Posted 21 Tháng 8, 2008 Tư liệu về 18 thời Hùng Vương.Để tiện tham khảo, chúng tôi xin trình bày tài liệu của Cụ Biệt Lam Trần Huy Bá được in trong tạp chí “Nguồn Sáng“ số 23 trong dịp lễ Hội Giỗ Tổ Hùng Vương 1998. Cụ Biệt Lam Trần Huy Bá viết:Từ nhiều năm nay, chúng tôi đã cố gắng sưu tầm các truyền thuyết, thư tịch cổ, các ngọc phả các xã quanh vùng có đền thờ các Vua Hùng như xã Hy Cương (Vĩnh Phú) hiện lưu trữ tại Vụ bảo tồn bảo tàng, Bộ Văn Hóa (số hiệu HTAE 9) thì các tài liệu này không ghi chép là 18 đời Vua Hùng mà lại ghi là 18 chi. Mỗi chi gồm nhiều đời Vua, có cả năm Can, Chi lúc sinh và lúc lên ngôi.Các đời Vua trong một chi đều lấy hiệu của Vua đầu chi ấy.Mười tám chi ấy như sau: 1. Chi Càn: Kinh Dương Vương, húy Lộc Tục, tức Lục Dục Vương, sinh năm Nhâm Ngọ (2919 tr. TL) lên ngôi năm 41 tuổi, không rõ truyền được mấy đời vua, ở ngôi tất cả 86 năm, từ năm Nhâm Tuất (2879 tr.TL) đến Đinh Hợi (2794 tr. TL) so ngang với Trung Quốc vào thời đại Tam Hoàng (?).2. Chi Khảm: Lạc Long Quân, húy Sùng Lãm, tức Hùng Hiền Vương, sinh năm Bính Thìn (2825 tr. TL), lên ngôi 33 tuổi, không rõ truyền mấy đời vua. Chi này ở ngôi tất cả 269 năm, đều xưng là Hùng Hiền Vương, từ năm Mậu Tý (2793 tr. TL) đến năm Bính Thìn (2525 tr. TL). Ngang với Trung Quốc vào thời Hoàng Đế (Ngũ Đế).3. Chi Cấn: Hùng Quốc Vương, húy Hùng Lân, sinh năm Canh Ngọ (2570 tr. TL) lên ngôi khi 18 tuổi, không rõ truyền được mấy đời vua, đều xưng là Hùng Quốc Vương,272 năm, từ năm Đinh Tỵ (2524 tr. TL) đến 2253 tr.TL. Ngang với Trung Quốc vào thời Đế Thuấn, Hữu Ngu.4. Chi Chấn: Hùng Hoa Vương, húy Bửu Lang, không rõ năm sinh, lên ngôi năm Đinh Hợi (2252 tr. TL), không rõ truyền được mấy đời vua đều xưng là Hùng Hoa Vương, ở ngôi tất cả 342 năm, từ năm Đinh Hợi (2254 tr. TL) đến năm Mậu Thìn (1913 tr. TL). Ngang với Trung Quốc vào thời Đế Quýnh nhà Hạ.5. Chi Tốn: Hùng Hy Vương, húy Bảo Lang, sinh năm Tân Mùi(2030 tr. TL), lên ngôi khi năm 59 tuổi. Không rõ truyền được mấy đời vua, đều xưng là Hùng Hy Vương ở ngôi tất cả 200 năm, từ năm Kỷ Tỵ (1912 tr. TL) đến Mậu Tý (1713 tr. TL). Ngang với Trung Quốc vào thời Lý Quý (Kiệt) nhà Hạ.6. Chi Ly: Hùng Hồn Vương, húy Long Tiên Lang, sinh năm Tân Dậu (1740 tr. TL), lên ngôi khi 29 tuổi, truyền 2 đời vua, ở ngôi tất cả 81 năm đều xưng là Hùng Hồn Vương, từ năm Kỷ Sửu (1712 tr. TL) đến năm Kỷ Dậu (1632 tr. TL). Ngang với Trung Quốc vào thời -c Đinh nhà Thương.7. Chi Khôn: Hùng Chiêu Vương, húy Quốc Lang, sinh năm Quý Tỵ (1768 tr. TL), lên ngôi khi 18 tuổi, truyền 5 đời vua đều xưng là Hùng Chiêu Vương, ở ngôi tất cả 200 năm, từ năm Canh Tuất (1631 tr. TL) đến năm Kỷ Tỵ (1432 tr. TL). Ngang với Trung Quốc vào thời Tổ Ất nhà Thương.8. Chi Đoài: Hùng Vỹ Vương, húy Vân Lang, sinh năm Nhâm Thìn (1469 tr. TL) lên ngôi khi 39 tuổi, truyền 5 đời vua đều xưng là Hùng Vỹ Vương, ở ngôi tất cả 100 năm, từ năm Canh Ngọ (1431 tr.TL) đến năm Kỷ Dậu(1332 tr. TL). Ngang với Trung Quốc vào thời Nam Canh nhà Thương.9. Chi Giáp: Hùng Định Vương, húy Chân Nhân Lang, sinh năm Bính Dần (1375 tr. TL), lên ngôi khi 45 tuổi truyền 3 đời vua đều xưng là Hùng Định Vương, ở ngôi tất cả 80 năm, từ 1331 đến 1252 tr.TL). Ngang với Trung Quốc vào thời Tổ Giáp nhà Ân.10. Chi Ất - Hùng Uy Vương, huý Hoàng Long Lang, 3 đời, 90 năm, từ 1251 đến 1162 tr.TL)11. Chi Bính: Hùng Trinh Vương, húy Hưng Đức Lang, sinh năm Canh Tuất (1211 tr. TL), lên ngôi khi 51 tuổi, truyền 4 đời vua, đều xưng là Hùng Trinh Vương, ở ngôi tất cả 107 năm, từ năm Canh Tý (1161 tr. TL) đến năm Bính Tuất (1055 tr. TL). Ngang với Trung Quốc vào thời Thành Vương nhà Tây Chu.12. Chi Đinh: Hùng Vũ Vương, húy Đức Hiền Lang, sinh năm Bính Thân (1105 tr. TL), lên ngôi khi năm 52 tuổi, truyền 3 đời vua đều xưng là Hùng Vũ Vương, ở ngôi tất cả 86 năm, từ năm Đinh Hợi (1054 tr. TL) đến năm Nhâm Tuất (969 tr. TL). Ngang với Trung Quốc vào thời Lệ Vương nhà Tây Chu.13. Chi Mậu: Hùng Việt Vương, húy Tuấn Lang, sinh năm Kỷ Hợi (982 tr. TL) lên ngôi khi 23 tuổi, truyền 5 đời vua, đều xưng là Hùng Việt Vương, ở ngôi tất cả 115 năm, từ năm Quý Hợi (968 tr. TL) đến Đinh Mùi (854 tr. TL). Ngang với Trung Quốc vào thời Lệ Vương nhà Tây Chu.14. Chi Kỷ: Hùng Anh Vương, húy Viên Lang, sinh năm Đinh Mão (894 tr. TL) lên ngôi khi 42 tuổI, truyền 4 đời vua đều xưng là Hùng Anh Vương, ở ngôi tất cả 99 năm, từ 853 đến 755 trTL Ngang với Trung Quốc vào thời Bình Vương nhà Đông Chu.15. Chi Canh: Hùng Triệu Vương, húy Cảnh Chiêu Lang, sinh năm Quý Sửu (748 tr. TL), lên ngôi khi 35 tuổi truyền 3 đời vua đều xưng là Hùng Triệu Vương, ở ngôi tất cả 94 năm, từ năm Đinh Hợi (754 tr. TL) đến năm Canh Thân (661 tr. TL). Ngang với Trung Quốc vào thời Huệ Vương nhà Đông Chu16. Chi Tân: Hùng Tạo Vương (Thần phả xã Tiên Lát, huyện Việt Yên, tỉnh Hà Bắc, ghi đời thứ 16 là Hùng Tạo Vương, đóng ở Việt Trì, có Thạc tướng quân đánh tan giặc Man, Vua phong là Chuyển Thạch Tướng Đại Vương - ‘NgườI anh hùng làng Dóng’ Cao Xuân Đỉnh (NxbKHXH 1969 trg 126-130), húy Đức Quân Lang, sinh năm Kỷ Tỵ (712 tr. TL), 3 đời vua, lên ngôi tất cả 92 năm, từ năm Tân Dậu (660 tr. TL) đến năm Nhâm Thìn (569 tr. TL). Ngang với Trung Quốc vào thời Linh Vương nhà Đông Chu17. Chi Nhâm: Hùng Nghị Vương, húy Bảo Quang Lang, sinh năm Ất Dậu (576 tr. TL) lên ngôi khi 9 tuổi, truyền 4 đời vua đều xưng là Hùng Nghị Vương, ở ngôi tất cả 160 năm, từ năm Quý Tỵ (568 tr. TL) đến năm Nhâm Thân (409 tr. TL). Ngang với Trung Quốc vào thời Uy Liệt Vương nhà Đông Chu18. Chi Quý: Hùng Duệ Vương, sinh năm Canh Thân (421 tr. TL), lên ngôi khi 14 tuổi, truyền không rõ mấy đờI vua (có lẽ 3 đời) vì ở đình Tây Đằng, huyện Ba Vì - Hà Nội có bài vị « Tam Vị Quốc Chúa », ở ngôi tất cả 150 năm, từ năm Quý Dậu (408 tr. TL) đến năm Quý Mão (258 tr. TL). Ngang với năm thứ 17 đời Uy Liệt Vương, đến năm thứ 56 đời Noãn Vương nhà Đông Chu Trung Quốc.Tổng cộng là 2621 năm từ 2879 đến 258 tr. TLNhư vậy, họ Hồng Bàng, trị vì nước Văn Lang, với vương hiệu Hùng Vương, không phải chỉ có 18 đời (18 ông vua) mà là 18 chi, mỗi chi có nhiều đời vua.Điều này giải thích hợp lý sự tồn tại gần 3000 năm của thời đại Hùng Vương.Đền Hùng hiện nay trong ngôi đền chính, có một bài vị chung, thờ các vị Vua Hùng, có hàng chữ « Đột Ngột Cao Sơn Cổ Hùng Thị thập bát thế thánh vương, thánh vị ». Do tục thờ cúng tổ tiên, chỉ chờ vị khai sáng đầu tiên, nên chữ « Thập bát thế » có thể hiểu là 18 Vương hiệu của các vị Tổ đầu tiên của 18 chi Hùng Vương, đã thay nhau cầm quyền trên đất nước Văn Lang, quốc gia đầu tiên của người Việt chúng ta ngày nay.Thiên Sứ trân trọng giới thiệu Share this post Link to post Share on other sites
Posted 9 Tháng 9, 2009 Kính gửi chú Thiên Sứ: Về sử thuyết Hùng Vương và 5000năm văn hiến. Có một số vấn đề sau mong được chú giải đáp: Thứ nhất: Theo truyền thuyết Khi 50 người con theo Mẹ Âu Cơ lập nước và suy tôn người con trưởng làm Vua, 49 người con đi khắp nơi cai trị Thiên hạ. Đồng thời thời đại này lại chỉ có 15 bộ lạc. Vậy sự liên hệ giữa 49 người con và 15 bộ lạc nên giải thích như thế nào cho hợp lý hơn hay là vẫn theo cách chứng minh sự liên hệ của con số 15 với Hà Đồ? ở đây đặt ra câu hỏi là Không lẽ một số người con làm dân thường còn một số lại đứng đầu các bộ lạc. Theo chứng minh của Chú, thì Nước Việt thời kỳ này vô cùng rộng lớn, vậy tại sao lại không phân chia ra thành 49 bộ lạc, cho 49 người con còn lại để cai quản ? Câu hỏi này cũng nên giải thích như nào cho thuyết phục? Thứ hai: Thông qua truyền thuyết sẽ giải thích làm sao việc 50 người con theo Cha rồi không nói bất kỳ thông tin gì về họ nữa, Thực chất việc này là có mật ngữ gì ẩn chứa? Thứ ba: Với một diện tích lãnh thổ rộng như chú chứng minh, thì dân số thời kỳ này của nước Văn Lang là như thế nào. Nếu là dân số lớn thì việc chỉ phân chia ra thành 15 bộ lạc thì chắc khó có sự liên hệ với nhau 1 cách chặt chẽ. Đồng thời nếu như thời kỳ đầu, Kinh Đô của đất nứơc không phải ở Phú Thọ thì sẽ nằm ở địa danh nào. Còn về góc độ tâm linh, thì qua lời các Bà Đồng ghi lại lời nói của Mẫu Âu Cơ, Cha Lạc Long Quân vào các dịp quốc giỗ thì vẫn luôn nói đến Phong Châu là Kinh đô của Văn Lang “Núi Hùng Nghĩa Lĩnh đầu tiên; Đó là Đền Tổ ở miền Phong Châu”. Nếu chứng minh địa danh Phong Châu không phải là ở Phong Châu, Phú Thọ ngày nay thì có một mâu thuẫn là : Nếu Thời đại Hùng Vương đã để lại cho thế hệ sau biết bao nhiêu mật ngữ để tìm về cội nguồn thì tại sao lại không để lại mật ngữ cho con cháu biết nơi khai sinh của Đât Tổ (nếu thực sự nó không phải Là Phong Châu – Phú Thọ) Vài lời mong chú chỉ giáo. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 9 Tháng 9, 2009 Kính gửi chú Thiên Sứ: Về sử thuyết Hùng Vương và 5000năm văn hiến. Có một số vấn đề sau mong được chú giải đáp: Thứ nhất: Theo truyền thuyết Khi 50 người con theo Mẹ Âu Cơ lập nước và suy tôn người con trưởng làm Vua, 49 người con đi khắp nơi cai trị Thiên hạ. Đồng thời thời đại này lại chỉ có 15 bộ lạc. Vậy sự liên hệ giữa 49 người con và 15 bộ lạc nên giải thích như thế nào cho hợp lý hơn hay là vẫn theo cách chứng minh sự liên hệ của con số 15 với Hà Đồ? ở đây đặt ra câu hỏi là Không lẽ một số người con làm dân thường còn một số lại đứng đầu các bộ lạc. Theo chứng minh của Chú, thì Nước Việt thời kỳ này vô cùng rộng lớn, vậy tại sao lại không phân chia ra thành 49 bộ lạc, cho 49 người con còn lại để cai quản ? Câu hỏi này cũng nên giải thích như nào cho thuyết phục? Thứ hai: Thông qua truyền thuyết sẽ giải thích làm sao việc 50 người con theo Cha rồi không nói bất kỳ thông tin gì về họ nữa, Thực chất việc này là có mật ngữ gì ẩn chứa? Thứ ba: Với một diện tích lãnh thổ rộng như chú chứng minh, thì dân số thời kỳ này của nước Văn Lang là như thế nào. Nếu là dân số lớn thì việc chỉ phân chia ra thành 15 bộ lạc thì chắc khó có sự liên hệ với nhau 1 cách chặt chẽ. Đồng thời nếu như thời kỳ đầu, Kinh Đô của đất nứơc không phải ở Phú Thọ thì sẽ nằm ở địa danh nào. Còn về góc độ tâm linh, thì qua lời các Bà Đồng ghi lại lời nói của Mẫu Âu Cơ, Cha Lạc Long Quân vào các dịp quốc giỗ thì vẫn luôn nói đến Phong Châu là Kinh đô của Văn Lang “Núi Hùng Nghĩa Lĩnh đầu tiên; Đó là Đền Tổ ở miền Phong Châu”. Nếu chứng minh địa danh Phong Châu không phải là ở Phong Châu, Phú Thọ ngày nay thì có một mâu thuẫn là : Nếu Thời đại Hùng Vương đã để lại cho thế hệ sau biết bao nhiêu mật ngữ để tìm về cội nguồn thì tại sao lại không để lại mật ngữ cho con cháu biết nơi khai sinh của Đât Tổ (nếu thực sự nó không phải Là Phong Châu – Phú Thọ) Vài lời mong chú chỉ giáo. Trước khi tôi được hân hạnh trả lời những câu hỏi "hóc búa" này. Xin cho tôi biết:Căn cứ vào đâu để xác định thời Hùng Vương có 15 bộ lạc? Tôi phải biết vì sao thời Hùng Vương lại có 15 bộ lạc chứ không phải 16? Share this post Link to post Share on other sites
Posted 9 Tháng 9, 2009 Dailo thân mến. Với câu hỏi lại của tôi - "Căn cứ vào đâu để xác định thời Hùng Vương có 15 bộ lạc?" - tôi biết bạn không trả lời nổi. Tôi viết bài này cũng có ý định trả lời những câu hỏi của bạn. Vì thật ra , để trả lời những câu hỏi của bạn không phải làm tôi động não nhiều. Tuy nhiên, tôi nghĩ lại - nếu tôi trả lời câu hỏi của bạn một cách dễ dàng thì sẽ có rất nhiều câu hỏi tương tự xảy ra trên diễn đàn này. Bởi vậy, tôi đành phải chờ bạn giải thích rõ câu hỏi của bạn với tôi. Tôi sẽ trả lời bạn câu này, trong một cuộc hội thảo quốc tế liên quan đến cội nguồn văn minh nhân loại, hoặc văn minh Việt - nếu nó xảy ra ở trong hoặc ngoài nước. Trong trường hợp này, bạn nhớ nhắc tôi trả lời bạn, tính tôi hay quên. Còn nếu như bạn giải thích rõ câu hỏi của bạn qua câu hỏi lại của tôi - "Căn cứ vào đâu để xác định thời Hùng Vương có 15 bộ lạc?"- tôi sẽ trả lời bạn ngay bây giờ. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 10 Tháng 9, 2009 Thực ra thì quan điểm “Nứơc Văn Lang với 15 bộ lạc” cháu đã thấy rất nhiều ở các bài viết trên diễn đàn, Đại lộ cũng chưa đọc được quan điểm phản biện của Chú về vấn đề này nên đang mặc nhiên coi là đúng thôi. Mong chú chỉ giáo thêm. Còn đúng là Đạilộ không trả lời nổi vì cũng chỉ mới bắt đầu đọc về thời đại Hùng Vương. Những câu hỏi đã đặt ra ở trên thì Đại lộ nghĩ rằng những căn cứ để chú trả lời các câu hỏi này nếu thuyết phục thì cũng góp phần củng cố thêm quan điểm của chú về 5000năm sử Việt, để thêm nhiều người được biểt đến, còn nếu chưa thuyết phục thì chắc sẽ có thêm nhiều người tham gia phản biện để chú hoàn thiện thêm. Đại lộ không nghĩ rằng Chú Thiên Sứ không thích trả lời những câu hỏi dạng như thế này trên diễn đàn. Thành thật xin lỗi chú nếu đã làm mất thời gian của chú Còn nói thêm về thời đại Hùng Vương, tham khảo trên www.kynguyentamlinh.com xem, cháu thấy ở đó có rất nhiều bài thơ mang tính tâm linh, được ghi là Lời Cha Lạc Long Quân, Mẫu Âu cơ, Vua Hùng... của các bà Đồng ghi lại vào các dịp quốc giỗ. Nếu chú quan tâm thì biết đâu trong các vần thơ này chú lại có thể tìm thêm được các mật ngữ để làm cơ sở nghiên cứu thêm về 5000năm sử Việt. Cháu cũng biết “Lý học cần chính danh” nên nếu gợi ý nói trên của cháu không đúng thì mong chú cũng bỏ qua. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 10 Tháng 9, 2009 Thực ra thì quan điểm “Nứơc Văn Lang với 15 bộ lạc” cháu đã thấy rất nhiều ở các bài viết trên diễn đàn, Đại lộ cũng chưa đọc được quan điểm phản biện của Chú về vấn đề này nên đang mặc nhiên coi là đúng thôi. Mong chú chỉ giáo thêm. Còn đúng là Đạilộ không trả lời nổi vì cũng chỉ mới bắt đầu đọc về thời đại Hùng Vương. Những câu hỏi đã đặt ra ở trên thì Đại lộ nghĩ rằng những căn cứ để chú trả lời các câu hỏi này nếu thuyết phục thì cũng góp phần củng cố thêm quan điểm của chú về 5000năm sử Việt, để thêm nhiều người được biểt đến, còn nếu chưa thuyết phục thì chắc sẽ có thêm nhiều người tham gia phản biện để chú hoàn thiện thêm. Đại lộ không nghĩ rằng Chú Thiên Sứ không thích trả lời những câu hỏi dạng như thế này trên diễn đàn. Thành thật xin lỗi chú nếu đã làm mất thời gian của chú Còn nói thêm về thời đại Hùng Vương, tham khảo trên www.kynguyentamlinh.com xem, cháu thấy ở đó có rất nhiều bài thơ mang tính tâm linh, được ghi là Lời Cha Lạc Long Quân, Mẫu Âu cơ, Vua Hùng... của các bà Đồng ghi lại vào các dịp quốc giỗ. Nếu chú quan tâm thì biết đâu trong các vần thơ này chú lại có thể tìm thêm được các mật ngữ để làm cơ sở nghiên cứu thêm về 5000năm sử Việt. Cháu cũng biết “Lý học cần chính danh” nên nếu gợi ý nói trên của cháu không đúng thì mong chú cũng bỏ qua. Không có vấn đề gì. Nhưng chú chứng minh Việt sử 5000 năm văn hiến nhân danh khoa học với tiêu chí khoa học rất rõ ràng. Dailo có thể tham khảo các sách đã xuất bản của chú và các bài viết trên diễn đàn này. Còn vấn đề tâm linh thì chú cũng rất quan tâm, nhưng không có chỗ trong những luận cứ của chú. Dù sao chú cũng cảm ơn Dailo đã quan tâm. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 10 Tháng 9, 2009 Kính gửi chú Thiên Sứ. ĐÂY LÀ MỘT SỐ TƯ LỊÊU ĐẠI LỘ SƯU TẦM VỀ 15 bộ lạc Thời Hùng Vương. Nếu nó đã đủ điều kiện để được nghe giải đáp của chú về những câu hỏi cháu quan tâm thì cháu rất muốn nghe quan điểm của chú. Theo Lĩnh Nam chích quái thì Văn Lang có kinh đô ở Phong Châu (nay thuộc tỉnh Phú Thọ); phía Đông giáp Biển Đông, phía Tây giáp Ba Thục (Tứ Xuyên, Trung Quốc ngày nay), phía Bắc giáp hồ Động Đình (Hồ Nam, Trung Quốc) và phía Nam giáp Hồ Tôn (Chămpa sau này). Nước này gồm 15 bộ: Giao Chỉ, Chu Diên, Ninh Sơn, Phúc Lộc, Việt Thường, Ninh Hải, Dương Tuyền, Quế Dương, Vũ Ninh, Hoài Nhan, Cửu Chân, Nhật Nam, Chân Định, Quế Lâm, Tượng Quận. Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư thì Văn Lang cũng có cương vực và 15 bộ tương tự như được nêu trong Lĩnh Nam chích quái nhưng tên gọi các bộ có khác một ít: Giao Chỉ, Chu Diên, Vũ Ninh, Phúc Lộc, Việt Thường, Ninh Hải, Dương Tuyền, Lục Hải, Vũ Định, Hoài Hoan, Cửu Chân, Bình Văn, Tân Hưng, Cửu Đức và Văn Lang là bộ nơi vua đóng đô. Việt Sử Lược chép rằng Văn Lang gồm 15 bộ, trong đó có 10 bộ giống tên như Đại Việt Sử ký Toàn thư ghi trên đây (Giao Chỉ, Vũ Ninh, Việt Thường, Ninh Hải, Lục Hải, Hoài Hoan, Cửu Chân, Bình Văn, Cửu Đức, Văn Lang) và 5 bộ lạc với tên khác (Quân Ninh, Gia Ninh, Thang Tuyền, Tân Xương, Nhật Nam). bộ Giao Chỉ: tương đương miền Hà Nội ngày nay và miền hữu ngạn sông Hồng bộ Vũ Ninh: tương đương Bắc Ninh, Hải Dương ngày nay bộ Việt Thường: thuộc Hà Tĩnh-Nghệ An bộ Ninh Hải: tương đương miền nam Khâm Châu-Quảng Tây (Trung Quốc) bộ Lục Hải: tương đương Quảng Ninh bộ Hoài Nhan: tương đương vùng bắc Nghệ An (tức Diễn Châu đời nhà Đường) bộ Cửu Chân: thuộc Thanh Hóa bộ Bình Văn: không rõ? bộ Cửu Đức: tương đương nam Nghệ An và toàn bộ Hà Tĩnh (tức Hoan Châu đời nhà Đường) bộ Văn Lang: thuộc Phú Thọ bộ Quân Ninh: bắc Thanh Hóa bộ Gia Ninh: thuộc Phú Thọ bộ Thang Tuyền: tương đương nam Ung Châu-Quảng Tây (Trung Quốc) bộ Tân Xương: thuộc Vĩnh Phúc bộ Nhật Nam: nam Hoành Sơn (Hà Tĩnh) Share this post Link to post Share on other sites
Posted 10 Tháng 9, 2009 Kính gửi chú Thiên Sứ. ĐÂY LÀ MỘT SỐ TƯ LỊÊU ĐẠI LỘ SƯU TẦM VỀ 15 bộ lạc Thời Hùng Vương. Nếu nó đã đủ điều kiện để được nghe giải đáp của chú về những câu hỏi cháu quan tâm thì cháu rất muốn nghe quan điểm của chú. Theo Lĩnh Nam chích quái thì Văn Lang có kinh đô ở Phong Châu (nay thuộc tỉnh Phú Thọ); phía Đông giáp Biển Đông, phía Tây giáp Ba Thục (Tứ Xuyên, Trung Quốc ngày nay), phía Bắc giáp hồ Động Đình (Hồ Nam, Trung Quốc) và phía Nam giáp Hồ Tôn (Chămpa sau này). Nước này gồm 15 bộ: Giao Chỉ, Chu Diên, Ninh Sơn, Phúc Lộc, Việt Thường, Ninh Hải, Dương Tuyền, Quế Dương, Vũ Ninh, Hoài Nhan, Cửu Chân, Nhật Nam, Chân Định, Quế Lâm, Tượng Quận. Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư thì Văn Lang cũng có cương vực và 15 bộ tương tự như được nêu trong Lĩnh Nam chích quái nhưng tên gọi các bộ có khác một ít: Giao Chỉ, Chu Diên, Vũ Ninh, Phúc Lộc, Việt Thường, Ninh Hải, Dương Tuyền, Lục Hải, Vũ Định, Hoài Hoan, Cửu Chân, Bình Văn, Tân Hưng, Cửu Đức và Văn Lang là bộ nơi vua đóng đô. Việt Sử Lược chép rằng Văn Lang gồm 15 bộ, trong đó có 10 bộ giống tên như Đại Việt Sử ký Toàn thư ghi trên đây (Giao Chỉ, Vũ Ninh, Việt Thường, Ninh Hải, Lục Hải, Hoài Hoan, Cửu Chân, Bình Văn, Cửu Đức, Văn Lang) và 5 bộ lạc với tên khác (Quân Ninh, Gia Ninh, Thang Tuyền, Tân Xương, Nhật Nam). bộ Giao Chỉ: tương đương miền Hà Nội ngày nay và miền hữu ngạn sông Hồng bộ Vũ Ninh: tương đương Bắc Ninh, Hải Dương ngày nay bộ Việt Thường: thuộc Hà Tĩnh-Nghệ An bộ Ninh Hải: tương đương miền nam Khâm Châu-Quảng Tây (Trung Quốc) bộ Lục Hải: tương đương Quảng Ninh bộ Hoài Nhan: tương đương vùng bắc Nghệ An (tức Diễn Châu đời nhà Đường) bộ Cửu Chân: thuộc Thanh Hóa bộ Bình Văn: không rõ? bộ Cửu Đức: tương đương nam Nghệ An và toàn bộ Hà Tĩnh (tức Hoan Châu đời nhà Đường) bộ Văn Lang: thuộc Phú Thọ bộ Quân Ninh: bắc Thanh Hóa bộ Gia Ninh: thuộc Phú Thọ bộ Thang Tuyền: tương đương nam Ung Châu-Quảng Tây (Trung Quốc) bộ Tân Xương: thuộc Vĩnh Phúc bộ Nhật Nam: nam Hoành Sơn (Hà Tĩnh) 15 bộ và 15 bộ lạc khác nhau chứ nhỉ? Share this post Link to post Share on other sites
Posted 10 Tháng 9, 2009 dạ. chắc là cháu nghĩ đứng đầu các "Bộ" là các "Lạc tướng" nên ghi là bộ lạc. Cũng vì cái từ "bộ lạc" nghe quen hơn "Bộ" Share this post Link to post Share on other sites
Posted 10 Tháng 9, 2009 dạ. chắc là cháu nghĩ đứng đầu các "Bộ" là các "Lạc tướng" nên ghi là bộ lạc. Cũng vì cái từ "bộ lạc" nghe quen hơn "Bộ"Khái niệm bộ lạc do Lạc Tướng, hay Lạc hầu cầm đầu với khái niệm bộ lạc của những cộng đồng người bán khai ở các lục địa khác khác nhau thế nào? Phải chăng họ cũng có Lạc Tướng, hay Lạc hầu đứng đầu? Share this post Link to post Share on other sites
Posted 10 Tháng 9, 2009 Khái niệm bộ lạc do Lạc Tướng, hay Lạc hầu cầm đầu với khái niệm bộ lạc của những cộng đồng người bán khai ở các lục địa khác khác nhau thế nào? Phải chăng họ cũng có Lạc Tướng, hay Lạc hầu đứng đầu? :rolleyes: Share this post Link to post Share on other sites
Posted 10 Tháng 9, 2009 Nguyên văn bởi Đại lộ: Theo Lĩnh Nam chích quái thì Văn Lang có kinh đô ở Phong Châu (nay thuộc tỉnh Phú Thọ); phía Đông giáp Biển Đông, phía Tây giáp Ba Thục (Tứ Xuyên, Trung Quốc ngày nay), phía Bắc giáp hồ Động Đình (Hồ Nam, Trung Quốc) và phía Nam giáp Hồ Tôn (Chămpa sau này). Nước này gồm 15 bộ: Giao Chỉ, Chu Diên, Ninh Sơn, Phúc Lộc, Việt Thường, Ninh Hải, Dương Tuyền, Quế Dương, Vũ Ninh, Hoài Nhan, Cửu Chân, Nhật Nam, Chân Định, Quế Lâm, Tượng Quận.Như vậy tỉnh Phú Thọ là kinh đô của Văn Lang mà Đông giáp biển đông, Tây giáp Ba Thục, bắc giáp Động Đình hồ, nam giáp Hồ Tôn.Hồi nhỏ tôi rất dốt về môn địa lý , nhưng tôi cũng không đến nỗi dở quá như vậy. Tôi vẫn đủ điểm để được thi hết cấp II. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 10 Tháng 9, 2009 dạ. chắc là cháu nghĩ đứng đầu các "Bộ" là các "Lạc tướng" nên ghi là bộ lạc. Cũng vì cái từ "bộ lạc" nghe quen hơn "Bộ"Đây đúng là cách diễn giải của GS Trần Quốc Vượng trong "tác phẩm" Trong cõi:"Giả thuyết về bộ (hay bộ lạc) Văn Lang, Gia Ninh hay Mê Linh của vua Hùng và Hai Bà Trưng là bộ CHIM, bộ Long Biên là bộ Rồng, bộ Luy Lâu là bộ DÂU, bộ Câu Lậu là bộ TRÂU, bộ Tây Vu là bộ RÙA v.v... đó là các vùng địa phương về sau tập hợp thành nước Văn Lang, nước Âu Lạc." "Bộ" ở đây không phải "bộ lạc" như GS diễn giải. Phải hiểu, ví dụ bộ Long Biên là vùng đất quanh vịnh Bắc Bộ bây giờ, kể cả một phần Quảng Đông. Bộ Trâu có thể là toàn bộ Quảng Tây,... Tên các con vật đặt cho các bộ này mang ý nghĩa triết học (ý nghĩa tượng trưng như trong Kinh Dịch hay trong 12 con giáp), thể hiện nền văn hóa cổ sớm và sâu sắc, chứ không phải thể hiện tính bán khai của các bộ này. Với cương vực rộng lớn của Văn Lang Động Đình Hồ thì các bộ của Văn Lang không thể coi là các bộ lạc được. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 10 Tháng 9, 2009 dạ. chắc là cháu nghĩ đứng đầu các "Bộ" là các "Lạc tướng" nên ghi là bộ lạc. Cũng vì cái từ "bộ lạc" nghe quen hơn "Bộ"Phải chăng đây là cơ sở khoa học của "hầu hết" và "cộng đồng"? Share this post Link to post Share on other sites
Posted 11 Tháng 9, 2009 Phải chăng đây là cơ sở khoa học của "hầu hết" và "cộng đồng"? Share this post Link to post Share on other sites
Posted 11 Tháng 9, 2009 Thực ra thì đây là vấn đề nhầm lẫn một cách vô thức của cháu mà thôi. Còn để ý thì đều thấy rằng khái niệm “Bộ”do các “Lạc Tướng”, “Lạc Hầu” cai quản thì phải khác xa với các Bộ lạc. Đây là điều ai cũng hiểu thôi vì ở đây khái niệm “Bộ” và “Lạc” này nó là nét đặc trưng của nền văn minh Lạc Việt còn “Bộ lạc” thường chỉ là từ để nói về hình thái của các Tộc người còn giữ nét sinh họat kiểu như thời nguyên thủy mà thôi. Chú Thiên Sứ Kính mến. Trong mấy ngày vừa qua cháu cũng đã hiểu thêm là: Do nước ta đã qua cả ngàn năm Bắc thuộc nên những giá trị văn hiến đã bị mai một rât nhiều, vì vậy tìm hiểu về Sử Việt phải đọc cả “Chính sử” và “Huyền sử” mà giải thích về “Huyền sử” lại đòi được giải thích cặn kẽ như chính sử và theo kiểu giải thích lôgic của khoa học thì chắc là không thể, vì thế cháu cũng đã hiểu là tại sao chú không trả lời ngay các câu hỏi của cháu. Đúng là nếu chú trả lời thì sẽ có rât nhiều các câu hỏi dạng như thế này xuất hiện kiểu như: Tại sao Mẹ Âu cơ lại đẻ ra trứng, tại sao trứng lại nở được những 100 người con trai.....Thật khó phải không chú. Một lần nữa cảm ơn chú đã giúp Đại lộ biết tư duy có ý thức hơn. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 11 Tháng 9, 2009 Dai Lộ ngộ ra được vậy là rất tốt. Huyền sử, truyền thuyết có ý nghĩa của huyền sử, truyền thuyết. Việc giải mã nó có một quy tắc và phương pháp chặt chẽ. Nhưng tạm thời bây giờ, tôi không coi việc giải mã truyền thuyết và huyền sử như là một bằng chứng khoa học. Nó chỉ có tác dụng cho chính tôi và cho nội dung cuốn sách thêm phần hấp dẫn mà thôi. Nhiều người hiểu chưa tới, cứ cho rằng tôi minh chứng Việt sử 5000 năm văn hiến dựa vào truyền thuyết và huyền thoại. Bởi vậy, sau lưng tôi, họ phản biện bằng cách cho rằng: Tôi dựa vào truyền thuyết và huyền thoại là cái mà họ gọi là "không có cơ sở khoa học". Nhưng bản thân họ cũng chỉ phản biện - mà dân gian gọi là phong long và sau lưng tôi vậy thôi - Họ không thể chỉ ra tính bất hợp lý trong các luận cứ của tôi. Nhưng đối với người khác họ dập được là dập ngay. Thí dụ như với Thiền sư Lê Mạnh Thát - tưởng rằng nuốt được ông ta, nên định tổ chức hẳn một cuộc hội thảo để xử lý. Nhưng rồi im re. Riêng với tôi thì do không thể dập được trên cơ sở học thuật. Họ có thể dùng biện pháp khác. Bởi vậy, việc minh chứng Việt sử 5000 năm văn hiến còn nhiều gian nan. Họ là "hầu hết những nhà khoa học trong nước" và "Cộng đồng khoa học thế giới", nên có quyền lực học thuật. Nhưng tôi là người biết được cái gì sẽ xảy ra. Tôi thật sự ái ngại cho họ. Đôi lúc cũng thấy tội nghiệp cho họ. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 12 Tháng 9, 2009 Thưa chú! Tới đây sẽ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Chắc chắn người ta sẽ lại nhắc tới lịch sử dân tộc Việt Nam ta gần 4 ngàn năm lịch sử. Bản thân cháu luôn tự hỏi, tại sao Trung Quốc có lịch sử 5 nghìn năm mà ta lại chỉ gần 4 nghìn năm, trong khi những di chỉ ở Việt Nam có niên đại hơn 4 ngìn năm rất nhiều. Vậy cháu xin phép được hỏi chú rằng: Chú đã có những hành động thiết thực gì để hướng tới 1 nghìn năm Thăng Long - Hà Nội, mọi người dân Việt cũng như bạn bè 5 Châu 4 Biển biết đến Việt Nam với Lịch sử kéo dài tới 5 nghìn năm, sánh ngang với Sử Trung Quốc? Share this post Link to post Share on other sites
Posted 12 Tháng 9, 2009 Phải chăng đây là cơ sở khoa học của "hầu hết" và "cộng đồng"? Nước Văn Lang theo sử cũ chép lại có 15 “bộ”. Lần theo địa danh các “bộ”, các nhà khảo cổ đã phân định được các trung tâm kinh tế chính trị của thời Hùng Vương, ít ra đã phân định được 11 trung tâm như vậy chủ yếu ở các vùng đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ. ........................ PGS-TS Trịnh Sinh (theo báo CAND) http://antg.cand.com.vn/vi-VN/ktvhkh/2009/4/69111.cand --------------------------------------------- Về bài viết này của GS Trịnh Sinh thì tôi cũng định post mấy lần nhưng nội dung cũng gần giống với bài "Thời Hùng Vương : từ tâm thức đến lịch sử" trên báo Lao Động và lại dài tới 2 trang báo nên cũng ... làm biếng đăng :rolleyes: , tuy ông Trịnh Sinh cũng thừa nhận có giao lưu văn hóa thời Hùng Vương. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 12 Tháng 9, 2009 Thưa chú! Tới đây sẽ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Chắc chắn người ta sẽ lại nhắc tới lịch sử dân tộc Việt Nam ta gần 4 ngàn năm lịch sử. Bản thân cháu luôn tự hỏi, tại sao Trung Quốc có lịch sử 5 nghìn năm mà ta lại chỉ gần 4 nghìn năm, trong khi những di chỉ ở Việt Nam có niên đại hơn 4 ngìn năm rất nhiều. Vậy cháu xin phép được hỏi chú rằng: Chú đã có những hành động thiết thực gì để hướng tới 1 nghìn năm Thăng Long - Hà Nội, mọi người dân Việt cũng như bạn bè 5 Châu 4 Biển biết đến Việt Nam với Lịch sử kéo dài tới 5 nghìn năm, sánh ngang với Sử Trung Quốc? Cảm ơn Liễu Ngân Đình quan tâm. Từ năm 1998 cho đến nay, tôi đã viết hàng chục tiểu luận và sách, gần 20. 000 bài viết trên các diễn đàn cả hải ngoại (Tuvilyso.con - bây giờ là tuvilyso.net) và trong nước minh chứng cho Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 12 Tháng 9, 2009 Nước Văn Lang theo sử cũ chép lại có 15 “bộ”. Lần theo địa danh các “bộ”, các nhà khảo cổ đã phân định được các trung tâm kinh tế chính trị của thời Hùng Vương, ít ra đã phân định được 11 trung tâm như vậy chủ yếu ở các vùng đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ. ........................ PGS-TS Trịnh Sinh (theo báo CAND) http://antg.cand.com.vn/vi-VN/ktvhkh/2009/4/69111.cand --------------------------------------------- Về bài viết này của GS Trịnh Sinh thì tôi cũng định post mấy lần nhưng nội dung cũng gần giống với bài "Thời Hùng Vương : từ tâm thức đến lịch sử" trên báo Lao Động và lại dài tới 2 trang báo nên cũng ... làm biếng đăng :rolleyes: , tuy ông Trịnh Sinh cũng thừa nhận có giao lưu văn hóa thời Hùng Vương. Anh Trần Phương thân mến.Anh có thể mở một topic khác và post lên. Nhưng tôi chỉ có ý kiến ngắn như sau: Tôi đã nghiên cứu hàng trăm bài viết của "hầu hết" và "cộng đồng". Tôi kết luận thế này: Họ tìm được những di vật khảo cổ nào có lợi cho lập luận của họ thì họ dẫn chứng, chứng minh. Cái nào bất lợi thì họ bác bỏ. Bài báo trên phía dưới cũng có ô góp ý của người đọc. Nhưng rút kinh nghiệm lần trước - chúng tôi đã gửi bài phản hồi . Nhưng thậm chí không được hồi âm. Và nói thẳng thắn hơn thì chưa một bài báo nào - trong vòng từ 1992 đến nay - đăng một bài viết nào có nội dung minh chứng Việt sử gần 5000 năm văn hiến. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 12 Tháng 9, 2009 Anh Trần Phương và quí vị quan tâm đến chủ đề này có thể vào đường link dưới đây để tham khảo bài viết của ông Trịnh Sinh và phản hồi của tôi: http://vn.myblog.yahoo.com/thiensulacviet/...w=1&mid=920 Share this post Link to post Share on other sites
Posted 14 Tháng 9, 2009 Cảm ơn Liễu Ngân Đình quan tâm. Từ năm 1998 cho đến nay, tôi đã viết hàng chục tiểu luận và sách, gần 20. 000 bài viết trên các diễn đàn cả hải ngoại (Tuvilyso.con - bây giờ là tuvilyso.net) và trong nước minh chứng cho Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến. Thưa chú! Hàm ý của cháu rằng: Chú đã có tác động gì chưa tới Bộ văn hóa thông tin Việt Nam về bài diễn văn và những điều khác trong Đại lễ ngàn năm Thăng Long - Hà Nội. Để không những nêu bật lịch sử ngàn năm của Thủ đô mà còn có 5 ngàn năm lịch sử Đất nước. Chứ chỉ nêu lịch sử của Thủ đô 1 Ngàn năm tuổi mà ko nêu lên bao nhiêu năm Lịch sử dựng nước và giữ nước thì chưa được đầy đủ. Vậy, cháu mong rằng chú hãy tích cực thuyết phục và vận động trực tiếp với Bộ VH TT Việt Nam, Ban tổ chức đại lễ Ngàn năm Thăng Long - Hà Nội để đánh dấu bước đầu chính thức công nhận VN có lịch sử xuyên suốt 5 ngàn năm dựng nước và giữ nước. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 14 Tháng 9, 2009 Thưa chú! Hàm ý của cháu rằng: Chú đã có tác động gì chưa tới Bộ văn hóa thông tin Việt Nam về bài diễn văn và những điều khác trong Đại lễ ngàn năm Thăng Long - Hà Nội. Để không những nêu bật lịch sử ngàn năm của Thủ đô mà còn có 5 ngàn năm lịch sử Đất nước. Chứ chỉ nêu lịch sử của Thủ đô 1 Ngàn năm tuổi mà ko nêu lên bao nhiêu năm Lịch sử dựng nước và giữ nước thì chưa được đầy đủ. Vậy, cháu mong rằng chú hãy tích cực thuyết phục và vận động trực tiếp với Bộ VH TT Việt Nam, Ban tổ chức đại lễ Ngàn năm Thăng Long - Hà Nội để đánh dấu bước đầu chính thức công nhận VN có lịch sử xuyên suốt 5 ngàn năm dựng nước và giữ nước. Thật là một điều buồn! Tôi không biết nói gì với đề nghị mà tôi tin là rất chân tình của anh Liễu Ngân Đình. Tôi nghĩ họ đã biết rất rõ những gì đang xảy ra về những luận điểm minh chứng Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến trong những năm gần đây. Kể cả trong nước và hải ngoại. Vấn đề là họ đồng ý cho thông tin hai chiều và trao đổi phản biện công khai trên phương tiện thông tin đại chúng. Còn việc nhắc đến 5000 năm vắn hiến thì nếu có thì tốt. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 6 Tháng 12, 2009 Chào các bác Độc những bài trên, tự nhiên em thấy nảy ra nhiều ý nghĩ khác. Tổng hợp lại có thể là nhiều ngạc nhiên. Theo tư liệu dẫn ở các bài khác trong mục này, rằng tổ của nước ta là tích Kinh Dương vương, đẻ ra Lạc long quân, và tổ mẫu Âu Cơ con gái Động Định quân, và Kinh châu và Dương châu là các địa danh Trung Quốc, thuộc bản dồ nước Sở thời Xuân thu chiến quốc. Nếu đọc lại sách Đông chu liệt quốc thì các vua Sở thời đó cũng mang họ Hùng (ví dụ Hùng Phụ Cơ ...). Vậy có thể suy luận các dân thuộc tộc người có danh xưng là Việt thực tế tồn tại từ thời Ân Thương, theo tích Việt Thường thị vào cống chim trĩ cho nhà Chu, và tồn tại ở vùng đất phía nam này. Cũng theo cổ sử cả ta và Hán thì lãnh thổ nước ta, hay nói khác là do 1 chức quan cai quản vùng được giao này, gồm Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam và Tượng Quận, trong đó Tượng Quận nay là vùng đất thuộc Trung Quốc chứ không còn ở bản đồ nước ta. Vậy thì có thể hiểu khác đi, rằng dân tộc mang tên Việt là 1 tộc người phổ biến ở vùng nam Trung Quốc, và một nhánh đã phát triển xuống vùng đồng bằng sông Hồng, có lẽ đó là nguồn gốc sự tích 50 người con theo cha xuống biển. Lại thêm 1 sự huyền bí, là sao dân ta có 1 tên dân tộc là Kinh. Đã là tên Việt, lại có tên Kinh, vậy nguồn gốc chữ Kinh từ đâu ra. Thêm 1 bằng chứng là trống đồng không chỉ có ở nước ta, mà nay được phát hiện có từ nhiều vùng đất, cả nam Trung Quốc cũng được coi là nhiều chỗ phát tich trống đồng, và nền tảng kỹ nghệ cùng hình khắc là giống nhau, đến như giống cả hình người đội mũ lông chim, đi thuyền... Đây rõ ràng nói về sự có mặt của dân tộc tên Việt đã hiện diện rất rộng rãi ở nhiều vùng đất. Tuy nhiên cũng cần phân biệt việc hiện diện và việc hình thành 1 quốc gia là khác nhau cơ bản. Nhưng cũng từ đó có thể suy luận thêm, phải chăng những người tộc Việt đầu tiên đi khai phá đồng bằng sông Hồng có thể xuất phát từ vùng Kinh châu, nên mới ghi thêm vào tâm thức chữ Kinh (khái niệm quê quán .... ???). Ngoài ra, cần phân biệt rõ dân chính của Trung Quốc là tộc Hán, tộc này hoàn toàn khác với tộc Việt. và tộc Hán cũng cổ đại, tộc Việt cũng cổ đại. Nhưng có lẽ do sự bành trướng liên tục của tộc Hán, nên tộc Việt bị o ép, co hẹp và lùi mãi xuống phía nam. Vậy nên truyền thuyết thánh Gióng đánh giặc Ân, theo sử liệu cổ của Hán, thì là giai đoạn quân nhà Thương Ân đánh xuống vùng Kinh châu. Vậy có thể lúc đó đất của các vua Hùng đang còn bao gồm cả vùng Kinh châu, chứ không phải chỉ có phần thuộc Việt Nam bây giờ. Và nếu nói lăng vua Hùng ở đền Hùng hiện nay là của đời thứ 18, thì có thể là các đời trước không hẳn chỉ có lãnh thổ như đời 18 có, nên lăng không đặt ở Phong Châu. Và cũng từ giả thuyết các vua Sở có họ Hùng, thì giả thuyết họ Hùng là 1 họ lớn, sự nghiệp đạt đến đỉnh cao quyền lực trong những giai đoạn lịch sử, do dó việc chia đất cho con cháu, tiến hành chinh phục thêm lãnh thổ và phát triển lãnh thổ, quyền lực là chuyện đương nhiên. Và họ Hùng là 1 tộc họ thuộc dân tộc Việt bản địa, chứ không phảt thuộc dân tộc Hán. Bởi vậy, giữa tộc Hán, và tộc Việt có mối tranh chấp lịch sử đời đời, từ chuyện lãnh thổ của tộc Việt cứ bị chiếm lấn, dân Việt cứ bị dồn ép khỏi vùng đất của họ, tức vùng nam Trung Quốc, và như là 1 lý do giải thích các cuộc xâm chiếm của phong kiến phương bắc nhằm vào nước ta thời cổ đại. Xin nhắc lại là thời cổ đại, và các cuộc xâm chiếm đó ngoài lý do kinh tế, như cướp đất, tài nguyên, còn có lý do chiến tranh sắc tộc, chuyện phổ biến trong các biến động lịch sử cổ. Còn hiện đại, mọi chuyện đã khác nhiều và tốt đẹp hơn. Em chỉ xin lạm bàn chút, các bác có rộng lòng xin phê cho mấy câu. Share this post Link to post Share on other sites