VinhL

Tại Sao Cung Mệnh An Theo Tháng và Giờ?

83 bài viết trong chủ đề này

Nhờ ban kỹ thuật treo chủ đề này lên. Để nó luôn luôn đứng hàng thứ nhất trong các topic của mục này với lời thách thức của Thiên Sứ trong sự khiêm tốn chân thành:

Xin mời tất cả các nhà khoa học đầu ngành đại diện cho nền văn minh hiện đại của nhân loại trên toàn thế giới và tất cả những cao thủ chiêm tinh - trong đó có môn Tử vi - không loại trừ bất cứ một quốc tịch nào - lý giải được câu hỏi:

Tại sao môn Tử Vi Đông Phương an cung mệnh bắt đầu từ cung Dần.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhờ chú Pháp Vân giảng rõ thêm về ý này được không ạ?

Kính chú!

Chào Phoenix,

6. Mệnh sinh chỉ có thể tụ hội sau Nguyệt Kiến không thể trước, vì phía trước là phạm.

Tôi mở rộng thêm: Xét 12 kiến có liên quan đến chuôi sao Bắc đẩu. Tháng Giêng chuôi sao Bắc đẩu chỉ vào phương Dần tức kiến Dần, tháng hai nó chỉ vào phương Mão tức kiến Mão. Ví dụ người sinh trong tháng Dần, thì không thể lập Mệnh theo giờ sinh chuyển thuận tiếp, vì do lý nó chưa chỉ tới phương Mão. (Cũng giống như cầm đèn chạy trước ô tô, thì ô tô nó cán chết).

Vài dòng suy lý.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi xin tiếp phần Mệnh an thuận nghịch theo tháng và giờ sinh.

Theo Nguyệt kiến lý giải đấy là tinh đẩu ở xa chúng ta. Còn về tượng Nhật (Mặt Trời), Nguyệt (Mặt Trăng) ảnh hưởng mạnh mẽ và trực tiếp đến vạn vật trên trái đất. Vạn vật bẩm thọ khí âm dương của nhật nguyệt. An Mênh trong Tử Vi căn cứ vào tháng sinh theo mặt trăng tính thuận và giờ sinh tính nghịch. Chúng ta biết giờ (thời) được tính và đo theo bóng mặt trời.

Nguyệt là Âm, Nhật là Dương. Âm thì chuyển thuận về hữu, Dương thì chuyển nghịch về tả. Do vậy an Mệnh theo tháng sinh chuyển thuận và theo giờ sinh chuyển nghịch. (chuyển nghịch theo giờ sinh cũng chính là biểu hiện của vòng Nguyệt Tướng. Nguyệt Tướng lại tương hợp với Nguyệt Kiến)

Mặt trời là Hỏa của vạn vật và sơn hà đại địa.

Vài dòng suy lý

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cám ơn VinhL, anh Ðào Hoa và bác Pháp Vân đã chỉ cho một số đầu mối, anmay hy vọng có thể theo đó mà truy ra nguyên lý cách an mệnh.

Anh Ðào Hoa nói rất đúng, "Khi mình biết thì mình sẽ hiểu. Khi mình hiểu thì mình không còn sợ là đồ đó là của mình hay của người khác".

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đào Hoa viết;

"Khi mình biết thì mình sẽ hiểu. Khi mình hiểu thì mình không còn sợ là đồ đó là của mình hay của người khác".

Tiếc thay! Cuộc đời nó lại không đơn giản như vậy. 5000 năm văn hiến Việt là một chân lý. Vậy mà - như Rin86 viết: "Hồi học ở trường cô giáo của Rin86 nói: "Sở dĩ người Việt chúng ta xinh đẹp như ngày nay là nhờ lai người Hán'. Híc!

Thiên Sứ nhắc lại lời thách đố của mình:

Xin mời tất cả các nhà khoa học đầu ngành đại diện cho nền văn minh hiện đại của nhân loại trên toàn thế giới và tất cả những cao thủ chiêm tinh - trong đó có môn Tử vi - không loại trừ bất cứ một quốc tịch nào - lý giải được câu hỏi:

Tại sao môn Tử Vi Đông Phương an cung mệnh bắt đầu từ cung Dần.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Ðào Hoa nói rất đúng, "Khi mình biết thì mình sẽ hiểu. Khi mình hiểu thì mình không còn sợ là đồ đó là của mình hay của người khác".

Tôi nghĩ rằng, anh Thiên Sứ rất tự tin ở cái "biết" của mình, chẳng sợ "đồ đó là của mình hay của người khác". Nhưng anh Thiên Sứ vẫn gắng sức là vì trách nhiệm xã hội, tấm lòng với sự thực, với dân tộc, với tổ tiên. Chúng ta nên tiếp sức.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào chú Phapvan, các bạn,

Nếu cung Mệnh an theo vòng Nguyệt Kiến và giờ, theo nguyên lý an vào cung Đẩu Cương chỉ, vậy thì có phải dùng 24 tiết khí để an cung Mệnh, như vậy có chính xác hơn không ạ.

Tiết Lập Xuân, Vũ Thủy, Kiến Dần (tháng Giêng)

Tiết Kinh Chập, Xuân Phân, Kiến Mão (tháng 2)

Tiết Thanh Minh, Cốc Vũ, Kiến Thìn (tháng 3)

Tiết Lập Hạ, Tiểu Mãng, Kiến Tỵ (tháng 4)

Tiết Mang Chủng, Hạ Chí, Kiến Ngọ (tháng 5)

Tiết Tiểu Thử, Đại Thử, Kiến Mùi (tháng 6)

Tiết Lập Thu, Sử Thử, Kiến Thân (tháng 7)

Tiết Bạch Lộ, Thu Phân, Kiến Dậu (tháng 8)

Tiết Hàn Lộ, Sương Giáng, Kiến Tuất (tháng 9)

Tiết Lập Đông, Tiểu Tuyết, Kiến Hợi (tháng 10)

Tiết Đại Tuyết, Đông Chí, Kiến Tý (tháng 11)

Tiết Tiểu Hàn, Đại Hàn, Kiến Sửu (tháng 12)

Hình như trong môn Tử Bình, nếu tiết khí của tháng chưa đến, thì vẩn coi như tháng truớc.

Chúng ta có thể biết tiết khí chính xác đến giờ, như vậy những người sinh trước ngày giờ tiết khí của tháng thì vẩn xem là sinh vào tháng trước.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào chú Thiên Sứ,

..........

Thưa chú nếu được chú nhân danh nền văn hiến Việt huyền vĩ mà chứng minh được những gì chưa giải mã được trong Tử Vi thì sẻ là niềm hảnh diện cho dân Việt, nhưng VinhL không hiểu tại sao phải bắt tất cả các trang web liên quan đến Lý học Đông phương thừa nhận không thể giải thích được, đây là một điều gần như impossible.

Theo kinh nghiệm của những người nghiên cứu thì điều này cũng cần thiết để đảm bảo là nghiên cứu được công nhận thực sự. Vấn đề càng lớn, càng quan trọng thì sự cẩn trọng càng cần thiết. Một chục cái lợi nhỏ không đáng đổi bằng một cái hại lớn. Nếu chú Thiên Sứ đã thấy cần thiết thì thiết nghĩ đó cũng là đề nghị chính đáng.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào Phoenix,

6. Mệnh sinh chỉ có thể tụ hội sau Nguyệt Kiến không thể trước, vì phía trước là phạm.

Tôi mở rộng thêm: Xét 12 kiến có liên quan đến chuôi sao Bắc đẩu. Tháng Giêng chuôi sao Bắc đẩu chỉ vào phương Dần tức kiến Dần, tháng hai nó chỉ vào phương Mão tức kiến Mão. Ví dụ người sinh trong tháng Dần, thì không thể lập Mệnh theo giờ sinh chuyển thuận tiếp, vì do lý nó chưa chỉ tới phương Mão. (Cũng giống như cầm đèn chạy trước ô tô, thì ô tô nó cán chết).

Vài dòng suy lý.

Cảm ơn chú Pháp Vân. Phoenix đã hiểu ý chú.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào chú Phapvan, các bạn,

Nếu cung Mệnh an theo vòng Nguyệt Kiến và giờ, theo nguyên lý an vào cung Đẩu Cương chỉ, vậy thì có phải dùng 24 tiết khí để an cung Mệnh, như vậy có chính xác hơn không ạ.

Tiết Lập Xuân, Vũ Thủy, Kiến Dần (tháng Giêng)

Tiết Kinh Chập, Xuân Phân, Kiến Mão (tháng 2)

Tiết Thanh Minh, Cốc Vũ, Kiến Thìn (tháng 3)

Tiết Lập Hạ, Tiểu Mãng, Kiến Tỵ (tháng 4)

Tiết Mang Chủng, Hạ Chí, Kiến Ngọ (tháng 5)

Tiết Tiểu Thử, Đại Thử, Kiến Mùi (tháng 6)

Tiết Lập Thu, Sử Thử, Kiến Thân (tháng 7)

Tiết Bạch Lộ, Thu Phân, Kiến Dậu (tháng 8)

Tiết Hàn Lộ, Sương Giáng, Kiến Tuất (tháng 9)

Tiết Lập Đông, Tiểu Tuyết, Kiến Hợi (tháng 10)

Tiết Đại Tuyết, Đông Chí, Kiến Tý (tháng 11)

Tiết Tiểu Hàn, Đại Hàn, Kiến Sửu (tháng 12)

Hình như trong môn Tử Bình, nếu tiết khí của tháng chưa đến, thì vẩn coi như tháng truớc.

Chúng ta có thể biết tiết khí chính xác đến giờ, như vậy những người sinh trước ngày giờ tiết khí của tháng thì vẩn xem là sinh vào tháng trước.

Chào VinhL và các bạn,

Mỗi một môn đều có tính hệ thống riêng. Tuy rằng cùng từ tiên đề và nguyên lý ban đầu, nhưng qua ứng dụng tùy theo vị sáng lập quan sát thiên địa vạn vật và suy tư từ hữu thể làm căn cứ thiết lập hệ thống nguyên lý và dự đoán riêng. Giù khác nhau nhưng kết quả cuối cùng lại giống nhau.

Vài dòng suy lý

Share this post


Link to post
Share on other sites

Theo mình biết thì trong môn Bát tự Hà lạc cũng vậy, nếu sinh vào ngày trong tháng mới mà chưa qua ngày chuyển giao tiết khí thì vẫn tính là tháng trước, kể cả sinh vào ngày chuyển giao tiết khí thì phải xem xem giờ chuyển giao tiết khí là giờ gì B)

Topic này phải nói là rất hay ;) nhờ nó mà mình biết thêm được nhiều điều, rất cảm ơn mọi người chia sẻ :P

Share this post


Link to post
Share on other sites

... biểu đồ âm chẳn dương lẻ ...

VinhL,

Ủa, VinhL cũng như sư đệ Vô Tri vẫn còn cho là âm chẳn dương lẻ hay sao ? Đừng nói với tại hạ là VinhL bắt chước VôTri ôm mấy cái câu "Thiên Nhất Sinh Thủy, Địa Lục Thành Chi ..." rồi cho rằng "Thiên" là dương và "Địa" là Âm. Rồi từ đó cho rằng âm chẳn dương lẻ.

Theo quy luật đó thì không khó mà hiểu được sự liên hệ giữa độ số Hà Đồ và 24 tiết khí trong năm

ĐàoHoa

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào bạn DaoHoa,

Thật ra thì VoTri cho là Âm lẻ và Dương chẳn, còn theo VinhL thì Âm chẳn Dương lẻ, vì theo

Cái hình này

--------○-○-○-○-○-○-○

---------------●-●

-----------------------------○

----●-----●-●-●-●-●-----○

----●--○----------------●--○

----●-----------○-------●--○

----●--○-- - ○-○-○ - --●--○

----●-----------○-------●--○      

----●--○--------------------○      

----●---- ●-●-●-●-●------○

----●------------------------○     

-----------------○

-----------●-●-●-●-●-● 

------------------7

------------------2

--------8--3---5,10---4--9

------------------1

------------------6

1 -> 5 -> 7 (Nam) Dương, Dương, Dương = Càn (|||)

2 -> 10 -> 6 (Bắc) Âm, Âm, Âm = Khôn (:::)

8 -> 3 -> 10 (Tây) Âm, Dương, Âm = Khãm (:|:)

9 -> 4 -> 11 (Đông) Dương, Âm, Dương = Ly (|:|)

1 -> 3 -> 2 (Đông Nam) Dương, Dương, Âm = Đoài (||:)

2 -> 4 -> 1 (Tay Bắc) Âm, Âm, Dương = Cấn (::|)

9 -> 6 -> 8 (Đông Bắc) Dương, Âm, Âm = Chấn (|::)

8 -> 7 -> 9 (Tây Nam) Âm, Dương, Dương = Tốn (:||)

Và,

Thiên 1 sinh Thũy, Địa 6 thành chi

Địa 2 sinh Hỏa, Thiên 7 thành chi

Thiên 3 sinh Mộc, Địa 8 thành chi

Địa 4 sinh Kim, Thiên 9 thành chi

Thiên 5 sinh Thổ, Địa 10 thành chi.

Thiên số là 1,3,5,7,9, và Địa số là 10,8,6,4,2. Theo như vậy không phải dương là lẻ mà âm là chẳn sao ạ?

Sau đó thì có trao đổi về vấn đề vòng Zodiac và tiết khí.

Theo hình vẽ về 12 tiết của VoTri thì hình như là vòng 12 địa chi và zodiac bị thục lùi một cung. Theo vòng Nguyệt Kiến thì Xuân phân là bắt đầu từ Mão, và Thu phân ở Dậu, Đông chí ở Tý, và Hạ Chí ở Ngọ. Theo quyển “Chinese Astrology” của tác giả Derek Walters, sự tương quan giữa 24 tiết khí và vòng zodiac như sau:

Lập Xuân, 315 : Midpoint of Aquarius,

Vũ Thũy, 330 : Sun enters Pisces, Song Ngư - Nguyệt Tướng Hợi, Nguyệt Tú: Thất Bích, Thất Hỏa Trư, Hợi

Kinh Trập, 345 : Midpoint of Pisces

Xuân Phân, 0: Sun enters Aries, Miên Dương - Nguyệt Tướng Tuất, Khuê Lâu, Lâu Kim Cẩu, Tuất

Thanh Minh, 15 : Midpoint of Aries

Cốc Vũ, 30 : Sun enters Taurus, Kim Ngưu - Nguyệt Tướng Dậu, Vị Mão Tất, Mão Nhật Kê, Dậu

Lập Hạ, 45 : Midpoint of Taurus

Tiểu Mãn, 60 : Sun enters Gemini, Song Nam - Nguyệt Tướng Thân, Chủy Sâm, Chủy Hỏa Hầu, Thân

Mang Chủng, 75 : Midpoint of Gemini

Hạ Chí, 90 : Sun enters Cancer, Bắc Giải - Nguyệt Tướng Mùi, Tỉnh Quỷ, Quỷ Kim Dương, Mùi

Tiểu Thử, 105 : Midpoint of Cancer

Đại Thử, 120 : Sun enters Leo, Sử Tử - Nguyệt Tướng Ngọ, Liễu Tinh Trương, Tinh Nhật Mã, Ngọ

Lập Thu, 135 : Midpoint of Leo

Xử Thử, 150 : Sun enters Virgo, Xử Nữ - Nguyệt Tướng Tỵ, Dực Chẩn, Dực Hỏa Xà, Tỵ

Bạch Lộ, 165 : Midpoint of Virgo

Thu Phân, 180 : Sun enters Libra, Thiên Xứng - Nguyệt Tướng Thìn, Giác Cang, Cang Kim Long, Thìn

Hàn Lộ, 195 : Midpoint of Libra

Sưong Giáng, 210 : Sun enters Scorpio, Hổ Cáp - Nguyệt Tướng Mão, Đê Phòng Tâm, Phòng Nhật Thố, Mão

Lập Đông, 225 : Midpoint of Scorpio

Tiểu Tuyết, 240 : Sun enters Sagittarius, Nhân Mã - Nguyệt Tướng Dần, Vĩ Cơ, Vĩ Hỏa Hổ là Dần

Đại Tuyết, 255 : Midpoint of Sagittarius

Đông Chí, 270 : Sun enters Capricorn, Ma Kiết - Nguyệt Tướng Sửu, Đẩu Ngưu, Ngưu Kim Ngưu là Sửu

Tiểu Hàn, 285 : Midpoint of Capricorn,

Đại Hàn, 300 : Sun enters Aquarius, Bảo Bình - Nguyệt Tướng Tý, Nữ Hư Nguy, Hư Nhật Thử là Tý

Nếu chúng ta có thể đứng ở trên trục xoay của trái đất nhìn xuống thì, trái đất tự xoay quanh trục theo ngược chiều kim đồng hồ, mặt trăng xoay quanh trái đất cũng ngược chiều kim đồng hồ, và trái đất đi quanh quỷ đạo mặt trời cũng theo chiều ngược kim đồng hồ. Với những dữ kiện trên thì họa đồ của bạn đã xai đi vì Nguyệt Tướng chính là cho chúng ta biết mặt trời đang hiện ở cung nào của 12 cung địa chi, và cũng theo vòng zodiac thì thứ tự của zodiac phải đi ngược chiều kim đồng hồ. Kinh độ mặt trời, theo thiên văn học tây phương, dùng điểm 0 point Aries làm móc Vernal Equinox (Xuân Phân). 2 điểm Equinoxes Xuân Phân là Aries (Miên Dương) và Thu Phân là Libra (Thiên Xứng), 2 điểm Soltices Đông Chí là Carpicorn (Ma Kiết) và Hạ Chí là Cancer (Bắc Giải).

Trái đất tự xoay quanh trục của nó theo ngược chiều kim đồng hồ nên mỗi ngày mặt trời mọc ở hướng đông mà lặn hướng tây, tức là đi theo thứ tự Tý, Sửu, Dần, ...., Hợi. Vì trái đất tự xoay quanh trục vói tốc độ nhanh hơn tốc độ mặt trăng xoay quanh trái đắt cho nên chúng ta mơi có Nguyệt Kiến, tháng giêng Nguyệt Kiến ở Dần, Hai ở Sửu, v...v.... Lý Học Đông Phương từ xưa đã dùng 28 nguyệt tú để đo lường các diễn biến thiên văn. Vì cung độ của 28 nguyệt tú không đồng đều, nên sau này 12 con thú tức là 12 địa chi Tý, Sửu, vv..., Hợi được sử dụng để đơn giản hóa các tính toán, và củng tiện cho sự đại diện 12 giờ trong một ngày, 12 tháng trong một năm, và 12 năm Tuế của vòng Mộc Tinh (Jupiter). Vì vậy mà vòng Nguyệt Kiến đi thuận như thứ tự của 12 cung địa chi. (Lưu ý là nếu đứng trên Bắc nhình xuống thì Đông tay Trái, Tây tay Phải, thì trái đất quay nghịch chiều kim đồng hồ, nếu đứng dưới nhìn lên Bắc thì Tây tay Trái, Đông tay Phải, thì trái đất quay thuận chiều kim đồng hồ).

Posted Image

Nếu có gì sai sót, mong bạn DaoHoa chỉ điểm:-) Thanks

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lẽ - Chẵn là hai trạng thái phân biệt. Tất nó phải phân Âm Dương. Trong trường hợp này VinhL đúng, vì nó phù hợp với quy ước chung trong Lý học. Nay nếu muốn quan niệm ngược lại như Đào Hoa thì phải sửa hết.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Khi tìm cục trong Tử Vi, lấy ngủ hành Nạp Âm của cung an Mệnh (thiên can và điạ chi của tháng Mệnh) tức là tìm cái nhân lý ngũ hành (ngũ hành của Thiên Can là lý thiên, ngũ hành của điạ chi là lý địa) của nguyên khí trong giờ để làm cục, không biết VinhL suy luận như thế có đúng không?

Bạn VinhL có thể nêu rõ thêm và cho ví dụ cụ thể. Làm rõ được định Cục là một trong những đầu mối quan trọng của Tử Vi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào bạn Phapvan,

Trong quyển Tử Vi Đẩu Số của VDTTL có 5 bảng Lập cục, VinhL xin lấy bảng Tuổi Ất Canh để làm thí dụ.

Tuổi Ất Canh

Cung An Mệnh

Tý, Sửu -> Hỏa 6 Cục

Dần, Mão, Tuất, Hợi -> Thổ 5 Cục

Thìn, Tỵ -> Kim 4 Cục

Ngọ, Mùi -> Mộc 3 Cục

Thân, Dậu -> Thủy Nhị Cục

(Chú ý, theo Tử Vi Lạc Việt thì Thủy 6 Cục và Hỏa 2 Cục)

Theo Ngủ Hổ Độn, thì năm Ất, Canh, tháng giêng là Mậu Dần, như vậy ghép Can vào các 12 cung của bàn Tử Vi ta có

Cung An Mệnh

Mậu Tý, Kỷ Sửu -> Nạp Âm Ngủ Hành là Hỏa

Mậu Dần, Kỷ Mão, Bính Tuất, Đinh Hợi -> Nạp Âm Ngủ Hành là Thổ

Canh Thìn, Tân Tỵ -> Nạp Âm Ngủ Hành là Kim

Nhâm Ngọ, Quý Mùi -> Nạp Âm Ngủ Hành là Mộc

Giáp Thân, Ất Dậu -> Nạp Âm Ngủ Hành là Thủy

Cho nên VinhL nói nạp âm cho cái nguyên khí của cung Mệnh là như thế.

Sẳn đây xin cống hiến các bạn công thức tính nhẩm để tìm Nạp Âm Ngủ Hành.

Dựa vào quyển Hiệp Kỷ Biện Phương Thư và Thừa Số Học (Modulus Arithmetic), VinhL sáng chế ra công thức như sau:

Lập số cho Can Chi, chú ý là can và chi đi theo cập

Cặp Can

Giáp 1, Ất 2

Bính 3, Đinh 4

Mậu 5, Kỷ 6

Canh 7, Tân 8

Nhâm 9, Quý 10

Cặp Chi

Tý 1, Sửu 2

Dần 3, Mão 4

Thìn 5, Tỵ 6

Ngọ 7, Mùi 8

Thân 9, Dậu 10

Tuất 11, Hợi 12

Số Ngủ Hành

1,6 Thủy

2,7 Hỏa

3,8 Mộc

4,9 Kim

5, 10 (0) Thổ

Công Thức

H = (9 + (Cặp Can)mod10 + (Cặp Chi)mod12) mod 10

H là số của Ngủ Hành

Ngủ Hành Nạp Âm là hành mà H sinh.

Giải Thích:

Lấy số của cặp can cộng nhau, nếu lớn hơn 10, thì trừ đi 10

Lấy số của cặp chi cộng nhau, nếu lớn hơn 12, thì trừ đi 12

Sau đó cộng số cặp can, cặp chi, cộng thêm 9

Bỏ phần 10, lấy số đơn, được số của ngủ hành. Ngủ hành này sinh cho Ngủ hành Nạp Âm.

Thí Dụ: Mậu Tý

Mậu 5, Kỷ 6 = 5,6: 5 + 6 = 11, 11 – 10 = 1

Tý 1, Sửu 2 = 1 + 2 = 3

1 + 3 + 9 = 13, bỏ 10 còn 3

3 là Mộc, Mộc sinh Hỏa, vậy là Nạp Âm Ngủ Hành của Mậu Tý là Hỏa.

Thí Dụ: Nhâm Ngọ

Nhâm 9, Quý 10 = 9 + 10 = 19, 19 – 10 = 9

Ngọ 7, Mùi 8 = 7 + 8 = 15, 15 – 12 = 3

9 + 3 + 9 = 21, bỏ 20 còn 1

1 là Thủy, Thủy sinh Mộc, vậy Nạp Âm Ngủ Hành của Nhâm Ngọ là Mộc

Thí Dụ Canh Thìn

Canh 7, Tân 8 = 7 + 8 = 15, 15 – 10 = 5

Thìn 5, Tỵ 6 = 5 + 6 = 11

5 + 11 + 9 = 25, bỏ 20 còn 5

5 là Thổ, Thổ sinh Kim, vậy Nạp Âm Ngủ Hành của Canh Thìn là Kim

Thân Mến

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào bạn Phapvan,

Trong quyển Tử Vi Đẩu Số của VDTTL có 5 bảng Lập cục, VinhL xin lấy bảng Tuổi Ất Canh để làm thí dụ.

Tuổi Ất Canh

Cung An Mệnh

Tý, Sửu -> Hỏa 6 Cục

Dần, Mão, Tuất, Hợi -> Thổ 5 Cục

Thìn, Tỵ -> Kim 4 Cục

Ngọ, Mùi -> Mộc 3 Cục

Thân, Dậu -> Thủy Nhị Cục

(Chú ý, theo Tử Vi Lạc Việt thì Thủy 6 Cục và Hỏa 2 Cục)

Theo Ngủ Hổ Độn, thì năm Ất, Canh, tháng giêng là Mậu Dần, như vậy ghép Can vào các 12 cung của bàn Tử Vi ta có

Cung An Mệnh

Mậu Tý, Kỷ Sửu -> Nạp Âm Ngủ Hành là Hỏa

Mậu Dần, Kỷ Mão, Bính Tuất, Đinh Hợi -> Nạp Âm Ngủ Hành là Thổ

Canh Thìn, Tân Tỵ -> Nạp Âm Ngủ Hành là Kim

Nhâm Ngọ, Quý Mùi -> Nạp Âm Ngủ Hành là Mộc

Giáp Thân, Ất Dậu -> Nạp Âm Ngủ Hành là Thủy

Cho nên VinhL nói nạp âm cho cái nguyên khí của cung Mệnh là như thế.

Sẳn đây xin cống hiến các bạn công thức tính nhẩm để tìm Nạp Âm Ngủ Hành.

Dựa vào quyển Hiệp Kỷ Biện Phương Thư và Thừa Số Học (Modulus Arithmetic), VinhL sáng chế ra công thức như sau:

Lập số cho Can Chi, chú ý là can và chi đi theo cập

Cặp Can

Giáp 1, Ất 2

Bính 3, Đinh 4

Mậu 5, Kỷ 6

Canh 7, Tân 8

Nhâm 9, Quý 10

Cặp Chi

Tý 1, Sửu 2

Dần 3, Mão 4

Thìn 5, Tỵ 6

Ngọ 7, Mùi 8

Thân 9, Dậu 10

Tuất 11, Hợi 12

Số Ngủ Hành

1,6 Thủy

2,7 Hỏa

3,8 Mộc

4,9 Kim

5, 10 (0) Thổ

Công Thức

H = (9 + (Cặp Can)mod10 + (Cặp Chi)mod12) mod 10

H là số của Ngủ Hành

Ngủ Hành Nạp Âm là hành mà H sinh.

Giải Thích:

Lấy số của cặp can cộng nhau, nếu lớn hơn 10, thì trừ đi 10

Lấy số của cặp chi cộng nhau, nếu lớn hơn 12, thì trừ đi 12

Sau đó cộng số cặp can, cặp chi, cộng thêm 9

Bỏ phần 10, lấy số đơn, được số của ngủ hành. Ngủ hành này sinh cho Ngủ hành Nạp Âm.

Thí Dụ: Mậu Tý

Mậu 5, Kỷ 6 = 5,6: 5 + 6 = 11, 11 – 10 = 1

Tý 1, Sửu 2 = 1 + 2 = 3

1 + 3 + 9 = 13, bỏ 10 còn 3

3 là Mộc, Mộc sinh Hỏa, vậy là Nạp Âm Ngủ Hành của Mậu Tý là Hỏa.

Thí Dụ: Nhâm Ngọ

Nhâm 9, Quý 10 = 9 + 10 = 19, 19 – 10 = 9

Ngọ 7, Mùi 8 = 7 + 8 = 15, 15 – 12 = 3

9 + 3 + 9 = 21, bỏ 20 còn 1

1 là Thủy, Thủy sinh Mộc, vậy Nạp Âm Ngủ Hành của Nhâm Ngọ là Mộc

Thí Dụ Canh Thìn

Canh 7, Tân 8 = 7 + 8 = 15, 15 – 10 = 5

Thìn 5, Tỵ 6 = 5 + 6 = 11

5 + 11 + 9 = 25, bỏ 20 còn 5

5 là Thổ, Thổ sinh Kim, vậy Nạp Âm Ngủ Hành của Canh Thìn là Kim

Thân Mến

Cám ơn bạn VinhL nhiều,

Bạn suy luận logic và tương hợp với bảng lập Cục của Cổ Nhân. Đây có thể là phương pháp Nối Khí duy nhất giữa Thiên bàn và Địa bàn (hoặc có phương pháp đúng khác).

Một lần nữa cám ơn bạn cống hiến công thức Nạp âm.

Thân Mến

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào bạn Phapvan,

Thật ra phát kiến cục là nạp âm của cung mệnh (tháng mệnh), đã có nhiều tác gỉa nói đến, trong đó có quyển “Hà Đồ Trong Văn Minh Lạc Việt” của chú Thiên Sứ (nếu VinhL nhớ không lầm), và quyển “Tử Vi Dưới Mắt Khoa Học” của Nguyễn Đắc Lộc.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lẽ - Chẵn là hai trạng thái phân biệt. Tất nó phải phân Âm Dương. Trong trường hợp này VinhL đúng, vì nó phù hợp với quy ước chung trong Lý học. Nay nếu muốn quan niệm ngược lại như Đào Hoa thì phải sửa hết.

Mr Thiên Sứ,

Không biết Mr Thiên Sứ cho VinhL đúng phần nào trong bài viết ?

Thôi để ĐàoHoa vẽ vài hình để nói lên phần đúng của VinhL, rồi chúng mình sẽ bàn về phần "quan niệm ngược lại như Đào Hoa". Qua hình các chùm sao mà VinhL đã đưa lên, khi ta đứng tại mặt trời thì thời tiết sẽ như hình giống như hình vẽ của VinhL. Còn nếu ta đứng trên trái đất nhìn ra về hướng mặt trời, tiết khí liên kết với các chùm sao sẽ khác hơn.

Posted Image

Qua 24 tiết khí mà VinhL đã chép ra và phía đứng của chúng ta trên trái đất, Đào Hoa vẽ ra hình tròn 360 góc độ để dễ bàn luận.

Posted Image

Ngày mai sẽ bàn luận về những phần "quan niệm ngược lại như Đào Hoa".

Đào Hoa

ps: Mr Thiên Sứ, anh nghĩ Đào Hoa nầy đủ khả năng để chứng minh "quan niệm ngược lại như Đào Hoa" hay không ? B) ;) :P

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đào Hoa thân mến.

Trong số chẵn lẻ phân Âm Dương chỉ là sự phân biệt có tính quy ước (Thực ra ý nghĩa sâu xa không phải như vậy - nhưng tạm hiểu như vậy cho nó dễ trong phạm vi nhất định). Cổ nhân đã quy ước Dương lẻ, Âm chẵn và liên quan đến rất nhiều thực tại ứng dụng khác; thí dụ như Dương 3/ Âm 2....vv....Nếu bây giờ đổi lại cũng được, nhưng vậy phải đổi hết . Từ đó lần ngược lên độ số miêu tả tình trạng khởi nguyên cũ trụ thì rất bất hợp lý - tức là ý nghĩa sâu xa của vấn đề - Dương trước Âm sau - mà nếu Dương số chẵn thí không lý giải được sự khởi nguyên vũ trụ = số 1 +/0/.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào chú Thiên Sứ, bạn DaoHoa,

Để cho vấn đề Âm Dương Chẳn Lẻ được rỏ ràng, VinhL xin đăng lại tấm hình Âm Lẻ và Dương Chẳn, và tấm hình tiết khí của bạn VoTri.

Posted Image

Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

VinhL,

Đó là 2 tấm hình trong cuốn sách Tử Vi Thiên Văn Học. VinhL cũng có copy nầy hay sao ?

Đào Hoa sẽ giải thích 2 tấm hình cho những ai theo dõi bài. Tại điểm Xuân phân, người quan sát sẽ thấy Mặt Trời mọc ở phía Đông tại góc độ "0" và lặn ở phía Tây tại góc độ "180". Theo quan điểm của khoa học phương Tây, điểm này được gọi là điểm Vernal Equinox cho những ai ở Bắc Bán Cầu. Cho những ai ở Nam Bán Cầu như nước Úc, thì đó là điểm Thu Phân.

Quay lại với quy lệ Âm Chẳn Dương Lẻ của VinhL

1 -> 5 -> 7 (Nam) Dương, Dương, Dương = Càn (|||)

2 -> 10 -> 6 (Bắc) Âm, Âm, Âm = Khôn (:: B)

8 -> 3 -> 10 (Tây) Âm, Dương, Âm = Khãm (:| ;)

9 -> 4 -> 11 (Đông) Dương, Âm, Dương = Ly (|:|)

1 -> 3 -> 2 (Đông Nam) Dương, Dương, Âm = Đoài (|| :P

2 -> 4 -> 1 (Tay Bắc) Âm, Âm, Dương = Cấn (::|)

9 -> 6 -> 8 (Đông Bắc) Dương, Âm, Âm = Chấn (|: :D

8 -> 7 -> 9 (Tây Nam) Âm, Dương, Dương = Tốn (:||)

Nếu theo quy luật đó thì sẽ được 1 tấm hình như sau:

Posted Image

Trong khi quy luật mà ĐàoHoa cho là Âm Lẻ Dương Chẳn thì sẽ có tấm hình như sau:

Posted Image

Đào Hoa

Share this post


Link to post
Share on other sites

Những phương hướng của Nhị Thập Bát Tú tượng trưng cho 12 cung Tử Vi, và các tiết khí trong năm. Trong các tiết khí, Đào Hoa sẽ nêu ra 8 tiết khí quan trọng trong năm. Đó là Lập Xuân, Xuân Phân, Lập Hạ, Hạ Chí, Lập Thu, Thu Phân, Lập Đông và Đông Chí

Posted Image

8 tiết khí đó không xa lạ gì với chúng ta, bởi vì đó là 8 tiết khí trong Tiên Thiên Bát Quái

Posted Image

Như VinhL và cả Đào Hoa lúc ban đầu cũng nghĩ như sau:

Thiên 1 sinh Thũy, Địa 6 thành chi

Địa 2 sinh Hỏa, Thiên 7 thành chi

Thiên 3 sinh Mộc, Địa 8 thành chi

Địa 4 sinh Kim, Thiên 9 thành chi

Thiên 5 sinh Thổ, Địa 10 thành chi.

Thiên số là 1,3,5,7,9, và Địa số là 10,8,6,4,2. Theo như vậy không phải dương là lẻ mà âm là chẳn sao ạ?

Qua những tấm hình của Thiên Hà, Hà Đồ và luật Âm Lẻ Dương Chẳn, chúng ta thấy rằng Âm là "1" và Dương là "2"

Đào Hoa

ps: Trong những ngày sắp tới, Đào Hoa sẽ áp dụng quy luật Âm Lẻ Dương Chẳn trong Hậu Thiên Bát Quái và Kinh Dịch

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhưng có một vấn đề còn bí ẩn hơn vấn đề cung Mệnh, là vấn đề an vòng Tử Vi và Thiên Phủ. Nếu Tử vi thật sự là một vì sao trên trời thì làm sao có thể di chuyển lại tùy thuộc vào cục? Mà tại sao lại khở ngày cục ở Dần (Mộc 3 cục, ngày 3 tại Dần, Kim tứ cục ngày 4 tại Dần, Hỏa ngủ cục ngày 5 tại Dần, vv...)?

Bạn VinhL có thể lý giải tiếp vấn đề trên?

Cám ơn bạn VinhL!

Tham khảo nguồn:Thiên văn học cổ Trung Hoa

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào bạn Phapvan,

Xin lỗi bạn vấn đề này VinhL chưa có câu trả lời, vẫn còn đang sưu tầm nghiên cứu. Nếu bạn có phát kiến gì thì đăng lên để cùng nghiên cứu.

Thân Mến.

Share this post


Link to post
Share on other sites