Posted 6 Tháng 12, 2009 Chào các bác Em xin viết thêm mấy lời Giả thuyét em nêu có điều chưa được thỏa đáng nên cứ nghĩ mãi. Bởi thực tế nếu dân Việt ta có gốc từ phía bắc, thì sao ngôn ngữ và chữ viết hiện nay lại khác biệt hoàn toàn. Vậy nên tạm suy thế này. Khi một số người Việt từ phía bắc đến vùng mới, thì ở quê cũ biến động chính trị lớn, do đó họ mất dần liên hệ. Còn ở vùng đất mới có một tộc người bản địa phát triển mạnh, chính là tộc người Kinh. Và tộc người này đã đồng hóa số người tộc Việt từ phía bắc đến, kết quả hình thành 1 khối mạnh về chính trị và kinh tế trở nên cộng đồng chính của vùng đất nước Việt ta nay. Vì sao suy diễn vậy ? Vì nếu là người Thái thì cơ bản tiếng và chữ vẫn na ná nhau, vẫn hiểu nhau dù Thái ở Trung Quốc vởi ở Thái Lan. Còn như dân Việt gốc người Kinh thì có lẽ không còn thấy cộng đồng nào cổ ở Trung Quốc, trừ những nhóm Việt kiều sau này. Nhưng vì sao vẫn gọi danh xưng là Việt, có lẽ do lý do lịch sử là cộng đồng nào thống trị sẽ làm các cộng đồng khác biến đổi theo, ví như hiện nay một số chữ cổ của người Thái ở VN đang mất, vì ít người dùng, thay vào đó họ dùng chữ quốc ngữ. Vì việc đồng hóa này, nên kết quả về kỹ thuật (nhứ đúc luyện đồng ...), văn hóa *trống đồng, y phục ...) và một số v/đ khác thì dân Việt cổ ta có phần giống dân Việt cổ phía bắc, nhưng tiếng nói thì khác hẳn. Tuy vậy, chữ viết thì chưa rõ thế nào ? Vì theo em hiểu, đã đúc được đồ đồng tinh xảo thế, không lẽ không có chữ viết ? nhưng chữ có hình dạng gì, phải chăng dạng hình vẽ giống người, chim cò ..., tương tự 1 loại chữ cổ của Ai Cập cổ đại cũng có hình người, chim, cò ... Nói chung thiếu nhiều cứ liệu nên khó khẳng định được điều mình nêu, vậy em kính mong các bác có lời phê để thêm điều minh định. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 9 Tháng 12, 2009 Nghiên cứu về giai đoạn Vua Hùng, GS Trần Quốc Vượng cũng đã có khá nhiều bằng chứng. Ở một số diễn đàn cũng có đăng nghiên cứu này của giáo sư đã quá cố. Về bản gia phả trên, tôi xin hỏi anh Thiên Sứ: bản gia phả được ghi vào thời gian năm nào? còn bút tích phê của các thời đại vua chúa phong kiến không? Trong văn hóa bác học Việt có chi tiết: sau khi giành độc lập của Ngô Quyền năm 938 và các giai đoạn sau, những nhà trí thức Việt Cổ đã xây dựng nên nhiều câu chuyện lưu truyền trong dân gian. Vừa rồi báo chí cũng đăng tìm thấy người tiền sử ở Hòa Bình có niên đại hơn 20.000 năm. Có nên chăng đi theo hướng văn hóa tiền sử, những di lưu của văn hóa tiền sử còn sót lại? :rolleyes: Share this post Link to post Share on other sites
Posted 9 Tháng 12, 2009 Nghiên cứu về giai đoạn Vua Hùng, GS Trần Quốc Vượng cũng đã có khá nhiều bằng chứng. Ở một số diễn đàn cũng có đăng nghiên cứu này của giáo sư đã quá cố. Về bản gia phả trên, tôi xin hỏi anh Thiên Sứ: bản gia phả được ghi vào thời gian năm nào? còn bút tích phê của các thời đại vua chúa phong kiến không? Trong văn hóa bác học Việt có chi tiết: sau khi giành độc lập của Ngô Quyền năm 938 và các giai đoạn sau, những nhà trí thức Việt Cổ đã xây dựng nên nhiều câu chuyện lưu truyền trong dân gian. Vừa rồi báo chí cũng đăng tìm thấy người tiền sử ở Hòa Bình có niên đại hơn 20.000 năm. Có nên chăng đi theo hướng văn hóa tiền sử, những di lưu của văn hóa tiền sử còn sót lại? :rolleyes: Tôi không hiểu ý anh. Nhưng với tôi thì ông Trần Quốc Vương không có gì để tôi phải tham khảo ông ta về mảng cổ sử Việt. Ngoịa trừ trích dẫn để chỉ ra những sai lầm của ông ta. Còn về tư liệu trên, anh có thể hỏi ban biên tập báo Nguồn Sáng. Tôi ít dùng những tư liệu loại này làm chứng cứ khoa học chứng minh cho quan điểm của mình, khi chưa cần thiết. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 9 Tháng 12, 2009 Ý VuongChu: Thứ 1, Nếu bản gia phả đó chỉ từ thế kỉ 17, hoặc 18 v.v... nghĩa là chỉ có từ vài trăm năm mà ghi lại lịch sử cả nghìn năm liệu có đủ độ tin cậy không? Hơn nữa theo tôi biết, người Việt cổ ta hình như không có chữ viết, chữ của chúng ta được người Hán trong sách cổ viết: loằng ngoằng như giun. Vậy làm sao ghi chép cho đúng lịch sử nghìn năm? Thứ 2, các câu chuyện về Vua Hùng phần nhiều là câu chuyện, là truyền thuyết. Ghi chép lâu nhất trong sử sách cũng chỉ 700-800 năm. Xuất xứ của những chi tiết không rõ niên đại của giai đoạn nào viết. Thứ 3, Ngày nay đã phát hiện ra phát minh tiền sử, văn hóa tiền sử của những người tiền sử thuộc nền văn minh trước chu kỳ chúng ta. Văn minh của họ đạt đến trình độ đặc định rồi bị hủy diệt, chỉ còn sót lại một ít. Đa phần lại chỉ có "bề ngoài" mà không còn lý luận bên trong. Thứ còn sót lại được tìm thấy trên núi cao hoặc dưới đáy biển hay lòng đất... Share this post Link to post Share on other sites
Posted 9 Tháng 12, 2009 Ý VuongChu: Thứ 1, Nếu bản gia phả đó chỉ từ thế kỉ 17, hoặc 18 v.v... nghĩa là chỉ có từ vài trăm năm mà ghi lại lịch sử cả nghìn năm liệu có đủ độ tin cậy không? Hơn nữa theo tôi biết, người Việt cổ ta hình như không có chữ viết, chữ của chúng ta được người Hán trong sách cổ viết: loằng ngoằng như giun. Vậy làm sao ghi chép cho đúng lịch sử nghìn năm? Thứ 2, các câu chuyện về Vua Hùng phần nhiều là câu chuyện, là truyền thuyết. Ghi chép lâu nhất trong sử sách cũng chỉ 700-800 năm. Xuất xứ của những chi tiết không rõ niên đại của giai đoạn nào viết. Thứ 3, Ngày nay đã phát hiện ra phát minh tiền sử, văn hóa tiền sử của những người tiền sử thuộc nền văn minh trước chu kỳ chúng ta. Văn minh của họ đạt đến trình độ đặc định rồi bị hủy diệt, chỉ còn sót lại một ít. Đa phần lại chỉ có "bề ngoài" mà không còn lý luận bên trong. Thứ còn sót lại được tìm thấy trên núi cao hoặc dưới đáy biển hay lòng đất... Những ý tưởng của anh các giáo sư, bác học trở lên (Tiến sĩ lặt vặt thì tạm thời để sang một bên) đã nói nhiều lắm và phổ biến khắp nơi trong cả trong lẫn ngoài nước Nhưng anh có nhận thấy sai lầm của những quan điểm này ở đâu không? Share this post Link to post Share on other sites
Posted 9 Tháng 12, 2009 VuongChu rất yêu quí 2 người Việt Nam Thuần Văn hóa Việt cổ xưa: Thiên Sứ và Trần Đại Sĩ. Đây là lời chân thật của cá nhân. Chúc anh Thiên Sứ và ông Trần Đại Sĩ cháy mãi dòng máu việt, văn hóa Việt cổ xưa. Mong nhận được thêm nhiều khám phá về văn hóa việt cổ xưa, thức tỉnh tinh thần việt, văn hóa việt tốt đẹp cho người Việt Nam. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 9 Tháng 12, 2009 VuongChu rất yêu quí 2 người Việt Nam Thuần Văn hóa Việt cổ xưa: Thiên Sứ và Trần Đại Sĩ. Đây là lời chân thật của cá nhân. Chúc anh Thiên Sứ và ông Trần Đại Sĩ cháy mãi dòng máu việt, văn hóa Việt cổ xưa. Mong nhận được thêm nhiều khám phá về văn hóa việt cổ xưa, thức tỉnh tinh thần việt, văn hóa việt tốt đẹp cho người Việt Nam.Cảm ơn Vương Chu.Nhân đây tôi nói về sai lầm của quan điểm từ ba ý của anh và cũng là của "Hầu hết những nhà khoa học trong nước" được sự ủng hộ của "Cộng đồng khoa học thế giới" là: Thứ 1, Nếu bản gia phả đó chỉ từ thế kỉ 17, hoặc 18 v.v... nghĩa là chỉ có từ vài trăm năm mà ghi lại lịch sử cả nghìn năm liệu có đủ độ tin cậy không? Hơn nữa theo tôi biết, người Việt cổ ta hình như không có chữ viết, chữ của chúng ta được người Hán trong sách cổ viết: loằng ngoằng như giun. Vậy làm sao ghi chép cho đúng lịch sử nghìn năm? Mọi tư liệu tồn tại khách quan , kể cả di vật khảo cổ đều chỉ là bằng chứng cho một luận điểm khoa học, chứ tự thân nó không làm ra luận điểm khoa học đó. Một luận điểm khoa học thì phải tuân thủ tiêu chí khoa học. Thứ 2, các câu chuyện về Vua Hùng phần nhiều là câu chuyện, là truyền thuyết. Ghi chép lâu nhất trong sử sách cũng chỉ 700-800 năm. Xuất xứ của những chi tiết không rõ niên đại của giai đoạn nào viết. Đây chỉ là cơ sở để hoài nghi, không phải bằng chứng phủ nhận. Thứ 3, Ngày nay đã phát hiện ra phát minh tiền sử, văn hóa tiền sử của những người tiền sử thuộc nền văn minh trước chu kỳ chúng ta. Văn minh của họ đạt đến trình độ đặc định rồi bị hủy diệt, chỉ còn sót lại một ít. Đa phần lại chỉ có "bề ngoài" mà không còn lý luận bên trong. Thứ còn sót lại được tìm thấy trên núi cao hoặc dưới đáy biển hay lòng đất...Vương Chu không nói rõ phát hiện ở đâu. Nhưng dù đó lá ở Bắc Việt Nam thì cần chứng minh rằng : Nền văn minh đồ đá ấy là nguồn gốc của người Việt hiện nay. Nếu người Trung Quốc thời họ còn đô hộ dân Việt và dân Việt không phục quốc vào thế kỷ X thì đó là tổ tiên người Trung Quốc sao? Share this post Link to post Share on other sites
Posted 9 Tháng 12, 2009 Sử sách chưa phải là cái chứng cứ đáng tin nhất. Nhất là sử sách Tàu. Ngụy thư tràng lan. Chưa kể kể viết sử bị chi phối bởi ý triều đình hoặc đưa ý kiến cá nhân của người viết vào sách. Rồi hậu sinh tam sao thất bản. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 9 Tháng 12, 2009 Thưa các bác Theo em thấy, chứng cứ quan trọng nhất hiện nay là trống đồng, vì nó là chứng nhân lịch sử đúng hơn mọi thứ sử sách và nghiên cứu nào sau này. Chỉ có điều giải mã nó khá khó khăn. Chỉ biết hiện nay trống đồng thuộc 1 tộc người phổ biến ở Nam Trung Quốc và đất VN nay, đều chung 1 đặc điểm là người đi thuyền, có săn bắn, thờ chim và đội mũ lông chim, và có sử dụng chữ cùng các thứ có dạng văn bản. Và có tin nói tìm được trống đồng ở Nhật, và vùng Nam Á nữa, nói lên việc giao lưu và có thể cả di cư của tộc người này. Nhưng chưa giải mã được họ có chữ không, và chữ đó có liên quan đến ngôn ngữ của dân tộc Kinh VN hiện nay không ? Liên quan đó thể hiẹn dạng nào, dạng dân Kinh sáng tạo ra hay vay mượn để làm văn tự như chữ nôm ... Vì nói người Việt thì sử học đã công nhận có tộc người Việt ở vùng Nam Trung Quốc tổ chức thành hình thái nhà nước rồi, nhưng tộc người đó nay là tộc nào và có phải chính là tộc người Kinh ở VN hiện nay không thì chắc chưa khẳng định được. Mong các bác có thêm tư liệu và kiến giải cho mọi người cùng hiểu thêm Share this post Link to post Share on other sites
Posted 9 Tháng 12, 2009 Thưa các bác Theo em thấy, chứng cứ quan trọng nhất hiện nay là trống đồng, vì nó là chứng nhân lịch sử đúng hơn mọi thứ sử sách và nghiên cứu nào sau này. Chỉ có điều giải mã nó khá khó khăn. Chỉ biết hiện nay trống đồng thuộc 1 tộc người phổ biến ở Nam Trung Quốc và đất VN nay, đều chung 1 đặc điểm là người đi thuyền, có săn bắn, thờ chim và đội mũ lông chim, và có sử dụng chữ cùng các thứ có dạng văn bản. Và có tin nói tìm được trống đồng ở Nhật, và vùng Nam Á nữa, nói lên việc giao lưu và có thể cả di cư của tộc người này. Nhưng chưa giải mã được họ có chữ không, và chữ đó có liên quan đến ngôn ngữ của dân tộc Kinh VN hiện nay không ? Liên quan đó thể hiẹn dạng nào, dạng dân Kinh sáng tạo ra hay vay mượn để làm văn tự như chữ nôm ... Vì nói người Việt thì sử học đã công nhận có tộc người Việt ở vùng Nam Trung Quốc tổ chức thành hình thái nhà nước rồi, nhưng tộc người đó nay là tộc nào và có phải chính là tộc người Kinh ở VN hiện nay không thì chắc chưa khẳng định được. Mong các bác có thêm tư liệu và kiến giải cho mọi người cùng hiểu thêm Cách đặt vấn đề như Tiêu Dao là cách bắt bẻ, chứ không phải là một vấn đề học thuật nghiêm túc. Thí dụ: Tôi nói: Cách đây 100 năm tất cả các dân tộc trên thế giới đều "ở trần đóng khố" các anh lấy gì chứng minh? Các anh đưa ra 1000 cái ảnh chụp thì lại hỏi: Có hàng tỷ người trên thế giới mà mới hàng 1000 cái ảnh chụp là chưa có cơ sở khoa học. Anh đưa số liệu những nhà máy dệt vải , tôi đòi hỏi phải chứng minh sản lượng vải, phải chứng minh rằng lượng vải đó đi về đâu, ai mặc, số lượng thợ may...vv..và ......vv. Hoặc thí dụ: Tôi chỉ vào một nhà sử học nào đó trong nhóm "hầu hết" tôi nói: Ông cố nội của người đó là thằng ăn cắp, đồ bịp bợm, loại "Ở trần đóng khố' . Sau đó tôi yêu cầu ông ta chứng minh . Tôi chắc chắn rằng sẽ không thể chứng minh được. Vì tất cả đều có thể nói là: Chưa đủ tin cậy, chưa chắc chắn, cần bổ sung thêm...vv ...và .....vv. Thí dụ: Chính Tiêu Dao hãy chứng minh về bản thân Tiêu Dao ở trên diễn đàn này chính là Tiêu Dao đã đăng ký ngay từ hôm đầu , chứ không phải đăng ký giúp một người khác với nick Tiêu Dao, tôi nghĩ chính Tiêu Dao sẽ không chứng minh được với tính cách phi học thuật như trên. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 9 Tháng 12, 2009 Kg bác ts Theo em có lẽ bác phải đối thoại với nhiều luồng ỹ kiến ngược nên cứ đa nghi thế thôi, chứ em không hề có ý gì để bác băn khoăn, mà trái lại mong mỏi bác có thêm những cái thuyết phuc mạnh mẽ, như thế bác đỡ công biện luận với người nào cố ý bẻ ngược các kiến giải hợp lý. Chỉ tiếc thay có nhiều cái chưa tìm ra nên khó khăn vẫn là khó khăn. Nếu như khảo cổ Ai cập mở được các kim tự tháp, và rành rành văn tự cổ cùng các chứng tích văn hoá phong phú, đã làm cả thế giới hiện đại công nhận vô đ/kiện, thì khảo cổ VN chưa có được điều như vậy để chứng minh thời đại Hùng vương có chữ, nhưng về hội hoạ, công nghệ đồng và kỹ thuật nông nghiệp thì không còn ai dám bác bỏ. Tuy nhiên về ngôn ngữ học, như em đã nêu, tộc người Việt cổ và tộc người Kinh ở VN hiện nay rõ ràng có sự khác biệt, không giống như tộc người Thái tuy có mặt ở TQ, VN và TL ... nhưng vẫn chung nguồn gốc ngôn ngữ, và vẫn hiểu tiếng nhau. Hay 1 ví dụ khác, có 22 quốc gia dùng tiếng Arap, và đều hiểu tiếng nhau, tuy thực tế vẫn tồn tại cái gọi là thổ ngữ từng vùng, chứng tỏ đế quốc Arap có thực trong lịch sử. Vậy nên, nếu nói là quốc gia Việt cổ, hay Văn Lang, hay Giao Chỉ, dường như vẫn có cái hơi khác với lãnh thổ của tộc người Kinh ở đồng bằng Bắc bộ, và nó có quan hệ, nhưng không hẳn là đồng nhất.Em chỉ dám nghĩ vậy, có gì mong các bác chỉ giáo. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 10 Tháng 12, 2009 Kg bác ts Theo em có lẽ bác phải đối thoại với nhiều luồng ỹ kiến ngược nên cứ đa nghi thế thôi, chứ em không hề có ý gì để bác băn khoăn, mà trái lại mong mỏi bác có thêm những cái thuyết phuc mạnh mẽ, như thế bác đỡ công biện luận với người nào cố ý bẻ ngược các kiến giải hợp lý. Chỉ tiếc thay có nhiều cái chưa tìm ra nên khó khăn vẫn là khó khăn. Nếu như khảo cổ Ai cập mở được các kim tự tháp, và rành rành văn tự cổ cùng các chứng tích văn hoá phong phú, đã làm cả thế giới hiện đại công nhận vô đ/kiện, thì khảo cổ VN chưa có được điều như vậy để chứng minh thời đại Hùng vương có chữ, nhưng về hội hoạ, công nghệ đồng và kỹ thuật nông nghiệp thì không còn ai dám bác bỏ. Tuy nhiên về ngôn ngữ học, như em đã nêu, tộc người Việt cổ và tộc người Kinh ở VN hiện nay rõ ràng có sự khác biệt, không giống như tộc người Thái tuy có mặt ở TQ, VN và TL ... nhưng vẫn chung nguồn gốc ngôn ngữ, và vẫn hiểu tiếng nhau. Hay 1 ví dụ khác, có 22 quốc gia dùng tiếng Arap, và đều hiểu tiếng nhau, tuy thực tế vẫn tồn tại cái gọi là thổ ngữ từng vùng, chứng tỏ đế quốc Arap có thực trong lịch sử. Vậy nên, nếu nói là quốc gia Việt cổ, hay Văn Lang, hay Giao Chỉ, dường như vẫn có cái hơi khác với lãnh thổ của tộc người Kinh ở đồng bằng Bắc bộ, và nó có quan hệ, nhưng không hẳn là đồng nhất.Em chỉ dám nghĩ vậy, có gì mong các bác chỉ giáo. Những vấn đề mà Tiêu Dao đưa ra, chỉ có thể là cơ sở để hoài nghi. Tất nhiên không có tác dụng phản biện một luận điểm khoa học. Và với sự hoài nghi trực quan này thì không một lý thuyết khoa học nào có thể tồn tại bởi khoảng cách giữa lý thuyết và thực tại. Ngay cả thuyết Lượng tử, thuyết tương đối cũng có thể đặt vấn đề hoài nghi bởi thực tại trực quan. Và chính tính hoài nghi nhân danh nhận thức thực tại trực quan này, bác bỏ tính khoa học mà đám "hầu hết" và "cộng đồng" nhân danh khoa học phủ nhận truyền thống văn hóa sử của dân tộc Việt. Trên diễn đàn này, mọi sự biện minh đều không có giá trị - tôi đã chứng minh hoàng loạt luận điểm của cái "hầu hết" và "cộng đồng" là sai qua những bài viết của họ - từ Trần Quốc Vượng, Đào Duy Anh, nhưng bây giờ vẫn phải làm lại từ đầu khi nó chuyển sang một phương tiên thông tin khác - thí dụ như trên Tuânvietnam. Bởi vậy, ở đây tôi chỉ nói đến đó và Tiêu Dao hãy tự suy ngẫm để tim chân lý. Tôi cũng không có thời gian nhiều để bất cứ ai vào đặt những vấn đề và tôi đều phải biện minh. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 10 Tháng 12, 2009 Tuy nhiên về ngôn ngữ học, như em đã nêu, tộc người Việt cổ và tộc người Kinh ở VN hiện nay rõ ràng có sự khác biệt, không giống như tộc người Thái tuy có mặt ở TQ, VN và TL ... nhưng vẫn chung nguồn gốc ngôn ngữ, và vẫn hiểu tiếng nhau. Hay 1 ví dụ khác, có 22 quốc gia dùng tiếng Arap, và đều hiểu tiếng nhau, tuy thực tế vẫn tồn tại cái gọi là thổ ngữ từng vùng, chứng tỏ đế quốc Arap có thực trong lịch sử. Vậy nên, nếu nói là quốc gia Việt cổ, hay Văn Lang, hay Giao Chỉ, dường như vẫn có cái hơi khác với lãnh thổ của tộc người Kinh ở đồng bằng Bắc bộ, và nó có quan hệ, nhưng không hẳn là đồng nhất.Em chỉ dám nghĩ vậy, có gì mong các bác chỉ giáo. Nếu được, xin mạn phép chen ngang và trao đổi riêng cùng bạn Tieudao về vấn đề này được chứ ? Thân mến ! Share this post Link to post Share on other sites
Posted 10 Tháng 12, 2009 Nếu được, xin mạn phép chen ngang và trao đổi riêng cùng bạn Tieudao về vấn đề này được chứ ? Thân mến ! Chào bác tp Bác quá lời chăng, ở đây em không nghĩ có điều gọi là chen ngang thì phải. Em chỉ hơi tò mò, mỗi nơi nghiêng ngó tý thôi, chứ đâu có hàm cấp gì. Các bác có gì chỉ giáo xin cứ tự nhiên. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 20 Tháng 12, 2009 Theo "Đại Việt sử kí toàn thư" chép năm khai sinh nước Văn Lang là năm Nhâm tuất. Chú: 7 Theo Mục lục kỷ niên của Đại Việt Sử Ký và câu kết của Kỷ Hồng Bàng thị (NK1, 5b) thì từ năm Nhâm Tuất đến năm Quý Mão (258 TCN) cộng 2622 năm. Vậy năm Nhâm Tuất là năm 2879 TCN. Đó chỉ là một niên đại suy đoán trên cơ sở - như trong Phàm lệ đã nói rõ - muốn đặt Kinh Dương Vương ngang với Đế Nghi. Tất cả các sách sử trước đó như "Việt sử lược", "An Nam Chí lược" cũng không biết năm được năm khởi năm mất của nước Văn Lang. Và năm mất là năm Chu Noãn Vương thứ 57 cũng là bịa. Có lẽ là muốn ngang với nhà Chu, thời Chu Noãn Vương, bị Tần diệt sau đó 2 năm [năm 256 trước Công Nguyên]. Năm An Dương Vương bị Úy Đà diệt vào năm 207 trước Công nguyên cũng bịa. Có lẽ là muốn ngang với nhà Tần. Sở Vương Hạng Vũ diệt Tần Đế Tử Anh cũng vào năm 207 trước Công nguyên! Giới sử học Giao Chỉ ngày nay xác định Đà diệt An Dương Vương là năm 179 trước Công nguyên cũng bịa! Dù biết rằng Úy Đà nhân lúc Cao Hậu mất [năm 180 trước Công nguyên], Hán bãi binh rồi đánh An Dương Vương. Đã không rõ năm nào thì đừng có nói bừa. Chỉ viết là sau Cao Hậu mất thì Úy Đà đánh An Dương Vương là đủ. Điều này có lẽ là có cơ sở. Sau khi Hiệu úy Đồ Tuy thua chết, năm thứ 33 [năm 214 trước Công nguyên] Tần Thủy Hoàng sai Úy Đà cùng Nhậm Hiêu đem người ở rể, nhà buôn, tội nhân đến đánh đất Lục Lương đặt ra 3 quận Nam Hải, Quế Lâm, Tượng. Nhà Tần diệt thì Úy Đà chiếm 3 quận rồi xưng Vương [năm 203 trước Công nguyên] thì lấy vợ, lập Hậu sinh con là Triệu Thủy, đến năm Cao Hậu mất thì Thì khoảng ngoài 20 tuổi, làm tin ở Giao Chỉ thông giao với Mị Châu là vừa. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 20 Tháng 12, 2009 Tư liệu về 18 thời Hùng Vương. Để tiện tham khảo, chúng tôi xin trình bày tài liệu của Cụ Biệt Lam Trần Huy Bá được in trong tạp chí “Nguồn Sáng“ số 23 trong dịp lễ Hội Giỗ Tổ Hùng Vương 1998. Cụ Biệt Lam Trần Huy Bá viết: Từ nhiều năm nay, chúng tôi đã cố gắng sưu tầm các truyền thuyết, thư tịch cổ, các ngọc phả các xã quanh vùng có đền thờ các Vua Hùng như xã Hy Cương (Vĩnh Phú) hiện lưu trữ tại Vụ bảo tồn bảo tàng, Bộ Văn Hóa (số hiệu HTAE 9) thì các tài liệu này không ghi chép là 18 đời Vua Hùng mà lại ghi là 18 chi. Mỗi chi gồm nhiều đời Vua, có cả năm Can, Chi lúc sinh và lúc lên ngôi. Các đời Vua trong một chi đều lấy hiệu của Vua đầu chi ấy. Mười tám chi ấy như sau: 1. Chi Càn: Kinh Dương Vương, húy Lộc Tục, tức Lục Dục Vương, sinh năm Nhâm Ngọ (2919 tr. TL) lên ngôi năm 41 tuổi, không rõ truyền được mấy đời vua, ở ngôi tất cả 86 năm, từ năm Nhâm Tuất (2879 tr.TL) đến Đinh Hợi (2794 tr. TL) so ngang với Trung Quốc vào thời đại Tam Hoàng (?). 2. Chi Khảm: Lạc Long Quân, húy Sùng Lãm, tức Hùng Hiền Vương, sinh năm Bính Thìn (2825 tr. TL), lên ngôi 33 tuổi, không rõ truyền mấy đời vua. Chi này ở ngôi tất cả 269 năm, đều xưng là Hùng Hiền Vương, từ năm Mậu Tý (2793 tr. TL) đến năm Bính Thìn (2525 tr. TL). Ngang với Trung Quốc vào thời Hoàng Đế (Ngũ Đế). 3. Chi Cấn: Hùng Quốc Vương, húy Hùng Lân, sinh năm Canh Ngọ (2570 tr. TL) lên ngôi khi 18 tuổi, không rõ truyền được mấy đời vua, đều xưng là Hùng Quốc Vương,272 năm, từ năm Đinh Tỵ (2524 tr. TL) đến 2253 tr.TL. Ngang với Trung Quốc vào thời Đế Thuấn, Hữu Ngu. 4. Chi Chấn: Hùng Hoa Vương, húy Bửu Lang, không rõ năm sinh, lên ngôi năm Đinh Hợi (2252 tr. TL), không rõ truyền được mấy đời vua đều xưng là Hùng Hoa Vương, ở ngôi tất cả 342 năm, từ năm Đinh Hợi (2254 tr. TL) đến năm Mậu Thìn (1913 tr. TL). Ngang với Trung Quốc vào thời Đế Quýnh nhà Hạ. 5. Chi Tốn: Hùng Hy Vương, húy Bảo Lang, sinh năm Tân Mùi(2030 tr. TL), lên ngôi khi năm 59 tuổi. Không rõ truyền được mấy đời vua, đều xưng là Hùng Hy Vương ở ngôi tất cả 200 năm, từ năm Kỷ Tỵ (1912 tr. TL) đến Mậu Tý (1713 tr. TL). Ngang với Trung Quốc vào thời Lý Quý (Kiệt) nhà Hạ. 6. Chi Ly: Hùng Hồn Vương, húy Long Tiên Lang, sinh năm Tân Dậu (1740 tr. TL), lên ngôi khi 29 tuổi, truyền 2 đời vua, ở ngôi tất cả 81 năm đều xưng là Hùng Hồn Vương, từ năm Kỷ Sửu (1712 tr. TL) đến năm Kỷ Dậu (1632 tr. TL). Ngang với Trung Quốc vào thời -c Đinh nhà Thương. 7. Chi Khôn: Hùng Chiêu Vương, húy Quốc Lang, sinh năm Quý Tỵ (1768 tr. TL), lên ngôi khi 18 tuổi, truyền 5 đời vua đều xưng là Hùng Chiêu Vương, ở ngôi tất cả 200 năm, từ năm Canh Tuất (1631 tr. TL) đến năm Kỷ Tỵ (1432 tr. TL). Ngang với Trung Quốc vào thời Tổ Ất nhà Thương. 8. Chi Đoài: Hùng Vỹ Vương, húy Vân Lang, sinh năm Nhâm Thìn (1469 tr. TL) lên ngôi khi 39 tuổi, truyền 5 đời vua đều xưng là Hùng Vỹ Vương, ở ngôi tất cả 100 năm, từ năm Canh Ngọ (1431 tr.TL) đến năm Kỷ Dậu(1332 tr. TL). Ngang với Trung Quốc vào thời Nam Canh nhà Thương. 9. Chi Giáp: Hùng Định Vương, húy Chân Nhân Lang, sinh năm Bính Dần (1375 tr. TL), lên ngôi khi 45 tuổi truyền 3 đời vua đều xưng là Hùng Định Vương, ở ngôi tất cả 80 năm, từ 1331 đến 1252 tr.TL). Ngang với Trung Quốc vào thời Tổ Giáp nhà Ân. 10. Chi Ất - Hùng Uy Vương, huý Hoàng Long Lang, 3 đời, 90 năm, từ 1251 đến 1162 tr.TL) 11. Chi Bính: Hùng Trinh Vương, húy Hưng Đức Lang, sinh năm Canh Tuất (1211 tr. TL), lên ngôi khi 51 tuổi, truyền 4 đời vua, đều xưng là Hùng Trinh Vương, ở ngôi tất cả 107 năm, từ năm Canh Tý (1161 tr. TL) đến năm Bính Tuất (1055 tr. TL). Ngang với Trung Quốc vào thời Thành Vương nhà Tây Chu. 12. Chi Đinh: Hùng Vũ Vương, húy Đức Hiền Lang, sinh năm Bính Thân (1105 tr. TL), lên ngôi khi năm 52 tuổi, truyền 3 đời vua đều xưng là Hùng Vũ Vương, ở ngôi tất cả 86 năm, từ năm Đinh Hợi (1054 tr. TL) đến năm Nhâm Tuất (969 tr. TL). Ngang với Trung Quốc vào thời Lệ Vương nhà Tây Chu. 13. Chi Mậu: Hùng Việt Vương, húy Tuấn Lang, sinh năm Kỷ Hợi (982 tr. TL) lên ngôi khi 23 tuổi, truyền 5 đời vua, đều xưng là Hùng Việt Vương, ở ngôi tất cả 115 năm, từ năm Quý Hợi (968 tr. TL) đến Đinh Mùi (854 tr. TL). Ngang với Trung Quốc vào thời Lệ Vương nhà Tây Chu. 14. Chi Kỷ: Hùng Anh Vương, húy Viên Lang, sinh năm Đinh Mão (894 tr. TL) lên ngôi khi 42 tuổI, truyền 4 đời vua đều xưng là Hùng Anh Vương, ở ngôi tất cả 99 năm, từ 853 đến 755 trTL Ngang với Trung Quốc vào thời Bình Vương nhà Đông Chu. 15. Chi Canh: Hùng Triệu Vương, húy Cảnh Chiêu Lang, sinh năm Quý Sửu (748 tr. TL), lên ngôi khi 35 tuổi truyền 3 đời vua đều xưng là Hùng Triệu Vương, ở ngôi tất cả 94 năm, từ năm Đinh Hợi (754 tr. TL) đến năm Canh Thân (661 tr. TL). Ngang với Trung Quốc vào thời Huệ Vương nhà Đông Chu 16. Chi Tân: Hùng Tạo Vương (Thần phả xã Tiên Lát, huyện Việt Yên, tỉnh Hà Bắc, ghi đời thứ 16 là Hùng Tạo Vương, đóng ở Việt Trì, có Thạc tướng quân đánh tan giặc Man, Vua phong là Chuyển Thạch Tướng Đại Vương - ‘NgườI anh hùng làng Dóng’ Cao Xuân Đỉnh (NxbKHXH 1969 trg 126-130), húy Đức Quân Lang, sinh năm Kỷ Tỵ (712 tr. TL), 3 đời vua, lên ngôi tất cả 92 năm, từ năm Tân Dậu (660 tr. TL) đến năm Nhâm Thìn (569 tr. TL). Ngang với Trung Quốc vào thời Linh Vương nhà Đông Chu 17. Chi Nhâm: Hùng Nghị Vương, húy Bảo Quang Lang, sinh năm Ất Dậu (576 tr. TL) lên ngôi khi 9 tuổi, truyền 4 đời vua đều xưng là Hùng Nghị Vương, ở ngôi tất cả 160 năm, từ năm Quý Tỵ (568 tr. TL) đến năm Nhâm Thân (409 tr. TL). Ngang với Trung Quốc vào thời Uy Liệt Vương nhà Đông Chu 18. Chi Quý: Hùng Duệ Vương, sinh năm Canh Thân (421 tr. TL), lên ngôi khi 14 tuổi, truyền không rõ mấy đờI vua (có lẽ 3 đời) vì ở đình Tây Đằng, huyện Ba Vì - Hà Nội có bài vị « Tam Vị Quốc Chúa », ở ngôi tất cả 150 năm, từ năm Quý Dậu (408 tr. TL) đến năm Quý Mão (258 tr. TL). Ngang với năm thứ 17 đời Uy Liệt Vương, đến năm thứ 56 đời Noãn Vương nhà Đông Chu Trung Quốc. Tổng cộng là 2621 năm từ 2879 đến 258 tr. TL Như vậy, họ Hồng Bàng, trị vì nước Văn Lang, với vương hiệu Hùng Vương, không phải chỉ có 18 đời (18 ông vua) mà là 18 chi, mỗi chi có nhiều đời vua. Điều này giải thích hợp lý sự tồn tại gần 3000 năm của thời đại Hùng Vương. Đền Hùng hiện nay trong ngôi đền chính, có một bài vị chung, thờ các vị Vua Hùng, có hàng chữ « Đột Ngột Cao Sơn Cổ Hùng Thị thập bát thế thánh vương, thánh vị ». Do tục thờ cúng tổ tiên, chỉ chờ vị khai sáng đầu tiên, nên chữ « Thập bát thế » có thể hiểu là 18 Vương hiệu của các vị Tổ đầu tiên của 18 chi Hùng Vương, đã thay nhau cầm quyền trên đất nước Văn Lang, quốc gia đầu tiên của người Việt chúng ta ngày nay. Thiên Sứ giới thiệu Trung Quốc có hơn 3000 năm lịch sử. Tạm tính từ thời Ân Thương vì có chữ viết từ thời này. Đến nay cũng chưa có bản phả hệ chi tiết như bản này. Các hạ không nghĩ, người ta đã dùng cách gì mà lưu trữ từ 5000 năm trước được. Rõ là bịa xạo. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 20 Tháng 12, 2009 Theo "Đại Việt sử kí toàn thư" chép năm khai sinh nước Văn Lang là năm Nhâm tuất. Chú: 7 Theo Mục lục kỷ niên của Đại Việt Sử Ký và câu kết của Kỷ Hồng Bàng thị (NK1, 5b) thì từ năm Nhâm Tuất đến năm Quý Mão (258 TCN) cộng 2622 năm. Vậy năm Nhâm Tuất là năm 2879 TCN. Đó chỉ là một niên đại suy đoán trên cơ sở - như trong Phàm lệ đã nói rõ - muốn đặt Kinh Dương Vương ngang với Đế Nghi. Tất cả các sách sử trước đó như "Việt sử lược", "An Nam Chí lược" cũng không biết năm được năm khởi năm mất của nước Văn Lang. Và năm mất là năm Chu Noãn Vương thứ 57 cũng là bịa. Có lẽ là muốn ngang với nhà Chu, thời Chu Noãn Vương, bị Tần diệt sau đó 2 năm [năm 256 trước Công Nguyên]. Năm An Dương Vương bị Úy Đà diệt vào năm 207 trước Công nguyên cũng bịa. Có lẽ là muốn ngang với nhà Tần. Sở Vương Hạng Vũ diệt Tần Đế Tử Anh cũng vào năm 207 trước Công nguyên! Giới sử học Giao Chỉ ngày nay xác định Đà diệt An Dương Vương là năm 179 trước Công nguyên cũng bịa! Dù biết rằng Úy Đà nhân lúc Cao Hậu mất [năm 180 trước Công nguyên], Hán bãi binh rồi đánh An Dương Vương. Đã không rõ năm nào thì đừng có nói bừa. Chỉ viết là sau Cao Hậu mất thì Úy Đà đánh An Dương Vương là đủ. Điều này có lẽ là có cơ sở. Sau khi Hiệu úy Đồ Tuy thua chết, năm thứ 33 [năm 214 trước Công nguyên] Tần Thủy Hoàng sai Úy Đà cùng Nhậm Hiêu đem người ở rể, nhà buôn, tội nhân đến đánh đất Lục Lương đặt ra 3 quận Nam Hải, Quế Lâm, Tượng. Nhà Tần diệt thì Úy Đà chiếm 3 quận rồi xưng Vương [năm 203 trước Công nguyên] thì lấy vợ, lập Hậu sinh con là Triệu Thủy, đến năm Cao Hậu mất thì Thì khoảng ngoài 20 tuổi, làm tin ở Giao Chỉ thông giao với Mị Châu là vừa. Có vẻ như hiểu biết. Nhưng cái tối tăm của lời bình trên nó nằm ở chỗ này:Cái gì cũng là bịa cả. Vậy cái mốc lịch sử thật nó nằm ở đâu.Bởi vậy, nhưng bài viết của Phu lỗ là điển hình của những tri thức rởm phủ nhận những giá trị của dân tộc Việt một cách cực đoạn. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 20 Tháng 12, 2009 Trung Quốc có hơn 3000 năm lịch sử. Tạm tính từ thời Ân Thương vì có chữ viết từ thời này. Đến nay cũng chưa có bản phả hệ chi tiết như bản này. Các hạ không nghĩ, người ta đã dùng cách gì mà lưu trữ từ 5000 năm trước được. Rõ là bịa xạo. Phả hệ này chỉ có thể ghi được sau khi kết thúc thời Hùng Vương theo chính sử 257 BC. Tức là có chữ viết lâu rồi. Bởi vậy không thiếu gì những kẻ biết phọt phet ít chữ, cứ tưởng là thông thái, nhưng càng nói thì càng thấy ....ngớ ngẩn. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 2 Tháng 2, 2011 Trên trang wikipedia tiếng Anh, bài về thời Hùng Vương đã công nhận thời Hùng Vương không phải chỉ có 18 đời vua Hùng mà có rất nhiều đời vua, bài này đã được rất nhiều bạn bè quốc tế đọc: http://en.wikipedia.org/wiki/Hung_kings 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 2 Tháng 2, 2011 Trên trang wikipedia tiếng Anh, bài về thời Hùng Vương đã công nhận thời Hùng Vương không phải chỉ có 18 đời vua Hùng mà có rất nhiều đời vua, bài này đã được rất nhiều bạn bè quốc tế đọc: http://en.wikipedia.org/wiki/Hung_kings Ít ra thì người ta cũng hiểu sơ sơ như vậy. Chứ còn như vị tiến sĩ toán học nào đó tính rằng: Lấy 2622 năm chia cho 18 đời vua Hùng thành mỗi vị vua thọ gần 150 tuổi. Rôi dương dương tự đắc cho là một phát hiện quan trong, khoa học hẳn hoi. Cứ thế truyền người này sang người khác. Đi đâu, người ta cũng lấy điều này ra vặn hỏi tôi. Trả lời muốn mệt. Thực ra đây là một sai lầm sơ đẳng nhất về Toán học. Hai đại lượng không đồng đẳng không thể làm một phép tính trong một bài toán. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 2 Tháng 2, 2011 Họ là "hầu hết những nhà khoa học trong nước" và "Cộng đồng khoa học thế giới", nên có quyền lực học thuật. Nhưng tôi là người biết được cái gì sẽ xảy ra. Tôi thật sự ái ngại cho họ. Đôi lúc cũng thấy tội nghiệp cho họ. Tôi có cảm nhận tương tự như vậy, xin chia sẻ với anh TS. Ngoài ra, tôi cũng cảm thấy đau xót về những việc đã làm của họ. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 2 Tháng 2, 2011 Tôi có cảm nhận tương tự như vậy, xin chia sẻ với anh TS. Ngoài ra, tôi cũng cảm thấy đau xót về những việc đã làm của họ. Cảm ơn anh Quangnx chia sẻ. Ông Xuân Cang trong cuộc gặp Tất niên của Trung tâm nghiên cứu và phát triển văn hóa Đông phương, có tiên tri - đại ý - rằng: "Quẻ còn cho biết đến mùa hè này, Tháng Tư Âm lịch trở đi, "nguyên thần" tức sự phù trợ của tổ tiên (Quốc tổ) mới đủ sáng, đủ vượng để giúp chúng ta vượt qua nhưng gián cách, trở ngại".Cá nhân tôi thì không coi những phương pháp tiên tri là huyền bí và không có cơ sở khoa học. Nhưng để giải thích cụ thể cơ chế nào dẫn đến khả năng tiên tri theo sự chứng nghiệm của khoa học hiện đại thì cực kỳ khó khăn. Nó còn khó hơn gấp nhiều lần việc giải thích tính khoa học của bổ để toán học Ngô Bảo Châu cho sinh viên Đại học chuyên ngành Toán vậy. Tri thức Toán của Ngô Bảo Châu là sản phẩm của nền văn minh hiện đại, mà chưa mấy ai hiểu được. Huống tri khả năng tiên tri là sản phẩm của một nền văn minh khác. Tiếng nói chung của hai nền văn minh này chính là quy luật nhận thức và những thực tại khách quan đã được khoa học hiện đại khám phá và có thể nhận thức được. Vấn đề là cấu nối giữa hai nền văn minh sẽ như thế nào. 2 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 21 Tháng 9, 2015 Tôi đưa bài này lên vì tính tư liệu của nó. Xin cảm ơn sự thông cảm. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 21 Tháng 9, 2015 Bài này trên web http://healthplus.vn có tính tư liệu nhằm xác định cuốn Ngọc Phả Hùng Vương cố nhất được lưu truyền từ thời vua Lê Đại Hành (dương lịch là năm 980, cách đây 1035 năm). Nó chính là một sự minh họa rất sắc sảo cho những luận cứ của tôi về chấn lý Việt sử 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền Nam sông Dương Tử. Quan điểm trước sau như một của tôi vẫn là tiêu chí khoa học thẩm định một lý thuyết hoặc giả thuyết khoa học. Di vật khảo cổ, văn bản cổ, di sản văn hóa phi vật thể.. chỉ có tính minh họa như một bằng chứng khách quan cho hệ thống luận cứ của giả thuyết, hoặc một lý thuyết nhân danh khoa học. Các bạn có thể tham khảo văn bản gốc ở đây. http://healthplus.vn/phat-hien-ngoc-pha-vua-hung-co-nhat-viet-nam-d21050.html =========================== Phát hiện Nam Việt Hùng vương ngọc phả cổ nhất Đăng bởi: Ngô Thùy Chi 04/03/2015 10:45 Health+ | Việc tìm ra Nam Việt Hùng vương ngọc phả vĩnh truyền được viết từ thời Tiền Lê tại đền Vân Luông (thuộc xã Vân Phù) nằm trong khu di tích Đền Hùng đã khẳng định lại một lần nữa thân thế sự nghiệp của 18 chi đế vương được người đời kính trọng và tôn thờ. Bản sao và bản dịch Hùng vương ngọc phả vĩnh truyền được viết từ thời Tiền Lê được nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Đài lưu giữ Điều đáng tiếc là nhóm phóng viên Health+ đã không được tận mắt nhìn thấy ngọc phả viết trên giấy gió được cất giữ trong ngồi đền cổ. “Từ ngày biết được giá trị của những “tờ giấy” gió gập đôi, chữ viết hai mặt trước sau vốn được cất giữ cẩn trọng tại nơi trang trọng nhất của đền, chính quyền địa phương và ông từ của đền càng thận trọng hơn trong việc nói đến ngọc phả hơn 1.000 năm tuổi này”, nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Đài - người có công lớn trong việc tìm kiếm, dịch cũng như sắp xếp lại các trang ngọc phả nguyên bản - cho biết. Ngọc phả cổ nhất Việt Nam Nội dung ngọc phả nói về họ Hồng Bàng (họ vua Hùng), sử ký Việt Nam, ghi chép danh vị các vị vua Hùng được thờ cúng, trong đó viết từ chi đầu đến chi cuối, theo thứ tự. Mỗi vị vua có tên thường gọi, tên húy, tên thụy, tên mỹ tự truy phong, ngày sinh, ngày mất, số năm trị vì, tuổi thọ, vợ con, cháu chắt…Nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Đài “Nam Việt Hùng vương ngọc phả vĩnh truyền miêu duệ tôn điệt ức vạn niên hương hỏa tự điển truy sùng” là tên chính thức của Ngọc phả viết bằng chữ Hán được tìm thấy tại đền Vân Luông Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Đài, từ những thông tin trên ngọc phả cho thấy, bản ngọc phả Hùng Vương này được viết vào năm Thiên Phúc đầu tiên, tháng Giêng, ngày 25 thuộc thời vua Lê Đại Hành (dương lịch là năm 980, cách đây 1035 năm). Đây là bản ngọc phả cổ nhất về thờ cúng Hùng Vương. “Bản Ngọc phả đã ghi rõ 18 chi Hùng Vương, liên quan trực tiếp đến bài vị giúp ta biết Vua Hùng nào là thần chủ trong đền, miếu thờ để xin ngài phù hộ cho cuộc sống”, nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Đài cho biết. Theo phân tích của các nhà nghiên cứu, trong đó có Giáo sư Vũ Khiêu, giá trị của ngọc phả Nam Việt Hùng Vương ngọc phả vĩnh truyền là di sản văn hóa phi vật thể vô cùng độc đáo thắp sáng tình cảm và nhận thức tổ tiên rực rỡ, hùng cường, khẳng định “Nam quốc sơn hà nam đế cư/Tiệt nhiên định phận tại thiên tư”, làm sâu sắc và phung phú tín ngưỡng thờ cúng Hùng vương là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Ngọc phả thờ cúng Hùng Vương ra đời trong thời kỳ vận nước “đổi gió”. Năm 980, sau hơn 1.000 năm đô hộ Bắc thuộc, nước ta giành được độc lập với sự lên ngôi hoàng đế của Đinh Tiên Hoàng. Năm Thiên Phúc đầu tiên, Lê Đại Hành cho viết Nam Việt Hùng Vương ngọc phả vĩnh truyền, chỉ ra 18 đời Vua Hùng đã làm bừng lên trong tâm thức người Việt các thời đại sự tự hào dân tộc, về nền độc lập dân tộc của nước nhà. Tâm thức ấy trải mãi theo dòng lịch sự, như tiếp sức cho mọi thế hệ dân tộc chống lại quân xâm lược. Cũng tâm thức ấy, việc nước Nam Việt hoàn toàn độc lập là lẽ tự nhiên của đất trời, của tạo hóa, như muôn quy luật của tự nhiên vậy. Nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Đài (ngoài cùng bên phải) nói về cột đá thề trước cổng Đền Thượng Khác với những bản ngọc phả được tìm thấy và lưu truyền trước đó, Nam Việt Hùng Vương ngọc phả vĩnh truyền là bản ngọc phả dành cho việc thờ cúng nên ghi chép danh vị (tên thường gọi, tên húy, tên thụy và tên mỹ tự truy phong) từng chi, chỉ nêu người vua đầu tiên. Bản ngọc phả này góp phần làm sáng tỏ lịch sử cội nguồn. Trước đó, nhiều thế hệ tưởng rằng, 18 đời Vua Hùng bao gồm cả Kinh Dương Vương và Lạc Long Quân. Nhưng thực tế, Nam Việt Hùng Vương ngọc phả vĩnh truyền cho thấy, 18 đời Vua Hùng không bao gồm Kinh Dương Vương và Lạc Long Quân, mà chỉ tính từ Hùng Quốc Vương (Cấn chi, người con đầu của Lạc Long Quân và Âu Cơ). Núi Nghĩa Lĩnh và một góc “nhìn” mới Cùng với nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Đài, chúng tôi bắt đầu cuộc hành trình “thăm lại” Đền Hùng. Về bố cục kiến trúc đền chùa trên núi Nghĩa Lĩnh theo lối Tiền Phật hậu Thánh. Thánh ở địa hình cao nhất và được phân nền cấp khác nhau: Đền Hạ, Đền Trung, Đền Thượng, đều có bài vị thờ. Đền Trung hay còn gọi là “Hùng Vương Tổ miếu” – là nơi phát tích đầu tiên có 3 ngai thờ có bài vị. Ngai giữa bài vị ghi: “Đột ngột cao sơn cổ Việt Hùng thị thập bát thế thánh vương vị”. Trước đó, nhiều người cho rằng, đó là thờ 18 đời Vua Hùng. Nhưng khi đối chiếu lại với Nam Việt Hùng Vương ngọc phả vĩnh truyền thì bài vị đó thờ Hùng Quốc Vương – vị Vua đầu tiên của nước Văn Lang, con trai trưởng của Lạc Long Quân, người anh cả của bọc trăm trứng. Ngai bên trái ghi “Viễn Sơn thánh vương vị” là thờ Hùng Nghi Vương, con trai trưởng của Hùng Quốc Vương. Ngai bên phải ghi “Ất Sơn thánh vương vị” thờ Hùng Huy Vương - con trai trưởng của Hùng Nghi Vương. “Nếu không có ngọc phả cổ này, có lẽ, chúng ta sẽ còn chưa chấm dứt được sự nhầm lẫn kéo dài trong việc cúng tế các thánh vương ở Đền Trung. Nói tâm linh một chút thì nếu không “kêu đúng tên, cầu đúng người” thì chưa chắc các ngài đã về nhận lễ mà chứng cho vậy”, nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Đài nói. Ngai thờ Ất sơn thánh vương vị tại Đền Thượng Tương tự Đền Trung, cấu trúc thờ tự Đền Thượng có 4 ngai, 3 ngai có bài vị xếp hàng chữ nhất ở vị trí cao, hướng về phía Nam, trong đó có ngai giữa có 34 chữ mỹ tự: “Đột ngột cao sơn hiển hùng ngao thống thủy hoằng tế chiếu liệt ứng thuận phả hộ thần minh thọ quyết ứng quảng huệ y diễn vệ hàm công Thánh vương vị”. Ngai bên trái và bên phải có 5 chữ mỹ tự: “Viễn Sơn Thánh vương vị”, “Ất sơn thánh vương vị”. Đây là tục thờ thần núi (Thiên thần) và thờ Hùng vương (Nhân thần). Đó là 3 quả núi: Núi Hùng, núi Văn, núi Trọc mà nhân gian gọi là “Tam sơn cấm địa” và tam vị thánh vương, đứng đầu 18 đời Vua Hùng: Hùng Quốc vương, Hùng Nghi vương – con vua Hùng, Hùng Huy Vương – cháu vua Hùng. Chính vì vậy, trong đền có đại tự “Triệu cơ vương tích” - dấu vết nền móng của vua. Mặt trước đền có 4 chữ đại tự Nam Việt triệu tổ - Tổ mở đầu nước Nam. Ngai thứ 4 nhỏ hơn, không bài vị, bố trí thấp hơn ngai trên, tọa ở góc hướng Đông Nam, hướng tới nơi hội tụ nguồn nước ngã ba sông – tụ thủy như tụ nhân, là tụ phúc, làm ăn thịnh vượng - là bàn thờ Mẫu, nhưng là mẫu chung thời nguyên thủy thị tộc, gắn với chế độ mẫu quyền. Sự dung hợp tuyệt vời thờ thần núi gắn liền với thờ Mẫu và thờ người có công dựng nước đã thiêng liêng hóa Vua Hùng và người mẹ qua thần linh. Sự thiêng liêng hóa ấy với mục đích cuối cùng là nêu cao đạo lý uống nước nhớ nguồn, là nền tảng của đạo đức và tín ngưỡng Việt Nam, sự dung hợp tài tình ấy, mỗi khi thắp hương trước bàn thờ Tổ cả nước như ta nghe thấy tiếng đồng vọng kỳ lạ của quá khứ sáng trong tim niềm tin thiêng liêng cao cả. Hùng Vương lăng nằm ở phía trái Đền Thượng, nhìn ra ngã ba sông, được cho là mộ của vua Hùng đời thứ 6. Tuy nhiên, theo nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Đài, Hùng Vương Lăng chỉ là một biểu tượng và là nơi thờ chung cho tam vị thánh vương đứng đầu của 18 đời Vua Hùng. Cũng theo nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Đài, nhiều năm trước, trong thời gian trùng tu Hùng Vương lăng, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra một đôi cột đá đẹp, cao 1m2 với nhiều ký tự và chữ viết được đặt trước lăng. Mất nhiều năm nghiên cứu, cộng với những phát hiện mới về những đôi cột đá tương tự như vậy ở các khu thờ tự khác, ông mới phát hiện ra đó là hoa biểu – hay còn gọi là dấu tích của vua. Chỉ có những khu mộ dành cho vua hoặc cho những người trong hoàng tộc mới được đặt đôi hoa biểu này. Những văn tự ghi trên đó thế nào không rõ, nhưng hiện nay, đôi hoa biểu của Hùng Vương lăng được đặt chìm, chỉ hở ra đôi hàng chữ ghi khắc năm trùng tu thời Nguyễn. Kết Sau chuyến “thăm” Đền Hùng với nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Đài, chúng tôi còn dành một buổi thăm toàn thể khu di tích Đền Hùng với Đền thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân dưới chân núi Sim (Có một sự trùng hợp ngẫu nhiên là năm khởi công xây dựng đền thờ, đỉnh núi Sim phát lộ một đầu rồng hướng lên trời xanh, khiến không ít người tin rằng, nó thể hiện sự thương nhớ, hướng vọng về nơi đất mẹ, nơi Mẹ Âu Cơ cùng 50 người con trai sinh sống), Đền thờ Quốc Mẫu Âu Cơ trên đỉnh Ốc Sơn (Tượng Mẫu hướng về ngã ba sông, nhìn bao quát khắp trăm miền như mắt mẹ hướng về muôn người con phương xa để chăm sóc, bao bọc, trở che...) và tam đền Hạ, Trung, Thượng trên đỉnh Nghĩa Lĩnh với những câu chuyện kể muôn đời tượng trưng cho sức mạnh ngàn đời của toàn dân tộc. Câu chuyện của người hướng dẫn viên có khác, nhưng vẫn hàm chứa nhiều ý nghĩa của nơi chốn linh thiêng. Anh Vân - Khánh Hạ (H+) 4 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 21 Tháng 9, 2015 “NAM VIỆT HÙNG VƯƠNG NGỌC PHẢ VĨNH TRUYỀN” 5/20/2015 NGUYỄN XUÂN ĐÀI Ngọc phả viết bằng chữ Hán, năm Thiên Phúc nguyên niên, tháng giêng, ngày 25 thuộc thời Lê Đại Hành ghi chép cách nay 1034 năm. Đây là Ngọc phả cổ nhất về thờ cúng Hùng Vương là tên viết tắt của “Nam Việt Hùng Vương ngọc phả vĩnh truyền”. Nội dung ngọc phả: Nói về họ Hồng Bàng, sử ký Việt Nam, ghi chép danh vị các vua Hùng Vương được thờ cúng, trong đó viết từ chi đầu đến chi cuối, theo thứ tự. Mỗi vua có tên thường gọi, tên húy, tên thụy, tên mỹ tự truy phong, ngày sinh, ngày mất, số năm trị vì, tuổi thọ, vợ, con, cháu chắt… Các danh vị vua Hùng Vương gồm: - Càn chi; Khảm chi; Cấn chi; Chấn chi; Tốn chi; Ly chi; Khôn chi; Đoài chi; Giáp chi; Ất chi; Bính chi; Đinh chi; Mậu chi; Kỷ chi; Canh chi; Tân chi; Nhâm chi; Quý chi. * * * Ngọc phả thờ cúng Hùng Vương ra đời vào thời kỳ vận nước “đổi gió”. Một nghìn năm Bắc thuộc nhân dân ta không ngừng chống lại ách thống trị để giành độc lập, lúc âm ỉ, lúc bùng phát. Khởi nghĩa của Hai Bà Trưng năm 40, Bà Triệu, Lý Nam Đế, Triệu Quang Phục, Phùng Hưng, Khúc Thừa Dụ, rồi đến năm 938 Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán tại sông Bạch Đằng giặc tháo chạy về nước. Ngô Quyền xưng vua, nước nhà giành được độc lập mở đầu thời kỳ phong kiến tự chủ. Năm 968 Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn 12 sứ quân thống nhất giang sơn, lên ngôi Hoàng đế. Sau khi Đinh Tiên Hoàng bị sát hại, nhà Tống kéo quân sang đánh nước ta. Lê Hoàn được suy tôn hoàng đế đánh tan quân Tống giành thắng lợi rực rỡ, mở đầu kỷ nguyên Đại Việt đánh thắng quân xâm lược phong kiến phương Bắc. Vận nước với thế thượng phong “Gió Nam thổi bạt gió Bắc”, nhân dân trào dâng lên niềm tự hào, tin tưởng vững chắc tiền đồ tươi sáng dân tộc. Năm Thiên Phúc nguyên niên (980) “Nam Việt Hùng Vương ngọc phả vĩnh truyền...” ra đời 18 chi Hùng Vương đều là hoàng đế. Tổ tiên rực rỡ để lại cho con cháu thờ cúng muôn đời. Hơn thế, ngọc phả còn làm bừng lên trong tâm thức người Việt về thời đại các Vua Hùng dựng nước, về độc lập dân tộc là quốc thống. Tâm thức ấy chảy mãi theo dòng lịch sử. Năm 1076 thơ Lý Thường Kiệt “Nam Quốc sơn hà Nam đế cư/ Tiệt nhiên định mệnh tại thiên thư...” ngân vang trên sông Như Nguyệt, tiếp sức tinh thần cho quân dân ta tiến quân mạnh mẽ, như sóng thần nhấn chìm quân Tống, số còn lại hoảng loạn tìm đường tháo chạy về nước. Tổ tiên rực rỡ, con cháu anh hùng, niềm tự hào chân chính trào dâng tình yêu Tổ quốc. Nước Nam xưng đế (độc lập hoàn toàn) là lẽ tự nhiên của đất trời, của tạo hoá như quy luật của thiên nhiên vậy. Ngọc phả “Nam Việt Hùng Vương ngọc phả vĩnh truyền” ẩn chứa trí tuệ trác tuyệt và tâm hồn siêu Việt của tổ tiên ta. Tiếp tục tìm tòi và suy ngẫm về 18 chi Hùng Vương trong ngọc phả này, sao thời ấy không ghi thứ tự thông thường từ 1 - 18 như ngọc phả thời Hậu Lê do trực học sỹ Nguyễn Cố viết “Hồng đồ thập bát diệp thánh vương ngọc phả cổ truyền”. Theo thiển nghĩ của tác giả hai ngọc phả có tính chất khác nhau: - Ngọc phả “Nam Việt Hùng Vương...” để thờ cúng, nên ghi chép danh vị từng chi, chỉ nêu người vua đầu tiên với các danh vị (tên thường gọi, tên huý, tên thụy và tên mỹ tự truy phong...) nó linh thiêng nên chỉ để ở các đền thờ Hùng Vương. - Ngọc phả “Hùng đồ thập bát diệp thánh vương ngọc phả cổ truyền” ghi chép thân thế sự nghiệp của Kinh Dương Vương cho đến Hùng Duệ Vương để truyền trong dân gian. Người xưa có con mắt lạ thường quan sát sắc sảo, khôn ngoan, biệt tài dùng ký hiệu, mô hình hoá rất giản đơn mà cô đọng, các hiện tượng phức tạp thiên nhiên, như Hà Đồ, Lạc Thư, rồi đến Bát Quái Tiên Thiên, Bát Quái Hậu Thiên. Đó là những đồ giải nhận thức về triết lý vũ trụ nhân sinh cực kỳ tài giỏi và “bí ẩn” cho đến nay dù chưa lúc nào ngừng tìm lời lý giải mà vẫn chưa hiểu hết được. Họ coi thiên nhiên là đại vũ trụ con người là tiểu vũ trụ, tương liên, tương thuộc lẫn nhau. Trong vũ trụ không gian (KG) và thời gian (TG), 2 yếu tố không tách rời và luôn tồn tại. Ông cha ta vận dụng đặt tên cho 18 chi Hùng Vương là để thuận theo thiên nhiên với ý tưởng trường tồn, bất diệt. Về không gian lấy các phương hướng, yếu tố bất biến thuộc thiên: khởi đầu Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài, về thời gian lấy các yếu tố can thuộc thiên khởi đầu là Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý, đều theo chiều kim đồng hồ, chiều của dương khí của các tinh tượng trên vũ trụ tương tác đến quả đất. (Chiều dương khí, phong thủy gọi là sinh khí đồng nghĩa với sinh sôi và phát triển). Theo triết lý phương Đông “Thiên nhân tương ứng”, thế thì tổ tiên ta đất nước ta cũng thịnh vượng, trường tồn như thiên nhiên vậy. Trời là lực lượng siêu phàm, cao vời vợi con người chỉ là nhỏ nhoi: 18 chi Hùng Vương gắn với không gian 8 phương kể trên thuộc “Hậu Thiên BQ” - “Hàm chỉ sự vận động biến hoá và tương tác của lực tự nhiên với con người”, vũ trụ đã hình thành vạn vật. Sự lựa chọn nói lên hiểu biết uyên bác của ông cha ta đối với “Hậu Thiên BQ” và “Tiên Thiên BQ” - triết lý vũ trụ nhân sinh của phương Nam. Càng ngẫm càng kinh ngạc và xúc động về “Nam Việt Hùng Vương ngọc phả vĩnh truyền…”. Ẩn ý trí tuệ trác tuyệt về triết lý triết học của ông cha ta, xứng tầm với việc xưng đế (độc lập - tự do, sánh vai với các nước hùng cường ở khu vực) tư tưởng ấy khẳng định ngay trong bối cảnh mới giành được độc lập, thống nhất đất nước, với những trận đánh thắng lịch sử quân xâm lược, sau ngàn năm Bắc thuộc. Ý chí ấy hun đúc thành nhân cách Việt. Đây chả phải tâm hồn siêu việt đó sao!“Nam Việt Hùng Vương ngọc phả vĩnh truyền” góp phần sáng tỏ lịch sử cội nguồn - Về chi, đời Hùng Vương có khác nhau. Trong ngọc phả “Nam Việt Hùng Vương...” có 18 chi (chi là cành) lại nói Hùng Quốc Vương truyền được 18 đời (Thế là đời: người ta thường cho 30 năm một đời). Mười tám chi gồm cả Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân, còn 18 đời không kể đến 2 vị tiền bối trên, mà tính từ Hùng Quốc Vương (đứng đầu) trở đi. Xin trích về chi Cấn và chi Quý trong Nam Việt Hùng Vương ngọc phả vĩnh truyền. “Cấn chi: Hùng Quốc Vương huý Lân Lang, làm vua 217 năm thọ 767 tuổi, mệnh Canh Ngọ. Giờ Ngọ ngày 5 tháng 5 sinh trăm vương, tên các vương mời hội tại điện, 50 vương theo cha, 50 vương theo mẹ, Tý Ngọ cùng hiệp đấng Quốc Vương là đầu trăm vương sinh con trưởng là Nghi Vương nhường ngôi truyền 18 đời vương trị vì... “Quý chi: Hùng Duệ Vương, huý là Huệ Đức Lang làm vua 115 năm, thọ 227 tuổi, mệnh Canh Thân, sinh ngày mồng 3 tháng 3 mất ngày 5 tháng 5 hoá sinh cùng rể hiền là đức Tản Sơn cùng ban ngày lên thượng điện trời thành tiên, hoá sinh bất diệt tung tích muôn đời làm thánh vương, thiên vương rất thiêng đứng đầu thượng đẳng thần, truyền 2 người con trị vì, trước truyền ngôi cho con trưởng là Kính Vương, được 6 năm trị vì. Kính Vương mất sau truyền ngôi cho con thứ là Cảnh Lang được 10 năm thì Cảnh Lang mất. Sau lại truyền cho cháu hiền ở ngôi được 3 năm lại mất, Duệ Vương lại truyền cho rể hiền là đức Tản Viên lên cầm quyền chính gá ngôi vua thay mệnh vua cha cầm quyền chế tác bình trị thiên hạ trong khoảng 10 năm... bàn nhường ngôi cho Thục Dương Vương…”. Quý chi mỗi đời 25 năm, tuổi thọ trung bình là 45 năm (lấy tròn số). Danh sách 18 đời Hùng Vương có trong sách “Việt Nam và cội nguồn trăm họ” của Bùi Văn Nguyên, Nxb Khoa học xã hội Hà Nội 2001 - 117. Ngọc phả cổ nhất. Ra đời vào thời kỳ bình minh của lịch sử giành lại độc lập sau 1000 Bắc thuộc. Sách “Truyền thuyết Hùng Vương và bình minh lịch sử” của Nguyễn Khắc Xương - Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Phú Thọ xuất bản năm 2012” viết: “Bản ngọc soạn năm Thiên Phúc nguyên niên (980) là bản cổ nhất, mà có lẽ cũng là bản ngọc phả đầu tiên mà sự tích các Vua Hùng được soạn thành văn. Sách “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương hành trình đến di sản văn hoá nhân loại” Nxb Hội Nhà văn - HN - 2013 - 43 viết: “Hùng đồ thập bát diệp thánh vương ngọc phả cổ truyền” do Hàn lâm Viện trực học sỹ Nguyễn Cố biên soạn vào năm Nhâm Thìn (1472)... với sự ra đời của bản ngọc phả này Hùng Vương đã được chính thức hoá với ngọc phả hẳn hoi. Cùng với ngọc phả là các thần tích về Hùng Vương... do nhà Lê cấp cho các xã này được các nhà nho sao chép lại về sự tích và việc thờ phụng Hùng Vương”. Thực ra ngọc phả về thờ cúng Hùng Vương đã được nhà Tiền Lê ghi chép năm (980) rồi. Nối tiếp “Việt Nam Hùng Vương ngọc phả vĩnh truyền” thời Tiền Lê, nhà Hậu Lê năm 1472 đã viết tiếp “Hùng đồ thập bát diệp thánh vương ngọc phả cổ truyền”. Với thuật ngữ “Hùng đồ” nhà Hậu Lê đã nói lên tất cả sự to lớn, rực rỡ, oai nghiêm về lai lịch thân thế sự nghiệp sự nghiệp của 18 nhành các đế vương được người đời kính trọng tôn thờ. Đó cũng là di sản văn hoá phi vật thể, mạch quốc thống, niềm tự hào, lòng yêu nước, đời đời cho con cháu noi theo, giá trị cao nhất của tổ tiên ta dựng nước và trị vì phương Nam thời thượng cổ. Tự hào về tổ tiên rực rỡ, con cháu anh hùng đất nước trường tồn cùng với trời đất. Ngày nay con cháu tiếp nối truyền thống tổ tiên đang xây dựng đất nước ta đủ tầm để sánh vai với các cường quốc 5 châu như Bác Hồ mong muốn. N.X.Đ Nguồn: http://tapchivannghedatto.org.vn/tintuc.aspx?ID=1368 ======================================================== Thông tin thêm về Nam Việt Hùng Vương ngọc phả vĩnh truyền. 2 people like this Share this post Link to post Share on other sites