ài...

Kẻ Mạnh Là Kẻ Chiến Thắng

45 bài viết trong chủ đề này

Ài... xin gửi lời chào, lời chúc sức khỏe đến tất cả các bác, các chú và anh chị em trong diễn đàn :blink:

Từ xưa đến nay vẫn luôn tồn tại cái lý: "Kẻ mạnh là kẻ chiến thắng" hay là "mạnh được yếu thua". Có ý kiến cho rằng điều đó là đạo lý, là hoàn toàn đúng và lấy cái đó là chuẩn mực cho cả cuộc đời của mình.

Bên cạnh đó, cũng có ý kiến cho rằng: cái lý: "Kẻ mạnh là kẻ chiến thắng" là không phải là cái đạo lý hoàn toàn đúng, không phải mọi thứ đều tuân theo cái lý đó, vì rằng sẽ có nhiều yếu tố sẽ quyết định ai là "kẻ chiến thắng" dù là "kẻ mạnh" hay "kẻ yếu".

Nếu mà cứ nói chung chung như vậy thì sẽ ko có tính thuyết phục. Xin đưa ra 1 ví dụ cụ thể và cách giải thích của 2 nhận định trên

Lấy ví dụ về chuyện ngụ ngôn "Trí khôn của tao đây"

Bên cho rằng: "Kẻ mạnh là kẻ chiến thắng" là hoàn toàn đúng giải thích như sau: Bác tiều phu chiến thắng con hổ nên chứng tỏ Bác tiều phu là "kẻ mạnh", nếu nói về sức khỏe, sự mạnh bạo đơn thuần thì không bằng con hổ. Tuy nhiên, Bác tiều phu lại có trí tuệ "mạnh" hơn con hổ nên tổng hợp sức mạnh mà nói, bác tiều phu là "mạnh" hơn con hổ

Bên cho rằng: cái lý: "Kẻ mạnh là kẻ chiến thắng" là không phải là cái đạo lý hoàn toàn đúng giải thích là: Bác tiều phu sở dĩ thắng con hổ là do bác vận dụng mưu trí giỏi, lừa con hổ vào bẫy nên dù bác có không đánh lại con hổ nhưng cuối cùng vẫn chiến thắng. Vì rằng Bác tiều phu sức mạnh không bằng con hổ nhưng biết dùng mưu để chiến thắng con hổ nên không thể nói kẻ mạnh luôn là kẻ chiến thắng. Không thể có cái gọi là tổng hợp sức mạnh như bên kia nói. Trong toán học không có cái loại tổng hợp giữa đơnvị là mét với đơn vị là Kg và cho rằng bên kia đã cưỡng từ đoạt lý.

Thú thật, Ài... nghe rồi ngẫm rồi có chút hơi loạn loạn. Vì vậy, Ài... tạo chủ đề này để xin được nghe các kiến giải của các bác các chú và các anh chị em về cái lý: "Kẻ mạnh là kẻ chiến thắng". Ài... rất hy vọng chủ đề này sẽ có ích cho Ài... cũng cho mọi người

Kính ái!

Share this post


Link to post
Share on other sites

"Khôn chết.

Dại chết.

Biết sống"

(Trang Tử)

Suy ra:

Mạnh thua

Yếu thua

Thuận theo tự nhiên thắng.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ài... xin gửi lời chào, lời chúc sức khỏe đến tất cả các bác, các chú và anh chị em trong diễn đàn :blink:

Từ xưa đến nay vẫn luôn tồn tại cái lý: "Kẻ mạnh là kẻ chiến thắng" hay là "mạnh được yếu thua". Có ý kiến cho rằng điều đó là đạo lý, là hoàn toàn đúng và lấy cái đó là chuẩn mực cho cả cuộc đời của mình.

Bên cạnh đó, cũng có ý kiến cho rằng: cái lý: "Kẻ mạnh là kẻ chiến thắng" là không phải là cái đạo lý hoàn toàn đúng, không phải mọi thứ đều tuân theo cái lý đó, vì rằng sẽ có nhiều yếu tố sẽ quyết định ai là "kẻ chiến thắng" dù là "kẻ mạnh" hay "kẻ yếu".

Nếu mà cứ nói chung chung như vậy thì sẽ ko có tính thuyết phục. Xin đưa ra 1 ví dụ cụ thể và cách giải thích của 2 nhận định trên

Lấy ví dụ về chuyện ngụ ngôn "Trí khôn của tao đây"

Bên cho rằng: "Kẻ mạnh là kẻ chiến thắng" là hoàn toàn đúng giải thích như sau: Bác tiều phu chiến thắng con hổ nên chứng tỏ Bác tiều phu là "kẻ mạnh", nếu nói về sức khỏe, sự mạnh bạo đơn thuần thì không bằng con hổ. Tuy nhiên, Bác tiều phu lại có trí tuệ "mạnh" hơn con hổ nên tổng hợp sức mạnh mà nói, bác tiều phu là "mạnh" hơn con hổ

Bên cho rằng: cái lý: "Kẻ mạnh là kẻ chiến thắng" là không phải là cái đạo lý hoàn toàn đúng giải thích là: Bác tiều phu sở dĩ thắng con hổ là do bác vận dụng mưu trí giỏi, lừa con hổ vào bẫy nên dù bác có không đánh lại con hổ nhưng cuối cùng vẫn chiến thắng. Vì rằng Bác tiều phu sức mạnh không bằng con hổ nhưng biết dùng mưu để chiến thắng con hổ nên không thể nói kẻ mạnh luôn là kẻ chiến thắng. Không thể có cái gọi là tổng hợp sức mạnh như bên kia nói. Trong toán học không có cái loại tổng hợp giữa đơnvị là mét với đơn vị là Kg và cho rằng bên kia đã cưỡng từ đoạt lý.

Thú thật, Ài... nghe rồi ngẫm rồi có chút hơi loạn loạn. Vì vậy, Ài... tạo chủ đề này để xin được nghe các kiến giải của các bác các chú và các anh chị em về cái lý: "Kẻ mạnh là kẻ chiến thắng". Ài... rất hy vọng chủ đề này sẽ có ích cho Ài... cũng cho mọi người

Kính ái!

Ài có vui có khổ vì ái,

Ai không vui cũng không khổ thì vào cảnh giới đại ái. :blink:

Share this post


Link to post
Share on other sites

Quẳng 2 đối tượng nghiên cứu có cùng một tính chất lên một thiên hà xa lắc và tách biệt hoàn toàn 2 đối tượng với mọi yếu tố tương tác. Mạnh thắng yếu đúng.

Trái đất con người đang sinh sống có cấu tạo trong vũ trụ để chịu các tương tác tổng quát của toàn vũ trụ theo quy luật tất yếu- Thiện thắng ác.

Một vận động nhỏ cũng là tổng hòa các tương tác của vũ trụ. Mạnh yếu trên trái đất chỉ là tương đối có thể chuyển hóa đổi nhau. 2/3 năng lượng vũ trụ tác động tới trái đất có tính thiện nên thiện yếu lâu dài sẽ chuyển hóa thành thiện mạnh và ác mạnh lâu dài sẽ bị suy yếu thành ác yếu.

Ngược dòng lịch sử cổ cận đại ác mạnh có thể tạm thời thắng thiện yếu do y học kém phát triển nên sự tỷ lệ thiện ác có thể đảo ngược. Từ thế kỷ 20 trở về sau do tiến bộ của y học tỷ lệ thiện ác đúng với quy luật vũ trụ do đó thiện mạnh thắng ác yếu là tất yếu.

vài dòng lạm bàn với Ài......................

Kính

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ài có vui có khổ vì ái,

Ai không vui cũng không khổ thì vào cảnh giới đại ái. :blink:

Long bộ giảng giùm thắc mắc "không vui cũng không khổ thì vào cảnh giới đại ái".

Phàm làm người quý nhất ngoài nhận thức, cảm quan còn thất tình lục dục. Biết vui, biết buồn, biết giận...là đặc trưng của loài người, biết bao loài cầm thú cũng như robot ( tổng hợp chút nghe) trong ta bà thế giới cố gắng đạt được thất tình lục dục để được làm người cho đúng nghĩa. Có những vị tiên cố tình hạ giới để được 1 lần yêu như con người, co những con yêu cố công tu luyện để được làm người, cũng như có những con siêu robot ( phim ảnh phản ánh thế giới quan con người) phát triển đến 1 đẳng cấp nào đó lại sẳn sàng đánh đổi tất cả để có được cảm giác đau đớn, vui, buồn, biết khóc biết cười, biết già đi như 1 con người thực sự. Như vậy làm người quí lắm, lục dục quí lắm, sao lại nói diệt thất tình lục dục thì đại ái, trơ trơ như con robot thì đại ái chăng ?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Long bộ giảng giùm thắc mắc "không vui cũng không khổ thì vào cảnh giới đại ái".

Phàm làm người quý nhất ngoài nhận thức, cảm quan còn thất tình lục dục. Biết vui, biết buồn, biết giận...là đặc trưng của loài người, biết bao loài cầm thú cũng như robot ( tổng hợp chút nghe) trong ta bà thế giới cố gắng đạt được thất tình lục dục để được làm người cho đúng nghĩa. Có những vị tiên cố tình hạ giới để được 1 lần yêu như con người, co những con yêu cố công tu luyện để được làm người, cũng như có những con siêu robot ( phim ảnh phản ánh thế giới quan con người) phát triển đến 1 đẳng cấp nào đó lại sẳn sàng đánh đổi tất cả để có được cảm giác đau đớn, vui, buồn, biết khóc biết cười, biết già đi như 1 con người thực sự. Như vậy làm người quí lắm, lục dục quí lắm, sao lại nói diệt thất tình lục dục thì đại ái, trơ trơ như con robot thì đại ái chăng ?

Đại Ái là một công án.

Nhiều đời trước, Bồ Đề Đạt Ma và Vũ Phi Vân có kết duyên và ước thề lâu dài, liên tục 7 kiếp kết thân làm vợ chồng, tưởng thế là Đại Ái. Nhưng được có 3 kiếp, Bồ Đề Đạt Ma hành sự phá bỏ lời thề này và theo con đường Phật Pháp.

Đến kiếp Bồ Đề Đạt Ma làm Sư Tổ, gặp lại Vũ Phi Vân đang tu Tiên Đạo của Quốc Sư Lưu Chi. Khi Vũ Phi Vân bị Quốc Sư Lưu Chi đầu độc tà kiến sai khiến đi giết Bồ Đề Đạt Ma. Khi giao chiến vơi Bồ Đề Đạt Ma, Vũ Phi Vân tự nhiên thấy những cảnh giới quá khứ ân ái hạnh phúc với một người giống với Địch thủ trước mặt, thế là tạm hoãn giao chiến và chuyển sang thỏa hiệp nói chuyện nhập định vào cảnh giới của quá khứ để kiểm nghiệm xem có phải là có duyên từ nhiều kiếp trước hay không.

Vũ Phi Vân tu Tiên nhưng vẫn bị nghiệp tình ái trong tàng thức làm cho con người thỉnh thoảng có những hành sự có tính thiên về tình cảm nên khó tiến đạo, nhất là khi gặp Bồ Đề Đạt Ma. Phi Vân nghi ngờ rằng đây chính là Phu Quân của mình nhiều kiếp trước và có lời thề sống với nhau liên tục 7 kiếp. Kết quả hai người nhập vào cảnh giới quá khứ và đối đáp những vấn đề tự đặt ra cuối cũng cũng nhận ra nhau có lời hẹn ước 7 kiếp kết duyên gọi là Đại Ái.

Mới có 3 kiếp kết duyên, do nghiệp báo có kiếp thì làm vua chúa, có kiếp thì làm thường dân nhưng vẫn hết sức tình ái thủy chung. Nhưng Bồ Đề Đạt Ma thấy ra trước, với ý tưởng Đại Ái thì hành phúc mà không có sự đau khổ, nhưng nghiệm thấy cứ Ái thì toàn là khổ đau, Đại Ái cũng chẳng thấy có gì hạnh phúc cả, khổ vẫn hoàn khổ. Cuối cùng Bồ Đề Đạt Ma nhận ra cảnh giới Đại Ái là phải lìa sự khổ của Ái nên đã hành động hủy hoại lời thề ước.

Mãi về sau, tuy nhận ra Bồ Đề Đạt Ma nhưng Vũ Phi Vân vẫn phải theo Quốc Sư Lưu Chi thực hiện công việc giết Bồ Đề Đạt Ma, nếu không sẽ bị Lưu Chi làm cho không thể tiến vào cảnh giới Tiên mà còn bị đọa ngàn kiếp thấp hèn. Nhưng khi Lưu Chi giao chiến với Bồ Đề Đạt Ma thì hai chị em Phi Vân và Cầm Nương đã phản bội Lưu Chi để bảo vệ Bồ Đề Đạt Ma. Khi Bồ Đề Đạt Ma đang qua sống thì bị Lưu Chi dương cung có 3 mũi tên nhắm bắn, Phi Vân thấy vậy đã bay lên, lấy thân mình đỡ tên cho Bồ Đề Đạt Ma, trúng tên, Phi Vân rơi xuống trong tay Bồ Đề Đạt Ma và ngộ ra cảnh giới Đại Ái là sự không có khổ đau và cũng nhận ra tại sao Bồ Đề Đạt Ma khỉ trước đã phá lời hẹn ước Đại Ái 7 kiếp ở kiếp thức 3.

Share this post


Link to post
Share on other sites

"Khôn chết.

Dại chết.

Biết sống"

(Trang Tử)

Suy ra:

Mạnh thua

Yếu thua

Thuận theo tự nhiên thắng.

Về cách kiến giải này Ài... xin có đôi lời:

Thứ nhất, đây là lời mà các Sếp rất hay dùng. Giả dụ như làm thế này là tốt, hay làm thế này là xấu không tốt :blink: .

Thứ hai, nếu theo ý hiểu của Ài... thì "Khôn chết" có phải là trở thành "khôn" quá không hay là khôn theo kiểu cứng nhắc, hay thuần khôn, cái này sẽ trở thành là "dại". Cũng như thế, nếu suy "mạnh thua" ví dụ ý nghĩ của thường nhân là mình rất mạnh, dùng tay không đấm vào tường kết quả tay ko đau mới lạ. Vậy cái mạnh này có phải là mạnh.

Còn "Dại chết" thử hỏi trên cuộc đời này mấy ai biết mình dại, ngay cả khi nói mình dại chắc gì tâm đã nghĩ vậy. Nếu là dại bình thường, chả ai dỗi hơi đối phó cái không nguy hioểmm đến mình. Nhưng nếu "Dại quá" thì thế nào đây. Có một ngày chợt nghĩ, trời lạnh quá muốn nhảy vào lò để cho nó ấm vậy kết quả là sao

"Thuận theo tự nhiên thăng" cái đạo trung dung này sinh ra chả là muốn bản thân mình không bị thiệt thòi hay sao. Cuối cùng thì cũng là muốn mình "mạnh" hơn kẻ khác.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Quẳng 2 đối tượng nghiên cứu có cùng một tính chất lên một thiên hà xa lắc và tách biệt hoàn toàn 2 đối tượng với mọi yếu tố tương tác. Mạnh thắng yếu đúng.

Xin thhưa với Liêm Trinh: làm gì có đối tượng nào không chịu tương tác, làm gì có chuyện lý tưởng hóa vấn đề như vậy. Cũng lấy ví dụ "trí khôn của tao đây" nếu vứt lên cái nơi Liêm Trinh nói thì kết quả có phải con hổ nó là thẳng tay tàn sát, còn Bác tiều phu căn bản là chịu chết sao, vậy tức là con hổ là kẻ mạnh còn Bác tiều phu là kẻ yếu. Điều này có phải là cho rằng mạnh chỉ là thuần sức mạnh??

Trái đất con người đang sinh sống có cấu tạo trong vũ trụ để chịu các tương tác tổng quát của toàn vũ trụ theo quy luật tất yếu- Thiện thắng ác.

Một vận động nhỏ cũng là tổng hòa các tương tác của vũ trụ. Mạnh yếu trên trái đất chỉ là tương đối có thể chuyển hóa đổi nhau. 2/3 năng lượng vũ trụ tác động tới trái đất có tính thiện nên thiện yếu lâu dài sẽ chuyển hóa thành thiện mạnh và ác mạnh lâu dài sẽ bị suy yếu thành ác yếu.

Ngược dòng lịch sử cổ cận đại ác mạnh có thể tạm thời thắng thiện yếu do y học kém phát triển nên sự tỷ lệ thiện ác có thể đảo ngược. Từ thế kỷ 20 trở về sau do tiến bộ của y học tỷ lệ thiện ác đúng với quy luật vũ trụ do đó thiện mạnh thắng ác yếu là tất yếu.

vài dòng lạm bàn với Ài......................

Kính

Cái này nghe ra rất giống triết học Mác Lê, thiện mạnh thì thắng ác yếu, suy ra ác mạnh sẽ phải thắng thiện yếu. Tức là thế gian "Mạnh được yếu thua" là cái đạo lý "theo quy luật tất yếu- Thiện thắng ác"?????

Ài có vui có khổ vì ái,

Ai không vui cũng không khổ thì vào cảnh giới đại ái. biggrin.gif

Long bộ giảng giùm thắc mắc "không vui cũng không khổ thì vào cảnh giới đại ái".

Phàm làm người quý nhất ngoài nhận thức, cảm quan còn thất tình lục dục. Biết vui, biết buồn, biết giận...là đặc trưng của loài người, biết bao loài cầm thú cũng như robot ( tổng hợp chút nghe) trong ta bà thế giới cố gắng đạt được thất tình lục dục để được làm người cho đúng nghĩa. Có những vị tiên cố tình hạ giới để được 1 lần yêu như con người, co những con yêu cố công tu luyện để được làm người, cũng như có những con siêu robot ( phim ảnh phản ánh thế giới quan con người) phát triển đến 1 đẳng cấp nào đó lại sẳn sàng đánh đổi tất cả để có được cảm giác đau đớn, vui, buồn, biết khóc biết cười, biết già đi như 1 con người thực sự. Như vậy làm người quí lắm, lục dục quí lắm, sao lại nói diệt thất tình lục dục thì đại ái, trơ trơ như con robot thì đại ái chăng ?

Đại Ái là một công án.

Nhiều đời trước, Bồ Đề Đạt Ma và Vũ Phi Vân có kết duyên và ước thề lâu dài, liên tục 7 kiếp kết thân làm vợ chồng, tưởng thế là Đại Ái. Nhưng được có 3 kiếp, Bồ Đề Đạt Ma hành sự phá bỏ lời thề này và theo con đường Phật Pháp.

Đến kiếp Bồ Đề Đạt Ma làm Sư Tổ, gặp lại Vũ Phi Vân đang tu Tiên Đạo của Quốc Sư Lưu Chi. Khi Vũ Phi Vân bị Quốc Sư Lưu Chi đầu độc tà kiến sai khiến đi giết Bồ Đề Đạt Ma. Khi giao chiến vơi Bồ Đề Đạt Ma, Vũ Phi Vân tự nhiên thấy những cảnh giới quá khứ ân ái hạnh phúc với một người giống với Địch thủ trước mặt, thế là tạm hoãn giao chiến và chuyển sang thỏa hiệp nói chuyện nhập định vào cảnh giới của quá khứ để kiểm nghiệm xem có phải là có duyên từ nhiều kiếp trước hay không.

Vũ Phi Vân tu Tiên nhưng vẫn bị nghiệp tình ái trong tàng thức làm cho con người thỉnh thoảng có những hành sự có tính thiên về tình cảm nên khó tiến đạo, nhất là khi gặp Bồ Đề Đạt Ma. Phi Vân nghi ngờ rằng đây chính là Phu Quân của mình nhiều kiếp trước và có lời thề sống với nhau liên tục 7 kiếp. Kết quả hai người nhập vào cảnh giới quá khứ và đối đáp những vấn đề tự đặt ra cuối cũng cũng nhận ra nhau có lời hẹn ước 7 kiếp kết duyên gọi là Đại Ái.

Mới có 3 kiếp kết duyên, do nghiệp báo có kiếp thì làm vua chúa, có kiếp thì làm thường dân nhưng vẫn hết sức tình ái thủy chung. Nhưng Bồ Đề Đạt Ma thấy ra trước, với ý tưởng Đại Ái thì hành phúc mà không có sự đau khổ, nhưng nghiệm thấy cứ Ái thì toàn là khổ đau, Đại Ái cũng chẳng thấy có gì hạnh phúc cả, khổ vẫn hoàn khổ. Cuối cùng Bồ Đề Đạt Ma nhận ra cảnh giới Đại Ái là phải lìa sự khổ của Ái nên đã hành động hủy hoại lời thề ước.

Mãi về sau, tuy nhận ra Bồ Đề Đạt Ma nhưng Vũ Phi Vân vẫn phải theo Quốc Sư Lưu Chi thực hiện công việc giết Bồ Đề Đạt Ma, nếu không sẽ bị Lưu Chi làm cho không thể tiến vào cảnh giới Tiên mà còn bị đọa ngàn kiếp thấp hèn. Nhưng khi Lưu Chi giao chiến với Bồ Đề Đạt Ma thì hai chị em Phi Vân và Cầm Nương đã phản bội Lưu Chi để bảo vệ Bồ Đề Đạt Ma. Khi Bồ Đề Đạt Ma đang qua sống thì bị Lưu Chi dương cung có 3 mũi tên nhắm bắn, Phi Vân thấy vậy đã bay lên, lấy thân mình đỡ tên cho Bồ Đề Đạt Ma, trúng tên, Phi Vân rơi xuống trong tay Bồ Đề Đạt Ma và ngộ ra cảnh giới Đại Ái là sự không có khổ đau và cũng nhận ra tại sao Bồ Đề Đạt Ma khỉ trước đã phá lời hẹn ước Đại Ái 7 kiếp ở kiếp thức 3.

Làm ơn đừng làm loãng chủ đề có được không :blink:

Share this post


Link to post
Share on other sites

Làm ơn đừng làm loãng chủ đề có được không :blink:

Mạnh đối với yếu, Chiến tức là Đấu, Thắng tức là Hơn.

Phật Hoàng có nói:

Khéo cầm quân thì không cần bày trận

Khéo bày trận thì không cần đánh

Khéo đánh thì không thua

Khéo thua thì không chết.

Hơn thì có hơn về Dũng và hơn về Mưu. Nhưng người ta lại hay nói Hữu Dũng Vô Mưu với ý đánh giá khả năng và kết quả là sẽ chiến bại. Rất khoát và rõ ràng và cũng không kém phần thực tế, vậy cũng không có gì phải tự loạn cả, tự loạn thì vô mưu, tâm bình bình thế giới.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xin thhưa với Liêm Trinh: làm gì có đối tượng nào không chịu tương tác, làm gì có chuyện lý tưởng hóa vấn đề như vậy. Cũng lấy ví dụ "trí khôn của tao đây" nếu vứt lên cái nơi Liêm Trinh nói thì kết quả có phải con hổ nó là thẳng tay tàn sát, còn Bác tiều phu căn bản là chịu chết sao, vậy tức là con hổ là kẻ mạnh còn Bác tiều phu là kẻ yếu. Điều này có phải là cho rằng mạnh chỉ là thuần sức mạnh??

Cái này nghe ra rất giống triết học Mác Lê, thiện mạnh thì thắng ác yếu, suy ra ác mạnh sẽ phải thắng thiện yếu. Tức là thế gian "Mạnh được yếu thua" là cái đạo lý "theo quy luật tất yếu- Thiện thắng ác"?????

Chào Ài chúng ta là những người nghiên cứu khoa học khi chưa có một lý thuyết thống nhất thì giải bất cứ bài toán vật chất tự nhiên nào cũng cần có các điều kiện biên. Để so sánh cặp "mạnh -yếu" hiểu theo bất cứ phương diện nào của vật chất tự nhiên thì để quá trình khảo sát thí nghiệm đúng có kết quả chính sác thì bắt buộc phải cô lập đối tượng nghiên cứu có cùng một tính chất tương đồng để so sánh ài ạ.

Cái này nghe ra rất giống triết học Mác Lê

Triết học Mác Lê theo liêm trinh đến bây giờ vẫn là triết học tiên phong để định hướng các nghiên cứu về vật chất tự nhiên. Nếu nói một nhà khoa hoc đại tài về vật chất tự nhiên mà không hiểu tý nào về triết học Mác Lê thì liêm trinh không tin và khi toàn bộ vũ trụ chỉ có vật chất thì mọi trường phái triết học giải quyết bản chất của vũ trụ đã và đang tồn tại trong tri thức loài người chưa có trường phái nào hơn triết học Mác Lê.

thiện mạnh thì thắng ác yếu, suy ra ác mạnh sẽ phải thắng thiện yếu. Tức là thế gian "Mạnh được yếu thua" là cái đạo lý "theo quy luật tất yếu- Thiện thắng ác"?????

Ài đọc lại bài viết của liêm trinh để xem liêm trinh viết thế nào mà dẫn đến kết luận "Thiện thắng ác là quy luật tất yếu"

Để tìm ra quy tắc tất yếu này không khó chỉ cần biết đọc và có khả năng tổng hợp tý chút là có thể tìm ra ở đống sách vở bề bộn của lý học đông phuơng Ài chịu khó đọc tý đi suy nghĩ tý đi.

Nếu ài chỉ giải quyết vấn đề "mạnh thắng yếu" đơn thuần mà không tính tới các tương tác tổng quát khác thì sẽ giống câu chuyện cười "Đau bụng uống nhân ngôn...." đấy và hậu quả tất yếu vào hùa với cái ác làm hại con người, xã hội để phải chịu hậu quả không tốt cho bản thân và dòng tộc sau này (diễn đàn quý báu này các cao thủ viết rất nhiều điều hay ài chịu khó đọc tìm nhặt ngọc ở trong đó).

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi trộm nghe :

Kẻ khoẻ dụng sức

Kẻ trí dụng mưu

Người hiền dụng đức

Ai mạnh hơn ai ?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi trộm nghe :

Kẻ khoẻ dụng sức

Kẻ trí dụng mưu

Người hiền dụng đức

Ai mạnh hơn ai ?

Mấy ý của anh Làng xưa coi như là, Tam Tài Bi Trí Dũng, nếu phân biệt thì cũng là thứ tự từ cao đến thấp.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào Ài chúng ta là những người nghiên cứu khoa học khi chưa có một lý thuyết thống nhất thì giải bất cứ bài toán vật chất tự nhiên nào cũng cần có các điều kiện biên. Để so sánh cặp "mạnh -yếu" hiểu theo bất cứ phương diện nào của vật chất tự nhiên thì để quá trình khảo sát thí nghiệm đúng có kết quả chính sác thì bắt buộc phải cô lập đối tượng nghiên cứu có cùng một tính chất tương đồng để so sánh ài ạ.

Ài... đồng ý với Liêm Trinh quan điểm này. Tuy nhiên, vật chất thì ghép dễ nhưng những cái phi vật chất và để cô lập được thì là cả một vấn đề.

Triết học Mác Lê theo liêm trinh đến bây giờ vẫn là triết học tiên phong để định hướng các nghiên cứu về vật chất tự nhiên. Nếu nói một nhà khoa hoc đại tài về vật chất tự nhiên mà không hiểu tý nào về triết học Mác Lê thì liêm trinh không tin và khi toàn bộ vũ trụ chỉ có vật chất thì mọi trường phái triết học giải quyết bản chất của vũ trụ đã và đang tồn tại trong tri thức loài người chưa có trường phái nào hơn triết học Mác Lê.

Cái này Ài.. cũng không phủ nhận mà có khả năng Liêm Trinh hiểu nhầm ý tứ khi Ài... đề cập đến.

Ài đọc lại bài viết của liêm trinh để xem liêm trinh viết thế nào mà dẫn đến kết luận "Thiện thắng ác là quy luật tất yếu"

Để tìm ra quy tắc tất yếu này không khó chỉ cần biết đọc và có khả năng tổng hợp tý chút là có thể tìm ra ở đống sách vở bề bộn của lý học đông phuơng Ài chịu khó đọc tý đi suy nghĩ tý đi.

Nếu ài chỉ giải quyết vấn đề "mạnh thắng yếu" đơn thuần mà không tính tới các tương tác tổng quát khác thì sẽ giống câu chuyện cười "Đau bụng uống nhân ngôn...." đấy và hậu quả tất yếu vào hùa với cái ác làm hại con người, xã hội để phải chịu hậu quả không tốt cho bản thân và dòng tộc sau này (diễn đàn quý báu này các cao thủ viết rất nhiều điều hay ài chịu khó đọc tìm nhặt ngọc ở trong đó).

Trái đất con người đang sinh sống có cấu tạo trong vũ trụ để chịu các tương tác tổng quát của toàn vũ trụ theo quy luật tất yếu- Thiện thắng ác

Cái này Liêm Trinh viết mình chỉ là hỏi lại xem, rốt cục lập trường của Liêm Trinh cụ thể thế nào và chứng minh như thế nào cho lập trường của Liêm Trinh.

Ài... khi lập chủ đề tự nhiên đã tính đến mục đích và tự lượng được khả năng thô lậu của mình.Đọc sách nhiều cũng tốt,nhưng không phải là quá tốt.

Cái Liêm Trinh nghĩ về vấn đề mạnh được yếu thua mà Ài... nêu là đơn thuần thì làm ơn xem lại giùm và lấy dẫn chứng cụ thể.

Còn

đấy và hậu quả tất yếu vào hùa với cái ác làm hại con người, xã hội để phải chịu hậu quả không tốt cho bản thân và dòng tộc sau này

cái này Ài... không hiểu vì Ài là một người bình thường chả tranh chả giành ai cả nên nó hơi tối nghĩa.

Với lại Ài... không biết phát hiện cái gọi là ngọc trong nhân gian vì nó khó, mà Ài chỉ muốn dùng sỏi đá biến nó thành ngọc. Đó là tư tưởng của Ài...

Mong Liêm Trinh hãy thoải mái nêu lập trường với các dẫn chứng cụ thể để làm rõ cái gì là "Mạnh" là "Yếu" là "Tất thắng". Tránh trường hợp nói cái gì đó cao thâm chung chung thành ra chỉ nói cái "hình" còn cái "Chất" lại không nói được gì.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trong thiên nhiên hoang dã thì khái niệm "mạnh" và "yếu" được hiểu là sức lực, phương tiện tự nhiên ban cho loài nào đó trong cuộc đấu tranh sinh tồn. Nhưng trong xã hội loài người thì khái niệm mạnh có khác. Nó không đơn thuần là cơ bắp, vũ khí...vv.....

Thế nào được coi là mạnh?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi trộm nghe :

Kẻ khoẻ dụng sức

Kẻ trí dụng mưu

Người hiền dụng đức

Ai mạnh hơn ai ?

Ai mạnh hơn ai?

Nếu chỉ nói như thế này thì không thể nói khẳng định ai mạnh hơn cả.Còn đặt trong các điều kiện cụ thể thì có thể so sánh được.

"Kẻ khỏe" so với "kẻ trí" và "người hiền". Nếu cái "sức" của "kẻ khỏe" là lớn, là vượt trội hơn hẳn vậy thì có thể thắng cái "mưu" và cái "đức". Mưu mà sâu, kế mà hiểm nhưng lực lượng lớn hơn hẳn thì cái "xảo" của mưu làm gì được đây. Đức dù là tốt nhưng cái đức chưa lớn chưa sâu chưa rộng há có thể bì với cái "sức" hơn hẳn mình??

Cứ như vậy mà suy thì trong từng trường hợp "kẻ" nào thắng "kẻ" nào sẽ rất rõ ràng.

Trong trường hợp cái "mạnh" của từng "kẻ" là như nhau thì thế nào đây. Xin thưa đây là vấn đề cần xem xét bởi thực tế nó là rất phức tạp, nó vượt qua cái gọi là sách và vở. Trong thế gian thử hỏi là có cái nào tồn tại cân bằng, nếu thấy có thì liệu nó là cân băng vĩnh viễn hay chỉ là cân băng động, cái trạng thái cân bằng này tồn tại trong thời gian nhiều ít thế nào. Hình như đa số là dành cho biểu lộ cái không cân bằng.

Đôi lời lạm bàn của Ài... có gì sai mong các cao nhân cứ thẳng tay trách phạt chỉ rõ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trong thiên nhiên hoang dã thì khái niệm "mạnh" và "yếu" được hiểu là sức lực, phương tiện tự nhiên ban cho loài nào đó trong cuộc đấu tranh sinh tồn. Nhưng trong xã hội loài người thì khái niệm mạnh có khác. Nó không đơn thuần là cơ bắp, vũ khí...vv.....

Thế nào được coi là mạnh?

Hỏi cũng rất hay. Thế nào được coi là mạnh???

Tuy nhiên, có chắc trong thiên nhiên hoang dã khái niệm "mạnh" và "yếu" chỉ đơn thuần là sức lực chăng??

Kiến giết voi thì thế nào đây??

Vi khuẩn giết động thực vật thì thế nào đây?

Động thực vật có thật không dùng mưu trong đấu tranh sinh tồn không??

Chẳng lẽ loài người không đấu tranh sinh tồn sao???

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hỏi cũng rất hay. Thế nào được coi là mạnh???

Tuy nhiên, có chắc trong thiên nhiên hoang dã khái niệm "mạnh" và "yếu" chỉ đơn thuần là sức lực chăng??

Kiến giết voi thì thế nào đây??

Vi khuẩn giết động thực vật thì thế nào đây?

Động thực vật có thật không dùng mưu trong đấu tranh sinh tồn không??

Chẳng lẽ loài người không đấu tranh sinh tồn sao???

Vâng! Cảm ơn lời khen ngợi của anh Ài. Khi anh đặt vấn đề thì tôi nghĩ cần làm rõ khái niệm thì chúng ta mới có thể trao đổi: Thế nào được gọi là mạnh?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Với cách ông Ài nêu vấn đề và bắt bẻ câu trả lời của mọi người một cách mông lung, mênh mông trời bể như thế này thì xin thưa có làm 1 bài trả lời dài 8 trang A4 nêu ra và trả lời tất cả mọi trường hợp vẫn thiếu sót và không thỏa mãn. Chẳng phải câu hỏi này khó, tôi có thể chỉ ra 1 lô câu hỏi cực kỳ đơn giản nhưng trả lời không hề đơn giản, vì không đặt lề cho nó thì làm sao trả lời. Cụ thể ông Ài phải cho biết theo ông thì thế nào được gọi là mạnh, mạnh cơ bắp, mạnh trí tuệ, mạnh về thời gian, không gian..v...v..và thế nào thì được coi là chiến thắng, chiến thắng tạm thời, thắng trước thua sau, hay tạm thua rồi sẽ thắng, nhìn thì thấy thắng đó nhưng thật ra thua rồi, hay chiến thắng vĩnh viễn. Tôi chắc là nếu ông Ài đủ sức và có thời gian nêu ra đặt câu hỏi trong 1001 trường hợp cụ thể, môi trường cụ thể thì mọi người ở đây sẽ có 1002 câu trả lời chính xác cho từng trường hợp ông nêu.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Với cách ông Ài nêu vấn đề và bắt bẻ câu trả lời của mọi người một cách mông lung, mênh mông trời bể như thế này thì xin thưa có làm 1 bài trả lời dài 8 trang A4 nêu ra và trả lời tất cả mọi trường hợp vẫn thiếu sót và không thỏa mãn. Chẳng phải câu hỏi này khó, tôi có thể chỉ ra 1 lô câu hỏi cực kỳ đơn giản nhưng trả lời không hề đơn giản, vì không đặt lề cho nó thì làm sao trả lời. Cụ thể ông Ài phải cho biết theo ông thì thế nào được gọi là mạnh, mạnh cơ bắp, mạnh trí tuệ, mạnh về thời gian, không gian..v...v..và thế nào thì được coi là chiến thắng, chiến thắng tạm thời, thắng trước thua sau, hay tạm thua rồi sẽ thắng, nhìn thì thấy thắng đó nhưng thật ra thua rồi, hay chiến thắng vĩnh viễn. Tôi chắc là nếu ông Ài đủ sức và có thời gian nêu ra đặt câu hỏi trong 1001 trường hợp cụ thể, môi trường cụ thể thì mọi người ở đây sẽ có 1002 câu trả lời chính xác cho từng trường hợp ông nêu.

Ủng hộ huynh HungNguyen!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Theo tôi mạnh thắng yếu là đương nhiên.

Tại thời điểm mà sự thắng bại đã phân định rõ ràng rồi thì kẻ thắng là kẻ mạnh hơn .

Vậy thì sao dân tộc ta lại thường có khả năng ' lấy yếu thắng mạnh, lấy ít thắng nhiều' trứơc kẻ thù ngoại xâm ???

Vấn đề là ở chỗ ở trong tình thế đó, trong quá trính đấu tranh dân tộc ta đã làm thay đổi tương quan lực lượng với địch để đi đến thắng lợi cuối cùng khi ta có đựơc sức mạnh vựơt trội .

Đây là vấn đề hoàn toàn duy vật biện chứng.

Mời mọi người hãy đọc hai tác phẩm do nxb quân đội ấn hành sẽ rõ hơn

1) Tổng tập hồi ký của Đại tướng Võ Nguyên Giáp do nv Hữu Mai thực hiện

2) Napoleon Bonapac tác giả Ê-tác-lê

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thế nào là mạnh??

Ài... sở dĩ chưa nói quan điểm về cái "mạnh" của mình sợ sẽ trở thành áp đặt nên chủ đề, từ đó làm mất đi cái đích muốn đạt khi tạo chủ đề này.

Trong suy nghĩ, Ài... cho rằng mọi người khi tham gia thảo luận thì sẽ nói lên quan điểm của mình về vấn đề được nêu và chứng minh cho quan điểm của mình là có cơ sỏ, là chính xác. Từ đó sẽ có những kiến giải độc đáo. Thảo luận thì đúng cũng tốt mà không đúng lại càng hay vì như thế mới tạo ra ích lợi to lớn; chứ mà cứ nói theo cách không tỏ lập trường thế này nó có rất nhiều cái không được "chính danh" lắm.

Vì vậy để cho "chính danh" Ài... xin nêu cái quan điểm của mình về "mạnh"

Ài... cho rằng "mạnh" là phạm trù được sinh ra để so sánh, mà so sánh thì phải có đối tượng để so sánh với chủ thể chứ không tồn tại cái "mạnh" độc lập. Mà so sánh ở đây không phải là ta định tính, không phải là ước đoán mà là qua thực tế phát sinh. Giữa đối tượng so sánh và chủ thể sẽ diễn ra thực tế đối mặt, nếu chủ thể thắng thì chủ thể là "mạnh" còn ngược lại; nếu đối tượng so sánh thắng thì đối tượng so sanh là "mạnh".

Đó là quan điểm của Ài... và thiết tưởng như thế là khá rõ ràng mặc dù qua các bài trả lời trước đã chỉ ra quan điểm đó.

Còn bây giờ, có cao nhân nào muốn lạm bàn với Ài về vấn đề "Kẻ mạnh thắng kẻ yếu" thì xin mời đưa ra ý kiến. Nhưng trước hết hãy "chính danh" còn không "chính danh" làm ơn miễn lạm bàn.

Xin cảm ơn!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Với cách ông Ài nêu vấn đề và bắt bẻ câu trả lời của mọi người một cách mông lung, mênh mông trời bể như thế này thì xin thưa có làm 1 bài trả lời dài 8 trang A4 nêu ra và trả lời tất cả mọi trường hợp vẫn thiếu sót và không thỏa mãn. Chẳng phải câu hỏi này khó, tôi có thể chỉ ra 1 lô câu hỏi cực kỳ đơn giản nhưng trả lời không hề đơn giản, vì không đặt lề cho nó thì làm sao trả lời. Cụ thể ông Ài phải cho biết theo ông thì thế nào được gọi là mạnh, mạnh cơ bắp, mạnh trí tuệ, mạnh về thời gian, không gian..v...v..và thế nào thì được coi là chiến thắng, chiến thắng tạm thời, thắng trước thua sau, hay tạm thua rồi sẽ thắng, nhìn thì thấy thắng đó nhưng thật ra thua rồi, hay chiến thắng vĩnh viễn. Tôi chắc là nếu ông Ài đủ sức và có thời gian nêu ra đặt câu hỏi trong 1001 trường hợp cụ thể, môi trường cụ thể thì mọi người ở đây sẽ có 1002 câu trả lời chính xác cho từng trường hợp ông nêu.

Làm ơn hãy chỉ giúp Ài... xem ài chả lời thế nào là mông lung, mênh mông như trời biển. Cụ thể về "mạnh" theo quan điểm của mình Ài... đã nêu, giờ xin nghe quan điểm của HungNguyen. Xin nói luôn với HungNguyen ài 1 chữ cũng chưa viết nên không biết dài ngắn sẽ là bao nhiêu. Còn nữa HungNguyen cứ lấy 1 ví dụ và chỉ giùm Ài... xem như thế nào là chính xác trong từng trường hợp.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Theo tôi mạnh thắng yếu là đương nhiên.

Tại thời điểm mà sự thắng bại đã phân định rõ ràng rồi thì kẻ thắng là kẻ mạnh hơn .

Vậy thì sao dân tộc ta lại thường có khả năng ' lấy yếu thắng mạnh, lấy ít thắng nhiều' trứơc kẻ thù ngoại xâm ???

Vấn đề là ở chỗ ở trong tình thế đó, trong quá trính đấu tranh dân tộc ta đã làm thay đổi tương quan lực lượng với địch để đi đến thắng lợi cuối cùng khi ta có đựơc sức mạnh vựơt trội .

Đây là vấn đề hoàn toàn duy vật biện chứng.

Mời mọi người hãy đọc hai tác phẩm do nxb quân đội ấn hành sẽ rõ hơn

1) Tổng tập hồi ký của Đại tướng Võ Nguyên Giáp do nv Hữu Mai thực hiện

2) Napoleon Bonapac tác giả Ê-tác-lê

Xin cảm ơn Làng xưa đã đưa ra quan điểm của mình. Với lời giải thích của làng xưa, Ài... xin có đôi lời như sau:

nếu bình thường cái câu "lấy ít thắng nhiều" có hàm ý quân quý hồ tinh bất quý hồ đa, điều này căn bản là đúng. Tuy nhiên, nếu trong ý của cả câu trên sẽ hiểu là ta ở thế yếu nhưng vẫn chiến thắng địch ở thế mạnh; mặc dù có lời giải thích "Vấn đề là ở chỗ ở trong tình thế đó, trong quá trính đấu tranh dân tộc ta đã làm thay đổi tương quan lực lượng với địch để đi đến thắng lợi cuối cùng khi ta có đựơc sức mạnh vựơt trội ." nhưng xem ra vẫn là mâu thuẫn với cái nhận định lúc đầu của Làng xưa: "Theo tôi mạnh thắng yếu là đương nhiên." Bởi vì yếu căn bản là không thể thắng được mạnh, do vậy câu nói trên theo lẽ thường chỉ là nhằm ca ngợi cuộc đấu tranh của dân tộc ta chứ không bao hàm cái đạo lý Mạnh thắng yếu.

Còn :"Đây là vấn đề hoàn toàn duy vật biện chứng." hay không thì mới có cái chủ đề này tạo ra.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thế nào là mạnh??

Ài... sở dĩ chưa nói quan điểm về cái "mạnh" của mình sợ sẽ trở thành áp đặt nên chủ đề, từ đó làm mất đi cái đích muốn đạt khi tạo chủ đề này.

Trong suy nghĩ, Ài... cho rằng mọi người khi tham gia thảo luận thì sẽ nói lên quan điểm của mình về vấn đề được nêu và chứng minh cho quan điểm của mình là có cơ sỏ, là chính xác. Từ đó sẽ có những kiến giải độc đáo. Thảo luận thì đúng cũng tốt mà không đúng lại càng hay vì như thế mới tạo ra ích lợi to lớn; chứ mà cứ nói theo cách không tỏ lập trường thế này nó có rất nhiều cái không được "chính danh" lắm.

Vì vậy để cho "chính danh" Ài... xin nêu cái quan điểm của mình về "mạnh"

Ài... cho rằng "mạnh" là phạm trù được sinh ra để so sánh, mà so sánh thì phải có đối tượng để so sánh với chủ thể chứ không tồn tại cái "mạnh" độc lập. Mà so sánh ở đây không phải là ta định tính, không phải là ước đoán mà là qua thực tế phát sinh. Giữa đối tượng so sánh và chủ thể sẽ diễn ra thực tế đối mặt, nếu chủ thể thắng thì chủ thể là "mạnh" còn ngược lại; nếu đối tượng so sánh thắng thì đối tượng so sanh là "mạnh".

Đó là quan điểm của Ài... và thiết tưởng như thế là khá rõ ràng mặc dù qua các bài trả lời trước đã chỉ ra quan điểm đó.

Còn bây giờ, có cao nhân nào muốn lạm bàn với Ài về vấn đề "Kẻ mạnh thắng kẻ yếu" thì xin mời đưa ra ý kiến. Nhưng trước hết hãy "chính danh" còn không "chính danh" làm ơn miễn lạm bàn.

Xin cảm ơn!

Vấn đề được đặt ra là:

Kẻ mạnh là kẻ chiến thắng.

Đó là tiêu đề do anh Ài đưa ra.

"mạnh" là phạm trù được sinh ra để so sánh, mà so sánh thì phải có đối tượng để so sánh với chủ thể chứ không tồn tại cái "mạnh" độc lập. Mà so sánh ở đây không phải là ta định tính, không phải là ước đoán mà là qua thực tế phát sinh. Giữa đối tượng so sánh và chủ thể sẽ diễn ra thực tế đối mặt, nếu chủ thể thắng thì chủ thể là "mạnh" còn ngược lại; nếu đối tượng so sánh thắng thì đối tượng so sanh là "mạnh".

Như vậy, chiến thắng là kết luận chứng tỏ kẻ mạnh. Nếu như thế thì anh lại lặp lại chính v/d mà anh đưa ra. Vậy thì còn gì để bàn nữa?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bàn với Ài về vấn đề "Kẻ mạnh thắng kẻ yếu" thì xin mời đưa ra ý kiến. Nhưng trước hết hãy "chính danh" còn không "chính danh" làm ơn miễn lạm bàn.

Xin cảm ơn!

Nhưng mà thế nào là chính danh ? Chính danh là chân dung trên ava, lý lịch đầy đủ ?

Mạnh, Yếu, Thắng, Thua tùy thôi.

Tùy duyên tùy sự mà làm, làm mà không vượt quá sức mình thì đó mới là khéo. Thiên Thời, Địa Lợi, Nhân Hòa là được thế tấn, tấn vững mà làm quá sức mình thì chẳng ai đánh của chết.

Khéo cầm quân thì không cần bày trận,

Khéo bày trận thì không cần đánh,

Khéo đánh thì không thua,

Khéo thua thì không chết.

Cái mạnh yếu thắng thua lọt thỏm trong sự Khéo, thua mà vẫn còn khéo được thì chắc là rất biết cầm quân, mà đã biết cầm quân thì chưa cần phải bày trận, không bày trận và không đánh thì không thua và không chết.

Vậy hỏi cái nước bá chủ thế giới, là người ta đang khéo cầm quân hay là đang khéo thua.

Khéo thì mạnh, không khéo thì yếu.

Yếu hơn mà khéo thì vẫn thắng như thường.

Mạnh hơn mà khéo thì hơn cả Thắng.

Thua mà khéo thì chứng tỏ là người biết cầm quân. Người biết cầm quân thì Nhân Hoà, tới khi Thiên Thời, Địa Lợi thì sẽ thắng, lật ngửa ván cờ.

Thiệt là ngộ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay