Thiên Sứ

NGHIỆP CHƯỚNG

481 bài viết trong chủ đề này

Kính thưa quí vị và anh chị em.

Bắt đầu từ bài viết đầu tiên cho topic Nghiệp chướng, cái nhìn của tôi đã thay đổi theo thời gian.

Từ lúc không thể coi đây là một lý thuyết, nhưng đến bài gần đây thì nghiệp chướng rất có khả năng được minh chứng trong tương lai.

Thưa Sư phụ,

Trong một lớp học ngắn hạn mà con tham gia, giảng viên Trần Tô Tử - Nguyên thành viên Ban nghiên cứu Thủ tướng, Phó tổng giám đốc Công ty Cổ Phần Thép Việt - có phát biểu và giải thích:

Có 2 quy luật chi phối toàn bộ các hoạt động của chúng ta:

Thứ nhất: "Luật nhân quả": mọi việc chúng ta làm thường ngày đều có nhân quả. Một nhân có thể có nhiều quả và quả này sẽ là nhân của quả kế tiếp.

VD: chạy xe nhanh vượt ẩu dễ gây tai nạn.

Thứ hai: "luật về sự cân bằng": Trong tự nhiên và trong xã hội, luôn tồn tại trạng thái cân bằng; trạng thái cân bằng này bị phá bỏ thì lập tức trạng thái cân bằng mới xuất hiện.

VD: luôn có sự cân bằng giữa các yếu tố độ thông thoáng của đường phố, số lượng xe cộ và tốc độ của dòng xe. Khi số lượng xe cộ tăng lên, trạng thái cân bằng bị phá vỡ, lập tức hình thành trạng thái cân bằng mới giữa các yếu tố trên.

Tổng hợp hai yếu tố trên: Khi làm bất cứ việc gì, để đạt được kết quả tốt nhất, ta cần lưu ý tới hậu quả (nhân quả) của việc đó và quan sát để cân bằng các đối tương liên quan.

Con đã ứng dụng vào một số hoàn cảnh và cảm thấy hợp lý!

Vậy điều này có ứng với câu

Ngày xưa quả báo thì chày.

Bây giờ quả báo đến ngay tức thì.

Cám ơn sư phụ!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa Sư phụ,

Trong một lớp học ngắn hạn mà con tham gia, giảng viên Trần Tô Tử - Nguyên thành viên Ban nghiên cứu Thủ tướng, Phó tổng giám đốc Công ty Cổ Phần Thép Việt - có phát biểu và giải thích:

Có 2 quy luật chi phối toàn bộ các hoạt động của chúng ta:

Thứ nhất: "Luật nhân quả": mọi việc chúng ta làm thường ngày đều có nhân quả. Một nhân có thể có nhiều quả và quả này sẽ là nhân của quả kế tiếp.

VD: chạy xe nhanh vượt ẩu dễ gây tai nạn.

Thứ hai: "luật về sự cân bằng": Trong tự nhiên và trong xã hội, luôn tồn tại trạng thái cân bằng; trạng thái cân bằng này bị phá bỏ thì lập tức trạng thái cân bằng mới xuất hiện.

VD: luôn có sự cân bằng giữa các yếu tố độ thông thoáng của đường phố, số lượng xe cộ và tốc độ của dòng xe. Khi số lượng xe cộ tăng lên, trạng thái cân bằng bị phá vỡ, lập tức hình thành trạng thái cân bằng mới giữa các yếu tố trên.

Tổng hợp hai yếu tố trên: Khi làm bất cứ việc gì, để đạt được kết quả tốt nhất, ta cần lưu ý tới hậu quả (nhân quả) của việc đó và quan sát để cân bằng các đối tương liên quan.

Con đã ứng dụng vào một số hoàn cảnh và cảm thấy hợp lý!

Vậy điều này có ứng với câu

Ngày xưa quả báo thì chày.

Bây giờ quả báo đến ngay tức thì.

Cám ơn sư phụ!

Câu này thì hình như nói về quy luật vũ trụ. Vũ trụ vận hành theo 1 hình xoáy trôn ốc, do đó càng xa tâm thì vận tốc xoay càng nhanh, cho đến lúc hóa. do đó càng về sau mọi sự vận động, biến chuyển đều càng nhanh hơn.

Không biết có đúng vậy không ?!

Thân,

NA

Share this post


Link to post
Share on other sites

Câu này thì hình như nói về quy luật vũ trụ. Vũ trụ vận hành theo 1 hình xoáy trôn ốc, do đó càng xa tâm thì vận tốc xoay càng nhanh, cho đến lúc hóa. do đó càng về sau mọi sự vận động, biến chuyển đều càng nhanh hơn.

Không biết có đúng vậy không ?!

Thân,

NA

Đúng vậy đấy! Vũ trụ chuyển động theo tốc độ góc.
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chuyện người nhặt xác 3000 hài nhi

Dantri.com.vn

Chủ Nhật, 26/06/2011 - 15:00

Ngày ngày, hai người đều đã ở tuổi "xưa nay hiếm" lóc cóc đạp xe hàng chục cây số rong ruổi trên những nẻo đường, tìm bới trên từng bãi rác, đến tận các cơ sở nạo hút thai, bệnh viện để xin xác hài nhi về chôn cất Gần 10 năm nay, có một bà cụ đã bước sang tuổi 73 vẫn ngày ngày lặn lội khắp nơi để nhặt những thai nhi bị bỏ rơi đem về chôn cất. Đó là bà Phạm Thị Cường, ngụ xã Nghĩa Thắng, huyện Nghĩa Hưng - Nam Định. Bà bộc bạch: “Hãy yêu thương những linh hồn bé nhỏ bị bỏ rơi kể cả khi chúng đã qua đời, bởi những đứa trẻ tội nghiệp ấy đã gánh thay chúng ta những tai họa ở trần gian”. Không thể kìm lòng

làng quê nghèo ven biển xã Nghĩa Thắng, không ai còn lạ với hình ảnh một người đàn bà đã vào cái tuổi thất thập cổ lai hy ngày ngày âm thầm đi gom nhặt thi hài những đứa trẻ khắp nơi về chôn cất. Trên đường về Nghĩa Thắng, khi hỏi thăm nhà bà Cường, chúng tôi đã được nghe nhiều câu chuyện về bà qua những nông dân ở vùng quê này. Ở nơi đây, mọi người vẫn trìu mến gọi bà là bà Hương “hài nhi”, có lẽ một phần cũng do những công việc mà bà đã và đang làm. Bà là một người hiền lành, phúc hậu. Đã gần 10 năm nay, không quản ngày nắng cháy da cháy thịt hay đêm đông lạnh giá, bà vẫn lặn lội khắp mọi ngả đường của huyện Nghĩa Hưng, đặc biệt là khu vực thị trấn Đông Bình, để nhặt các hài nhi xấu số bị phá bỏ về chôn cất.

Cuộc sống của bà Cường chỉ trông vào gánh bán rau quả và những đồ tạp hóa ở khu chợ Đông Bình. Nơi đây có một số cơ sở nạo phá, hút thai nhi. Mỗi ngày có hàng trăm ca nạo phá thai đã diễn ra, một phần công khai còn chủ yếu là bí mật, cũng đồng nghĩa với việc hàng trăm hài nhi bị vứt bỏ. Trong câu chuyện với bà Cường, thỉnh thoảng chúng tôi vẫn nghe thấy tiếng thở dài của người phụ nữ đã ở tuổi gần hết cuộc đời về những chuyện lắt léo nhân tình thế thái của cuộc sống. Bà nói như oán trách: “Cuộc sống ngày càng phát triển thì nhiều người sống càng buông thả hơn. Ngày càng nhiều các cô gái đến các phòng khám ở Đông Bình để phá thai cũng đồng nghĩa với việc ngày càng nhiều đứa trẻ vô tội phải đi theo những vết kéo oan nghiệt. Mỗi lần nhìn thấy thi hài của các cháu bị vứt bỏ nơi đầu đường, xó chợ tôi lại không thể kìm lòng, càng thương các sinh linh bé nhỏ bơ vơ chưa kịp cất tiếng khóc chào đời đã phải chịu thay tội vạ mà cha mẹ chúng đã gây ra. Đáng trách quá!”. Bị cười chê là… khùng!

Gần 10 năm nay, họ đã tìm nhặt và an táng hơn 3.000 sinh linh bé bỏng. Tưởng chừng như chỉ có mình bà Cường đi làm công việc “kỳ khôi” là gom nhặt và an táng cho những linh hồn bé nhỏ nhưng bà lại gặp được người bạn cùng chí hướng. Đó là ông Vũ Văn Bao, người cùng thôn, cũng âm thầm làm công việc tạo phúc đức như bà. Hai con người, hai số phận nhưng họ có chung một tấm lòng nhân ái với những số phận bất hạnh. Họ gặp nhau rồi ngày ngày lại cùng nhau thực hiện một công việc chung, một ơn nghĩa để đời. Từ đó đến nay, ngày ngày người dân xã Nghĩa Thắng thường gặp cảnh hai người đều đã ở tuổi xưa nay hiếm lóc cóc trên những chiếc xe đạp cà tàng, đạp hàng chục cây số. Họ rong ruổi trên những nẻo đường, tìm bới trên từng bãi rác, thậm chí đến tận các cơ sở nạo hút thai, bệnh viện để… xin thi hài về chôn cất.

Posted Image

Bà Cường thắp nhang cho những hài nhi xấu số

Những hài nhi nhặt về, bà Cường cùng với ông Bao tỉ mẫn cho vào những bát hương hoặc tiểu sành nhỏ. Bà Cường tâm sự: “Những ngày đầu, tôi thường bị người đời cười chê cho là khùng nhưng dần dần, họ hiểu nên cũng có vài người đi làm cùng”. Nhiều lúc bà Cường cũng nản khi có quá nhiều đứa bé bị nạo hút như vậy. Nhiều lúc bà định dừng công việc này nhưng lại nghĩ đến những đứa trẻ bơ vơ, sống không thấy mặt cha mẹ, chưa kịp chào đời đã bị bỏ rơi. Bà lại thấy mình không thể đứng nhìn được, phải làm việc gì sao cho có ích. “Vì vậy, tôi không kể gì là gian khổ, mưa nắng hay ngày đêm, lúc nào nghe tin ở đâu đó có thi hài bị bỏ rơi là lại tìm đến để xin về mai táng”- bà Cường cho biết. Nghĩa trang Quần Vinh trong một chiều mùa hạ, bà Cường lặng lẽ thắp những nén nhang thơm lên phần mộ của những hài nhi xấu số. Rồi bà nói trong tiếng nấc: “Các con chưa kịp chào đời đã phải trả giá cho sai lầm của những kẻ sinh thành nên các con. Bà thắp nén nhang thơm, mong các con được an nghỉ”.

Posted Image

Bà Cường với công việc bán tạp hóa mưu sinh hằng ngày

Bên ngôi mộ chung được xây dựng khá kiên cố và sạch sẽ, bà cho biết nó được một nhà hảo tâm trong TPHCM gửi tiền ra để xây cho các cháu. “Gần chục năm nay, chúng tôi đã an táng cho hơn 3.000 sinh linh bé bỏng tại nơi này”- bà não nề. Nhìn những bát hương bên trên có gắn xi măng và được đánh dấu rất chi tiết, mà theo bà Cường mỗi bát hương đó là một đứa trẻ, tôi không khỏi chạnh lòng suy nghĩ. Một địa phương nhỏ như Nghĩa Hưng mà gần chục năm đã có hàng ngàn em bé bị bỏ rơi và chết đi khi chưa kịp chào đời! Đó quả thực là con số quá đau lòng. Càng thương các cháu nhỏ bao nhiêu, tôi lại càng khâm phục những con người như bà Cường và ông Bao bấy nhiêu. Những việc họ làm không chỉ mang ý nghĩa nhân ái mà đó là hành động cao cả trong cuộc chiến bảo vệ quyền sống của con người, giúp chúng ta nhận ra một thực tại đau lòng, ngẫm về việc sống buông thả của một bộ phận giới trẻ hiện nay đã để lại những hậu quả đau lòng. Cầu mong… thất nghiệp

Tuy hoàn cảnh gia đình rất khó khăn, bản thân lại già yếu nhưng lúc nào bà Cường cũng hiển hiện niềm tin cuộc sống và tình thương yêu con người.

Tâm sự với chúng tôi, bà Cường không mong ước điều gì ngoài việc mình được… thất nghiệp. Bà mong sẽ không còn phải ngày ngày đi làm công việc thu gom xác hài nhi đầy đau đớn này nữa. Tuy vậy, bà Cường vẫn khẳng định: “Tôi sẽ tiếp tục công việc này cho đến khi nào còn sức khỏe. Tôi sẽ tiếp tục đi thu gom những hài nhi xấu số về chôn cất, bởi theo tâm niệm của tôi, những đứa trẻ tội nghiệp đó đã quá bất hạnh. Tôi quyết không để các cháu cô đơn mặc dù đã rời trần thế”. Chúng tôi rời nghĩa trang Quần Vinh khi mặt trời đã tắt. Nhìn những ngôi mộ của các sinh linh bé nhỏ, chúng tôi biết các cháu đã có giấc ngủ yên bình bởi các cháu được những người dù không trực tiếp sinh thành nhưng luôn làm tất cả để bảo vệ giấc ngủ bình yên cho mình ở nơi vĩnh hằng. Ngày mới sẽ đến, hy vọng sẽ không còn cảnh những bào thai bị vứt bỏ nữa để những người như bà Cường hay ông Bao sẽ được nghỉ ngơi và xã hội sẽ không còn những cảnh đau lòng.

Ám ảnh

Bà Cường vừa rót nước trà mời khách vừa tâm sự về “cơ duyên” dẫn mình đến cái nghiệp làm phúc này. Bà cho biết vẫn nhớ như in ngày 8-3-2002. Trên đường đến chợ Đông Bình để bán rau, khi đi đến cầu Đông Bình, bà Cường thấy có một túi ni lông màu đen, ruồi muỗi bám đen. “Lúc đầu tôi cứ nghĩ đây là túi rác của gia đình nào đó ném ra đây. Nhưng rồi đi được một đoạn, tự dưng trong người tôi như có lửa đốt, cứ bồn chồn chẳng yên, đặc biệt là hình ảnh chiếc túi màu đen cứ như ngay trước mắt mình. Đứng lại suy nghĩ một lúc, tôi quyết định quay lại xem bên trong túi bóng đó chứa thứ gì”- bà Cường nhớ lại. Bà Cường bàng hoàng và đau xót khi chứng kiến một hài nhi đang thoi thóp thở, thân thể bị kiến bu đầy nhưng đôi mắt bé mở to nhìn bà chằm chằm như muốn nài nỉ, van xin. “Tôi đem đứa bé về nhà, lau rửa sạch sẽ rồi đi xin sữa cho cháu bú nhưng cũng chỉ được ít phút sau, cháu đã tắt thở. Tôi cứ bị ám ảnh mãi ánh mắt của cháu, cứ đau đáu nhìn tôi. Nhiều đêm trăn trở suy nghĩ, tôi quyết định phải làm một việc gì đó chứ không thể để những cảnh thai nhi bị người ta bỏ đi mà không hề được chôn cất”- bà Cường tâm sự.

Theo Khánh Linh

Người Lao động
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đúng vậy đấy! Vũ trụ chuyển động theo tốc độ góc.

"Nhắm mắt nhìn xuyên ba cõi

Mở ra bụi thế mù lòa"

Ngộ- Lê Quốc Hán

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đọc chủ đề này xuyên suốt 16 trang, cháu ko cầm được nước mắt. Cảm ơn bác Thiên Sứ, các bác và các anh chị đã cho cháu thêm nhiều góc nhìn khác về nghiệp báo - nhân quả. Cháu càng có cơ sở hơn vào việc mình PHẢI sống cho tốt trong cuộc đời này. Cầu cho chúng ta sớm nhìn ra lầm lạc, cầu cho mỗi bản ngã đều có chốn quay đầu.

----

CHA MẸ XIN LỖI CON

Tại một nơi không quá xa trung tâm thành phố Nha Trang, cuộc sống bí ẩn như một khúc kinh cầu trên núi vắng. Nhưng ở đây đẹp! Rất đẹp!

T A D A ®

Posted Image

Ở đây là một vườn hoa bé bé! Một vườn ngập tràn những bông hoa vải với rất nhiều sắc màu và rõ ràng ở một nơi triền núi đẹp như vậy, vườn hoa này thật lộng lẫy và duyên dáng...

Posted Image

Và cạnh mỗi bông hoa là một con số.

Posted Image

Posted Image

Hoặc những cái tên dường như không thuộc về nguyên tắc của cuộc sống bình thường.

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Và ở đây mọi thứ dị thường nhưng giản đơn đều góp lại... bằng những bia mộ "vô danh" để xoáy sâu vào tim can của những đấng sinh thành nào đó.

Posted Image

Có những câu chuyện mà người kể có cố bình thản như thể kể chuyện bình minh và hoàng hôn sớm tối nhưng vẫn không giấu được sự chua xót.

Posted Image

Và ở đây... cuộc sống vẫn là một vườn hoa đẹp và đâu đó những linh hồn bé bỏng vẫn chơi trò cút bắt sau những khóm hoa xinh... ta gọi đó là an nhiên.

Posted Image

Có lẽ... cha mẹ sẽ không bao giờ phải xin lỗi con vì con biết có những lý do riêng... và một đứa trẻ thơ ngây không bao giờ cần lời xin lỗi.

Cha mẹ không muốn sinh ra con, với con đó có thể là một niềm hạnh phúc.

Con chấp nhận

làm mong manh hơi nước...

Vội vã tan đi khi chưa kịp chào đời!

Đừng... Đừng khóc, cha ơi, mẹ ơi!

Đừng xin lỗi con, vì mẹ cha không có lỗi

Con có duyên với mẹ, với cha... nhưng con không có phận,

Con chấp nhận!

Mong ngọn gió ngoài kia ru dịu nỗi đau này

Ngân cho ngày một điệp khúc bình yên!

Posted Image

Notes:

- Đây là nghĩa trang dành cho những hài nhi sơ sinh bị mẹ bỏ ngay sau khi sinh trong thùng rác, hay vệ đường.

- Tính đến thời điểm chúng tôi đến nghĩa trang này thì số lượng hài nhi là 30.000.

- Cuộc sống vẫn không hề bình yên ở cái vườn hoa bé bé này. Anh Phước cho biết chính quyền đã nhiều lần đòi dẹp cái nghĩa trang này vì trái pháp luật.

- Nhưng những người đã dẹp đều quay lại để thắp hương vào ban đêm vì một nỗi sợ tâm linh không tên gọi.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bài của Tâm An quá hay và nhiều cảm xúc, dù chua xót nhưng vẫn cần những tiếng chuông cảnh tỉnh sự lầm lạc của giới trẻ hưởng thụ.

Nhật ký phá thai

Những thai nhi bé nhỏ, chưa kịp đủ hình hài, vỡ tan theo những dụng cụ kim loại lạnh lẽo, vô hồn.

Ngày…tháng…năm…

Mình được nhận vào một phòng khám tư không tồi. Cũng do quen biết là chính. Haizzz. Một đứa mới ra trường như mình mà kiếm được việc như thế này là tốt rồi. Sau này mình sẽ xin đến những bệnh viện lớn hơn, để được chào đón những sinh linh ra đời, được tận hưởng niềm hạnh phúc của việc đưa một sinh linh chào đón thế giới này, để nhìn thấy nụ cười hạnh phúc của các ông bố bà mẹ. Những đứa trẻ mới thật kì diệu làm sao.

Ngày… tháng… năm…

Mình đã cố gắng, cố gắng, cố gắng chịu đựng những âm thanh ấy, những mùi vị tanh tưởi ấy. Nhưng hơn hết là thái độ của những bác sĩ lớn tuổi hơn. Họ cáu gắt. Họ dấm dẳng. Họ chì chiết. Họ mỉa mai. Thật đáng sợ.

Cô bé sáng nay hình như là “khách quen” ở cái phòng khám này. Trên mặt không có cái vẻ lo âu sợ sệt, mà là sự miễn cưỡng, nhẫn nhục, và cả đau khổ nữa. Mình là người thực hiện thủ thuật cho cô ấy, phải cố gắng nhẹ nhàng, nhìn cô ấy trắng bệnh ra. Đưa những cái dụng cụ bằng kim loại lạnh lẽo ấy vào tử cung, rồi cào xé, nạo vét cái sinh linh chưa kịp thành người ra khỏi cơ thể… Mình đang còn run rẩy làm thì bà cô Hương đứng bên cạnh đã lên tiếng: “Vét cho kỹ hai bên thành, con này làm nhiều rồi dễ sót lắm, mày cứ khều khều thế thì ăn thua gì, nó đau quen rồi!Để sót nhau thì quả thực là thảm họa. Mình đâu muốn như thế. Mình biết rõ mà, sao cô ấy lại phải nói kiểu đấy.

Ăn trưa, mình không nuốt nổi. Nhìn thấy gì cũng muốn nôn ọe. Cô Hải, bác sĩ nhiều tuổi nhất, dịu dàng bảo:

- Mấy lần đầu ai cũng thế thôi, cô còn không ăn được suốt cả tuần trời ấy chứ. Con bé sớm nay, khổ thân, thằng người yêu nó đúng là đốn mạt, bắt nó dùng thuốc tránh thai khẩn cấp chứ không bao giờ chịu dùng BCS. Mà một tháng uống đến 8, 9 lần thì.... Nó phá ở đây là lần thứ 3 rồi đấy.

Ngày… tháng... năm…

Mình ngồi trò chuyện với một cô bé chỉ bằng tuổi con em ở quê. Cái mặt còn búng ra sữa, đang còn mặc áo đồng phục. Nó đi một mình, cũng là chuyện bình thường ở đây. Ngồi được một lúc, nó bắt đầu nói nhiều hơn:

- Em xấu hổ, nhục nhã lắm, chẳng dám nói với ai. Anh ấy bảo cứ tin anh ấy, sẽ không có chuyện gì xảy ra, lúc đấy em cũng vì quá yêu, chỉ thấy đau xé người ra, chứ sung sướng gì. Thế rồi mất kinh, rồi mệt mỏi, anh ấy không nghe điện thoại, không thèm gặp em… Đến đây, em chỉ có tiền học phí tháng này!

- Sao em không dùng biện pháp tránh thai?

- Em không biết. Anh ấy bảo lần đầu thì không sao đâu. Rồi em đã rửa chỗ ấy rất sâu, rất kĩ như lời anh ấy, mà vẫn bị.

Mình đưa cho em ấy tờ giấy hướng dẫn phòng tránh thai. Chỉ biết thở dài, cho những cô bé quá thiếu hiểu biết về sức khỏe, về những kẻ vô tâm và ích kỉ. Hy vọng sẽ không gặp lại em ở đây một lần nữa.

Ngày… tháng… năm…

Ca hôm nay lớn quá, mình chỉ đứng hỗ trợ cô Hải thôi. Thai đã hơn 6 tháng, mà người mẹ vẫn nhẫn tâm dứt bỏ. Chỉ vì nó là con gái. Hiếm khi có nam giới xuất hiện ở khu này.

Những ca lớn thế này thì bác sĩ phải có tay nghề vững lắm. Nhưng mình không biết mình có muốn trở thành người như thế không. Dùng kềm có răng kẹp từng bộ phận ra ngoài. Những cái cẳng tay, cẳng chân bé xíu, nội tạng còn chưa hoàn chỉnh, rời rạc và nát bươm… Mình thực sự không thể chứng kiến nổi, không giống như những gì đã được học. Đứa bé này sắp sống, nó đã nên hình người. Đứa bé là thật…

Và khi cô ấy bóp vụn phần đầu để đưa thai ra, thì mình phải quay đi để chuẩn bị khăn và nước nóng. Cô ấy tiếp hút phần còn lại, rồi kiểm tra từng mảnh cơ thể đã vụn nát xem còn sót không.

Hôm nay, mình lại không ăn trưa.

Ngày… tháng… năm…

Mình làm một ca với cô Hương. Chỉ là hỗ trợ thôi. Cho thuốc vào để ra thai. Lớn quá. Cô ấy cấm cẳn:

- Ngửa lên, la hét cái gì? Lúc sướng thì không ai sướng cho, bảo ngửa cái *** ra cơ mà!

Mình nhăn mặt. Cô bé tóc nâu đỏ, có vẻ rất xì tin. Bước vào phòng làm thủ thuật với một nhóm bạn cũng diện không kém đang trêu đùa nhau ở ngoài. Vậy mà vừa nhìn thấy đống dụng cụ y tế, nằm lên cái giường chênh vênh lạnh lẽo cô nàng òa khóc, nước mắt ròng ròng xin bác sĩ nhẹ tay. Máu tuôn. Ngột ngạt và tanh tưởi.

Trắng bệch và lảo đảo bước ra ngoài, anh người yêu trắng trẻo với mấy cô bạn lại hào hứng rủ đi bar.

Mang hài nhi ra ngoài, đã hàng chục phút, trái tim bé nhỏ vẫn còn đập, rồi yếu ớt dần... Mình có tội không? Khi đã cướp đi mạng sống của sinh linh này?

Ngày… tháng… năm…

Mình đi qua một nghĩa trang dành cho những hài nhi. Hàng vạn hài nhi. Xin từ bệnh viện, phòng khám tư, bãi rác, gốc cây… Một số người phụ nữ khóc lóc vật vã trước mộ. Những người vì bỏ đi giọt máu của mình, mà giờ không thể có con, thắp hương cho những nấm mồ vô danh, rồi len lén quay đi khi thấy có người bước vào.

Vết thương thể xác rồi sẽ lành, cũng có thể để lại di chứng, cũng có thể sẽ không còn đau đớn. Nhưng vết thương tinh thần, vết sẹo ấy, khi tước đi quyền làm người của một sinh linh, ám ảnh và dai dẳng, chỉ người phụ nữ mới phải chịu đựng.

Ngày mai, mình sẽ đem những thai nhi đến đây, để các em có bạn bè, và tâm hồn không lạnh lẽo…

Đỗ Thị Mỹ Duyên

Share this post


Link to post
Share on other sites

Dù sao thì dòng đời vẫn cứ trôi. Nó giống như trò chơi domino mà chỉ đến khi nhắm mắt xuôi tay mới hoàn thành. Bất kỳ thời điểm nào trước lúc ấy, nếu lỡ tay, sơ ý, trò chơi sẽ thất bại.

Nghiệp chướng thì nhiều người nói, nhưng mấy ai thực sự hiểu!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Dù sao thì dòng đời vẫn cứ trôi. Nó giống như trò chơi domino mà chỉ đến khi nhắm mắt xuôi tay mới hoàn thành. Bất kỳ thời điểm nào trước lúc ấy, nếu lỡ tay, sơ ý, trò chơi sẽ thất bại.

Nghiệp chướng thì nhiều người nói, nhưng mấy ai thực sự hiểu!

Đúng thế!

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đọc những bài viết của chú, con thấy rằng hình như ai trong đời cũng có lần mắc lỗi (nghĩa là tạo mầm của nghiệp chướng) thế thì mình muốn hóa giải thì thế nào hả chú? Chịu đựng vì tôi làm tôi chịu? Ăn chay, làm việc thiện? Hay còn cách nào khác?

Chú nghĩ việc phá thai có tạo ra nghiệp chướng không ạ? Con nghĩ điều này là giết người còn ác hơn gấp nhiều lần mình giết hay ăn thịt con vật, mà VN mình thì đang dẫn đầu.

Đây là một tội ác mà những thanh niên hầu như họ không nghĩ tới. Rõ ràng tạo nghiệp ác lớn rồi. Đáng tiếc Việt nam là một trong 3 nước dẫn đầu thế giới về nạo phá thai.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Các cô, các chú cho cháu hỏi: Cô bác sĩ, y tá ngày ngày phải làm việc không muốn làm ấy - chỉ vì công việc; vậy các cô bác sĩ, y tá đấy có bị nghiệp từ việc làm ấy ko? Theo cháu, ít nhiều gì cũng có một phần phải không ạ?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Các cô, các chú cho cháu hỏi: Cô bác sĩ, y tá ngày ngày phải làm việc không muốn làm ấy - chỉ vì công việc; vậy các cô bác sĩ, y tá đấy có bị nghiệp từ việc làm ấy ko? Theo cháu, ít nhiều gì cũng có một phần phải không ạ?

Tất nhiên là có, nhưng đó cũng là 1 phần công việc của họ mặc dù có thể lương tâm họ không muốn, nhưng vì lí do công việc nên cũng phải làm theo nguyện vọng của người đi phá thai. Nghiệp chứng của họ có thể đời này chưa trả ngay, nhưng đời sau sẽ có! hoặc nghiệp chướng rơi vào con cháu của họ. Nghiệp chướng nặng hay nhẹ còn do hành vi và nhận thức của người làm việc này!

Nạo phá thai: Sợ nhưng vẫn vào viện tới 4 lần trong năm

“Có những người nạo thai đến 4 lần trong 1 năm, và người này mới có 23 tuổi. Cô ấy biết phá thai có thể sẽ gây vô sinh, nhưng cô ấy nghĩ vô sinh sẽ 'không dám động' đến mình”, BS sản khoa Lê Thị Kim Dung cho biết.

Người Việt và sex: Chết vì thiếu hiểu biết

Posted Image

Số liệu trên google cho thấy người Việt tìm kiếm những nội dung có từ "sex" nhiều nhất thế giới

Số liệu thống kê của Google cho thấy: Người Việt Nam tìm những nội dung có từ khóa sex nhiều nhất thế giới và Hà Nội là thành phố có nhiều người tìm kiếm với từ khóa sex nhiều nhất thế giới. Về ngôn ngữ tìm kiếm, tiếng Việt chỉ đứng sau tiếng Indonesia. Mâu thuẫn với xu hướng “ham học hỏi” này là tỷ lệ phá thai ở Việt Nam cũng thuộc loại cao nhất thế giới!

Kết quả trên Google cho thấy Việt Nam là nước có số lượt tìm kiếm thông tin trên mạng Internet có từ khoá liên quan đến sex cao nhất thế giới. Nhưng thực tế, tỷ lệ phá thai ở Việt Nam cũng thuộc top cao nhất thế giới

Mâu thuẫn này được bác sỹ Lê Thị Kim Dung mô tả là “nó phản ánh đúng bản chất của nhận thức và hành vi về sức khỏe giới tính, sức khỏe tình dục của người Việt Nam”.

Theo đó, thông tin thì quá nhiều, nhưng không được định hướng một cách đúng đắn, bởi không ai chịu cởi mở nói về tình dục như một vấn đề hết sức cần thiết và nghiêm túc.

Bác sỹ Dung đưa ra những con số gây “sốc”: Có những người nạo thai đến 4 lần trong 1 năm, và người này mới có 23 tuổi. Cô ấy biết phá thai có thể sẽ gây vô sinh, nhưng cô ấy nghĩ vô sinh sẽ 'không dám động' đến mình. Độ tuổi phá thai nhiều nhất là dưới 25, trung bình mỗi người phá từ 2-3 lần trước khi kết hôn (cá biệt là 4-5 lần).

Từ khi bác sỹ Dung mở phòng khám tư đến nay, số người đến nạo, hút thai lên đến 10.000 ca, trong đó có khoảng 40% người đến phá thai chưa lập gia đình!

BS, ThS. Nguyễn Xuân Hợi, TT Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Phụ sản TƯ cho biết: “Nhiều bạn trẻ hiện nay chủ động yêu, chủ động quan hệ tình dục nhưng hoàn toàn bị động trong việc mang thai. Có người có thai, nhưng tuyệt nhiên không biết cho đến khi thai quá to”.

Vì sao không thể lay động lương tri?

Posted Image

Tình trạng nạo phá thai ở Việt Nam đã lên đến mức báo động khi liên tục trong nhiều năm liền, Việt Nam luôn là nước đứng trong top 10 nước có tỷ lệ phá thai cao nhất thế giới. Tỷ lệ này ngày càng gia tăng nhanh ở lứa tuổi vị thành niên. Song song với tình trạng này thì tỷ lệ vô sinh ở Việt Nam cũng ngày càng tăng cao, trong đó các lý do liên quan đến vấn đề nạo hút thai xuất hiện ngày càng nhiều. Các bài báo mô tả cảm xúc tội lỗi, hối hận, day dứt, ăn năn của những người từng phá thai dường như là vô nghĩa chăng?

Đem băn khoăn này trao đổi với bác sĩ Dung, bác sĩ thẳng thắn khuyên: “Nnếu muốn “đánh động” lương tri thì cách làm này không thực tế”.

“Với tình dục, đừng mang lương tri ra để lên lớp hay giáo huấn. Muốn thay đổi hành vi trước hết phải thay đổi thái độ, nhận thức về vấn đề vấn đề sức khỏe giới tính, sức khỏe sinh sản”. Bởi “Cần phải làm việc trong môi trường của một thầy thuốc chuyên phá thai như tôi mới hiểu rằng chuyện khuyên người ta đừng bỏ thai vì cái thai không có tội là điều hoàn toàn lý thuyết”, bác sỹ Dung khẳng định.

Vị bác sỹ này phân tích: Với những người sợ bị trừng phạt vì nạo thai, họ cảm thấy bất an, họ có thể để đẻ và mang con đi gửi trại trẻ. Nhưng nếu phá thai, tất cả những rắc rối, những hệ lụy sẽ chấm dứt và nó mang lại sự tư do tuyệt vời cho người phụ nữ: Không bị ai ràng buộc, không bị dư luận lên án, không sống trong bầu không khí lo sợ, căng thẳng (cả về tinh thần lẫn vật chất). Cuộc đời họ rẽ sang một ngã khác hẳn.

”Có người sức khỏe tốt, chiều còn khóc lóc, lo lắng vì chưa phá được thai nhưng phá được rồi thì tối lại có thể lên sàn nhảy ngay được. Suy cho cùng, tự do là cái mà con người luôn khao khát, vậy tại sao họ lại phải chối bỏ tự do trong khi họ có lựa chọn khác để được hưởng tối đa sự sung sướng cá nhân?”, bác sỹ Dung nói.

“Đánh động lương tri” bằng cách đưa ra những câu chuyện đau lòng về phá thai, về những thân phận côi cút tội nghiệp chưa một lần được chào đời nay đã phải nằm lạnh lẽo dưới lòng đất, theo bác sỹ Dung, cũng không thể ngăn cản được các hành vi tình dục không an toàn (mang lại bệnh tật, mang lại hậu quả có thai ngoài ý muốn, v..v…).

“Cần xác định rõ ràng một điều: Tình dục là nhu cầu của con người. Nhu cầu bản năng đó cao hơn tất cả các nhu cầu khác, thậm chí cao hơn cả nhu cầu sinh tồn, ăn uống, giải trí, v..v… Vì thế, ngay cả khi đã phá thai một lần, bị ám ảnh thật đó, nhưng người ta vẫn không thôi quan hệ tình dục. Vậy phải làm thế nào để mỗi người vẫn có thể hưởng thụ sự sung sướng mà vẫn an toàn, không phải chạy theo giải quyết những hậu quả do tình dục mang lại”, bác sỹ Dung phân tích.

Đừng đi đường vòng!

“Thay vì đi “đường vòng” như thế này, hãy đi vào thực tế của vấn đề, đó là cung cấp đầy đủ kiến thức, biện pháp tránh thai để mọi người đều có đời sống tình dục an toàn, tránh được những hậu quả đáng tiếc. Như vậy sẽ giúp mỗi người vẫn hưởng thụ những sung sướng của tình dục mà vẫn an toàn”, BS Dung nhấn mạnh.

“Cụ thể là đưa giáo dục giới tính, giáo dục sức khỏe tình dục, sức khỏe sinh sản vào nhà trường để giảng dạy theo từng đối tượng nhất định (vị thành niên, thành niên, người lớn, vv..). Hãy cung cấp những công cụ bảo vệ họ khỏi những nguy cơ của tình dục, để người ta có thể phòng chống các tai nạn do tình dục mang lại chứ không nên chỉ hô hào miệng. Hiểu biết về sức khỏe tình dục giống như một biện pháp phòng ngừa hữu hiệu và triệt để”, bác sỹ Dung khẳng định.

Theo Cẩm Quyên

Vietnamnet

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đây là một câu chuyện có thật về một con cá voi đã bày tỏ sự biết ơn với những người cứu mạng nó. Nếu chúng ta hiểu rằng con vật cũng có tấm lòng biết ơn thì tất chúng cũng có những nỗi đau khổ khi bị bắn giết ...thì tình yêu thương con người càng quan trọng thế nào.

=======================================

Cá voi khổng lồ nhảy múa trả ơn cứu mạng

18:07 | 21/07/2011

TPO – Một con cá voi lưng gù khổng lồ đã tung mình lên không trung hơn 40 lần trên biển California, Mỹ để cảm ơn những người đã cứu sống nó sau tai nạn dính phải lưới đánh cá.

Michael Fishbach cùng một số cộng sự đang đi thuyền trên biển California, thì nhìn thấy một con cá voi lưng gù nổi trên mặt nước. Họ nghĩ rằng nó đã chết, tuy nhiên, con cá voi bất ngờ thở mạnh.

Posted Image

Con cá voi tung người lên không trung để cảm ơn những người đã cứu nó. Ảnh Daily Mail.

Họ phát hiện cá voi khổng lồ đang mắc vào lưới đánh cá và có nguy cơ bị chết. Michael Fishbach quyết định bơi ra chỗ con cá voi để xem xét tình hình và tìm cách giải cứu.

“ Khi tôi bơi ra chỗ con cá, tôi đã nhìn thẳng vào mắt nó, và tôi muốn nó hiểu rằng, chúng tôi muốn giúp nó. Phải thừa nhận là tôi có một chút sợ hãi. Tôi biết con cá voi khổng lồ đang rất sợ hãi và mệt mỏi nên có thể giết chết tôi ngay khi tôi tiếp cận. Tuy nhiên, hình ảnh đáng thương của nó choán hết trong tâm trí tôi. Tôi phải làm một điều gì đó để cứu nó" - Michael Fishbach tâm sự.

Trở lên thuyền, Michael Fishbach cùng hai cộng sự dùng con dao nhỏ từ từ cắt lưới giúp con cá voi khổng lồ. Sau hơn một tiếng đồng hồ hì hục, Michael Fishbach và đội của ông đã giải thoát chú cá voi đáng thương.

Vui mừng trở về biển khơi vùng vẫy, như biết ơn những người đã cứu mình, con cá voi tung lên mặt biển, trình diễn hơn 40 cú nhảy tuyệt đẹp trước ống kính máy ảnh. Michael Fishbach cho biết: "Đó là niềm vui của con cá voi khi được trở lại biển cả. Thật tự hào và vui mừng khi chúng tôi đã cứu sống một con cá voi. Đó là một trải nghiệm thú vị và sẽ chẳng bao giờ tôi quên được”.

Xem video ở đây:

http://www.tienphong...-mang-tpod.html

Michael Fishbach là người đồng sáng lập ra Ủy ban bảo vệ Cá voi lớn (GWC), chương trình Bảo vệ Cá voi xanh, được xây dựng nhằm bảo vệ những con cá voi dọc bờ biển California trước nguy cơ chúng bị thương do bị tấn công hoặc va đập vào tàu, thuyền.

Trường Phong

Theo Daily Mail

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhà chùa thực hiện vở cải lương về nạn phá thai


Một ngôi chùa tại TP HCM đầu tư sản xuất vở cải lương tâm lý 'Nỗi niềm hối hận' để phản ánh nạn phá thai trong giới thanh thiếu niên hiện nay. Vở có sự tham gia của NSƯT Phượng Loan, Hoàng Nhất, Hồng Thắm...

Chùa Từ Quang (xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh, TP HCM) vừa tổ chức ghi hình vở cải lương tâm lý xã hội Nỗi niềm hối hận (tác giả kịch bản: Lâm Hữu Tặng và Xuân Phúc, đạo diễn: Trịnh Hoàng Xuân Phúc).

Vở diễn này do Đại đức Thích Giác Thiện, trụ trì chùa Từ Quang chỉ đạo thực hiện. Vở có sự tham gia của nhiều gương mặt diễn viên cải lương như: NSƯT Phượng Loan, Hoàng Nhất, Hữu Tài, Bích Thủy, Lê Hồng Thắm, Võ Minh Lâm, Kiều Mai Lý...

Posted Image

Nghệ sĩ Hoàng Nhất (áo nâu trong ảnh) vai Thanh, đóng cặp với NSƯT Phượng Loan (vai Xuân).

Trong vở cả hai có cuộc "sống thử" và dẫn nên việc người yêu phải phá thai.Đại đức Thích Giác Thiện chia sẻ, ý tưởng thực hiện vở này xuất phát từ Đại lễ trai đàn chẩn tế siêu độ thai nhi do chùa Từ Quang tổ chức từ năm 2009. "Năm nay, đại lễ được tổ chức nhân ngày rằm tháng 8 (Trung thu). Nhà chùa cùng các nghệ sĩ chung tay thực hiện vở cải lương để phát tặng cho các Phật tử".

"Thông qua kịch bản cải lương Nỗi niềm hối hận, chúng tôi hy vọng góp một tiếng nói thức tỉnh giới thanh thiếu niên, những người có lối suy nghĩ 'thoáng' trong tình yêu và quan hệ nam nữ", đạo diễn Xuân Phúc nói.

Posted Image

Sau khi buộc người yêu phá bỏ thai nhi, dòng đời đưa đẩy Thanh phải vào chùa nương nhờ cửa Phật. Tại đây, anh gặp lại đứa con thơ do người yêu bỏ lại chùa.Tuy vậy, đạo diễn cũng cho biết, nội dung kịch bản không nhằm lên án đả kích bạn trẻ mà thay vào đó là sự chia sẻ cảm thông với những hoàn cảnh bất khả kháng, cũng như bày tỏ mong muốn việc giáo dục giới tính, sinh sản ngày càng được phổ biến nhiều hơn trong cộng đồng thanh thiếu niên Việt Nam.

"Khi thực hiện vở cải lương này, điều may mắn đầu tiên là êkíp thực hiện rất chuyên nghiệp và có tâm với nghề. Thậm chí có nghệ sĩ đã cạo tóc thật để vào vai nhà sư. Chúng tôi cũng nhận được sự ủng hộ của rất nhiều người để hoàn thành vở diễn", đạo diễn Xuân Phúc chia sẻ thêm.

Posted Image

NSƯT Phượng Loan (phải) vào vai mẹ nuôi của Lê Hồng Thắm (vai Thu).

Vở cải lương được sản xuất dưới dạng DVD, bối cảnh ghi hình ở Bình Dương, do Nhà xuất bản Tôn giáo phát hành. Dự kiến tác phẩm ra mắt khán giả cả nước vào tháng 9.
Năm nay là năm thứ 3 chùa Từ Quang tổ chức Đại lễ trai đàn chẩn tế thai nhi. Nhà chùa cho biết, các lần tổ chức trước, có đến hơn 10.000 phật tử đăng ký cầu siêu cho những sinh linh bé bỏng bị phá bỏ.

Thoại Hà
Ảnh: Việt Tâm

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bàng hoàng gấu mẹ giết con rồi tự sát vì sợ bị hút mật

Thứ hai, 15 Tháng tám 2011, 14:12 GMT+7

Truyền thông Trung Quốc vừa đưa tin một sự kiện bất thường trong giới động vật: một con gấu mẹ đã siết con mình đến chết để chấm dứt cuộc đời bị hành hạ của gấu con rồi lao vào tường tự sát.

Chuyện xảy ra tại một nông trại nuôi gấu lấy mật ở Tây Bắc Trung Quốc, nơi các con gấu bị chọc lấy mật hàng ngày.

Bị nhốt trong các lồng sắt chật hẹp, lũ gấu tội nghiệp không có chỗ để đi lại. Trên bụng mỗi con gấu đều bị chọc thủng một lỗ vĩnh viễn để lấy mật hằng ngày. Vì vết thương mãi mãi không khép miệng này, chúng có thể nhiễm nhiều thứ bệnh, kể cả u ác tính, ung thư và viêm màng bụng.

Posted Image

Gấu mẹ tự sát sau khi giết chết gấu con. Ảnh: STOMP

Quá đau đớn, gấu thường tìm cách đánh bụng mình để tự tử. Để ngăn chặn điều này, chúng bị đeo khung sắt vào cơ thể.

Một người tình cờ chứng kiến quy trình lấy mật gấu nhẫn tâm này đã báo vời tờ Reminbao.com. Người này còn kể lại một câu chuyện gây chấn động lòng người.

Một con gấu mẹ đã lồng lên, phá sập cái lồng đang nhốt nó khi nghe thấy tiếng gấu con rít lên lo sợ trước lúc bị một công nhân chích thủng bụng để lấy mật. Gấu mẹ lao thẳng đến chuồng gấu con trong khi công nhân bỏ chạy tán loạn.

Gấu mẹ giật lắc cái chuồng điên cuồng hòng cứu con ra. Không thể phá sập chuồng, gấu mẹ bất ngờ ôm lấy con rồi cuối cùng siết chặt nó đến chết. Bỏ gấu con xuống, gấu mẹ lao đầu vào bức tường gần đó tự sát.

Posted Image

Hơn 12.000 con gấu đang bị nuôi nhốt lấy mật khắp châu Á. Ảnh: Daily Mail Mật gấu lâu nay vẫn được coi là một loại thuốc giải nhiệt cơ thể, trị chứng sốt cao, đau gan, đau mắt… Theo thống kê của tổ chức bảo vệ động vật World Society for the Protection of Animals (WSPA), hiện có hơn 12.000 con gấu phải chịu đựng điều kiện nuôi nhốt khắc nghiệt tại các trang trại trên khắp châu Á.

Posted Image

Mật gấu là loại thuốc quen thuộc trong đông y Trung Quốc nhưng bị cách lấy mật bị chỉ trích là quá tàn nhẫn. Ảnh: Alamy

Gấu có thể bị nuôi nhốt để lấy mật trong khoảng 20 năm. Sau khi không thể tiết mật nữa, chúng sẽ bị giết.

Các nhà đông y Trung Quốc đã nhiều lần lên án việc chữa bệnh bằng mật gấu. Theo họ, có nhiều loại thảo dược rẻ tiền hơn có công dụng tương đương.

Theo Bằng Vy (Người lao động)

Việt Báo (Theo_VTC)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Run rẩy nhặt xác hài nhi ở CV Thống Nhất

Cập nhật lúc 21/08/2011 06:33:37 PM (GMT+7)

Đến tận bây giờ, bà Nguyễn Thị Hợp, nhân viên Công ty môi trường đô thị số 3 Hà Nội chưa bao giờ tin chuyện ma quỷ trên đời, thế nên việc nhìn thấy hình ảnh hai đứa trẻ đang cười đùa, tranh nhau chỗ ngồi trong lòng bà, gọi bà là mẹ và léo nhéo đòi mua kẹo, bà cũng chỉ coi đó như một ảo giác do tự kỷ ám thị mà ra.

Bình tĩnh nhớ lại bà mường tượng ra đó là 2 đứa gần đây nhất trong số 7 đứa trẻ bà đã nhặt được xác của chúng từ những thùng rác công cộng.

Những sinh linh vô tội

Công viên Thống Nhất một buổi sáng cuối tuần đầu đông vắng khách, chỉ lác lác những đôi tình nhân đang ôm siết nhau thật chặt. Biết chúng tôi hỏi chuyện về những hài nhi bé nhỏ bị vứt trong thời gian gần đây, ông bảo vệ tóc đã ngả hoa râm thở dài thườn thượt, rồi chép miệng: "Chuyện đó như là cơm bữa rồi, ngày xưa việc làm đó bị coi là tội ác đáng ghê tởm, bây giờ người ta coi việc vứt xác con như là hiển nhiên như vứt xác một con vật nào đó vậy. Không hiểu lương tâm họ ở đâu nữa"?

Posted Image

Công viên Thống Nhất - nơi phát hiện rất nhiều xác trẻ em bị bỏ rơi

Theo lời giới thiệu, chúng tôi tìm gặp bà Lê Thị Hợp, công nhân Công ty môi trường đô thị số 3- Hà Nội, người mà gần đây nhất đã nhặt xác của những đứa trẻ bị bỏ rơi. Sau một chút khó khăn, chúng tôi cũng tìm gặp được bà Hợp vì bà đã nghỉ hưu. Căn nhà của bà nhỏ nhắn và nằm trong một ngõ nhỏ, lặng lẽ như chính công việc âm thầm của bà. Cũng như những người đồng nghiệp, bà Hợp sẽ không bao giờ quên được cái cảm giác hãi hùng khi trực tiếp chứng kiến những xác trẻ thơ vô tội lẽ ra đã được làm người nếu như những người mẹ, người cha không đang tâm vứt bỏ.

Đưa ánh mắt nhìn xa xăm, bà Hợp nhớ lại lần đầu tiên chạm trán xác thai nhi: Đó là một buổi chiều nắng gắt như muốn vỡ toang bầu trời. Một người đàn ông đi chiếc xe ga sang trọng, chở sau lưng là người đà bà nục nịch, cầm trên tay một chiếc túi nilon khá nặng.

Nhìn từ xa, chiếc túi nilon mang màu rực rỡ, khiến chị đồng nát tò mò nghĩ rằng biết đâu trong đó còn có món đồ gì bán được, nghĩ rồi chị nấn ná đi theo họ. Thấy đông người và khó chịu vì sự có mặt bất thường của chị đồng nát, người đàn bà lẩm bẩm rồi huých tay cho lái xe rồ ga phóng vào chỗ khuất của những chiếc thùng rác ngoài cổng công viên, vất bịch chiếc túi xuống và biến mất.

Bà Hợp khi đó cùng với đồng nghiệp đang dọn vệ sinh ở gần đó, thấy chị đồng nát xin phép lấy chiếc túi, bà gật đầu, nghĩ chị ta chắc nghèo và khốn khổ lắm. Nhưng chỉ ít giây sau, tiếng hét thất thanh của cô đồng nát khiến bà giật mình, quay lại đã thấy gương mặt chị ta tái mét không còn giọt máu.

Bà chạy lại mở to chiếc túi ra. Hỡi ôi, bà Hợp khi đó không dám tin nổi vào mắt mình: Trong túi là một hài nhi kháu khỉnh, là con trai, nặng chừng hơn 3kg, đỏ hỏn nhưng đã tắt thở, bắt đầu lạnh toát. Đôi mắt nhòa đi, bà run rẩy chắp tay vái lạy trời đất. Mồ hôi trên trán vã ra như tắm, nước mắt bà chỉ trực trào. Nhìn đứa trẻ khôi ngô, nằm gọn trong túi như đang ngủ, lại mang linh cảm của một người mẹ đã quen với việc mang nặng đẻ đau, bà đoán, có lẽ nó cũng đã được cất đôi ba tiếng khóc chào cuộc đời hẩm hiu trước khi bị mẹ cha rũ bỏ.

Cũng mang trong lòng những nỗi ám ảnh về những xác trẻ thơ vộ tội bị vứt bỏ, bà Nguyễn Thị Măng, sau hơn 20 năm gắn bó với môi trường đô thị không còn thấy xa lạ gì khi chúng tôi hỏi chuyện. Bà nói rằng mà không muốn nhớ lại, bởi mỗi lần nhớ lại, đối với bà, là một lần đau.

Nếu như không hiểu sâu hơn về hoàn cảnh của bà Măng, nhiều người hẳn sẽ mỉa mai cái cách nói chuyện... nực cười của bà, cho rằng bà ôm rơm rặm bụng mới đi đau xót cho thiên hạ. Nói chuyện với chúng tôi, bà Măng trầm trầm, bà sinh được 2 đứa con, chồng bà chết sớm, đứa con thứ 2 của bà bị đẻ rơi ở ngoài đường, lại đẻ non tháng do cuộc sống khổ cực nay đây mai đó, nên nó 18 tuổi đầu mà vẫn dặt dẹo và nhỏ thó như đứa lên mười.

Chính vì quá yêu thương con mình mà mỗi lần gặp xác những đứa trẻ bị bỏ rơi, bà Măng thường không cầm được nước mắt. Lần đầu tiên bà nhìn thấy một hài nhi là vào tảng sáng mùa đông cách đây 3 năm. Đứa bé đỏ hỏn, được bọc kín trong túi nilon màu đen, lúc bà cầm lên, quanh mình nó còn nguyên nhau ở rốn, tươi nguyên màu máu còn đôi mắt nó thì vĩnh viễn không bao giờ mở ra được. Đứa bé nặng chừng 1kg và bà cũng không rõ là trai hay gái.

Cả bà Hợp cũng như bà Măng, sau lần đầu tiên chứng kiến những xác trẻ vô tội ấy, những lần sau đối với họ bớt bàng hoàng hơn. Mỗi lần như thế, họ lại nghĩ rằng, một tội ác đã được gây ra trên cuộc đời. Và bà Măng còn băn khoăn khôn tả, là tại sao hơn 20 năm trong nghề, chỉ đến khi mấy năm gần đây, khi cuộc sống hiện đại hơn, người ta thành đạt và lũ trẻ được học hành nhiều hơn, thì những xác trẻ lại bị vứt nhiều đến thế. Bà Măng nhẩm tính, chỉ riêng năm ngoái, người ta đã nhặt được 7 các xác hài nhi bị vứt bỏ chỉ riêng ở quanh khu vực này...

Lời xin lỗi nào cho con

Posted Image

Bà Nguyễn Thị Măng

"Cuộc sống vẫn là một vườn hoa đẹp và đâu đó những linh hồn bé bỏng vẫn chơi trò cút bắt sau những khóm hoa xinh... ta gọi đó là an nhiên". Đó là những câu giới thiệu về một khu nghĩa trang tại Huế dành để an táng những đứa trẻ sơ sinh bị bỏ rơi trong thùng rác hay bên vệ đường. Những người lập ra khu nghĩa trang này chỉ với mong muốn những sinh linh bé nhỏ kia sẽ thanh thản, an nhiên, họ không tìm gì cho chính mình giữa cuộc đời bề bộn. Cho đến nay, Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nạo phá thai cao nhất thế giới. Song hành với nó là tỷ lệ những người vô sinh ngày càng tăng. Có tới Trung tâm hỗ trợ sinh sản - Bệnh viện phụ sản TW, người ta mới phần nào hiểu hết được những nỗi khát khao có những đứa con do chính mình dứt ruột đẻ ra. Cầu thang dẫn lên khoa Hiếm muộn đã đón hàng nghìn bước chân chỉ với hy vọng tìm được cho mình hạnh phúc từ những tiếng trẻ khóc bi bô. Có những bước chân ra về trong hân hoan hạnh phúc, lại có những bước chân tuyệt vọng não nề. Có nghe những bước chân ấy, mới hiểu được rằng, đứa con là nỗi khát khao được làm cha làm mẹ, làm tròn những thiên chức mà cuộc đời ban tặng.

Là một bác sỹ, PGS. TS Nguyễn Thị Phương Hòa- Nguyên Phó vụ trưởng vụ Bảo vệ sức khỏe sinh sản bà mẹ và trẻ em - Bộ Y tế đã từng không ít lần chứng kiến hình ảnh những đưa trẻ ra đời trong hân hoan hạnh phúc của người mẹ, bà cũng từng nhiều lần chứng kiến biết bao người phụ nữ tuyệt vọng vì không còn khả năng có con do tuổi trẻ buông thả, lầm lạc. Họ, do tuổi đời khi đó còn quá trẻ, cũng do niềm tin mù quáng vào tình yêu mà không giữ được mình. Họ, khi đó đã đang tâm chối bỏ quyền được ôm đứa bé vào lòng, ủ cho con hơi ấm, mà biến chúng thành những hài nhi không nhà, những linh hồn vô tội.

Tuổi thơ của một đứa trẻ thường lắm diệu kỳ. Những đứa trẻ ngoan hay được bố mẹ đưa đi chơi trên đoàn tàu xình xịch trong Công viên Thống Nhất. Những bánh ray ấy ngày ngày vòng quanh, như bánh xe đời quay mãi, ở đó những đứa trẻ nhờ tình yêu của bố mẹ chúng mà lớn lên. Nhưng cũng có những đứa trẻ khi sinh ra đã biết đến công viên, vệ đường, nhưng không phải để tìm điều kỳ diệu, chỉ bởi chúng bị coi như một thứ rác, là sản phẩm của những người mẹ, người cha vụng trộm và đang tâm chối bỏ con mình.

(Theo Người đưa tin)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Rợn người vụ thảm sát 3 người gia đình chủ tiệm vàng

Thứ Tư, 24/08/2011 - 18:58 Bắc Giang:

(Dân trí) - Một gia đình 4 người đã bị những kẻ thủ ác xuống tay sát hại trong đêm. 3 nạn nhân trong đó có cả một cháu bé chưa đầy 2 tuổi bị đâm chết tại chỗ. Cháu bé may mắn sống sót bị chém đứt lìa bàn tay.

Cướp tiệm vàng lúc nửa đêm, sát hại cả gia đình

Đến cuối giờ chiều nay, 24/8, công tác khám nghiệm hiện trường và các thủ tục pháp y mới được các cơ quan chức năng thực hiện xong. Hàng nghìn dân địa phương đứng chật kín dọc hai bên quốc lộ 31 đối diện tiệm vàng Ngọc Bích để nghe ngóng sự tình vụ thảm sát và chia buồn với thân nhân các nạn nhân.

Posted Image

Hàng ngàn người xếp kín hai bên đường xót thương cả gia đình bị thảm sát.

Danh tính nạn nhân đã tử vong được xác định là anh Trịnh Thành Ngọc (SN 1974), chị Đinh Thị Chín (SN 1976) và cháu Trịnh Thị Thảo (18 tháng tuổi). Cháu Trịnh Thị Bích (9 tuổi), con đầu của hai vợ chồng nạn nhân, đã may mắn sống sót do trốn được dưới gầm tủ dù đã bị những kẻ thủ ác chặt đứt rời 1 bàn tay và đâm nhiều nhát khắp cơ thể.

Theo thông tin từ người nhà nạn nhân cho biết, anh Trịnh Thành Ngọc đi lao động tại nước ngoài suốt gần 10 năm, khi về nước có vốn đã cùng vợ mở tiệm vàng mới cách đây chưa được 2 năm. Bà con hàng xóm ai cũng quý mến vợ chồng anh chị Ngọc - Chín bởi sự chan hòa, cởi mở với bà con hàng xóm.

Posted Image

Posted Image

Chiếc quan tài dựng sẵn trong lúc thi thể các nạn nhân được khám nghiệm.

Chị Hà Đạt, chủ cửa hàng bánh ngọt Hà Đạt ngay sát cạnh tiệm vàng Ngọc Bích, hoàng kể lại: “Đêm qua, trời nổi mưa to gió lớn ào ạt suốt đêm. Thường ngày, tôi luôn trở dậy đốt lò làm bánh vào lúc gần 4h sáng nhưng trời mưa nên tôi nghỉ làm. Nước xối xuống mái tôn như thác xối vì thế mà tôi cũng không nghe thấy động tĩnh gì từ bên hàng xóm”.

Hiện trường vụ án cho thấy, nạn nhân Đinh Thị Chín chết trên tầng 3 với nhiều vết đâm chém ở bụng. Anh Trịnh Thành Ngọc gục chết với hàng chục vét chém chí mạng từ đầu, cổ xuống người ngay ngoài phòng tầng 2. Đặc biệt ghê rợn, những kẻ thủ ác đã dùng dẻ nhét chặt vào miệng cháu Trịnh Thị Thảo rồi dùng kiếm cắt gần đứt cổ cháu. Gian hàng bày bán vàng và đồ trang sức của gia đình dưới tầng 1 ngôi nhà bị những kẻ thủ ác đập vỡ phần kính, lấy đi một phần tài sản.

Posted Image

Đau đớn những mái đầu bạc chuẩn khị khăn tang tiễn những mái đầu xanh.

Riêng cháu Trịnh Thị Bích khi được những người hàng xóm phát hiện đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) đã được đưa khẩn cấp lên phòng phẫu thuật để thực hiện các thủ thuật nối lại bàn tay. Đến cuối giờ chiều nay, thông tin từ bệnh viện Việt Đức cho biết, ca cấp cứu nối liền cánh tay cháu Trịnh Ngọc Bích đã hoàn tất. Cháu Bích tạm thời đã qua cơn nguy kịch.

Posted Image

Tang thương phố núi sau vụ thảm sát kinh hoàng.

Trao đổi với PV Dân trí, một lãnh đạo Công an tỉnh Bắc Giang cho biết, Ban giám đốc Công an tỉnh Bắc Giang đã trực tiếp chỉ đạo điều tra làm rõ truy bắt các đối tượng gây án. Theo nhận định ban đầu, hung thủ rất có thể là người địa phương rất thông thạo địa bàn gây án.

Dân trí sẽ tiếp tục thông tin về sự việc.

Anh Thế - Quốc Đô

Share this post


Link to post
Share on other sites

1 tội ác ghê rợn, những thằng này còn ác độc gấp trăm ngàn lần Nguyễn Đức Nghĩa, nếu bắt được mấy thằng này, chắc phải dùng cách tra tấn là tùng xẻo, mỗi ngày xẻo 1 vài miếng thịt trên người, cho đến khi nào chết thì thôi

Share this post


Link to post
Share on other sites

1 tội ác ghê rợn, những thằng này còn ác độc gấp trăm ngàn lần Nguyễn Đức Nghĩa, nếu bắt được mấy thằng này, chắc phải dùng cách tra tấn là tùng xẻo, mỗi ngày xẻo 1 vài miếng thịt trên người, cho đến khi nào chết thì thôi

Xét về một góc nhìn khác thì Nguyễn Đức Nghĩa gây mất niềm tin vào con người gấp 1000 lần những kẻ giết người này. Bởi vì hắn ta giết ngay người tình vừa ân ái với hắn và hành xác một cách man rợ.

Vi Tiểu Bảo có thể xem câu chuyện "Đêm thứ 1002 của Hoàng Hậu Ba Tư" thể hiện cái nhìn của tôi về các mối quan hệ xã hội trong khuôn khổ luật pháp.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đọc xong bào viết này chị thương các em quá, cầu cho các em được yên nghỉ, không phải sống trong thế giới này biết đâu lại là niềm hạnh phúc cho các em... Chị, đã nhiều lần cũng ước ao là không được sinh ra trong cõi đời này.

Run rẩy nhặt xác hài nhi ở CV Thống Nhất

Cập nhật lúc 21/08/2011 06:33:37 PM (GMT+7)

Đến tận bây giờ, bà Nguyễn Thị Hợp, nhân viên Công ty môi trường đô thị số 3 Hà Nội chưa bao giờ tin chuyện ma quỷ trên đời, thế nên việc nhìn thấy hình ảnh hai đứa trẻ đang cười đùa, tranh nhau chỗ ngồi trong lòng bà, gọi bà là mẹ và léo nhéo đòi mua kẹo, bà cũng chỉ coi đó như một ảo giác do tự kỷ ám thị mà ra.

Bình tĩnh nhớ lại bà mường tượng ra đó là 2 đứa gần đây nhất trong số 7 đứa trẻ bà đã nhặt được xác của chúng từ những thùng rác công cộng.

Những sinh linh vô tội

Công viên Thống Nhất một buổi sáng cuối tuần đầu đông vắng khách, chỉ lác lác những đôi tình nhân đang ôm siết nhau thật chặt. Biết chúng tôi hỏi chuyện về những hài nhi bé nhỏ bị vứt trong thời gian gần đây, ông bảo vệ tóc đã ngả hoa râm thở dài thườn thượt, rồi chép miệng: "Chuyện đó như là cơm bữa rồi, ngày xưa việc làm đó bị coi là tội ác đáng ghê tởm, bây giờ người ta coi việc vứt xác con như là hiển nhiên như vứt xác một con vật nào đó vậy. Không hiểu lương tâm họ ở đâu nữa"?

Posted Image

Công viên Thống Nhất - nơi phát hiện rất nhiều xác trẻ em bị bỏ rơi

Theo lời giới thiệu, chúng tôi tìm gặp bà Lê Thị Hợp, công nhân Công ty môi trường đô thị số 3- Hà Nội, người mà gần đây nhất đã nhặt xác của những đứa trẻ bị bỏ rơi. Sau một chút khó khăn, chúng tôi cũng tìm gặp được bà Hợp vì bà đã nghỉ hưu. Căn nhà của bà nhỏ nhắn và nằm trong một ngõ nhỏ, lặng lẽ như chính công việc âm thầm của bà. Cũng như những người đồng nghiệp, bà Hợp sẽ không bao giờ quên được cái cảm giác hãi hùng khi trực tiếp chứng kiến những xác trẻ thơ vô tội lẽ ra đã được làm người nếu như những người mẹ, người cha không đang tâm vứt bỏ.

Đưa ánh mắt nhìn xa xăm, bà Hợp nhớ lại lần đầu tiên chạm trán xác thai nhi: Đó là một buổi chiều nắng gắt như muốn vỡ toang bầu trời. Một người đàn ông đi chiếc xe ga sang trọng, chở sau lưng là người đà bà nục nịch, cầm trên tay một chiếc túi nilon khá nặng.

Nhìn từ xa, chiếc túi nilon mang màu rực rỡ, khiến chị đồng nát tò mò nghĩ rằng biết đâu trong đó còn có món đồ gì bán được, nghĩ rồi chị nấn ná đi theo họ. Thấy đông người và khó chịu vì sự có mặt bất thường của chị đồng nát, người đàn bà lẩm bẩm rồi huých tay cho lái xe rồ ga phóng vào chỗ khuất của những chiếc thùng rác ngoài cổng công viên, vất bịch chiếc túi xuống và biến mất.

Bà Hợp khi đó cùng với đồng nghiệp đang dọn vệ sinh ở gần đó, thấy chị đồng nát xin phép lấy chiếc túi, bà gật đầu, nghĩ chị ta chắc nghèo và khốn khổ lắm. Nhưng chỉ ít giây sau, tiếng hét thất thanh của cô đồng nát khiến bà giật mình, quay lại đã thấy gương mặt chị ta tái mét không còn giọt máu.

Bà chạy lại mở to chiếc túi ra. Hỡi ôi, bà Hợp khi đó không dám tin nổi vào mắt mình: Trong túi là một hài nhi kháu khỉnh, là con trai, nặng chừng hơn 3kg, đỏ hỏn nhưng đã tắt thở, bắt đầu lạnh toát. Đôi mắt nhòa đi, bà run rẩy chắp tay vái lạy trời đất. Mồ hôi trên trán vã ra như tắm, nước mắt bà chỉ trực trào. Nhìn đứa trẻ khôi ngô, nằm gọn trong túi như đang ngủ, lại mang linh cảm của một người mẹ đã quen với việc mang nặng đẻ đau, bà đoán, có lẽ nó cũng đã được cất đôi ba tiếng khóc chào cuộc đời hẩm hiu trước khi bị mẹ cha rũ bỏ.

Cũng mang trong lòng những nỗi ám ảnh về những xác trẻ thơ vộ tội bị vứt bỏ, bà Nguyễn Thị Măng, sau hơn 20 năm gắn bó với môi trường đô thị không còn thấy xa lạ gì khi chúng tôi hỏi chuyện. Bà nói rằng mà không muốn nhớ lại, bởi mỗi lần nhớ lại, đối với bà, là một lần đau.

Nếu như không hiểu sâu hơn về hoàn cảnh của bà Măng, nhiều người hẳn sẽ mỉa mai cái cách nói chuyện... nực cười của bà, cho rằng bà ôm rơm rặm bụng mới đi đau xót cho thiên hạ. Nói chuyện với chúng tôi, bà Măng trầm trầm, bà sinh được 2 đứa con, chồng bà chết sớm, đứa con thứ 2 của bà bị đẻ rơi ở ngoài đường, lại đẻ non tháng do cuộc sống khổ cực nay đây mai đó, nên nó 18 tuổi đầu mà vẫn dặt dẹo và nhỏ thó như đứa lên mười.

Chính vì quá yêu thương con mình mà mỗi lần gặp xác những đứa trẻ bị bỏ rơi, bà Măng thường không cầm được nước mắt. Lần đầu tiên bà nhìn thấy một hài nhi là vào tảng sáng mùa đông cách đây 3 năm. Đứa bé đỏ hỏn, được bọc kín trong túi nilon màu đen, lúc bà cầm lên, quanh mình nó còn nguyên nhau ở rốn, tươi nguyên màu máu còn đôi mắt nó thì vĩnh viễn không bao giờ mở ra được. Đứa bé nặng chừng 1kg và bà cũng không rõ là trai hay gái.

Cả bà Hợp cũng như bà Măng, sau lần đầu tiên chứng kiến những xác trẻ vô tội ấy, những lần sau đối với họ bớt bàng hoàng hơn. Mỗi lần như thế, họ lại nghĩ rằng, một tội ác đã được gây ra trên cuộc đời. Và bà Măng còn băn khoăn khôn tả, là tại sao hơn 20 năm trong nghề, chỉ đến khi mấy năm gần đây, khi cuộc sống hiện đại hơn, người ta thành đạt và lũ trẻ được học hành nhiều hơn, thì những xác trẻ lại bị vứt nhiều đến thế. Bà Măng nhẩm tính, chỉ riêng năm ngoái, người ta đã nhặt được 7 các xác hài nhi bị vứt bỏ chỉ riêng ở quanh khu vực này...

Lời xin lỗi nào cho con

Posted Image

Bà Nguyễn Thị Măng

"Cuộc sống vẫn là một vườn hoa đẹp và đâu đó những linh hồn bé bỏng vẫn chơi trò cút bắt sau những khóm hoa xinh... ta gọi đó là an nhiên". Đó là những câu giới thiệu về một khu nghĩa trang tại Huế dành để an táng những đứa trẻ sơ sinh bị bỏ rơi trong thùng rác hay bên vệ đường. Những người lập ra khu nghĩa trang này chỉ với mong muốn những sinh linh bé nhỏ kia sẽ thanh thản, an nhiên, họ không tìm gì cho chính mình giữa cuộc đời bề bộn. Cho đến nay, Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nạo phá thai cao nhất thế giới. Song hành với nó là tỷ lệ những người vô sinh ngày càng tăng. Có tới Trung tâm hỗ trợ sinh sản - Bệnh viện phụ sản TW, người ta mới phần nào hiểu hết được những nỗi khát khao có những đứa con do chính mình dứt ruột đẻ ra. Cầu thang dẫn lên khoa Hiếm muộn đã đón hàng nghìn bước chân chỉ với hy vọng tìm được cho mình hạnh phúc từ những tiếng trẻ khóc bi bô. Có những bước chân ra về trong hân hoan hạnh phúc, lại có những bước chân tuyệt vọng não nề. Có nghe những bước chân ấy, mới hiểu được rằng, đứa con là nỗi khát khao được làm cha làm mẹ, làm tròn những thiên chức mà cuộc đời ban tặng.

Là một bác sỹ, PGS. TS Nguyễn Thị Phương Hòa- Nguyên Phó vụ trưởng vụ Bảo vệ sức khỏe sinh sản bà mẹ và trẻ em - Bộ Y tế đã từng không ít lần chứng kiến hình ảnh những đưa trẻ ra đời trong hân hoan hạnh phúc của người mẹ, bà cũng từng nhiều lần chứng kiến biết bao người phụ nữ tuyệt vọng vì không còn khả năng có con do tuổi trẻ buông thả, lầm lạc. Họ, do tuổi đời khi đó còn quá trẻ, cũng do niềm tin mù quáng vào tình yêu mà không giữ được mình. Họ, khi đó đã đang tâm chối bỏ quyền được ôm đứa bé vào lòng, ủ cho con hơi ấm, mà biến chúng thành những hài nhi không nhà, những linh hồn vô tội.

Tuổi thơ của một đứa trẻ thường lắm diệu kỳ. Những đứa trẻ ngoan hay được bố mẹ đưa đi chơi trên đoàn tàu xình xịch trong Công viên Thống Nhất. Những bánh ray ấy ngày ngày vòng quanh, như bánh xe đời quay mãi, ở đó những đứa trẻ nhờ tình yêu của bố mẹ chúng mà lớn lên. Nhưng cũng có những đứa trẻ khi sinh ra đã biết đến công viên, vệ đường, nhưng không phải để tìm điều kỳ diệu, chỉ bởi chúng bị coi như một thứ rác, là sản phẩm của những người mẹ, người cha vụng trộm và đang tâm chối bỏ con mình.

(Theo Người đưa tin)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đọc xong bào viết này chị thương các em quá, cầu cho các em được yên nghỉ, không phải sống trong thế giới này biết đâu lại là niềm hạnh phúc cho các em... Chị, đã nhiều lần cũng ước ao là không được sinh ra trong cõi đời này.

Cô Phù thủy à! Tạm gọi vậy vì cô nhận là cô. Ngày xưa hồi còn là gã thanh niên mới lớn, thường hay chán đời vì sự thay đổi mất cân đối ở tuổi mới lớn. Ngày ấy, tôi đến gặp mẹ tôi than rằng: "Mẹ ạ! Sao con thấy chán đời quá!". Mẹ tôi đang xem sách, nghe thấy tối nói vậy bà ngước nhìn tôi qua mục kỉnh: "Cái thằng này lạ nhỉ? Tao lại cứ tưởng đời nó chán mày lâu rồi chứ!". Vậy mà tôi tỉnh ngộ và mới thấy mình chẳng là cái gì trong thế gian này để chán đời cả.

,

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xét về một góc nhìn khác thì Nguyễn Đức Nghĩa gây mất niềm tin vào con người gấp 1000 lần những kẻ giết người này. Bởi vì hắn ta giết ngay người tình vừa ân ái với hắn và hành xác một cách man rợ.

Vi Tiểu Bảo có thể xem câu chuyện "Đêm thứ 1002 của Hoàng Hậu Ba Tư" thể hiện cái nhìn của tôi về các mối quan hệ xã hội trong khuôn khổ luật pháp.

Nguyễn Đức Nghĩa đã bị tử hình chưa thưa các quý vị?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Công khai ‘thảm sát’ chim trời trên quốc lộ

Posted Image - Ngay trên Quốc lộ 8A, cách thị trấn Đức Thọ (Hà Tĩnh) độ khoảng 500m là cảnh những hàng chim tấp nập người mua kẻ bán. Và phía sau là những cánh đồng đã gặt xong, nay được người dân giăng bẫy để đánh bắt chim.

Đã nhiều năm qua, người đi trên đường QL8A không còn lạ với cảnh những quầy hàng chim với đủ các loại được bày bán công khai bên cạnh đường.

Cứ đến độ tháng 8 trở đi, sau khi mùa gặt xong và chuẩn bị đến mùa mưa lũ thì cũng là lúc là bắt đầu mùa tận diệt chim trời. Và năm nay cũng vậy, chim trời lại bị sát hại một cách triệt để.

Trong những chiếc lán tạm bợ được dựng lên để bày bán chim, người mua có thể tha hồ lựa chọn loại thịt chim nào mình ưa thích. Thôi thì đủ các loại, từ cò, vạc, chim cuốc, gà nước, chim cu, bồ nông…

Theo một chủ bán chim, năm nay dân bẫy chim được mùa hơn mọi năm nên giá cả cũng phải chăng. Loại nhỏ thì từ 10-15 nghìn/con, loại to, thịt ngon hơn như loài gà nước thì 60 nghìn/con.

Những chú chim khi được “thượng đế” đồng ý thì sẽ được người chủ vặt lông ngay khi còn sống. Sau khi bộ lông bị vặt sạch, những chú chim trở nên trùi trũi, co ro run lên từng hồi trong cái lạnh mùa mưa lũ.

Hoặc có những chú chim bị kết liễu nhanh hơn khi “thượng đế” yêu cầu chủ hàng thui rơm luôn. Ngọn lửa bốc lên, những cánh chim yếu ớt vùng vẫy để cố thoát thân. Chỉ sau mấy giây, những chú chim đã trở nên vàng ươm.

Bên dưới hàng chim cao là một cũi gỗ với các bề làm bằng lưới sắt. Hàng chục con chim nhát (một loại chim mà dân nhậu rất thích) tranh nhau đâm đầu vào mắt lưới. Chẳng thể chui lọt, trên đầu các “chú” chim, máu liên tục ứa ra.

Những loại chim cao như cò, vạc, cói, sau khi dính bẫy thì “được” con người dùng chính lông nhổ trên thân ra, khâu hai mắt của chúng lại.

“Làm thế để nó không nhìn thấy nữa chứ loại này hay mổ mắt người lắm”, chủ quán chim ở thị trấn Đức Thọ nói.

Những hình ảnh tàn sát chim trời do PV VietNamNet ghi lại:

Posted Image

Hàng chim ở thị trấn Đức Thọ tấp nập người mua, kẻ bán. Đối với người dân nơi đây, dường như thịt chim đã trở thành một loại thức ăn chứ không còn là đặc sản nữa.

Posted Image

Những chú chim cói đồng này được chủ hàng buộc túm 5 con một. Giá bán mỗi chùm chim thế này là 50 nghìn đồng.

Posted Image

Trên những cánh đồng ở các xã Đức Yên, Đức Bùi… những ngày này ngập tràn những chiếc bẫy chim. Những chiếc cọc tre được đóng dọc theo bờ ruộng, những mảnh lưới có mắt lưới nhỏ được giăng theo hàng cọc. Đến tối, người thợ chim, được sự trợ giúp của công nghệ “thiết bị phát ra tiếng chim” là đủ điều kiện để có thể bắt.

Posted Image

Hàng bày bán có cả những chú chim đã được vặt lông sẵn.

Posted Image

Đối với các loại chim chân cao như cò, cói, vạc, trước khi được bày bán, người chủ hàng sẽ dùng lông trên thân chim khâu mắt chúng lại vì sợ chẳng may các loài chim này mổ vào mắt người mua khi lựa chọn.

Posted Image

Posted Image

Những giọt máu ứa ra từ mắt chim khi bị người chủ hàng khâu mắt, mỏ rồi treo ngược lên.

Posted Image

Chủ quán cho biết, trung bình mỗi ngày họ bán được hàng trăm con chim.

Posted Image

Vặt lông chim cho khách mang về

Posted Image

Một chú chim vẫy vùng cố lao vào mắt lưới sắt để mong thoát nhưng chỉ mỗi cái mỏ lọt ra ngoài, đầu bị va vào thành lưới, máu rỉ.

Posted Image

Posted Image

Lựa chọn thoải mái dưới sự “thuyết minh” của chủ hàng chim….

Duy Tuấn

=============================

Nghiệp chướng trùng trùng. Chẳng biết nói làm sao. Nhưng tôi tin rằng chúng có tình yêu thương như con người và cũng biết đau khổ. Có điều con người không hiểu được chúng thôi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

oài, nhìn thấy họ bán cò, bán vạc mà nhớ quê quá đi mất, chắc cách đây nửa tháng cũng đúng mùa cò

hi biết là nghiệp trướng dư mà mấy cái nón chế biến từ cò và vạc này ăn thì tuyệt cú mèo chú Thiên Sứ à, nhìn mấy đôi cò mà thèm quá, chấp nhận nghiệp chướng để thưởng thức vậy

quê cháu cứ đến vụ cò, vạc là ai ở đâu xa cũng về, nó là cái phong tục và là đặc sản quê hương rồi, với lại người ở quê họ cũng ko đánh cò thì cũng ko có thu nhập cơ, cái đói cái khổ nên nó khổ thế đấy, giờ dân đỡ đói rồi thì cũng ít đánh cò, chỉ còn 1 vài người thôi, chứ ngày xưa đói thì cả làng đánh cò, đến vụ cò là cứ như đi chảy hội vậy

Share this post


Link to post
Share on other sites

CHÚNG TA LÀ NHỮNG CỨU TINH CỦA CHÍNH MÌNH

Ðôi khi là một nhà sư tôi được yêu cầu đến tụng kinh cho tang lễ. Tôi cảm thấy buồn cho gia quyến của người chết nhưng đôi khi tôi cũng cảm thấy không giúp được gì vì có quá nhiều khó xử trong vai trò của một nhà sư đi tụng kinh đám tang. Một ngày nọ, một phụ nữ trẻ tuổi đến gặp tôi. Cha cô mới chết sáng hôm đó. Ông mới chỉ 42 tuổi. Cô nói với tôi bằng tiếng Phúc Kiến: “Xin mời thầy đến tụng kinh. Xin thầy mở con đường cho cha tôi”. Tôi nhìn cô ta với tất cả tấm lòng từ bi mà tôi có thể tập trung. Tôi có thể cảm thấy sự bối rối và đau khổ của cô. Cô khoảng chừng 20 tuổi và là một người con gái có hiếu. Trong thâm tâm tôi nói thầm với mình: “Trời ơi tôi sẽ mở đường cho người như thế nào đây? Con đường tưởng tượng nào tôi sẽ vẽ trong không khí cho hồn tưởng tượng đặt chân lên? Làm sao tôi có thể nói với người phụ nữ trẻ tuổi tội nghiệp đang ở trong tình trạng buồn phiền và bối rối rằng:” không có con đường nào như cô có lẽ đã tưởng tượng như thế?” Ðức Phật cũng có lần ở trong tình thế như vậy và Ngài đã trả lời ra sao? Một hôm một người trẻ tuổi lại gần Ðức Phật và hỏi Ngài: “Bạch Thế Tôn, cha con chết. Xin mời Ðức Phật đến và cầu nguyện cho cha con, cứu độ linh hồn ông ấy để ông ấy có thể đi lên thiên đàng. Những người Bà La Môn cử hành những nghi thức này nhưng Ðức Phật lại còn mạnh hơn họ nhiều. Nếu Ngài sẽ làm điều đó, chắc chắn hồn cha con sẽ bay thẳng về thiên đàng”. Ðức Phật trả lời, “Rất tốt, hãy đi ra chợ và đem về cho ta hai cái bình đất và một ít bơ”. Người trẻ tuổi sung sướng vì Ðức Phật đã hạ cố thi hành một số thần thông để cứu linh hồn cha của mình. Anh ta vội vã đi ra phố và mua các thứ mà Ðức Phật bảo. Ðức Phật chỉ dẫn cho anh ta để bơ vào một bình và để đá vào bình kia. Rồi ném cả hai bình đó xuống ao. Người trẻ tuổi làm theo và cả hai bình đều chìm xuống đáy ao. Rồi Ðức Phật tiếp tục: “Bây giờ hãy lấy một cái gậy và đập vỡ hai bình đó ở dưới ao”. Người trẻ tuổi làm theo. Hai cái bình bị đập vỡ và bơ thì nhẹ đã nổi lên còn hòn đá vì nặng nên vẫn ở dưới đáy ao. Rồi Ðức Phật nói: “Bây giờ nhanh lên đi tập họp tất cả những thầy tu. Hãy nói với họ đến và tụng kinh để bơ chìm xuống và viên đá nổi lên.” Người trẻ tuổi nhìn Ðức Phật, sửng sốt, nói, “Bạch Ðức Thế Tôn, Ngài có nói thật không ạ. Chắc chắn Ngài không thể trông chờ bơ nhẹ mà chìm và đá nặng mà nổi. Ðiều đó ngược lại với qui luật tự nhiên.” Ðức Phật mỉm cười và nói: “Này con, con đã thấy nếu cha con có một cuộc đời LƯƠNG THIỆN thì những HÀNH VI của ông cũng nhẹ như bơ cho dù thế nào thì ông cũng lên thiên đàng. Không ai có thể cản được, ngay cả đến ta. Không ai có thể chống lại NGHIỆP luật thiên nhiên. Nhưng nếu cha ngươi có một cuộc đời BẤT THIỆN thì cũng giống như hòn đá nặng, cha ngươi sẽ bị chìm vào địa ngục. Dù tụng kinh nhiều đến đâu đi nữa bởi tất cả các thầy tu trên thế giới này cũng không thể gây thành khác được.” Người trẻ tuổi hiểu rõ. Anh chữa lại quan niệm sai lầm của anh và ngừng đi loanh quanh đòi hỏi cái không thể được. Nụ cười của Ðức Phật đã đi tới điểm: Không ai có thể cứu chúng ta, tối thiểu của tất cả sau khi chúng ta chết. Theo NGHIỆP luật, chúng ta là sở hữu chủ của những hành vi của chúng ta, chúng ta là người thừa hưởng những hành vi của chúng ta. Những hành vi của chúng ta thực sự là tài sản của chúng ta. Chúng là chỗ nương tựa thực sự của chúng ta, là những thân nhân thực sự của chúng ta. Chúng là trung tâm từ đó chúng ta xuất phát. Khi chúng ta chết, chúng ta không mang được dù chỉ có một xu với chúng ta, hay bất cứ thứ đồ gì của cá nhân chúng ta. Cũng chẳng có thể mang được một trong những người thân để cùng đi với chúng ta. Giống như chúng ta đến một mình theo NGHIỆP của chúng ta thì chúng ta cũng phải ra đi một mình. Nếu chúng ta hiểu rõ NGHIỆP luật, thì chúng ta sẽ cảm niệm thấy sống một cuộc đời LƯƠNG THIỆN quan trọng đến như thế nào trong khi chúng ta còn sống. Ðợi đến lúc chết thì sẽ quá muộn. Có một chút gì đó có thể làm được..

(CHẾT TRONG AN BÌNH – TỳKheo Visuddhacara – ThíchTâm Quang dịch)

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay