Thiên Sứ

LỜI TIÊN TRI 2010

1.455 bài viết trong chủ đề này

LỜI TIÊN TRI 2010

Đại ý: Thiên tai tăng nặng.....

------------------------------------------

Mỹ: Lốc xoáy càn quét Mississippi, 10 người chết

Chủ Nhật, 25/04/2010 - 14:40

(Dân trí) - Một trận lốc xoáy có bề rộng gần 1,6km đã càn quét bang miền nam Mississippi và 3 bang lân cận vào ngày thứ bảy (giờ Mỹ), khiến ít nhất 10 người thiệt mạng, hàng chục người bị thương.

Posted Image

Đây là trận lốc lớn đầu tiên trong năm nay ở Mỹ.

Một trong những vùng bị càn quét nặng nề nhất là hạt Yazoo của Mississippi. Hơn 15 hạt khác ở bang này cũng bị càn quét, nhiều nhà cửa bị phá hủy, nhiều người bị mắc kẹt, các cửa hàng bị hư hại, đường cao tốc bị chặn, hàng ngàn người sống trong cảnh bị mất điện, Cơ quan điều hành khẩn cấp của bang Mississippi cho hay.

Thống đốc bang Mississippi, ông Haley Barbour, đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp ở 17 hạt sau trận lốc lớn đầu tiên vào năm nay tại Mỹ.

Posted Image

Lốc gây ảnh hưởng nặng nề nhất ở bang Mississippi, nhưng 3 bang lân cận cũng bị ảnh hưởng.

Một nhà thờ ở thành phố Yazoo đã bị san phẳng, nhiều nhà cửa bị quật đổ chỉ còn đống đổ nát.

Lốc xoáy cũng càn quét 3 bang gần đó gồm Louisiana, Arkansas cùng Alabama và vẫn đang tiếp tục đông tiến.

Lốc xoáy còn kéo theo mưa to ở một số khu vực.

Posted Image

Lốc tàn phá nhiều nhà cửa.

Posted Image

Những thân cây to cũng bị xẻ làm đôi ở bang Mississippi.

Posted Image

Một chú chó còn sống sót trong ngôi nhà bị san phẳngtại Mississippi.

Posted Image

Thời tiết xấu này vẫn đang tiếp tục đông tiến.

Phan Anh

Tổng hợp

Share this post


Link to post
Share on other sites

LỜI TIÊN TRI 2010

Những hình ảnh minh họa......

-----------------------------------------

Những hình ảnh ấn tượng tuần qua

(Dân trí) - Em bé ngồi tần ngần giữa đống đổ nát trong trận động đất ở Thanh Hải, Trung Quốc; Cảnh sét đánh rực đỏ trên miệng núi lửa Iceland, núi lửa làm hàng không châu Âu tê liệt trong suốt nhiều ngày; Kéo xe hơi bằng mí mắt... là những hình ảnh ấn tượng tuần qua.

Posted Image

Một bé gái ngồi tần ngần giữa đống đổ nát ở huyện Yushu, nơi bị tàn phá nặng nề nhất trong trận động đất 7,1 richter ở tỉnh Thanh Hải, Trung Quốc, mới đây. Trận động đất đã cướp đi sinh mạng của hơn 2.000 người và làm hàng chục ngàn người khác bị thương.

Posted Image

Cảnh sét đánh rực lửa trên bầu trời khi dòng dung nham cuồn cuộn từ núi lửa ở Eyjafjallajokul, Iceland bốc lên cuồn cuộn. Tro bụi núi lửa đã khiến hàng không châu Âu tê liệt nhiều ngày, và các chuyến bay trên khắp thế giới cũng bị ảnh hưởng, gây thiệt hại nhiều tỷ đô la Mỹ.

Posted Image

Người dân địa phương cố dập lửa tại Ngân hàng Nepal, cơ quan tài chính tư nhân lớn nhất và lâu đời nhất nước này ở Kathmandu, Nepal, ngày 17/4/2010.

Posted Image

Một người ủng hộ đảng Mặt trận giải phóng quốc gia Sandinista (FSLN) cầm quyền bắn một quả đạn cối tự tạo vào tòa nhà quốc hội trong một cuộc biểu tình ở Managua, Nicaragua, ngày 22/4/2010, nhằm "bao vây" các nghị sỹ đối lập. Căng thẳng ở Nicaraqua tăng cao kể từ sau một phán quyết của Tòa án tối cao vào tháng 11 năm ngoái, cho phép Tổng thống Ortega tái tranh cử vào năm 2011. Các đảng đối lập hiện đang tìm cách chống lại sắc lệnh của ông Ortega, kéo dài nhiệm kỳ của 25 quan chức, chánh án cấp cao, mà theo họ là để đảm bảo cho ông Ortega tái đắc cử.

Posted Image

Các nghị sỹ Đảng đối lập Dân tiến (DPP) ở Đài Loan đã bịt miệng một nghị sỹ Quốc dân Đảng (KMT) trong một phiên họp tại Đài Bắc, ngày 21/4.

Posted Image

Hành khách ngủ dài tại một cửa soát vé ở sân bay Barajas, Madrid, Tây Ban Nha, ngày 19/4. Hàng triệu hành khách ở châu Âu cũng như trên khắp thế giới đã bị mắc kẹt vì tro bụi núi lửa Iceland.

Posted Image

Em bé 1 tuổi bị suy dinh dưỡng nặng được các nhân viên y tế địa phương cân ở làng Udhwara, quận Shivpuri, bang Madhya Pradesh miền trung Ấn Độ.

Posted Image

Cảnh sát chống bạo động lao người qua một cửa kính bị vỡ ở một quán café Pháp, quán bị phá hủy trong loạt nổ làm rung chuyển quận thương mại Silom của Bangkok ngày22/4 vừa qua, khiến nhiều người thiệt mạng và bị thương. Vụ nổ đã đẩy căng thẳng chính trị tại Thái Lan tăng cao.

Posted Image

Lửa rực cháy trên dàn khoan ngoài khơi bang Louisiana, Mỹ. Dàn khoan đã cháy suốt 36 giờ trên Vịnh Mexico trước khi chìm vào hôm thứ 5 vừa qua. 11 người trên dàn khoan vẫn mất tích, trong khi đó giới chức Mỹ cho biết dầu từ dàn khoan bắt đầu lan ra biển.

Posted Image

Một người biểu tình mang thanh gậy sắt bước sau một cảnh sát trong cuộc đụng độ trước tòa nhà chính phủ ở Sarajevo, Bosnia, ngày 21/4, làm 60 người bị thương. Theo Thông tấn xã Bosnia và Herzegovina, gần 4.000 cựu chiến binh tụ tập trước Toà nhà Chính phủ liên bang để phản đối quyết định hạn chế thu nhập đối với cựu chiến binh, đồng thời yêu cầu chính phủ từ chức.

Posted Image

Giáo hoàng Benedict XVI đã bị bắt gặp ngủ gật trước hàng nghìn người trong buổi thánh lễ ngoài trời diễn ra tại thủ đô Valletta của Malta.

Posted Image

"Nữ thần rạng đông" trên miệng núi lửa đang phun trào ở Iceland.

Posted Image

Hình ảnh mới nhất NASA công bố về mặt trời, cho thấy một đường cầu vồng “lửa” bắn ra rất xa và kéo ngang khắp mặt trời.

Share this post


Link to post
Share on other sites

TƯ LIỆU THAM KHẢO

------------------------------------------

Bom đạn Mỹ không phải lời giải hoàn hảo cho bài toán Iran

baodatviet.vn

Cập nhật lúc :12:21 PM, 25/04/2010

Người dân Iran hôm nay kỷ niệm ngày đánh dấu sự thất bại thảm hại của Washington trong chiến dịch quân sự nhằm cứu con tin Mỹ tại Tehran trong bối cảnh người Mỹ đang lưỡng lự về giải pháp quân sự dành cho Iran.

>> Mỹ nôn nóng muốn trừng phạt Iran

‘Vuốt đại bàng’ chịu thua

Ngày 4/11/1979, thời điểm cách mạng Hồi giáo Iran bùng nổ, các sinh viên tham gia cách mạng Iran tấn công đại sứ quán Mỹ tại Tehran, bắt giữ 65 nhân viên ngoại giao Mỹ làm con tin.

Sau 5 tháng thương lượng không kết quả, Chính phủ Mỹ quyết định sử dụng biện pháp quân sự để giải cứu con tin. 19h30 ngày 24/4/1980, nhóm trực thăng gồm 8 chiếc RH-53D bắt đầu cất cánh từ tàu khu trục USS Nimitz, dàn ra tại biển Arab và nhắm thẳng về hướng sa mạc Iran, nơi có điểm tiếp nhiên liệu mang mật danh Desert One (Sa mạc 1).

Cùng lúc, 6 máy bay vận tải C-130 Hercule cũng cất cánh. Với tầm bay khoảng 3.300 km, C-130 thừa sức lọt vào Iran từ một căn cứ quân sự của Mỹ ở Thổ Nhĩ Kỳ hay Ai Cập nhưng để giữ bí mật tuyệt đối, Lầu Năm Góc quyết định cho C-130 cất cánh từ một khu trục nằm ngoài biển Arab. Không một nước đồng minh nào của Mỹ được thông báo về vụ đột kích này.

Posted Image

Mỹ nôn nóng muốn giải cứu con tin tại Iran.

Kế hoạch dự tính như sau: khi nhóm thứ nhất ổn định tại Desert One, nhóm thứ 2 gồm lực lượng đặc nhiệm Delta Force sẽ hạ cánh tại một địa điểm gần Damavand - thị trấn vùng núi cách Đông Bắc Tehran khoảng 80 km. Sau đó, cả hai nhóm sẽ đột nhập vào Teheran bằng xe tải do CIA (lọt vào Iran trước đó) cung cấp. Các xe tải này được sơn theo giống xe quân đội Iran và mang biển số Iran.

Trạm dừng đầu tiên là một nhà kho ở ngoại ô Teheran và nhóm giải cứu được phác họa ngắn gọn về tình trạng mới nhất bên trong tòa đại sứ (số lính bảo vệ, số vũ khí và vũ khí loại gì...). Ngoài ra, trước đó, Bộ Quốc phòng Mỹ cũng cung cấp bản đồ của từng dinh thự bên trong tòa đại sứ, chỉ rõ vị trí của hệ thống điện và điện thoại. Khi đến tòa đại sứ, một đội Delta Force sẽ vô hiệu hóa lực lượng bảo vệ bằng hơi gây mê, trong khi đó, một đội khác sẽ dẫn các con tin ra sân vận động và bãi đỗ xe nằm trong khuôn viên tòa đại sứ.

Lúc này, nhóm trực thăng sẽ hạ cánh xuống sân vận động để chuyển các con tin đi ngay. Mọi chuyện phải làm thật nhanh, nhịp nhàng, chính xác, không cho quân đội và cảnh sát Iran kịp phản ứng. Tuy nhiên, có ai ngờ rằng... chiến dịch mệnh danh “Vuốt đại bàng” của Washington thất bại thảm hại.

Khi vào không phận Iran khoảng 120km, một trực thăng buộc phải hạ cánh ngoài ý muốn vì trục cánh bị hỏng. Phi hành đoàn vội vã lấy tất cả tài liệu mật và lên một trực thăng khác để có thể đến được Desert One. Mới bay được nửa đường, đội trực thăng lại gặp một sự cố nghiêm trọng hơn, khi bị tấn công bởi trận bão cát kinh khủng với đám mây bụi rộng 320km và cao khoảng 1.800 m. Khi vượt qua trận bão này, một trực thăng bị hỏng radar và buộc phải quay về tàu khu trục USS Nimitz.

6 trực thăng còn lại đến Desert One (chậm hơn 85 phút so với kế hoạch), chiếc C-130 đang đợi sẵn. Lúc này, một trực thăng nữa bị phát hiện hỏng. Đội trực thăng như vậy chỉ còn lại 5 chiếc, không thể thực hiện kế hoạch như đã định. Nhóm sĩ quan trực tiếp tham gia chiến dịch “Móng vuốt đại bàng” tại Desert One đề nghị hủy bỏ chương trình tấn công.

Lời đề nghị được gửi về trung tâm chỉ huy ở Washington và chuyển đến Tổng thống Carter qua Bộ trưởng Quốc phòng Harold Brown. 3h15 ngày 25/4/1980, Tổng thống buộc phải ban lệnh hủy bỏ chiến dịch. Sự việc kết thúc ngày 19/1/1981 khi hiệp định Alger được ký kết vào những ngày cuối cùng của “triều đại” Carter. Mỹ cam kết không bao giờ can thiệp “trực tiếp hay gián tiếp bằng chính trị hay quân sự vào nội tình Iran”.

Lịch sử có lặp lại?

30 năm sau ngày thất bại, Washington dường như lại tính đến khả năng dùng súng đạn để giải quyết bế tắc hạt nhân. Giữa tháng 3, cả thế giới giật mình khi xuất hiện thông tin Mỹ vận chuyển hàng trăm quả bom phá boongke từ California tới đảo Diego Garcia của Anh trên Ấn Độ Dương, chuẩn bị tiến hành một cuộc tấn công nhằm vào Iran và các máy bay ném bom của Mỹ đã sẵn sàng để tiêu diệt 10.000 mục tiêu ở Iran trong vòng vài giờ.

Theo tin này, hồi tháng 1/2010, Chính phủ Mỹ ký hợp đồng vận chuyển 10 container đạn dược tới đảo này. Bản kê hàng hoá bao gồm 195 quả bom "dẫn đường thông minh" loại Blu-110, 192 quả bom hạng nặng loại Blu-117 dùng để phá huỷ những cơ cấu bọc thép hoặc ngầm dưới lòng đất.

Posted Image

Mỹ đang tính đến một cuộc tấn công quân sự Iran.

Mới đây, Lầu Năm Góc và Bộ chỉ huy trung ương Mỹ công khai loan báo đang cập nhật kế hoạch quân sự tấn công các cơ sở hạt nhân của Iran nhằm chuẩn bị những phương án mới nhất và tốt nhất để Tổng thống Mỹ Obama chọn lựa một khi ông quyết định hành động.

Đô đốc Mike Mullen, Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ lần đầu tiên nhận định rằng, tấn công các cơ sở hạt nhân của Iran sẽ là "bước tiến xa" trong việc trì hoãn chương trình làm giàu uranium của nước này.

Báo giới phương Tây nhận định, sở dĩ Mỹ phải tính đến một giải pháp quân sự đối với Iran bởi nhìn chung, trong bức tranh chính trị ở Trung Đông hiện nay, Mỹ không thể tìm được bất cứ nhân tố nào có thể giúp kiềm chế Iran.

Đối trọng lịch sử với Iran là Iraq đang suy yếu và chia rẽ. Arab Saudi, dù có vũ khí tinh vi và hiện đại nhưng khả năng quân sự hạn chế không thể hoạt động quân sự bên ngoài đường biên giới của nước này.

Thổ Nhĩ Kỳ, một nước mạnh trong khu vực, về lý thuyết có thể hỗ trợ mạnh cho Mỹ nhưng lại đang tập trung vào chương trình chính sách đối ngoại khác và không thể giúp Mỹ vào thời điểm này. Afghanistan không thể tự cứu được mình, còn Pakistan đang phải chiến đấu với quân nổi dậy Hồi giáo trong nước.

Trong khi đó, gói trừng phạt thứ 4 của Liên Hiệp Quốc vẫn treo lơ lửng bởi Nga và Trung Quốc vẫn chưa đồng ý. Nga muốn Mỹ tiếp tục sa vào vũng lầy này bởi lẽ mỗi ngày sa lầy của Mỹ ở Trung Đông là mỗi ngày Nga nổi lên ở không gian Liên Xô trước đây mà Mỹ chỉ còn ảnh hưởng ở mức thấp nhất. Trung Quốc, phụ thuộc vào Iran về dầu lửa cho nền kinh tế bùng nổ của mình cũng muốn kéo dài cuộc thương lượng về các biện pháp trừng phạt Iran càng lâu càng tốt. Ngoài ra, Iran còn là “con bài”để Bắc Kinh “mặc cả” với Washington.

Tuy nhiên, trước những thông tin dồn dập về một kế hoạch tấn công Iran của Mỹ, cộng đồng thế giới một lần nữa tỏ ra quan ngại. Khả năng về một thất bại thứ 2 sau 30 năm không phải không thể xảy ra. Một số chuyên gia khẳng định, Mỹ sẽ phải chịu thiệt hại lớn nếu khai hỏa. Hạm đội 5 của Mỹ có tổng hành dinh tại Bahrain, một quốc gia nhỏ bé nằm đối diện với Iran tại vịnh Ba Tư, hoàn toàn có thể nằm trong tầm bắn của tên lửa không đối biển của Iran.

Giới tình báo Tây Âu cho hay, Iran bố trí xong lực lượng tên lửa hành trình đủ mạnh để tiêu diệt phần lớn hoặc toàn bộ Hạm đội 5 của Mỹ nằm trong tầm phóng. Căn cứ của Hạm đội 5 chỉ cách bờ biển Iran 150 hải lý và do đó nó dễ dàng bị các tên lửa thế hệ mới của Iran tấn công. Vả lại, bất kỳ tàu chiến nào của hải quân Mỹ hoạt động trong khu vực tiếp giáp vùng vịnh Ba Tư đều gặp khó khăn khi tác chiến và nằm trong khoảng cách gần các bờ biển lô nhô đá hình răng cưa của Iran, dọc theo vịnh Ba Tư đến tận biển Arab.

Vì vậy, theo nhiều nhà phân tích, dù con đường ngoại giao không tìm được lối thoát nhưng việc sử dụng vũ lực cũng không phải là “sự lựa chọn hoàn hảo”. Bài học kinh nghiệm của 30 trước vẫn còn nguyên vẹn.

Trà My (tổng hợp)

-----------------------------------------------------------

Nhời bàn của Thiên Sứ:

Khi vào không phận Iran khoảng 120km, một trực thăng buộc phải hạ cánh ngoài ý muốn vì trục cánh bị hỏng.......

Mới bay được nửa đường, đội trực thăng lại gặp một sự cố nghiêm trọng hơn, khi bị tấn công bởi trận bão cát kinh khủng với đám mây bụi rộng 320km và cao khoảng 1.800 m. Khi vượt qua trận bão này, một trực thăng bị hỏng radar và buộc phải quay về tàu khu trục USS Nimitz.

6 trực thăng còn lại đến Desert One (chậm hơn 85 phút so với kế hoạch), chiếc C-130 đang đợi sẵn. Lúc này, một trực thăng nữa bị phát hiện hỏng. Đội trực thăng như vậy chỉ còn lại 5 chiếc, không thể thực hiện kế hoạch như đã định.

Đúng là số mệnh đã an bài. "Người tính không bằng giời tính". Bởi vì con người không tính được những qui luật "khách quan, "pha học" của thời tiết bất thường. Những nhà hoạch định kế hoạch giải cứu con tin Hoa Kỳ , hình như quên không tính tới các dữ kiện thời tiết và khả năng hỏng hóc phương tiên.

Bi vờ - qua bài bình luận này - có vẻ như Hoa Kỳ đang bế tắc trong quyết định với những chính sách hạt nhân của đất nước Iran.

Nhưng xem từ đầu đến đuôi bài bình luận này thì hình như tác giả cũng quên một yếu tố quan trong, còn hơn cả thời tiết đối với cuộc giải cứu con tin. Đó là đất nước Israel cũng rất quan tâm đến chính sách hạt nhân của Iran. Tác giả nhắc đến Thổ Nhĩ Kỳ, Afghanistan, Pakistan, thậm chí cả Arab Saudi. Nhưng làm như Israel ở tận châu Úc.

Share this post


Link to post
Share on other sites

LỜI TIÊN TRI 2010

Đại ý: Cháy nổ đau lòng hơn.....

--------------------------------------------------

Lửa cháy “nuốt trọn” khu ổ chuột ở thủ đô Philippines

Thứ Hai, 26/04/2010 - 07:25

(Dân trí) - Một đám cháy lớn đã “nuốt trọn” thành phố ổ chuột bên ngoài thủ đô Manila của Philippines, phá hủy hàng trăm căn nhà và khiến hàng ngàn người trở thành vô gia cư.

Posted Image

Lửa bắt đầu bùng lên vào chiều qua và vẫn chưa được dập tắt khi đêm xuống (Ảnh AFP).

200 xe cứu hỏa đã được điều đến để dập lửa ở thành phố ổ chuột Quezon, bên ngoài Manila. Lửa cháy lan rất nhanh, do gió to và thời tiết khô nóng của mùa hè.

Ít nhất 2 người được thông báo là đang mất tích, người đứng đầu cơ quan cứu hỏa của Manila Pablito Cordeta cho hay.

Ngọn lửa bùng lên vào chiều chủ nhật và vẫn rừng rực cháy khi màn đêm buông xuống.

Posted Image

Ít nhất 2 người mất tích trong vụ hỏa hoạn (Ảnh AFP).

Lính cứu hỏa rất vất vả mới thâm nhập vào được hệ thống ngõ hẻm chằng chịt của khu ổ chuột, trong khi người dân vẫn đang cố gắng cứu tài sản của mình.

“Chúng tôi không lấy gì ngoài quần áo”, một người dân vừa lau nước mắt vừa nói.

Có tới 600 căn nhà được cho là đã bị phá hủy và khiến tới 7.000 người phải sống vô gia cư.

Phan Anh

Theo BBC

Share this post


Link to post
Share on other sites

LỜI TIÊN TRI 2010

Đại ý: Thiên tai tăng nặng

---------------------------------

Động đất tại Đài Loan và Philippines

26/04/2010 14:30

(TNO) Sáng nay (26.4), một trận động đất mạnh 6,9 độ Richter đã xảy ra tại vùng biển ở miền bắc Philippines và người dân ở Đài Loan cũng cảm nhận được trận động đất này.

Tuy nhiên, chưa có thông tin gì về thiệt hại.Giới chức Philippines dự báo thiệt hại không nhiều sau khi trận động đất xảy ra ở ngoài khơi đảo Batan tại Philippines và cách phía đông nam Đài Loan 314 km vào lúc 10 giờ 59 phút (tức 9 giờ 59 phút giờ VN).

Giới chức Philippines đã cảnh báo người dân trên biển đề phòng thủy triều dâng mặc dù nó khó có thể gây thiệt hại cũng như dẫn đến thương vong.

Trận động đất này đã làm lung lay nhiều tòa nhà ở Đài Bắc (Đài Loan).

Huỳnh Thiềm

Share this post


Link to post
Share on other sites

TƯ LIỆU THAM KHẢO

Mỹ: Tham vọng sở hữu vũ khí siêu tốc thay vũ khí hạt nhân

Thứ ba, 27/04/2010, 10:09(GMT+7)

Posted Image

Máy bay X-37B

VIT - Hai tuần sau khi Tổng thống Mỹ và Nga kí thỏa thuận cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược START-2 tại Prague, CH Czech, Mỹ đã thử 2 loại vũ khí mới - một loại có khả năng tấn công bất kỳ nơi nào trên thế giới trong vòng chưa đầy 1h và chiếc máy bay không người lái X-37B. Ai cũng hiểu rằng, Mỹ đang nuôi tham vọng sở hữu loại vũ khí siêu tốc thông thường để thay thế vũ khí hạt nhân.

Giới hoạch định chính sách quân sự Mỹ đã vận động và giành được sự ủng hộ của Tổng thống Barack Obama trong việc phát triển loại vũ khí mới có khả năng chạm tới bất kỳ mục tiêu nào trên hành tinh từ đất Mỹ trong vòng chưa đầy 1h và sở hữu độ chính xác cao và sức mạnh rất lớn tương đương với vũ khí hạt nhân. Điều này có nghĩa là vai trò vũ khí hạt nhân của Mỹ sẽ giảm đáng kể.

Để hiện thực hóa tham vọng sở hữu loại vũ khí siêu nhanh, hôm 22/4, Mỹ đã tiến hành 2 vụ phóng thử hai vũ khí thử nghiệm mới.

Vụ phóng đầu tiên diễn ra tại Căn cứ không quân Vandenberg đóng tại California và vụ thử thứ hai diễn ra tại Mũi Canaveral, Florida. Vụ phóng đầu thử nghiệm tính năng của một loại đầu đạn mới mang tên Phương tiện di chuyển áp dụng công nghệ gấp 5 lần âm thanh thế hệ 2 (HTV-2), bí danh Falcon. Loại đầu đạn này nằm dưới tầm kiểm soát của Cơ quan quản lý các dự án nghiên cứu quốc phòng tiên tiến (DARPA). Sử dụng một động cơ của một tên lửa đạn đạo đã bị hủy bỏ, Falcon đã bay lên quỹ đạo Trái đất, tách khỏi tên lửa đẩy rồi trở lại với tốc độ lên tới 20.000km/h, gấp hơn 20 lần tốc độ âm thanh. Falcon dự kiến sẽ đâm xuống Thái Bình Dương, gần một bãi thử của Mỹ đặt ở vùng Kwajalein Atoll.

Posted Image

Mô hình FHTV-2. (Ảnh: Darpa.mil)

Vụ thử thứ hai liên quan tới chiếc máy bay không người lái X-37B. Lầu Năm Góc hoàn toàn kín tiếng về chương trình tuyệt mật này. Họ từ chối không cho biết chiếc máy bay, với hình dáng giống một tàu vũ trụ thu nhỏ, có quay trở lại Trái đất sau khi phóng thử hay không. Họ cũng không tiết lộ về việc chiếc máy bay đã mang theo gì hoặc nhiệm vụ của nó là gì.

Posted Image

Máy bay vũ trụ con thoi không người lái X-37B

nằm ở phần đầu trên của tên lửa Atlas 5

Có những phỏng đoán cho rằng hai vũ khí mới kể trên là một phần đang được phát triển trong khuôn khổ chương trình Tấn công Toàn cầu Mau lẹ (Prompt Global Strike - PGS)

Hệ thống vũ khí mới này nhận được tên gọi Prompt Global Strike (Vũ khí tấn công chớp nhoáng toàn cầu) dùng để tiêu diệt trùm khủng bố Osama Bin Laden trong sào huyệt của hắn (tất nhiên là nếu tìm thấy hắn), tiêu diệt tên lửa của Triều Tiên vào thời điểm chuẩn bị phóng hoặc phá hủy cơ sở hạt nhân nào đó tại Iran trước khi họ trở thành “quốc gia hạt nhân”. Về mặt lý thuyết, nó cần được trang bị đầu đạn chiến đấu thông thường mạnh nhất, tiêu diệt mục tiêu với độ chính xác cao: sức mạnh phá hủy vào một điểm nào đó trên thế giới sẽ tương đương với vũ khí hạt nhân.

Bản thân ý tưởng này không có gì mới: việc phát triển những công nghệ như trên đã được cựu TT G.Bush và những đồng sự của ông “khuyến khích”. Họ cho rằng, vũ khí thông thường thế hệ mới có thể thay thế đầu đạn hạt nhân sử dụng trên tàu ngầm. Tuy nhiên, trong cuộc gặp với cựu TT Bush, lãnh đạo Nga đã cảnh báo việc triển khai loại vũ khí này sẽ làm gia tăng nguy hiểm của chiến tranh hạt nhân vì Nga không thể xác định chắc chắn tên lửa phóng lên được trang bị đầu đạn nào – thông thường hay hạt nhân. Sau đó ông Bush và các đồng sự đã kết luận: Nga đúng.

Chính vì lý do này mà “trong thời chính quyền Bush ý tưởng này đã không được tiếp tục triển khai”, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ dưới thời Bush và Obama Robert Gates đã giải thích mới đây trong một chương trình của kênh truyền hình ABC. Tuy nhiên, ông nói thêm rằng “Chính quyền mới đã ủng hộ chương trình”. Chính Obama đã bóng gió về điều này trong cuộc phỏng vấn mới đây của New York Times khi cho rằng việc chế tạo hệ thống trên là một yếu tố nhằm “giảm vai trò của vũ khí hạt nhân” và “vũ khí hạt nhân thông thường của chúng ta sẽ là công cụ hiệu quả đáp trả đối phương trong mọi hoàn cảnh, ngoại trừ những tình hình khẩn cấp nhất”.

Các chuyên gia về an ninh quốc gia trong số những đồng sự của Obama đã loại bỏ ý nghĩa triển khai vũ khí mới trên tàu ngầm. Thay vào đó, Nhà Trắng đã yêu cầu Quốc hội Mỹ chi 250 triệu đôla trong năm tới để nghiên cứu phương án thay thế dựa trên công nghệ tiên tiến nhất có trong lực lượng vũ trang Mỹ cũng như nghiên cứu những dự án mới.

Chi phí cuối cùng của hệ thống mới không được nói rõ. Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa John McCain phát biểu trong phiên điều trần của Ủy ban Thượng viện về các vấn đề của lực lượng vũ trang cho rằng Prompt Global Strike “là rất cần thiết và quan trọng nhưng sẽ vô cùng tốn kém”.

Lầu Năm Góc hy vọng triển khai hệ thống đầu tiên vào năm 2014-2015 nhưng thậm chí trong trường hợp khả quan nhất thì toàn bộ tổ hợp bao gồm tên lửa, đầu đạn chiến đấu, máy cảm biến, hệ thống chỉ huy sẽ được đưa vào sử dụng sớm nhất là năm 2017-2020. Khi đó, Obama dù có đắc cử nhiệm kỳ thổng thống thứ hai thì chức tổng thống của ông cũng sẽ không còn.

Nhưng theo đại diện của chính quyền Obama, vấn đề hiện nay là cần phải giải quyết làm sao để Nga và Trung Quốc cũng như những quốc gia hạt nhân khác có thể tin rằng: việc phóng tên lửa này – chắc chắn bị radar của họ theo dõi – không phải là phóng tên lửa hạt nhân. Theo quan điểm mới của chính quyền Obama, Nga và những quốc gia khác có thể thường xuyên kiểm tra vị trí phóng của Prompt Global Strike để tin rằng tên lửa không mang đầu đạn hạt nhân.

Cố vấn chính của TT Obama về các loại vũ khí phi truyền thống Gary Samore cho rằng: Nga sẽ chăm chú theo dõi hệ thống này và muốn rằng mỗi tên lửa mang đầu đạn phi hạt nhân có khả năng chạm tới lãnh thổ Nga cần phải có giới hạn nào đó để phù hợp với thỏa thuận START mới. Theo ông, rất có thể, trong chương trình nghị sự về thỏa thuận tiếp theo, Nga có thể muốn thảo luận cả vấn đề về Prompt Global Strike và hệ thống phòng thủ tên lửa. Theo ông Gary Samore, nếu Obama quyết định triển khai hệ thống này thì số lượng nên ở mức độ vừa phải để Nga và Trung Quốc không xuất hiện ý nghĩ lo ngại rằng với sự trợ giúp của Prompt Global Strike Mỹ có thể tiêu diệt kho hạt nhân của họ.

Huy Linh (Lược dịch)

Share this post


Link to post
Share on other sites

TƯ LIỆU THAM KHẢO

Chứng khoán châu Á thăng hoa với biên độ tốt nhất trong 6 tuần

Thứ ba, 27/04/2010, 07:07(GMT+7)

VIT - Giới đầu tư hào hứng tranh mua cổ phiếu giữa những lạc quan về kết quả kinh doanh của các tập đoàn. Mỗi lo ngại về cơn bão khủng hoàng nợ công bị đẩy lùi sau khi Hy Lạp chính thức chấp thuận gói cứu trợ tín dụng từ EU và IMF.

Posted Image

Giá trị thị trường của nhà chế tạo xe hơi lớn nhất thế giới Toyota nhảy vọt tới 3,4% sau khi thời báo Nikkei Newspaper cho biết, Toyota đã làm ăn có lãi trong quý I chứ không phải thua lỗ như nhiều dự báo của giới phân tích trước đó.

Cổ phiếu Canon – nhà sản xuất thiết bị điện tử dân dụng có 79% doanh thu đến từ các thị trường quốc tế cũng khởi sắc 3,5% do đồng đôla mạnh lên so với yen Nhật.

Khởi đầu tuần, chỉ số tổng hợp 23 hàn thử biểu khu vực MSCI cộng thêm 1,5% - biên độ ghi điểm theo ngày tốt nhất kể từ hôm 17/3, leo lên ngưỡng 127,22 điểm. Tuần trước, chỉ số này đã điều chỉnh 2,3% sau những quan ngại về vụ bê bối gian lận thông tin của Goldman Sachs.

Tại Tokyo, bầu không khí giao dịch hứng khởi bao trùm sàn cổ phiếu ngay từ những phút đầu mở. Phong vũ biểu Nikkei 225 tăng mạnh từ đầu đến cuối phiên và chốt tại mức điểm cao nhất trong ngày 11.165,79 điểm, dương 2,3%. Mức kháng cự tâm lý 11.000 lại được thiết lập sau 3 phiên ngã ngựa.

Chứng khoán Đài Loan và Hong Kong lần lượt tăng 1,9% và 1,6%. Bảng điện tử Kospi của Hàn Quốc ghi thêm 0,9% vào quỹ điểm sau khi các chuyên gia kinh tế nâng mức độ lạc quan về tốc độ phục hồi của nền kinh tế lớn thứ mười bốn trên thế giới. Các thị trường Singapore và Ấn Độ lần lượt bứt phá 0,5% và 0,3%.

Ở chiều hướng ngược lại, chứng khoán Trung Quốc nối dài chuỗi ngày giao dịch đỏ màu sang phiên thứ ba liên tiếp, chỉ số tổng hợp Shanghai Composite mất 0,5%. Nhà đầu tư tiếp tục phản ứng bi quan trước quyết định mạnh tay thắt chặt dòng chảy tín dụng vào thị trường nhà đất của chính phủ. Chứng khoán Australia đóng cửa nghỉ lễ.

N.H (Theo Bloomberg)

Share this post


Link to post
Share on other sites

TƯ LIỆU THAM KHẢO

Hé lộ loại tên lửa cực mạnh nằm gọn trong thùng container

Vietnamnet.vn

Cập nhật lúc 13:44, Thứ Ba, 27/04/2010 (GMT+7)

Các chuyên gia quốc phòng đang cảnh báo về mối nguy mới của việc phổ biến vũ khí đạn đạo sau khi một công ty của Nga bắt đầu tiếp thị một loại tên lửa hành trình có thể phóng từ container chứa hàng.

Posted Image

Tên lửa Nga được lắp gọn gàng trong thùng container (Ảnh SMH)

Các chuyên gia sợ rằng hệ thống tên lửa tấn công Club-K bí mật có thể chứng tỏ khả năng "lật chuyển tình thế" trong các cuộc giao chiến với các nước nhỏ. Tên lửa này có thể cất giữ gọn gàng trên tàu, thuyền và ôtô trước khi được đưa vào vị trí và phóng.

Iran và Venezuela đã tỏ ý quan tâm tới hệ thống tên lửa đặt trong container Club-K, vốn cho phép họ thực hiện các cuộc tấn công từ đằng sau hệ thống tên lửa của kẻ thù.

Theo các chuyên gia, Club-K được thiết kế để có thể giấu kín trong một chiếc container chuẩn 12m và rất khó bị phát hiện. Với giá 16,5 triệu USD, mỗi thùng lắp vừa 4 tên lửa đối hạm hoặc 4 tên lửa tấn công trên đất liền. Club-K được mô tả là một vũ khí cấp chiến lược với giá cả phải chăng.

Một số chuyên gia tin rằng nếu Iraq có hệ thống Club-K vào 2003 thì liên quân được Mỹ hậu thuẫn sẽ rất khó khăn hoặc không thể chiếm nước này vì bất kỳ một tàu chở hàng nào ở Vùng Vịnh cũng là một mối đe doạ tiềm tàng.

Club-K được tiếp thị ở triển lãm dịch vụ quốc phòng Châu Á hồi tuần trước. Nhà sản xuất Novator được nhận xét là không nên bán hệ thống này nếu không được chính phủ Nga phê chuẩn.

Trong cuốn phim minh hoạ, thùng hàng chứa tên lửa hành trình Club-K được đặt trên tàu, xe tải và tàu hoả khi Nga chuẩn bị đẩy lùi một cuộc xâm chiếm từ một quốc gia láng giềng được vũ trang bằng thiết bị quân sự kiểu Mỹ. Kẻ thù sau đó bị tên lửa hành trình tiêu diệt .

"Club-K có khả năng thay đổi trận chiến khi triệt tiêu một chiếc tàu sân bay cách xa nói 320km", Robert Hewson, biên tập mục vũ khí phóng từ trên không của tạp chí Jane cho hay.

"Mối đe doạ lớn tới mức không ai có thể nói khi được triển khai tên lửa này sẽ nguy hiểm tới mức nào. Điều mà tôi thấy đáng sợ nhất là Nga đang quảng bá nó tại một sự kiện quốc phòng quốc tế đặc biệt và họ giới thiệu rất trung thực với bất cứ nước nào đang có nguy cơ bị Mỹ tấn cộng".

Một cố vấn quốc phòng của Lầu Năm Góc tên là Reuben Johnson nói, hệ thống Club-K là mối nguy hiểm hàng hải thực sự với bất cứ nơi nào có bến càng.

Ông này nói thêm: "Trước đây, chúng tôi chưa từng chứng kiến việc phổ biến tên lửa đạn đạo ở mức độ này. Bởi vì, hiện giờ bạn không thể phát hiện dễ dàng cái gì sẽ được dùng làm bệ phóng vì vũ khí đã được nguỵ trang kỹ. Ai đó trông rất vô hại có thể tiến vào cảng của bạn và chỉ vài phút sau, một tiếng nổ lớn đã xảy ra tại cơ sở quân sự của bạn".

Hoài Linh (Theo IANS, Telegraph)

Share this post


Link to post
Share on other sites

LỜI TIÊN TRI 2010

Đại ý: Thiên tai tăng nặng......

--------------------------------------------

Bão cát và mưa lũ lại hoành hành ở Trung Quốc

Hanoimoi.com.vn

27/04/2010 10:52

Trong những ngày qua, bão cát đã xảy ra tại khu vực Tây Bắc Trung Quốc gồm Khu tự trị Tân Cương, Khu tự trị Nội Mông, tỉnh Cam Túc và tỉnh Thanh Hải, trong khi mưa lớn gây lở đất và lũ lụt tại Khu tự trị Tây Tạng và tỉnh Hồ Nam.

Posted Image

Bão cát tại khu tự trị Uygur Tân Cương ngày 21/3 vừa qua. (Nguồn: THX/TTXVN)

Thiên tai đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống của người dân và sản xuất nông nghiệp.

Tại Tân Cương, bão cát với sức gió 36m/giây đã làm ba người chết và một người mất tích. Nhiều diện tích đất nông nghiệp và vườn nho, nguồn thu nhập chính của người dân Tân Cương, đã bị bão cát tàn phá. Thiệt hại kinh tế ước tính khoảng 550 triệu nhân dân tệ (tương đương 80 triệu USD).

Bão cát cũng ảnh hưởng tới công tác cứu hộ và đời sống của người dân vùng bị động đất ở Ngọc Thụ, tỉnh Thanh Hải. Hàng trăm nhân viên cứu hộ bị ùn tắc tại sân bay thành phố Tây Ninh do bão cát trong khi Ngọc Thụ lại bị mưa tuyết.

Tại Cam Túc, bão cát đã làm sập 574 ngôi nhà và hư hỏng nặng 812 nhà khác. Tầm nhìn tại nhiều khu vực chỉ còn 50m.

Trận bão cát cuối tuần qua đã ảnh hưởng tới sinh hoạt của 6,7 triệu người dân và tàn phá khoảng 135 triệu hécta đất ở Tân Cương, Thanh Hải, Cam Túc và Nội Mông. Trong khi đó, các trận mưa lớn kéo dài tại Khu tự trị Tây Tạng từ ngày 22/4 đã gây lở đất và trượt bùn làm tắc nghẽn giao thông và cắt đứt thông tin liên lạc tại một số nơi.

Tại tỉnh Hồ Nam, mưa lớn gây lũ lụt trên sông Tương Giang làm một người chết và gây đảo lộn cuộc sống của gần 1 triệu người. Nước sông đã tràn vào 304 thị trấn của 27 huyện trong tỉnh khiến khoảng 4.600 ngôi nhà bị sập và gần 40.000ha hoa màu bị ngập nước. Thiệt hại kinh tế do mưa lũ gây ra ước tính khoảng 446 triệu nhân dân tệ (tương đương 65 triệu USD).

Theo TTXVN

------------------------------------------------------------------------------------

Một số hình ảnh về vụ bão cát ở Trung Quốc:

soixam.com

Posted Image

Người dân đeo khẩu trang chống bụi tại thị trấn Kiệt Cô, huyện Ngọc Thụ, tỉnh Thanh Hải

Posted Image

Áo khoác trở thành vật chống bụi hữu hiệu

Posted Image

Che mặt bằng miếng bìa cứng

Posted Image

Lái xe trong bão cát ở tỉnh Cam Túc

Huỳnh Thiềm - Ảnh: Reuters

Share this post


Link to post
Share on other sites

LỜI TIÊN TRI 2010

Đại ý: Phát minh tinh vi hơn.....

-------------------------------------------------

Máy in 3D dùng mực làm từ cát và keo

khoahoc.com.vn

Cập nhật lúc 03h25' ngày 21/04/2010

Một nhà phát minh người Italy là Enrico Dini vừa phát triển một máy in ba chiều (3D) có tên gọi D-Shape. Nó có thể in toàn bộ một ngôi nhà bằng cát và keo nhân tạo.

Cơ chế hoạt đông của máy in: phun lần lượt lớp cát mỏng rồi đến lớp keo nhân tạo theo một thiết kế được vạch sẵn trong máy tính.

Lớp keo biến cát thành một loại đá rắn chắc bằng cách xây dựng từng lớp từ dưới lên trên. Nhờ đó, máy in có thể tạo ra những bức tượng hoặc các tòa nhà cát.

Posted Image

Công trình kiến trúc với nhiều đường uốn, cong thực hiện bằng máy in 3D.

Máy in có thể di chuyển theo một xà nằm ngang và bốn cột dọc. Để tiến hành in một lớp, máy in dịch chuyển lên trên khoảng 5 đến 10 mm.

Nó được điều khiển bởi một máy tính chạy chương trình Auto CAD (chương trình hỗ trợ thiết kế). Giống như các máy in hai chiều, dùng mực in thông thường, máy in 3D của Enrico Dini cũng có thông số độ phân giải, cụ thể là 25 dpi.

Sản phẩm tạo thành có độ cứng chắc hơn là bê tông và không cần kim loại gia công.

Posted Image

Cấu tạo của máy in 3D gồm 1 thanh ngang và bốn trục dọc.

Máy in D-Shape có thể dựng các mô hình nhanh gấp bốn lần so với cách xây dựng thông thường với chi phí giảm một nửa.

Thêm vào đó, loại máy in này rất thân thiện môi trường vì sử dụng mực in ít hóa chất độc hại.

Điểm đáng chú ý là nó có thể tạo ra các công trình với nhiều đường cong, hệ thống ống và cột rỗng.

Posted Image

Dini và đồng nghiệp thao tác bên máy tính sử dụng phần mềm CAD.

Dini đang tiến hành kế hoạch phát triển D-Shape để xây dựng các công trình cơ bản. Thử nghiệm được ông tiến hành tại phòng Thí nghiệm không gian Alta, một bộ phận thuộc cơ quan nghiên cứu vũ trụ châu Âu.

Theo Báo Đất Việt

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thị trường chứng khoán Mỹ có phiên giảm mạnh nhất

- kể từ đầu tháng sau khi S&P hạ bậc tín nhiệm của Hy Lạp và Bồ Đào Nha.

Kết thúc ngày giao dịch, cả ba chỉ số Dow Jones, S&P 500 và Nasdaq đồng loạt rớt khỏi các ngưỡng tâm lý quan trọng 11,000 điểm; 1,200 điểm và 2,500 điểm.

Cụ thể, Dow Jones trượt dốc khi hạ 213 điểm (1.9%) đóng cửa tại 10,991.99 điểm, mức sụt giảm mạnh nhất kể từ ngày 15/07/2009 và chấm dứt chuỗi 6 phiên tăng liên tiếp. Có lúc, Dow Jones hạ tới 257 điểm.

Chỉ số S&P 500 hạ 28 điểm (2.3%) xuống 1,183.71 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 51.48 điểm (2. %) xuống 2,471.47 điểm.

Chỉ số đo lường độ biến động CBOE VIX cũng ghi nhận mức tăng ngày mạnh nhất kể từ tháng 10/2008 khi tăng vọt 31% và đóng cửa trên mức 22,81.

Nhà đầu tư tỏ ra thận trong khi tìm đến những cổ phiếu an toàn có như y tế, viễn thông. Trong khi đó, cổ phiếu tài chính lại mất điểm mạnh nhất khi giảm 3,4% trong những lo sợ về những quy định cải cách ngành tài chính.

Bên cạnh đó, nỗi lo sợ về cuộc khủng hoảng nợ Hy Lạp và Bồ Đào Nha lại tăng lên mức cao kỷ lục sau khi hang xếp hạng tín nhiệm S&P 500 hạ mức xếp hạng tín dụng của cả hai quốc gia này.

Động thái trên làm gia tăng tâm lý lo sợ rằng cuộc khủng hoảng nợ tại khu vực eurozone có thể giảm tốc đà phục hồi kinh tế toàn cầu. Thông tin này cũng lấn lướt những chỉ số kinh tế đáng khích lệ tại Mỹ như chỉ số lòng tin của người tiêu dùng cao nhất kể từ trước cuộc khủng hoảng tài chính, giá nhà trong tháng 2 vẫn giảm so với tháng trước nhưng vẫn tăng so với cùng kỳ năm ngoái và là lần tăng đầu tiên kể từ 12/2006.

-----------------

TTCK Mỹ tối qua mất điểm mạnh, chủ yếu là thông tin từ khu vực euro zone, còn bản thân nội tại nền kinh tế Mỹ thì các chỉ số ngày hôm qua vẫn ở mức tốt. Các Doanh Nghiệp có báo cáo kết quả KD Q1 cho LN như kỳ vọng, chỉ số giá nhà đất tăng, và nhất là niềm tin người tiêu dùng vẫn tốt.

Share this post


Link to post
Share on other sites

TƯ LIỆU THAM KHẢO

Cuộc chiến chống Phố Wall bắt đầu

Thanh Niên Online

28/04/2010 10:01

Các thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa đang cản trở việc thông qua dự luật cải tổ tài chính của Tổng thống Mỹ Barack Obama. Tuy nhiên, với sự ủng hộ của người dân Mỹ và tác động từ vụ xìcăngđan Goldman Sachs, Đảng Dân chủ đang có lợi thế trong cuộc chiến chống Phố Wall.

Posted Image

Các giao dịch viên quầy Goldman Sachs tại sàn giao dịch chứng khoán New York lắng nghe bài phát biểu của Tổng thống Obama về dự luật cải tổ tài chính qua truyền hình ngày 22-4 - Ảnh: AFP

* Dự luật cải tổ tài chính bị tắc ở Thượng viện Mỹ

AFP tối 26-4 (sáng 27-4 giờ VN) cho biết các thượng nghị sĩ Cộng hòa đã ngăn chặn được việc đưa dự luật cải tổ tài chính ra thảo luận chính thức tại thượng viện. Chỉ 55 thượng nghị sĩ Dân chủ và hai thượng nghị sĩ độc lập đã bỏ phiếu ủng hộ đưa dự luật này ra thảo luận trong phiên họp khoáng đại, tức chỉ có 57 phiếu thuận trong khi phải cần 60 phiếu. 41 thượng nghị sĩ Cộng hòa đều bỏ phiếu chống. Thượng nghị sĩ Dân chủ Ben Nelson cũng bỏ phiếu chống. “Tôi rất thất vọng - Reuters dẫn lời ông Obama - Một số thượng nghị sĩ cho rằng cản trở dự luật là một chiến thuật chính trị tốt, một số người khác xem đây là cơ hội để đưa cuộc thảo luận vào phiên họp kín, giúp các nhà vận động hành lang của ngành tài chính chặt bớt hoặc giết chết dự luật”.

Reuters cho biết theo dự luật, chính quyền Mỹ sẽ thành lập một cơ quan bảo vệ người tiêu dùng, xây dựng một tiến trình giải thể các tổ chức tài chính gặp khó khăn nhằm chấm dứt các cuộc giải cứu sử dụng tiền thuế của người dân, và thắt chặt kiểm soát thị trường chứng khoán phái sinh trị giá 600.000 tỉ USD, nguồn gốc dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính vừa qua.

Trong vài tháng qua, một đội quân gồm hàng trăm chuyên gia vận động hành lang của Phố Wall, trong đó có nhiều người làm việc trực tiếp với các nghị sĩ Cộng hòa, đã mở chiến dịch cản trở dự luật này. Tờ Financial Times cho biết các nhóm gây áp lực đã chi gần 500 triệu USD để tìm cách loại bỏ một số điều khoản quan trọng trong dự luật liên quan đến việc thành lập cơ quan bảo vệ người tiêu dùng và việc giao dịch sản phẩm phái sinh trên các thị trường truyền thống. Các nghị sĩ Cộng hòa cho rằng dự luật này chưa đủ mạnh để bảo vệ người tiêu dùng và làm suy yếu sức mạnh của Phố Wall. Phía Đảng Dân chủ cáo buộc Đảng Cộng hòa đang mở chiến dịch bảo vệ các đại gia Phố Wall. Dù vậy, Đảng Dân chủ vẫn tỏ ra tự tin sẽ giành thắng lợi.

Lãnh đạo phe đa số thượng viện Harry Reid cũng bỏ phiếu chống, nhưng đây chỉ là một thủ tục để ông có thể tổ chức cuộc bỏ phiếu mới trong tối 27-4 (sáng 28-4 giờ VN). Nếu lại thất bại, Đảng Dân chủ sẽ tiếp tục tổ chức bỏ phiếu cho đến khi sự thống nhất của các thượng nghị sĩ Cộng hòa rạn nứt và một vài người ngả theo hướng thông qua dự luật. Dư luận đang đứng về phía Đảng Dân chủ. Theo thăm dò mới đây của báo Washington Post/ABC, 65% dân Mỹ ủng hộ việc tăng cường kiểm soát hệ thống tài chính so với 31% phản đối. “Tôi cho rằng Đảng Dân chủ đang đứng ở một vị trí chính trị vững vàng” - người phát ngôn Nhà Trắng Robert Gibbs khẳng định.

Đảng Dân chủ cũng đang có lợi thế nhờ sự bức xúc của người dân đối với vụ xìcăngđan lừa đảo khách hàng của Hãng Goldman Sachs, đại gia số 1 của Phố Wall. Báo McCatchy đưa tin hôm 26-4, tiểu ban điều tra thượng viện kết luận Goldman Sachs đã kiếm lợi hàng tỉ USD trong năm 2006 và 2007 bằng thủ đoạn đặt cược vào sự sụp đổ của thị trường nhà đất Mỹ, trong khi bán cho khách hàng chứng khoán được đảm bảo bằng tài sản thế chấp mang tính rủi ro cao.

Ủy ban điều tra thượng viện cho biết trong hai năm 2006 và 2007, Goldman Sachs đã bán 57 tỉ USD chứng khoán đảm bảo bằng tài sản thế chấp. Trước đó, Ủy ban Chứng khoán Mỹ (SEC) đã kiện Goldman Sachs tội lừa đảo khách hàng, đúng vào thời điểm dự luật cải tổ tài chính đang là đề tài nóng.

Thượng nghị sĩ Dân chủ Carl Levin, chủ tịch tiểu ban điều tra, mô tả Goldman Sachs là “hãng cá cược”. “Sự tổn hại xảy ra không chỉ đối với các khách hàng không được ngân hàng đầu tư của họ phục vụ đàng hoàng, mà đối với tất cả chúng ta - AFP dẫn lời ông Levin cáo buộc - Chất độc mà Goldman Sachs và các hãng khác tiêm vào hệ thống tài chính đã gây ra những tổn thất lớn lao”. Hôm qua, các quan chức Goldman Sachs đã phải điều trần trước tiểu ban điều tra thượng viện.

Trước cuộc bầu cử quốc hội tháng 11 ngày càng đến gần, những cuộc thảo luận về số phận của Phố Wall ngày càng diễn ra quyết liệt tại Washington, khi dư luận Mỹ đang tỏ ra ủng hộ việc tăng cường kiểm soát hệ thống tài chính.

Theo Hiếu Trung / Tuổi Trẻ

Share this post


Link to post
Share on other sites

TƯ LIỆU THAM KHẢO

Mỹ sắp đánh Iran?

Tintucvietnam online

28/04/2010 10:07 (GMT +7)

Nếu Iran thực sự muốn theo đuổi việc sản xuất vũ khí hạt nhân thì Mỹ sẽ chẳng thể ngăn chặn được điều đó trừ phi họ sẵn sàng cho một cuộc xâm lược nước này như đã từng làm với Iraq.

Đó là kết luận rất thật của một trong những vị tướng Mỹ trong buổi điều trần trước Thượng viện Mỹ gần đây nhất mặc dù nó hầu như không được chú ý đến trong bối cảnh có quá nhiều tuyên bố về Iran trong những ngày gần đây ở Washington.

Tuy nhiên, kết luận của Tướng James Cartwright, một trong những quan chức quân đội hàng đầu của Mỹ, đã cho thấy một thực tế rất rõ là chính quyền Tổng thống Obama đang phải đối mặt với những sự lựa chọn vô cùng khó khăn trong vấn đề Iran.

Mỹ đau đầu giữa lựa chọn đánh hay không đánh Iran

Có thể nói, Mỹ thực sự rất sợ viễn cảnh phải đặt chân lên đất Iran. Vì thế, người ta đã đặt ra câu hỏi liệu có khả năng trong khi chính quyền của Tổng thống Obama luôn công khai nói rằng họ sẽ không để các nhà lãnh đạo hiện nay của Iran sở hữu vũ khí hạt nhân thì họ cũng đang bí mật bàn bạc cách làm sao sống chung với một nước Iran có loại vũ khí huỷ diệt này?

Posted Image

Quân đội Mỹ tin rằng hành động quân sự chỉ giúp làm trì hoãn chứ không triệt tiêu được tham vọng hạt nhân của Iran.

Quân đội Mỹ không ủng hộ việc dùng sức mạnh quân sự chống lại Iran. Và Đô đốc Mike Mullen, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ, từng tuyên bố một cuộc tấn công quân sự nhằm vào Iran sẽ là “sự lựa chọn cuối cùng” đồng thời cảnh báo những hậu quả không mong đợi từ một cuộc tấn công như thế.

Một trong những hậu quả đó có thể sẽ là sự kéo dài thời gian cầm quyền của giới lãnh đạo Iran. Bởi nếu Iran bị một nước bên ngoài tấn công, người dân nước này chắc chắn sẽ đoàn kết đằng sau những người lãnh đạo của họ hoặc bị buộc phải làm như vậy.

Điều đó sẽ đặt dấu chấm hết có bất kỳ mâu thuẫn nội tại nào trong đất nước Iran đồng thời sẽ trì hoãn viễn cảnh chính áp lực bên trong nước sẽ buộc Iran phải thay đổi. Rốt cục, một bộ máy lãnh đạo mới hợp tác hơn với cộng đồng quốc tế sẽ là một cách để giải toả nỗi lo ngại về những tham vọng hạt nhân của Iran.

Tuy nhiên, trong phiên điều trần trước Thượng viện nói trên, các thượng nghị sĩ Mỹ cũng tỏ ra hoài nghi về việc những biện pháp trừng phạt của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc sẽ thực sự đủ mạnh, đủ hiệu quả để gây ảnh hưởng nhất định lên Tehran.

Cũng tại phiên điều trần, Thượng nghị sĩ Jack Reed, một người của Đảng Dân chủ đến từ bang Rhode Island, đã hỏi Tướng Cartwright xem liệu “cách tiếp cận bằng hành động quân sự có phải là một cây đũa thần hay không".

Tướng Cartwright, Phó Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ, thừa nhận biện pháp đó không phải là một cây đũa thần đồng thời nói thêm rằng chỉ hành động quân sự riêng thôi sẽ không thể giải quyết dứt khoát được vấn đề Iran.

Sau đó, trước những câu hỏi dồn dập của Thượng nghị sĩ Reed, Tướng Cartwright đã phải thừa nhận tiếp rằng một cuộc tấn công quân sự cũng chỉ giúp trì hoãn việc Iran có vũ khí hạt nhân trong một thời gian nếu Tehran cố tình muốn sản xuất loại vũ khí này.

Thượng nghị sĩ bang Rhode Island tiếp tục đặt câu hỏi liệu cách duy nhất để chấm dứt hoàn toàn chương trình hạt nhân của Iran có phải là “sự chiếm đóng và phá huỷ các cơ sở hạt nhân của nước này hay không?" Câu trả lời mà ông Cartwright đưa ra là nếu loại trừ một số diễn biến chưa được biết đến sau đó thì đó là một kết luận khá đúng.

Trong khi đó, ông Graham Allison, một nhà phân tích thuộc Trung tâm Khoa học và Các vấn đề Quốc tế Belfer của trường Harvard Kennedy, cho rằng sẽ rất khó để ngăn một nước có được bom nguyên tử nếu họ đã quyết định là họ muốn có nó. "Iran đã là một nước sở hữu nhiên liệu hạt nhân và đó là thực tế không thể xoá bỏ". ông Allison nhấn mạnh.

Tóm lại, cho đến nay, các quan chức Mỹ vẫn bất đồng gay gắt về việc có nên đánh Iran hay không.

Trong những ngày gần đây, người ta tập trung chú ý nhiều đến một bản ghi nhớ bị lọt ra bên ngoài của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates. Trong bản ghi nhớ này, ông Gates đã vạch ra những bước nhằm đối phó với Iran nếu nước này phớt lờ các lệnh trừng phạt quốc tế.

Bản ghi nhớ trên được tờ New York Times miêu tả là một lời kêu gọi chính quyền Mỹ thức tỉnh. Tuy nhiên, ông Gates nói rằng bản ghi nhớ đó chỉ nhằm “góp phần giúp quá trình đưa ra quyết định diễn ra đúng thời điểm và đúng đắn". Dù gì, chính quyền của Tổng thống Obama cũng đang cân nhắc những sự lựa chọn này mà nước này có nếu các biện pháp trừng phạt không gây ra được ảnh hưởng như mong muốn lên Iran.

Biện pháp nào khả thi?

"Chúng ta chưa có bất kỳ biện pháp nào được coi là có hiệu quả đối với Iran. Tôi không cần một bản ghi nhớ mật của ông Gates để nhắc về điều đó", Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hoà John McCain đã nói như vậy với hãng tin Fox News hồi cuối tuần. Ông McCain là người tham gia đặt câu hỏi với Tướng Cartwright trong phiên điều trần.

"Chúng ta cứ tiếp tục liệt kê những mối đe doạ từ Iran và danh sách đó cứ dài ra nhưng cho đến nay chúng ta chẳng có hành động gì để ngăn chặn nó", Thượng nghị sĩ McCain nói.

"George Schultz, một vị Ngoại trưởng mà tôi khâm phục nhất trên thế giới, từng nói, ông đã được dạy là đừng bao giờ chĩa súng vào một người nào đó nếu bạn không thực sự sẵn sàng kéo cò. Chúng ta vẫn tiếp tục chĩa súng về phía Iran nhưng chúng ta vẫn chưa kéo cò. Đã đến lúc phải làm điều đó," Thượng nghị sĩ McCain cho biết. Ông này có thể đang dùng phép ẩn dụ để nói về việc cần áp dụng ngay những biện pháp trừng phạt có tác động lớn.

"Ảnh hưởng trong khu vực của một vụ tấn công quân sự nhằm vào Iran sẽ rất xấu", một trong những Thượng nghị sĩ Mỹ giấu tên nhận định. Theo ông này, càng mất nhiều thời gian áp đặt các biện pháp trừng phạt mới thì nguy cơ về một cuộc tấn công quân sự ngày càng lớn.

"Càng tiến gần đến cuối năm 2010 thì mong muốn đánh Iran của ai đó sẽ càng trở nên lớn hơn," quan chức trên nói, dường như ám chỉ đến Israel - nước gần đây nhiều lần tỏ ra muốn dùng hành động quân sự đối với Iran. Điều này cũng sẽ chỉ làm trì hoãn các kế hoạch theo đuổi vũ khí hạt nhân của Iran.

Chính quyền của Tổng thống Obama muốn áp dụng một biện pháp trên thực tế chỉ mang tính lý tưởng. Đó là, thuyết phục Tehran rằng vũ khí hạt nhân không làm nước này mạnh hơn hay an toàn hơn. Tuy nhiên, không có một sự thay đổi thực sự bên trong Iran thì lập luận trên chẳng có sức nặng gì bởi Iran luôn tin rằng tham vọng hạt nhân giúp họ có thêm ảnh hưởng trong khu vực.

"Nếu cộng đồng quốc tế sẵn sàng áp dụng những biện pháp trừng phạt có tác động lớn, phong toả các hoạt động nhập khẩu xăng dầu và xuất khẩu dầu mỏ - những biện pháp có khả năng bóp nghẹt Iran thì Iran có thể tính toán lại", ông Allison nhận định.

"Sự tồn tại của một chính thể luôn được ưu tiên hàng đầu. Nhưng nếu áp dụng những biện pháp như vậy mà không có sự ủng hộ của Nga và Trung Quốc thì là điều không thể".

Như vậy, với việc Mỹ chẳng thể áp dụng những biện pháp trừng phạt có tác động lớn đến Iran cũng chẳng thể tiến hành một cuộc tấn công quân sự đủ mạnh để phá huỷ toàn bộ các cơ sở hạt nhân của Iran thì lựa chọn duy nhất của Washington trong vấn đề này hoặc là chấp nhận một Iran có hạt nhân hoặc là tìm cách liên tục cản trở và làm trì hoãn các tham vọng hạt nhân của nước này.

Theo Kiệt Linh

--------------------------------------------------------------------

Nhời bàn của Thiên Sứ.

Đúng là một sự lựa chọn khó khăn cho chính quyền Mỹ. Nhưng với Isarael thì không.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Năm 2010: Vì sao có nhiều động đất?

Có thể nói, năm 2010 là một năm của những vụ động đất khi chỉ trong 4 tháng đầu năm, nhân loại đã phải đối mặt với không ít những thiệt hại về người và của do động đất gây ra.

Posted Image

Liệu những trận động đất liên tiếp diễn ra có phải là dự báo trước cho những ngày tận thế đã được nhắc đến trong điện ảnh?

Ảnh: Internet.

Trận động đất 7,1 độ richter ở Ngọc Thụ, Thanh Hải Trung Quốc vừa kết thúc với con số thương vong lên đến hàng ngàn người thì vào ngày 26/04 vừa qua, một trận động đất nữa lại xảy ra ở Philipin và đảo Đài Loan với những con số thương vong chưa thể xác định.

Trước đó, người ta ắt hẳn chưa thể quên được những trận động đất khủng khiếp ở Haiti hồi tháng 1, rồi Chile vào tháng 3 tiếp đến là ở Mexico, đảo Sumatra, Indonesia vào tháng 4,… đều có cường độ trên 7 độ richter.

Trước những cơn động đất liên tiếp diễn ra, hình ảnh về ngày đại họa được dàn dựng trong bộ phim “2012” lại một lần nữa trở lại. Phải chăng những cơn động đất dữ dội trong những tháng vừa qua là một tín hiệu cho một tai họa khủng khiếp vào năm 2012? Nếu không, vì sao năm 2010 lại có nhiều động đất đến như vậy?

Các trận động đất ít có mối liên hệ trực tiếp

Trên thực tế, những nghi vấn nảy ra trong đầu óc chúng ta khi chứng kiến những cơn động đất khủng khiếp đang diễn ra ở khắp nơi là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên, chuyên gia địa chất Mỹ thì lại cho rằng, không cần thiết phải quá lo lắng như vậy. Vì rằng, giữa những trận động đất ở Haiti, Chile, Mexico, đảo Sumatra rồi mới đây là Ngọc Thụ hoàn toàn không có nhiều mối liên quan.

Posted Image

Động đất ở Mexico vào hồi đầu tháng 4/2010. Ảnh: BBC.

Chẳng hạn như cơn động đất ở Mexico. Lần địa chấn này la do đứt gãy địa tầng Laguna Salada với chiều dài 69km gây ra. Laguna Salada nằm ở biên giới giữa Mexico và bang California nước Mỹ. Trong một trăm năm trước, nơi đây từng diễn ra 2 lần động đất với cường độ rất mạnh. Các chuyên gia dùng từ “hỗn loạn” để hình dung hệ thống các đứt gãy địa tầng này.

Tính thêm cả trận động đất ở Haiti và Chile thì 3 trận động đất khủng khiếp nhất trong những tháng đầu năm 2010 đề diễn ra ở châu Mỹ Latin. Liệu có mối liên hệ nào hay chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên? Liệu giữa 3 địa điểm này có tồn tại một sự tác động qua lại nào đó?

Trả lời câu hỏi này, Cục trưởng Cục Địa chấn Quốc gia Mexico Valdez cho rằng, lần động đất này ở Mexico không có bất cứ mối liên hệ nào với các trận động đất ở Haiti và Chile. Bởi vì tâm chấn của chúng nằm ở các mảng kiến tạo khác nhau.

Posted Image

Động đất ở Mexico và Haiti không có nhiều mối liên hệ trực tiếp. Ảnh: Internet.

Valdez giải thích, không chỉ Mexico, Chile hay Haiti bất cứ khu vực nào có động đất đều thuộc vào khu vực dễ xảy ra động đất. Mexico lại thuộc vào một trong những khu vực dễ xảy ra động đất nhất trên thế giới (gồm cả Thái Bình Dương, Bắc Mỹ,… ). Vì vậy, việc xảy ra những trận động đất như vậy là hoàn toàn bình thường, không nên quá lo lắng.

Năm 2010 có thực sự nhiều động đất?

Dẫu sao việc xảy ra liên tiếp những trận động đất như vậy ở khắp các châu lục cũng không thể không khiến người ta quan tâm. Liệu có phải trái đất đang trở nên rất bất thường? Chắc chắn đây là câu hỏi mà bất cứ ai cũng quan tâm, đặc là những người sinh sống tại những vùng đất thường xuyên có động đất. Bởi vì, ai cũng lo rằng, vào một ngày nào đó, tai họa sẽ giáng xuống nhà mình.

Tuy nhiên, các chuyên gia thì lại cho rằng, tính đến thời điểm hiện tại, số lần động đất vẫn nằm trong phạm vi bình thường. Thông thường, mõi năm, trên thế giới có khoẳng 5 triệu lần động đất lớn nhỏ. Bình quân, mỗi tháng có khoảng hơn 10 ngàn lần.

Posted Image

Cảnh hoang tàn sau động đất ở Sumatra, Indonesia. Ảnh: BBC.

Tuy nhiên, tuyệt đại đa số các trận động đất không được nhiều người chú ý và nhận ra. Theo thống kê của Hiệp hội Nghiên cứu Địa chấn học của Mỹ, mỗi năm trên trái đất có khoảng 200 trận động đất có cường độ lớn hơn 6 độ ricter, 20 trận có cường độ trên 7 độ richter và 3 trận có cường độ trên 8 độ richter. Cường độ càng lớn, số lần diễn ra càng ít.

Đại đa số các trận động đất đều xảy ra ở vùng giáp ranh giữa các mảng kiến tạo. Trong đó, 70% các trận động đất trên thế giới phân bố ở “dải động đất Thái Bình Dương”. Tiếp đó, 15% phân bố tại “dải động đất Âu-Á”, 5% diễn ra dưới các đại dương và khoảng 10% nằm ở vùng giữa các mảng kiến tạo.

Những trận động đất diễn ra trong năm nay từ động đất ở Sumatra, Chile, Mexico,… đều nằm trên “dải động đất Thái Bình Dương”. Haiti cũng nằm ở vùng rìa của mảng kiến tạo. Do đó những trận động đất diễn ra từ đầu năm đến nay hoàn toàn phù hợp với nguyên lý của khoa học về trái đất. Nói cách khác, chúng là những trận động đất hoàn toàn bình thường.

Đối với tần suất khá lớn của những trận động đất từ đầu năm tới nay, một chuyên gia nghiên cứu về núi lửa và vật lý địa cầu của Ý cho rằng: “Thời gian và địa điểm của các trận động đất thường có xu hướng ‘hiệu ứng tập thể".

Posted Image

Trận động đất ở huyện Ngọc Thụ, tỉnh Thanh Hải, Trung Quốc. Ảnh: Sina.

"Nghĩa là rất có thể trong một thời gian ngắn, các trận động đất diễn ra liên tiếp tại một địa điểm đặc định nào đó. Vì vậy việc xảy ra liên tục các trận động đất hoàn toàn không phải là điều gì không bình thường. Những trận động đất trên 7 độ richter mỗi năm phát sinh ít nhất 10 lần”.

Theo những thống kê của Cục Điều tra Đại chất Mỹ (USGS) về những trận động đất trên 5 độ richter giai đoạn 2000-2009 thì số lượng các trận động đất diễn ra trong từng năm là không có quy luật. Tuy nhiên, về đại thể có thể thấy rằng, từ năm 2007 trở về trước, số trận động đất diễn ra với tần suất lớn hơn.

Theo đó, số lượng các trận động đất diễn ra trong những tháng đầu năm 2010 hoàn toàn chưa có dấu hiệu dị thường. Dù có một chút sai số nào đó, song có thể coi là do tính ngẫu nhiên của động đất tạo ra.

Trận động đất tới đây sẽ diễn ra ở đâu và vào thời gian nào, đến nay vẫn chưa thể dự đoán một cách chính xác được. Vì vậy, các nhà khoa học lại một lần nữa cho rằng, động đất nhiều lúc mang tính ngẫu nhiên.

Theo Kexue

Share this post


Link to post
Share on other sites

Năm 2010: Vì sao có nhiều động đất?

Có thể nói, năm 2010 là một năm của những vụ động đất khi chỉ trong 4 tháng đầu năm, nhân loại đã phải đối mặt với không ít những thiệt hại về người và của do động đất gây ra.

Posted Image

Liệu những trận động đất liên tiếp diễn ra có phải là dự báo trước cho những ngày tận thế đã được nhắc đến trong điện ảnh?

Ảnh: Internet.

Trận động đất 7,1 độ richter ở Ngọc Thụ, Thanh Hải Trung Quốc vừa kết thúc với con số thương vong lên đến hàng ngàn người thì vào ngày 26/04 vừa qua, một trận động đất nữa lại xảy ra ở Philipin và đảo Đài Loan với những con số thương vong chưa thể xác định.

Trước đó, người ta ắt hẳn chưa thể quên được những trận động đất khủng khiếp ở Haiti hồi tháng 1, rồi Chile vào tháng 3 tiếp đến là ở Mexico, đảo Sumatra, Indonesia vào tháng 4,… đều có cường độ trên 7 độ richter.

Trước những cơn động đất liên tiếp diễn ra, hình ảnh về ngày đại họa được dàn dựng trong bộ phim “2012” lại một lần nữa trở lại. Phải chăng những cơn động đất dữ dội trong những tháng vừa qua là một tín hiệu cho một tai họa khủng khiếp vào năm 2012? Nếu không, vì sao năm 2010 lại có nhiều động đất đến như vậy?

Các trận động đất ít có mối liên hệ trực tiếp

Trên thực tế, những nghi vấn nảy ra trong đầu óc chúng ta khi chứng kiến những cơn động đất khủng khiếp đang diễn ra ở khắp nơi là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên, chuyên gia địa chất Mỹ thì lại cho rằng, không cần thiết phải quá lo lắng như vậy. Vì rằng, giữa những trận động đất ở Haiti, Chile, Mexico, đảo Sumatra rồi mới đây là Ngọc Thụ hoàn toàn không có nhiều mối liên quan.

Posted Image

Động đất ở Mexico vào hồi đầu tháng 4/2010. Ảnh: BBC.

Chẳng hạn như cơn động đất ở Mexico. Lần địa chấn này la do đứt gãy địa tầng Laguna Salada với chiều dài 69km gây ra. Laguna Salada nằm ở biên giới giữa Mexico và bang California nước Mỹ. Trong một trăm năm trước, nơi đây từng diễn ra 2 lần động đất với cường độ rất mạnh. Các chuyên gia dùng từ “hỗn loạn” để hình dung hệ thống các đứt gãy địa tầng này.

Tính thêm cả trận động đất ở Haiti và Chile thì 3 trận động đất khủng khiếp nhất trong những tháng đầu năm 2010 đề diễn ra ở châu Mỹ Latin. Liệu có mối liên hệ nào hay chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên? Liệu giữa 3 địa điểm này có tồn tại một sự tác động qua lại nào đó?

Trả lời câu hỏi này, Cục trưởng Cục Địa chấn Quốc gia Mexico Valdez cho rằng, lần động đất này ở Mexico không có bất cứ mối liên hệ nào với các trận động đất ở Haiti và Chile. Bởi vì tâm chấn của chúng nằm ở các mảng kiến tạo khác nhau.

Posted Image

Động đất ở Mexico và Haiti không có nhiều mối liên hệ trực tiếp. Ảnh: Internet.

Valdez giải thích, không chỉ Mexico, Chile hay Haiti bất cứ khu vực nào có động đất đều thuộc vào khu vực dễ xảy ra động đất. Mexico lại thuộc vào một trong những khu vực dễ xảy ra động đất nhất trên thế giới (gồm cả Thái Bình Dương, Bắc Mỹ,… ). Vì vậy, việc xảy ra những trận động đất như vậy là hoàn toàn bình thường, không nên quá lo lắng.

Năm 2010 có thực sự nhiều động đất?

Dẫu sao việc xảy ra liên tiếp những trận động đất như vậy ở khắp các châu lục cũng không thể không khiến người ta quan tâm. Liệu có phải trái đất đang trở nên rất bất thường? Chắc chắn đây là câu hỏi mà bất cứ ai cũng quan tâm, đặc là những người sinh sống tại những vùng đất thường xuyên có động đất. Bởi vì, ai cũng lo rằng, vào một ngày nào đó, tai họa sẽ giáng xuống nhà mình.

Tuy nhiên, các chuyên gia thì lại cho rằng, tính đến thời điểm hiện tại, số lần động đất vẫn nằm trong phạm vi bình thường. Thông thường, mõi năm, trên thế giới có khoẳng 5 triệu lần động đất lớn nhỏ. Bình quân, mỗi tháng có khoảng hơn 10 ngàn lần.

Posted Image

Cảnh hoang tàn sau động đất ở Sumatra, Indonesia. Ảnh: BBC.

Tuy nhiên, tuyệt đại đa số các trận động đất không được nhiều người chú ý và nhận ra. Theo thống kê của Hiệp hội Nghiên cứu Địa chấn học của Mỹ, mỗi năm trên trái đất có khoảng 200 trận động đất có cường độ lớn hơn 6 độ ricter, 20 trận có cường độ trên 7 độ richter và 3 trận có cường độ trên 8 độ richter. Cường độ càng lớn, số lần diễn ra càng ít.

Đại đa số các trận động đất đều xảy ra ở vùng giáp ranh giữa các mảng kiến tạo. Trong đó, 70% các trận động đất trên thế giới phân bố ở “dải động đất Thái Bình Dương”. Tiếp đó, 15% phân bố tại “dải động đất Âu-Á”, 5% diễn ra dưới các đại dương và khoảng 10% nằm ở vùng giữa các mảng kiến tạo.

Những trận động đất diễn ra trong năm nay từ động đất ở Sumatra, Chile, Mexico,… đều nằm trên “dải động đất Thái Bình Dương”. Haiti cũng nằm ở vùng rìa của mảng kiến tạo. Do đó những trận động đất diễn ra từ đầu năm đến nay hoàn toàn phù hợp với nguyên lý của khoa học về trái đất. Nói cách khác, chúng là những trận động đất hoàn toàn bình thường.

Đối với tần suất khá lớn của những trận động đất từ đầu năm tới nay, một chuyên gia nghiên cứu về núi lửa và vật lý địa cầu của Ý cho rằng: “Thời gian và địa điểm của các trận động đất thường có xu hướng ‘hiệu ứng tập thể".

Posted Image

Trận động đất ở huyện Ngọc Thụ, tỉnh Thanh Hải, Trung Quốc. Ảnh: Sina.

"Nghĩa là rất có thể trong một thời gian ngắn, các trận động đất diễn ra liên tiếp tại một địa điểm đặc định nào đó. Vì vậy việc xảy ra liên tục các trận động đất hoàn toàn không phải là điều gì không bình thường. Những trận động đất trên 7 độ richter mỗi năm phát sinh ít nhất 10 lần”.

Theo những thống kê của Cục Điều tra Đại chất Mỹ (USGS) về những trận động đất trên 5 độ richter giai đoạn 2000-2009 thì số lượng các trận động đất diễn ra trong từng năm là không có quy luật. Tuy nhiên, về đại thể có thể thấy rằng, từ năm 2007 trở về trước, số trận động đất diễn ra với tần suất lớn hơn.

Theo đó, số lượng các trận động đất diễn ra trong những tháng đầu năm 2010 hoàn toàn chưa có dấu hiệu dị thường. Dù có một chút sai số nào đó, song có thể coi là do tính ngẫu nhiên của động đất tạo ra.

Trận động đất tới đây sẽ diễn ra ở đâu và vào thời gian nào, đến nay vẫn chưa thể dự đoán một cách chính xác được. Vì vậy, các nhà khoa học lại một lần nữa cho rằng, động đất nhiều lúc mang tính ngẫu nhiên.

Theo Kexue

Tôi có thể đồng ý với những thống kê của những nhà khoa học về tần xuất động đất hàng năm xảy ra trên thế giới là tương đương nhau. Nhưng kết luận của họ dẫn đến bình thường hóa những trận động đất có tính tàn phá cuộc sống của con người thì tôi nghĩ đó là một cái nhìn vô cảm và xét về mặt thực tế là một sai lầm. Bởi vì, chỉ những năm gần đây, tần xuất những trận động đất có tính tàn phá cuộc sống con người mới tăng nặng. Thí dụ như ngay trong năm nay. Nếu nói rằng sự thương vong của con người nhiều lên vì sự phát triển dân số, thì đây là một cách giải thích không nhân bản. Vì so sánh dân số thế giới cách đây 7 năm và hiện nay, tỷ lệ tăng dân số không cao, nhưng tỷ lệ chết về động đất thì cao hơn hẳn. Tỷ lệ này không phải là bình quân của những trận động đất được gọi là bình thường của những nhà khoa học thể hiện trong bài viết trên. Tôi vẫn cho rằng: Việc dự báo là cần thiết để con người có thể đề phòng.

Nếu như những dự báo của Lý học Đông phương không được coi là một khoa học chính thống thì chính các nhà khoa học phải tìm cách dự báo để thay thế nó.

Share this post


Link to post
Share on other sites

KINH TẾ THẾ GIỚI

Standard & Poor hôm qua hạ định mức tín nhiệm dài hạn và trung hạn đối với trái phiếu Hy Lạp từ mức BBB+ và A-2 lần lượt xuống còn BB+ và B. Định mức tín nhiệm nội tệ và ngoại tệ dài hạn của Bồ Đào Nha cũng bị cắt từ mức A+ xuống còn A-. S&P lý giải cho quyết định của mình là sự yếu kém của hệ thống kinh tế tài chính nơi đây. Triển vọng của cả hai quốc gia này đều được đánh giá tiêu cực.

Lãi suất CDS (sản phẩm tài chính cho phép trao đổi nợ tín dụng) của Hy Lạp tăng 114 điểm cơ bản lên 824,5 điểm. Lãi suất này tại Bồ Đào Nha tăng 67 điểm lên 383 điểm. Lợi tức trái phiếu Hy Lạp kỳ hạn 2 năm thậm chí còn lên trên 18%, mức cao nhất kể từ 1998. Tuy nhiên, cả S&P và Bộ Tài chính Hy Lạp đều cho rằng, trước mắt, Chính phủ vẫn có khả năng lo được khoản tiền trị giá 8,5 tỷ euro (11,2 tỷ USD) để trả cho số trái phiếu đáo hạn vào ngày 19/5 tới.

Các chuyên gia lo ngại nếu khủng hoảng nợ bùng nổ ở Bồ Đào Nha thì địa điểm kế tiếp có thể sẽ là Tây Ban Nha.

---------------------------------------------

Tất cả các diễn biến trên không nằm ngoài tầm kiểm soát của các nhà phân tích kinh tế. Viêc giải quyết nó chỉ là vấn đề thời gian.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mỹ tiết lộ việc nghiên cứu vũ khí kinh hoàng hơn bom nguyên tử

23/04/2010 11:23 (GMT +7)

Năm 1990, tại căn cứ không quân Glyn, Mỹ, Tiến sĩ Kenis Edward và các cộng sự trong nhóm nghiên cứu phát triển "cải cách vũ khí", Mỹ bắt đầu thực hiện công việc: Nghiên cứu vũ khí phản vật chất (VKPVC). Sau gần 20 năm tìm tòi, gần đây khi Edward tiết lộ loại vũ khí mới này có uy lực vượt xa bom nguyên tử - vài gram sẽ có thể hủy diệt trái đất, khiến người ta kinh ngạc và lo lắng.

Ba đại "Bí mật của thế kỷ"

Đầu năm 2009, trong cuộc họp với các quan chức cao cấp quân sự Lầu Năm Góc, giới thiệu về tiến triển nghiên cứu phát triển VKPVC, Edward nói: "Ba đại bí mật thế kỷ" đã kích thích những nghiên cứu của tôi".

Vệ tinh nghiên cứu phản vật chất

Edward cho biết, "bí mật thế kỷ" đầu tiên và nổi tiếng nhất là vụ nổ Tungus, xảy ra sáng sớm ngày 30/6/1908, trong rừng rậm vùng Tungus, Siberia, Nga. Đây là một vụ nổ lớn chưa có tiền lệ trong lịch sử. Uy lực của nó tương đương với 1.000 quả bom nguyên tử thả xuống Hiroshima, Nhật Bản đồng thời nổ, khiến mọi vật và sự sống trong vùng nổ vài trăm kilômét vuông bị hủy diệt. Cho đến nay vẫn chưa ai giải thích được nguyên nhân của vụ nổ này.

Vụ thứ hai của "bí mật thế kỷ" xảy ra ngày 22/9/1979. Hôm đó, vệ tinh Mỹ đã chụp được ảnh một vụ "nổ hạt nhân" cực mạnh xảy ra ở bờ biển Tây Phi. Thời kỳ này chỉ có vài nước như Mỹ, Liên Xô, Anh, Pháp, Trung Quốc... có vũ khí hạt nhân, nguyên nhân nổ hạt nhân ở Tây Phi cho đến nay vẫn không rõ.

Lần thứ 3 "bí mật thế kỷ" xảy ra lúc 22h ngày 29/4/1984. Lúc đó một số máy bay của Nhật Bản bay đến bầu trời Alaska - Mỹ, Phó cơ trưởng bỗng nhiên phát hiện phía trước có một "đụn mây hình nấm" rất nhanh khuếch tán ra xung quanh... Cơ trưởng của 3 chiếc máy bay khác trên cùng đường bay cũng nhìn thấy hiện tượng lạ này. Nhưng sau khi cả 4 chiếc máy bay này hạ cánh, các nhân viên trên máy bay và trên thân máy bay đều được kiểm tra, đã không phát hiện thấy bất kỳ dấu tích nhiễm phóng xạ nào.

Mãi đến năm 1986, sau khi giới khoa học có những nghiên cứu đột phá về phản vật chất, mới có người lên tiếng: Ba vụ nổ trên có thể là kết quả của các cuộc thử nghiệm "điều khiển phát triển phản vật chất".

Edward sinh năm 1960, công dân Mỹ. Năm 1990, tốt nghiệp ngành vật lý tại Viện Công nghệ Massa, Mỹ, rồi nhận bằng tiến sĩ, sau đó đến làm việc tại Cơ sở Nghiên cứu máy gia tốc quốc gia Feymi, Mỹ. Tại đây, Edward bắt đầu đi sâu nghiên cứu lý luận phản vật chất.

Năm 2000, Edward được giao phụ trách nhóm nghiên cứu "cải cách vũ khí", bắt đầu chuyên sâu nghiên cứu cụ thể VKPVC. Edward cho biết: "Chúng ta đều biết, vật thể trong tự nhiên đều hợp thành từ proton, nơtron và điện tử, nhưng tất cả những hạt vi mô đều có phản hạt của chính nó. Chính uy lực sản sinh ra của những phản vật chất (phản hạt) này đã được bộc lộ qua “3 đại bí mật thế kỷ".

Ngày 24/3/2004, trong Hội thảo Những khái niệm tiên tiến do Cục Hàng không vũ trụ Mỹ tổ chức, Edward tới dự và phát biểu những lời tỏ ra bi quan: "Tuy các nước đã đầu tư nhân lực, vật lực to lớn, nhưng việc nghiên cứu phản vật chất vẫn tiến triển chậm chạp, nguyên nhân là vì không có cách nào sử dụng máy gia tốc hạt để sản xuất ra đủ lượng phản vật chất. Hơn nữa, để sản xuất ra 1 phần tỉ gram phản vật chất yêu cầu tiêu tốn vài tỉ USD! Ngoài ra, hoạt động của điện tử dương rất khó khống chế, rất khó lưu giữ chúng trong một dụng cụ đặc biệt; điều đó có nghĩa là, nó không có giá trị quân sự"!

Từ sau cuộc họp đó, người ta hầu như không thấy Edward và nhóm cộng sự không xuất hiện nữa. Có lúc người ta cho rằng, có thể Edward thấy khó nên đã sớm rút lui?

Kinh hoàng hơn bom nguyên tử?

Theo tiết lộ, tháng 8/2008, Edward xuất hiện tại Lầu Năm Góc, báo cáo trước các quan chức cao cấp quân đội Mỹ về thành quả tiến triển nghiên cứu mới nhất của ông ta về VKPVC.

"Trên nghiên cứu VKPVC của chúng ta đã có được sự đột phá quan trọng, chúng ta đã thành công trong việc nghiên cứu phát triển một loạt dụng cụ có thể tồn giữ phản vật chất lâu dài có hiệu quả, điều này có nghĩa là việc sử dụng phản vật chất trong quân sự sẽ trở thành hiện thực"! Sau đó, Edward bắt đầu trình bày trước giới quân sự về uy lực của VKPVC.

Edward đã chủ trì một cuộc diễn tập mô phỏng qua máy tính điện tử với biệt hiệu: "Tấn công đặc biệt phản vật chất" với giả tưởng: Một ngày vào năm 201X, một binh sĩ Mỹ mang theo một quả bom PVC định giờ tiềm nhập vào thủ đô nước C; vào trong một nhà vệ sinh của tòa nhà Bộ Tổng tham mưu nước C gần trung tâm thành phố, đặt quả bom rồi ung dung đi ra. Đúng như kế hoạch, bom định giờ phản vật chất nổ, tòa nhà Bộ Tổng tham mưu nước C và các công trình phụ cận đổ sụp hết. Quả bom PVC mà binh sĩ này mang chỉ nặng 1 phần 50 triệu gram!

Tiếp sau đó, một quả bom xung mạch PVC nổ trên không tại nhà máy điện và mạng thông tin nước C, chỉ trong nháy mắt mọi hoạt động quân sự và xã hội của nước này tê liệt hoàn toàn... Lúc đó, có tướng lĩnh đã thốt lên "nếu vậy, chỉ cần quả bom phản vật chất nặng vài gram sẽ hủy diệt toàn cầu".

Kết thúc diễn tập, Edward giải thích: "Quan hệ giữa vật chất và PVC tương tự như học thuyết âm dương cổ đại". Trong tự nhiên, bất cứ một loại "hạt nguyên tử thứ cấp nào (hạt so với nguyên tử còn nhỏ hơn) đều có một loại phản vật chất đối ứng, nếu hai loại vật chất này phát sinh va chạm mãnh liệt, chúng đều tiêu tan, đồng thời giải phóng ra năng lượng cực lớn.

Edward còn cho biết, điều kỳ lạ khác với bom nguyên tử là khi bom phản vật chất nổ, sẽ không sản sinh bức xạ, có thể được coi là một loại "bom hydro sạch". Nó có uy lực nổ như bom hydro, nhưng sẽ không gây ô nhiễm bức xạ hạt nhân... Edward nhấn mạnh, đương nhiên, nghiên cứu phản vật chất không phải chỉ dùng cho chiến tranh, ông giải thích: "1 gram phản vật chất đủ cung cấp động lực cho hàng chục máy bay hàng không vũ trụ. Điều này có thể làm thay đổi căn bản mô thức cung ứng nguồn năng lượng, sẽ là một cuộc cách mạng nguồn năng lượng".

"Người mở bình ma quỷ"

Nhưng, loại vũ khí mới mà Edward gọi là "sạch" này lại khiến các nhà quân sự thế giới hết sức lo lắng. Một số nhà khoa học, nhà sử học, trung tâm nghiên cứu cao cấp Đại học Prinston, Mỹ đã chỉ ra, VKPVC "sạch" khác xa so với vũ khí hạt nhân "bẩn" và nó còn đáng sợ hơn nhiều. Bom nguyên tử thông thường, bom hydro nói chung chỉ coi là thủ đoạn uy hiếp chiến lược, cơ bản không được sử dụng trong chiến tranh thông thường và chiến tranh cục bộ. Vì chúng ngoài uy lực lớn, còn sinh ra bức xạ hạt nhân, gây ô nhiễm thổ nhưỡng, không khí, nguồn nước khu vực chiến tranh, đồng thời tạo ra tổn thương nhiễm phóng xạ đối với sinh vật và thực vật, dẫn đến thảm họa nhân đạo.

Giới phân tích cho rằng, sự lo lắng của các chuyên gia quân sự không phải không có lý. Vì ngay từ năm 2004, sau khi Edward công khai kết quả tiến triển nghiên cứu phản vật chất của ông ta, một số nước đã lao vào nghiên cứu phát triển lĩnh vực nhạy cảm này. Pháp và Thụy Điển đã hợp tác xây dựng Trung tâm Nghiên cứu phản vật chất châu Âu; Cơ sở nghiên cứu vật lý cao năng của Nga cũng đang nghiên cứu phản vật chất dùng cho quân sự. Cho nên, giới khoa học Mỹ đã gọi Edward là "Người cha của VKPVC", nhưng có người đã ví Edward như là "người mở bình ma quỷ".

Nguồn http://tintuconline.vietnamnet.vn/vn/xfile/441401/index.html

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nếu không có giải pháp gì thì khủng hoảng dây truyền đang đến rất gần rồi chú Thiên Sứ ơi

Tây Ban Nha “nối gót” Hy Lạp, Bồ Đào Nha

Một ngày sau vụ hạ bậc tín nhiệm của Hy Lạp và Bồ Đào Nha, Standard & Poor lại tiếp tục rờ tay tới Tây Ban Nha, kéo mức tín nhiệm của quốc gia châu Âu này từ AA+ xuống còn AA.

Tổ chức đánh giá tín nhiệm Standard & Poor cho rằng, tốc độ tăng trưởng chậm chạp trong thời gian dài hơn dự tính sẽ ảnh hưởng không tốt tới những cố gắng giảm bớt mức thâm hụt ngân sách của Tây Ban Nha.

Theo tờ Businessweek, trong một tuyên bố đưa ra hôm 28/4, Standard & Poor cho rằng, triển vọng của Tây Ban Nha ở mức tiêu cực và nước này có khả năng bị hạ bậc tín nhiệm sâu hơn, nếu kết quả tài khóa tồi tệ hơn dự tính của Standard & Poor.

“Chúng tôi dự đoán tăng trưởng GDP thực tế hàng năm của Tây Ban Nha sẽ ở mức trung bình 0,7% trong giai đoạn 2010 - 2016, thấp hơn mức dự báo 1% đưa ra trước đây”, tổ chức này cho biết.

Tuy nhiên, hai tổ chức xếp hạng tín nhiệm khác là Moody và Fitch vẫn giữ mức tín nhiệm cũ đối với Tây Ban Nha. Theo công bố của Fitch hôm 28/4, tổ chức này vẫn giữ mức tín nhiệm của Tây Ban Nha ở AAA, do Chính phủ Tây Ban Nha đã có những bước cải thiện vấn đề ngân sách.

Tây Ban Nha hiện là nước có mức thâm hụt ngân sách lớn thứ 3 trong khu vực sử dụng đồng Euro, sau Ireland và Hy Lạp. Với động thái vừa rồi của Standard & Poor, Tây Ban Nha đã trở thành nước thứ 3 ở châu Âu bị tổ chức này hạ mức tín nhiệm trong tuần.

Trước đó, hôm 27/4, cũng Standard & Poor đã hạ định mức tín nhiệm dài hạn và trung hạn đối với trái phiếu Hy Lạp từ mức BBB+ và A-2 lần lượt xuống còn BB+ và B. Định mức tín nhiệm nội tệ và ngoại tệ dài hạn của Bồ Đào Nha bị cắt từ mức A+ xuống còn A-.

Standard & Poor’s giải thích lý do đưa ra quyết định là sự yếu kém của hệ thống kinh tế tài chính ở hai quốc gia này. Triển vọng của cả hai quốc gia này đều bị đánh giá tiêu cực.

Quyết định của Standard & Poor đã khiến Euro tụt xuống mức thấp nhất trong gần một năm qua so với USD và làm cho nhà đầu tư càng lo ngại hơn về khủng hoảng tài chính đang lan rộng tại khu vực sử dụng đồng Euro.

TBKTVN

Share this post


Link to post
Share on other sites

TƯ LIỆU THAM KHẢO.

Hy Lạp đang rơi vào khủng hoảng phá sản

Thứ năm, 29/04/2010, 11:20(GMT+7)

Posted Image

VIT - Hôm qua, Ủy ban giám sát thị trường vốn Hy Lạp cho biết, xem xét đến tình hình đặc biệt của thị trường Hy Lạp, trong hai tháng tới, sẽ quyết định ngừng bán khống cổ phiếu tại Sàn giao dịch cổ phiếu Athens, Lệnh cấm bán khống trên thị trường chứng khoán nước này. Động thái này được đưa ra trong bối cảnh giá cổ phiếu của Hy Lạp liên tục lao dốc, trước những lo ngại liên quan tới cuộc khủng hoảng nợ công.

Khủng hoảng đã mất kiểm soát

Hôm 27/4, định mức tín nhiệm nợ của Hy Lạp đã bị Standard & Poor’s hạ về mức BB+ từ mức BBB+ trước đó. Việc giảm điểm tín nhiệm này đồng nghĩa với việc trái phiếu chính phủ do Athens phát hành không còn được xem là trái phiếu hạng đầu tư, mà là loại chứa đựng nhiều rủi ro.; định mức tín nhiệm nợ ngắnh hạn sẽ bị đánh tụt từ hạng A2 xuống hạng B, triển vọng định mức tín nhiệm khá bi quan. Ngoài ra, Standard & Poors còn hạ thấp định mức tín nhiệm nợ của ngân hàng quốc dân Hy Lạp, ngân hàng EUR, ngân hàng Alpha và ngân hàng Piraeus. Đây là lần đầu tiên kể từ khi đồng EUR bắt đầu được sử dụng tới nay, định mức tín nhiệm nợ dài hạn của các quốc gia thuộc khu vực đồng tiền chung Eurozone bị hạ thấp đến như vậy.

Lợi suất trái phiếu Chính phủ Hy Lạp vì thế cũng tăng vọt theo. Trong phiên giao dịch ngày 27/4, lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm do Chính phủ Hy Lạp phát hành đã leo lên mức 10,13%, cao chưa từng có đối với một quốc gia sử dụng đồng EUR.

Trong khi đó, các kế hoạch giải cứu Hy Lạp vẫn chưa được thực hiện. Tổng giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Dominique Strauss-Kahn cùng Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Jean-Claude Trichet đang chuẩn bị tới Đức, để thúc giục các nhà làm luật nước này thông qua việc giải cứu Hy Lạp. Liên minh châu Âu (EU) và IMF đang được xem là “người cho vay cuối cùng” đối với Athens ở thời điểm hiện nay.

Thủ tướng Đức Angela Merkel ngày 27/4 đã nhắc lại yêu cầu đối với Hy Lạp để đổi lấy kế hoạch giải cứu. Theo bà Merkel, Hy Lạp trước hết cần vạch ra những bước tiếp theo để giảm thâm hụt ngân sách trước khi chính phủ của bà thông qua gói vốn vay. “Nếu không, sẽ chẳng có ai giúp Hy Lạp cả”, bà Merkel cảnh báo.

Ở thời điểm này, bất kỳ một thông tin khả dĩ nào về diễn biến kế hoạch cứu Hy Lạp cũng có tác dụng trấn an thị trường, dù ít dù nhiều. Hôm 27/4, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Herman Van Rompuy trong chuyến thăm Tokyo đã công bố sẽ tổ chức một cuộc họp gồm người đứng đầu các nhà nước và chính phủ trong khu vực sử dụng đồng Euro vào ngày 10/5 tới để đàm phán về cuộc khủng hoảng Hy Lạp.

Ông Van Rompuy khẳng định, tiến trình đàm phán về kế hoạch cứu Hy Lạp đang diễn ra trôi chảy và sẽ không có chuyện nợ của Hy Lạp bị tái cơ cấu.

Ngoài ra, tờ Financial Times còn loan tin, IMF đang cân nhắc tăng mức viện trợ cho kế hoạch cứu Hy Lạp lên 25 tỷ EUR, từ mức 10 tỷ EUR như dự kiến ban đầu.

Hy Lạp đang cần một gói giải cứu từ EU và IMF muộn nhất là tới thời điểm giữa tháng 5 này, vì đó là thời điểm mà Athens phải thanh toán cho các nhà đầu tư trái phiếu số nợ đáo hạn 8,5 tỷ EUR. Theo giới phân tích, nếu Hy Lạp vỡ nợ, thì các ngân hàng nước ngoài nắm giữ nợ của Athens chắc chắn sẽ “lãnh đủ”.

BBC cho biết, điều làm các nhà đầu tư lo lắng ở thời điểm này là sự suy giảm niềm tin vào Hy Lạp có thể lan rộng sang các nền kinh tế “ọp ẹp” khác trong khối sử dụng đồng Euro. Định mức tín nhiệm của Bồ Đào Nha cũng vừa bị Standard & Poor’s hạ về A- từ mức A+ trước đó.

Một số quốc gia khác trong Eurozone đang bị xem là có khả năng “theo chân” Hy Lạp bao gồm Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ, Ireland…

Ông William Sullivan, nhà phân tích đến từ tập đoàn tài chính JVB cho rằng, do lo ngại cuối cùng thì Hy Lạp vẫn phải tiến hành cải tổ số nợ 300 tỷ EUR, một “tâm lý hoảng loạn” đang bao trùm lên các nhà đầu tư, khủng hoảng nợ Hy Lạp đã bắt đầu mất kiểm soát. Còn theo chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Deutsche Thomas Meyer, chính phủ Hy Lạp đã bước vào “vòng tuần hoàn chết’ của sự phá sản.

Thu Hà (Theo JRJ)

Share this post


Link to post
Share on other sites

TƯ LIỆU THAM KHẢO.

Đức, IMF, ECB kêu gọi hành động khẩn cấp về khủng hoảng nợ của Hy Lạp

Thứ sáu, 30/04/2010, 17:57(GMT+7)

Posted Image

VIT - Thủ tướng Đức Angela Merkel ngày 28/4 cho rằng không được phép để cuộc khủng hoảng nợ nần ở Hy Lạp lây lan sang các nước khác như trường hợp của Lehman, đồng thời kêu gọi đẩy nhanh các cuộc đàm phán về viện trợ cho Hy Lạp sau khi mức tín dụng của Hy Lạp, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha đã bị giáng cấp một cách nghiêm trọng trong vòng chưa đầy 2 ngày qua. Tuyên bố của bà Merkel được đưa ra sau một hội nghị của lãnh đạo Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới, Tổ chức Thương mại thế giới, Tổ chức lao động thế giới và Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế.

Thủ tướng Merkel cho rằng, nếu sự ổn định của khu vực đồng EUR đang bị đe dọa, thì tất cả các thành viên trong khu vực, trong đó có Đức, đều nhận thấy trách nhiệm phải duy trì sự ổn định đó. Thực tế là cần phải đẩy nhanh tốc độ đàm phán giữa chính phủ Hy Lạp với Ủy ban châu Âu và IMF hơn nữa. Bà Merkel cũng hy vọng các cuộc đàm phán này sẽ kết thúc “trong vài ngày tới”.

Cũng trong ngày 28/4, cơ quan xếp hàng tín dụng quốc tế Standard&Pooh đã giáng mức tín dụng của Tây Ban Nha từ AA+ xuống còn AA, chỉ một ngày sau khi hạ mức tín dụng của Hy Lạp và Bồ Đào Nha. Hiện cả ba nước khu vực đồng EUR này đều lâm vào tình trạng thâm hụt ngân sách và nợ nần nghiêm trọng. Cùng ngày, đồng EUR đã mất 0,4% xuống còn 1euro ăn 1,3117 đôla, mức thấp nhất trong năm.

Hiện các quan chức IMF, EU và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) vẫn đang đàm phán về kế hoạch quản lý tài khóa của Hy Lạp trong ba năm tới, một điều kiện để Đức chấp nhận thực hiện các khoản vay khẩn cấp để cứu Athens khỏi cuộc khủng hoảng nợ.

Tuy nhiên, bà Merkel nhấn mạnh, “mọi thứ vẫn phụ thuộc vào chương trình này”. Trong khi đó, ông Strauss Kahn, Giám đốc IMF cho rằng, Hy Lạp nên sớm chấp thuận kế hoạch trên đồng thời hy vọng các cuộc đàm phán sẽ kết thúc một cách nhanh chóng. Chủ tịch ECB Jean-Claude Trichet cũng tin tưởng rằng cần phải nhanh chóng ra quyết định về viện trợ cho Hy Lạp và Athens nên chấp thuận kế hoạch cắt giảm ngân sách vốn được mô tả là “dũng cảm và đấy tính thuyết phục”.

Khu vực EUR cũng đã chuẩn bị một gói viện trợ tài chính lên tới 30 tỷ EUR (khoảng 40 tỷ đôla) cho Hy Lạp trong vòng một năm, ngoài ra nước này cũng sẽ nhận được một khoản vay bổ sung từ IMF lên tới 15 tỷ EUR.

Tuy nhiên, phát biểu bới các nghị sỹ Đức trong ngày 28/4, ông Strauss Kahn nói rằng, gói viện trợ cho Hy Lạp có thể sẽ kéo dài trong ba năm với tổng trị giá từ 100-120 tỷ EUR, song cả bà Merkel và ông Strauss Kahn đều từ chối tiết lộ thông tin chi tiết về gói viện trợ.

Về phần mình, bà Merkel khẳng định “Đức sẽ có đóng góp riêng” trong việc giúp Hy Lạp thoát khỏi khủng hoảng nếu Athens thực hiện các chính sách thắt lưng buộc bụng trong vài năm tới.

Trong các cuộc đàm phán về viện trợ cho Hy Lạp, Đức, nền kinh tế lớn nhất châu Âu cam kết giành cho Athens 8,4 tỷ EUR mỗi năm. Đây cũng là khoản đóng góp lớn nhất trong số 16 nước thành viên của khu vực đồng EUR. Cam kết của Đức được xem là vô cùng quan trọng trong việc giúp Hy Lạp thoát khỏi khủng hoảng nợ nần và ổn định đồng euro.

Trong khi đó, các cuộc thăm dò dư luận gần đây cho thấy đa số người dân Đức không muốn nước này tham gia vào việc cứu giúp Hy Lạp. Đảng Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU) của bà Merkel cũng đang phải chuẩn bị cho cuộc bầu cử khu vực vô cùng quan trọng vào ngày 9/5 tại Bắc Rhine-Westphalia, bang đông dân nhất của Đức. Một số nhà phân tích cho rằng bà Merkl đang trong tình thế khó khăn khi phải chịu sức phép từ hai phía đối lập về vấn đề Hy Lạp: đó là lời kêu gọi cứu trợ khẩn cấp từ các đối tác khu vực EUR và sự phản đối mạnh mẽ từ trong nước.

Minh Anh (Theo Xinhuanet).

-----------------------------------------------------

Nhời bàn của Thiên Sứ:

Nếu thế giới xảy ra khủng hoảng tài chính lần II, như dự báo trong "Lời tiên tri 2010", thì khủng hoảng Hy Lạp và nợ công của các nước trên thế giới nói chung, chỉ là một cách giải thích.

Share this post


Link to post
Share on other sites

TƯ LIỆU THAM KHẢO.

Hy Lạp “có thể sụp đổ”

Thanh Niên Online

30/04/2010 0:10

Đó là lời cảnh báo của một cựu Bộ trưởng Kinh tế Hy Lạp về tình hình nợ nần hiện tại của quốc gia Nam Âu này.

Theo BBC, hôm 29.4, ông Yannos Papantoniou, người làm Bộ trưởng Kinh tế từ năm 1994 - 2001 và là nhân vật chính giúp Hy Lạp gia nhập khối đồng tiền chung euro, nói rằng nếu châu Âu không giải cứu cấp kỳ, quốc gia này có thể trở thành “một Lehman Brothers trong lĩnh vực nợ quốc gia”. Ý ông đề cập tới sự kiện Ngân hàng Đầu tư Lehman Brothers của Mỹ sụp đổ vì nợ nần hồi năm 2008.

Hy Lạp hiện đang chìm trong cơn khủng hoảng nợ nần, với nợ của chính phủ dự báo năm 2010 lên tới 120% GDP. Cơn khủng hoảng này hiện đang có xu hướng lan ra khắp khu vực sử dụng tiền euro, với Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ireland là những nạn nhân tiếp theo. Đức, Pháp và các quốc gia đầu đàn của khối EU cũng như Tổ chức IMF đang hối thúc nhau tìm giải pháp cứu trợ Hy Lạp và ngăn cơn khủng hoảng lan rộng.

C.M.L

------------------------------------------------------

Căng thẳng dâng cao tại Hy Lạp

Thanh Niên Online

01/05/2010 7:01

Thủ tướng Hy Lạp George Papandreou hôm qua cảnh báo: sự sống còn của đất nước đang bị đe dọa khi căng thẳng xã hội ngày càng nghiêm trọng trong lúc quốc gia Nam Âu này chìm trong cuộc khủng hoảng nợ quốc gia.

Từ hôm 29.4, cảnh sát đã phải dùng hơi cay để giải tán hàng trăm người biểu tình khắp thủ đô Athens nhằm phản đối các điều kiện khắc nghiệt mà EU và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đưa ra để thông qua gói cứu trợ khẩn cấp cho Hy Lạp. Các cuộc thương thuyết vẫn đang diễn ra và một quan chức giấu tên tiết lộ với AFP rằng một thỏa thuận sẽ được thông báo vào ngày mai. Theo các quan chức Hy Lạp, EU và IMF yêu cầu nước này phải thực hiện các biện pháp như cắt giảm lương, hạ lương hưu và tăng thuế. Tuy nhiên, phần lớn dân chúng Hy Lạp phản đối các điều kiện trên và dự kiến sẽ còn nhiều cuộc biểu tình xảy ra vào hôm nay nhân dịp ngày Quốc tế Lao động. Theo AFP, các công đoàn cũng đã kêu gọi một cuộc tổng bãi công vào ngày 5.5.

Lê Loan

------------------------------------------------------

Nhời bàn của Thiên Sứ:

Hy Lạp nguy đến nơi, nhưng nước Đức thì lạnh nhạt. Đặc biệt Hoa Kỳ chẳng thấy tỏ thái độ gì. Cứ làm như chuyện nhỏ, không ảnh hưởng gì đến tình hình thế giới và bia tươi với heo mọi giả chồn. :huh:

------------------------------------------------------

Goldman Sachs bị điều tra hình sự

Thanh Niên Online

01/05/2010 2:03

Posted Image

Một người biểu tình phản đối Goldman Sachs tại Phố Wall - Ảnh: Reuters

Bộ Tư pháp Mỹ hôm 29.4 đã chính thức mở cuộc điều tra hình sự đối với Goldman Sachs về những thỏa thuận chứng khoán bảo đảm bằng thế chấp do ngân hàng này sắp xếp vào năm 2007, mà theo Ủy ban Chứng khoán và Hối đoái Mỹ (SEC) là hành động lừa đảo khiến khách hàng thiệt hại 1 tỉ USD. Trước đó 2 ngày, các lãnh đạo của tập đoàn hùng mạnh nhất Phố Wall đã trải qua cuộc điều trần đầy căng thẳng tại Thượng viện Mỹ. AP dẫn một nguồn thạo tin cho hay Văn phòng tư pháp tại Manhattan đang mở cuộc điều tra sơ bộ đối với Goldman Sachs theo đề nghị của SEC và 62 dân biểu, trong đó có cả Chủ tịch Ủy ban Tư pháp John Conyers. Cuộc điều tra được thực hiện trong lúc Quốc hội Mỹ thúc đẩy thông qua dự luật cải tổ nhằm ngăn chặn khả năng sụp đổ tài chính một lần nữa.

Bên cạnh các cáo buộc của SEC, Ủy ban Điều tra Thượng viện tiếp tục tìm hiểu nhiều thỏa thuận cầm cố do Goldman Sachs thực hiện, với giá trị tổng cộng là 4,5 tỉ USD, cũng như có thể mở rộng điều tra sang những công ty Phố Wall khác.

Thụy Miên

Share this post


Link to post
Share on other sites

LỜI TIÊN TRI 2010 & TƯ LIỆU THAM KHẢO.

Tin vắn ngày 1.5

Thanh Niên Online

01/05/2010 2:01

Tiên tri 2010:

* Hôm 30.4, Chính quyền lâm thời Kyrgyzstan xác định ngày 1.5 là thời hạn chót để những người tham gia cuộc đảo chính hồi đầu tháng 4 giao nộp vũ khí và chất nổ.

* Hôm qua, dầu loang trên vịnh Mexico đã bắt đầu lan tới vùng bờ biển thuộc bang Luisiana (Mỹ), đe dọa nghiêm trọng hệ sinh thái và buộc chính quyền xem xét khả năng huy động quân đội để ngăn ngừa tai họa.

Tư liệu tham khảo

* CHDCND Triều Tiên hôm qua đã trục xuất khoảng 40 nhân viên Hàn Quốc tại Khu du lịch núi Kim Cương mà hai nước cùng điều hành khi quan hệ liên Triều ngày càng xấu đi.

* Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton hôm 29.4 cảnh báo Iran và Syria rằng cam kết của Washington đối với Israel là không thể lay chuyển, và hai quốc gia này nên hiểu hậu quả của những hành động đe dọa đối với Tel Aviv.

Trùng Quang

(Theo AFP, Reuters)

Share this post


Link to post
Share on other sites

TƯ LIỆU THAM KHẢO

Thế giới có nguy cơ rơi vào khủng hoảng nợ

Thanh Niên Online

01/05/2010 17:34

Trong cuộc tiếp xúc với báo chí tại trụ sở Ngân hàng Thế giới (WB) ngày 30.4, Chủ tịch WB Robert Zoellick đã bày tỏ lo ngại về khả năng nhiều nước trên thế giới sẽ rơi vào khủng hoảng nợ giống như cuộc khủng hoảng tại Hy Lạp hiện nay. Ông Zoellick nhấn mạnh rằng ông đã cảnh báo hiểm họa khủng hoảng này từ tháng 1 vừa qua, khi nợ ở các nước đều tăng cao và hiện nguy cơ này thực sự đã trở thành vấn đề toàn cầu khi các chủ nợ ở châu Âu bắt đầu thẩm định lại nguy cơ vỡ nợ của các nước vay nợ.

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Liên minh châu Âu (EU) đang phải phối hợp để giải quyết cuộc khủng hoảng nợ Hy Lạp và cũng cho rằng đây không phải là vấn đề của riêng châu Âu mà là vấn đề toàn cầu.

Trong khi đó, bình luận về tình hình kinh tế châu Âu, các nhà phân tích cho rằng cuộc khủng hoảng nợ tại Hy Lạp đã bộc lộ thực tế rằng nhiều quốc gia khác ở châu lục này hiện đang là con nợ với các khoản tiền vay khổng lồ. Khu vực sử dụng đồng euro là "một ngôi nhà được xây dựng không có móng", và châu Âu thiếu một bộ tài chính chung có thể đưa ra các quyết định cho toàn khối.

Phân tích khả năng Hy Lạp bị phá sản và cuộc “khủng hoảng” tại nước này có nguy cơ lan sang các nước khác trong khu vực, báo Le Monde (Pháp) ngày 30.4 cho rằng nếu được các nước EU và IMF hỗ trợ, nguy cơ Hy Lạp phá sản trước mắt có thể không xảy ra, nhưng trong tương lai vài năm tới, nước này vẫn phải đối mặt với tình thế rất khó khăn và sẽ phải tái cơ cấu các khoản nợ để cải thiện tình hình.

Các nước khác trong khu vực như Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Italia... cũng đang rơi vào tình trạng hết sức khó khăn khi các khoản nợ và tỷ lệ lạm phát đều ở mức cao.

Để tránh nguy cơ cuộc khủng hoảng lan ra khắp châu Âu, một số nước, trong đó có Đức, cho rằng nên đưa Hy Lạp ra khỏi khu vực đồng euro. Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, giải pháp này chỉ là lý thuyết, vì một kịch bản như vậy đã không được dự kiến trong các hiệp định khung của khu vực đồng euro. Nếu kịch bản này xảy ra, những khó khăn của Hy Lạp sẽ tăng lên gấp bội.

IMF và EU dự kiến đưa ra quyết định cuối cùng về gói cứu trợ cho Hy Lạp vào ngày 10.5, thời điểm diễn ra Hội nghị thượng đỉnh nhóm các nước sử dụng đồng euro tại Brussels (Bỉ) để bàn về vấn đề này.

Hiện các cuộc thương thảo đang diễn ra tại thủ đô của Hy Lạp giữa chính phủ nước này với IMF, EU và Ngân hàng Trung ương châu Âu đang bước vào giai đoạn hoàn tất.

Theo TTXVN

Share this post


Link to post
Share on other sites

LỜI TIÊN TRI 2010

Đại ý: Cháy nổ, sập....

Dàn khoan dầu thứ hai bị lật úp ngoài khơi Louisiana

(Dân trí) - Các quan chức Mỹ cho hay một dàn khoan dầu di động đã bị lật úp ngoài khơi bang Louisiana. Vụ việc này xảy ra giữa lúc Mỹ đang vật lộn với thảm họa tràn dầu tại Vịnh Mexico sau khi một dàn khoan bốc cháy và chìm xuống biển.

>> Mỹ: Lượng dầu loang lớn gấp 5 lần

Theo Lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ, dàn khoan dầu nội địa di động loại nhỏ bị lật trên kênh Charenton gần thành phổ Morgan, bang Louisiana. Không có ai bị thương trong sự cố này. Dàn khoan có thể chở được khoảng 7.600 lít dầu diesel nhưng các quan chức của Lực lượng bờ biển Mỹ cho biết họ không biết chính xác có bao nhiêu nhiên liệu trên dàn. Hiện tại các nhân viên điều tra chưa phát hiện sự rò rỉ nào từ dàn khoan bị lật.

Để phòng ngừa, một phao quây dài 150m đã được thiết lập xung quanh dàn khoan để “giữ chân” dầu nếu xảy ra rò rỉ.

Tina Moore, giám đốc công ty T. Moore Services sở hữu dàn khoan, cho hay dàn khoan này gặp sự cố khi được đặt trên chiếc xà lan và đang trên đường tới một bãi phế liệu để phá hủy.

Đây là vụ chìm dàn khoan thứ 2 tại Mỹ chỉ trong vòng chưa đầy 10 ngày qua. Hôm 22/4, dàn khoan Deepwater Horizon ngoài khơi bang Louisiana cũng bị chìm sau 36 giờ bốc cháy dữ dội.

Dầu loang đã lan tới bờ

Posted Image

Ảnh chụp từ vệ tinh vệt dầu loang ở bờ biển Louisiana.

Hôm 30/4, vệt dầu loang khổng lồ từ một giếng dầu tại dàn khoan Deepwater Horizon tại Vịnh Mexico đã bị gió đẩy vào bờ biển Louisiana, đe dọa gây hậu quả nghiêm trọng cho hệ sinh thái.

Các quan chức Mỹ đã đẩy nhanh chiến dịch nhằm khắc phục sự cố tràn dầu. Các máy bay của Không quân Mỹ đang chuẩn bị phun hóa chất làm phân hủy dầu ở ngoài khoai bờ biển Louisiana

Các chuyên gia về biển cho biết dầu loang cũng có thể lan tới một số khu vực của Mississippi, Alabama, Florida và Texas, trong đó có một số khu vực đánh bắt cá cũng như các hệ sinh thái quý được bảo vệ.

Các tổ chức cứu trợ động vật dọc bờ biển Louisiana đã bắt đầu nhận được những “bệnh nhân” đầu tiên - những con chim biển người bị dính một lớp đầu dầy và đen kịt. Trung tâm thời tiết quốc gia Mỹ cho hay gió mạnh có thể đẩy vệt dầu loang vào các vịnh nhỏ, các ao hồ ở đông nam Louisiana vào cuối tuần này.

Thời tiết không thuận lợi đang đe dọa cản trở chiến dịch kiểm soát vệt dầu loang. Biển động đang đẩy dầu tràn qua các phao quây, vốn được dùng để cô lập vệt dầu. Hải quân Mỹ đã huy động thêm phao quây và các phương tiện khác tới khu vực.

Vùng ngập mặn ngoài khơi bờ biển Louisiana là nơi sinh sống của nhiều động vật hoang dã. Đây cũng là một ngư trường quan trọng của ngành công nghiệp cá.

Ước tính có tới khoảng 5.000 thùng dầu đang tràn ra biển mỗi ngày sau khi dàn khoan Deepwater Horizon do Công ty dầu BP của Anh vận hành bị chìm hồi tuần trước sau một vụ nổ. Chưa rõ nguyên nhân của vụ nổ, vốn làm 11 công nhân mất tích và được cho là đã chết.

Posted Image

Con chim này nằm trong số những "nạn nhân" đầu tiên của của vụ tràn dầu.

Khoảng 1.900 nhân viên cứu hộ khẩn cấp và 300 tàu và máy bay đang được điều động tới khu vực. Hai chiếc máy bay vận tải C-130 Hercules được trang bị hệ thống phun từ trên cao đang chuẩn bị cất cánh từ Lake Charles, Louisiana. Các máy bay quân sự sẽ phối hợp cùng máy bay dân sự để phun hàng nghìn lít hóa chất nhằm làm tan dầu trên mặt biển.

Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 30/4 đã yêu cầu Bộ trưởng nội vụ Ken Salazar mở một cuộc điều tra toàn diện về vụ nổ dàn khoan dẫn tới vụ tràn dầu khổng lồ và trong 30 ngày phải trình báo cáo về các biện pháp nhằm tránh xảy ra vụ việc tương tự.

Nhà lãnh đạo Mỹ cũng đã cử các quan cao cấp như Bộ trưởng nội vụ Ken Salazar, Bộ trưởng an ninh nội địa Janet Napolitano và giám đốc Cơ quan Bảo vệ Môi trường Lisa Jackson đến Louisiana để giám sát nỗ lực dọn dẹp dầu tràn.

Thống đốc các bang Louisiana, Florida và Alabama đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp vì vụ tràn dầu.

An Bình

Theo AP, BBC

Share this post


Link to post
Share on other sites

TƯ LIỆU THAM KHẢO

Bắc Triều Tiên sẽ thử tên lửa vào đầu tháng 5?

Chủ nhật, 02/05/2010, 11:29(GMT+7)

Posted Image

Báo Asahi cho rằng Bắc Triều Tiên có thể thử tên lửa vào đầu tháng 5

VIT - Báo Asahi của Nhật Bản dẫn các nguồn tin quân sự cho biết, Bắc Triều Tiên đang chuẩn bị cho các vụ thử tên lửa đạn đạo Nodong (Rodong), có thể là vào đầu tháng 5 này. Thông qua các bức ảnh vệ tinh, cả Mỹ và Hàn Quốc cho biết có thể xác định được địa điểm đặt các bệ phóng tên lửa và khẳng định Bắc Triều Tiên đang chuẩn bị cho vụ thử tên lửa này.

Theo nguồn tin trên, tên lửa Nodong (Rodong) có tầm bắn khoảng 1.300km và có thể Bình Nhưỡng sẽ phóng quả tên lửa này về phía Biển Nhật Bản, nhưng gần như không thể xác định được chính xác thời điểm các quả tên lửa này được phóng đi, bởi vì Bắc Triều Tiên sử dụng các bệ phóng di động và nhiên liệu rắn nên không cần nhiều thời gian để chuẩn bị. Tuy nhiên, những thông tin thu thập được cho thấy có thể Bình Nhưỡng sẽ tiến hành các vụ thử tên lửa này vào đầu tháng 5 hoặc sau đó chút ít.

Hồi tháng 7 năm ngoái, Bắc Triều Tiên cũng phóng 7 quả tên lửa đan đạo Nodong (Rodong) và tên lửa Scud-C có tầm bắn khoảng 500km. Trong vụ thử tới, Bắc Triều Tiên có thể sẽ chỉ phóng tên lửa Scud-C.

Tháng 3/2010, Bắc Triều Tiên tuyên bố sẵn sàng tham gia cuộc họp trù bị cho các cuộc đàm phán sáu bên về chương trình hạt nhân của nước này với sự tham gia của Hàn Quốc, Nhật Bản, Nga và Mỹ. Tuy nhiên, Washington quyết định tạm ngừng các cuộc đàm phán song với Bình Nhưỡng cho đến khi tìm ra nguyên nhân của vụ đắm tàu chiến Hàn Quốc hồi cuối tháng 3 vừa qua. Tàu Cheonan bị đắm ngay gần hải phận Bắc Triều Tiên và làm 46 thuỷ thủ Hàn Quốc thiệt mạng. Nếu Bình Nhưỡng phóng tên lửa đạn đạo, tình hình bán đảo Triều Tiên sẽ càng trở nên căng thẳng.

Minh Anh (Theo Asahi)

Share this post


Link to post
Share on other sites