VinhL

Tại Sao Cung Mệnh An Theo Tháng và Giờ?

83 bài viết trong chủ đề này

Chào các bạn,

Trong Tử Vi, phương pháp an cung Mệnh là khởi tháng giêng tại Dần, hai tại Mão, vv...., đếm đến tháng sinh, gọi là giờ Tý, đếm nghịch tới giờ sinh, an cung Mệnh. Nhưng nguyên lý là ở đâu và tại sao dùng vòng Nguyệt Kiến thuận hành mà giờ thì nghịch hành? Hình như cái nguyên lý an Mệnh này trong các sách đều không có giải thích. VinhL muốn đem vấn đề này ra bàn thảo biết đâu chúng ta có thể khám phát ra cái nguyên lý và lý do mà cung Mệnh phải an như vậy. Mong các bạn cho ý kiến.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào các bạn,

Trong Tử Vi, phương pháp an cung Mệnh là khởi tháng giêng tại Dần, hai tại Mão, vv...., đếm đến tháng sinh, gọi là giờ Tý, đếm nghịch tới giờ sinh, an cung Mệnh. Nhưng nguyên lý là ở đâu và tại sao dùng vòng Nguyệt Kiến thuận hành mà giờ thì nghịch hành? Hình như cái nguyên lý an Mệnh này trong các sách đều không có giải thích. VinhL muốn đem vấn đề này ra bàn thảo biết đâu chúng ta có thể khám phát ra cái nguyên lý và lý do mà cung Mệnh phải an như vậy. Mong các bạn cho ý kiến.

VinhL và quí vị quan tâm đến nền văn hiến huyền vĩ Việt thân mến.

Tôi khẳng định rằng:

Sẽ không có một cuốn sách nào của Trung Hoa - hay nói rõ hơn là ghi bằng tiếng Hán và thuộc về văn minh Hán giải thích được điều này. Rất đơn giản vì khoa Tử Vi không thuộc về văn minh Hán, mà nó thuộc về nền văn hiến Lạc Việt đã thất truyền. Khi nền văn minh Lạc Việt sụp đổ ở Nam Dương Tử vào thế kỷ thứ III trước CN thì tất cả những giá trị nguyên lý lý thuyết của thuyết Âm Dương Ngũ hành cũng bị thất truyền. Nhưng những phương pháp ứng dụng của nó vẫn lưu truyền trong dân gian bằng văn tự Việt - chữ Khoa Đẩu - và được coi là bí ẩn của nền văn hiến huyền vĩ Việt - cội nguồn của văn minh Đông phương vốn được coi là huyền bí. Thời gian trôi đi trải hàng ngàn năm. Tất nhiên một đế quốc thống nhất sẽ phải thống nhất về ngôn ngữ và chữ viết. Ngôn ngữ thống nhất qui ước đó là Hán tự và tiếng Hán của đế chế Hán. Bởi vậy, để tiếp tục lưu truyền nền văn minh sau hàng ngàn năm bị Hán hóa, một số những giá trị ứng dụng của nền văn minh huyền vĩ Việt phải chuyển ngữ sang văn tự Hán. Trong đó có Tử Vi. Người chuyển ngữ phương pháp ứng dụng dự báo Tử Vi từ Việt ngữ khoa đẩu ra chữ Hán là Trần Đoàn. Ông ta chỉ có công dịch ra chữ Hán và tiếp tục lưu truyền môn này trong đế chế Hán. Vì chỉ là phương pháp ứng dụng và nguyên lý xuất phát từ một nhận thức thực tại đã thất truyền, nên mọi phương pháp và luận đoán của Tử Vi cứ như trên trời rơi xuống, trong đó câu hỏi của VinhL chỉ là một trường hợp.

Trong cuốn "Hà Đồ trong nền văn minh Lạc Việt" và các sách và tiểu luận khác, tôi đã chứng minh rằng:

Bản chất của môn Tử Vi này xuất phát từ hiện thực tương tác của vũ trụ gần trái đất, Nên nó là kết quả nghiên cứu của một tri thức vật lý thiên văn siêu việt - mà trí thức của nhân loại hiện đại chỉ khiêm tốn như quả bóng bàn bên cạnh một con voi Mamut khổng lồ.

Chỉ có nền văn hiến Lạc Việt mà cội nguồn là quốc gia Văn Lang với hậu duệ là người Việt hiện nay với lịch sử trải gần 5000 năm văn hiến mới trả lời được câu hỏi của VinhL.

Tôi hứa - sau khoảng từ 7 đến 10 ngày, hoặc có thể sớm hơn, hoặc lâu hơn tùy hứng - sẽ trả lời câu hỏi của VinhL để một lần nữa minh chứng cho một "học thuyết thông thái và cổ xưa" thuộc về nền văn hiến huyền vĩ Việt trải gần 5000 lịch sử.

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào chú Thiên Sứ,

Rất hoan nghin chú gia nhập đề tài này. Trong Wikipedia có nói là người sáng tạo ra Tử Vi Đẩu Số là đạo sỉ Lã Thuần Dương, sau đó Trần Đoàn đời Tống, và La Hồng Tiên đời Ming, phát triển và quảng bá. Trong quyển Chinese Astrology của tác giã Derek Walters (một người Anh nghiên cứu sâu về các môn Lý Học Đông Phương). Theo sự nghiên cứu của ông ta thì 2 quyển sách cổ nhất nói đến thiên văn học TQ là quyển Nghiêu Điển đời Nghiêu và quyển Hạ Tiểu Chính đời Hạ. Ông Walters căn cứ vào cách nhìn sao vào lúc hoàng hôn và bình minh trong quyển Hạ Tiểu Chính, mà phán đoán là tác gỉa phải là người miền nam của TQ, ở những vĩ tuyến này thì gần đường xích đạo (equator) hơn nên vào lúc hoàng hôn và bình minh sẻ dề nhìn sao hơn. Người miền bắc thì nhìn sao vào đêm khuya vì hoàng hôn và bình minh rất ngắn. Trở lại vấn đền cung Mệnh, để hiểu tại sao cung Mệnh an theo tháng (nguyệt kiến) và giờ, thì trước chúng ta cần hiểu vòng nguyệt kiến là gì, tại sao tháng giêng kiến dần, tháng 2 kiến mão, vv... Đây chính là đầu mối quan trọng để giải mã bí ẩn cách an cung Mệnh của Tử Vi.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ông Walters căn cứ vào cách nhìn sao vào lúc hoàng hôn và bình minh trong quyển Hạ Tiểu Chính, mà phán đoán là tác gỉa phải là người miền nam của TQ, ở những vĩ tuyến này thì gần đường xích đạo (equator) hơn nên vào lúc hoàng hôn và bình minh sẻ dề nhìn sao hơn.

Ông Walters nói đúng. Nhưng vào thời nhà Thương và Nghiêu thì nam Trung Quốc là vùng Bách Việt tức Lạc Việt quản lý. Điều này đã được xác nhận của cả thế giới cổ kim.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trở lại vấn đền cung Mệnh, để hiểu tại sao cung Mệnh an theo tháng (nguyệt kiến) và giờ, thì trước chúng ta cần hiểu vòng nguyệt kiến là gì, tại sao tháng giêng kiến dần, tháng 2 kiến mão, vv... Đây chính là đầu mối quan trọng để giải mã bí ẩn cách an cung Mệnh của Tử Vi.

Điều này chẳng có gì khó khăn cả. Khi người ta hiểu được nguyên lý làm lịch cổ Đông phương không bao giờ có nhuận trong ba tháng là: Một - Chạp - Giêng. 12. 000 năm trước cung an Mệnh bắt đầu từ cung Tý.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào chú Thiên sứ, và các bạn,

Thật cám ơn bạn hoangnguyen đã cung cấp tài liệu quan trọng để có thể giải mã vấn đề an cung Mệnh trong Tử Vi. Trong quyển “Thiên Văn Học Cổ Trung Hoa” của tác gỉa Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ đã đề cập đến vòng Nguyệt Kiến như sau:

Thập Nhị Thần là nơi mà các sao Đẩu Cương của Bắc Đẩu chỉ vào mỗi tháng (3 sao Khôi, Hành, Tiêu – tức đôi của sao Bắc Đẩu Đại Hùng). Đẩu Cương của Bắc Đẩu chỉ vào đâu thì nguyên khí của tháng ở tại đấy.Tháng giêng, Đẩu Cương Bắc Đẩu chỉ Dần, tháng 2 chỉ Mão, tháng 3 chỉ Thìn, tháng 4 chỉ Tị, tháng 5 chỉ Ngọ, tháng 6 chỉ Mùi, tháng 7 chỉ Thân, tháng 8 chỉ Dậu, tháng 9 chỉ Tuất, tháng 10 chi Hợi. Gọi là Nguyệt Kiến vì nguyên khí của trời thì vô hình, nên cứ trông vào sao Bắc Đẩu chỉ vào đâu, thì biết nguyên khí ở đó.

Trong mục Thiên Thể của quyển sách này có nói: Chi vi trời là 365.24 (thiên văn đông phương cổ chia vòng trời thành 365.25 độ, tương ứng với số ngàỵ Tây phương thì chia trời thành 360 độ). Đường kính trời là 121.75 độ. Mỗi độ chia thành 100 phần. 1/4 độ là 25/100 và 3/4 là 75/100. Trời tả tuyền (quay về phía trái). Phía Đông trời cao hơn đất, phía Tây trời xuống dưới đất. Trời chuyển vận không ngừng. Trong thời gian ngày một đêm trời chuyển vận một vòng 366.25 độ. Nếu ta quay mặt về hướng Bắc, ta sẽ thấy trời như chuyển từ Hữu qua Tả.

Theo như thế thì trái đất quay từ Tả sang Hữu nên khi ta nhìn về phương Bắc, bên Tả là Tây, bên Hữu là Đông, trái đất quay Tây sang Đông cho nên ta thấy mặt trời mọc ở Đông mà lặn ở Tây, tức là trái đất quay theo chiều thuận kim đồng hồ. Nay lấy bàn Tử Vi 12 cung, cung Tý là hướng Bắc, Ngọ là hướng Nam. Theo thuận chiều kim đồng hồ, mỗi giờ âm lịch ta xoay bàn Tử vi theo chiều quay của Trái Đất (thuận theo chiều kim đồng hồ), thì Đẩu Cương sẻ chỉ từ Tý, Hợi, Tuất, Dậu, vv..., tức ngược chiều của 12 cung bàn Tử Vi. Như vậy cách an Mệnh trong Tử Vi chính là an vào cung mà Đẩu Cương chỉ vào giờ sinh. Lấy tháng sinh theo vòng Nguyệt Tướng tức là theo đuôi của Đẩu Cương, cung tháng sinh gọi là giờ Tý, đi nghịch tức là theo chiều 12 cung cho mỗi giờ tức là theo cung mà đuôi của Đẩu Cung chỉ vào vậy.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Gấu bông có ý kiến ạ:

Anh Vinhl mở topic này thật là hay .

Các cuộc tranh luận um sùm trên các diễn đàn lý số cho thấy đến nay nhiều người vẫn nghĩ Tử vi là của Trung hoa, và họ phản đối rất dữ luận điểm của bác Thiên Sứ .

Nhân dịp này rất mong quý vị nào cho rằng TV của Trung hoa là đúng thì mời thể hiện quan điểm rõ ràng rành mạch với những lý lẽ và bằng chứng xác đáng thì hay quá để mọi người cùng được thuyết phục.

Còn nếu không có ai chứng minh được ,mà bác Thiên sứ lại chứng minh được điều ngược lại và hơn thế́ còn khẳng điịnh với lập luận xác đáng Tử vi thuộc về nền văn hiến Lạc việt thì Gấu bông nghĩ sau đây cũng đừng ai nói Tử vi là của Tàu nữa nhỉ :lol:

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đẩu Cương sẻ chỉ từ Tý, Hợi, Tuất, Dậu, vv..., tức ngược chiều của 12 cung bàn Tử Vi. Như vậy cách an Mệnh trong Tử Vi chính là an vào cung mà Đẩu Cương chỉ vào giờ sinh. Lấy tháng sinh theo vòng Nguyệt Tướng tức là theo đuôi của Đẩu Cương, cung tháng sinh gọi là giờ Tý, đi nghịch tức là theo chiều 12 cung cho mỗi giờ tức là theo cung mà đuôi của Đẩu Cung chỉ vào vậy.

Bạn VinhL và quí vị có nhận thấy đoạn trích dẫn trên đây là nguyên lý của việc mệnh cung bắt đầu từ Dần thuận theo tháng sinh và nghịch theo giờ không? Nếu coi đây là đúng thì chúng ta không có gì để bàn nữa. Nhưng nếu coi đây là lời lý giải khiên cưỡng và Tử Vi được coi là của vắn hóa Hán cứ như từ trên trời rơi xuống thì Thiên Sứ tôi xin bàn tiếp. Tuy nhiên Thiên Sứ tôi đang cân nhắc có nên trình bày điều này hay không? Vì nếu lý thuyết của Thiên Sứ tôi nhân danh nền văn hiến Lạc Việt giải thích điều này thì nó sẽ là sự mở đầu cho việc khám phá vật lý thiên văn cổ và tính nhất quán trong qui ước của nó trong Lý học Đông phương. Hoặc là nền văn hiến Việt một lần nữa lại bị phủ nhận - như nó đã từng bị phủ nhận trải gần 2000 năm. Nếu không có sự bảo đảm chắc chắn cho quyền sở hữu thuộc về văn hiến Việt thì Thiên Sứ tôi sẽ im lặng.

Ta cố đợi ngàn năm (1000 năm Bắc thuộc) . Một ngàn năm nữa sẽ qua (Ngàn năm hưng quốc - Kể từ Đinh Lê Lý Trần xây nền độc lập ...) .....Lời bài hát "Hòn Vong Phu" của nhạc sĩ Lê Thương sáng tác trước khi Thiên Sứ tôi ra đời ngót 20 năm.

Đợi đến 2000 năm rồi. Nay nếu bị mạo nhận đợi nữa chắc chết.

Mong quí vị góp ý.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nếu lời giải thích cho địa vị 12 điạ bàn trong Tử Vi là vòng quay của Bắc Đẩu Cửu Phi Tinh, thì sự tiến triển của môn Tử Vi không còn hy vọng. :lol: :P :rolleyes:

VinhL ơi là VinhL, hôm trước tại hạ trò chuyện với VinhL về sự tương quan của 12 địa chi và vòng nhị thập bát tú mà VinhL chưa hiểu hay sao? 12 địa bàn trong Tử Vi là 12 phương hướng của nhị thập bát tú.

VinhL suy nghĩ lại rồi viết tiếp tục cũng chưa muộn

Đào Hoa

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào bạn DaoHoa,

Thì ra bạn là bạn VoTri đấy à? VinhL không giải thích 12 cung địa bàn là vòng quay của Bắc Đẩu, vì nó là vòng đơn giản hóa của 28 Tú. VinhL nói là Cương Đẩu chỉ vào 12 cung địa chi, là vòng Nguyệt Kiến. Không biết bạn có ý kiến gì về lập luận của cách an Mệnh trong Tử Vi? Rất mong được bạn chỉ giáo về sự tương quan của 12 địa chi và vòng 28 Tú. Hình như links của mấy tấm hình tương quan giữa 12 cung địa chi với vòng zodiac và biểu đồ âm chẳn dương lẻ của bạn bên vietlyso đã bị hỏng.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sư Phụ,

Thời buổi "hại điện" ngày nay thông tin đi rất nhanh, tốc độ... "hàng vạn cây chuối trên giờ". Mình mà hó hé ra cái gì là ngày hôm sau đều được dịch ra tiếng Hoa, Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Ả Rập...cả Thiên Hà điều biết. Và vấn đề bản quyền như vậy thật là...khốn nạn.

Biết đâu việc đổi chổ Tốn - Khôn của Sư Phụ, 100 năm sau được sách Tàu đạo lại và khẳng định là của Trung Hoa thì sao? Lúc chắc sẽ có một truyền thuyết rằng "Vào đầu thế kỷ XXI, ngài Đạo Văn một lần ngẫm nghĩ Lý học đông phương, rồi ngước mặt lên trời xem thiên tượng, liền thấy một vầng sáng tròn to lớn rực rỡ từ Thiên Hà bay xuống, trong tít tắc đáp ngay trước mặt Đạo Văn. Đạo Văn nhíu con mắt định thần nhìn kỷ thì thấy từ trong vật tròn khổng lồ ấy dần dần đi ra một người với vầng hào quang bao quanh. Sau ba lần chuyển ngữ, "người trời" mới chuyển sang tiếng Trung Quốc mà nói rằng " Ta là Thiên Sứ, đem đến cho ngươi một nguyên lý huyền vĩ để lưu truyền hậu thế phương Nam". Nói rồi liền chỉ tay về phía vật tròn, một luồng tia hồng ngoại phát ra, chạm vào vật thể quái dị ấy, vật thể liền sáng rực thêm hơn, rồi liền hiện lên trên mình vật thể tròn ấy rỏ mồm mộp là 8 quái Hậu Thiên mà trên ấy Tốn - Khôn đã đổi chổ cho nhau. Trong tít tắc, Thiên Sứ biến vào vật thể lạ. Vật thể sáng rực rồi vụt bay trở lại Thiên Hà. Đạo Văn còn nghe văng vẳng bên tai "Hãy nhớ lấy điều ta dạy". Đạo Văn sau đó liền 3 lần ghi lại và nhân bản ra thành nhiều phiên bản mà khẳng định rằng thuộc văn minh Trung Hoa.

Hic!

Nay lại thêm giải nghĩa vì sao an Cung mệnh theo như vậy thì e rằng bản quyền chưa chính danh mà đã bị chôm mất. Nguy thay nguy thay!!!

:lol: LacTuong :P

Share this post


Link to post
Share on other sites

:lol:

Trí tưởng tượng của anh Lạc Tướng thật là phong phú. Nhưng có thể là "SỰ THẬT" đau lòng.

Trong xu hướng thế giới mở (cộng đồng bất phân ranh giới) người ta hay công bố công khai mọi thứ rồi cả thế giới cùng phát triển. Điều này được chứng minh qua Google, Youtube, Linux, .... Tuy nhiên, với các nghiên cứu chứng minh "quyền sở hữu" thì thật là vất vả.

Nếu nhiều người trên thế giới biết rằng có một ông "Thiên Sứ" đang ra sức chứng minh và bảo vệ luận điểm của mình (mà truyền thông qua internet là rộng và lan truyền nhanh nhất) thì ít ra cũng đỡ phải chứng minh là có một ông "Thiên sứ" đã làm điều đó với mấy tỉ công dân toàn cầu lắc đầu bảo "tôi chưa từng thấy chuyện này".

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào bạn DaoHoa,

Thì ra bạn là bạn VoTri đấy à? VinhL không giải thích 12 cung địa bàn là vòng quay của Bắc Đẩu, vì nó là vòng đơn giản hóa của 28 Tú. VinhL nói là Cương Đẩu chỉ vào 12 cung địa chi, là vòng Nguyệt Kiến. Không biết bạn có ý kiến gì về lập luận của cách an Mệnh trong Tử Vi? Rất mong được bạn chỉ giáo về sự tương quan của 12 địa chi và vòng 28 Tú. Hình như links của mấy tấm hình tương quan giữa 12 cung địa chi với vòng zodiac và biểu đồ âm chẳn dương lẻ của bạn bên vietlyso đã bị hỏng.

VinhL,

VôTri là sư đệ của tại hạ. Nếu bạn có đọc qua vài bài của Vô Tri bên kia thì VinhL sẽ thấy trong vài bài sư đệ VôTri có nhắc đến tại hạ

Đào Hoa

Share this post


Link to post
Share on other sites
LacTuong said:

Nay lại thêm giải nghĩa vì sao an Cung mệnh theo như vậy thì e rằng bản quyền chưa chính danh mà đã bị chôm mất. Nguy thay nguy thay!!!

:lol: LacTuong :P

Chào bạn LacTuong,

VinhL không biết bạn ám chỉ về bản quyền gì? Cách an mệnh trong Tử Vi thì sách Việt hay Hán đều an như vậy, vấn đề là tại sao phải an như vậy thì chưa thấy ai giải thích mà củng chưa thấy ai nói là an Mệnh là theo Đẩu Cương chỉ. Trong lúc nghiên cứu Thiên Văn mà tình cờ phát hiện sự tương quan của cách an Mệnh và đuôi Bắc Đẩu, nếu đã có người phát hiện ra trước thì củng chả có sao vì VinhL không có mục đích gì khác là muốn chia sẻ để cùng nhau học hỏi và nghiên cứu. Nếu bạn thích thì xin mời lấy bản quyền:-))

Một vòng danh lợi tốn sức công,

Tới nơi mới biết củng về không,

Thanh thảng trong lòng có tất cả,

Mặc ai đua đòi nhọc sức công.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào chú Thiên sứ, và các bạn,

Thật cám ơn bạn hoangnguyen đã cung cấp tài liệu quan trọng để có thể giải mã vấn đề an cung Mệnh trong Tử Vi. Trong quyển “Thiên Văn Học Cổ Trung Hoa” của tác gỉa Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ đã đề cập đến vòng Nguyệt Kiến như sau:

Thập Nhị Thần là nơi mà các sao Đẩu Cương của Bắc Đẩu chỉ vào mỗi tháng (3 sao Khôi, Hành, Tiêu – tức đôi của sao Bắc Đẩu Đại Hùng). Đẩu Cương của Bắc Đẩu chỉ vào đâu thì nguyên khí của tháng ở tại đấy.Tháng giêng, Đẩu Cương Bắc Đẩu chỉ Dần, tháng 2 chỉ Mão, tháng 3 chỉ Thìn, tháng 4 chỉ Tị, tháng 5 chỉ Ngọ, tháng 6 chỉ Mùi, tháng 7 chỉ Thân, tháng 8 chỉ Dậu, tháng 9 chỉ Tuất, tháng 10 chi Hợi. Gọi là Nguyệt Kiến vì nguyên khí của trời thì vô hình, nên cứ trông vào sao Bắc Đẩu chỉ vào đâu, thì biết nguyên khí ở đó.

Trong mục Thiên Thể của quyển sách này có nói: Chi vi trời là 365.24 (thiên văn đông phương cổ chia vòng trời thành 365.25 độ, tương ứng với số ngàỵ Tây phương thì chia trời thành 360 độ). Đường kính trời là 121.75 độ. Mỗi độ chia thành 100 phần. 1/4 độ là 25/100 và 3/4 là 75/100. Trời tả tuyền (quay về phía trái). Phía Đông trời cao hơn đất, phía Tây trời xuống dưới đất. Trời chuyển vận không ngừng. Trong thời gian ngày một đêm trời chuyển vận một vòng 366.25 độ. Nếu ta quay mặt về hướng Bắc, ta sẽ thấy trời như chuyển từ Hữu qua Tả.

Theo như thế thì trái đất quay từ Tả sang Hữu nên khi ta nhìn về phương Bắc, bên Tả là Tây, bên Hữu là Đông, trái đất quay Tây sang Đông cho nên ta thấy mặt trời mọc ở Đông mà lặn ở Tây, tức là trái đất quay theo chiều thuận kim đồng hồ. Nay lấy bàn Tử Vi 12 cung, cung Tý là hướng Bắc, Ngọ là hướng Nam. Theo thuận chiều kim đồng hồ, mỗi giờ âm lịch ta xoay bàn Tử vi theo chiều quay của Trái Đất (thuận theo chiều kim đồng hồ), thì Đẩu Cương sẻ chỉ từ Tý, Hợi, Tuất, Dậu, vv..., tức ngược chiều của 12 cung bàn Tử Vi. Như vậy cách an Mệnh trong Tử Vi chính là an vào cung mà Đẩu Cương chỉ vào giờ sinh. Lấy tháng sinh theo vòng Nguyệt Tướng tức là theo đuôi của Đẩu Cương, cung tháng sinh gọi là giờ Tý, đi nghịch tức là theo chiều 12 cung cho mỗi giờ tức là theo cung mà đuôi của Đẩu Cung chỉ vào vậy.

Trong đoạn trích dẫn trên không thấy chỗ nào nói về tại sao an cung mệnh bắt đầu từ cung Dần cả?

Lactuong thân mến.

Hôm qua một số anh em trong nhóm nghiên cứu ở Sài Gòn đã đến tôi trao đổi về vấn đề này (Không có Lạc Tướng). Tôi đã trình bày lại lý thuyết của tôi và thực tế vận động của trái Đất trong Thái Dương Hệ liên quan đến vấn đề trên. Tất cả các anh chị em đều đồng thuận là hợp lý và có tính nhất quán với lý thuyết của tôi. Anh em đều thống nhất chỉ nên công bố trong một cuốn sách nào đó. Vấn đề không phải là bản quyền với cái tên Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh - mà vấn đề là 5000 năm văn hiến Việt phải được công nhận. Nếu không thì người ta lại bảo đây là thành tựu thiên văn Tàu.

Tuy nhiên tôi vẫn đang cân nhắc, có thể công bố điều này. Nhưng nó lại là hệ quả của những cuốn sách và tiểu luận đã trình bày trước đó. Bởi vậy, tôi đề nghị VinhL - hay tham gia nhiều diễn đàn - hãy hỏi trên tất cả các diễn đàn liên quan đến lý học Đông Phương về vấn đề này. Nếu không ai trả lời được tôi sẽ trả lời và nhân danh nền văn hiến Việt trài gần 5000 văn hiến.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào chú Thiên Sứ,

Thưa chú nếu đã nghiên cứu lý học đông phương thì phải biết vòng Nguyệt Kiến là tháng giêng Kiến Dần, tháng hai Kiến Mão, tháng ba Kiến Thìn, vv.... Trong âm lịch tháng giêng là Dần, tháng 2 là Mão, vv...

Trong Tử Vi, sinh tháng giêng thì bắt đầu từ cung Dần (tức tháng Dần), mà gọi là giờ Tý, vv...., tháng hai bắt đầu từ cung Mão, gọi là giờ Tý.

Còn về vấn đề tại sao tháng giêng Kiến Dần, thì chính là liên quan đến tuế xai. Đời Thương và Hạ dùng lịch Kiến Tý, sau Kiến Sử củng liên quan đến Đẩu Cương chỉ vào đâu. Tháng giêng Đẩu Cương chỉ Mão thì phải dùng lịch Kiến Mão thôi.

Nếu sự giải thích như vậy không đúng thì chỉ đợi khi chú xuất bản sách mới mua về đọc thôi vậy :-)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Còn về vấn đề tại sao tháng giêng Kiến Dần, thì chính là liên quan đến tuế xai.

VinhL có thể giải thích rõ hơn tại sao liên quan đến Tuế sai mà tử Vi lại lấy cung Dần làm tháng Giêng thuận đến tháng sinh.... không?

Đời Thương và Hạ dùng lịch Kiến Tý, sau Kiến Sửu củng liên quan đến Đẩu Cương chỉ vào đâu. Tháng giêng Đẩu Cương chỉ Mão thì phải dùng lịch Kiến Mão thôi.

Chẳng bao giờ có lịch kiến Mão cả. Chỉ có kiến Tý - Tháng Một theo dân gian Việt; Kiến Sửu - Tháng Chạp theo dân gian Việt và kiến Dần - Tháng Giêng theo dân gian Việt.

Nếu sự giải thích như vậy không đúng thì chỉ đợi khi chú xuất bản sách mới mua về đọc thôi vậy :-)

Chỉ cần trên tất cả các trang web liên quan đến Lý học Đông phương thừa nhận không thể giải thích được, tôi sẽ giải thích nhân danh nền văn hiến Việt huyền vĩ trải gần 5000 năm. Đồng thời tôi xin trân trong mời tất cả các cao thủ nào cho rằng Tử Vi có nguồn gốc từ văn minh Hán vào đây để lý giải điều này.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào các bạn,

Trong Tử Vi, phương pháp an cung Mệnh là khởi tháng giêng tại Dần, hai tại Mão, vv...., đếm đến tháng sinh, gọi là giờ Tý, đếm nghịch tới giờ sinh, an cung Mệnh. Nhưng nguyên lý là ở đâu và tại sao dùng vòng Nguyệt Kiến thuận hành mà giờ thì nghịch hành? Hình như cái nguyên lý an Mệnh này trong các sách đều không có giải thích. VinhL muốn đem vấn đề này ra bàn thảo biết đâu chúng ta có thể khám phát ra cái nguyên lý và lý do mà cung Mệnh phải an như vậy. Mong các bạn cho ý kiến.

Chào VinhL và các bạn

Chào VinhL và các bạn

Bạn VinhL nêu vấn đề rất hay. Tôi xin tham gia suy lý một vài ý mong cùng làm sáng tỏ phần nào về cung an Mệnh.

1. Trục Dần Thân cần được lý giải sáng tỏ.

2. Vì sao tháng Giêng kiến Dần, là tháng thứ 3 (tức Đẩu Bính) tính từ tháng Một kiến Tý.

3. "Tam sinh vạn vật" Dần là nơi Dương khí xuất ra, cho nên Hỏa Trường sinh tại đây. Mùa xuân cây cối đâm chồi nẩy lộc.

4. Nguyệt Kiến tháng nào cầm lệnh sinh sát trong tháng đó. Do vậy vạn vật phải tuân theo Nguyệt Kiến không thể phạm.

5. Giờ (Thời) là thời điểm Tinh Đẩu tụ hội.

6. Mệnh sinh chỉ có thể tụ hội sau Nguyệt Kiến không thể trước, vì phía trước là phạm. Do vậy an Mệnh phải khởi từ tháng sinh chuyển nghịch. Nếu an phía trước là mạo phạm khí mãnh liệt giống như Thiếu Dương an trước Thái Tuế, thì Mệnh sẽ tan không tụ.

7. Việc an Mệnh, lớn nhất là xem Mệnh Thọ Yểu. Mệnh Thọ hay Yểu phụ thuộc vào khí thịnh hay suy ? (âm dương ngũ hành vượng hay suy). Khí Mệnh thịnh suy, tụ hay tán phụ thuộc vào Giờ (Thời) Tinh Đẩu tụ Hội trong tháng. Do vậy thuận nghịch đều là lẽ âm dương tương sinh.

Vài dòng suy lý

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào VinhL và các bạn

Bạn VinhL nêu vấn đề rất hay. Tôi xin tham gia suy lý một vài ý mong cùng làm sáng tỏ phần nào về cung an Mệnh.

..........

6. Mệnh sinh chỉ có thể tụ hội sau Nguyệt Kiến không thể trước, vì phía trước là phạm.

...........

Vài dòng suy lý

Nhờ chú Pháp Vân giảng rõ thêm về ý này được không ạ?

Kính chú!

Share this post


Link to post
Share on other sites
Thiên Sứ said:

VinhL có thể giải thích rõ hơn tại sao liên quan đến Tuế sai mà tử Vi lại lấy cung Dần làm tháng Giêng thuận đến tháng sinh.... không?

Chẳng bao giờ có lịch kiến Mão cả. Chỉ có kiến Tý - Tháng Một theo dân gian Việt; Kiến Sửu - Tháng Chạp theo dân gian Việt và kiến Dần - Tháng Giêng theo dân gian Việt.

Chỉ cần trên tất cả các trang web liên quan đến Lý học Đông phương thừa nhận không thể giải thích được, tôi sẽ giải thích nhân danh nền văn hiến Việt huyền vĩ trải gần 5000 năm. Đồng thời tôi xin trân trong mời tất cả các cao thủ nào cho rằng Tử Vi có nguồn gốc từ văn minh Hán vào đây để lý giải điều này.

Chào chú Thiên Sứ,

Theo Thiên văn học thì chu kỳ của Tuế Sai là khoảng 25920, tức 72 năm là một độ. Điểm móc Xuân Phân (First Point of Aries) chuyển nghịch với chiều xoay của trái đất. Như thế thì trong khoảng 5000 năm thì trục trái đất di chuyển khoảng 70 độ. Một vòng tròn 12 cung địa chi 360 độ, tức một cung là 30 độ, 70 độ là hơn 2 cung của bàn Tử Vi. Hiện nay điểm Xuân Phân (Vernal Equinox) ở tháng Mão, và Lập Xuân thì ở tháng Dần.

Đi ngược thời gian về 5000 trước thì điểm Xuân Phân phải ở Sửu và Lập Xuân phải ở Tý, và Đẩu Cương củng phải chỉ vào Cung Tý. Lịch thì lấy Lập Xuân làm tháng giêng, cho nên tháng giêng ở Tý thì là lịch Kiến Tý.

Thưa chú tháng giêng Kiến Dần đâu phải chỉ có ở trong Tử Vi. Trong phép Ngủ Thử Độn đã đề cập và có thể xuất xứ của Ngủ Thử Độn còn sớm hơn Tử Vi.

Vấn đề là có lịch Kiến Mão hay không là do hậu thế sau này quyết định tức khoảng 2000 ngàn năm nửa hoặc sớm hơn, trục trái đất sẻ xê dịch thêm 30 độ nửa thì Lập Xuân không còn Kiến Dần nửa mà Kiến Mão.

Thưa chú nếu được chú nhân danh nền văn hiến Việt huyền vĩ mà chứng minh được những gì chưa giải mã được trong Tử Vi thì sẻ là niềm hảnh diện cho dân Việt, nhưng VinhL không hiểu tại sao phải bắt tất cả các trang web liên quan đến Lý học Đông phương thừa nhận không thể giải thích được, đây là một điều gần như impossible.

Share this post


Link to post
Share on other sites
Phapvan said:

Chào VinhL và các bạn

Bạn VinhL nêu vấn đề rất hay. Tôi xin tham gia suy lý một vài ý mong cùng làm sáng tỏ phần nào về cung an Mệnh.

1. Trục Dần Thân cần được lý giải sáng tỏ.

2. Vì sao tháng Giêng kiến Dần, là tháng thứ 3 (tức Đẩu Bính) tính từ tháng Một kiến Tý.

3. "Tam sinh vạn vật" Dần là nơi Dương khí xuất ra, cho nên Hỏa Trường sinh tại đây. Mùa xuân cây cối đâm chồi nẩy lộc.

4. Nguyệt Kiến tháng nào cầm lệnh sinh sát trong tháng đó. Do vậy vạn vật phải tuân theo Nguyệt Kiến không thể phạm.

5. Giờ (Thời) là thời điểm Tinh Đẩu tụ hội.

6. Mệnh sinh chỉ có thể tụ hội sau Nguyệt Kiến không thể trước, vì phía trước là phạm. Do vậy an Mệnh phải khởi từ tháng sinh chuyển nghịch. Nếu an phía trước là mạo phạm khí mãnh liệt giống như Thiếu Dương an trước Thái Tuế, thì Mệnh sẽ tan không tụ.

7. Việc an Mệnh, lớn nhất là xem Mệnh Thọ Yểu. Mệnh Thọ hay Yểu phụ thuộc vào khí thịnh hay suy ? (âm dương ngũ hành vượng hay suy). Khí Mệnh thịnh suy, tụ hay tán phụ thuộc vào Giờ (Thời) Tinh Đẩu tụ Hội trong tháng. Do vậy thuận nghịch đều là lẽ âm dương tương sinh.

Vài dòng suy lý

Chào chú Phapvan,

Chú giải thích về Nguyệt Lệnh chí lý thay. VinhL có khám xét một số ngày giờ tử thì phần lớn là cửu tinh mệnh khí bị Nguyệt Lệnh khắc. Theo như vòng Nguyệt Kiến tức Đẩu Cương chỉ vào nguyên khí của tháng, theo cách an mệnh trong Tử Vi, vậy là Đẩu cương chỉ vào nguyên khí trong giờ của một ngày. Khi tìm cục trong Tử Vi, lấy ngủ hành Nạp Âm của cung an Mệnh (thiên can và điạ chi của tháng Mệnh) tức là tìm cái nhân lý ngũ hành (ngũ hành của Thiên Can là lý thiên, ngũ hành của điạ chi là lý địa) của nguyên khí trong giờ để làm cục, không biết VinhL suy luận như thế có đúng không?

Nhưng có một vấn đề còn bí ẩn hơn vấn đề cung Mệnh, là vấn đề an vòng Tử Vi và Thiên Phủ. Nếu Tử vi thật sự là một vì sao trên trời thì làm sao có thể di chuyển lại tùy thuộc vào cục? Mà tại sao lại khở ngày cục ở Dần (Mộc 3 cục, ngày 3 tại Dần, Kim tứ cục ngày 4 tại Dần, Hỏa ngủ cục ngày 5 tại Dần, vv...)?

Share this post


Link to post
Share on other sites

VinhL mến,

Tử Vi Thiên Văn Học không có dễ như môn Tử Vi đâu bạn. VinhL học cách an mệnh trước rồi đến cách an cục, rồi sang qua 14 chính tinh.

VinhL đã tìm ra 12 địa bàn tượng trưng cho 12 cung Tử Vi. Sáng mai, khi đứng uống ly cafe, VinhL để ý mặt trời mọc từ hướng nào. Qua 12 zodiac, VinhL để ý tới tháng 7 âm lịch và mặt trời nằm hướng chùm sao nào trong zodiac (Thất Nữ). Khi mặt trời vương lên, mặt trời quay cùng với chùm sao Thất Nữ. Cái mà VinhL nên để ý mỗi canh giờ thì chùm sao nào sẽ thay thế địa vị chùm sao Thất Nữ (Sư Tử hay Thiên Xứng). Nếu cách an vị cho Mệnh trong Tử Vi đúng theo Thiên Văn thì sẽ đi theo chiều Nghịch.

Còn về tháng thì tháng 7 mặt trời nằm chung hướng chùm sao Thất Nữ, thì tháng 8 Âm Lịch thì sẽ nằm với chùm sao nào (Sư Tử hay Thiên Xứng). Nếu cách an vị cho Mệnh trong Tử Vi đúng theo Thiên Văn thì sẽ đi theo chiều Thuận.

Khi VinhL trả lời 2 câu đó, thì VinhL sẽ hiểu được cách an vị cho Mệnh trong Tử Vi. Khi nào rãnh thì tại hạ sẽ cùng VinhL trò chuyện về cách an vị 14 chính tinh trong theo Tử Vi Thiên Văn Học.

ĐàoHoa

ps: Còn về chuyện "của Lạc Việt hay của Tàu", VinhL cũng đừng quá phí tâm. Khi mình biết thì mình sẽ hiểu. Khi mình hiểu thì mình không còn sợ là đồ đó là của mình hay của người khác

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa chú nếu được chú nhân danh nền văn hiến Việt huyền vĩ mà chứng minh được những gì chưa giải mã được trong Tử Vi thì sẻ là niềm hảnh diện cho dân Việt, nhưng VinhL không hiểu tại sao phải bắt tất cả các trang web liên quan đến Lý học Đông phương thừa nhận không thể giải thích được, đây là một điều gần như impossible.

VinhL thân mến.

Lịch sử Việt trải gần 5000 năm văn hiến đó là một chân lý bị vùi lấp. Hiện nay có quá nhiều người trong nước và trên thế giới nhao nhao phủ nhận điều này. Một nhà nghiên cứu - Nguyễn Anh Hùng đã viết trên tạp chí Kiến thức ngày nay - Đại ý:

Điều này - quan niệm phủ nhận lịch sử văn hóa truyền thống Việt trải gần 5000 năm - được "hầu hết những nhà khoa học trong nước và cộng đồng khoa học thế giới ủng hộ".

Bởi vậy, làm sáng tỏ điều này là một việc cực kỳ khó khăn. Những thăng trầm của lịch sử đã xóa nhòa nhiều dấu tích cho nền văn hiến Việt. Bởi vậy, sự thách đố của Thiên Sứ tôi cho tất cả những ai có quan niệm cội nguồn văn hóa phương Đông thuộc văn hóa Hán - mục đích không phải dành hơn thua với các cao thủ - mà để họ có dịp suy ngẫm lại những gì họ đã quan niệm. Tôi nhắc lại sự thách đố của tôi:

Mời tất cả những cao thủ có quan niệm Tử Vi thuộc về nền văn minh Hán trả lời câu hỏi:

Tại sao an cung mệnh bắt đầu tháng sinh từ cung Dần?

Và tôi không chỉ thách đố các cao thủ trong làng Tử Vi mà thách đố tất cả các chức vị khoa học đầu ngành trên toàn thế giới - đại diện cho nền văn minh nhân loại hiện đại. Điều này có mục đích góp phần chứng minh:

Thuyết Âm Dương Ngũ hành là lý thuyết thống nhất mà nhân loại đang tìm kiếm. Học thuyết này thuộc về nền văn hiến huyền vĩ của người Lạc Việt trải gần 5000 năm.

Rất tiếc! Giáo sư hàng đầu về vật lý thiên văn Trần Quang Vũ - Kazajan đã mất. Nếu không chắc chắn tôi chia sẻ với ông ta ngay tại đây.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào chú Thiên Sứ,

Thế thì mong chú viết sách thật sớm vậy. VinhL xin đặt trước một cuốn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

VinhL thân mến .

Viết sách là một chuyện. Còn được in hay không là chuyện khác. Điều này phụ thuộc vào nhiều thứ lắm. nên chú có thể viết và có thể không. Nhưng nếu VinhL ở một trong hai nơí sau đây: Hanopi và Sài Gòn thì chú sẽ minh chứng tại sao Cung Mệnh bắt đầu từ cùng Dần. Nhưng để hiểu điều này hãy xem kỹ một trong hai cuốn sách sau:

* Hà Đồ trong văn minh Lạc Việt.

* Tìm về cội nguồn Kinh Dịch.

Nguyên lý để trả lời : Tại sao cung an mệnh bắt đầu từ cung Dần có từ một trong hai cuốn sách này.

Share this post


Link to post
Share on other sites