởi sinh hành Thuỷ, Đất lấy số 6 mà tạo thành hành Thuỷ.Đất lấy số 2 mà khởi sinh hành Hỏa, Trời lấy số 7 mà tạo thành hành Hỏa.Trời lấy số 3 mà khởi sinh hành Mộc, Đất lấy số 8 mà tạo thành hành Mộc.Đất lấy số 4 mà khởi sinh hành Kim, Trời lấy số 9 mà tạo thành hành Kim.Trời lấy số 5 mà khởi sinh hành Thổ, Đất lấy số 10 mà tạo thành hành Thổ.Các số lẻ 1,3,5,7,9 gọi là số của Trời, số Dương hay số Cơ, trong đó 1,3,5 là số Sinh của Trời, 7,9 gọi là số Thành của Trời.Các số chẵn 2,4,6,8,10 gọi là số của Đất, số Âm hay số Ngẫu, trong đó 2,4 gọi là số Sinh của Đất, còn 6,8,10 gọi là số Thành của Đất.2-Nguyên lý Âm dương Ngũ hành của hệ thập phân trong cấu trúc sốSố 1 có tính chất là Dương thủy, số 6 có tính chất là Âm thuỷ.Số 2 có tính chất là Âm hỏa, số 7 có tính chất là Dương hỏa.Số 3 có tính chất là Dương mộc, số 8 có tính chất là Âm mộc.Số 4 có tính chất là Âm kim, số 9 có tính chất là Dương kim.Số 5 có tính chất là Dương thổ, số 10 có tính chất là Âm thổ.3-Hệ quả Âm dương Ngũ hành của hệ thập phân trong cấu trúc số Theo luật Ngũ hành sinh, khắc hệ thập phân trong cấu trúc số được sắp xếp thành 2 đồ hình Hà đồ và Lạc thư. Hình Hà đồ và Lạc thư Hình 3. Ngũ hành sinh, khắc Luật Ngũ hành tương sinh là nguyên lý của đồ hình 9 cung Hà đồ:Kim sinh ThuỷThuỷ sinh MộcMộc sinh HoảHoả sinh ThổThổ sinh KimHình 4. 9 cung Hà đồ Luật Ngũ hành tương khắc là nguyên lý của đồ hình 9 cung Lạc thư:Kim khắc MộcMộc khắc ThổThổ khắc ThủyThủy khắc HỏaHỏa khắc KimHình 5. 9 cung Lạc thư II-TIỂU ĐỀ DƯƠNG LẺ ÂM CHẴN Thưa các học giả, có lần Rubi thấy có học giả nào đó có ý chứng minh một tiểu đề với nội dung thay đổi như sau: Dương Chẵn, Âm Lẻ.Thật ra thay đổi như vậy rồi chứng minh thì cũng có một vài yếu tố tưởng như có triển vọng khám phá thành công, nhưng không phải vậy. Có chăng chứng minh được "phát kiến" đó thì cũng chỉ tiến hành được một số bước dựa trên một vài trong vô số tính ngẫu nhiên của những nguyên lý căn bản.Hôm rồi Rubi xem bài của chú Thiên Sứ nói về hai bức tranh Đông Hồ, sau một khoảng thời gian khoảng độ một tuần lễ, Rubi ngồi nhìn vào hình Bát Quái Tiên Thiên (mới) rồi bỗng nhiên có ý thấy được cách khám phá hai bức tranh Đông Hồ ấy để chứng minh tiền đề Dương Lẻ, Âm Chẵn.Chú ý thêm là, Khải quát để dễ hiểu hơn, trước hết trong môi trường phân cực Âm và Dương (Thái Cực-Hệ Thập Phân Hà Lạc), mỗi cực có đầy đủ một số đối tượng. Trong cách đặt vấn đề Dương Lẻ, Âm Chẵn, tức là nói đến sự xác định chi tiết và cụ thể về tính chất cho một đối tượng. Và trong tiểu đề này không đề cập đến đối tương đó thuộc cực âm hay cực dương, nhưng về nội dung, thực chất nó vẫn logic với nguyên lý xác định đối tượng đó là của cực Âm hoặc cực Dương.Tóm lại, một đối tượng sẽ phải có hai yếu tố cơ bản là:Thứ nhất: đối tượng đó là một trong các đối tượng của Cực Âm hoặc Cực Dương.Thứ hai: đối tượng đó có tính chất Âm Dương Ngũ Hành cụ thể như thế nào. Đây là vần đề chủ yếu của bài viết này, nhưng trong khuổn khổ khám phá nguyên lý làm sao số Lẻ là Dương, làm sao số Chẵn là Âm.Khởi đầu, dựa trên nguyên lý Âm sinh, Dương trưởng.Âm sinh, Dương trưởng là khái niệm dành riêng cho sự phát triển của các đối tượng được coi là Cơ Thể Sống. Thứ tự Âm sinh rồi đến Dương trưởng liền tiếp nhau này ngược với thứ tự liên tiếp Dương rồi đến Âm của Thiên Can và Địa Chi. Tức là:Sự phát triển của Cơ Thể theo thứ tự Âm rồi đến Dương.Sự quy định tọa độ thời gian thì theo thứ tự Dương rồi đến Âm.Thế nào là Âm rồi đến Dương: 6 đến 1, 8 đến 3, 2 đến 7, 4 đến 9 là Âm rồi đến Dương.Thế nào là Dương rồi đến Âm: Tý đến Sửu, Dần đến Mão, Thìn đến Tỵ,..Tuất đến Hợi và/hoặc Giáp đến Ất, Bính đến Đinh, Mậu đến Kỷ...Nhâm đến Quý là Dương rồi đến Âm.Và có thể nói một cách khác Thời gian (Không thời gian-Thiên Can, Địa Chi) tạm gọi đó không phải là một đối tượng như là Cơ Thể Sống. Không Thời Gian là một Cực, thì đối tượng phát triển trong ấy lại là một đối cực của Không Thời Gian. Có lẽ chính thế mà Không Thời Gian thì được xác định theo thứ tự so le từng cặp từ Dương rồi đến Âm, còn đối tượng trong Không Thời Gian là một (các) đối tượng sống, một cơ thể sống và phát triển theo tiến trình từng cặp giai đoạn từ Âm rồi đến Dương. Âm sinh Dương trưởng là một cách đặt định cho tiến trình phát triển theo từng giai đoạn của một cơ thể sống. Có thể khẳng định ngay như vậy.Vậy bước thứ nhất là hiểu về cách đặt định Âm Sinh Dương Trưởng với các yếu tố liên quan. Tiếp theo là liên hệ nguyên lý Âm Sinh Dương Trưởng của Cơ Thể Sống tới nội dung hai bức tranh dân gian Đông Hồ. Đó là Bức Tranh Đàn Lợn và Đàn Cá. Tất nhiên, điều thú vị là Lợn và Cá là động vật, là cơ thể sống.Tranh Dân Gian Đông Hồ-Đàn LợnÂm Sinh là giai đoạn Thai Sinh, chỉ chung cho cả đối tượng sinh và đối tượng được sinh ra. Đối tượng sinh trong bức tranh này là Lợn Mẹ, các đối tượng được sinh ra là 5 Chú Lợn Con.Tiếp theo Âm Sinh là Dương Trưởng. Thì ở đây Lơn Mẹ là đối tượng Dương Trưởng, đối tượng đã lớn mạnh nên mang tính Dương.Và thấy ngay rằng: Âm Sinh liên hệ với số 6 (1 mẹ với 5 con) là số C.hẵn.Dương Trưởng liên hệ với số 1 (Lợn Mẹ) là số Lẻ.Từ đó có thể thấy được rằng 1,3,5,7,9 là các số Lẻ được đặt định là đối tượng Dương. Các số 2,4,6,8,10 là các số Chẵn được đặt định là đối tượng Âm.Tranh Dân Gian Đông Hồ-Đàn Cá Có khả năng bài viết này sẽ được phát triển thêm. Đây là lần viết đầu tiên về nội dung đề cập, Rubi cảm ơn các đọc giả đã theo dõi.p/s: Như vậy thứ tự Dương đến Âm của cấu trúc số 1,2,3,4,5,6,7,8,9 là ứng với thời gian, cho nên khi nạp thời gian vào Hà Đồ và/hoặc Lạc Thư thì phải theo thứ tự này. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 11 Tháng 10, 2008 TIỂU ĐỀ-SỐ NGŨ HÀNH VÀ SỐ ÂM DƯƠNG Thay lời: Trong quan niệm của "chúng ta" về Số, Rubi thấy có một quan niệm coi trọng những con Số Lẻ. Và (hình như) "chúng ta" cho rằng đó là số Sinh. Rubi có phát kiến mới về ý nghĩa của những con Số Lẻ, đó là Số Lẻ liên quan trực tiếp đến Ngũ Hành và Số Ngũ Hành sinh ra hai số là Số Âm và Số Dương. Sau đây là nội dụng chi tiết,...Rubi cảm ơn đọc giả đã theo dõi tiểu đề này. Phần I a_Số lẻ là số Sinh Số Sinh là số tổng của hai số mà hai số này được coi là cặp Số Âm Dương . b_Cặp Số Âm Dương Hai số được coi là Âm Dương của nhau khi số này là Số Lẻ thì số còn lại là Số Chẵn và đồng thời cặp số Âm Dương hơn hoặc kém nhau 5 đơn vị. Trong trường hợp Số Âm hoặc Số Dương lớn hơn 10 thì thực hiện phép mô-đun 10 (modulo 10). c_Số thuộc Cực Âm và Số thuộc Cực Dương Trong một cặp Số Âm Dương, nếu Số Âm lớn hơn Số Dương thì cặp số này là cặp Số Âm Dương thuộc Cực Âm, nếu Số Dương lớn hơn Số Âm thì cặp số này là cặp Số Âm Dương thuộc Cực Dương. Nhận định: Có thể coi các nội dung trên là những định lý. Và ngay tiếp đây là phải nêu ra cách xác định cặp Số Âm Dương của một đối tượng Số Lẻ bất kỳ. Xác định cặp Số Âm Dương của một đối tượng Số Lẻ Ví Dụ 1: Tìm cặp Số Âm Dương của số 19 Giải: Bước 1 Các cặp số có tổng là 19 là những cặp số sau: 19=(1+18)=(2+17)=(3+16)=(4+15)=(5+14)=(6+13)=(7+12)=(8+11)=(9+10) Theo định lý về Cặp Số Âm Dương thì cặp số 7 và 12 là Cặp Số Âm Dương của Sổ 19 Bước 2 Thực hiện mô-đun số học để tìm cặp Số Âm Dương gốc, của 19 7modulo 10=7 12modulo 10=2 Cách tính nhanh: S-5=C D=(5+C/2) modulo10 A=(C/2) modulo10 Ghi chú: S là Số Lẻ bất kỳ D là Số Dương A là Số Âm Phần II Số Sinh và Số Âm Dương trong Cấu Trúc Số Cấu Trúc Số có đầy đủ 10 đối tượng ứng với Âm Dương Ngũ Hành là: 6 và 1 là Âm Dương của Hành Thủy 8 và 3 là Âm Dương của Hành Mộc 2 và 7 là Âm Dương của Hành Hỏa 4 và 9 là Âm Dương của Hành Kim 10 và 5 là Âm Dương của Hành Thổ Từ đó suy ra: Số Sinh của Hành Thủy là 6+1=7 Số Sinh của Hành Mộc là 8+3=11 Số Sinh của Hành Hỏa là 2+7=9 Số Sinh của Hành Kim là 4+9=13 Số Sinh của Hành Thổ là 10+5=15 Ngũ Hành và Số của Ngũ Hành Khái niệm Ngũ Hành được giới hạn như sau: Thái Cực là Hành Thổ Thái Dương là Hành Kim Thiếu Dương là Hành Hỏa Thiếu Âm là Hành Thủy Thái Âm là Hành Mộc Từ đó suy ra: 07 là độ số của Thiếu Âm Thủy 09 là độ số của Thiếu Dương Hỏa 11 là độ số của Thái Âm Mộc 13 là độ số của Thái Dương Kim 15 là độ số của Thái Cực Thổ Nhận xét: Số của Ngũ Hành là năm Số Sinh liên tiếp nhau. Phân cực trong Ngũ Hành Sự phân cực trong Ngũ Hành cũng là một khái niệm cần nêu ra cụ thể. Ngũ Hành chia làm 2 phần, phần thứ nhất là Trung Cực, phần thứ hai là Cực Dương và Cực Âm. Thái Cực có tính chất xác định là Hành Thổ và có vai trò là Trung Cực trong Ngũ Hành. Phần còn lại của Ngũ Hành là Tứ Tượng. Tứ Tượng phân thành hai cực là Cực Dương và Cực Âm, trong Ngũ Hành. Trong Cấu Trúc Tượng, có tiền đề "Dịch có Thái Cực, Thái Cực sinh Lưỡng Nghi, Lưỡng Nghi sinh Tứ Tượng, Tứ Tượng sinh Bát Quái" là một yếu tố trực tiếp để diễn giải sự hình thành Ngũ Hành và sự phân cực trong Ngũ Hành. Kết quả diễn giải, Rubi tạm nêu ra như sau: Thiếu Âm Thủy là giai đoạn đầu của Cực Âm Thái Âm Mộc là giai đoạn sau của Cực Âm Thiếu Dương Hỏa là giai đoạn đầu của Cực Dương Thái Dương Kim là giai đoạn sau của Cực Dương. Tức là: Thiếu Âm Thủy và Thái Âm Mộc thuộc Cực Âm. Thiếu Dương Hỏa và Thái Dương Kim thuộc Cực Dương. Kết quả diễn giải này tương ứng với yếu tố gián tiếp trong Cấu Trúc Số, đó là: 07 là độ số của Thiếu Âm Thủy. Thiếu Âm Thủy sinh ra Âm Thủy và Dương Thủy, Âm Thủy có độ số là 6, Dương Thủy có độ số là 1. 11 là độ số của Thái Âm Mộc. Thái Âm Mộc sinh ra Âm Mộc và Dương Mộc, Âm Mộc có độ số là 8, Dương Mộc có độ số là 3. Xét về độ số, hai hành Thủy và Mộc cùng cóđộ số Âm lớn hơn độ số Dương. Tức là 6 lớn hơn 1, và 8 lớn hơn 3. 09 là độ số của Thiếu Dương Hỏa. Thiếu Dương Hỏa sinh ra Âm Hỏa và Dương Hỏa, Dương Hỏa có độ số là 7, Âm Hỏa có độ số là 2. 13 là độ số của Thái Dương Kim. Thái Dương Kim sinh ra Âm Kim và Dương Kim, Dương Kim có độ số là 9, Âm Kim có độ số là 4. Xét về độ số, hai hành Hỏa và Kim cùng có độ số Dương lớn hơn độ số Âm. Tức là 7 lớn hơn 2, và 9 lớn hơn 4. Nhận xét tổng quát: ... 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 27 Tháng 11, 2008 TIỂU ĐỀ-LÝ GIẢI THỨ TỰ SỐ CỦA LẠC THƯ Thưa các học giả và các anh chi, Hà Đồ và Lạc Thư là hai đồ hình của Triết học ADNH. Nhưng cách tính thứ tự liên tiếp 1-2-3-4-5-6-7-8-9 hoặc ngược lại 9-8-7-6-5-4-3-2-1 của Lạc Thư, Rubi thấy cũng rất có lý đồng thời cũng thắc mắc thứ tự liên tiếp như vậy còn dựa trên nguyên lý nào ? Dưới đây là cách lý giải của Rubi về thứ tự liên tiếp của 9 số trong Lạc Thư. Xin cảm ơn đọc giả đã theo dõi tiểu đề này. Phần I-Nguyên lý liên quan Nội dung bài viết dó có liên quan đến hệ thống các nguyên lý chung, nên Rubi sẽ nêu ngắn gọn phần nguyên lý liên quan (trong phần này đã có sự chỉnh lý của Rubi). Nội dung nguyên lý: Hà Đồ, Bát Quái Tiên Thiên(Rubi), và 12 đường Kinh -Số 9, Quái Càn, Kinh Phế cùng có tính chất xác định là Dương Kim -Số 4, Quái Đoài, Kinh Đại Tràng cùng có tính chất xác định là Âm Kim -Số 7, Quái Ly, Kinh Tâm cùng có tính chất xác định là Dương Hoả -Số 2, Quái Chấn, Kinh Tiểu Tràng cùng có tính chất xác định là Âm Hoả -Số 6, Quái Tốn, Kinh Bàng Quang cùng có tính chất xác định là Âm Thuỷ -Số 1, Quái Khảm, Kinh Thận cùng có tính chất xác định là Dương Thuỷ -Số 8, Quái Cấn, Kinh Đởm cùng có tính chất xác định là Âm Mộc -Số 3, Quái Khôn, Kinh Can cùng có tính chất xác định là Dương Mộc Phần II-Chu kỳ số 8 trên vòng tròn Âm Dương Ngũ Hành tương sinh của Hà Đồ Khí huyết vận hành theo 12 đường Kinh của Nhân thể có chu kỳ như sau: =>Phế > Đại Tràng > Vị > Tỳ > Tâm > Tiểu Tràng > Bàng Quang => <=Phế < Can < Đởm < Tam Tiêu < Tâm Bào < Thận < Bàng Quang <= Loại bỏ 4 đường kinh thuộc hành thổ là Vị, Tỳ, Tâm Bào và Tam Tiêu thì chu kỳ của Tám đường kinh còn lại là =>Phế > Đại Tràng > Tâm > Tiểu Tràng => <= Can < Đởm < Thận < Bàng Quang <= Tương ứng theo tính chất ADNH, thứ tự tám quái của Bát quái Tiên thiên tạo thành chu kỳ như sau: Càn > Đoài > Ly > Chấn > Tốn > Khảm > Cấn > Khôn > Càn... Tương ứng theo tính chất ADNH, thứ tự tám số của Hà Đồ tạo thành chu kỳ như sau: 9 > 4 > 7 > 2 > 6 > 1 > 8 > 3 > 9... Như vậy thì có thể thấy, khi vị trí các đường kinh được sắp xếp thành hình tròn theo quy luật ADNH tương sinh trên Hà Đồ, thì chu kỳ khí huyết vận hành theo 8 (12) đường kinh tạo thành con đường số 8. Khí huyết từ Bàng quang và Thận vận hành đến Tâm Bào, Tam Tiêu rồi đến Đởm và Can, khi loại bỏ hai đường kinh Tâm Bào và Tam Tiêu thì tính chất tương tác gián tiếp ứng với quy luật Tương sinh, Thủy sinh Mộc. Tiếp theo, khí huyết từ Đởm và Can vận hành đến Phế và Đại Tràng ứng với quy luật Tương Vũ, Mộc vũ Kim. Tiếp theo, khí huyết từ Phế và Đại Tràng vận hành đến Vị, Tỳ rồi đến Tâm và Tiểu Tràng, khi loại bỏ hai kinh Vị và Tỳ thì tính chất tương tác gián tiếp cũng là quy luật Tương Vũ, Kim vũ Hoả. Tiếp theo, khí huyết từ Tâm và Tiểu Tràng vận hành đến Bàng Quang và Thận ứng với quy luật Tương Vũ, Hỏa vũ Thuỷ. Từ hiện tượng tự nhiên khí huyết vận hành theo quy luật tương sinh và tương vũ theo từng giai đoạn đã tạo nên con đường số 8 trong môi trường ADNH tương sinh của Hà Đồ. Con đường số 8 này tương ứng theo Bát Quái Tiên Thiên(Rubi) là thứ tự tám quái Càn, Đoài, Ly, Chấn, Tốn, Khảm, Cấn, Khôn. Và, con đường số 8 đó tương ứng theo Hà Đồ là thứ tự tám số 9,4,7,2,6,1,8,3. Một kết luận quan trọng cần nêu ra là: Có một con đường số 8 trong môi trường ADNH tương sinh của Hà Đồ. Vậy thì, trong môi trường ADNH tương khắc của Lạc Thư, có con đường số 8 nào không và con đường số 8 ấy phản ánh quy luật gì ? Phần III-Chu kỳ số 8 trên vòng tròn Âm Dương Ngũ Hành tương khắc của Lạc Thư Có thể nhận xét trước rằng trong môi trường ADNH tương khắc của Lạc Thư, có hai con đường số 8 kết hợp với nhau tạo thành thứ tự dãy số 1,2,3,4,5,6,7,8,9. Trong 9 số của Lạc Thư, chia ra hai nhóm và sắp xếp theo thứ tự từ nhỏ đến lớn như sau: Nhóm các số dương: 1-3-5-7-9 Nhóm các số âm: 2-4-6-8 Nhóm các số dương 1-3-5-7-9 chính là một con đường số 8 thứ nhất trong môi trường ADNH tương khắc của Lạc Thư. Và, nhóm các số âm 2-4-6-8 chính là một con đường số 8 thứ hai trong môi trường ADNH tương khắc của Lạc Thư. Nhóm các số dương, Rubi gọi là Lạc Thư Dương Cục; nhóm các số âm, Rubi gọi là Lạc Thư Âm Cục. Như vậy, thứ tự Dương Cục và Âm Cục của Lạc Thư tạo thành thứ tự 9 số trong môi trường ADNH tương khắc của Lạc Thư. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 8 Tháng 12, 2008 Tiểu Đề-Dương Giáng Âm ThăngThưa các học giả và các anh chị, tiểu đề này Rubi nói đến yếu tố Dương Giáng Âm Thăng.Hiện tại, Rubi thấy có hai sự Dương Giáng Âm Thăng trong Hà Đồ. Thứ nhất là sự Dương Giáng Âm Thăng trong Cực Âm và Cực Dương trong không gian Ngũ Hành Tương Sinh của Hà Đồ. Thứ hai là sự Dương Giáng Âm Thăng tác động giữa hai Cực Âm và Dương.Trước hết phải nói đến một yếu tố khái quát là:Lý luận về Âm Dương Ngũ Hành vẫn phải có, đồng thời lời nói không nói hết được ý nghĩa của Âm Dương Ngũ Hành nên phải đặt ra Tượng và Số để nói hết ý nghĩa cơ bản của Âm Dương Ngũ Hành. Hay nói một cách khác, Tượng và Số là những nguyên lý cốt tủy của Âm Dương Ngũ Hành vì vậy những quy luật và hiện tượng biểu hiện trong Tượng và Số thì đó đều là những nguyên lý cơ bản biểu hiện đặc tính của Âm Dương Ngũ Hành.Trở lại chủ đề Dương Giáng Âm Thăng, nội dung này sẽ dẫn đến kết quả xác định vị trí trên dưới phải trái trong không gian Ngũ Hành Tương Sinh của Hà Đồ.Hợp nhất Tượng và Số theo quy tắc Âm Dương Ngũ Hành tương ứng trong không gian Âm Dương Ngũ Hành tương sinh của Hà Đồ, và xác định các hệ cực trong không gian này. Có hai hệ cực trong không gian Âm Dương Ngũ Hành tương sinh, đó là:-Hệ phân cực thứ nhất là Kim và Thủy tạo thành một cực, đối lập có Mộc và Hỏa tạo thành một cực. Hệ phân cực này khác với hệ phân cực Âm Dương.-Hệ phân cực thứ hai là Cực Âm có Thủy và Mộc, Cực Dương có Hỏa và Kim.Đối với hệ phân cực thứ nhất, Kim sinh Thủy là nguyên lý Âm Thăng theo quỹ đạo Ngũ Hành tương sinh, đối tượng Âm là Hành Thuỷ, Hành Thủy đã Thăng được lên trên; Mộc sinh Hỏa là nguyên lý Dương Giáng theo quỹ đạo Ngũ Hành tương sinh, đối tượng Dương là Hành Hoả, Hành Hỏa đã Giáng được xuống dưới.Đối với hệ phân cực thứ hai là Cực Âm và Cực Dương của Ngũ Hành, ở Cực Âm thứ tự 6,1,8,3 hay Tốn, Khảm, Cấn, Khôn là chiều Dương Tiêu Âm Trưởng của Cực Âm cũng là chiều Âm Thăng theo quỹ đạo của Đại Chu Thiên trong nhân thể; ở Cực Dương thứ tự 9,4,7,2 hay Càn, Đoài, Ly, Chấn là quỹ đạo của Đại Chu Thiên trong nhân thể, chiều này ngược chiều với sự Âm Tiêu Dương Trưởng của chính Cực Dương và đó chính là hiện tượng Khí Dương đi xuống, giáng xuống.Trên đây là hai hiện tượng Dương Giáng Âm Thăng trong không gian Âm Dương Ngũ Hành tương sinh. Đối với hệ phân cực thứ nhất, biểu hiện sự Dương đã Giáng được và Âm đã Thăng được. Đối với hệ phân cực thứ hai, biểu hiện khí Dương giáng trong cực Dương và khí Âm thăng trong cực Âm.Từ hệ phân cực thứ nhất tức là Kim sinh Thủy đối với Mộc sinh Hoả, nguyên lý Dương Giáng Âm Thăng cũng là yếu tố xác định đối tượng Âm có vị trí ở trên, đối tượng Dương có vị trí ở dưới, cụ thể tức là Thủy ở trên ứng với phương Bắc, Hỏa ở dưới ứng với phương Nam.Tiểu đề này Rubi thiếu phần xác định phải trái cho Kim và Mộc. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 8 Tháng 12, 2008 Tiểu Đề-Tên của Bát Quái gọi theo tính chất Âm Dương Ngũ Hành: Dương Thiếu Âm Thủy là Quái Khảm Âm Thiếu Âm Thủy là Quái Tốn Dương Thiếu Dương Hỏa là Quái Ly Âm Thiếu Dương Hỏa là Quái Chấn Dương Thái Âm Mộc là Quái Khôn Âm Thái Âm Mộc là Quái Cấn Dương Thái Dương Kim là Quái Càn Âm Thái Dương Kim là Quái Đoài Phải thêm hai tên nữa thì mới đủ bộ của Âm Dương Ngũ Hành, đó là: Dương Thái Cực Thổ là Nghi Dương Âm Thái Cực Thổ là Nghi Âm :( 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 11 Tháng 12, 2008 Tiểu Đề-Biểu tượng và ký hiệu Âm Dương Hôm nay Rubi đang có một chút chút phải xác định về một ký hiệu, tiện thể đang nói đến vấn đề Phủ Tạng trong Đông Y cho nên phải tư duy để tìm xét xem Biểu tượng và Ký hiệu Âm Dương cụ thể là như thế nào. Cho nên kết quả suy nghĩ cũng cảm hứng viết ra để làm tài liệu. Ký hiệu thông thường về Hào thì: -Vạch liền là ký hiệu của Dương -Vạch đứt là ký hiệu của Âm Đó là một yếu tố. -Chấm đặc là ký hiệu của Dương -Chấm rỗng là ký hiệu của Âm Đây là yếu tố thứ hai, Rubi tự xác định, nhưng không biết trong sách hiện nay có khác gì không. Nội là bên trong Ngoại là bên ngoài Tạng là cái kho Phủ là cái hàng rào :D bao quanh kho Vậy nếu xác định: Nội Tạng là Dương Ngoại Phủ là Âm Vậy thì có tương đồng với ký hiệu Vạch Âm Dương Không ? Có. Bên trong mà có chứa đồ, có vật thì tức là bên trong đặc. Nội Tạng là cái kho có chứa đồ bên trong và cũng là cái kho bên trong hàng rào điều này đồng nghĩa với việc xác định Vạch liền là Dương hay Chấm đặc là Dương. Bên trong mà rỗng thì đối tượng đó là thành, là hàng rào bao quanh bảo vệ điều này đồng nghĩa với việc xác định Vạch đứt là Âm hay Chấm rỗng là Âm. Trong Đông Y, việc xác định tính chất Kinh là Âm hay Dương cũng căn cứ vào yếu tố trong ngoài. Kinh nằm mé bên trong cách tay thì đó là Kinh Âm, Kinh nằm bên mé ngoài cách tay đó là Kinh Dương, yếu tố trực tiếp như vậy thì có vẻ mâu thuẫn với việc thống nhất về ký hiệu cho Âm Dương. Cứ theo sự thống nhất như trình bày trên thì việc xác định chỉnh lý tính chất Âm Dương của các đường Kinh không hề khó: -Vì Kinh nằm bên mé trong cách tay nên gọi nó là Kinh Dương, đồng thời các kinh đó liên quan trực tiếp đến một bộ phận nhất định của cơ thể nên gọi cơ quan đó là Tạng. -Vì Kinh nằn bên mé ngoài cách tay nên gọi nó là Kinh Âm, đồng thời các kinh đó liên quan trực tiếp đến một bộ phận nhất định của cơ thể nên gọi cơ quan đó là Phủ. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 18 Tháng 12, 2008 Tiểu Đề-Đông Tứ Tượng và Tây Tứ Tượng Thưa các học giả và anh chi, Rubi có đặt vấn đề như tiểu để trên vì cho rằng tên gọi như hiện nay theo sách vở đã bị đặt nhầm. Sau khi phân tích để trả tên gọi "Đông Tứ Tượng và Tây Tứ Tượng" về đúng vị trí, Rubi cũng sẽ đề cập khái quát tới vấn đề xung hay hợp giữa hai nhóm quẻ đúng hay sai. Xin cảm ơn các đọc giả. Phần I Phải nói ngay rằng: Đông Tứ Tượng là bốn đối tượng thuộc cực âm của Tiên Thiên Bát Quái Rubi, Tây Tứ Tượng là bốn đối tượng thuộc cực dương của Tiên Thiên Bát Quái Rubi. Bốn đối tượng quái thuộc cực âm là Tốn Khảm Cấn Khôn. Theo thứ tự Tốn Khảm Cấn Khôn là quy luật Dương Tiêu Âm Trưởng, trong đó quái Khôn thuộc hành Mộc ứng với hướng Đông và là quái chủ của bốn quái thuộc cực âm. Vì lấy tính chất của quái chủ để đặt tên cho cả nhóm nên gọi là Đông Tứ Tượng. Bốn đối tượng quái thuộc cực dương là Chấn Ly Đoài Càn. Theo thứ tự Chấn Lý Đoài Càn là quy luật Âm Tiêu Dương Trưởng, trdong đó quái Càn thuộc hành Kim ứng với hướng Tây và là quái chủ của bốn quái thuộc cức dương. Vì lấy tính chất của quái chủ để đặt tên cho cả nhóm nên gọi là Tây Tứ Tượng. Như vậy thì nhóm bốn quái Tốn Khảm Chấn Ly và nhóm bốn quái Cấn Khôn Đoài Càn lại chưa có tên mới thay thế. Rubi cũng chưa có căn cứ để đặt tên chính xác cho hai nhóm này nhưng có thể nhận khái quát về quan hệ giữa các quái trong một nhóm như đang dùng là có lý hay không. Phần II Vì là khái quát nên Rubi có ý phát kiến các yếu tố như sau: - 1 và 2 là nguyên lý cho tên gọi Dương Thiếu Âm Thủy và Âm Thiếu Dương Hoả, đặc biệt , 1 và 2 là Thiếu đối với 3 và 4 là Thái. Số cuối cùng là 5 và là nguyên lý cho tên gọi Dương Thái Cực Thổ, Cực với nghĩa là số cuối cùng theo thứ tự 12345, Thái với nghĩa là số lớn, số cuối cùng là số lớn nhất nên gọi nó là Thái Cực. - 3 và 4 là nguyên lý cho tên gọi Dương Thái Âm Mộc và Âm Thái Dương Kim. 3 và 4 là Thái đối với 1 và 2 là Thiếu. - 6 và 7 là nguyên lý cho tên gọi Âm Thiếu Âm Thủy và Dương Thiếu Dương Hỏa. 6 và 7 là Thiếu đối với 8 và 9 là Thái. Số cuối cùng là 10 và là nguyên lý cho tên gọi Âm Thái Cực Thổ, Cực với nghĩa là số cuối cùng theo thứ tự 678910, Thái với nghĩa là số lớ, số cuối cùng là số lớn nhất nên gọi nó là Thái Cực. - 8 và 9 là nguyên lý cho tên gọi Âm Thái Âm Mộc và Dương Thái Dương Kim. 8 và 9 là Thái đối với 6 và 7 là Thiếu. Nguyên lý đặt tên cho Âm Dương Ngũ Hành, cụ thể là các tên Thái Dương Kim, Thiếu Dương Hoả, Thiếu Âm Thủy, Thái Âm Mộc và Thái Cực Thổ được đặt dựa trên độ lớn nhỏ và lớn nhất của Âm Dương Ngũ Hành được cụ thể hóa bằng Cấu Trúc Số. Hợp nhất Tượng Số theo quy tắc Âm Dương Ngũ Hành tương ứng thì có kết quả: Nhóm thứ nhất-Tứ Tượng của Thiếu Âm và Thiếu Dương - 1 và 6, Khảm và Tốn ứng với Thiếu Âm - 2 và 7, Chấn và Ly ứng với Thiếu Dương Thiếu Âm hợp với Thiều Dương ấy là tính chất đồng lứa và ngũ hành Tương Vũ (Tam Biến Phúc Đức), Âm Dương hợp với nhau theo tính chất đồng hành (Thượng Biến Sinh Khí). Nhóm thứ hai-Tứ Tượng của Thái Âm và Thái Dương - 3 và 8, Khôn và Cấn ứng với Thái Âm - 4 và 9, Đoài và Càn ứng với Thái Dương Thái Âm hợp với Thái Dương ấy là tính chất đồng lứa và ngũ hành Tương Vũ (Tam Biến Phúc Đức), Âm Dương hợp với nhau theo tính chất đồng hành (Thượng Biến Sinh Khí). Như vậy thì có thể thấy được khái quát các đối tượng hợp với nhau theo tính chất được xác định bằng các nguyên lý căn bản. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 31 Tháng 12, 2008 Tiểu Đề-Tên của Bát Quái gọi theo tính chất Âm Dương Ngũ Hành: Dương Thiếu Âm Thủy là Quái Khảm Âm Thiếu Âm Thủy là Quái Tốn Dương Thiếu Dương Hỏa là Quái Ly Âm Thiếu Dương Hỏa là Quái Chấn Dương Thái Âm Mộc là Quái Khôn Âm Thái Âm Mộc là Quái Cấn Dương Thái Dương Kim là Quái Càn Âm Thái Dương Kim là Quái Đoài Phải thêm hai tên nữa thì mới đủ bộ của Âm Dương Ngũ Hành, đó là: Dương Thái Cực Thổ là Nghi Dương Âm Thái Cực Thổ là Nghi Âm :lol: Thưa các học giả và các anh chị, Rubi xin nói thêm về cách gọi tên khác hơn cho các đối tượng của Âm Dương Ngũ Hành. Như cách gọi tên cho các đối tượng của ADNH đã nói trên thì nó liên quan trực tiếp đến định luật tương sinh của ADNH. Ngoài cách gọi tên như vậy, còn có một cách gọi tên khác, cách gọi tên này không phụ thuộc vào định luật nào của ADNH, cụ thể là: Hành Thuỷ: Số 6 và quái Tốn gọi là Thiếu Âm Thuỷ Số 1 và quái Khảm gọi là Thiếu Dương Thuỷ Hành Hoả: Số 2 và quái Chấn gọi là Thiếu Âm Hoả Số 7 và quái Ly gọi là Thiếu Dương Hoả Hành Mộc: Số 8 và quái Cấn gọi là Thái Âm Mộc Số 3 và quái Khôn gọi là Thái Dương Mộc Hành Kim: Số 4 và quái Đoài gọi là Thái Âm Kim Số 9 và quái Càn gọi là Thái Dương Kim Hành Thổ: Số 10 và nghi Âm gọi là Thái Âm Thổ Số 5 và nghi Dương gọi là Thái Dương Thổ Ưu điểm của cách gọi mới như vậy là không bị phụ thuộc vào sự phân cực của Ngũ Hành, tức là đúng cho mọi trường hợp đối tượng được xác định vị trí trong Ngũ Hành Tương Khắc hoặc Tương Sinh hoặc là bất cứ đứng chung với toàn bộ hay riêng một mình. Nhưng nhược điểm của cách gọi như vậy là không thể hiện được vai trò lớn nhỏ và lớn nhất của các đối tượng trong Ngũ Hành nói riêng. Cũng bởi vì định luật ADNH tương sinh là một định luật quan trọng để thống nhất các cấu trúc của ADNH vì vậy cách gọi tên thứ hai nói trên có vẻ như không đầy đủ với Ngũ Hành và định luật tương sinh của nó. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 31 Tháng 1, 2009 Rubi ngẫu hứng đầu năm, nhưng cũng không kém phần nghiêm túc... :angry: Thể và dụng vốn không hai gọi là Diệu Chân Như Tánh. Do ý thức bất giác quên mất Chân Tánh nên Diệu tánh sinh ra Thái cực, Thái cực lại ngậm chứa và nhả ra hư không. Thái cực là hành Thổ và về sắc tướng chỉ có duy nhất nó, ngoài nó chưa có thêm gì. Vì Chân Tánh bất diệt nhưng bị bỏ quên nên Diệu hữu sinh ra Lưỡng nghi, tức là Thái cực Thổ sinh ra hai phần tử cùng hành, một Âm một Dương hợp với nhau nên gọi là Lưỡng Nghi, Nghi âm là Âm thổ, Nghi dương là Dương thổ. Vẫn vì Chân Tánh bất diệt và luôn hiện hữu nhưng bị bỏ quên nên Diệu hữu sinh ra Tứ tượng, tức là Âm thổ sinh ra hai phần tử cùng cực, một nhỏ một lớn đối lập với nhau, nhỏ là hành Thuỷ, lớn là hành Mộc; Dương thổ sinh ra hai phần tử cùng cực, một nhỏ một lớn đối lập với nhau, nhỏ là hành Hỏa, lớn là hành Kim. Tứ tượng chầu phục Thái cực mà lập nên đạo Ngũ hành. Vẫn vì Chân Tánh bất diệt và luôn hiện hữu nhưng bị bỏ quên nên Diệu hữu sinh ra Bát quái, tức là mỗi hành của Tứ tượng sinh ra hai phần tử cùng hành, một Âm một Dương hợp với nhau, Âm kim hợp với Dương kim ở phương Tây, Âm mộc hợp với Dương mộc ở phương Đông, Âm hỏa hợp với Dương hỏa ở phương Nam và Âm thủy hợp với Dương thuỷ ở phương Bắc. Bát quái chầu phục Lưỡng nghi mà lập nên đạo Âm dương Ngũ hành. Ngũ hành đã sinh, Âm dương đã thành, Chân tánh hiện tiền vẫn vị bỏ quên nên mọi sự sinh diệt do ý thức dẫn dắt theo luật Ngũ hành Âm dương. ... Chúc mừng xuân Kỷ sửu, một năm chăn trâu gặm cỏ dưỡng tánh :lol: niệm chân như :lol: Share this post Link to post Share on other sites
Posted 5 Tháng 2, 2009 Tôi cũng thích bàn luận về âm dương ngũ hành. Mọi người nghĩ sao về 1-sự tương ứng giữa Bát quẻ và K lý thuyết thực?Cả hai đều là tuần hoàn chu kì 8?Xuất phát điểm của sự tuần hoàn Bott chính là đại số Clifford và nhóm Super Brawer của đường thẳng thực? The Five Elements correspond to the 4 vectors and the scalar of Cl(4). Dịch tiếng việt: Ngũ Hành tương ứng với 4-Vector và thành phần vô hướng của đại số Clifford CL(4) The Three Realms correspond to the 3 vectors of Cl(3), leading to the octonions. Dịch tiếng việt:Thiên địa Nhân tương ứng với 4-Vector và thành phần vô hướng của đại số Clifford CL(3) Yin and Yang correspond to the 2 vectors of Cl(2). Âm dương ứng với các 2- Véc tơ của đại số Clifford CL(2) Tai Ji corresponds to the 1 vector of Cl(1). Thái Cực tương ứng với 1-Véc tor của CL(1) The Tao corresponds to Cl(0). Đạo ứng với véc tơ của CL(0). The 8-fold Periodicity Theorem for real Clifford Algebras is Cl(p,q+8) = Cl(p,q) (X) R(16) (where (X) is the tensor product and R(16) is the 16x16 real matrix algebra). Also, Cl(p+8,q) = Cl(p,q) (X) R(16). Như vậy có thể khẳng định nguồn gôc của AD liên hệ triếp với khoa học hiện đại. http://zprime21.googlepages.com/curriculumofchoice Khi nào rỗi tôi sẽgiair thích các khái niệm. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 10 Tháng 2, 2009 Tôi cũng thích bàn luận về âm dương ngũ hành. Mọi người nghĩ sao về 1-sự tương ứng giữa Bát quẻ và K lý thuyết thực?Cả hai đều là tuần hoàn chu kì 8?Xuất phát điểm của sự tuần hoàn Bott chính là đại số Clifford và nhóm Super Brawer của đường thẳng thực? The Five Elements correspond to the 4 vectors and the scalar of Cl(4). Dịch tiếng việt: Ngũ Hành tương ứng với 4-Vector và thành phần vô hướng của đại số Clifford CL(4) The Three Realms correspond to the 3 vectors of Cl(3), leading to the octonions. Dịch tiếng việt:Thiên địa Nhân tương ứng với 4-Vector và thành phần vô hướng của đại số Clifford CL(3) Yin and Yang correspond to the 2 vectors of Cl(2). Âm dương ứng với các 2- Véc tơ của đại số Clifford CL(2) Tai Ji corresponds to the 1 vector of Cl(1). Thái Cực tương ứng với 1-Véc tor của CL(1) The Tao corresponds to Cl(0). Đạo ứng với véc tơ của CL(0). The 8-fold Periodicity Theorem for real Clifford Algebras is Cl(p,q+8) = Cl(p,q) (X) R(16) (where (X) is the tensor product and R(16) is the 16x16 real matrix algebra). Also, Cl(p+8,q) = Cl(p,q) (X) R(16). Như vậy có thể khẳng định nguồn gôc của AD liên hệ triếp với khoa học hiện đại. http://zprime21.googlepages.com/curriculumofchoice Khi nào rỗi tôi sẽgiair thích các khái niệm. Đông thì hay nói là Duyên (Duyên với ADNH); Tây thì hay nói là Chuyên (Chuyên với Khoa Học), cả hai đều là trên con đường truy tầm chân lý tương đối. Nếu Tây mà giáng thì Đông cũng thăng, hay nói một cách khác, khi khoa học tiến tới đối chiếu thì học thuật đông phương cũng tiến tới khoa học. Hy vọng là Kakalotta có thể có đủ chuyên khoa để trình bày như ý định nhằm mục đích đối chiếu ADNH và Khoa học với nhau. P/S: Mà thông thường, trên tất cả các diễn đàn, đều qui định hình ảnh minh hoạ cho bài viết phải có nguồn từ thư viện ảnh cá nhân, ví dụ như của photobucket.com, nếu không hình minh hoạ sẽ không hiển thị, Kakalotta lưu ý yếu tố đó ha Share this post Link to post Share on other sites
Posted 23 Tháng 2, 2009 Tiểu đề: Khám phá con số 7, lý giải dãy số 0,1,2,3,4,5,6,7 trong Bát quái Tiên thiên hay ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN TỔNG LƯỢNG HAI KHÍ ÂM DƯƠNG Thưa các học giả và các anh chị, tiểu đề này Rubi nói đến ý nghĩa của dãy số 0,1,2,3,4,5,6,7 trong Bát quái Tiên thiên. Đúng là dẫy số này có ý nghĩa biểu thị nhất định để giải thích vì sao khí huyết lại vận động theo thứ tự 12 đường kinh trong nhân thể.Phải nói thẳng ngay rằng, khí huyết lưu thông theo thứ tự 12 đường kinh trong nhân thể là một sự vận động dựa trên sự bảo toàn tổng lượng của khí Âm và khí Dương. Thế nào là bảo toàn tổng lượng khí Âm và khí Dương ?Tại một thời điểm bất kỳ trong sự lưu thông, vận hành, tổng lượng của khí Âm và khí Dương luôn không đổi, đó là hằng số có giá trị bằng 7 (bẩy). Trong quá trình bảo toàn tổng lượng, các giá trị của khí âm hoặc dương sẽ giảm dần đều từ 7 đến 0 hoặc tăng dần đều từ 0 đến 7. Quá trình khí Âm giảm đồng thời là quá trình khí Dương tăng, và ngược lại, quá trình khí Âm tăng là quá trình khí Dương giảm. Và Bát quái Tiên thiên chính là không gian chuẩn hóa của Dịch lý bảo toàn tổng lượng này. Cụ thể là:Khí huyết lưu hành theo định luật bảo toàn tổng lượng hai khí Âm và Dương Quái Càn có giá trị Dương khí bằng 7 đồng thời có giá trị Âm khí bằng 0. Dương khí + Âm khí = 7 + 0 =7.Quái Đoài có giá trị Dương khí bằng 6 đồng thời có giá trị Âm khí bằng 1. Dương khí + Âm khí = 6 + 1 =7.Quái Ly có giá trị Dương khí bằng 5 đồng thời có giá trị Âm khí bằng 2. Dương khí + Âm khí = 5 + 2 =7.Quái Chấn có giá trị Dương khí bằng 4 đồng thời có giá trị Âm khí bằng 3. Dương khí + Âm khí = 4 + 3 =7.Quái Tốn có giá trị Dương khí bằng 3 đồng thời có giá trị Âm khí bằng 4. Dương khí + Âm khí = 3 + 4 =7.Quái Khảm có giá trị Dương khí bằng 2 đồng thời có giá trị Âm khí bằng 5. Dương khí + Âm khí = 2 + 5 =7.Quái Cấn có giá trị Dương khí bằng 1 đồng thời có giá trị Âm khí bằng 6. Dương khí + Âm khí = 1 + 6 =7.Quái Khôn có giá trị Dương khí bằng 0 đồng thời có giá trị Âm khí bằng 7. Dương khí + Âm khí = 0 + 7 =7.DỊCH LÀ BÁT QUÁI, VẬY DỊCH LÀ ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN TỔNG LƯỢNG ÂM DƯƠNG. HÁY TRONG QUÁ TRÌNH VẬN ĐỘNG, TỔNG LƯỢNG ÂM DƯƠNG ĐƯỢC BẢO TOÀN NÊN GỌI LÀ DỊCH.Vì hoạt động trên nguyên lý bảo toàn tổng lượng và 'tăng giảm dần đều đồng thời' của hai khí Âm dương, điều này giải thích vì sao đường đi của Khí huyết lại có hình số 8 trong không gian Ngũ hành tương sinh của Hà Đồ hay Bát quái Tiên thiên.GIÁ TRỊ HÀO TRONG MỘT QUẺTRONG MỘT QUÁI BẤT KỲHÀO THƯỢNG CÓ GIÁ TRỊ BẰNG 1HÀO TRUNG CÓ GIÁ TRỊ BẰNG 2 HÀO HẠ CÓ GIÁ TRỊ BĂNG 4HÀO LÀ ÂM HOẶC DƯƠNG THÌ GIÁ TRỊ CŨNG LÀ ÂM HOẶC DƯƠNG(GIÁ TRỊ HÀO HẠ GẤP ĐÔI HÀO TRUNG, GIÁ TRỊ HÀO TRUNG GẤP ĐÔI HÀO THƯỢNG)Âm dương thăng giáng tiêu trưởng Share this post Link to post Share on other sites
Posted 23 Tháng 2, 2009 Tiểu đề: Khám phá con số 7, lý giải dãy số 0,1,2,3,4,5,6,7 trong Bát quái Tiên thiên hay ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN TỔNG LƯỢNG HAI KHÍ ÂM DƯƠNG Thưa các học giả và các anh chị, tiểu đề này Rubi nói đến ý nghĩa của dãy số 0,1,2,3,4,5,6,7 trong Bát quái Tiên thiên. Đúng là dẫy số này có ý nghĩa biểu thị nhất định để giải thích vì sao khí huyết lại vận động theo thứ tự 12 đường kinh trong nhân thể. Phải nói thẳng ngay rằng, khí huyết lưu thông theo thứ tự 12 đường kinh trong nhân thể là một sự vận động dựa trên sự bảo toàn tổng lượng của khí Âm và khí Dương. Thế nào là bảo toàn tổng lượng khí Âm và khí Dương ? Tại một thời điểm bất kỳ trong sự lưu thông, vận hành, tổng lượng của khí Âm và khí Dương luôn không đổi, đó là hằng số có giá trị bằng 7 (bẩy). Trong quá trình bảo toàn tổng lượng, các giá trị của khí âm hoặc dương sẽ giảm dần đều từ 7 đến 0 hoặc tăng dần đều từ 0 đến 7. Quá trình khí Âm giảm đồng thời là quá trình khí Dương tăng, và ngược lại, quá trình khí Âm tăng là quá trình khí Dương giảm. Và Bát quái Tiên thiên chính là không gian chuẩn hóa của Dịch lý bảo toàn tổng lượng này. Cụ thể là: Khí huyết lưu hành theo định luật bảo toàn tổng lượng hai khí Âm và Dương Quái Càn có giá trị Dương khí bằng 7 đồng thời có giá trị Âm khí bằng 0. Dương khí + Âm khí = 7 + 0 =7. Quái Đoài có giá trị Dương khí bằng 6 đồng thời có giá trị Âm khí bằng 1. Dương khí + Âm khí = 6 + 1 =7. Quái Ly có giá trị Dương khí bằng 5 đồng thời có giá trị Âm khí bằng 2. Dương khí + Âm khí = 5 + 2 =7. Quái Chấn có giá trị Dương khí bằng 4 đồng thời có giá trị Âm khí bằng 3. Dương khí + Âm khí = 4 + 3 =7. Quái Tốn có giá trị Dương khí bằng 3 đồng thời có giá trị Âm khí bằng 4. Dương khí + Âm khí = 3 + 4 =7. Quái Khảm có giá trị Dương khí bằng 2 đồng thời có giá trị Âm khí bằng 5. Dương khí + Âm khí = 2 + 5 =7. Quái Cấn có giá trị Dương khí bằng 1 đồng thời có giá trị Âm khí bằng 6. Dương khí + Âm khí = 1 + 6 =7. Quái Khôn có giá trị Dương khí bằng 0 đồng thời có giá trị Âm khí bằng 7. Dương khí + Âm khí = 0 + 7 =7. DỊCH LÀ BÁT QUÁI, VẬY DỊCH LÀ ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN TỔNG LƯỢNG ÂM DƯƠNG. HÁY TRONG QUÁ TRÌNH VẬN ĐỘNG, TỔNG LƯỢNG ÂM DƯƠNG ĐƯỢC BẢO TOÀN NÊN GỌI LÀ DỊCH. Vì hoạt động trên nguyên lý bảo toàn tổng lượng và 'tăng giảm dần đều đồng thời' của hai khí Âm dương, điều này giải thích vì sao đường đi của Khí huyết lại có hình số 8 trong không gian Ngũ hành tương sinh của Hà Đồ hay Bát quái Tiên thiên. GIÁ TRỊ HÀO TRONG MỘT QUẺ TRONG MỘT QUÁI BẤT KỲ HÀO THƯỢNG CÓ GIÁ TRỊ BẰNG 1 HÀO TRUNG CÓ GIÁ TRỊ BẰNG 2 HÀO HẠ CÓ GIÁ TRỊ BĂNG 4 HÀO LÀ ÂM HOẶC DƯƠNG THÌ GIÁ TRỊ CŨNG LÀ ÂM HOẶC DƯƠNG (GIÁ TRỊ HÀO HẠ GẤP ĐÔI HÀO TRUNG, GIÁ TRỊ HÀO TRUNG GẤP ĐÔI HÀO THƯỢNG) Âm dương thăng giáng tiêu trưởng Tiểu đề: Khám phá con số 7, lý giải dãy số 0,1,2,3,4,5,6,7 trong Bát quái Tiên thiên hay ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN TỔNG LƯỢNG TUYỆT ĐỐI* HAI KHÍ ÂM DƯƠNG (bổ xung) Thưa các học giả và các anh chị, tiểu đề này Rubi nói đến ý nghĩa của dãy số 0,1,2,3,4,5,6,7 trong Bát quái Tiên thiên. Đúng là dẫy số này có ý nghĩa biểu thị nhất định để giải thích vì sao khí huyết lại vận động theo thứ tự 12 đường kinh trong nhân thể. Phải nói thẳng ngay rằng, khí huyết lưu thông theo thứ tự 12 đường kinh trong nhân thể là một sự vận động dựa trên sự bảo toàn tổng lượng của khí Âm và khí Dương. Thế nào là bảo toàn tổng lượng khí Âm và khí Dương ? Tại một thời điểm bất kỳ trong sự lưu thông, vận hành, tổng lượng tuyệt đối của khí Âm và khí Dương luôn không đổi, đó là hằng số có giá trị bằng 7 (bẩy). Trong quá trình bảo toàn tổng lượng, các giá trị tuyệt đối của khí âm hoặc dương sẽ giảm dần đều từ 7 đến 0 hoặc tăng dần đều từ 0 đến 7. Quá trình khí Âm giảm đồng thời là quá trình khí Dương tăng, và ngược lại, quá trình khí Âm tăng là quá trình khí Dương giảm. Và Bát quái Tiên thiên chính là không gian chuẩn hóa của Dịch lý bảo toàn tổng lượng tuyệt đối này. Cụ thể là: Khí huyết lưu hành theo định luật bảo toàn tổng lượng hai khí Âm và Dương Quái Càn có giá trị Dương khí bằng 7 đồng thời có giá trị Âm khí bằng 0. Dương khí + Âm khí = 7 + 0 =7. Quái Đoài có giá trị Dương khí bằng 6 đồng thời có giá trị Âm khí bằng 1. Dương khí + Âm khí = 6 + 1 =7. Quái Ly có giá trị Dương khí bằng 5 đồng thời có giá trị Âm khí bằng 2. Dương khí + Âm khí = 5 + 2 =7. Quái Chấn có giá trị Dương khí bằng 4 đồng thời có giá trị Âm khí bằng 3. Dương khí + Âm khí = 4 + 3 =7. Quái Tốn có giá trị Dương khí bằng 3 đồng thời có giá trị Âm khí bằng 4. Dương khí + Âm khí = 3 + 4 =7. Quái Khảm có giá trị Dương khí bằng 2 đồng thời có giá trị Âm khí bằng 5. Dương khí + Âm khí = 2 + 5 =7. Quái Cấn có giá trị Dương khí bằng 1 đồng thời có giá trị Âm khí bằng 6. Dương khí + Âm khí = 1 + 6 =7. Quái Khôn có giá trị Dương khí bằng 0 đồng thời có giá trị Âm khí bằng 7. Dương khí + Âm khí = 0 + 7 =7. DỊCH LÀ BÁT QUÁI, VẬY DỊCH LÀ ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN TỔNG LƯỢNG ÂM DƯƠNG. HÁY TRONG QUÁ TRÌNH VẬN ĐỘNG, TỔNG LƯỢNG ÂM DƯƠNG ĐƯỢC BẢO TOÀN NÊN GỌI LÀ DỊCH. Vì hoạt động trên nguyên lý bảo toàn tổng lượng và 'tăng giảm dần đều đồng thời' của hai khí Âm dương, điều này giải thích vì sao đường đi của Khí huyết lại có hình số 8 trong không gian Ngũ hành tương sinh của Hà Đồ hay Bát quái Tiên thiên. GIÁ TRỊ HÀO TRONG MỘT QUẺ TRONG MỘT QUÁI BẤT KỲ HÀO THƯỢNG CÓ GIÁ TRỊ BẰNG 1 HÀO TRUNG CÓ GIÁ TRỊ BẰNG 2 HÀO HẠ CÓ GIÁ TRỊ BĂNG 4 HÀO LÀ ÂM HOẶC DƯƠNG THÌ GIÁ TRỊ CŨNG LÀ ÂM HOẶC DƯƠNG (GIÁ TRỊ HÀO HẠ GẤP ĐÔI HÀO TRUNG, GIÁ TRỊ HÀO TRUNG GẤP ĐÔI HÀO THƯỢNG) Nếu lấy giá trị tuyệt đối của mỗi hào trong một quái cộng với nhau thì sẽ được hằng số bằng 7. Nếu giữ nguyên giá trị âm dương của mỗi hào rồi cộng với nhau thì sẽ có kết quả như sau: Quái Càn: 4 + 2 + 1 = 7 Quái Đoài: 4 + 2 +(-1) = 5 Quái Ly: 4 + (-2) + 1 = 3 Quái Chấn: 4 + (-2) + (-1) = 1 Càn Đoài Ly Chấn có các giá trị lần lượt là 7,5,3,1; thứ tự này giảm dần là quy luật Dương giáng từ Thái dương xuống đến Thiếu dương. Quái Tốn: (-4) + 2 + 1 = -1 Quái Khảm: (-4) + 2 + (-1) = -3 Quái Cấn: (-4) + (-2) + 1 = -5 Quái Không: (-4) + (-2) + (-1) = -7 Tốn Khảm Cấn Khôn có các giá trị lần lượt là -1,-3,-5,-7; thứ tự này tăng dần là quy luật Âm thăng từ Thiếu âm lên đến Thái âm. Ghi chú: *Tuyệt đối: tức là giá trị tuyệt đối. Ví dụ: giá trị tuyệt đối của -2 viết là |-2|. Và |-2|=2. Các giá trị tuyệt đối của quái khảm là |-4| + |2| + |-1| =7 Âm dương thăng giáng tiêu trưởng Share this post Link to post Share on other sites
Posted 24 Tháng 2, 2009 Tiểu đề: SỰ BẢO TOÀN TỔNG LƯỢNG TUYỆT ĐỐI HAI KHÍ ÂM DƯƠNG TRONG HỆ THỐNG 64 QUẺ TIÊN THIÊN Thưa các học giả và các anh chị, tiếp tục, Rubi nói đến sự bảo toàn tổng các giá trị tuyệt đối của hai khí Âm dương trong hệ thống 64 quẻ tiên thiên. Hệ 64 quẻ tiên thiên, như Rubi đã nói, qui luật trùng quái thành quẻ là dựa trên sự hoạt động theo chu kỳ khí huyết trong 12 đường kinh của nhân thể. Yếu tố này chỉ nếu ra làm lý thuyết liên quan cho tiểu đề này nên Rubi chỉ nói khái quát như vậy. Nội dung chính trong tiểu đề này là nói đến các giá trị sau: Giá trị của mỗi hào theo vị trị của nó trong một quẻ. Giá trị của mỗi quẻ được xác định theo hai loại: "loại thứ nhất là lấy giá trị tuyệt đối của mối hào, sau đó tính tổng các giá trị tuyện đối của 6 hào trong một quẻ thì cho ra giá trị của quẻ đó. Loại thứ hai là để nguyên giá trị âm/dương của mỗi hào, sau đó tính tổng các giá trị của 6 hào trong một quẻ thì cho ra giá trị của quẻ đó. Loại thứ ba là chỉ tính hệ thống các giá trị hào dương hoặc hào âm" Giá trị của mỗi hào theo vị trí của nó trong một quẻ được xác định như sau: Mỗi quẻ gồm hai quái chồng lên nhau (quái dưới là nội quái, quái trên là ngoại quái), mỗi quái lại có 3 hào, vậy mỗi quẻ có 6 hào. Mỗi hào có giá trị theo vị trí của nó trong một quẻ và cụ thể mỗi giá trị này là: -Độ số 01 là giá trị của hào lục (hào trên cùng) -Độ số 02 là giá trị của hào ngũ (hào thứ 5 từ dưới lên) -Độ số 04 là giá trị của hào tứ (hào thứ 4 từ dưới lên) -Độ số 08 là giá trị của hào tam (hào thứ 3 từ dưới lên) -Độ số 16 là giá trị của hào nhị (hào thứ hai từ dưới lên) -Độ số 32 là giá trị của háo sơ (hào dưới cùng) Nếu hào là Âm thì giá trị của nó sẽ độ số âm, nếu hào là Dương thì giá trị của nó sẽ là độ số dương. Giá trị của mối quẻ được xác định theo loại thứ nhất: Lấy tổng các 'giá trị tuyệt đối của mỗi hào' trong một quẻ sẽ được giá trị của quẻ đó. Giá trị này là một hằng số, có độ lớn bằng 64. Và đây là hiện tượng bảo toàn tổng lượng tuyệt đối của hai khí Âm dương trong một quái. Giá trị của mỗi quẻ được xác định theo loại thứ hai: Giữ nguyên giá trị âm/dương của mỗi hào, sau đó tính tổng các giá trị của 6 hào trong một quẻ thì cho ra giá trị của quẻ đó. Giá trị này luôn là một số lẻ. Các quẻ liên tiếp nhau sẽ tạo ra một dẫy số lẻ tằng dần đều hoặc giảm dần đều. Giá trị của mỗi quẻ được xác định theo loại thứ ba: Chỉ tính riêng hệ thống các giá trị hào dương hoặc hào âm trong một quẻ, nên sẽ có hai hệ khác nhau, liên tiếp các giá trị trong mỗi hệ sẽ là dẫy số tăng dần đều hoặc giảm dần đều. Hệ 64 quẻ Tiên thiên Rubi (Còn tiếp) Các giá trị sẽ được tính toán và trình bày cụ thể sau. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 7 Tháng 3, 2009 Tiểu đề: Tứ linh và Tứ tượng Thưa các học giả và các anh chị, tiểu đề này Rubi nêu ra hàm ý trong Tứ linh, tức là sự liên quan theo mặt mà người ta hay gọi là 'đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu'. Kết quả khái quát, Rubi thấy Tứ tượng là: -Thiếu âm Thuỷ -Thái âm Mộc -Thiếu dương Hoả -Thái dương Kim Đem kết quả này so sánh với Tứ linh, sẽ thấy một sự tương ứng: -Thiếu âm Thủy ứng với Huyền vũ -Thái âm Mộc ứng với Thanh long -Thiếu dương Hỏa ứng với Chu tước -Thái dương Kim ứng với Bạch hổ Có thể thấy rõ rằng -Rùa đen và Phượng hoàng đỏ là NHỎ đối với Rồng xanh và Hổ trắng là LỚN. -Thiếu âm Thủy và Thiếu dương Hỏa là NHỎ đối với Thái âm Mộc và Thái dương Kim là LỚN. -Thủy đối với Hỏa ứng với Thiếu âm đối với Thiếu dương cũng lại ứng với Rùa đối với Hạc (hoặc Phượng hoàng). -Mộc đối với Kim ứng với Thái âm đối với Thái dương, cũng lại ứng với Rồng đối với Hổ. Rồng ứng với Thái âm, lại gọi Rồng là Thanh Long hoàn toàn hợp nghĩa với Thái âm Mộc. Hổ ứng với Thái dương, lại gọi Hổ là Bạch Hổ hoàn toàn hợp nghĩa với Thái dương Kim. Rùa và Hạc cũng có nghĩa lý tương ứng. P/S: Thực tế hay thấy, có những cổ vật bằng đồng, hình tượng là con Hạc tấn trên con Rùa, ở đây, con Hạc có thể tương đồng với Phương hoàng đỏ. Tứ linh có nhiều bộ: -Cá, Rùa. -Phượng, Hạc, Long mã (có vẻ như các linh vật này có khả năng biến hóa như Lửa ?) -Hổ -Rồng Rubi thấy, cổng hai của Đền Ngọc Sơn có một bộ phù điều Tứ linh: -Bên phải của Đền, có một bức phù điêu hai mặt, mặt trước là Hổ, mặt sau là Cá. -Bên trái của Đền, có một bức phù điêu hai mặt, mặt trước là Rồng, mặt sau là Hạc (Cò). Từ đây có thể thấy, hiện tượng trong một bức hoạ, Rồng và Phượng (Hạc; Cò) ghép thành bộ, thành đôi không mang tính chất âm dương sinh khí hay phúc đức mà là Thái âm với Thiếu dương (Thái âm có Cấn và Khôn, Thiếu dương có Ly và Chấn). Thái âm và Thiếu dương đơn thuần với nghĩa là một sự liên tiếp trong chu kỳ biến thiên của Tứ tượng, như Cực âm thì biến, mà biến thì Dương sinh. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 30 Tháng 3, 2009 Tiểu đề: SỰ BẢO TOÀN TỔNG LƯỢNG TUYỆT ĐỐI HAI KHÍ ÂM DƯƠNG TRONG HỆ THỐNG 64 QUẺ TIÊN THIÊN Thưa các học giả và các anh chị, tiếp tục, Rubi nói đến sự bảo toàn tổng các giá trị tuyệt đối của hai khí Âm dương trong hệ thống 64 quẻ tiên thiên. Hệ 64 quẻ tiên thiên, như Rubi đã nói, qui luật trùng quái thành quẻ là dựa trên sự hoạt động theo chu kỳ khí huyết trong 12 đường kinh của nhân thể. Yếu tố này chỉ nếu ra làm lý thuyết liên quan cho tiểu đề này nên Rubi chỉ nói khái quát như vậy. Nội dung chính trong tiểu đề này là nói đến các giá trị sau: Giá trị của mỗi hào theo vị trị của nó trong một quẻ. Giá trị của mỗi quẻ được xác định theo hai loại: "loại thứ nhất là lấy giá trị tuyệt đối của mối hào, sau đó tính tổng các giá trị tuyện đối của 6 hào trong một quẻ thì cho ra giá trị của quẻ đó. Loại thứ hai là để nguyên giá trị âm/dương của mỗi hào, sau đó tính tổng các giá trị của 6 hào trong một quẻ thì cho ra giá trị của quẻ đó. Loại thứ ba là chỉ tính hệ thống các giá trị hào dương hoặc hào âm" Giá trị của mỗi hào theo vị trí của nó trong một quẻ được xác định như sau: Mỗi quẻ gồm hai quái chồng lên nhau (quái dưới là nội quái, quái trên là ngoại quái), mỗi quái lại có 3 hào, vậy mỗi quẻ có 6 hào. Mỗi hào có giá trị theo vị trí của nó trong một quẻ và cụ thể mỗi giá trị này là: -Độ số 01 là giá trị của hào lục (hào trên cùng) -Độ số 02 là giá trị của hào ngũ (hào thứ 5 từ dưới lên) -Độ số 04 là giá trị của hào tứ (hào thứ 4 từ dưới lên) -Độ số 08 là giá trị của hào tam (hào thứ 3 từ dưới lên) -Độ số 16 là giá trị của hào nhị (hào thứ hai từ dưới lên) -Độ số 32 là giá trị của háo sơ (hào dưới cùng) Nếu hào là Âm thì giá trị của nó sẽ độ số âm, nếu hào là Dương thì giá trị của nó sẽ là độ số dương. Giá trị của mối quẻ được xác định theo loại thứ nhất: Lấy tổng các 'giá trị tuyệt đối của mỗi hào' trong một quẻ sẽ được giá trị của quẻ đó. Giá trị này là một hằng số, có độ lớn bằng 63. Và đây là hiện tượng bảo toàn tổng lượng tuyệt đối của hai khí Âm dương trong một quái. Giá trị của mỗi quẻ được xác định theo loại thứ hai: Giữ nguyên giá trị âm/dương của mỗi hào, sau đó tính tổng các giá trị của 6 hào trong một quẻ thì cho ra giá trị của quẻ đó. Giá trị này luôn là một số lẻ. Các quẻ liên tiếp nhau sẽ tạo ra một dẫy số lẻ tằng dần đều hoặc giảm dần đều. Giá trị của mỗi quẻ được xác định theo loại thứ ba: Chỉ tính riêng hệ thống các giá trị hào dương hoặc hào âm trong một quẻ, nên sẽ có hai hệ khác nhau, liên tiếp các giá trị trong mỗi hệ sẽ là dẫy số tăng dần đều hoặc giảm dần đều. Hệ 64 quẻ Tiên thiên Rubi (Còn tiếp) Các giá trị sẽ được tính toán và trình bày cụ thể sau. Thưa các học giả và các anh chị, Rubi tiếp tục tiểu đề này với kết luận về hình tượng chung của Âm dương Tiên thiên. Trước hết là giải thích từ Âm dương Tiên thiên, Tiên thiên là nói đến Ngũ hành Tương Sinh trong đó có Hệ Tứ tượng Tiên thiên, và rồi đến Hệ Bát quái Tiên thiên, sau cùng là Hệ 64 quẻ Tiên thiên. Âm dương của các Hệ Tiên thiên nghĩa là nói đến các cách tính để cụ thể hóa giá trị của mỗi phần tử trong riêng mỗi Hệ. Ở đây, Rubi thấy có hai cách xác định giá trị, hai cách này cùng xuất phát từ một hệ thống nhất quán nhau sau: -Bước thứ nhất chung cho cả ba Hệ nói trên là: Hào trên cùng có giá trị bằng 1, và đồng thời hào liền sau có giá trị gấp đôi hào liền trước, hào Âm sẽ có giá trị là âm (-), hào Dương sẽ có giá trị là dương(+). (ưu điểm của tiền đề này là nó cho ra sự tồn tại một hệ quả hợp lý). -Bước thứ hai là tính toán giá trị Âm và giá trị Dương trong mỗi phần tử Tượng của mỗi hệ. Từ hai bước trên, sẽ thu được các dữ liệu thông tin về các giá trị âm dương. Tiếp theo là sử dụng các giá trị này để tạo ra hình tượng chung cho mỗi hệ, mỗi một hình tượng được tạo ra sẽ có tiền đề là một cách tổng hợp các giá trị âm dương, và sau đây là hai cách tổng hợp: -Cách 1: Trong một Hệ Tiên thiên, mỗi phần tử Tượng đều có hai giá trị đồng thời là Âm và Dương. Trường hợp đặc biệt là Âm = 0 đồng thời Dương = Max(đạt giá trị lớn nhất), hay Dương = 0 đồng thời Âm = Max. Tính tổng của các giá trị Âm dương trong mỗi phần tử Tượng, nếu giá trị Dương lớn hơn giá trị Âm thì kết quả là Tượng đó có giá trị cuối cùng là Dương, nếu giá trị Âm lớn hơn giá trị Dương thì kết quả là Tượng đó có giá trị cuối cùng là Âm. Với cách tính tổng như vậy thì kết quả là các giá trị Âm cũng như Dương, đều là giá trị lẻ. Các phần tử có giá trị âm hợp lại thành Âm cực của Hệ, các phần tử có giá trị dương hợp lại thành Dương cực của Hệ. Liên tiếp các giá trị trong Âm cực sẽ được xác định trên một hệ tọa độ hình tròn, và các giá trị trong Dương cực cũng như vậy. Cụ thể, đối với Hệ 64 quẻ Tiên thiên: -Âm cực của Hệ 64 quẻ gồm có 32 phần tử: "từ -1, -3,-5... cho đến -63". -Dương cực của Hệ 64 quẻ gồm có 32 phần từ: "từ 1,3,5...cho đến 63". -Hệ tọa độ hình tròn với đường kính có giá trị là 64 đơn vị, và 64 cung, gốc tọa độ động là giao điểm giữa chu vi và đường kính ứng với mỗi cung. Trong hệ tọa độ như vậy, thứ tự các giá trị Âm sẽ tạo nên một nửa đường phân cực, thứ tự các giá trị Dương sẽ tạo nên một nữa đường phân cực. Hai đường này liền tiếp nhau và đối xứng nhau qua tâm hình tròn, và tạo nên đường phân cực cho hình tròn. Thực tế, đường phần cực này là kết quả chính, còn sự tô đậm hai cực trong hình tròn chỉ là để mô tả khái quát hệ tọa độ. Hay nói một cách khác, ranh giới làm nên hình dạng mỗi cực, chứ không phải hình dạng mỗi cực làm nên danh giới. Và kết quả, sự phân Âm cực và Dương cực trong Hệ 64 quẻ Tiên thiên có dạng như sau: Hính: đồ hình đường phân cực của Hệ 64 quẻ Tiên thiên Ghi chú: Với hệ tọa độ trên, chu vi hình tròn được bảo toàn với Tứ tượng tiên thiên (quy luật Ngũ hành tương sinh). -Cách 2: (Còn tiếp) 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 7 Tháng 4, 2009 Tiểu Đề-Định Nghĩa Âm Dương Ngũ Hành Định nghĩa Âm Dương: Âm và Dương là hai đối tượng Đồng Hành. Định nghĩa Ngũ Hành: Ngũ Hành là năm dạng Đồng Hành của Âm Dương. Suy ra: Âm dương Ngũ hành là Năm đôi Đồng hành. P/S: Chữ Hành (trong từ Ngũ Hành) có nghĩa đen là Đồng Hành. Chữ Ngũ (trong từ Ngũ Hành) có nghĩa đên là Năm Đôi. (Hôm nay, 05:21 AM) Share this post Link to post Share on other sites
Posted 7 Tháng 4, 2009 Tiểu Đề-Định Nghĩa Âm Dương Ngũ Hành Định nghĩa Âm Dương: Âm và Dương là hai đối tượng Đồng Hành. Định nghĩa Ngũ Hành: Ngũ Hành là năm dạng Đồng Hành của Âm Dương. Suy ra: Âm dương Ngũ hành là Năm đôi Đồng hành. P/S: Chữ Hành (trong từ Ngũ Hành) có nghĩa đen là Đồng Hành. Chữ Ngũ (trong từ Ngũ Hành) có nghĩa đên là Năm Đôi. (Hôm nay, 05:21 AM) Một Âm, một Dương gọi là Đạo đâu có khác Âm và Dương là hai đối tượng Đồng Hành. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 9 Tháng 5, 2009 Tiểu đề-luận ngũ hành Kim sinh Thủy là Dương tàn. Mộc sinh Hỏa là Âm tàn. Dương tàn thì Âm sinh. Âm tàn thì Dương sinh. Dương tàn, Âm sinh là hành Thuỷ. Âm tàn, Dương sinh là hành Hoả. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 11 Tháng 5, 2009 Tiểu đề-Một, Hai, Ba. Các đọc giả kính mến, tiểu đề này có cái tiêu đề ngắn gọn và lạ. Một, Hai, Ba là "Một sinh Hai, Hai sinh Ba, Ba sinh ra tất cả". Vậy, Một, Hai, Ba, và Tất cả là gì ? Một là Một, tức Thái Cực Thổ, hay gọi là Hành Thổ Hai là Hai, gồm : Âm Thái cực Thổ, và Dương Thái cực Thổ; hay gọi là Âm và Dương của Hành Thổ Ba là sự tương tác Âm Thổ và Dương Thổ với nhau. Tất cả là Tất cả, gồm: Tứ tượng, Bát quái, 64 quẻ...cát hung, sự nghiệp. Mà trong đó: Một ghép với Tứ tượng thành hệ Ngũ hành, Hai ghép với Bát quái thành hệ Âm dương Ngũ hành. p/s: Nhiều người vẫn học y theo sách mà cho rằng Bát quái sinh ra rồi mới có Ngũ hành ở trong đó, tức là trong 8 có 5, đây là một sự lầm lẫn lớn lao. Lý học và Phê bình Lý học là hai khoa khác nhau, điều này cần được nêu ra để có thể gọi là "miếng trầu là đầu câu chuyện" trong sự đối thoại. Kiến giải của một học vị Tiến sỹ Triết học cũng có thể sai lệch vì Tiến Sỹ Triết học không phải là Tiến Sỹ Phê bình Triết học. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 15 Tháng 5, 2009 Tiểu đề-Một nhận định nổi bật Các đọc giả kính mến, Rubi thấy có một nhận định đối với nội dung phát kiến của Rubi, có thể nói đó là một nhận định rất cá biệt, nội dung nhận định đó là : "Các chỉnh lý của Rubi sai từ những bước căn bản". Chưa biết cho rằng vấn đề sai căn bản là như thế nào, nhưng nhận định này của thành viên đó dựa trên sự biết được cách thức truy tìm những nguyên lý căn bản của Rubi, nhưng cũng không phải là thành viên đó ngờ hết được tiến trình truy tìm và xây dựng hệ thống nguyên lý kia. Vậy thì cách thức truy tìm lý thuyết căn bản của Rubi là như thế nào ? -Yếu tố thứ nhất, có thể gọi là, bước phát kiến đầu tiên mà cho đến bây giờ vẫn giữ nguyên giá trị nội dung của nó đó là phát kiến về tính chất Âm dương Ngũ hành của mỗi quái trong tám quái. Đây có thể gọi là một bước ngoặt, mà Rubi tự đánh dấu để các đọc giả cùng biết được. -Yếu tố thứ hai, là phát kiến nội dung cụ thể về sự liên quan giữa Bát quái Tiên thiên với Hà Đồ (Ngũ hành tương sinh). -Yếu tố thứ ba, một phát kiến nổi bật cần được nói rõ, đó là phát kiến Thái cực là Hành Thổ, Lưỡng nghi là Âm thổ và Dương thổ. Khi kết luận này được phát kiến và viết thành lời, thì trước đó, Rubi chưa thấy hay chưa xem được bất cứ nội dung nào nói rằng Thái cực là Hành thổ, Lưỡng nghi là Âm thổ và Dương thổ. Từ những phát kiến căn bản này, mà nó phát triển thành một hệ thống các yếu tố phát kiến như các đọc giả đã thấy. Như vậy thì có thể thấy, nhận định rằng các phát kiến của Rubi sai từ những bước căn bản là một nhận định đúng hay không đúng ?. Phải chăng, đòi hỏi một phát kiến đúng từ những bước căn bản là yêu cầu anh phải may mắn có ý tưởng đầu tiên là thấy được Thái cực là Hành Thổ ? Tức là, vì nguyên lý Thái cực có tính chất là Hành Thổ được phát hiện, nhưng nó không phải là sự phát hiện đầu tiên của Rubi, cho nên Rubi đã sai căn bản. Hay nói một cách khác, nhận đinh rằng Rubi sai căn bản vì: -Bước đầu tiên phát kiến là nguyên lý tính chất của Bát quái. -Bước thứ hai là dựa trên bát quái tìm ra nguyên lý tính chất của Tứ tượng. -Bước thứ ba là dựa trên tứ tượng tìm ra nguyên lý tính chất của Lưỡng nghi và của Thái cực. Vì tiến trình truy tìm ngược dòng như vậy, mà Rubi có sự mẫu thuẫn với sự trình bày thuận dòng từ Thái cực, đến Lưỡng nghi, đến Tứ tượng, đến Bát quái, đến 64 quẻ, vv. Vậy truy tìm ngược dòng rồi trình bày thuận dòng có được suy ra và kết luận: như vậy là nội dung phát kiến sai căn bản ? Thành viên đó bám vào sự thuận nghịch nói trên và kết luận phát kiến của Rubi sai căn bản, tình hình phản biện như vậy thì nên nhìn nhận và đánh giá đối tượng phản biện như thế nào cho công bằng đây ? Sinh con rồi mới sinh Cha Sinh cháu giữa nhà rồi mới sinh Ông. Có gì liên quan đến hiện tượng ngược dòng kia. Share this post Link to post Share on other sites