VinhL

Tại Sao Cung Mệnh An Theo Tháng và Giờ?

83 bài viết trong chủ đề này

14 chính tinh:

- Vòng Tử Vi có 6 sao: sao Tử vi, Thiên cơ, Thái dương, Vũ khúc, Thiên đồngLiêm trinh.

- Vòng Thiên Phủ có 8 sao: Thiên phủ, Thái âm, Tham lang, Cự môn, Thiên tướng, Thiên lương, Thất sátPhá quân.

Nếu chúng ta quy ước 14 chính tinh như trên là không thể chính xác rồi, theo tôi như dưới đây, căn cứ một phần vào Tử vi tổng hợp của Nguyễn Phát Lộc và dựa trên cáo chòm sao trên bầu trời (36 Thiên Cương):

Trung Thiên: Sao Tử Vi tức Sao Bắc Cực trong chòm sao Tiểu Hùng.

Nam Tào tinh quân tức chòm sao Nam Cực

  • Đệ nhất Thiên Phủ cung: Tư mệnh tinh quân
  • Đệ nhị Thiên Tướng cung: Tư lộc tinh quân
  • Đệ tam Thiên Lương cung: Duyên thọ tinh quân
  • Đệ tứ Thiên Đồng cung: Ích toán tinh quân.
  • Đệ ngũ Thiên Cơ cung: Thượng sinh tinh quân
  • Đệ lục Thất Sát (Kiếm lệnh) cung: Độ ách tinh quân
Bắc Đẩu tinh quân:

  • Bắc đẩu đệ nhất Dương Minh Tham lang tinh quân
  • Bắc đẩu đệ nhị Âm Yinh Cự môn tinh quân
  • Bắc đẩu đệ tam Chân Nhân Lộc tồn tinh quân
  • Bắc đẩu đệ tứ Huyền Minh Văn khúc tinh quân
  • Bắc đẩu đệ ngũ Đan Nguyên Liêm trinh tinh quân
  • Bắc đẩu đệ lục Bắc Cực Vũ khúc tinh quân
  • Bắc đẩu đệ thất Thiên Quan Phá quân tinh quân
Chú ý, chỉ tên các sao mà thôi, tổng cộng 14 chính tinh.

Tử vi thuộc âm thổ, chủ tinh của hệ Bắc đẩu. Về hiện tượng Tử Vi, đứng bậc chí tôn còn gọi là Đế Tọa (như vị vua). Khi luận về Tử Vi, điểm tối trọng yếu là phải thấy được những sao phò tá cho chủ tinh này. Như cổ ca viết:

"Tử Vi nguyên thuộc thổQuan lộc cung chủ tinhHữu tướng vi hữu dụngVõ tướng vi cô quân"

(Sao Tử Vi vốn thuộc thổChủ quan tước quyền vịCó bề tôi thì mới hữu dụngNhư vua mà không triều đình)

Tử Vi - chủ tinh hệ Bắc Cực (Tiểu Hùng).

Làm sao biết thuộc tính là Âm Thổ???

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tử Vi - Những Cách Nhìn Khác Nhau Về Một Số Sao (II)

Tác giả: Mộc Công

Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu Lý học Đông phương

Chỉ có Tử Vi Việt là đưa đủ vào 12 sao của vòng Thái Tuế. Và đặc biệt Tử Vi Việt còn có thêm sao Thiên Không luôn an cùng Thiếu Dương. Tất cả những sách Tử Vi được xem là chính tông đều ghi chép vòng Thái Tuế gồm có 5 sao: Thái Tuế, Tang Môn, Bạch Hổ, Điếu Khách và Quan Phù. Không hiểu từ đâu và do ai mà vòng Thái Tuế của Tử Vi Việt có đủ 12 sao kèm theo sao Thiên Không. Trong khi đó sao Thiên Không của Tử Vi bắc phái chính là sao Địa Không của Tử Vi Việt.

Những sao ăn theo Tử Vi gồm có Đào Hoa, Hồng Loan, Long Trì, Phượng Các, Kiếp Sát, Thiên Mã, Thiên Khốc, Thiên Hư.Những sao này hợp với vòng Thái Tuế để tạo ra những cách cục rất đặc trưng, mệnh có Thái Tuế tất có Long Phượng mà không có Đào Hồng, mệnh thân tạo thành thế Tang Mã Khốc Hư,... từng cách cục này có ảnh hưởng rất mạnh lên toàn bộ lá số.

Ngay như 12 sao của vòng Thái Tuế khi dùng để luận đoán chủ yếu chỉ dùng đến 5 sao đã kể trên kèm theo Khốc Hư, Đào Hồng, Long Phượng, và Thiên Mã, những sao như Tứ Đức, Kiếp Sát, Thiếu Dương, Thiếu Âm, ... hầu như rất ít dùng để luận đoán vì tính chất của nó không rõ ràng, mỗi người nói mỗi kiểu, đến khi xảy ra vận hạn không giải thích được thì lại cứ viện vào những sao này để lí giải, thật là rối rắm đâu thể nào làm khuôn mẫu được.

Cho nên dựa trên những nghiệm lý trên có lẽ khi xem Tử Vi chúng ta nên làm theo nguyên tắc là 1 nhóm nhỏ các sao quan trọng sẽ quyết định đến 90% thông tin về lá số, tất cả những sao còn lại chỉ là sự phụ trợ thêm mà thôi. Những sao quan trọng này bao gồm: 14 chính tinh, lục sát, Tả Hữu Xương Khúc Khôi Việt,Tứ Hóa, Thái Tuế và những sao đi theo, Lộc Tồn và một số sao đi theo. Nó là xương sống của Lá số, còn những sao còn lại chỉ là phụ trợ. Xem như vậy sẽ đơn giản hơn cho người học, mà thông tin luận đoán cũng sẽ chính xác hơn.

Lá số Tử Vi nó là tổng hợp tương tác của Năm, Tháng, Ngày, Giờ lên Lá số, trong đó chỉ duy nhất có 14 chính tinh là phải dùng hết cả 4 tương tác. Các sao theo Giờ, Tháng thực chất là tương đương nhau, qua đó chúng ta có thể thấy những sao đó là thông nhất của 2 dữ kiện Giờ và Tháng. Còn lại địa chi năm sinh đó là Thái Tuế.

5. Tả Hữu và chữ "ĐỚI" trong Ngũ Hành:

Như đã viết ở trên, Tả Hữu khởi an ở hai cung Thìn Tuất theo tháng sinh. Ý nghĩa của hai cung Thìn Tuất cũng đã nói rõ một cung là nơi mặt trời mọc vào ngày Đông Chí, một nơi là mặt trời lặn vào ngày Hạ Chí, một nơi là Thủy vượng, một nơi là Hỏa vượng. Tính của Thủy là nhuận hạ, tính của Hỏa là viêm thượng cho nên Tả Phù khởi ở Thìn được xem là thuận, biểu lộ cho một tính cách nhẹ nhàng, tượng cho Văn còn Hữu Bật khởi ở Tuất được xem là nghịch, biểu lộ cho sự mạnh mẽ, tượng cho Võ.

Khởi từ cung Thìn coi là tháng Giêng, ngày đông chí lại luôn rơi vào thàng Tý trong tự nhiên, cho nên tháng 1 của sao Tả Phù chính là tháng Tý trong tự nhiên, tháng mà Thủy cực vượng. Tương tự như vậy tháng 1 của Hữu Bật chính là tháng Ngọ, khi mà Hỏa cực vượng. Đặc tính của Thủy và Hỏa đều là sự nhanh nhẹn, và quyết liệt, cho nên khi Mệnh ở Thìn Tuất có Tả Hữu đó là người rất tháo vát và nhiều câu phú của Tử Vi khi nói về Tả Hữu cũng nói về tính tháo vát khi có Tả Hữu đóng mệnh.

Tả Hữu vốn hành Thủy, Hữu Bật vốn hành Hỏa. Đến tháng trọng xuân trong tự nhiên (tức là tháng 2) hay là tháng 4 của Tả Hữu thì Tả Hữu đồng cung tại Mùi. Đến tháng trọng thu trong tự nhiên (tức là tháng 8) hay là tháng 10 của Tả Hữu thì Tả Hữu đồng cung tại Sửu. Trọng xuân thì mộc vượng, cho nên người có tướng Mộc cách thì đầy đặn, cao; phú Tử Vi cũng có câu Tả Hữu cư Mệnh vi trọng hậu, đó chẳng phải là để chỉ người Mộc vượng đó ư. Ngược lại trọng Thu thì kim vượng, chủ về cứng rắn quyền hành, cho nên phú Tử Vi cũng có câu nói Tả Phù, Hữu Bật vị đến tam thai, đây chẳng phải là tính của Kim ư. Như vậy bản thể Ngũ Hành của Tả Hữu cũng thay đổi theo 4 điểm quan trọng nhất của một năm : trọng xuân, trọng thu, trọng hạ và trọng đông. Tại 4 vị trí này Tả Hữu đều ở những cung Tứ Mộ, cho nên mới nói 4 mộ cung Ngũ hành tạp vì táng chứa đầy đủ ngũ hành. Và để mô tả cho Ngũ Hành có sự biến động, người xưa dùng chữ ĐỚI, và đó cũng là nguyên nhân vì sao một số sách Tử Vi ghi Hữu Bật hành Thổ đới Hỏa, và nhiều ví dụ khác.

Qua đó cũng có thể thấy, khi xem về Tả Hữu, cần biết rõ, tháng sinh của mình để an Tả Hữu tương ứng thật sự với tháng nào trong tự nhiên để đoán về tính cách của Tả Hữu. Ví dụ sinh tháng 9 âm, Tả Phù an ở Tý, tháng 9 của Tả Hữu tức là tháng 7 trong tự nhiên, Kim vượng, lúc này nếu có Tả Hữu thủ Mệnh nó sẽ mang đặc tính của quyền lực, đương số sẽ không còn tính trọng hậu nữa mà sẽ là người quyền bính, cứng rắn, đặc tính này gia giảm, tăng lên và biến đổi còn phải tùy thuộc và chính tinh đi kèm. Tả Hữu lúc này sẽ có đặc điểm của một quyền tinh.

Như vậy cầm một lá số Tử Vi lên, nhìn vị trí của Tả Hữu có thể cho ta thấy cả một sự biến đổi của Ngũ Hành trên lá số, một bức tranh của Nguyệt lệnh.

6. Xương Khúc

Xương Khúc như đã nói ở trên nó chính là cặp sao đối chọi với Không Kiếp. Đã có Không Kiếp ở Mệnh tất không thể có Xương Khúc, cả 4 sao đều có thể an theo cả ngày sinh và tháng sinh. Không Kiếp là sát tinh hạng nặng vậy còn Xương Khúc thật sự là gì, liệu nó có mang cái ý sát tinh hay không?

Xương Khúc nổi bật nhất của nó là vai trò hỗ trợ giống như Tả Hữu và Không Kiếp, đi kèm nhiều cát tinh thì sẽ tăng sự cát lên, đi kèm nhiều hung tinh thì Xương Khúc sẽ hỗ trợ cho cái hung, ví dụ đi kèm chính tinh miếu vượng Nhật Xương vị đến Tam thai, đi kèm dâm tinh Xương Riêu là cách dâm dật.... như vậy bản chất của Xương Khúc không phải cát không phải hung mà phải xem nó đi kèm cùng những tinh đẩu nào để mà luận đoán. Đó là đặc tính nổi bật của Xương Khúc.

Xương Khúc có hoàn toàn như nhau? Không hoàn toàn như nhau. Cả 2 sao đều mang nghĩa là duyên dáng có tài ăn nói khi đi kèm những sao hùng biện như Thái Tuế, Lưu Hà, nhưng Văn Xương nó còn mang nghĩa là bằng sắc trong khi Văn Khúc thì không? Sao Văn Xương luôn có Thai, Cáo đi cùng đó là chỉ bằng sắc, ấn tín tài năng đã được công nhận một cách chính thức.

Ngoài ra an theo Xương Khúc còn có bộ Quang Quý chủ về quý nhân ân điển. Như vậy chỉ một bộ Xương Khúc mà đã có đến 4 sao an theo Thai Cáo Quang Quý, Tả Hữu thì có Thai Tọa an theo, trong khi đó KK lại chẳng có sao nào an theo nó cả. Khởi an từ trục Tỵ Hợi là nơi nghiêng lệch hẳn về âm dương, còn trục Thìn Tuất là nơi nhất âm nhất dương sinh nơi La Võng kìm hãm, đó chính là đặc điểm nổi bật của KK là sự mạnh liệt và nhanh bất ngờ, còn của XƯơng Khúc Tả Hữu là sự từ từ nhưng vững chãi. Tử Vi là vậy làm gì có chuyện cát tinh cứu giải, hung tinh gây họa, sao nào cũng là hung mà cũng là cát, chúng tổ hợp hòa quyện vào nhau khăng khít để tạo nên sự mã hóa tuyệt vời cho số mệnh của con người thông qua năm, tháng, ngày , giờ sinh... còn tiếp ...

Cùng vòng Thái Tuế, thì vòng Lộc Tồn và Tràng Sinh cũng có 12 sao: đây là quy luật ứng 12 cung (có nơi vòng Bác Sĩ thay Lộc Tồn - Lộc Tồn là tên gốc). Các vòng này, về bản chất là đại diện cho hệ tương tác nào?

Đới: nơi giao nhau của các trường tương tác các hành tinh: như giữa mặt trăng - mặt trời, mặt trời - ngoài hệ mặt trời... >>> phải chăng còn có các Đới của Thất Tinh nữa.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cùng vòng Thái Tuế, thì vòng Lộc Tồn và Tràng Sinh cũng có 12 sao: đây là quy luật ứng 12 cung (có nơi vòng Bác Sĩ thay Lộc Tồn - Lộc Tồn là tên gốc). Các vòng này, về bản chất là đại diện cho hệ tương tác nào?

Thái Tuế: Mộc Tinh cho phép suy đoán quy tắc tương tác từ Hệ mặt trời (hành tinh) tới trái đất ứng với năm sinh ra.

Sự kết hợp Bắc Đẩu và Tử vi do cùng hướng = chòm Tử Vi (8 sao), còn lại Nam Đẩu gọi là chòm Thiên Phủ (6 sao): các sách Tử vi ghi nhận khác nhau cả.

Tất cả, đều phải quay trở lại hiểu được bản chất Lục thập hoa giáp (sau khi đổi chỗ Tốn Khôn) -> phải hiểu Ngũ vận lục khí -> phải hiểu Thiên can và Địa chi -> 5 trạng thái giữa Thiên khí và Địa khí (chi) -> điểm mốc xuất phát của Thiên (Giáp Ất), điểm mốc xuất phát của của Địa (Tý Sửu) và điểm mốc xuất phát của của Nhân (??? - hành Kim trong cổ thư) + Sinh Vượng Mộ.

Quy tắc Thiên (Ngũ hành tương sinh liên tục) trước Địa sau -> Địa (Hà đồ với trục Tý Ngọ làm mốc định hướng) trước Nhân sau --->>> khởi điểm làm mốc Nhân sinh phải khắc Thiên.

Không có sách nào, ai đó ghi nhận: Thiên can này là từ "Vũ trụ" hay từ "Hệ thiên văn nào" chẳng hạn Hệ Mặt trời!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tử Vi là sao chủ của chòm sao Tử Vi gồm có sáu sao: Tử Vi, Liêm Trinh, Thiên Đồng, Vũ Khúc, Thái Dương, Thiên Cơ.

Sao Tử Vi là một trong 14 chính tinh và còn là sao chính trong khoa tử vi nên còn gọi là đế tinh (sao vua) và được an đầu tiên trong lá số tử vi. Hai chòm sao Tử Vi và Thiên Phủ hợp lại để tạo thành 14 chính tinh (sao chính) trong lá số tử vi. Trường hợp một cung trên lá số không có chính tinh thì được gọi là cung Vô Chính Diệu tức là cung này không có sao chính tọa thủ.

TỬ VI

Phương Vị: Cả Nam lẫn Bắc Đẩu Tinh ???

Tính: Dương

Hành: Thổ

Loại: Đế Tinh

Đặc Tính: Quyền Uy, Phúc Đức, Tài Lộc

Tên gọi tắt thường gặp: Tử

Sao Tử Vi được an theo cục và ngày sinh.

Sự kết hợp Bắc Đẩu và Tử vi do cùng hướng = chòm Tử Vi (8 sao), còn lại Nam Đẩu gọi là chòm Thiên Phủ (6 sao): các sách Tử vi ghi nhận khác nhau cả.

Tử vi hoàn toàn khoa học của Đằng Sơn cho rằng sao Tử Vi không "phụ thuộc" bất cứ sao nào, kể cả Thái Dương, vượt lên tất cả.

Theo trích dẫn ở trên, sao Tử Vi mang thuộc tính Dương Thổ, nhiều sách cũng ghi nhận vấn đề này nhưng không thể giải thích rõ. Chắn chắn, Tử Vi mang thuộc tính Âm Thổ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

"Tác giả Thiên Lương đã có quan niệm về vòng thái tuế, trong quan hệ với hai vòng lộc tồn và vòng tràng sinh. Tác giả đã đặt vấn đề:

"Hai mươi năm gần đây, lần chắp nối lại tơ duyên với Tử Vi lần cuối, tự đặt câu hỏi tại sao lại 3 vòng: Thái Tuế, LộcTồn, Tràng Sinh. Sao không 2 vòng, 4 hay 5 vòng. Rồi tìm ngay nguyên nhân nào sinh ra vòng Lộc Tồn, Thái Tuế, và Tràng sinh. Thấy ngay đáp ứng do Thiên can, Địa chi và Nạp âm của tuổi. Tưởng Thanh nhân phân tách đời thế nhân không phải là sơ sài, thật là đầy đủ."

Từ tư tưởng này, cụ Thiên Lương cho rằng ba vòng lộc tồn, thái tuế và tràng sinh lần lượt tương ứng với ý nghĩa mỗi vòng là đại diện của một Tài trong tam tài thiên – địa – nhân. Đó là: vòng Lộc tồn là vòng thiên can, vòng thái tuế là vòng địa chi, và vòng tràng sinh là vòng nhân sinh. Bởi vòng lộc tồn xác định can niên sinh, vòng thái tuế xác định bởi chi của tuổi. Vòng tràng sinh xác định bởi nạp âm của tuổi.

Chúng ta thấy ngay tác giả Thiên Lương đã sai cơ bản ngay từ đây. Lần lẫn cho rằng vòng tràng sinh xác định bởi nạp âm của tuổi. Chúng ta có thể kiểm tra trực tiếp, vòng tràng sinh được xác định bởi nạp âm của cung an mệnh, có tên gọi là Hành của Cục. Chứ không phải được xác định bởi ngũ hành bản mệnh.

Nay có thể có người, để bảo vệ cái ý nghĩa vòng tràng sinh là vòng của tài nhân, bên cạnh vòng thiên và vòng địa tương ứng lộc tồn và thái tuế. Biện lý rằng, vòng tràng sinh được xác định bởi ngũ hành nạp âm. Do nạp âm là sự phối hợp của thiên can và địa chi, vì thế mà tổ hợp thiên can, địa chi và nạp âm của nó cho ta một tam tài. Thưa rằng, đúng như vậy. Một tổ hợp thiên can địa chi và nạp âm cho ta một tam tài, trong tam tài vũ trụ thiên địa nhân có thập thiên can, thập nhị chi và lục thập hoa giáp. Cấu trúc tương ứng, cho phép mỗi ngũ hành nạp âm thuộc tam tài thiên địa nhân với mỗi can và mỗi chi tương ứng, chứ không có chuyện một nạp âm xác định được bởi bất cứ một cặp can chi bất kỳ nào khác. Bởi vậy, ba vòng lộc tồn, thái tuế, và tràng sinh, vốn nó không phải là một hệ thống tam tài cho một lá số. Bởi vậy, khi xét một lá số xác định, ba vòng này không thể đóng vai trò đó là ba vòng thiên địa nhân của đương số được. Từ lý do này, khi giải đoán, chúng ta không được phép râu ông nọ cắm cằm bà kia. Cho rằng đương số đứng trong tam tài, với đại diện của tam tài là ba vòng, lộc tồn, thái tuế, và tràng sinh. Từ đó mà nói, không được xem có sự tồn tại của cái gọi là đắc hay hẵm ba vòng này, tương ứng khi mệnh có thái tuế, lộc tồn và tràng sinh đóng hay thuộc tam hợp của chúng. Để mà nói, đắc được ba vòng, đương số được thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Đó là một ngộ nhận căn bản. Không chỉ là đưa chúng ta tới sự giải đoán sai, mà còn sai lầm về minh triết sâu sắc. Bẻ cong lý luận của tử vi. Đẩy lý luận của tử vi vào chỗ suy luận chủ quan.

Trong sự bố trí lại các sao của chòm Tử vi và Thiên phủ tương ứng qua chòm sao Bắc Đẩu và Nam Đẩu cùng Bắc Cực, thì lúc này theo cổ thư sẽ phải đảo ngược lại, sao Tử Vi an theo sao Thiên Phủ và sao Thiên Phủ an theo sao Tử Vi. Đồng thời, có một hoặc 2 sao trong từng nhóm đổi lại tên và chức năng tương ứng trong 110 sao.

Nếu như vậy, sự khởi động ban đầu của lá số Tử vi là an sao Thiên Phủ đầu tiên (dịch nghĩa là Cung Trời, hay Nhà Trời), sau đó mới tới sao Tử vi (hai sao này đối xứng qua trục Dần Thân - trục vuông góc với trục Thiên cực bắc, thiên cầu).

Cũng chú ý, theo nội dung chủ đề thì an Mệnh cũng bắt đầu quy ước định vị là bắt đầu từ cung Dần - một điểm trên trục Dần Thân đã nói ở trên.

Ẩn nghĩa việc an sao Tử Phủ trước trong lưu ý: phải định vị phương Nam tức Nam Cực (Nam Tào) trước, "vua khi chầu phải quay mặt hướng nam". Nam Tào là "Vua Tương Lai" tức lá số Tử vi nói về tương lai.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nếu như vậy, sự khởi động ban đầu của lá số Tử vi là an sao Thiên Phủ đầu tiên (dịch nghĩa là Cung Trời, hay Nhà Trời), sau đó mới tới sao Tử vi (hai sao này đối xứng qua trục Dần Thân - trục vuông góc với trục Thiên cực bắc, thiên cầu).

Cũng chú ý, theo nội dung chủ đề thì an Mệnh cũng bắt đầu quy ước định vị là bắt đầu từ cung Dần - một điểm trên trục Dần Thân đã nói ở trên.

Ẩn nghĩa việc an sao Tử Phủ trước trong lưu ý: phải định vị phương Nam tức Nam Cực (Nam Tào) trước, "vua khi chầu phải quay mặt hướng nam". Nam Tào là "Vua Tương Lai" tức lá số Tử vi nói về tương lai.

Tôi kiểm tra sự phối hợp giữa sao Tử Vi và sao Thiên Phủ theo Tử vi đẩu số tân biên - tác giả Vân Đằng Thái Thứ Lang thì khi an sao Thiên Phủ (tức Tử Vi cũ) trên bản đồ - đặc biệt là có 2 bản đồ để an sao Thiên Phủ (theo quy ước cũ Hậu thiên Bát quái - Hà đồ: Càn phía dưới, Khôn phía trên), vậy cái nào là chuẩn đây???

Do đổi chỗ hai sao Tử Vi và Thiên Phủ, cho nên bảng nào mà có tên sao Thiên Phủ cũ (tức Tử Vi mới - Bắc Cực cùng hướng với chòm sao Bắc Đẩu) ở phía dưới ứng phía cung Càn (bắc) là chính nó: phải chăng có 2 bảng an sao Thiên Phủ (cũ) là vấn đề của Tử Vi trong phân tích logic???

Các vòng an sao:

Lộc Tồn - an theo Can của năm sinh (Thiên can)

Thái Tuế - an theo Chi của năm sinh (Địa chi)

Trường sinh: an theo Cục - phụ thuộc quy tắc từ an Mệnh, theo tháng thuận rồi giờ nghịch để định: từ đó này sinh một sự lưu ý khả năng, đây là tương tác từ Mặt trăng (đường Bạch đạo) và sự quay tự thân Trái đất quay trục của nó. Vòng này và hai vòng trên không liên quan đến "an Thân" của đương số.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Do đổi chỗ hai sao Tử Vi và Thiên Phủ, cho nên bảng nào mà có tên sao Thiên Phủ cũ (tức Tử Vi mới - Bắc Cực cùng hướng với chòm sao Bắc Đẩu) ở phía dưới ứng phía cung Càn (bắc) là chính nó.

Do chúng ta đã xác định được định tính của Đương Số, cho nên chỉ có duy nhất 1 bảng an sao Thiên Phủ theo Tử vi đẩu số Thái Thứ Lang mà thôi, vì dụ như một người dù là nam hay nữ khi đứng dưới mặt trời cùng một vị trí đều chịu nhiệt như nhau.

Khi an Mệnh và an Thân: chúng ta thấy, mệnh và thân an ở cung đối xứng nhau qua tâm bàn tử vi, điều này chứng minh Mệnh khắc Thân (Cường độ của Mệnh >>> Thân) vể mặt tổng thể, do định vị qua Tháng và Giờ sinh, bắt đầu từ tháng Giêng - cung Dần chứng tỏ có mối liên quan đến Tháng - vòng quay mặt trăng và Giờ - Tự quay của trái đất, điều này chỉ ra Thân phụ thuộc rất lớn vào "từ trường trái đất và mặt trăng".

Từ đó, dữ liệu về quy luật tương tác định nên Các vòng an sao khả năng như sau:

- Lộc Tồn an theo Can ứng với 10 cung Địa chi (không ở các cung hành Thổ) - an theo Can của năm sinh (Thiên can): Tương tác từ ngoài Hệ Mặt trời.

- Thái Tuế an ở cung Tý - an theo Chi của năm sinh (Địa chi): Tương tác từ Hệ Mặt trời.

- Trường sinh an theo Cục - phụ thuộc quy tắc từ an Mệnh từ cung Dần - tháng Giêng, theo tháng thuận rồi giờ nghịch để định: Tương tác từ Mặt trăng và Tự quay quanh trục của mình - Trái đất.

Độ lớn của tương tác, dĩ nhiên:

Mạnh nhất từ ngoài Hệ Mặt trời -> Hệ Mặt trời -> Mặt trăng - Tự quay. Giữa Mặt trăng và Tự quay có mối quan hệ chặt chẽ, cầm xem xét kỹ lưỡng hơn.

Nếu xem xét tương tác từ ngoài Hệ Mặt trời, thì Thiên can có phối được với Hậu thiên Bát quái - Hà Đồ hay không???

Share this post


Link to post
Share on other sites

Có nhiều tranh luận khác nhau về Thái Tuế, đó là có phải Mộc Tinh hay không? Theo tôi, 100% đó chính là Mộc tinh.

Từ định vị này, chúng ta mới xác định nên bảng Lục thập hoa giáp (sau khi đã đổi chỗ Tốn Khôn). Nếu không biết được điểm này, rất khó đi sâu vào tổ hợp các hệ tương tác từ vũ trụ tới trái đất và con người.

Tuy nhiên, chu kỳ Mộc tinh theo thiên văn hiện đại là 11.86 năm, không chẵn 12 năm thì tại sao lập được quy tắc này? Các độ lệch thời gian được tự hiệu chính trong các quy luật tương tác và một số khu vực gọi là "Đới" chưa được tính tới giữa Mộc tinh và các hành tinh khác, ta gọi là: Mộc đới hỏa chẳng hạn. Tự thân Hệ Mặt trời đã điều chỉnh chu kỳ này.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites