Thiên Sứ

LỜI TIÊN TRI 2010

1.455 bài viết trong chủ đề này

Thái Tuế động phương Cấn Dần. Cặp Nhị Hắc vận niên chiếu Đông Bắc.Cặp Ngũ Hoàng chiếu Đông Nam theo Huyền không Việt (Tàu Tây Nam). Nên phuơng Đông Bắc và Đông Nam ở các Lục địa năm nay lắm chuyện.

Cảnh sát New York ngăn chặn vụ đánh bom xe

(Dân trí) - Thị trưởng New York tuyên bố một “vụ tấn công đẫm máu” đã được ngăn chặn kịp thời sau khi cảnh sát thành phố tháo ngòi nổ quả bom có sức công phá lớn được giấu trong chiếc ô tô đậu tại Quảng trường Thời đại.

>> Mỹ: Quảng trường Thời đại náo loạn vì nghi bom xe

Posted Image

Chiếc Nissan Pathfinder có chứa chất nổ.

Vụ việc xảy ra vào khoảng 18h30 tối ngày 1/5 giờ địa phương tại Quảng trường Thời đại ở khu Manhattan đông người qua lại. Người ta trông thấy khói bốc ra từ chiếc Nissan Pathfinder màu đen nhưng thiết bị nổ giấu bên trong đã không nổ. Cảnh sát đã khẩn trương có mặt tại hiện trường để sơ tán du khách và phong tỏa khu vực.

Cố vấn cảnh sát Raymond Kelly Lục cho hay, khi lục soát chiếc ô tô Nissan Pathfinder, các nhân viên điều tra đã phát hiện 3 thùng khí propane, pháo hoa, hai thùng chứa gần 20 lít xăng, 2 chiếc đồng hồ có pin, dây điện và các thiết bị khác ở cốp xe. Một hộp kim loại màu đen giống khóa nòng súng cũng được tìm thấy.

Cả Tổng thống Mỹ Barack Obama và Thị trưởng New York Michael Bloomberg đều ca ngợi sự phản ứng nhanh của cảnh sát New York.

“Nhờ có các chiến sĩ cảnh sát chuyên nghiệp, chúng ta đã ngăn chặn một vụ việc có thể rất đẫm máu, nếu không nó đã phát nổ và gây ra một vụ cháy lớn hoặc một vụ nổ lớn. Chúng ta rất may mắn”, ông Bloomberg nói.

Ông Bloomberg cho hay thiết bị nổ trông có vẻ “nghiệp dư” nhưng có thể phát nổ và nói thêm rằng vụ việc như “một lời nhắc nhở về những mối nguy hiểm mà chúng ta phải đối mặt”. Ông Kelly thì nói chất nổ là dạng pháo hoa thông thường nhưng có thể gây thiệt hại lớn cho các nhà hàng và nhà hát Broadway vốn luôn chật cứng du khách.

“Tôi cho rằng mục đích của thủ phạm là gây ra một vụ hỏa hoạn”, ông Kelly nhận định.

Hiện chưa nghi phạm nào bị bắt mặc dù cho ông Kelly cho biết một camera giám sát cho thấy chiếc ô tô đã đi về phía tây trên phố 45 trước khi đậu giữa đại lộ số 7 và 8. Cảnh sát đang thu thập các video khác từ các tòa nhà văn phòng vốn đóng cửa vào thời điểm đó.

Posted Image

Xe cảnh sát đậu kín tại hiện trường.

Cảnh sát đã sử dụng một robot để phá vỡ cửa kính của chiếc ô tô màu đen khả nghi nhằm di dời các thiết bị nổ sau khi một người bán hàng rong mặc áo phông cảnh báo cảnh sát có khói bay ra từ bên trong xe.

Theo lời các quan chức, khi bị phát hiện, động cơ của chiếc Nissan vẫn hoạt động và đèn báo khẩn cấp đang nhấp nháy.

Cảnh sát được trang bị vũ khí và các phương tiện khẩn cấp đã ngay lập tức chặn các con phố đông đúc của New York. Vài tòa nhà gần đó cũng được sơ tán và các tuyến tàu điện ngầm phải tạm ngừng hoạt động.

Thị trưởng Bloomberg cho hay biển đăng ký xe không phù hợp với chiếc Nissan. Chiếc ô tô thuộc về một người đàn ông tại bang Connecticut, người cho biết đã vứt bỏ biển số ra ngoài bãi phế liệu.

Nhân chứng Katy Neubauer, 46 tuổi, cho biết: “Rất nhiều người bỏ chạy khỏi hiện trường”. Còn nhân chứng Becca Saunders, 39 tuổi, thì nói: “Có quá nhiều người, quá nhiều cảnh sát. Tôi chưa từng nhìn thấy cảnh nào tương tự như thế”.

Khi nhận được thông tin về vụ tấn công, ông Bloomberg đang tham dự tiệc tối dành cho các phóng viên Nhà Trắng và đã ra về sớm. Tổng thống Obama, người chủ trì buổi tiệc thường niên, cũng ca ngợi phản ứng nhanh của Sở cảnh sát New York.

Ông Obama đã yêu cầu cố vấn chống khủng bố và an ninh nội địa John Brennan trợ giúp các quan chức New York. Ông Brennan và những người khác sẽ thường xuyên cập nhật tình hình với nhà lãnh đạo Mỹ.

Các quan chức cho hay thiết bị nổ được tìm thấy hôm qua được chế tạo sơ sài nhưng các chiến binh Hồi giáo trước đó đã từng sử dụng propane và khí nén để chế tạo thiết bị nổ. Phải kể đến trong số đó là vụ tấn công vào các doanh trại lính thủy đánh bộ Mỹ ở sân bay Beirut năm 1983 làm 241 quân nhân Mỹ thiệt mạng và vụ tấn công vào sân bay quốc tế tại Glasgow, Scotland năm 2007.

Năm 2007, quân đội Mỹ cho hay một nhóm của al-Qaeda đã sử dụng propane để chế tạo bom xe ở Iraq.

Quảng trường Thời đại thường xuyên trở thành mục tiêu tấn công nhưng chủ mưu thường không phải là các phần tử khủng bố mà là những kẻ kích động quần chúng. Hơn 50 người đã bị bắt giữ trong 4 vụ nổ súng riêng rẽ xảy ra quanh Quảng trường Thời đại hồi tháng trước.

An Bình

Theo AP

Share this post


Link to post
Share on other sites

TƯ LIỆU THAM KHẢO

Bộ Quốc phòng Hàn Quốc thề đáp trả vụ chìm tàu

Chủ nhật, 02/05/2010, 22:42(GMT+7)

Posted Image

Mũi tàu Cheonan được trục vớt hôm 24/4.

VIT - Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc hôm 02/5 tuyên bố sẽ đáp trả vụ chìm một chiến hạm của nước này khiến 46 thuỷ thủ thiệt mạng gần biên giới biển tranh chấp với Triều Tiên vào tháng trước. “Những ai gây ra cái chết cho binh sĩ của chúng tôi sẽ phải trả giá”, Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Kim Tae-Young phát biểu trên một chương trình tuyền hình của KBS.

“Hành động đáp trả - với bất cứ hình thức nào – phải được tiến hành”, ông Kim Tae-Young nhấn mạnh.

Tuyên bố trên lặp lại lời cam kết trả đũa của Tư lệnh Hải quân Hàn Quốc – đô đốc Kim Sung-Chan – trong lễ tang tập thể dành cho các thuỷ thủ xấu số thiệt mạng trong vụ chìm tàu bí ẩn trên. Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak cũng tham dự buổi lễ này.

Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc hôm nay cho biết, TT Lee sẽ chủ trì cuộc họp của các tư lệnh quân sự cấp cao vào ngày 04/5 để thảo luận về vụ chìm tàu Cheonan. Với sự kiện này, ông trở thành vị tổng thống đầu tiên của Hàn Quốc làm chủ toạ một phiên họp như vậy.

Hàn Quốc không công khai chỉ trích quốc gia láng giềng liên quan đến vụ nổ khiến tàu hộ tống Cheonan trọng tải 1.200 tấn vỡ làm đôi trước khi bị chìm trên biển Hoàng Hải hôm 26/3.

Tuy nhiên, căng thẳng giữa Bình Nhưỡng và Seoul đã gia tăng kể từ vụ chìm tàu này, với nghi ngờ gia tăng rằng Triều Tiên có thể đứng sau vụ việc. Song, Triều Tiên từ chối dính líu.

Bộ trưởng Quốc phòng Kim Tae-Young phát biểu với KBS rằng, những mảnh nhôm nhỏ thu lượm được từ nơi con tàu bị chìm đang được kiểm tra xem liệu đây có phải là vũ khí được sử dụng để đánh chìm tàu hay không.

Ông Kim khẳng định, một quả ngư lôi hạng nặng là một trong những nguyên nhân có khả năng dẫn đến chìm tàu nhiều nhất. Tuy nhiên, ông thận trọng cho biết, những mảnh vỡ nhôm trên, với kích thước 3mm, chưa được coi là bằng chứng quyết định để khẳng định nguyên nhân vụ việc.

Các nhà điều tra vẫn đang tìm bất cứ manh mối nào nhằm tim ra nguyên nhân vụ đắm tàu Cheonan.

Các quan chức Bộ Quốc phòng Hàn Quốc khẳng định hôm nay rằng, các nhà điều tra cũng đang cố gắng khôi phục những bức ảnh video từ những camera do thám trên tàu bị chìm nhằm giúp tìm ra nguyên nhân.

Khu vực biển Hoàng Hải là nơi diễn ra các cuộc đụng đổ hải quân đẫm máu vào năm 1999 và 2002, và cuộc xung đột gần đây nhất là vào tháng 11 năm ngoái.

Vụ chìm tàu Cheonan khiến cho nỗ lực khôi phục đàm phán 6 bên về giải trừ hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên thêm bế tắc.

Triều Tiên cũng đã tịch thu một số tài sản của Seoul tại khu nghỉ mát Mount Kumgang của Triều Tiên và thông báo sẽ để cho một đối tác mới đảm nhận hoạt động kinh doanh ở đó từ Hyundai Asan của Hàn Quốc.

NM (Theo AFP)

Share this post


Link to post
Share on other sites

LỜI TIÊN TRI 2010

Đại ý: Thiên tai tăng nặng....

------------------------------------

Bão lũ hoành hành ở Đông Nam Mỹ, 27 người chết

(Dân trí) - Ít nhất 27 người đã thiệt mạng khi mưa lớn cùng bão sấm sét hoành hành khắp khu vực Đông nam nước Mỹ, đặc biệt là Tennessee hồi cuối tuần qua. Cho đến tận ngày hôm qua, hầu như toàn bộ trung tâm Nashville vẫn chìm nghỉm trong nước lụt.

Posted Image

Thời tiết khắc nghiệt trên đã khiến ít nhất 27 người trên khắp đông nam Mỹ thiệt mạng từ thứ bảy đến thứ hai. Trong số đó đó có 18 người ở Tennessee.

Posted Image

Mưa bão gây lũ lụt khiến các đường cao tốc bị đóng cửa, biến các bãi đậu xe, đường phố thành sông.

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Người dân ở Nashville, thành phố thuộc Tennessee, cho hay mặc dù cơ quan dự báo thời tiết cho biết sẽ có mưa lớn vào cuối tuần, nhưng họ có ít thời gian để chuẩn bị trước lũ quét, tràn vào nhà họ, cuốn trôi đường sá và khiến các khách sạn phải sơ tán, hàng ngàn người sống vô gia cư.

Posted Image

Nhiều khu vực nổi tiếng của thành phố như trung tâm hòa nhạc bị nước bủa vây.

Posted Image

Hàng ngàn người đã buộc phải rời bỏ nhà cửa để tìm nơi trú ngụ tại các trung tâm khẩn cấp, trong đó có 1.500 khách ở khách sạn Opryland, trung tâm Nashvill.

Posted Image

Nước tràn cả vào khách sạn Opryland và người phát ngôn khách sạn cho biết Opryland bị đóng cửa vô thời hạn.

Posted Image

Các nhân viên cứu hộ dùng thuyền, ca-nô để cứu hàng trăm người dân bị mắc kẹt giữa dòng nước lũ.

Posted Image

Mặc dù công tác dọn dẹp đã bắt đầu, nhưng phải mất vài ngày nữa mới đánh giá được mức độ thiệt hại đầy đủ về người và của.

Phan Anh

Theo CNN, BBC

---------------------------------------------

Nhời bàn của Thiên Sứ:

Năm nay theo Huyền không Lạc Việt phía Đông nam từng Quốc gia và từng vùng địa lý là nơi phạm Tuế Pha 1và bị Ngũ Hoàng đại sát niên, vận tinh chiếu. Nên rất cẩn thận đề phòng.

Share this post


Link to post
Share on other sites

LỜI TIÊN TRI 2010

Tai nạn:

Đại ý: Cháy nổ, sụp......tăng nặng.

-----------------------------------------------------

Ngư dân gốc Việt khốn đốn vì thảm họa "thủy triều đen" tại Mỹ

(Dân trí) - Sự cố dầu tràn ở Vịnh Mexico đang khiến những người dân sinh sống bằng nghề đánh bắt tôm cá ở ngoài khơi các bang chạy quanh bờ biển nước Mỹ tại khu vực này, đặc biệt là bang Louisiana, khốn đốn. Ngư dân gốc Việt nằm trong số này.

Posted Image

Bờ biển gần Venice tại Louisiana đầy mảng dầu mà dự báo sẽ phải mất nhiều tháng để khắc phục

Một mùa tôm khác

Phung Pham, 55 tuổi, đã làm nghề này được 23 năm. Ông thường câu cá và tôm ở quê nhà là thành phố Nha Trang, Việt Nam. Sau khi rời Nha Trang, ông đến lập nghiệp ở Gretna, Louisiana, và ngang dọc sóng nước để lấy tiền nuôi 3 người con ăn học.Ông góp phần cùng ngư nghiệp của tiểu bang Louisiana cung cấp khoảng một phần ba số hải sản đánh bắt được tại Mỹ.

“Câu tôm là tất cả những gì tôi biết. Ở tuổi này, tôi không còn lựa chọn nào khác”, Pham nói bằng tiếng Việt. “Một đứa đã vào đại học, tôi còn hai đứa nữa. Tôi đã làm việc cả đời vì gia đình, đảm bảo rằng các con có những gì tối thiểu nhất. Nhưng mùa tôm này đã khác”.

Posted Image

Không được ra khơi gần 2 tuần nay, những ngư dân gốc Việt vô cùng lo lắng vì hải sản là thu nhập chủ yếu của họ

Vụ dầu loang do một dàn khoan dầu dưới biển gây ra xảy ra ngay trước mùa đánh bắt cua, tôm và hào tại Mỹ. Ngày 2/5, đích thân Tổng thống Barack Obama đã đến thị sát khu vực bờ biển Louisiania, ngư trường quan trọng của ngành công nghiệp cá và là một trong những nơi bị thảm họa thủy triều đen. Theo giới chuyên gia, lượng dầu tràn ra nhiều gấp ba so với dự kiến. Qua các hình ảnh từ vệ tinh, các nhà khoa học cho biết thảm dầu ngày càng mở rộng, đến hơn ba lần so với dự kiến. Vào đầu tuần trước, diện tích của thảm dầu là 2.600 km2, đến cuối tuần đã lên đến 9.000 km2 và xu hướng ngày càng rộng hơn nữa.

Từ một tuần nay, 6 rôbốt được điều khiển từ xa đã làm việc ở độ sâu 1.500m dưới biển để trám lại các lỗ thủng tại giếng khoan Deepwater Horizon của công ty BP, nơi dàn khai thác đã bị nổ tung ngày 20/4. Hiện nay hoạt động này vẫn chưa có kết quả. Tình trạng “thảm họa quốc gia” được ban bố trên toàn liên bang từ tối 29/4. Các bang Louisiana, Florida, Alabama, Mississipi đã ban bố tình trạng báo động khẩn cấp. Dọc các bang chạy quanh bờ biển của Mỹ ở Vịnh Mexico này, có hàng nghìn người Mỹ gốc Việt đang kiếm sống bằng nghề đánh bắt tôm. “Tất nhiên là tôi sợ. Tình hình này có thể khiến chúng tôi bị phá sản”, Pham nói. Lo lắng, nhưng Pham cho rằng ông có thể đương đầu với bất kỳ điều gì sẽ đến. Đó là đức tính đặc trưng của nhiều người Mỹ gốc Việt.

Các giới chức Mỹ đã đình chỉ việc đánh bắt cá tại phần lớn vùng biển bị ảnh hưởng và quyết định này sẽ có hiệu lực 10 ngày trong khi các nhà khoa học nghiên cứu tác động của vụ dầu loang đối với các hải sản thương mại trong vùng Vịnh Mexico. Các khu vực bị đặt trong tình trạng ngưng đánh bắt cá gồm vùng biển ngoài khơi phía Đông Nam các bang Louisiana, Mississippi, Alabama và Florida.

Thảm họa tiếp thảm họa

Thuong Nguyen, người đàn ông 50 tuổi có hình săm rất "ngầu" nơi cánh tay, đang loay hoay trên chiếc thuyền của mình bên bến tàu. Những ngày này, bên bờ Vịnh Mexico, cạnh tàu của ông là la liệt những chiếc thuyền đánh bắt tôm - cá neo kín, thao thức cùng các ông chủ. Đáng lẽ giờ này, thay vì nằm im với những tấm lưới khô cong dưới nắng, chúng đã phải ra khơi.

Posted Image

Thuong Nguyen trên chiếc thuyền câu tôm của ông ở Venice (Louisiana), vùng biển bị ảnh hưởng nặng nề

“Cuộc sống rất khó khăn”, ông nói bằng tiếng Việt. Tình hình hiện nay đe dọa và thậm chí có thể cướp đi kế sinh nhai của hàng nghìn người, gồm cả người đàn ông gần như cả cuộc đời sống trên chiếc thuyền đánh tôm này. Giờ đây, những gì ông có thể làm và sơn vẽ, gõ rỉ cho con thuyền và trăn trở về cách đảm bảo cuộc sống cho người vợ Mỹ và 4 đứa con đang sống trong một ngôi “nhà kéo” ở Buras, cách Venice thuộc bang Louisiana vài km.

Ngày 2/5, mấy chục ngư dân tụ họp tại một trường học ở Venice để gặp các đại diện của công ty BP ở Mỹ, là xí nghiệp điều hành các giếng dầu dưới mặt biển. Công ty BP thuê các tàu đánh cá tại địa phương để trợ giúp việc làm sạch các vết dầu loang. John Chiem, 51 tuổi, có mặt trong số này. Ông lo lắng không biết cuộc sống sẽ tiếp diễn như thế nào. “Giờ đây tôi đang cố tìm một việc làm, nhưng quá nhiều người cũng đang đi kiếm việc. Tôi có thể mất nhà, có quá nhiều hóa đơn cần thanh toán và ngân hàng có thể kéo mất nhà của tôi”.

Dầu tràn không phải là vụ việc tồi tệ nhất đối với Louisiana - bang vẫn đang trong thời kỳ khắc phục sự tàn phá của siêu bão Katrina năm 2005 và nhiều thập kỷ bờ biển bị xói mòn, nhưng đây rõ ràng lại là đòn giáng mạnh tiếp theo vào những người gốc Việt sinh sống ở khu vực này. Một tờ báo Pháp thậm chí còn cho rằng thảm họa này còn tệ hại hơn trận bão Katrina.

Siêu bão Katrina đã gần như quét sạch mọi thứ của hàng nghìn người dân. Bão Katrina đổ bộ khi Nguyen và gia đình đã ra khỏi thành phố, nhưng khi ông trở về, mọi thứ gần như bị bão lũ dọn sạch. Còn tàu của Chiem đã bị hư hại rất nặng sau cơn bão và phải mất 6 tháng ông mới có thể trở lại với biển. Cùng cộng đồng người Việt, Nguyen, Pham và Chiem đã trụ lại, bắt tay vào cuộc mưu sinh từ đầu.

Nguyễn Viết

Theo NBC, The New York Times, AP

Share this post


Link to post
Share on other sites

Triều Tiên triển khai 5 vạn quân dọc biên giới Hàn Quốc

Bình Nhưỡng đã hoàn tất việc triển khai 50.000 quân đặc nhiệm dọc biên giới với Hàn Quốc trong bối cảnh căng thẳng giữa hai nước đang tăng vì chuyện một tàu chiến của Hàn Quốc bị chìm, báo cáo từ Seoul hôm nay (5/5) cho biết.

Posted Image

Việc triển khai quân bắt đầu cách đây hai hoặc ba năm và hiện giờ 7 sư đoàn mạnh, mỗi sư đoàn 7.000 quân đã vào vị trí, một quan chức chính phủ Hàn Quốc giấu tên nói.

"Mối đe doạ của việc Triều Tiên có thể đưa thêm quân đặc biệt để chuẩn bị cho một cuộc chiến giới hạn đã hiển hiện", một quan chức quốc phòng khác cho biết.

Bộ Quốc phòng Hàn Quốc từ chối xác nhận bản tin trên nhưng Tổng thống Lee Myung Bak mới đây đã thảo luận về khả năng tiến hành một cuộc chiến đặc biệt của Triều Tiên, tại cuộc họp chưa từng diễn ra giữa một Tổng thống với 150 chỉ huy lực lượng vũ trang hôm 4/5.

Tại cuộc họp, ông Lee gián tiếp đề cập một cách mạnh mẽ rằng Triều Tiên có liên quan tới vụ tàu chiến Hàn Quốc chìm khiến 46 thủy thủ thiệt mạng gần đường ranh giới tranh chấp trên biển hôm 26/3. Nghi ngờ về việc con tàu 1.200 tấn chìm vì ngư lôi của Triều Tiên ngày càng tăng dù Bình Nhưỡng phủ nhận có liên quan.

Người đứng đầu Hàn Quốc tuyên bố, nước này phải chuẩn bị tốt hơn để hoá giải những mối đe doạ quân sự không đối xứng. Một báo cáo của Bộ Quốc phòng Hàn Quốc năm 2008 cho biết, Triều Tiên - vốn rút ra những bài học từ cuộc chiến Iraq, đã củng cố khả năng giao chiến đặc biệt bằng cách tăng cường các đơn vị bộ binh hạng nhẹ và đẩy mạnh huấn luyện khả năng tham chiến vào ban đêm, ở khu vực rừng núi và đường phố.

Triều Tiên hiện có 180.000 quân đặc biệt và nước này từng tuyên bố sẽ triển khai lực lượng này cho các cuộc tấn công khác nhau, các cuộc chiến hỗn hợp nhằm chống lại Hàn Quốc.

  • Hoài Linh (Theo Yonhap, ST)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Triều Tiên triển khai 5 vạn quân dọc biên giới Hàn Quốc

Bình Nhưỡng đã hoàn tất việc triển khai 50.000 quân đặc nhiệm dọc biên giới với Hàn Quốc trong bối cảnh căng thẳng giữa hai nước đang tăng vì chuyện một tàu chiến của Hàn Quốc bị chìm, báo cáo từ Seoul hôm nay (5/5) cho biết.

Posted Image

Trân trọng, Anh Thiên Sứ

Tôi luận, diễn biến này sẽ đến sớm hơn như bài báo đã viết. Cụ thể: năm Canh --> tháng Canh khởi, có nghĩa rằng, việc bắt đầu khởi từ tháng Canh Thìn - năm Canh Dần, thông qua hạn: Dương cửu - Bách lục như sau:

http://www.lyhocdongphuong.org.vn/diendan/...ded&start=0

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trân trọng, Anh Thiên Sứ

Tôi luận, diễn biến này sẽ đến sớm hơn như bài báo đã viết. Cụ thể: năm Canh --> tháng Canh khởi, có nghĩa rằng, việc bắt đầu khởi từ tháng Canh Thìn - năm Canh Dần, thông qua hạn: Dương cửu - Bách lục như sau:

http://www.lyhocdongphuong.org.vn/diendan/...ded&start=0

Kính bác Hà Uyên.

Từ năm 2003 - Trên diễn đàn tuvilyso.com, tôi luôn cho rằng: Nam Bắc Cao Ly sẽ thống nhất và chiến tranh Triều Tiên sẽ không xảy ra. Qua bao nhiêu lần căng thẳng, tưởng chừng đánh nhau tới nơi, nhưng rồi mọi việc vẫn yên ổn. Ngay trong lời tiên tri 2010 này, tôi vẫn nhắc lại điều này. Cho đến giờ này, khi tôi đang gõ những dòng chữ này, chiến tranh vẫn chưa xảy ra, mà chỉ căng thẳng. Năm vạn quân đặc nhiệm, cho dù là đặc biệt tính nhuệ, tức là vài sư đoàn chưa phải là tiền đề của một cuộc chiến tranh. Căng thẳng vẫn có thể qua đi.

Tuy nhiên, tôi xin rút lại lời dự báo đã giữ gần 10 năm nay và xác định rằng:

"Hoàn toàn có khả năng xảy ra cuộc chiến tranh sống còn ở đất nước Cao Ly".

Tôi tin rằng, bác sẽ không cho tôi là sợ sai mà rút lại lời dự báo của mình.

Chẳng ai muốn chiến tranh cả. Tôi cũng vậy. Nhưng tiếc thay, ý muốn chủ quan của con người là một việc, còn thực tế không phải lúc nào cũng chiều theo ý muốn của con người.

Kính bút.

Share this post


Link to post
Share on other sites

TƯ LIỆU THAM KHẢO

Vụ chìm tàu Cheonan: Hàn Quốc lâm vào thế tiến thoái lưỡng nan

Tin Túc Viêt Nam Online

05/05/2010 10:41 (GMT +7)

Vụ chìm tàu Cheonan ở biên giới biển tranh chấp với Triều Tiên hồi cuối tháng 3 đang đẩy giới lãnh đạo Hàn Quốc vào tình thế tiến thoái lưỡng nan. Lý do là Seoul không biết sẽ đáp trả bằng cách nào nếu có bằng chứng cụ thể và chắc chắn về sự liên quan của Triều Tiên đến vụ việc này.

Nguyên nhân vụ chìm tàu

Để biết được phản ứng của Hàn Quốc về vụ chìm tàu Cheonan thì điều quan trọng nhất lúc này là phải xác định được nguyên nhân chính xác của vụ việc.

Hiện tại, hai mảnh vỡ của con tàu có trọng tải 1.200 tấn này đã được trục vớt lên bờ và đang được đưa đi phân tích tại một xưởng đóng tàu của hải quân. Nhóm điều tra bao gồm các chuyên gia đến từ Mỹ, Australia và Thuỵ Điển để đảm bảo rằng kết luận điều tra sẽ khách quan.

Sau những phân tích đầu tiên, nhóm điều tra đã công bố một số kết luận ban đầu. Theo đó, vỏ con tàu bị lún vào bên trong chứng tỏ đã xảy ra một vụ nổ từ bên ngoài chứ không phải từ bên trong. Kết luận này đã được củng cố thêm bởi thực tế là kho vũ khí trên tàu vẫn còn nguyên vẹn.

Cũng không có những vết xước hay vết chà xát trên thân tàu vì thế khả năng tàu đâm phải đá ngầm hay mắc cạn đã bị bác bỏ.

Ngoài ra, không có vết muội đen hay tình trạng nóng chảy trên thân tàu. Điều đó chứng tỏ vụ nổ bên ngoài xảy ra ở một khoảng cách nhất định với con tàu chứ không phải là một vụ nổ do tiếp xúc.

Với những bằng chứng trên, không có gì đáng ngạc nhiên khi nhiều người tin rằng vụ chìm tàu Cheonan là do một vụ tấn công bằng ngư lôi gây ra. Nhiều quả ngư lôi hiện đại ngày này được thiết kế để gây ra một vụ nổ không tiếp xúc dưới nước bởi sóng nén có biên độ rộng từ một vụ nổ như thế có thể gây ra nhiều tổn thất hơn một vụ nổ do tiếp xúc trực tiếp.

Nghi ngờ được tập trung vào Triều Tiên khi các tàu ngầm mang theo những loại ngư lôi nói trên của nước này được cho là đã đang hoạt động ở khu vực biển tranh chấp tại thời điểm tàu Cheonan bị đánh chìm. Thêm một đầu mối nữa nằm ở vị trí vụ nổ, gần với phòng động cơ. Những quả ngư lôi định vị thuỷ âm thường tìm mục tiêu dựa theo tiếng ồn từ động cơ của một con tàu. Triều Tiên được cho là có sở hữu loại vũ khí này.

Posted Image

Tàu Cheonan đã được trục vớt lên từ dưới đáy biển sâu (Ảnh: AFP) Giả thuyết về một vụ tấn công bằng ngư lôi từ phía Triều Tiên đã được củng cố thêm bởi thực tế tàu Cheonan bị chìm ở khu vực lãnh hải tranh chấp - nơi hải quân hai nước đã từng có một số cuộc đụng độ đẫm máu.

Tuy nhiên, giả thuyết về một vụ tấn công bằng ngư lôi vẫn chỉ là một nghi vấn bởi rõ ràng không có bất kỳ động thái quân sự bất thường nào được phát hiện từ phía Triều Tiên trước khi xảy ra vụ chìm tàu. Nếu Bình Nhưỡng có kế hoạch thực hiện một vụ tấn công bằng ngư lôi khi biết rõ hành động đó có tính khiêu khích như thế nào thì ít nhất nước này cũng phải củng cố khả năng phòng thủ hải quân của mình.

Có một lời giải thích khác có thể phù hợp với kịch bản một vụ nổ dưới nước không do tiếp xúc và nguyên nhân này được ông Norman Friedman - một chuyên gia về chiến tranh hải quân - lựa chọn.

"Trừ khi bạn muốn bắt đầu một cuộc Chiến tranh thế giới thứ II nếu không bạn sẽ không bao giờ làm điều đó. Đó là lý do tại sao tôi đánh cược vào nguyên nhân là do một quả thuỷ lôi", ông Friedman nói.

Những quả thuỷ lôi được sử dụng trong thời Chiến tranh Triều Tiên đủ tinh vi để có thể phân biệt giữa những con tàu lớn và nhỏ. Chúng có thể phát nổ ở một khoảng cách nhất định với thân tàu.

Liệu tàu Cheonan có phải đã không may vấp phải một quả thuỷ lôi còn sót lại dưới lòng biển từ hơn nữa thế kỷ qua?

Điều còn thiếu, ít nhất là cho đến lúc này, là một bằng chứng có sức thuyết phục để chứng minh có hay không có sự liên quan của Triều Tiên đến vụ việc này.

Tình thế tiến thoái lưỡng nan

Một số người cho rằng chính phủ Hàn Quốc có thể muốn những bằng chứng, nếu tồn tại, sẽ không bao giờ được tìm thấy bởi họ phải đối mặt với tình thế tiến thoái lưỡng nan trong việc tìm ra một biện pháp đáp trả thích hợp.

Một sự đáp trả bằng quân sự là điều không thể bởi nó có thể làm thổi bùng ngọn lửa căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên, gây hoảng loạn trên các thị trường và từ đó sẽ làm tổn hại đến nền kinh tế Hàn Quốc.

Hơn nữa, dù Triều Tiên rất có thể sẽ thua Hàn Quốc trong một cuộc chiến tranh thông thường nhưng lại có thể gây ra những tổn thất không thể tưởng tượng nổi đối với thủ đô Seoul bằng kho vũ khí thông thường, sinh học và hoá học của nước này. Chưa kể, Bình Nhưỡng còn sở hữu một chương trình vũ khí hạt nhân ngày càng phát triển mà theo nước này là để giúp họ có thể sóng sót trong một thế giới đầy sự thù địch.

Như vậy, các nhà lãnh đạo Hàn Quốc sẽ không thể mạo hiểm lựa chọn hành động đáp trả bằng quân sự với nước láng giềng Triều Tiên.

Con đường giải pháp ngoại giao thông qua Liên Hợp Quốc cũng gặp khó khăn bởi Triều Tiên vốn đã là một trong những nước bị trừng phạt nhiều nhất trên thế giới. Vì vậy, nếu có thêm một nghị quyết trừng phạt nữa nhằm vào Triều Tiên thì nước này cũng chẳng nao núng.

Có thể nói, nếu có bằng chứng rõ ràng về một cuộc tấn công của Triều Tiên thì Hàn Quốc tất nhiên muốn phát đi một thông điệp mạnh mẽ rằng những hành động như thế không thể được dung thứ. Nhưng bằng cách nào? Đây là câu hỏi đang khiến các nhà lãnh đạo Hàn Quốc đau đầu..

Nếu biện pháp đáp trả không được mạnh mẽ và kiên quyết thì giới lãnh đạo Triều Tiên sẽ ăn nói sao với chính người dân trong nước đang hết sức đau buồn và phẫn nộ về vụ việc.

Theo Kiệt Linh

Share this post


Link to post
Share on other sites

TƯ LIỆU THAM KHẢO

Giới đầu tư châu Á tiếp tục bán tháo cổ phiếu

Thứ tư, 05/05/2010, 23:05(GMT+7)

Posted Image

VIT - Thị trường lo ngại khủng hoảng nợ tại châu Âu sẽ lan ra ngoài phạm vi Hy Lạp, qua đó gián tiếp cản đà phục hồi kinh tế thế giới. Chứng khoán châu Á nối dài chuỗi ngày giao dịch đỏ sàn sang phiên thứ năm liên tiếp.

Bước vào phiên giao dịch ngày thứ Tư, thị trường chứng khoán châu Á chịu tác động tiêu cực từ các đợt rung lắc trên Trung tâm tài chính phố Wall. Viễn cảnh nhà đầu tư ào ạt xả hàng tái diễn, trong bối cảnh không có nhiều thông tin hỗ trợ và thị trường đầu tàu khu vực Nhật Bản tiếp tục đóng cửa nghỉ lễ.

Thêm vào đó, tâm lý của đại bộ phận nhà đầu tư vẫn bị đè nặng bởi nỗi sợ hãi “cơn cúm nợ” tại Hy Lạp có thể sẽ sớm lây lan sang các quốc gia khác trong khu vực đồng tiền chung euro như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha.

Chốt phiên ở mức điểm giảm cao nhất trong ngày, chỉ số tổng hợp 23 hàn thử biểu khu vực MSCI bốc hơi 1,7% giá trị, xuống 411,04 điểm trên thị trường Hong Kong. Thống kê cho thấy, chỉ số này đã phục hồi được 9,2% tính từ mức đáy thấp nhất được thiết lập hôm 8/2.

Chứng khoán Đài Loan chịu tác động mạnh nhất từ các đợt bán tháo của giới đầu tư. Phong vũ biểu Taiwan Taiex Index lao dốc 3% - biên độ điều chỉnh mạnh nhất kể từ đầu năm. Tại Hong Kong, bầu không khí cũng không mấy sáng sủa, hàn thử biểu Hang Seng trượt xuống mức thấp nhất trong 9 tuần, âm 2,1% so với lúc mở cửa.

Tại các thị trường gồm Singapore và Australia, lực cầu tham gia bắt đáy các cổ phiếu thuộc nhóm ngành khai mỏ đã giúp cả 2 bảng điện tử Straits Times và S&P ASX 200 cùng co hẹp đà giảm về 1,3%. Chứng khoán Ấn Độ thoái lui 0,2%.

Ở chiều hướng ngược lại, chứng khoán Trung Quốc đại lục sau khi chạm đáy thấp nhất trong hơn 7 tháng đã bật dậy trong phiên giao dịch ngày 5/4. Chỉ số tổng hợp Thượng Hải ShangHai Composite hứng khởi đi lên 0,8% sau khi đã có lúc sụt mạnh tới 2,3% trong nửa đầu phiên buổi sáng.

Phiên này, các thị trường chủ chốt khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, và Thái Lan đóng cửa nghỉ lễ.

N.H (Theo Bloomberg)

Share this post


Link to post
Share on other sites

TƯ LIỆU THAM KHẢO

Thảm họa tràn dầu vịnh Mexico đe dọa kinh tế Mỹ

Thứ năm, 06/05/2010, 08:56(GMT+7)

Posted Image

Thả phao ngăn chặn dầu loang.

VIT - Theo website tin tức thế giới mới đây, công ty cố vấn quản lý quỹ Cumberland cảnh báo, mối đe dọa từ thảm họa tràn dầu trên diện rộng ven bờ vịnh Mexico e rằng sẽ tác động tới sự phục hồi yếu ớt của nền kinh tế Mỹ.

Cũng theo công ty này, điều tồi tệ nhất có thể xảy ra đó một cuộc suy thoái kinh tế kép, mức độ thiệt hại của sự cố tràn dầu này quá lớn, Mỹ dự định sẽ nâng phí tổn bồi thường cho kẻ gây ra sự cố trên 100 lần, lên mức tối đa là 10 tỷ USD.

Công ty cố vấn Cumberland hôm 3/5 đã bày tỏ quan điểm của mình với thị trường rằng, giàn khoan dầu Deepwater Horizon ngoài khơi bang Louisiana (Mỹ) của Công ty dầu mỏ BP của Anh bị nổ đã gây ra sự cố tràn dầu nghiêm trọng, tổn thất mà nó gây ra thể lên tới hành trăm tỷ USD, hậu quả của cú sốc kinh tế này sẽ còn lưu lại cho con cháu đời sau.

Giám đốc công ty Cumberland – ông Kotok cho hay, trong tình huống xấu nhất, Mỹ phải mất nhiều tháng trời mới có thể bịt chặt các giếng dầu bị rạn nứt, gây rò rỉ ước tính khoảng 210000 gallon dầu thô/mỗi ngày, còn các hoạt động thanh lý dọn dẹp sau đó e rằng sẽ phải mất tới 10 năm.

Cũng theo ông Kotok, cho dù khi nào có thể khóa chặt các giếng dầu, thảm họa này vẫn sẽ khiến thâm hụt ngân sách liên bang tăng tới con số “hành chục tỷ USD, thậm chí hành trăm tỷ USD, bởi vì chính phủ phải dùng đến khoản quỹ ứng biến khẩn cấp để xử lý dầu nổi. Trong khi đó, thu nhập từ thuế của chính phủ liên bang và chính quyền bang có liên quan tới các ngành nghề tại vịnh Mexico sẽ sụt giảm”. Ông Kotok dự đoán, số liệu kinh tế mà Mỹ công bố từ tháng 5 sẽ có chiều hướng xấu đi, ông này kết luận rằng: “Bi kịch này đã khiến khả năng ‘suy thoái kép’ của nền kinh tế Mỹ càng lớn hơn”.

Trước sự cố tràn dầu của BP gây tác động nghiêm trọng tới kinh tế, các thượng nghị sỹ các bang ven biển của Mỹ đưa ra phương án, dự định, gia tăng thêm chi phí tổn thất kinh tế cho những công ty hoạt động trong ngành công nghiệp dầu mỏ thừa nhận trách nhiệm về sự cố tràn dầu mang tính thảm họa này, nâng mức 75 triệu USD như hiện nay lên 10 tỷ USD.

Pháp luật hiện hành của Mỹ đã yêu cầu, những công ty hoạt động trong lĩnh vực dầu mỏ phải chi trả phí ô nhiễm xử lý dầu tràn cho các cơ quan có thẩm quyền, nhưng thượng nghị sỹ của Đảng Dân chủ Menendez lại cho rằng, những hậu quả để lại như doanh thu của ngành ngư nghiệp và ngành du lịch bị thua lỗ cũng phải do những kẻ gây ra sự cố phải chịu trách nhiệm, không thể để cho những người nộp thuế phải chi tiền.

Hãng dầu khí BP, hiện đang phải chịu nhiều sức ép hôm Chủ nhật vừa qua cũng tuyên bố, công ty sẽ chi 25 triệu USD tiền mặt để làm quỹ trợ cấp, nộp cho chính quyền các bang khu vịnh Mexico, hiện đang đứng trước mức phí xử lý dầu tràn khá cao.

Theo Giám đốc điều hành của BP: “Chúng tôi vẫn đang thương lượng với các bang về việc làm thế nào để bảo đảm quỹ vốn không bị ảnh hưởng. Chúng tôi đã thỏa thuận, BP sẽ chi một khoản tiền 25 triệu USD, các bang có thể lập tức triển khai hành động ứng biến, không cần lo lắng không có người trả tiền”.

Thanh Hòa (Theo CE)

Share this post


Link to post
Share on other sites

TƯ LIỆU THAM KHẢO

Hy Lạp bên bờ vực thẳm

Thứ năm, 06/05/2010, 15:57(GMT+7)

Posted Image

VIT - Sau khi 3 người thiệt mạng trong các cuộc biểu tình phản đối biện pháp "thắt lưng buộc bụng" mà chính phủ Hy Lạp dự định thông qua, Tổng thống nước này, ông Karolos Papoulias, lên tiếng cảnh báo rằng, Hy Lạp đang “bên bờ vực thẳm”.

“Tất cả trách nhiệm của chúng tôi là làm sao để không từng bước mất hiệu lực,” Tổng thống nói trong tuyên bố đưa ra một ngày sau sự kiện người biểu tình khai hỏa một ngân hàng và giết chết 3 nhân viên.

Chính phủ Hy Lạp tuyên bố sẽ theo đuổi các biện pháp cắt giảm chi tiêu - điều kiện để đổi lại gói cứu trợ 110 tỉ euro.

“Chúng tôi đang chuẩn bị để chi trả chi phí nặng nề về chính tr," Bộ trưởng Tài chính George Papaconstantinou tuyên bố tại quốc hội trong phiên thảo luận dự luật trên vào ngày hôm qua (05/5).

“Chúng tôi sẽ không lùi một bước", Bộ trưởng Tài chính George Papaconstantinou nhấn mạnh.

Tỉ giá đồng euro thấp nhất trong vòng 13 tháng so với đồng đô la Mỹ và thị trường chứng khoán châu Âu cũng giảm sút giữa lúc có những lo ngại về kế hoạch cứu giúp Hy Lạp.

Các biện pháp "thắt lưng buộc bụng" mà quốc hội Hy Lạp có kế hoạch thông qua vào cuối tuần bao gồm ngừng tăng lương, cắt giảm trợ cấp và tăng thuế. Họ nhắm tới mục tiêu sẽ cắt giảm ngân sách được khoảng 30 tỷ euro trong vòng 3 năm, với mục tiêu cắt giảm thâm hụt chi tiêu công của Hi Lạp đến dưới 3% vào năm 2014, so với mức hiện tại là 13,6%.

Đây là cuộc tổng đình công lần thứ ba tại Hy Lạp trong nhiều tháng qua. Biểu tình trở thành bạo động, người biểu tình dùng bom xăng ném vào cảnh sát và cảnh sát đã đáp trả bằng bình xịt hơi cay và và lựu đạn cay.

Đã tìm thấy ba tử thi, trong đó có 2 nữ (một người đang có mang) bên trong chi nhánh ngân hàng Marfin trên đại lộ Stadiou ở trung tâm Athens. Họ cùng 20 người khác đang làm việc tại đó thì bạo loạn xảy ra.

Phần lớn nhân viên cố gắng tìm cách thoát khỏi đám cháy, nhưng 3 người bị nghẽn đường và họ đã cố gắng tìm cách thoát tới mái nhà nhưng không may bị ngạt.

Thủ tướng George Papandreou nói với các nghị sĩ trong quốc hội rằng đây là "hành động giết người."

“Không ai có quyền gây bạo lực và đặc biệt là bạo lực dẫn đến gây chết người. Bạo lực đẻ ra bạo lực", ông George Papandreou nhấn mạnh.

Nhưng một trong những người biểu tình nói với BBC đó là lỗi của cảnh sát, "tàn bạo" đã dẫn tới sự leo thang này.

“Đó là bi kịch nhưng tôi nghĩ rằng trách nhiệm cuối cùng thuộc về chính phủ, bởi vì chính phủ cho phép cảnh sát dùng bạo lực một cách thái quá để chống lại một cuộc biểu tình lớn," Panayotis Sotiris nói.

Trong khi đó, quốc hội Đức đã bắt đầu xem xét kế hoạch trợ giúp cho Hy Lạp. Thủ tướng Angela Merkel kêu gọi các nghị sĩ ủng hộ khoản cho vay khẩn cấp mà các bộ trưởng tài chính châu Âu đề nghị vào cuối tuần. Kế hoạch đó cần Đức đóng góp số tiền lớn nhất trong khoản cho vay.

"Rõ ràng tương lai châu Âu đang đang bị đe dọa," bà nói.

Liên minh châu Âu thỏa thuận sẽ tài trợ 80 tỷ euro, trong đó khoảng 22 tỷ sẽ do Đức cấp, và phần còn lại từ Quĩ tiền tệ quốc tế IMF.

Chủ tịch Hội đồng châu Âu Herman van Rompuy cho biết Liên minh châu Âu đang tiếp tục theo dõi các sự kiện ở Hy Lạp.

Chúng tôi đều quan tâm tới tình hình kinh tế và ngân sách Hy Lạp, nhưng tại thời điểm này chúng tôi hướng tới các nạn nhân ở Athens," ông Rompuy nói.

"Một chương trình lớn vừa được hoàn thành. Chương trình này đại diện cho những nỗ lực đầy tham vọng và đáng tin cậy đối với kế hoạch ngân sách và tính cạnh tranh."

Thỏa thuận giải cứu được đưa ra để giúp Hy Lạp thoát khỏi cảnh vỡ nợ.

Tuy nhiên, trước tiên thỏa thuận phải được một số nghị viện trong 15 quốc gia khu vực đồng euro khác chấp thuận.

NVC (Theo BBC)

--------------------------------------------------------

Khủng hoảng nợ Hy Lạp đang diễn biến thành khủng hoảng chính trị

Thứ năm, 06/05/2010, 09:50(GMT+7)

Posted Image

Ảnh minh họa

VIT - Mùa xuân năm nay đối với châu Âu không hề bình lặng: Tro bụi núi lửa Iceland vừa bay qua, khủng hoảng nợ của Hy Lạp lại một lần nữa trở thành mây đen dầy đặc. Có thể nói khủng hoảng nợ Hy Lạp là cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất trong lịch sử Liên minh Châu Âu.

Qua mấy tháng phát triển, khủng hoảng nợ Hy Lạp không chỉ dừng lại ở phương diện tài chính, mà nó còn đang thách thức tài năng và lòng quyết tâm chính trị của các nhà lãnh đạo của EU, thậm chí có thể ảnh hưởng tới tương lai EU, từ khi khủng hoảng xuất hiện đến nay, vẫn chưa có một nhà lãnh đạo nào đưa ra được một ý kiến giải quyết dù là tương đối không thành thạo. “Tổng thống” và “Ngoại trưởng” của EU tuy lên cầm quyền được nửa năm nay nhưng đều chưa thể hiện được sự nhiệt tình và khả năng “mạnh dạn” cũng như sở trường về xử lý khủng hoảng. Ủy ban châu Âu EC với chức năng hành chính cũng có vẻ như đã “bó tay”, giới truyền thông và công chúng cũng đã bắt đầu lên tiếng chỉ trích. Nền kinh tế của Tây Ban Nha, chủ tịch luân phiên EU nửa đầu năm nay luôn trong tình trạng giật gấu vá vai, chưa lo nổi thân mình, trước khi kết thúc nhiệm kỳ chủ tịch luân phiên EU vào cuối tháng 6 tới xem ra cũng không thể giải quyết được vấn đề nan giải này.Ngân hàng trung ương Châu Âu ECB tuy đảm nhiệm quản lý tài chính và tiền tệ khu vực đồng tiền chung Eurozone, nhưng lại không thể can thiệp vào chính sách kinh tế và tài chính của các nước thành viên, sự hạn chế về vai trò của cơ quan này cũng đã lộ rõ.

Trong khi khủng hoảng diễn ra ngày càng sâu rộng, Bỉ, chủ tịch luân phiên nửa năm tới lại có vấn đề. Trước tiên chưa nói tới tình trạng tồi tệ của nền kinh tế Bỉ, vấn đề của quốc gia này chính là cuộc khủng hoảng chính trị trong nước. Chính Đảng chủ yếu của khu vực có 2 ngôn ngữ chính là tiếng Pháp và tiếng Flemish đã bị rạn nứt do vấn đề quy thuộc khu vực bầu cử Brussels khiến cho chính phủ phải từ chức cách đây một tuần. Đầu tháng 6, Bỉ sẽ tổ chức bầu cử. Có thể bầu ra một chính phủ như thế nào, chính phủ này có thể duy trì được bao lâu, hoàn toàn là một ẩn số. Vì lẽ đó, việc xử lí khủng hoảng Hy Lạp có lẽ cũng không thể mong đợi vào Bỉ. Một quan chức EU cho biết, tôi cảm thấy “chính phủ Bỉ rất thiếu trách nhiệm”. Trong khi đó, việc làm thế nào để giải quyết cuộc khủng hoảng tài chính mà các nước thành viên đang chìm sâu mảy may không hề thấy sự hỗ trợ lập pháp hay sự viện trợ nào từ hội nghị EU.

Các nhà quan sát cho rằng, trong bối cảnh lời cảnh báo về khủng hoảng tài chính chưa được xóa bỏ, khủng hoảng nợ Hy Lạp ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế của EU, hay thậm chí còn liên lụy tới đồng EUR, chính phủ các nước thành viên EU đều rất thận trọng trước bất kỳ một đề xuất mới nào về chính trị, hội nhập kinh tế EU. Đứng trước cuộc khủng hoảng, điều nghĩ đến trước tiên chính là bảo vệ mình, điều này âu cũng là chuyện thường tình của con người.

Do đó, từ ý nghĩa này, cuộc khủng hoảng của Hy Lạp ở mức độ nào đó đang diễn biến thành khủng hoảng chính trị. Nếu nói việc xây dựng EU trước khi khủng hoảng đã thu được một số thành tựu không nhỏ, thì khủng hoảng Hy Lạp có lẽ sẽ trở thành ranh giới quyết định hướng đi cuối cùng của EU. EU sẽ biến thành một “con vịt què” hội nhập kinh tế mạnh, nhưng hội nhập chính trị lại yếu; hay thực hiện thành công mô hình “thống nhất tiền tệ trước, rồi mới thống nhất chính quyền” giống như khu vực Eurozone; Hoặc là sẽ lạc hậu về hội nhập chính trị, cuối cùng ảnh hưởng xấu tới hội nhập kinh tế, rồi tác động tiêu cực tới cả đồng EUR? Vào ngày 10/5 tới, EU sẽ lại triệu tập “cuộc họp đặc biệt”. Khủng hoảng Hy Lạp có thể được giải quyết hay không, đồng EUR có thể vượt qua được cửa ải này hay không? Hay EU sẽ đi về đâu? Các vấn đề nêu trên đang thử thách trí tuệ và dũng khí của EU cũng các nhà lãnh đạo của các nước thành viên.

Nguyễn Cường Tin dịch

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa Sư phụ Thiên Sứ : Ở trên Sư phụ đã rút lại lời dự đoán về không xảy ra chiến tranh ở Cao Ly. Vậy htv xin hỏi Sư Phụ : Trong trường hợp đó thì liệu khi nào xảy ra chiến tranh giữa Nam , Bắc Cao Ly. Năm nay?. Sang năm hay ... lâu hơn nữa ah.

Share this post


Link to post
Share on other sites

TƯ LIỆU THAM KHẢO

Chứng khoán thế giới lao dốc

07/05/2010 8:37

Posted Image

Khủng hoảng nợ châu Âu ngày càng tác động mạnh, đồng euro liên tục rơi tự do - Ảnh: Bloomberg

* Giá dầu thô giảm gần 4%

(TNO) Đêm qua, rạng sáng nay (7.5, giờ VN), chứng khoán thế giới ghi nhận phiên giảm điểm thứ 3 liên tiếp trong tuần này trên phạm vi toàn cầu, các chỉ số chứng khoán Mỹ gần như rơi vào trạng thái lao dốc không phanh.

Mối lo ngại khủng hoảng nợ lan rộng ở châu Âu ngày càng gia tăng khi đến lượt Tây Ban Nha có nguy cơ vỡ nợ. Giới đầu tư cho rằng, thời gian tới quốc gia này có thể phải viện tới sự trợ giúp của châu Âu và thế giới với con số sẽ lớn hơn nhiều so với Hy Lạp. Điều này sẽ tác động mạnh tới đà phục hồi của kinh tế thế giới sau suy thoái.

Như vậy, gói trợ giúp 110 tỉ euro mà Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) dành cho Hy Lạp cho tới nay vẫn chưa có tác động tích cực gì với kinh tế thế giới, thậm chí đã khiến giới đầu tư rơi vào tâm lý bi quan hơn.

Thêm vào đó, Freddie Mac, một hãng tín dụng bất động sản tên tuổi tại Mỹ đã phải một lần nữa cầu viện chính phủ giúp đỡ do thua lỗ nặng, càng khiến Phố Wall hoang mang.

Tổng kết phiên ngày 6.5, chỉ số công nghiệp Dow Jones để mất tới 347,8 điểm, tương đương mức giảm 3,2% so với phiên trước đó, xuống còn 10.520,32 điểm. Chỉ số thị trường S&P 500 cũng giảm tới 3,2%, xuống còn 1.128,15 điểm; Nasdaq Composite dành cho các công ty công nghệ giảm mạnh 3,4%, chốt phiên ở mức 2.319,64 điểm.

Trong phiên này, đã có lúc Dow Jones rơi tự do, giảm gần 1.000 điểm khiến cho Phố Wall bị nhấn chìm trong làn sóng xả hàng giảm giá. Đây được ghi nhận là phiên có biên độ biến động lớn nhất kể từ năm 1987 tới nay của chỉ số công nghiệp Dow Jones, chỉ số từng một thời phản ánh sự phát triển của thị trường Mỹ.

Tại châu Âu, chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 1,52%, xuống còn 5.260,41 điểm; CAC 40 của Pháp giảm 2,2%, xuống còn 3.556,11 điểm; DAX của Đức giảm 0,84%, xuống còn 5.908,26 điểm.

IBEX 35 của Tây Ban Nha, PSI General của Bồ Đào Nha lần lượt giảm 2,93 và 2,15%, riêng Athex Composite của Hy Lạp tăng nhẹ 0,98%. Chỉ số STXE 600 chung cho toàn khu vực giảm 1,46% trong phiên này.

Diễn biến phiên giao dịch cùng ngày tại khu vực châu Á (kết thúc chiều qua, 6.5, giờ VN) đã phần nào theo chiều hướng dự đoán của các chuyên gia.

Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm mạnh 361,71 điểm, tương đương giảm 3,27% ngay trong ngày mở cửa giao dịch trở lại, chốt phiên ở mức 10.695,69 điểm. HSI của Hồng Kông để mất 194,13 điểm, tương đương giảm 0,96%, xuống còn 20.133,41 điểm. Chỉ số MSCI Asia Pacific giảm 1,88%.

Ghi nhận trên một số thị trường khác trong khu vực: Chỉ số Straits Times của Singapore giảm nhẹ 0,72%, chốt ở mức 2.839,65 điểm; KOSPI của Hàn Quốc giảm 1,98%, xuống còn 1.684,71 điểm.

Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc phiên này giảm rất sâu, mất 11,745 điểm, tương đương mức giảm 4,11%, xuống còn 2.739,7 điểm.

* Trên thị trường giao dịch hàng hóa, giá dầu thô tiếp tục giảm mạnh trong khi đó, giá vàng lại có dấu hiệu đi lên trong hai phiên liên tiếp.

Giá dầu thô giao tháng 6 tại Sở giao dịch hàng hóa New York (NYMEX - Mỹ) chốt phiên ngày 6.5 ở mức 77,11 USD/thùng, giảm 2,86 USD/thùng, tương đương mức giảm 3,6% so với phiên trước đó.

Mức giá thấp nhất ghi nhận được trong phiên này là 74,58 USD/thùng, biên độ dao động giá cả phiên lên tới 5,81 USD.

Liên tiếp trong 3 phiên gần đây, giá dầu thô đều giảm với mức xấp xỉ 4% do tác động trực tiếp của các diễn biến kinh tế từ châu Âu, các nhà đầu tư không thể không lo ngại công cuộc phục hồi kinh tế bị gián đoạn sẽ tác động tới nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ trên toàn cầu.

Giá dầu Brent giao tháng 6 tại London (Anh) phiên này cũng đã phải rời bỏ mốc 80 USD khi giảm 2,78 USD/thùng, tương đương giảm 3,37% so với phiên trước đó, xuống còn 79,83 USD/thùng.

* Giá vàng giao dịch trên sàn NYMEX tiếp tục tăng khá, bất chấp đồng dollar Mỹ lên giá so với euro. Giá vàng giao tháng 6 tại đây chốt phiên ngày 6.5 ở mức 1.197,3 USD/ounce, tăng 22,3 USD/ounce, tương đương tăng 1,9% so với phiên trước. Mức giá cao nhất ghi nhận được trong phiên này là 1.211,9 USD/ounce.

Giá vàng giao ngay tại đây cũng tăng 22,3 USD/ounce lên mức 1.196,9 USD/ounce trong phiên cùng ngày.

* Bóng ma nợ nần ngày càng mở rộng phạm vi ảnh hưởng tại châu Âu, khiến cho đồng tiền chung euro tiếp tục giảm mạnh. Ghi nhận trên thị trường tiền tệ New York lúc 15 giờ 54 (ngày 6.5, giờ địa phương, tức rạng sáng 7.5, giờ VN), tỷ giá trao đổi giữa euro và dollar Mỹ ở mức 1 EUR đổi 1,2639 USD, giảm hơn 1,3% so với mức cuối ngày 5.5.

Duy Trần

(Theo Bloomberg, Reuters)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính chú Thiên Sứ !

- Cháu có câu hỏi ngoài lề muốn hỏi chú , Xem xong xin chú xóa giúp cháu:

Cháu nghe nói nhà ngoại cảm Bích Hằng có ba lời tiên tri:

1. Cầu Thanh trì sẽ sập mấy nhịp

2. Cầu bãi cháy sẽ sập trong tháng 10 năm canh dần

3. Năm 2020 Trung quốc sẽ tấn công Việt Nam

Theo chú có đúng không

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa Sư phụ Thiên Sứ : Ở trên Sư phụ đã rút lại lời dự đoán về không xảy ra chiến tranh ở Cao Ly. Vậy htv xin hỏi Sư Phụ : Trong trường hợp đó thì liệu khi nào xảy ra chiến tranh giữa Nam , Bắc Cao Ly. Năm nay?. Sang năm hay ... lâu hơn nữa ah.

HTV thân mến.

Mặc dù tôi rút lui lời dự báo của mình, nhưng không có nghĩa là hòa bình và thống nhất sẽ không đến trên bán đảo Cao Ly. Còn chiến tranh có xảy ra hay không thì điều này tùy thuộc vào nhiều yếu tố tương tác rất phức tạp - Trong đó có cả vấn đề Biến Đông - tôi cũng đang phối hợp nhiều môn dự báo để tính toán chính xác cái gì sẽ xảy ra tiếp theo.

Khi nào có ngẫu hứng sẽ trình bày kết luận của mình.

Kính chú Thiên Sứ !

- Cháu có câu hỏi ngoài lề muốn hỏi chú , Xem xong xin chú xóa giúp cháu:

Cháu nghe nói nhà ngoại cảm Bích Hằng có ba lời tiên tri:

1. Cầu Thanh trì sẽ sập mấy nhịp

2. Cầu bãi cháy sẽ sập trong tháng 10 năm canh dần

3. Năm 2020 Trung quốc sẽ tấn công Việt Nam

Theo chú có đúng không

Việt Hà thân mến.

Quẻ Thương Xích Khẩu:

Hai câu đầu thì có thể đúng. Nhưng câu thứ Ba thì sai.

E rằng thời gian trong tương lai gần hơn nhiều - nhanh thì 2012, chậm không quá 2015 - cục diện thế giới sẽ có nhiều thay đổi, không như cô Bích Hằng dự đoán.

Share this post


Link to post
Share on other sites

LỜI TIÊN TRI 2010

Đại ý: Thiên tai tăng nặng.

-----------------------------------------

Bão lớn 'xé toạc' miền nam Trung Quốc

vzone.vn

10.42 AM ngày 07/05/2010

Bão lớn kèm theo mưa và mưa đá gây lụt lội tại Trùng Khánh và khiến cho hơn 200 người thương vong. Posted Image

Tổng số người chết trong cơn bão lớn tại miền Nam và khu vực trung tâm Trung Quốc trong hai ngày qua đã lên tới con số 39.

Posted Image

Nỗi đau bị mất người thân

Hôm thứ 4 vừa qua, một cơn bão mạnh đã bất ngờ đổ ập vào miền tây nam thành phố Trùng Khánh. Hơn 70.000 người dân đã phải di dời khỏi nơi ở để tránh những thiệt hại nghiêm trọng về người và của.

Posted Image

Hàng nghìn nóc nhà bị sập

Bão lớn đem theo mưa và mưa đá đã khiến cho 190 bị thương, theo số liệu thống kê lúc 5 giờ chiều ngày hôm qua (6/5) của Phòng khí tượng thủy văn thành phố. Trước tình hình đó, lãnh đạo thành phố Trùng Khánh đã nhanh chóng triển khai kế hoạch cứu trợ và cung cấp nhu yếu phẩm cho nhân dân khắc phục khó khăn. Cụ thể là 300 lều di động, 1.000 mền bông và 400 đèn chiếu sáng đã được vận chuyển xuống vùng tâm bão. Ngoài ra, cơ quan y tế thành phố đã cử hai đội gồm các y bác sĩ đến hai huyện Dianjiang và Lương Bình để cứu chữa những người gặp nạn.

Posted Image

Lụt lội xảy ra trên diện rộng

Posted Image

Lương thực thiếu thốn

Đây là lần thứ hai trong gần 1 tháng Trung Quốc phải gánh chịu những thiệt hại nặng nề do thiên tai gây ra. Hôm 14 tháng trước, trận động đất 6,9 độ richter tại tỉnh Thanh Hải cũng đã cướp đi mạng của gần 2.000 người.

Lâm Nhi

Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

LỜI TIÊN TRI 2010

Đại ý: Thiên tai tăng nặng.

-----------------------------------

Động đất mạnh ngoài khơi Indonesia

Thứ Năm, 06/05/2010 - 06:30

(Dân trí) – Đêm qua, một trận động đất mạnh 6,3 độ richter đã làm rung chuyển tỉnh Bengkulu trên đảo Sumatra của Indonesia, nhưng chưa có thông báo về thiệt hại về người và vật chất, cũng không có cảnh báo sóng thần nào được đưa ra.

Posted Image

Theo Cơ quan Khí tượng và Địa vật lý Indonesia, động đất xảy ra lúc 23 giờ 29 phút (giờ Jakarta) với tâm chấn cách thị trấn Lais của Bengkulu khoảng 143km về phía tây nam và ở độ sâu 10km dưới đáy biển.

Tác động của động đất có thể được cảm nhận rõ ở một loạt thị trấn Ketahun, Mukomuko, Ipuh, Rejang Lebong, Muara Aman và Bengkulu ở tỉnh này.

Cơ quan Quản lý Thảm họa địa phương cho biết đến sáng nay, chưa nhận được thông tin nào về thiệt hại về người và vật chất.

Trung tâm Cảnh báo Sóng thần Thái Bình Dương khẳng định không có mối đe dọa của nguy cơ sóng thần có sức tàn phá trên diện rộng, dù có một trận sóng thần cục bộ nhỏ ở gần khu vực xảy ra động đất.

Indonesia nằm trên khu vực hay xảy ra động đất – gọi là “Vành đai lửa Thái Bình Dương”.

Nhật Mai

Theo AP, Xinhua

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nguyên nhân "động đất" tại phố Wall

Châu Á "đỏ lửa" sau phiên hoảng loạn trên thị trường Mỹ

Kết hợp một phần từ các tay đầu cơ hoảng loạn, một phần từ cuộc khủng hoảng Hy Lạp và một phần từ những giao dịch bị lỗi. Được khuấy động bởi sự tự mãn của ngân hàng trung ương. Đem tất cả những thứ đó đun sôi. Chúng ta sẽ được khủng hoảng.

Sự kết hợp đó đã mang lại một trong những ngày điên rồ nhất từng có ở thị trường tài chính, với chỉ số Dow Jones giảm gần 1000 điểm trong khi đồng euro giảm xuống mức thấp nhất trong vòng hơn 1 năm qua.

Mặc dù một phần quan trọng của sự suy giảm lần này có liên hệ với một lỗi giao dịch – một cổ phiếu có giá 40 USD đã giảm xuống còn một xu chỉ trong một lần giao dịch – giá cả đã giảm trên toàn thế giới từ trước khi lỗi này xảy ra

Trong suốt 14 tháng qua, giá của các tài sản rủi ro đã tăng nhanh trên toàn thế giới. Sự hồi phục, từ mức thấp nhất vào tháng 3 năm 2009 đã được phản ánh và là động lực cho các hoạt động phục hồi nền kinh tế. Báo cáo tuần qua cho thấy ngành sản xuất ở hầu hết các quốc gia đều tăng trưởng nhanh.

Trong vài tháng gần đây, sự lo lắng ngày càng tăng lên ở châu Âu, nơi Hy Lạp đối mặt với khả năng vỡ nợ. Châu Âu và IMF đã phải hợp tác cứu trợ Hy lạp, nhưng sự hỗn loạn vì biểu tình của người dân Hy Lạp phẫn nộ đang khiến đất nước này càng thêm khó khăn

Trong ngày thứ Năm, chủ tịch ngân hàng Trung Ương châu Âu ông Jean-Claude Trichet cho biết trong cuộc họp bào rằng hội đồng điều hành ngân hàng này thậm chí không thảo luận về khả năng mua lại trái phiếu chính phủ. Điều này khiến các nhà đầu tư thất vọng. Các traders hy vọng ECB sẽ theo chân Fed vung tiền giúp tăng thanh khoảng trong tình hình ngày càng tồi tệ này.

Thay vào đó, sự lo lắng ngày càng tăng tại châu Âu, hiệu ứng lây lan khủng hoảng có thể tràn sang Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha.

Đỉnh cao của sự hoảng loạn trong phiên giao dịch ngày thứ Năm là sau giờ ăn trưa tại Mỹ. Đầu tiên là việc lao dốc của vài đồng tiền với đồng euro giảm mạnh kỷ lục so với đồng Yen

Sau đó ít phút, thị trường Mỹ dường như sụp đổ. Một số là sự lao dốc thực sự, nhưng một phần cũng là do lỗi của máy tính trên sàn.

Giá cổ phiếu của Procter&Gamble và 3M giảm bất ngờ, dường như là do lỗi giao dịch. Tương tự cổ phiếu của Accenture cũng giảm từ giá 40 USD xuống còn 1 xu.

Theo New York Times

Share this post


Link to post
Share on other sites

1. Khủng hoảng lan rộng khiến đồng USD trở nên hấp dẫn hơn.

Thị trường ngoại hối tiếp tục chao đảo với biên độ lớn chưa từng có khi giới đầu tư phản ứng mãnh liệt trước các cuộc biểu tình và bạo lực leo thang tại Athens, Hy Lạp. Diễn biến trên thị trường chứng khoán Mỹ càng gay gắt hơn, có lúc chỉ số công nghiệp Dow Jones rớt đến 9.2%, tương đương 1,000 điểm. Tuy nhiên, hoạt động gom mua cổ phiếu gia tăng bất thường và không loại trừ nhà đầu tư bán khống đã mua lại cổ phiếu để tất toán trạng thái, đã giúp thị trường phục hồi trở lại. Sự phục hồi trở lại trên thị trường ngoại hối kém xa so với sự phục hồi trên thị trường chứng khoán. USD/JPY rớt hơn 6% trong ngày và chốt giảm 4% khi thị trường New York đóng cửa. Lần cuối cùng mà thị trường chứng kiến sự biến động mạnh như hôm qua là đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng tài chính vào tháng 10/2008. Diễn biến tăng giá mạnh mẽ của đồng JPY so với các đồng tiền khác cho thấy khủng hoảng nợ đã đạt đến đỉnh điểm, châm ngòi cho hiệu ứng dây chuyền trên khắp các thị trường tài chính. Ngay cả những cặp đồng tiền trước đó dường như miễn nhiễn với các vấn đề đang diễn ra tại châu Âu như USD/JPY, EUR/CHF và NZD/USD cuối cùng cũng phải phản ứng lại, điều đó cho thấy rằng khủng hoảng đã lan rộng trên phạm vi toàn cầu. Biên độ biến động trong ngày của USD/JPY lớn nhất kể từ 2008. Phá vỡ những mọi kỉ lục, đồng EUR rớt xuống mức thấp nhất trong vòng 14 tháng so với USD, trong khi GBP/USD trượt xuống mức thấp nhất trong 12 tháng.

Điều gì đã tạo nên "con sóng thần" đổ bộ vào các thị trường tài chính hôm qua? Liệu có phải các cuộc biểu tình bạo động đang diễn ra tại Hy Lạp đã phá vỡ niềm lạc quan cuối cùng của EU trong nỗ lực tìm cách đi qua khủng hoảng? Liệu các ngân hàng tại châu Âu đã ngừng các hoạt động cho vay là sự thật? Có phải lỗi giao dịch của CitiGroup đối với cổ phiếu Proctor & Gamble? Các nhà phân tích trên thị trường ngoại hối nhận định, thứ nhất, sự hoảng loạn thực sự khi bạo lực leo thang tại Hy Lạp do khủng hoảng nợ của nước này, và sự thất vọng của thị trường khi chủ tịch ECB, ông Jean-Clause Trichet không cho thấy bất cứ chính sách mới nào là nguyên nhân đầu tiên hỗ trợ đồng bạc xanh tăng vọt. Thứ hai là xu hướng giảm của thị trường đi kèm với sự kích động của giới đầu cơ. Dường như giới đầu cơ muốn thử thách sự kiên trì của các nhà làm luật và có lẽ đang thúc ép theo họ phải hành động. Có lẽ thị trường đang kì vọng một sự hợp tác mang tính chất toàn cầu để giải quyết vấn đề hiện nay.

Hôm nay, đồng USD sẽ bị chi phối bởi thong tin về Bảng lương phi nông nghiệp (NFPs) tháng 4. Hiện tại, ước tính sẽ có thêm khoảng 190 ngàn việc làm, mức tăng khiêm tốn so với tháng trước nhưng tốt nhất kể từ 3/2007. Tuy nhiên, các báo cáo dự báo không đồng nhất từ 300 ngàn xuống đến 75 ngàn lao động mới. Thị trường lao động đang ở “ngã rẽ” kết thúc chuỗi ngày số người thất nghiệp tăng liên tục. Thông thường NFPs tăng kéo theo sự lên giá của đồng EUR nhưng trong trường hợp này, nó có thể càng giúp gia tăng tính hấp dẫn của đồng USD. Tuy nhiên, sự sợ hãi gây nên bởi cuộc khủng hoảng nợ công tại Hy Lạp vẫn là yếu tố chi phối chính, nên NFPs tháng này sẽ có thể không giúp nhiều cho tâm lý chấp nhận rủi ro nhiều như tháng trước. Khả năng tăng giá của đồng USD còn rất lớn.

2. Giá vàng tăng mạnh, tiếp cận mức kỷ lục.

Giá vàng phá vỡ mức 1,200 điểm, thiết lập kỷ lục 1,211.15 USD/Oz – mức giá cao nhất kể từ ngày 4/12/2009 tới nay. Nhu cầu tìm kiếm hầm trú ẩn an toàn tăng cao khi thị trường chứng kiến cơn chấn động mạnh: 3 chỉ số chính của phố Wall mất liền 600 điểm trong vòng 7 phút, chỉ số DJ thiết lập ngày giảm điểm mạnh nhất kể từ cú sốc năm 1987, đồng EUR rớt xuống mức thấp nhất trong vòng 14 tháng, lãi suất trái phiếu Hy Lạp, Tây Ban Nha và Ý tăng lên mức cao khi lo ngại khủng hoảng lan rộng toàn cầu.

“Đây là một ngày thất bại thảm hại của thị trường. Một kịch bản tương tự năm 1987 lại tái diễn. Nỗi lo sợ lan rộng khắp nơi và dòng vốn nhanh chóng chảy vào hầm trú ẩn an toàn là vàng.” (trích phát biểu của Kevin Davitt, chuyên viên phân tích thị trường của LaSalle Futures Group ở Chicago)

“Thị trường ngoại hối đang bị bao phủ bởi bóng mây của sự sợ hãi. Niềm tin vào những đồng tiền giấy đang bị lung lay và đổ dốc. Các nhà đầu tư cuối cùng nhận ra rằng vàng chính là đồng tiền an toàn nhất.”, Michael Pento, kinh tế gia trưởng của Delta Global Advisors Inc. ở Huntington Beach, California.

Hôm qua, quỹ đầu tư vàng lớn nhất thế giới SPDR Gold Trust tăng mức nắm giữ vàng thêm 7 tấn lên mức kỷ lục 1,166 tấn.

Tuy vậy, một số chuyên gia tỏ ra lo ngại nếu thị trường tiếp tục trượt dốc trên diện rộng như hiện nay, khả năng đà tăng của giá vàng cũng bị đe dọa bởi các nhà đầu tư sẽ phải bán vàng ra để lấy tiền bù đắp cho các khoản thua lỗ trên các thị trường khác hoặc tăng mức ký quỹ nếu muốn duy trì trạng thái.

“Vàng có khả năng bảo toàn giá trị tài sản, tuy nhiên điều này không đồng nghĩa với việc nó luôn luôn được giao dịch ở mức cao. Giá trị của vàng cũng chịu ảnh hưởng bởi các kênh đầu tư khác.” (trích nhận định của Gartman của the Gartman Letter)

Hôm nay, thong tin bảng lương khu vực phi nông nghiệp tháng 4 của Mỹ là chìa khóa tác động biến động thị trường. Khả năng xu hướng tăng giá của vàng vẫn tiếp diễn trong tuần tới, tuy nhiên quý kim này sẽ có phiên điều chỉnh giảm trong ngày cuối tuần.

3. EUR/USD tiếp tục trông đợi những thông tin hỗ trợ.

Hy Lạp và đề tài khủng hoảng nợ tiếp tục là tâm điểm thu hút sự chú ý của thị trường. Ngay sau ngày Hy Lạp đón nhận thông báo về gói cứu trợ 110 tỷ EUR từ Liên minh châu Âu và Quỹ Tiền tệ Quốc tế vào hôm 4/5, thị trường châu Âu đã trải qua chuỗi ngày biến động tồi tệ. Đồng EUR liên tục giảm mạnh so với USD và cho đến hôm qua tỷ giá EUR/USD chỉ còn ở mức 1,2690. Lãi suất trái phiếu chính phủ tăng liên tục trong nhiều ngày qua tại hầu hết các nước thuộc khu vực Nam Âu đã khiến nhiều người nghĩ tới cảnh tượng món nợ ngày càng phình to không có điểm dừng. Những nỗ lực khoang vùng khủng hoảng nợ trong phạm vi Hy Lạp của EU và IMF trở nên không hiệu quả.

Thêm một lý do khiến đồng EUR giảm mạnh chính là sự thất vọng của thị trường trước bài phát biểu của ngài chủ tịch ECB Trichet. Ngân hàng Trung ương châu Âu không thông báo biện pháp chính sách mới. Thị trường đã hy vọng rằng ECB sẽ tiếp tục tài trợ dài hạn hoặc mua trái phiếu chính phủ của các nước trong khu vực sử dụng đồng tiền chung EUR để khôi phục niềm tin của các trái chủ thế nhưng Ông dành phần lớn bài phát biểu của mình nhấn mạnh những cải tiến trong nền kinh tế Châu Âu. Theo Ông, các dữ liệu kinh tế mới nhất chứng minh sự hồi phục kinh tế đang tiếp tục và nền kinh tế sẽ mở rộng với một tốc độ trung bình vào năm 2010. Ông còn cho rằng tình hình Hy Lạp không quá nghiêm trọng như mọi người nghĩ và nhấn mạnh Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha không ở trong cùng một “thuyền” như Hy Lạp.

Hôm nay không có rất nhiều thông tin kinh kế quan trọng được công bố ngoài thông tin về sản xuất công nghiệp Đức – nhà tài trợ quan trọng trong gói giải cứu Hy Lạp. Thị trường vẫn không có thêm thông tin tốt hỗ trợ cho sự tăng giá của đồng EUR nên dự đoán tỷ giá EUR/USD tiếp tục đà sụt giảm trong ngày.

Share this post


Link to post
Share on other sites

HTV thân mến.

Mặc dù tôi rút lui lời dự báo của mình, nhưng không có nghĩa là hòa bình và thống nhất sẽ không đến trên bán đảo Cao Ly. Còn chiến tranh có xảy ra hay không thì điều này tùy thuộc vào nhiều yếu tố tương tác rất phức tạp - Trong đó có cả vấn đề Biến Đông - tôi cũng đang phối hợp nhiều môn dự báo để tính toán chính xác cái gì sẽ xảy ra tiếp theo.

Khi nào có ngẫu hứng sẽ trình bày kết luận của mình.

TƯ LIỆU THAM KHẢO

Mỹ là thủ phạm vụ chìm tàu Cheonan?

07/05/2010 08:55:45

Posted Image- Triều Tiên đang phải "giơ đầu chịu báng" trong vụ chìm tàu Cheonan của Hàn Quốc do âm mưu nhằm làm chệch hướng chú ý khỏi "thủ phạm" đích thực là Mỹ. Thực tế tàu chiến của Triều Tiên không thể xâm nhập hệ thống phòng thủ hải quân phức tạp của Hàn Quốc.

TIN LIÊN QUAN

Đó là nhận định của mạng tin "Asia Times" ngày 5/5. Bài báo lập luận rằng một tàu ngầm của Bình Nhưỡng không thể xâm nhập vào hệ thống phòng thủ hàng hải phức tạp của Hàn Quốc và thái độ đáng nghi ngờ của Mỹ kể từ sau thảm họa này cho thấy đây có thể là một vụ bắn nhầm trong cuộc tập trận chung Mỹ-Hàn.

Dù đến nay chưa có bất kỳ bằng chứng rõ ràng, chứng tỏ Triều Tiên là thủ phạm làm chìm tàu Cheonan, nhưng các phương tiện thông tin đại chúng và các chuyên gia vẫn quy kết trách nhiệm cho Bình Nhưỡng.

Nhưng có 4 điểm chính để giải thích lý do một tàu ngầm của Triều Tiên không thể làm chìm tàu Cheonan.

Posted Image

Phần đuôi bị đắm của tàu Cheonan đã được trục vớt, song tới nay cơ quan điều tra vẫn chưa có kết luận chính thức nào về nguyên nhân tai nạn.

Thứ nhất: Ban đêm, các tàu ngầm của Triều Tiên không đủ khả năng xâm nhập vùng biển của Hàn Quốc, vốn được canh gác cẩn mật, mà không bị các đơn vị chiến đấu chống tàu ngầm của lực lượng Mỹ và Hàn Quốc phát hiện.

Một tàu ngầm của Triều Tiên sẽ không thể vượt qua được dàn tàu chiến lớp Aegis công nghệ cao, để đánh chìm chiến hạm Cheonan bằng một quả ngư lôi trước khi bỏ trốn mà không để lại dấu vết nào.

Thứ hai: Vụ chìm tàu xảy ra không phải trong vùng biển của Bắc Triều Tiên, mà ở trong vùng biển được canh phòng cẩn mật của Hàn Quốc, nơi một tàu ngầm di chuyển chậm của Triều Tiên sẽ gặp khó khăn rất lớn, nếu tàu này không được trang bị công nghệ AIP (Công nghệ sức đẩy không phụ thuộc vào nguồn khí bên ngoài).

Thứ ba: Thảm họa xảy ra ngay tại vùng biển, nơi đang diễn ra cuộc tập trận chung hàng năm mang tên "Key Resolve/Foal Eagle"- một trong những cuộc tập trận lớn nhất thế giới theo lời của Lầu Năm Góc. Cuộc tập trận này không kết thúc vào ngày 18/3 như tin đã đưa, mà trên thực tế diễn ra từ 18/3 đến 30/4.

Thứ tư: Cuộc tập trận này diễn ra ở gần khu vực biên giới biển với Triều Tiên nhằm tiếp tục theo dõi thận trọng Triều Tiên cũng như để luyện tập khả năng phá hủy các loại vũ khí giết người hàng loạt tại miền Bắc. Tham gia cuộc tập trận có hàng chục tàu chiến siêu hiện đại của Mỹ và Hàn Quốc được trang bị công nghệ mới nhất.

Posted Image

Tàu ngầm lớp Sang-O của Bắc Triều Tiên, đã bị đắm trong một vụ va chạm với tàu khu trục Hàn Quốc năm 1998

Trong khi đó, có vài yếu tố cho thấy "đạn lạc" trong cuộc diễn tập này có thể là nguyên nhân gây chìm tàu Cheonan, khi một quả ngư lôi có thể được phóng từ bất kỳ tàu chiến hay máy bay chiến đấu nào của Hàn Quốc hoặc Mỹ đang tham gia tập trận ngay cạnh tàu Cheonan.

Tướng Walter Sharp, tổng tư lệnh Lực lượng Mỹ tại Hàn Quốc (USFK) ngày 4/3 đã cảnh báo: "Một vụ tai nạn có thể làm hỏng lợi ích của việc đào tạo mà cuộc diễn tập có thể mang lại. Hãy thận trọng". Xem ra lời cảnh báo của Tướng Sharp đã trở thành hiện thực. Theo tờ "Kyonggi" ngày 30/3, sau khi xảy ra vụ chìm tàu Cheonan, Tướng Sharp đã rút ngắn chuyến thăm Washington để trở về Seoul.

Posted Image

Hàng năm, Mỹ và Hàn Quốc đều tổ chức tập trận chung quy mô lớn

Theo tin ngày 14/4 của tờ "Joong Ang", Tổng thống Mỹ Barack Obama đã có cuộc nói chuyện với người đồng cấp Hàn Quốc ngày 1/4, trong đó có thể ông đã ngỏ lời chia buồn về vụ chìm tàu và đồng thời đề nghị Hàn Quốc làm nước chủ nhà tổ chức hội nghị thượng đỉnh về an ninh hạt nhân lần tới vào năm 2012.

Dư luận báo chí cho rằng việc ông Obama thông báo quyết định chọn Hàn Quốc là "một thông báo làm nhiều người ngạc nhiên", vì phần lớn các nhà quan sát đều nghĩ Nga sẽ là nước tiếp theo. Lời giải thích hợp lý nhất là ông Obama đưa ra đề nghị này với Hàn Quốc nhằm xoa dịu nỗi tức giận (có thể của Hàn Quốc) về nguyên nhân gây ra thảm họa.

Tướng Sharp có lẽ đã thông báo cho ông Obama hậu quả tai hại nếu người dân Hàn Quốc phát hiện ra nguyên nhân thực của vụ tai nạn, có thể thúc đẩy phong trào chống Mỹ, đồng thời đẩy Tổng thống Obama và Lee Myung-bak vào tình cảnh rất khó khăn.

Hiện đã có tin đồn lan tràn trên mạng Internet rằng một vụ va chạm với tàu ngầm hạt nhân của Mỹ là nguyên nhân khiến tàu Cheonan bị chìm. Phương án tốt nhất là kết quả điều tra cho thấy nguyên nhân khiến tàu Cheonan bị chìm là một quả thủy lôi cũ.

Việc "đổ vấy" cho Triều Tiên là dễ dàng, nhưng điều đó khiến công luận Hàn Quốc tăng cường sức ép đòi trả đũa Bình Nhưỡng. Và trong trường hợp xảy ra xung đột giữa hai miền Triều Tiên, không loại trừ khả năng Bình Nhưỡng sẽ không ngần ngại sử dụng vũ khí hạt nhân nếu có sự can dự của Mỹ.

Minh Thu (Theo Asia Times)

Share this post


Link to post
Share on other sites

TƯ LIỆU THAM KHẢO

Thủ đô Mexico có thể sụt xuống đất bất cứ lúc nào

07/05/2010 14:29:29

Posted Image- Các nhà khoa học mới đây cảnh báo thủ đô Mexico của Mexico, một trong những thành phố lớn nhất hành tinh, có thể sụt xuống lòng đất bất cứ lúc nào. Tầng địa chất ngay phía dưới Mexico đang hình thành một chiếc hố lớn có thể “nuốt chửng” toàn bộ thành phố.

Theo kết quả khảo sát trong nhiều năm qua, mỗi năm thành phố Mexico lún sâu hàng chục centimet. Quá trình sụt lún này đang đe dọa mạng sống của gần 25 triệu cư dân.

Con số này chưa bao gồm dân số sống tại các khu vực ngoại ô, những người cũng có thể sẽ bị chôn vùi cùng với cả thủ đô đông đúc.

Posted Image

Thành phố đông đúc và sầm uất này có thể sụt sâu xuống lòng đất bất cứ lúc nào

Một trong những nguyên nhân dẫn đến nguy cơ trên chính là việc khai thác bừa bãi nguồn nước ngầm để phục vụ dân sinh. Việc hút nước ngầm quá mức trong khi nguồn nước mặt chưa kịp thấm trở lại để bổ sung sẽ khiến mực nước ngầm hạ thấp.

Quá trình này nếu kéo dài sẽ tạo thành các địa tầng rỗng với độ lớn ngày càng tăng. Những địa tầng rỗng này sẵn sàng bị sụt xuống bất cứ lúc nào nếu có một lực tác động vừa đủ. Trong khi đó, Mexico là một nước nằm gần khu vực chịu tác động thường xuyên của động đất.

Hiện nay, các khu vực dễ bị sụt lún nhất của Mexico là các tuyến đường giao thông, nơi có quá nhiều xe cộ lưu thông hàng ngày. Các xe này tạo lực ép lên mặt đường và gây ra các chấn động cộng hướng có thể khiến mặt đất bị sụt xuống.

Ngoài ra, các tòa nhà cao tầng cũng sẽ nằm trong diện “nguy cơ cao”. Các nhà khoa học cho rằng cả thành phố Mexico đang đứng trên đôi chân bằng đất sét và có thể sụp đổ bất kỳ lúc nào nếu không có các biện pháp kịp thời.

Ngọc Biên (Tổng hợp)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính chú Thiên Sứ !

- Cháu có câu hỏi ngoài lề muốn hỏi chú , Xem xong xin chú xóa giúp cháu:

Cháu nghe nói nhà ngoại cảm Bích Hằng có ba lời tiên tri:

1. Cầu Thanh trì sẽ sập mấy nhịp

2. Cầu bãi cháy sẽ sập trong tháng 10 năm canh dần

3. Năm 2020 Trung quốc sẽ tấn công Việt Nam

Theo chú có đúng không

Chú TS nói.

Quẻ Thương Xích Khẩu:

Hai câu đầu thì có thể đúng. Nhưng câu thứ Ba thì sai.

E rằng thời gian trong tương lai gần hơn nhiều - nhanh thì 2012, chậm không quá 2015 - cục diện thế giới sẽ có nhiều thay đổi, không như cô Bích Hằng dự đoán.

Cháu Sin lỗi các bác các chú

Còn nếu theo cháu thì câu thứ 3 phải đổi thành

Năm 2020 nếu có xẩy ra chiến tranh VN TQ thì sẽ là Tướng VN cầm quân đánh (quân thì ai biết đc của nước nào) TQ thì là đúng nhất có thể nhà ngoại cảm Bích Hằng nhầm lẫn

vì lý do: nostradamus và vanga đều nhầm lẫn war3 chú TS ko tin tưởng lời tiên tri của mình về Nam bắc cao lý thì việc này có thể là chuyện tất lẽ dĩ ngẫu

Share this post


Link to post
Share on other sites

VnExpress - Thứ Sáu, 7/5

Triều Tiên ngụ ý quay lại đàm phán hạt nhân Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Il khẳng định với người đồng nhiệm Trung Quốc Hồ Cẩm Đào rằng ông vẫn muốn từ bỏ chương trình hạt nhân.

Trong cuộc gặp tại Bắc Kinh, ông Kim nói rằng Triều Tiên có thể sẽ cùng Trung Quốc tạo điều kiện thuận lợi để tái khởi động các cuộc đàm phán sáu bên về chương trình nguyên tử của Bình Nhưỡng, Xinhua cho hay.

Thông tin trên được đưa ra sau khi hãng thông tấn chính thức của Triều Tiên KCNA xác nhận ông Kim thăm Trung Quốc từ ngày 3 đến 7/5 theo lời mời của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào. "Ông Kim Jong-Il tỏ ra hài lòng về kết quả chuyến thăm và gửi lời cảm ơn tới các đồng chí lãnh đạo đảng và chính phủ Trung Quốc vì sự tiếp đón thân mật", bài báo có đoạn.

KCNA mô tả chuyến thăm đó là "không chính thức" và không đề cập đến cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo. Xinhua cho biết ông Kim và ông Hồ hội đàm hôm 5/5 tại Bắc Kinh.

Trung Quốc là đồng minh thân cận và hỗ trợ về kinh tế cho Triều Tiên. Lượng lớn thực phẩm và nhiên liệu của Triều Tiên được nước láng giềng này cung cấp.

Các cuộc đàm phán sáu bên có sự tham gia của Triều Tiên, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga và Mỹ suốt mấy năm qua đã lâm vào bế tắc. Bình Nhưỡng rút lui hồi tháng 4/2009 để phản đối việc Liên Hợp Quốc tăng cường cấm vận sau khi họ thử hạt nhân và tên lửa.

Ngọc Sơn

Share this post


Link to post
Share on other sites

TƯ LIỆU THAM KHẢO

'Trung Quốc không bao giờ để mặc Triều Tiên rối loạn'

BAODATVIET.VN

Cập nhật lúc :10:17 AM, 07/05/2010

“Dù khác biệt quan điểm thế nào, dù không hài lòng với Triều Tiên thế nào, Bắc Kinh không để mặc Bình Nhưỡng nổ tung, khiến cán cân chiến lược ở bán đảo Triều Tiên bị phá vỡ”, Phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu Triều Tiên của ĐH Fudan, ông Cai Jian, nhận định.

>> Nhà lãnh đạo Kim Jong-il đến Trung Quốc

Nhận định trên được đưa ra trong bối cảnh ông Kim kết thúc chuyến thăm 5 ngày tới Trung Quốc (từ 3/5).

Tới sáng nay, hãng thông tấn KCNA của Triều Tiên mới chính thức đưa tin: “Lãnh đạo Triều Tiên được nhân dân Trung Quốc đón tiếp trọng thị và ông Kim hài lòng với kết quả chuyến đi”.

Posted Image

Ông Kim thăm Trung Quốc.

Trong chuyến thăm vừa qua, KCNA không xác nhận ông Kim hội đàm với Chủ tịch Hồ Cẩm Đào. Ngược lại, nhiều hãng truyền thông Hàn Quốc khẳng định, Chủ tịch Triều Tiên hội đàm hơn bốn giờ với Chủ tịch Trung Quốc, cũng như nhiều quan chức cấp cao Trung Quốc như Thủ tướng Ôn Gia Bảo...

Tờ Yonhap của Hàn Quốc khẳng định, trong cuộc đối thoại kéo dài hơn bốn giờ, ông Hồ Cẩm Đào đề nghị ông Kim nối lại đàm phán và nhận được cam kết từ phía Triều Tiên.

Chưa rõ là đổi lại, Triều Tiên sẽ nhận được gì từ Trung Quốc. Nhưng theo nhiều nhà bình luận, có khả năng là Trung Quốc sẽ viện trợ lương thực, dầu, tăng đầu tư...vào Triều Tiên nhằm giúp nước này trải qua giai đoạn khó khăn hiện nay.

Posted Image

Chuyến thăm của ông Kim được giữ bí mật gần như tuyệt đối.

Chuyến thăm của ông Kim diễn ra trong bí mật gần như tuyệt đối, tới mức các phóng viên chỉ kịp chụp đoàn xe lướt như “bay” trên phố.

Theo Reuters, việc Bắc Kinh chào đón ông Kim làm phật lòng người láng giềng Hàn Quốc bởi Seoul nghi Bình Nhưỡng đánh đắm tàu Cheonan khiến 46 thủy thủ mất tích và thiệt mạng. Chưa dừng lại, Hàn Quốc còn khẳng định sẽ không đối thoại trong khuôn khổ 6 bên tới khi giải quyết xong vụ chìm tàu Cheonan làm 46 thủy thủ mất tích và thiệt mạng.

Theo Telegraph, Trung Quốc là nước duy nhất đủ khả năng gây áp lực với ông Kim để ông quay lại bàn đàm phán 6 bên.

Huy Hoàng (theo Telegraph, Reuters, AP)

Share this post


Link to post
Share on other sites