ài...

Kẻ Mạnh Là Kẻ Chiến Thắng

45 bài viết trong chủ đề này

Chào Ài

Ài... đồng ý với Liêm Trinh quan điểm này. Tuy nhiên, vật chất thì ghép dễ nhưng những cái phi vật chất và để cô lập được thì là cả một vấn đề.

Liêm trinh sử dụng định nghĩa Phạm trù vật chất và các thuộc tính của vật chất là vận động trong không thời gian của giáo trình:Triết Học Mác - Lê Nin (dùng trong các trường đại học cao đẳng -tái bản lần thứ hai- từ trang 170- trang 188).

Sin Ài cho định nghĩa về cái phi vật chất của Ài

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ài chỉ muốn dùng sỏi đá biến nó thành ngọc. Đó là tư tưởng của Ài...

Liêm trinh rất đồng tình quan điểm này của Ài. Từ bé liêm trinh đã thích câu thơ:

" có sức người sỏi đá cũng thành cơm" nên gặp bất cứ cũng nghĩ cách để làm sao để cải tiến tốt hơn,hiệu quả hơn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vì vậy để cho "chính danh" Ài... xin nêu cái quan điểm của mình về "mạnh"

Ài... cho rằng "mạnh" là phạm trù được sinh ra để so sánh, mà so sánh thì phải có đối tượng để so sánh với chủ thể chứ không tồn tại cái "mạnh" độc lập. Mà so sánh ở đây không phải là ta định tính, không phải là ước đoán mà là qua thực tế phát sinh. Giữa đối tượng so sánh và chủ thể sẽ diễn ra thực tế đối mặt, nếu chủ thể thắng thì chủ thể là "mạnh" còn ngược lại; nếu đối tượng so sánh thắng thì đối tượng so sanh là "mạnh".

Theo định nghĩa của Ài thì là so sánh sức mạnh tổng hợp của hai đối tượng với tất cả các liên hệ phổ biến chứ không so sánh riêng một thuộc tính của đối tượng nghiên cứu. Như vậy thì câu trả lời liêm trinh đã trả lời rồi.

Còn bây giờ, có cao nhân nào muốn lạm bàn với Ài về vấn đề "Kẻ mạnh thắng kẻ yếu" thì xin mời đưa ra ý kiến. Nhưng trước hết hãy "chính danh" còn không "chính danh" làm ơn miễn lạm bàn.

Đây là một diễn đàn ảo rất ít người biết ních của nhau vậy sin Ài cho định nghĩa về :"chính danh" trong cõi diễn đàn ảo.

Thân chào

Share this post


Link to post
Share on other sites

.......

Ài... cho rằng "mạnh" là phạm trù được sinh ra để so sánh, mà so sánh thì phải có đối tượng để so sánh với chủ thể chứ không tồn tại cái "mạnh" độc lập. Mà so sánh ở đây không phải là ta định tính, không phải là ước đoán mà là qua thực tế phát sinh. Giữa đối tượng so sánh và chủ thể sẽ diễn ra thực tế đối mặt, nếu chủ thể thắng thì chủ thể là "mạnh" còn ngược lại; nếu đối tượng so sánh thắng thì đối tượng so sanh là "mạnh".

......Nhưng trước hết hãy "chính danh" còn không "chính danh" làm ơn miễn lạm bàn.

Trước hết tôi không hiểu ý ông Ài muốn chính danh là cái gì ? người tham biện phải chính danh, hay định nghĩa vấn đề phải chính danh, hay cái chi chi phải chính danh ?

Thứ nữa cách tác giả đặt vấn đề và câu trả lời của người đọc cho thấy vấn đề sẽ đi "xà quần" theo kiểu con kiến mà leo hàng rào đụng phải cột rào leo vào rồi lại leo ra.

Đang rãnh...cố cù nhầy với ông Ài thêm một đoạn.

Bây giờ tôi xin chỉ ra sự mơ hồ của ông ngay chính đoạn "chính danh" mà ông nêu ra ở trên. Thứ nhất " mạnh " không phải là phạm trù sinh ra để so sánh. " Mạnh hơn " mới là để so sánh. Hiểu như ông thì có khi làm câu " kẻ mạnh là kẻ chiến thắng " nó bớt đi sự thâm sâu đa ngữ nghĩa của nó. Khi ta nói con voi mạnh, hàm ý voi mạnh hơn những con thú khác trong rừng ( tức lân cận so sánh), nhưng khi ta nói con kiến mạnh, tức ta đang ngầm so sánh với tỷ trọng bản thân vật đang xét, tức con kiến có thể khuân một trọng lượng nặng hơn nó gấp nhiều lần, trong khi con voi thì không. Vậy khi so sánh con kiến mạnh hay con voi mạnh, nếu không đặt lề cho câu hỏi thì trả lời kiểu nào cũng sai. Xét đội bóng Việt nam và Mã lai hôm qua, về tổng quát, thời gian trước trận, thì mọi người cho là kỳ này ( lưu ý tôi đang đặt lề cho lập luận của mình ), VN mạnh hơn Mã. Nhưng xét 6 phút cuối, có ưu thế thời gian khi Mã đang dẫn trước 1-0 thì Mã lại mạnh hơn Việt. Không cần có kết quả cuối cùng vẫn có thể kết luận ai là kẽ mạnh trong từng thời điểm xét. Như vậy nếu không có những yếu tố, khu biệt vấn đề, cứ mơ mơ hồ thì không thể kết luận gì cả, nhưng chỉ cần thêm vào 1 yếu tố thì vấn đề lập tức rõ ràng, và sự mạnh hơn, yếu hơn thay đổi liên tục theo các tham số mà ông bỏ vào. Đây là mơ hồ thứ nhất của ông Ài.

Chiến thắng, theo kiểu ông Ài thì chưa chính danh gì cả. Theo " chính danh" của ông thì thế nào là chiến thắng ? 1 con ong rượt theo, cố chích vào trán 1 cậu bé. Nó thành công, chích đúng vào trán cậu bé kim gãy con ong chết, con người sưng cái đầu. Nếu ông Ài không bỏ tham số vô đây, tôi đố ông trả lời được cá thể nào thắng. 1 võ sĩ quyền anh và 1 kỳ thủ cờ vua "đánh" nhau ? tôi xin hỏi ông ai thắng ? Nếu tôi không bỏ tham số " đánh cờ" hay "đánh lộn" thì có thánh cũng trả lời sai. Mà dù tôi có khu biệt "đánh lộn" cũng chưa chắc ai thắng nếu tôi chưa nói thêm, kỳ thủ cờ vua có 2 tay 2 súng, mà tôi có nói 2 tay 2 súng cũng chưa kết luận gì nếu tôi chưa nói thêm, súng hết đạn, ...cứ thế...cứ thế...ông Ài có cần tôi bỏ thêm 1001 tham số còn lại không? Đó là chưa nói thế nào là gọi là thắng, đánh sưng mặt là thắng hay gài cho nó đánh mình để nó vô tù hay mình đạt được lợi ích gì đó ví dụ thừa hưởng gia tài, dành được cô gái người yêu .....Đây là cái mơ hồ thứ hai của ông.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ài... thiết tưởng cái "chính danh" mình nói ở đây đã rất rõ ràng. Xin lập lại một lần nữa với bất kỳ cao nhân nào khi lạm bàn đề tài này xin hãy nêu lập trường rõ ràng về "kẻ mạnh là kẻ chiến thắng" là hoàn toàn đúng hay không hoàn toàn đúng hoặc còn kiến giải theo kiểu khác hai ý đó thì cứ mạnh dạn nói ra. Sau đó, Ài... sẽ giải thích, chứng tỏ cũng như thắc mắc về các kiến giải khác nhau. Còn như không miễn thứ cho Ài... miễn đáp. Ài... tạo chủ đề không phải để chứng tỏ cái gì là đúng cái gì là sai mà là muốn xem tận cùng cái bản chất của vấn đề nêu ra đó là cái gì.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi bảo lưu quan điểm mạnh thắng yếu và xin nói cụ thể hơn như sau

1) thế giới tự nhiên :

Tôi sẽ không bao giờ đặt vấn đề mạnh yếu thắng thua trong quan hệ giữa các loài khác nhau. Quan hệ giữa các loài thuộc chuỗi mắt xích vòng sinh thái , một loài nào đó sẽ là con mồi/ hay kẻ săn mồi của loài khác.

Trong cùng một loài cá thể nào có bản năng sinh tồn kém hơn là kẻ yếu hơn và sẽ là kẻ thua trong cạnh tranh sinh tồn

2) Loài người

Chúng ta ai cũng thấy những việc tranh đấu hơn thua, so đo mạnh yếu xảy ra gần xa đâu đó giữa các cá thể, các nhóm, các công đồng người, các quốc gia vv...mà đỉnh cao là các cuộc chiến tranh .

Tôi xin phát biểu lại quan điểm của tôi : tại thời điểm đã phân định rõ thắng thua kẻ thắng là kẻ mạnh hơn.

Nghệ thuật quân sự của dân tộc ta làm nên những võ công chói lọi , biết lấy yếu thắng mạnh lấy ít thắng nhiều lài một thực tế lịch sử không ai có thể bác bỏ .

Lê Lợi cùng vài chục người lâp hội thề Lũng nhai phất cờ khởi nghĩa Lam sơn so với 10 vạn giăc Minh thì ai mạnh ai yếu ?

Nhưng 10 năm sau khi nghiã quân Lam sơn phát triển lực lượng giành quyền chủ động . vây hãm >5 vạn giặc trong thành Đông quan, đánh tan 10 vạn quân tiép viện lấy đầu Liễu thăng trên mặt trận Chi lăng Xương giang. Chặ đúng 5 vạn quân tiếp viện do Mộc thạnh chỉ huy ở Cần Trạm buộc chúng phải thoá chạy khi nghe tin Liễu thăng bỏ mạng .

Lại sắp tới ngày thành lập QDND Việt nam 22/12/1944 - 2009 gợi chúng ta nhớ về sự khởi đầu của quân đội ta từ 34 chiên sĩ đội Việt nam tuyên truyền giải phóng quân và quá trình xây dưng trưởng thành cho đên ngày nay, với những chiến công chấn động địa cầu là thực tế lịch sử hiển nhiên đâu chỉ là tuyên truyền

Thực tế lịch sử là lúc khởi đầu có nhiều khi lực lương ta rất nhỏ yếu nhưng qua quá trình xây dựng lực lượng , ta đã phát triển mạnh lên và giành thắng lợi cuối cùng khi tương quan lực lượng nghiên hẳn về ta .

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi bảo lưu quan điểm mạnh thắng yếu và xin nói cụ thể hơn như sau

1) thế giới tự nhiên :

Tôi sẽ không bao giờ đặt vấn đề mạnh yếu thắng thua trong quan hệ giữa các loài khác nhau. Quan hệ giữa các loài thuộc chuỗi mắt xích vòng sinh thái , một loài nào đó sẽ là con mồi/ hay kẻ săn mồi của loài khác.

Trong cùng một loài cá thể nào có bản năng sinh tồn kém hơn là kẻ yếu hơn và sẽ là kẻ thua trong cạnh tranh sinh tồn

2) Loài người

Chúng ta ai cũng thấy những việc tranh đấu hơn thua, so đo mạnh yếu xảy ra gần xa đâu đó giữa các cá thể, các nhóm, các công đồng người, các quốc gia vv...mà đỉnh cao là các cuộc chiến tranh .

Tôi xin phát biểu lại quan điểm của tôi : tại thời điểm đã phân định rõ thắng thua kẻ thắng là kẻ mạnh hơn.

Nghệ thuật quân sự của dân tộc ta làm nên những võ công chói lọi , biết lấy yếu thắng mạnh lấy ít thắng nhiều lài một thực tế lịch sử không ai có thể bác bỏ .

Lê Lợi cùng vài chục người lâp hội thề Lũng nhai phất cờ khởi nghĩa Lam sơn so với 10 vạn giăc Minh thì ai mạnh ai yếu ?

Nhưng 10 năm sau khi nghiã quân Lam sơn phát triển lực lượng giành quyền chủ động . vây hãm >5 vạn giặc trong thành Đông quan, đánh tan 10 vạn quân tiép viện lấy đầu Liễu thăng trên mặt trận Chi lăng Xương giang. Chặ đúng 5 vạn quân tiếp viện do Mộc thạnh chỉ huy ở Cần Trạm buộc chúng phải thoá chạy khi nghe tin Liễu thăng bỏ mạng .

Lại sắp tới ngày thành lập QDND Việt nam 22/12/1944 - 2009 gợi chúng ta nhớ về sự khởi đầu của quân đội ta từ 34 chiên sĩ đội Việt nam tuyên truyền giải phóng quân và quá trình xây dưng trưởng thành cho đên ngày nay, với những chiến công chấn động địa cầu là thực tế lịch sử hiển nhiên đâu chỉ là tuyên truyền

Thực tế lịch sử là lúc khởi đầu có nhiều khi lực lương ta rất nhỏ yếu nhưng qua quá trình xây dựng lực lượng , ta đã phát triển mạnh lên và giành thắng lợi cuối cùng khi tương quan lực lượng nghiên hẳn về ta .

Xin được hỏi Làng xưa: nếu quan điểm của Làng xưa là mạnh được yếu thua thì lúc khởi đầu ta yếu tức là ta thua?? hay ta không thua?? và giải thích cụ thể chứ nếu mà cứ thế này thì quả thật Ài... vẫn chưa cảm thấy được cái bản chất của mạnh được yếu thua.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thế nào là mạnh??

Ài... sở dĩ chưa nói quan điểm về cái "mạnh" của mình sợ sẽ trở thành áp đặt nên chủ đề, từ đó làm mất đi cái đích muốn đạt khi tạo chủ đề này.

...

Trẻ nhỏ lấy tiếng khóc làm sức mạnh, người lớn phải phản ứng với tiếng khóc ấy, thêm một dữ liệu để anh Ài thấy.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xin được hỏi Làng xưa: nếu quan điểm của Làng xưa là mạnh được yếu thua thì lúc khởi đầu ta yếu tức là ta thua?? hay ta không thua?? và giải thích cụ thể chứ nếu mà cứ thế này thì quả thật Ài... vẫn chưa cảm thấy được cái bản chất của mạnh được yếu thua.

Đấu tranh là quá trình , Thắng thua là kết cục cuối cùng .

Tại thời điểm chung cuộc không mạnh làm sao thắng ?

Chỉ có vài chục người hội thề Lũng nhai liệu có làm được việc vây Đông quan, phá Liễu thăng, chặn Mộc thạnh và giành lại độc lập cho dân tộc ?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Có ý kiến một tí.

"kẻ mạnh là kẻ chiến thắng" là hoàn toàn đúng

"kẻ mạnh là kẻ chiến thắng" là không hoàn toàn đúng

Hai cặp mệnh đề này đều đúng, khi nó được xét trong một không gian, thời gian, địa điểm cụ thể, còn nói không không mà chả có xét đến yếu tố khác thì thiết nghĩ không đi đến đâu được. Chuyện ngụ ngôn chỉ là chuyện ngụ ngôn, nó chỉ dạy người ta ở một khía cạnh nào đó mà thôi, còn nói thực tế là có ông nào mà gặp hổ rồi đứng đó dụ khị nó vào tròng không?, đến cả Võ Tòng kia cũng phải một mất một còn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vậy cho hỏi một câu:

Có trường hợp nào kẻ chiến thắng không phải là kẻ mạnhkẻ mạnh không phải là kẻ chiến thắng hay không?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vậy cho hỏi một câu:

Có trường hợp nào kẻ chiến thắng không phải là kẻ mạnhkẻ mạnh không phải là kẻ chiến thắng hay không?

Câu hỏi của chú/anh Thiên Đồng cũng ngộ.

Trường hợp "kẻ chiến thắng không phải là kẻ mạnh" vì người ta thêm bạn bớt thù.

Trường hợp "kẻ mạnh không phải là kẻ chiến thắng" vì người ta thêm thù bớt bạn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đấu tranh là quá trình , Thắng thua là kết cục cuối cùng .

Tại thời điểm chung cuộc không mạnh làm sao thắng ?

Chỉ có vài chục người hội thề Lũng nhai liệu có làm được việc vây Đông quan, phá Liễu thăng, chặn Mộc thạnh và giành lại độc lập cho dân tộc ?

Nếu mà cứ nói thế này thì thú thật cái quan điểm của Làng xưa theo Ài... chỉ là thấy nó đúng nhưng không giải thích được tại sao nó đúng. Nếu vậy thì không thuyết phục người khác cho rằng quan điểm của mình là đúng.

Ài xin đưa ra một ví dụ thế này: Có 2 người tạm gọi người A và người B đánh nhau sống chết. Đánh nhau một hồi người A hoàn toàn áp đảo người B. Đến khi chỉ cần người A làm 1 đấm là người B sẽ chết thì đột nhiên có tia sét từ trên trời đánh trúng người A. bị trúng tia sét người A chỉ còn thoi thóp năm trên đất. Người B chỉ việc giải quyết nốt sự việc là đem người B giết đi. Vậy chung cuộc là người B thắng.

Xin Làng xưa đưa ra lập luận của mình ví dụ trên để chứng minh quan điểm của mình

Share this post


Link to post
Share on other sites

Có ý kiến một tí.

Hai cặp mệnh đề này đều đúng, khi nó được xét trong một không gian, thời gian, địa điểm cụ thể, còn nói không không mà chả có xét đến yếu tố khác thì thiết nghĩ không đi đến đâu được. Chuyện ngụ ngôn chỉ là chuyện ngụ ngôn, nó chỉ dạy người ta ở một khía cạnh nào đó mà thôi, còn nói thực tế là có ông nào mà gặp hổ rồi đứng đó dụ khị nó vào tròng không?, đến cả Võ Tòng kia cũng phải một mất một còn.

Tại sao lại cứ có các yếu tố khác xen vào??

Vậy thử hỏi có đối tượng nào không chịu tác động của bất kỳ một yếu tố nào. Thế cho nên, dù chịu bất cứ yếu tố nào tác dụng mà "kẻ mạnh thắng kẻ yếu" vẫn tồn tại; đó mới là vấn đề cần xem xét. Nó đã đúng thì mọi trường hợp đều đúng. Nó đã sai thì dù 1 trường hợp sai cũng dẫn đến nó sai và không hoàn toàn đúng. Cứ bảo nó có điều kiện, vậy chứ đã cái nào có điều kiện, có lề mà nó sai chưa???

cái quan điểm "

Hai cặp mệnh đề này đều đúng, khi nó được xét trong một không gian, thời gian, địa điểm cụ thể, còn nói không không mà chả có xét đến yếu tố khác thì thiết nghĩ không đi đến đâu được" thật là chưa nghĩ sâu về cái gọi là "mạnh".

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vậy cho hỏi một câu:

Có trường hợp nào kẻ chiến thắng không phải là kẻ mạnhkẻ mạnh không phải là kẻ chiến thắng hay không?

Câu hỏi của chú/anh Thiên Đồng cũng ngộ.

Trường hợp "kẻ chiến thắng không phải là kẻ mạnh" vì người ta thêm bạn bớt thù.

Trường hợp "kẻ mạnh không phải là kẻ chiến thắng" vì người ta thêm thù bớt bạn.

Hãy nói quan điểm lập trường của mình trước, sau đó Ài... sẽ có câu trả lời.

Nếu không quyết định được quan điểm của mình rõ ràng thì tốt nhất cứ xem dần dần rồi khẳng định quan điểm rồi vào đây lạm bàn. Còn nếu sợ quan điểm của mình sai khiến người khác chê cười vì cái địa vị của mình hiện giờ trong diễn đàn thì tốt nhất cũng nên làm khán giả thôi.

Nếu mà Ài... nói có gì không phải xin được lượng thứ trước.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hãy nói quan điểm lập trường của mình trước, sau đó Ài... sẽ có câu trả lời.

Nếu không quyết định được quan điểm của mình rõ ràng thì tốt nhất cứ xem dần dần rồi khẳng định quan điểm rồi vào đây lạm bàn. Còn nếu sợ quan điểm của mình sai khiến người khác chê cười vì cái địa vị của mình hiện giờ trong diễn đàn thì tốt nhất cũng nên làm khán giả thôi.

Nếu mà Ài... nói có gì không phải xin được lượng thứ trước.

Sợ quan điểm của mình sai, đúng.

Người khác chê cười, đúng.

Vì cái địa vị, đúng.

Làm khán giả thôi, không đúng.

Đúng không ạ ?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tại sao lại cứ có các yếu tố khác xen vào??

Vậy thử hỏi có đối tượng nào không chịu tác động của bất kỳ một yếu tố nào. Thế cho nên, dù chịu bất cứ yếu tố nào tác dụng mà "kẻ mạnh thắng kẻ yếu" vẫn tồn tại; đó mới là vấn đề cần xem xét. Nó đã đúng thì mọi trường hợp đều đúng. Nó đã sai thì dù 1 trường hợp sai cũng dẫn đến nó sai và không hoàn toàn đúng. Cứ bảo nó có điều kiện, vậy chứ đã cái nào có điều kiện, có lề mà nó sai chưa???

cái quan điểm "

Hai cặp mệnh đề này đều đúng, khi nó được xét trong một không gian, thời gian, địa điểm cụ thể, còn nói không không mà chả có xét đến yếu tố khác thì thiết nghĩ không đi đến đâu được" thật là chưa nghĩ sâu về cái gọi là "mạnh".

Nếu mà cứ nói thế này thì thú thật cái quan điểm của Làng xưa theo Ài... chỉ là thấy nó đúng nhưng không giải thích được tại sao nó đúng. Nếu vậy thì không thuyết phục người khác cho rằng quan điểm của mình là đúng.

Ài xin đưa ra một ví dụ thế này: Có 2 người tạm gọi người A và người B đánh nhau sống chết. Đánh nhau một hồi người A hoàn toàn áp đảo người B. Đến khi chỉ cần người A làm 1 đấm là người B sẽ chết thì đột nhiên có tia sét từ trên trời đánh trúng người A. bị trúng tia sét người A chỉ còn thoi thóp năm trên đất. Người B chỉ việc giải quyết nốt sự việc là đem người B giết đi. Vậy chung cuộc là người B thắng.

Xin Làng xưa đưa ra lập luận của mình ví dụ trên để chứng minh quan điểm của mình

Xin ài... lý giải dùm cái chữ màu đỏ là gì trong suốt quá trình A - B đối kháng?.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xin ài... lý giải dùm cái chữ màu đỏ là gì trong suốt quá trình A - B đối kháng?.

Ý của nó chỉ là tình cờ, ngẫu nhiên mà thôi, chứ không phải vì cái này hay vì cái khác mà rơi trung người A.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thiên Đồng chỉ góp một ý để mọi người suy nghĩ rằng mạnh và thắng không phải bao giờ cũng là anh em sinh đôi. Có khi kẻ thắng không phải là người mạnh, kẻ mạnh không phải là người thắng. Điều này rất hiển nhiên. Tự mọi người có thể tham cứu sử sách hay trong võ học. Và trong lý học, lý học đã diễn giải điều này rồi.

Thôi, Thiên Đồng ngồi xem hài kịch, rảnh thì thả diều. :angry:

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thiên Đồng chỉ góp một ý để mọi người suy nghĩ rằng mạnh và thắng không phải bao giờ cũng là anh em sinh đôi. Có khi kẻ thắng không phải là người mạnh, kẻ mạnh không phải là người thắng. Điều này rất hiển nhiên. Tự mọi người có thể tham cứu sử sách hay trong võ học. Và trong lý học, lý học đã diễn giải điều này rồi.

Thôi, Thiên Đồng ngồi xem hài kịch, rảnh thì thả diều. :angry:

Thiên Đồng ơi

LX xin có nhời với TĐ thế này

Một khi quán xét việc mạnh yếu được thua thì đã là thuộc phạm trù thế giới vật chất , thế gian nhị nguyên luận rồi !!! Theo thiển kiến của LX thì thuyết duy vật biện chứng của Mác quá đủ để minh giải .

Đọc những bài viết của Thiên Đồng và Bát bộ Thiên long trong dđ này LX nhận thấy các bạn tâm đắc với đạo Phật , mình xin mượn một câu kinh để nói quan điểm rốt ráo của mình ( quan điểm theo duy vật biện chứng mình đã nói rồi ) :

" thị chư pháp không tướng, bất sinh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm..."

Nam mô thường tinh tấn Bồ-tát-Ma-ha-tát

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay