VinhL

Tại Sao Cung Mệnh An Theo Tháng và Giờ?

83 bài viết trong chủ đề này

Chào bạn DaoHoa,

Sách Tử Vi Thiên Văn Học thì VinhL không có (Bạn có thể chỉ cho VinhL mua ở đâu được không?). 2 Tấm hình là của VoTri chứ không phải của VinhL.

Thật ra hai tấm hình cấu trúc của Hà Đồ và Tiên Thiên Bát Quái không có cái nào sai cả, đó chính là 2 cái nhìn thuận và nghịch của một sự việc. Bạn để ý là các số của quẻ giữa 2 cách nhìn đối nhau, và là mirror image của nhau. Những gì bạn dùng nguyên lý Âm Lẻ Dương Chẳn để kiến giải thì củng có thể dùng Nguyên Lý Âm Chẳn Dương Lẻ để giải thích. Như cái bản 8 tiết khí trong Tiên Thiên Bát Quái, chỉ cần đổi lại các hào âm với dương củng không có gì nghịch lý

Dương: Kiền 1, Đoài 6, Ly 4, Chấn 9

Âm: Khôn 2, Cấn 7, Khãm 3, Tốn 8

Đúng là:

Âm dương thuận nghịch diệu nan cùng,

Nhị chí hoàn hương nhất cửu Cung.

Nhược năng liễu đạt âm dương lý,

Thiên địa đô lai nhất chưởng trung.

Hình như bạn đã đọc qua quyển The Sum of Things do tác gỉa Paul Martyn-Smith, thì phải.

Thân Mến

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đào Hoa thân mến.

Trong số chẵn lẻ phân Âm Dương chỉ là sự phân biệt có tính quy ước (Thực ra ý nghĩa sâu xa không phải như vậy - nhưng tạm hiểu như vậy cho nó dễ trong phạm vi nhất định). Cổ nhân đã quy ước Dương lẻ, Âm chẵn và liên quan đến rất nhiều thực tại ứng dụng khác; thí dụ như Dương 3/ Âm 2....vv....Nếu bây giờ đổi lại cũng được, nhưng vậy phải đổi hết . Từ đó lần ngược lên độ số miêu tả tình trạng khởi nguyên cũ trụ thì rất bất hợp lý - tức là ý nghĩa sâu xa của vấn đề - Dương trước Âm sau - mà nếu Dương số chẵn thí không lý giải được sự khởi nguyên vũ trụ = số 1 +/0/.

Anh Thiên Sứ mến,

Đào Hoa ngồi đây không hiểu anh trích thí dụ của ai về Dương (3) Âm (2). Đào Hoa suy nghĩ mãi mà cũng không hiểu. Nếu theo luật Âm (3) Dương (2) thì còn thuận theo luật âm dương ngũ hành. Em sẽ vui lòng vẽ vài hình để chứng minh về luật Âm (3) Dương (2). Còn về luật Dương (3) Âm (2), nếu trong sách nào có ghi về luật đó thì mong anh ghi lại cho Đào Hoa để Đào Hoa được mở rộng tầm mắt.

Đào Hoa

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào bạn Phapvan,

Xin lỗi bạn vấn đề này VinhL chưa có câu trả lời, vẫn còn đang sưu tầm nghiên cứu. Nếu bạn có phát kiến gì thì đăng lên để cùng nghiên cứu.

Thân Mến.

Bạn VinhL mến, Tôi cũng đang nghiên cứu. Nếu có suy luận hợp lý sẽ đang lên ngay cùng nghiên cứu.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Như VinhL và cả Đào Hoa lúc ban đầu cũng nghĩ như sau:

Qua những tấm hình của Thiên Hà, Hà Đồ và luật Âm Lẻ Dương Chẳn, chúng ta thấy rằng Âm là "1" và Dương là "2"

Đào Hoa

ps: Trong những ngày sắp tới, Đào Hoa sẽ áp dụng quy luật Âm Lẻ Dương Chẳn trong Hậu Thiên Bát Quái và Kinh Dịch

Chào bạn Đào Hoa và VinhL,

Hai bạn đều nghĩ "Âm" lẻ "Dương" chẵn. Vậy thì số "Cơ là Dương" "Ngẫu là Âm" có phải là đạo tự nhiên của trời đất hay cũng có thể đổi thành Cơ là Âm và Ngẫu là Dương. Và sẽ lý giải sao khi phối ghép số thứ tự tự nhiên của thập nhị địa chi. Nếu vậy cũng suy ra :

Tý 1 Dần 3 Thìn 5 Ngọ 7 Thân 9 Tuất 11 là sáu chi Âm là Ngẫu. Mong hai bạn cho biết

Sửu 2 Mão 4 Tị 6 Mùi 8 Dậu 10 Hợi 12 là sáu chi Dương.

Nếu âm dương biến thông như vậy thì, "Tiên Thiên nhất dương chi khí" có thể đổi thành Tiên thiên nhất âm chi khí !

Mong hai bạn cho biết suy như vậy có hợp lý không ?

Phapvan

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh PhapVan,

Tại hạ nói quy luật "Âm Lẻ Dương Chẳn" chớ không có thay đổi các âm dương trong năm. 12 chi cho năm tháng và giờ vẫn giữ luật âm dương. Có nghiã là các năm Tý (Dương) Sửu (Âm), Dần (Dương), ... , Hợi (Âm). Nếu anh ghép các con số chỉ riêng cho "CHI" hay cho "CAN", chắc cái luật "Âm Lẻ Dương Chẳn" phải bỏ vào thùng rát rồi B) .

Cho nên ngày xưa các nhà Thiên Văn Học đã cho tính năm tháng ngày và giờ cả CAN và CHI, và ngày nay chúng ta có Lục Thập Hoa Giáp. Nếu anh muốn ghép luật "Âm Lẻ Dương Chẳn" thì tại hạ sẽ viết ra vài năm trên giấy thử coi như thế nào

Năm 2044, 1984 => Giáp Tý => Năm Dương Chẳn

Năm 2045, 1985 => Ất Sửu => Năm Âm Lẻ

Năm 2046, 1986 => Bính Dần => Năm Dương Chẳn

Năm 2047, 1987 => Đinh Mão => Năm Âm Lẻ

...

Năm 1948, 2008 => Mậu Tý => Năm Dương Chẳn

Haha, vẫn là quy luật "Âm Lẻ Dương Chẳn"

Đào Hoa

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cám ơn anh Đào Hoa,

Phapvan suy thử theo ý anh:

Năm 2+0+4+4= 10 chẵn, 1+9+8+4= 22 chẵn

Năm 2+0+4+5= 11 lẻ , 1+9+8+5= 23 lẻ

Quy tắc: âm +âm = chẵn; âm + dương = lẻ; dương + dương = chẵn

=> chẵn + chẵn = chẵn; chẵn + lẻ = lẻ; lẻ + lẻ = chẵn.

Phapvan

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào bạn PhapVan,

Chào bạn DaoHoa,

Thật ra thì VoTri cho là Âm lẻ và Dương chẳn, còn theo VinhL thì Âm chẳn Dương lẻ, vì theo

Cái hình này

--------○-○-○-○-○-○-○

---------------●-●

-----------------------------○

----●-----●-●-●-●-●-----○

----●--○----------------●--○

----●-----------○-------●--○

----●--○-- - ○-○-○ - --●--○

----●-----------○-------●--○      

----●--○--------------------○      

----●---- ●-●-●-●-●------○

----●------------------------○     

-----------------○

-----------●-●-●-●-●-● 

------------------7

------------------2

--------8--3---5,10---4--9

------------------1

------------------6

1 -> 5 -> 7 (Nam) Dương, Dương, Dương = Càn (|||)

2 -> 10 -> 6 (Bắc) Âm, Âm, Âm = Khôn (:::)

8 -> 3 -> 10 (Tây) Âm, Dương, Âm = Khãm (:|:)

9 -> 4 -> 11 (Đông) Dương, Âm, Dương = Ly (|:|)

1 -> 3 -> 2 (Đông Nam) Dương, Dương, Âm = Đoài (||:)

2 -> 4 -> 1 (Tay Bắc) Âm, Âm, Dương = Cấn (::|)

9 -> 6 -> 8 (Đông Bắc) Dương, Âm, Âm = Chấn (|::)

8 -> 7 -> 9 (Tây Nam) Âm, Dương, Dương = Tốn (:||)

Và,

Thiên 1 sinh Thũy, Địa 6 thành chi

Địa 2 sinh Hỏa, Thiên 7 thành chi

Thiên 3 sinh Mộc, Địa 8 thành chi

Địa 4 sinh Kim, Thiên 9 thành chi

Thiên 5 sinh Thổ, Địa 10 thành chi.

Thiên số là 1,3,5,7,9, và Địa số là 10,8,6,4,2. Theo như vậy không phải dương là lẻ mà âm là chẳn sao ạ?

Hình như bạn đã hiểu sai. VinhL nghỉ là Dương Lẻ và Âm chẳn, nhưng qua 2 hình Hà Đồ và Tiên Thiên Bát Quái của bạn Đào Hoa thì trong Hà Đồ ta thấy được cái thuyết tương đối của âm dương. Trong Hà Đồ có cả Dương Lẻ Âm Chẳn, và Âm Lẻ Dương Chẳn. Theo VinhL nghỉ cả hai đều có lý, vì đó chính là Dịch. Cho nó là âm thì nó đi nghịch, cho nó là dương thì nó đi thuận, đi nghịch thì âm lẻ dương chẳn, đi thuận thì dương lẻ âm chẳn, củng giống như bạn qua Anh thì lái xe bên tai phải, qua Mỹ thì lái xe bên tai trái. Lái bên nào thì bạn củng đi đến được cái nơi bạn muốn đến cả!!!

Cho nên có câu "Âm dương thuận nghịch diệu nan cùng, Nhị chí hoàn hương nhất cửu cung." trong Yên Ba Điếu Tẩu Ca của Kỳ Môn Độn Giáp

Thân Mến

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào bạn VinhL,

Về Lý như bạn nêu "Âm dương thuận nghịch diệu nan cùng, Nhị chí hoàn hương nhất cửu cung." . Về ứng dụng cần có Số và Tượng Bạn thử xem tôi lập lại số chuyển thứ tự theo đồ hình.

I. Trường hợp 1

1. Tây : 8-3-10 = chẵn + lẻ + chẵn = lẻ (11)

2. Đông : 9-4-5 = lẻ + chẵn + lẻ = chẵn (18)

3. Nam : 1-5-7 = lẻ + lẻ + lẻ = lẻ (13)

4. Bắc : 2-10-6 = chẵn + chẵn + chẵn = chẵn (18)

I. Trường hợp 2

1. Tây : 5-4-9 = lẻ + chẵn + lẻ = chẵn (18)

2. Đông : 8-3-10 = chẵn + lẻ + chẵn = lẻ (11)

3. Nam : 2-10-6 = chẵn + chẵn + chẵn = chẵn (18)

4. Bắc : 1-5-7 = lẻ + lẻ + lẻ = lẻ (13)

Thân mến.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào bạn Phapvan,

Quả thật âm dương thuận nghịch diệu nan cùng, khi thì âm nghịch dương thuận, khi thì âm thuận dương nghịch, khi thì lẻ khi thì chẳn, quả là dịch biến vô cùng, “Nhất Âm Nhất Dương như hoàn vô đoan” :-)

Không biết bạn có đọc qua quyển “Dịch Học Tinh Hoa” của Nguyễn Duy Cần không?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào bạn VinhL, quyển sách ấy tôi cũng đã đọc.

Thân mến

Share this post


Link to post
Share on other sites

VinhL thân mến!

Anh chị em trên diễn đàn thân mến>

VinhL hỏi:

Chào các bạn,

Trong Tử Vi, phương pháp an cung Mệnh là khởi tháng giêng tại Dần, hai tại Mão, vv...., đếm đến tháng sinh, gọi là giờ Tý, đếm nghịch tới giờ sinh, an cung Mệnh. Nhưng nguyên lý là ở đâu và tại sao dùng vòng Nguyệt Kiến thuận hành mà giờ thì nghịch hành? Hình như cái nguyên lý an Mệnh này trong các sách đều không có giải thích. VinhL muốn đem vấn đề này ra bàn thảo biết đâu chúng ta có thể khám phát ra cái nguyên lý và lý do mà cung Mệnh phải an như vậy. Mong các bạn cho ý kiến.

Anh Thiên Sứ trả lời:

Tôi khẳng định rằng:

Sẽ không có một cuốn sách nào của Trung Hoa - hay nói rõ hơn là ghi bằng tiếng Hán và thuộc về văn minh Hán giải thích được điều này.

Sau đó diễn ra hành loạt các trao đổi mà vấn đề VinhL đưa ra vẫn chưa được giải quyết.

Tôi xin trao đổi cùng VinhL và tất cả các anh chị em trên diễn đàn về đề tài này, chỉ sử dụng các kiến thức trong chuyên mục "Cơ sở học thuyết ADNH" - Vô Trước mà thôi. Phương pháp tương tự tôi cũng dùng để lý giải về giờ quan sát trong chuyên mục đó.

Muốn hiểu phương pháp an cung Mệnh thì đầu tiên ta phải biết Mệnh là gì, đặc tính ADNH của nó ra sao, chu kỳ vận động như thế nào. Chỉ khi làm sang tỏ và thống nhất được với nhau về điểm này ta mới có thể cùng nhau bàn tiếp những vấn đề liên quan.

Dựa trên “Cơ sở học thuyết ADNH” trong chuyên mục nghiên cứu của mình cùng với những qui tắc do cổ thư truyền lại (tuy không lý giải) tôi xin đưa ra nguyên lý cơ sở cho cách an cung Mệnh như sau, mong các anh chị em tham khảo và góp ý.

Trước hết, ta đưa ra khái niệm cấu trúc ADNH của một sự vật (trong đó, số mệnh của con người cũng chỉ là một sự vật mà thôi).

Một sự vật là một tập hợp đầy đủ các yếu tố, quyết định chủ yếu tới sự biểu hiện, vận động và phát triễn của nó thông qua tương tác giữa các yếu tố đó và trong sự tương tác với các yếu tố bên ngoài. Trong sự vật có đầy đủ mọi yếu tố ADNH. Những yếu tố ADNH của sự vật được biểu diễn trên đồ hình bằng nhiều cách khác nhau, trong đó, mô hình biểu diễn các yếu tố ADNH của sự vật thông qua các cung Địa chi bố trí theo chiều tương sinh: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi dược gọi là mô hình ADNH Địa chi của sự vật.

Trong mô hình ADNH Địa chi của sự vật, cung Tý là cung đầu của Dương thể hiện bản chất, đặc điểm riêng cùa bản thân sự vật gọi là cung Mệnh.

Bản chất của Mệnh bị chi phối rất mạnh, đến mức quyết định, bởi trường khí AD của Vũ trụ khi sự vật ra đời. Trong quá trình phát triển của sự vật, bên cạnh tác động của trường khí AD của Vũ trụ, trường khí của bản thân sự vật lại có vai trò quyết định nhất do tính chất nội tại của nó. Nhưng trường khí nội tại của bản thân sự vật là do Mệnh quyết định. Từ đó ta thấy tầm quan trọng rất lớn cùa trường khí AD của Vũ trụ tại thời điềm ra đời của sự vật ảnh hưởng tới quá trình phát triển của nó. Đó là lý do vì sao tất cả các môn dự đoán số phận con người đều lấy mốc tính toán vào thời điểm sinh.

Sự tác động của trường khí AD của Vũ trụ tới cung Mệnh làm cho sự vật tiến hóa không ngừng. Hay nói cách khác, mệnh là yếu tố con của trường khí vũ trụ, tiến hóa theo thời gian nên nó phải vận hành theo chiều dòng Hóa khí tức là nghịch chiều tương sinh (xem “Cơ sở Học thuyết ADNH”- Vô Trước). Học thuyết ADNH đã xây dựng nên cấu trúc ADNH của thời gian đến đơn vị nhỏ nhất là giờ, do đó, cổ nhân chọn Mệnh vận động nghịch theo giờ để xem xét sự vật một cách chi tiết nhất.

Mặt khác, bản chất của Mệnh được quết định bởi bản chất của trường khí AD của vũ trụ, do đó, tuy vận hành nghịch trong chu kỳ thời gian nhỏ nhưng trong chu kỳ thời gian lớn, nó vẩn phải vận động theo chiều tương sinh (thuận) theo vận hành của trường khí Vũ trụ. Điều đó cũng giống như một người trên tàu hỏa tuy đi ngược chiều con tàu trên toa nhưng vẫn vận động cùng chiều với con tàu vậy. Trong trường hợp này, cổ nhân chọn chu kỳ thời gian lớn mà Mệnh vận động cùng với trường khí Vũ trụ là tháng.

Tóm lại, Mệnh là yếu tố Trường khí của tháng vận hành tiến hóa theo chu kỳ giờ. Thân (cung Thân) là trường khí của tháng vận hành theo chu kỳ giờ. Tại thời điểm đầu tháng nào, Thân và Mệnh có cùng bản chất với tháng nên đồng cung ở Địa chi tháng đó. Sau đó, cứ mổi giờ, Thân di chuyển thuận chiều tương sinh một bước, Mệnh di chuyển nghịch chiều tương sinh một bước. Do đó, ta có bảng xác định cung Thân và cung Mệnh trong Tử vi như sau:

Posted Image

Do sự vận động của cung Mệnh theo giờ nghịch chiều tương sinh nên các yếu tố còn lại trong 12 yếu tố sự vật theo mô hình cấu trúc ADNH Địa chi được bố trí trong Tử vi là theo chiều thuận là: Mệnh, Phụ mẫu, Phúc đức, Điền trạch, Quan lộc, Nô bộc, Thiên di, Tật ách, Tài bạch, Tử tức, Phu (Thê), Huynh đệ.

Qua đây ta cũng thấy, các môn dự đoán học cho số mệnh con người vốn có bản chất là dự đoán sự phát triển của mọi sự vật dựa trên tương tác ADNH của các yếu tố Vũ trụ và bản thân sự vật. Do đó, các lá số Tử vi, Tử bình, Tứ trụ, Bát tự, ... cũng có thể ứng dụng cho bát kỳ một sự vật nào khác, chỉ có điều, phải biến hóa đi cho phù hợp mà thôi.

Logic này vì giới hạn thời gian và diễn đàn nên còn sơ sài, mong anh chị em góp ý.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính thưa quí vị và anh chị em quan tâm.

Trước đây trong topic này tôi có đặt vấn đề cân nhắc việc công bố ý tưởng của tôi về vấn đề VinhL đặt ra: "Tại sao cung an mệnh theo tháng và giờ", mà điều này tôi đã trao đổi trong sinh hoạt nội bộ anh chị em Trung Tâm. Nhưng hôm nay, sau khi cân nhắc mọi khía cạnh và vấn đề sẽ liên quan đến lời tiên tri về sự thất bại của việc "Đi tìm hạt của Chúa", tôi thấy cần phải công bố ý tưởng của tôi - như là một tiền đề cho việc lý giải sự thất bại trong thí nghiệm "Tìm hạt của Chúa", nhân danh Lý học Đông phương. Có thể ý tưởng của tôi sai và quí vị với anh chị em quan tâm có thể phản biện. Nhưng đó là một ý tưởng nhất quán với quan niệm từ trước đến nay của tôi là :

Tử vi chính là những hiệu ứng tương tác có quy luật của những vật thể trên bầu trời Thái Dương hệ lên Địa cầu.

Xa hơn nữa là quan niệm cho rằng:

Thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là lý thuyết thống nhất mà nhân loại đang tìm kiếm.

Việc minh chứng của tôi trong topic này về "Tại sao cung Mệnh an theo tháng và giờ" do VinhL đặt ra một cách xuất sắc sẽ là sự tiếp tục chứng giải những quan niệm trên. Việc chứng giải này có thể chưa được chi tiết và rốt ráo, bởi vì nó sẽ liên quan đến khả năng của con người với những phương tiên có thể kiểm chứng được những hiệu ứng tương tác của vũ trụ hay không - và việc này thì nằm ngoài khả năng của một cá nhân như tôi.

Do khả năng còn có hạn, nên không thể tránh được những khiếm khuyết khi diễn đạt. Mong được các bậc cao nhân góp ý.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính thưa quí vị và anh chị em quan tâm.

Trong quan điểm của tôi thì Tử Vi thuộc về nền văn hiến Lạc Việt, một thời huyền vĩ ở bờ nam sông Dương Tử. Khi nền văn minh này bị sụp đổ vào thế kỷ thứ III trước CN thì những di sản của nền văn hiến này thất lạc và lưu truyền trong dân gian. Trần Đoàn Lão tổ chỉ là người có công dịch thuật khoa Tử Vi ứng dụng từ ngôn ngữ Việt cổ ra ngôn ngữ Hán và nghiễm nhiên trở thành tác giả của phương pháp dự báo tiên tri này trong văn minh ngôn ngữ Hán.

Nhưng bản chất môn Tử Vi hoàn toàn chỉ mang tính ứng dụng và tất yếu nó phải là hệ quả của một học thuyết hoàn chỉnh là tiền đề cần có để tạo ra nó. Học thuyết này lại là kết quả của một tri thức đã nhận thức được những thực tại vũ trụ, thiên nhiên và con người.

Nhưng chúng ta đều biết rằng thuyết Âm Dương Ngũ hành chưa bao giờ là một học thuyết hoàn chỉnh trong văn minh Hán trải hàng ngàn năm cho đến tận ngày hôm nay khi tôi đang gõ những hàng chữ này. Một thực tại vũ trụ, thiên nhiên và con người đã được nhận thức như thế nào để tạo ra hệ quả của nó là khoa Tử Vi? Bởi vậy, khoa tử Vi và những yếu tố cấu thành nên nó cứ như từ trên trời rơi xuống và mọi người học môn này cứ theo các câu phú đoán, các cách giải từ vi được học thuộc lòng và ứng dụng. Đó cũng là lý do để cho đến ngày hôm nay - do không tìm thấy cơ sở nguyên lý của nó - Khoa Tử Vi vẫn bị coi là mê tín dị đoan và bị coi là nhậy cảm. Chưa nói đến tính cố chấp trong cách suy nghĩ của những người được coi là khoa học có bằng cấp.

Nhưng trước sau - như tôi đã minh chứng có tính khái quát căn bản - là:

Khoa Tử Vi là hệ quả của sự nhận thức thực tại tương tác của vũ trụ, được qui ước hóa và ứng dụng trong việc tiên tri có tính định lượng cho diễn biến của một đời người. Bài viết này chính là sự minh chứng tiếp tục cho luận điểm trên.

Để lý giải vấn đề được đặt ra một cách xuất sắc của VinhL, tôi xin bắt đầu bằng việc nhắc lại một minh chứng theo phương pháp luận của thuyết Âm Dương Ngũ hành về quái Cấn và sự liên hệ của nó với quả Trái Đất Cầu của chúng ta. Trong bài này tôi có sửa chữa và thêm vài từ.

Xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm của quí vị.

Thiên Sứ

Nguyên lý quái Cấn nhập trung cung và Hà đồ

Lưu ý: Bài này được trích lại từ cuốn: "Hà Đồ trong văn minh Lạc Việt". Quí vị quan tâm có thể xem toàn bộ hệ thống minh chứng trong cuốn sách này ngay tại trang chủ website lyhocdongphuong.org.vn hoặc tuvilyso.net.

Thực tại vũ trụ được nhận thức từ nền văn minh Lạc Việt

Sự chứng minh ở trên đã cho thấy rằng:

Hà đồ phối Hậu thiên Lạc Việt chính là cơ sở hợp lý một cách có qui luật, nhất quán, hoàn chỉnh trong việc giải thích các vấn đề liên quan đến nó. Sự liên hệ giữa quái Cấn ở trung cung ứng dụng trong thuật phong thủy (Nam / Khôn, Nữ / Cấn), là một bí ẩn lớn nhất trong ứng dụng của phong Thủy sẽ được giải thích trên nguyên lý căn bản đã trình bày (Luận đề này đã trình bày trong cuốn “Tìm về cội nguồn Kinh Dịch”. Nxb Đại học quốc gia T/p HCM xuất bản lần thứ nhất 4/2001; Nxb VHTT xuất bản lần 2 năm 2002).

Bạn đọc có tìm hiểu về phong thủy đều biết rằng:

Một nguyên tắc trong sự ứng dụng của thuật phong Thủy là phi cung cho tuổi nam – Khôn, nữ - Cấn tại trung cung. Đây là một hiện tượng khác hẳn tất cả mọi hiện tượng khác liên quan trong sự ứng dụng lý thuyết Âm Dương Ngũ hành và Kinh Dịch. Trong Kinh Dịch hoặc tất cả những hiện tượng liên quan đến Kinh Dịch, chúng ta đều biết: CÀN tượng cho Nam mạng và KHÔN cho nữ mạng. Và ngay khi tính toán những thông số liên quan đến quan hệ gia đình trong phong Thủy và Kinh Dịch thì người ta vẫn coi Càn là cha, Khôn là mẹ, Khảm trưởng nam, Đoài thiếu nữ… Vậy tại sao ở thuật phong thủy - khi lấy con người làm trung tâm của sự tương tác với thiên nhiên - thì trên cơ sở nào để lấy KHÔN cho nam mạng và CẤN cho nữ?

Hơn thế nữa, hiện tượng này lại là một trong những nguyên tắc căn bản của thuật Phong Thủy? Cổ thư chữ Hán không hề có một chữ lý giải và chứng minh nguyên tắc Nam - Khôn, Nữ - Cấn này. Hàng ngàn năm trôi qua cho đến tận bây giờ, mặc nhiên nguyên tắc này được coi như là một tiên đề trong ứng dụng và không thể chứng minh.

Nếu chúng ta chỉ giới hạn cái nhìn thuật phong Thủy như nó đang hiện hữu trong sự ứng dụng, thì chúng ta chỉ có thể đặt vấn đề về tính khoa học của nó một cách dè dặt trên cơ sở tính hiệu quả thực tế của nó. Cùng chung số phận với các phương pháp ứng dụng của học thuật cổ Đông phương, bản chất của môn phong thủy sẽ mãi mãi là điều bí ẩn. Nhưng bắt đầu từ một quan niệm nhất quán cho rằng:

Phong Thủy cũng như tất cả các môn ứng dụng của học thuật Đông phương cổ, đều là hệ quả của thuyết Âm Dương Ngũ hành - một lý thuyết phản ánh qui luật tương tác và vận động của vũ trụ một cách thống nhất, hoàn chỉnh, nhất quán có khả năng giải thích từ sự hình thành vũ trụ đến tất cả mọi vấn đề liên quan tới con người - thì mọi vấn đề bắt đầu sáng tỏ.

Và chiếc chìa khóa để mở kho tàng bí ẩn của Lý học Đông phương chính là Hà đồ phối Hậu thiên Lạc Việt. Từ nguyên lý căn bản này để quán xét hiện tương Nam - Khôn, Nữ - Cấn, chúng ta sẽ có một sự lý giải hợp lý, chứng tỏ tính hoàn chỉnh và nhất quán của luận đề đặt ra. Đồng thời nguyên lý căn bản này cũng chỉ thẳng đến một thực tại vũ trụ huyền vĩ là cơ sở cho tất cả các phương pháp ứng dụng của học thuật Đông phương cổ.

Người viết xin được bắt đầu trên cơ sở những nguyên lý sau: Trong nguyên lý của thuyết Âm Dương Ngũ hành thì vật là âm, lý (của vật) là dương.

Như vậy, từ nguyên lý này sẽ dẫn đến những luận đề được đặt ra sau đây:

* Quái Cấn tượng cho nữ mạng – tức là thuộc Âm – vậy nó phải tượng cho một vật thể nào đó? Khôn tượng cho nam mạng – tức là thuộc Dương - thì nó phải là cái lý của vật thể đó.

* Thuật phong thủy trên thực tế là sự ứng dụng hiệu ứng từ trường của Trái Đất lên con người là yếu tố căn bản (bằng chứng là dùng la bàn để phân cung). Từ thực tại này suy ra một giả thuyết cho rằng: Chính Trái Đất là vật thể thuộc Âm tượng cho nữ mạng? Điều này xin được lý giải và minh chứng trên cơ sở phương pháp luận của thuyết Âm Dương Ngũ hành như sau:

- Trên cơ sở Hậu thiên bát quái Lạc Viêt phối Hà đồ thì quái Cấn nằm ở Âm Mộc, vậy Âm Mộc phải có sự liên hệ với Trái Đất trong mối tương quan của Thái Dương hệ. Xin bạn đọc xem lại hình sau đây:

Posted Image

Qua hình trên bạn đọc cũng nhận thấy quái Cấn, nằm ở độ số 8 thuộc Âm Mộc trên Hà đồ.

Bây giờ xin bạn đọc quán xét lại thuận tự của Thái Dương hệ tính từ trong ra ngoài:

Trước khi tường rõ về vấn đề này, người viết xin lưu ý quí vị về tên gọi của hai hành tinh trong Thái Dương hệ là sao Kim và sao Thủy:

* Sao Thủy được gọi tên theo thiên văn hiện đại, theo sách cổ thiên văn Đông phương gọi là sao KIM.

* Sao Kim gọi tên theo thiên văn hiện đại, theo sách cổ thiên văn Đông phương gọi là sao THỦY (Theo Ban Cố, Tiền Hán thư). Thuận tự của Thái Dương hệ dưới đây – với tên hai sao này gọi theo sách cổ - thì thuận tự này sẽ là:

Posted Image

@ Mặt Trời => Sao KIM =>Sao THỦY => TRÁI ĐẤT => Sao HỎA.

(Hành tinh nhóm I / Theo cách phân nhóm của thiên văn học hiện đại)

@ Vành đai thiên thạch với hàng trăm triệu tảng thiên thạch lớn nhỏ cũng đang quay quanh Mặt Trời (Tảng lớn nhất có chiều dài hàng trăm km).

@ Sao MỘC => Sao THỔ =>Thiên Vương tinh =>Hải Vương tinh => Diêm Vương tinh.

(Hành tinh nhóm II theo cách phân nhóm của thiên văn học hiện đại)

Nếu bây giờ chúng ta lấy Mặt Trời làm hành Thổ (Theo nguyên lý trung cung thuộc Thổ) thì ta sẽ thấy một chiều Ngũ hành tương sinh từ trong ra ngoài – so sánh với tên gọi Mặt Trời và các hành tinh – như sau :

Ngũ hành: Thổ (Mặt Trời) => sinh Kim (Sao Kim/ Theo sách cổ) => sinh Thủy (Sao Thủy / Theo sách cổ) => sinh Mộc (Tương ứng với Trái Đất) =>Sinh Hỏa (Sao Hỏa).

Ở hành tinh nhóm II thì cổ thư chỉ thấy ghi hai sao, nhưng đủ để chúng ta thấy được lý tương khắc là: Sao Mộc (Mộc) khắc Thổ (Sao Thổ)

Như vậy, bạn đọc cũng thấy rằng Trái Đất tương ứng với hành Mộc. Theo thuyết Âm Dương Ngũ hành thì khi lý tương sinh thuộc Dương, vật thể hiện lý sẽ thuộc Âm (trong Âm có Dương). Do đó, Mặt Trời và các hành tinh bên trong vành đai thiên thạch thuộc Âm và Trái Đất của chúng ta chính là Âm Mộc:

Đó chính là vị trí của quái Cấn trên Hà đồ.

Vật thuộc Âm, nên quái Cấn tượng cho Nữ mạng; quái Khôn là tượng của “đất” thuộc tiên thiên là lý của Vật (Trái Đất) thuộc Dương, nên tượng cho nam mạng. Đó là lý do vì sao Khôn / Cấn tại trung cung. Xin quí vị xem hình minh họa dưới đây:

Posted Image

Như vậy, từ sự chứng giải Hà đồ chính là sự biểu lý cô đọng và hoàn hảo cho chu kỳ vận động của Ngũ Tinh (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ) chứng giải ở phần trên, thì hiện tượng quái Cấn ở trung cung trong thuật phong thủy cũng được chứng giải tính liên hệ chặt chẽ và nhất quán của một luận thuyết cho rằng:

Thuyết Âm Dương Ngũ hành là một lý thuyết phản ánh nhận thức thực tại từ vũ trụ, Bát quái trong Kinh Dịch chỉ là những ký hiệu siêu công thức theo thuật toán nhị phân của học thuyết này.

Hay nói một cách khác, hiện tượng quái Cấn ở trung cung chính là sự thể hiện tiếp tục mối tương quan giữa Trái Đất và sự vận động của hệ Mặt Trời, trong tương quan các hiệu ứng tương tác của vũ trụ. Tất cả những tri kiến này không hề được thể hiện trong cổ thư chữ Hán, kể từ khi nền văn minh kỳ vĩ của nhà nước Văn Lang sụp đổ từ hơn 2000 năm trước.

Bạn đọc cũng lưu ý rằng: Chỉ có đồ hình Hà đồ cửu cung thì Trung cung mới có hai độ số là 5/ 10 để ứng với sự tại vị của hai quái Khôn - Cấn tại trung cung trong thuật phong thuỷ. Còn đồ hình Lạc thư trung cung chỉ có một số 5, nên không thể ứng với sự tại vị hai quái Khôn - Cấn nhập trung cung.

Nếu vấn đề chỉ dừng tại đây thì bạn đọc có thể cho rằng đây chỉ là một sự giải thích hợp lý. Bởi vậy, người viết tiếp tục chứng tỏ với bạn đọc về tính khoa học của luận đề này sau đây.

Một trong những tiêu chí cho một lý thuyết khoa học là:

“Một giả thiết khoa học thì phải có khả năng tiên tri”

Tuân theo tiêu chí này và cũng chứng tỏ tính khoa học của luận đề này, căn cứ vào sự chứng giải ở trên, người viết xin được trình bày một hệ luận tiếp theo – mang tính tiên tri – theo phương pháp luận của thuyết Âm Dương Ngũ hành.

Sự tiên tri căn cứ vào các hiện tượng và nhận thức sau:

*Những hành tinh nhóm hai (bên ngoài vành đai thiên thạch) có chiều Ngũ hành tương khắc. Giả thuyết này dựa trên cơ sở Ngũ hành tương khắc do hai sao đầu tiên của nhóm này, tính từ trong ra ngoài là, Sao Mộc (Thái Tuế) khắc Thổ (Sao Thổ). Từ đó, sắp chiều Ngũ hành tương khắc cho các sao còn lại thì sự kết thúc chu kỳ tương khắc đúng ở sao Diêm Vương.

* Sao Diêm Vương có cấu trúc hình thể và vật chất gần giống với các hành tinh thuộc nhóm 1 (Những hành tinh bên trong vành đai thiên thạch). Điều này lại cho thấy sự phù hợp với một nguyên lý của thuyết Âm Dương Ngũ hành là cực Âm sinh Dương / Cực Dương sinh Âm.

Từ hiện tượng này dẫn đến kết luận của người viết mang tính tiên tri, cho rằng:

Không có hành tinh thứ 10 trong hệ Mặt Trời.

Vì – theo thuyết Âm Dương Ngũ hành – đã có sự cân bằng Âm dương và Ngũ hành trong cấu trúc của Thái Dương hệ được giải thích bằng phương pháp luận của học thuyết này.

Xin bạn đọc lưu ý rằng:

Lời tiên tri này đã được thực hiện từ tháng ba năm Canh Thìn (2000) là lúc hoàn tất bản thảo cuốn “Tìm về cội nguồn Kinh Dịch”. Về mặt pháp lý, lời tiên tri này được công bố chính thức khi cuốn “Tìm về cội nguồn Kinh Dịch” được xuất bản lần thứ 1 do Nxb Đại học Quốc gia T/p HCM . Cho đến lúc này, những tri thức thiên văn học hiện đại nhất đã chứng tỏ tính chính xác của nó. Hội nghị các nhà thiên văn học thế giới đã quyết định xoá bỏ khái niệm hành tinh thứ 9 của hệ Mặt Trời. Tức không công nhận sao Diêm Vương tức là gián tiếp không thừa nhận có hành tinh thứ 10. Vấn đề còn đang tranh cãi gay gắt. Sở dĩ các nhà khoa học phủ nhận tính qui ước của sao Diêm Vương là hành tinh thứ 9 thuộc hệ Mặt Trời, chính vì nó có cấu trúc giống hành tinh nhóm I, nhưng lại thuộc nhóm II. Thuyết Âm Dương Ngũ hành và phép biện chứng giải thích là qui luật lặp lại của một chu kỳ .

Điều này đã chứng minh sắc sảo sai lầm của ông Lưu Tử Hoa khi chứng minh trên cơ sở Bát quái rằng: Có hành tinh thứ 10 trong hệ Mặt Trời. Ông Lưu Tử Hoa chứng minh điều này tại Viện Hàn lâm khoa học Pháp vào năm 30 của thế kỷ trước. Đây là luận văn nổi tiếng của ông này. Thật không may cho ông Lưu Tử Hoa và cả cái Viện Hàn Lâm Pháp Quốc, cho đến tận bây giờ - khoa học hiện đại đã phát triển vượt bậc – cũng chưa tìm thấy hành tinh thứ 10 trong hệ Mặt Trời! Thậm chí hành tinh thứ 9 cũng đang bị xóa sổ về mặt qui ước.

Từ những luận đề chứng minh ở các phần trên về tính tương quan giữa Trái Đất và những hiệu ứng vũ trụ vận động có qui luật liên quan đến nó – chính là những thực tại tạo nên Hà đồ – thì tính hợp lý và nhất quán tiếp theo là nó phải giải thích hợp lý mọi hiện tượng liên quan đến nó.

Còn tiếp

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính thưa quí vị và anh chị em quan tâm.

Bài trên tôi đã trình bầy về quái Cấn liên quan đến Địa cầu qua hệ thống Thái Dương hệ là một thực tại vũ trụ bằng phương pháp luận của Thuyết Âm Dương Ngũ hành nhân danh nền văn hiến Việt.

Như vậy chúng ta thấy rằng vị trí của Trái Đất tương ứng với cung Cấn - Đông Bắc - trên Hà Đồ. Bây giờ chúng ta lại quán xét tiếp trên chiếc La Kinh dùng trong Phong Thủy.

Trong Phong Thủy ứng dụng từ hàng ngàn năm nay, tất cả những ai quan tâm đến môn Phong Thủy dù không có chuyên môn sâu cũng sẽ nhận thấy rằng trên La kinh thì phương Đông Bắc của La kinh sẽ gồm ba phần được gọi tên là : Sửu - Cấn - Dần.

Xin xem hình minh họa dưới đây:

Hình La Kinh và Hà đồ

Posted Image

Như vậy đến đây, chúng ta lại thấy một sự liên hệ tiếp theo đến cung Dần trong môn Tử Vi và địa cầu. Chúng ta cũng biết rằng: Trong Phong Thủy chia thiên bàn làm 24 sơn hướng trong đó có 12 cung Địa chi. Nhưng trong Tử Vi thì Thiên Bàn chỉ có 12 cung Địa chi bắt đầu từ Tý và kết thúc ở Hợi.

Xin xem hình minh họa dưới đây:

Posted Image

Nếu chúng ta phối 12 Địa chi với Hà Đồ thì chúng ta có đồ hình sau và chúng ta lại thấy sự trùng hợp giữ quái Cấn và cung Dần liên quan đến Tử Vi.

Đồ hình Hà đồ phối Hậu thiên Lạc Việt

Bổ sung 12 địa chi và phối Địa Cầu ở trung tâm

Posted Image

Như vậy, đến đây, tôi đã minh chứng một loạt những mối liên hệ giữa cung Cấn - Dần trong nguyên lý học thuật cổ Đông Phương liên quan đến Địa Cầu.

Bây giờ chúng ta tiếp tục quán xét tại sao cung an mệnh lại bắt đầu từ cung Dần và mối liên quan của nó tới những hiệu ứng vũ trụ liên hệ với trái Đất.

Còn tiếp

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

BẮT ĐẦU LÀ THÁNG GIÊNG KỂ LÀ CUNG DẦN ĐẾM THUẬN ĐẾN THÁNG SINH.....

Trên cơ sở đã trình bày ở trên - Cung Dần liên quan đến địa cầu - chúng ta thấy rằng: Trái Đất quay ngược chiều kim đồng hồ quanh mặt trời hết 12 tháng từ Dần đến Sửu (Tháng Chạp - tháng 12 Âm lịch - theo cách gọi dân gian Việt Nam: Một - Chạp - Giêng - Hai...) là hết một năm. Bởi vậy, khi chúng ta bắt đầu từ cung Dần đếm thuận đến tháng sinh thì tức là trở lại thời điểm xuất phát của trái đất trong tháng Giêng năm đó. Xin xem hình minh họa dưới đây:

Posted Image

Hình trên đây giả định một người sinh tháng 9 (hay bất kỳ tháng nào) thì khi chúng ta đếm thuận đến tháng sinh - theo phương pháp của Tử Vi thì chúng ta cũng được xem xét ở vị trí trái đất trong tháng Giêng (Tháng Dần) qui ước. Thứ tự của tháng qui ước theo chiều Thuận, nên để trở lại vị trí ban đầu sẽ theo chiều ngược lại. Nhưng thực tế trái đất vận đông theo chiều nghịch quanh mặt Trời, nên để trở lại tháng Giêng - Dần phải đếm theo chiều thuận.

Có lẽ để tôi vẽ lại hình khác sẽ rõ hơn. Nhưng nội dung chính - trở lại vị trí tháng Dần trong tương quan trái đất và mặt trời sẽ không đổi

Còn tiếp

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

....DỪNG LẠI Ở CUNG NÀO, LẤY CUNG ĐÓ LÀM GIỜ TÝ ĐẾM NGHỊCH ĐẾN GIỜ SINH.

Phần trên, tôi đã chứng minh với quí vị rằng: Khi đếm thuận đến tháng sinh thực chất là đưa trái đất trở lại vị trí ban đầu xuất phát trong tương quan với Mặt trời của Thái Dương hệ. Bây giờ, tạm thời chúng ta giả định rằng: Chúng ta đang ở vị trí của Trái Đất trong tháng Giêng - là tháng được chọn chuẩn để quan sát bầu trời và những tương tác giữa các vì sao liên quan đến Trái Đất.

Vậy tại sao lại có vấn đề đếm nghịch đến giờ sinh?

Bây giờ chúng ta lại quan sát một hiệu ứng vũ trụ về sự chuyển động đảo của các vì sao khi quan sát từ trái Đất.

Ngày nay, khoa Thiên văn học hiện đại gọi đó là "Hiệu ứng chuyển động đảo của các vì sao khi quan sát từ trái Đất". Điều này tôi đã trình bày trong các sách đã xuất bản là "Hà Đồ trong văn minh Lạc Việt", "Định mệnh có thật hay không?" (Đức Phật khai ngộ về tính thấy), nay xin tóm tắt lại như sau:

Do trên thực tế trái Đất tự quay quanh trục theo chiều ngược kim đồng hồ, nên khi ta bắt đầu quan sát một vật thể vũ trụ ở xa trên bầu trời thì chúng ta luôn luôn thấy ban đầu có vẻ như chúng đi ngược lại chiều quay trái đất - tức chiều thuận kim đồng hồ. Xin xem hình minh họa dưới đây:

Posted Image

Hiệu ứng chuyển động đảo biểu kiến quỹ đạo chuyển động

của các vì sao khi quan sát từ Trái Đất.

Chính hiệu ứng chuyển động đảo này tôi đã liên hệ với phương pháp tính đại hạn trong khoa Tử Vi, để minh chứng những hiệu ứng vũ trụ được áp dụng trong môn này. Xin xem hình minh hoa dưới đây:

Posted Image

Phương pháp lưu đại hạn trong Tử Vi , so sánh với hiệu ứng chuyển động đảo biểu kiến.

Trên cơ sở hiệu ứng chuyển động đảo biểu kiến này, chúng ta thấy nếu khi bắt đầu quan sát vào một giờ giả định là giờ Tý (Đây là vị trí đối xung với mặt trời và là đỉnh cao nhất của đường Hoàng Đạo thuận lợi cho việc quan sát vũ trụ) - thì chúng ta thấy rằng các vì sao đều đi ngược chiều với trục tự quay của trái Đất tính theo giờ (Tức từ trái sang phải thuận chiều kim đồng hồ. Bởi vậy, trong trường hợp cần loại suy những hiệu ứng biến động tương tác của vũ trụ với chuyển động của trái Đất thì người ta phải tính theo chiều ngược lại để đưa trái Đất vào vị trí ban đầu quan sát. Trong trường hợp cụ thể của cách an mệnh trong Tử Vi : "Đếm nghịch theo giờ sinh..." thì đó chính là giờ Tý - Giờ đối xung với mặt trời và là đỉnh thuận lợi cho việc quan sát trong vị trí trái Đất trên đường Hoàng Đạo.

Như vậy, đến đên tôi đã chứng giải việc đếm nghịch theo giờ sinh chính là đưa vị trí người quan sát trên địa cầu trở về giờ Tý - là giờ đối xung với mặt trời và là vị trí thuận lợi nhất trong việc quan sát vũ trụ.

Vậy vấn đế đặt ra tiếp theo là:

Tại sao lại lấy tháng Dần và giờ Tý làm thời điểm mốc để định vị các vị trí sao trên bầu trời Thái Dương hệ trong khoa Tử Vi?

Còn tiếp

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi đã hiệu chỉnh lại toàn bộ bài viết, chủ yếu là tính thuận nghịch do viết nhầm. Nhưng những nguyên tắc không thay đổi.

Cảm ơn sự quan tâm của quí vị.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bài trên tôi đã trình bày về nguyên lý thuận theo tháng và nghịch theo giờ bắt đầu từ cung Dần có mục đích đưa Trái Đất trở về với vị trí xuất phát ban đầu trong năm - cung Dần - và giờ Tý. Tôi cũng đã chứng tỏ rằng: Giờ Tý chính là vị trí đối xung với mặt trời và là đỉnh cao nhất, thuận lợi nhất trong việc quan sát vũ trụ từ đó tính toán, thí nghiệm những hiệu ứng của từng vì sao trong vũ trụ liên quan đến Địa cầu.

Trong khoa học khi nghiên cứu một đối tượng thì người ta phải cô lập đối tượng đó trong một điều kiện chuẩn và loại trừ những hiệu ứng bên ngoài. Trên cơ sở này thì chúng ta thấy rằng: Chính vị trí cung Dần và giờ Tý là vị trí qui ước chuẩn để quan sát các hiệu ứng vũ trụ liên quan đến Địa cầu.

Đến đây các bạn quan tâm có thể phản biện và thắc mắc như sau:

Vị trí chuẩn là cung Dần và giờ Tý liên quan gì đến cung mệnh bắt đầu từ Dần trong Tử Vi khác với trở lại cung Dần và giờ Tý qua sự phân tích của tôi?

Tôi xin được biện minh như sau:

Trước khi con người của nền văn minh cổ xưa - chứ không phải nền văn minh này - tính toán được hiệu ứng vũ trụ tương tác với Địa Cầu ở những vị trí không gian khác nhau của trái Đất theo thời gian thì họ phải có một vị trí chuẩn để xác định định lượng những giá trị tương tác làm cơ sở để tính toán các tương tác ở các vị trí khác theo những quy ước và khái niệm của thuyết Âm Dương Ngũ hành. Bởi vì họ không thể đo hiệu ứng tương tác vũ trụ trên bất cứ thời điểm và vị trí không gian nào của Địa cầu. Từ vị trí chuẩn này với những phương tiên xác minh định lượng các hiệu ứng tương tác, họ sẽ tính toán những hiệu ứng này ở các vị trí khác của Địa cầu trong không gian. Trái đất chính là trung tâm - đối tượng - được quán xét các hiệu ứng vũ trụ vì sự phát triển tri thức của con người. Trái Đất chính là cunng Dần mà tôi đã đề cập ở trên.

Như vậy đến đây, chúng ta sẽ có hai khái niệm về cung Dần:

1) Cung Dần là vị trí tháng Giêng trên vòng Hoàng Đạo của Địa cầu (Quỹ đạo của trái Đất chung quanh mặt trời).

2) Cung Dần xuất phát của phương pháp an sao trong Tử vi chính là trái Đất trong mối tương quan cửu tinh trong Thái Dương hệ mà tôi cũng đã chứng minh ở trên - và là trọng tâm của những hiệu ứng tương tác vũ trụ liên quan đến địa cầu vào thời điểm không thời gian đó để tạo ra phương pháp an sao trong Tử Vi.

Mối liên hệ giữa hai khái niệm này như thế nào trong phương pháp tính toán các hiệu ứng vũ trụ qua môn tử vi thì nằm ngoài chủ để của topic này.

Nhưng như tôi đã khẳng định và xin nhắc lại rằng:

nếu lý thuyết của Thiên Sứ tôi nhân danh nền văn hiến Lạc Việt giải thích điều này thì nó sẽ là sự mở đầu cho việc khám phá vật lý thiên văn cổ và tính nhất quán trong qui ước của nó trong Lý học Đông phương. Hoặc là nền văn hiến Việt một lần nữa lại bị phủ nhận - như nó đã từng bị phủ nhận trải gần 2000 năm. Nếu không có sự bảo đảm chắc chắn cho quyền sở hữu thuộc về văn hiến Việt thì Thiên Sứ tôi sẽ im lặng.

Xin cảm ơn sự quan tâm của quí vị và anh chị em.
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Thiên Sứ kính mến!

Cảm ơn anh vì bài viết với những ý tưởng mới lạ và thú vị.

Em có một vài suy nghĩ qua cách lý giải của anh như sau:

Nếu theo cách lý giải này, em không thấy vai trò quan trọng nào của tháng Dần cả. Ví dụ như nếu không lấy tháng Dần làm chuẩn mà lấy tháng Mão chẳng hạn, là tháng 1 đầu năm, tháng Thìn làm tháng 2, ..., tháng Dần làm tháng 12 thì theo phương pháp này vị trí của cung Mệnh cũng không thay đổi, vẫn như bảng cung Mệnh cổ thư truyền lại thôi.

Như vậy, khi lấy bất cứ tháng nào làm tháng đầu năm thì vị trí cung Mệnh cũng không thay đổi. Từ đó suy ra, cung Mệnh không phụ thuộc việc chọn tháng đầu năm mà chỉ phụ thuộc vào thuộc tính Địa chi của tháng và giờ mà thôi. Vì thế, tầm quan trọng của tháng đầu năm trong việc xác định cung Mệnh trong Tử vi là không có cơ sở.

Lý luận của anh cho rằng việc đếm thuận đến tháng sinh đưa Trái đất về vị trí đầu năm hoàn toàn tương đương với việc em coi khí của tháng (bắt đầu từ đầu năm) vận hành đến tháng sinh (Vì khí của tháng chính là khí đầu năm) hay nói cách khác là khí của năm vận hành theo tháng đến tháng sinh.

Lý luận của anh cho rằng việc đếm ngược giờ sinh để qui Trái đất về giờ Tý cũng tương đương với việc em coi vị trí cung Mệnh là vị trí của khí của ngày vận động tiến hóa tới giờ sinh.

Tóm lại, về cơ bản, lập luận của anh và của em không khác nhau nhiều về bản chất nhưng khác nhau ở chỗ diễn đạt và lý giải bản chất đó.

Anh cho rằng, cơ sở của phép an cung mệnh là những vận động thiên văn, do đó từ giờ sinh qui ngược vị trí Trái đất tới giờ Tý và tháng đầu năm.

Còn em cho rằng cơ sở của phép an cung Mệnh là vận động của trường khí nên em suy khí của giờ Tý tháng đầu năm vận động đến giờ sinh.

Em còn cho rằng vận động đó của trường khí là cơ sở của những vận động thiên văn đó. Do cung Mệnh và vận động Thiên văn có chung cơ sở là vận động trường khí nên ta mới thấy có nhiều sự phù hợp và lầm tưởng rằng vận động Thiên văn là cơ sở của phép an cung Mệnh trong Tử vi.

Cả phương pháp của anh và của em đều không dựa trên học thuyết ADNH của người Hán truyền lại mà đều dựa trên những phục hồi học thuyết ADNH trên cơ sở văn hóa của người Việt.

Mong anh cho ý kiến.

Kính anh!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Votruoc thân mến.

Trước hết anh phải biết được một số nguyên tắc làm lịch cổ Đông Phương (Âm lịch - lịch Ta). Trong phương pháp này thì các tháng Một - Chạp - Giêng không bao giờ được phép lấy nhuận. Qui ươc này không phải ngẫu nhiên mà hoàn toàn có cơ sở nhận thức thực tế từ các chòm sao thiên cực Bắc mà sao Bắc đẩu hiện nay chỉ là 1 trong số các chòm sao đó. Hay nói cách khác tháng được qui chuẩn là tháng Giêng là tháng chịu sự tương tác mạnh từ các chòm sao này khi nó có vị trí chòm sao Thiên cực bắc. Khoảng 6 hoặc 7.000 năm thì qui ươc tháng Giêng là tháng đầu năm thay đổi: Lúc là tháng Một - lúc Chạp - lúc Giêng. Nói tóm lại tháng Giêng là tháng có lực tương tác chuẩn nhất liên quan đến vị trí chòm sao thiên cực Bắc hiện nay. Điều này không chỉ mang tính quy ươc mà còn là cơ sở thực tế bởi lực tương tác nói trên. Chỉ có tên gọi tháng Giêng - Dần là mang tính quy ươc thôi (Nếu thích không gọi là Dần mà là tháng Thiên Sứ cũng được). Theo vị trí tương quan hiên nay thì tháng Giêng là tháng đầu năm; tên là tháng Dần. Bởi vậy tháng Dần có ý nghĩa làm tháng chuẩn để quán xét và cần quay thuận về thang Dần là như vậy. Người ta không thể muốn qui định bất cứ tháng nào để quán xét được. Việc chọn tháng Giêng là có cơ sở thực tại thiên văn của nó.

Nói tóm lại:

Qui luật tương tác của vũ trụ là thực tại làm nên sự huyền vĩ của văn minh Đông phương.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Thiên Sứ kính mến!

Em không có ý nói về tầm quan trọng và sự hợp lý nói chung của việc chọn tháng Dần là tháng đầu năm. Em chỉ muốn nói sự độc lập của cung Mệnh trong Tử vi theo cổ thư cũng như theo phương pháp của anh với việc qui định tháng nào là tháng đầu năm thôi. Rõ ràng theo các cách này thì tháng nào là tháng đầu năm ta cũng được cùng một bảng an cung Mệnh như nhau.

Theo em, việc chọn tháng nào là tháng đầu năm cũng cho một kết quả khi an cung Mệnh vì cung Mệnh chính là sự vận động tiến hóa của khí tháng đó theo giờ.

Kính!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Thiên Sứ kính mến!

Em không có ý nói về tầm quan trọng và sự hợp lý nói chung của việc chọn tháng Dần là tháng đầu năm. Em chỉ muốn nói sự độc lập của cung Mệnh trong Tử vi theo cổ thư cũng như theo phương pháp của anh với việc qui định tháng nào là tháng đầu năm thôi. Rõ ràng theo các cách này thì tháng nào là tháng đầu năm ta cũng được cùng một bảng an cung Mệnh như nhau.

Theo em, việc chọn tháng nào là tháng đầu năm cũng cho một kết quả khi an cung Mệnh vì cung Mệnh chính là sự vận động tiến hóa của khí tháng đó theo giờ.

Kính!

Tôi đã nói rất rõ là việc chọn tháng đầu năm theo lịch ta có quy tắc rất rõ ràng. Chứ không phải như anh viết " Chọn tháng nào là tháng đầu năm cũng được" và chúng không thể có cung mệnh an như nhau được. Nhưng vì nằm ngoài chủ để nên tôi không viết tiếp thôi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

H = (9 + (Cặp Can)mod10 + (Cặp Chi)mod12) mod 10

-> Dần: : 3, dần ở vị trí 3; trong công thức có số 9; 3 + 9 = 12 hết 1 vòng tuần hoàn của địa chi! có điểm gì liên quan nhỉ, để suy nghĩ tiếp xem sao. Tôi cũng đang đi tìm trả lời cho mấy câu hỏi này. Học kiểu này chả mấy mà :lol: an sao thay máy. Mà tôi cũng thấy thú vị hơn là học mấy lời giải đoán có tính chất hơi ... mơ mơ.

Hướng nghiên cứu của tôi vẫn là lấy ngũ hành nạp âm và các quy tắc suy diễn trên đó, quy luật tuần hoàn để nghiên cứu tử vi, theo ý hiểu của tôi, đó là căn nguyên cho môn này.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Còn luận điểm này, anh VinhL nghĩ sao, tôi thì không thiên về luận điểm này, vì nghe ra nó không có tính toán học + khoa học.

Nếu coi 2 cung Sửu / Mùi là danh giới ngày và đêm, -> cung Dần ngay sau cung Sửu thì ... đc coi là bắt đầu ngày :lol:

nhưng thú thực đây chỉ là cách giải thích vui vui chứ cá nhân tôi cũng ko có chiều hướng gì về cách này. Vẫn cứ phải là những tính toán cụ thể thì mới Ok!

ah còn điểm này nữa:

Số Ngủ Hành

1,6 Thủy

2,7 Hỏa

3,8 Mộc

4,9 Kim

5, 10 (0) Thổ

trong cách quy ước hằng số như trên,

giả sử cho anh f(hành) = hành được sinh, ví dụ f (1) = 3, f (6) = 8. lầ trước tôi tính cái này về sau cũng loạn loạn một chút!

thì quy luật tính toán thế nào, anh tính được chưa ah?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tất cả các bộ môn dự đoán cổ đông phương trừ thái ất đều dùng hệ thống lịch thiên can địa chi làm hệ quy chiếu thời gian. Lịch thiên can địa chi là có cơ sở thiên văn học.

Trong tử vi cổ điển lịch thiên can địa chi được dùng để làm cơ sở định vị các vị trí sao.

Địa chi tháng âm để an cung mệnh chẳng qua chỉ là cách định vị gần đúng vị trí của trái đất trong hệ mặt trời vào thời điểm sinh mà thôi. Từ vị trí của trái đất vào thời điểm sinh dùng địa chi giờ sinh để an mệnh thân chẳng qua cũng chỉ là cách xác định góc lệch của tia chiếu mặt trời vào vị trí địa lý sinh vào thời điểm giờ sinh. Phải quay theo hai chiều đơn giản là trái đất có trục ngiêng 27 độ 5 nên tọa độ sinh được định vị theo hai phuơng.

Chúc các bạn nghiên cứu thành công bộ môn tử vi .

Share this post


Link to post
Share on other sites