Thiên Sứ

LỜI TIÊN TRI 2010

1.455 bài viết trong chủ đề này

Chào chú TS.

Chà tin tức nhanh thật thời đại internet có khác.

ML hồi sáng tới giờ không có coi TV,ông xã về cho hay mới mở ra xem hiện tại 61 người Hà Lan tử nạn, từ thủ tướng đến Nữ Hoàng cùng toàn dân đều chia buồn , những công sở cao cấp của chính phủ cờ đều hạ 1/2.

đứa bé hiện theo TV lúc nầy đang ở trong phòng mổ.

ML.

Cảm ơn Mylam cho thông tin.

Đúng là tai nạn ngày càng đau lòng hơn. Lần trước, tai nạn làm chết gần hết chính phủ Ba Lan. Bây giờ đến chình phủ Hà Lan. Chẳng ai muốn tai nạn xảy ra. Nhưng xin lưu ý là bây giờ mới kết thúc tháng Ba theo Việt lịch. Còn 9 tháng nữa để chứng nghiệm lời tiên tri.

Share this post


Link to post
Share on other sites

TƯ LIỆU THAM KHẢO

Gia tăng căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên

Baođatviet

Cập nhật lúc :8:27 AM, 13/05/2010

Mỹ kết luận Triều Tiên đánh đắm chiến hạm Cheonan của Hàn Quốc trên Hoàng Hải, đồng thời bắt đầu thảo luận về phản ứng có thể đưa ra, nhật báo JoongAng dẫn các nguồn tin ngoại giao từ Washington.

Triều Tiên bác bỏ mọi liên quan tới vụ việc này. Các nguồn tin trên cũng cho biết, Washington đang chuẩn bị “ra một tuyên bố chung Mỹ - Hàn lên án hành động của Triều Tiên”.

Các quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ, Lầu Năm Góc và CIA họp kín hôm 10/5 để thảo luận về những phản ứng đầu tiên trong vụ đắm tàu Cheonan. Trong khi đó, Trưởng đoàn đàm phán hạt nhân 6 bên của Mỹ, ông Sung Kim ngày 12/5 tới Seoul để tham vấn giới chức Hàn Quốc.

HN (theo Kyodo)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nợ công VN cao thứ nhì ASEAN, liệu có còn an toàn?

Trong suốt vài chục năm qua chi ngân sách luôn cao hơn thu ngân sách nên nợ công tăng là điều dễ hiểu.

Để bù cho các khoản thâm hụt ngân sách Chính phủ thường đi vay bằng phát hành trái phiếu hay vay các tổ chức quốc tế.

Như thế tính toán và theo dõi nợ công là việc đơn giản, không khó khăn gì. Nợ công rốt cuộc là khoản nợ mà người dân phải trả bằng thuế của mình (hay bán tài nguyên của đất nước) trong tương lai.

Tất cả các nước phát triển đều công khai các khoản nợ công của mình. Đấy là cách làm có trách nhiệm với nhân dân, những người chủ của đất nước cũng là các con nợ của các khoản nợ công.

Ở Việt Nam một thời ngân sách là bí mật quốc gia và nợ của Chính phủ cũng vậy. Nay Bộ Tài chính đã công khai một số dữ liệu của ngân sách, nợ nước ngoài... nhưng chưa đầy đủ, nhiều khi số liệu mâu thuẫn nhau và so với chuẩn mực quốc tế cần phải cải thiện hơn.

Các nhà chức trách nói nợ công của Việt Nam vẫn ở mức an toàn. Nhưng nợ công thực là bao nhiêu?

Theo Bộ Tài chính, ở thời điểm 30/6/2009 nợ nước ngoài của Việt Nam bằng 29,8 % GDP (23,6 tỉ Đô la). Từ tháng 6/2009 đến tháng 3/2010 Việt Nam đã ký thỏa thuận vay và bảo lãnh có giá trị tổng cộng khoảng 4,8 tỉ Đô la (1,205 tỉ Đô la với Ngân hàng Phát triển châu Á; 927 triệu Đô la với Ngân hàng Thế giới; 1,62 tỉ Đô la với Nhật Bản; và đã phát hành 1 tỉ Đô la trái phiếu quốc tế). Nếu giải ngân hết các khoản này thì nợ nước ngoài của Việt Nam có thể tăng lên khoảng 35% GDP.

Chưa rõ nợ trong nước của Chính phủ là bao nhiêu. Tính và theo dõi khoản này rất dễ (tổng các trái phiếu chưa đến hạn trả + các khoản vay hay tạm ứng khác; các khoản Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước tạm ứng cho ngân sách), nhưng không có số liệu tổng hợp.

Vì thế người ngoài phải ước lượng. Theo World Factbook của CIA, nợ công của Việt Nam năm 2008 ở mức 38,60% GDP nhưng năm 2009 đã tăng rất nhanh lên mức 52,30% GDP đứng hàng thứ 44/129 quốc gia về nợ nần (mức nợ công thấp nhất 1,1% và mức cao nhất 304,3% GDP, có 44 quốc gia có nợ công trên 50% GDP). Mỹ mang tiếng là nước nợ nhiều nhất nhưng nợ công chỉ chiếm 39,70% GDP; trong các nước ASEAN chỉ có Phillipines có nợ công cao hơn Việt Nam; Hy Lạp có nguy cơ vỡ nợ có mức nợ công chiếm 108,10% GDP.

Tuy nhiên, theo các nhà chức trách, cuối 2009 nợ công của Việt Nam chỉ chiếm khoảng 44,7% GDP. Có quan chức còn nói “nếu nợ công cao hơn nữa, vẫn đảm bảo trong giới hạn an toàn cho phép”.

Điều đáng lo ngại là nợ nước ngoài tăng rất nhanh như nêu ở trên. Và hiệu quả chi tiêu, hiệu quả đầu tư không cao, nạn tham nhũng và nạn “khát đầu tư” của các cơ quan nhà nước vẫn không hề dịu đi, và vì thế nợ có thể tăng nhanh nếu không được kiểm soát chặt, nhất là việc bảo lãnh cho các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân vay vốn, việc phân cấp vay vốn.

Nợ công nếu sử dụng khéo có thể phục vụ tốt cho phát triển đất nước, còn sử dụng kém hiệu quả có thể dẫn đất nước đến nợ nần chồng chất và thế hệ mai sau phải gánh trách nhiệm trả nợ. Nợ công có thể tính và theo dõi dễ dàng và phải công bố chính xác cho nhân dân, những người sẽ phải trả nợ, được biết.

(Nguồn: TBKTSG)

Share this post


Link to post
Share on other sites

TƯ LIỆU THAM KHẢO

Nước Anh sẽ bị "trả đũa" vì đã từ chối cứu Hy Lạp

Thứ năm, 13/05/2010, 10:56(GMT+7)

Posted Image

Ảnh minh họa

VIT - Theo tờ “Daily Telegraph”, sau khi Anh tỏ thái độ không tham gia kế hoạch cứu trợ Hy Lạp của khu vực đồng tiền chung châu Âu Eurozone, rất nhiều nước Liên minh châu Âu EU lên tiếng cảnh cáo, nếu xảy ra khủng hoảng tài chính quốc gia này sẽ vấp phải "đòn trả đũa" đó là , không thể nhận được sự viện trợ tài chính từ EU. Do nước Anh không ký một chữ nào trong phương án cứu trợ 378 tỷ bảng Anh, nên các quan chức của cả khu vực Eurozone và các quốc gia ngoài Eurozone đều cho biết, nếu nước Anh rơi vào khủng hoảng tài chính, thì không nên cầu cứu viện trợ từ các quốc gia châu Âu, bởi vì họ sẽ không được nhận bất kỳ một khoản viện trợ nào.

Pháp, Thụy Điển và các quốc gia EU khác đều dự đoán, việc Anh gặp khủng hoảng chỉ là vấn đề thời gian, đồng EUR vào cuối tuần này cũng sẽ bị tác động mạnh mẽ. Ông Pierre Jouyet, người từng đảm nhiệm chức Bộ trưởng phụ trách các vấn đề châu Âu của Pháp, nay là Chủ tịch Cơ quan giám sát thị trường chứng khoán Pháp AMF cho hay, nước Anh đã coi khinh các đối tác quốc gia khác của khu vực Eurozone, như vậy khi quốc gia này gặp khủng hoảng tài chính, “chỉ có kêu trời mới có thể cứu được họ”.

Một nguồn tin khác cho biết, theo thống đốc ngân hàng trung ương Anh (BoE) Mervyn King, kế hoạch cắt giảm thâm hụt tài chính mà chính phủ liên minh mới thành lập của Anh đã hoạch định khá có “sức mạnh mẽ”, đồng thời, ông này còn tỏ thái độ lạc quan thận trọng trước viễn cảnh kinh tế của nước Anh.

Trong báo cáo về lạm phát mà BoE đã công bố, ông King có nói, vấn đề trọng yếu nhất mà tân chính phủ Anh đang đối mặt là đối phó với thách thức do khoản thâm hụt tài chính khổng lồ mang lại, điều này cũng là vấn đề nghiêm trọng nhất mà kinh tế Anh đang gặp phải. Theo ông King, ông đã xem kế hoạch cắt giảm thâm hụt tài chính mà Đảng Bảo thủ và Đảng Tự do Dân chủ đã đạt được, cho rằng, kế hoạch này đã đưa ra một cam kết vô cùng rõ nét và có tính ràng buộc cho việc đẩy nhanh cắt giảm thâm hụt. Theo ông, đây là một thỏa thuận hết mức mạnh mẽ và hy vọng tân chính phủ sẽ nỗ lực để cắt giảm thâm hụt ngân sách.

Ông King lạc quan thận trọng trước nền kinh tế Anh, dự đoán, tốc độ tăng trưởng trong quý II sẽ nhanh hơn. Vật giá tiêu dùng của nước Anh trong một thời gian nữa vẫn sẽ tiếp tục leo thang, nhưng có thể đến năm sau sẽ giảm xuống mức 2%.

Trong khi đó, số liệu mới nhất mà Cục thống kê quốc gia Anh công bố cho thấy, tỷ lệ thất nghiệp trong quý I của Anh ở mức cao 8%, tăng thêm 0,2% so với quý IV/2009, là mức cao nhất kể từ tháng 9/1996 tới nay.

Thu Hà (Theo CE)

Share this post


Link to post
Share on other sites

LỜI TIÊN TRI 2010

Đại ý: Sụt lở...các kiểu.

Venezuela: Chìm dàn khoan khí tự nhiên ngoài khơi Caribê

(Dân trí) - Một dàn khoan khí tự nhiên hôm nay đã bị đắm ở vùng biển ngoài khơi Caribê của Venezuela, nhưng Bộ trưởng năng lượng nước này cho biết vụ đắm không gây nguy hiểm tới môi trường.

>> Mỹ: Dàn khoan dầu bốc cháy ngùn ngụt đã bị chìm

Tổng thống Venezuela Hugo Chavez thông báo vụ việc trên qua trang mạng xã hội Twitter của ông. Ông cho hay tất cả 95 công nhân làm việc trên dàn khoan Aban Pearl đều đã được sơ tán an toàn trước khi dàn khoan bị chìm vào 3h sáng ngày thứ năm, 13/5.

“Tôi e rằng phải thông báo với các bạn dàn khoan khí tự nhiên Aban Pearl đã bị đắm vài giây trước đây. Tin tốt là 95 công nhân an toàn”.

Sau đó, Bộ trưởng Năng lượng và Dầu lửa Venezuela cho biết không có nguy cơ rò rỉ khí gây nguy cơ nguy hiểm tới môi trường.

Chủ của dàn khoan này, Aban Offshore Ltd, một công ty Ấn Độ, cho biết hiện chưa rõ điều gì đã xảy ra và vì sao dàn khoan lại bị nghiêng.

Chủ tịch công ty của Ấn Độ, Gopal Dupalkrishnan, cho biết từ văn phòng của ông ở Singapore rằng, dàn khoan hiện đang hợp tác với một công ty do chính phủ Venezuela sở hữu. Họ đang khoan một số trong 16 giếng khí theo dự án khí tự nhiên ngoài khơi Mariscal Sucre ở bang Sucre, nằm ở cực đông bắc của Venezuela.

Được biết, dự án Mariscal Sucre do công ty dầu lửa nhà nước Venezuela PDVSA phát triển.

Vụ việc trên xảy ra chưa đầy một tháng sau khi dàn khoan dầu Deepwater Horizon bị bốc cháy và chìm sau một tiếng nổ trên Vịnh Mexico. Công tác ngăn chặn vệt dầu loang khổng lồ đe dọa hệ sinh thái ở vùng bờ biển Vịnh Mexico vẫn đang được tiến hành.

Phan Anh

Theo BBC

------------------------------------------

Canada

Đất sụt “nuốt chửng” nhà, 4 người chết

(Dân trí) - Một gia đình gồm 4 thành viên tại Canada đã thiệt mạng khi một hố đất sụt khổng lồ “nuốt chửng” ngôi nhà của họ trong lúc các chủ nhân đang xem ti vi.

Posted Image

Trận lở đất nhìn từ trên cao.

Các nhà chức trách địa phương cho hay, thi thể của 4 người được thông báo mất tích trước đó sau khi ngôi nhà bị sập ở phía đông bắc Montreal, Canada đã được tìm thấy.

Gia đình Prefontaine đang ngồi trong nhà xem trận đấu khúc côn cầu trên băng giữa đội Montreal Canadiens và Pittsburgh Penguins vào tối thứ 2 vừa rồi thì trận lở đất kinh hoàng ập xuống ngôi làng Saint-Jude xanh tươi gần Montreal.

Michael Dore, điều phối quản lý dịch khẩn cấp Quebec, cho hay: “Sau khi đào bới và tìm kiếm trong đống đổ nát của ngôi nhà, chúng tôi đã tìm thấy thi thể 4 nạn nhân. Thi thể của họ nằm sát nhau. Có người đang nằm trên ghế”.

Posted Image

Thi thể đầu tiên được phát hiện là ông bố Richard Prefontaine. Ba người còn lại là bà vợ Lynne Charbonneau cùng hai cô con gái Anais, 9 tuổi và Amelie, 11 tuổi.

Trận lở đất đã tạo thành một cái hố khổng lồ tại làng Saint-Jude. Nó đã “nuốt chửng” 3 chiếc xe ô tô, một đoạn đường bê tông, một ngôi nhà nằm trên vách đá gần một nhánh của sông Yamaska. Trận lở đất đã đánh sập cả vách đá.

Posted Image

Các nhân viên khẩn cấp đã phải nỗ lực cả ngày và có khi phải đào bới bằng tay để vào được một ngôi nhà đã bị chôn vùi gần như hoàn toàn trong bùn đất và chỉ còn cái mái màu xanh nhô lên.

Phát ngôn viên lực lượng cứu hỏa nói Francois Gregoire: “Miệng hố rất to. Thật kinh khủng”.

Sân chơi cỏ xanh tươi tốt của gia đình Prefontaine đã biến thành một đống rác thải với đầy cỏ, đất đá, và cây cối bị quật ngã.

Posted Image

Thị trưởng Yves de Bellefeuille cho hay vụ lở đất đã khiến ngôi làng nhỏ bị sốc, đặc biệt là ngôi nhà không nằm trong khu vực có nguy cơ cao.

Các trận lở đất liên quan tới đất sét yếu từng xảy ra tại Quebec và phía đông Ontario. Năm 1971, 31 người đã thiệt mạng và 40 ngôi nhà bị phá hủy trong một trận lở đất ở St.-Jean Vianney, Quebec. Thị trấn Lemieux ở Ontario, phía đông Ottawa, đã bị di đời năm 1991 sau khi các quan chức lo ngại về sự mất ổn định của tầng đất sét bên dưới thị trấn. Hai năm sau đó, một trận lở đất và phá hủy khu vực rộng 17 hécta gần Lemieux.

Posted Image

Video hiện trường vụ lở đất:

http://dantri.com.vn/c36/s36-395636/dat-sut-nuot-chung-nha-4-nguoi-chet.htm

An Bình

Theo New York Daily

Share this post


Link to post
Share on other sites

TƯ LIỆU THAM KHẢO

Nỗi lo Hy Lạp lan sang cả châu Á

Thứ sáu, 14/05/2010, 08:18(GMT+7)

Posted Image

Ảnh minh họa

VIT - Sau khi tung ra gói viện trợ 750 tỷ EUR để giải cứu Hy Lạp và các quốc gia khu vực đồng tiền chung châu Âu Eurozone đang nợ nần chồng chất, thì mọi người lại bắt đầu lo lắng, khủng hoảng châu Âu sẽ ảnh hưởng tới khu vực châu Á. Đặc biệt là, nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài, điều quan trọng nhất đó là, nó có thể trì hoãn việc nâng tỷ giá đồng nhân dân tệ.

Trước đó, dư luận thế giới vẫn dự đoán rằng, chính phủ Trung Quốc sẽ rất nhanh chóng cho phép nâng giá đồng nhân dân tệ. Nhưng một vài quan chức chính phủ trong Bộ Thương Mại Trung Quốc do lo lắng sẽ gây ảnh hưởng xấu tới xuất khẩu nên vẫn phản đối việc nâng giá đồng nội tệ. Khủng hoảng châu Âu đã tạo điều kiện ủng hộ cho phe cánh này.

Nhà kinh tế của JP Morgan Wang Qian cho biết, đồng nhân dân tệ cuối cùng vẫn sẽ phải tăng giá. Nhưng khủng hoảng châu Âu “có thể khiến các nhà hoạch định chính sách của Trung Quốc đợi chờ để quan sát những tín hiệu rõ nét hơn về những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng lần này đối với nền kinh tế toàn cầu.

Mọi người còn lo lắng, khủng hoảng sẽ tác động tiêu cực tới xuất khẩu của châu Á sang châu Âu. Phát ngôn viên báo chí của Cục thống kê quốc gia Trung Quốc Sheng Lai Yun hôm thứ Ba (11/5) đã thừa nhận rằng, khủng hoảng Hy Lạp sẽ ảnh hưởng tới xuất khẩu, mặc dù vẫn chưa rõ mức độ ảnh hưởng sẽ ra sao.

Nhà chế tạo tua bin gió lớn nhất Ấn Độ Suzlon hôm qua cho biết, do ảnh hưởng của khủng hoảng nợ đối với việc huy động vốn cho các dự án năng lượng tái sinh, nên các nhà thu mua của châu Âu đã hoãn các đơn đặt hàng.

Tình hình căng thẳng của châu Âu có thể sẽ tác động xấu tới chính sách tiền tệ của châu Á. Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BoK) hôm 12/5 vẫn giữ nguyên mức lãi suất cơ bản ở mức 2%, mặc dù thống đốc ngân hàng BoK – ông Kim Choong-soo cho biết, Hàn Quốc “đã bổ sung vào chỗ khuyết”, dự đoán nửa cuối năm nay sẽ xuất hiện áp lực giá cả leo thang.

Những dự đoán nói trên cho thấy, nếu không phải là ông Kim Choong-soo đã quan sát đến những “rủi ro đi kèm đang xuất hiện” của châu Âu, Hàn Quốc rất có thể sẽ nâng lãi suất. Ngân hàng trung ương Malaysia trong ngày hôm qua (13/5) cũng mở cuộc họp sẽ từng bước dẫn dắt việc ngân hàng trung ương các nước đã nhìn nhận như thế nào về sự kiện này.

Cuộc khủng hoảng lần này còn có thể ảnh hưởng tới việc huy động vốn của chính phủ. Trong tuần này, Indonesia sẽ dự định hạ thấp quy mô phát hành trái phiếu chính phủ từ 750 triệu USD xuống còn 500 triệu USD, đồng thời còn ám chỉ, sự biến động của thị trường là có nguyên nhân của nó. Các nhà đầu tư đang quan tâm sát sao tới việc phát hành trái phiếu nợ trong kế hoạch của các quốc gia khác, bao gồm cả việc tháng sau, Malaysia dự định phát hành 933 triệu USD trái phiếu chính phủ.

Tuy nhiên, các quan chức đều có quan điểm trái chiều về việc cho rằng những động thái này có thể dự báo một vấn đề lớn hơn. Theo họ, dự trữ ngoại tệ khổng lồ của khu vực châu Á, thặng dư các tài khoản vãng lai lớn, thêm vào đó, rủi ro trực tiếp của khu vực này đối với Nam Âu rất nhỏ, sẽ có thể bảo vệ châu Á.

Thống đốc Ngân hàng trung ương Philippines - Amando Tetangco đã trao đổi với tạp chí “Financial Times” của Anh rằng, các nước châu Á đã rút bài học kinh nghiệm từ cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 – 1998, đã xây dựng một cơ chế liên quan, như “Thỏa thuận về Đa phương hóa Sáng kiến Chiềng Mai (CMIM)”, đây là một khuôn khổ thỏa thuận trao đổi tiền tệ đa phương với quy mô lên tới 120 tỷ USD.

Tuy nhiên, vấn đề then chốt của châu Á đó là, tăng trưởng kinh tế tốc độ nhanh không thể hoàn toàn ngăn chặn được sự lây lan của khủng hoảng hệ thống tài chính. Đúng như những gì mà ông Wayne Swan Bộ trưởng Tài chính của Úc đã nói trong tuần: “Hy Lạp đã gióng lên hồi chuông cảnh báo, tức là kinh tế toàn cầu vẫn đang gặp rủi ro”.

Thu Hà (Theo Financial Times)

---------------------------------------------------------------------------

Nhời bàn của Thiên Sứ:

Đúng như những gì mà ông Wayne Swan Bộ trưởng Tài chính của Úc đã nói trong tuần: “Hy Lạp đã gióng lên hồi chuông cảnh báo, tức là kinh tế toàn cầu vẫn đang gặp rủi ro”.

Cái nhà ông Wayne Sì Wan nói chí phải. Mần răng mà kinh tế thế giới này thoát khỏi khủng hoảng lần II. Nếu may mà Thiên Sứ đoán sai thì chậm lắm đến năm 2012 nó cũng xẩy ra. Nhưng mà thật là buồn! Thiên Sứ tôi vưỡn cứ nghĩ là nó sắp xảy ra đến nơi. Hổng bít "cộng đồng các nhà khoa học" kinh tế thế giới đi đâu cả rồi?

Share this post


Link to post
Share on other sites

---------------------------------------------------------------------------

Nhời bàn của Thiên Sứ:

Cái nhà ông Wayne Sì Wan nói chí phải. Mần răng mà kinh tế thế giới này thoát khỏi khủng hoảng lần II. Nếu may mà Thiên Sứ đoán sai thì chậm lắm đến năm 2012 nó cũng xẩy ra. Nhưng mà thật là buồn! Thiên Sứ tôi vưỡn cứ nghĩ là nó sắp xảy ra đến nơi. Hổng bít "cộng đồng các nhà khoa học" kinh tế thế giới đi đâu cả rồi?

Cháu nghĩ các nhà kinh tế đang tìm đường THOÁT THÂN chú ạ :rolleyes:

Ví dụ như Soros, thiên tài đầu cơ đến thời điểm này. Ông ấy liên tục vay đồng EUR để bán, đồng thời mua vàng tích trữ. Chú cháu mình có nên học ông ý không chú nhỉ :(

Share this post


Link to post
Share on other sites

TƯ LIỆU THAM KHẢO

Phố Wall mất tiếp 100 điểm

Thông tin về khả năng các ngân hàng bị thanh tra, cùng dự báo triển vọng lợi nhuận kém lạc quan của một số công ty công nghệ khiến thị trường không khỏi thất vọng.

Bước vào phiên giao dịch ngày thứ năm, xu thế bán ra mạnh chiếm thế chủ đạo ngay từ những phút đầu mở cửa. Lực cầu bắt đáy vững vàng chỉ giúp thị trường lình xình phần lớn thời gian phiên buổi sáng. Những thông tin kinh tế gửi đến Phố Wall chưa có những chuyển biến đáng kể. Thị trường lao động tiếp tục tăng trưởng nhưng chưa đáp ứng được kỳ vọng của nhà đầu tư. Trong khi đó, việc Ủy ban chứng khoán Mỹ (SEC) và các nhà lập pháp New York bắt tay điều tra các gian lận thông tin tại một số ngân hàng Phố Wall khiến thị trường không khỏi hoang mang.

Posted Image

Trong khi chứng khoán châu Mỹ chịu mức sụt giảm mạnh, thị trường châu Âu và châu Á sáng nay hứng khởi đi lên. Ảnh: Reuters

Kết thúc phiên, các chỉ số chứng khoán Mỹ chịu mức sụt giảm mạnh nhất trong ngày. Dow Jones Industrial mất 113,96 điểm, tương ứng 1,1%, xuống 10.782,95 điểm. Hàn thử biểu Standard & Poor 500 hạ 1,2%, đóng cửa tại 1.157,44 điểm. Chỉ số công nghệ Nasdaq Composite thoái lui 1,3% về mốc 2.394,36 điểm. Cổ phiếu của tất cả các nhóm ngành đều giảm điểm, mức giảm từ 0,45% cho đến 1,45%

Tại châu Âu, các thị trường chứng khoán khởi sắc phiên thứ hai liên tiếp.

Chỉ số tổng hợp 18 hàn thử biểu khu vực Eurozone DJ Stoxx 600 tiến thêm 0,3%, lên 257,24 điểm - mức cao nhất kể từ ngày 3/5. Các thị trường giới hạn đà tăng trong biên độ hẹp bởi những phỏng đoán chính phủ các quốc gia khó có thể cắt giảm thâm hụt ngân sách với tốc độ đủ nhanh với đà phục hồi của thị trường tài chính. Sắc xanh trải trên 12 bảng điện tử các thị trường. Chứng khoán Đức và Anh lần lượt bứt phá thêm 1,1% và 0,9%. Trong khi đó, thị trường Pháp hạ nhẹ dưới 0,1%.

Niềm vui tăng điểm lan tỏa các sàn chứng khoán châu Á.

Tâm lý hứng khởi tham gia bắt đáy của nhà đầu tư đẩy lùi những quan ngại về cuộc khủng hoảng nợ tại châu Âu. Chỉ số tổng hợp 23 hàn thử biểu khu vực MSCI khởi sắc 1,7%, biên độ ghi điểm theo ngày tốt nhất kể từ 8/3, leo lên ngưỡng 120,79 điểm. Cứ 5 mã cổ phiếu bật xanh mới có 1 mã nhuộm đỏ. MSCI co hẹp biên độ điều chỉnh từ mức đỉnh cao nhất trong năm được thiết lập hôm 15/4 xuống 6,4%.

Tại Tokyo, bầu không khí hứng khởi bao trùm sàn chứng khoán giữa những lạc quan về triển vọng phục hồi của nền kinh tế đầu tàu khu vực châu Á. Viễn cảnh nhà đầu tư tranh mua cổ phiếu tái diễn giúp phong vũ biểu Nikkei 225 thăng hoa 2,2%. Ngày 14/5, Bộ trưởng tài chính Nhật Bản cho biết, thặng dư tài khoản vãng lai của nước này đã tăng vọt 36,9% so với cùng kỳ năm ngoái trong tháng 3, lên 28 tỷ đôla.

Biên độ phục hồi trên 2% đã xuất hiện ở nhiều thị trường. Chứng khoán Đài Loan và Trung Quốc đại lục lần lượt cộng thêm 2,2% và 2,1% vào quỹ điểm. Các chuyên gia phân tích nhận định thị trường cổ phiếu Bắc Kinh sẽ đi ngang trong ngắn hạn trước khi hồi sinh mạnh mẽ, sau khi đã để tuột tới 21% giá trị trong đợt sóng điều chỉnh kéo dài từ tháng 11/2009 đến nay.

Các bảng điện tử gồm Kospi của Hàn Quốc và S&P ASX 200 của Australia tăng 1,9% và 1,8%. Chứng khoán Hong Kong tiến 1%. Hàn thử biểu BSE của Ấn Độ nhích 0,4%, trong khi đó, Straits Times của Singapore lại quay đầu hạ nhiệt 0,4%.

Nguyễn Hùng

Cháu nghĩ các nhà kinh tế đang tìm đường THOÁT THÂN chú ạ :rolleyes:

Ví dụ như Soros, thiên tài đầu cơ đến thời điểm này. Ông ấy liên tục vay đồng EUR để bán, đồng thời mua vàng tích trữ. Chú cháu mình có nên học ông ý không chú nhỉ :(

Hì! Chú cháu mình làm sao bảo đảm được bia tươi nhậu tì tì với heo mọi giả chồn là tốt lắm. Còn chiện thiên hạ thì bi vờ có gào lên cũng chẳng ai thèm nghe.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Hì! Chú cháu mình làm sao bảo đảm được bia tươi nhậu tì tì với heo mọi giả chồn là tốt lắm. Còn chiện thiên hạ thì bi vờ có gào lên cũng chẳng ai thèm nghe.

Cháu Sin lỗi các bác các chú

Hôm nào chú rảnh cháu đi thử món heo mọi giả chồn với

Chứ bi zờ cũng thấy ko còn việc zè đáng làm nữa :rolleyes:

Edited by AngelEye

Share this post


Link to post
Share on other sites

LỜI TIÊN TRI 2010

Tai nạn đau lòng hơn.....

Xe buýt ‘vấp’ phải dây điện cao thế, 28 người thiệt mạng

Baodatviet

Cập nhật lúc :3:33 PM, 14/05/2010

Cảnh sát Ấn Độ cho hay, ít nhất 28 người thiệt mạng sau khi một xe buýt “sập bẫy” đường dây điện cao thế.

>> Cột đèn điện cao áp ‘dọa’ dân

Cảnh sát trưởng Ram Pyari Dhurwey cho hay, vụ tai nạn xảy ra tại quận Mandla thuộc bang Madhya Pradesh. Các nhân viên điều tra cho biết dòng điện với cường độ mạnh làm các hành khách thiệt mạng ngay tại chỗ. Trong số những người bị thiệt mạng, có ba giáo viên tiểu học đang trên đường tới trường.

Posted Image

Hệ thống điện chằng chịt gây ra nhiều tai nạn thương tâm tại Ấn Độ. Ảnh minh họa.

Đây là “mắc bẫy” dây điện thứ 2 tại Ấn Độ trong tuần này. Ít nhất 15 người tại một ngôi làng phía Bắc bang Bihar hôm 12/5 cũng phải bỏ mạng vì chiếc xe khách chở họ vướng phải dây điện cao thế khi đang di chuyển.

Hareram Pandey, một quan chức trong ngành điện lực tại bang Bihar hôm qua chính thức thừa nhận thông tin này. Tuy nhiên, giới chức điện lực vẫn chưa đưa ra giải pháp cụ thể nào cho tình trạng dây điện chằng chịt tại quốc gia Nam Á này.

Trà My (theo AP)

Share this post


Link to post
Share on other sites

TƯ LIỆU THAM KHẢO

“Đồng Euro có thể tan rã vì khủng hoảng nợ”

Tintuc Online

14/05/2010 16:56 (GMT +7)

Cựu Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), ông Paul Volcker, bày tỏ sự lo ngại rằng khu vực sử dụng đồng Euro (Eurozone) sẽ không còn là một sau khi cuộc khủng hoảng nợ công của Hy Lạp đã buộc Liên minh châu Âu (EU) phải ra tay giải cứu Hy Lạp.

“Một vấn đề lớn chính là nguy cơ rã đám của đồng Euro. Những kỷ luật quan trọng nhất trong chính sách kinh tế và tài chính đã không được tuân thủ ở một số quốc gia sử dụng đồng tiền này”, hãng tin tài chính Bloomberg dẫn lời ông Volcker trong một bài phát biểu tại London, Anh, hôm 13/5.

Nguy cơ lan rộng của khủng hoảng nợ công từ Hy Lạp sang các nước khác trong khối Eurozone như Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha thời gian qua đã dẫn tới nhiều ý kiến quan ngại về khả năng tiếp tục tồn tại của khối Eurozone.

Sự lo ngại này đã buộc EU thỏa thuận chi gần 1.000 tỷ USD để chặn khủng hoảng. Ngoài ra, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) sẽ thực hiện can thiệp vào thị trường trái phiếu chính phủ và doanh nghiệp để tăng cường tính thanh khoản.

Cách đây ít lâu, cựu Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ John Snow và cựu Bộ trưởng Bộ Tài chính Anh Norman Lamont cũng cho rằng, khu vực sử dụng đồng Euro có thể phải cần tới một chính sách tài khóa chung để bảo đảm sự tồn tại của đồng tiền chung này.

Posted Image

Một người biểu tình mang biểu ngữ "Hy Lạp không phải để bán" tại một cuộc tuần hành ở thủ đô Athens, Hy Lạp (Ảnh: Getty Images)

“Liệu những căng thẳng về kinh tế và tài chính có thể được giải quyết bằng con đường tìm kiếm sự nhất thể lớn hơn, cả về chính trị và kinh tế, trong một châu Âu vốn đã có tính nhất thể hóa cao độ? Tôi hy vọng là vậy”, ông Volcker phát biểu.

Chung quan điểm này với ông Volcker và nhiều chuyên gia khác, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) Mervyn King mới đây cho rằng: “Để đồng Euro có thể tồn tại lâu dài, sự thống nhất về tài khóa ở một số phương diện như chính sách thuế, chính sách chi tiêu công… có thể là cần thiết”.

Tới thời điểm này, thị trường tài chính toàn cầu vẫn tỏ ra lo ngại về tình hình khủng hoảng nợ của Hy Lạp. Trao đổi với Bloomberg hôm 13/5, Giám đốc điều hành ngân hàng Deutsche Bank của Đức, ông Josef Ackermann, cho rằng, Hy Lạp có thể không trả nổi toàn bộ số nợ công đang mang, rằng cuộc khủng hoảng nợ của Athens đòi hỏi những nỗ lực lớn hơn để giải quyết.

Bên cạnh đó, các cam kết cắt giảm thâm hụt ngân sách mà các nước trong Eurozone đưa ra cũng dẫn tới những lo ngại về tác động bất lợi đối với tăng trưởng kinh tế vốn dĩ đang ở trạng thái mong manh của khu vực. Tạp chí Time cho rằng, khủng hoảng nợ đã đặt khối này vào một tình thế tiến thoái lưỡng nan, giữa hai mục tiêu là chống khủng hoảng và đảm bảo tăng trưởng.

Tuy vậy, giới quan sát và cả châu Âu hiện đều bày tỏ thái độ ủng hộ sự tồn tại của đồng Euro. Theo ông Volcker, để đạt được điều này, cần có sự thay đổi trong cấu trúc chính sách kinh tế của châu Âu. Tuy nhiên, việc áp dụng chính sách tài khóa chung như đề xuất của giới chuyên gia có thể sẽ không phải là một ý kiến được chào đón ở nhiều quốc gia trong số 16 nước thuộc Eurozone.

Theo Mai Phương

Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kinh tế châu Á đã mạnh hơn so với trước khủng hoảng tài chính toàn cầu?

Posted Image

Trung Quốc hiện đang nằm ở vị thế trung tâm của châu Á. Trung Quốc hiện chưa đủ mạnh để “cõng cả thế giới trên đôi vai” thế nhưng có thể giúp đỡ được phần nào.
Ở thời điểm nhiều nước châu Âu đang khó khăn khi tăng trưởng kinh tế thấp và thâm hụt ngân sách cao, các nước châu Á có vấn đề riêng.
Với lượng tiền mặt dồi dào và nền kinh tế tăng trưởng ở mức độ trước khủng hoảng, rủi ro đối với châu Á, nếu có, là rủi ro kinh tế tăng trưởng quá nóng.
Thuật ngữ “tách biệt” không đúng để miêu tả những nền kinh tế mà trong những năm trước khủng hoảng kinh tế đã phụ thuộc ngày một nhiều vào giỏ hàng của người tiêu dùng phương Tây.
Trong vòng 10 năm trước cú sốc Lehman Brothers năm 2008, xuất khẩu của châu Á xét trong tương quan với GDP thực tế tăng từ 37% lên mức 47%, nền kinh tế nhiều nước châu Á phụ thuộc nhiều vào nhu cầu hàng hóa từ bên ngoài. Tuy nhiên, dù phần lớn nhu cầu đó biến mất sau khi thị trường tín dụng đóng băng vào cuối năm 2008, kinh tế châu Á dù có đi xuống nhưng nhanh chóng lấy lại sức mạnh. Nếu không phải là tách biệt, hẳn nhiều nước châu Á sẽ vẫn còn khốn khổ.
Kinh tế châu Á, không tính Nhật bởi các chuyên gia không muốn nói tới nền kinh tế tăng trưởng chậm chạp này, có thể tăng trưởng 8% trong năm nay. 12 tháng trước, điều này dường như không thể. Một số nền kinh tế mở tại châu Á chịu ảnh hưởng tiêu cực bởi nhu cầu từ bên ngoài đi xuống.
Tuy nhiên nhóm nền kinh tế này đã phục hồi với tốc độ mạnh. Kinh tế Singapore, sau khi tăng trưởng âm 2% trong năm 2009, thấp hơn mức dự báo của giới chuyên gia, sẽ có thể tăng trưởng 6% trong năm nay.
Kinh tế Malaysia, sau khi tăng trưởng âm 1,7% trong năm 2009, sẽ tăng trưởng 5,5% trong năm 2010. Ngay cả kinh tế Thái Lan, dù trong bối cảnh khủng hoảng chính trị, cũng có thể tăng trưởng 5% trong năm 2010 sau khi tăng trưởng âm 2,3% trong năm 2009.
Nhóm nền kinh tế trên phát triển mạnh với định hướng xuất khẩu cùng với Hồng Kông, Đài Loan và Nhật, chịu ảnh hưởng nặng nề bởi sự đi xuống của kinh tế toàn cầu. Một số nền kinh tế đi xuống trong khoảng thời gian đầu.
Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 8,7% trong năm 2009, thế nhưng mức này thấp hơn nhiều so với con số 13% của năm 2007. Quý 1/2010, kinh tế Trung Quốc lại tăng trưởng 11,9%, thị trường lo lắng kinh tế Trung Quốc đang tăng trưởng quá nóng. Kinh tế Ấn Độ tăng trưởng 7,2% trong năm 2009 và có thể ghi nhận mức tăng trưởng 8% trong năm 2010.
Tại sao kinh tế châu Á lại tăng trưởng tốt như vậy? Lý do chính là những gói kích thích lớn mà chính phủ nhóm nước này đưa ra, Trung Quốc đi đầu với gói kích thích trị giá 585 tỷ USD. Chính phủ Trung Quốc ngoài ra còn trợ cấp mua hàng điện tử và tăng cường chương trình xây dựng. Đài Loan phát cho người dân phiếu mua hàng. Số lượng việc làm tại Singapore hiện còn nhiều hơn trước khủng hoảng, chính phủ Singapore trả tiền cho các chủ doanh nghiệp để họ không sa thải nhân viên.
Nhờ ảnh hưởng của gói kích cầu, mô hình thương mại châu Á bắt đầu thay đổi, châu Á có được động lực tăng trưởng khác. Nhóm nước sản xuất hàng hóa như Braxin, Indonexia, Nga và Úc và nhóm nước tiêu thị hàng hóa có bao gồm Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc đang hỗ trợ lẫn nhau.
Hàn Quốc bán khoảng 70% thành phẩm sang thị trường nhóm nước mới nổi. Trung Quốc tăng cường mua gom quặng sắt, bô xít, gỗ và nhiều loại hàng hóa khác. Nhóm nước cung cấp các sản phẩm này có thêm tiền để mua thành phẩm, nhiều trong nhóm này được làm tại Trung Quốc.
Không nên thổi phồng quá mọi chuyện. Trung Quốc hiện chưa đủ mạnh để “cõng cả thế giới trên đôi vai” thế nhưng có thể giúp đỡ được phần nào. Cùng một lúc, ở cuối mỗi dây chuyền cung cấp là một người tiêu dùng Mỹ mua chiếc DVD, một quan chức Trung Quốc lập kế hoạch mở một con đường hay nhà máy thép.
Trong nhiều trường hợp còn có người tiêu dùng Trung Quốc, dù người đó ảo tưởng đến thế nào, vẫn tiếp tục chi tiêu với tốc độ 2 con số. Năm ngoái, người Mỹ mua nhiều xe ô tô và điện thoại di động hơn người Mỹ.
Khối lượng nhập khẩu của Trung Quốc cao hơn 20% so với thời kỳ đỉnh cao khủng hoảng khi ngân hàng Lehman Brothers sụp đổ, xuất khẩu cao hơn thời kỳ đó tới 6%. Châu Á, nhìn chung, đang sản xuất và xuất khẩu nhiều hơn bao giờ hết.
Ông Frederic Neumann, chuyên gia kinh tế tại ngân hàng HSBC, nhận xét nếu khu vực này đang tồn tại vấn đề nào thì đó chính là chính sách tiền tệ đang quá lỏng lẻo, theo sát chính sách tiền tệ của nhóm nền kinh tế phương Tây hiện đang tăng trưởng yếu kém.
Để giữ được sự cạnh tranh cho đồng tiền, lãi suất cơ bản tại nhiều nền kinh tế châu Á hiện thấp hơn 20% so với mức cần thiết. Dù chính phủ các nước này đã thắt chặt chính sách trong những tháng gần đây, Úc và Ấn Độ nâng mạnh lãi suất cơ bản, Singapore để đồng nội tệ tăng giá, Trung Quốc 3 lần nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, ông Neumann lo ngại cuối cùng tất cả các chính sách vẫn là không đủ để ngăn lạm phát hay bong bóng tài sản tại nhiều nước.

FT

Share this post


Link to post
Share on other sites

LỜI TIÊN TRI 2010

Đại ý: Cháy nổ đau lòng hơn....

Cháy lớn ở Philippines, 4.000 hộ mất nhà

Tintuc Online

16/05/2010 09:26 (GMT +7)

Một vụ cháy lớn tại khu nhà lụp xụp ở thành phố Muntinlupa thuộc khu vực ngoại vi phía Nam thủ đô Manila vào sáng sớm 15-5 đã khiến 4.000 gia đình nghèo mất nhà cửa

>>Hỏa hoạn thiêu rụi hơn 1.000 ngôi nhà ổ chuột

Posted Image

Lính cứu hỏa xịt vòi rồng chữa cháy ở Muntinlupa hôm 15-5

Thị trưởng Muntinlupa Aldrin San Petro cho biết đám cháy dữ dội phát xuất từ một cửa hàng bán khí hóa lỏng tại trung tâm khu ổ chuột của thành phố này. Vụ cháy đã được khống chế vài giờ sau đó và rất may mắn không có người thương vong. Ông thị trưởng nói rằng nhà cửa nơi đây thường làm bằng vật liệu nhẹ và thô sơ nên rất dễ bắt lửa, đám cháy lan rất nhanh. Theo ước tính, có đến 20.000 người mất nhà cửa sau vụ cháy này.

Manila là một trong những thành phố lớn nhất thế giới với 12 triệu cư dân. Khoảng 35% trong số này sống trong các khu ổ chuột và theo đánh giá của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), nhóm dân cư này rất dễ trở thành nạn nhân của bệnh tật và hỏa hoạn. Mới đây, một vụ cháy lớn tại thành phố ngoại vi khác của Manila là Quezon hôm 25-4 đã khiến một người chết và 2.600 hộ gia đình, gồm khoảng 15.000 người, mất nhà cửa.

Theo L. Nguyễn

Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chứng khoán thế giới tiếp tục ảm đạm

15/05/2010 9:04

Posted Image

Phố Wall vẫn tăng giảm đan xen trong tuần này - Ảnh: Bloomberg (TNO) Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần (vào rạng sáng nay, 15.5, giờ VN), chứng khoán châu Âu lại tiếp tục lùi một bước dài, Phố Wall và các thị trường chứng khoán khu vực châu Á cũng giảm trên 1%. Tiếp tục là những lo ngại về nguy cơ khủng hoảng nợ tại châu Âu đeo bám thị trường chứng khoán thế giới. Tại Phố Wall, sức ép của sự kiện này đã áp đảo những tác dụng tích cực từ khu vực bán lẻ và sản xuất công nghiệp.

Theo báo cáo của Bộ Thương mại Mỹ, sức mua trong ngành bán lẻ toàn nước Mỹ trong tháng 4 vừa qua đã tăng 0,4%, vượt mức dự đoán của các chuyên gia phân tích. Hồi tháng 3 vừa qua, con số này đã đạt tới mức 2,1%.

Cùng với đó, Cục dự trữ liên bang Mỹ cho biết sản lượng đầu ra của các nhà máy khai thác mỏ và khu vực sản xuất hàng tiêu dùng đã tăng 0,8% trong quý 1.2010, cao hơn con số dự đoán 0,7% của các nhà phân tích.

Phiên này, cổ phiếu năng lượng, đặc biệt là cổ phiếu dầu khí mất điểm khá nhiều do giá dầu thô tụt giảm mạnh. Cổ phiếu Exxon Mobil, hãng dầu khí lớn nhất tại Mỹ đã giảm 1,8%; Chevron giảm 1,4%; hai tên tuổi lớn trong ngành dịch vụ dầu khí là Schlumberger và Halliburton đều giảm trên 3%.

Tổng kết phiên giao dịch cuối tuần ngày 14.5, chỉ số S&P 500 để mất thêm 1,9%, xuống còn 1.135,68 điểm; Dow Jones Industrial để mất 162,79 điểm, tương đương giảm 1,5%, chốt phiên ở mức 10.620,16 điểm; Nasdaq Composite giảm 2%, xuống mức 2.346,85 điểm. Sau những phiên tăng giảm đan xen suốt từ đầu tuần, đây là phiên giảm thứ 2 liên tiếp của thị trường chứng khoán Mỹ.

Tổng kết tuần này, Phố Wall chỉ tăng 2 trong số 5 phiên giao dịch. Tuy nhiên, phiên hồi phục mạnh mẽ ngay đầu tuần đã góp phần đưa chỉ số thị trường S&P 500 tăng tới 4,2% trong tuần.

Sự kiện nổi bật và có tác động mạnh mẽ nhất tới chứng khoán thế giới trong tuần này là khoản vay lên tới 1 ngàn tỉ USD mà Liên minh châu Âu (EU) gắng sức hỗ trợ các quốc gia nặng nợ trong khu vực đồng euro. Gói hỗ trợ này thực sự đã có tác động mạnh tới tâm lý các nhà đầu tư, giúp họ phần nào thấy lạc quan hơn với nguy cơ xảy ra một cuộc khủng hoảng nợ trên diện rộng tại châu Âu.

Tuy nhiên, nhìn vào biểu đồ biến động của các sàn chứng khoán từ Á, Âu sang Mỹ thì vẫn có thể nhận thấy sự chưa ổn định trong tâm lý các nhà đầu tư, chứng khoán thế giới liên tục giằng co giữa hai xu hướng tăng giảm điểm, mà nguyên nhân chính gây giảm trong mỗi phiên vẫn là lo sợ xảy ra khủng hoảng nợ.

Phiên cuối tuần ngày 14.5 tại châu Âu, tâm lý lo âu của giới đầu tư tiếp tục khiến các thị trường chứng khoán trong khu vực lao dốc không phanh. Chỉ số STXE 600 chung cho toàn khu vực giảm mạnh 3,4%, tuy nhiên, chỉ số này vẫn duy trì được mức tăng 4,8% trong cả tuần, chủ yếu là nhờ bước nhảy vọt 7,2% trong phiên đầu tuần.

Ghi nhận trên sàn chứng khoán lớn: chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 3,14%, xuống còn 5.262,85 điểm; DAX của Đức giảm 3,12%, xuống còn 6.056,71 điểm; CAC 40 của Pháp giảm mạnh 4,59%, chốt phiên cuối tuần ở mức 3.560,36 điểm.

Kết thúc sớm hơn (vào chiều 14.5, giờ VN), phiên giao dịch cùng ngày tại châu Á cũng ghi nhận sự đi xuống của các chỉ số chứng khoán trong khu vực. Chỉ số MSCI Asia Pacific giảm 1,1%, mức tăng cả tuần vẫn ghi nhận được là 1,1%.

Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 158,04 điểm, tương đương 1,49%, xuống còn 10.462,51 điểm; HSI của Hồng Kông để mất 277,03 điểm, tương đương 1,36%, chốt phiên ở mức 20.145,43 điểm. Shanghai Composite (Trung Quốc) giảm 0,51%; Straits Times (Singapore) giảm 0,44%, riêng KOSPI (Hàn Quốc) tăng nhẹ 0,06%.

Duy Trần

Share this post


Link to post
Share on other sites

TƯ LIỆU THAM KHẢO

Chiến hạm Cheonan bị đánh chìm do đâu?

Chủ nhật, 16/05/2010, 22:30(GMT+7)

Posted Image

Ảnh minh họa

VIT - Sau vụ việc chiến hạm Cheonan của Hải quân Hàn Quốc bị đánh chìm trên biển Hoàng Hải hôm 26/3, Hàn Quốc, Mỹ và nhiều quốc gia liên quan đã tiến hành điều tra và đưa ra nhiều kết quả phân tích khác nhau. Tuy nhiên vẫn chưa vạch mặt được thủ phạm là ai.

Bắt đầu từ hôm 27/3, các chuyên gia điều tra của Hàn Quốc và quốc tế đã bắt tay vào cuộc điều tra này, đưa ra nhiều giả thuyết khác nhau và có ý muốn ám chỉ thủ phạm là Bắc Triều Tiên. Tuy nhiên, để có cái nhìn tổng quan về vụ việc này thông qua các số liệu điều tra và hiện trường vụ việc ta có thể thấy rằng, thủ phạm sẽ là một kẻ ném đá giấu tay và Bắc Triều Tiên chưa chắc là thủ phạm mà có thể chỉ là kẻ “đổ vỏ” mà thôi. Sau đây là một số dẫn chứng.

Thứ nhất: Tàu Cheonan bị đánh chìm ở vùng nước có độ sâu khoảng 20 mét. Do vậy không thể nói rằng, tàu bị tấn công bởi tàu ngầm hay do va chạm vào tàu ngầm, vì tàu ngầm đi vào vùng nước này là rất khó và dễ bị phát hiện; tàu Cheonan cũng không thể va chạm vào đá ngầm, vì đáy vùng nước này toàn là bùn. Hơn nữa tàu Cheonan đã từng 15 lần đi vào vùng biển này, nước sâu hơn 20 mét, tàu di chuyển không có vấn đề gì.

Thứ hai: Ban đêm, các tàu ngầm của Triều Tiên không đủ khả năng xâm nhập vùng biển của Hàn Quốc, vốn được canh gác cẩn mật, mà không bị các đơn vị chiến đấu chống tàu ngầm của lực lượng Mỹ và Hàn Quốc phát hiện. Một tàu ngầm của Triều Tiên sẽ không thể vượt qua được dàn tàu chiến lớp Aegis công nghệ cao, để đánh chìm chiến hạm Cheonan bằng một quả ngư lôi trước khi bỏ trốn mà không để lại dấu vết nào.

Thứ ba: Vụ chìm tàu xảy ra không phải trong vùng biển của Bắc Triều Tiên, mà ở trong vùng biển được canh phòng cẩn mật của Hàn Quốc, nơi một tàu ngầm di chuyển chậm của Triều Tiên sẽ gặp khó khăn rất lớn, nếu tàu này không được trang bị công nghệ AIP (Công nghệ sức đẩy không phụ thuộc vào nguồn khí bên ngoài).

Thứ tư: Có những kết luận cho rằng, tàu Cheonan có thể bị chạm vào ngư lôi hoặc thủy lôi của Triều Tiên còn sót lại từ hồi Chiến tranh Triều Tiên 1950-1953, lý do này khó có tính thuyết phục, bởi vì 01 quả ngư lôi ngâm trong nước biển mặn 60 năm, liệu có còn chức năng phát nổ khi gặp mục tiêu hay không?

Qua bốn lý do nêu trên ta có thể phần nào thấy được thủ phạm đánh chìm tàu Cheonan có thể không phải Bắc Triều Tiên. Vậy, thủ phạm là ai? Tuy nhiên, sau nhiều ngày điều tra, Ủy ban điều tra quốc tế về nguyên nhân chìm tàu Cheonan của Hàn Quốc hôm 15/5 đã đưa ra kết luận rằng: “Theo phân tích tỷ mỉ hơn về những mảnh vỡ của tàu, các nhà điều tra đã tìm thấy vết tích của nhôm và một loại thuốc nổ được sử dụng rộng rãi trong quân sự mang tên hexogen từ những mảnh vỡ thu thập được. 2 loại chất liệu này được sử dụng để chế tạo ngư lôi”. Bên cạnh đó, các chuyên gia của Ủy ban đã không tìm thấy những bằng chứng chắc chắn khẳng định Triều Tiên có dính líu đến vụ việc.

Trong vụ việc này có thể thủ phạm là một quốc gia có công nghệ vũ khí và trang bị khá hiện đại, đã sử dụng một tàu ngầm mini không người lái và có chức năng tàng hình chống lại sự phát hiện của lực lượng chống ngầm.

Tàu ngầm Mini có thể được tàu mẹ phóng ra từ một vị trí cách đó vài chục hải lý và được điều khiển từ xa để mang một thủy lôi hoặc ngư lôi để tấn công tàu Cheonan.

Posted Image

Tàu ngầm mini AUV CR-01A, dự án chung quốc tế giữa Viện Các vấn đề kỹ thuật Hải quân của Nga và Viện Thẩm Dương của Trung Quốc (

Ảnh DefPro)
.

Vấn đề nêu trên chỉ là những thông tin điều tra và những nhận định của các chuyên gia. Bên cạnh đó cũng có không ít các chuyên gia đưa ra những nhận định khác nhau về vụ việc này. Như ông Yang Moo-jin, giáo sư Đại học Nghiên cứu về Triều Tiên ở Seoul hôm 16/4 lại nghi ngờ khả năng liên quan của Triều Tiên. Ông nhấn mạnh rằng Triều Tiên đang tìm kiếm sự hợp tác với Trung Quốc, trong khi muốn đàm phán trực tiếp với Mỹ để trở lại bàn đàm phán hạt nhân đã bị ngưng trệ suốt thời gian qua.

Đài phát thanh Open Radio, có trụ sở tại Seoul, mới đây dẫn một nguồn Triều Tiên giấu tên cho hay, giới chức Triều Tiên lại cho rằng chính Hàn Quốc đã dựng lên vụ đắm tàu để “thanh minh” cho chính sách chống Bình Nhưỡng.

Bày tỏ phản ứng trước vụ việc trên, hôm 15/5 trong cuộc gặp với người đồng cấp Hàn Quốc Yu Myung-hwan tại cuộc hội đàm ba bên giữa các ngoại trưởng Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, Ngoại trưởng Trung Quốc Yang Jiechi nhấn mạnh, vụ chìm chiếc tàu "Cheonan" của Hải quân Hàn Quốc là một sự cố đáng tiếc. Xét tình hình phức tạp và nhạy cảm hiện nay trên Bán đảo Triều Tiên, Trung Quốc hy vọng tất cả các bên có liên quan cần phải bắt đầu từ sự ổn định và hòa bình của Bán đảo Triều Tiên và khu vực, xuất phát từ lợi ích lâu dài, giữ bình tĩnh và kiềm chế để giải quyết hợp lý sự cố chìm tàu Cheonan.

Thanh Hà Tin tổng hợp

Share this post


Link to post
Share on other sites

LỜI TIÊN TRI 2010

Đại ý: lật tàu, rơi máy bay....tăng nặng.

Máy bay bị nạn, 8 người mất tích

Cập nhật lúc 13:32, Thứ Hai, 17/05/2010 (GMT+7)

(TinnhanhVietNamNet)- Một máy bay của Suriname chở 8 người đã bị rơi hôm thứ 7 (15/5) do thời tiết xấu. Tất cả 8 người này có thể đều đã thiệt mạng.

TIN LIÊN QUAN

Phi cơ gặp nạn là chiếc Antonov AN-28 của hãng hàng không Blue Wing Airlines. Máy bay bị nạn không lâu sau khi cất cánh từ sân bay Godo Olo. Tai nạn xảy ra tại một khu rừng rậm cách thủ đô Paramaribo khoảng 200 dặm (300km).

Posted Image

Xác một chiếc máy bay bị nạn. (Ảnh minh họa. Ảnh: Reuter

Công cuộc tìm kiếm 2 thành viên phi hành đoàn và 6 hành khách đến sáng Chủ nhật mới được tiến hành bởi lúc xảy ra tai nạn trời đã tối và mưa nặng hạt. Các nhân viên cứu hộ đã tìm cách đến được hiện trường bằng thuyền và trực thăng.

Vụ việc đang được điều tra. Hiện vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân của tai nạn này.

Thu Hằng (Theo AP)

Share this post


Link to post
Share on other sites

TƯ LIỆU THAM KHẢO

Đồng EUR và Hy Lạp: Rốt cuộc ai hại ai?

Thứ hai, 17/05/2010, 10:02(GMT+7)

Posted Image

Ảnh minh họa

VIT - Có dấu hiệu cho thấy, quốc gia tiếp theo bị tác động bởi khủng hoảng nợ công Hy Lạp rất có thể sẽ là Bồ Đào Nha hoặc Tây Ban Nha. Tây Ban Nha là nền kinh tế lớn thứ tư của châu Âu, khối lượng kinh tế bằng 5 lần Hy Lạp, nếu vấn đề nợ công của Bồ Đào Nha, Tây Ban nha một khi leo thang, sẽ gây ra một cú sốc nặng nề cho châu Âu thậm chí là cho cả thị trường tài chính toàn cầu. Có người trong nội bộ Liên minh châu Âu EU trách cứ rằng, khủng hoảng nợ Hy Lạp sẽ có thể đặt dấu chấm hết cho đồng EUR.

Gần đây, biên lãi CDS (sản phẩm tài chính cho phép trao đổi nợ tín dụng) và lãi suất trái phiếu chính phủ mà Hy Lạp phát hành đều tăng mạnh, hôm 28/4 đã chạm mức cao kỷ lục. Điều này cho thấy, khủng hoảng nợ công ngày một xấu đi và đang lan sang các nước khu vực đồng tiền chung châu Âu Eurozone.

Đồng EUR đã khiến Hy Lạp bị “tê liệt”

Thực chất, khủng hoảng nợ Hy Lạp là một cuộc khủng hoảng đồng EUR, nếu nghiên cứu kỹ hơn có thể thấy, thể chế đồng EUR trước tiên đã khiến các biện pháp điều tiết của Hy Lạp bị “tê liệt”.

Thứ nhất, chính sách tiền tệ đơn nhất đã đẩy nhanh sự gia tăng nợ công của một số nước Eurozone. Theo lý thuyết Keynes, chính sách kinh tế vĩ mô đã lấy chính sách tài chính và tiền tệ làm chủ, việc sử dụng phối hợp lẫn nhau giữa hai chính sách này có thể điều tiết sự mất cân bằng kinh tế. Sau khi thực hành tiền tệ chung, ảnh hưởng của các nước thành viên Eurozone như Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha với chính sách tiền tệ bị suy giảm, chỉ có thể dựa vào số trái phiếu chính phủ đã phát hành và tiêu thụ nhiều hơn để huy động vốn, kích thích kinh tế. Dưới thể chế này, một khi thị trường thiếu lòng tin với viễn cảnh tài chính và nợ công của các nước này, số trái phiếu chính phủ phát hành dựa vào tín dụng quốc gia sẽ cần phải chi trả mức lãi suất cao hơn, từ đó chính phủ phải cõng nợ cao hơn. Khi một nước có thể áp dụng chính sách tài chính để kích thích kinh tế, nếu lại xuất hiện sự mất cân bằng kinh tế, sẽ khiến phạm vi và mức độ mất cân bằng không ngừng rộng và sâu hơn, cuối cùng rơi vào khủng hoảng. Cơ cấu khu vực tiền tệ chung cũng tăng thêm sự bất cân bằng về phát triển kinh tế nội bộ khu vực Eurozone.

Thứ hai, chính trị chủ quyền độc lập đã quyết định sự khác biệt mang tính quốc gia của chính sách tài chính. Do sự phát triển kinh tế của các nước khu vực Eurozone không cân bằng, thêm vào đó định hướng lợi ích của các nước khác nhau, nên các nước thành viên Eurozone đã thực thi chính sách tài chính không giống nhau theo tình hình phát triển kinh tế của nước mình. Chẳng hạn như Hy Lạp, tình hình kinh tế của nước này đã quyết định chính sách thâm hụt là con đường duy nhất để Hy Lạp thoát ra khỏi khủng hoảng tài chính quốc tế. Cũng giống với Hy Lạp, trước khi gia nhập khu vực Eurozone, một số nước vốn thi hành lãi suất cao - bị buộc phải chấp nhận chính sách lãi suất thống nhất của khu vực Eurozone, mức độ lãi suất sau khi hạ thấp sẽ kích thích việc đầu tư nhà ở nội địa Hy Lạp gia tăng, hình thành bong bóng bất động sản. Khi giá nhà tăng vọt, hiệu ứng tài sản đã thúc đẩy tín dụng tiêu dùng gia tăng hơn, có tác dụng lôi kéo mạnh mẽ việc bảo đảm phát triển kinh tế quốc gia. Dưới tác động của khủng hoảng tài chính, thị trường bất động sản sụp đổ, nhu cầu tiêu dùng cũng sẽ giảm theo, gây ra suy thoái kinh tế. Chính phủ phải đứng trước sự lựa chọn chính sách kinh tế vĩ mô để kích thích kinh tế, khi chính sách tiền tệ không thể độc lập lựa chọn, chính sách tài chính để kích thích kinh tế đã gây ra sự lựa chọn duy nhất, thông thường trong thời kỳ hậu khủng hoảng kinh tế, trọng điểm của chính phủ là áp dụng một loạt gói kích cầu, hỗ trợ nền kinh tế nội địa phục hồi trong khủng hoảng. Cuối cùng khiến thâm hụt tài chính gia tăng đáng kể, tốc độ tích lũy trái phiếu cũng tăng theo, cùng với sự hạ thấp xếp hạng tín dụng nợ của các cơ quan xếp hạng tín dụng, chi phí huy động vốn từ trái phiếu chính phủ sẽ tăng theo, gây ra khủng hoảng nợ công.

Kế hoạch viện trợ chưa chạm tới bản chất

Từ kế hoạch viện trợ mà các nước đã đề ra cho thấy, kế hoạch viện trợ chưa chạm tới bản chất của khủng hoảng đồng đồng EUR. Kế hoạch viện trợ lần này nhìn chung có hai đặc điểm, một là tính nhất trí cao độ mà các chủ thể lợi ích khác nhau của khu vực Eurozone đã thể hiện trước khủng hoảng. Khoản tiền 750 tỷ EUR trong gói viện trợ lần lượt lấy từ ba chủ thể lợi ích, trong đó, 440 tỷ EUR sẽ do thỏa thuận tương hỗ giữa các nước khu vực Eurozone cung cấp trong thời gian 3 năm; 60 tỷ EUR sẽ lấy “Điều ước Lisbon” của EU làm cơ sở, do EC huy động từ thị trường tài chính; Quỹ tiền tệ quốc tế IMF sẽ cung cấp 250 tỷ EUR. Các nước Eurozone, Ngân hàng trung ương châu Âu ECB, IMF mỗi bên đều có cơ sở lợi ích của mình, gói viện trợ này cho thấy, khu vực Eurozone đang đứng trước nguy cơ và thách thức chưa từng có và cũng cho thấy, quyết tâm bảo vệ đồng EUR của các nước châu Âu và các tổ chức của EU. Hai là liên minh kinh tế của khu vực Eurozone đã bắt đầu vượt quá bản thân chế độ tiền tệ, bắt đầu kéo dài theo chính sách tài chính của các quốc gia có chủ quyền độc lập. Nhưng sự độc lập về chủ quyền chính trị của của các nước Eurozone về cơ bản đã quyết định chính sách tiền tệ của mình.

Hiện nay, EU đang đứng trước hai sự lựa chọn khó khăn, nếu hy vọng giải quyết vấn đề cơ chế trong quá trình phát triển, việc cứu trợ hiện nay sẽ chỉ dừng lại ở mức “trị ngọn”, và việc chờ đợi những lợi thế của phục hồi kinh tế toàn cầu để che đậy vấn đề cơ chế đồng EUR chỉ có thể là một cách để lựa phỉnh mọi người; phải tiến hành cải cách về bản chất cho cơ chế đồng EUR, tránh chạm đến vấn đề nhạy cảm như lợi ích cốt lõi của đồng EUR, chủ quyền chính trị của các nước Eurozone, đồng EUR thực sự đang đứng trước một sự lựa chọn rất khó khăn. Về điểm này, e rằng, ngay cả nội bộ EU cũng thiếu kết luận có hiệu quả nhất trí thật sự.

T H (Theo CE)

Share this post


Link to post
Share on other sites

TƯ LIỆU THAM KHẢO

Hàn Quốc khẳng định Triều Tiên là thủ phạm đánh chìm tàu

Cập nhật lúc 10:46, Thứ Hai, 17/05/2010 (GMT+7) ,

(TinnhanhVietNamNet) - Chính Triều Tiên là thủ phạm gây ra vụ chìm tàu Cheonan, khiến 46 lính hải quân Hàn Quốc thiệt mạng, giới quân sự Hàn Quốc cho biết.

TIN LIÊN QUAN

Hàn Quốc bắn cảnh cáo tàu Triều Tiên

Hàn Quốc ngừng giao dịch thương mại với Triều Tiên

Posted Image

Thân nhân một lính hải quân Hàn Quốc thiệt mạng trong vụ chìm tàu Cheonan (Ảnh: Gettyimages).

Kết luận trên đã được các quan chức quân sự Hàn Quốc đưa ra ngày hôm qua (16/5).

Một quan chức Hàn Quốc giấu tên cho biết, một nhóm các nhà điều tra quân, dân sự nước này đã tìm thấy những bằng chứng cho thấy quả ngư lôi bắn chìm tàu Cheonan là của Triều Tiên.

Quan chức này cũng cho biết thêm, quân đội Hàn Quốc sẽ ra một tuyên bố cảnh cáo Triều Tiên, sau khi chính thức công bố kết quả điều tra vào ngày 20/5.

Ngày 26/3, tàu Cheonan của Hàn Quốc đã bị một quả ngư lôi xé làm hai mảnh trên biển Vàng. 46 thủy thủ đoàn thiệt mạng cùng nhiều người khác bị thương.

Ngay sau đó, quan chức cấp cao nhất của quân đội Hàn Quốc, Bộ trưởng Quốc phòng Kim Tae-young đã thề sẽ tìm ra thủ phạm và "trừng trị đích đáng những kẻ đã giết binh sĩ của chúng tôi".

H. Trang (Theo Yonhap)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Haizzz, động đến ăn nhậu là bác TS lại câu cửa miệng heo mọi giả chồn, đâm thèm!!!! :P)

Bác chichomex hộ ở HN bác xơi ở đâu hay ở đâu có để nhà cháu đến thử cái!

Nóng nực thèm ghê! :rolleyes:

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc: 86 người chết vì mưa lớn bất thường

Cập nhật lúc 16:50, Thứ Hai, 17/05/2010 (GMT+7)

(TinnhanhVietNamNet)-Tại miền nam Trung Quốc, có ít nhất 86 người chết và hàng triệu người khác bị ảnh hưởng do nhiệt độ xuống thấp và mưa xối xả. Theo dự báo, trận mưa lớn này còn tiếp tục trong vài ngày tới.

Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Trung Quốc - Ông Jiao Yong cho biết cơn mưa lớn ở các tỉnh phía nam Trung Quốc đã khiến 86 người chết, 16 người mất tích và 275.000 người phải sơ tán khỏi 10 tỉnh, thành.

Ông Jiao cho biết đây là một cơn bão bất thường vì lượng mưa rất lớn kèm theo nhiệt độ xuống rất thấp. Tình hình có thể sẽ tồi tệ hơn khi mưa to thường xuyên và tập trung ở một số khu vực.

Nha khí tượng Trung Quốc cũng dự báo ở các tỉnh phía nam Trung Quốc sẽ có mưa lớn hoặc bão trong 3 ngày tới. Nhiệt độ ở Cam Túc và khu vực tự trị nội Mông Cổ được dự báo sẽ giảm đến 8 độ.

Kể từ đầu tháng 5, ở miền Nam Trung Quốc, mưa bão đã gây ra lũ lụt và lở đất, vỡ đê, đe dọa các hồ chứa. Các thiết bị viễn thông tại thị trấn Sơn Tây cũng bị hư hại nghiêm trọng, nhiều đường cao tốc bị hư hỏng... Hệ thống giao thông bị tê liệt do mực nước dâng cao. Mực nước ở nhà ga của thành phố Tân Dư tỉnh Giang Tây lên tới 6m.

Sáng ngày thứ bảy vừa qua, tàu điện ngầm số 2 của Quảng Châu phải ngừng hoạt động 6h đồng hồ vì một đường hầm bên cạnh một nhà ga bị ngập. Thời tiết khắc nghiệt cũng làm trì hoãn ít nhất 57 chuyến bay tại sân bay quốc tế Bạch Vân vào đêm thứ sáu.

Mưa lớn cũng làm gián đoạn nguồn cung cấp điện và nước sạch.

Giám đốc Trung tâm Khí tượng Quảng Đông Liangxun Lin nói: “Thời tiết xấu đi một phần là do sự nóng lên toàn cầu. Khí thải nhà kính đã làm giảm tần số các cơn mưa và gây ra nhiều cơn bão”.

Thu Hằng (Theo Sina)

Share this post


Link to post
Share on other sites

LỜI TIÊN TRI 2010

Đại ý: Lật tàu, rơi máy bay....tăng nặng.

Trực thăng rơi, một tỉnh trưởng Philippines tử nạn

Cập nhật lúc :5:03 PM, 17/05/2010

Một trực thăng rơi ở thành phố Lucena, phía Nam Thủ đô Manila, Philippines khiến 6 người tử vong, trong đó, có tỉnh trưởng Rafael Nantes của tỉnh Quezon.

>> Máy bay đâm nhau ở Mỹ, ít nhất ba người thiệt mạng

Cảnh sát và quân đội Philippines cho biết, khi tai nạn xảy ra, máy bay chở bốn người. Ngoài tỉnh trưởng Rafael Nantes, có hai bảo vệ và một phi công. Hai nạn nhân còn lại là những người ở trên mặt đất bị máy bay rơi vào.

Posted Image

Ngoài thiệt hại về người, vụ tai nạn còn khiến ít nhất hai căn nhà bị cháy. Ảnh minh họa.

Tổng giám đốc Cơ quan hàng không dân dụng Philippines Alfonso Cusi cho biết, trực thăng Robinson 44 rơi hai phút sau khi cất cánh từ một trường học ở Lucena, khi trên đường tới Thủ đô Manila cách đó 110 km.

Vu Lan (theo AP)

Share this post


Link to post
Share on other sites

LỜI TIÊN TRI 2010

Đại ý: Lật tàu, rơi máy bay....tăng nặng.

Máy bay chở 43 người rơi tại Afghanistan

17/05/2010 18:01:04

Posted Image- Ngày 17/5, một chiếc máy bay thương mại chở 38 hành khách cùng 5 thành viên phi hành đoàn đã gặp nạn và bị rơi tại miền Bắc Afghanistan.

Người phát ngôn Bộ Nội vụ Afghanistan -ông Zemarai Bashary cho biết, chiếc máy bay gặp nạn thuộc hãng hàng không địa phương Pamir Airways. Chiếc máy bay này đã bị mất tín hiệu liên lạc vào khoảng 8h sáng (giờ địa phương) khi đang trên đường từ thủ đô Kabul đi thành phố Kunduz ở miền Bắc Afghanistan. Theo ông Bashary, chiếc máy bay đã bị rơi khi bay qua vùng núi Salang. Trong số những hành khách đi trên chiếc máy bay xấu số có một số người nước ngoài. Hiện chưa rõ số phận những hành khách đi trên chiếc máy bay.

Posted Image

Một chiếc may bay của hãng hàng không Pamir Airways

Nguyên nhân tai nạn hiện chưa được làm rõ, nhưng vụ tai nạn xảy ra trong điều kiện thời tiết trời nhiều mây và mưa liên tục ở thủ đô Kabul và những vùng lân cận. Ông Bashary cũng cho biết, các lực lượng nước ngoài do khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đứng đầu đã cử máy bay tìm kiếm chiếc máy bay gặp nạn.

Pamir Airways là một trong 3 hãng hàng không tư nhân lớn tại Afghanistan chuyên khai thác các đường bay nội địa.

Vụ rơi máy bay trên là vụ tai nạn thứ hai của ngành hàng không thế giới trong vòng 5 ngày qua. Trước đó, ngày 12/5, một chiếc máy bay Airbus 330 của hàng hàng không Afriqiyah (Libya) đã gặp nạn tại sân bay Tripoli, làm 103 người thiệt mạng.

Posted Image

Xác chiếc máy bay của hãng hàng không Afriqiyah

Trong số những người thiệt mạng có tới 61 người mang quốc tịch Hà Lan. Chỉ có duy nhất một cậu bé 8 tuổi người Hà Lan sống sót sau vụ tai nạn. Mặc dù đã tìm được hai hộp đen, song nhà chức trách vẫn chưa xác định được chính thức nguyên nhân khiến máy bay bị nổ.

Tiến Trung (Theo AFP)

Share this post


Link to post
Share on other sites

LỜI TIÊN TRI 2010

Đại ý: Cháy nổ đau lòng hơn...

Lửa thiêu rụi kho lưu trữ rắn, nhện lớn nhất thế giới

17/05/2010 17:55:16

Posted Image - Kho lưu trữ chứa hàng ngàn mẫu rắn, bọ cạp và nhện chết tại trung tâm nghiên cứu ở thành phố Sao Paolo, Brazil ngày 16/5 đã bị phá hủy hoàn toàn bởi hỏa hoạn.

Người phụ trách trung tâm nghiên cứu cho biết, vụ hỏa hoạn thiêu hủy toàn bộ bộ sưu tập là mất mát lớn đối với nhân loại. Bởi trung tâm này lưu trữ khoảng 80.000 mẫu rắn thuộc nhiều loài khác nhau và hàng ngàn mẫu vật nhện, bọ cạp phục vụ các công trình nghiên cứu. Trong số đó có một số bộ sưu tập 100 năm tuổi vô cùng quý hiếm của những loài rắn đã bị tuyệt chủng.

Posted Image

Hàng ngàn mẫu vật quý chỉ còn là tro bụi sau trận hỏa hoạn "Bộ sưu tập đã bị mất là bộ sưu tập rắn lớn nhất trên thế giới" - Francisco Franco, giám đốc phụ trách kho lưu trữ cho biết.

Tuy nhiên, may mắn là khu lưu trữ động vật sống lấy huyết thanh để chế vaccine gần đó vẫn an toàn.

Lính cứu hỏa cho hay, chính chất lỏng dùng để bảo quản các mẫu vật đã khiến ngọn lửa lan rộng nhanh chóng tới mức không thể kiểm soát được. Nguyên nhân của vụ hỏa hoạn đang được điều tra làm rõ.

Nguyễn Hường (Theo BBC)

Share this post


Link to post
Share on other sites

LỜI TIÊN TRI 2010

Đại ý: Thiên tai tăng nặng...........

Anh, Ireland lại tuyên bố vùng cấm bay vì tro bụi núi lửa

17/05/2010 10:55 (GMT +7)

Một đợt tro bụi khác từ núi lửa tại Iceland hôm qua đã một lần nữa làm gián đoạn giao thông hàng không châu Âu khi Anh và Ireland đóng cửa các sân bay lớn và vùng cấm bay được áp dụng trên khắp các khu vực phía nam của không phận Anh.

Vùng cấm bay sẽ ảnh hưởng tới Heathrow - sân bay bận rộn nhất châu Âu, Gatwick và London City từ 1 giờ sáng giờ địa phương ngày 17/5 cho tới ít nhất lúc 7 giờ sáng do độ dày đặc của mây tro bụi từ Iceland đang di chuyển về phía nam, Dịch vụ giao thông hàng thông quốc gia Anh (NATS) cho hay.

Posted Image

Eyjafjallajokull phun trào tro bụi. Ảnh chụp ngày 16/5

“Mây tro bụi dày đặc sẽ còn tiếp tục di chuyển xa hơn xuống phía nam vào sáng sớm ngày thứ Hai”, NATS nói trong một tuyên bố.Theo NATS, các phi trường nằm trong khu vực cấm bay bao gồm Heathrow, Gatwick và London City cũng như tất cả các sân bay ở Bắc Ireland và các sân bay ở vài khu vực của Scotland.Cơ quan quản lý hàng không Ireland (IAA) cho biết 3 sân bay ở vùng tây bắc nước này đã bị đóng cửa từ sáng sớm ngày Chủ nhật và sân bay ở Dublin cũng bị đóng cửa từ chiều Chủ nhật tới sáng thứ Hai. Tuy nhiên, IAA cho biết sự gián đoán này có thể sẽ không kéo dài.“Viễn cảnh ngày mai có vẻ sáng sủa hơn. Tôi không quá lạc quan về buổi sáng thứ Hai nhưng từ buổi chiều trở đi có vẻ khá hơn. Tình hình trong tuần có thể sẽ được cải thiện”, giáo đốc điều hành của IAA Eamon Brennan nói trên kênh truyền hình quốc gia RTE.

Theo Nha Khí tượng Anh, núi lửa Eyjafjallajokull ở miền nam Iceland vẫn tiếp tục phun trào và không có dấu hiệu dừng lại, phun cột khói bụi bốc cao gần 7,6km lên bầu trời. Nhưng mây tro bụi trên bầu trời Anh dự kiến sẽ tan vào thứ 3 này do có gió mạnh.

Hai chiếc máy bay, một từ Anh và một từ Đức, sẽ được cử đi để điều tra cột khói bụi.

Tro bụi từ núi lửa Eyjafjallajokull đã làm tê liệt giao thông hàng không châu Âu hồi háng trước khi khoảng 100.000 chuyến bay đã bị hủy, nhiều hành khách bị mắc kẹt. Các hãng hàng không chịu thiệt hại lên tới 1,7 tỷ USD.

Theo An Bình

Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

TƯ LIỆU THAM KHẢO

Hàn Quốc kết luận ngư lôi Triều Tiên đánh chìm tàu Cheonan

Thứ ba, 18/05/2010, 09:48(GMT+7)

Posted Image

VIT - Hàn Quốc đã tìm thấy “bằng chứng quả quyết” cho thấy ngư lôi của Triều Tiên đã đánh chìm một trong những tàu chiến của hải quân Hàn Quốc qua phân tích các dấu vết hóa học sót lại ở hiện trường vụ nổ tàu, một báo cáo của truyền thông hôm nay (18/5) cho biết.

Một nhóm đa quốc gia đang điều tra vụ chìm tàu Cheonan ngày 26/3 dự định sẽ báo cáo kết quả công việc vào ngày 20/5 tới. Hàn Quốc kiên quyết có “phản ứng nghiêm khắc” nếu Triều Tiên bị chứng minh là dính líu đến vụ việc.

“Phân tích kim loại và các dấu vết của vụ nổ được tìm thấy từ tàu Cheonan và đáy biển cho chúng tôi bằng chứng quyết đoán rằng đã có một vụ tấn công bằng ngư lôi của Triều Tiên”, hãng tin Yonhap dẫn lời một nguồn tin quân sự cho biết.

Những gì còn sót lại của chất nổ ở hiện trường vụ đắm tàu có thành phần hóa học tương tự như thành phần chế tạo một quả ngư lôi lạc của Triều Tiên mà Hàn Quốc nhặt được từ bờ biển phía nam cách đây 7 năm.

Bộ Quốc phòng Hàn Quốc từ chối bình luận về thông tin trên trước khi có thông báo chính thức vào hôm 20/5 tới.

Một vụ nổ đã phá tan con tàu Cheonan trọng tải 1.200 tấn ở gần vùng biển tranh chấp liên Triều, cướp đi sinh mạng của 46 thủy thủ.

Yonhap và các phương tiện truyền thông khác cũng cho hay, một mảnh vỡ được cho là một phần của chân vịt của ngư lôi đã được tìm thấy. Tờ Dong-A Ilno cho biết thêm, các nhà điều tra kết luận mảnh vỡ đó từ một quả ngư lôi do Trung Quốc hoặc Nga sản xuất.

Vụ đắm tàu Cheonan đã leo thang căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên, mặc dù Bình Nhưỡng bác bỏ mọi trách nhiệm.

Các quan chức Hàn Quốc đang cân nhắc trình vụ việc lên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, tìm kiếm các lệnh trừng phạt mới đối với Bình Nhưỡng nếu những dính líu của Triều Tiên được chứng thực.

Hai miền Triều Tiên về kỹ thuật vẫn đang ở trong tình trạng chiến tranh bởi cuộc Chiến tranh Triều Tiên 1950-1953 kết thúc bằng một thỏa thuận ngừng bắn chứ không phải một hiệp ước hòa bình.

HN (Theo AFP, Yonhap) Tin dịch

Share this post


Link to post
Share on other sites