Nhân Vô Minh

Luận Bàn Về Nguồn Gốc, Về Dòng Máu Lạc Hồng - Con Rồng Cháu Tiên

32 bài viết trong chủ đề này

Posted (đã chỉnh sửa)

Thấy nick Nhân Vô Minh, lại nhớ bai thơ đọc lâu lắm rồi, không biết tác giả là ai nữa :D

Mỗi nhịp thở mỗi đau thương

Một vòng điều tức một trường sầu bi

Thiện căn ác nghiệp khác gì

Tâm mê nhân quả thuận tùy hóa sinh

Em ngồi trong cõi vô minh

Duyên cùng ý tận hồn khinh phiêu sầu

Giờ Thìn ngày 27 tháng Giêng - Canh Dần : Sinh Tốc Hỷ! Topic rộn ràng!

Bài thơ này tôi không hiểu hết ý, nhưng cũng cảm ơn bạn đã gửi vào chủ đề này, một cái tên nhiều ý nghĩa, có thể cho tôi, có thể cho các bạn, có thể bạn là người lòng vòng số 4 đấy

Edited by Nhân Vô Minh
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào Nhân Vô Minh,

Nói trước, tôi chỉ đăng 1 bài này thôi vì bạn đâu có muốn lòng vòng và không biết rõ mục đích của bạn là gì, bạn là ai.

Câu trả lời về lý do cần biết rõ nguồn gốc:

Cấp toàn cầu hóa:

1. Nếu bạn không biết bạn từ đâu đến thì trong thế giới toàn cầu hóa này, bạn sẽ không là ai và không được tham gia cuộc chơi bình đẳng.

2. Nếu bạn không mang cái của riêng bạn ra tham gia với thế giới toàn cầu hóa này, bạn sẽ không mang được gì về.

Những Việt Kiều ở Mỹ và các nước biết rõ điều này, con cái họ dù là người Mỹ nhưng gốc Việt rất cần một nguồn gốc để tham gia cái xã hội đa chủng tộc kia.

Cấp trong một đất nước:

1. Nếu không biết chúng ta cùng một mẹ thì sẽ hoài đá nhau!

2. Nếu không có tinh thần chung một cách cụ thể của người Việt thì làm sao tôi yêu nước được, vì đâu biết nước là gì!

Cấp trong một gia đình:

1. Nếu không có một đạo lý gốc thì lấy gì đảm bảo tôi tin những điều cha mẹ tôi nói trước kia là đúng?

2. Nếu không chung một nguồn gốc và đạo lý cụ thể thì làm sao tôi có thể tiến lên phía trước khác với cách các cụ muốn mà vấn không mâu thuẫn?

Cấp của cá nhân:

1. Nếu không có nguyên tắc nguồn thì sao biết mình cần chọn con đường nào đi tiếp, khi phía trước luôn là sự không biết được.

2. Nếu không có những nguyên tắc nguồn gốc thì làm sao biết điều chỉnh khi lạc lối.

Tuy nhiên, không có nghĩa có nguồn là đủ ... nó là điều kiện cần ... rất cần mang tính nền tảng. Còn để đủ thì luôn phải trau dồi. Có thể đọc thêm một số điều kiện đủ trong lúc này tại đây: http://www.tapchithoidai.org/ThoiDai18/201...NguyenTrung.htm hoặc đây http://www.viet-studies.info/kinhte/Nguyen..._TDM_201018.pdf

Câu trả lời về việc không nên nhận vơ Kinh Dịch của Việt Nam:

1. Để đạt được mục tiêu dài hạn thì các nguyên tắc nền tảng phải đúng. Vì thế khi thấy sai thì phải sửa được. Việc luôn luôn sửa sai chính là khoa học.

2. Không thể tìm thấy 1 cái đúng từ 1 cái sai nên dù không muốn sớm muộn cũng phải quay lại gốc, nếu là người mới nghiên cứu thì chưa tới đáy được, còn hoang mang lo sợ nhiều. Như những cao thủ ở đây bỏ cả gần hết cuộc đời trên dưới nửa thế kỷ đi tìm thì họ biết cần phải làm gì.

Là hậu duệ đừng nên "trứng khôn hơn vịt" - không biết dựa cột mà nghe thôi - nhất là đang tự nhận là vô minh.

Cái này tôi dạy vô minh này:

Muốn thành công trong một xã hội bất định, mọi cá nhân đều cần có khả năng chịu đựng được những việc còn mù mờ vừa sai vừa đúng mà vẫn kiên nhẫn giải quyết được vấn đề. Sớm quá thì bộp chộp tự loại mình khỏi cuộc chơi, muộn quá thì không còn ý nghĩa nữa. Sách nào cũng có vàng rải đầy trong đất, nhưng đầy người đọc sách chỉ ăn toàn đất thôi.

Chào bạn và không hẹn gặp lại.

Thế Trung

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bạn có thay hình đổi dạng đi nữa vẫn TRÊN ĐE DƯỚI BÚA thôi, cố gắng tịnh tâm cho kỹ, không hình mà hoá hình, có hình mà vô hình, đừng lan man nữa,

Đoán mò làm gì, để tôi nói cho mà biết, tôi mới làm xong cái blog mới lên thay đổi chữ ký liên kết cho nó phù hợp. Đơn giản và thẳng tuột thế cho nó dễ hiểu. Hình với không hình đều là lời nói bỏ đi, sở ngộ sở đắc thì Nhân Vô Minh cứ giữ lấy mà dùng, không nên thuyết bừa thuyết ẩu rồi lại mất công bảo người ta tịnh tâm mới cố gắng kỹ càng gì.

Trở lại mấy vấn đề trong chủ để của Nhân Vô Minh xem Nhân Địa Ngục cái, thích xem Nhân Địa Ngục thì để tôi chỉ ra cho mà xem nhé.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Chào Nhân Vô Minh và các bạn.

Mỗi người có một quan điểm riêng, và một nhóm người sẽ có cùng một quan điểm. Bạn đang ở một nước đi lề bên phải, chuyển sang đi ở một nơi đi lề bên trái thì lập tức bị đa số phản đối. :D

Về vấn đề cội nguồn dân tộc, vấn đề này tương đối nan giải.

Thứ nhất, chúng ta không có chữ viết riêng, hoặc có nhưng đã bị thất truyền nên khả năng lưu giữ rất hạn chế. Những thứ được coi là nguồn gốc đều dựa vào truyền thuyết, còn sách vở thì phải tham chiếu của sách Tàu. Mất tính khách quan.

Thứ hai, chúng ta lại bị chiến tranh liên miên nên khó có khoảng thời gian hòa bình đủ lớn để phục hưng lại được nền văn hiến, khoảng thời gian này phải vài thế kỷ. Nhưng xét thấy trong lịch sử VN, chúng ta có khoảng thời gian này không, trừ thời Đông Sơn về trước.

Thứ ba, chúng ta đang sống trong một khu vực là hợp chủng, đa dạng dân tộc rất cao. Chúng ta ở một vùng giao thoa giữa đại chủng Úc và đại chủng Á, rồi chủng Nam đảo và chủng Á. Chưa kể các lần di cư lớn từ phía bắc tới.

Thứ tư, vùng đất đai được coi là của Bách Việt rộng lớn thì hiện nay đa số diện tích không còn là của chúng ta nữa. Những thứ gọi là cổ sử thì cũng chỉ biết tưởng nhớ, chứ hiếm có cơ hội xác nhận bằng khảo cổ. Vùng đất gọi là khởi nguyên của tộc Việt là Động Đình Hồ, giờ ở Hồ Nam TQ. Nhiều người cho rằng tổ tiên chúng ta trước đây hơn 3000 là vùng Nam sông Dương tử rồi mới di cư và định cư ở phía Nam. Nhưng tôi cho rằng đó là sự hòa trộn văn hóa rồi, truyền thuyết cũng nói rằng Bố Lạc Long Quân ở Động Đình Hồ, gặp Mẹ Âu Cơ ở vùng núi cao, có lẽ mẹ ở chính vùng Bắc Bộ, nên dân gian mới có câu: quê cha, đất mẹ. Quê của cha thì ở xa quá rồi, biết bao giờ mới đòi lại được

Thứ năm, lấy mốc nguồn gốc từ thời gian nào? Như đã nói, vùng đất chúng ta đang sống là nơi biến động về dân cư. Nếu lấy mốc thời gian khác nhau thì đại diện của vùng đất đó cũng khác nhau.

Edited by Đổng Lâm

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào các bạn,

Hôm nay đây, tôi lại xin phép đưa ra chủ đề này để mong mọi người trong chúng ta hiểu chính xác hơn, hiểu rõ hơn về vấn đề đấu tranh nguồn gốc, nhất là nguồn gốc văn hoá, dân tộc.

Vấn đề tranh luận nguồn gốc văn hoá, dân tộc.

Từ xưa tới nay trải qua nhiều biến đổi thăng trầm của lịch sử, dân tộc ta từ cổ đến kim đều có mong muốn sống trong hoà bình, hạnh phúc, và không muốn gây hấn với các quốc gia khác, nhưng vì sự phát triển của xã hội loài người, sự tiến hoá không đồng đều giữa các dân tộc, từ thời Việt cổ cho tới thời gian gần đây, dân tộc chúng ta luôn bị giặc ngoại xâm đánh chiếm, và đô hộ, từ đó chịu ảnh hưởng rất nhiều các nền văn hoá bên ngoài, nhất là nền văn hoá phương Bắc, cụ thể là Trung Quốc. (1000 năm Bắc thuộc), Chữ viết của chúng ta ngày nay cũng do những giáo sỹ nước ngoài xây dựng nên bảng chữ cái....

Nhưng không vì thế cái gốc gác văn hoá văn minh của chúng ta bị mai một. Dân tộc ta biết tích luỹ, phát huy, gạn đục khơi trong những tinh hoa của dân tộc khác, biến chuyển và vận dụng sao cho có lợi nhất với tự nhiên, văn hoá, xã hội của dân tộc mình, Đảng và nhà nước ta những năm đầu của thập niên 90 đã đưa ra trong luật pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hoà là: "Phát triển một nền văn hoá tiên tiến mang đậm bản sắc dân tộc".

Tóm lại là người Việt hiền lành khôn ngoan với 'đối thủ địch thủ hòng cải đạo tinh hoa văn hoá'.

Trải qua bao cuộc bể dâu, đấu tranh cho độc lập tự do, đến ngày nay để có cuộc sống thanh bình, sánh vai với các cường quốc năm châu, chúng ta đã phải hi sinh quá nhiều cả về vật chất, tinh thần, con người. Gia đình tôi cũng như bao gia đình khác, cũng là những người Việt Nam yêu nước, mang trong mình dòng máu Lạc Hồng, cũng đã cống hiến máu sương cho dân tộc...vì thế tôi luôn luôn và hiểu thế nào là tự hào dân tộc.

Cái này là vấn đề cá nhân, vấn đề gia đình có sự kể công, có thể không đúng lúc đúng chỗ.

Ông cha ta ngày xưa khi khẳng định chủ quyền của dân tộc có viết: "Sông núi nước nam vua Nam ở, rành rành đã định tại đất trời"... như thế ta hiểu, việc xác định nguồn gốc hay chủ quyền dân tộc ngày đó vì không có cái gọi là thế giới, mà chỉ có các quốc gia riêng lẻ, mạnh thắng yếu, nên ông tra ta đã lấy đất trời làm minh chủ, lấy vị trí địa lý, không gian để làm bằng chứng....

Cái này thì ý tứ nhạt nhẽo quá, có phần cẩu thả phân tích.

Ngày nay trong tuyên Ngôn độc lập của Hồ Chủ Tịch có viết: "Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.

Lời bất hủ ấy trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.

Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói: Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi.

Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được..." theo đoạn trích này ta thấy, để khẳng định độc lập chủ quyền của dân tộc, Hồ Chủ Tịch đã phải lấy những dẫn chứng cụ thể của các nước khác về nền độc lập, những nền độc lập đó đã được thế giới công nhận không thể bác bỏ....

Cái này là văn bản và Nhân Vô Minh thêm vào phân tích vài dòng cho văn bản tuyên ngôn.

Từ đó suy rộng ra, việc khẳng định nguồn gốc văn hoá tư tưởng của một dân tộc ảnh hưởng rất lớn đến dân tộc đó, Nhất là Nguồn gốc của cuốn KINH DỊCH, đó là DI SẢN VĂN HOÁ VĂN MINH NHÂN LOẠI, nó mang tính thế giới, và từ đó nó mang tính tự hào dân tộc, hàng mấy ngàn năm nay, nước Trung Hoa tự hào có những nhà cách mạng, học giả, triết gia lỗi lạc và nền văn hoá mang đậm bản sắc dân tộc họ cũng chính nhờ một phần rất rất lớn vào cuốn KINH DỊCH này.....

Nói chung là lấy lịch sử tuyên ngôn để liên hệ với vấn đề hệ trọng, vấn đề tương tác 'người ta sử dụng cái của mình để ứng sử lại mình'.

Như vậy, để khởi sướng một trào lưu mới, một cách nhìn mới, một phản biện mới mang tính đại sự quốc gia như thế, mong các bạn hãy cân nhắc kỹ, dân tộc ta vẫn chưa được ổn định thực sự, vẫn còn có thù trong giặc ngoài dòm ngó, mọi việc làm của thế hệ con cháu chúng ta bây giờ cần phải chắc chắn, khoa học, chính xác, và được thế giới công nhận để tránh đi những hi sinh của cha ông ta trước kia là vô ích....

Mới với Cũ thì chưa cụ thể lắm, vấn đề là Đúng và Sai thì chính xác hơn.

Tóm lại là luôn phải cẩn thận, thấy đúng sai rõ ràng và đưa nó ra đúng lúc để có tác dụng như ý. Người viết thì đưa ra vấn đề quyền và lợi ở không gian lớn nhưng người viết lại đang vi phạm quyền và lợi, một chút lỗi nhỏ cũng không chịu nhận và ngụy biện cho bằng được. Vấn đề nhỏ như thế, cử động vận hành một bước đã thấy sai thì hô lớn như thế cũng có sự xuông, hô xuông, nói cho nó gọi là ra nói.

Chào Bác Thiên Sứ, khi đọc chữ ký của Bác tôi thiết nghĩ Bác cũng một phần nghiên cứu đạo phật và suy ngẫm về đạo lý, lại có học thức uyên thâm về Dịch Lý học, khi kết hợp hoàn hảo giữa hai kiến thức trên, tôi chắc chắn Bác đã có kiến giải của mình khi đọc những bài tham luận của tôi. Tôi hoàn toàn không có ý quấy nhiễu hay phá bĩnh hay lấy bác là ngừoi nổi tiếng làm nền tảng cho danh tiếng gì đó của tôi, điều đó mong bác đọc kỹ chữ ký của tôi và Danh hiệu tôi tự đặt cho tôi.

...Tôi không ngại và không nản trí khi mong muốn tìm tòi về cội nguồn dân tộc, về niềm tự hào dân tộc, Chỉ bận lòng là không được đi đúng hướng, bị mây mù phủ lấp ngăn cản lối đi...

Sau đây tôi xin trích dẫn một đoạn tôi nghe được trong kinh Phật, mời mọi người tham khảo, có thể người giảng đạo lý này của phật chưa đi đúng đường phật, nhưng những lời nói của họ nói lại những lời của phật thì rất thâm thuý và rộng lớn.

http://www.youtube.com/watch?v=aMbxPHD3x7s

Chân Thành....

Đoạn này cũng lủng củng nên tuy ngắn mà lại dài dòng. Nhưng mà cuối cùng định gián tiếp giới thiệu một vị gián tiếp thuyết pháp mà đâu biết rằng vị đó được được thọ ký vào Địa ngục và được thọ ký rằng ai tu theo vị đó sẽ đọa Địa Ngục.

Vị này tu một hồi, xưng chứng tử quả tứ thánh gì và chỉ muốn nhập Niết Bàn. Sau lại chẳng thấy nhập gì mà lại thuyết pháp, trong pháp lại nói đả kích đây kia, về sau nặng hơn thì có những tuyên ngôn trái với Phật Đạo Thiền Lý.

Từ đấy mà liên hệ với bản thân hay suy ra bản thân người viết. Cưỡi ngựa xem hoa không phải là lỗi gì, nhưng thêm vào những vấn đề bàn luận bên trong thì lại bị lỗi, vì là cưỡi ngựa xem hoa.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhân Vô Minh mãi mãi chìm đắm vào một cái gọi là "tự sướng", "thủ dâm tinh thần", một tay AQ chính hiệu. Hẳn Nhân Vô Minh lúc còn đi học bị bạn bè tẩy chay dữ lắm, tội nghiệp cha mẹ Nhân Vô Minh!

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh chị em thân mến.

Nhân Vô Minh đã yêu cầu ra khỏi diễn đàn và tôi đã thực hiện ý muốn của anh ta. Như vậy, anh ta không có quyền vào đây trả lời.

Do đó để bảo đẻm tính công bằng, tôi khóa tất cả những topic của anh ta.

Nhưng topic này với quan điểm của anh ấy và những lời lẽ trong các bài viết của anh ta được giữ nguyên và mọi người có quyền hiểu theo cách của mình.

Share this post


Link to post
Share on other sites
Guest
Chủ đề này hiện đang đóng.