Mộc Công

Tử Vi - Những Cách Nhìn Khác Nhau Về Một Số Sao

37 bài viết trong chủ đề này

Posted (đã chỉnh sửa)

chào chú vui vui

cháu thấy người ta gọi là tử vi tinh đẩu có phải môn này nhờ quan sát trăng sao =>mới lập ra ko ?

gọi giờ tuất là thiên môn (7h-9h chiều) trăng mọc

gọi giờ thìn là địa hộ(7-9h sáng)mặt trời lên (địa hộ)

như vậy cũng chưa thể nói ta đặt cửa ra vào tại biên giới là lấn đất nhà khác ,rõ ràng ở đây có sự thỏa thuận giữa đôi bên :)

liệu âm dương trong tử vi có phải là chu kì nhật nguyệt ko ,hay là chu kì tròn khuyết của mặt trăng :( .

-cháu ko rành tử vi nên những suy nghĩ trên có thể rất khôi hài :P ,nếu có gì ko phải mong chú bỏ qua :P

kính chú

:lol: tuấn dương B)

Tuấn Dương sai rồi.

Tương quan nhật - nguyệt qua trục sửu - mùi. Còn trục thìn - tuất là tương quan thiên - địa. Trong tương quan thiên - địa, người ta "nhìn" mặt trời như một đối tượng vận hành biểu kiến, để khảo sát.

Trong lý học đông phương, phải hiểu hết sức chính xác, tránh suy diễn tràn lan, bất quy tắc mà mất lạc hướng trong nhận thức - khi chưa hiểu thật sự sâu sắc.

Thân ái.

Edited by vuivui
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Việc xây Thiên Môn ở Bắc Kinh - Thiên An Môn nhìn về hướng nam vì một nguyên nhân khác: Thiên Tử tọa Bắc triều Nam - Còn trời đi về Hướng Nam nên gọi là Thiên Môn. Nhưng ngay trong việc định hướng của La Bàn thì Sơn Thìn thuộc Đông Nam. - Thìn Khôn Tỵ (Theo Lạc Việt) - Thìn Tốn Tỵ (Theo Tàu). Vì trái đất nghiêng, nên hướng chính đông - vuông góc với trục Bắc Nam nằm cao hơn phương mặt trời mọc. Vì vậy đúng là biểu kiến ở cung Thìn chính là mặt phẳng Hoàng Đạo. Tương tự, Mão được coi là sơn có mặt trời mọc - Nhưng Dậu - con gà - Mão nhật tính Quân lại ở cung đối xứng.

Chú Thiên Sứ mến,

Posted Image

ghi chú của

- vòng tròn xanh lá cây là vòng xích đạo của trái đất

- vòng tròn xanh dương là vòng hoàng đạo

- vòng tròn tím là vòng xích đạo của thiên hà

Hình như là chú đang nói con đường xích đạo của trái đất chứ không phải là đường xích đạo của thiên hà. Xích đạo của Trái đất dự kiến ra vào thiên cầu, một vòng tròn lớn hiển thị như là dòng màu xanh lá cây trong bảng xếp hạng Star. Thiên đường xích đạo, nghiêng ở 23,5 ° đến việc, hiện đang cắt hoàng đạo hoàng đạo Song Ngư thiên văn tại 5°, mà được gọi là điểm xuân phân (cung Dần) và 5° thiên văn Thất Nữ (cung Thân). Ðiểm xuân phân là nơi mà mặt trời nằm trên các điểm phân tháng ba và chống vernal điểm này là nơi mặt trời nằm trên các điểm phân tháng chín. Hai điểm nầy là lúc vòng xích đạo của trái đất và vòng hoàng đạo va chạm vào nhau. Hai điểm nầy rất là quan trọng trong Phong Thủy và Thiên Văn, nhưng đó không phải là 2 điểm của thiên môn và địa môn.

Cái mà bé nói không phải là con đường xích đạo của trái đất, mà là vòng Xích đạo Thiên Hà. Một vòng tròn lớn trong bầu trời của chúng tôi hiển thị như vòng tím trong bản đồ, được xác định bởi các đĩa quay của thiên hà của chúng ta. Trung tâm của thiên hà của chúng ta nằm dọc theo đường xích đạo thiên hà ngay phía nam cổng Thiên Môn. Cổng Thiên Môn đưa vào hoàng đạo khoảng 2° SAG thiên văn.

Bắc và Nam cực Thiên Hà, đó là vuông góc với mặt phẳng thiên hà (thiên hà xích đạo) được dán nhãn Bắc và Nam cực hoàng đạo . Bắc cực hoàng đạo này nằm trong chòm sao Hậu Phát (Coma Berenices), nằm ở 30° phía bắc của hoàng đạo, phía trên đầu của Thất Nữ. Bắc cực hoàng đạo đi vào lúc 5° thiên văn Virgo. Nam cực hoàng đạo này nằm trong chòm sao điêu khắc, 30° phía nam của hoàng đạo, và vào lúc 5° hoàng đạo Song Ngư thiên văn

Nếu bé đứng từ trái đất nhìn về hướng mặt trời thì hướng sao Nhân Mã (cung Hợi) lúc góc 60° đến hoàng đạo và giao với mặt phẳng hoàng đạo thì đó là cổng Điạ Môn. Nếu bé đứng từ trái đất nhìn về hướng mặt trời thì hướng sao Song Tử (cung Tị) lúc góc 5° đến hoàng đạo và giao với mặt phẳng hoàng đạo thì đó là cổng Thiên Môn.

Bé LinhNhi

Edited by LinhNhi

Share this post


Link to post
Share on other sites

Linh "Khái niệm Tuất là Thiên Môn và Thìn là Địa hộ - tôi suy ngẫm không phải là căn cứ vào trục Hoàng Đạo - Thìn Tuất. Mà căn cứ vào 24 sơn hướng liên quan đến Phong Thủy, phối Địa cầu.

Ngày mai tôi sẽ về cụ thể hình này và đưa lên đây.

Tuy nhiên: Do tính quy ước và tính biểu kiến rất cao của Lý học Đông phương ứng dụng trong nhiều lĩnh vực đan xen nhau. Bởi vậy, tôi chỉ trao đổi và đưa ý kiến của mình. Không tham gia tranh luận.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Vuivui và Linh Nhi thân mến.

Đấy là cách giải thích của tôi về vấn đề Tuất là Thiên Môn, Thìn là Địa hộ. Trước hết anh Vuivui và Linh Nhi xem hình hinh họa dưới đây.

Posted Image

Theo hình trên, nếu chúng ta lấy 24 sơn hướng của Phong thủy, và đặt vị trí Địa cầu vào giữa thì chúng ta thấy trục Hoàng Đạo chia đôi bát quái từ Càn Trời đến Chấn, gồm 12 sơn phía trên. Từ Khôn Đất đến Đoài, gồm 12 sơn phía dưới. 12 sơn phía trên thuộc Dương - theo nguyên tắc Dương trên Âm Dưới - còn tên gọi khác là Thiên - Trời.

- Tuất là sơn khởi đầu của cung Càn - Trời - Thiên, nằm trên trục Hoàng Đạo nên gọi là Thiên Môn.

- Thìn là sơn khởi đầu của cung Khôn - Đất - Địa, nằm dưới trục Hoàng Đạo nên gọi là Địa Hộ.

Vấn đề được đặt ra là: Trái Đất tự quay quanh trục, vậy tại sao không lấy Tân Ất làm Thiên môn Địa hộ mà lại là Thìn Tuất? Tôi cho rằng , Lấy Tân Ất hay Thìn Tuất đều mang tính quy ước. Do đó qui ước lấy Càn Khôn làm Thiên môn - Địa hộ là hợp lý

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Vuivui và Linh Nhi thân mến.

Đấy là cách giải thích của tôi về vấn đề Tuất là Thiên Môn, Thìn là Địa hộ. Trước hết anh Vuivui và Linh Nhi xem hình hinh họa dưới đây.

Posted Image

Theo hình trên, nếu chúng ta lấy 24 sơn hướng của Phong thủy, và đặt vị trí Địa cầu vào giữa thì chúng ta thấy trục Hoàng Đạo chia đôi bát quái từ Càn Trời đến Chấn, gồm 12 sơn phía trên. Từ Khôn Đất đến Đoài, gồm 12 sơn phía dưới. 12 sơn phía trên thuộc Dương - theo nguyên tắc Dương trên Âm Dưới - còn tên gọi khác là Thiên - Trời.

- Tuất là sơn khởi đầu của cung Càn - Trời - Thiên, nằm trên trục Hoàng Đạo nên gọi là Thiên Môn.

- Thìn là sơn khởi đầu của cung Khôn - Đất - Địa, nằm dưới trục Hoàng Đạo nên gọi là Địa Hộ.

Vấn đề được đặt ra là: Trái Đất tự quay quanh trục, vậy tại sao không lấy Tân Ất làm Thiên môn Địa hộ mà lại là Thìn Tuất? Tôi cho rằng , Lấy Tân Ất hay Thìn Tuất đều mang tính quy ước. Do đó qui ước lấy Càn Khôn làm Thiên môn - Địa hộ là hợp lý

Thưa thầy Thiên Sứ

Theo Em thì theo chiều quay: Nếu chiều quay theo Tý-Sửu-Dần-Mão thì Tuất, Thìn là Thiên Môn, địa Hộ

Nếu chiều quay theo Tý-Hợi-Dậu-Thân thì Tân, Ất là Thiên Môn, Địa Hộ

MàTrái Đất có chiều quay cố định ......Em có Ý kiến vậy.

Kính!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa thầy Thiên Sứ

Theo Em thì theo chiều quay: Nếu chiều quay theo Tý-Sửu-Dần-Mão thì Tuất, Thìn là Thiên Môn, địa Hộ

Nếu chiều quay theo Tý-Hợi-Dậu-Thân thì Tân, Ất là Thiên Môn, Địa Hộ

MàTrái Đất có chiều quay cố định ......Em có Ý kiến vậy.

Kính!

Vấn đề là người xưa đã qui ước như vậy theo chiều quay mà chúng ta thấy, như họ đã thấy.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thiên Sứ viết:

Vấn đề được đặt ra là: Trái Đất tự quay quanh trục, vậy tại sao không lấy Tân Ất làm Thiên môn Địa hộ mà lại là Thìn Tuất? Tôi cho rằng , Lấy Tân Ất hay Thìn Tuất đều mang tính quy ước. Do đó qui ước lấy Càn Khôn làm Thiên môn - Địa hộ là hợp lý

Theo tôi tính hợp lý của qui ước này xuất phát từ trái Đất quay quanh trục từ trái sang phải. Nên để Thiên môn bên trái bắt đầu từ Càn là hợp lý.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đẩu Thược định số: "Nhất ngũ thất trực như huyền, nhị tứ lục diệc tam nhiên, duy hữu tam tinh cư nhất bộ"

- Giáp Kỷ phối ứng: Tử vi - Tham lang

- Ất Canh phối ứng: Thiên cơ - Thất sát.

- Bính Tân phối ứng: Thái dương - Vũ khúc.

- Đinh Nhâm phối ứng: Liêm trinh - Thiên đồng

- Mậu Quý phối ứng: Thiên phủ - Thái âm

Ví dụ: giờ Thân, ngày Đinh Sửu, 14/04/Canh Dần, được quẻ Phong Thủy Hoán hào 6 động.

Quẻ Phong Thủy Hoán, hào 6 => tiếp theo là hào 1 quẻ Trung phu => tiếp theo là hào 2 quẻ Ích => tiếp theo là hào 3 quẻ Gia nhân => tiếp theo là hào 4 quẻ Đồng nhân => tiếp theo là hào 5 quẻ Thuần Ly => hào 6 quẻ Phong => hào 1 quẻ Tiểu quá => hào 2 quẻ Hằng => hào 3 quẻ Giải => hào 4 quẻ Sư => hào 5 quẻ Tập Khảm => hào 6 quẻ Hoán.

Diễn giải theo thứ tự số:

1. Hào 6 quẻ Hoán

2. Hào 1 quẻ Trung phu

3. Hào 2 quẻ Ích

4. Hào 3 quẻ Gia nhân

5. Hào 4 quẻ đồng nhân

6. Hào 5 quẻ Thuần Ly

7. Hào 6 quẻ Phong

8. Hào 1 quẻ Tiểu quá

9. Hào 2 quẻ Hằng

10. Hào 3 quẻ Giải

11. Hào 4 quẻ Sư

12. Hào 5 quẻ Tập Khảm

13. Hào 6 quẻ Hoán.

Do vậy 1 = 13.

Chúng ta gọi quẻ Hoán hào 6, là quẻ số 12 (hoặc số 1), ta có trình tự diễn biến như sau:

1. Hào 1 quẻ Trung phu

2. Hào 2 quẻ Ích

3. Hào 3 quẻ Gia nhân

4. Hào 4 quẻ đồng nhân

5. Hào 5 quẻ Thuần Ly

6. Hào 6 quẻ Phong

7. Hào 1 quẻ Tiểu quá

8. Hào 2 quẻ Hằng

9. Hào 3 quẻ Giải

10. Hào 4 quẻ Sư

11. Hào 5 quẻ Tập Khảm

12. Hào 6 quẻ Hoán.

Tháng 4 giờ Tuất, ta tìm được được cung khởi nguyên, như đối với an cung Mệnh của Tử Vi, sau đó ta phối 12 quẻ vừa tính ở trên với 12 cung của lá số, ngày Dương an thuận, ngày Âm an nghịch, theo nguyên tắc: "sổ vãng giả thuận, tri lai giả nghịch".

Thêm một cách nhìn, anh chị em tham khảo.

Hà Uyên.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nếu mỗi phương pháp xem Tử Vi lại có số lượng sao khác nhau, thì chắc chắn chỉ có một là hợp lý nhất.

Mạo muội.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nếu mỗi phương pháp xem Tử Vi lại có số lượng sao khác nhau, thì chắc chắn chỉ có một là hợp lý nhất.

Mạo muội.

Đúng là như vậy! Nhưng thế nào là hợp lý nhất thì đây là điều đang bàn. Cái hợp lý nhất chính là cái hợp lý với tất cả mọi vấn đề liên quan đến nó.Tử Vi Lạc Việt chính là cái hợp lý nhất. Còn tử vi Tàu thì có nhiều sách khác nhau và không có cơ sở nào để tìm ra cái hợp lý nhất. Không ít người biết xem Tử Vi và chê bai tôi, khăng khăng cho rằng tôi sai và Tử Vi Tàu họ xem mới là hợp lý nhất. Nhưng chính Hoangnt cũng thấy: Có nhiều sách an sao khác nhau, những người này không đủ khả năng chỉ ra sách nào của Tàu đúng nhất. Nhưng họ nhất định là tôi cứ phải sai.

Về điều này tôi chỉ trao đổi với những học giả nghiêm túc đi tìm chân lý.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đúng là như vậy! Nhưng thế nào là hợp lý nhất thì đây là điều đang bàn. Cái hợp lý nhất chính là cái hợp lý với tất cả mọi vấn đề liên quan đến nó.Tử Vi Lạc Việt chính là cái hợp lý nhất. Còn tử vi Tàu thì có nhiều sách khác nhau và không có cơ sở nào để tìm ra cái hợp lý nhất. Không ít người biết xem Tử Vi và chê bai tôi, khăng khăng cho rằng tôi sai và Tử Vi Tàu họ xem mới là hợp lý nhất. Nhưng chính Hoangnt cũng thấy: Có nhiều sách an sao khác nhau, những người này không đủ khả năng chỉ ra sách nào của Tàu đúng nhất. Nhưng họ nhất định là tôi cứ phải sai.

Về điều này tôi chỉ trao đổi với những học giả nghiêm túc đi tìm chân lý.

Em không nghiên cứu về Tử Vi, nhưng theo cá nhân, nếu Tử Vi có liên quan đến việc thay đổi Tốn - Khôn thì chắc chắn, có sai sót chứ không phải là chưa phù hợp nữa.

Mạo muội.

Share this post


Link to post
Share on other sites