Thiên Sứ

LỜI TIÊN TRI 2010

1.455 bài viết trong chủ đề này

LỜI TIÊN TRI 2010

Đại ý: Quân sự: Năm nay các nước chủ yếu là mua sắm trang bị kỹ thuật cao trong quân sự.

Đây là một ví dụ:

----------------------------

Ấn Độ phát triển tên lửa hành trình tàng hình

Thứ hai, 12/04/2010, 10:29(GMT+7)

Posted Image

Tên lửa hành trình "Nirbhay"

VIT - Theo Cơ quan Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng Ấn Độ (DRDO), nước này đang phát triển tên lửa hành trình tàng hình mang tên "Nirbhay" có tầm bắn 1.000 km, Tân Hoa xã hôm 11/4 đưa tin.

"Tên lửa này đang được phát triển," Giám đốc DRDO, Tiến sĩ VK Saraswat, phát biểu tại một cuộc hội thảo hôm 10/4 tại thành phố miền nam Bangalore.

Theo các nguồn tin, tên lửa Nirbhay nặng 1 tấn sẽ là một tên lửa tàng hình hành trình sát mặt đất có khả năng mang được 24 loại đầu đạn khác nhau tuỳ thuộc vào từng yêu cầu nhiệm vụ.

Tên lửa sẽ được phóng từ nhiều bệ phóng khác nhau trên đất liền, trên biển và trên không, và sẽ bổ sung cho tên lửa siêu âm BrahMos vì nó có khả năng phóng các đầu đạn xa hơn khoảng cách 300 km của tên lửa BrahMos.

Giám đốc DRDO còn cho hay, vụ phóng thử tên lửa không đối không "Astra", có tầm bắn từ 45-100 km, đang được chuẩn bị.

"Các lực lượng vũ trang Ấn Độ đang trông đợi vào những loại tên lửa hành trình chậm có thể thâm nhập ‘lãnh thổ đối phương’, tìm kiếm các mục tiêu như là radar, điểm tập kết trang thiết bị, ‘sự di chuyển của đối phương’, ‘xác định’ các mục tiêu này và ‘tiêu diệt’ chúng .

"Chúng tôi cần phát triển các tên lửa hành trình," ông nói.

Trong khi đó, một bộ trưởng nội các cao cấp của Ấn Độ giải thích việc tăng ngân sách quốc phòng của Ấn Độ là "hoàn toàn cần thiết và không thể tránh khỏi."

"Giá như các nước láng giềng ổn định, hòa bình và quan hệ một cách thân thiện với Ấn Độ, thì sự phân bổ nguồn kinh phí lớn như vậy cho ngân sách quốc phòng của chúng tôi sẽ không xảy ra," Bộ trưởng Nội vụ Ấn Độ P. Chidambaram cho biết hôm 11/4.

Ấn Độ đã dành 1.470 tỷ rupee (khoảng 30 tỷ USD) cho ngân sách quốc phòng của họ trong năm nay.

Linh Trang (Theo THX)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Động đất rung chuyển quần đảo Solomon và Tây Ban Nha

Thứ Hai, 12/04/2010 - 08:02

(Dân trí) - Một trận động đất mạnh 6,8 độ richter đã làm rung chuyển quần đảo Solomon ở phía tây Thái Bình Dương hôm qua. Trong khi đó, miền nam Tây Ban Nha cũng hứng chịu một trận động đất mạnh 6,2 độ richter vào đêm qua.

Posted Image

Động đất ở miền nam Tây Ban Nha.

Trận động đất mạnh 6,2 độ richter tấn công thành phố Granada, miền nam Tây Ban Nha lúc 12h08 đêm qua theo giờ địa phương.

Tâm của động đất nằm cách Granada khoảng 24km về phía đông nam và cách thủ đô Madrid khoảng 370km về phía nam.

Hiện chưa có thông tin về thiệt hại cũng như thương vong. Tâm của động đất nằm ở độ sâu 616km dưới lòng đất nên nhiều khả năng không gây thiệt hại lớn tới thành phố Granada.

Trong khi đó, Cơ quan khảo sát địa chất Mỹ (USGS) cho biết trận động đất mạnh 6,8 độ richter gần quần đảo Solomon xảy ra lúc 8h40 tối ngày 11/4 theo giờ địa phương ở độ sâu khoảng 60km dưới lòng đất. Tâm của động đất nằm cách thành phố Kira Kira trên đảo Makira khoảng 102km về phía tây nam. Trung tâm cảnh báo sóng thần Thái Bình Dương cho hay không có nguy cơ sóng thần lớn nhưng nói thêm: “Những trận động đất cấp độ này thường gây ra các đợt sóng thần cục bộ có thể tàn phá các bờ biển nằm trong bán kính 100km tính từ tâm chấn.

“Các nhà chức trách trong khu vực tâm chấn nên biết về khả năng này và hành động kịp thời”, trung tâm nhấn mạnh.

Trận động đất ban đầu được thông báo có dường độ 7,1 độ richter nhưng sau đó giảm xuống 6,8 độ richter.

Quần đảo Solomon - quốc gia với gần 1.000 hòn đảo lớn nhỏ - nằm trên vành đai lửa Thái Bình Dương nên thường xuyên xảy ra các trận động đất.

Một loạt các cơn địa chất đã làm rung chuyển phía tây quần đảo này hồi tháng 1, với cơn địa chấn mạnh nhất là 7,2 độ richter, gây ra sóng thần cao gần 2,5m. Khoảng 1.000 người - gần 1/3 dân số trên đảo Rendova - được tin là đã bị mất nhà cửa do động đất và sóng thần.

An Bình

Tổng hợp

Share this post


Link to post
Share on other sites

Các bộ trưởng tài chính eurozone hôm Chủ Nhật 11/04 chính thức thông qua gói cứu trợ khẩn cấp khổng lồ trị giá lên tới 30 tỷ EUR (tương đương 40.12 tỷ USD) với lãi suất 5% cho Hy Lạp, nhưng nhấn mạnh rằng Hy Lạp chưa yêu cầu thực hiện kế hoạch này. Cùng với khoản giải cứu dự kiến ít nhất 10 tỷ EUR từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) trong năm đầu tiên thì đây có thể được xem là gói cứu trợ tài chính đa quốc gia lớn nhất trong lịch sử.

Theo đó, trong cuộc điện đàm diễn ra vào cuối tuần, các bộ trưởng tài chính của 16 quốc gia eurozone đã ủng hộ kế hoạch chi tiết về việc Hy Lạp sẽ vay mượn chính phủ các nước trong khu vực và IMF với lãi suất thấp hơn thị trường.

Về phía Hy Lạp, các quan chức Bộ Tài chính nước này cho rằng, dự đoán gói giải cứu có thể lên đến 80 tỷ EUR trong thời gian 3 năm là hợp lý. Con số này làm cho gói giải cứu trước kia mà IMF dành cho Mexico và Argentina trở nên nhỏ bé.

Số tiền kếch xù trên, dù có thể không được giải ngân, nhưng vẫn có tác dụng trấn an nhà đầu tư và khuyến khích họ mua trái phiếu Hy Lạp. Tuy nhiên, triển vọng dài hạn về việc giảm "núi nợ" của Hy Lạp vẫn còn là một bất ổn lớn và có thể xóa sạch niềm tin vào đồng EUR.

Các nhà chức trách Hy Lạp cho hay, chính phủ sẽ quyết định có nhận hay không gói cứu trợ này trong vài ngày tới. Và điều này phụ thuộc rất nhiều vào việc lãi suất tại Hy Lạp có đi xuống hay không sau khi chạm mức cao mọi thời đại vào hôm Thứ Năm tuần trước.

Ủy viên Phụ trách các vấn đề Kinh tế và Tiền tệ Châu Âu, Olli Rehn, cho biết lãi suất đối với các khoản vay kỳ hạn 3 năm trên là 5%, thấp hơn nhiều so với mức lãi suất trên thị trường 7.3%.

Được biết, chi tiết kế hoạch cứu trợ dành cho hai năm còn lại sẽ được quyết định sau. Theo ông Rehn, các quốc gia có quy mô vốn trong Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) càng nhiều sẽ trở thành các chủ nợ càng lớn. Do đó, Đức chính là nhà cho vay lớn nhất, theo sau là Pháp và Ý.

Dự kiến, các cuộc đàm phán hợp tác với IMF sẽ được tổ chức vào ngày Thứ Hai.

Phạm Thị Phước (Theo Reuters)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhật Bản đối mặt với thảm họa nợ công

Thăm đất nước mặt trời mọc, người ta không thể phát hiện bất cứ dấu hiệu nào cho thấy nơi đây sắp rơi vào khủng hoảng. Lợi tức trái phiếu chính phủ vẫn ở mức thấp, thu nhập bình quân đầu người lại cao chót vót.

Nhưng thực tế, các chính trị gia, các nhà lập pháp Nhật Bản đang tranh cãi gay gắt và âm thầm tìm ra giải pháp thoát khỏi nguy cơ vỡ nợ công.

Trong nhiều năm liền giới quan sát từng đưa ra nhiều cảnh báo đáng lo ngại về sự tăng trưởng trì trệ và nợ công chồng chất của Nhật – nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Trước thời điểm kinh tế toàn cầu trượt vào suy thoái giai đoạn năm 2008 – 2009, suốt 2 thập niên Nhật phải lặn ngụp trong giảm phát. Nhưng bóng ma thiểu phát đã bị che lấp bởi hình ảnh một nền kinh tế tăng trưởng ổn định, mức sống người dân khá cao, lợi suất trái phiếu chính phủ thấp cho thấy rủi ro vỡ nợ công thấp.

Cơn bạo bệnh của Nhật chỉ thực sự bộc phát khi kinh tế toàn cầu chìm sâu vào cuộc khủng hoảng tài chính. Tỷ lệ nợ công trên GDP có thể lên đến 200% trong năm tới. GDP theo ước tính của tài khóa 2010 là 475 nghìn tỷ yen, nhưng nợ công có thể lên tới 950 nghìn tỷ yen. Như vậy mỗi người dân Nhật Bản gánh khoản nợ 7,5 triệu yen.

Nếu không thể huy động thêm tiền từ phát hành trái phiếu, ngay năm sau, Nhật Bản có thể rơi vào tình trạng phá sản.

Ba nhân tố có thể châm ngòi khủng hoảng nợ công tại Nhật là trái phiếu chính phủ, giảm phát và xuất khẩu tăng trưởng ì ạch cả khi kinh tế toàn cầu phục hồi.

Việc phát hành trái phiếu chính phủ tại Nhật cho tới nay chủ yếu hướng tới người mua là dân chúng trong nước, nhưng người dân càng ngày càng có xu hướng giảm tiết kiệm. Theo tính toán của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), ngay cả khi tỷ lệ tiết kiệm duy trì như mức hiện nay, thì nợ công vẫn tiếp tục tăng và tới năm 2015 có thể vượt xa tổng tài sản của các hộ gia đình. Khi đó, Nhật sẽ phải huy động vốn từ nước ngoài với chi phí cao hơn. Thậm chí Goldman Sachs cho biết một số nhà đầu tư nước ngoài đã lên kế hoạch sẵn sàng khi khủng hoảng nợ công Nhật Bản xảy ra.

Trong thời kỳ kinh tế “bong bóng” những năm 1986 – 1990, cũng như nhiều đơn vị nắm số lượng lớn trái phiếu chính phủ, Ngân hàng Bưu điện Nhật (JPB) đã có mức thặng dư tài chính khổng lồ. Khi nền kinh tế “bong bóng” tạo đỉnh vào đầu những năm 90, Nhật Bản bắt đầu trượt dài vào khủng hoảng trong nhiều năm sau đó. Kinh tế tăng trưởng ì ạch, nhiều người nắm giữ trái phiếu, đất đai, cổ phiếu lâm vào cảnh khốn đốn khi mà lợi suất thu về thấp hơn nhiều so với lúc đỉnh điểm bong bóng.

Để bảo vệ thị trường trái phiếu, kể từ 1995, Nhật đã để cho đồng yen tăng giá nhằm khuyến khích người dân quay trở lại mua trái phiếu chính phủ. Nhưng điều này buộc Nhật phải chấp nhận hệ quả là sự đình trệ trong tăng trưởng xuất khẩu, do hàng hóa Nhật trở nên kém cạnh tranh hơn so với các nước khác, đặc biệt là Mỹ. Mục tiêu bình ổn thị trường trái phiếu có thể là một trong những lý do lý giải thích tại sao chính quyền Nhật tỏ ra kém tập trung đấu tranh chống giảm phát nền kinh tế. Họ lo sợ hậu quả ngoài ý muốn lên thị trường trái phiếu nếu như giá tiêu dùng tăng cao.

Cuối năm 2008, người Nhật nắm giữ tới 94% trái phiếu chính phủ Nhật. Hơn một nửa tài sản tài chính trị giá 1.400 nghìn tỷ yen của đất nước Phù Tang được tích trữ dưới dạng tiền mặt và gửi ngân hàng (tỷ lệ này ở Mỹ chỉ là 14%). Trong đó, phần lớn được đem đầu tư vào trái phiếu chính phủ thông qua hệ thống ngân hàng.

Thiểu phát là vấn đề thứ hai cần giải quyết cấp bách tại Nhật hiện nay. Tình trạng giá cả hàng hóa sụt giảm giúp Nhật bán trái phiếu với mệnh giá cao hơn, nhưng lại gây ra giảm phát và đẩy tỷ lệ nợ công trên GDP tăng cao. Chỉ số giá tiêu dùng tại Nhật được hầu hết các chuyên gia kinh tế tin rằng còn tiếp tục giảm hơn nữa trong vòng 5 năm tới.

Mặc dù nhận thấy rủi ro giảm phát kinh tế kéo dài sẽ làm tổn hại tới tăng trưởng kinh tế và chi tiêu, nhưng giới chức Ngân hàng Trung ương Nhật (BoJ) không cho rằng nguyên do nằm ở chính sách tiền tệ, thay vào đó đổ lỗi cho năng suất sản xuất thấp, kéo mức lương tại Nhật thấp và đặt áp lực lên nhu cầu chi tiêu hàng hóa và dịch vụ, đồng thời làm tăng nợ công.

Trước đây, Nhật từng mắc bẫy thanh khoản khi tăng gấp đôi lượng cung tiền nhằm cứu nền kinh tế thoát khỏi tình trạng suy thoái do bong bóng bất động sản vỡ đầu thập niên 1990. Đây có thể là bài học kinh nghiệm đáng nhớ mà Nhật biện minh cho quan điểm giảm phát không phải do vấn đề tiền tệ. Thực tế là do sai lầm của BoJ với chủ trương nới lỏng chính sách tiền tệ bằng cách giảm lãi suất nhiều lần và cuối cùng thực hiện “chính sách lãi suất zero”, đã khiến người dân Nhật chuộng nắm giữ tiền mặt nhiều hơn là đầu tư vào trái phiếu hay chứng khoán. Hệ quả là ngân hàng thiếu tiền mặt và không thể cho vay đối với tư nhân, làm cho hoạt động đầu tư tư nhân của Nhật trì trệ trong nhiều năm. Đây chính là nguyên nhân mấu chốt đã kìm hãm tăng trưởng kinh tế Nhật Bản và khiến chính sách tiền tệ trở nên bất lực.

Động thái tăng cung các khoản vay khẩn cấp với thời hạn 3 tháng bằng cách bơm 10 nghìn tỷ yen vào hệ thống ngân hàng trong tháng 3 vừa qua, có thể sẽ để lại bài học mang ý nghĩa khác cho BoJ trong nỗ lực hỗ trợ thanh khoản cho hệ thống ngân hàng và kích thích hồi phục nền kinh tế.

Lý do cuối cùng buộc chặt Nhật vào vũng lầy khủng hoảng là tăng trưởng sau suy thoái vẫn trì trệ, ngay cả khi kinh tế toàn cầu phục hồi. Sự cải thiện trong nhu cầu nước ngoài vẫn không đủ để Nhật lấy lại mức tăng trưởng xuất khẩu ổn định như trước đây.

Trong tương quan so sánh hoạt động sản xuất giữa Nhật và Trung Quốc, có thể ví Trung Quốc như một phân xưởng sản xuất miệt mài của thế giới, còn Nhật Bản chỉ là một phòng thí nghiệm hiện đại mới toanh và là sân sau của phân xưởng sản xuất Trung Quốc. Kể từ khi Trung Quốc leo lên vị thế quốc gia xuất khẩu hàng đầu thế giới vào năm ngoái và sau đó dẫn đầu phục hồi kinh tế toàn cầu, nhu cầu hàng hóa từ Nhật tới Trung Quốc tăng trưởng mạnh mẽ. Không phải là camera kỹ thuật số hay các thiết bị công nghệ cao, xuất khẩu của Nhật vào Trung Quốc tăng đáng kể với hàng loạt các sản phẩm như chất dẻo (tăng 150% trong hai tháng đầu năm), hàng hóa làm từ khoáng sản phi kim (tăng 113%), máy xây dựng (tăng 152%), máy dệt (tăng 171%), các bộ phận xe (tăng 144%) và dụng cụ khoa học (tăng 133%).

Ngân hàng JPMorgan tính toán mức tăng trưởng xuất khẩu của Nhật trong suốt 9 tháng qua đạt 3,1%, chủ yếu nhờ vào sự gia tăng nhu cầu từ Mỹ và châu Âu. Mới đây JPMorgan đã cũng nâng dự báo tăng trưởng GDP quý một của Nhật từ 1,8% lên 3,5%. Tuy nhiên JPMorgan nhấn mạnh sự cải thiện này chưa đủ khi mà suốt 12 tháng trước đó GDP của Nhật ở mức âm.

Nếu như chính phủ Nhật không tìm được biện pháp kích thích tăng trưởng kinh tế hiệu quả, thì nguồn thu ngân sách từ thuế sẽ không đủ để bù đắp thâm hụt nợ công. Báo cáo ngân sách 2010 được cập nhật bổ sung vào ngày 1/4 cho thấy nợ công lần đầu tiên đã lên tới con số 44 nghìn tỷ yen (468 tỷ USD) và cũng là lần đầu tiên vượt nguồn thu từ thuế (37 nghìn tỷ yen).

Bối cảnh giảm phát kéo dài, kinh tế trì trệ và tỷ lệ nợ công trên GDP cao có thể khiến Nhật rơi vào “vết xe đổ” của Hy Lạp và rơi vào cuộc khủng hoảng nợ công không lối thoát. Điểm khác biệt tích cực duy nhất hiện nay mà giới chức chính phủ Nhật có thể vin vào là lợi tức trái phiếu Nhật chỉ chạm mức cao nhất là 1,4%, trong khi đó Hy Lạp đã tiến cận ngưỡng 8%, cho thấy Nhật vẫn có thể đảo ngược tình thế để tránh nguy cơ vỡ nợ.

Theo The Economist, AFP

----------------------------------------

Lời tiên tri của chú Thiên Sứ về cuộc khủng hoảng tài chính lần 2 sắp thành hiện thực.

Share this post


Link to post
Share on other sites

LỜI TIÊN TRI 2010

Đại ý: Đề phòng bệnh đường ruột.

----------------------------------

Cấp bách tìm biện pháp chống bệnh tả

12/04/2010 0:22

Cơ quan dự báo khí tượng thủy văn cảnh báo diễn biến thời tiết thất thường, người dân các tỉnh miền Bắc cần hết sức đề phòng các bệnh cúm, ở miền Nam phải cảnh giác với bệnh dịch liên quan đến đường tiêu hóa như tiêu chảy, tả...

Posted Image

Điều trị cho bệnh nhân mắc tả ở TP.HCM - Ảnh: Thanh Tùng

Trước diễn biến phức tạp về bệnh tả tại TP.HCM (liên tục có 4 ca mắc bệnh), ngày 10.4, mặc dù là ngày cuối tuần, nhưng Sở Y tế TP đã có cuộc họp khẩn với rất nhiều đơn vị, nhà chuyên môn để bàn các biện pháp cấp bách phòng chống bệnh tả lây lan ra cộng đồng. Tại cuộc họp, Sở Y tế yêu cầu các đơn vị y tế giám sát chặt các trường hợp vào viện, nếu nghi ngờ liên quan tả thì báo cáo khẩn với Sở, nhằm phát hiện, chữa trị kịp thời; yêu cầu các đơn vị y tế quận huyện giám sát nguồn nước, nhất là nguồn nước tại các chung cư, nguồn nước đá, và giám sát hàng rong, nhất là khu vực trường học và khu công nghiệp...

Vì sao xảy ra nhiều ở TP.HCM?

PGS-TS Nguyễn Trần Chính, Giám đốc BV Bệnh nhiệt đới (TP.HCM) - đơn vị đang điều trị cho các bệnh nhân mắc bệnh tả nói với PV Thanh Niên: “Những ngày qua, ngoài các ca bệnh tả; một số ca tiêu chảy nghi ngờ tả đang được theo dõi, thì cũng có rất nhiều bệnh nhân tiêu chảy thông thường nhập viện. Trước tình hình bệnh tả, bệnh tiêu chảy xảy ra nhiều, chúng tôi dành hẳn khoa Nhiễm A để tiếp nhận điều trị cho những bệnh nhân này”. Theo thống kê của Phòng Kế hoạch tổng hợp BV Bệnh nhiệt đới, trong quý I năm nay, BV tiếp nhận 889 bệnh nhân tiêu chảy, còn từ ngày 1 đến ngày 9.4 tiếp nhận 110 ca tiêu chảy (cùng thời điểm năm ngoái chỉ có 99 bệnh nhân).

Điểm lưu ý là, đợt bệnh tả xảy ra lần gần đây nhất (vào năm 2008), hầu hết chỉ tập trung ở phía Bắc, tại TP.HCM khi đó chỉ có 1 ca duy nhất. Nhưng, ở lần quay trở lại này, bệnh tả lại xảy ra chủ yếu ở TP.HCM, liên tiếp chỉ trong vài ngày đã có đến 4 ca dương tính (trong khi phía Bắc chỉ có 1 ca).

Theo nhận định của các nhà chuyên môn, thời tiết nắng nóng tác động đến nguồn nước, thực phẩm, đây là yếu tố khiến xảy ra bệnh tả nhiều ở TP.HCM. PGS-TS Nguyễn Trần Chính nói: “Bệnh tả lây lan qua đường tiêu hóa, nhưng chính yếu nhất là từ nguồn nước không đảm bảo vệ sinh, nói đến bệnh tả là phải nói đến nguồn nước. Thời tiết nắng nóng là môi trường thuận lợi cho bệnh tả phát triển”. Còn Sở Y tế thì lưu ý thêm, ruồi là nguồn lây lan bệnh tả nguy hiểm.

PGS-TS Nguyễn Trần Chính cho rằng, đáng sợ nhất của bệnh tả là tiêu chảy ồ ạt trong 1-2 ngày đầu mắc bệnh, dễ khiến bệnh nhân rơi vào nguy kịch. Do vậy, cần phải vào BV ngay. Bởi, nếu không điều trị kịp thời thì tỷ lệ bệnh nhân bị tử vong sẽ khoảng 50%. Hiện nay, việc chữa trị bệnh tả trong tầm tay, nếu bệnh nhân vào viện sớm.

Cần biết rằng, một số người mắc bệnh nhẹ, tự hết bệnh, thì vi trùng vẫn sống trong túi mật của họ. Những người này có thể làm lây lan mầm bệnh trong cộng đồng, nếu phân của họ thải ra môi trường bên ngoài.

PGS-TS Nguyễn Trần Chính

Theo thống kê của Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM, trong 3 tháng đầu năm nay, bệnh “tay chân miệng” tại TP tăng đến 57% so với cùng kỳ năm ngoái (đã có 700 trẻ ngụ tại TP mắc bệnh). Trong 2 tuần qua, bệnh nhi bị viêm não, màng não vào BV Nhi đồng 1 cũng tăng rất nhiều so với trước, có ngày có đến hơn 50 trẻ nằm viện điều trị nội trú.

Thanh Tùng

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Indonesia: Máy bay chở 100 khách lao xuống sông, vỡ làm đôi

(Dân trí) - Một chiếc máy bay chở khoảng 100 hành khách sáng nay đã trượt khỏi đường bay trong lúc hạ cánh ở Indonesia và lao xuống một dòng sông cạn gần đó, vỡ đôi, khiến khoảng 20 người bị thương.

Posted Image

Theo Herry Bhakti Singayuda, tổng giám đốc cơ quan hàng không dân dụng Indonesia, chiếc máy bay Boeing 737 của hãng Merpati đã bị vỡ khi trượt khỏi đường băng ở sân bay nội địa Rendani tại Manokwari, Tây Papua.

“Nõ đã bị trượt khỏi đường băng và một phần thân máy bay nằm dưới sông”, ông cho biết khi nói đến tuyến đường thủy nông cách đường băng khoảng 200m.

“Tất cả 103 hành khách và phi hành đoàn 6 người đều an toàn. Một số bị thương. Họ đã được đưa tới bệnh viện”.

Ông cho hay thời tiết xấu, mưa to và sương mù, có thể là nguyên nhân dẫn đến vụ tai nạn. Tuy nhiên, nguyên nhân vẫn cần phải chờ các nhà điều tra.

Trong khi đó y tá Benget Hutagalung, thuộc đơn vị cấp cứu của Bệnh viện Manokwari, cho hay “khoảng 20 người” đã được đưa tới bệnh viện với những vết thương ở chân tay và đầu.

Các nhân chứng cho hay cánh trái của máy bay bị vỡ rời ra khi chiếc máy bay chà xát vào cây cối ở phía cuối đường băng. Phần thân của máy bay và phần đuôi nằm dưới sông trong khi khoang lái gần như bị xẻ rời.

Khi gặp nạn chiếc máy bay đang trên đường từ Sorong, cũng ở Tây Papua, tới Manokwari, một chặng đường dài khoảng 340km.

nó lao ra khỏi đường băng của sân bay nội địa Rendani ở tỉnh Tây Papua. Posted Image

Cảnh sát và binh sĩ Indonesia vây quanh phần thân chiếc máy bay vỡ ở Papua hôm nay. Ảnh: AFP.

Phan Anh

Theo AFP

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lời tiên tri của chú Thiên Sứ.

Người Mỹ đang triệt thoái dần kho vũ khí hạt nhân, đồng thời tập trung xây dựng lực lượng quân sự linh hoạt, mau lẹ.

Thời trước, đối trọng đáng kể nhất của Mỹ là Nga. Nên Mỹ có xu hướng thiết lập các cụm quân sự lớn như các hạm đội bề thế trên biển, các căn cứ quân sự quy mô trên đất liền bao quanh các lực lượng quân sự Nga, nhằm đảm bảo khả năng tác chiến toàn diện khi cần thiết. Vũ khí hạt nhân đã trở thành thước đo quan trọng cho cả hai bên.

Cao trào nhất của cuộc chạy đua vũ trang chính là chương trình “chiến tranh các vì sao” do cố tổng thống Ronald Reagan khởi xướng. Thực ra, chương trình này không đơn thuần là cuộc chạy đua vũ trang mà nó còn là nước cờ “chiếu tướng”. Lúc bấy giờ, sau khi tin chắc về tình trạng kinh tế tồi tệ của Liên Xô, Reagan đã quyết định thực hiện chương trình trên nhằm đưa Liên Xô vào cuộc đua hao tiền tốn của, kinh tế kiệt quệ nhanh hơn. Điều đó trở thành “giọt nước tràn ly” làm siêu cường này sụp đổ như chúng ta đã thấy.

Thời nay, tình hình đã khác. Đối trọng của Hoa Kỳ còn là Trung Quốc và các thế lực khủng bố. Việc bố trí các cụm quân sự lớn sẽ rất tốn kém, phải lệ thuộc vào những ràng buộc chính trị. Và Mỹ không còn đủ sức mạnh độc tôn để đảm bảo hệ thống quân sự như thế trên toàn cầu. Thế nên, Mỹ muốn tái bố trí lại các lực lượng với mục tiêu tăng cường tính linh hoạt mà vẫn đáp ứng được khả năng tác chiến toàn diện, mau lẹ.

Bằng chứng rõ ràng nhất cho nhãn quan quân sự mới của Hoa Kỳ chính là cách mà họ đang phát triển vũ khí. Đầu tiên là chương trình “Tấn công toàn cầu mau lẹ” (Prompt Global Strike – PGS ) cho phép một hệ thống chiến tranh phi hạt nhân có thể tấn công bằng tên lửa phi hạt nhân bất cứ một điểm nào trên thế giới trong vòng 1 – 2 giờ sau khi phát lệnh. Mới đây nhất, khi ông Obama ký kết hiệp ước cắt giảm vũ khí hạt nhân với tổng thống Medvedev thì Washington đã giới thiệu loại tên lửa liên lục địa mới có thể bắn đến bất kỳ địa điểm nào trên thế giới chỉ trong vòng 60 phút.

Trong chương trình PGS, sau tấn công bằng tên lửa trong vòng 60 phút là tấn công toàn diện bằng lực lượng viễn chinh không quân sau 48 giờ, rồi đến lực lượng hàng không mẫu hạm phối hợp đồng bộ trong 96 giờ để tấn công bất cứ địa điểm nào trên toàn thế giới. Để đáp ứng tiêu chí “dụng quân cốt ở thần tốc”, Hoa Kỳ không phát triển thêm các hàng không mẫu hạm khổng lồ, mà đang chú trọng vào các “siêu tốc hạm”. Loại tàu tấn công “siêu tốc hạm” này tuy chỉ mang được số chiến đấu cơ bằng 1/3 so với hàng không mẫu hạm nhưng ngược lại tốc độ cực nhanh. Mới đây, Washington đã hé lộ chiếc siêu tốc hạm USS Independence có thể đạt tốc độ đến 110 km/giờ. Ngoài ra, ưu điểm của loại này là sản xuất nhanh, giá rẻ. Washington cũng đang tăng cường cải tiến tất cả các dòng máy bay quân sự sang phiên bản lên xuống trực tiếp để tiết kiệm diện tích các chiến hạm chở máy bay. Kèm theo đó là các lá chắn tên lửa gọn nhẹ và linh hoạt.

Rõ ràng, với một chương trình vũ trang mới như thế, khả năng tác chiến của qân đội Mỹ sẽ linh hoạt hơn, nhanh chóng phân tán, nhanh chóng tập hợp và cho phép tấn công nhanh nhất. Để khẳng định điều này, phó tổng thống Mỹ Joe Biden nói tại Đại học quốc phòng quốc gia Mỹ rằng: “với những tính năng hiện đại, ngay cả khi triệt thoái vũ khí hạt nhân, chúng ta vẫn giữ vững sức mạnh không thể phủ nhận”. Hay như tướng James E. Cartwright, phó chủ tịch Hội đồng Tham mưu quân đội Mỹ, nói rằng: “Ngăn chặn không chỉ bằng vũ khí hạt nhân. Mà cần phải mở rộng hơn nữa”. Như thế, việc Hoa Kỳ triệt thoái kho vũ khí hạt nhân đã cũ và tốn kém xem ra là điều dễ hiểu

Share this post


Link to post
Share on other sites

TƯ LIỆU THAM KHẢO

-------------------------

Tăng giá dầu mỏ - "đòn chí tử" cho phục hồi kinh tế toàn cầu?

Thứ ba, 13/04/2010, 13:28(GMT+7)

VIT - Sự phục hồi kinh tế năm 2009 đi liền với mức giá dầu chỉ ở khoảng 62 USD/thùng, không phải là 90 USD/thùng hay 100 USD/thùng như chúng ta có thể sẽ phải chứng kiến trong thời gian tới. Sự tăng lên quá cao của giá dầu như thời gian này sẽ là một đòn chí tử cho kinh tế toàn cầu, nhất là trong bối cảnh chúng ta đang cố gắng hết sức để tránh nguy cơ bùng nổ thêm một cuộc khủng hoảng nữa.

Posted Image

Ảnh minh họa

Trong tuần qua, giá dầu giao dịch trên thị trường có thời điểm đã lên tới 87 USD/thùng, ngưỡng cao nhất kể từ tháng 10/2008, và bắt đầu gây ra những lo ngại rằng mức giá 3 con số có thể sẽ lại một lần nữa xảy ra.

Theo nhận định của giới quan sát, sau 8 tháng liên tiếp được giao dịch trong ngưỡng giá 70 USD/thùng tới 80 USD/thùng - mức giá được cho là thỏa mãn cả người sản xuất và người tiêu dùng - thì sự tăng giá trong những ngày qua đã chứng minh thị trường ngày càng đặt lòng tin vào phục hồi kinh tế thế giới, mặc dù đa số các nhà đầu tư cũng như giới ngân hàng vẫn tỏ ra cẩn trọng về những yếu tố cung cầu cơ bản trên thị trường.

Mặc dù trong hai ngày cuối tuần, giá dầu có giảm nhẹ trước những lo ngại về tình hình tài chính Hy Lạp, tuy nhiên, phố Wall vẫn tin tưởng rằng giá dầu sẽ còn tăng cao hơn nữa, tiêu biểu, Barclays Capital dự đoán giá dầu sẽ tăng lên 97 USD/thùng trong năm tới, Goldman Sachs và Morgan Stanley lần lượt đưa ra các con số dự đoán là 110 USD/thùng và 100 USD/thùng.

Tuy nhiên, giá dầu càng tăng cao, sự lo ngại rằng nó sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới tăng trưởng kinh tế toàn cầu cũng đồng thời tăng lên. Jeff Rubin, cựu chuyên gia kinh tế của CIBC, tác giá cuốn sách viết về dầu mỏ và sự toàn cầu hóa, khẳng định: "Mức giá dầu tăng lên tới 3 con số đang bắt đầu đe dọa tới phục hồi kinh tế thế giới."

Giá dầu mỏ cũng như một số mặt hàng chính, đặc biệt là quặng sắt và đồng, có thể tiếp tục tăng lên, kéo theo nguy cơ xảy ra lạm phát và buộc ngân hàng trung ương các nước phải tăng lãi suất cho vay cơ bản vốn đang được giữ ở mức quá thấp trong thời gian qua. Đồng thời, nó cũng giúp đẩy mạnh sự tăng giá cổ phiếu của các công ty trong lĩnh vực năng lượng trên các thị trường chứng khoán.

Giá dầu lần đầu tiên đạt mức 100 USD/thùng hồi tháng 1/2008 và tiếp tục tăng lên tới mức giá kỷ lục 147 USD/thùng vào tháng 7 cùng năm trước khi giảm xuống chỉ còn 32 USD/thùng trong tháng 12. Tuy nhiên, giá dầu đã dần dần hồi phục cùng với đà hồi phục của kinh tế toàn cầu sau khủng hoảng. Hôm thứ Năm (07/04), giá dầu thế giới được giao dịch ở mức giá 85 USD/thùng.

Tuy nhiên, khác với năm ngoái khi sự tăng giá của dầu đi kèm với đồng đôla yếu, năm nay, cả giá dầu và và giá đôla cùng đồng loạt đi lên.

Một số chuyên gia kinh tế tin rằng, mức giá dầu được giao dịch ở 80 USD/thùng không gây đe đọa tới mức tăng trưởng kinh tế toàn cầu 4% mà Quỹ tiền tệ thế giới (IMF) đã dự đoán cho năm 2010. James Hamilton, chuyên gia kinh tế Đại học California, đã có bài viết về những tác động mà giá dầu cao kỷ lục hồi tháng 7/2008 đã gây ra cuộc khủng hoảng đối với các hộ gia đình trong thời gian đó. Lần này, ông cho rằng, người tiêu dùng đã được chuẩn bị tâm lý để đối phó với sự gia tăng của giá dầu.

Hussein Allidina, chiến lược gia hàng hóa của Morgan Stanley nhận định, mức giá dầu dự đoán 100 USD/thùng cho năm 2011 sẽ làm "gánh nặng dầu mỏ" của thế giới tăng từ con số 2,8% trong năm 2009 lên 4% cho năm sau. Bên cạnh đó, các nước phát triển sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn so với các nền kinh tế mới nổi do các nền kinh tế mới nổi có sức tăng trưởng kinh tế mạnh hơn cũng như có đủ khả năng để trợ cấp nhiên liệu trong nước.

Mặc dù vậy, trong bất cứ trường hợp nào, sự gia tăng giá dầu mỏ cũng mang lại nhiều yếu tố tích cực hơn so với các tác động tiêu cực mà nó gây ra. Lutz Kilian, chuyên gia kinh tế thuộc Đại học Michigan, người đã nghiên cứu về tác động của những cơn sốc giá dầu đối với nền kinh tế cho biết: "Chúng ta không thể có được sự phục hồi toàn cầu mà không đi kèm với sự phục hồi giá dầu mỏ. Vì nhu cầu chi phối giá cả nên cách duy nhất để giữ giá dầu thấp đi là tiếp tục duy trì kinh tế trong khủng hoảng, một điều nghe có vẻ không hấp dẫn gì."

Song, viễn cảnh giá dầu tăng lên quá cao cũng khiến nhiều nhà phân tích lo ngại. Olivier Jakob, chuyên gia kinh tế thuộc công ty tư vấn Petromatrix khẳng định: "Sự phục hồi kinh tế năm 2009 đi liền với mức giá dầu chỉ ở khoảng 62 USD/thùng, không phải là 90 USD/thùng hay 100 USD/thùng như chúng ta có thể sẽ phải chứng kiến trong thời gian tới. Sự tăng lên quá cao của giá dầu như thời gian này sẽ là một nụ hôn tử thần với kinh tế toàn cầu, nhất là trong bối cảnh chúng ta đang cố gắng hết sức để tránh nguy cơ bùng nổ thêm một cuộc khủng hoảng nữa."

Thu Hiền (Theo FT)

Share this post


Link to post
Share on other sites

TIÊN TRI 2010

Đại ý: Tai nạn nhiều hơn.

--------------------------------------

Lở đất làm lật tàu ở Ý, 11 người chết

13/04/2010 15:21

(TNO) Một trận lở đất vào hôm 12.4 đã làm một đoàn tàu trật bánh tại miền đông bắc nước Ý, khiến ít nhất 11 người thiệt mạng và khoảng 30 người khác bị thương.

Cuộc điều tra nguyên nhân dẫn đến vụ lở đất này đang được giới chức quốc gia hình chiếc ủng tiến hành khẩn trương.

Sau đây là một số hình ảnh liên quan tới vụ việc này:

Posted Image

Đoàn tàu bị lật ở khu vực nằm gần hai thành phố Merano và Bolzano ở miền bắc nước Ý

Posted Image

Cây cối mọc rậm rạp ở đây đã giúp ngăn không cho tàu rơi xuống sông

Posted Image

Posted Image

Lực lượng cứu hộ nỗ lực tìm kiếm nạn nhân

Posted Image

Posted Image

Một trung tâm cứu hộ khẩn cấp đã được dựng lên gần hiện trường đoàn tàu trật bánh

Posted Image

Thi thể các hành khách xấu số được đưa đi an táng

Huỳnh Thiềm

(Ảnh: AFP, Reuters)

Share this post


Link to post
Share on other sites

TIÊN TRI 2010

Đại ý: Cháy nổ nhiều hơn.

---------------------------------

Tháp truyền hình Thượng Hải cao 468m bốc cháy

(Dân trí) - Tháp Oriental Pearl hay “Hòn ngọc phương Đông”, toạ lạc tại thành phố Thượng Hải, Trung Quốc - tháp truyền hình cao nhất châu Á và đứng thứ ba trên thế giới - đã bốc cháy lúc sáng sớm nay.

Posted Image

Ngọn lửa bốc lên trên đỉnh tháp truyền hình.

Cột anten trên đỉnh toà tháp truyền hình cao 468m, nằm tại quận tài chính Phố Đông, bên sông Hoàng Phố, đã bắt lửa vào khoảng 2 giờ sáng giờ địa phương. Cảnh sát Thượng Hải cho biết trước khi vụ cháy xảy ra đã có tiếng sấm và đây có thể là nguyên nhân của vụ cháy.

Posted Image

Các nhân viên cứu hoả đã nhanh chóng có mặt tại hiện trường và kiểm soát ngọn lửa 1 giờ sau đó. Khi đó trời cũng đổ mưa.

Theo nguồn tin cảnh sát, không có ai bị thương trong vụ cháy và tháp cũng không bị hư hỏng nặng.

---------------------------------

Lửa cháy ngùn ngụt tại khu phố Tàu ở New York

(Dân trí) - Một vụ hỏa hoạn lớn đã xảy ra tại một khu chung cư ở phố Tàu (Chinatown) của thành phố New York, Mỹ, làm 14 người bị thương.

Posted Image

Ngọn lửa bốc lên ngùn ngùn kèm theo khói bụi.

Vụ hoả hoạn bùng phát tại một khu nhà chung cư 6 tầng tại số 285 phố Grand lúc khoảng 10h15 tối Chủ nhật theo giờ địa phương. Toà nhà này cũng bao gồm một trung tâm thương mại.

Hơn 250 nhân viên cứu hoả và 60 phương tiện chữa cháy đã được huy động tới hiện trường vụ hoả hoạn. Vào thời điểm dữ dội nhất, ngọn lửa bốc cao tới 6-9m.

3 dân thường, 10 nhân viên cứu hoả và một nhân viên y tế đã bị thương nhưng không có ai bị đe doạ tới tính mạng. Một người già phải nhập viện vì bệnh tim.

Share this post


Link to post
Share on other sites

LỜI TIÊN TRI 2010

Đại ý: Thiên tai tăng nặng và nhiều hơn...

-------------------------------

Động đất 6,9 richter rung chuyển miền tây Trung Quốc

(Dân trí) - Một trận động đất mạnh 6,9 richter đã làm rung chuyển tỉnh Thanh Hải, miền tây bắc xa xôi của Trung Quốc vào sáng sớm nay, Cơ quan khảo sát địa chất Mỹ cho hay. Hiện chưa có thông báo gì về thương vong.

Theo Cơ quan khảo sát địa chất Mỹ, trận động đất xảy ra vào 7:49:42 sáng nay ngày 14/4, có tâm chấn nằm cách nam-đông nam thành phố Golmud 380km và dưới độ sâu 46km.

Tỉnh Thanh Hải nằm cách Bắc Kinh gần 2.000km, giáp với miền bắc Tây Tạng. Đây là vùng nằm trên cao so với mực nước biển.

*Tiếp tục cập nhật

Phan AnhTheo CBS, AP

--------------------------------------------------

Peru:

Tảng băng khổng lồ bị vỡ gây sóng thần cao 23 mét

Thứ Tư, 14/04/2010 - 06:42

(Dân trí) - Một tảng băng lớn đã bị vỡ và đổ ập xuống một hồ nước ở Peru, gây sóng thần cao 23m làm tàn phá một thị trấn gần đó và khiến 3 người thiệt mạng.

Posted Image

Một sông băng trên dãy Andes của Peru.

Tảng băng lớn - thuộc sông băng Hualcan, với kích thước tương đương 4 sân bóng đá, đã đổ sầm xuống một hồ ở vùng núi Andes hôm Chủ nhật gần thị trấn Carhuaz, cách thủ đô Lima khoảng 320km về phía bắc.

Theo Viện dân sự quốc phòng (INDECI) của Peru, khoảng 50 ngôi nhà tại thị trấn Carhuaz đã bị phá hủy. Một nhà máy xử lý nước phục vụ 60.000 người dân địa phương cũng bị phá hủy khi bị con sóng lớn tấn công.

Ban đầu 6 người thông báo mất tích và được cho là đã bị chôn vùi trong băng. Nhưng Thống đốc Carhuaz Cesar Alvarez cho hay 5 người trong số đó đã được tìm thấy còn sống. Giới chức địa phương đã sơ tán người dân tại các thung lũng trên núi do lo ngại còn khả năng xảy ra băng vỡ sau sóng thần - hiện tượng vốn thường gây ra bởi các trận động đất.

Đổ lỗi cho thay đổi khí hậu, ông Alvarez nói: “Do sự ấm lên của khí hậu toàn cầu, các sông băng đang tiến gần tới cái chết và đổ xuống các hồ vốn nước đã quá tải”.

Patricio Vaderrama, chuyên gia về sông băng của Peru, cho hay sóng thần đã làm phá hủy các con đê của hồ, vốn cao 23m. Peru chiếm tới 70% tổng diện tích núi băng nhiệt đới trên thế giới.

Một báo cáo của World Bank năm 2009 cảnh báo các sông băng trên dãy Andes và các đỉnh núi quanh năm tuyết trắng bao phủ ở khu vực có thể biến mất trong 20 năm nữa nếu không có biện pháp thích hợp để ngay chặn sự thay đổi của khí hậu.

Cũng theo báo cáo, trong 35 năm qua, các sông băng của Peru đã giảm 22%.

Vào năm 1979, cách thị trấn Carhuaz không xa, một trận động đất đã gây ra một vụ lở tuyết, đất đá và bùn trên núi Huascaran, chôn vùi ngôi làng Yungay khiến hơn 20.000 sống dưới chân núi thiệt mạng. Huascaran là đỉnh núi cao nhất của Peru, cao 6.768 m so với mực nước biển.

An Bình

Share this post


Link to post
Share on other sites

LỜI TIÊN TRI 2010

-------------------------

CẢNH BÁO CỦA THIÊN SỨ

Sẽ có một trận động đất lớn ở khu vục đại lục địa của Châu Á. Nhanh thì ngay tháng 3 (tính từ sau 1 Âm lịch), chậm không quá tháng 5 Âm lịch sẽ xảy ra.

Việt Nam không nằm trong phạm vi ảnh hưởng của trận động đất này.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

TƯ LIỆU THAM KHẢO

"Phá sản cấp quốc gia" – Nhật Bản sẽ theo chân Hy Lạp?

Thứ tư, 14/04/2010, 11:22(GMT+7)

Posted Image

Ảnh minh họa

VIT - Gần đây, nhận định liên quan đến việc bất cứ lúc nào Nhật Bản có thể “phá sản cấp quốc gia” do sức hấp dẫn của trái phiếu Nhật Bản suy giảm và không thể gánh được sự thâm hụt với quy mô quá lớn đang bắt đầu phổ biến khắp quốc tế.

Báo cáo nghiên cứu mới nhất cho thấy, quy mô nợ công của Nhật Bản trong năm 2011 sẽ lên tới 200% GDP, điều này đồng nghĩa, rủi ro nợ công của Nhật Bản đang ngày càng rõ ràng hơn, năm 2011, tổng số nợ công của quốc gia này ước tính sẽ lên tới 9500 tỷ USD, tương đương với việc mỗi một người dân Nhật Bản sẽ phải cõng khoản nợ trị giá 7,5 triệu Yên.

Có lửa thì mới có khói, dấu hiệu Nhật Bản có thể sẽ rơi vào tình trạng “chìm ngập trong khủng hoảng nợ” đã sớm xuất hiện, chiều hướng này chỉ trong thời gian gần đây mới bộc lộ rõ. Tháng 1/2010, cơ quan xếp hạng tín dụng Mỹ Standard & Poors đã điều chỉnh viễn cảnh xếp hạng tín dụng nợ dài hạn AA của Nhật Bản từ “ổn định” xuống “tiêu cực”. Nếu không thể huy động thêm tiền từ phát hành trái phiếu, ngay năm sau, Nhật Bản có thể rơi vào tình trạng phá sản.

Ba nhân tố có thể châm ngòi khủng hoảng nợ công tại Nhật là trái phiếu chính phủ, giảm phát và xuất khẩu tăng trưởng ì ạch cả khi kinh tế toàn cầu phục hồi.

Việc phát hành trái phiếu chính phủ tại Nhật cho tới nay chủ yếu hướng tới người mua là dân chúng trong nước, nhưng người dân càng ngày càng có xu hướng giảm tiết kiệm. Theo tính toán của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), ngay cả khi tỷ lệ tiết kiệm duy trì như mức hiện nay, thì nợ công vẫn tiếp tục tăng và tới năm 2015 có thể vượt xa tổng tài sản của các hộ gia đình. Khi đó, Nhật sẽ phải huy động vốn từ nước ngoài với chi phí cao hơn. Thậm chí Goldman Sachs cho biết một số nhà đầu tư nước ngoài đã lên kế hoạch sẵn sàng khi khủng hoảng nợ công Nhật Bản xảy ra.

Thiểu phát là vấn đề thứ hai cần giải quyết cấp bách tại Nhật hiện nay. Tình trạng giá cả hàng hóa sụt giảm giúp Nhật bán trái phiếu với mệnh giá cao hơn, nhưng lại gây ra giảm phát và đẩy tỷ lệ nợ công trên GDP tăng cao. Chỉ số giá tiêu dùng tại Nhật được hầu hết các chuyên gia kinh tế tin rằng còn tiếp tục giảm hơn nữa trong vòng 5 năm tới.

Lý do cuối cùng buộc chặt Nhật vào vũng lầy khủng hoảng là tăng trưởng sau suy thoái vẫn trì trệ, ngay cả khi kinh tế toàn cầu phục hồi. Sự cải thiện trong nhu cầu nước ngoài vẫn không đủ để Nhật lấy lại mức tăng trưởng xuất khẩu ổn định như trước đây.

Ngân hàng JPMorgan tính toán mức tăng trưởng xuất khẩu của Nhật trong suốt 9 tháng qua đạt 3,1%, chủ yếu nhờ vào sự gia tăng nhu cầu từ Mỹ và châu Âu. Mới đây JPMorgan đã cũng nâng dự báo tăng trưởng GDP quý một của Nhật từ 1,8% lên 3,5%. Tuy nhiên JPMorgan nhấn mạnh sự cải thiện này chưa đủ khi mà suốt 12 tháng trước đó GDP của Nhật ở mức âm.

Nếu như chính phủ Nhật không tìm được biện pháp kích thích tăng trưởng kinh tế hiệu quả, thì nguồn thu ngân sách từ thuế sẽ không đủ để bù đắp thâm hụt nợ công. Báo cáo ngân sách 2010 được cập nhật bổ sung vào ngày 1/4 cho thấy nợ công lần đầu tiên đã lên tới con số 44 nghìn tỷ yen (468 tỷ USD) và cũng là lần đầu tiên vượt nguồn thu từ thuế (37 nghìn tỷ yen).

Bối cảnh giảm phát kéo dài, kinh tế trì trệ và tỷ lệ nợ công trên GDP cao có thể khiến Nhật rơi vào “vết xe đổ” của Hy Lạp và rơi vào cuộc khủng hoảng nợ công không lối thoát. Điểm khác biệt tích cực duy nhất hiện nay mà giới chức chính phủ Nhật có thể vin vào là lợi tức trái phiếu Nhật chỉ chạm mức cao nhất là 1,4%, trong khi đó Hy Lạp đã tiến cận ngưỡng 8%, cho thấy Nhật vẫn có thể đảo ngược tình thế để tránh nguy cơ vỡ nợ.

Phùng Hà (Theo CE)

Share this post


Link to post
Share on other sites

LỜI TIÊN TRI 2010

Đại ý: Thiên tai tăng nặng và nhiều hơn...

-------------------------------

Động đất 6,9 richter rung chuyển miền tây Trung Quốc

(Dân trí) - Một trận động đất mạnh 6,9 richter đã làm rung chuyển tỉnh Thanh Hải, miền tây bắc xa xôi của Trung Quốc vào sáng sớm nay, Cơ quan khảo sát địa chất Mỹ cho hay. Hiện chưa có thông báo gì về thương vong.

Theo Cơ quan khảo sát địa chất Mỹ, trận động đất xảy ra vào 7:49:42 sáng nay ngày 14/4, có tâm chấn nằm cách nam-đông nam thành phố Golmud 380km và dưới độ sâu 46km.

Tỉnh Thanh Hải nằm cách Bắc Kinh gần 2.000km, giáp với miền bắc Tây Tạng. Đây là vùng nằm trên cao so với mực nước biển.

*Tiếp tục cập nhật

Phan AnhTheo CBS, AP

--------------------------------------------------

Xem ra bọn rắn ở mục dưới bò cũng có khả năng đấy là lời dự báo từ thiên nhiên.Việc dự đoán chính sác vị trí động đất phải kết hợp rất nhiều bộ môn nên hêt sức khó khăn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

THÔNG TIN THÊM VỀ ĐỘNG ĐẤT Ở THANH HẢI

Hiện trường đổ nát sau động đất mạnh ở Trung Quốc

14/04/2010 13:08:08

Posted Image - Trận động đất mạnh 7,1 độ richter tấn công tỉnh Thanh Hải, Trung Quốc vào sáng 14/4 đã khiến ít nhất 300 người thiệt mạng, 800 người khác bị thương, nhiều người vẫn bị chôn vùi dưới đống đổ nát. Dự kiến con số thương vong sẽ còn tiếp tục gia tăng.

vào hồi 11h15 cùng ngày, một cơn dư chấn có cường độ 3,9 độ richter lại xuất hiện ở phía tây tỉnh Thanh Hải. Theo Trung tâm Mạng lưới Động đất của Trung Quốc, dư chấn sẽ còn tiếp tục xuất hiện trong vài ngày tới.

Trận động đất mạnh 7,1 độ richter sáng 14/4 đã phá hủy tới 90% các công trình xây dựng, làm gián đoạn hệ thống liên lạc và giao thông, gây mất điện. Tại thời điểm diễn ra trận động đất, hầu hết người dân vẫn ở trong nhà. Nhà chủ yếu được xây dựng bằng gỗ và đất sét.

Khu vực tây bắc của tỉnh Thanh Hải có dân số hơn 252.000 người, trong đó 97% là người Tây Tạng và 21.700 người làm nghề chăn nuôi gia súc và nông nghiệp.

Trận động đất gần nhất diễn ra tại khu vực này hồi tháng 7/2006 có cường độ trên 5 độ richter nhưng không gây thương vong.

Posted ImagePosted ImagePosted Image

Nguyễn Hường (Theo Sina)

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

LỜI TIÊN TRI 2010

Đại ý: Cháy nổ đau lòng hơn..

----------------------------------------.

Cháy xưởng may "đen", hơn 20 người Việt thương vong

Posted Image

14/04/2010 12:07:55

Một vụ hoả hoạn đã xảy ra tại một xưởng may đặt trong trang trại trồng rau của người Việt ở thành phố Noginsk thuộc ngoại ô Moscow, Nga đêm 12/4, làm hơn 20 người Việt thiệt mạng và bị thương.

TIN LIÊN QUAN

Do đây là xưởng may chưa được chính quyền cấp phép nên toàn bộ những người bị nạn đều không có giấy tờ tùy thân (thông thường do chủ xưởng giữ), vì vậy, chưa thể xác định được danh tính nạn nhân.

Tất cả những người bị thương đều đã được đưa vào bệnh viện cấp cứu, còn người thiệt mạng đã được chuyển vào nhà xác.

Một nguồn tin từ trang trại trồng rau nói trên cho biết, có 4 người thiệt mạng, trong đó có một người ở Nam Định và một người ở Hải Dương cùng hơn 20 người bị thương.

Cảnh sát hiện chưa xác định được chủ xưởng may trên.

(Theo TTXVN)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ôi, mới có mấy tháng đầu năm mà đã thấy te tua, te rẹt thế này. Đấy là còn chưa xảy ra khủng hoảng lần 2 đó. Hic. Oải,

Share this post


Link to post
Share on other sites

Những trận động đất mạnh năm nay

VnExpress

Trận động đất tại Trung Quốc ngày 14/4 chỉ là một trong số hàng chục cơn địa chấn mạnh xảy ra từ đầu năm tới nay.

> Động đất ở Trung Quốc làm 400 người chết

Posted Image

Lực lượng cứu hộ tìm kiếm nạn nhân tại một tòa nhà đổ vì động đất tại tỉnh Thanh Hải vào ngày 14/4. Ảnh: AFP.

12/1:

Một cơn địa chất có cường độ 7,3 độ Richter san phẳng phần lớn thủ đô Port-au-Prince của Haiti và các khu vực lân cận. Đây là trận động đất khủng khiếp nhất trong gần hai thế kỷ tại quốc gia vùng Caribbe.

Thảm họa này giết chết khoảng 270.000 người và gây ảnh hưởng trực tiếp tới 1,5 triệu người khác. Hơn 500.000 người rời khỏi thủ đô. Tổng thiệt hại về vật chất vào khoảng 7 tỷ USD, tương đương hơn 120% tổng sản phẩm quốc nội của Haiti.

(Trận động đất này nằm trong "Lời tiên tri 2009" - Sự lặp lại của thiên tai trong năm/ Thiên Sứ).

27/2:

Siêu động đất có cường độ 8,8 độ Richter và sóng thần phá hủy đường sá và nhiều thành phố ở miền trung, miền nam Chile. Đây là cơn địa chấn lớn nhất kể từ năm 1950 trong lịch sử Chile. Thảm họa cướp mạng sống của khoảng 500 người và gây nên thiệt hại vật chất vào khoảng 30 tỷ USD.

28/2:

Một dư chấn có cường độ 6,2 độ Richter xảy ra ở miền trung Chile đúng một ngày sau trận siêu động đất hôm 27/2.

5/3:

Vùng Biobio của Chile rung chuyển bởi một cơn địa chấn có cường độ 6,6 độ Richter. Đây là một dư chấn của trận siêu động đất ngày 27/2. Trong khoảng 12 giờ trước đó các nhà khoa học thống kê được 7 dư chấn có cường độ trên 5 độ Richter.

6/3:

Trận động đất 7,1 độ Richter tấn công khu vực phía tây nam đảo Sumatra, Indonesia. Tâm chấn của nó nằm ở độ sâu 20 km.

8/3:

Ít nhất 38 người chết và hàng chục người bị thương bởi cơn địa chấn 6 độ Richter tại tỉnh Elazig ở phía đông Thổ Nhĩ Kỳ.

11/3:

Ba dư chấn, trong đó dư chấn đầu tiên có cường độ 7,2 độ Richter, lần lượt xuất hiện trong vòng 25 phút vào ngày tân tổng thống Chile nhậm chức. Các dịch vụ điện thoại di động ngừng hoạt động, còn dịch vụ điện thoại cố định gián đoạn bởi động đất. Tuy nhiên, những cơn dư chấn không gây nên thiệt hại về người.

14/3:

Trận động đất 6,6 độ Richter làm rung chuyển khu vực đông bắc Nhật Bản, tạo nên những con sóng lớn ở các khu vực Miyagi, Tochigi, Iwate, Aomori và Akita. Người dân trong phần lớn tòa nhà ở thủ đô Tokyo cũng cảm nhận được động đất.

Cũng trong ngày hôm đó, một cơn địa chấn 7 độ Richter xảy ra ở nhiều khu vực phía đông Indonesia, nhưng không gây thiệt hại về người.

15/3:

Bờ biển thành phố Concepcion, Chile rung chuyển bởi dư chấn có cường độ 6,7 độ Richter ngay trước nửa đêm. Cơn địa chấn khiến cả thành phố mất điện vì nhiều hệ thống truyền tải điện bị phá hủy. Đây là một trong số hơn 200 dư chấn kể từ sau trận động đất khủng khiếp ngày 27/2 tại quốc gia Nam Mỹ này.

25/3:

Một trận động đất 6,2 độ Richter làm rung chuyển thủ đô Manila của Philippines.

26-28/3:

Chile tiếp tục rung chuyển bởi hai dư chấn liên tiếp, có cường độ 6,2 và 6,1 độ Richter.

11/4:

Bang Baja California rung chuyển bởi trận động đất có cường độ 7,2 độ Richter. Ít nhất một người ở thành phố Mexicali – thủ phủ bang Baja California – thiệt mạng.

Minh Long

---------------------------------------

Bài báo trên còn thiếu vài trận động đất - tính từ đầu năm đến nay - ở Đài Loan 4/ 3, Vùng biên giới ba nước Trung Quốc, Nga, Triều Tiên và trận ở Tây Ban Nha.

Share this post


Link to post
Share on other sites

LỜI TIÊN TRI 2010

Đại ý: Thiên tai tăng nặng....

-------------------------------------------

Bão lớn tấn công Ấn Độ, 31 người chết

14/04/2010 16:30 (GMT +7)

Một trận bão mạnh đổ bộ xuống bang West Bengal, miền đông Ấn Độ cướp đi sinh mạng của ít nhất 31 người thiệt mạng và phá hủy 50.000 ngôi nhà, chính quyền địa phương cho biết hôm nay 14-4.

Theo hãng tin AFP, cơn bão bắt đầu tấn công quận phía bắc của bang West Bengal từ đêm hôm qua 13-4, phá hủy nhà cửa, giật đổ cây cối, cột điện… “Cơn bão đánh sập bốn tòa nhà ở quận Uttar Dinajpur”, AFP dẫn lời ông Srikumar Mukherjee, một lãnh đạo bang West Bengal.

“Phần lớn các nạn nhân đều bị chôn vùi dưới các bức tường đổ trong nhà của họ”, ông Mukherjee cho biết. Ngoài ra, hàng trăm người đã phải nhập viện điều trị các vết thương nghiêm trọng. Toàn bộ quận Uttar Dinajpur đã rơi vào cảnh mất điện do hàng loạt cột điện bị đổ.

Posted Image

Nhà cửa của người dân quận Birbhum tại West Bengal sụp đổ sau cơn bão Aila hồi tháng 5-2009

Theo BBC, quận bị phá hủy nghiêm trọng nhất là Uttar Dinajpur, nhưng các khu vực khác như Raiganj, Islampur, Karandighi, Kaliaganj và Hemtabad cũng thiệt hại rất nặng nề. Cơn bão có sức gió mạnh tới 120 km/g. Sau những trận cuồng phong là cơn mưa như trút nước, khiến người dân ở những ngôi nhà bị gió cuốn mái càng thêm cực khổ.

CNN cho biết hiện chính quyền bang West Bengal đang cử các đội cứu hộ đến những khu vực bị tàn phá. Nhà chức trách cũng đang cố gắng nối lại hệ thống liên lạc bị cơn bão phá hủy.

Theo Hiếu Trung

Posted Image

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

THÔNG TIN THÊM VỀ BÃO Ở ẤN ĐỘ

----------------------------------------------------

Bão lớn ở Nam Á, 114 người chết

Thanh Nien Online

15/04/2010 0:53

Một cơn bão nhiệt đới đã quần nát đông bắc Ấn Độ và Bangladesh, khiến ít nhất 114 người thiệt mạng và phá hủy trên 100.000 ngôi nhà, chính quyền địa phương cho biết hôm qua.

Posted Image

Cảnh hoang tàn sau bão tại Tây Bengal - Ảnh: Sky News

Theo AFP, gió mạnh lên đến 120 km/giờ bắt đầu tấn công các bang Tây Bengal và Bihar của Ấn Độ cùng vùng Rangpur của Bangladesh từ đêm 13.4, phá hủy nhà cửa, giật đổ cây cối, cột điện... Các đội cứu hộ đã tìm được 40 thi thể trong những đống đổ nát tại Tây Bengal, trong khi 72 người khác thiệt mạng tại Bihar. Các quan chức cho hay số người chết còn có thể tăng lên vì còn rất nhiều nạn nhân đang bị chôn vùi, trong khi công tác cứu hộ gặp nhiều khó khăn do đường sá bị tắc nghẽn. AFP dẫn lời một lãnh đạo tại Rangpur cho hay ít nhất 2 người thiệt mạng tại đây.

Vì đa số nhà cửa trong những vùng bị thiên tai đều là nhà vách đất hoặc mái tôn nên hầu hết bị bão giật sập hoàn toàn. Ít nhất 90.000 căn nhà bị phá hủy tại Ấn Độ trong khi con số này ở Bangladesh là 12.000. Những người sống sót tại Tây Bengal than thở họ không còn lại tài sản gì và đa số đều phải chịu đói khát từ đêm 13.4.

Trọng Kha

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

LỜI TIÊN TRI 2010

Đại ý: Rớt máy bay, cháy nổ, lật tàu.....

-------------------------------------------------------

Mexico: Rớt máy bay, 5 người chết

14/04/2010 15:22

(TNO) Một máy bay chở hàng đã bị rớt vào đêm qua (13.4) ở gần sân bay tại thành phố Monterrey, miền bắc Mexico làm ít nhất 5 người thiệt mạng.

Theo hãng tin Reuters dẫn thông tin từ giới chức địa phương, chiếc máy bay Airbus A-300 thuộc hãng tư nhân AeroUnion đã bị rớt gần con đường chính dẫn vào sân bay.

Một số mảnh vỡ từ chiếc máy bay này đã rơi vung vãi khắp sân bay.

Người dân sống gần sân bay có thể thấy một mảnh vỡ máy bay bốc cháy nằm trên đường dẫn vào sân bay tại khu vực có nhiều khách sạn, một nhân chứng kể lại trên hãng tin Reuters.

Hiện chưa rõ nguyên nhân dẫn đến tai nạn trên.

Huỳnh Thiềm

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

TƯ LIỆU THAM KHẢO

Mô hình kinh tế dựa vào vay nợ nước ngoài sẽ “đè bẹp” Mỹ

Thứ tư, 14/04/2010, 09:37(GMT+7)

Posted Image

Ảnh minh họa

VIT - Thời gian vừa qua, từ Iceland tới Dubai, từ Hy Lạp đến châu Âu, khủng hoảng nợ công có chiều hướng tồi tệ hơn, nhưng mọi người hầu như đã bỏ qua cuộc khủng hoảng nợ của Mỹ - con nợ lớn nhất toàn cầu. Nợ Mỹ đang trở thành “quyền lựa chọn hạt nhân” của các nước chủ nợ, sự thiếu hụt tài chính to lớn của Mỹ và khoản nợ khổng lồ đang nuốt gọn Mỹ và cũng đang thôn tính nền kinh tế toàn cầu.

Khi kinh tế thịnh vượng, Mỹ dùng tiền của nước khác để làm giàu cho mình; Khi kinh tế suy thoái, Mỹ dùng tiền của nước khác để phân tán rủi ro cho mình. Khủng hoảng tài chính toàn cầu không chỉ là sự mất cân bằng giữa nước có thâm hụt và nước có thặng dự, giữa nước tiêu dùng và nước sản xuất, mà còn là sự mất cân bằng giữa chủ nợ và con nợ. Với ý nghĩa này, Mỹ đã thông qua "dây chuyền các khoản nợ" để “cuỗm” nền kinh tế toàn cầu.

Mô hình kinh tế dựa vào vay nợ nước ngoài của Mỹ không chỉ biểu hiện ở sự “thâm hụt kép” của chính phủ (thâm hụt tài chính và thâm hụt thương mại), mà còn biểu hiện ở sự mắc nợ và bội chi của các công ty, người tiêu dùng và các cơ quan tài chính Mỹ (tức thâm hụt dự trữ). Mỹ đã lạm dụng quá mức vào tín dụng tài chính, tốc độ tăng trưởng của thâm hụt thương mại và thâm hụt tài chính vượt xa tốc độ tăng trưởng của sức sản xuất, tỷ lệ dự trữ quốc dân cực thấp của Mỹ cũng khiến cho nhu cầu Mỹ trong thời gian dài vượt xa cung cấp. Thâm hụt các tài khoản thông thường của Mỹ trên thực tế là do chi tiêu của chính phủ và người dân vượt quá thu nhập của họ, việc chi tiêu quá độ này phải cần nguồn vốn tài chính bên ngoài bù vào khoảng trống thiếu hụt.

Để mô hình kinh tế dựa vào vay nợ nước ngoài này có thể có được chu kỳ quốc tế, bắt đầu từ những năm 1970 của thế kỷ trước, Mỹ đã mất hơn 20 năm để đưa các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa ra toàn cầu, thay thế vào đó là thâm hụt thương mại không ngừng gia tăng. Trong quá trình chu kỳ của nền kinh tế dựa vào vay nợ nước ngoài, một mặt sẽ khiến các tài khoản thông thường của Mỹ tiếp tục thâm hụt lớn hơn, còn các tài khoản thông thường của các nước xuất khẩu hàng hóa mang tính tài nguyên và các nước có thị trường mới nổi sẽ ngày càng có thặng dư; Mặt khác, thế giới lại đang tràn ngập các loại tài sản tài chính do Mỹ phát hành và tính bằng đồng USD, đặc biệt số trái phiếu khổng lồ mà Mỹ phát hành đều đổ vào kho dự trữ ngoại tệ vào thị trường trái phiếu của chính phủ các nước, âm thầm góp phần cho thâm hụt tài chính và việc huy động nợ của Mỹ.

Chu kỳ của mô hình kinh tế dựa vào vay nợ nước ngoài của Mỹ về cơ bản vẫn dựa vào sự hỗ trợ của đồng USD. Trong việc mặc cả thương mại quốc té, dự trữ ngoại tệ thế giới và thương mại tài chính quốc tế, đồng USD lần lượt chiếm tỷ lệ 48%, 61,3% và 83,6%. “Cơ chế đồng USD” trên thực tế đã diễn biến thành “cơ chế vay nợ” của Mỹ. Một mặt, là một nước phát hành tiền tệ, Mỹ có thể thông qua việc tăng cường in tiền để trả nợ nước ngoài hoặc làm giảm gánh nặng nợ nước ngoài cho Mỹ. Chỉ từ năm 2002 – 2006, con số biến mất trong các khoản nợ nước ngoài của Mỹ ước tính đạt 3580 tỷ USD. Mặt khác, là một quốc gia phát hành đơn vị tiền tệ dự trữ của tế giới, Mỹ có thể tiến hành huy động vốn nước ngoài cho các khoản nợ, giúp nền kinh tế dựa vào vay nợ nước noài có thể có được chu kỳ quốc tế. Năm 1985, Mỹ từ một nước chủ nợ ròng biến thành con nợ ròng lớn nhất thế giới, đã kết thúc lịch sử của nước chủ nợ ròng kéo dài 70 năm. Bước vào thế kỷ 21, quy mô và tỷ trọng trái phiếu Mỹ mà nước ngoài sở hữu tăng lên theo hàng năm, tỷ lệ nợ nước ngoài của Mỹ lần lượt là 62,3%, 70,4%, 75%, 83,6%, 95,4%, 95,2% và 95,9%, năm 2009 và năm 2003 có cùng con số tăng trưởng là 33,6%.

Để thực hiện kế hoạch phục hồi và kích thích kinh tế phát triển, chính phủ Mỹ đã thực hiện chính sách vay nợ nước ngoài lớn chưa từng có. Trong năm tài khóa 2010, bội chi ngân sách của chính phủ Mỹ đạt mức kỷ lục 1.560 tỷ USD, cao hơn 10% so với GDP. Dự toán ngân sách cho năm 2011 đang trình quốc hội thông qua là 3.830 tỷ USD, tăng 3% so với năm 2010. Cho đến nay, tổng số nợ của chính phủ Mỹ đã vượt 12.000 tỷ USD, dự đoán trong tương lai con số này là 14.300 tỷ USD. Tỷ lệ nợ công/ GDP cũng tăng mạnh, trong các năm thập kỷ 80 ước quãng 40% GDP, hiện nay lên tới 90% GDP.

Trước đó, Ngoại trưởng Hillary Clinton còn cho rằng, các khoản nợ nước ngoài của Mỹ đã huỷ hoại sức mạnh của Washington ở khắp thế giới. Bà cảnh báo: “Chúng ta phải chú tâm vào sự thâm hụt này và khoản nợ quốc gia như những vấn đề an ninh quốc gia chứ không chỉ là vấn đề kinh tế”. Bên cạnh đó, bà nói bà không thích nước Mỹ là một con nợ. Bà quả quyết rằng điều đó cản trở khả năng bảo vệ an ninh nước Mỹ, giải quyết các vấn đề khó khăn và thể hiện vai trò đứng đầu mà nước Mỹ xứng đáng được như vậy.

Thu Hà

(Theo CE)

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

TƯ LIỆU THAM KHẢO.

Mong rằng những tai nạn kiểu này không xảy ra ở Việt Nam

--------------------------------

Hoảng hồn máy bay Jetstar Pacific suýt đâm máy bay Vietnam Airlines

Cập nhật lúc 09:55, Thứ Năm, 15/04/2010 (GMT+7),

(Tin nhanh Vietnamnet) - Ngày 13-4, cơ trưởng Hãng hàng không Jetstar Pacific báo cáo máy bay của hãng này suýt đâm máy bay của Vietnam Airlines, Cục Hàng Không Việt Nam cho biết.

TIN LIÊN QUAN

Theo viên cơ trưởng, chuyến bay từ TPHCM đi Hà Nội mang số hiệu BL810 ngày 28-3 vừa qua chuẩn bị hạ cánh bỗng dưng phát hiện máy bay A320 của Vietnam Airlines ở độ cao hướng ngược lại. Khoảng cách không lưu giữa 2 máy bay được cơ trưởng phản ánh là 1.400 feet, tầm nhìn xa 2 dặm (khoảng 4 km). Ngay lập tức, máy bay JP đã phải bay vòng, tránh được một tai nạn thảm khốc.

Ngay sau đó, ông Nguyễn Văn Chén - Giám đốc Công ty Bảo đảm hoạt động bay miền Bắc (ĐBHĐBMB) cho biết, ngoài việc tạm đình chỉ, tước giấy phép những nhân viên liên quan, Trung tâm Kiểm soát Tiếp cận mặt đất cũng bị khiển trách.

Posted Image

Máy bay Jetstar Pacific(Ảnh: vnphoto.net)

Ông Chén cũng cho biết thêm: Kíp trực vừa rồi toàn những người giàu kinh nghiệm gần hai mươi năm trong nghề nhưng vẫn để xảy ra sự cố.

Sau vụ việc này, Cty ĐBHĐBMB đã bố trí lại lực lượng như bổ sung người có năng lực, rút kinh nghiệm nghiêm khắc.

Cty ĐBHĐBMB có 170 kiểm soát viên không lưu. Ở sân bay Nội Bài mỗi ngày phải kiểm soát, hướng dẫn khoảng 150 chuyến.

Cùng với sự cố “máy bay suýt đè lên ô tô” vừa qua, đây là một cảnh báo đối với các hãng hàng không, sân bay về đảm bảo độ an toàn cho máy bay khi hạ cánh

  • Khấu Châu
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đà hồi phục kinh tế Mỹ đang lan rộng

Đà hồi phục của nền kinh tế Mỹ đang lan rộng ra hầu hết các vùng. Doanh thu của các doanh nghiệp đang khá dần lên và các nhà máy đang thúc đẩy sản xuất, nhưng vẫn có nhiều công ty còn thận trọng trong việc tuyển dụng nhân công, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cho biết.

Tài liệu khảo sát mới nhất về tình hình kinh tế các vùng (Beige Book) vừa được công bố hôm 14/4, cho hay, ngoài trừ St.Louis, 11/12 vùng theo khảo sát của FED đều đã có dấu hiệu cải thiện kinh tế.

FED nêu trong Beige Book, hoạt động kinh tế Mỹ đã được cải thiện hơn so với hồi đầu tháng 3, thời điểm công bố báo cáo gần đây nhất của cơ quan này, khi đó dấu hiệu kinh tế tốt hơn mới xuất hiện tại 9/12 vùng khảo sát.

Theo FED, kinh tế Mỹ trong tháng 3/2010 tốt hơn trước, là nhờ lượng tiêu dùng của người dân và hoạt động sản xuất đi lên. Điều này cho thấy, đà hồi phục đang tăng dần, mặc dù chưa đủ mạnh để giảm bớt tỷ lệ thất nghiệp hiện đang đứng ở mức 9,7%.

Beige Book được công bố 2 tuần trước khi Ủy ban thị trường mở của FED được nhóm họp để bàn về chính sách tiền tệ. Dự kiến trong hai ngày 27-28/4 tới, Chủ tịch FED và đồng nghiệp sẽ thảo luận về lãi suất cơ bản. Theo các nhà kinh tế học, FED có khả năng sẽ duy trì mức lãi suất này trong một thời gian nữa.

Sau khi Beige Book được công bố, đêm qua chứng khoán Mỹ tăng mạnh

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tai nạn xe buýt, 25 người thiệt mạng

15/04/2010 6:04

(TNO) Đã có ít nhất 25 người thiệt mạng, 24 người khác bị thương khi một chiếc xe buýt đâm vào một chiếc xe tải chở phân bón trên đường cao tốc ở miền bắc Zimbabwe.

Vụ tai nạn xảy ra vào tối 13.4 gần thị trấn Karoi, cách thủ đô Harare 300km.

Tổng công ty Truyền thông Zimbabwe cho biết, phần lớn các nạn nhân đều là những du khách đến từ Zambia.

Nguyên nhân dẫn đến tai nạn vẫn đang được tiếp tục làm rõ.

Hoàng Bảo

(Theo Reuters)

Share this post


Link to post
Share on other sites