• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Tìm kiếm trên Diễn đàn

Hiển thị kết quả cho thẻ ''tứ tương - tứ thú''.

  • Tìm theo Thẻ/Tags

    Loại thẻ phân cách bằng dấu phẩy.
  • Tìm theo Tác giả

Loại nội dung


Forums

  • Hoạt Động Của Diễn Đàn
    • Thông Báo
    • Hoạt Động Của Diễn Đàn
    • Đóng Góp Ý Kiến Phát Triển
    • Thắc Mắc - Thông Báo Lỗi
  • Trao Đổi Học Thuật
    • Lý Học Lạc Việt
    • Cổ Văn Hoá Sử
    • Dự Báo và Chứng Nghiệm
    • Minh Triết Cổ
    • Phong Thủy
    • Chuyên Đề Hội Thảo Phong Thủy
    • Tử Vi
    • Lạc Việt Độn Toán
    • Dịch Học
    • Thái Ất - Độn Giáp
    • Tử Bình - Bát Tự
    • Tướng Pháp Chỉ Tay
    • Các Môn Dự Đoán Khác
    • Đông Y
    • Luận Tuổi Lạc Việt
  • Văn hiến Việt
    • Truyền hình Văn hiến Việt
  • Trang Hội Viên
    • Thông Tin Cập Nhật
    • Cafe Lý Học
    • Mạn Đàm
    • Tiềm Năng - Tâm Linh - Con Người
    • Tâm Sự - Giao Lưu
    • Giải Trí - Chuyện Lạ
    • Thơ Ca Văn Chương Nghệ Thuật
    • Y Học Và Sức Khoẻ
    • Những Mảnh Đời Cần Cứu Giúp
    • Clb Nhiếp Ảnh
  • Tư Vấn
    • Tử Vi
    • Luận Tuổi
    • Lạc Việt Độn Toán
    • Phong Thủy
    • Danh Tính & Số Mệnh
    • Tướng Pháp
    • Bốc Dịch
    • Tử Bình Bát Tự
    • Các Môn Dự Đoán Khác
  • Principles Of Ancient Oriental Learning, History And Culture
    • THE ANCIENT ORIENTAL LEARNING
    • ANCIENT ORIENTAL CULTURE
    • THE FORETELLING OF ANCIENT ORIENTAL ASTROLOGY
  • Lý Học Plaza
    • Trung Tâm Thương Mại
    • Rao Vặt

Calendars

  • Community Calendar

Tìm thấy 1 kết quả

  1. THANH LONG – BẠCH HỔ TỨ TƯỢNG (Tứ THÚ) HUYỀN VŨ-CHU TƯỚC ; TRONG ĐỊA LÝ PHONG THỦY Bộ môn Địa Lý Phong Thủy có gốc rễ từ học thuyết ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH, và tất nhiên mọi yếu tố trong Địa lý đều tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc của học thuyết này. Tứ Tượng hay tứ thánh thú là một khái niệm hình tượng trong Lý học Đông Phương. Huyền Vũ của phương Bắc, Thanh Long của phương Đông, Bạch Hổ của phương Tây và Chu Tước của phương Nam. Tuy nhiên, cách định nghĩa về tứ tượng hiện nay đều không mang tính hệ thống và từ đó chúng ta không thể có được một sự thống nhất trong ứng dụng của các yếu tố cơ bản này. Nhân sự việc tôi có xem một video trên youtube của một vị chuyên gia phong thủy bên Mỹ, ông ta cho rằng yếu tố Thanh Long – Bạch Hổ trong Âm trạch (mồ mả) khác với Dương Trạch (nhà ở) tức là Âm trạch thì Tả Thanh Long tức bên trái quan tài xác định theo đầu người đã khuất, Nhưng dương trạch là nhà ở thì phải đứng từ ngoài nhìn vào nhà, thì bên tay trái là Thanh Long, bên phải là Bạch Hổ. Từ đây cho chúng ta thấy một điều, các lập luận kiểu như thế này thể hiện một sự sai lầm khi không hiểu bản chất cốt lõi trong mô hình biểu kiến này. 1. Định nghĩa và cách hiểu hiện nay Định nghĩa hiện nay đa phần được hiểu các yếu tố này như sau: “Hình thế núi cao ba bề gợi cho ta nhớ tới một chiếc “ghế bành”, biểu tượng của cuộc sống tiện nghi. Thế đất Tứ Tượng bao gồm: - Huyền Vũ (rùa đen) là trái núi phía sau ngôi nhà, lý tưởng nhất là nằm ở phương Bắc. - Thanh Long (rồng xanh) là ngọn đồi phía tay trái ngôi nhà, tốt nhất là nằm ở phương Đông. - Bạch Hổ (hổ trắng) là ngọn đồi phía tay phải ngôi nhà, nó phải thấp hơn đồi Thanh Long bên trái và núi Huyền Vũ sau nhà. - Chu Tước (chim sẻ đỏ) là gò đồi nhỏ trước mặt nhà, lý tưởng nhất là ở phương Nam.” Việc qui định các yếu tố tứ tượng hay tứ thú này trong Địa Lý Phong Thủy theo định nghĩa như trên là sự áp đặt dẫn tới việc thiếu tính chặt chẽ và hiểu sai lệch. Ví dụ như nếu nhà hướng Tây thì tức là không xác định được các yếu tố còn lại bởi định danh hướng - Chu tước do Chu tước định danh là hướng Nam và tọa sơn là Huyền Vũ. Với cách hiểu thế này thì chỉ có ngôi nhà có hướng Nam thì mới hợp các yếu tố Địa Lý ? điều này hoàn toàn vô lý. 2.Đi tìm định danh Tứ Thú hay Tứ Tượng - Biểu tượng tứ thú trong Địa Lý dùng để mô tả tính âm dương : Trước-Sau, Phải-Trái , xuất phát từ mô hình chuẩn được nền văn minh Cổ Xưa xây dựng nên. Trong Địa Lý Lạc Việt, nguyên tắc Âm Dương là : Dương trước – Âm Sau, Dương thấp- Âm Cao, Dương tả-Âm hữu, Nam tả-Nữ hữu, Nam nghịch-Nữ Thuận. a. Huyền Vũ bản chất không liên quan tới tên của loài Rùa nhưng vì sao lại lấy hình tượng loài Rùa cho yếu tố Huyền Vũ ? và trong ĐLPT thì Huyền Vũ lại được coi là Sơn ? “Con rùa chính là biểu tượng của nền văn hiến Việt ở thời sơ khai: "Vào thời vua Nghiêu, có sứ giả Việt Thường dâng con rùa lớn. Trên lưng có khắc văn Khoa Đầu, ghi việc trời đất mở mang". Hình tượng chim Hạc (Lạc) đứng trên lưng rùa chầu tiên thánh, cũng là một biểu tượng khác xác định giá trị của nền văn minh Lạc Việt. Sự xác định Huyền Vũ chính là thực tại vũ trụ thì đối xứng với Huyền Vũ phương Bắc, chính là sự nhận thức của văn hóa, tri thức: Phượng hoàng lửa phương Nam. “ Trích dẫn: Thầy Thiên Sứ -Nguyễn Vũ Tuấn Anh Sơn hay điểm tựa vững chắc,, chính là sự nhận thức văn hóa và tri thức, và vì thế được coi là yếu tố phía sau- Thuộc ÂM. Lạnh và tối ở phương Bắc trái với nóng và Sáng ở phương Nam, Tri thức và văn hóa thuộc về phương Bắc , vậy nên mô hình biểu kiến Huyền Vũ thuộc phương Bắc và Trong đồ hình Tiên Thiên , quẻ khôn được xếp vào phương Bắc – Khôn-Lạnh thuộc Âm – phía Sau. Tất nhiên, mô hình biểu kiến Huyền Vũ ở phương Bắc nhưng không có nghĩa là Phương Bắc nhất định là yếu tố Huyền Vũ. Huyền Vũ thuộc Âm- Nhô cao - là Sơn . b. Chu tước: lấy tượng là chim Tước Đỏ. là Nóng – Sáng Đối với phương Bắc Lạnh- tối, đại diện là Phương Nam – thuộc Dương. Tiên thiên quái Càn- Dương được xếp ở phương Nam. Đây là yếu tố Hướng trong ĐLPT bởi Dương trước – thấp. Trong ĐLPT thì Thấp trũng là hình tượng của Thủy – tụ. Chính vì thế, yếu tố Thủy không phài là nước và Sơn không phải là núi. Hai yếu tố này là cùng cặp DƯƠNG -ÂM : TRƯỚC-SAU, THẤP-CAO. Vì vậy tính chất của cặp Âm Dương này là : phía trước thuộc DƯƠNG là Thấp hơn, là phía Trước, là Sáng sủa đối với nó là phía Sau, là Cao hơn, là tối. c. Thanh Long : lấy tượng là rồng Xanh và tất nhiên Rồng không có thật.Tuy nhiên, Rồng là biểu tượng sức mạnh, là Dương, là linh vật tạo ra mưa , nước. Trên mô hình biểu kiến nếu đứng tựa lưng vào phía Bắc, hướng về phương Nam thì bên Trái là Biển cả ,là nơi Rồng ẩn náu. Dương bên Trái, thấp hơn so với bên Phải, và đó chính là vì sao tiên thiên lại xếp quái Ly-Hỏa ở phương Đông. d. Bạch Hổ: lấy tượng là Hổ trắng, mà trong tự nhiên Hổ nương náu trên núi rừng. Trên mô hình biểu kiến nếu đứng tựa lưng vào phía Bắc hướng về phương Nam , bên Trái là Biển cả thì bên phải là núi rừng. Núi cao hơn –thuộc Âm- Bên Phải . Trong Tiên Thiên quái Khảm được xếp ở phương Tây. Cặp Dương – Âm : Trái – Phải, Thấp –Cao không có nghĩa theo mô hình biểu kiến là con Hổ, con Rồng, hướng Đông-Tây hay nước và núi mà tính chất của nó chính là: Bên Phải thuộc Âm cao hơn bên Trái thuộc Dương. Qui các yếu tố về các cặp Âm-Dương, chúng ta có thể áp dụng vào mọi trường hợp trong Địa Lý Phong Thủy mà không cần chấp vào biểu tượng hay mô hình biểu kiến. Đây là chính là lý thuyết nền tảng của Địa Lý Lạc Việt, một bộ môn ứng dụng từ học Thuyết Âm Dương Ngũ Hành của nền Văn Vinh Lạc Việt 5000 năm một thời rực rỡ huy hoàng phía Nam sông Dương Tử. Hà nội Tháng một năm Mậu Tuất tức tháng 12 năm 2017 Mạnh Đại Quân (tức Hoàng Triệu Hải)