Thiên Sứ

NGHIỆP CHƯỚNG

481 bài viết trong chủ đề này

Ông trời có luật nhân quả có đức hiếu sinh!

Bản thân tôi đã gặp rất nhiều trường hợp báo ứng mà mình tự nghiệm cho mình thấy là rất đúng, thội chỉ biết tậm niệm theo đạo Phật rằng: "Vạn vật chúng sinh đều bình đẳng". Mọi người hãy cùng làm việc thiện thì bản thân trong tâm cũng thanh thản mà cuộc sống chắc chắn sẽ gặp nhiều điều may!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trụ trì chùa Quán Sứ:

Đi giải hạn không thể tránh được hạn!

Posted Image- Nghiệp tức là tương lai của một con người có thể thay đổi do việc làm của mình. Mình làm điều thiện thì nghiệp của mình sẽ nhẹ đi, càng làm điều xấu nghiệp sẽ nặng lên....

Sai lầm khi đến chùa cầu xin tài lộc!

Đi lễ chùa, nhiều người chưa hiểu gì về đạo Phật

Chen chân lên chùa cầu phúc, cầu an

Những hình ảnh nhức nhối nơi cửa Phật

Đền Trần 2012: Trả lại giá trị thật cho lá Ấn

Ngỡ ngàng đêm khai Ấn đền Trần bình yên

Mang tiền thật vay tiền ảo ở Đền Bà Chúa Kho

Tiếp tục làm rõ và giải thích về các hiện tượng bói toán, gieo quẻ, cúng lễ và giải hạn giải sao.... PV Vietnamnet đã tìm đến Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu - Trụ trì Chùa Quán Sứ - Phó Chủ tịch thường trực hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam để có cuộc trao đổi:

Xem bói: Lãng phí tiền bạc mà dễ gây hại vào thân

- Việc người dân đi chùa nhưng lại thường hay xem bói, xem tướng liệu có đúng với tinh thần của Phật Giáo?

Việc đi chùa mà xem bói, xem tướng trong Phật Giáo là không hề có chuyện đó. Trong nhà chùa nguyên tắc không bao giờ có chuyện xem bói và chỉ có các ông thầy bên ngoài nhân dịp lễ hội mới tổ chức xem bói mà thôi.

Posted Image

Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu - Trụ trì Chùa Quán Sứ - Phó Chủ tịch thường trực hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Tôi cũng nghĩ rằng mọi người không nên xem bói. Bởi vì con người Phật đã dạy là có Nhân – Quả. Mình làm điều tốt sẽ gặt lấy điều tốt, làm điều xấu sẽ gặt phải điều xấu. Còn việc ông thầy bói phán sẽ chỉ làm ta phải suy nghĩ và gây hại vào bản thân.

Ví dụ như ông thầy bói phán ta phải kiêng cái này thì sẽ tránh được điều này, ta kiêng và tránh được thì ta nghĩ rằng ông ta nói cũng đúng, và nếu ta không may bị phải thì cũng suy nghĩ rằng ta không kiêng nên gặp phải nên ông thầy nói cũng vẫn đúng. Như vậy ta chỉ tốn tiền bạc cho ông thấy bói và vô hình tự tạo cho mình cái nhân-quả.

- Nhiều người dân hiểu luật nhân quả rằng mình đi chùa càng nhiều, dâng tiền lễ càng nhiều như vậy sẽ gặp được điều tốt, như vậy liệu có đúng không?

Hoàn toàn sai nếu hiểu như vậy. Nếu hiểu như vậy thì phải chăng người nào càng giàu có cung tiến lên chùa càng nhiều thì sẽ được sống mãi mà chả phải tu tâm tu đức gì hay sao!

Hãy hiểu rằng đến lễ chùa cần có cái tâm để tự cải thiện mình theo lời dạy của Phật là làm phúc, làm điều lành không làm điều ác. 1 đồng của người nghèo dâng lên chùa có thể bằng cả triệu đồng của người giàu chỉ cần người đó có tâm!

Thiên kinh vạn quyển của nhà Phật cũng chỉ dạy và khuyên con người có như vậy chứ không có chuyện dâng tiền lễ càng nhiều thì gặp càng nhiều điều tốt là hoàn toàn hiểu sai và trái ngược với luật Nhân Quả theo tinh thần của Đạo Phật.

Posted Image

Thầy bói ngày nay thường phán: Nên kiêng cái này để tránh được điều này!!? (Tranh biếm họa Thầy bói xem voi của COMXANH)

Nghiệp là có thể đổi...

- Tuy có rất nhiều người biết là chuyện xem bói là mê tín, không đúng nhưng họ vẫn rất muốn xem, đơn giản có thể là vì tò mò. Thầy có lời khuyên gì cho họ?

Nghiệp tức là tương lai của một con người có thể thay đổi do việc làm của mình. Mình làm điều thiện thì nghiệp của mình sẽ nhẹ đi, càng làm điều xấu nghiệp sẽ nặng lên. Nghiệp có thể thay đổi hay không tất cả là do mình tự tạo nên mà thôi.

Vì vậy xem bói không mà không tự cố gắng tu tâm tích đức thì không thể làm được gì thậm chí tự khiến cho nghiệp của mình nặng lên.

Posted Image

Thầy bói phán tốt thì sẽ không cần phải làm gì? (Ảnh: Yume)

- Xin thầy cho ý kiến theo tinh thần Phật Giáo về việc đầu năm có nhiều nơi tổ chức cúng giải hạn giải sao?

Ở nhà chùa và nhiều nơi, có lễ đầu năm là lễ cầu bình an, cầu cho quốc thái dân an cầu gia đình hạnh phúc….là điều tốt và đúng trong đạo Phật bởi qua lễ cầu đó mục đích là để người đến lễ để nhớ lại những điều phật dạy, để mong

Còn lễ giải hạn giải sao là do các tục lệ thời xưa từ Trung Quốc, khi họ tính tuổi ra các sao hạn sao nhẹ để rồi mới có những lễ này. Rồi thời nay nhiều người theo các cách tính sao đó đến chùa nhờ các thầy trong chùa làm sớ để giải hạn. Nhưng nếu đúng như vậy thì hỏi các sao trên trời to bằng một hành tinh khi chiếu hoặc rơi xuống thì đúng là gặp nguy chứ làm sao mà giải được!

Vì vậy nên việc cúng sao giải hạn, giải sao vào mỗi tháng chỉ nên hiểu như một lễ cầu an để tự mình răn mình, tự tạo Nhân – Quả cho mình mà buổi lễ mỗi tháng như một dịp nhắc nhở mà thôi. Không nên hiểu việc đi giải hạn, giải sao sẽ có thể tránh được cái hạn, cái không may.

Tôi thấy nhiều người đến giải hạn giải sao mà dùng cả hình nhân thế mạng, rồi hóa gây ô nhiễm và lãng phí. Nếu làm như vậy mà tránh được thì ai cứ có tiền để mua những thứ đó mà đốt sẽ tránh được hết mà không cần phải tích đức hay sao?

Mọi người cũng nên quan niệm cái hạn, cái không may cũng là một điều hết sức tự nhiên của vạn vật, mọi thứ đều có một chu kì nhất định. Giống như con người sinh ra ai cũng có lúc khỏe, lúc yếu vì đó là thời vận. Nhưng vạn vật vẫn sẽ có nhân quả, chỉ cần chúng ta sống có ích không gây điều ác thì những lúc thời vận xấu sẽ không ảnh hưởng quá lớn.

- Xin cám ơn Thầy!

Hoàng Nguyên (Thực hiện)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trụ trì chùa Quán Sứ:

Đi giải hạn không thể tránh được hạn!

Posted Image- Nghiệp tức là tương lai của một con người có thể thay đổi do việc làm của mình. Mình làm điều thiện thì nghiệp của mình sẽ nhẹ đi, càng làm điều xấu nghiệp sẽ nặng lên....

Sai lầm khi đến chùa cầu xin tài lộc!

Đi lễ chùa, nhiều người chưa hiểu gì về đạo Phật

Chen chân lên chùa cầu phúc, cầu an

Những hình ảnh nhức nhối nơi cửa Phật

Đền Trần 2012: Trả lại giá trị thật cho lá Ấn

Ngỡ ngàng đêm khai Ấn đền Trần bình yên

Mang tiền thật vay tiền ảo ở Đền Bà Chúa Kho

Tiếp tục làm rõ và giải thích về các hiện tượng bói toán, gieo quẻ, cúng lễ và giải hạn giải sao.... PV Vietnamnet đã tìm đến Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu - Trụ trì Chùa Quán Sứ - Phó Chủ tịch thường trực hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam để có cuộc trao đổi:

Xem bói: Lãng phí tiền bạc mà dễ gây hại vào thân

- Việc người dân đi chùa nhưng lại thường hay xem bói, xem tướng liệu có đúng với tinh thần của Phật Giáo?

Việc đi chùa mà xem bói, xem tướng trong Phật Giáo là không hề có chuyện đó. Trong nhà chùa nguyên tắc không bao giờ có chuyện xem bói và chỉ có các ông thầy bên ngoài nhân dịp lễ hội mới tổ chức xem bói mà thôi.

Posted Image

Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu - Trụ trì Chùa Quán Sứ - Phó Chủ tịch thường trực hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Tôi cũng nghĩ rằng mọi người không nên xem bói. Bởi vì con người Phật đã dạy là có Nhân – Quả. Mình làm điều tốt sẽ gặt lấy điều tốt, làm điều xấu sẽ gặt phải điều xấu. Còn việc ông thầy bói phán sẽ chỉ làm ta phải suy nghĩ và gây hại vào bản thân.

Ví dụ như ông thầy bói phán ta phải kiêng cái này thì sẽ tránh được điều này, ta kiêng và tránh được thì ta nghĩ rằng ông ta nói cũng đúng, và nếu ta không may bị phải thì cũng suy nghĩ rằng ta không kiêng nên gặp phải nên ông thầy nói cũng vẫn đúng. Như vậy ta chỉ tốn tiền bạc cho ông thấy bói và vô hình tự tạo cho mình cái nhân-quả.

- Nhiều người dân hiểu luật nhân quả rằng mình đi chùa càng nhiều, dâng tiền lễ càng nhiều như vậy sẽ gặp được điều tốt, như vậy liệu có đúng không?

Hoàn toàn sai nếu hiểu như vậy. Nếu hiểu như vậy thì phải chăng người nào càng giàu có cung tiến lên chùa càng nhiều thì sẽ được sống mãi mà chả phải tu tâm tu đức gì hay sao!

Hãy hiểu rằng đến lễ chùa cần có cái tâm để tự cải thiện mình theo lời dạy của Phật là làm phúc, làm điều lành không làm điều ác. 1 đồng của người nghèo dâng lên chùa có thể bằng cả triệu đồng của người giàu chỉ cần người đó có tâm!

Thiên kinh vạn quyển của nhà Phật cũng chỉ dạy và khuyên con người có như vậy chứ không có chuyện dâng tiền lễ càng nhiều thì gặp càng nhiều điều tốt là hoàn toàn hiểu sai và trái ngược với luật Nhân Quả theo tinh thần của Đạo Phật.

Posted Image

Thầy bói ngày nay thường phán: Nên kiêng cái này để tránh được điều này!!? (Tranh biếm họa Thầy bói xem voi của COMXANH)

Nghiệp là có thể đổi...

- Tuy có rất nhiều người biết là chuyện xem bói là mê tín, không đúng nhưng họ vẫn rất muốn xem, đơn giản có thể là vì tò mò. Thầy có lời khuyên gì cho họ?

Nghiệp tức là tương lai của một con người có thể thay đổi do việc làm của mình. Mình làm điều thiện thì nghiệp của mình sẽ nhẹ đi, càng làm điều xấu nghiệp sẽ nặng lên. Nghiệp có thể thay đổi hay không tất cả là do mình tự tạo nên mà thôi.

Vì vậy xem bói không mà không tự cố gắng tu tâm tích đức thì không thể làm được gì thậm chí tự khiến cho nghiệp của mình nặng lên.

Posted Image

Thầy bói phán tốt thì sẽ không cần phải làm gì? (Ảnh: Yume)

- Xin thầy cho ý kiến theo tinh thần Phật Giáo về việc đầu năm có nhiều nơi tổ chức cúng giải hạn giải sao?

Ở nhà chùa và nhiều nơi, có lễ đầu năm là lễ cầu bình an, cầu cho quốc thái dân an cầu gia đình hạnh phúc….là điều tốt và đúng trong đạo Phật bởi qua lễ cầu đó mục đích là để người đến lễ để nhớ lại những điều phật dạy, để mong

Còn lễ giải hạn giải sao là do các tục lệ thời xưa từ Trung Quốc, khi họ tính tuổi ra các sao hạn sao nhẹ để rồi mới có những lễ này. Rồi thời nay nhiều người theo các cách tính sao đó đến chùa nhờ các thầy trong chùa làm sớ để giải hạn. Nhưng nếu đúng như vậy thì hỏi các sao trên trời to bằng một hành tinh khi chiếu hoặc rơi xuống thì đúng là gặp nguy chứ làm sao mà giải được!

Vì vậy nên việc cúng sao giải hạn, giải sao vào mỗi tháng chỉ nên hiểu như một lễ cầu an để tự mình răn mình, tự tạo Nhân – Quả cho mình mà buổi lễ mỗi tháng như một dịp nhắc nhở mà thôi. Không nên hiểu việc đi giải hạn, giải sao sẽ có thể tránh được cái hạn, cái không may.

Tôi thấy nhiều người đến giải hạn giải sao mà dùng cả hình nhân thế mạng, rồi hóa gây ô nhiễm và lãng phí. Nếu làm như vậy mà tránh được thì ai cứ có tiền để mua những thứ đó mà đốt sẽ tránh được hết mà không cần phải tích đức hay sao?

Mọi người cũng nên quan niệm cái hạn, cái không may cũng là một điều hết sức tự nhiên của vạn vật, mọi thứ đều có một chu kì nhất định. Giống như con người sinh ra ai cũng có lúc khỏe, lúc yếu vì đó là thời vận. Nhưng vạn vật vẫn sẽ có nhân quả, chỉ cần chúng ta sống có ích không gây điều ác thì những lúc thời vận xấu sẽ không ảnh hưởng quá lớn.

- Xin cám ơn Thầy!

Hoàng Nguyên (Thực hiện)

Việc đi chùa mà xem bói, xem tướng trong Phật Giáo là không hề có chuyện đó. Trong nhà chùa nguyên tắc không bao giờ có chuyện xem bói và chỉ có các ông thầy bên ngoài nhân dịp lễ hội mới tổ chức xem bói mà thôi.

Tôi là một tín đố Phật giáo, pháp danh của tôi là Minh Tính. Thấy vị Hòa thượng này bình luận như vậy, tôi có thắc mắc như sau: Trong Phật giáo có nói đến 32 tướng tốt của Đức Phật. Vậy xin hỏi hòa thượng: Nếu không có kiến thức về xem tướng thì căn cứ vào đâu để xác định 32 tướng tốt của Đức Phật?

- Việc người dân đi chùa nhưng lại thường hay xem bói, xem tướng liệu có đúng với tinh thần của Phật Giáo?

Việc đi chùa mà xem bói, xem tướng trong Phật Giáo là không hề có chuyện đó. Trong nhà chùa nguyên tắc không bao giờ có chuyện xem bói và chỉ có các ông thầy bên ngoài nhân dịp lễ hội mới tổ chức xem bói mà thôi.

Xin hỏi Hòa Thượng: Nhân quả có phải là một quy luật không? Nếu nhìn thấy một người gieo quả ác, hòa thượng có chắc chắn họ sẽ nhận quả lành không? Hay họ sẽ nhận quả ác? Tất nhiên ông sẽ nói họ nhận quả ác. Phải vậy không? Vậy khi quả chưa đến mà ông xác quyết như vậy thì có phải là coi bói không?

Tôi nghĩ báo Vietnamnet đi hỏi về bói toán, tướng pháp với ông sư thì ông ta không phải chuyên môn để trả lời quí vị. Giống như hỏi ông Hòa Thượng này về vấn đề vật lý lý thuyết vậy (Ngoại trừ ông ta chính là nhà vật lý lý thuyết đi tu)Tôi cũng đề nghị quí vị tăng là: Cái gì biết thì nói, không biết thì hãy suy xét - chính tư duy, không phát ngôn ngoài tri kiến của mình. Chính điều này sẽ tạo khẩu nghiệp cho quý vị.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chính từ khi đọc topic này của bác Thiên Sứ mà cháu cảm thấy như tỉnh ra. Trước đó cháu cũng ko làm điều xấu, ác với ai, cháu cũng ko ăn thịt mèo, và ít ăn thịt chó vì cháu thích nuôi 2 con này. Nhưng đúng là nếu không có duyên với topic này, cháu nghĩ sẽ mắc phải rất nhiều tội (do vô ý hoặc cố tình).

Hôm qua cháu đi phóng sinh ếch mà lo quá. Ếch cháu mua là "ếch công nghiệp" (ngoài chợ bây h toàn ếch công nghiệp) cháu không biết nó có sống tốt ko khi thả ra môi trường ngoài? Vì khi thả ra khỏi túi cháu mới biết những con ếch quá béo và chúng rất khó nhảy lò xo như ếch tự nhiên Posted Image Tí cháu phải qua chỗ cháu thả hôm qua, xem chúng đi chưa. Chúng mà ko đi nổi, cháu sẽ bắt lại hết đem thả chỗ khác. (mặc dù cháu nhìn đã thấy ghê tay rồi) Posted Image

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bạn có thấy sự khao khát tự do và hi vọng sống của cặp Ếch này không? Chúng cũng có tấm lòng "ếch đạo" và tình yêu thương với nhau đấy chứ! Thật tội nghiệp cho hai con ếch này!

TG 24 giờ qua ảnh: Ếch cõng nhau trốn khỏi xô

20/03/2012 07:11:33 Posted Image - Gia đình ngồi quanh đống lửa, em bé chơi gần bờ sông, sinh viên đốt xăng biểu tình,... là những hình ảnh ấn tượng nhất thế giới 24 giờ qua.

Posted Image Một cặp đôi ếch cõng nhau định trốn khỏi chiếc xô ở ven đường tại Gueterfelde, Đức.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bạn có thấy sự khao khát tự do và hi vọng sống của cặp Ếch này không? Chúng cũng có tấm lòng "ếch đạo" và tình yêu thương với nhau đấy chứ! Thật tội nghiệp cho hai con ếch này!

Đúng là đã trong xô rồi thì chạy trời ko khỏi nắng.

Tội nghiệp chúng quá, cháu cảm thấy rằng cứ làm việc thiện nhiều, phóng sinh nhiều thì "lòng từ bi" cũng nhiều hơn. Có thể nói rằng "Phật tính tăng trưởng tốt".

Hôm nọ cháu vào chùa đọc Chú Đại bi và thập chú, rồi ra chợ, cháu thấy một đống cá rô phi vứt ở dưới đất, đang chờ mổ. Cháu mua gần như hết (cháu nhớ ko nhầm là gần 8 cân). Ra đến sông cháu đọc Om mani padme hum (cháu đọc nhanh thôi, vì đọc chậm thì cá khó mà sống nổi do ở trên bờ lâu quá rồi).

Đến khi thả ra thì cá còn bơi quanh chỗ cháu thả khá lâu. Bơi ra xa rồi lại bơi lại gần. Có thể do chúng đang mệt nên chưa thể bơi xa ngay đc. Nhưng dù sao đó cũng là niềm vui của người thả phóng sinh.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted Image

Mẹ đười ươi đang mang bầu ôm con khỏi bị giết

Một hành vi tuyệt vọng trước cái chết gần như chắc chắn của mẹ con con đười ươi. Nhưng hành vị tuyệt vọng cuối cùng đó thật là "đười ươi đạo". Còn những con người đang chuẩn bị giết mẹ con con đười ươi có khái niệm gì về "nhân đạo" không?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hôm nọ cháu vào chùa đọc Chú Đại bi và thập chú, rồi ra chợ, cháu thấy một đống cá rô phi vứt ở dưới đất, đang chờ mổ. Cháu mua gần như hết (cháu nhớ ko nhầm là gần 8 cân). Ra đến sông cháu đọc Om mani padme hum (cháu đọc nhanh thôi, vì đọc chậm thì cá khó mà sống nổi do ở trên bờ lâu quá rồi).

Đến khi thả ra thì cá còn bơi quanh chỗ cháu thả khá lâu. Bơi ra xa rồi lại bơi lại gần. Có thể do chúng đang mệt nên chưa thể bơi xa ngay đc. Nhưng dù sao đó cũng là niềm vui của người thả phóng sinh.

Goa, Number One, cứu trên lưỡi đao tử thần Posted Image , Tiếc là gần chỗ mình ở có mỗi cái sông Tô Lịch nước đen ngòm, có thả xuống thì cá nó cũng chết

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ăn tay gấu mong thành “chiến binh dũng mãnh”:

Cơn ác mộng…hùng chưởng

"Sau một hồi ba hoa đã đời chuyện "ăn món này bổ, ăn món kia… mạnh", cả thảy hân hoan nâng ly rượu pha huyết rắn hổ mang chúa chúc mừng món ăn quý tộc vừa được đầu bếp mang lên. Đó là 2 bàn tay khổng lồ đen sì sì được hầm thuốc bắc ngun ngút khói."

Posted Image

Rừng lồng lộn khi có người lạ đến

Nhóm 3 người đàn ông mặt đỏ au, thân hình phốp pháp ngồi bên chiếc bàn đá trong một biệt thự sang trọng ở quận 7, TP HCM. Sau một hồi ba hoa đã đời chuyện "ăn món này bổ, ăn món kia… mạnh", cả thảy hân hoan nâng ly rượu pha huyết rắn hổ mang chúa chúc mừng món ăn quý tộc mà ngày trước chỉ có vua chúa mới dám dùng, vừa được đầu bếp mang lên. Đó là 2 bàn tay khổng lồ đen sì sì được hầm thuốc bắc ngun ngút khói.

Trước khi "động thủ", 1 trong 3 ông khách ra chiều sành điệu đứng dậy khoát tay, chú giải với giọng cười hô hố: "Hùng chưởng là thằng này đó! Ẩm thực nó anh em mình sẽ tích nạp phong ba bão táp, gom hết sức mạnh của rừng xanh, khi lâm trận là các em đều van xin ông anh… tha mạng".

Chẳng biết trong 2 bàn tay đó, có bàn tay nào là của Rừng?

Sự phẫn nộ của Rừng

Rừng là tên của một trong nhiều chú gấu đang được cứu hộ tại Trung tâm Cứu hộ gấu và thú họ mèo Cát Tiên, thuộc Tổ chức WAR (WildLife At Risk), tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực bảo tồn động vật hoang dã Việt Nam. Nơi Rừng "an dưỡng" nằm giữa vùng lõi Vườn Quốc gia Cát Tiên phía sau Trụ sở Hạt Kiểm lâm Cát Tiên (tỉnh Đồng Nai).

Lúc này 9h sáng, trong lúc những bạn gấu khác đang vui đùa ở khu bán hoang dã thì Rừng tựa lưng vào song sắt, ánh mắt đỏ ngầu nhìn mấy người khách lạ đến thăm. Khi khách đến gần, bất ngờ Rừng chồm dậy, ánh mắt man dại, gầm rú… chấn động cả khoảng rừng. Rồi Rừng lao đến phía cánh cửa sắt, dùng tay lắc mạnh điên loạn như muốn thoát ra ngoài, như muốn lao đến vồ xé đám người kia. Vì sao Rừng lại "nổi khùng" như thế? Liệu trong đám người ấy, có ai là kẻ thù của Rừng?

Trước cơn cuồng nộ của Rừng, đoàn khách du lịch gồm 5 người đến từ TP HCM dừng lại. Họ sợ Rừng xổng chuồng "gây án"? Điều đó đúng nhưng chưa đủ. Bởi họ dừng bước cũng còn vì cái khoát tay của anh Nguyễn Văn Cường, người phụ trách Trạm cứu hộ.

"Trung tâm Cứu hộ gấu và thú họ mèo Cát Tiên hiện đang cứu hộ, nuôi dưỡng 27 cá thể gấu, trong đó có Rừng" anh Cường - "vú em" của gấu, sau cái khoát tay đã chia sẻ thông tin ấy với khách. Rồi anh khẽ thở dài khi nhắc đến Rừng: "100% gấu được giải phóng khỏi các trang trại chuyên khai thác gấu lấy mật khi được đưa về trạm đều mang những vết tích đáng sợ từ con người. Có cá thể gấu mắt mờ, da lở loét, ổ bụng viêm nhiễm do liên tục bị người ta chích kim tiêm nhiễm trùng vào hút mật. Có cá thể gấu vì bị giam cầm lâu năm trong chiếc lồng chật hẹp chẳng thể di chuyển được nên chi khớp cứng đờ, lúc được thả tự do, chỉ biết ngồi bệt một chỗ. Riêng Rừng thì thảm hại nhất!".

Những cán bộ-nhân viên ở trung tâm chẳng biết chú gấu Rừng xuất thân từ cánh rừng nào? Họ chỉ biết sau hơn chục năm trời bị nuôi nhốt tại một khu du lịch ở Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai), Rừng cùng những "anh em" của nó gồm "Núi-Sông-Suối" được các kiểm lâm viên và những người làm công tác cứu hộ động vật hoang dã của Tổ chức WAR giải phóng. Và một điều mà những người giàu ân tình với thú hoang như "vú em" Nguyễn Văn Cường rõ nhất là 100% gấu đã và đang bị nuôi nhốt ở khắp các trang trại trong cả nước đều xuất thân từ núi rừng.

"Nhiều năm trước, có thể Rừng bị "bứng" ra khỏi đại ngàn thâm u đưa về phố thị, bị tống vào trang trại khi nó đang là chú gấu trưởng thành. Mà cũng có thể khi ấy Rừng hãy còn rất nhỏ, lúc nào cũng đeo bám, lẽo đẽo bên mẹ" - anh Trần Văn Quản, người có thâm niên gần 10 năm làm "vú em" cho gấu giữa rừng sâu, suy luận: "Có thể một ngày nọ, do mẹ bị sụp bẫy, hay gục ngã trước họng súng tàn bạo của phường săn, vậy là Rừng bị người ta trói chặt, bị mua bán lòng vòng và sau cùng trở thành "tù nhân" của lòng tham và sự lạnh lùng từ những kẻ xem cái túi mật trong ổ bụng của nó… là mỏ vàng để hốt bạc".

Nhìn Rừng vẫn còn gầm rú trong cơn điên dại, anh Quản trĩu giọng cho biết: "Năm nay Rừng 16 tuổi và có "thâm niên" hơn 14 năm bị người ta cầm tù". Anh chau mày nói: “Khi được đưa về trung tâm, bên cạnh những vết thương đáng sợ như mắt mờ, da lở loét, ổ bụng viêm nhiễm…, Rừng còn khiến nhiều người đau lòng bởi bàn tay trái bị người ta tháo khớp”. "Khi ấy Rừng đúng nghĩa là một con gấu tàn phế, chất chứa từ trong ánh mắt, tiếng gầm của nó là mối hận thù con người lên đến đỉnh điểm!".

Ở Trung tâm Cứu hộ gấu và thú họ mèo Cát Tiên, Rừng không phải là cá thể gấu duy nhất bị cụt tay. Bởi còn có Hope và Hy Vọng (tên do các "vú em" đặt). Hope cụt tay do bị trọng thương khi dính bẫy của phường săn. Hy Vọng mất 1 chi trước bởi vết thương phát sinh trong quá trình vận chuyển từ trang trại nuôi nhốt về trung tâm cứu hộ! Nhưng Rừng thì khác!

Rừng trở thành "phế nhân", Rừng mất tay vì thói phàm ăn tục uống của con người. Cánh tay bị mất ấy của Rừng được người ta gọi bằng cái tên mỹ miều "hùng chưởng". Đây là món ăn mà chỉ những kẻ lắm tiền mới dám "rớ tới". Họ tin rằng sức mạnh của loài gấu dồn ở 2 chi trên. Vì gấu thường xuyên liếm tay nên đôi tay ấy tích tụ “nguyên khí”, nên người ăn tay gấu sẽ có sức mạnh phi thường. Sẽ sớm đạt được ý nguyện trở thành chiến binh phòng the… dũng mãnh!

Thói ham hố vô độ của con người!

"Vú em" Vũ Văn Cường khẳng định: "Khi về với trung tâm, Rừng đã mất chi. Nhiều người không biết cứ nghĩ rằng Rừng tàn phế do sụp bẫy, bị trọng thương. Nhưng căn cứ vào vết thương đã lành sẹo từ khớp tay, chúng tôi biết Rừng bị tháo khớp!".

Từ cuộc trò chuyện với những người làm công tác cứu hộ gấu, mới biết giữa xã hội văn minh, vẫn có nhiều, rất nhiều kẻ lắm tiền vốn ham hố chuyện giường chiếu sẵn sàng chi cả núi tiền để lao vào các thú ăn tươi nuốt sống động vật hoang dã. Không chỉ khoái trá khi chứng kiến cảnh phường con buôn chẻ sọ lấy óc cho mình tẩm bổ, người ta còn tích cực ăn cả bào thai của các loài culi, khỉ, tê tê, cọp, sơn dương… và cả bào thai của những con gấu như Rừng.

Posted Image

Liệu đây có phải "hùng chưởng" của Rừng?

Để có được bào thai của các loài thú hoang ấy đặng chiều lòng những kẻ lắm tiền, các tay "đao phủ" lạnh lùng rạch bụng những con vật lúc chúng đang bụng mang dạ chửa, lúc chúng còn sống chứ không phải đã chết. Họ tin bào thai thú khi lấy ra như vậy mới tốt, mới bổ.

Rạch bụng con thú còn sống để lấy bào thai, người ta còn làm được, huống chi việc tháo khớp lấy chi như trường hợp của Rừng. Quy trình kể ra đơn giản thôi. Nhận được đơn đặt hàng, người ta chỉ việc tiêm cho Rừng liều thuốc mê, sau đó họ dùng con dao sắc lẹm cắt đứt chi trước của Rừng từ khuỷu… Để rồi khi tỉnh dậy, Rừng rên siết với cánh tay bị cắt cụt đầy đau đớn!

Có lẽ cũng từ cái ngày bị tháo khớp ấy, Rừng vừa căm phẫn vừa kinh sợ loài người đến đỉnh điểm. Và cũng có lẽ vì nỗi ám ảnh ấy vẫn còn hằn sâu nên khi thấy những vị khách lạ, vì nghĩ người ta đến để chọc kim vào ổ bụng mình hút mật, hay nghĩ rằng mình sắp bị tiêm liều thuốc mê để tháo khớp cánh tay còn lại mà Rừng… cuồng điên, lồng lộn? Anh Cường khẳng định: "Rừng vẫn bị stress, cuồng loạn khi thấy bóng dáng hoặc ngửi mùi người lạ bởi những nỗi ám ảnh ấy trở về".

Cuộc đời của một con gấu "phế nhân" như Rừng quả là đau đớn. Rừng như nhiều loài móng vuốt khác như hổ, báo, mèo… di chuyển bằng tứ chi và cầm nắm, đào bới, đánh nhau bằng 2 chi trên. Nên việc Rừng bị tháo chi để phục vụ cho thú ăn uống của con người thì quả là cơn ác mộng. Dẫu được chăm sóc tốt nhưng vì việc cầm nắm, ăn uống gặp nhiều khó khăn, trở ngại nên sức khỏe của Rừng không tốt bằng những "anh chị em" khác.

Và cũng vì thể trạng yếu, di chuyển chậm nên Rừng kém thích nghi, khó hòa nhập với bầy đàn là những chú gấu được giải phóng từ các trang trại được nuôi dưỡng trong môi trường bán hoang dã ở rừng Cát Tiên. Vì thế mà Rừng tủi thân, sống khu trú, tách bầy, thường xuyên bị stress.

Thương Rừng chịu nhiều thiệt thòi, các nhân viên Trạm cứu hộ đã gắng sức chế tạo nhiều đồ chơi cho Rừng đùa vui. Nhưng có những lúc bắt gặp ánh mắt mờ đục của Rừng dán chằm chằm vào các bạn gấu đang đùa giỡn, các anh Cường, Quản… có cùng cảm giác bất lực, chua xót lẫn căm phẫn kẻ nào đó đã nuốt bàn tay của Rừng!

"Rừng mất chi, thậm chí mất mạng cũng được nếu như cánh tay ấy của Rừng thực sự thần hiệu trong việc giúp người ta từ yếu thành mạnh, lướt qua những nguy nan của bệnh tật. Đằng này…!" - anh Cường khẽ chép miệng, chua xót!

Tay gấu không phải là "thần dược"

Người viết lần giở các thư tịch, y văn từ cổ chí kim và nhận thấy đúng như chia sẻ của những người làm công tác cứu hộ gấu, chẳng thấy y văn nào ghi tính năng "quỷ khóc thần sầu" của cánh tay mang tên "hùng chưởng" đã mất của Rừng. Có chăng trong “Từ điển Động vật & Khoáng vật làm thuốc”, Tiến sĩ Võ Văn Chi ghi dòng ngắn ngủi rằng "đôi khi bàn tay gấu cũng được sử dụng với những mục đích chữa bệnh khác nhau".

Và trong cuốn “Dược tính chỉ nam” (Đông y sĩ Hạnh Lâm và Nguyễn Văn Minh) chú giải: "Hùng chưởng là bàn tay con gấu... Ai ăn được nhiều tay gấu có thể làm cho khí lực mạnh mẽ"… và chấm hết!

Lương y Nguyễn Thái Bình (Hội Đông Y TP HCM): Tàn nhẫn, không hiệu quả

Việc tháo khớp gấu lấy chi như vậy thật quá nhẫn tâm và vô ích. Bởi "hùng chưởng" chẳng quá thần hiệu như mọi người lầm tưởng và không phải ai "yếu toàn tập" khi ăn "hùng chưởng" vào đều phương phi, khỏe mạnh... Sức khỏe là do quá trình rèn luyện mà thành. Muốn khỏe chẳng cần phải ăn uống sơn hào mĩ vị vô độ mà chỉ cần siêng năng luyện tập thể thao, ăn uống điều độ, ăn những món bình thường quanh mình nhưng khoa học, kiên trì. Bí quyết chỉ đơn giản thế thôi. Chứ đua nhau ăn bào thai, tay gấu làm chi vừa tốn tiền, nhẫn tâm lại chẳng hiệu quả!

Hùng chưởng chỉ là thế thôi, chẳng có gì "ghê gớm". Chỉ là "đôi khi được sử dụng". Chỉ là "ai ăn được nhiều có thể làm cho"… Những điều này đồng nghĩa với việc tay gấu nói chung, cánh tay của Rừng nói riêng không phải là "thần dược" như người ta lầm tưởng.

Mà đâu chỉ như thế, trong nhiều trường hợp kẻ ăn cánh tay gấu bị tháo khớp nào biết đang tích nạp độc chất vào cơ thể? Người viết từng trò chuyện với ông Nguyễn Đình Xuân, Giám đốc Vườn Quốc gia Lò Gò - Xa Mát (tỉnh Tây Ninh), người từng được Đại sứ quán Thụy Sĩ tại Việt Nam vinh danh vì đã có nhiều hoạt động tích cực bảo vệ các loài động vật hoang dã, đặc biệt là loài gấu và biết được đường đi "rùng rợn" vào cơ thể các vị đại gia của mật gấu và tay gấu!

Ông Xuân tiết lộ rằng thường thì tay gấu hay túi mật nguyên chiếc đến tay người có nhu cầu đa phần là "phế phẩm" từ gấu đã chết. Bởi chỉ khi gấu chết không thể khai thác mật được nữa, người ta mới tiến hành phanh thây, cắt lấy những bộ phận cơ thể kia bán cho người lắm tiền.

Hân hoan ăn uống, nhiều người cứ nghĩ mình tích nạp các dược tính từ gấu. "Họ nào biết đang nạp vào cơ thể đủ thứ độc chất. Bởi lẽ trước khi gấu chết, chủ trang trại đã tiêm vào cơ thể con vật rất nhiều thứ thuốc những mong cứu sống nó để tiếp tục trục lợi" - ông Xuân khẳng định.

Phớt lờ những điều ấy, người ta vẫn lao vào các phi vụ săn gấu, cầm tù gấu, chọc kim lấy mật và hẳn nhiên là không từ việc tháo chi con vật lúc nó còn sống, như trường hợp của Rừng. Máu lạnh, tàn bạo, dã man ư? Điều đó miễn bàn. Nhưng dẫu sao, như sẻ chia của những người làm công tác cứu hộ gấu, trường hợp của Rừng cũng có thể được xem là "kết thúc có hậu". Bởi thực tế đã có nhiều cá thể gấu chết thảm sau khi bị người ta tháo khớp vì vết thương nhiễm trùng, hoại tử.

Và bi thảm hơn, có những cá thể gấu chẳng thể nào được như Rừng, nghĩa là sau khi bị tháo khớp vẫn đều đặn bị người ta giam cầm, ngày ngày bị dùi kim nhọn vào lồng ngực hút mật cho đến khi… gục chết!

Theo N.T.D.

An ninh thế giới

=========================

Tàn nhẫn! Vô nhân đạo.

Cái gì cũng có quy luật nhân quả của nó. Đây là quy luật khách quan. Nhưng vì nó nhuốm màu tôn giáo, tín ngưỡng nên bị coi là mê tín và không ít kẻ đã bác bỏ điều này. Tôi đã được nghe một nhân chứng trực tiếp trong một bữa tiệc man rợ vì có món ăn óc khỉ sống. Người này đã không ăn. Nhưng anh trai của anh ta và các bạn người anh này đã ăn. Tất cả đều phá sản, chết và phiêu bạt. Bản thân anh ta cũng phá sản kiệt quệ. Hình như tôi có kể điều này một lần ngay trong topic Nghiệp chướng. Sở dĩ người ta không tin nhân quả chính vì nó không tương tác trực tiếp - thí dụ ăn tay gấu xong lăn đùng ra chết và khoa học chứng minh rằng trong tay gấu có chất độc chẳng hạn. Trường hợp này họ tin ngay và chẳng ai dám ăn tay gấu, hoặc óc khỉ. Nhưng vì nó là tương tác gián tiếp và qua nhiều ảnh hưởng phức tạp, chồng chéo. Nên người ta không thể dễ dàng nhận thấy, nên không tin và cứ tiếp tục hành xử tàn ác như vậy.

Một con bướm hồn nhiên vỗ cánh ở Amazon có thể tạo nên cơn bão ở Thái Bình Dương - Đấy là những tri thức khoa học đã manh nha nhận thấy như vậy. Huống chi tiếng gầm thét, uất hận của một con gấu - và của bao sinh vật đau đớn, chết oan ức - đang chôn trong nghĩa trang của chúng nó chính là cái dạ dày (Bao tử) của mỗi con người - thì - hậu quả của nó sẽ như thế nào?

Bởi vậy, nghiệp chướng trùng trùng, bể khổ không thoát ra được! Đó chính là nhân quả vậy.

Hãy xem những điều cô Hằng nói và suy nghiệm.

http-~~-//www.youtube.com/watch?v=fY-4Wgkkssw&feature=player_embedded

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nếu ai đã từng tham dự buổi lễ cầu siêu "chuyến xe khách định mệnh" sẽ chứng kiến trận mưa cuồng phong trên mặt sông tại chùa Diệu Pháp do Trung Tâm NC Lý Học Đông Phương tổ chức sẽ thấy sự tương tác ứng nghiệm như Cô Phan Thị Bích Hằng mô tả trên đoạn clip trên.

http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/bai-viet/16911-cau-sieu-cho-nhung-cai-chet-oan-khuat/

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đàn bạch hạc về Đền Cả bị bắn hạ làm mồi nhậu

29/04/2012 07:50:28

Chỉ trong vòng một tuần, đàn bạch hạc hơn 200 con đã bị các tay súng ở huyện Yên Thành, Nghệ An, bắn hạ làm mồi nhậu.

Trước đó, khoảng 17h ngày 20/4, hàng trăm con bạch hạc bay về đậu kín đền Cả (xóm Trung Thuận, xã Nhân Thành, Yên Thành, Nghệ An). Rất nhiều người dân hiếu kì trong và ngoài xã đổ về xem.

Posted Image

Theo những người dân sống ở gần đền Cả cho biết, vào thời điểm trên hàng trăm con hạc bay lượn nhiều vòng trên không trung rồi sà xuống đậu kín những cây cối trong khu vực đền Cả, chúng còn rủ nhau xuống hồ bán nguyệt để tắm.

Loài hạc này màu trắng, chân cao và rất dễ gần, nhiều người thấy hạc tắm đã đến đứng trên bờ vỗ tay nhưng nó không bay mà con nô đùa, chao liệng rất đẹp mắt. Tuy nhiên, hàng trăm người kéo đến xem ồn ào nên đàn hạc đã bay đi khỏi đền vào lúc 6h30’ ngày 21/4.

Đàn hạc này không bay đi xa mà quanh quẩn ở các xã Vĩnh Thành- Đồng Thành- Mã Thành… nên đã bị hàng chục tay súng bắn hạ để làm mồi nhậu.

Theo một tay súng ở xã Đồng Thành cho biết: Loài hạc này dễ gần nên các tay súng tha hồ bắn hạ. Trong một buổi sáng ngày 26/4, riêng anh này đã bắn hạ được 27 con.

Hiện đàn hạc hơn 200 con này đã bị diệt gần hết. May mắn chỉ còn khoảng 5- 6 con sống sót.

Điều đáng nói là chính quyền địa phương vẫn biết đàn hạc này bay về Đền Cả và các xã lân cận nhưng dường như vẫn không có một động thái bảo vệ nào?

(Theo Dân Việt)

===========================

Cái này thì ở bên Tây và Hoa Kỳ đều có luật bảo vệ động vật hoang dã. Người ta thường hay dẫn chứng bên Tây nó cũng thế này...nó cũng thế kia....để biện minh cho luận điểm. Nhưng cái này thì bên Tây có bên ta thì không?!

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Cả làng hoảng sợ vì rắn hổ chúa tấn công trả thù cho đồng loạiChuyện xảy ra tại thôn Xà Râu, Ba Nam, Ba Tơ, Quảng Ngãi. Sau khi gia đình ông Linh bắt được một con rắn hổ chúa bò vào nhà bán với giá 3 triệu, liên tục 3 ngày sau, nhiều con rắn hổ chúa khác lớn hơn tấn công vào nhà ông Linh.

Posted Image

Vỏ trứng rắn còn lại sau khi ông Linh đã ăn

Kiếm bạc triệu từ rắn hổ chúa...

Khoảng 18h ngày 17/4/2012, khi cả gia đình ông Pham Văn Linh (55 tuổi) ở thôn Xà Râu, xã Ba Nam đang ở nhà thì bất ngờ thấy một con rắn hổ chúa to cứ bò thẳng vào nhà. Con ông Linh là anh Phạm Văn Lương và Phạm Văn Mập dùng cây bắt con rắn nặng 2,5kg, đem bán cho thương lái với giá 3 triệu đồng.

Chỉ 3 ngày sau đó, một con rắn hổ chúa khác cũng to bằng con đầu tiên đã tấn công vào nhà Linh. Hai anh em nhà ông Linh lại dùng cây bắt tiếp con thứ hai. Nghe tin con nhà ông Linh bắt được rắn, nhiều thương lái đến giành nhau mua và đặt hàng nếu có chỉ cần gọi điện là họ đến ngay...

Posted Image

Rắn liên tục tấn công nhà ông Linh

Hai ngày sau đó, con rắn hổ chúa thứ 3 tiếp tục xuất hiện và tấn công vào nhà ông Linh. Tuy nhiên lần này anh em ông Linh không dám bắt vì con rắn quá to, dài gần 3 mét, lại biểu hiện rất hung dữ, cổ ngước lên cao, phồng mang to hơn 2 gang tay ngang nhiên xông vao nhà. Qua sợ hãi, ông Linh kêu cứu. Thanh niên trong làng dùng đá, cây đuổi con rắn đi.

Ông Linh cho hay: sau khi bắt được hai con rắn hổ chúa, gia đình ông đã phát hiện một ổ trứng rắn hổ gồm 48 trứng ở dưới bụi tre cách nhà ông khoảng 50 mét. Ông đã lấy hết về cho con cháu ăn. Ông cũng cho hay, cho đến bây giờ thì không riêng gì ông mà cả gia đình đều kinh hãi. Con rắn hổ xông vào nhà lần thứ 3, nó như đi báo thù vậy, rất đáng sợ. Cả ngày mấy ngày sau đó cả nhà ông không dám ra khỏi nhà.

Posted Image

Nơi con rắn hổ chúa thứ 3 tấn công nhà chị Liên

Gần một tuần sau đó, con rắn hổ chúa to lớn lại tấn công vào gia đình bên cạnh nhà ông Linh, mọi người cùng nhau đuổi; bà con càng thêm lo lắng.

Cách đây 1 tuần, khi đang nấu ăn, chị Nguyễn Thị Liên - chủ tiệm tạp hóa ở thôn Xà Râu - thấy vách tường ván tự nhiên rung. Không biết chuyện gì, chị gọi chồng là anh Quỳnh ra xem sao, bất ngờ thấy con rắn hổ chúa to, dài đang ngước cổ, phồng mang, anh chị liền bỏ chạy. Sau đó con rắn bỏ đi. Chị Liên lo lắng: Không biết con rắn có đánh hơi được không vì trước đó, con ông Linh đã đem 2 con rắn bắt được sang nhà chị cân nhờ để bán.

Cả làng kinh hãi!

Posted Image

Dàng cúng rắn của gia đình ông Linh

Thấy có điều chẳng lành và sợ hãi, cả gia đình ông Linh đã lập dàng cúng 3 lần để trừ giải điều xấu. Ngày đầu gia đình ông Linh cúng 2 con gà trắng, ngày thứ hai ông cúng một con chó, ngày thứ 3 ông cúng 2 con heo, 1 con gà đen. Theo ông Linh, mổ gia súc để cúng là đền lại xác 2 con rắn mà gia đình ông đã bắt.

Vợ chồng chị Liên cũng đã cúng, cầu mong rắn hổ chúa không quay trở lại nhà. Chi Liên kinh hãi cho biết: “Thấy dân làng cúng tôi cũng cúng theo chứ sợ lắm. Con rắn to quá, nếu nó đến nữa chắc không dám ở nhà…”.

Chuyện rắn tấn công nhà dân thoáng nghe có vẻ khó tin, kỳ bí. Song thực chất xét về đời sống đồng loại thì loài vật nào cũng có “tình đồng loại”. Khi bị mất đi “người thân” tất yếu nó phải đi tìm; chứng kiến “người thân” bị bắt tất yếu sẽ giận dữ. Và điều đó cũng có nghĩa người dân muốn mình yên bình thì hãy để các loài vật được bình yên.

Nguồn: dantri

Cháu đã đọc topic này từ đêm qua đến giờ... Ngẫm lại sau khi đọc bài báo này mới thấy:

Ngày xưa quả báo thì chày.

Bây giờ quả báo đến ngay tức thì.

Cháu xin được lưu trang này và ở tại đây tiếp tục nghe những câu chuyện nhân quả, nghiệp chướng của bác Thiên Sứ và các cô bác.

Kính!

Edited by Rest In Peace
3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Libra xin được góp thêm một câu chuyện về nghiệp chướng rất cảm động mới được đọc cho tất cả mọi người cùng ngẫm:

LỜI XIN LỖI MUỘN MÀNG GỬI TỚI MỘT CON CHÓ

11/05/2012 14:52 (GMT +7) Chuyện này tôi vẫn giấu kín suốt nhiều năm nay, liên quan đến một con chó. Tôi luôn nhủ lòng mình sẽ có lúc phải kể lại. Và đây là cơ hội, dù phải sau chẵn 25 năm!

Posted Image ảnh minh họa

Khi đó tôi đang tại ngũ tại thị xã Lào Cai bị bỏ trống, làm ở bộ phận tham mưu tiểu đoàn. Vì thế mà chúng tôi có thời gian để tăng gia cải thiện thêm.

Chả biết có phải thấy chúng tôi rảnh rỗi mà một hôm anh Nguyễn Ngọc Mùi-thượng uý, phụ trách công tác đoàn và ở cùng với chúng tôi-đi chơi Sapa về, đem theo một con chó đen nhánh, vẫn chưa mở mắt. Chẳng rõ anh nhặt được nó trong hoàn cảnh nào.

Qua lời anh thì tôi đoán có lẽ anh ngẫu hứng lấy của ai đó, phần nhiều là của một phụ nữ mà anh tán tỉnh, chắc do đùa cợt rồi không nỡ ném đi nên mang về dưa “cái của tội nợ” đó cho tôi. Tôi miễn cưỡng nhận nhưng trong lòng rất oán trách anh Mùi.

Không nuôi thì tội nghiệp nó, mà nuôi thì chắc gì nó đã sống. Nó vẫn chưa mở mắt và chỉ to hơn cổ chân một chút. Hằng ngày tôi cho nó ăn cơm, loại cơm nấu từ tấm Ấn Độ (nghe nói thế?) nên rất dính. Mặc dù hai mắt nhắm tịt nhưng miệng nó háu háu vục vào bát cơm.

Có lẽ do nó bị bỏ đói. Vốn không thích chó nhưng nhìn con vật bé xíu ăn một cách khổ sở, lòng tôi cng dịu lại. Lần nào cơm cũng dính chặt hai hàm nó vào nhau. Mỗi lần như vậy tôi phải lấy thìa cậy giúp nó khiến nó kêu úng oắng.

Tôi càng được thể giận anh Mùi. Anh làm khổ tôi mà cứ coi như không, thấy thế còn nhe răng cười. Nhưng rồi con chó cũng lớn dần. Chả may cho nó sớm bị ghẻ, dân gian gọi là lường. Lông nó trụi dần, trông rất bẩn mắt.

Ngày nào nó cũng dùng chân sau gãi bụng sồn sột, quay tròn như sắp phát cuồng và phô ra cái thân hình ghẻ lở, xấu xí rất khó nhìn. Tôi cảm thấy có mối ác cảm rất cay nghiệt với nó. Mỗi lần nó xuất hiện, tôi lại nổi cáu vô cớ.

Một lần tôi mang nó ra, chịt cổ, rồi dùng cả phao dầu thắp sáng dội thẳng lên người nó. Trong hành động của tôi có lẫn cả sự ác độc, kiểu cho mày chết đi! Con vật kêu như phải bỏng. Nó quay chong chóng, ngã lộn nhào mấy vòng vì xót.

Rồi nó cứ lăn lộn trên nền đất, kêu gào thảm thiết, nước mắt chảy ra. Nó nhìn tôi sợ hãi và oán trách, như vì tôi mà nó phải chết non. Đang bù đầu vì sổ sách, chứng kiến cảnh ấy, tự dưng tôi không thể chịu đựng nổi.

Tôi co chân đá nó một phát, y như đá trái bóng khiến nó bay ra phía ruộng rau. “Thôi thì mày biến đi cho khuất mắt tao, mày chết luôn tao càng thoát nợ, trông mày tởm quá thể”. Tôi bực mình quay vào, không thèm nhìn xem con chó quằn quại ra sao.

Nó chỉ là một con chó, việc quái gì mình phải khổ với nó. Không thấy động tĩnh gì, tôi nghĩ con chó đã chết hoặc bỏ đi. Thế nào cũng tốt. Nó sẽ không thể ám mình được nữa. Nào ngờ, chiều tối hôm ấy, khi đi rừng về, tôi thấy nó lại đã ở trong phòng làm việc của tôi.

Nó nằm im, người cuộn lại, lông vẫn bết vì dầu, toàn thân run lên từng chặp. Nó run vì xót, vì đói và còn vì sợ tôi. Nó không dám nhìn tôi, chỉ khẽ rên ư ử, có lẽ đang ra sức van xin tôi từ tâm cho nó được sống và tá túc qua ngày.

Tôi bỗng thấy động lòng, lót cho nó một cái áo rách. Vài hôm sau thì nó bắt đầu ăn uống bình thường. Và điều kỳ diệu là lông nó có dấu hiệu mọc lại. Nghĩa là phao dầu đã có tác dụng diệt hết đám cái ghẻ trên người nó.

Mấy tuần sau thì nó thành con chó có bộ lông óng mượt, đốm mũi và đốm trán nên trông như chó bốn mắt. Tôi gọi nó là con Jên, tên một nữ nhân vật hoàng tộc đài các nhưng hết thời trong cuốn tiểu thuyết lịch sử Cây đèn sắt của Bun-ga-ri mà tôi vừa đọc.

Ngày ngày Jên quanh quẩn bên tôi. Ngoài tôi ra, không ai gọi được nó, không ai có thể mời nó ăn bất cứ món gì. Ban đêm nó nằm ngay dưới chân giường của tôi, không bao giờ ngủ. Ban ngày khi tôi làm sổ sách thì nó ngủ khì, rồi khi dậy thì ra hiên ngồi canh và hóng hớt chuyện của lính.

Hôm nào thấy tôi sắp xếp tài liệu, thay quần áo, thì nó ra ngoài cửa đứng chờ sẵn ở trên thềm. Nó ưỡn ngực nhìn theo từng bước tôi đi theo triền dốc xuống đường. Nếu tôi rẽ phải, nghĩa là ra trung đoàn, nó bèn quay vào.

Ra trung đoàn thì chỉ có đi làm việc, nó biết như vậy và không bao giờ quấy quả. Nhưng hễ tôi rẽ trái, lập tức nó phóng theo. Rẽ trái thì hoặc xuống đơn vị, tức là đi chơi, hoặc vào rừng đi săn. Cả hai việc, với nó, đều có quyền bám theo ông chủ.

Chưa lần nào tôi đủ cứng rắn để bắt nó quay về. Trên đường đi nó cứ chạy luýnh quýnh, thỉnh thoảng lại nhìn tôi thích thú và lòng đầy biết ơn. Nhưng ngay cả khi ở đơn vị chỉ huy mời tôi ăn cỗ bàn, thịt cá ê hề thì nó cũng nằm ngay dưới chân, không bao giờ đòi hỏi bất cứ điều gì, không ai cho nó ăn nổi dù một miếng nhỏ, nếu tôi chưa phát tín hiệu đồng ý.

Những lúc trời tối đen, hai bên lối mòn chỉ có cây cối rậm rạp mà có nó luôn chạy phía trước để dẫn đường quả là rất yên lòng. Có lẽ vì quá khôn mà con Jên cứ còi cọc không lớn. Nuôi mãi nó cũng chỉ chừng 5-6 cân. Cả trung đoàn biết tiếng con Jên, nhất là những hành động khôn ngoan của nó.

Vậy mà một hôm tiểu đoàn trưởng tên là Đ. B. B, vừa sáng ra đã sang phòng tôi. Ông hỏi thăm con Jên và khi tôi khoe nó khôn như người thì ông ta cười ầm lên, đầy vẻ chế nhạo. Mãi rồi ông ta cũng nói ra mục đích chính của việc sang gặp tôi.

Ông bảo trưa nay trung đoàn trưởng xuống thăm, dẫn theo cả khách trên sư đoàn hay quân đoàn gì đó. Ông chưa biết lấy gì để tiếp đãi các thủ trưởng. Cả đơn vị chỉ còn mỗi một con trâu. Không thể chỉ vì bữa cơm tiếp khách mà thịt cả con trâu.

Mà các thủ trưởng thì lại chỉ khoái món “mộc tồn”. Vì thế ông muốn “vay” tôi con Jên để làm cỗ. Ông sẽ cân nó lên và sau này trả tôi số thịt lợn bằng đúng số cân hơi của con chó. Vừa nghe thế tôi đã giãy nảy, bảo rằng con chó khôn lắm, không thể thịt được, sau này nó chết thì tôi sẽ an táng.

Ông B. nghe vậy thì chửi tục: “Mẹ chú mày, con chó là cái đéo gì mà chú cứ làm to chuyện. Nó khôn đến đâu thì cũng là loài ăn cứt!”. Nói xong ông đứng dậy ra về, coi như không bàn cãi gì thêm nữa. Tôi cảm thấy lòng dạ rối bời. Ông Đ. B. B vẫn rất tốt với tôi, coi tôi như anh em.

Bản thân ông ấy không phải là người tham ăn. Ông ấy chỉ vì bí mà ép người khác thôi. Đúng là nhìn quanh thì chỉ còn con Jên của tôi có thể lên mâm. Thịt gà thì không thành cỗ, như lời ông B. nói. Tôi bèn bảo Phí Thắng, nhân viên chính trị mà tôi coi như chú em hay là đem con Jên trốn tạm đi đâu đó, chờ bình yên sẽ trở về.

Phí Thắng có vẻ ngần ngại. Cậu ta thật thà bảo: “Nếu làm vậy thì chỉ có bác là dám thôi, còn bọn em thì không. Bọn em không có cái uy như bác”. Tuy nói vậy nhưng thực lòng Thắng không muốn tôi làm căng, sẽ ảnh hưởng đến cả cậu ta.

Bởi vì nếu không cho lão tiểu đoàn trưởng toại nguyện, chẳng may vì thế mà lão bẽ mặt với cấp trên, có thể lão sẽ dùng quyền chỉ huy cắt bỏ những “đặc quyền đặc lợi” mà chúng tôi vẫn mặc nhiên được hưởng, sau đó gây khó khăn những chuyện khác, phần lớn là không thể lường được.

Nghĩ thế nên tôi bảo Thắng là tôi sẽ xuống đại đội, ở nhà cậu ta tùy ý định đoạt. Khi quyết định làm như vậy, tức là tôi đã quay lưng phản bội con Jên, giao nó cho tử thần. Tôi hèn hạ bán rẻ mạng sống của nó để đổi lấy sự yên thân nhưng lại làm như mình vô can.

Lần đầu tiên con Jên không chạy theo tôi.

Trưa hôm ấy, khi áng chừng mọi việc đã xong xuôi, tôi thất thểu từ đơn vị về nhà. Không thấy dấu hiệu gì chứng tỏ tiểu đoàn có khách. Tôi khấp khởi mừng định đi tìm con Jên nhưng không thấy nó đâu. Tôi hỏi Phí Thắng thì cậu ta bảo:

“Chiều khách mới xuống, nhưng lúc bác ra khỏi nhà thì con Jên cũng bỏ đi, xuống nằm ở dưới nhà ăn tiểu đoàn. Em gọi thế nào nó cũng không về. Mang cơm xuống nó cũng không ăn. Chả biết bác có dỗ được nó không?”

Nghe Thắng nói vậy tôi lao bổ xuống nhà ăn. Con Jên nằm áp má xuống đất, thấy tôi cũng không ngẩng lên. Tôi vuốt tay lên lưng nó thì thấy từ khóe mắt nó bò ra hai dòng nước. Tôi bèn bế nó lên nhưng nó cứ một mực giãy ra, toài người xuống.

Đích thân tôi mang cơm nó cũng không ăn. Tôi bèn trở về phòng nghỉ trưa, lòng đầy bất an. Khi tỉnh dậy thì đã thấy mấy cậu liên lạc đang rôm rả bảo nhau giã riềng, lấy mẻ, lấy lá mơ. Cậu liên lạc tên là Thịnh, người công giáo quê Nam Định, thì thầm bảo tôi:

“Con chó của bác lạ thật. Nó biết mình chết nên kệ cho bọn em bắt, không hề giãy dụa, mặt cứ buồn rười rượi.” Tôi cảm thấy xấu hổ và đau đớn. Tôi đã không bảo vệ được người bạn trung thành của mình.

Tôi đã viện ra đủ thứ lý do, trong đó có lý do nó chỉ là con chó, để bán đứng nó. Trong trường hợp ngược lại, chắc chắn con chó sẽ chấp nhận bị trả thù, bị đày ải, bị nguyền rủa thậm chí chịu chết…chứ nhất định không bán đứng tôi, không nộp tôi cho thần chết như tôi đã làm thế với nó một cách hèn hạ và độc ác.

“Mình thật không bằng một con chó”-Ý nghĩ này cứ bám theo tôi suốt ngần ấy năm, như một bản án không lời nhưng hình phạt thì luôn hiện hữu.

Năm 2000, vừa tròn 13 năm kể từ khi giải ngũ, tôi mới có dịp trở lại thị xã Lào Cai. Sau khi làm xong việc, tôi đã định về ngay. Nhưng cả đêm tôi cứ thấy trong lòng không yên. Tôi quyết định ở lại thêm một ngày để chiều hôm sau lặng lẽ mò trở lại cái nơi con Jên bị giết.

Trước đó tôi mất hàng giờ đứng trên sân thượng nhà khách tỉnh uỷ để xác định được vị trí trước kia là khu bếp tiểu đoàn, nơi con Jên nằm ngẫm nghĩ về con người, trước khi bị giết. Tôi bèn đi bộ hơn 4 km tới nơi bạn tốt của tôi ngã xuống, đúng hơn là bị tôi bán đứng.

Tại đó tôi cứ tha thẩn như người mất hồn. Bỗng trong một chớp mắt, khi ngước lên cái nơi con Jên vẫn đứng ngóng mỗi khi tôi đi đâu đó hơn chục năm về trước, thì tôi bỗng thấy nó, đứng ưỡn ngực, đầu vươn cao bốn mắt nhìn về phía tôi, miệng nhoẻn cười như muốn nói:

“Tôi vẫn ở đây đợi ông chủ”. Tôi cúi đầu như người mặc niệm, lòng thầm nói: “Tao xin lỗi mày! Sau này tao xin đổi kiếp cho mày để được báo đáp tình sâu nghĩa nặng của mày. Hãy tha thứ cho thằng người hèn hạ này”.

Tôi chưa bao giờ phải xin lỗi ai khẩn thiết như thế.

Trước khi về Hà Nội, qua một đồng đội cũ quê Sapa, tôi biết ông Đ. B. B đã chết sau khi giải ngũ. Ông bị ngã từ tầng ba ngôi nhà mới xây xuống vào hôm ông mời bạn bè dự lễ khánh thành, tất nhiên là có thịt chó.

Không hiểu sao tôi nghĩ ngay đến con Jên và cứ thỉnh thoảng lại rùng mình bởi ý nghĩ vớ vẩn đó.

Theo Phunutoday

Edited by Libra
2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Gần đây các báo đưa tin thuốc được chế từ bào thai, thịt người từ Trung Quốc. Libra nghĩ rằng dân Trung Quốc đã,đang nhận quả báo vì những hành vi man rợ của dân tộc họ, tự người Trung Quốc hủy diệt họ thôi

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tất cả các con thú đều có tình lắm. Nếu chúng ta sống lâu với nó sẽ nhận thấy điều đó. Tôi chắc chắn như vậy. Kể cả con chim.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ngày xưa Longphi cũng nhặt được 1 con chó về nuôi, đến năm nó được 1 tuổi thì bị dại. Nhưng nó không bao giờ cắn longphi, longphi đi đâu nó đi theo đó mặc dù bị dại, và chỉ cắn đứa em và mấy đứa trong xóm, thế là đến vài ngày sau nó đã bị bố cho đi trôi sông và cả xóm bị đưa đi uống thuốc chống dại. Nên con chó dù bị dại nhưng nó vẫn biết ai là người thân của nó, nói chung nó đều có hồn và có tình.

Nét truyền thống người Viêt ta cũng có tục thờ chó đá.

Chuyện ít biết về tục thờ chó đá

Dân xã Địch Vĩ kính cẩn gọi đàn chó đá là Quan lớn Hoàng Thạch.

> Khám phá chùa cổ nhất Hà thành

Mỗi khi có việc gì oan khuất, người dân thường đến trước bệ thờ Quan lớn Hoàng Thạch thắp nhang, kêu khấn và thề với nhau với niềm tin được ngài chứng giám, soi xét cho. Tôi còn nhớ một câu chuyện cổ tích Việt Nam về chó đá mà thầy giáo dạy tiểu học kể: Ngày xưa, có người học trò vào nhà thầy giáo, khi qua cửa thì con chó đá nhỏm dậy tỏ vẻ mừng rỡ. Lấy làm lạ, người học trò hỏi: "Anh em học trò qua đây cũng đông, sao mày chỉ mừng một mình tao?". Con chó đáp: "Khoa thi này chỉ có mình thầy đậu thôi. Số trời đã định, tôi phải kính trọng mừng thầy".

Posted Image

Người học trò nghe nói vậy liền kể cho cha mẹ nghe. Từ đó, người cha lên mặt hống hách. Ông ta dắt trâu ra đồng, cho trâu dẫm cả vào lúa non của người khác. Người dân góp ý, ông ta dọa dẫm: "Khoa này con ông đỗ, rồi chúng mày sẽ biết tay ông". Dân làng nghe ông nói vậy, cũng có lòng sợ, không dám lôi thôi. Nhưng những ngày sau, người học trò đi qua, không thấy chó đá nhỏm dậy vẫy đuôi mừng. Người học trò hỏi: "Mọi buổi tao qua đây, mày vẫn đứng dậy mừng, hôm nay sao mày không đứng dậy nữa?". Con chó đá nói: "Tại cha thầy lên mặt hách dịch với dân làng nên Thiên Tào đã gạch tên thầy đi, khoa này thầy không đỗ được nên tôi không phải mừng thầy nữa". Người học trò đem chuyện kể lại với cha, người cha lấy làm hối hận, rồi từ đó không những không lên mặt hống hách mà còn xin lỗi những người mà mình đã xúc phạm.

Posted Image

Khoa ấy, người học trò dù đã lọt qua mấy kỳ nhưng không đỗ thật. Tuy vậy, người học trò cũng không lấy làm nản, càng chăm chỉ học hành. Người cha cũng không lấy làm oán hận, càng tu thân tích đức để chuộc lỗi. Ba năm sau, người học trò đi qua chỗ con chó đá, lại thấy nó đứng dậy mừng rỡ như trước. Con chó đá bảo: "Nhà thầy tu nhân tích đức đã ba năm nay, đủ chuộc lại những lỗi lầm trước rồi nên sổ Thiên Tào lại định cho thầy khoa này thi đỗ". Người học trò mừng thầm nhưng không nói cho cha mẹ nghe nữa, chỉ biết ra sức cố học. Khoa ấy quả nhiên thi đỗ cao.

Posted Image

Qua câu chuyện cổ tích này có thể nói, tục "nuôi" chó đá đã có từ rất lâu và sâu đậm trong văn hóa người Việt. Các bậc cao niên ở một số vùng quê Bắc Bộ khẳng định rằng tục thờ chó của người Việt được thể hiện dưới hai hình thức: Chôn chó đá trước cổng nhà như là linh vật để canh cổng với ý nghĩa trừ tà, cầu phúc và đặt chó đá trên bệ thờ như một thần linh để cầu cúng, thờ phụng. Không chỉ ở các vùng nông thôn mà ở ngay Hà Nội, khoảng thời gian sau 1954, những người già còn kể rằng, ở mé nam ngã tư Trung Hiền có một con chó đá khá lớn, do đó mà có tên cửa ô Chó Đá. Nhưng bây giờ thì chó đá cũng không còn, mà cái tên cửa ô Chó Đá cũng chỉ còn trong ký ức của số ít người.

Posted Image

Ở đền Hai Bà Trưng (xã Hát Môn, Phúc Thọ, Hà Tây) hiện vẫn còn một đôi chó đá với vai trò canh giữ. Trong sách Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú, phần Dư địa chí, khi chép về trấn Thanh Hóa có ghi rõ: "Cửa nghi môn ở điện Lam Kinh có hai con chó đá rất thiêng".

Đại Việt sử ký toàn thư và sách Tây Hồ chí, khi chép về việc trồng muỗm ở đời Trần trên đê sông Hồng, đoạn ở kinh thành cũng đều có nói đến miếu Chó Thần. Còn việc dân chúng chôn chó đá trước nhà mình thì hiện vẫn còn rải rác ở một số nơi.

Posted Image

Về việc thờ chó đá như một vị thần linh thì hiện có hai nơi ở Đan Phượng (Hà Nội). Trước cửa đình thôn Phù Trung (xã Thượng Mỗ, Đan Phượng) có một bệ thờ chó đá đặt ở ngoài vườn. Trên bệ thờ, trước mặt chó đá có đặt bát hương. Theo cụ thủ từ và một số người già trong làng thì chó đá vốn xưa ngự trên gò cao, cách đình vài trăm mét, dưới hai cây gạo to. Sau gò lở, hai cây gạo đổ, dân làng rước "ngài Hoàng Thạch" (chó đá) về bên cạnh đình cho tiện việc hương khói. Các cụ còn cho biết, chó đá ở đây được gọi là Quan Hoàng hoặc Quan Hoàng Ba. Ngày mùng một và ngày rằm đều thắp hương cúng bái. Ở cạnh quần thể di tích chùa Phúc Khánh và đình làng Địch Vĩ (xã Phương Đình, Đan Phượng) cũng có một bệ thờ chó đá. Chó đá ở đây là cả một nhóm được đẽo bằng đá xanh. Ngồi giữa là chó lớn, cao 1,4m, quây quần hai bên là đàn chó nhỏ gồm 16 con kích cỡ khác nhau, rất sinh động. Nhóm chó đá này "ngồi" bệ vệ trên một bệ thờ xây bằng gạch, rộng 10 m², xung quanh bệ thờ có tường bao, ở giữa là táp môn trang trí khá đẹp. Trước mặt chó lớn đặt một bát hương rất to.

Posted Image

Dân xã Địch Vĩ kính cẩn gọi đàn chó đá là Quan lớn Hoàng Thạch. Và Quan lớn Hoàng Thạch hiện có bàn thờ đặt bên tả hồi trong đại đình. Điều thú vị là bà Nguyễn Thị Thu - Nguyên Chủ tịch UBND xã Phương Đình - kể: Mỗi khi có việc gì oan khuất, người dân thường đến trước bệ thờ Quan lớn Hoàng Thạch thắp nhang, kêu khấn và thề với nhau với niềm tin được ngài chứng giám, soi xét cho. Khi đến thề, ngoài lễ vật là gà, lợn, vàng hương, người ta còn tỏ thái độ quyết liệt bằng cách mang khúc cây chuối hoặc chồng bát đến, để khi "thề độc" xong thì đập tan chồng bát hoặc chém ngang cây chuối với ý sẵn sàng chịu tội chết nếu man trá... Rồi tài liệu thần tích Ngọc phả cổ lục cũng cho biết rằng, bà mẹ vua Lý Công Uẩn tên Phạm Thị Trinh, khi đến làm việc ở chùa Tiêu Sơn, đêm nằm mơ thấy Thần Chó Đá rồi có mang mà sinh ra Lý Công Uẩn. Khi vua Lý Công Uẩn xuất hiện, con chó bằng đồng đã sủa inh ỏi, rồi vua Lý Công Uẩn lại sinh năm Tuất... Chính vì cuộc đời huyền thoại của vị vua này luôn luôn liên quan đến Thần Chó mà khi định đô ở Thăng Long, việc lập miếu thờ chó (Thần Cẩu Mẫu, Thần Cẩu Nhi) để canh giữ, bảo vệ kinh thành là những giả thiết rất phù hợp với quy luật lịch sử, bối cảnh văn hóa nước ta. Bên cạnh huyền sử Lý Công Uẩn, chúng ta còn có lai lịch di tích đền Cẩu Nhi qua sách Tây Hồ chí. Sách này cho biết, miếu thờ thần Cẩu Nhi vốn nằm ở góc Tây Bắc hồ trên bến Châu. Nơi đây đời Trần vẫn gọi là bến Thần Cẩu. Như vậy, có thể nói, trong văn hóa người Việt, việc thờ chó đá là có thực, tuy có rất ít tài liệu ghi chép lại.

Theo Phạm Đặng Nguyệt Diễm

VTC News

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhẫn tâm, quái gở món ăn tẩm bổ bằng... thịt voọc

Thứ tư 23/05/2012 08:00 Con voọc bị nhồi trong lọ thủy tinh với hộp sọ bị chẻ ngang, tứ chi bị bẻ quặt, co quắp và kinh khủng nhất là nó bị người ta lột da phô bộ xương đẫm máu....

Chuyện bắt đầu từ một cuộc gọi lúc nửa đêm về sáng của anh N.V.Tứ, ngụ phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, TP.HCM.

Đầu dây bên kia, anh Tứ giãi bày căn nguyên của cuộc gọi với tâm trạng phẫn nộ: “Xin lỗi vì đã làm phiền nhưng tôi không thể chịu đựng được. Tôi thấy có những người sao mà bạo tàn, nhẫn tâm quá. Khi nhìn vào tấm hình mà tôi gửi, tin rằng anh sẽ kinh hãi. Nó là tội ác đỉnh cao mà chỉ có những kẻ máu lạnh, vô cảm mới có thể trực tiếp ra tay, hoặc gián tiếp chi tiền để đạt được điều mình muốn!”.

Anh Tứ hiện đang công tác tại một công ty lữ hành có trụ sở tại khu phố Tây, đường Phạm Ngũ Lão, quận 1, TP.HCM. Đi nhiều, tiếp xúc nhiều nên anh "thu nạp" khá nhiều chuyện trái khoáy.

Tấm hình mà anh Tứ gửi lúc nửa đêm về sáng quả là rùng rợn. Nó phơi bày tình cảnh đáng thương của một con voọc bị nhồi trong lọ thủy tinh với hộp sọ bị chẻ ngang, tứ chi bị bẻ quặt, co quắp và kinh khủng nhất là nó bị người ta lột da phô bộ xương đẫm máu.

Posted Image

Hình ảnh thê lương của con voọc bị người ta chẻ sọ, rạch bụng lấy bào thai, lột da đem ngâm rượu.

Anh Tứ bật mí: tấm hình trên được một người em của anh "săn" được tại tư gia của một quý ông khả kính làm trong ngành xây dựng vốn rất ham hố chuyện gối chăn: "Em tôi là lính của ông này. Nghe nó nói con voọc trong tấm ảnh là voọc cái, đang mang thai. Trước khi bị phanh thây, nó bị ông nọ cho người chẻ sọ lấy óc ăn cho bổ não. Sau đó thì nó bị rạch bụng, rồi bị lột da lấy xác ngâm rượu cùng một số loại cây thuốc đặng thành… rượu tăng lực". Tấm hình máu me của anh Tứ về con voọc xấu xố kia đã lại một lần nữa gióng lên hồi chuông về những thú ăn chơi phi nhân tính của những kẻ lắm tiền. Đồng thời là thông điệp buồn về số phận của loài voọc vốn dĩ hiền lành, thông minh, rất gần với con người mà không ít ý kiến cho rằng là "anh em của loài người". Từ tình cảnh thê thảm của con voọc mà anh Tứ gửi, người viết xâu chuỗi các sự kiện và không khỏi hãi hùng trước sự tàn bạo của con người với muông thú, đặc biệt với loài voọc. Đã từng theo chân những toán thợ săn voọc ở rừng Hòn Hèo (bán đảo Hòn Hèo, huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa) và mục kích cảnh họ lạnh lùng giương súng ngắm bắn voọc, và cứ sau tiếng nổ xé toạc rừng xanh của cánh thợ săn, người viết chứng kiến màn chết thảm của "anh em loài người". Còn nhớ 6 năm trước, sau khi bị gã thợ săn tên Thưởng tuổi mới ngoài 30 luôn vỗ ngực khoe chiến tích hạ cả trăm con voọc, hạ gục bằng phát súng chí mạng ở khoảng cách 150m, con voọc chà vá chân đen đang nhởn nhơ ăn lá cây rớt xuống. Gã thợ săn hân hoan tiến đến thu hoạch chiến lợi phẩm và mừng rỡ khi thấy mình "hạ 1 nhưng được 2". Đó là con voọc con chết thảm sau cú rơi chí mạng, miệng còn ngậm chặt vú mẹ. Con voọc mẹ bị súng bắn thủng sọ, óc văng tung tóe nhưng theo bản năng làm mẹ luôn chở che cho con đã ôm chặt voọc con không rời. Một lần khác, vào giữa năm 2011, người viết đến rừng Nam Cát Tiên (Vườn Quốc gia Cát Tiên, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai) ghé thăm những người giữ rừng ở Trạm Kiểm lâm Đất Đỏ (xã Tà Lài) khi các anh vừa lập chiến công bắt đối tượng săn gần chục con voọc tại vùng rừng thuộc quyền quản lý của mình. Hôm ấy, nói về cuộc chiến chống phường sơn tặc - cơn ác mộng của rừng già và thú hoang, trong đó có loài voọc, những người giữ rừng đã kể rất nhiều chuyện đau lòng về tình cảnh chết thảm của dòng giống nhà voọc! Có voọc mẹ trúng bẫy chết thảm nhưng voọc con vẫn bám riết lấy mẹ chẳng rời. Khi những nhân viên kiểm lâm đến hiện trường thì voọc con vì đói và kiệt sức mới vừa "lìa đời", xác hãy còn rất ấm. Thì ra voọc con vì thương mẹ, nên khi mẹ bị thương đã chẳng rời. Đến khi voọc mẹ chết, chẳng biết bấu víu vào đâu nên voọc con vẫn quanh quẩn bên xác mẹ cho đến khi gục… chết! Câu chuyện buồn khác liên quan đến một đôi voọc trúng bẫy tại vùng rừng Đất Đỏ. Thương voọc cái trúng bẫy nên con voọc đực loay hoay tìm cách giải thoát nhưng không được. Voọc cái chết, voọc đực đau đớn lẩn quẩn bên xác vợ để rồi phải trả giá cho sự thủy chung ấy bằng phát đạn trúng ngay tam tinh của gã thợ săn. Nghe tiếng súng nổ, đang tuần rừng gần đó, những người giữ rừng vội lao đến hiện trường. Bị động, cánh phường săn tháo chạy, bỏ lại xác con voọc đực chung tình tung tóe máu bên xác vợ đang phân hủy! Kể những điều trên, người viết muốn minh chứng và gửi gắm thông điệp rằng, loài voọc có trí khôn, có ân tình, có tình mẫu tử không thua kém gì loài người, rất gần với loài người. Ấy là nói về mặt ân tình, còn về hình dáng bên ngoài và tập tính sinh học, cái sự "rất gần", "rất giống" ấy không quá xa. Bằng chứng là voọc cũng có tứ chi, có trí khôn đặc biệt, có những biểu hiện hỉ-nộ-ái-ố không kém gì loài người. Và cụ thể hơn, voọc cái sinh con, nuôi con bằng sữa mẹ…! Voọc, mà đặc biệt là voọc chà vá từng được gặp nhiều ở vùng núi Trung Bộ, từ Thanh Hóa dọc theo dãy Trường Sơn cho tới các tỉnh Tây Nguyên, Đồng Nai, Bình Dương và Tây Ninh. Chẳng rõ con voọc trong tấm hình bi thương kia mà anh Tứ chụp có nguồn gốc từ cánh rừng nào? Ở các tỉnh thuộc Tây Nguyên hay Bình Dương, Tây Ninh? Nhưng điều rõ nhất là nó chết một cách thê thảm. Sau này, khi xem tấm hình máu me rùng rợn ấy, Linh, một con buôn lâm sản, nay đã giải nghệ quả quyết nhiều khả năng con voọc này bị lột da lúc còn sống. Linh nói: "Nếu người ta gây mê thì còn đỡ cho nó, chứ nếu không thì đúng là bi kịch". Bi kịch mà Linh đề cập tương tự tâm tình của anh Tứ. Nghĩa là tay đao phủ sẽ cắt ngay động mạch ở yết hầu con vật cho máu phun xối xả vào hũ, màu rượu từ trắng dần chuyển sang hồng. Sau đó họ sẽ rạch bụng lấy túi mật, moi cả trái tim còn đập thoi thóp của nó chế biến món ngon cho vị thực khách hám mạnh hám sung. Tiếp đến người ta sẽ không ngần ngại rạch cái bụng nó lấy bào thai hoặc đem ngâm rượu, hoặc chưng thuốc bắc cho tay chơi sành ăn ẩm thực… "Ấy là với voọc cái, nếu là voọc đực, người ta trước tiên sẽ vạt sọ lấy óc nó ăn như kiểu ăn óc khỉ. Nhưng quý nhất của voọc đực là 2 tinh hoàn của nó. Tiếng đồn ai đó uống rượu ngâm tinh hoàn voọc thì bản lĩnh đàn ông sẽ vời vợi, có thể hăng như voọc chúa, dư sức cai quản, phục vụ cả binh đoàn thê thiếp" - Linh, bật mí! Nói chung, để được tẩm bổ từ máu, tim, mật, óc, bào thai, lấy xương ngâm rượu hoặc ninh cao… người ta tin rằng phải mổ xẻ voọc lúc nó còn sống. Có như vậy thì các cơ phận của nó mới phát huy sức mạnh dược tính. Và vì người ta có niềm tin như vậy nên nhiều năm qua, đã có rất nhiều con voọc chết thảm dưới họng súng và những suy nghĩ bạo tàn từ phía loài người!

Posted Image

Đối tượng săn voọc bị bắt giữ tại Trạm Kiểm lâm Đất Đỏ; vô số xác voọc bị chặt đầu, lột da, mổ bụng được tìm thấy trong một đợt truy quét của Kiểm lâm tỉnh Lâm Đồng.

Theo Sách đỏ Việt Nam, voọc chà vá như các loài anh em khác của nó như voọc đen, voọc mũi hếch… mỗi năm chỉ đẻ 1 con và loài voọc nói chung là loài thú hoang bị loài người săn lùng, giết hại bạo tàn nhất. Và cũng vì bị người ta tích cực truy sát, đặc biệt là việc họ dồn tâm điểm chú ý vào những con voọc lúc bụng mang dạ chửa, hay những voọc mẹ đang nuôi con nhỏ với suy nghĩ "sát 1 được 2", bán được nhiều tiền vì khách ưa chuộng… nên loài voọc đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Vấn đề ở chỗ chúng có xứng đáng bị như vậy? Trong cuốn Từ điển Động vật và khoáng vật làm thuốc, TS Võ Văn Chi ghi rằng: người ta săn bắn voọc để lấy thịt làm thực phẩm, lấy xương nấu cao như các loại cao khỉ. Mà công dụng của cao khỉ nếu so với cao trăn, cao hổ cốt, cao ban long… thì độ oai phong, lẫm liệt kém xa. Y văn chỉ đề cập thế thôi, chẳng tìm đâu ra những đoạn "khen" rằng bào thai, não, thịt xương của voọc có tác dụng bài thải độc chất hay cải lão hoàn đồng, như người ta đồn đại và tin tưởng. Càng không có đoạn đề cập đến chuyện muốn dùng voọc cho tốt thì phải lột da róc thịt, mổ bụng lấy bào thai lúc con vật còn sống… như lâu nay người ta vẫn xuống tay một cách bạo tàn với dòng giống loài voọc. Nói như thế có nghĩa là nhiều, rất nhiều con voọc đã phải chết oan bởi sự độc ác và suy nghĩ ấu trĩ của con người. "Bây giờ, ai cũng biết, nhất là cánh phường săn đều rất rõ vào rừng săn voọc là hành vi vi phạm pháp luật, sẽ bị xử lý nghiêm. Những năm qua, đã có nhiều kẻ sát hại voọc bị xử án tù. Biết bị xử lý nghiêm, bị phạt tù nhưng người ta vẫn hăng hái vác súng vào rừng khạc đạn. Ngông cuồng như thế chỉ có thể vì lý do duy nhất: voọc bán được giá, được nhiều tiền nên người ta bất chấp… hậu quả. "Khi đi săn voọc, nếu voọc chết, phường săn sẽ sấy khô, đào hố phủ lá cây, rồi cứ thế tiến sâu vào rừng, khi nào đủ sở hụi thì quay trở ra. So với hàng tươi sống thì voọc chết giá chỉ rẻ bằng 1/3, thậm chí bằng 1/4. Do đó, thợ săn tìm cách bắt sống voọc" - Khả, một con buôn đồ rừng ở "chợ" thịt rừng đường Phạm Viết Chánh, quận 1, tiết lộ! Theo tâm tình của Khả, thật vô phước cho con voọc nào chẳng may dính bẫy của cánh phường săn. Bởi nếu trúng phát đạn, dẫu có máu me, dẫu óc văng loạn xạ nhưng con voọc sẽ khép lại quãng đời tự do của nó một cách nhanh chóng. "Nhưng nếu nó còn sống, thì đó quả là thảm họa. Bởi nếu không bị người ta phanh thây, vạt sọ lấy não lúc còn sống thì con vật sẽ bị người ta cầm tù, nghĩa là bị nuôi nhốt nhiều năm trời trong chiếc cũi chật hẹp để "làm trò lạ mắt thứ đồ chơi". Và sau khi thỏa mãn thú vui cầm tù ấy, chắc rằng chủ nhân của con voọc sẽ trổ màn cuối, hoặc bán nó cho ai đó có nhu cầu xương cốt, mật, óc hoặc chính họ sẽ khoái trá trước hình ảnh con vật nuôi của mình bị tay đao phủ nào đó phanh thây - chẻ sọ! Câu chuyện buồn của loài voọc như chuyện buồn của loài gấu, loài voi, cọp…, nghĩa là chết thảm, là "quân số" tàn lụi thê thảm vì sự độc ác của con người. Nhưng có lẽ, so về "nỗi đau" thì "thân phận" của voọc lâm li bi đát hơn các loài kể trên. Bởi cơ phận của gấu, cọp, voi… y học cổ truyền ít nhiều đề cập, ít nhiều có tác dụng này tác dụng nọ, còn voọc thì chẳng nhằm nhò gì. Vậy nhưng chúng vẫn bị truy sát đến tuyệt diệt, hỏi sao không đau? Mặt khác, gấu, cọp, voi là loài mãnh thú, khi bị truy sát hụt, với sức mạnh kinh hồn và bản năng giống loài, chúng có khả năng tự vệ, truy sát, trả thù kẻ tìm cách sát hại mình. Còn voọc, chúng bé xíu, là loài vô hại, khi bị con người ta dồn vào bước đường cùng, chúng chỉ biết chờ chết. Một con vật hiền lành đến tội nghiệp như thế nhưng bị người ta cài bẫy đến bò tót nếu sa lầy cũng bó chân, bị hàng trăm họng súng chực chờ… hạ sát, hỏi sao không chua xót, phẫn nộ?! Và, vì cái cách mà con người ta đối với con vật rất gần gũi loài người cũng như không có bản năng tự vệ một cách tàn độc như thế, nói hành vi ấy còn hơn loài ác thú… liệu có quá lời?!

====================================

Nghiệp chướng trùng trùng...Bởi vậy, đừng trách trời xa đất gần.

Vì sao nước Mỹ hùng mạnh như vậy?

Chính vì ở đấy - một trong những yếu tố quan trọng là lòng nhân đạo với thiên nhiên được luật hóa. Không phải chỉ những kẻ tàn sát một cách vô nhân những con vật hoang dã bị trừng phạt. Mà ngay cả những kẻ mua về sử dụng cũng không thoát khỏi sự trừng phạt của luật pháp Hoa Kỳ.

====================================

ĐẠI SỨ MỸ TẠI HÀ NỘI DAVID SHEAR:

ĐS Mỹ tại VN kêu gọi nhân viên không tiêu thụ động thực vật hoang dã

Thứ ba 22/05/2012 10:39

(GDVN) - Đại sứ Hoa Kỳ David Shear đã kêu gọi toàn thể nhân viên Đại sứ quán cam kết không tiêu thụ các loài động thực vật hoang dã.

Hôm nay (22/5), tại Hà Nội - Đại Sứ quán Hoa Kỳ đã kỷ niệm ngày đa dạng sinh học quốc tế (22/5) bằng việc liên kết cùng Tổ chức Giáo dục Thiên nhiên-Việt Nam (ENV) để trở thành một “Vùng an toàn cho động thực vật hoang dã”.

Posted Image

Đại sứ Hoa Kỳ David Shear

Đại sứ Hoa Kỳ David Shear đã kêu gọi toàn thể nhân viên Đại sứ quán cam kết không tiêu thụ các loài động thực vật hoang dã (ĐTVHD) và báo cáo về các loại tội phạm liên quan đến động thực vật hoang dã.

Đại sứ quán Hoa Kỳ đã cùng với 47 cơ quan Chính phủ, doanh nghiệp và các tổ chức khác nhau trên khắp Việt Nam tham gia vào chương trình “Vùng an toàn cho động thực vật hoang dã” của ENV nhằm nâng cao nhận thức về mối đe doạ đối với động thực vật hoang dã của Việt Nam.

Posted Image

Thú rừng bị thu giữ tại các nhà hàng. (Ảnh do Hiệp hội bảo tồn động vật hoang dã cung cấp)

“Việt Nam là một trong những nước có sự đa dạng sinh học cao nhất trên thế giới”, Đại sứ Shear nói. “Tôi tự hào được cùng với ENV cam kết bảo vệ di sản tự nhiên của Việt Nam bằng những hành động của chính mình và khuyến khích những người khác cũng làm như vậy”.

ENV cũng là một đối tác trong chương trình của cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) mang tên: Ứng phó khu vực với nạn buôn lậu động thực vật hoang dã gặp nguy hiểm của châu Á (ARREST).

Chương trình này chống lại việc buôn bán động thực vật hoang dã bằng cách giảm cầu tiêu dùng, tăng cường việc thực thi pháp luật, củng cố các mạng lưới hợp tác và chống buôn bán động thực vật hoang dã trong khu vực.

Đường dây nóng quốc gia miễn phí của ENV (1800 1522) cho phép mọi người thông báo mà không phải tiết lộ danh tính về các loại tội phạm liên quan đến động thực vật hoang dã, như việc bán các loại động thực vật hoang dã hay các sản phẩm động thực vật hoang dã trong các khách sạn, chợ hoặc nhà hàng.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cháu xin nhờ mọi người khai sáng cho cháu một vấn đề về sát sinh và ăn chay ạ.Cháu đã lấy chồng,muốn thực hành ăn chay tại nhà,nhưng vì chồng cháu ăn mặn,người nấu ăn là cháu,lại không thể khiên cưỡng người khác trong việc này nên đành tự cố gắng giảm thiểu đồ mặn,khi đi chợ chỉ chọn mua thực phẩm đã sơ chế hoặc chế biến sẵn,ngòai rau hoa quả ra thì tuyệt đối không mua đồ tươi sống,ngay cả ốc,ngao,hến cháu cũng không dám mua về luộc mà đành nhịn ăn hoặc mua khay canh hến trong siêu thị về nấu.Khi phải làm cơm cúng giỗ thì muốn nấu cỗ chay nhằm giảm bớt nghiệp chướng cho cả người dương lẫn người âm,tuy nhiên truyền thống gia đình là cúng mặn,rất khó thay đổi vì thực sự trong nhà còn nhiều người tuy thờ Phật nhưng vẫn chấp mê,bao biện cho rằng đó chỉ là kiếp phù du,và cúng cỗ mặn< đầy đủ cả bò,gà,lợn,tôm,cua,cá và còn phải làm tươi sống-người nấu phải trực tiếp giết mổ> mới là có hiếu với ông bà,hic!Posted Image Cháu là phận dâu con,lại không tìm được sự ủng hộ,thêm nữa là nhà có người làm nghề sát sinh,cháu vô cùng buồn lòng về sự chấp mê đó.Nhưng khi làm cơm,họ sai cháu làm,cháu chỉ cố hết sức tránh,cũng mua đồ chế biến sẵn về nấu,nhưng không thóat khỏi cảm giác tội lỗi,đặc biệt là khi Tết đến Xuân về.Thường ngày cháu cố gắng phóng sinh cá,cua,ốc hến, do chim ở nhà cháu khó mua hơn và hay rắc gạo cho chim sẻ quanh nhà,thực hành bố thí,cố gắng nhẫn nhịn nhiều thứ.cháu có 1 con gái nhỏ,khi sinh con,vì u mê phạm tội sát sinh nên cháu bị quả báo,khá khó khăn trong sinh nở,đau đớn vô cùng.Trẻ con trong nhà có nghề sát sinh,cháu quan sát thấy luôn ốm đau,tâm trí bất ổn,hay quấy khóc.Cháu ở trong nhà thì luôn thấy bất an,lòng nóng như lửa đốt.ra khỏi cửa là lòng lại bình an!Bây giờ biết đến chú Đại Bi khiến cháu thấy lòng bình an hơn,Mô Phật! Bây giờ dự tính sinh thêm em bé,cháu chợt giật mình,nếu lại có bầu thì dưỡng thai thế nào để con khoẻ mà tránh bớt được tội sát sinh bây giờ ạ?Posted Image Xin nhờ mọi người tư vấn giùm cháu trong việc dưỡng thai và làm cơm cúng giỗ cũng như có thể tư vấn cho cháu về những cách tạo nghiệp tốt để sám hối và siêu độ cho những chúng sinh vô tội được không ạ?Cháu xin vô cùng cảm ơn ạPosted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

đúng là vì cuộc sống mà chúng ta phải ăn thịt.

Trong 1 gia đình u mê mà chị có đc suy nghĩ và hành động như vậy là có duyên với Phật rồi.

Em cũng ko có lời khuyên gì cho chị vì cũng ko nhiều kinh nghiệm như bác Thiên Sứ hay cô Wild, chỉ nói những lời thực tâm mà em cũng đang thực hiện.

Trì Chú Đại Bi với hạnh nguyện của BỒ TÁT QUÁN THẾ ÂM, ta sẽ hiểu dần và thấm nhuần tư tưởng từ bi của NGƯỜI.

Gặp con gì dưới đất cũng nên tránh dẫm vào nó, muỗi đốt cũng đừng đập nó chết, nên thổi để nó bay đi thôi. Gặp con gì bị ngửa bụng lên mà ko lật lại được, thì mình giúp nó lật lại để nó đi, phóng sinh chim cá, cua, ốc , ếch, lươn trạch,... cũng tốt vô cùng.

Thực hành sống với tấm lòng từ bi, ngày đầu tiên từ bi 1, 1 năm sau từ bi 2, dần dần sẽ thấy thương người như thương thân, thương sinh vật sống như thương bạn mình.

Nếu chồng chị mà nghe chị, cùng trì chú Đại Bi thì em nghĩ gia đình hạnh phúc vô cùng.

Chị cứ sống như chị đang làm đi. Tốt vô cùng.

Nghiệp ai người đó trả, trong nhà chị ai làm đức sẽ có phúc, ai tạo nghiệp, sẽ nhận nghiệp.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cháu xin nhờ mọi người khai sáng cho cháu một vấn đề về sát sinh và ăn chay ạ.Cháu đã lấy chồng,muốn thực hành ăn chay tại nhà,nhưng vì chồng cháu ăn mặn,người nấu ăn là cháu,lại không thể khiên cưỡng người khác trong việc này nên đành tự cố gắng giảm thiểu đồ mặn,khi đi chợ chỉ chọn mua thực phẩm đã sơ chế hoặc chế biến sẵn,ngòai rau hoa quả ra thì tuyệt đối không mua đồ tươi sống,ngay cả ốc,ngao,hến cháu cũng không dám mua về luộc mà đành nhịn ăn hoặc mua khay canh hến trong siêu thị về nấu.Khi phải làm cơm cúng giỗ thì muốn nấu cỗ chay nhằm giảm bớt nghiệp chướng cho cả người dương lẫn người âm,tuy nhiên truyền thống gia đình là cúng mặn,rất khó thay đổi vì thực sự trong nhà còn nhiều người tuy thờ Phật nhưng vẫn chấp mê,bao biện cho rằng đó chỉ là kiếp phù du,và cúng cỗ mặn< đầy đủ cả bò,gà,lợn,tôm,cua,cá và còn phải làm tươi sống-người nấu phải trực tiếp giết mổ> mới là có hiếu với ông bà,hic!Posted Image Cháu là phận dâu con,lại không tìm được sự ủng hộ,thêm nữa là nhà có người làm nghề sát sinh,cháu vô cùng buồn lòng về sự chấp mê đó.Nhưng khi làm cơm,họ sai cháu làm,cháu chỉ cố hết sức tránh,cũng mua đồ chế biến sẵn về nấu,nhưng không thóat khỏi cảm giác tội lỗi,đặc biệt là khi Tết đến Xuân về.Thường ngày cháu cố gắng phóng sinh cá,cua,ốc hến, do chim ở nhà cháu khó mua hơn và hay rắc gạo cho chim sẻ quanh nhà,thực hành bố thí,cố gắng nhẫn nhịn nhiều thứ.cháu có 1 con gái nhỏ,khi sinh con,vì u mê phạm tội sát sinh nên cháu bị quả báo,khá khó khăn trong sinh nở,đau đớn vô cùng.Trẻ con trong nhà có nghề sát sinh,cháu quan sát thấy luôn ốm đau,tâm trí bất ổn,hay quấy khóc.Cháu ở trong nhà thì luôn thấy bất an,lòng nóng như lửa đốt.ra khỏi cửa là lòng lại bình an!Bây giờ biết đến chú Đại Bi khiến cháu thấy lòng bình an hơn,Mô Phật! Bây giờ dự tính sinh thêm em bé,cháu chợt giật mình,nếu lại có bầu thì dưỡng thai thế nào để con khoẻ mà tránh bớt được tội sát sinh bây giờ ạ?Posted Image Xin nhờ mọi người tư vấn giùm cháu trong việc dưỡng thai và làm cơm cúng giỗ cũng như có thể tư vấn cho cháu về những cách tạo nghiệp tốt để sám hối và siêu độ cho những chúng sinh vô tội được không ạ?Cháu xin vô cùng cảm ơn ạPosted Image

Bạn có biết loài người tiến hóa, thông minh được như bây giờ là nhờ biết dùng lửa và ăn thịt không. Trong thế giới tự nhiên, các loài bù trừ xấu tốt cho nhau, VD như chim ăn sâu để cây cối phát triển và chim cũng bị loài khác ăn thịt để cân bằng sinh thái... Các Quy luật tự nhiên là hoàn hảo nên trái đất vẫn còn tồn tại đến bây giờ, khi nào các Quy luật này bị phá vỡ thì sẽ là tận thế. Con người cũng vậy, họ chỉ tạo ra nghiệp xấu khi cố tình sát sinh vô tội vạ, VD khi đói người ta chỉ cần 1con gà nhưng lại giết nhiều hơn, ăn không hết vứt đi... hoặc can thiệp thô bạo vào tự nhiên như thủy điện, hạt nhân, khai khoáng...

Tôi nghĩ rằng bạn quá mê tín, hiểu máy móc vấn đề chứ không hiểu nghiệp chướng là gì. Chả nhẽ các đại gia lắm tiền nhiều của là do kiếp trước họ hoặc bố mẹ họ ăn chay, đi tu... Bạn không ăn đủ chất thì bản thân cũng lệch lạc chứ đừng nói gì đến con cái.

Mong bác Thiên Sứ có thể làm sáng tỏ vấn đề rõ hơn bằng từ ngữ chuyên nghiệp cho mọi người dễ hiểu.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi cũng chủ trương ăn chay và thích đồ chay. Nhưng không thể chỉ vì tôi muốn thể hiện lòng tốt và hướng thiện để tu chứng cho bản thân - tức là có lợi cho bản thân theo cách hiểu của tôi - mà bắt bà xã phải nấu một mâm riêng cho mình. Bởi vậy tôi ăn chay "đờ mi" - HiPosted Image. Tức là ở nhà muốn ăn gì thì ăn. Thí dụ: Thịt bò xào rau cải, thì tôi chỉ ăn rau cải chứ không ăn thịt bò. Gia đình tôi từ hơn 20 năm trước lưu truyền một thuật ngữ khôi hài: "Trường phái demi chay". Nhưng bây giờ thì gia đình tôi phổ biến là ăn chay. Đại để đấy là kinh nghiệm của tôi.

Còn việc nghiệp chướng do sát sinh thì Lý học giải thích là "Đồng khí tương cầu" - chẳng phải ngẫu nhiên mà người này là con rể , hoặc dâu nhà người ta. Bởi vậy, thế gian biến ảo. nếu cô nhận thức được nghiệp chướng thì hãy phóng sinh nhiều vào. Bình thường tháng nào tôi cũng thả chim. Có lúc cao điểm tôi thả ngót 20.000. 000 đ tiền chim phóng sinh. Cùng với bạn bè anh em chia sẻ tổng cộng đợt thả chim lên đến hơn 30. 000. 000 VND. Chim thả bay dày đặc cả chợ chim Phùng Hưng. Ấy là vào những ngày trước Đại Lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội.

Tóm lại thấy hiện tượng gì xúc động giúp được cứ giúp, dù chỉ một ngàn.

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bạn có biết loài người tiến hóa, thông minh được như bây giờ là nhờ biết dùng lửa và ăn thịt không. Trong thế giới tự nhiên, các loài bù trừ xấu tốt cho nhau, VD như chim ăn sâu để cây cối phát triển và chim cũng bị loài khác ăn thịt để cân bằng sinh thái... Các Quy luật tự nhiên là hoàn hảo nên trái đất vẫn còn tồn tại đến bây giờ, khi nào các Quy luật này bị phá vỡ thì sẽ là tận thế. Con người cũng vậy, họ chỉ tạo ra nghiệp xấu khi cố tình sát sinh vô tội vạ, VD khi đói người ta chỉ cần 1con gà nhưng lại giết nhiều hơn, ăn không hết vứt đi... hoặc can thiệp thô bạo vào tự nhiên như thủy điện, hạt nhân, khai khoáng...

Tôi nghĩ rằng bạn quá mê tín, hiểu máy móc vấn đề chứ không hiểu nghiệp chướng là gì. Chả nhẽ các đại gia lắm tiền nhiều của là do kiếp trước họ hoặc bố mẹ họ ăn chay, đi tu... Bạn không ăn đủ chất thì bản thân cũng lệch lạc chứ đừng nói gì đến con cái.

Mong bác Thiên Sứ có thể làm sáng tỏ vấn đề rõ hơn bằng từ ngữ chuyên nghiệp cho mọi người dễ hiểu.

Đồng ý với Mnn là sự tiến hóa và cân bằng sinh thái đã khiến muôn loài phải ăn lẫn nhau để tồn tại. Nhưng cũng vì sự tiến hóa đó mà trên Địa cầu này xuất hiện một loài sinh vật thông minh có lý trí và xu hướng cầu tìm chân lý. Chính vì nhận thức được chân lý là muôn loài đồng nhất thể nên tình yêu thương và lòng nhân ái bao trùm lên vạn vật cỏ cây - vốn gọi là nhân bản - Ý thức về sự ăn chay xuất phát từ đó.

Vài lời chia sẻ.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vâng,cháu cảm ơn bác Thiên Sứ và mọi người đã tư vấn và chia sẻ với cháu,cháu cũng biết bản thân mình nghiệp chướng nặng dày,nên đang nỗ lực cố gắng thay đổi bản thân.Việc làm cơm cúng giỗ,có lẽ cháu sẽ cố gắng giảm thiểu,khi nào cháu chủ động được việc này,cháu sẽ thực hiện tâm nguyện của mình,như mẹ của bạn chồng cháu,về già bác ấy mới có điều kiện,chỉ cúng đồ chay và không đốt vàng mã.Còn việc nếu như có thể sinh thêm con,dưỡng thai có thể giảm thiểu như cách cháu đang làm và thay thế bớt bằng sữa,pho mát,cùng với thực hành phóng sinh như bác Thiên Sứ và chị chích bông khuyên.Tạm thời cháu sẽ cố gắng được như vậy,cháu vẫn chờ được sự tư vấn của mọi người về vấn đề này ạ.Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đồng ý với Mnn là sự tiến hóa và cân bằng sinh thái đã khiến muôn loài phải ăn lẫn nhau để tồn tại. Nhưng cũng vì sự tiến hóa đó mà trên Địa cầu này xuất hiện một loài sinh vật thông minh có lý trí và xu hướng cầu tìm chân lý. Chính vì nhận thức được chân lý là muôn loài đồng nhất thể nên tình yêu thương và lòng nhân ái bao trùm lên vạn vật cỏ cây - vốn gọi là nhân bản - Ý thức về sự ăn chay xuất phát từ đó.

Vài lời chia sẻ.

Ôi, bác trả lời nhanh thế. Cháu nghĩ là con người tôn trọng Quy luật tự nhiên, tìm cách phát triển bền vững... Chính Quy luật tự nhiên làm cho vạn vật cùng nhau phát triển, con người tham lam muốn lý tưởng hóa, tuyệt đối hóa thay đổi Quy luật tự nhiên phục vụ cho loài người nên mới phải trả giá. Cháu không nghĩ là loài người sẽ chuyển sang ăn chay được, trừ khi có phát minh mới trong ngành hóa-sinh và dẫn đến ngành chăn nuôi, chế biến thực phẩm sẽ biến mất hoặc có thể sau ngày tận thế sẽ ra đời loài người mới với sự tiến hóa khác.

Cháu thấy chính các hành động giúp đỡ lẫn nhau, bảo vệ môi trường (kể cả kế hoạch hóa gia đình) sẽ giúp con người xóa bớt nghiệp xấu do chủ quan hay khách quan tạo ra. Văn hóa truyền thống Việt ngày xưa các cụ dạy con cháu làm người rất có giá trị nhưng bây giờ tốc độ sống nhanh quá cuốn người ta đi không kịp nhìn lại và không kịp nghĩ hậu quả sâu xa nên dẫn đến nghiệp xấu chồng nghiệp xấu.

Nói vui, bác mà chỉ dẫn ăn chay không kèm chú thích đầy đủ thì con cháu sau này dặt dẹo hết. Mong bác Thiên Sứ chỉ dẫn thêm.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay