Thiên Sứ

LỜI TIÊN TRI 2010

1.455 bài viết trong chủ đề này

LỜI TIÊN TRI 2010

Đại ý: Rơi máy bay, lật tàu lửa......

Ấn Độ - Tàu hàng đâm tàu khách, hơn 40 người chết

Cập nhật lúc 09:25, Thứ Sáu, 28/05/2010 (GMT+7)

Ít nhất 40 người đã thiệt mạng khi hai tàu đâm vào nhau sau một vụ nổ trên đường ray ở đông Ấn Độ sáng nay (28/5).

Posted Image

Ngành đường sắt của Ấn Độ là một mục tiêu tấn công của quân nổi dậy. (Ảnh: AP)

Một phát ngôn viên đường sắt Ấn Độ cho hay, vụ nổ đã đánh trúng một tàu khách đang trên đường từ Kolkata, bang Tây Bengal, tới Mumbai và làm tàu này văng sang đường ray của một tàu hàng đang chạy đến từ hướng đối diện. Số người chết được cho là sẽ còn tăng cao. "Vụ nổ làm trật 13 toa của con tàu Gyaneshwari Express. Những toa này sau đó văng sang đường ray khác và bị một con tàu hàng nghiền nát", phát ngôn viên Soumitra Majumdar cho biết. "Chúng tôi sợ là thương vong sẽ rất cao. Sẽ có nhiều người chết. Lúc này chúng tôi chưa có thông tin chi tiết".

Tai nạn xảy ra ở một khu vực có nhiều quân nổi dậy hoạt động. Theo người phát ngôn trên, đây có thể là một vụ cố ý phá hoại.

Một phóng viên của báo Telegraph từ hiện trường cho biết anh đã đếm được 20 thi thể. "Tôi có thể nhìn thấy ít nhất 4 toa tàu khách bị phá hủy hoàn toàn. Tôi còn thấy nhiều thi thể nát bét dưới con tàu hàng", Naresh Jana cho hay.

Jana miêu tả khu vực xảy ra tai nạn rất hỗn loạn. "Người ta gào khóc. Nhân viên cứu hộ đang cố hết sức cứu người sống sót và đưa người chết ra ngoài".

Trong số nhóm cứu hộ khẩn cấp được đưa tới hiện trường có 12 bác sĩ cùng 20 nhân viên cấp cứu đến từ Kharagpur và 2 bác sĩ đến từ căn cứ không quân Kalaikunda ở Tây Bengal.

Trước đó vài ngày, Ấn Độ đã hứng chịu một vụ tai nạn máy bay thảm khốc ở miền nam nước này làm 158 người chết.

Thanh Hảo (Theo BBC, Reuters)

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

TƯ LIỆU THAM KHẢO

1 - Trung Quốc không bảo vệ thủ phạm đánh chìm tàu

Thứ sáu, 28/05/2010

Posted Image

Trục vớt tàu Cheonan

VIT - Ngày 28/5, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã nói với Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak rằng chính phủ Trung Quốc sẽ không "bảo vệ" bất cứ ai gây nên vụ chìm một tàu chiến của Hàn Quốc hôm 26/3, nhưng ông cho biết thêm Trung Quốc vẫn chưa kết luận Triều Tiên đứng đằng sau thảm hoạ này, phát ngôn viên Tổng thống Hàn Quốc cho hay.

Trong cuộc hội đàm kéo dài hai giờ tại Seoul, Ôn Gia Bảo cho biết Trung Quốc "phản đối và lên án bất kỳ hành động huỷ hoại hòa bình và ổn định nào trên Bán đảo Triều Tiên," theo ông Lee Dong-kwan, thư ký cao cấp văn phòng tổng thống Hàn Quốc Cheong Wa Dae.

Thủ tướng Ôn Gia Bảo còn cho biết, Bắc Kinh vẫn chưa quyết định có hay không chấp nhận kết quả của một cuộc điều tra đa quốc gia do Hàn Quốc đứng đầu đã đổ lỗi cho Triều Tiên phóng ngư lôi làm chìm chiếc tàu chiến Cheonan của Hàn Quốc hôm 26/3. Trong khi đó, Bình Nhưỡng đã bác bỏ bất kỳ trách nhiệm liên quan nào và đe dọa một “cuộc chiến tranh toàn diện” với bất kỳ nỗ lực trừng phạt nào liên quan đến thảm kịch này.

"Chính phủ Trung Quốc sẽ đưa ra quan điểm của mình một cách khách quan và công bằng với việc làm rõ những cái đúng và cái sai của vụ việc, cân nhắc cẩn thận cuộc điều tra quốc tế và phản ứng của cộng đồng quốc tế," ông Ôn Gia Bảo cho biết.

Ông cũng nói rõ rằng "Trung Quốc sẽ không dung túng bất cứ ai" được phát hiện có lỗi.

Thủ tướng Ôn Gia Bảo đưa ra tuyên bố này nhằm đáp lại yêu cầu của Tổng thống Hàn Quốc về sự ủng hộ của Bắc Kinh đối với việc giải quyết vấn đề này của Seoul.

Tổng thống Lee Myung-bak nhấn mạnh, Trung Quốc cần phải giữ vai trò tích cực trong việc làm cho Triều Tiên phải thừa nhận việc làm sai trái của họ, ông Lee Dong-kwan cho biết thêm.

Hàn Quốc có kế hoạch sẽ đệ trình vụ chìm tàu này lên Hội đồng Bảo an để trừng phạt. Seoul đã công bố các biện pháp trừng phạt của riêng họ đối với Triều Tiên, bao gồm cả việc đình chỉ gần như tất cả các trao đổi liên Triều.

Sự hợp tác của Trung Quốc là rất quan trọng đối với nỗ lực ngoại giao của Seoul tại Liên Hợp Quốc. Trung Quốc, đồng minh cộng sản thân thiết của Triều Tiên có quyền phủ quyết tại Hội đồng Bảo an, đã luôn làm suy yếu các nghị quyết trừng phạt Triều Tiên về những hành động khiêu khích của họ, bao gồm cả các vụ thử tên lửa và hạt nhân.

Theo các nhà phân tích, ưu tiên của Bắc Kinh đối với chính sách Triều Tiên là giữ cho nước láng giềng này luôn ổn định và “ngoan ngoãn” nằm dưới sự kiểm soát của họ.

Nhật Bản, Mỹ và nhiều quốc gia phương Tây đã bày tỏ sự tin tưởng vào kết quả điều tra và ủng hộ quyết định tìm kiếm hành động quốc tế của Seoul.

Các quan chức Hàn Quốc cho biết cuộc gặp giữa ông Lee và ông Ôn là một phần nỗ lực ngoại giao toàn diện của Hàn Quốc nhằm nhận được sự ủng hộ của Bắc Kinh và làm cho Triều Tiên phải trả giá cho cuộc tấn công của họ.

Cuộc hội đàm hôm 28/5 diễn ra ngay trước một hội nghị thượng đỉnh thường niên ba bên - bao gồm cả Thủ tướng Nhật Bản Yukio Hatoyama. Hội nghị thượng đỉnh sẽ được tổ chức tại đảo Jeju vào cuối tuần này và dự kiến sẽ tập trung thảo luận về vụ chìm tàu.

Linh Trang (Theo Yonhap)

-------------------------------------------

2 - Mỹ - Hàn sẵn sàng đánh thắng Triều Tiên

Thứ bảy, 29/05/2010

Posted Image

Máy bay F-22 Raptor

VIT - Ngày 28/5, Quân đội Mỹ và Hàn Quốc cho biết họ sẵn sàng đánh thắng bất kỳ mối đe dọa nào của Triều Tiên giữa lúc triển khai thêm 24 máy bay tiêm kích tàng hình F-22 Raptor tới khu vực và hiện quân đội 2 nước đã nâng cấp sẵn sàng chiến đấu.

Được biết, các tàu hải quân Hàn Quốc đang tham gia kế hoạch diễn tập chống ngầm gần biên giới biển tranh chấp giữa Triều Tiên và Hàn Quốc, nơi tàu chiến Cheonan của Hàn Quốc bị chìm vào ngày 26/3 khiến 46 thủy thủ thiệt mạng. Sau đó, vào tuần trước, nhóm chuyên gia quốc tế kết luận rằng một ngư lôi của Triều Tiên đã “xé” tàu Cheonan ra làm 2, khiến chính quyền Kim Jong Il đã cắt đứt tất cả các mối quan hệ với Hàn Quốc và đe dọa tiến hành cuộc “chiến tranh toàn diện” đối với bất kỳ hành động trừng phạt nào áp đặt với Triều Tiên.

“Quân đội Mỹ và Hàn Quốc đã chuẩn bị sẵn sàng để ngăn chặn cuộc xâm lược đối với Hàn Quốc và đáp trả bất kỳ mối đe dọa nào của quân đội Triều Tiên”, Trung tá Angela Billings, phát ngôn viên lực lượng Mỹ tại Hàn Quốc, trả lời bằng văn bản các câu hỏi. Tuy nhiên, Trung tá Angela Billings từ chối cung cấp bất kỳ thông tin chi tiết nào về chiến lược hành động, kế hoạch hoạt động của các tàu chiến hoặc kế hoạch khẩn cấp khi Triều Tiên đe dọa nổ súng vào các tàu xâm nhập vùng biển tranh chấp.

Việc triển khai 24 chiếc máy bay tiêm kích tàng hình F-22A Raptor do nhà máy Bethesda sản xuất, thuộc Tập đoàn Lockheed Martin có trụ sở tại Maryland, tới Nhật Bản và Guam là theo kế hoạch trước đây, chứ không phải để phản ứng với “bất cứ tình huống cụ thể nào trong khu vực”, Trung tá Sam Highley, phát ngôn viên Tập đoàn Không quân Mỹ đặt tại căn cứ Trân Châu Cảng, Hawaii, cho biết. Trong khi đó, hồi đầu tuần, Hàn Quốc đã bắt đầu cuộc diễn tập hải quân gần biên giới biển, trong đó có khoa mục tấn công ngầm dưới nước.

Về mặt tổng thể, “đây là mức cảnh báo khá cao”, ông Kenneth Quinones, cựu lãnh đạo Bộ Ngoại giao Mỹ phụ trách vấn đề Triều Tiên và hiện là Giáo sư tại trường Đại học Quốc tế Akita ở Nhật Bản, phát biểu.

Nếu Triều Tiên tiến hành xâm lược, thì lúc đầu Mỹ sẽ chủ yếu dựa vào 680.000 quân chủ lực của Hàn Quốc để đẩy lùi cuộc tấn công, giáo sư Quinones nói. Hiện, Mỹ có khoảng 28.500 binh sĩ đồn trú ở Hàn Quốc và đang trong quá trình di chuyển ra khỏi Hàn Quốc, theo một báo cáo của Bộ Ngoại giao công bố ngày 30/10/2009.

Một quan chức chính phủ Hàn Quốc giấu tên cho biết, quân đội Mỹ và Hàn Quốc đã nâng mức cảnh báo 5 bậc với Triều Tiên từ mức 1 lên mức báo động số 2, hãng tin Yonhap cho biết ngày 27/5. Trong khi đó, một quan chức quân sự Hàn Quốc khác từ chối xác nhận thông tin, và chỉ nói rằng quân đội Hàn Quốc đang theo dõi chặt chẽ mọi động thái của quân đội Triều Tiên. Đồng thời, Trung tá Billings cũng từ chối bình luận về mức độ báo động.

Theo báo cáo của Bộ Ngoại giao đưa ra hồi tháng Ba, quân đội Triều Tiên có khoảng 1,2 triệu quân chủ lực và số lượng xe tăng, pháo binh tầm xa và xe bọc thép nhiều gấp đôi so với Hàn Quốc. Các tàu hải quân của Triều Tiên bị cho là “quá cũ” và hầu hết máy bay thì “lạc hậu”. Theo nguồn tin của Bộ Quốc phòng Hàn Quốc, hiện Triều Tiên có khoảng 70 tàu ngầm, trong khi Hàn Quốc chỉ có khoảng 10 chiếc.

Do đó, khi xảy ra xung đột thì Mỹ sẽ chủ yếu dựa vào khoảng 50.000 nhân viên quân sự đồn trú tại Nhật Bản, Giáo sư Quinones phân tích.

“Lực lượng Thủy quân lục chiến Mỹ đóng tại Okinawa sẽ là lực lượng chủ lực trong bất kỳ cuộc xung đột vũ trang nào”, ông Quinones nói. Đồng thời, Mỹ và Hàn Quốc sẽ sử dụng pháo binh điều khiển bằng radar để vô hiệu hóa hỏa lực của Triều Tiên. Trong khi đó, các máy bay của Không quân Mỹ triển khai tại Hàn Quốc sẽ tấn công mục tiêu cầu cống, đường giao thông và cơ sở hạ tầng khác với sự trợ giúp từ các căn cứ Mỹ tại Thái Bình Dương, ông Quinones cho cho biết thêm.

Theo thông tin trên trang web của căn cứ, căn cứ không quân Kadena trên đảo Okinawa, Nhật Bản là nơi đồn trú của liên đội không quân chiến đấu lớn nhất của Không quân Mỹ, với hơn 18.000 lính Mỹ. Mới đây, 12 chiếc máy bay tiêm kích tàng hình F-22A đã được triển khai tới Kadena vào ngày 26/5.

Trong khi đó, ngày 27/5, Triều Tiên đe dọa sẽ cắt đường dây nóng quân sự với Hàn Quốc và sẽ tấn công bất kỳ tàu nào xâm phạm vùng biển của mình, hãng thông tấn trung ương Triều Tiên KCNA cho biết. Đáp lại, Hàn Quốc đã bắt đầu phát sóng tuyên truyền hướng vào Triều Tiên và đe dọa tấn công trả đũa quân sự nếu nó bị tấn công.

Phát ngôn viên quân đội David Oten cho biết qua điện thoại từ Seoul, lực lượng Mỹ ở Hàn Quốc bao gồm khoảng 18.000 lính Lục quân, 8.000 lính Không quân, 500 lính Hải quân và khoảng 70 lính Hải quân lục chiến.

Trong đó, Lực lượng Lục quân Mỹ tại Hàn Quốc thuộc Sư đoàn Bộ binh số 2, gồm các đơn vị chiến đấu trên bộ và trên không, phát ngôn viên Oten nói. Trước đó, ngày 14/4, Sư đoàn 2 đã tiến hành cuộc diễn tập bắn đạn thật có sự tham gia của máy bay trực thăng tấn công AH-64 Apache Longbow phá hủy các mục tiêu bằng tên lửa.

Chưa hết, Mỹ còn có hai liên đội máy bay tiêm kích chiến thuật đóng tại Hàn Quốc, trong đó biên chế các máy bay chiến đấu F-16, phát ngôn viên Oten nói, nhưng không cung cấp số lượng chính xác của máy bay. Tuy nhiên, một liên đội máy bay tiêm kích F-16 chuẩn sẽ bao gồm khoảng 72 chiếc máy bay. Ngoài ra, còn có một phi đội gồm 18 máy bay A-10. Được biết, A-10 là loại máy bay tấn công mặt đất tầm thấp hay còn gọi là máy bay chống tăng.

Thanh Mai (Theo Businessweek)

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tai nạn:

Những tai nạn do chính con người gây ra cho mình, như: Đắm phà, rơi máy bay, cháy nổ, lật tàu lửa ...sẽ tiếp tục nghiêm trọng hơn so với 2009. Nhưng chủ yếu xảy ra vào nửa cuối năm.

Thảm họa tràn dầu lớn nhất lịch sử Mỹ

29/05/2010 0:17

Posted Image

Mỹ đang vất vả đối phó thảm họa tràn dầu - Ảnh: AFP

Vụ tràn dầu tại vịnh Mexico gây ra hậu quả ngày một nghiêm trọng và đến nay đã trở thành thảm họa tràn dầu khủng khiếp nhất lịch sử Mỹ. Sau khi tạm hoãn suốt 18 giờ để đánh giá hiệu quả và tập trung thêm nguồn lực, Tập đoàn dầu khí BP sáng qua đã tiếp tục công tác bơm bùn đặc để lấp giếng dầu tràn ở độ sâu 1.500m dưới mặt biển. AP dẫn lời giới chức cho hay ít nhất cũng phải đến sáng nay (giờ VN) hoặc đến cuối tuần mới biết được kỹ thuật này có thể ngăn chặn tình trạng dầu tràn trong suốt 5 tuần lễ qua hay không. BP vẫn một mực khăng khăng rằng phương pháp "Top kill" vẫn tiến triển như dự định, mặc dù công ty cũng thừa nhận là bùn đặc được đổ vào giếng đã bị rò rỉ khỏi ống dẫn. Theo Giám đốc Eric Smith của Viện Năng lượng Tulane, tin tốt là BP bơm đến 65 thùng bùn/phút mà giếng dầu vẫn chưa bị nổ tung dưới áp lực khổng lồ này.

Lớn nhất lịch sử

Top kill là phương pháp mới nhất trong một loạt nỗ lực nhằm ngăn chặn tình trạng tràn dầu kể từ tai nạn giàn khoan ở giếng Deepwater Horizon vào ngày 20.4, khiến 11 công nhân thiệt mạng. Nếu mọi chuyện diễn ra êm xuôi, BP sẽ bơm xi măng vào giếng dầu để khóa nó vĩnh viễn. Trước đó, khả năng thành công của phương pháp này được cho là 50%. Nếu kế hoạch Top kill phá sản, công ty cam đoan vẫn còn một số phương pháp dự phòng nữa. Vấn đề ở đây là phương pháp Top kill chưa bao giờ được áp dụng ở độ sâu quá mức như lần này. BP cho hay đang xem xét khả năng bắn những trái banh nhựa đặc, nhỏ hoặc banh golf để ngăn chặn bùn thoát ra ngoài.

Cuộc chạy đua lấp giếng dầu đang diễn ra khẩn trương hơn bao giờ hết, nhất là khi dư luận Mỹ đang nổi giận trước thông tin dầu tiếp tục tràn ra với tốc độ gấp 2 lần rưỡi đến 5 lần so với ước tính trước đây của BP và lực lượng tuần duyên. Hai nhóm khoa học gia thuộc chính phủ đã tính toán từ 1.900m3 đến hơn 3.800m3 dầu đang phun ra mỗi ngày. Cho dù chỉ lấy con số nhỏ nhất trong bảng ước tính để tính toán thì thảm họa dầu tràn tại vịnh Mexico cũng đã thải khoảng 68.000m3 dầu. Còn trong tình huống tệ nhất, gần 150.000m3 dầu đã bị rò rỉ ra biển cả. Con số này cao gần gấp 4 lần so với thảm họa tràn dầu được xem là lớn nhất lịch sử nước Mỹ khi tàu Exxon Valdez bị vỡ tại Alaska vào năm 1989, làm rò rỉ gần 41.000m3 dầu.

Theo Reuters, BP vừa cho biết chi phí cho việc ngăn chặn tràn dầu đã lên tới 930 triệu USD, tính đến hôm qua, tăng mạnh so với 760 triệu USD hôm 24.5. Còn đến nay, người ta vẫn chưa thể đưa ra con số thống kê cụ thể về thiệt hại môi trường và kinh tế do vụ tràn dầu gây ra. Thủy triều và gió mạnh đã mang dầu loang lan đến nhiều khu vực bờ biển của nhiều tiểu bang, đe dọa hàng trăm loài sinh vật và nghề đánh bắt hải sản. Dầu đã làm ô nhiễm hơn 160 km bờ biển, trong đó, 110 km thuộc tiểu bang Louisiana và 12 ha đầm lầy.

Nhiều quan chức rời ghế

Tại Washington, Giám đốc Cơ quan Quản lý khoáng sản (MMS) Elizabeth Birnbaum đã phải từ chức để nhận trách nhiệm vụ dầu tràn, trở thành chính trị gia cao cấp nhất phải rời ghế kể từ khi cuộc khủng hoảng dầu BP diễn ra. Cơ quan của bà đã bị chỉ trích dữ dội vì thái độ quản lý quá khinh suất và có nhiều mối quan hệ thân mật với các công ty dầu khí. Trước đó, một quan chức cao cấp khác của MMS là Chris Oynes cũng tuyên bố từ chức sau 30 năm làm việc. Một báo cáo lưu hành nội bộ của Bộ Nội vụ Mỹ hồi đầu tuần cho thấy kể từ năm 2000 đến 2008, nhiều nhân viên, quan chức của cơ quan trên đã nhận quà cáp từ những công ty dầu khí và khí đốt, cũng như thường xuyên dùng máy tính cơ quan để xem phim, hình ảnh khiêu dâm.

Hiện chính phủ của Tổng thống Barack Obama đang hứng chịu áp lực dữ dội từ dư luận, vốn ngày càng phẫn nộ trước cách Washington xử lý vụ dầu tràn. Ông Obama buộc phải thực hiện nhiều biện pháp khẩn cấp để xoa dịu người dân, như công bố các giới hạn mới trong các dự án khoan dầu, và hứa hẹn sẽ chấm dứt mối quan hệ gần gũi quá mức giữa các nhà hành pháp và công ty dầu khí mà họ kiểm soát. Tổng thống đã ra lệnh hoãn khoan dầu thử nghiệm ở 33 giếng tại vịnh Mexico, đồng thời gia hạn lệnh đình chỉ đối với các giấy phép khoan dầu ở vùng nước sâu thêm 6 tháng nữa. Hôm qua, ông Obama đã đến Louisiana để thị sát tận nơi khu vực bị ô nhiễm.

Thụy Miên

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

TƯ LIỆU THAM KHẢO

Tướng Triều Tiên: 'Chiến tranh đang đến gần'

VnExpress

Thứ bảy, 29/5/2010

Posted Image

Tàu Hàn Quốc nổ súng trong cuộc tập trận hôm nay. Ảnh: Yonhap.

Ủy ban Quốc phòng Triều Tiên tuyên bố Hàn Quốc làm giả bằng chứng vụ tàu hải quân chìm và cảnh báo bán đảo Triều Tiên đang tiến gần tới chiến tranh.

> Mỹ yêu cầu Triều Tiên 'chấm dứt khiêu khích'

Những bình luận này được đưa ra trong cuộc họp báo hiếm hoi ở Bình Nhưỡng do Ủy ban Quốc phòng Triều Tiên (NDC) tổ chức hôm qua. Triều Tiên bác bỏ cáo buộc đánh chìm tàu Hàn Quốc và cảnh báo rằng hành động trả đũa hoặc trừng phạt họ sẽ kéo theo xung đột vũ trang.

"Việc chính quyền bù nhìn ở Hàn Quốc làm giả chứng cứ vụ chìm tàu Cheonan đã tạo ra một tình huống nghiêm trọng ở bán đảo Triều Tiên, đẩy nó tới bờ vực chiến tranh", thiếu tướng Pak Rim Su, giám đốc cơ quan chính sách của NDC, nói trong cuộc họp báo được kênh APTN phát đi.

Căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên lên cao kể từ khi Hàn Quốc đưa ra một loạt các biện pháp trừng phạt hồi đầu tuần và sẽ đưa vấn đề tàu Cheonan ra Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Các biện pháp này bao gồm cắt giao dịch thương mại, nối lại tâm lý chiến ở biên giới và tổ chức tập trận hải quân quy mô lớn ở vùng biển tây.

"Những hành động đối địch kia là một lời tuyên chiến công khai chống chúng tôi và đẩy quan hệ liên Triều tới tình trạng chiến tranh", ông Pak nói. Bình Nhưỡng từng đưa ra các phát ngôn tương tự kể từ khi ủy ban quốc tế công bố kết quả điều tra vụ tàu Cheonan chìm. Tàu hải quân Hàn Quốc được cho là bị ngư lôi bắn ra từ tàu ngầm Triều Tiên làm cho vỡ đôi, khiến 46 thủy thủ thiệt mạng. Đây là cuộc tấn công tồi tệ nhất nhằm vào quân đội Hàn Quốc kể từ chiến tranh Triều Tiên.

Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Triều Tiên cũng ra một thông báo chỉ trích Mỹ vì kêu gọi đưa vụ tàu chìm ra Hội đồng Bảo an. Bình Nhưỡng cũng lên án Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton và gọi những bình luận của bà về Triều Tiên là "những lời nói dối trắng trợn", hãng tin KCNA cho biết.

Trong chuyến thăm Hàn Quốc hôm 26/5, bà Clinton tuyên bố thế giới cần phản ứng mạnh mẽ với Triều Tiên.

Trung Quốc vẫn tỏ ra thận trọng, trong lúc Hàn Quốc, Mỹ và Nhật chỉ trích Triều Tiên. Việc giành được sự ủng hộ của Trung Quốc sẽ là một bước quan trọng trong nỗ lực của Hàn Quốc và các nước đồng minh nhằm áp đặt trừng phạt đối với Bình Nhưỡng.

H. Ninh

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

TƯ LIỆU THAM KHẢO

Triều Tiên bác bỏ bằng chứng vụ đắm tàu Cheoanan

29/05/2010 15:15:56

Posted Image- Trong cuộc họp báo ngày 28/5, Cục trưởng Cục Chính sách của Ủy ban Quốc phòng Triều Tiên Pak Rim Su đã bác bỏ bằng chứng cho rằng ngư lôi của Triều Tiên làm đắm tàu chiến Cheonan của Hàn Quốc hồi cuối tháng 3 vừa qua, làm 46 người thiệt mạng.

TIN LIÊN QUAN

Ông Pak Rim Su khẳng định Triều Tiên không có tàu ngầm lớp "Slamon" nặng 130 tấn mà Hàn Quốc cho là dùng để phóng ngư lôi vào tàu Cheonnan.

Theo ông, về mặt quân sự, khó có thể hình dung một tàu ngầm nặng 130 tấn mang theo một quả ngư lôi nặng 1,7 tấn đi qua vùng biển quốc tế để vào vùng biển Hàn Quốc, sau đó đánh chìm tàu chiến, rồi trở về an toàn.

Ông cũng bác bỏ cáo buộc của Seoul rằng các mảnh vỡ vớt được của quả ngư lôi nói trên có đặc điểm tương tự như những thông số thiết kế trên tài liệu mà Triều Tiên gửi cho một khách hàng mua ngư lôi của nước này.

Ông Pak khẳng định nhóm điều tra quốc tế do Hàn Quốc đứng đầu đã không thực hiện tiến trình điều tra một cách khách quan, đồng thời chỉ trích Seoul đã bác bỏ đề nghị của Bình Nhưỡng cử nhóm điều tra riêng tới Hàn Quốc.

Posted Image

Phần còn lại của quả ngư lôi mà Hàn Quốc khẳng định Triều Tiên dùng để đánh đắm tàu Cheoanan

Cùng ngày, ông Ri Son Gwon, một quan chức quân sự cấp cao của Triều Tiên, cũng bác bỏ cáo buộc của Hàn Quốc cho rằng số 1 được viết bằng tay trên mảnh vỡ ngư lôi là bằng chứng thuyết phục về sự dính líu của Triều Tiên vào vụ đắm tàu Cheonan. Ông khẳng định khi đánh số cho vũ khí, Triều Tiên thường chạm khắc bằng máy móc, chứ không viết bằng tay, và kiểu chữ trên mảnh vỡ của quả ngư lôi chỉ được dùng cho các vận động viên bóng đá hoặc bóng rổ của nước này.

Trong khi đó, Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) dẫn tuyên bố của người phát ngôn Bộ Ngoại giao nước này ngày 28/5 cảnh báo rằng Bình Nhưỡng sẽ có "những biện pháp đáp trả mạnh mẽ" nếu Hàn Quốc đưa vụ chìm tàu Cheonan lên Hội HĐBA LHQ và đề nghị áp đặt các biện pháp trừng phạt mới đối với Triều Tiên. Tuyên bố đồng thời chỉ trích Mỹ hậu thuẫn kế hoạch của Hàn Quốc tìm cách trừng phạt Triều Tiên thông qua HĐBA.

Mặc dù tuyên bố không nêu cụ thể "các biện pháp đáp trả mạnh mẽ", song giới quan sát dự đoán đó có thể là một vụ thử tên lửa đạn đạo tầm xa hoặc vụ thử hạt nhân thứ ba.

Minh Tâm (Theo KCNA)

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

TƯ LIỆU THAM KHẢO

Triều Tiên bác bỏ bằng chứng vụ đắm tàu Cheoanan

29/05/2010 15:15:56

Posted Image- Trong cuộc họp báo ngày 28/5, Cục trưởng Cục Chính sách của Ủy ban Quốc phòng Triều Tiên Pak Rim Su đã bác bỏ bằng chứng cho rằng ngư lôi của Triều Tiên làm đắm tàu chiến Cheonan của Hàn Quốc hồi cuối tháng 3 vừa qua, làm 46 người thiệt mạng.

TIN LIÊN QUAN

Nhời bàn của Sư Thiến:

Quả Ngư Lôi thì hoặc là từ trên trời rơi xuống - tức là từ chiến tranh Triều Tiên cách đấy gần 60 năm trước. Yếu tố này đã bị loại trừ bời danh dự của quốc gia khi xác định: Nó không từ trên trời rơi xuống. Như vậy chỉ còn có hai khả năng:

1 - Do Bắc Triều Tiên bắn như các chuyên gia Nam Hàn và một số nước xác định.

2 - Do Hoa Kỳ và đồng minh dựng lên, như Bắc Triều Tiên xác định.

Cả hai trường hợp đều chỉ có một kết quả: Các chính khứa đã leo lên ngồi lưng cọp.

Buồn nhỉ! Cho thêm vại bia và đĩa heo mọi giả chồn :) .

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

LỜI TIÊN TRI 2010

Đại ý: Nắng hạn nửa đầu năm....

Ấn Độ: Nóng đến 50 độ C, hàng trăm người chết

29/05/2010 14:03 (GMT +7)

* Hàng ngàn người xuống đường phản đối chính quyền cúp điện

Cái nóng chết người lên đến 50oC đã cướp đi sinh mạng của hàng trăm người tại Ấn Độ, trong khi đất nước này vẫn đang oằn mình chờ những cơn mưa đến muộn. Nắng nóng không chỉ đảo lộn sinh hoạt của người dân mà còn đe dọa gây nên những bất ổn chính trị.

Tờ Hindustan Times ngày 27-5 đưa tin nhiệt độ trung bình tại phía Bắc và Tây Ấn Độ vào khoảng 45 oC, nóng hơn mức trung bình của khu vực Tây Á 5oC, thậm chí vượt cả một số khu vực châu Phi. Nhiệt độ kỷ lục đo được tại bang Rajasthan xấp xỉ 49,3o, tại bang Haryana là 47,9oC và bang Maharashtra lên đến 50oC.

Cái nóng thiêu đốt kéo dài nhiều ngày qua làm số người thiệt mạng ngày càng gia tăng. Có hơn 300 trường hợp tử vong do các bệnh liên quan đến thời tiết trong mùa hè này, phần lớn tập trung tại các bang Gujarat (100 người), Maharashtra (92 người)... Riêng hai tuần qua, ít nhất 25 người thiệt mạng vì nắng nóng.

Posted Image

Một đứa trẻ tắm dưới vòi nước tại Allahabad ngày 27-5, nơi có nhiệt độ vượt mức 46oC

“Nóng không thể chịu được, cứ như địa ngục trần gian” - Rashid Hasan (35 tuổi, sống ở Delhi) than thở. Trong khi đó, chị Susan Mathew, 33 tuổi, nói ở trong nhà hay ngoài trời cũng như nhau. “Điện thường xuyên bị cúp nên chúng tôi không thể mở máy điều hòa. Ở trong nhà thì đổ mồ hôi như tắm, ngoài đường thì nóng cháy da, làm gì bây giờ?” - chị Mathew bức xúc.

Sinh hoạt của hầu hết người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng, đặc biệt là những người làm công việc ngoài trời. Ratan La, công nhân làm việc tại một công trường ở Rajasthan, cho biết anh vẫn phải mưu sinh bất chấp cái nóng kinh hoàng.

“Tôi không có lựa chọn nào khác, tôi phải kiếm tiền dù nóng hay lạnh. Vấn đề lớn nhất là chúng tôi đổ mồ hôi cả ngày và những tảng đá chúng tôi làm trở nên rất nóng. Chúng tôi sợ mình sẽ đổ bệnh”. Không chỉ Ratan, người dân đang tìm mọi cách để trốn nóng. “Chúng tôi chưa từng thấy nhiệt độ cao như thế này. Để cứu mình, chúng tôi phải trùm đầu suốt cả ngày” - một người ở Barmer kể.

Tại thủ đô New Delhi, nhiệt độ ở mức cao nhất trong suốt bốn năm qua. Các bệnh viện cho biết số trường hợp nhập viện do say nắng tăng 20%. Người dân đổ xô vào các trung tâm có gắn máy điều hòa. Ngày 26-5, hàng ngàn người đã xuống đường biểu tình phản đối việc chính phủ cúp điện.

Các quan chức Ấn Độ cho biết thời tiết nóng đã được dự báo trước. “Chúng ta đang bước vào đỉnh điểm của mùa hè và đây là điều sẽ xảy ra” - lãnh đạo cơ quan dự báo thời tiết Ajit Tyagi nói. Tuy nhiên, cái nóng dự kiến còn kéo dài hết tuần này cho đến khi những cơn mưa bắt đầu. “Chúng tôi đang thấy các điều kiện thuận lợi cho gió mùa Ty Nam di chuyển đến trong 3-4 ngày tới” - Giám đốc Trung tâm dự báo thời tiết tại Pune nói. Trước đó, cơn bão nhiệt đới Laila được cho là nguyên nhân làm mùa mưa đến chậm.

Thông thường tháng 5 và 6 tại Ấn Độ là thời điểm nóng nhất trong năm với nhiệt độ có thể lên 40-45oC. Tuy nhiên, từ tháng 4 năm nay, nhiệt độ nhiều nơi đã bắt đầu vượt ngưỡng 40oC trong khi mùa mưa vẫn còn cách hơn một tháng. Ngành nông nghiệp trị giá hàng tỉ USD của Ấn Độ, nơi có 60% nông dân phụ thuộc vào mưa, đang trông chờ mùa mưa đến để bắt đầu gieo trồng.

Theo Trần Phương

Tuổi trẻ

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

TƯ LIỆU THAM KHẢO

Động thái của Đức và nỗi lo sợ của Mỹ

Thứ bảy, 29/05/2010

Posted Image

Bộ trưởng tài chính Mỹ Geithner (trái) và Bộ trưởng tài chính Đức Schäubles.

VIT - Mỹ e ngại động thái của Đức có thể tác động xấu đến việc hồi phục kinh tế...

Hôm 27/5, Mỹ đã lên tiếng cảnh báo Đức vì Berlin đang áp dụng nhiều biện pháp nhằm xiết chặt khu vực tài chính. Mỹ cho rằng những biện pháp này đang gây nguy hại đến việc hồi phục kinh tế. Bộ trưởng Tài chính Mỹ, Timothy Geithner, trong chuyến công du đến châu Âu đã đến thăm Ngân hàng Trung ương châu Âu có trụ sở chính đặt tại Đức. Geithner bày tỏ sự thất vọng về quyết định đơn phương của Đức về việc cấm bán cổ phiếu trần thông qua bên thứ ba. Biện pháp này đã tạo ra một làn sóng ngầm trên thị trường. Đây cũng là biện pháp dự định sẽ được trình quốc hội để đưa vào hiến pháp Đức trong năm nay.

Ông Geithner phát biểu tại Berlin: “Tôi nghĩ tất cả chúng ta đều mong muốn chính phủ sẽ có những biện pháp thắt chặt hơn nữa về vốn và đòn bẩy. Tuy nhiên, biện pháp này phải được nghiên cứu kỹ lưỡng để đảm bảo hệ thống tài chính sẽ ổn định hơn trong tương lai và không tạo ra bất cứ rủi ro nào về tài chính gây ảnh hưởng đến tiến trình khôi phục kinh tế.

Khủng hoảng đồng euro đã khiến các nhà đầu tư ngừng sử dụng đồng euro để mua bán trài phiếu kho bạc Mỹ và trái phiếu chính phủ Đức. Mỹ dường như đã bị sốc bởi động thái của chính phủ Đức nhằm kiểm soát gắt gao thị trường tài chính. Việc làm này của Đức nhằm động cơ đạt được sự ủng hộ của phe đối lập đối với gói giải cứu đồng euro. Nói cách khác, mối quan tâm của chính quyền Angela Merkel dường như trở nên bất ổn hơn bao giờ hết.

“Chuyến thăm của Bộ trưởng Tài chính Mỹ chứng tỏ Mỹ đang thực sự lo lắng”, Nikolaus Piper, chuyên gia bình luận kinh tế của tờ Süddeutsche Zeitung nói. “Chính quyền Obama lo sợ rằng Đức không những gây nguy hại cho đồng euro mà còn tạo ra cuộc khủng hoảng tài chính lần thứ hai”.

Bộ trưởng Đức Schäubles, sau cơn bạo bệnh khiến ông vắng mặt trong các phiên họp về giải cứu đông euro, đã nhấn mạnh rằng sự khác biệt giữa Mỹ và Đức thực ra không lớn như hai nước vẫn nghĩ.

“Như những gì có thể được thực hiện và những gì cần phải được thực hiện đối với quy định thị trường tài chính, rõ ràng là chúng tôi đang có những đánh giá chính xác hơn bất kì một thời điểm nào,” ông Schäubles nói. Đảng Dân chủ Xã hội đang thúc giục chính phủ Đức xiết chặt khu vực tài chính và đưa ra thuế giao dịch tài chính. Như vậy, Đảng Dân chủ xã hội sẽ là một thành phần quan trọng nếu bà Merkel muốn mở rộng sự đồng thuận của nghị viện đối với việc giải cứu đồng euro.

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Geithner bày tỏ quan điểm rõ ràng rằng, Mỹ sẽ khó mà chấp nhận một đạo luật như thế. Thỏa thuận giữa hai nước nhằm mục đích kiểm soát rủi ro, tăng thêm vốn bảo toàn, đảm bảo sự minh bạch và mở đường cho các thị trường phát sinh. Từ đó đảm bảo rằng các nhà quản lý và giám sát có thể làm tốt công việc của mình trong việc bảo vệ nền kinh tế khỏi các rủi ro.

Lê Hà (Theo TimesOnline) Tin dịch

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

10 triệu người châu Phi có thể chết đói vì khô hạn

Cập nhật lúc 07:58, Chủ Nhật, 30/05/2010 (GMT+7) ,

(TinnhanhVietNamNet) – Sẽ có khoảng 10 triệu người Châu Phi bị chết đói vì khô hạn trong vòng 3 tháng tới.

Cảnh báo này được chương trình lương thực LHQ (WFP) đưa ra trên cơ sở phân tích tình hình khô hạn ở châu lục này.

Theo đó, trong vòng 3 tháng tới, nếu tình trạng khô hạn vẫn tiếp diễn như hiện nay sẽ có khoảng 10 triệu người ở các nước Niger, Chad và Libya bị chết đói.

Người dân ở những nước này đang phải đối mặt với nạn đói kinh hoàng nhất trong lịch sử. Toàn bộ mùa màng bị thiêu cháy, gia súc chết la liệt vì không có nước và thức ăn. Nhiều người phải di cư sang các khu vực khác để xin ăn, họ lê lết trên những đường phố của Nigeria, Katsina để kiếm bữa qua ngày.

Một số khác ở lại, mong chờ vào những cơn mưa có thể sẽ không bao giờ đến. Một số người vì quá mệt mỏi, chết gục ngay dưới những gốc cây.

Theo dự báo của LHQ, Niger sẽ là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của hạn hán và con số người chết đói sẽ tăng gấp nhiều lần năm 2005 – khi mà nước này đã có hàng chục ngàn trẻ em bị chết vì suy dinh dưỡng.

Tại nước này, nhiều bà mẹ phải dẫn con đi bộ cả 30 cây số để có thể tới được một điểm tiếp nhận cứu trợ thực phẩm hoặc trung tâm y tế.

Posted Image

Người dân ở khu vực châu Phi đang phải đối mặt với nạn đói kinh hoàng (Nguồn: AP)

“Mức độ suy dinh dưỡng của bà mẹ và trẻ em đang tăng rất cao. Nếu chúng ta không tiến hành ngay các hoạt động cứu trợ thì nguy cơ khủng hoảng lương thực tại khu vực này sẽ trở thành một thảm họa thực sự” ông John Homes, Giám đốc nhân đạo của LHQ cho biết.

Hiện WFP còn thiếu khoảng 96 triệu USD cho các chương trình cứu trợ lương thực dành cho 1,5 triệu người tại các khu vực bị hạn hán nặng nhất ở Niger. Tổ chức này cũng đang tiến hành kêu gọi sự ủng hộ của các nước khác để gia tăng nguồn cứu trợ trước khi nạn đói ở một số nước khác lan nhanh và trở thành một thảm họa thực sự.

  • Thiên Hương (Theo AP)
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

TƯ LIỆU THAM KHẢO

“Bữa tiệc cuối cùng” và bán đảo Triều Tiên

30/05/2010 09:44:12

Posted Image- “Bữa tiệc cuối cùng” là bức tranh mà danh họa Leonardo da Vinci đã thể hiện thành công đầy sinh động và kịch tính tâm trạng các môn đồ của Chúa Jesus. Trong bữa tối cuối cùng trước khi bị đóng đinh trên cây Thánh giá, Chúa Jesus đã ban ra lời truyền rằng sẽ có một trong số 12 môn đồ bán đứng Ngài. Các môn đồ đã có rất nhiều tâm trạng khác nhau như hãi hùng, phẫn nộ, lo lắng và nghi kị... Mỗi người có một vẻ, một điệu bộ cử chỉ và một suy nghĩ riêng của mình. Thái độ, cảm xúc quốc tế hiện nay về bán đảo Triều Tiên cũng đa dạng như môn đồ của Chúa.

Tình hình bán đảo Triều Tiên đang khiến cộng đồng quốc tế lo ngại với nguy cơ xảy ra xung đột vũ trang bất cứ lúc nào. Vụ chìm tàu chiến Cheonan của Hàn Quốc giống như một ngọn lửa khiến căng thẳng âm ỉ từ lâu bùng lên.

Trước cáo buộc từ phía Hàn Quốc rằng Triều Tiên chính là thủ phạm đã bắn ngư lôi gây chìm tàu Cheonan khiến 46 thủy thủ Hàn Quốc tử nạn, mỗi nước đã có những phản ứng riêng theo cách của mình. Một số nước đã “túm tụm” lại lên án mạnh mẽ Triều Tiên, một số khác vẫn điềm tĩnh và tỏ ra “trung lập”.

Posted Image

Cả Triều Tiên và Hàn Quốc đều đã "động thủ"

Những tuyên bố và cung cách hành xử của mỗi quốc gia không phải ngẫu nhiên mà đều xuất phát từ những lợi ích của riêng mình, đặc biệt là những tên tuổi có lợi ích sống còn gắn liền với khu vực này.

Trước hết, vụ căng thẳng lần này phải là vấn đề nội bộ của bán đảo Triều Tiên. Khu vực này luôn được các nhà quân sự coi là một trong những điểm nóng nhất trên thế giới. Từ sau cuộc chiến tranh Triều Tiên kết thúc (1950-1953), cả hai miền vẫn trong tình trạng chiến tranh.

Hai bên mới chỉ có với nhau một Hiệp định ngừng bắn tạm thời và một giới tuyến phi quân sự không lấy gì làm bảo đảm. Từ sau chiến tranh Triều Tiên đến nay, hai miền Nam Bắc đã có nhiều cố gắng để xích lại gần nhau. Những tưởng, những kết quả hàn gắn gần đây sẽ dần đưa bán đảo Triều Tiên trở lại ổn định sau những vụ ồn ào liên quan đến các vụ thử tên lửa, mới đây nhất là vụ thử hạt nhân hồi tháng 6 năm ngoái của Triều Tiên.

Tất nhiên, giữa hai miền còn quá nhiều khác biệt không thể giải quyết trong một sớm một chiều. Sự chia cắt này cũng không thể liền da theo những cách thông thường như vậy. Nhưng những căng thẳng gần đây, đặc biệt là những vụ đụng độ trên biển Hoàng Hải đã khiến vết thương này rỉ máu và nhức nhối hơn.

Posted Image

Tàu Cheonan và phần sót lại mà Hàn Quốc cho là bằng chứng chứng minh Triều Tiên là thủ phạm

Sau vụ chìm tàu Cheonan, Hàn Quốc đã chính thức lên tiếng coi Triều Tiên là kẻ thù số một. Seoul đã chỉ trích, đe dọa và hành động. Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak đã tuyên bố sẽ trừng trị thích đáng thủ phạm gây ra vụ chìm tàu này.

Quân đội Hàn Quốc nối lại cuộc chiến tâm lý chống Triều Tiên dọc giới tuyến giữa hai miền bằng những hệ thống phát thanh công suất lớn, một cuộc chiến vốn đã được đình hoãn từ năm 2004 khi mà quan hệ liên Triều ấm lên. Căng thẳng hơn là Mỹ-Hàn đã tiến hành tập trận chống tàu ngầm trên quy mô lớn và sát ngay biên giới Triều Tiên. Bên cạnh đó, Hàn Quốc tuyên bố sẽ đưa vấn đề tàu Cheonan lên Liên Hợp Quốc.

Phía bên kia, Triều Tiên bác bỏ mọi cáo buộc mà phía Hàn Quốc đưa ra, coi đây là cái cớ để Hàn Quốc gây căng thẳng quan hệ liên Triều. Đáp trả lại những hành động từ miền Nam, Bình Nhưỡng đã tuyên bố cắt đứt toàn bộ liên lạc với Hàn Quốc, dọa đóng cửa khu công nghiệp chung Keasong, nơi giao thương duy nhất còn lại giữa hai miền. Hôm 27/5, Triều Tiên tuyên bố hủy bỏ mọi hiệp ước quân sự, trong đó có quy chế ngăn chặn xung đột quân sự giữa hai miền trên biển Hoàng Hải.

Posted Image

Biển Hoàng Hải là một trong những nguyên nhân khiến bán đảo Triều Tiên căng thẳng trong thời gian qua

Trước việc Quân đội Hàn Quốc nối lại chiến tranh tâm lý dọc giới tuyến phi quân sự, Quân đội Triều Tiên đã ngay lập tức tuyên bố sẽ “bắn vỡ loa” của Hàn Quốc. Mới đây nhất, Cục trưởng Cục Chính trị Ủy ban Quốc phòng Triều Tiên ngày 28/5 tuyên bố kết quả điều tra vụ Cheonan là vô căn cứ và không công bằng đồng thời cảnh báo chiến tranh có thể nổ ra bất cứ lúc nào.

Posted Image

Hệ thống loa mà Hàn Quốc sử dụng trong cuộc chiến tâm lý chống Triều Tiên

Giữa lúc căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên đang lên đến cao độ thì những “ngư ông đắc lợi” lại chính là Mỹ và Chính phủ của Thủ tướng Nhật Bản Hatoyama. Mỹ và Nhật đã ủng hộ tuyệt đối Hàn Quốc trong vụ tàu Cheonan.

Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton hôm 23/5 còn lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ và tuyên bố không thể nói chuyện với Bình Nhưỡng theo cách thông thường được nữa. Tức là Mỹ sẽ có hành động khác mạnh tay hơn và cứng rắn hơn?!

Nhưng những hành động của Mỹ là gì? Không có gì hơn ngoài yêu cầu Bình Nhưỡng phải “xin lỗi”. Ngay cả tuyên bố xem xét điều động thêm 12 chiếc F-22 đến khu vực này vào cuối tuần cũng không thấy Mỹ đả động gì đến.

Chắc chắn Mỹ cũng không muốn đẩy tình hình tại bán đảo này rơi vào bế tắc bởi điều đó sẽ động chạm đến “người bạn” Trung Quốc của Mỹ. Tuy nhiên, Mỹ đã thành công khi thổi phồng nguy cơ xung đột trong khu vực.

Điều đó đã giúp Mỹ và Chính phủ của ông Hatoyama tiếp tục giữ nguyên hiện trạng căn cứ quân sự trên đảo Okinawa như hiện nay mà không bị mang tiếng là đã “nuốt lời”. Mặt khác, Mỹ cũng cho cộng đồng quốc tế thấy được lý do chính đáng mà quân đội của họ có mặt tại khu vực chiến lược này.

Posted Image

Căn cứ quân sự Futenma của Mỹ trên đảo Okinawa, Nhật Bản

Riêng với Nhật Bản, những tuyên bố hùng hồn của họ nhằm ủng hộ Hàn Quốc và lên án Triều Tiên cũng không có gì khác ngoài vấn đề căn cứ quân sự Mỹ trên đất Nhật. Chỉ có làm như vậy, Chính phủ của ông Hatoyama mới khiến người dân Nhật bị đánh lạc hướng, quan tâm đến Triều Tiên nhiều hơn là việc di chuyển các căn cứ quân sự này.

Hôm qua, Nhật Bản đã chính thức tuyên bố siết chặt lệnh trừng phạt tài chính chống Triều Tiên và thông qua luật đặc biệt cho phép Lực lượng Phòng vệ Bờ biển Nhật Bản (JCG) và hải quan nước này kiểm tra các tàu chở hàng của Triều Tiên.

Ngoài ra, Chính phủ Nhật cũng ủng hộ dự thảo nghị quyết về các biện pháp cấm vận Triều Tiên nếu Hàn Quốc đệ trình dự thảo này lên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Tuy nhiên, trên thực tế những biện pháp mà Nhật Bản siết chặt cấm vận Triều Tiên chỉ mang tính hình thức.

Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Katsuya Okada thừa nhận “không có nhiều biện pháp cấm vận có thể áp đặt để chúng tôi lựa chọn” bởi vì, sau khi Triều Tiên phóng thử tên lửa vào giữa năm 2006, Chính phủ Nhật Bản đã cấm các tàu Triều Tiên cập cảng nước này và cấm nhập khẩu hàng hóa từ Triều Tiên theo các nghị quyết của HĐBA, cũng như cấm việc xuất khẩu hàng hóa cao cấp sang nước láng giềng này.

Vào tháng 6 năm ngoái, Chính phủ Nhật Bản đã áp đặt lệnh cấm vận toàn diện đối với các hoạt động xuất khẩu sang Triều Tiên sau khi Bình Nhưỡng tiến hành vụ thử hạt nhân lần thứ 2. Tháng trước, Thủ tướng Hatoyama đã quyết định gia hạn các biện pháp cấm vận chống Triều Tiên thêm 1 năm.

Posted Image

Ông Hatoyama vẫn khiến Mỹ hài lòng mà không mang tiếng là "nuốt lời" với cử tri Nhật Bản

Trong khi cả Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc đang “đồng tâm hiệp lực” chống lại Triều Tiên và khiến người ta có cảm giác như chiến tranh sắp nổ ra đến nơi thì giờ đây vai trò của Trung Quốc đang được mong đợi hơn bao giờ hết. Đúng với phong cách của mình, Trung Quốc đã thể hiện một quan điểm “nước đôi”. Trung Quốc không thể mạnh tay với Triều Tiên nhưng cũng không thể không xoa dịu Hàn Quốc bởi Seoul là đối tác chiến lược của Bắc Kinh về kinh tế.

Ngày 28/5, Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã đến Seoul để tham dự hội nghị thượng đỉnh Đông Á. Trong cuộc hội đàm với Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak, ông Ôn Gia Bảo đã khẳng định Trung Quốc sẽ không bao che cho bất kỳ ai có trách nhiệm trong vụ đánh đắm chiến hạm Cheonan của Hàn Quốc. Nhưng Trung Quốc cũng không đưa ra kết luận cuối cùng rằng Triều Tiên là thủ phạm của vụ này.

Posted Image

Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo và Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak

Như vậy, Trung Quốc đã thể hiện quan điểm của mình mà không làm chạnh lòng ai. Bên cạnh đó, chính vấn đề Triều Tiên đã giúp Trung Quốc và Mỹ xích lại gần nhau hơn. Trước lời kêu gọi của Mỹ rằng Bắc Kinh nên phối hợp với Washington để trừng phạt Triều Tiên, Trung Quốc đã đáp lại bằng cách từ chối viện trợ kinh tế cho Bình Nhưỡng.

Trong chuyến thăm Trung Quốc vào đầu tháng Năm, nhà lãnh đạo Kim Jong Il đã đề nghị Bắc Kinh tăng viện trợ kinh tế cho Bình Nhưỡng, nhưng Trung Quốc một mực khẳng định chừng nào Triều Tiên chưa chịu nhân nhượng và quay lại vòng đàm phán sáu bên thì Bình Nhưỡng đừng hy vọng vào sự giúp đỡ đó.

Posted Image

Tàu ngầm thuộc Hạm đội Thái Bình Dương của Nga

Trong khi cả Mỹ và Trung Quốc đều đã thể hiện được vai trò của mình trong vấn đề Triều Tiên thì Nga có vẻ “im hơi lặng tiếng”. Nga chỉ kêu gọi Triều Tiên và Hàn Quốc kiềm chế tránh để tình hình leo thang diễn biến khó lường.

Đồng thời Nga cũng cho biết không báo động Hạm đội Thái Bình Dương của mình bất chấp căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên. Mới đây, Nga cũng chỉ đóng góp vào diễn biến trên bán đảo này bằng một đoàn chuyên gia sang Seoul để tìm hiểu kết quả điều tra vụ chìm tàu Cheonan.

Tuy nhiên, với vai trò là một nước lớn trong khu vực, chắc chắn Nga sẽ có nhiều động thái tích cực hơn khi nước này cảm nhận được nguy cơ thực sự của một cuộc chiến sắp nổ ra trên bán đảo Triều Tiên.

Tình trạng căng thẳng giữa hai miền Triều Tiên vẫn đang thu hút sự chú ý của toàn thể cộng đồng quốc tế. Các nước chủ chốt trong khu vực đã thể hiện tiếng nói của mình. Tuy mỗi nước một ý, một mục đích riêng nhưng chắc chắn không ai muốn một cuộc chiến sẽ nổ ra trong bối cảnh hiện nay.

Ngọc Biên (Tổng hợp)

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

LỜI TIÊN TRI 2010

Đại ý: Rớt máy bay, lật tàu lửa......

Xe buýt bốc cháy ở Ấn Độ, 30 người chết

31/05/2010 1:02

Posted Image

Xác xe cháy đen sau tai nạn kinh hoàng - Ảnh: AFP

Ít nhất 30 người, bao gồm 10 trẻ em, đã bị thiêu sống vào hôm qua khi một chiếc xe buýt ở Ấn Độ lao vào rào chắn của cảnh sát và bốc cháy. AFP dẫn lời quan chức cảnh sát địa phương Labhu Ram cho biết xe bị chệch khỏi một chiếc cầu nhỏ sau khi tông vào rào chắn trong đêm tối và rơi xuống mương. “Chiếc xe bùng cháy khi bình diesel phát nổ do chấn động”, ông Ram nói.Trên xe có 64 hành khách đang trên đường từ Surpur thuộc bang Karnataka đến Bangalore, cách đó 600 km. Ít nhất 3 hành khách sống sót đang ở trong tình trạng nguy kịch. Báo cáo ban đầu cho thấy tai nạn xảy ra do tài xế đã cho xe chạy quá tốc độ. Cảnh sát đã khởi tố vụ án đối với tài xế, người sống sót trong vụ tai nạn. Theo Tổ chức Y tế thế giới, Ấn Độ có số người tử vong vì tai nạn giao thông cao nhất thế giới.

Trong một diễn biến khác, tới hôm qua, số người chết trong vụ tàu hỏa đụng nhau tại bang Tây Bengal hôm 28.5 đã lên tới 145 người.

Trùng Quang

Share this post


Link to post
Share on other sites

TƯ LIỆU THAM KHẢO

Hàn Quốc hoãn chiến dịch rải truyền đơn chống Triều Tiên

31/05/2010 06:31:24

Posted Image- Hãng tin AFP ngày 30/5 đưa tin Quân đội Hàn Quốc đã hoãn chiến dịch rải tuyền đơn bằng khinh khí cầu tuyên truyền chống Triều Tiên với nội dung cáo buộc miền Bắc đã phóng ngư lôi đánh đắm tàu chiến Cheonan.

Trước đó, Quân đội Hàn Quốc đã cho in hàng trăm nghìn truyền đơn, coi đây là một phần trong kế hoạch trả đũa Bình Nhưỡng do vụ chìm tàu chiến Cheonan hôm 26/3 khiến 46 thuỷ thủ Hàn Quốc tử nạn.

Posted Image

Giới tuyến chia cắt hai miền Triều Tiên

Bên cạnh kế hoạch rải truyền đơn, Quân đội Hàn Quốc đã tiến hành cuộc chiến tâm lý chống Triều Tiên bằng chương trình phát thanh tuyên truyền 3 lần một ngày qua hệ thống loa công suất lớn lắp đặt dọc giới tuyến phi quân sự chia cắt hai miền.

Động thái này có thể do phía Hàn Quốc lo ngại trước phản ứng dữ dội của Triều Tiên ngày hôm qua. Cục trưởng Cục chính trị Uỷ ban Quốc phòng Triều Tiên đã tuyên bố những cáo buộc của Hàn Quốc là vô căn cứ và cảnh báo chiến tranh có thể nổ ra bất cứ lúc nào.

Posted Image

Quân đội Hàn Quốc tuần tra dọc biên giới với miền Bắc

Theo thông tin mới nhất, cả Hàn Quốc và Nhật Bản đã thất bại trong việc gây sức ép lên Trung Quốc đòi nước này công khai chỉ trích Triều Tiên và buộc Bình Nhưỡng phải chịu trách nhiệm về vụ đắm tàu Cheonan. Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đang có mặt tại Hàn Quốc tham dự Hội nghị thượng đỉnh Đông Á chỉ lên tiếng kêu gọi các bên kiềm chế giải quyết căng thẳng trong khu vực.

Trước đó, ngày 29/5 Thủ tướng Ôn Gia Bảo tuyên bố sẽ không bao che cho bất kỳ ai chịu trách nhiệm trong vụ chìm tàu Cheonan, nhưng cũng không lên tiếng cáo buộc Triều Tiên là thủ phạm vụ này.

Posted Image

Binh sĩ Hàn Quốc được đặt trong tư thế sẵn sàng

Cuộc chiến tâm lý dọc giới tuyến phi quân sự giữa hai miền được đình hoãn từ năm 2004 khi quan hệ liên Triều có dấu hiệu ấm lên. Tuy nhiên, sau đó Triều Tiên vẫn không ngừng than phiền vì các nhóm hoạt động dân sự Hàn Quốc vẫn tiếp tục rải truyền đơn sang phía miền Bắc.

Bảo Minh (Theo AFP)

Share this post


Link to post
Share on other sites

TƯ LIỆU THAM KHẢO

"Triều Tiên tiếp tục khiêu khích sau vụ chìm tàu"

Thứ hai, 31/05/2010

Posted Image

Xác tàu Cheonan sau khi được trục vớt

VIT - Ngày 30/5, một quan chức cao cấp quân đội Mỹ đã lên tiếng cảnh báo Triều Tiên có thể sẽ tiếp tục có những hành động khiêu khích sau vụ đánh chìm một chiếc tàu chiến của Hải quân Hàn Quốc làm 46 thủy thủ thiệt mạng tại Hoàng Hải hồi tháng 3.

"Như các bạn đã biết, Triều Tiên đã phạm phải một hành động cực kỳ tàn ác, và tôi lo ngại là họ có thể có các hoạt động tiếp theo," Đô đốc Michael Mullen, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với chương trình "Fox News Sunday". Ông cho biết thêm, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-il "có vẻ như không thực hiện hành động đơn lẻ nào."

Đô đốc Mullen cho rằng, vụ phóng ngư lôi làm chìm chiếc tàu hộ tống Cheonan nặng 1.200 tấn và sức khỏe suy giảm của Kim Jong-il đã làm cho tình hình an ninh ở Đông Bắc Á "dễ bị tổn thương hơn". Ông cho rằng, "mục tiêu của Mỹ là duy trì không để nổ ra xung đột."

Một số báo cáo cho biết, Kim Jong-un, 27 tuổi, con trai út của nhà lãnh đạo Triều Tiên, đứng đằng sau vụ tấn công tàu Cheonan, giống như vai trò của ông Kim Jong-il trong việc bắn rơi một chiếc máy bay của Hãng Hàng không Hàn Quốc năm 1987 làm toàn bộ 115 hành khách thiệt mạng khi ông đang được chuẩn bị để kế nghiệp cha ông, Kim Il-sung, nhà sáng lập Triều Tiên. Ông Kim Jong-il đã nối nghiệp vào năm 1994 khi ông Kim Il-sung qua đời vì đau tim.

Triều Tiên kịch liệt bác bỏ sự liên quan đến vụ chìm tàu Cheonan, và đã cắt đứt mọi quan hệ với Hàn Quốc, đồng thời đe dọa tiến hành cuộc chiến tranh toàn diện nếu bị cấm vận hoặc trừng phạt về vụ này.

Hàn Quốc có kế hoạch sẽ sớm đưa vụ việc này lên Hội đồng Bảo an nhằm tìm kiếm sự ủng hộ của Mỹ và các đồng minh khác đối với các lệnh trừng phạt bổ sung nhằm vàoTriều Tiên, ngoài những lệnh trừng phạt đã được áp dụng liên quan các vụ thử hạt nhân và tên lửa năm ngoái.

Tuy nhiên, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo vừa không đổ lỗi cho Triều Tiên gây nên vụ chìm tàu này, vừa không thể hiện sẵn sàng ủng hộ kế hoạch tìm kiếm hành động tại Hội đồng Bảo an của Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak.

Trong một cuộc họp báo chung với Tổng thống Lee Myung-bak và Thủ tướng Nhật Bản Yukio Hatoyama tại hòn đảo nghỉ mát Jeju của Hàn Quốc hôm 30/5, Thủ tướng Ôn Gia Bảo nhấn mạnh cần phải "tránh xung đột" và "duy trì hòa bình và ổn định," mặc dù Tổng thống Lee Myung-bak đã tìm kiếm "sự hợp tác khôn ngoan" của Trung Quốc và các nước khác về vấn đề này.

Hội nghị thượng đỉnh 3 bên hàng năm chủ yếu tập trung vào thương mại và các vấn đề hợp tác khác, nhưng đã bị chi phối bởi vụ chìm tàu.

Không rõ liệu Thủ tướng Ôn Gia Bảo sẽ thay đổi quan điểm trong chuyến thăm ba ngày tới Nhật Bản - bắt đầu từ chiều ngày 30/5 - hay không. Sự tham gia của Trung Quốc, nước có quyền phủ quyết tại Hội đồng Bảo an, là rất quan trọng trong việc lên án hoặc trừng phạt Triều Tiên một cách hiệu quả. Triều Tiên hiện phụ thuộc vào đồng minh cộng sản Trung Quốc về năng lượng, lương thực và nhu yếu phẩm khác.

Linh Trang (Theo Yonhap)

---------------------------

Trung Quốc kêu gọi tháo ngòi nổ "Cheonan"

Chủ nhật, 30/05/2010,

VIT - Ngày 30/5, Thủ tướng Trung Quốc Wen Jiabao kêu gọi giải pháp xử lý thích hợp hơn đối với hậu quả nghiêm trọng của vụ chìm tàu chiến Choenan của Hàn Quốc hồi tháng 3, đồng thời nỗ lực tiến hành để từng bước giảm bớt căng thẳng trong khu vực về vụ việc này tránh xảy ra xung đột.

“Nhiệm vụ cấp bách trong thời điểm này là xử lý đúng đắn những ảnh hưởng nghiêm trọng do sự cố Cheonan, giảm bớt căng thẳng trong khu vực, và điều quan trọng nhất là tránh khả năng xảy ra xung đột”, Thủ tướng Trung Quốc Wen Jiabao phát biểu.

Thủ tướng Trung Quốc, ông Wen Jiabao, đã đưa ra tuyên bố trên trong cuộc họp báo chung sau hội nghị thượng đỉnh hai ngày với Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak và Thủ tướng Nhật Bản Yukio Hatoyama trên đảo nghỉ mát Jeju của Hàn Quốc. Ông Wen Jiabao cũng kêu gọi các quốc gia Đông Bắc Á trợ giúp duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực. “Chúng ta phải tận dụng mọi nỗ lực để thúc đẩy hòa bình và ổn định ở Đông Bắc Á. Điều kiện tiên quyết về vụ việc và sự leo thang sẽ không được nêu ra, và như thế những thành tựu khó khăn lắm mới đạt được sẽ lại mất đi”, ông Wen Jiabao nhấn mạnh.

“Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng cường tiếp xúc với các bên liên quan trong sự cố Cheonan để đưa tình hình theo hướng có lợi cho hòa bình và ổn định ở Đông Bắc Á. Đây là lợi ích lâu dài và chung nhất của chúng ta”, ông Wen Jiabao cho biết.

Vì khu vực đang đối mặt với nhiều thách thức mới, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc cần phải tăng cường phối hợp với nhau, giải quyết vấn đề nhạy cảm một cách thích hợp và thúc đẩy tin tưởng lẫn nhau về chính trị, ông Wen Jiabao nói thêm.

Posted Image

Quang cảnh hội nghị thượng đỉnh Trung-Nhật-Hàn

Ngoài ra, tại buổi họp báo, Thủ tướng Trung Quốc Wen Jiabao cũng bày tỏ sự thương tiếc đối với các nạn nhân trong sự cố Cheonan và sự cảm thông sâu sắc tới thân nhân của họ.

Trước đó, ngày 26/3, tàu hải quân Cheonan của Hàn Quốc, với 104 thành viên thủy thủ đoàn trên tàu, bị chìm ngoài khơi bờ biển phía tây của bán đảo Triều Tiên khiến 46 thủy thủ thiệt mạng.

Sau đó, ngày 20/5, chính phủ Hàn Quốc công bố kết quả điều tra của nhóm chuyên gia đa quốc gia, trong đó kết luận rằng tàu tuần tra Cheonan đã bị một ngư lôi phóng từ tàu ngầm của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (CHDCND Triều Tiên) tấn công.

Đáp lại, CHDCND Triều Tiên đã kịch liệt bác bỏ các cáo buộc trên và cảnh báo rằng bất kỳ sự trả đũa nào đối với Triều Tiên sẽ dẫn đến một cuộc “chiến tranh toàn diện”.

Thành Long (Theo THX)

----------------------------------------------

Những khả năng dẫn tới chiến tranh Triều Tiên

VNN

Thứ Hai, 31/05/2010

Trước kia, CHDCND Triều Tiên đã phóng một tên lửa qua lãnh thổ Nhật Bản và tiến hành một vụ thử hạt nhân. Giờ đây, họ bị cáo buộc phóng ngư lôi đánh chìm tàu chiến Hàn Quốc làm 46 thủy thủ thiệt mạng. Điều này đã dấy lên phản ứng giận dữ của nhiều nước.

TIN LIÊN QUAN

Mỹ và các nước láng giềng của CHDCND Triều Tiên - gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Nga - nhắc nhở lẫn nhau rằng họ chẳng được lợi gì từ một cuộc đối đầu dai dẳng, chứ chưa nói đến một cuộc chiến tranh. Từng bước một, các lệnh cấm vận được áp đặt. Các cuộc hội đàm được tiến hành. Về phần mình, Triều Tiên ngay lập tức bóng gió rằng nước này có thể bị lôi kéo vào việc từ bỏ chương trình hạt nhân.

Rốt cục, vòng tuần hoàn lại bắt đầu.

Nhà Trắng đánh cược rằng, cuộc khủng hoảng mới nhất trên bán đảo Triều Tiên, bắt nguồn từ vụ chìm tàu hồi tháng 3, cũng sẽ tiêu tan chứ không leo thang. Nhưng nguy cơ lớn, như luôn thế, là những gì xảy ra nếu Triều Tiên đi sai một nước cờ quan trọng.

Trong quá khứ đã không có sự leo thang hành động sau cuộc đột kích năm 1968 vào dinh Tổng thống Hàn Quốc, hoặc khi Triều Tiên bắt giữ tàu do thám Pueblo của Mỹ vài ngày sau đó, hoặc vào năm 1983, khi đa số trong Nội các Hàn Quốc thiệt mạng trong một vụ đánh bom ở Rangoon, Myanmar, hoặc vào năm 1987, một máy bay của Hàn Quốc bị các điệp vụ Triều Tiên cho nổ tung, giết chết 115 người.

Vậy lần này có gì khác. Dưới đây là 5 tình huống có thể dẫn đến chiến tranh.

Một vụ việc trên biển

Posted Image

Minh họa từ ảnh của Choi Jae-Ku/Yonhap.

Kể từ khi cuộc chiến Triều Tiên kết thúc nhờ một thỏa thuận ngưng bắn, hai miền bán đảo thường xuyên tranh chấp - đôi khi xảy ra đụng độ - về vị trí chính xác của "Giới tuyến Bắc" - lằn ranh phân chia hải phận hai nước.

Vào tháng 3 vừa qua, tàu tuần tra Cheonan của hải quân Hàn Quốc bị chìm. Lần đầu tiên trong danh sách các mối quan ngại của chính quyền Obama có một vụ việc trên biển mà có thể biến thành một trận chiến hỏa lực kéo dài. Bất cứ một sự ràng buộc chặt chẽ nào cũng có thể lôi kéo Mỹ vào cuộc vì nước này là một đồng minh lớn của Hàn Quốc, chịu trách nhiệm chỉ huy nếu nổ ra một cuộc xung đột lớn.

Cho đến trước khi cuộc điều tra của nhóm chuyên gia 5 nước kết luận rằng tàu Cheonan bị trúng ngư lôi, Hàn Quốc và các đồng minh của nước này vẫn không nghĩ hạm đội tàu ngầm mini của Triều Tiên đủ sức đánh chìm một tàu chiến được trang bị "tận răng" của Hàn Quốc.Nã pháo vào Vùng Phi quân sự (DMZ)

Posted Image

Minh họa từ ảnh của Chung Sung-Jun/Getty Images.

Các máy bay chiến đấu của Hàn Quốc và Mỹ hàng ngày vẫn tập luyện phản ứng trong trường hợp đội quân 1,2 triệu binh sĩ Triều Tiên đổ vào DMZ như kiểu những năm 1950. Nhưng chỉ vài người thực sự nghĩ điều đó xảy ra.

Trong một biện pháp trả đũa hồi tuần trước, Hàn Quốc mở lại các chương trình tuyên truyền qua loa phóng thanh tại DMZ. Những năm qua, các chương trình như vậy chỉ binh lính Hàn quốc nghe được và giờ đây vùng đất "không người ở" này lại chỉ toàn động vật hoang dã.

Tuy nhiên, biện pháp này đủ mạnh để khiến cho ban lãnh đạo Triều Tiên dọa bắn vỡ hệ thống loa phóng thanh Hàn Quốc. Điều đó có thể dẫn tới các cuộc đọ súng "ăn miếng trả miếng" và dẫn tới một sự đe dọa bắn vào Seoul từ phía Triều Tiên - khoảng cách mà đạn cối dễ dàng đáp tới. Nếu điều đó xảy ra, hàng nghìn người có thể chết và các nhà đầu tư của nền kinh tế Hàn Quốc chắc chắn sẽ hoảng loạn.

Các quan chức Mỹ tin rằng người Hàn sẽ nghĩ lại về chiến thuật dùng lo phóng thanh tuyên truyền.

Một cuộc đấu tranh quyền lực hoặc đảo chính

Posted Image

Minh họa từ ảnh của Kenji Fujimoto, Reuters.

Khi hỏi các nhà phân tích tình báo Mỹ rằng điều gì có thể làm cho tình hình leo thang hoặc dẫn tới một cuộc khủng hoảng tương lai, họ nêu cái tên Kim Jong-un, con trai út 27 tuổi của lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-il, người đã được chọn kế nhiệm cha mình.

Theo một số thông tin, nhiều người ở tầng lớp thượng lưu Triều Tiên xem Kim Jong-un là chưa qua thử thách và không xứng đáng. "Chúng ta sẽ chứng kiến những dấu hiệu căng thẳng bên trong hệ thống Triều Tiên", một quan chức Mỹ nói.

Một khả năng khác là cuộc chiến nội bộ liên quan đến người kế nhiệm ông Kim Jong-il có thể sẽ khiến cho bạo lực lan rộng ở Triều Tiên, lôi kéo các cường quốc bên ngoài vào can thiệp để ngăn chặn đổ máu.

Sụp đổ nội bộ

Posted Image

Minh họa từ ảnh của Fred R. Conrad/The New York Times.

Chiến lược lâu dài nhất của Mỹ về Triều Tiên rút cục lại không phải là một chiến lược; đó là một lời cầu nguyện cho nước này sụp đổ. Harry Truman, Dwight Eisenhower và John F. Kennedy đều hy vọng điều đó. Dick Cheney cũng cố gắng đẩy nhanh theo hướng này.

Nhưng chính quyền Bình Nhưỡng vẫn trụ vững qua tất cả.

Vậy liệu Triều Tiên có đổ vỡ khi xảy ra một cuộc đấu tranh quyền lực? Rất có thể.

Một sự khiêu khích về hạt nhân

Posted Image

Minh họa từ ảnh của Digitalglobe, AP

Với căng thẳng tăng cao, các vệ tinh do thám của Mỹ đang tìm kiếm bằng chứng Triều Tiên sắp thử một vũ hí hạt nhân nữa - như khi họ làm năm 2006 và 2009 - hoặc là phóng thử thêm các tên lửa tầm xa.

Trong quá khứ, những cuộc thử nghiệm như vậy đã gây căng thẳng. Nhưng đó không phải là nỗi lo lớn nhất của chính quyền Obama vì Triều Tiên được cho là chỉ có đủ nhiên liệu cho từ 8 đến 12 quả bom.

Đáng lo hơn nhiều là một quyết định xuất khẩu công nghệ hạt nhân của Bình Nhưỡng và người Mỹ không biết được.

Nhiều năm qua, các cơ quan tình báo Mỹ đã bỏ lỡ bằng chứng Triều Tiên đang xây dựng một lò phản ứng ở hoang mạc Syria, gần biên giới Iraq. Người Israel phát hiện ra cơ sở này và xóa sổ nó trong một vụ oanh kích năm 2007. Giờ đây, cuộc điều tra đang được tiến hành để tìm xem có nước nào đang sử dụng công nghệ của Triều Tiên, thậm chí tệ hơn là nhiên liệu bom của Triều Tiên.

Tóm lại, nỗi lo lớn nhất là Triều Tiên có thể quyết định rằng dạy người khác cách chế tạo vũ khí nhân là cách nhanh nhất để thách thức một vị Tổng thống Mỹ từng tuyên bố ngăn chặn phổ biến vũ khí hạt nhân là nhiệm vụ số 1 của ông.

Chưa biết hiện giờ ngành tình báo Mỹ đã thu thập được những tín hiệu mà họ bỏ lỡ ở Syria hay chưa. Nếu rồi, một cuộc khủng hoảng có thể không chỉ giới hạn ở bán đảo Triều Tiên, nó có thể lan tới Trung Đông hoặc bất kỳ nơi nào mà Triều Tiên tìm được khách hàng.

  • Thanh Hảo (Theo NY Times)

Share this post


Link to post
Share on other sites

TƯ LIỆU THAM KHẢO

Hàn Quốc tập trận gần biên giới căng thẳng

Thứ hai, 31/05/2010

Posted Image

Binh sĩ Hàn Quốc trong một cuộc tập trận gần biên giới liên Triều

VIT - Hàn Quốc đã tiến hành tập trận gần biên giới căng thẳng với Triều Tiên vào hôm nay (31/5) khi Seoul đang cố gắng thuyết phục những người có quan điểm lưỡng lự trong và ngoài nước rằng Bình Nhưỡng dính líu đến việc đánh chìm 1 trong những tàu chiến của họ.

“Hiện có một số người trong xã hội chúng ta đưa ra những luận điệu cáo buộc không có căn cứ và gia tăng nghi ngờ về kết quả cuộc điều tra vụ chìm tàu Cheonan. Tôi cảm thấy buồn và hối tiếc”, Ngoại trưởng Hàn Quốc Yu Myung-Hwan nói.

Một đội điều tra đa quốc gia hôm 20/5 cho hay, họ đã phát hiện ra nhiều bằng chứng cho thấy một tàu ngầm của Triều Tiên đã nã ngư lôi khiến chiến hạm Cheonan gãy làm đôi hôm 26/3, cướp đi sinh mạng của 46 thủy thủ.

Hàn Quốc đã thông báo một loạt biện pháp đáp trả, trong đó có việc ngừng giao thương với Triều Tiên. Kế hoạch của Seoul, với sự ủng hộ của Mỹ và Nhật Bản, yêu cầu Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc trừng phạt hoặc ít nhất là lên án Bình Nhưỡng.

Quốc gia cộng sản này từ chối dứt khoát việc liên quan đến vụ chìm tàu Cheonan và phản ứng bằng đe dọa tiến hành chiến tranh, làm cho căng thẳng khu vực leo thang.

Theo hãng tin AFP, hàng ngàn binh lính Hàn Quốc đã tiến hành cuộc tập trận quân sự để cản trở một cuộc tấn công giả định của Triều Tiên dọc một con sông gần khu vực biên giới tranh chấp.

Các quan chức quân sự cho biết, Hàn Quốc đã triển khai khoảng 50 xe tăng và xe bọc thép, hàng chục trực thăng tấn công và súng tự hành để phô diễn sức mạnh quân sự.

Tuy nhiên, hãng thông tấn Yonhap hôm 30/5 đưa tin, trong nỗ lực dường như nhằm xoa dịu căng thẳng, quân đội Hàn Quốc đã hõan kế hoạch rải truyền đơn bằng kinh khí cầu vào Triều Tiên. Bộ Quốc phòng Hàn Quốc chưa xác nhận thông tin này.

Nhiều quốc gia đã lên án Triều Tiên vì vụ chìm tàu Cheonan tại biển Hoàng Hải. Đây được coi là một trong những cuộc tấn công quân sự tồi tệ nhất nhằm vào Hàn Quốc kể từ cuộc chiến tranh 1950-53.

Tuy nhiên, Hàn Quốc cần có sự ủng hộ của Nga và Trung Quốc trong việc lên án Triều Tiên tại Hội đồng Bảo an.

Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo chống lại sức ép tại một hội nghị thượng đỉnh 3 bên (cùng với sự tham gia của các nhà lãnh đạo Nhật Bản và Hàn Quốc) trong việc công khai ủng hộ động thái của Liên Hợp Quốc hoặc lên án Triều Tiên – đồng minh của Bắc Kinh.

Thủ tướng Ôn Gia Bảo hiện đang có mặt tại Tokyo – nơi Thủ tướng Nhật Bản Yukio Hatoyama lại thúc giục ông ủng hộ nỗ lực lên án Triều Tiên.

Trung Quốc khẳng định sẽ nghiên cứu báo cáo điều tra, trong khi đó Nga đã gửi một đội chuyên gia hải quân tới Hàn Quốc hôm 31/5 để thực hiện công việc tương tự.

Bộ Ngoại giao Nga cho biết, họ cần “100% bằng chứng” cho thấy sự dính líu của Triều Tiên trong vụ chìm tàu.

Một số người Triều Tiên cũng nghi ngờ về kết quả điều tra. Kết quả cuộc trưng cầu dân ý trên tờ Hankook Ilbo tuần trước cho thấy, 24% số người được hỏi không tin kết quả điều tra.

Ngoại trưởng Yu Myung-Hwan cho hay, một số nhóm cánh tả phản ứng gay gắt với khẳng định rằng Triều Tiên đánh chìm tàu Hàn Quốc. Ông tuyên bố sẽ tăng cường các nỗ lực đưa vụ việc này lên Liên Hợp Quốc. Các nhóm và đảng đối lập cánh tả cáo buộc chính phủ sử dụng vụ chìm tàu để giành sự ủng hộ từ các cử tri bảo thủ trong cuộc bầu cử địa phương vào thứ Tư tới.

Triều Tiên khẳng định, chính phủ bảo thủ của Hàn Quốc bịa đặt vụ chìm tàu để kích động căng thẳng và tăng cường sự ủng hộ trước thềm cuộc bầu cử.

NM (Theo AFP)

Share this post


Link to post
Share on other sites

TƯ LIỆU THAM KHẢO

Cuộc chiến Triều Tiên 1950 - 1953

VnExpress

31/05/2010

Những lời đe dọa và biện pháp trừng phạt lẫn nhau hiện nay khiến người ta lo ngại về nguy cơ tiếp diễn cuộc chiến tranh từng xảy ra cách đây 50 năm trên bán đảo Triều Tiên.

Năm 1950, khi cộng đồng quốc tế nỗ lực tái thiết sau Thế chiến II, một cuộc xung đột mới nổ ra ở vùng Đông Bắc Á. Đây là một biến cố hiếm hoi khi Chiến tranh Lạnh biến thành nóng, đặt Mỹ và đồng minh ở thế đối nghịch với Liên Xô, CHDCND Triều Tiên và Trung Quốc. Nó được đánh dấu bằng những bước ngoặt bất ngờ của lịch sử và số thương vong khổng lồ. Ít nhất hai triệu dân thường và 1,5 triệu lính Triều Tiên thiệt mạng. Trong khi đó, số lính Mỹ chết trong trận chiến là 30.000, còn quân đội Hàn Quốc mất 400.000 người.

Trong phần lớn thời gian xảy ra chiến tranh, hai bên có lúc tìm cách đàm phán hòa bình. Khi thỏa thuận ngừng bắn được ký vào ngày 27/7/1953, không ai có thể tưởng tượng được rằng hơn 50 năm sau đó, bán đảo Triều Tiên về danh nghĩa vẫn ở trong tình trạng chiến tranh. Hai miền không đạt được hiệp ước hòa bình và khu vực biên giới vẫn dày đặc mìn, pháo và hàng trăm binh sĩ.

Posted Image

Bán đảo Triều Tiên được chia thành hai phần bởi vĩ tuyến 38. Sơ đồ: BBC.

Cuộc chiến Triều Tiên khởi nguồn từ lịch sử phức tạp trên bán đảo và rộng hơn nữa là trong khu vực. Trung Quốc, Nhật và Liên Xô đều muốn có ảnh hưởng ở nơi này.

Sau cuộc chiến 1904-05, Nhật giành thế áp đảo và chính thức đô hộ bán đảo Triều Tiên từ năm 1910 cho đến khi Thế chiến II kết thúc.

Chỉ 7 ngày trước khi Nhật đầu hàng vô điều kiện năm 1945, Liên Xô đưa quân vào bán đảo Triều Tiên. Sau đó, Liên Xô và Mỹ đồng ý chia bán đảo này thành hai phần, phân cách ở vĩ tuyến 38. Liên Xô tiếp quản miền bắc còn Mỹ quản lý miền nam.

Liên Xô hậu thuẫn chế độ cộng sản ở miền bắc, dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Kim Nhật Thành. Mỹ tổ chức bầu cử ở miền nam và ông Syngman Rhee đắc cử tổng thống. Quân đội hai nước rút khỏi bán đảo Triều Tiên trước năm 1949.

Quân đội Triều Tiên được Liên Xô huấn luyện và trang bị tốt. Họ có 135.000 binh sĩ, xe tăng và pháo. Trái lại, lực lượng Hàn Quốc chỉ có 98.000 và chỉ mang tính dân sự. Chính quyền cả hai miền đều muốn thống nhất bán đảo dưới một chế độ.

Rạng sáng ngày 25/6/1950, khi một nửa binh sĩ Hàn Quốc nghỉ cuối tuần, Triều Tiên bất ngờ tràn quân sang bên kia vĩ tuyến 38. Mỹ liền vội vàng huy động binh sĩ ở các căn cứ tại Nhật Bản. Tuy nhiên, lực lượng Mỹ và Hàn Quốc gặp khó khăn trong các cuộc đối đầu ban đầu với Triều Tiên. Cuối cùng, họ lui về cố thủ ở thành phố cảng Busan, phía đông nam bán đảo, trong khi Mỹ kêu gọi Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ra tay giúp đỡ.

Posted Image

Lính Hàn Quốc và Mỹ cố thủ ở Busan. Sơ đồ: BBC.

HĐBA liền thông qua một nghị quyết, kêu gọi tất cả các thành viên giúp Hàn Quốc chống Triều Tiên. Quyết định này chỉ đạt được sự đồng thuận vì đại biểu của Liên Xô, chắc chắn sẽ phủ quyết, vắng mặt trong phiên họp. Ông này tẩy chay tất cả các phiên họp của HĐBA cho tới khi Trung Quốc được gia nhập LHQ.

14 quốc gia trong đó có Australia, Bỉ, Canada, Colombia, Pháp, Hy Lạp, Hà Lan, New Zealand, Philippines, Nam Phi, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ và Anh cam kết đưa quân tới bán đảo ở Đông Bắc Á. Trong số 260.000 lính được điều động, Mỹ, Anh, Canada và Australia chiếm ưu thế.

Trong khi chờ viện binh, lực lượng ít ỏi ở Hàn Quốc cố gắng giữ Busan. Đường tiếp tế của Triều Tiên cũng bị kéo căng một cách nguy hiểm do tiến quân quá nhanh.

Ở phía nam bán đảo, trước tình thế nguy ngập, chỉ huy của quân đoàn số 8 của Mỹ, tướng Walton Walker, đã lên tiếng khuấy động binh sĩ. Ông có bài phát biểu nổi tiếng "Đứng lên hoặc là chết" nhấn mạnh rằng họ sẽ không rút lui nữa. Kết quả là binh sĩ Hàn Quốc cùng 4 sư đoàn Mỹ cầm cự được khoảng 6 tuần. Tuy nhiên, đây cũng là chiến dịch mà quân Mỹ gặp hao tổn về người nhiều nhất trong suốt chiến tranh liên Triều. Họ đã mua thời gian bằng máu.

Trong khi quân đội Triều Tiên bao vây Busan, chỉ huy lực lượng LHQ - tướng Douglas MacArthur - toan tính đảo ngược tình thế chiến tranh. Ngày 15/9/1950, ông phát động một chiến dịch mạo hiểm nhằm vào thành phố cảng Inchon ở phía tây. Mục đích là cắt đứt đường hậu cần và liên lạc của Triều Tiên, khiến họ bị mắc kẹt giữa Inchon và Busan.

Kế hoạch này được cho là mạo hiểm vì binh sĩ sẽ phải vượt qua những đợt thủy triều khó lường ở ngoài khơi và đập ngăn nước cao tới 4 m, sau đó sẽ phải đối mặt với pháo đài kiên cố ở Inchon vì nơi này đã bị Triều Tiên chiếm giữ. Tuy nhiên, tiểu đoàn của MacArthur đánh bại những đợt kháng cự và không gặp đòn phản công nào.

Cùng lúc đó, quân đoàn số 8 của Mỹ làm chủ Busan. Binh sĩ Triều Tiên bắt đầu lui quân. Đến ngày 25/9, lực lượng đồng minh đã giành lại Seoul.

Đồng minh đáng lẽ dừng lại ở vĩ tuyến 38. Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ Harry Truman muốn thống nhất bán đảo dưới một chính phủ ủng hộ phương Tây. Tướng MacArthur liền ra lệnh binh sĩ đuổi theo quân Triều Tiên qua biên giới. Tuy nhiên, Truman vì lo ngại chiến tranh mở rộng yêu cầu MacArthur không được xâm phạm Trung Quốc. Bắc Kinh cũng cảnh báo sẽ tham chiến nếu như đồng minh tràn sang Triều Tiên.

Hôm 15/10, tại đảo Wake Island ở Thái Bình Dương, tướng MacArthur và Tổng thống Truman cùng bàn bạc tương lai chiến tranh. MacArthur tỏ ra tự tin vào thành công sớm trong chiến dịch Triều Tiên và không e ngại việc Trung Quốc can thiệp.

Posted Image

Lực lượng LHQ chiếm lại Seoul từ tay Triều Tiên. Ảnh: Britannica.

Chỉ 10 ngày sau, quân đội Trung Quốc tiến hành một đợt tấn công đầu tiên nhằm vào đồng minh. Sau đó tướng MacArthur ra lệnh tiến hành chiến dịch dứt khoát ngày 24/11, đưa binh sĩ dấn sâu tới tận sông Yalu, nơi đánh dấu biên giới giữa Triều Tiên và đông bắc Trung Quốc. Ông lạc quan hy vọng rằng bước đi này sẽ giúp kết thúc chiến tranh và cho phép binh sĩ “về nhà trước Giáng sinh”. Tuy nhiên, nó lại khiến đảo ngược tình thế. Hôm sau, khoảng 180.000 "quân tình nguyện" Trung Quốc tấn công đáp trả.

Quá choáng váng, MacArthur thốt lên: “Chúng ta đang đối mặt với một cuộc chiến hoàn toàn mới”.

Ông muối mặt ra lệnh rút quân trong điều kiện thời tiết dưới 0 độ, đưa binh sĩ về sau vĩ tuyến 38 trước thời điểm cuối năm.

Khi binh sĩ Trung Quốc tiến hành một chiến dịch mới, lực lượng đồng minh buộc phải rút lui tới phía nam Seoul vào tháng 1/1951. Tại đây, nhờ vị thế sân nhà, binh sĩ LHQ phòng vệ tốt hơn. Sau vài tháng chiến đấu, khu vực vĩ tuyến 38 bình ổn trở lại.

Tổng thống Truman lúc này tuyên bố LHQ sẵn lòng ký hiệp ước đình chiến. Tuy nhiên, tướng MacArthur không muốn nhượng bộ. Ông công khai quan điểm mở rộng chiến tranh với Trung Quốc và qua mặt tổng thống, đệ trình ý kiến lên quốc hội.

Truman sa thải tướng MacArthur vì bất tuân vào tháng 4/1951. MacArthur được thay thế bởi tướng Matthew Ridway. Ông này từng thay vị trí chỉ huy quân đoàn số 8 của Mỹ ở Hàn Quốc - tướng Walton Walker - sau khi ông chết vì tai nạn xe hơi.

Posted Image

Bán đảo Triều Tiên sau chiến tranh. Sơ đồ: BBC.

Các cuộc đàm phán về ngừng bắn bắt đầu vào ngày 10/7/1951. Tuy nhiên, tiến trình này liên tục gặp bế tắc vì những vấn đề như trao đổi tù nhân hay vị trí của ranh giới tạm thời. Hai bên cuối cùng cũng ký thỏa ước đình chiến song vì những tác động từ bên ngoài.

Tháng giêng năm 1953, Dwight Eisenhower, vốn công kích cuộc chiến, kế nhiệm Truman làm tổng thống Mỹ. Eisenhower tuyên bố sẵn sàng dùng vũ khí hạt nhân để chấm dứt xung đột ở bán đảo này. Tháng 3/1953, lãnh đạo Liên Xô Joseph Stalin qua đời.

Ngày 27/7/1953, một thỏa thuận ngừng bắn được ký và đường ranh giới tạm thời được xác định là biên giới mới giữa hai nước. Lúc đó, thỏa thuận đình chiến chỉ được xem là tạm thời cho tới khi "hòa bình được thiết lập lại".

Việc đó chưa bao giờ xảy ra. Hội nghị Geneva năm 1954 đã không giải quyết được vấn đề này. Từ đó tới nay, biên giới Triều Tiên vẫn là một điểm nóng.

Hải Ninh (theo BBC)

Share this post


Link to post
Share on other sites

LỜI TIÊN TRI 2010

Đại ý: Thế giới sẽ phải ngăn chặn một cuộc chiến tranh tầm cỡ quốc gia...

-----------------------------------------

Chiến tranh sẽ xảy ra ở đâu?

-----------------------------------------

TƯ LIỆU THAM KHẢO

Tư lệnh NATO: Taliban huấn luyện tại Iran

Thứ hai, 31/05/2010,

Posted Image

Lính NATO tại chiến trường Afghanistan. Ảnh: AP

VIT - Ngày 30/5, Tư lệnh các lực lượng Mỹ và NATO tại chiến trường Afghanistan lên tiếng khẳng định có bằng chứng rõ ràng về việc nhiều tay súng Taliban đã huấn luyện tại Cộng hòa Hồi giáo Iran.

Tướng Stanley McChrystal trả lời phóng viên tại Kabul cho hay, Iran - láng giềng phía tây với Afghanistan nói chung đã trợ giúp chính phủ Afghanistan trong cuộc chiến chống lại nhóm nổi loạn.

Tuy nhiên, theo ông McChrystal, bằng chứng rõ ràng về một số hoạt động của Iran như cung cấp vũ khí, huấn luyện cho Taliban là không phù hợp.

Tư lệnh này cho biết, các lực lượng NATO do Mỹ cầm đầu đang phối hợp để ngăn chặn cả việc huấn luyện lẫn buôn lậu vũ khí tại khu vực này.

Tháng trước, tướng McChrystal cũng tiết lộ về những dấu hiệu cho thấy lực lượng Taliban được huấn luyện tại Iran, nhưng không ám chỉ nó nằm trong chính sách của nhà nước Hồi giáo.

Tại buổi họp báo hôm Chủ nhật (30/5), vị tư lệnh này không đưa ra thông tin chi tiết về số tay súng Taliban được huấn luyện tại Iran.

Cũng trong ngày hôm qua, một binh sĩ trong lực lượng NATO đã bị bắn chết trong một cuộc đấu súng ở miền nam Afghanistan, nâng tổng số lính thiệt mạng trong tháng 5 lên con số 49 (theo ghi nhận của hãng tin AP).

Đây là tháng đẫm máu nhất với quân đội nước ngoài tại Afghanistan kể từ sau vụ đụng độ hồi tháng 1 ở Marjah - làm 53 người chết, trong đó có 31 người Mỹ.

AP cho biết, trong vài năm trở lại đây, lực lượng Taliban đã mở rộng hoạt động ra ngoài phạm vi đầu não ở miền nam đất nước, gia tăng các đợt tấn công trên toàn lãnh thổ.

Trang Lê (Theo AP)

Share this post


Link to post
Share on other sites

LỜI TIÊN TRI 2010

Đại ý: Thiên tai tăng nặng

Bão dữ ở Trung Mỹ: 99 người chết

Thanh Niên Online

31/05/2010 11:14

(TNO) Số người chết trong trận bão Agatha ở Trung Mỹ hồi cuối tuần qua đã lên đến 99 người. Mưa lớn vẫn kéo dài, vì thế con số thương vong dự kiến sẽ còn tăng cao.

Nơi bị Agatha quất vào mạnh nhất là Guatemala, với ít nhất 82 người đã thiệt mạng, 53 người mất tích. Chín người khác đã chết ở El Salvador, 8 người ở Honduras, theo tin AP.

Posted Image

Tìm kiếm nạn nhân đất chuồi ở Guatemala - Ảnh: Reuters

Tình trạng khẩn cấp đã được ban bố ở cả ba quốc gia kể trên nhằm đẩy nhanh công tác cứu trợ và cứu hộ. Tuy nhiên, nhiều khu vực vẫn bị lũ lụt, đất chuồi cô lập hoàn toàn.

Hãng tin Reuters cho biết tại Guatemala, hơn 70.000 người đã phải bỏ nhà bỏ cửa đi sơ tán vì Agatha.

Một trận đất chuồi khủng khiếp đã san lấp gần như toàn bộ một khu dân cư ở thị trấn San Antonio Palopa của Guatemala. Trong phút chốc, nhà cửa, xe cộ, cây cối đều bị chôn lấp hoàn toàn.

Mưa lớn vẫn kéo dài ở nhiều nơi, khiến cho các con số thương vong có thể sẽ còn tăng cao.

Đoan Nhật

Share this post


Link to post
Share on other sites

THẢM HỌA DẦU TRÀN VÀ LỜI BẢN CỦA THIÊN SỨ

-------------------------------------------

Không thể ngăn dầu tràn?

30/05/2010 23:53

Posted Image

Thảm họa tràn dầu tiếp tục đe dọa môi trường khu vực vịnh Mexico - Ảnh: AFP

Nỗ lực được kỳ vọng nhất nhằm ngăn chặn vụ tràn dầu lớn nhất lịch sử Mỹ đã thất bại khi Tập đoàn dầu khí Anh BP không thể khống chế giếng dầu bị nổ.Đánh giá kết quả của phương pháp Top kill sau 3 ngày nỗ lực, Giám đốc điều hành Doug Suttles của BP hôm 29.5 rầu rĩ thừa nhận với BBC: “Chúng tôi không có khả năng ngăn chặn vụ tràn dầu. Điều này khiến ai nấy đều sợ hãi”. Chính BP cũng không ngờ kỹ thuật Top kill được đặt nhiều kỳ vọng lại không cho hiệu quả như mong muốn. Công ty cho hay đã bơm đến 30.000 thùng bùn đặc vào giếng dầu với tốc độ đến 80 thùng/phút nhưng vẫn không ngăn chặn được dòng dầu tràn ra. Trước đó, kế hoạch đặt nắp vòm nặng 125 tấn bịt giếng dầu chẳng đi đến đâu, hoặc như việc đặt đường ống dài 1,6 km nhằm hút dầu phun cũng đã phá sản.

Sau thất bại mới nhất, BP lập tức bắt tay thực hiện một chiến lược khác gọi là hệ thống chặn nút LMRP. Với phương pháp này, robot dưới nước được triển khai để cưa đứt một đường ống dẫn dầu từ giếng và sau đó dùng van đóng chặt phần miệng. Toàn bộ quá trình sẽ được thực hiện trong vòng 4 đến 7 ngày. Điều đáng nói là những robot sử dụng trong chiến dịch lần này đã từng thất bại trong các nỗ lực đầu tiên. BP cho biết không thể bảo đảm được phương pháp mới này sẽ có tác dụng. Tập đoàn Anh nói phải đến tháng 8 mới đào xong giếng giải vây cho giếng Deepwater Horizon. Giếng này nổ tung hôm 20.4 khiến 11 công nhân thiệt mạng và gây rò rỉ từ 68.000m3 - 150.000m3 dầu, lớn hơn nhiều lần so vụ tràn dầu khổng lồ Exxon Valdes năm 1989. Dầu đã làm ô nhiễm hơn 160 km bờ biển, trong đó, 110 km thuộc tiểu bang Louisiana và 12 ha đầm lầy.

Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm 29.5 nói tin xấu từ BP khiến ông “vừa giận, vừa đau” vì 6 tuần đã trôi qua mà công tác ngăn chặn dầu tràn vẫn chưa đi đến đâu. Qua vụ này, uy tín của chủ nhân Nhà Trắng sụt giảm trầm trọng. Bên cạnh đó, số tiền bồi thường ước tính cho việc môi trường bị hủy hoại trầm trọng tại vịnh Mexico đang tăng vùn vụt, nhất là khi dầu vẫn tiếp tục tràn ra mỗi giờ. Theo số liệu thống kê ban đầu của một số tổ chức uy tín như Barclays Capital, số tiền mà BP phải bồi thường có thể vượt ngưỡng 9 tỉ USD. Còn Viện Nghiên cứu Harte về vịnh Mexico cho hay ước tính tổn thất về kinh tế sau vụ dầu tràn có thể lên đến 1,6 tỉ USD mỗi năm cho đến khi môi trường hồi phục. Ngoài ra, các nhà điều tra liên bang đang tiến hành cuộc điều tra hình sự chính thức đối với BP, theo tờ Los Angeles Times. Chính phủ đang thu thập chứng cứ để xác định liệu BP có lách luật về an toàn khai thác mỏ, cũng như đã lừa dối chính quyền khi cam đoan rằng hãng sẽ nhanh chóng khắc phục được sự cố khủng khiếp này.

Thụy Miên

----------------------------------------------------

Nhời bàn của Thiên Sứ:

Chừng nào các quý vị không còn cách nào bịt cái giếng dầu này - Liên hệ với Trung Tâm nghiên cứu Lý học Đông phương - Địa chỉ A75/ 6F/ 14 Đường Bạch Đằng . Phường 2. Quận Tân Bình T/p HCM.

DT: 083. 8486867.

Fax:08 6296 8528.

Giá tiền công tư vấn: 1.000. 000. 000 USD. Lấy tiền sau khi biện pháp có hiệu quả.

Mọi chi phí phát sinh như: Thuế thu nhập, phí chuyển tiền...vv....do chính phủ Hoa Kỳ và Cty BF phải chịu. Thiên Sứ bỏ tui gọn 1.000. 000. 000 USD không mẻ 1 cent nào.

----------------------------------------

PS: Rin86 dịch cho bác lời tuyên bố ngạo nghễ này và gửi cho họ. Nếu thành công Rin86 có 1/ 100 tức là 10.000. 000 USD

Share this post


Link to post
Share on other sites

Năm nay thật là nhiều vấn đề quá.

- Quẻ lưu niên: Bác biến Khôn.

1. Tháng 5 hào 4 quẻ bác.

2. Tháng 7 hào 6 quẻ Khôn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

LỜI TIÊN TRI 2010

Đại ý: Sụt lở cháy nổ......

Hình ảnh 'hố địa ngục' gây xôn xao trên Flickr

Ảnh một hố tròn với độ sâu dường như vô tận đăng trên trang chia sẻ ảnh Flickr khiến nhiều người cho rằng chỉ là sản phẩm của Photoshop.

Tuy nhiên, đây chính là khoảng đất bị sụt lở tại thủ đô của nước Cộng hòa Guatemala. Thành phố này vừa phải hứng chịu cơn bão nhiệt đới khiến ít nhất 123 người chết và 59 người mất tích.

Posted Image

Vụ sụt đất tạo thành hố sâu khoảng 60 mét.

Một số nguồn tin cho biết việc hình thành "hố địa ngục" đã khiến một người tử nạn. Một biệt thự 3 tầng và một ngôi nhà khác bị kéo xuống hố.

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Năm 2007, cũng tại thành phố này, một hố sâu tương tự xuất hiện sau vụ sụt đất đã khiến 3 người bị kéo xuống thiệt mạng.

Posted Image

Xem video hố sụt đất năm 2007 ở Guatemala.

Nguyễn Hùng

Share this post


Link to post
Share on other sites

TƯ LIỆU THAM KHẢO

Căng thẳng dịu bớt trên bán đảo Triều Tiên

VnExpress

1 - 6 - 2010

Triều Tiên cho biết muốn duy trì hoạt động của khu công nghiệp chung, trong khi Hàn Quốc có thể xem xét lại kế hoạch tái chiến tranh tâm lý với miền bắc.

> Ba tình huống châm ngòi chiến tranh

> Cuộc chiến Triều Tiên 1950-53

Hai động thái trên cho thấy cả hai nước trên bán đảo đang thận trọng cân nhắc các hành động nhằm làm dịu tình hình, tờ New York Times nhận xét.

Mối quan hệ trên bán đảo Triều Tiên xấu đến mức nghiêm trọng nhất trong nhiều năm qua sau khi Hàn Quốc công bố báo cáo điều tra cho rằng Triều Tiên đã phóng ngư lôi làm chìm tàu hải quân của Hàn Quốc, làm chết 46 thủy thủ.

"Không bên nào có thể gây căng thẳng mãi", Times dẫn lời Kim Yong-hyun, một chuyên gia về Triều Tiên thuộc đại học Dongguk ở Seoul nhận xét. "Cả hai bên đều đã gia tăng căng thẳng, như là cả hai cùng thổi một quả bóng. Giờ là lúc họ cùng ngừng thổi, để quả bóng khỏi nổ tung".

Posted Image

Khu công nghiệp Kaesong, biểu hiện của sự hợp tác liên Triều. Ảnh: AP.

Sau khi tuyên bố Bình Nhưỡng phải chịu trách nhiệm về vụ đắm tàu, Seoul đã cắt hầu hết quan hệ thương mại với miền bắc và phát động một chiến dịch ngoại giao nhằm đưa Triều Tiên ra Hội đồng Bảo an. Hàn Quốc còn lập kế hoạch nối lại chiến tranh tâm lý ở biên giới, bằng cách dùng loa phát các bản tin tuyên truyền hoặc rải truyền đơn chống Bình Nhưỡng.

Bình Nhưỡng đáp trả bằng cách tuyên bố sẽ bắn vỡ loa của Hàn Quốc và đóng cửa khu công nghiệp Kaesong - biểu tượng cuối cùng của sự hợp tác liên Triều.

Tuy nhiên những lời đe dọa đó chưa trở thành hiện thực.

"Chúng tôi muốn tiếp tục phát triển dự án Kaesong", giới chức Triều Tiên thông báo qua thư gửi cho các doanh nhân làm ăn ở Kaesong hôm chủ nhật. NYT dẫn lời một quan chức Hàn Quốc không nêu tên nói cho các phóng viên biết tin này hôm qua.

Trong khi đó, ông Jang Gwang-il, quan chức lập chính sách kỳ cựu của Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết quân đội nước này vẫn đang xem xét có nên rải truyền đơn ở miền bắc hay không. Điều này trái với tuyên bố trước đó của quân đội Hàn, rằng sẽ thực hiện chiến dịch ngay khi thời tiết cho phép. Ông Jang nói miền nam đang xem xét kỹ lưỡng trước khi quyết định liệu có thực hiện kế hoạch hay không và khi nào.

Những bước lùi này diễn ra một ngày sau khi Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo tới Hàn Quốc và quyết định không công khai lên án Triều Tiên, đồng thời kêu gọi cả hai miền Triều Tiên tìm cách tháo ngòi nổ xung đột.

Hàn Quốc vẫn yêu cầu Triều Tiên xin lỗi và trừng phạt những người gây ra vụ chìm tàu. Triều Tiên nhiều lần khẳng định không có liên quan gì đến thảm kịch, và sẽ tiến hành chiến tranh toàn diện nếu bị trừng phạt.

Tuy nhiên các nhà phân tích cho rằng nếu duy trì căng thẳng, cả hai bên đều không được lợi ích gì. Việc công khai lên án Triều Tiên có thể giúp đảng của Tổng thống Lee Myung-bak có lợi trong cuộc bầu cử địa phương vào ngày mai. Nhưng căng thẳng kéo dài sẽ gây bất lợi cho kinh tế.

Mặc dù đa số người Hàn Quốc lên án Triều Tiên vì vụ chìm tàu và ủng hộ cách xử lý của ông Lee, một số người khác vẫn cho rằng chính quan điểm cứng rắn của ông đã châm ngòi cho sự đối đầu về quân sự giữa hai nước. Việc Triều Tiên dọa đóng cửa khu công nghiệp cũng khiến các công ty Hàn Quốc đang làm ăn ở đây lo ngại. Hiện có khoảng 120 công ty của miền nam hoạt động tại Kaesong. Họ còn lo ngại rằng hàng trăm người Hàn Quốc mỗi ngày sang Triều Tiên làm việc sẽ bị biến thành con tin khi xung đột nổ ra.

Tuy nhiên, nếu Kaessong bị đóng cửa thì Triều Tiên còn thiệt hại nhiều hơn, theo đánh giá của các quan chức Hàn Quốc. Khoảng 43.000 nhân công Triều Tiên sẽ mất việc. Chính phủ của miền bắc cũng mất một khoản tiền lớn từ thuế.

Triển vọng đưa vấn đề tàu Cheonan của Hàn Quốc ra trước Hội đồng Bảo an nhằm tìm kiếm sự trừng phạt đối với Triều Tiên chưa rõ ràng. Trong số 5 thành viên thường trực Hội đồng, Mỹ và Anh đã thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ dành cho Hàn Quốc. Tuy nhiên Trung Quốc mới dừng ở mức kêu gọi các bên kiềm chế vì hòa bình và ổn định. Nga yêu cầu xem xét các bằng chứng rồi mới đưa ra kết luận.

Trong một diễn biến khác, chính phủ Hàn Quốc đang điều tra về tin đồn sẽ xảy ra chiến tranh trước cuộc bầu cử địa phương vào ngày mai, Reuters cho hay. Cảnh sát cũng đang truy tìm nguồn gốc những tờ truyền đơn nói rằng kết quả điều tra vụ tàu Cheonan là giả mạo.

Thanh Mai

Share this post


Link to post
Share on other sites

TƯ LIỆU THAM KHẢO

Trung Quốc bắt đầu trừng phạt Triều Tiên

Posted Image- Báo "Asahi" của Nhật Bản dẫn các nguồn tin quan hệ Trung Quốc và Triều Tiên cho biết sau khi các phương tiện thông tin đại chúng Triều Tiên ngày 12/5 đưa tin nước này thành công trong phản ứng tổng hợp hạt nhân, nhà chức trách Trung Quốc đã ngừng một phần hoạt động vận chuyển hàng viện trợ cho Triều Tiên và thảo luận cả việc đóng băng các dự án hợp tác kinh tế khác.

Trung Quốc đã cho thấy sự không hài lòng với hành động tiếp tục phát triển chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng ngay sau khi nhà lãnh đạo Kim Jong-il kết thúc chuyến thăm Trung Quốc và có khả năng đang áp dụng biện pháp trừng phạt của riêng họ.

Theo nguồn tin trên, tại các địa điểm buôn bán ở các địa phương dọc biên giới Trung Quốc - Triều Tiên, dòng xe tải chở hàng viện trợ như ngũ cốc, phân hóa học, thuốc chữa bệnh, máy móc… đã tạm dừng hoặc giảm phần lớn. Ngoài ra, trong số các dự án hợp tác kinh tế mà hai bên đã thỏa thuận trong chuyến thăm Triều Tiên tháng 10/2009 của Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo, ngoại trừ dự án xây dựng cây cầu qua sông Áp Lục, Chính phủ Trung Quốc đang thảo luận việc ngừng nhiều dự án.

Posted Image

Viện trợ của Trung Quốc là một trong những nguồn kinh tế chính của Triều Tiên

Báo "Lao động" của Triều Tiên ngày 12/5 đưa tin nước này thành công trong phản ứng tổng hợp hạt nhân với mục đích “có nguồn năng lượng mới an toàn”. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến cho rằng đây chỉ là cách tuyên truyền đối nội vì phản ứng tổng hợp hạt nhân đòi hỏi kỹ thuật cao và chi phí lớn.

Ngoài ra, có ý kiến cho rằng trong bối cảnh vấp phải phản ứng mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế xung quanh vụ tàu Cheonan của Hàn Quốc bị cáo buộc là chìm do ngư lôi của Triều Tiên, Bình Nhưỡng thể hiện rằng họ có trình độ kỹ thuật cao trong lĩnh vực hạt nhân nhằm mục đích kiềm chế Mỹ và Hàn Quốc.

Tuy nhiên, việc Triều Tiên đưa ra tuyên bố trên ngay sau khi ông Kim Jong-il thăm Trung Quốc và cam kết hợp tác thực hiện mục tiêu phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, tích cực thúc đẩy hội nghị 6 bên, đã khiến Trung Quốc, nước coi trọng sự ổn định ở bán đảo Triều Tiên, rất bất bình.

Đối với Triều Tiên, nước đang chịu lệnh cấm vận kinh tế của cộng đồng quốc tế sau khi tiến hành thử hạt nhân, Trung Quốc là nước viện trợ lớn nhất. Hàng hóa viện trợ từ Trung Quốc được coi là “đường sinh mệnh” của Triều Tiên. Sau vụ chìm tàu Cheonan, Triều Tiên đã không thể trông chờ vào viện trợ và hợp tác của Hàn Quốc do nước này đã quyết định về nguyên tắc cắt đứt giao lưu, buôn bán giữa hai miền. Nếu viện trợ của Trung Quốc giảm mạnh, Triều Tiên sẽ rơi vào tình trạng cực kỳ khốn đốn.

Minh Tâm (Theo Asahi)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xe buýt bị lật, 45 người thiệt mạng

BAODATVIET

Cập nhật lúc :10:56 AM, 01/06/2010

Một xe buýt lộn nhào trong cuộc hành trình đến Thủ đô Yaounde, Cameroon đêm qua, làm ít nhất 45 người thiệt mạng.

Trên xe lúc đó có 60 hành khách. Một quan chức địa phương tên Mamadou Balla cho biết, lái xe chắc chắn ngủ quên trong khi đang chạy với tốc độ cao và bị lật nhào khi đến chỗ ngoặt.

Posted Image

Xe buýt bị lật, 45 người thiệt mạng. Ảnh minh họa.

Trong đêm tối, xe buýt lao vào ngôi làng Etoundou, cách Thủ đô của Cameroon về phía Đông Bắc 130 km. Người dân làng tập trung rất đông tại hiện trường vụ tai nạn.Những vụ tai nạn trên đường cao tốc khá phổ biến ở Cameroon bởi nhiều lái xe luôn trong tình trạng mệt mỏi, thiếu ngủ trong các chuyến đi đường dài tại quốc gia châu Phi này.

Kim Anh

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trong lời Tiên Tri đầu năm 2010

Thiên tai tăng nặng.

Bão lớn hoành hành ở Trung Mỹ, 150 người chết

Cơn bão nhiệt đới Agatha ập vào Guatemala, Honduras và El Salvador cuối tuần qua khiến ít nhất 150 người thiệt mạng.

Posted Image

Agatha là cơn bão nhiệt đới đầu mùa của khu vực Trung Mỹ. Thiệt hại nặng nề nhất từ bão Agatha là Guatemala, ước tính số người chết là 123 người. Ảnh một hố đất sụt do mưa ở thành phố Guatemala, thủ đô Guatemala. Ảnh: AP.

Posted Image

Một cây cầu cách thủ đô Guatemala 200 km về hướng đông bắc bị sập trong cơn bão. Theo Xinhua, bão Agatha hoành hành Guatemala trong khoảng 18 giờ và đã phá hủy khoảng 11.000 ngôi nhà. Ảnh: AFP.

Posted Image

Sức gió của bão Agatha khi tràn vào Guatemala ước tính khoảng 70 km/h, sau đó suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Trong ảnh, nhân viên cứu hộ giúp người dân sơ tán ở thành phố Izabal, Guatemala. Ảnh: Xinhua.

Posted Image

Một con đường bị nứt nẻ do nước sông Choluteca tràn ở Honduras. Tổng thống Honduras vừa công bố tình trạng khẩn cấp toàn quốc và thành lập một ủy ban giải quyết khủng hoảng để đối phó với lụt nặng và những ảnh hưởng khác từ cơn bão. Ảnh: AFP.

Posted Image

Một người đàn ông cố gắng vớt vát đồ đạc từ đống đổ nát ở Tegicigalpa, Honduras. Xinhua cho hay ở Honduras có 14 người chết do bão. Ảnh: AFP.

Posted Image

Người dân cố gắng kéo một thân cây từ sông để nó không làm sập một cây cầu ở phía nam El Salvador. Ảnh: AP.

Posted Image

Một ô tô bị chôn vùi gần khu vực nơi có 11 người chết trong một trận lở đất ở ngoại ô phía bắc của thành phố Guatemala. Hầu hết số lượng tử vong từ bão Agatha là do các trận lở bùn và lở đất. Ảnh: AFP.

Posted Image

Luis Perez, một người Guatemala, than khóc bên cạnh chiếc quan tài của đứa con trai 2 tuổi và vợ. Hai mẹ con cùng với 9 người khác đã chết khi một trận lở đất phá hủy ngôi nhà của họ.

Hải Minh

nguồn vnexpress.net

Share this post


Link to post
Share on other sites

THẢM HỌA DẦU TRÀN VÀ LỜI BẢN CỦA THIÊN SỨ

-------------------------------------------

Không thể ngăn dầu tràn?

30/05/2010 23:53

Posted Image

Thảm họa tràn dầu tiếp tục đe dọa môi trường khu vực vịnh Mexico - Ảnh: AFP

Nỗ lực được kỳ vọng nhất nhằm ngăn chặn vụ tràn dầu lớn nhất lịch sử Mỹ đã thất bại khi Tập đoàn dầu khí Anh BP không thể khống chế giếng dầu bị nổ.Đánh giá kết quả của phương pháp Top kill sau 3 ngày nỗ lực, Giám đốc điều hành Doug Suttles của BP hôm 29.5 rầu rĩ thừa nhận với BBC: “Chúng tôi không có khả năng ngăn chặn vụ tràn dầu. Điều này khiến ai nấy đều sợ hãi”. Chính BP cũng không ngờ kỹ thuật Top kill được đặt nhiều kỳ vọng lại không cho hiệu quả như mong muốn. Công ty cho hay đã bơm đến 30.000 thùng bùn đặc vào giếng dầu với tốc độ đến 80 thùng/phút nhưng vẫn không ngăn chặn được dòng dầu tràn ra. Trước đó, kế hoạch đặt nắp vòm nặng 125 tấn bịt giếng dầu chẳng đi đến đâu, hoặc như việc đặt đường ống dài 1,6 km nhằm hút dầu phun cũng đã phá sản.

Sau thất bại mới nhất, BP lập tức bắt tay thực hiện một chiến lược khác gọi là hệ thống chặn nút LMRP. Với phương pháp này, robot dưới nước được triển khai để cưa đứt một đường ống dẫn dầu từ giếng và sau đó dùng van đóng chặt phần miệng. Toàn bộ quá trình sẽ được thực hiện trong vòng 4 đến 7 ngày. Điều đáng nói là những robot sử dụng trong chiến dịch lần này đã từng thất bại trong các nỗ lực đầu tiên. BP cho biết không thể bảo đảm được phương pháp mới này sẽ có tác dụng. Tập đoàn Anh nói phải đến tháng 8 mới đào xong giếng giải vây cho giếng Deepwater Horizon. Giếng này nổ tung hôm 20.4 khiến 11 công nhân thiệt mạng và gây rò rỉ từ 68.000m3 - 150.000m3 dầu, lớn hơn nhiều lần so vụ tràn dầu khổng lồ Exxon Valdes năm 1989. Dầu đã làm ô nhiễm hơn 160 km bờ biển, trong đó, 110 km thuộc tiểu bang Louisiana và 12 ha đầm lầy.

Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm 29.5 nói tin xấu từ BP khiến ông “vừa giận, vừa đau” vì 6 tuần đã trôi qua mà công tác ngăn chặn dầu tràn vẫn chưa đi đến đâu. Qua vụ này, uy tín của chủ nhân Nhà Trắng sụt giảm trầm trọng. Bên cạnh đó, số tiền bồi thường ước tính cho việc môi trường bị hủy hoại trầm trọng tại vịnh Mexico đang tăng vùn vụt, nhất là khi dầu vẫn tiếp tục tràn ra mỗi giờ. Theo số liệu thống kê ban đầu của một số tổ chức uy tín như Barclays Capital, số tiền mà BP phải bồi thường có thể vượt ngưỡng 9 tỉ USD. Còn Viện Nghiên cứu Harte về vịnh Mexico cho hay ước tính tổn thất về kinh tế sau vụ dầu tràn có thể lên đến 1,6 tỉ USD mỗi năm cho đến khi môi trường hồi phục. Ngoài ra, các nhà điều tra liên bang đang tiến hành cuộc điều tra hình sự chính thức đối với BP, theo tờ Los Angeles Times. Chính phủ đang thu thập chứng cứ để xác định liệu BP có lách luật về an toàn khai thác mỏ, cũng như đã lừa dối chính quyền khi cam đoan rằng hãng sẽ nhanh chóng khắc phục được sự cố khủng khiếp này.

Thụy Miên

----------------------------------------------------

Nhời bàn của Thiên Sứ:

Chừng nào các quý vị không còn cách nào bịt cái giếng dầu này - Liên hệ với Trung Tâm nghiên cứu Lý học Đông phương - Địa chỉ A75/ 6F/ 14 Đường Bạch Đằng . Phường 2. Quận Tân Bình T/p HCM.

DT: 083. 8486867.

Fax:08 6296 8528.

Giá tiền công tư vấn: 1.000. 000. 000 USD. Lấy tiền sau khi biện pháp có hiệu quả.

Mọi chi phí phát sinh như: Thuế thu nhập, phí chuyển tiền...vv....do chính phủ Hoa Kỳ và Cty BF phải chịu. Thiên Sứ bỏ tui gọn 1.000. 000. 000 USD không mẻ 1 cent nào.

----------------------------------------

PS: Rin86 dịch cho bác lời tuyên bố ngạo nghễ này và gửi cho họ. Nếu thành công Rin86 có 1/ 100 tức là 10.000. 000 USD

Sư phụ ơi, cố lên...

Rin đâu rùi, mau giúp sư phụ đi nào :D

Share this post


Link to post
Share on other sites