Mộc Công

Tử Vi - Những Cách Nhìn Khác Nhau Về Một Số Sao

37 bài viết trong chủ đề này

Tôi viết cái này dựa trên sự hiểu biết của một người đã truyền lại cho tôi. Do thời gian rất eo hẹp cho nên sẽ viết từ từ, post dần dần để mọi người cùng nghiệm lý.

1.Không Kiếp - Xương Khúc an theo giờ sinh hay tháng sinh?

Chắc ai cũng biết 4 sao trên an như thế nào khi học Tử Vi, nhưng bản thân tôi lại được chỉ một cách an khác không phải theo giờ sinh mà theo tháng sinh, cụ thể như sau:

+ Bộ KK luôn đối xứng qua trục Tỵ Hợi, sao Địa Kiếp được an như sau: sinh tháng 1 an Địa Kiếp ở cung Tử Tức, sinh tháng 2 an ở cung Tài, sinh tháng 3 an ở cung Tật, sinh tháng 4 an ở cung Di, sinh tháng 5 an ở cung Nô, sinh tháng 6 an ở cung Quan, sinh tháng 7 an ở cung Điền, sinh tháng 8 an ở Phúc, sinh tháng 9 an ở Phụ, sinh tháng 10 an ở Mệnh, sinh tháng 11 an ở Huynh, sinh tháng 12 an ở Phu Thê. Từ vị trí của Địa Kiếp lấy đối xứng qua trục Tỵ Hợi sẽ có sao Địa Không.

+An KK theo như trên sẽ cho ra kết quả y hệt như cách an cũ, nhưng sẽ cho thấy một cái nhìn khác về KK. Thật ra hai cách an là như nhau chỉ với suy luận toán học rất thuần túy. Nhưng qua đó tôi đã lĩnh ngộ ra rằng. KK nó chính là sự biểu hiện của Lệnh Tháng trên lá số. Nếu như ai có nghiên cứu Tử Bình hay Bốc Dịch sẽ biết tầm quan trọng của Nguyệt Lệnh. Trái với Nguyệt Lệnh thì thì suy, được Nguyệt lệnh sinh phù thì vượng. KK tượng cho sự vất vả, cực khổ, lúc nào cũng phải lo toan, nó đóng ở cung nào thì cung đó sẽ có sự khó khăn, vất vả, nếu đi kèm những sao xấu khác thì nó còn báo hiệu sự nguy hiểm đến tính mạng. Hai sao này khởi an từ cung Hợi, tức là nơi Thiên Môn, nếu ai biết Lục Nhâm chắc chắn sẽ biết sự quan trọng của cung này khi an vòng Quý Nhân. Như vậy từ cách an của KK ta thấy được một cái gạch nối giữa Tử Vi-Tử Bình-Lục Nhâm. Phải chăng có một môn nào đó cao hơn 3 môn này bao trùm tất cả chăng? Có lẽ là Thái Ất.

2 - Bộ Xương Khúc

+ Tương tự như vậy, bộ Xương Khúc khởi từ hai cung Thìn Tuất và sao Văn Xương được an theo tháng sinh như sau: tháng 1 an ở cung Tài, tháng 2 an ở cung Tật, tháng 3 an ở cung Di, tháng 4 an ở cung nô, tháng 5 an ở cung Quan, tháng 6 an ở cung Điền, tháng 7 an ở cung Phúc, tháng 8 ở Phụ Mẫu, tháng 9 ở Mệnh, tháng 10 ở Huynh, tháng 11 ở Phu Thê, tháng 12 ở Tử Tức. Từ vị trí của Xương có thể dễ dàng an sao Khúc. Hãy tự kiểm nghiệm, các bạn sẽ thấy kết quả hoàn toàn y như cách an cũ.

+Từ cách an cung Mệnh và các sao an theo giờ, tôi đã nghiệm ra các sao an theo giờ sinh tất cả đều có 1 phiên bản an theo tháng sinh và cho kết quả hoàn toàn tương tự như cách an cũ.

Như vậy thật ra mà nói trong Tử Vi quan trọng nhất chính là Nguyệt Lệnh, và Nhật chủ dùng để an 12 cung, 14 chính tinh và những phụ tinh quan trọng. Trong đó 12 cung và 14 chính tinh cần dùng đến Nhật chủ, Nguyệt Lệnh, Giờ Sinh và Thiên can của năm sinh. Còn những phụ tinh quan trọng an theo giờ sinh thật ra là những sao an theo tháng sinh như vậy nó chính là sự bổ sung cho thấy vai trò của Nguyệt Lệnh trong lá số.

Qua đó có thể thấy những môn lý học tưởng là dị biệt chẳng quan hệ gì với nhau nhưng nó lại có những gạch nối thật tài tình nếu quan sát và suy ngẫm kĩ lưỡng. Qua đó có thể chăng là một môn dự báo thống nhất bao trùm lên tất cả những môn này đã từng tồn tại? Chỉ là một câu hỏi dành cho suy ngẫm...

... còn tiếp ...

9 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

3. Trục Thìn Tuất, trục Tỵ Hợi và Không Kiếp

Ngày đông chí là ngày nhất dương sinh, ngày ngăn nhất, đêm dài nhất. Tượng cho vạn vật bắt đầu sinh sôi. Xác định đúng ngày đông chí là việc làm quan trọng nhất của Thiên quan khi xưa, vì vào ngày này Vua phải làm lễ tế Giao-là lễ tế lớn nhất trong năm.

Vào ngày đông chí thì Mặt Trời mọc lên từ cung Thìn, cho nên rồng mặt trời tượng cho Vua. Do ngày ngắn nhất cho nên mãi không sáng được, thành ra người xưa gọi đó là cung Thiên La tức là lưới trời giam giữ không cho mặt trời mọc.

Ngày Hạ chí là ngày nhất âm sinh, ngày dài nhất đêm ngắn nhất. Mặt Trời vào ngày này lặn ở cung Tuất, và mãi mới lặn được cho nên gọi cung Tuất là cung Địa Hộ hay Địa Võng.

Thiên La, Địa Hộ là nơi cổng trời, thiên thần thường hay đi về, được canh giữ ở hai vị hung thần là Thiên Khôi và Hà Canh. Khôi Canh ở đâu, quý nhân không đến, vì đấy là nơi hung hiểm nghiêng lệch của trời đất.

Thiên văn học hiện đại thì xác định trục Thìn Tuất chính là hoàng đạo.

Ngày / Năm là Giáp Kỷ thì Giờ /Tháng Thìn có can Mậu

Ngày / Năm là Ất Canh thì Giờ /Tháng Thìn có can Canh

Ngày / Năm là Bính Tân thì Giờ /Tháng Thìn có can Nhâm

Ngày /Năm là Đinh Nhâm thì Giờ /Tháng Thìn có can Giáp

Ngày /Năm là Mậu Quý thì Giờ /Tháng Thìn có can Bính

Cho nên có thể thấy Thìn chính là nơi hợp hóa trường sinh của Ngũ Hành, còn Tuất là nơi tuyệt. (Ngày /Nam là Giáp Kỷ thì Giờ /Tháng Tuất có can Giáp, các trường hợp khác cứ tương tự mà suy).

Trục Thìn Tuất là vậy, là nơi đi về của các thần, chắc vì vậy mà nó là nơi khởi đầu an cho rất nhiều tinh đẩu quan trọng trong Tử Vi.

Lệch xuống phía Bắc 18 độ so với Tuất là cung Hợi, nơi hoàn toàn u minh sau khi ngũ hành đã diệt, đó là nơi khởi hai sao Không Kiếp. Giờ Tý là nhất dương sinh, đến giờ Mão là Dương Minh, giờ Ngọ là nhất âm sinh, đến giờ Dậu là âm minh; cho nên vào 4 giờ này KK hoặc đồng cung hoặc xung chiếu để cho thấy sự nghiêng lệch về âm dương trong lá số. KK nếu nhìn theo cách an giờ sinh là vậy, còn nhìn theo cách an tháng sinh để thấy được sự trái ngược lệnh thang trên lá số ảnh hương mạnh ở cung nào, về lục thân thì ở đâu.

Lá số đã có Xương Khúc thì ko bao giờ có Không Kiếp. Những người có tứ trụ Thuần Dương thì Mệnh Tài Quan trong Tử Vi có đủ Xương Khúc Tả Hữu, Tứ Trụ thuần âm thì chỉ có KK mà không có Xương Khúc Tả Hữu. Tử Vi cho rằng THXK là cát, KK là hung; nhưng Tử Bình thì cho rằng thuần âm thuần dương đều là không tốt. Mâu thuẩn chăng??

Không mâu thuẫn, vì thật ra TH, KK, XK nó cho biết sự vượng của lệnh tháng nghiêng hẳn về bên nào trong lá số tử vi, cho nên Tử Vi hay Tử Bình cần phải xem xét thật kỹ, Tả Hữu Xương Khúc chưa chắc đã cát, Không Kiếp chưa chắc đã hung. Quân bình âm dương chưa chắc đã cát, âm dương xô lệch chưa chắc đã hung.

... còn tiếp ...

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

4. Vòng Thái Tuế

14 Chính tinh không cần dùng đến chi của năm sinh để an, và vòng Thái Tuế cùng những sao ăn theo như Đào Hồng chính là một số ít sao phải dùng đến Địa Chi của năm sinh mà an. Cho nên vòng Thái Tuế nó tiêu biểu cho ảnh hưởng của địa chi lên lá số, ảnh hưởng này không thể coi nhẹ.

Chỉ có Tử Vi Việt là đưa đủ vào 12 sao của vòng Thái Tuế. Và đặc biệt Tử Vi Việt còn có thêm sao Thiên Không luôn an cùng Thiếu Dương. Tất cả những sách Tử Vi được xem là chính tông đều ghi chép vòng Thái Tuế gồm có 5 sao: Thái Tuế, Tang Môn, Bạch Hổ, Điếu Khách và Quan Phù. Không hiểu từ đâu và do ai mà vòng Thái Tuế của Tử Vi Việt có đủ 12 sao kèm theo sao Thiên Không. Trong khi đó sao Thiên Không của Tử Vi bắc phái chính là sao Địa Không của Tử Vi Việt.

Những sao ăn theo Tử Vi gồm có Đào Hoa, Hồng Loan, Long Trì, Phượng Các, Kiếp Sát, Thiên Mã, Thiên Khốc, Thiên Hư.Những sao này hợp với vòng Thái Tuế để tạo ra những cách cục rất đặc trưng, mệnh có Thái Tuế tất có Long Phượng mà không có Đào Hồng, mệnh thân tạo thành thế Tang Mã Khốc Hư,... từng cách cục này có ảnh hưởng rất mạnh lên toàn bộ lá số.

Ngay như 12 sao của vòng Thái Tuế khi dùng để luận đoán chủ yếu chỉ dùng đến 5 sao đã kể trên kèm theo Khốc Hư, Đào Hồng, Long Phượng, và Thiên Mã, những sao như Tứ Đức, Kiếp Sát, Thiếu Dương, Thiếu Âm, ... hầu như rất ít dùng để luận đoán vì tính chất của nó không rõ ràng, mỗi người nói mỗi kiểu, đến khi xảy ra vận hạn không giải thích được thì lại cứ viện vào những sao này để lí giải, thật là rối rắm đâu thể nào làm khuôn mẫu được.

Cho nên dựa trên những nghiệm lý trên có lẽ khi xem Tử Vi chúng ta nên làm theo nguyên tắc là 1 nhóm nhỏ các sao quan trọng sẽ quyết định đến 90% thông tin về lá số, tất cả những sao còn lại chỉ là sự phụ trợ thêm mà thôi. Những sao quan trọng này bao gồm: 14 chính tinh, lục sát, Tả Hữu Xương Khúc Khôi Việt,Tứ Hóa, Thái Tuế và những sao đi theo, Lộc Tồn và một số sao đi theo. Nó là xương sống của Lá số, còn những sao còn lại chỉ là phụ trợ. Xem như vậy sẽ đơn giản hơn cho người học, mà thông tin luận đoán cũng sẽ chính xác hơn.

Lá số Tử Vi nó là tổng hợp tương tác của Năm, Tháng, Ngày, Giờ lên Lá số, trong đó chỉ duy nhất có 14 chính tinh là phải dùng hết cả 4 tương tác. Các sao theo Giờ, Tháng thực chất là tương đương nhau, qua đó chúng ta có thể thấy những sao đó là thông nhất của 2 dữ kiện Giờ và Tháng. Còn lại địa chi năm sinh đó là Thái Tuế.

Share this post


Link to post
Share on other sites

5. Tả Hữu và chữ "ĐỚI" trong Ngũ Hành:

Như đã viết ở trên, Tả Hữu khởi an ở hai cung Thìn Tuất theo tháng sinh. Ý nghĩa của hai cung Thìn Tuất cũng đã nói rõ một cung là nơi mặt trời mọc vào ngày Đông Chí, một nơi là mặt trời lặn vào ngày Hạ Chí, một nơi là Thủy vượng, một nơi là Hỏa vượng. Tính của Thủy là nhuận hạ, tính của Hỏa là viêm thượng cho nên Tả Phù khởi ở Thìn được xem là thuận, biểu lộ cho một tính cách nhẹ nhàng, tượng cho Văn còn Hữu Bật khởi ở Tuất được xem là nghịch, biểu lộ cho sự mạnh mẽ, tượng cho Võ.

Khởi từ cung Thìn coi là tháng Giêng, ngày đông chí lại luôn rơi vào thàng Tý trong tự nhiên, cho nên tháng 1 của sao Tả Phù chính là tháng Tý trong tự nhiên, tháng mà Thủy cực vượng. Tương tự như vậy tháng 1 của Hữu Bật chính là tháng Ngọ, khi mà Hỏa cực vượng. Đặc tính của Thủy và Hỏa đều là sự nhanh nhẹn, và quyết liệt, cho nên khi Mệnh ở Thìn Tuất có Tả Hữu đó là người rất tháo vát và nhiều câu phú của Tử Vi khi nói về Tả Hữu cũng nói về tính tháo vát khi có Tả Hữu đóng mệnh.

Tả Hữu vốn hành Thủy, Hữu Bật vốn hành Hỏa. Đến tháng trọng xuân trong tự nhiên (tức là tháng 2) hay là tháng 4 của Tả Hữu thì Tả Hữu đồng cung tại Mùi. Đến tháng trọng thu trong tự nhiên (tức là tháng 8) hay là tháng 10 của Tả Hữu thì Tả Hữu đồng cung tại Sửu. Trọng xuân thì mộc vượng, cho nên người có tướng Mộc cách thì đầy đặn, cao; phú Tử Vi cũng có câu Tả Hữu cư Mệnh vi trọng hậu, đó chẳng phải là để chỉ người Mộc vượng đó ư. Ngược lại trọng Thu thì kim vượng, chủ về cứng rắn quyền hành, cho nên phú Tử Vi cũng có câu nói Tả Phù, Hữu Bật vị đến tam thai, đây chẳng phải là tính của Kim ư. Như vậy bản thể Ngũ Hành của Tả Hữu cũng thay đổi theo 4 điểm quan trọng nhất của một năm : trọng xuân, trọng thu, trọng hạ và trọng đông. Tại 4 vị trí này Tả Hữu đều ở những cung Tứ Mộ, cho nên mới nói 4 mộ cung Ngũ hành tạp vì táng chứa đầy đủ ngũ hành. Và để mô tả cho Ngũ Hành có sự biến động, người xưa dùng chữ ĐỚI, và đó cũng là nguyên nhân vì sao một số sách Tử Vi ghi Hữu Bật hành Thổ đới Hỏa, và nhiều ví dụ khác.

Qua đó cũng có thể thấy, khi xem về Tả Hữu, cần biết rõ, tháng sinh của mình để an Tả Hữu tương ứng thật sự với tháng nào trong tự nhiên để đoán về tính cách của Tả Hữu. Ví dụ sinh tháng 9 âm, Tả Phù an ở Tý, tháng 9 của Tả Hữu tức là tháng 7 trong tự nhiên, Kim vượng, lúc này nếu có Tả Hữu thủ Mệnh nó sẽ mang đặc tính của quyền lực, đương số sẽ không còn tính trọng hậu nữa mà sẽ là người quyền bính, cứng rắn, đặc tính này gia giảm, tăng lên và biến đổi còn phải tùy thuộc và chính tinh đi kèm. Tả Hữu lúc này sẽ có đặc điểm của một quyền tinh.

Như vậy cầm một lá số Tử Vi lên, nhìn vị trí của Tả Hữu có thể cho ta thấy cả một sự biến đổi của Ngũ Hành trên lá số, một bức tranh của Nguyệt lệnh.

... còn tiếp ...

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

6. Xương Khúc

Xương Khúc như đã nói ở trên nó chính là cặp sao đối chọi với Không Kiếp. Đã có Không Kiếp ở Mệnh tất không thể có Xương Khúc, cả 4 sao đều có thể an theo cả ngày sinh và tháng sinh. Không Kiếp là sát tinh hạng nặng vậy còn Xương Khúc thật sự là gì, liệu nó có mang cái ý sát tinh hay không?

Xương Khúc nổi bật nhất của nó là vai trò hỗ trợ giống như Tả Hữu và Không Kiếp, đi kèm nhiều cát tinh thì sẽ tăng sự cát lên, đi kèm nhiều hung tinh thì Xương Khúc sẽ hỗ trợ cho cái hung, ví dụ đi kèm chính tinh miếu vượng Nhật Xương vị đến Tam thai, đi kèm dâm tinh Xương Riêu là cách dâm dật.... như vậy bản chất của Xương Khúc không phải cát không phải hung mà phải xem nó đi kèm cùng những tinh đẩu nào để mà luận đoán. Đó là đặc tính nổi bật của Xương Khúc.

Xương Khúc có hoàn toàn như nhau? Không hoàn toàn như nhau. Cả 2 sao đều mang nghĩa là duyên dáng có tài ăn nói khi đi kèm những sao hùng biện như Thái Tuế, Lưu Hà, nhưng Văn Xương nó còn mang nghĩa là bằng sắc trong khi Văn Khúc thì không? Sao Văn Xương luôn có Thai, Cáo đi cùng đó là chỉ bằng sắc, ấn tín tài năng đã được công nhận một cách chính thức.

Ngoài ra an theo Xương Khúc còn có bộ Quang Quý chủ về quý nhân ân điển. Như vậy chỉ một bộ Xương Khúc mà đã có đến 4 sao an theo Thai Cáo Quang Quý, Tả Hữu thì có Thai Tọa an theo, trong khi đó KK lại chẳng có sao nào an theo nó cả. Khởi an từ trục Tỵ Hợi là nơi nghiêng lệch hẳn về âm dương, còn trục Thìn Tuất là nơi nhất âm nhất dương sinh nơi La Võng kìm hãm, đó chính là đặc điểm nổi bật của KK là sự mạnh liệt và nhanh bất ngờ, còn của XƯơng Khúc Tả Hữu là sự từ từ nhưng vững chãi. Tử Vi là vậy làm gì có chuyện cát tinh cứu giải, hung tinh gây họa, sao nào cũng là hung mà cũng là cát, chúng tổ hợp hòa quyện vào nhau khăng khít để tạo nên sự mã hóa tuyệt vời cho số mệnh của con người thông qua năm, tháng, ngày , giờ sinh

..còn tiếp ...

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào bạn Mộc Công.

Chủ đề này của bạn rất hay. Nhưng vì bạn không phải chính là tác giả của những ý tưởng mà bạn trình bày. Vì thế, sẽ thật là bất tiện khi có lời phản biện. Thành thử, tuy đọc chủ đề này đã lâu. Tôi vẫn đắn đo, nên chăng có đôi lời.

Vừa rồi, có trao đổi với một số người quen biết, họ có đề nghị tôi nên có đôi lời. Kẻo hậu nhân, khi học lại "chẳng biết đâu mà lần".

Thật vậy, như bạn viết:

+ Bộ KK luôn đối xứng qua trục Tỵ Hợi, sao Địa Kiếp được an như sau: sinh tháng 1 an Địa Kiếp ở cung Tử Tức, sinh tháng 2 an ở cung Tài, sinh tháng 3 an ở cung Tật, sinh tháng 4 an ở cung Di, sinh tháng 5 an ở cung Nô, sinh tháng 6 an ở cung Quan, sinh tháng 7 an ở cung Điền, sinh tháng 8 an ở Phúc, sinh tháng 9 an ở Phụ, sinh tháng 10 an ở Mệnh, sinh tháng 11 an ở Huynh, sinh tháng 12 an ở Phu Thê. Từ vị trí của Địa Kiếp lấy đối xứng qua trục Tỵ Hợi sẽ có sao Địa Không.

Và:

+An KK theo như trên sẽ cho ra kết quả y hệt như cách an cũ,

Thì không đúng là như thế. Tôi có hàng loạt lá số chứng thực điều này.

Ngay từ khía cạnh lý thuyết cũng đã không thể cho phép. Thật vậy, nếu an theo tháng, tự nhiên phải thừa nhận địa không và địa kiếp phải đối xứng qua trục tị - hợi. Trong khi đó, tự bản chất của địa không và địa kiếp vốn đã đối xứng qua trục tị - hợi, do vận hành của chúng. Thành ra, thay vì hiểu được rõ hơn bản chất của Kiếp Không, nay tác giả lại đẩy chúng vào sự mù mờ. Từ sự sai lệch này, mà khiến có sự suy luận, xem Không Kiếp như là lệnh tháng, tương tự như trong tử bình là hoàn toàn sai. Sai ở ngay cường độ và tốc độ tác họa của hai sao này. Khi là lệnh tháng, thì cường độ và tốc độ tác họa của chúng không nhanh, chúng sẽ xảy ra từ từ. Có thể bạn sẽ biện hộ rằng, so với Kình - Đà thì sao, vì hai sao Kình - Đà an theo can năm, vậy mà cường độ và tốc độ của chúng cũng rất lớn. Nhưng thật không phải vậy, ai đã có đủ trình giải số tử vi, đều có thể phân biệt sự khác nhau, đặc biệt là tốc độ tác họa, của Kiếp Không và Kình Đà. Kiếp Không tác họa nhanh và đột ngột hơn rất nhiều. Có thế, thì Kình Đà mới được gọi là hung ám tinh, còn Kiếp Không là Sát tinh - đại sát tinh.

Thiên La, Địa Hộ là nơi cổng trời,

Không phải là thiên la, mà là thiên môn. địa hộ. Thiên môn là cổng trời, ở Tị cung. Còn địa hộ là cánh cửa địa ngục, đóng ở Hợi cung.

Còn tiếp ...

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Vuivui thân mến.

Tác giả những bài viết này tôi biết và ông chưa đồng ý nêu tên. Nên tôi hơi ngần ngại. Tuy nhiên , riêng anh nếu có ý kiến rất mong được sự đóng của anh. Tôi xin thay mặt chịu trách nhiệm phản hồi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mời anh Vuivui nêu một lá số mà sinh tháng 1 bất kể giờ nào Địa Kiếp không ở cung Tử ? Xin anh hãy đọc lại cách an cung Mệnh thì anh sẽ nghiệm ra ngay bất cứ một sao nào an theo Tháng sinh cũng sẽ có một cách an theo giờ sinh cho kết quả hoàn toàn như nhau, và một sao nào an theo Giờ sinh cũng sẽ có một cách an theo tháng sinh cho kết quả hoàn toàn tương tự ... vì sao???? hãy tự suy ngẫm vậy !!!!

Thiên La hay Thiên Môn cũng vậy ... xin hỏi anh tại sao Lục Nhâm lấy Thìn làm Thiên Cương đứng đầu thập thần là khởi đầu khi gia vào tứ vượng để thành quẻ Lục Nhâm còn Tố Vấn thì lại gọi Thìn là Địa Hộ. Điều này mâu thuẫn chăng?

Xin hỏi anh câu nữa : ai nói Lệnh Tháng thì từ từ mà giờ thì nhanh? Ai nói Không Kiếp là Đại Sát Tinh, Kình Đà là Hung Sát tinh? Hay chỉ là điều này được đại cộng đồng chấp nhận cho nên nó đúng!!! Vài hôm nữa tôi sẽ viết về Tuần Triệt đến lúc đó rất mong anh vào phản biện, phản biện một cách thằng thừng không cần rào trước đón sau, không cần ngại, không cần dài dòng, tôi xin trả lời đầy đủ và nghiêm túc.

Share this post


Link to post
Share on other sites

7 . Truyền Tinh trong Tử Vi

Truyền Tinh gồm có hai kiểu :

1. Truyền chính tinh

2. Truyền trung tinh

Hai Lá số được gọi là truyền chính tinh khi và chỉ khi vị trí đứng của chính tinh là như nhau trong 2 lá số. Ví dụ hai lá số cùng có Tử Vi cư Thân đó là hai lá số có truyền chính tinh. Hai lá số nếu truyền chính tinh mà là anh em thì anh em rất hiểu nhau, thông cảm hòa thuận như tay chân, ngoài là anh em còn là tri kỷ; nếu là bạn bè thì đó là đôi bạn tri kỷ; hai vợ chồng luôn luôn phải có sự truyền chính tinh ở hai lá số mới có thể nên duyên ăn đời ở kiếp với nhau.

Truyền trung tinh chỉ tính những phụ tinh sau: Lục sát tinh, Tả Hữu, Xương Khúc, Lộc Tồn, Thái Tuế, Long Phượng và Tứ Hóa. Anh em được gọi là truyền trung tinh khi mà : cung Huynh đệ của một người có trung tinh giống với cung Mệnh của người còn lại. Càng nhiều trung tinh thì truyền tinh càng mạnh mẽ. Truyền trung tinh càng mạnh thì tình cảm càng gần gũi, nói theo cách khác có nghĩa là càng hợp nhau. Nhưng truyền trung tinh không rõ ràng và mạnh như truyền chính tinh.

Quy luật 80/20 cũng đủ nói lên tất cả, là nếu hai lá số có truyền chính tinh họ sẽ hợp nhau đến từng sở thích và nếu là nam nữ đã yêu nhau rồi sẽ đi đến được hôn nhân bền vững. Ở đây tôi không nói là hôn nhân giàu sang hay thành đạt sau hôn nhân mà chỉ nói đến chữ DUYÊN - tóm lại Truyền chính tinh là một mã hóa cho chữ Duyên trong tử vi vậy

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Không phải là thiên la, mà là thiên môn. địa hộ. Thiên môn là cổng trời, ở Tị cung. Còn địa hộ là cánh cửa địa ngục, đóng ở Hợi cung.

Còn tiếp ...

Anh sai hoàn toàn. Anh hãy suy nghĩ tại sao Tố Vấn lại gọi Tuất là Thiên Môn, thì anh sẽ hiểu tại sao Hợi là Thiên Môn? Tại sao Lục Nhâm gọi Thìn là Thiên Môn thì ảnh sẽ hiểu tại sao Mão là Thiên Môn? Nhiều Thiên Môn quá Thìn, Tuất, Mão, Hợi nhưng đời tôi chưa từng thấy sách nào viết Tị là Thiên Môn. Tôi nói thế - xin lỗi có nghĩa là tôi đủ chứng cứ và phản biện đầy đủ để bẻ gãy vụn cái gọi là Thiên Môn ở Tị

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Mời anh Vuivui nêu một lá số mà sinh tháng 1 bất kể giờ nào Địa Kiếp không ở cung Tử ? Xin anh hãy đọc lại cách an cung Mệnh thì anh sẽ nghiệm ra ngay bất cứ một sao nào an theo Tháng sinh cũng sẽ có một cách an theo giờ sinh cho kết quả hoàn toàn như nhau, và một sao nào an theo Giờ sinh cũng sẽ có một cách an theo tháng sinh cho kết quả hoàn toàn tương tự ... vì sao???? hãy tự suy ngẫm vậy !!!!

Vâng !, tôi nêu luôn hai lá số mà tôi sẵn có. Chứ thực ra, cái điều anh sai, nó dễ suy quá, mà anh lại vẫn nói ngược được :rolleyes: .

Mời các vị an hộ tôi hai lá số, sinh tháng 12 âm lịch.

Lá số thứ nhất. theo dương lch, sinh: năm 1989, tháng 01, ngày 09, giờ Dần - nữ nhân.

Lá số thứ hai. Dương lịch, sinh: năm 1995, tháng 01, ngày 14, giờ mão - nữ nhân.

Theo cách an của anh, địa kiếp phải ở phu/thê cung, bởi sinh tháng 12 âm lịch. Đúng như anh viết nhé:

sinh tháng 12 an ở Phu Thê

.

Đằng này, theo cách an truyền thống, địa kiếp của lá số thứ nhất đóng tại Phúc cung, ở lá số thứ hai thì địa kiếp nằm ở quan lộc cung. Khác nhau đấy nhé. Xin đừng có nói phúc và quan lộc cung là một !!! :P .

Thực ra, nếu anh chịu khó lấy nhiều lá số sinh cùng tháng, nhưng giờ khác nhau, là sẽ thấy ngay điều này thôi, chứ có khó gì đâu !!!.

Thiên La hay Thiên Môn cũng vậy ... xin hỏi anh tại sao Lục Nhâm lấy Thìn làm Thiên Cương đứng đầu thập thần là khởi đầu khi gia vào tứ vượng để thành quẻ Lục Nhâm còn Tố Vấn thì lại gọi Thìn là Địa Hộ. Điều này mâu thuẫn chăng?

và:

Anh sai hoàn toàn. Anh hãy suy nghĩ tại sao Tố Vấn lại gọi Tuất là Thiên Môn, thì anh sẽ hiểu tại sao Hợi là Thiên Môn? Tại sao Lục Nhâm gọi Thìn là Thiên Môn thì ảnh sẽ hiểu tại sao Mão là Thiên Môn? Nhiều Thiên Môn quá Thìn, Tuất, Mão, Hợi nhưng đời tôi chưa từng thấy sách nào viết Tị là Thiên Môn. Tôi nói thế - xin lỗi có nghĩa là tôi đủ chứng cứ và phản biện đầy đủ để bẻ gãy vụn cái gọi là Thiên Môn ở Tị

Thì tôi thấy lạ ???, anh học sách gì mà lạ thế !!!.

Anh biết thừa, thiên văn đông phương gọi thìn là thiên la, tuất là địa võng. Bởi vì, vào ngày hạ chí, mặt trời lặn rất muộn. Người xưa ngắm mặt trời lặn, ở ngày đó, tưởng tượng ra rằng mặt đất ở đường chân trời cứ như là bị võng xuống, không muốn cho mặt trời lặn mất tiêu. Và giờ lặn của mặt trời vào ngày hạ chí rơi vào giờ tuất. Nên mới gọi tuất là nơi địa võng, có nghĩa là nơi đó, mặt đất như võng (trũng) xuống.

Vào ngày đông chí, mặt trời mọc rất muộn, tới tận giờ thìn mới thấy mặt trời ló dạng ở đường chân trời. Người xưa có cảm tưởng như là mặt trời bị lưới chăng kéo xuống, không cho mọc lên. Vì thế mới gọi nơi thìn cung là thiên la. Nghĩa của thiên la là cái lưới trời. Bởi vậy mới có cái gọi là thiên la - lưới trời ở thìn, địa võng - đất trũng ở tuất.

Nay anh lại nói ngược. Hay là anh có sáng kiến đổi giờ thìn về buổi tối, còn giờ tuất lộn thành ban mai ???.

Và anh đủ chứng cớ khẳng định thiên môn ở hợi ?.

Anh viết rõ ràng, thiên la, địa hộ là cổng trời ?. Tức là thìn là thiên môn ?. tạm cho là thế. Thì xin hỏi anh, anh viết địa hộ cũng là cổng trời ?. vậy địa hộ của anh ở tuất, hay ở hợi ?. nếu không đóng ở hai nơi đó, thì nó đóng ở đâu ?

Tôi chưa biên khảo sách ra đây làm gì vội. Nhưng anh học sách nào, hy vọng anh có thể biên đủ cái chỗ mà anh học để cho ra kiến thức như vậy, tôi sẽ phân tích cho anh thấy, hoặc anh hiểu sai ý người viết, hoặc là sách anh có vấn đề.

Nay tôi cần anh khẳng định lại, thiên la theo anh là thiên môn, địa hộ cũng là thiên môn, và chúng ở đâu ?. Xin nói cho rõ.

Chúng ta cứ thảo luận từ từ.

Thân ái.

Edited by vuivui
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh nên trả lời vào câu hỏi chính của tôi tại sao sách Tố Vấn lại ghi Tuất là Thiên Môn, Thìn là Địa Hộ, việc gì anh phải giải thích dài dòng Thiên La với Địa Võng, chắc anh cũng đọc bài viết Mặt Trời mọc lên từ cung Thìn mà hiểu Thiên La là gì rồi mới nói chăng?

Tôi đang hỏi anh tại sao Tố Vấn ghi Tuất là Thiên Môn và sách nào ghi Tỵ là Thiên Môn? Mong anh trả lời cho rõ????

Về cách an 2 sao KK của tôi viết ở trên do xin mọi người sửa chữ Địa Kiếp lại thành Địa Không đó là lỗi do đánh máy nhầm mà tôi thì không có khả năng sửa bài. Cảm ơn anh Vuivui đã phát hiện ra lỗi chính tả rồi sửa hộ cho tôi.

Trân trọng cảm ơn

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Anh nên trả lời vào câu hỏi chính của tôi tại sao sách Tố Vấn lại ghi Tuất là Thiên Môn, Thìn là Địa Hộ, việc gì anh phải giải thích dài dòng Thiên La với Địa Võng, chắc anh cũng đọc bài viết Mặt Trời mọc lên từ cung Thìn mà hiểu Thiên La là gì rồi mới nói chăng?

Tôi đang hỏi anh tại sao Tố Vấn ghi Tuất là Thiên Môn và sách nào ghi Tỵ là Thiên Môn? Mong anh trả lời cho rõ????

Về cách an 2 sao KK của tôi viết ở trên do xin mọi người sửa chữ Địa Kiếp lại thành Địa Không đó là lỗi do đánh máy nhầm mà tôi thì không có khả năng sửa bài. Cảm ơn anh Vuivui đã phát hiện ra lỗi chính tả rồi sửa hộ cho tôi.

Trân trọng cảm ơn

Anh buồn cười nhỉ !

Tôi đâu có sửa lỗi chính tả cho anh !. Tôi chỉ cho anh rõ, sinh cùng tháng 12 âm lịch, mà địa không, hay địa kiếp cũng thế thôi, chúng được an ở các cung khác nhau anh ạ. Chẳng hạn, địa kiếp ở quan cho lá số thứ hai, địa kiếp ở phúc cho lá số thứ nhất. nay anh có muốn đổi địa kiếp thành địa không, thì cũng sẽ có kết quả: địa không ở quan cho lá số thứ hai, địa không ở phúc cho lá số thứ nhất. hi hi ... thế thôi. anh bị sao thế ?. chả nhẽ viết rõ như vậy mà còn không thấy cái sai ở mức độ học thuật, chứ đâu phải là lỗi chính tả đâu ???. Cho nên, không cần sửa chữa địa kiếp thành địa không đâu. Mà phải viết rõ ràng: Đó là cách an sai. Do không hiểu về bản chất của tử vi, nên suy luận bậy !.

Vâng, phải viết như thế mới đúng.

Anh cứ thừa nhận xong chuyện này, tôi sẽ từ từ chỉ cho anh lần lượt những cái sai tiếp tục.

Thế nhé !.

Anh nên trả lời vào câu hỏi chính của tôi tại sao sách Tố Vấn lại ghi Tuất là Thiên Môn, Thìn là Địa Hộ, việc gì anh phải giải thích dài dòng Thiên La với Địa Võng, chắc anh cũng đọc bài viết Mặt Trời mọc lên từ cung Thìn mà hiểu Thiên La là gì rồi mới nói chăng?

Tôi đang hỏi anh tại sao Tố Vấn ghi Tuất là Thiên Môn và sách nào ghi Tỵ là Thiên Môn? Mong anh trả lời cho rõ????

Tôi có xem Tố Vấn của anh - của anh thôi, chứ không phải là Tố Vấn đích thực là cái gì đâu. Tôi có đầy sách có thể biên khảo ra đây để khẳng định anh viết bậy. nhưng trước khi làm cái đó, tôi thích thú chỉ ra cái sai trong cái học của anh, không phải để anh biết sai mà cúi đầu khuất ohujc, mà cái chính là vì hậu học. học phải ba cái thứ mà anh viết bậy ra đó, thật là nguy hiểm.

thế nên, anh cứ từ từ, giải quyết từng cái sai của anh, để bạn đọc còn có khả năng theo dõi.

Thế nhé.

Edited by vuivui
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Vuivui thân mến.

Tác giả những bài viết này tôi biết và ông chưa đồng ý nêu tên. Nên tôi hơi ngần ngại. Tuy nhiên , riêng anh nếu có ý kiến rất mong được sự đóng của anh. Tôi xin thay mặt chịu trách nhiệm phản hồi.

Anh Thiên Sứ thân mến!.

Cám ơn anh. Nhưng thực sự tôi thích tranh luận trực tiếp với tác giả. Nên nếu mà tác giả đó vào đây, trực tiếp tranh luận với tôi thì hay biết mấy.

Nay mới qua hai ba bài trao đổi với chủ nhân topic, mà tôi đã thấy có sự không hoàn chỉnh trong nhận thức của anh ta. Tôi cho rằng, tác giả của những ý tưởng này không đến nỗi như vậy. Ít ra thì cũng phải hiểu được tư tưởng của đối phương. Đằng này, lỗi rành rành về học thuật ra đó, mà lại còn xiên sang đổ thừa đó là lỗi chính ta. Thật hết biết.

Thân mến.

Share this post


Link to post
Share on other sites

7 . Truyền Tinh trong Tử Vi

Truyền Tinh gồm có hai kiểu :

1. Truyền chính tinh

2. Truyền trung tinh

Hai Lá số được gọi là truyền chính tinh khi và chỉ khi vị trí đứng của chính tinh là như nhau trong 2 lá số. Ví dụ hai lá số cùng có Tử Vi cư Thân đó là hai lá số có truyền chính tinh. Hai lá số nếu truyền chính tinh mà là anh em thì anh em rất hiểu nhau, thông cảm hòa thuận như tay chân, ngoài là anh em còn là tri kỷ; nếu là bạn bè thì đó là đôi bạn tri kỷ; hai vợ chồng luôn luôn phải có sự truyền chính tinh ở hai lá số mới có thể nên duyên ăn đời ở kiếp với nhau.

Truyền trung tinh chỉ tính những phụ tinh sau: Lục sát tinh, Tả Hữu, Xương Khúc, Lộc Tồn, Thái Tuế, Long Phượng và Tứ Hóa. Anh em được gọi là truyền trung tinh khi mà : cung Huynh đệ của một người có trung tinh giống với cung Mệnh của người còn lại. Càng nhiều trung tinh thì truyền tinh càng mạnh mẽ. Truyền trung tinh càng mạnh thì tình cảm càng gần gũi, nói theo cách khác có nghĩa là càng hợp nhau. Nhưng truyền trung tinh không rõ ràng và mạnh như truyền chính tinh.

Quy luật 80/20 cũng đủ nói lên tất cả, là nếu hai lá số có truyền chính tinh họ sẽ hợp nhau đến từng sở thích và nếu là nam nữ đã yêu nhau rồi sẽ đi đến được hôn nhân bền vững. Ở đây tôi không nói là hôn nhân giàu sang hay thành đạt sau hôn nhân mà chỉ nói đến chữ DUYÊN - tóm lại Truyền chính tinh là một mã hóa cho chữ Duyên trong tử vi vậy

@ Kính chú vuivui có ý kiến luận tiếp, cháu thấy rất nhiều người quan tâm đến vấn đề truyền tinh, nhưng hình như mọi sự chưa được rõ ràng lắm.

Theo bác Mộc Công: "hai vợ chồng luôn luôn phải có sự truyền chính tinh ở hai lá số mới có thể nên duyên ăn đời ở kiếp với nhau."; và "nếu hai lá số có truyền chính tinh họ sẽ hợp nhau đến từng sở thích và nếu là nam nữ đã yêu nhau rồi sẽ đi đến được hôn nhân bền vững" - Giaback thấy có vấn đề gì đó không đúng qui luật lắm

- Giaback có Mệnh Tham Vũ đồng hành, Thê Thiên Phủ; vợ Giaback Mệnh Cự Môn: tất cả ai biết Tử vi đều nói cung Thê của Giaback rất tốt, vợ chồng ăn đời ở kiếp ... cũng có thể lá số của Giaback truyền trung tinh?

- Vợ chồng mà 'hợp nhau đến từng sở thích" hôn nhân chưa chắc bền vững, xét theo Âm Dương ngũ hành - thuần âm hoặc thuần dương khó mà tồn tại. Xét theo quan điểm triết học, vợ chồng hợp thế thì trái với "Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập".

Kính bác Mộc Công giải thích rõ nghĩa hơn, Giaback kô nghiên cứu Tử Vi, chỉ là người tham gia diễn đàn để học mót các cao thủ nên trình độ rất hạn chế, chắc các bác cũng kô trách Giaback.

Trân trọng

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh buồn cười nhỉ !

Tôi đâu có sửa lỗi chính tả cho anh !. Tôi chỉ cho anh rõ, sinh cùng tháng 12 âm lịch, mà địa không, hay địa kiếp cũng thế thôi, chúng được an ở các cung khác nhau anh ạ. Chẳng hạn, địa kiếp ở quan cho lá số thứ hai, địa kiếp ở phúc cho lá số thứ nhất. nay anh có muốn đổi địa kiếp thành địa không, thì cũng sẽ có kết quả: địa không ở quan cho lá số thứ hai, địa không ở phúc cho lá số thứ nhất. hi hi ... thế thôi. anh bị sao thế ?. chả nhẽ viết rõ như vậy mà còn không thấy cái sai ở mức độ học thuật, chứ đâu phải là lỗi chính tả đâu ???. Cho nên, không cần sửa chữa địa kiếp thành địa không đâu. Mà phải viết rõ ràng: Đó là cách an sai. Do không hiểu về bản chất của tử vi, nên suy luận bậy !.

Vâng, phải viết như thế mới đúng.

Anh cứ thừa nhận xong chuyện này, tôi sẽ từ từ chỉ cho anh lần lượt những cái sai tiếp tục.

Thế nhé !.

Tôi đã có kiểm tra về an KK theo tháng. Việc thay địa kiếp bằng địa không là tương đương với cách an sao địa không theo giờ. Như vậy, việc chỉnh lý địa kiếp bằng địa không đã sửa được cái lỗi mà Tôi đã phê anh Mộc Công. Nên Tôi xin rút lại lời phê của tôi về vấn đề này. Còn bản chất an sao theo tháng, xin có lời phản biện sau.

Tôi thành thực xin lỗi anh Mộc Công về vấn đề này.

Thân ái.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

9. Chuyển động thực và chuyển động biểu kiến:

Ai biết Vật Lý chắc cũng biết chuyển động thực và chuyển động biểu kiến là như thế nào. Trái đất quay quanh Mặt Trời đó là chân lý, nhưng nếu ta đứng ngay trên Trái Đất để mà nhìn thì sẽ thấy có vẻ như Mặt Trời quay quanh Trái Đất đi từ Đông sang Tây, nếu ta đứng ở trên sao Mộc để quan sát thì sẽ thấy Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời từ Tây sang Đông. Đó là chuyển động biểu kiến và chuyển động thực. Nói tóm lại trong hầu hết các trường hợp chiều của chuyển động biểu kiến luôn ngược với chiều của chuyển động thực.

Thiên Văn thấy mặt trời mọc từ cung Thìn đó là chuyển động biểu kiến, còn chuyển động thực thì nó lại mọc từ cung Tuất. Cho nên Thìn là Thiên Môn theo chuyển động biểu kiến, còn chuyển động thực thì Tuất lại là Thiên Môn, cho nên Tố Vấn nói Tuất là Thiên Môn là ý đó

Ngày Xuân Phân, Mặt Trời mọc đúng lên từ cung Mão, cho nên ngày xưa con gà trống là tượng trưng cho Thần Mặt trời hay còn gọi là Mão Nhật tinh quân. Ngày Xuân Phân là ngày mà đêm và ngày dài bằng nhau, âm dương cân bằng, và sấm xuân ầm ĩ báo hiệu mưa xuân rơi cho vạn vật sinh sôi nảy nở, cho nên người xưa đã gọi Mão là Lôi môn. Một số sách sai lầm chép Mão là Thiên Môn.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

9. Chuyển động thực và chuyển động biểu kiến:

Ai biết Vật Lý chắc cũng biết chuyển động thực và chuyển động biểu kiến là như thế nào. Trái đất quay quanh Mặt Trời đó là chân lý, nhưng nếu ta đứng ngay trên Trái Đất để mà nhìn thì sẽ thấy có vẻ như Mặt Trời quay quanh Trái Đất đi từ Đông sang Tây, nếu ta đứng ở trên sao Mộc để quan sát thì sẽ thấy Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời từ Tây sang Đông. Đó là chuyển động biểu kiến và chuyển động thực. Nói tóm lại trong hầu hết các trường hợp chiều của chuyển động biểu kiến luôn ngược với chiều của chuyển động thực.

Thiên Văn thấy mặt trời mọc từ cung Thìn đó là chuyển động biểu kiến, còn chuyển động thực thì nó lại mọc từ cung Tuất. Cho nên Thìn là Thiên Môn theo chuyển động biểu kiến, còn chuyển động thực thì Tuất lại là Thiên Môn, cho nên Tố Vấn nói Tuất là Thiên Môn là ý đó

Ngày Xuân Phân, Mặt Trời mọc đúng lên từ cung Mão, cho nên ngày xưa con gà trống là tượng trưng cho Thần Mặt trời hay còn gọi là Mão Nhật tinh quân. Ngày Xuân Phân là ngày mà đêm và ngày dài bằng nhau, âm dương cân bằng, và sấm xuân ầm ĩ báo hiệu mưa xuân rơi cho vạn vật sinh sôi nảy nở, cho nên người xưa đã gọi Mão là Lôi môn. Một số sách sai lầm chép Mão là Thiên Môn.

Anh nên viết lại bài này, cho nó chính xác.

Thân ái.

Share this post


Link to post
Share on other sites

10. Tuần Triệt

Không vong xuất hiện ở hầu hết môn dự báo của Đông Phương. Tử Bình, Tử Vi, Bốc Dịch,... từ trước đến nay biết bao tranh luận về không vong nhưng vẫn chưa ngã ngũ được. Riêng Tử Vi còn có thêm sao Triệt để chỉ không vong, và cũng an dựa vào Thiên Can của năm sinh.

Tuần Triệt nên hiểu như sau:

-Tuần hay Triệt cũng là một sao ảnh hưởng của nó lan tỏa ra cung tam hợp và cung xung chiếu. Khi luận đoán cứ xem Tuần Triệt như là 1 tinh đẩu Tử Vi bình thường mà luận. Tuần, Triệt tính chất chung là sự che giấu, ẩn tàng.

-Bản cung có nhiều cát tinh phù trợ nếu gặp Tuần hay Triệt thì chờ đến lúc xuất không sẽ cát, bản cung vốn đã nhiều sát tinh suy yếu thì đến lúc xuất không sẽ mang họa.

-Có Tuần Triệt mà có Tứ Hóa ngay tại bản cung thì cũng xem như không còn Tuần Triệt, chờ đến cung vận tốt sẽ cát lành.

-Tuần Triệt triệt tiêu sức mạnh của nhau, tháo gỡ nhau.

-Mệnh, Tài, Quan,... có nhiều cát tinh hỗ trợ mà có Tuần, Triệt chờ đến đại vận tốt sẽ phát.

... còn tiếp ...

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mấy hôm nay, bây giờ mới vào diễn đàn. Thấy chủ nhân của Topic đã "bỏ qua" lời nhắn về bài có số mục là số 9. Nghĩ rằng, như vậy chủ nhân đã tự xác nhận là đã viết một cách chính xác. Thôi thì, Tôi xin bắt đầu từ đây, để có một số ý kiến phản biện vậy.

Trái đất quay quanh Mặt Trời đó là chân lý, nhưng nếu ta đứng ngay trên Trái Đất để mà nhìn thì sẽ thấy có vẻ như Mặt Trời quay quanh Trái Đất đi từ Đông sang Tây,

Câu này phi logic, mang tính Râu ông nọ, cắm cằm bà kia. Thật vậy. Để mà thấy được có vẻ như mặt trời quay quanh trái đất từ đông sang tây. Thời đó là do trái đất Tự Quay quanh trục của nó, chứ không phải là do trái đất quay quanh mặt trời mà ra cái hiện tượng mặt trời mọc ở đằng đông, lặn về phía tây. Vì thế, việc suy luận về cái gọi là chuyển động thực và biểu kiến là hoàn toàn sai lạc về bản chất.

Do trái đất tự quay quanh trục của nó, theo chiều từ phải sang trái - nếu ta đứng trên mặt đất thuộc bán cầu Bắc, quay mặt về hướng nam - nhìn về xích đạo, và sẽ theo chiều từ trái sang phải nếu ta đứng trên mặt đất thuộc về bán cầu nam, quay mặt về hướng bắc - nhìn về xích đạo. Khi ấy, bởi vì chúng ta đứng trên mặt đất, mà trái đất tự quay, nghĩa là chúng ta đã đứng trên hệ quy chiếu của trái đất mà nhìn mặt trời, nên chúng ta thấy trái đất đứng yên, mà mặt trời dường như là chuyển động quanh ta - thực chất là quanh trái đất - theo chiều ngược lại. Nghĩa là thấy mặt trời mọc lên ở đằng đông và lặn về phía tây. Cái chuyển động dường như của mặt trời đó, ta gọi đó là chuyển động biểu kiến. Còn chuyển động tự quay của trái đất - trong chuyển động tương đối đối với mặt trời - là chuyển động thực. Ở đây, chúng ta thấy hiện tượng mặt trời mọc và mặt trời lặn ở bên đông và bên tây, dù được mô tả bởi chuyển động biểu kiến của mặt trời, hay chuyển động thực - quay quanh trục - của trái đất đều là như nhau. Không phải vì trái đất tự quay mà ta thấy mặt trời hiện lên ở đằng tây, mà lặn mất tiêu ở phía đông được. Bởi vậy, cho dù khi nhân loại phát hiện ra rằng trái đất tự quay quanh trục của nó, mà nhân loại cũng vẫn không thay đổi quan niệm mặt trời mọc đằng tây và lặn đằng đông. Ấy là vì dù là biểu kiến trong chuyển động của mặt trời, thực với chuyển động của trái đất, thì hiện tượng đó vẫn không thay đổi. Chứ mà nếu thay đổi, thì nhân loại đã thay đổi cách mô tả từ lâu rồi.

Xin nhớ cho điều đó.

Cho nên, cái việc:

Thiên Văn thấy mặt trời mọc từ cung Thìn đó là chuyển động biểu kiến, còn chuyển động thực thì nó lại mọc từ cung Tuất. Cho nên Thìn là Thiên Môn theo chuyển động biểu kiến, còn chuyển động thực thì Tuất lại là Thiên Môn, cho nên Tố Vấn nói Tuất là Thiên Môn là ý đó

Là bậy bạ. Sách Tố Vấn nào mà nói tới điều này, thì tôi cho rằng, đó là sách Giả, ngụy thư, hay tác giả là một kẻ dốt nát, không chỉ dốt về thiên văn đông phương, mà dốt cả về thiên văn hiện đại.

Thực tế thì chúng ta thấy rằng, muôn đời tính theo giờ giấc, buổi sáng là mặt trời mọc, thời gian buổi sáng choán cả giờ thìn. Buổi chiều tối là mặt trời lặn, thời gian lặn choán vào giờ tuất.

Nay nói lại, cái gọi là Thiên môn.

Vốn thiên môn và địa hộ là hai tên gọi, gắn liền với khái niệm "tựa như" là Cửa Ra Vào. Với thiên môn, đó gọi là cửa trời. Với địa hộ, đó là cửa địa ngục. Nên nói, thiên môn, địa hộ, là người ta hiểu đó chính là nơi ra vô của trời và đất.

Trên địa bàn tử vi, 12 cung số ứng với 12 giờ, cũng ứng với 12 tháng, là những chu kỳ của địa chi. Đồng thời trên đó, những phương vị thiên can cũng được xác định. Theo như bài trên tôi đã có nói về thiên la và địa võng. Người xưa xem xét đó như là thời khắc giao tranh giữa trời và đất. Xin nhớ rằng, đó không phải là nơi giao tranh (hay còn gọi là giao nhau) giữa trời và đất về Không Gian. Mà đó là Thời Gian giao nhau giữa thiên và địa. Nên Ta thấy ở đây có một nhận xét vô cùng quan trọng: Đó là Trục thìn - tuất. Trục này có ý nghĩa biểu thị sự giao nhau của thiên và địa về thời gian. Nói như đông phương thì: Đó là ranh giới, hay biên giới giao nhau của thiên và địa. Trong đó, nếu xem xét về không gian, thì đó là phương vị, như phương đông là mặt trời mọc, hay mặt trời hiện lên ở phương đông, mà đường chân trời phía đông là nơi giao nhau của thiên và địa. Mặt trời lặn ở phía tây, nên đường chân trời phía tây là nơi giao nhau của thiên và địa. Như thế, cả về không gian lẫn thời gian, thìn - tuất đều khả dĩ biểu thị cho sự giao nhau giữa thiên và địa một cách đầy đủ. Vì thế. Đông phương học xem thìn - tuất như là một sự miêu tả đầy đủ về sự mọc và lặn của mặt trời, mang ý nghĩa sự giao nhau của thiên và địa.

Nôm na, như đã nói, đó là ranh giới, hay biên cương. Thì cái cửa - thiên môn, hay địa hộ, là cái cửa ra vào của trời và đất. Người xưa xem hướng nam là hướng về Thiên, hướng về bắc là hướng Địa. Nên có nói: Nam Thiên, Địa Bắc là vậy. Do đó, các Hoàng Đế khi xưng vương, đều ngoảnh về Nam mà xưng thiên tử. Chứ có ai quay đầu về Bắc xưng thiên tử đâu !!!.

Vì vậy, trên địa bàn, nam thuộc thiên, địa thuộc bắc. Tị - Ngọ - Mùi là hướng nam, Hợi - Tý - Sửu là hướng Bắc. Theo chiều quay thuận của trời. đi từ thìn - tị qua thân - dậu mà đến tuất - hợi - tý. Ngọ là chính Nam, trung tâm của Thiên, chẳng ai đặt cửa ở trung tâm "nhà" cả !. Tý là chính Bắc, tâm Địa, chả ai đặt cửa ở đó cả. Nên thiên môn và địa hộ không thể ở nơi tý ngọ được. Thìn - Tuất là nơi biên giới, đường cương thổ thiên - địa. Có ai đặt cửa ra vào ở ngay hàng rào giữa hai nhà không nhỉ ?. Cửa ra vào thì phải đặt vào phần "đất" của mình chứ, ai lại đi đặt ở ngay trên hàng rao qua lại hai nhà không ?.

Cũng không thể đặt ở Mão được, bởi vì như thế, thì chả còn phân ranh giơi được nữa. Chả hóa ra là có anh Bành Trướng à ?.

Cũng không thể đặt thiên môn và địa hộ ở mùi và sửu được, vì đó là phía sau, nếu đặt vào đó, thì phải gọi đó là Hậu Môn.

Chỉ còn có tị và hợi. Không đặt cửa ở đó, thì đặt ở đâu ?. Nên mới nói: thiên môn ở tị - tị là phần đất thuộc thiên, nên đó là cửa trời. Địa hộ ở hợi - hợi là thuộc địa, nên đó là của đất. Cho nên, chúng ta mới có câu: trục tị - hợi là trục thiên môn - địa hộ là vì vậy.

Từ đây, người ta mới có thể hiểu được về bản chất của địa không và địa kiếp. Và có thể khẳng định, địa không và địa kiếp không thể an theo tháng sinh được. Chính là ở chỗ này.

Đến đây mà không hiểu nổi, thì không thể hiểu được tử vi. Bởi vì, đó là phần dễ nhất trong việc hiểu bản chất thực của tử vi.

Thân ái.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Vuivui thân mến.

Quan niệm Tuất là Thiên Môn không phải chỉ ở Tố Vấn, mà trong Phong Thủy, cũng có việc này. Mỗi phương trong Phong Thủy chia làm 3 sơn. Tất cả 24 sơn hướng. Phương Càn cũng chia làm 3 là Tuất - Càn - Hợi. Bởi vậy Tuất được coi là Thiên Môn. Bài viết của tác giả rất đáng lưu ý và suy ngẫm.

Vài lời chia sẻ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cái nầy LinhNhi phải đồng ý với chú VuiVui . LinhNhi có đi qua bên Tàu chơi mấy năm trước. Khi LinhNhi đứng trong thành nhìn ra cửa thiên môn (Tiananmen Gate) quả thật là hướng Nam.

Theo 12 cung Tử Vi thì Tiananmen Square nằm tại cung Tị với cửa thiên môn nhìn về phía sao Sagittarius - Nhân Mã (Địa Hộ), cung Hợi

LinhNhi

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cái nầy LinhNhi phải đồng ý với chú VuiVui . LinhNhi có đi qua bên Tàu chơi mấy năm trước. Khi LinhNhi đứng trong thành nhìn ra cửa thiên môn (Tiananmen Gate) quả thật là hướng Nam.

Theo 12 cung Tử Vi thì Tiananmen Square nằm tại cung Tị với cửa thiên môn nhìn về phía sao Sagittarius - Nhân Mã (Địa Hộ), cung Hợi

LinhNhi

Việc xây Thiên Môn ở Bắc Kinh - Thiên An Môn nhìn về hướng nam vì một nguyên nhân khác: Thiên Tử tọa Bắc triều Nam - Còn trời đi về Hướng Nam nên gọi là Thiên Môn. Nhưng ngay trong việc định hướng của La Bàn thì Sơn Thìn thuộc Đông Nam. - Thìn Khôn Tỵ (Theo Lạc Việt) - Thìn Tốn Tỵ (Theo Tàu). Vì trái đất nghiêng, nên hướng chính đông - vuông góc với trục Bắc Nam nằm cao hơn phương mặt trời mọc. Vì vậy đúng là biểu kiến ở cung Thìn chính là mặt phẳng Hoàng Đạo. Tương tự, Mão được coi là sơn có mặt trời mọc - Nhưng Dậu - con gà - Mão nhật tính Quân lại ở cung đối xứng.

Ngày Xuân Phân, Mặt Trời mọc đúng lên từ cung Mão, cho nên ngày xưa con gà trống là tượng trưng cho Thần Mặt trời hay còn gọi là Mão Nhật tinh quân. Ngày Xuân Phân là ngày mà đêm và ngày dài bằng nhau, âm dương cân bằng, và sấm xuân ầm ĩ báo hiệu mưa xuân rơi cho vạn vật sinh sôi nảy nở, cho nên người xưa đã gọi Mão là Lôi môn. Một số sách sai lầm chép Mão là Thiên Môn.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi biết tác giả và rất trân trọng ông, nên những lời nói của ông, tôi suy nghiệm rất kỹ và thấy tác gia đúng - ít nhất với những gì Mộc Công đã thay mặt tác giả công bố. Hiện tôi đang ở xa. Khi tôi về sẽ dùng hình ảnh để minh họa cho ý tưởng của tác giả.

Với các hiện tương thiên văn, dùng hình ảnh đối chiếu minh họa sẽ cho thấy tính vượt trội trong thiên văn học của tri thức Lý học Đông phương với khoa học hiện đại. Tôi đã phát hiện ra phương pháp này, nhờ mày mò vẽ lại ý tưởng của giáo sư Lê Văn Sửu khi ông bàn về "Giờ quan sát".

Share this post


Link to post
Share on other sites

chào chú vui vui

cháu thấy người ta gọi là tử vi tinh đẩu có phải môn này nhờ quan sát trăng sao =>mới lập ra ko ?

gọi giờ tuất là thiên môn (7h-9h chiều) trăng mọc

gọi giờ thìn là địa hộ(7-9h sáng)mặt trời lên (địa hộ)

như vậy cũng chưa thể nói ta đặt cửa ra vào tại biên giới là lấn đất nhà khác ,rõ ràng ở đây có sự thỏa thuận giữa đôi bên :P

liệu âm dương trong tử vi có phải là chu kì nhật nguyệt ko ,hay là chu kì tròn khuyết của mặt trăng :lol: .

-cháu ko rành tử vi nên những suy nghĩ trên có thể rất khôi hài :P ,nếu có gì ko phải mong chú bỏ qua :D

kính chú

:lol: tuấn dương :lol:

Share this post


Link to post
Share on other sites