Thiên Sứ

NGHIỆP CHƯỚNG

481 bài viết trong chủ đề này

Vâng,cháu cảm ơn bác Thiên Sứ và mọi người đã tư vấn và chia sẻ với cháu,cháu cũng biết bản thân mình nghiệp chướng nặng dày,nên đang nỗ lực cố gắng thay đổi bản thân.Việc làm cơm cúng giỗ,có lẽ cháu sẽ cố gắng giảm thiểu,khi nào cháu chủ động được việc này,cháu sẽ thực hiện tâm nguyện của mình,như mẹ của bạn chồng cháu,về già bác ấy mới có điều kiện,chỉ cúng đồ chay và không đốt vàng mã.Còn việc nếu như có thể sinh thêm con,dưỡng thai có thể giảm thiểu như cách cháu đang làm và thay thế bớt bằng sữa,pho mát,cùng với thực hành phóng sinh như bác Thiên Sứ và chị chích bông khuyên.Tạm thời cháu sẽ cố gắng được như vậy,cháu vẫn chờ được sự tư vấn của mọi người về vấn đề này ạ.Posted Image

Bạn định nuôi con khôn lớn thế nào? Tôi đang nghĩ bạn chắc là con út hoặc con 1 và không nghĩ đến cha mẹ bao giờ. Xin lỗi trước nếu đoán sai và vì nói thẳng.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ôi, bác trả lời nhanh thế. Cháu nghĩ là con người tôn trọng Quy luật tự nhiên, tìm cách phát triển bền vững... Chính Quy luật tự nhiên làm cho vạn vật cùng nhau phát triển, con người tham lam muốn lý tưởng hóa, tuyệt đối hóa thay đổi Quy luật tự nhiên phục vụ cho loài người nên mới phải trả giá. Cháu không nghĩ là loài người sẽ chuyển sang ăn chay được, trừ khi có phát minh mới trong ngành hóa-sinh và dẫn đến ngành chăn nuôi, chế biến thực phẩm sẽ biến mất hoặc có thể sau ngày tận thế sẽ ra đời loài người mới với sự tiến hóa khác.

Cháu thấy chính các hành động giúp đỡ lẫn nhau, bảo vệ môi trường (kể cả kế hoạch hóa gia đình) sẽ giúp con người xóa bớt nghiệp xấu do chủ quan hay khách quan tạo ra. Văn hóa truyền thống Việt ngày xưa các cụ dạy con cháu làm người rất có giá trị nhưng bây giờ tốc độ sống nhanh quá cuốn người ta đi không kịp nhìn lại và không kịp nghĩ hậu quả sâu xa nên dẫn đến nghiệp xấu chồng nghiệp xấu.

Nói vui, bác mà chỉ dẫn ăn chay không kèm chú thích đầy đủ thì con cháu sau này dặt dẹo hết. Mong bác Thiên Sứ chỉ dẫn thêm.

Nếu Mnn chịu khó suy ngẫm thì tôi nói như trên cũng đủ rồi. Nhưng Mnn còn muốn tìm hiểu sâu thêm thì tôi cũng bày tỏ rõ hơn là thế này:

Trí thức của khoa học hiện đại mới chỉ dừng lại ở sự phát hiện hiện tượng là tất cả vạn vật trong vũ trụ đều cấu tạo từ hạt cơ bản - nó tương đồng với quan niệm của Lý học Đông phương là "vạn vật đồng nhất thể". Nhưng ngoài các hạt cơ bản thì vật chất còn có dạng tồn tại nào nữa không thì khoa học vẫn còn đang khám phá - Hạt của Chúa là một mục tiêu tìm kiếm và đang là một cố gắng của nhân loại. Để hiểu được đến đấy thì quá trình tiến hóa của nền văn minh mà nhân loại nhận thức được hiện nay cũng trải hàng vạn năm - kể từ khi được coi là xuất hiện con người. Nhưng tri thức hiện đại cũng mới chỉ đạt đến đấy. Tức là nó gần tương đồng với nhận thức của một nền văn minh cổ xưa "vạn vật đồng nhất thể". Từ nhận thức thực tại đến hành vi ứng sử - hệ quả của nhận thức đó còn cần một thời gian rất dài, Nhận thức của tri thức hiện tại tuy tương đồng , nhưng chưa có hành vi - hệ quả của nhận thức. Khái niệm "đồng nhất thể" cao cấp hơn nhiều nhận thức của tri thức khoa học hiện đại khi thấy rằng: Các vật thể từ các phần tử nhỏ bé đến các thiên hà khổng lồ đều có cấu tạo từ hạt cơ bản. Vì hạt cơ bản cũng còn có cấu trúc khác nhau - chưa thể gọi là "đồng nhất thể". Nhưng nền văn minh cổ xưa đã nhận thức được tính đồng nhất thể và tiến tới có hành vi ứng sử tương ứng với nhận thức là tính nhân bản bao trùm vạn vật. Và hành vi ăn chay chính là hệ quả của sự nhận thức này.

Tôi muốn xác định rằng: Hành vi ăn chay là hệ quả của nhận thức từ một nền văn minh rất cao cấp đã tồn tại. Nhưng nền văn minh đó đã sụp đổ và bị xóa sổ gần như hoàn toàn và sự phát triển của các nền văn minh phải lặp lại từ đầu với hàng chục ngàn năm trôi qua. Chính vì vậy, con người hiện nay chỉ nhận thức được lịch sử tiến hóa từ sự lấy các nguồn động vật làm thực phẩm và từ đời này qua đời khác đã thành thói quen như một tất yếu hữu cơ liên quan đến sự sống và phát triển. Do đó chúng ta tưởng rằng chúng ta chỉ có thể phát triển được nhờ thực phẩm từ các động vật khác. Nhưng nếu chúng ta so sánh sự phát triển giữa các bộ tộc du mục chuyên ăn thịt và dân trồng lúa có thành phần thực vật nhiều hơn trong khẩu phần ăn thì chúng ta sẽ thấy rằng: Đấy chỉ là thói quen tập nhiễm có tính lưu truyền từ cuộc sống và môi trường xã hội. Nhưng sự so sánh này đã cho chúng ta thấy hai thói quen khác nhau. Người sống trong cộng đồng lấy thực vật làm thực phẩm chính sẽ không thể hòa nhập với cộng đồng lấy động vật làm thực phẩm chính và ngược lại.

Từ đó chúng ta suy ra rằng: Nếu cả một cộng đồng ăn chay qua nhiều đời và sự phát triển thích ứng với ăn chay thì họ sẽ coi ăn chay là sự phát triển tất yếu - cũng như bây giờ chúng ta đang cho rằng ăn thịt động vật là sự phát triển tất yếu. Nhưng khi nền văn minh nhân loại tiếp tục tiến hóa và nhận thức khác đi thì hành vi sẽ khác.

Đại để vậy.

==================

PS: Có lập luận rằng dân châu Âu lấy động vật làm thực phẩm chính nên họ thông minh và có nền khoa học kỹ thuật phát triển, còn dân chấu Á lấy thực vật làm chính nên khoa học kỹ thuật không phát triển bằng. Không phải vậy.

Để có một nền văn minh vượt trội phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Nhiều yếu tố tích cực và yếu tố tiêu cưc ít hơn thì phát triển nhanh hơn. Nhưng không thể lấy sự phát triển tạm thời trong một giai đoạn lịch sử để xác định một yếu tố là thói quen dùng thực phẩm là sự quyết định cho tính phát triển của những cộng đồng người khác nhau.

Mnn có thể là người thẳng tính vì bộc lộ những gì mình nghĩ. Nhưng điều đó có đúng không thì nó không phụ thuộc vào tính thẳng thắn.

Bản thân tôi cũng chỉ có xu hướng ăn chay, chứ cũng chưa hoàn toàn ăn chay. Vì nếu thay đổi một cách đột ngột cơ thể sẽ không thích ứng. Do thói quen ăn mặn từ nhỏ. Nhưng điều đó không có nghĩa ăn chay không phải là một hành vi tích cực trong xã hội tương lai.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bạn định nuôi con khôn lớn thế nào? Tôi đang nghĩ bạn chắc là con út hoặc con 1 và không nghĩ đến cha mẹ bao giờ. Xin lỗi trước nếu đoán sai và vì nói thẳng.

Cảm ơn anh đã quan tâm,bác Thiên Sứ có nói: " Nếu ăn chay mà thành Phật thì con bò thành Phật lâu rồi,nếu chỉ niệm Phật mà thành Phật thì cái máy cassette cũng thành Phật".Ngòai việc ăn chay,niệm Phật ra con người còn phải tu tâm dưỡng tính rất nhiều,do nghiệp chướng của em và gia đình nặng dày,đã phải nhận quả báo không ít,vả lại em có chút lòng thương yêu động vật nên từ khi tỉnh ngộ và chiêm nghiệm,hàng ngày chứng kiến việc muôn lòai sát sinh lẫn nhau,em vô cùng xót thương,bởi vậy nên cố hết sức giảm thiểu và cứu giúp các lòai động vật từ lớn tới nhỏ.Đọc những bài viết về thú vật bị con người hành hạ,sát hại vì mục đích: " Vật dưỡng Nhân",em thương chúng nó lắm,tuy biết rằng nghiệp báo trùng trùng,nhưng nhìn chúng sinh ngụp lặn trong bể khổ< trong đó có cả mình> em chỉ thấy một điều duy nhất là xót thương vô cùng,mong cố hết sức mọn để giúp đỡ chúng sinh nhiều chút nào hay chút đó.Đôi dòng tâm sự,em xin chào anh ạPosted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cảm ơn anh đã quan tâm,bác Thiên Sứ có nói: " Nếu ăn chay mà thành Phật thì con bò thành Phật lâu rồi,nếu chỉ niệm Phật mà thành Phật thì cái máy cassette cũng thành Phật".Ngòai việc ăn chay,niệm Phật ra con người còn phải tu tâm dưỡng tính rất nhiều,do nghiệp chướng của em và gia đình nặng dày,đã phải nhận quả báo không ít,vả lại em có chút lòng thương yêu động vật nên từ khi tỉnh ngộ và chiêm nghiệm,hàng ngày chứng kiến việc muôn lòai sát sinh lẫn nhau,em vô cùng xót thương,bởi vậy nên cố hết sức giảm thiểu và cứu giúp các lòai động vật từ lớn tới nhỏ.Đọc những bài viết về thú vật bị con người hành hạ,sát hại vì mục đích: " Vật dưỡng Nhân",em thương chúng nó lắm,tuy biết rằng nghiệp báo trùng trùng,nhưng nhìn chúng sinh ngụp lặn trong bể khổ< trong đó có cả mình> em chỉ thấy một điều duy nhất là xót thương vô cùng,mong cố hết sức mọn để giúp đỡ chúng sinh nhiều chút nào hay chút đó.Đôi dòng tâm sự,em xin chào anh ạPosted Image

Việc ăn chay rất có ích cho ta và con vật, vẫn biết quy luật sinh tồn "cá lớn nuốt cá bé, thạch sùng ăn muỗi, gà mổ giun" nhưng đó là ý muốn của tạo hóa không phải vì ý nghĩ tiêu diệt lẫn nhau mà vì trong các kiếp quá khứ vị lai có những kiếp súc sinh đời sống nó rất ngắn ngủi buộc chúng tái sinh rồi diệt vong để luân hồi thay kiếp, Xét về nhân quả đó là con đường chúng phải đi qua để hoàn nghiệp.

Nhưng ở đây chúng ta "con người" là động vật cấp cao có trí huệ có suy xét có Pháp của Đức Phật để Giác ngộ và chúng ta cần ý thức được rằng từ khi sinh ra được nuôi bằng sữa Mẹ lớn lên ta hồn nhiện được nuôi dưỡng thời gian dài qua thực phẩm động vật thiết nghĩ cũng quá đủ để cơ thể có dưỡng chất để tồn tại, nay với đức hiếu sinh của Nhà Phật với tâm từ bi bổn thiện ta có thể ngừng để chuyển chay trong điều kiện có thể bằng tất cả lòng vị tha và hướng thiện đến muôn loài. Có 1 lập luận "con vật sinh ra để làm nguồn thực phẩm cho con người" ĐÚNG! đặt giả thiết trong tư tưởng của con Sư Tử với sức mạnh vốn sẵn nó có quyền suy nghĩ "Con người là nguồn thực phẩm của nó" thì sao nhỉ?

Theo tôi thì đời người ko quá dài cũng ko quá ngắn chúng ta đã dung nạp quá nhiều loại thịt (có đôi khi mang bệnh hiểm vì thưởng thức quá nhiều động vật quí hiếm) thì chúng ta có thể chuyển sang chế độ chay, trước là thanh lọc cơ thể dung nạp nguồn thức ăn sạch sau là ngừng sát sinh sau nữa là không tạo oán khí tương báo!

Tôi đã từng nhìn thấy qua hình ảnh "ăn não của khỉ" khi chúng đương sống, có phải chúng ta cậy tiền cậy trí khôn và sức mạnh của con người để đưa chúng đến cái chết đau thương đó ko? Với duy lý được "Bổ não" tôi thì chưa từng kiểm chứng hoặc có thông tin gì để nhận thấy Não được bổ hơn mà chỉ thấy đôi mắt đau đớn uất khí ngút ngàn... các thứ ấy cũng thâm nhập vào cơ thể ta tạo thành độc khí thường được chẳn đoán là K khi phát tán tế bào lạ!

Trong nghề nghiệp (theo tây y) của tôi có lần 1 chuyên gia người nước ngoài truyền đạt " Không điều trị "Nám da " cho người đang có vấn đề tâm lý, bởi họ luôn lo lắng bất an tạo luồng khí uẩn dồn máu lên não lên mặt tích tụ thành làn da sạm nám. Về đông y cũng là hiện tượng uất khí sinh nám da, miễn chữa hoặc chữa lâu dài!

Đôi điều chia sẽ về nội dung đang bàn luận! không tự cho mình đúng!

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tại sao chỉ trực tiếp giết động vật mới là sát sinh? Ăn cũng là hành động gián tiếp sát sinh đấy chứ! Nếu bạn không ăn, người khác đã không phải sát sinh!

Tại sao chỉ giết động vật mới là sát sinh? Thực vật cũng là sinh vật đấy chứ! Cũng có sứ mệnh của nó từ khi sinh ra đến khi chết đi đấy chứ! Hoa rơi hữu ý, nước chảy vô tình cơ mà!

Một cái vỗ cánh của con bướm cũng có thể kinh động đến tam thiên đại thế giới, vậy tàn phá những cánh rừng lại không bằng hành động giết 1 con gà làm cỗ cúng tổ hay sao?!!!

Vạn sự tùy tâm!

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tại sao chỉ trực tiếp giết động vật mới là sát sinh? Ăn cũng là hành động gián tiếp sát sinh đấy chứ! Nếu bạn không ăn, người khác đã không phải sát sinh!

Tại sao chỉ giết động vật mới là sát sinh? Thực vật cũng là sinh vật đấy chứ! Cũng có sứ mệnh của nó từ khi sinh ra đến khi chết đi đấy chứ! Hoa rơi hữu ý, nước chảy vô tình cơ mà!

Một cái vỗ cánh của con bướm cũng có thể kinh động đến tam thiên đại thế giới, vậy tàn phá những cánh rừng lại không bằng hành động giết 1 con gà làm cỗ cúng tổ hay sao?!!!

Vạn sự tùy tâm!

Hiện tượng là khách quan. Cách giải thích thì tùy theo khả năng mỗi người.

Nhưng chân lý chỉ có một mà thôi.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Việc ăn chay rất có ích cho ta và con vật, vẫn biết quy luật sinh tồn "cá lớn nuốt cá bé, thạch sùng ăn muỗi, gà mổ giun" nhưng đó là ý muốn của tạo hóa không phải vì ý nghĩ tiêu diệt lẫn nhau mà vì trong các kiếp quá khứ vị lai có những kiếp súc sinh đời sống nó rất ngắn ngủi buộc chúng tái sinh rồi diệt vong để luân hồi thay kiếp, Xét về nhân quả đó là con đường chúng phải đi qua để hoàn nghiệp.

Nhưng ở đây chúng ta "con người" là động vật cấp cao có trí huệ có suy xét có Pháp của Đức Phật để Giác ngộ và chúng ta cần ý thức được rằng từ khi sinh ra được nuôi bằng sữa Mẹ lớn lên ta hồn nhiện được nuôi dưỡng thời gian dài qua thực phẩm động vật thiết nghĩ cũng quá đủ để cơ thể có dưỡng chất để tồn tại, nay với đức hiếu sinh của Nhà Phật với tâm từ bi bổn thiện ta có thể ngừng để chuyển chay trong điều kiện có thể bằng tất cả lòng vị tha và hướng thiện đến muôn loài. Có 1 lập luận "con vật sinh ra để làm nguồn thực phẩm cho con người" ĐÚNG! đặt giả thiết trong tư tưởng của con Sư Tử với sức mạnh vốn sẵn nó có quyền suy nghĩ "Con người là nguồn thực phẩm của nó" thì sao nhỉ?

Theo tôi thì đời người ko quá dài cũng ko quá ngắn chúng ta đã dung nạp quá nhiều loại thịt (có đôi khi mang bệnh hiểm vì thưởng thức quá nhiều động vật quí hiếm) thì chúng ta có thể chuyển sang chế độ chay, trước là thanh lọc cơ thể dung nạp nguồn thức ăn sạch sau là ngừng sát sinh sau nữa là không tạo oán khí tương báo!

Tôi đã từng nhìn thấy qua hình ảnh "ăn não của khỉ" khi chúng đương sống, có phải chúng ta cậy tiền cậy trí khôn và sức mạnh của con người để đưa chúng đến cái chết đau thương đó ko? Với duy lý được "Bổ não" tôi thì chưa từng kiểm chứng hoặc có thông tin gì để nhận thấy Não được bổ hơn mà chỉ thấy đôi mắt đau đớn uất khí ngút ngàn... các thứ ấy cũng thâm nhập vào cơ thể ta tạo thành độc khí thường được chẳn đoán là K khi phát tán tế bào lạ!

Trong nghề nghiệp (theo tây y) của tôi có lần 1 chuyên gia người nước ngoài truyền đạt " Không điều trị "Nám da " cho người đang có vấn đề tâm lý, bởi họ luôn lo lắng bất an tạo luồng khí uẩn dồn máu lên não lên mặt tích tụ thành làn da sạm nám. Về đông y cũng là hiện tượng uất khí sinh nám da, miễn chữa hoặc chữa lâu dài!

Đôi điều chia sẽ về nội dung đang bàn luận! không tự cho mình đúng!

Cô Wild ơi,cô có thể chỉ giùm cho cháu bộ Kinh Sám Hối và Kinh Siêu Độ Chúng Sinh được không ạ? Cháu cảm ơn cô nhiều ạ!Posted Image

Hiện tượng là khách quan. Cách giải thích thì tùy theo khả năng mỗi người.

Nhưng chân lý chỉ có một mà thôi.

Cháu cảm ơn câu trả lời rất sáng suốt của chú ạPosted ImagePosted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vạn sự tùy tâm!

Mình cũng nghĩ như vậy. Ngày xưa Phật Tổ cũng đâu có chủ trương phải ăn chay, Ngài ăn tất cả những gì được người khác bố thí đấy chứ. Vạn sự tùy duyên thôi (quoted câu này của sư huynh Hạt Gạo Làng thì phải).

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cô Wild ơi,cô có thể chỉ giùm cho cháu bộ Kinh Sám Hối và Kinh Siêu Độ Chúng Sinh được không ạ? Cháu cảm ơn cô nhiều ạ!Posted Image

Cháu cảm ơn câu trả lời rất sáng suốt của chú ạPosted ImagePosted Image

KINH HỒNG DANH SÁM HỐI

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mình cũng nghĩ như vậy. Ngày xưa Phật Tổ cũng đâu có chủ trương phải ăn chay, Ngài ăn tất cả những gì được người khác bố thí đấy chứ. Vạn sự tùy duyên thôi (quoted câu này của sư huynh Hạt Gạo Làng thì phải).

"Vạn sự tùy duyên" mọi người nghe quen rồi! Mình kết hợp với câu "Phật tại tâm" thì ra được là "Vạn sự tùy tâm" thôi! Từ tâm (thức) dẫn đến hành động, tạo nghiệp, tùy duyên thì chứng quả mà!

Share this post


Link to post
Share on other sites

"Vạn sự tùy duyên" mọi người nghe quen rồi! Mình kết hợp với câu "Phật tại tâm" thì ra được là "Vạn sự tùy tâm" thôi! Từ tâm (thức) dẫn đến hành động, tạo nghiệp, tùy duyên thì chứng quả mà!

"Vạn pháp duy tâm biến hiện". Đức Phật bảo thế.
2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nếu Mnn chịu khó suy ngẫm thì tôi nói như trên cũng đủ rồi. Nhưng Mnn còn muốn tìm hiểu sâu thêm thì tôi cũng bày tỏ rõ hơn là thế này:

Trí thức của khoa học hiện đại mới chỉ dừng lại ở sự phát hiện hiện tượng là tất cả vạn vật trong vũ trụ đều cấu tạo từ hạt cơ bản - nó tương đồng với quan niệm của Lý học Đông phương là "vạn vật đồng nhất thể". Nhưng ngoài các hạt cơ bản thì vật chất còn có dạng tồn tại nào nữa không thì khoa học vẫn còn đang khám phá - Hạt của Chúa là một mục tiêu tìm kiếm và đang là một cố gắng của nhân loại. Để hiểu được đến đấy thì quá trình tiến hóa của nền văn minh mà nhân loại nhận thức được hiện nay cũng trải hàng vạn năm - kể từ khi được coi là xuất hiện con người. Nhưng tri thức hiện đại cũng mới chỉ đạt đến đấy. Tức là nó gần tương đồng với nhận thức của một nền văn minh cổ xưa "vạn vật đồng nhất thể". Từ nhận thức thực tại đến hành vi ứng sử - hệ quả của nhận thức đó còn cần một thời gian rất dài, Nhận thức của tri thức hiện tại tuy tương đồng , nhưng chưa có hành vi - hệ quả của nhận thức. Khái niệm "đồng nhất thể" cao cấp hơn nhiều nhận thức của tri thức khoa học hiện đại khi thấy rằng: Các vật thể từ các phần tử nhỏ bé đến các thiên hà khổng lồ đều có cấu tạo từ hạt cơ bản. Vì hạt cơ bản cũng còn có cấu trúc khác nhau - chưa thể gọi là "đồng nhất thể". Nhưng nền văn minh cổ xưa đã nhận thức được tính đồng nhất thể và tiến tới có hành vi ứng sử tương ứng với nhận thức là tính nhân bản bao trùm vạn vật. Và hành vi ăn chay chính là hệ quả của sự nhận thức này.

Tôi muốn xác định rằng: Hành vi ăn chay là hệ quả của nhận thức từ một nền văn minh rất cao cấp đã tồn tại. Nhưng nền văn minh đó đã sụp đổ và bị xóa sổ gần như hoàn toàn và sự phát triển của các nền văn minh phải lặp lại từ đầu với hàng chục ngàn năm trôi qua. Chính vì vậy, con người hiện nay chỉ nhận thức được lịch sử tiến hóa từ sự lấy các nguồn động vật làm thực phẩm và từ đời này qua đời khác đã thành thói quen như một tất yếu hữu cơ liên quan đến sự sống và phát triển. Do đó chúng ta tưởng rằng chúng ta chỉ có thể phát triển được nhờ thực phẩm từ các động vật khác. Nhưng nếu chúng ta so sánh sự phát triển giữa các bộ tộc du mục chuyên ăn thịt và dân trồng lúa có thành phần thực vật nhiều hơn trong khẩu phần ăn thì chúng ta sẽ thấy rằng: Đấy chỉ là thói quen tập nhiễm có tính lưu truyền từ cuộc sống và môi trường xã hội. Nhưng sự so sánh này đã cho chúng ta thấy hai thói quen khác nhau. Người sống trong cộng đồng lấy thực vật làm thực phẩm chính sẽ không thể hòa nhập với cộng đồng lấy động vật làm thực phẩm chính và ngược lại.

Từ đó chúng ta suy ra rằng: Nếu cả một cộng đồng ăn chay qua nhiều đời và sự phát triển thích ứng với ăn chay thì họ sẽ coi ăn chay là sự phát triển tất yếu - cũng như bây giờ chúng ta đang cho rằng ăn thịt động vật là sự phát triển tất yếu. Nhưng khi nền văn minh nhân loại tiếp tục tiến hóa và nhận thức khác đi thì hành vi sẽ khác.

Đại để vậy.

==================

PS: Có lập luận rằng dân châu Âu lấy động vật làm thực phẩm chính nên họ thông minh và có nền khoa học kỹ thuật phát triển, còn dân chấu Á lấy thực vật làm chính nên khoa học kỹ thuật không phát triển bằng. Không phải vậy.

Để có một nền văn minh vượt trội phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Nhiều yếu tố tích cực và yếu tố tiêu cưc ít hơn thì phát triển nhanh hơn. Nhưng không thể lấy sự phát triển tạm thời trong một giai đoạn lịch sử để xác định một yếu tố là thói quen dùng thực phẩm là sự quyết định cho tính phát triển của những cộng đồng người khác nhau.

Mnn có thể là người thẳng tính vì bộc lộ những gì mình nghĩ. Nhưng điều đó có đúng không thì nó không phụ thuộc vào tính thẳng thắn.

Bản thân tôi cũng chỉ có xu hướng ăn chay, chứ cũng chưa hoàn toàn ăn chay. Vì nếu thay đổi một cách đột ngột cơ thể sẽ không thích ứng. Do thói quen ăn mặn từ nhỏ. Nhưng điều đó không có nghĩa ăn chay không phải là một hành vi tích cực trong xã hội tương lai.

Cảm ơn bác đã trả lời đúng điều cháu đang băn khoăn. Cháu sẽ tìm hiểu thêm về vấn đề bác nói và xin chỉ dẫn thêm sau.

Share this post


Link to post
Share on other sites

"Vạn pháp duy tâm biến hiện". Đức Phật bảo thế.

Dạ, cháu chưa bao giờ đọc hết 1 cuốn kinh Phật nào chú ạ!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Dạ, cháu chưa bao giờ đọc hết 1 cuốn kinh Phật nào chú ạ!

Không sao cả. Đức Phật cũng nói: "Các người cũng chớ vội tin lời ta nói".
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cháu xin phép post đoạn clip này lên để mọi người cùng nghe ạ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi đưa video clip của vị Đại Đức này lên đây để quí vị và anh chị em tham khảo.

Tôi đã xem hết video này tôi thấy thật hấp dẫn, nhưng nếu vị cao tăng này nghiên cứu sâu hơn về Lý học thì bài nói của ông chắc hay hơn nhiều.

http-~~-//www.youtube.com/watch?v=2bARhMnpEho

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cháu thấy bài giảng này cũng ý nghĩa nên cháu xin phép post lên ạ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Rất tiếc các tăng sĩ chỉ tin vào Phật và kinh Phật, còn với họ Lý Học (mặc dù là bao trùm) ko phải là mục đích nghiên cứu, đáng tiếc!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đây là câu chuyện của một người đã từng trải qua nhân quả nghiệp báo. Cháu xin post lên ạ.

http-~~-//www.youtube.com/watch?v=a84FArxRUBg

Share this post


Link to post
Share on other sites

“Vua diệt sói dữ” và cuộc đời tàn phế trong ân hận

Ông Que đã phải trả máu cho đại ngàn. Khuôn mặt và cơ thể rúm ró của ông, là bài học đau đớn nhưng sinh động nhất về cái lời nguyền “ăn của rừng rưng rưng nước mắt”.

>> Cuộc diệt sói đẫm máu trong đại ngàn Sơn La

>> Bí ẩn loài ác thú giết hại hàng loạt trâu bò ở Sơn La

Chỉ cách đây hơn chục năm, đường vào Quỳnh Nhai còn khủng khiếp lắm. Mùa mưa, đường liên huyện trơn nhẫy, lầy lội, chỉ có nước cuốc bộ. Để ra khỏi huyện lỵ Quỳnh Nhai, cách đi thuận tiện nhất là cưỡi thuyền xuôi sông Đà.

Từ bến phà Bắc Uân, người ta đi thuyền ngược lên huyện lỵ. Lên Cà Nàng cũng đi bằng thuyền mấy chục cây số. Từ dưới thuyền, bước lên bờ đã là rừng già rậm rịt. Từ sườn Huổi Luông nhìn xuống, huyện lỵ Quỳnh Nhai gồm vài nóc nhà chìm nghỉm trong rừng già. Rừng ngút ngát tầm mắt. Những thân nghiến cổ thụ mọc… giữa cánh đồng.

Posted Image

Bến Quỳnh Nhai.

Nhưng, giờ huyện lỵ nghèo xác nghèo xơ ấy đã chìm nghỉm dưới ngót trăm mét nước. Nhiều bản làng cũng đã biến mất dưới lòng hồ thủy điện Sơn La mênh mông. Đường bộ, đường thủy đều thuận tiện và đó cũng là lý do rừng ở Quỳnh Nhai mỗi ngày một thu hẹp.

Rừng ít dần, những con thú bị dồn lại, và lần lượt gục dưới nòng súng kíp, thứ súng vốn nhiều như cây rừng ở Quỳnh Nhai.

Anh Lò Văn Định, kiểm lâm huyện Quỳnh Nhai bảo rằng, chẳng năm nào ở Quỳnh Nhai không có người bị gấu, sói tấn công. Loài thú hoang tuy ác hiểm, nhưng chúng lại thường tấn công những thợ săn muốn tìm cách giết chúng, chứ chẳng bao giờ mò về bản tấn công dân lành.

Posted Image

Đoàn thợ săn gấu.

Loài thú hung dữ, tấn công người nhiều nhất không phải hổ, báo, bò tót, chó sói, mà lại là gấu, con vật vốn khá chậm chạp, ì ạch. Bụng dạ con gấu ác hiểm, nhưng sở dĩ nó quay sang tấn công con người là vì con người đã dồn nó đến chân đường cùng, khiến nó trở nên cục cằn.

Nhiều năm nay, mật gấu rừng là thứ quý hơn vàng. Thịt gấu ngon. Tay gấu ngâm rượu bán mấy chục triệu một bình. Con gấu có giá vài trăm triệu đồng khiến thợ săn lóa mắt. Hễ nghe tin ở đâu có gấu, là họ tổ chức cả đoàn thợ săn, lên đến vài chục người vào rừng diệt gấu.

Ông Định kể cho tôi nghe hàng chục trường hợp thợ săn thương tật cả đời, thậm chí mất mạng vì bị gấu tấn công. Hầu như bản làng nào quanh đại ngàn Huổi Luông cũng có người bị gấu vật chết, hoặc tàn tật vĩnh viễn.

Ông Định chỉ tay lên tấm bản đồ, nơi có bản Nà Mùn, cuối xã Chiềng Khay. Bản ấy ở lưng chừng núi, giữa đại ngàn, phải đi bộ 2 ngày mới đến nơi. Trong bản, có hai anh em ông Lường Văn Tun, bị gấu tấn công thảm khốc.

Posted Image

Thú nhồi bông trong nhà thợ săn Điêu Chính H.

Người em của ông Tun vác súng bắn gấu, con gấu không chết, nó lao đến tát ông những cú trời giáng. Người thợ săn ấy bất tỉnh rồi, nó vẫn chưa nguôi cơn giận. Nó cắn nát đầu khiến ông mất mạng.

Bản thân ông Tun, cũng một lần bắn gấu bị chệch. Con gấu lồng lộn xông vào tát rách bụng, khiến ruột ông xổ ra ngoài. Nó dùng móng vuốt xé nát mặt ông. Từ bấy, ông nằm một chỗ, sống đời thực vật.

Để bảo vệ đàn gấu cũng như các loại thú trong rừng Quỳnh Nhai, UBND huyện đã chỉ đạo kiểm lâm và công an huyện tiến hành thu hồi súng ống mà những năm trước phát cho dân chống phỉ, biệt kích, kể cả các loại súng kíp tự chế. Nhân dân đều hưởng ứng rất tích cực, tuy nhiên, một số người dân sống ở sâu trong rừng thì vẫn tự chế ra súng kíp để đi săn.

Từ nơi xưa kia là bến phà Bắc Uân, giờ là cây cầu khổng lồ bắc ngang sông Đà từ hai sườn núi, tôi phải đi vòng mãi, xuyên qua lớp lớp đại ngàn, mới đến được xã Mường Giôn, xã giáp với Than Uyên của Lai Châu. Rồi phải đi bộ nửa ngày nữa mới đến lưng chừng núi Pú Coong Khẩu, nơi có bản Phiêng Mựt.

Cuối bản ấy, có thợ săn Lò Văn Que, vẫn còn đang sống, vẫn đang tỉnh táo và vẫn hằng ngày kể cho con cháu nghe tuổi trẻ lừng lẫy, ngang dọc đại ngàn, bắn hạ vô số ác thú, trừ hại cho dân. Nhưng, ông đã phải trả máu cho đại ngàn. Khuôn mặt và cơ thể rúm ró của ông, là bài học đau đớn nhưng sinh động nhất về cái lời nguyền “ăn của rừng rưng rưng nước mắt”.

Nghe tiếng khách lạ, ông Que cứ ngơ ngáo. Đôi mắt giả của ông vô hồn, không nhìn được gì cả. Mũi ông bị gấu xơi mất, nên ông thở bằng cái lỗ khoan ở sống mũi, ngay dưới hốc mắt. Bộ dạng ông còn thảm hại hơn thợ săn Lường Văn Khặm ở đối diện bên kia Huổi Luông.

Posted Image

Tác giả (ngoài cùng bên phải) trong một lần đi theo nhóm thợ săn gấu.

Ông Que kể, đại ngàn Huổi Luông nhiều gấu lắm. Chó sói thì vô số đàn. Bọn sói hung ác xơi không biết bao nhiêu trâu bò mà kể. Mấy chục năm vác súng, vác cung, ông tiêu diệt không biết bao nhiêu sói. Gấu ông cũng giết quá nhiều. Chúa sơn lâm cũng đã gục dưới nòng súng của ông.

Nhưng giờ, người con của đại ngàn, mạnh mẽ như hổ báo ấy, chỉ còn là một ông già ngoài 60 nhỏ thó, cả ngày chỉ ngồi một chỗ, ngâm đôi bàn chân phù nề vào nồi thuốc ấm. Đôi mắt giả ấy mở thao láo cả lúc ông ngủ. Mi mắt đã bị gấu móc mất rồi, không khép được hai con mắt giả.

Ông Que kể, đợt đó là năm 1997, khi đuổi theo bọn sói, qua đỉnh Pú Coong Khẩu (dịch nghĩa là đống thóc lớn), đến núi Huổi Cha, thì ông dừng lại khi phát hiện dấu vết của gấu.

Bọn gấu rất tinh ranh khi săn mồi, nhưng lại rất ngố khi đi đâu cũng để lại dấu vết. Những vết móng vuốt cào trên thân cây còn rõ mồn một. Nó dùng tay bẻ tơi tả những thân gỗ mục để tìm tổ ong, côn trùng.

Posted Image

Đạn dành cho súng kíp. Loại đàn này có thể giết gấu.

Những thợ săn như ông Que đều rất am tường tập tính các loài thú. Hễ ở đâu có tiếng gà rừng gáy râm ran, thì ở đó dễ có gấu. Gấu và gà rừng luôn đi kiếm ăn với nhau. Khi gấu lật đá, phá gỗ mục bắt côn trùng ăn thì gà rừng cũng sà đến kiếm chác.

Trên ngọn cây nghiến nham nhở vết cào có một tổ ong. Ông Que thừa biết rằng, tên gấu này đang ngòm ngó tổ ong và chắc chắn nó sẽ còn quay lại.

Ông Que không đuổi theo bầy sói nữa, mà kiếm một chỗ ẩn nấp ở xuôi chiều gió. Những đám mây cô đơn chợt đến chợt đi đưa ông vào giấc ngủ xế chiều.

Posted Image

Ông Que và khuôn mặt tật nguyền vì bị gấu tấn công.

Posted Image

Cả ngày ông ngâm đôi bàn chân phù nề trong nồi thuốc.

Tiếng roạc roạc vang lên khiến ông choàng tỉnh. Vạch bụi rậm, ông Que nhìn rõ con gấu ngựa to tướng đang ôm gốc cây nghiến. Đôi mắt nó hấp háy nhìn lên tổ ong. Nó bám vào thân cây, chậm chạp bò lên. Nó vục bàn tay hộ pháp vào tổ ong, xé từng mảng đưa lên miệng mút lấy mật, trong sự giận dữ của bầy ong.

Nó chậm rãi thưởng thức từng giọt mật. Đôi mắt hấp háy, cái miệng nhe ra với hàm răng nhọn hoắt, trắng ởn, tỏ vẻ no nê.

Ông Que nhẹ nhàng tiến đến phía gốc cây nghiến. Một tiếng nổ đanh gọn. Con gấu rơi uỵch xuống đất. Lùm lùm một đống đen sì. Lông bay tơi tả.

Ông Que khoác súng lên vai, tiến lại kiểm tra chiến lợi phẩm. Không ngờ, khi ông vừa tới gần, nó vùng lên. Đôi mắt long sòng sọc. Nó lao thẳng về phía ông Que. Nó nhằm thẳng mặt ông Que mà tát. Nó lao vào cắn xé ông. Nó dùng móng sắc lột từng mảng da mặt, da đầu, da cổ.

Posted Image

Ông Que giờ sống nhờ vợ.

Chưa hả cơn giận, con gấu ngoạm vỡ xương hàm, nhai nát vụn miếng xương đó. Nó đớp mất mũi và cả hàm răng trên của ông Que. Nó móc hai mắt ông ra. Nó lột cả da, bóc cả thịt ở cánh tay phải và đớp gãy xương tay trái của ông. Tưởng ông Que chết rồi, con gấu hung dữ lững thững bỏ đi.

Ông Que kể, gấu thường trèo lên ngọn cây ăn ong, rồi thả cho cơ thể rơi xuống đất. Nó chỉ bất tỉnh một lát, rồi trở dậy mà không việc gì. Phát súng của ông tưởng trúng đầu, nhưng hóa ra chỉ sượt da. Cả đời cầm súng, nhưng chỉ một phút chủ quan, ông phải trả giá bằng toàn bộ sức khỏe của mình.

Dù tiếng súng nổ trong rừng đã vọng về bản, nhưng đến đêm mà không thấy ông Que, nên dân bản đốt đuốc đi tìm. Mọi người phát hiện ông Que chỉ còn là đống thịt bầy nhầy, nhưng vẫn thoi thóp thở.

Khiêng ông xuống Bệnh viện Sơn La, bác sĩ lắc đầu bảo không cứu được. Người nhà đưa ông về Bệnh viện Việt Đức, không ngờ ông sống. Nhưng, mười mấy năm nay, ông rơi vào cảnh dở sống dở chết. Ông mắc đủ thứ bệnh. Đôi chân phù nề, lúc nào cũng phải ngâm trong nồi thuốc ấm. Cứ trái gió trở trời, đầu ông đau như muốn nổ tung.

Theo Phạm Ngọc Dương

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhân quả cảm ứng - Cục bướu hình người

Posted Image

Châu Sư Huynh từ học viện tịnh tông ở Úc đến Singapore, đang cùng với nữ cư sĩ bị cục bướu trên mặt và Tịnh Không lão pháp sư bàn luận về câu chuyện cục bướu trên mặt của người bệnh này, đối với những người tu học như chúng ta có ý nghĩa giáo dục rất lớn.

Nhân quả báo ứng theo mỗi chúng ta, bất cứ ai trên thế gian này, chỉ có điều là hình thức biểu hiện của nó không giống nhau. Trên con đường tu học chúng ta phải luôn tinh tấn, chân tu thật luyện, như thế mới có thể cải biến vận mệnh của mình.

Trong bài viết Cách Hữu gởi đến có bức hình khiến người ta xem xong vô cùng sợ hãi nhưng lại là một câu chuyện có thật, càng cảm ân vị Bồ Tát này đồng ý dĩ thân thị pháp, nguyện những ai xem xong đều có thể sám hối, cảm ân và buông hết tất cả.

Ngày 3 tháng 1 năm 2007, tôi tình cờ gặp được một vị cư sĩ đang xem tấm hình này, còn có một vị sa di ni đang thuyết giảng:

“Đây là bức hình của một vị nữ sĩ người Singapore, trên mặt nổi một cục bướu to hình người, miệng trên cục bướu hình người này không chỉ có thể ăn cơm mà còn có thể nói chuyện. Hiện tại cô đang sống ở Tây Tạng, mỗi ngày đều có một vị Hoạt Phật giảng kinh thuyết pháp cho cô”.

TRÍCH CÂU CHUYỆN VỀ NGỘ ĐẠT QUỐC SƯ 10 KIẾP BỊ CỤC BƯỚU HÌNH NGƯỜI

Vị cao tăng này thuật lại câu chuyện cao tăng Ngộ Đạt quốc sư 10 kiếp bị cục bướu hình người ở đầu gối. Oan gia trái chủ của ông đã theo ông suốt 10 kiếp. Dưới đây là những lời ghi âm lại trong cuộc trò chuyện của Tịnh Không lão Hòa Thượng.

Các vị hãy xem tiếp “Từ bi tam muội thủy sám”, xem cục bướu trên đầu gối của Ngộ Đạt quốc sư, lúc được tôn giả Ca-nặc-ca điều trị mới hiểu rõ nhân quả của nó. Oan gia trái chủ của ông đã theo ông suốt 10 kiếp, mỗi kiếp đầu thai đều muốn đòi ông trả thù. Hai người tiền kiếp đã kết oán ra sao?

Vào thời vua Hán, Ngô Sở Phản dùng mưu lược của Viên Áng tru di Triều Thác. Triều Thác bị hãm hại mà chết, căm hận trong tâm, thề quyết báo thù. Nào ngờ Viên Áng về sau xuất gia làm cao tăng, có Hộ Pháp Thần phù trợ, đời đời kiếp kiếp đều có đức, đều chuyên tâm tu hành.

Đời thứ 10 làm quốc sư, chính là Ngộ Đạt quốc sư, thầy của hoàng đế. Hoàng đế cúng dường cho ngài trầm hương bảo tọa. Chúng ta đều biết một ký trầm hương cũng phải tốn mấy trăm ngàn.

Ngài tiếp nhận trầm hương bảo tọa, trong tâm sinh ra ngạo mạn, cảm thấy mình rất giỏi, không ai sánh được. Một điểm ngạo tâm này nảy sinh, bao nhiêu công đức mười năm tu hành đều tiêu tan. Một niệm đầu kiêu căng, ngạo mạn, cho mình là hơn hết khiến Hộ Pháp Thần bỏ đi, ma quỷ vây lấy thân, chút xíu là mất mạng.

Lại có một câu chuyện, các vị đồng tu chúng ta nghe nói rất nhiều về Ngộ Đạt Quốc Sư. Chúng ta thường hay làm lễ “tạt nước”, lễ “tạt nước” chính là do nguyên cớ này mà ra.

Ngộ Đạt quốc sư bị một cái bướu mặt người, được tôn giả Ca-nặc-ca, một vị La Hán cứu giúp. Tôn giả Ca-nặc-ca sống ở Tứ Xuyên đại lục, đạo trường của A La Hán. Phàm phu tục tử như chúng ta đến đó chỉ thấy núi non hoang dại, trên núi không thấy một bóng cây.

Vị quốc sư này và tôn giả Ca-nặc-ca có duyên từ trước, biết ngài sẽ gặp nạn nên biến thành một lão ăn mày, thân mang đầy ghẻ lở, vừa hôi thối vừa xấu xí.

Người mang đầy ghẻ lỡ này cố tình đến gần để Ngộ Đạt Quốc Sư trông thấy, lúc ấy ngài vẫn chưa được phong Quốc Sư, vẫn là một vị xuất gia, danh tiếng chưa có, nhưng khi thấy tình cảnh đáng thương, trong lòng nảy sinh niềm cảm thương , muốn quan tâm, giúp đỡ và điều trị vết thương cho lão ăn mày.

Những cục bướu trên mặt đều nổi đầy mủ, ngài dùng miệng hút từng vết mủ trên mặt. Sự quan tâm như thế không phải ai ai cũng làm được. Chính vị La Hán này muốn khảo nghiệm ngài. Khi bệnh tình đã được bình phục, vị A La Hán này liền nói:

“Sau này ngài sẽ gặp phải đại họa, trong cơn đại họa hãy tìm ta, ta sống ở ngọn núi bên kia Tứ Xuyên, trên núi còn có hai cây thông. Ngài hãy đến trước cây thông rung nhẹ, hô to tên của ta, ngài sẽ gặp được ta”.

Về sau đạo hạnh của ngài ngày càng cao, danh tiếng càng lúc càng vang xa, làm đến chức Quốc Sư. Một chút kiêu căng, ngạo mạn mà nổi bướu khắp người, chữa trị thế nào cũng không khỏi.

Lúc ấy ngài mới nghĩ đến gã ăn xin trước đây, trước đây ta có cứu ông ấy, ông còn dặn ta lúc gặp nạn hãy đến Tứ Xuyên gặp ông ấy. Theo những lời ông ấy dặn, ngài đến một nơi quả nhiên có hai cây thông, ngài rung nhẹ cây thông, hô to tên “Ca-nặc-ca”.

Ngay khi hô to, đạo trường xuất hiện, mới biết thì ra người trước đây chính là A La Hán biến hóa. Ca-nặc-ca dùng nước tam muội từ bi rửa sạch vết thương cho ngài. Cho nên “lễ tạt nước” bắt nguồn từ truyền thuyết này.

Đạo trường của tôn giả Ca-nặc-ca, phàm phu như chúng ta không thể nào thấy được. Cho nên có thể nóivạn vật trên thế gian gần mà chẳng gần, chẳng gần mà gần. Thế giới cực lạc của mười phương chư Phật cũng không phải là ngoại lệ.

Nguyên bản xuất xứ: Thực chứng về sự tồn tại của oan gia trái chủ: cục bướu trên mặt hình người có đầy đủ ngũ quan, lại có thể ăn cơm, nói chuyện.

(nguồn bài viết: không rõ xuất xứ)

Xin hãy hưởng ứng trai giới, vì bốn lý do chính:

(1) Tôn giáo: giới sát, chấm dứt sát sinh hại mạng.

(2) Bảo vệ môi trường: chăn nuôi là nguyên tố dẫn đến trái đất nóng lên.

(3) Sức khoẻ: đa số bệnh tật đều do ăn thịt mà ra, ăn chay đem lại lợi ích rất lớn cho sức khoẻ và tuổi thọ của con người.

(4) Văn minh: chăn nuôi và giết mổ thật vô cùng tàn nhẫn, không phải là hành vi nên làm trong nền văn minh con người.

Bốn điều này đều có kèm theo phim ảnh làm chứng cứ. Bộ phim bao gồm quan hệ nhân quả khoa học về tác hại của chăn nuôi đối với sự hủy hoại của vỏ Trái Đất, về thực trạng giết mổ súc vật, về thí nghiệm lâm sàng của việc ăn thịt đối với sự phát sinh những căn bệnh hiểm nghèo về đường ruột…

Share this post


Link to post
Share on other sites

Có một lần Đức Annan hỏi Đưc Phật Thích Ca:

- Trong ly nước này có 8.4000 chúng sinh. Nếu kẻ đệ tử này uống ly nước này thì phải chăng phạm tội sát sinh.

Theo bạn thì thế nào?

Cháu nghĩ là người bình thường nhìn 1 ly nước thì làm sao biết trong ly nước có chúng sinh. và cháu nghĩ không biết không có tội.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cháu nghĩ là người bình thường nhìn 1 ly nước thì làm sao biết trong ly nước có chúng sinh. và cháu nghĩ không biết không có tội.

Đúng! Vô tư vô trách! Vì thế nên sự hiểu thông Phật Pháp cũng tránh được Vô tình tạo nghiệp cũng vô tình nhận quả!

Share this post


Link to post
Share on other sites

thông Phật Pháp cũng tránh được Vô tình tạo nghiệp cũng vô tình nhận quả!

Cháu lĩnh hội.

Cháu không sợ nghiệp! dù trong nhiều kiếp trước có gây ra nghiệp gì, hiểu về tạo nghiệp và trả nghiệp mới là sự cần thiết với cháu. dù biết trước vận hạn trong tương lai mình không được tốt, cháu cũng sẽ đón nhận điều đó với tâm hồn lạc quan.

(Vô tình tạo nghiệp cũng vô tình nhận quả!) 9 chữ này làm cho cháu nghĩ đến 2 chữ giải thoát.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay