Posted 28 Tháng 2, 2010 LỜI TIÊN TRI 2010 Bổ sung khần: Sẽ có một con sóng thần rất lớn ập vào một vùng đất ở Nam Thái Bình Dương - ngay trưa hoặc chiều 15 tháng Giêng Canh Dần - Việt lịch - có sức tàn phá khủng khiếp. -------------------------------------------------------------- Sóng thần đã ập tới nhiều khu vực trên thế giới Vietnamnet.vn Cập nhật lúc 08:25, Chủ Nhật, 28/02/2010 (GMT+7) Những đợt sóng đầu tiên của cơn sóng thần do động đất Chile gây ra đã ập vào New Zealand sáng nay (28/2), sau khi cũng đã gửi những đợt sóng lớn vào bờ Hawaii, Mỹ, Polynesia Pháp và nhiều đảo khác ở Nam Thái Bình Dương một ngày trước đó. Tin mới: Lịch sử những trận động đất huỷ diệt Cảnh báo sóng thần đã được Trung tâm cảnh báo sóng thần Thái Bình Dương dỡ bỏ ở nhiều nơi. Tại New Zealand hiện chưa có báo cáo về thương vong hay thiệt hại. Trong khi đó, cảnh báo sóng thần ở bang Hawaii đã được Trung tâm cảnh báo sóng thần Thái Bình Dương dỡ bỏ nhưng cơ quan này cảnh báo, các vùng duyên hải của bang này sẽ vẫn chứng kiến những thay đổi về mức nước biển trong vòng vài giờ nữa. Các báo cáo cho biết, sau khi sóng thần đi qua, Hawaii bị hư hại nghiêm trọng. Tại New Zealand, những đợt sóng lớn đầu tiên ập tới quần đảo Chatham, với những đợt sóng cao tới 1,5m, Bộ quốc phòng nước này cho hay. Một cư dân trên một trong những hòn đảo nhỏ hơn - Pitt, cho hay, những đợt sóng vẫn liên tiếp ập đến và ngày càng to hơn. "Những đợt sóng ngày càng cao hơn, vào thời điểm này là khoảng 2m" Bernadette Malinson cho biết trên đài phát thanh New Zealand. Hiện, có nhiều báo cáo về sự suy giảm bất thường của mức nước biển tại bờ đông của hai đảo lớn ở New Zealand, sau những đợt sóng cao 20-30cm. Cho tới thời điểm này, cảnh báo sóng thần ở gần 50 quốc gia và chuỗi hòn đảo vẫn đã được dỡ bỏ, ngoại trừ Nga và Nhật. Sóng thần chạy khắp Thái Bình Dương với tốc độ máy bay phản lực sau khi trận động đất xảy ra ở Chile vài giờ trước đó. Không giống như đợt sóng thần những năm gần đây, khi cư dân chỉ nhận được ít cảnh báo, lần này, quan chức phụ trách tình trạng khẩn cấp đã có nhiều thời gian hơn để đưa mọi người khỏi vùng có thể gặp thảm hoạ. Hoài Linh (Theo Reuters, AP, CNN) Share this post Link to post Share on other sites
Posted 28 Tháng 2, 2010 (đã chỉnh sửa) Đây là trận động đất có thể nói là một trong những trận động đất lớn nhất trong lịch sử nhân loại. Một số thông tin chuyên ngành giúp các bạn hiểu thêm về độ mạnh động đất theo thang Ricte : cứ chênh mỗi cấp thì độ mạnh tăng 31 lần, so với ở Haiti trận động đất này mạnh gấp 8.8/7.11*31=38 lần!!!! Điều may mắn cho nhân dân Chi Lê ở đây là thời gian động đất khá ngắn chỉ tầm 10s, còn lại là các dư chấn!!!! Cho nên, phân tích hình ảnh phá hoại nhà cửa công trình cho thấy, sự phá hoại mới bắt đầu, do có cấu tạo kháng chấn được thiết kế khá chuẩn theo các Tiêu chuẩn chuyên ngành nên các công trình chưa bị sụp đổ. Thời gian động đất ngắn đã khiến cho sự dao động đất nền không đủ năng lượng để gây nên sự hủy diệt. Âu là số phận chưa đến nỗi khiến cho 1 dân tộc " hiền lành" phải chịu cảnh thảm khốc!!!! Lịch sử các cuộc động đất thảm khốc 27/2/2010: Động đất mạnh 8,8 độ richter xảy ra ở thành phố lớn thứ hai Chile - Concepcion - thuộc phía đông bắc. 12/1/2010: Khoảng 230.000 người tử nạn trong và quanh Thủ đô Port-au-Prince của Haiti khi cơn địa chấn mạnh 7 độ richter xảy ra. 6/4/2009: Động đất làm chấn động thành phố lịch sử L’Aquila của Italia làm khoảng 300 người chết. 29/10/2008: Hơn 300 người thiệt mạng tại tỉnh Balochistan của Pakistan sau trận động đất 6,4 độ richter. 12/5/2008: Khoảng 87.000 người đã chết hoặc mất tích, 370.000 người bị thương chỉ trong vòng một huyện thuộc tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc khi động đất mạnh 7,8 độ xảy ra. 15/8/2007: Ít nhất 519 người đã chết tại tỉnh Ica của Peru khi động đất dưới mặt biển mạnh 7,9 độ làm rung chuyển cả Thủ đô Lima cách đó 145km. 17/7/2006: Động đất 7,7 độ tạo ra sóng thần tại bờ biển nam Java làm hơn 650 người thiệt mạng. 27/5/2006: Hơn 5.700 người đã chết vì trận động đất mạnh 6,2 độ tại đảo Java, phá huỷ thành phố Yogyakarta và khu vực xung quanh. 8/10/2005: Động đất 7,6 độ tại bắc Pakistan và khu vực Kashmir cướp đi sinh mạng của hơn 73.000 người và làm hàng triệu người mất nhà cửa. 28/3/2005: Khoảng 1.300 người chết trong trận động đất 8,7 độ richter ở đảo Nias, phía tây Sumatra, Indonesia. 26/12/2004: Hàng trăm nghìn người đã bỏ mạng ở khắp châu Á khi một cơn địa chấn mạnh 9,2 độ richter tạo ra những cột sóng cao nhấn chìm khắp khu vực. 26/12/2003: Hơn 26.000 người thiệt mạng khi một trận động đất phá huỷ thành phố lịch sử Bam tại phía nam Iran. 21/5/2003: Algeria trải qua cơn địa chấn tồi tệ nhất hai thập niên. Hơn 2.000 ngưòi chết và 8.000 bị thương. 26/1/2001: Trận động đất mạnh 7,9 độ richter tàn phá phần lớn bang Gujarat ở phía tây bắc Ấn Độ, cướp đi tính mạng của gần 20.000 người và làm hơn 1 triệu người mất nhà cửa. Bhuj và Ahmedabad là các thị trấn chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. 21/9/1999: Đài Loan bị tàn phá bởi trận động đất mạnh 7,6 độ làm gần 2.500 ngưòi chết. 17/8/1999: Cơn địa chấn mạnh 7,4 độ làm rung chuyển các thành phố Izmit và Istanbul của Thổ Nhĩ Kỳ làm hơn 17.000 người thiệt mạng, rất nhiều người bị thương. 30/5/1998: Phía bắc Afghanistan xảy ra động đất làm 4.000 người chết. 17/1/1995: Trận động đất Hyogo rung chuyển thành phố Kobe của Nhật Bản, 6.430 người chết. 30/9/1993: Động đất khiến 10.000 người chết ở phía tây và nam Ấn Độ. 21/6/1990: Khoảng 40.000 người thiệt mạng trong cơn địa chấn tại tỉnh Gilan, phía bắc Iran. 7/12/1988: Động đất mạnh 6,9 độ richter tại tây bắc Armenia làm 25.000 người chết. 19/9/1985: Mexico City rung chuyển vì cơn chấn động, nhiều toà nhà bị sụp đổ và khoảng 10.000 người thiệt mạng. 28/7/1976: Thành phố Đường Sơn của Trung Quốc chìm trong đổ nát khi động đất xảy ra cướp đi tính mạng của ít nhất 250.000 người. 23/12/1972: Trên 10.000 người thiệt mạng tại Thủ đô Managua của Nicaragua chỉ vì một trận động đất 6,5 độ. Nhiều toà nhà cao tầng chất lượng thấp dễ dàng sập xuống là nguyên nhân dẫn tới việc có quá nhiều người chết. 31/5/1970: Động đất ở Peruvian Andes khiến lở đất chôn vùi cả thị trấn Yungay và làm 66.000 người chết. 22/5/1960: Trận động đất mạnh nhất thế giới đã tàn phá Chile với cường độ 9,5 độ richter. Sóng thần cao 10m đã nhấn chìm nhiều làng ở nước này. 1/9/1923: Cơn địa chấn Great Kanto với tâm chấn nằm ở ngoại ô Tokyo làm 142.800 người chết ở Thủ đô của Nhật Bản. Edited 28 Tháng 2, 2010 by MrPlkaR Share this post Link to post Share on other sites
Posted 28 Tháng 2, 2010 LỜI TIÊN TRI 2010 Thiên Tai: Năm nay Canh Dần – 2010 là một năm sẽ tiếp tục với những thiên tai nặng nề. Hạn hán sẽ xảy ra ở nhiều nới trên thế giới vào nửa đầu năm và lũ lụt, bão tố nghiêm trọng sẽ xảy ra tập trung ở nửa cuối năm. Có những biến cố lớn về bão lụt, động đất nặng nề - mang tính xóa sổ một vùng sinh thái, ảnh hưởng đến cuộc sống của con người. Những quốc gia thường xuyên xảy ra bão lụt, động đất ở phía châu Á như vùng Đông và Đông Nam Á, hoặc Trung Mỹ, phía Nam Hoa kỳ cần tiếp tục cảnh giác với những thiên tai với cường độ mạnh hơn...... Có những biến cố lớn về bão lụt, động đất nặng nề - mang tính xóa sổ một vùng sinh thái Không phải trận động đất tại Chile lần này. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 28 Tháng 2, 2010 LỜI TIÊN TRI 2010 Thiên Tai: Năm nay Canh Dần – 2010 là một năm sẽ tiếp tục với những thiên tai nặng nề. Hạn hán sẽ xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới vào nửa đầu năm và lũ lụt, bão tố nghiêm trọng sẽ xảy ra tập trung ở nửa cuối năm. Có những biến cố lớn về bão lụt, động đất nặng nề - mang tính xóa sổ một vùng sinh thái, ảnh hưởng đến cuộc sống của con người. Những quốc gia thường xuyên xảy ra bão lụt, động đất ở phía châu Á như vùng Đông và Đông Nam Á, hoặc Trung Mỹ, phía Nam Hoa kỳ cần tiếp tục cảnh giác với những thiên tai với cường độ mạnh hơn...... ------------------------------------------------ Mê Kông suy kiệt Thanhnien Online 27/02/2010 23:57 Ảnh: AFP Các đập thủy điện trên thượng nguồn sông Mê Kông đang khiến ĐBSCL phì nhiêu, sông rạch chằng chịt đối mặt với khô hạn. Những tác hại đến sinh thái, môi trường, đời sống... của người dân ĐBSCL đang dần hiển hiện. Mùa khô hạn tàn khốc Trong tuần qua, mực nước đầu nguồn sông Cửu Long thấp hơn trung bình nhiều năm khoảng 0,1m, trong khi xâm nhập mặn sâu vào khoảng 30-40 km. Tại thị xã Vị Thanh (Hậu Giang), nước mặn đã xâm nhập sâu vào các xã Tân Tiến, Hỏa Tiến và Hỏa Lựu. Độ mặn đo được ngày 26.2 từ 3,1 - 5 phần ngàn, dự báo trong những ngày tới gặp triều cường nước mặn xâm nhập sâu hơn vào nội ô thị xã Vị Thanh và nồng độ có thể lên tới từ 6 - 8 phần ngàn. Tại Tiền Giang, nước mặn đã xâm nhập vào đất liền trên 35 km buộc cơ quan chức năng phải đóng sớm cống Vàm Giồng ngăn mặn. Ngành nông nghiệp tỉnh này đang lo ngại nước mặn sẽ đe dọa trên 6.000 ha lúa đông xuân thuộc dự án ngọt hóa Gò Công. Tại Bến Tre, nước mặn đã xâm nhập sâu vào đất liền trên 23 km. Xâm mặn kéo theo tình trạng thiếu nước ngọt ở các xã ven biển như Thạnh Phước, Thừa Đức, Thới Thuận (huyện Bình Đại). Ông Ngô Văn Thử, Chủ tịch UBND xã Thạnh Phước cho biết, sau Tết hơn 10.400 nhân khẩu trong xã phải đi đổi hay mua nước ngọt với giá 2.000 đồng/40 lít về sử dụng. Dự báo từ nay đến tháng 5.2010, nước ngọt càng thiếu trầm trọng trong mùa hanh khô kéo dài. Tại Cần Thơ, xâm mặn đã lấn sâu vào huyện Vĩnh Thạnh. Tại An Giang, nhiều kênh nội đồng gần như trơ đáy; người dân vùng núi Tri Tôn, Tịnh Biên phải đi mua nước sạch với giá 2.000 đồng/30 lít. Ông Trần Văn Mì, Trưởng phòng NN-PTNT H.Tri Tôn cho biết huyện đang triển khai dự án nạo vét 14 tuyến kênh nội đồng, 5 công trình cấp nước với tổng kinh phí trên 4,2 tỉ đồng nhằm cung cấp nước sạch, nước tưới tiêu ruộng đồng. Mê Kông đang bị “sát thương” Sông Mê Kông chảy qua ĐBSCL với chiều dài khoảng 225 km, cung cấp nước và tôm cá dồi dào. Ước tính bình quân 1 ha đất trồng lúa phải tốn hơn 20.000m3 nước/vụ; bình quân mỗi năm ĐBSCL xuống giống 3,8 triệu ha tức cần hơn 76 tỉ m3 nước. Riêng thủy sản, mỗi năm người dân hạ lưu sông Mê Kông khai thác khoảng 2,6 triệu tấn cá trị giá khoảng 2 tỉ USD. Đối với dân nghèo và nhà nông, sông Mê Kông là nguồn sống trời cho… Thế nhưng, nguồn sống ấy đang bị “sát thương” bởi hàng loạt đập thủy điện xây trên thượng nguồn sông. Khô hạn đang đe dọa ĐBSCL - Ảnh: T.Dũng Tại diễn đàn “Môi trường và nguồn sống trên sông Mê Kông” diễn ra ngày 3.2 ở TP Cần Thơ, các nhà khoa học đã tỏ ra lo ngại: Mê Kông là dòng sông lớn trên thế giới, tôm cá phong phú tạo sinh kế trực tiếp cho hơn 60 triệu người ở khu vực hạ lưu sông, thế nhưng dòng sông đang chết dần bởi nhiều nguyên nhân, trong đó có các đập thủy điện. Giới khoa học nhận định lưu lượng dòng chảy sông Mê Kông giảm chỉ còn 2/3 so với những thập kỷ trước do bị các đập thủy điện ở thượng nguồn ngăn lại. Lượng nước sông Mê Kông giảm sút kéo theo hàng loạt tác hại khôn lường như thiếu nước vào mùa khô và nguy cơ xâm mặn đe dọa từng ngày. Tiến sĩ Chu Thái Hoành, cán bộ Viện Nghiên cứu tài nguyên nước quốc tế (IWMI) nhận định các đập thủy điện sẽ giữ đến 16% trong tổng lưu lượng nước 475 tỉ m3/năm, ảnh hưởng 50% tổng lượng nước sông Mê Kông. Bản đồ lưu vực sông Mê Kông (Nguồn: Ủy ban sông Mê Kông VN) Theo thống kê của Liên minh bảo vệ sông Mê Kông, có 16 đập thủy điện đã và đang xây dựng cùng hàng trăm dự án chằng chịt trên các nhánh chính và rẽ làm thay đổi dòng chảy, ngăn chặn các loài cá di cư đẻ trứng, giảm lượng phù sa hằng năm. Chỉ tính riêng tại khu vực ĐBSCL, bình quân mỗi năm vào mùa lũ sông Mê Kông cung cấp 100 - 200 triệu tấn phù sa. Thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện, chuyên gia về đất ngập nước, cho rằng nguồn phù sa giảm sút nên người trồng lúa ở VN phải tăng chi phí cho phân bón và giá lúa sẽ tăng lên. Còn tiến sĩ Carl Middleton (Tổ chức Sông ngòi quốc tế Mỹ) ước tính việc xây dựng các đập trên sông Mê Kông sẽ làm mất đi 700.000 - 1,6 triệu tấn thủy sản/năm. Các nhà khoa học đúc kết tổng thiệt hại về thủy sản, nông sản có thể lớn hơn tổng lợi nhuận mà các nước thu được do việc xây đập thủy điện. Theo tiến sĩ Dương Văn Ni, Giám đốc Trung tâm Thực nghiệm đa dạng sinh học Hòa An - Đại học Cần Thơ, việc xây các đập thủy điện đã kéo theo nhiều tác động như lũ về muộn hơn nhưng kết thúc sớm hơn. Tiến sĩ Ni cho rằng ngày xưa lũ lên từ từ, tôm cá theo nước lũ đẻ trứng sinh sôi nhưng nay lũ rút nhanh phá vỡ quy luật khiến tôm cá sinh sản theo không kịp con nước, phù sa theo đó cũng bị thất thoát trôi ra biển, trôi vào kênh rạch không vào ruộng đồng. Tiến sĩ Ni cho rằng việc các đập thủy điện thượng nguồn trữ nước không cho biết lúc nào xả nước lúc nào không càng gây khó khăn trong mùa khô hạn. Hạ lưu nguy khốn Các nước vùng hạ lưu đang lo lắng về những tác động tiêu cực xảy ra khi dòng chảy dưới này hoàn toàn phụ thuộc vào quy trình vận hành của các đập thủy điện trên thượng lưu sông Mê Kông. Với mục đích phát điện, các hồ chứa sẽ cố gắng tích nước sớm ngay từ đầu mùa mưa. Nếu gặp năm lũ lớn, khi đỉnh lũ về gặp hồ đã đầy nước, không còn khả năng cắt lũ, có thể gây lũ lớn hơn cho hạ lưu. Còn vào những năm lũ vừa và nhỏ, phía hạ lưu - đặc biệt là ĐBSCL - sẽ có những ảnh hưởng nhất định trong cả mùa lũ và mùa kiệt. Hằng năm, lượng phù sa sông Mê Kông xuống hạ lưu khoảng 150-170 triệu tấn (trong đó từ Trung Quốc chiếm 50%). Các đập thủy điện sẽ làm giảm lượng phù sa xuống hạ lưu và vùng ĐBSCL. Sản lượng thủy sản hằng năm của sông Mê Kông khoảng 400.000 tấn sẽ sụt giảm mạnh. Các đập thủy điện còn ảnh hưởng tới giao thông thủy, du lịch, sự di cư của một số loài cá cũng như hệ sinh thái rất đa dạng của lưu vực, chưa kể những tác động đến chất lượng nước, sự bồi lắng, xói lở… Biển Hồ (Campuchia) đóng vai trò rất quan trọng đối với sự điều tiết dòng chảy xuống châu thổ sông Mê Kông. Nếu lũ xuống hạ lưu giảm, Biển Hồ không tích đầy nước vào mùa lũ, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến sự điều tiết dòng chảy kiệt xuống hạ lưu. Thạc sĩ Lê Thị Xuân Lan - Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ - cho rằng, ĐBSCL rất cần đến những trận lũ trung bình, ở mức khoảng 4,2m tại Tân Châu (An Giang). Tuy nhiên, từ năm 2003 cho tới giờ, lũ ở ĐBSCL chỉ ở mức xấp xỉ và thấp hơn trung bình nhiều năm. Một nhà khoa học tại TP.HCM nhận định: ĐBSCL không mong muốn những trận lũ lớn như các năm 1961, 1978, 1991, 2000… cũng như không mong đợi những trận lũ nhỏ như những năm 1998, 2005, 2008 vừa qua. Vì vậy, nếu như các đập thủy điện ở thượng lưu làm giảm đỉnh lũ lớn để có thể ít nhiều mang lại lợi ích cho ĐBSCL, thì việc biến những trận lũ trung bình thành lũ nhỏ, biến lũ nhỏ thành không có lũ sẽ gây hại còn nhiều hơn so với lũ lớn. Trung Quốc đã làm gì sông Mê Kông? Từ năm 1986 đến nay, Trung Quốc đã xây dựng ít nhất 8 đập thủy điện, thủy lợi lớn nhỏ trên sông Mê Kông. Theo Michael Richardson - tác giả bài viết Đập thủy lợi của Trung Quốc biến sông Mê Kông thành dòng sông đầy tranh cãi (Dams in China Turn the Mekong Into a River of Discord) đăng trên tạp chí Yale Global ngày 16.7.2009, Trung Quốc xây dựng đập thủy lợi đầu tiên trên sông Mê Kông vào năm 1986. Lúc này các nước Đông Nam Á không có nhiều phản ứng. Nhưng tới ngày nay, ảnh hưởng của hệ thống đập thủy lợi của Trung Quốc đối với khu vực ngày càng khiến nhiều nước phải lo lắng. Cũng theo tác giả này, Trung Quốc đã lợi dụng quy mô to lớn của công trình phát điện do họ xây dựng trên sông Mê Kông làm thay đổi dòng chảy tự nhiên của con sông này. Đã có nhiều cảnh báo về điều đó, đặc biệt đối với bốn nước ở khu vực sông Mê Kông là Việt Nam, Campuchia, Thái Lan, Lào. Một đập nước của Trung Quốc trên sông Mê Kông - Ảnh: Sina.com Báo cáo tháng 5.2009 của Học viện Kỹ thuật châu Á (Asian Institute of Technology) cũng cảnh báo rằng việc Trung Quốc xây 8 đập thủy lợi, thủy điện tại sông Mê Kông có thể tạo nên những hiểm họa to lớn đối với dòng chảy của sông và tài nguyên tự nhiên. Cũng trong tháng 6.2009, một lá thư đòi Trung Quốc chấm dứt việc xây đập thủy lợi trên sông Mê Kông đã được gửi tới tay Thủ tướng Thái Lan. Lá thư có 11.000 chữ ký của phần lớn nông dân, ngư dân sinh sống ở thượng lưu và hạ lưu sông Mê Kông. Lào, Campuchia, Thái Lan đã bắt đầu đối phó bằng cách thúc đẩy các kế hoạch xây dựng đập thủy lợi thuộc phạm vi nước mình. Theo hãng AP (Mỹ) ngày 12.12.2009, Trung Quốc đã xây dựng ít nhất 8 đập thủy điện ở khu vực sông Mê Kông. Mê Kông là một trong những con sông lớn trên thế giới, cũng là nguồn cung cấp nước chủ yếu của khu vực. Ở Trung Quốc, Mê Kông được gọi là sông Lan Thương. Con đập thủy lợi mà Trung Quốc vừa xây dựng tại đây cao 292m - cao nhất thế giới, có khả năng tích trữ nước bằng tất cả các khu thủy vực của Đông Nam Á hợp lại. Ủy ban sông Mê Kông (MRC) được thành lập từ năm 1996 bởi Campuchia, Việt Nam, Thái Lan, Lào cùng phối hợp quản lý khu vực sông Mê Kông ở Đông Nam Á. MRC cho rằng các nước ở khu vực sông Mê Kông có lý do để lo ngại việc xây dựng đập thủy lợi của Trung Quốc. Chẳng hạn vào mùa mưa, đập thủy lợi của Trung Quốc sẽ tháo ra rất nhiều nước, có thể gây lũ lụt. Nhưng vào mùa khô hạn, các nước Đông Nam Á lại lo ngại thiếu nước. Tới nay, Trung Quốc vẫn chưa phải là thành viên của MRC. Nguyễn Lệ Chi Mực nước xuống thấp kỷ lục Ủy ban sông Mê Kông (MRC) vừa cho hay mực nước ở thượng lưu sông Mê Kông đang xuống thấp kỷ lục và điều này đe dọa nguồn nước và sự sống của hàng chục triệu người. Hãng tin AFP dẫn lời ông Jeremy Bird thuộc MRC nói miền bắc Thái Lan, bắc Lào và nam Trung Quốc đều bị ảnh hưởng. “Dòng chảy đang ở mức thấp hơn những gì chúng tôi ghi nhận được trong vòng 20 năm qua”, ông Bird nói. Vấn đề này tạo ra một mối đe dọa cho nguồn nước, giao thông đường thủy và tưới tiêu trên một khu vực rộng lớn dọc Mê Kông, con sông nuôi sống hàng chục triệu người. Ở khu vực hạ lưu sông Mê Kông, 60 triệu người sống phụ thuộc vào con sông này với việc đánh bắt hải sản, trồng trọt, giao thông và các hoạt động kinh tế khác. Dự báo mực nước tại Luang Prabang (Lào) sẽ xuống thấp hơn nữa trong tháng tới - Ảnh: MRC Một thông cáo báo chí khác của MRC phát hôm 26.2 nói rằng mực nước của dòng chảy chính của sông Mê Kông đo được tại Chiang Saen, Chiang Khan, Luang Prabang, Vientiane, và Nong Khai (tất cả đều ở phía bắc Lào và Thái Lan) đều thấp hơn mực nước đo được trong mùa nước cạn hồi năm 1993, chỉ đứng sau mực nước thấp kỷ lục trong đợt hạn hán năm 1992. Thông cáo báo chí này nói thêm rằng mực nước của con sông này ở tây nam Trung Quốc cũng đang ở mức thấp nhất trong vòng 50 năm qua với dòng chảy chỉ bằng một nửa so với mức bình thường vào tháng 2. Khoảng 21 tàu chở hàng đang bị mắc cạn trong khi các tour du lịch đường sông giữa Luang Prabang (Lào) và Huay Xai (gần biên giới với Thái Lan) bị hủy bỏ. Về việc mực nước sông Mê Kông tụt giảm, MRC nói khó có thể nói rằng nguyên nhân có phải là do khí hậu ấm lên hay không.Trong khí đó, theo một bài báo của Bangkok Post, các tổ chức phi chính phủ, trong đó có Liên minh Hãy cứu sông Mê Kông, thì tin rằng mực nước thấp bất thường trên sông Mê Kông là do các đập của Trung Quốc. “Thật khó để chúng tôi khẳng định một cách tuyệt đối rằng không có sự liên quan giữa mực nước thấp và những con đập đó”, ông Bird nói. Theo ông, sẽ là không bình thường nếu như các con đập này chứa đầy nước trong suốt mùa khô. Tờ The Nation thì cho hay Thái Lan sẽ gửi thư yêu cầu MRC đàm phán với Trung Quốc để xả thêm nước từ các con đập của họ trên sông Mê Kông. MRC nói họ chưa nhận được yêu cầu chính thức nào từ Thái Lan. Và nếu có, MRC sẽ tiến hành thảo luận với Trung Quốc. Hiện, Trung Quốc và Myanmar là các đối tác đối thoại với MRC, bao gồm Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam. Việt Phương (VP Bangkok)Mai Vọng - Thanh Dũng Share this post Link to post Share on other sites
Posted 28 Tháng 2, 2010 TIÊN TRI 2010 Đại ý: Cháy nổ đau lòng hơn -------------------------------- Cháy nhà xưởng dữ dội, hàng trăm tỉ đồng ra tro Cập nhật lúc 21:05, Thứ Bảy, 27/02/2010 (GMT+7) - Vụ cháy lớn xảy ra lúc 16h ngày 27/2 thiêu rụi toàn bộ kho thành phẩm rộng 10.800m2 của Công ty Scansia Pacific (lô 24-30, đường số 1, Khu Công nghiệp Tân Tạo, phường Tân Tạo, quận Bình Tân TP.HCM) chuyên sản xuất hàng mộc xuất khẩu. Tận dụng nước chữa cháy ở kênh rạch. Ảnh: Trần Chánh Nghĩa Nhiều công nhân cho biết, lúc 13h, trong khi công nhân đang làm việc bất ngờ xảy ra cúp điện trong toàn công ty. Sau khi toàn thể công nhân ra về thì xảy ra cháy tại khu vực dây chuyền phun sơn giữa kho thành phẩm. Lực lượng chữa cháy tại chỗ đã bất lực vì mất điện không thể sử dụng máy bơm để dập lửa. Lửa bao trùm nhà xưởng. Ảnh: Trần Chánh Nghĩa Do cháy tại khu vực phun sơn, nơi chứa nhiều dung môi hóa chất dễ cháy nên ngọn lửa bùng lên dữ dội và lan ra rất nhanh. Cả một nhà kho rộng lớn biến thành biển lửa khổng lồ. Chẳng bao lâu, toàn bộ mái nhà kho sụp đổ. Giữa nhà thành chảo lửa khổng lồ, nhiều tiếng nổ vang lên. Nỗ lực của lính cứu hỏa. Ảnh: Trần Chánh Nghĩa Phòng Cảnh sát PCCC quận Bình Tân phối hợp các phòng Cảnh sát PCCC Q.11, Q.6, Q.8 với 33 xe chữa cháy các loại và hơn 200 cán bộ chiến sĩ đã phải triển khai chữa cháy cả 4 mặt của nhà kho. Mọi nguồn nước đã được tận dụng kể cả nước tại con rạch gần đó. Toàn bộ nhà xưởng đã bị sập. Ảnh: Trần Chánh Nghĩa Kho hàng thành phẩm chuẩn bị xuất xưởng cùng nhiều hàng hóa vật tư khác bị cháy rụi. Hàng trăm tấn bao bì, thiết bị dụng cụ cũng đã làm mồi ngon cho ngọn lửa. Thiệt hại của nhà kho được ghi nhận 100%. Đến 21h, sau khi khi không còn gì để cháy, lửa lụi dần. Hiện chưa rõ con số thiệt hại nhưng theo ước tính có thể lên đến hàng trăm tỉ đồng. Trần Chánh Nghĩa ---------------------------------- Tin vắn 28.02.2010 Thanhnien Online 28/02/2010 0:37 * Tân Hoa xã hôm qua đưa tin một gia đình tại tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) đốt pháo mừng năm mới vào tối 26.2 đã gây ra cháy nổ, khiến 19 người chết và 50 người bị thương. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 28 Tháng 2, 2010 LỜI TIÊN TRI 2010 Thiên Tai: Năm nay Canh Dần – 2010 là một năm sẽ tiếp tục với những thiên tai nặng nề. Hạn hán sẽ xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới vào nửa đầu năm và lũ lụt, bão tố nghiêm trọng sẽ xảy ra tập trung ở nửa cuối năm. Có những biến cố lớn về bão lụt, động đất nặng nề - mang tính xóa sổ một vùng sinh thái, ảnh hưởng đến cuộc sống của con người. Những quốc gia thường xuyên xảy ra bão lụt, động đất ở phía châu Á như vùng Đông và Đông Nam Á, hoặc Trung Mỹ, phía Nam Hoa kỳ cần tiếp tục cảnh giác với những thiên tai với cường độ mạnh hơn...... ------------------------------------------------ Mê Kông suy kiệt Thanhnien Online 27/02/2010 23:57 Ảnh: AFP Các đập thủy điện trên thượng nguồn sông Mê Kông đang khiến ĐBSCL phì nhiêu, sông rạch chằng chịt đối mặt với khô hạn. Những tác hại đến sinh thái, môi trường, đời sống... của người dân ĐBSCL đang dần hiển hiện. Mùa khô hạn tàn khốc Trong tuần qua, mực nước đầu nguồn sông Cửu Long thấp hơn trung bình nhiều năm khoảng 0,1m, trong khi xâm nhập mặn sâu vào khoảng 30-40 km. Tại thị xã Vị Thanh (Hậu Giang), nước mặn đã xâm nhập sâu vào các xã Tân Tiến, Hỏa Tiến và Hỏa Lựu. Độ mặn đo được ngày 26.2 từ 3,1 - 5 phần ngàn, dự báo trong những ngày tới gặp triều cường nước mặn xâm nhập sâu hơn vào nội ô thị xã Vị Thanh và nồng độ có thể lên tới từ 6 - 8 phần ngàn. Tại Tiền Giang, nước mặn đã xâm nhập vào đất liền trên 35 km buộc cơ quan chức năng phải đóng sớm cống Vàm Giồng ngăn mặn. Ngành nông nghiệp tỉnh này đang lo ngại nước mặn sẽ đe dọa trên 6.000 ha lúa đông xuân thuộc dự án ngọt hóa Gò Công. Tại Bến Tre, nước mặn đã xâm nhập sâu vào đất liền trên 23 km. Xâm mặn kéo theo tình trạng thiếu nước ngọt ở các xã ven biển như Thạnh Phước, Thừa Đức, Thới Thuận (huyện Bình Đại). Ông Ngô Văn Thử, Chủ tịch UBND xã Thạnh Phước cho biết, sau Tết hơn 10.400 nhân khẩu trong xã phải đi đổi hay mua nước ngọt với giá 2.000 đồng/40 lít về sử dụng. Dự báo từ nay đến tháng 5.2010, nước ngọt càng thiếu trầm trọng trong mùa hanh khô kéo dài. Tại Cần Thơ, xâm mặn đã lấn sâu vào huyện Vĩnh Thạnh. Tại An Giang, nhiều kênh nội đồng gần như trơ đáy; người dân vùng núi Tri Tôn, Tịnh Biên phải đi mua nước sạch với giá 2.000 đồng/30 lít. Ông Trần Văn Mì, Trưởng phòng NN-PTNT H.Tri Tôn cho biết huyện đang triển khai dự án nạo vét 14 tuyến kênh nội đồng, 5 công trình cấp nước với tổng kinh phí trên 4,2 tỉ đồng nhằm cung cấp nước sạch, nước tưới tiêu ruộng đồng. Mê Kông đang bị “sát thương” Sông Mê Kông chảy qua ĐBSCL với chiều dài khoảng 225 km, cung cấp nước và tôm cá dồi dào. Ước tính bình quân 1 ha đất trồng lúa phải tốn hơn 20.000m3 nước/vụ; bình quân mỗi năm ĐBSCL xuống giống 3,8 triệu ha tức cần hơn 76 tỉ m3 nước. Riêng thủy sản, mỗi năm người dân hạ lưu sông Mê Kông khai thác khoảng 2,6 triệu tấn cá trị giá khoảng 2 tỉ USD. Đối với dân nghèo và nhà nông, sông Mê Kông là nguồn sống trời cho… Thế nhưng, nguồn sống ấy đang bị “sát thương” bởi hàng loạt đập thủy điện xây trên thượng nguồn sông. Khô hạn đang đe dọa ĐBSCL - Ảnh: T.Dũng Tại diễn đàn “Môi trường và nguồn sống trên sông Mê Kông” diễn ra ngày 3.2 ở TP Cần Thơ, các nhà khoa học đã tỏ ra lo ngại: Mê Kông là dòng sông lớn trên thế giới, tôm cá phong phú tạo sinh kế trực tiếp cho hơn 60 triệu người ở khu vực hạ lưu sông, thế nhưng dòng sông đang chết dần bởi nhiều nguyên nhân, trong đó có các đập thủy điện. Giới khoa học nhận định lưu lượng dòng chảy sông Mê Kông giảm chỉ còn 2/3 so với những thập kỷ trước do bị các đập thủy điện ở thượng nguồn ngăn lại. Lượng nước sông Mê Kông giảm sút kéo theo hàng loạt tác hại khôn lường như thiếu nước vào mùa khô và nguy cơ xâm mặn đe dọa từng ngày. Tiến sĩ Chu Thái Hoành, cán bộ Viện Nghiên cứu tài nguyên nước quốc tế (IWMI) nhận định các đập thủy điện sẽ giữ đến 16% trong tổng lưu lượng nước 475 tỉ m3/năm, ảnh hưởng 50% tổng lượng nước sông Mê Kông. Bản đồ lưu vực sông Mê Kông (Nguồn: Ủy ban sông Mê Kông VN) Theo thống kê của Liên minh bảo vệ sông Mê Kông, có 16 đập thủy điện đã và đang xây dựng cùng hàng trăm dự án chằng chịt trên các nhánh chính và rẽ làm thay đổi dòng chảy, ngăn chặn các loài cá di cư đẻ trứng, giảm lượng phù sa hằng năm. Chỉ tính riêng tại khu vực ĐBSCL, bình quân mỗi năm vào mùa lũ sông Mê Kông cung cấp 100 - 200 triệu tấn phù sa. Thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện, chuyên gia về đất ngập nước, cho rằng nguồn phù sa giảm sút nên người trồng lúa ở VN phải tăng chi phí cho phân bón và giá lúa sẽ tăng lên. Còn tiến sĩ Carl Middleton (Tổ chức Sông ngòi quốc tế Mỹ) ước tính việc xây dựng các đập trên sông Mê Kông sẽ làm mất đi 700.000 - 1,6 triệu tấn thủy sản/năm. Các nhà khoa học đúc kết tổng thiệt hại về thủy sản, nông sản có thể lớn hơn tổng lợi nhuận mà các nước thu được do việc xây đập thủy điện. Theo tiến sĩ Dương Văn Ni, Giám đốc Trung tâm Thực nghiệm đa dạng sinh học Hòa An - Đại học Cần Thơ, việc xây các đập thủy điện đã kéo theo nhiều tác động như lũ về muộn hơn nhưng kết thúc sớm hơn. Tiến sĩ Ni cho rằng ngày xưa lũ lên từ từ, tôm cá theo nước lũ đẻ trứng sinh sôi nhưng nay lũ rút nhanh phá vỡ quy luật khiến tôm cá sinh sản theo không kịp con nước, phù sa theo đó cũng bị thất thoát trôi ra biển, trôi vào kênh rạch không vào ruộng đồng. Tiến sĩ Ni cho rằng việc các đập thủy điện thượng nguồn trữ nước không cho biết lúc nào xả nước lúc nào không càng gây khó khăn trong mùa khô hạn. Hạ lưu nguy khốn Các nước vùng hạ lưu đang lo lắng về những tác động tiêu cực xảy ra khi dòng chảy dưới này hoàn toàn phụ thuộc vào quy trình vận hành của các đập thủy điện trên thượng lưu sông Mê Kông. Với mục đích phát điện, các hồ chứa sẽ cố gắng tích nước sớm ngay từ đầu mùa mưa. Nếu gặp năm lũ lớn, khi đỉnh lũ về gặp hồ đã đầy nước, không còn khả năng cắt lũ, có thể gây lũ lớn hơn cho hạ lưu. Còn vào những năm lũ vừa và nhỏ, phía hạ lưu - đặc biệt là ĐBSCL - sẽ có những ảnh hưởng nhất định trong cả mùa lũ và mùa kiệt. Hằng năm, lượng phù sa sông Mê Kông xuống hạ lưu khoảng 150-170 triệu tấn (trong đó từ Trung Quốc chiếm 50%). Các đập thủy điện sẽ làm giảm lượng phù sa xuống hạ lưu và vùng ĐBSCL. Sản lượng thủy sản hằng năm của sông Mê Kông khoảng 400.000 tấn sẽ sụt giảm mạnh. Các đập thủy điện còn ảnh hưởng tới giao thông thủy, du lịch, sự di cư của một số loài cá cũng như hệ sinh thái rất đa dạng của lưu vực, chưa kể những tác động đến chất lượng nước, sự bồi lắng, xói lở… Biển Hồ (Campuchia) đóng vai trò rất quan trọng đối với sự điều tiết dòng chảy xuống châu thổ sông Mê Kông. Nếu lũ xuống hạ lưu giảm, Biển Hồ không tích đầy nước vào mùa lũ, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến sự điều tiết dòng chảy kiệt xuống hạ lưu. Thạc sĩ Lê Thị Xuân Lan - Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ - cho rằng, ĐBSCL rất cần đến những trận lũ trung bình, ở mức khoảng 4,2m tại Tân Châu (An Giang). Tuy nhiên, từ năm 2003 cho tới giờ, lũ ở ĐBSCL chỉ ở mức xấp xỉ và thấp hơn trung bình nhiều năm. Một nhà khoa học tại TP.HCM nhận định: ĐBSCL không mong muốn những trận lũ lớn như các năm 1961, 1978, 1991, 2000… cũng như không mong đợi những trận lũ nhỏ như những năm 1998, 2005, 2008 vừa qua. Vì vậy, nếu như các đập thủy điện ở thượng lưu làm giảm đỉnh lũ lớn để có thể ít nhiều mang lại lợi ích cho ĐBSCL, thì việc biến những trận lũ trung bình thành lũ nhỏ, biến lũ nhỏ thành không có lũ sẽ gây hại còn nhiều hơn so với lũ lớn. Trung Quốc đã làm gì sông Mê Kông? Từ năm 1986 đến nay, Trung Quốc đã xây dựng ít nhất 8 đập thủy điện, thủy lợi lớn nhỏ trên sông Mê Kông. Theo Michael Richardson - tác giả bài viết Đập thủy lợi của Trung Quốc biến sông Mê Kông thành dòng sông đầy tranh cãi (Dams in China Turn the Mekong Into a River of Discord) đăng trên tạp chí Yale Global ngày 16.7.2009, Trung Quốc xây dựng đập thủy lợi đầu tiên trên sông Mê Kông vào năm 1986. Lúc này các nước Đông Nam Á không có nhiều phản ứng. Nhưng tới ngày nay, ảnh hưởng của hệ thống đập thủy lợi của Trung Quốc đối với khu vực ngày càng khiến nhiều nước phải lo lắng. Cũng theo tác giả này, Trung Quốc đã lợi dụng quy mô to lớn của công trình phát điện do họ xây dựng trên sông Mê Kông làm thay đổi dòng chảy tự nhiên của con sông này. Đã có nhiều cảnh báo về điều đó, đặc biệt đối với bốn nước ở khu vực sông Mê Kông là Việt Nam, Campuchia, Thái Lan, Lào. Một đập nước của Trung Quốc trên sông Mê Kông - Ảnh: Sina.com Báo cáo tháng 5.2009 của Học viện Kỹ thuật châu Á (Asian Institute of Technology) cũng cảnh báo rằng việc Trung Quốc xây 8 đập thủy lợi, thủy điện tại sông Mê Kông có thể tạo nên những hiểm họa to lớn đối với dòng chảy của sông và tài nguyên tự nhiên. Cũng trong tháng 6.2009, một lá thư đòi Trung Quốc chấm dứt việc xây đập thủy lợi trên sông Mê Kông đã được gửi tới tay Thủ tướng Thái Lan. Lá thư có 11.000 chữ ký của phần lớn nông dân, ngư dân sinh sống ở thượng lưu và hạ lưu sông Mê Kông. Lào, Campuchia, Thái Lan đã bắt đầu đối phó bằng cách thúc đẩy các kế hoạch xây dựng đập thủy lợi thuộc phạm vi nước mình. Theo hãng AP (Mỹ) ngày 12.12.2009, Trung Quốc đã xây dựng ít nhất 8 đập thủy điện ở khu vực sông Mê Kông. Mê Kông là một trong những con sông lớn trên thế giới, cũng là nguồn cung cấp nước chủ yếu của khu vực. Ở Trung Quốc, Mê Kông được gọi là sông Lan Thương. Con đập thủy lợi mà Trung Quốc vừa xây dựng tại đây cao 292m - cao nhất thế giới, có khả năng tích trữ nước bằng tất cả các khu thủy vực của Đông Nam Á hợp lại. Ủy ban sông Mê Kông (MRC) được thành lập từ năm 1996 bởi Campuchia, Việt Nam, Thái Lan, Lào cùng phối hợp quản lý khu vực sông Mê Kông ở Đông Nam Á. MRC cho rằng các nước ở khu vực sông Mê Kông có lý do để lo ngại việc xây dựng đập thủy lợi của Trung Quốc. Chẳng hạn vào mùa mưa, đập thủy lợi của Trung Quốc sẽ tháo ra rất nhiều nước, có thể gây lũ lụt. Nhưng vào mùa khô hạn, các nước Đông Nam Á lại lo ngại thiếu nước. Tới nay, Trung Quốc vẫn chưa phải là thành viên của MRC. Nguyễn Lệ Chi Mực nước xuống thấp kỷ lục Ủy ban sông Mê Kông (MRC) vừa cho hay mực nước ở thượng lưu sông Mê Kông đang xuống thấp kỷ lục và điều này đe dọa nguồn nước và sự sống của hàng chục triệu người. Hãng tin AFP dẫn lời ông Jeremy Bird thuộc MRC nói miền bắc Thái Lan, bắc Lào và nam Trung Quốc đều bị ảnh hưởng. “Dòng chảy đang ở mức thấp hơn những gì chúng tôi ghi nhận được trong vòng 20 năm qua”, ông Bird nói. Vấn đề này tạo ra một mối đe dọa cho nguồn nước, giao thông đường thủy và tưới tiêu trên một khu vực rộng lớn dọc Mê Kông, con sông nuôi sống hàng chục triệu người. Ở khu vực hạ lưu sông Mê Kông, 60 triệu người sống phụ thuộc vào con sông này với việc đánh bắt hải sản, trồng trọt, giao thông và các hoạt động kinh tế khác. Dự báo mực nước tại Luang Prabang (Lào) sẽ xuống thấp hơn nữa trong tháng tới - Ảnh: MRC Một thông cáo báo chí khác của MRC phát hôm 26.2 nói rằng mực nước của dòng chảy chính của sông Mê Kông đo được tại Chiang Saen, Chiang Khan, Luang Prabang, Vientiane, và Nong Khai (tất cả đều ở phía bắc Lào và Thái Lan) đều thấp hơn mực nước đo được trong mùa nước cạn hồi năm 1993, chỉ đứng sau mực nước thấp kỷ lục trong đợt hạn hán năm 1992. Thông cáo báo chí này nói thêm rằng mực nước của con sông này ở tây nam Trung Quốc cũng đang ở mức thấp nhất trong vòng 50 năm qua với dòng chảy chỉ bằng một nửa so với mức bình thường vào tháng 2. Khoảng 21 tàu chở hàng đang bị mắc cạn trong khi các tour du lịch đường sông giữa Luang Prabang (Lào) và Huay Xai (gần biên giới với Thái Lan) bị hủy bỏ. Về việc mực nước sông Mê Kông tụt giảm, MRC nói khó có thể nói rằng nguyên nhân có phải là do khí hậu ấm lên hay không.Trong khí đó, theo một bài báo của Bangkok Post, các tổ chức phi chính phủ, trong đó có Liên minh Hãy cứu sông Mê Kông, thì tin rằng mực nước thấp bất thường trên sông Mê Kông là do các đập của Trung Quốc. “Thật khó để chúng tôi khẳng định một cách tuyệt đối rằng không có sự liên quan giữa mực nước thấp và những con đập đó”, ông Bird nói. Theo ông, sẽ là không bình thường nếu như các con đập này chứa đầy nước trong suốt mùa khô. Tờ The Nation thì cho hay Thái Lan sẽ gửi thư yêu cầu MRC đàm phán với Trung Quốc để xả thêm nước từ các con đập của họ trên sông Mê Kông. MRC nói họ chưa nhận được yêu cầu chính thức nào từ Thái Lan. Và nếu có, MRC sẽ tiến hành thảo luận với Trung Quốc. Hiện, Trung Quốc và Myanmar là các đối tác đối thoại với MRC, bao gồm Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam. Việt Phương (VP Bangkok)Mai Vọng - Thanh Dũng Cái vụ sông Mê Kông này đáng lo ngại lắm chú Thiên Sứ ạ. Không khéo VN ta vừa mất nước uống lẫn lương thực. :D Cái đập nước của TQ quá nguy hiểm, nó có thể khống chế 3 nước Đông Dương. :D Share this post Link to post Share on other sites
Posted 28 Tháng 2, 2010 Cái vụ sông Mê Kông này đáng lo ngại lắm chú Thiên Sứ ạ. Không khéo VN ta vừa mất nước uống lẫn lương thực. :D Cái đập nước của TQ quá nguy hiểm, nó có thể khống chế 3 nước Đông Dương. :D Từ hồi chú còn sinh hoạt bên tuvilyso.com, đã có nhiều bài viết về vấn đề này. Chú im lặng không tham gia. Nhưng chú rất tự tin. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 28 Tháng 2, 2010 Bão tấn công châu Âu 28/02/2010 16:00 (TNO) Hôm nay (28.2), một cơn bão lớn đã quét qua nhiều nơi ở Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Pháp, làm ít nhất 3 người thiệt mạng. BBC đưa tin bão với sức gió mạnh tới 140 km/giờ đã đổ bộ vào nhiều nơi ở Tây Ban Nha, Bộ trưởng Nội vụ nước này Alfredo Perez Rubalcaba đã cảnh báo người dân nên ở nhà, tránh lái xe ra ngoài đường cũng như đi dạo. Tại quần đảo Canary thuộc Tây Ban Nha, một số trụ đèn đã bị gió quật ngã và nhiều chuyến bay đã bị hủy từ hôm 26.2. Tây Ban Nha cũng đã huy động 20.000 quan chức túc trực nhằm cố gắng ngăn chặn hoặc sửa chữa bất cứ thiệt hại gì do bão gây ra. Bão gây ra sóng lớn ở bờ biển A Guarda, miền tây bắc Tây Ban Nha - Ảnh: AFP Thời tiết xấu đã khiến ba người thiệt mạng, mỗi nước có một người.Tại xứ sở bò tót, một cụ già 82 tuổi ở vùng Galicia đã qua đời vì bị bức tường nhà đổ sập đè lên người, AFP cho hay. Tất cả các nơi ở Bồ Đào Nha đều đã được Cơ quan bảo vệ dân sự đặt trong mức báo động màu cam, mức báo động thiên tai cao thứ hai ở nước này. Một cây ngã ở miền bắc Bồ Đào Nha đã cướp đi sinh mạng của một cậu bé 10 tuổi, theo hãng tin AFP. Từ tối qua (27.2), bốn khu hành chính ở Pháp đã được đặt trong mức báo động đỏ và 66 khu hành chính trong số 95 khu ở nước này cũng đã được đặt trong mức cảnh báo màu cam trong 24 giờ. Cảnh sát cho hay một người đàn ông ở vùng Pyrenees (Pháp) đã thiệt mạng vì bị cây ngã đè. Sáng nay, khoảng 800.000 hộ gia đình ở miền tây nước Pháp đã sống trong cảnh mất điện. Huỳnh Thiềm El Nino gây khô hạn, thiệt hại nặng 28/02/2010 12:47 (TNO) Liên tiếp trong hai ngày nay, báo chí và đài truyền hình Philippines đưa tin tình trạng khô hạn do El Nino gây thiệt hại trên lúa, bắp, và rau cải, ước tính khoảng 3,77 tỉ peso (2.800 tỉ đồng) trên khắp 22 tỉnh. Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Joel Rudinas, mặc dù nhiều vùng bị thiệt hại nặng nhưng vẫn có vùng còn vớt vát được. Tuy nhiên, theo một chuyên viên khác của Bộ, thiệt hại hiện nay có thể lên đến 7 tỉ peso. Căn cứ trên diện tích gieo trồng hiện nay, nếu hiện tượng El Nino xảy ra trung bình thì chỉ khoảng 265.000 tấn lúa bị thiệt hại; nhưng nếu nặng hơn thì thiệt hại có thể sẽ lên đến 817.000 tấn lúa. Bộ Nông nghiệp ước tính trong tình hình này có thể Philippines phải nhập 2,48 triệu tấn gạo, cao hơn cả năm 2008. GS Võ Tòng Xuân (Từ Manila) Share this post Link to post Share on other sites
Posted 28 Tháng 2, 2010 Động đất 6,2 độ richter tại Pakistan 28/02/2010 21:46:08 - Các phương tiện truyền thông đại chúng tại Pakistan cho hay vào lúc 04h21 (11:21 GMT) sáng nay 28/2 một trận động đất có cường độ mạnh 6,2 độ richter đã xảy ra ở miền bắc Pakistan. Nha khí tượng thuỷ văn Pakistan cho hay, trận động đất có tâm chấn xuất phát từ dãy núi Hindu Kush xảy ra sáng sớm nay đã làm rung chuyển khu vực miền bắc nước này. Động đất 6,2 độ richter ở miền bắc Pakistan. Chính quyền Pakistan cho hay, hiện tại chưa có bất kỳ báo cáo chi tiết nào liên quan đến thương vong do trận động đất này gây ra. Các khu vực: Dir, Swat, Bunir, Hangu, Malakand, Shangla, Nowshera, Mansehra, Balakot, Attock, Peshawar của Pakistan đều ghi nhận các cơn dư chấn sau khi trận động đất xảy ra. Vào năm 2005, một trận động đất mạnh 7,6 độ richter đã xảy ra tại khu vực Kashmir dưới sự quản lý của người Pakistan đã giết chết 79.000 người. Trận động đất xuất hiện vào sáng sớm nay tại bắc Pakistan xảy ra sau khi một trận động đất tương tự với cường độ mạnh 8,8 độ richter tàn phá lãnh thổ Chile giết chết hơn 300 người. Ảnh hưởng của trận động đất kinh hoàng tại quốc gia Nam Mỹ này đã làm phát sinh hiện tượng sóng thần đe doạ các vùng biển bắc Thái Bình Dương của Nhật Bản. Theo những tin tức cập nhật, tại Nhật Bản các chuyên gia khí tượng thuỷ văn nước này đã ghi nhận các đợt sóng thần cao 90cm đổ vào bờ biển bắc Thái Bình Dương của nước này. Cùng với Nhật Bản, Nga cũng là nước nằm trong danh sách các nước có đường bờ biển có khả năng xuất hiện sóng thần do động đất ở Chile gây ra. Bình Nguyên (Theo AFP) Share this post Link to post Share on other sites
Posted 1 Tháng 3, 2010 Kính thưa quí vị quan tâm. Bài viết dưới đây trên Dantri giải thích vì sao một trận động đất với cường độ kinh hoàng lại không gây thiệt hại về người so với những trận động đất yếu hơn. Hôm qua tôi có dự báo khẩn về sóng thần có thể xảy ra tàn phá kinh khủng vì một quẻ Lạc Việt là Kinh Xích khẩu. Nhân đang xem bài về sóng thần. Sóng thần có sức tàn phá đã không xảy ra. Nhưng có thể nó ứng nghiệm vào một việc khác. -------------------------------------------------------------------------- Chủ Nhật, 28/02/2010 - 22:16 Vì sao động đất Chile không gây nhiều chết chóc như Haiti? (Dân trí) - Trận động đất tấn công bờ biển Chile sáng sớm ngày 27/2 mạnh gấp khoảng 500 lần so với trận động đất vốn đã tàn phá Haiti hồi tháng 1. Nhưng vì sao số người thiệt mạng tại Chile ít hơn nhiều so với Haiti? Một ngôi nhà bị phá hủy tại thành phố Concepcion của Chile. Các báo cáo ban đầu cho thấy số người thiệt mạng rơi ở mức 3 con số - khoảng 700 người vào thời điểm hiện tại. Mặc dù số người chết sẽ tăng lên trong những giờ và ngày tới, nhưng thiệt hại về người ở Chile chắc chắn sẽ ít hơn nhiều so với Haiti, nơi 230.000 người đã thiệt mạng trong trận động 7,0 độ richter hôm 13/1. Tổng thống Haiti Rene Preval hôm 21/2 nói rằng, tổng số người chết ở nước này có thể lên tới 300.000 người vì nhiều người đã bị chôn vùi trong các đống đổ nát. Vì sao lại có sự chênh lệch lớn giữa Chile và Haiti như vậy?Các chuyên gia cũng cho biết sở dĩ con số thương vong ở Chile thấp hơn Haiti, dù động đất mạnh hơn rất nhiều, đơn giản là do nước này đã chuẩn bị đối phó với động đất tốt hơn. Chile giàu có hơn với những ngôi nhà xây dựng đúng tiêu chuẩn, phản ứng tốt và có lịch sử nhiều năm đối phó với thảm họa kiểu này.Các nhà địa chấn học thường nói: “Động đất không giết người, nhưng các tòa nhà đổ sập thì có”.Các tòa nhà ở Chile được xây dựng tốt hơn, với nguyên vật liệu tốt hơn. Công nhân xây dựng có kỹ năng cao hơn và người dân luôn ý thức phòng chống động đất. Vì thế mà các công trình “tải” được các cơn địa chấn tốt hơn. Càng ít ngôi nhà bị đổ thì số người thiệt mạng càng ít.Không giống như Haiti, Chile đã quen với các trận động đất. Mọi người đều có ý thức sẵn sàng đối mặt với thảm họa. Chile nằm trong “Vành đai lửa” Thái Bình Dương, nơi núi lửa và động đất hoạt động thường xuyên. Trung bình mỗi năm nước này thường hứng chịu khoảng 1 trận động đất mạnh 8 độ richter. Trận động đất mạnh nhất thế giới từng được ghi nhận - mạnh 9,9 độ richter - cũng xảy ra trong khu vực này vào năm 1960.Trên khắp thế giới, các trận động đất mạnh 8,8 độ richter hoặc mạnh hơn rất hiếm. Nhưng nếu có bất kỳ nước nào có thể phải hứng chịu một trận động đất như vậy thì đó là Chile. Trong các cuộc phỏng vấn trên truyền hình, các quan chức Chile tỏ ra bình tĩnh và tự chủ vào ngày xảy ra thảm họa, chứ không hỗn loạn và kinh hãi như ở Haiti.Một điều tất yếu là các nước nằm trong “Vành đai lửa” Thái Bình Dương luôn có ý thức đối phó với sóng thần. Trận động đất ở Chile đã báo động hệ thống cảnh báo sóng thần sớm trên các bờ biển mà sóng thần có thể tấn công như Oregon, Hawaii, Alaska. Các quốc gia ở Thái Bình Dương có thể cảnh báo cho các cư dân bên bờ biển về sự nguy hiểm trước khi các con sóng đến.Ý thức sẵn sàng đối phó với động đất đó, tại Chile cũng như các nước khác, đồng nghĩa với việc công tác ứng cứu quen thuộc được chuẩn bị kỹ càng để áp dụng trong những giờ và ngày sau thảm họa. Những lều tạm được chuẩn bị sẵn sẽ được dựng lên, những người bị thương được điều trị kịp thời. Nhờ đó mà số người thiệt mạng giảm.Từng trải thảm họa như thế này trước đó, Chile đã có các phương tiện - và mọi người biết cách sử dụng chúng - để dọn dẹp những đống đổ nát và đưa nạn nhân ra khỏi đó kịp thời. Do đó mà mặc dù Chile hứng chịu cơn địa chấn mạnh hơn rất nhiều, hậu quả sẽ không tồi tệ như ở Haiti. An Bình Theo Newsweek Share this post Link to post Share on other sites
Posted 1 Tháng 3, 2010 Hiện nay trên báo chí cũng như một số bài được copy vào topic Lời tiên tri này về vấn đề khủng hoảng kinh tế lần 2. Trong đó có vấn đề khoảng hoảng nợ công tại Hi Lạp và châu Âu. Vậy Htv muốn hỏi sư phụ và các anh em ở đây 2 câu hỏi : 1. Liệu Hi lạp có bị sụp đổ không ?. 2. Nếu có, vậy liệu đồng Euro của Eurozone ( Liên Minh châu Âu) liệu còn tồn tại không ?. Tại sao lại có câu hỏi 2, vì nếu Hi Lạp sụp đổ thì chắc chắn LM Châu Âu ko giải quyết được vấn đề kinh tế. Tức là kiểu như người ta vẫn nói là : Đặt cái xe ngựa trước con ngựa, chứ ko phải đặt con ngựa trước cái xe ngựa. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 1 Tháng 3, 2010 Hiện nay trên báo chí cũng như một số bài được copy vào topic Lời tiên tri này về vấn đề khủng hoảng kinh tế lần 2. Trong đó có vấn đề khoảng hoảng nợ công tại Hi Lạp và châu Âu. Vậy Htv muốn hỏi sư phụ và các anh em ở đây 2 câu hỏi : 1. Liệu Hi lạp có bị sụp đổ không ?. 2. Nếu có, vậy liệu đồng Euro của Eurozone ( Liên Minh châu Âu) liệu còn tồn tại không ?. Tại sao lại có câu hỏi 2, vì nếu Hi Lạp sụp đổ thì chắc chắn LM Châu Âu ko giải quyết được vấn đề kinh tế. Tức là kiểu như người ta vẫn nói là : Đặt cái xe ngựa trước con ngựa, chứ ko phải đặt con ngựa trước cái xe ngựa. 1 - Khái niệm "Hy Lạp sụp đổ" rất trừu tượng, nên khó đoán. Một đất nước sụp đổ? Một dân tộc sụp đổ? Hay đơn giản chỉ là một chính phủ?.....Tuy nhiên, việc đất nước Hy Lạp bao gồm dân tộc này bị kjhủnngg khoảng kinh tế xã hội lâu dài là không tránh khỏi. Nếu chính phủ Hy Lạp đủ bản lãnh thì sẽ đưa dân tộc họ ra khỏi cuộc khủng hoảng này nhanh hay chậm mà thôi. Nhưng có điều tôi tin rằng: Dân tộc Hy Lạp dù sao chăng nữa cũng không thể bị suy sụp hoàn toàn , dù cho chính phủ của họ bây giờ và trong tương lai bất tài khiến cho đất nước nbàyy trở thành suy nhược hoàn toàn về kinh tế xã hội. Bởi vì: Dân tộc này có bề dày về văn hóa và một quá khứ huy hoàng - được lịch sử nhân loại ghji nhận. Đấy là cái nhìn của tôi.2 - Nó vẫn tồn tại về nội dung vì điều kiện khách quan của nó trong một khối các cộng đồng dân tộc đang có xu hướng thống nhất. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 1 Tháng 3, 2010 1 - Khái niệm "Hy Lạp sụp đổ" rất trừu tượng, nên khó đoán. Một đất nước sụp đổ? Một dân tộc sụp đổ? Hay đơn giản chỉ là một chính phủ?.....Tuy nhiên, việc đất nước Hy Lạp bao gồm dân tộc này bị kjhủnngg khoảng kinh tế xã hội lâu dài là không tránh khỏi. Nếu chính phủ Hy Lạp đủ bản lãnh thì sẽ đưa dân tộc họ ra khỏi cuộc khủng hoảng này nhanh hay chậm mà thôi. Nhưng có điều tôi tin rằng: Dân tộc Hy Lạp dù sao chăng nữa cũng không thể bị suy sụp hoàn toàn , dù cho chính phủ của họ bây giờ và trong tương lai bất tài khiến cho đất nước nbàyy trở thành suy nhược hoàn toàn về kinh tế xã hội. Bởi vì: Dân tộc này có bề dày về văn hóa và một quá khứ huy hoàng - được lịch sử nhân loại ghji nhận. Đấy là cái nhìn của tôi. 2 - Nó vẫn tồn tại về nội dung vì điều kiện khách quan của nó trong một khối các cộng đồng dân tộc đang có xu hướng thống nhất. Chính xác là sụp đổ về tài chính quốc gia! Ngân sách quốc gia mà bị sụp đổ thì sẽ kéo theo nhiều thứ khác như sự lệ thuộc vào các tập đoàn nước ngoài, ảnh hưởng tới đời sống nhân dân,.... Nhưng hiện tại, chúng ta chỉ nên dự đoán về vấn đề tài chính là chuẩn nhất với hiện tại! Các vấn đề hệ quả kéo theo có lẽ nên bàn chỗ khác thì hay hơn theo ý kiến cá nhân MrPlkaR! Dự đoán cá nhân căn cứ theo các thông tin tổng hợp : Hy Lạp được cứu nhiều hơn là tự cứu!!! Share this post Link to post Share on other sites
Posted 1 Tháng 3, 2010 Bão lớn hoành hành tại châu Âu 01/03/2010 12:21 (TNO) Từ cuối tuần qua, cơn bão mang tên Xynthia đã đổ bộ vào các nước ở châu Âu như Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Đức, Bỉ và Hà Lan… Mỗi nơi cơn bão đi qua đều để lại những hậu quả hết sức nặng nề. >> Bão lớn tràn vào châu Âu, 53 người chết Tính đến hôm nay (1.3), ít nhất 53 người đã thiệt mạng vì bão Xynthia. Sau đây là một số hình ảnh về những hậu quả do bão Xynthia để lại tại nhiều nước châu Âu: Cây ngã đổ đè lên xe tại một bãi đỗ xe ở trung tâm Liege (Bỉ) Một phụ nữ đang cầu cứu ở La Faute-sur-Mer, miền tây Pháp Một chiếc xe bị nạn tại Mainz, Đức Các đập ngăn nước biển ở L'Aiguillon-sur-Mer, miền tây nước Pháp bị sạc lở Một đứa trẻ được cứu sống ở La Rochelle, miền tây Pháp hôm 28.2 Sơ tán người dân ở La Faute-sur-Mer, miền tây Pháp Những con tàu bị hư hại nằm lặng lẽ tại La Rochelle hôm 28.2 Nước ngập trắng xóa một vùng ở Andernos, tây nam nước Pháp Huỳnh Thiềm (Ảnh: AFP, Reuters) Share this post Link to post Share on other sites
Posted 1 Tháng 3, 2010 Động đất tại Chile hay 'Thế giới đang đến ngày tận thế' Vietnamnet.vn Cập nhật lúc 16:50, Thứ Hai, 01/03/2010 (GMT+7) Nhiều người Chile vẫn chưa khỏi bàng hoàng sau cơn ác mộng sớm hôm thứ 7 khi trận động đất mạnh 8,8 độ richter tấn công vào miền trung nước này, "đo ván" các cây cầu, san phẳng nhiều ngôi nhà và cướp đi sinh mạng của hơn 700 người. Người dân tới lấy nước sử dụng tại một vòi nước công cộng khi nguồn nước của thành phố vẫn bị cắt sau trận động đất ngày 28/2/2010 (Ảnh: Reuters) Trận động đất, là một trong những chấn động địa chất mạnh nhất trong nhiều thập kỷ qua tại nước này, đặc biệt là tại thành phố Concepcion, diễn ra lúc 3:34 sáng (giờ địa phương), kéo dài trong khoảng 2 phút và hầu hết mọi nơi trên nước này đều cảm nhận được, trong đó có Santiago, nơi trú ngụ của khoảng 1/3 trong tổng số 16 triệu dân Chile. Stephen Lynch, một người Mỹ sống tại Santiago từ 3 năm trước nói: "Không có nơi nào để thoát khỏi nó (trận động đất)... Chúng tôi đoán nó diễn chừng khoảng 2 phút. Có thể nghe sáo rỗng, nhưng cảm giác dường như nó kéo dài khoảng 1 giờ đồng hồ". Tại Santiago, cách tâm chấn khoảng 200 dặm về phía bắc, các cánh cửa sổ trên nhiều tòa nhà tại trung tâm thành phố đồng loạt va đập. Một số kiến trúc đổ gục khi các khối bê tông và vữa rơi xuống. Tại miền bắc thủ đô, trận động đất đã gây cháy lớn và khiến thành phố mờ mịt vốn đã âm u do thời tiết mùa đông tại đây. Marcelo, người trông bãi đậu xe ngay trước một bệnh viện cấp cứu công tại trung tâm Santiago, miêu tả lại cảnh tượng: "Mọi thứ rất ’căng’ ở bên trong", ông nói, chỉ tay vào phòng cấp cứu. "Có rất nhiều người: người bị đập vào tường, người bị tưởng đổ đè lên, hoặc bị đá, cây ’tấn công’. Một số người nhảy ra khỏi tòa nhà. Khoảng 4 giờ sáng, họ vẫn còn la hét. Họ tuyệt vọng, kêu khóc, đau đớn". Một số người chọn cách ngủ trên đường phố "cho an toàn", sau trận động đất tại Valparaiso (Ảnh: Reuters) Điện mất cho tới giữa ngày tại Santiago, nơi người dân còn khốn đốn hơn nữa do những trận dư trấn tiếp tục tàn phá thành phố. Cả buổi sáng sớm họ cũng chỉ biết đi lại trên đường phố trong trời tối đen như mực, bằng ánh sáng từ những chiếc điện thoại di động. Chiếc đài bán dẫn chạy bằng pin là nguồn cung cấp thông tin duy nhất với những ai ở nơi tạm thời không có dịch vụ điện thoại. Jose Emilio Ortiz, một người dân Santiago lớn tuổi, từng trải qua 2 trận động đất lớn năm 1985, cho hay: "Trận động đất này dữ dội hơn các trận động đất trước. Ngôi nhà trước mắt tôi đã trở thành đống gạch vụn". Tất cả những gì tôi có thể nói là thật khủng khiếp", Victoria Hermosilla Silva, một cư dân tại thành phố Santa Barabara, nói qua điện thoại. "Điều duy nhất tôi nghĩ tới là thế giới đang đến ngày tận thế. Cũng từng có những trận động đất trước đó tại đây, nhưng không giống như thế này. Tôi nghĩ, mọi người cũng trong tâm trạng ấy, rằng, thời của chúng ta đã hết". Đình Ngân (Theo Global Post) ---------------------------------------------------- Nhời bàn của Thiên Sứ: Tận thế thì chưa. Nhưng dù sao trận động đất ở Chi Lê mới chỉ là đoạn viedeo clip giới thiệu những gì sẽ xảy ra trong năm 2010. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 1 Tháng 3, 2010 (đã chỉnh sửa) Nhời bàn của Thiên Sứ: Tận thế thì chưa. Nhưng dù sao trận động đất ở Chi Lê mới chỉ là đoạn viedeo clip giới thiệu những gì sẽ xảy ra trong năm 2010. Theo dự đoán của Jucelino Nóbrega da Luz : Năm 2010: tại nhiều quốc gia ở Phi Châu, nhiệt độ sẽ lên cao đến 58 độ Celcius và đồng thời có sự khan hiếm nước nghiêm trọng. Vào ngày 15 tháng 6, thị trường Stock Down Jones của NewYork sẽ bị sụp đổ và kinh tế toàn cầu sẽ rơi vào tình trạng nguy hiểm. Có lẽ chú Sư Thiến nói đúng, mọi chuyện vẫn chưa tới đỉnh của sự đổ sụp. :lol: Edited 1 Tháng 3, 2010 by dong_quang Share this post Link to post Share on other sites
Posted 1 Tháng 3, 2010 Video clip 2010 Hỏa hoạn hoành hành ở Tây Úc 01/03/2010 18:26 (TNO) Hãng AFP hôm nay (1.3) cho biết, cư dân ở miền tây nước Úc phải bỏ chạy khỏi nhà mình vì bị tấn công bởi ngọn lửa cao đến 18m. Thị trấn Flowerdale, gần Melbourne, đổ nát sau hỏa hoạn - Ảnh: AFP Một thông báo khẩn cấp đã được gởi đi vào 17 giờ (giờ Sydney) hôm 28.2 để cảnh báo rằng, những ngôi nhà ở gần Eneabba, phía bắc thành phố Perth (thuộc Tây Úc), đang trong tình trạng nguy hiểm vì ngọn lửa lan nhanh và không thể kiểm soát được. 166 lính cứu hỏa và nhiều máy bay đã được huy động để chiến đấu với ngọn lửa hung hãn. Hơn 22.000 ha diện tích đất rừng, đất nông nghiệp đã bị thiêu rụi. Miền tây nước Úc vừa trải qua đợt nắng nóng nhất trong lịch sử với nhiệt độ trung bình 30oC. Và nhiệt độ trung bình hiện nay ở đây là 29,6oC, cao hơn 0,2oC so với kỷ lục trước đó vào năm 1998. Hoàng Bảo Share this post Link to post Share on other sites
Posted 1 Tháng 3, 2010 Video clip 2010 90 tấn cá tự nhiên chết tại Brazil 01/03/2010 19:29:03 - Trong khi chính quyền nhiều quốc gia khác đang lo lắng đối phó với những ảnh hưởng tiêu cực do hiện tượng biến đổi khí hậu gây nên, trong những ngày qua, tại một phá (khu vực nước lợ rộng lớn) thuộc địa phận của thủ đô Rio de Janeiro, Brazil, hiện tượng hàng chục tấn cá đột ngột chết trắn bụng khiến người dân sinh sống quanh đây rất lo lắng. Nhà chức trách địa phương lo ngại rằng một thảm hoạ tự nhiên có thể chuẩn bị xảy ra sau sự kiện cá chết hàng loạt này. Khoảng 100 nhân viên vệ sinh môi trường của thành phố Rio de Janeiro đã được huy động để dọn dẹp môi trường thuỷ sinh của khu vực có giá trị điều hoà sinh thái đặc biệt này của Brazil. Cá chết hàng loạt bốc mùi hôi thối tại Brazil. Tính cho tới thời điểm cuối ngày 28/2/2010, các nhân viên vệ sinh môi trường đã thu dọn tổng cộng 90 tấn cá chết dạt vào bờ. Tất cả số cấ chết này đều đang trong tình trạng thối rữa. Các mẫu xét nghiệm đã được các nhà khoa học đem đi nghiên cứu nhằm xác định nguyên nhân dẫn đến hiện tượng cá chết hàng loạt nói trên. Một số chuyên gia thuỷ sinh của Brazil cho biết hiện tượng cá chết hàng loạt có thể do nhiệt độ môi trường sống thay đổi quá bất ngờ. Cơ quan khí tương thuỷ văn Brazil đã ghi nhận hiện tượng nhiệt độ đã giảm xuống 10 độ trong vòng 24 giờ qua. Cá chết hàng loạt khiến toàn bộ khu vực nói trên bốc mùi hôi thối nghiêm trọng. Rất nhiều hộ gia đình đã phải tạm thời lánh nạn đi nơi khác vì không chịu đựng được mùi cá chết. Bình Nguyên (Theo AFP) Share this post Link to post Share on other sites
Posted 1 Tháng 3, 2010 Video clip 2010 Thị trấn chìm nghỉm "nổi" trở lại sau 25 năm Thứ Hai, 01/03/2010 - 08:20 (Dân trí) - Trận hạn hán tồi tệ nhất tại Venezuela trong nhiều thập kỷ đã khiến một thị trấn bị ngập trong nước suốt 25 năm qua bất ngờ nổi trở lại. Vào năm 1985, thị trấn Potosi thuộc bang Tachira là nơi sinh sống của khoảng 1.200 cư dân. Khi đó, vào một ngày định mệnh, Tổng thống Venezuela lúc ấy là Carlos Andres Perez đã tới thăm thị trấn mang theo một thông tin: Potosi sẽ bị sơ tán để xây dựng hồ chứa nước Uribante phục vụ cho một đập thủy điện. Nhà thờ và các ngôi nhà đã bị bỏ hoang. Người dân được sơ tán để tái định cư tại nơi ở mới. Thị trấn sau đó bị nhấn chìm trong nước. Thông thường, chỉ duy nhất tháp chuông nhà thờ là nổi lên khỏi mặt nước của hồ chứa Uribante rộng 20km2. Nhưng giờ đây một trận hạn hán lịch sử đã tấn công Venezuela, khiến mực nước tại hồ thủy điện Uribante xuống tới mức thấp kỷ lục, để lộ thị trấn Potosi xưa kia: nhà thờ, những ngôi nhà bị phá hủy, dấu vết của một nghĩa địa và một quảng trường. Các nhà phân tích cho hay, El Nino, hiện tượng thời tiết bất thường vốn gây ra tuyết rơi dày và mưa nhiều cho nước Mỹ mùa đông năm nay, chính là nguyên nhân của trận hạn hán tồi tệ nhất ở Venezuela nhiều thập kỷ trở lại đây. Hạn hán và tình trạng thiếu nước ở các hồ thuỷ điện khiến Venezuela bị thiếu điện nghiêm trọng trên khắp cả nước. Ngọn tháp nhà thờ giữa hồ Uribante khi nước đầy... ... và khi trải qua trận hạn hán lịch sử. Nước ngập đến ngọn tháp. Nước cạn dần từng ngày. Bà Josefa Garcia về thăm lại thị trấn xưa kia hôm 21/2, lần đầu tiên kể từ khi rời khỏi Potosi. Nhà thờ cao 25m đứng chơ vơ giữa khu đất trống. Những người dân xưa kia của thị trấn. Đất đai nứt toác vì hạn hán. Potosi nhìn từ trên cao. Ninh Nhi Theo Reuters Share this post Link to post Share on other sites
Posted 2 Tháng 3, 2010 Video clip 2010 Hy Lạp - một Lehman Brothers thứ hai? Thứ ba, 02/03/2010, 11:08(GMT+7) Ảnh minh họa VIT - Cùng với sự xấu đi không ngừng của khủng hoảng nợ Hy Lạp, không ít nhà phân tích cho rằng, Hy Lạp có thể trở thành Lehman Brothers thứ hai, cuối cùng sẽ biến khủng hoảng nợ châu Âu thành một cơn bão tài chính mới cuốn sạch toàn cầu. Từ mùa hè năm 2007 tới nay, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã kéo dài hơn hai năm qua. Cho đến thời điểm hiện nay, cuộc khủng hoảng này đã trải qua hai giai đoạn. Một là từ mùa hè 2007 đến ngày 15/9/2008 khi ngân hàng Lehman Brothers nộp đơn bảo hộ phá sản. Giai đoạn này, bong bóng thị trường bất động sản Mỹ tan vỡ đã gây ra khủng hoảng tín dụng nhà đất (hay cụ thể hơn là cuộc khủng hoảng cho vay thế chấp nhà đất dưới chuẩn) Khủng hoảng bước vào giai đoạn hai với dấu mốc là khi Lehman Brothers nộp đơn bảo hộ phá. Việc Lehman Brothers - ngân hàng đầu tư lớn thứ tư tại Mỹ nộp đơn bảo hộ phá sản đã khiến cho lòng tin của các nhà đầu tư toàn cầu sụp đổ, cuối cùng khiến cho khủng hoảng tín dụng nhà đất Mỹ diễn biến thành khủng hoảng tài chính kinh tế quốc tế cuốn sạch toàn cầu. Bắt đầu từ nửa cuối năm ngoái, khủng hoảng nợ quốc gia của nhóm 5 nước PIIGS (gồm Tây Ban Nha, Ý, Ailen, Bồ Đào Nha và Hy Lạp) tại châu Âu dần xuất hiện. 5 quốc gia này đều có một điểm chung đó là: Kỷ luật tài chính lỏng lẻo, thu không đủ chi. Trong cuộc khủng hoảng tài chính, chính phủ năm nước một mặt từng bước mạnh tay chi tiền để kích thích tăng trưởng kinh tế, mặt khác do kinh tế suy giảm, thu nhập từ thuế cũng giảm theo, kết quả là thâm hụt tài chính và nợ công của 5 quốc gia nói trên càng ngày càng lớn. Tuy năm 2010 vừa mới bắt đầu, nhưng khủng hoảng nợ châu Âu đã trở nên nghiêm trọng hơn, gây biến động mạnh mẽ cho các thị trường tài chính chủ yếu toàn cầu, EUR – đơn vị tiền tệ chung của khu vực đồng tiền chung châu Âu Eurozone chịu tác động nặng nề, sụt giảm mạnh so với đồng USD. Nhiều dấu hiệu cho thấy, đối với hệ thống tài chính toàn cầu, Hy Lạp và Lehman Brothers khi xưa đều có nhiều nét tương đồng rất lớn. Trước tiên, hai đối tượng này đều chịu tác động nặng nề bởi khủng hoảng tài chính, từ đó phải đứng trước áp lực chi trả to lớn; Thứ hai, Hy Lạp và Lehman Brothers đều dần mất đi lòng tin của các nhà đầu tư, chi phí vay vốn không ngừng tăng lên, thậm chí còn phải đối mặt với nguy cơ cuối cùng là bị đặt ra khỏi thị trường trái khoán; Ba là, chịu ảnh hưởng từ nhân tố chính trị, các hành động cứu trợ khó mà điều hòa, thời cơ quý báu để đối phó với khủng hoảng đang dần trôi mất. Những cảnh ngộ mà Hy Lạp đang phải đương đầu cũng đã từng xảy ra với Lehman Brothers. Lehman Brothers đã không thể huy động được vốn đầy đủ, cũng không thành công trong việc bán mình cho người khác, cuối cùng buộc phải phá sản. Hiện tại, Hy Lạp cũng đang lâm vào tình cảnh tương tự. Chính phủ Hy Lạp cam kết áp dụng một loạt các biện pháp cắt giảm chi tiêu công, để từ từ làm giảm quy mô thâm hụt tài chính, lấy lại lòng tin của các nhà đầu tư. Nhưng hiện nay, chính phủ Hy Lạp với kỷ luật tài chính lỏng lẻo e rằng khó mà tự cứu được mình. Huống hồ, mỗi một biện pháp cắt giảm chi tiêu của chính phủ Hy Lạp đều liên quan tới phúc lợi của hàng vạn dân chúng Hy Lạp, những cản trợ xã hội mà quốc gia này phải đối mặt sẽ nhiều chưa từng có. Khi việc tự cứu phải đứng trước muôn vàn trở ngại, dựa vào nguồn viện trợ bên ngoài đã trở thành một con đường duy nhất. Đối với Lehman Brothers, chính phủ Mỹ không hy vọng bản thân mình trở thành vị cứu tinh cuối cùng cho các nhà đầu cơ mạo hiểm, muốn thông qua việc để Lehman Brothers phá sản sẽ kích thích các cơ quan tài chính khác tự cứu lấy mình, đồng thời tránh gây bất mãn cho người dân Mỹ. Nhưng kết quả lại là điều mà mọi người không ngờ tới. Sau khi Lehman Brothers phá sản, hệ thống tài chính Mỹ rơi vào bờ vực của sự sụp đổ. Chính phủ Mỹ do không muốn cứu Lehman Brothers đã buộc phải chi nhiều tiền hơn để cứu các cơ quan tài chính khác. Hiện nay, Liên minh châu Âu, đặc biệt là Đức – nền kinh tế lớn nhất khu vực Eurozone, cũng không đồng ý cứu Hy Lạp, lý do cũng giống như việc chính phủ Mỹ từ chối cứu Lehman Brothers, không muốn tạo ra “rủi ro đạo đức”, cũng không muốn nhận sự chỉ trích của dân chúng. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của khủng hoảng nợ Hy Lạp có thể sẽ ngoài tầm dự đoán của EU. Hiện nay, các nhà đầu tư không tín nhiệm Hy Lạp. Trong bối cảnh chi phí huy động vốn tăng cao, áp lực mà Hy Lạp gặp phải càng ngày càng lớn. Điều nghiêm trọng hơn đó là, các nhà đầu tư không chỉ hạ thấp Hy Lạp, mà còn xem nhẹ đồng EUR. Hiện nay, các nhà đầu tư thị trường tài chính sở hữu một lượng lớn đồng EUR. Trong tình cảnh này, nhược điểm hội nhập chính trị của khu vực Eurozone lạc hậu hơn hội nhập kinh tế sẽ hoàn toàn xuất hiện, khuyết điểm không thể phối hợp ăn ý và đối phó kịp thời cũng sẽ xuất hiện theo. Nếu nói, khủng hoảng tài chính này có 3 giai đoạn, tiếp theo đó rất có thể sẽ là khủng hoảng tín dụng nợ toàn cầu với dấu mốc là khủng hoảng nợ châu Âu, còn Hy Lạp có lẽ sẽ trở thành Lehman Brothers thứ hai. Thu Hà (Theo CE) Share this post Link to post Share on other sites
Posted 2 Tháng 3, 2010 Video clip 2010 Hàn Quốc: Chiến đấu cơ đâm vào núi, 3 phi công mất tích Thứ ba, 02/03/2010, 14:28(GMT+7) Máy bay chiến đấu F-5 VIT - Hãng tin Renhap dẫn nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết, 2 máy bay chiến đấu của Không quân Hàn Quốc đã đâm vào núi trong khi thực hiện chuyến bay huấn luyện vào hôm nay (02/3). Cũng theo nguồn tin trên, hiện vẫn chưa rõ số phận của 3 phi công. Công việc tìm kiếm phi công đã được bắt đầu. Vụ tai nạn diễn ra vào sáng nay tại vùng vúi cạnh thành phố Gangneung, cách thủ đô Seoul 237km về phía Đông. Những máy bay gặp nạn là F-5 của Không quân nước này. Hai máy bay đã biến mất khỏi màn hình radar khi chúng bay đang bay ở khoảng cách 20km từ phía Tây sang phía Đông của bờ biển nước này. Được biết. đây không phải là sự cố đầu tiên liên quan đến chiến đấu cơ của Không quân Hàn Quốc. Năm 2008, 2 chiếc F-5E của Không quân Hàn Quốc đã va vào nhau trong khi đang thực hiện các chuyến bay huấn luyện. Một trong 2 máy bay chiến đấu mang 4 tên lửa trên boong đã bị cháy, rất may không có phi công nào bị thương. Không quân Hàn Quốc hiện đang được trang bị khoảng 100 máy bay chiến đấu của Mỹ do tập đoàn Northrop Corp sản xuất. Hàn Quốc mua những chiến đấu cơ này từ những năm 1974-1978. Northrop F-5 Freedom Fighter/Tiger II là máy bay chiến đấu đa chức năng hạng nhẹ của Mỹ do Northrop Grumman sản xuất vào thập niên 1950. Chiến đấu cơ F-5 đã thực hiện những chuyến bay đầu tiên vào đầu thập niên 1960. Máy bay chủ yếu được xuất khẩu sang những quốc gia nhận sự hỗ trợ quân sự của Mỹ. Vào những thời điểm khác nhau, F-5 đã trang bị cho quân đội nhiều nước châu Âu, châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh và trở thành một trong những chiến đấu cơ được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới. Một phiên bản của F-5 đã được sản xuất theo giấy phép của Mỹ cấp cho công ty Canadair (Canada) với tên gọi CF-116. Huy Linh (Theo Itar-Tass, VZ, Rosbalt) 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 3 Tháng 3, 2010 Video clip 2010 100 người chết vì lở đất ở Uganda 03/03/2010 4:44 Ảnh: AFP (TNO) Một trận lở đất vào khuya 1.3 do mưa lớn gây ra đã chôn vùi nhiều làng mạc và khiến hơn 100 người đã thiệt mạng cùng hơn 300 người mất tích ở vùng miền núi Bududa, miền đông Uganda, hãng tin BBC dẫn lời một bộ trưởng cho biết hôm 2.3. Bộ trưởng ứng phó thiên tai Musa Ecweru đã đến vùng trên để đánh giá thiệt hại. Lực lượng cứu hộ vẫn đang tích cực dùng dụng cụ đào xuyên qua lớp bùn với hy vọng tìm được những người sống sót. Hơn 60 đứa trẻ đã mất tích. Những đứa trẻ này đã trú ẩn trong một trung tâm y tế và trung tâm này đã bị hư hại nặng do lở đất. Theo Bộ trưởng Ecweru, ông đã đếm được 58 thi thể nhưng giới chức địa phương khẳng định ít nhất 106 người đã thiệt mạng. Ông Ecweru cho hay chính quyền đã cấp 100 quan tài cho những người đã thiệt mạng. Hơn 300 người khác đã mất tích sau khi nhà của họ bị chôn vùi sau những trận mưa lớn. Một người dân sống sót tên James Kasawi cho biết anh ta đang ở trong nhà thờ cầu nguyện thì trận lở đất xảy ra. Anh Kasawi đã kể lại với hãng tin AP: “Thình lình nhà thờ bị đổ sập. Bùn bao phủ khắp mọi nơi. 5 người ngồi cạnh tôi chết ngay tại chỗ. Tôi sống sót được nhờ tôi ngoi đầu được trên đống bùn”. Theo BBC, vùng Bududa, cách thủ đô Kampala khoảng 275 km là nơi thường xuyên xảy ra lở đất nhưng vụ việc trên là lần đầu tiên có số người thiệt mạng cao như vậy. Huỳnh Thiềm Share this post Link to post Share on other sites
Posted 3 Tháng 3, 2010 Video clip 2010 Ấn Độ:Máy bay hải quân lao vào tòa nhà 3 tầng, 3 người chết Thứ Tư, 03/03/2010 - 16:36 (Dân trí) - Một chiếc máy bay của hải quân Ấn Độ khi đang tham gia vào một cuộc trình diễn ở thành phố miền nam Hyderabad đã lao xuống khu dân cư, phá hủy một tòa nhà 3 tầng và khiến 3 thiệt mạng, 4 người bị thương. Chiếc máy bay gặp nạn đã phá hủy một tòa nhà 3 tầng. Kênh truyền hình NDTV cho thấy chiếc máy bay đang bay trong đoàn trình diễn ở thành phố Hyderabad thì đột nhiên lao xuống khu dân cư gần đó. Hình ảnh cho thấy chiếc máy bay lúc gặp nạn. Khói bốc lên từ hiện trường vụ tai nạn. Một tòa nhà 3 tầng bị phá hủy trong khi các tòa nhà lân cận khác bị hư hại. 2 phi công trên máy bay và một thường dân thiệt mạng; 4 người khác trong tòa nhà bị thương. Những người còn lại đã được sơ tán. 4 người bị thương trong vụ tai nạn. Các nhân chứng cho biết có một tiếng nổ lớn trước khi máy bay lao xuống tòa nhà 3 tầng.“Trong phần trình diễn cuối cùng, chiếc máy bay có vẻ như đã bị mất kiểm soát. Nó đã lao vào một tòa nhà và các phi công đã thiệt mạng”, Tư lệnh hải quân, Đô đốc Nirmal Verma, cho hay. Chiếc máy bay đã lao vào phần chóp của tòa nhà. Vụ tai nạn xảy ra đúng vào ngày mở màn của Triển lãm hàng không Ấn Độ 2010, kéo dài 5 ngày và được kỳ vọng là một trong những cuộc triển lãm hoàng tráng của Ấn Độ từ trước tới nay. Cuộc triển lãm hàng không đã bị biến thành thảm kịch. Được biết, chiếc máy bay gặp nạn là chiếc Kiran MK-II, 2 chỗ ngồi, do Ngành hàng không học Hindustan, một cơ quan nhà nước, phát triển. Khi gặp nạn chiếc máy bay đang tham gia trình diễn cùng 3 máy bay khác. Hồi tháng 1/2009, một máy bay tương tự cũng gặp nạn tại bang Karnataka, miền nam Ấn Độ, khiến viên phi công duy nhất trên máy bay thiệt mạng. Phan Vũ Tổng hợp Share this post Link to post Share on other sites
Posted 4 Tháng 3, 2010 Video clip 2010 Xã hội: Cũng như năm 2009, nhưng ở mức độ còn năng nề hơn - do hậu quả của khủng hoảng kinh tế lần hai vào năm 2010 - những mâu thuẫn xã hội sẽ bộc lộ mạnh mẽ ở nhiều nước trên thế giới do những vấn đề an sinh xã hội và phương pháp giải quyết. Sẽ có nhiều nước bị rơi vào khủng hoảng chính trị, xã hội và để lại những dấu ấn lịch sử. Liên minh cầm quyền Ukraine sụp đổ Nguồn Thanhnienonline 03/03/2010 23:28 Ông Yanukovich đang ra sức củng cố quyền lực - Ảnh: AFP Tân Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovich đã giành cơ hội thành lập chính phủ sau khi liên minh cầm quyền của Thủ tướng Yulia Tymoshenko tan rã.Liên minh cầm quyền của Ukraine đã sụp đổ vào ngày 2.3, gần một tháng sau chiến thắng sít sao của ông Yanukovich trước đối thủ Tymoshenko trong cuộc bầu cử tổng thống vòng hai hết sức căng thẳng. Thủ tướng Tymoshenko - một trong những kiến trúc sư của cuộc cách mạng cam năm 2004, cho đến nay vẫn từ chối công nhận chiến thắng của ông Yanukovich - người đã nhậm chức Tổng thống vào ngày 25.2. Tuy nhiên, đối thủ của ông Yanukovich đã không còn giành được sự ủng hộ của nhiều đảng phái tham gia liên minh cầm quyền. Nhiều nhà lập pháp thuộc các đảng nhỏ đã rời liên minh của bà Tymoshenko, vốn bao gồm các trụ cột của khối mang tên bà, khối của cựu Tổng thống Viktor Yushchenko, và khối của ông Volodymyr Lytvyn - hiện là Chủ tịch Quốc hội. Hôm 2.3, ông Lytvyn tuyên bố liên minh cầm quyền đã không có đủ chữ ký của các nghị sĩ để chứng minh họ có đa số. “Kể từ hôm nay, không còn liên minh trong Quốc hội. Vì thế tôi tuyên bố liên minh đã chấm dứt sự tồn tại”, hãng tin AFP dẫn lời ông Lytvyn. Sau sự sụp đổ của liên minh cầm quyền, chính phủ của bà Tymoshenko hôm qua đã chính thức phải giải tán sau khi không vượt qua được cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm tại Quốc hội. Theo AFP, 243 nghị sĩ trong tổng số 450 thành viên Quốc hội đã bỏ phiếu buộc nữ thủ tướng và toàn bộ nội các phải từ chức. Đây là những bước đi cần thiết để ông Yanukovich củng cố quyền lực mà ông vừa có được, đồng thời để lực lượng trung thành với ông bắt đầu quá trình lập chính phủ mới. Vài tuần lễ sắp tới chắc chắn sẽ diễn ra những cuộc mặc cả chính trị. Các phe phái tại Quốc hội có 30 ngày để thành lập liên minh mới và 60 ngày để thành lập chính phủ mới. Nếu họ thất bại trong các nỗ lực trên, Tổng thống Yanukovich có quyền kêu gọi bầu cử Quốc hội trước hạn. Trong một chuyển biến bất ngờ, thành viên thuộc đảng Các khu vực của ông Yanukovich có thể sẽ tìm kiếm sự thiết lập liên minh mới trong Quốc hội với các thành viên thuộc khối của cựu Tổng thống Yushchenko. Theo hãng tin Reuters, Tổng thống Yanukovich cũng đã xác định 3 ứng cử viên cho chức vụ thủ tướng: cựu Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Sergey Tigipko, cựu Ngoại trưởng Arsenniy Yatsenyuk và cựu Bộ trưởng Tài chính người gốc Nga Mykola Azarov - một đồng minh thân cận của ông. Quốc gia bên bờ Biển Đen hiện đang rất cần sự ổn định chính trị để giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế vốn đã khiến tổng sản phẩm nội địa của nước này giảm 15% trong năm 2009, và để khởi động lại các cuộc thương thảo với Quỹ Tiền tệ quốc tế về khoản cứu trợ trọn gói trị giá 16,4 tỉ USD. Theo giới quan sát, Ukraine dưới thời Yanukovich chủ trương áp dụng chính sách toàn diện bằng việc cải thiện quan hệ cả với châu Âu lẫn Nga để tăng tối đa lợi ích quốc gia. Trùng Quang ------------------------------------------------- Chính trường Indonesia chia rẽ sâu sắc Nguồn Thanhnienonline 03/03/2010 23:26 Hạ viện Indonesia náo loạn trong cuộc điều trần hôm qua - Ảnh: Jakarta Post Hôm qua, giữa lúc các nghị viên như muốn lao vào nhau trong Hạ viện thì bên ngoài đường phố, người biểu tình ở thủ đô Jakarta cũng đụng độ do bất đồng về gói cứu trợ một ngân hàng tư nhân hồi tháng 11.2008. Phó tổng thống Boediono và Bộ trưởng Tài chính Mulyani Indrawati đã điều trần trước Hạ viện về cáo buộc đã lạm quyền, rút ngân sách 6.700 tỉ rupiah (khoảng 13.500 tỉ đồng) cứu nguy cho ngân hàng tư nhân Century - cao hơn 5 lần so với con số được phê duyệt ban đầu. Đổi lại các khách hàng của ngân hàng này tham gia đóng góp tài chính cho cuộc tái tranh cử của Tổng thống Susilo Bambang Yudhoyono. Theo báo Jakarta Post, chỉ có 216 nghị viên ủng hộ Tổng thống Yudhoyono và sẵn sàng bỏ phiếu bảo vệ quyết định của ông Boediono và bà Mulyani, trong khi 2 đảng chủ chốt trong liên minh cầm quyền là Golkar và đảng Công lý thịnh vượng chống lại quyết định này. Nhiều khả năng hai quan chức nói trên sẽ bị điều tra hình sự, và nếu điều này thật sự xảy ra thì Tổng thống Yudhoyono sẽ lâm vào một tình thế hết sức khó khăn. Thục Minh (VP Singapore) Share this post Link to post Share on other sites
Posted 4 Tháng 3, 2010 Video clip 2010 Động đất dữ dội ở Đài Loan Thanh Niên Online 04/03/2010 9:45 Đài Loan, nơi vừa trải qua trận động đất mạnh 6,4 độ Richter - Ảnh: AFP Theo Cơ quan địa chất Mỹ, trận động đất xảy ra tại một vùng cách thành phố Cao Hùng khoảng 70km. Cụ thể, tâm của trận động đất này nằm tại thị trấn Jiahsian (thuộc tỉnh Cao Hùng), cũng là một trong những khu vực bị bão Morakot tàn phá nặng nề nhất hồi tháng 8.2009, làm thiệt mạng hơn 700 người. Kênh truyền hình TVBS cho biết chưa có cảnh báo sóng thần được đưa ra và mức độ thiệt hại về người và của vẫn chưa được xác định rõ. Hiện tại, các dịch vụ tàu điện ngầm ở Cao Hùng, tuyến xe lửa cao tốc Bắc - Nam đều phải tạm ngưng hoạt động. Đài Loan thường xuyên bị ảnh hưởng bởi động đất vì hòn đảo này nằm trên đường giao nhau của 2 tầng kiến tạo của vỏ trái đất. Năm 1999, một trận động đất mạnh 7,4 độ Richter đã cướp đi sinh mạng của 2.400 dân cư nơi này. Hoàng Bảo Share this post Link to post Share on other sites