-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Tìm kiếm trên Diễn đàn
Hiển thị kết quả cho thẻ ''ngũ hành''.
Tìm thấy 1 kết quả
-
NGÔN NGỮ VIỆT TRONG HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH TƯƠNG SINH Và TƯƠNG KHẮC Âm Dương Ngũ hành là một học thuyết thống nhất vũ trụ, mô tả lịch sử từ hình thành từ giây /O/ của vũ trụ đến mọi quy luật vận động tương tác của mọi dạng tồn tại của vật chất cho đến ngày hôm nay, với khả năng tiên tri. Nó mô tả sự tồn tại của các hạt vật chất nhỏ nhất đến sự vận động của các Thiên hà khổng lồ. giải thích mọi vấn đề và sự kiện, liên quan đến cuộc sống, xã hội và con người với tính qui luật, tính khách quan và khả năng tiên tri. Cho tới ngày nay, chúng ta vẫn ứng dụng và chấp nhận những sự mặc định, tồn tại từ hàng ngàn năm và đa số cho rằng học thuyết đồ sộ này thuộc về nền văn minh Hoa hạ. Tuy nhiên, định nghĩa về Ngũ Hành sinh khắc từ cổ thư chữ Hán còn lưu truyền lại tới nay đều định hướng cho một suy luận sai lệch về Ngũ Hành SINH-KHẮC và một hệ lý thuyết rời rạc, chắp vá dẫn tới tranh cãi không có hồi kết. Trong toàn bộ sách Lý Học, Thuật số thì chúng ta chỉ một định nghĩa hết sức ngắn gọn như sau: Trích: “Ngũ hành chỉ 5 loại vật chất gồm: Kim-Mộc-Thủy-Hỏa-Thổ luôn vận động chuyển hóa “Ngũ” trong ngũ hành chỉ 5 loại vật chất cơ bản hoặc nguyên tố cơ bản cấu thành nên thế giới. Kim loại, nước, cây,lửa, và đất. “Hành là chỉ mối liên hệ với nhau trong vận động chuyển hóa của 5 loại vật chất đó” Đây là đoạn trích dẫn từ cuốn “Táng Thư” một trong tứ khố toàn thư do Quách Phác đời Tấn trứ tác, được dịch ra Việt ngữ hiện đang được lưu hành trên các giá sách. Trong cuốn "Tam mệnh thông hội", một cuốn sách trong bộ tứ khố toàn thư đồ sộ, được dịch ra Việt ngữ thì chúng ta có được nhiều thông tin giải thích về Thái Cực, Âm Dương và Ngũ Hành. Tuy nhiên, đúc kết phần Ngũ Hành Sinh khắc chúng ta cũng có được định nghĩa như hình ảnh dưới đây Đây là hai đại diện tiêu biểu cho định nghĩa về Ngũ Hành Sinh Khắc mà tất cả những người đam mê thuật số đều thuộc lòng. Tới đây chúng ta dễ dàng nhận thấy, Ngũ hành theo cổ thư Hán đều được định danh là 5 loại vật chất và từ đó, từ ghép “TƯƠNG SINH –TƯƠNG KHẮC” 五行相生相克 Có được định nghĩa về từ. Tôi có tham khảo một số bạn giỏi tiếng Trung về mặt ngôn ngữ thuần túy thì có được các thông tin sau: Theo bạn có nick face book là Sơn Nguyễn Sơn thì : [ “五行相生相克 từ này trong các sách về thuật số TQ thường đều có ạ. Từ điển không phải tất cả các từ đều có đâu ạ”]. Bạn Ruan Minh: ["Nếu là từ theo tên của ai đó là TƯƠNG SINH thì CHỈ có cách là chọn từng từ để lấy ý nghĩa phù hợp . Ngoài ra nếu TƯƠNG SINH theo hai từ đi liền nhau thì hầu như là từ ghép, mà thường lấy từ tương sinh trong cụm từ :TƯƠNG SINH TƯƠNG KHẮC thì là hai chữ "相生"]. Theo bạn có nịck Facebooj Hai Anh Vu: ["Theo từ điển của họ thì tương sinh chỉ sử dụng trong ngũ hành còn ngoài ra thì không dùng vào hoàn cảnh khác ạ"]. Theo nhà nghiên cứu ngôn ngữ Lãn Miên thì không có từ TƯƠNG SINH -TƯƠNG KHẮC trong ngôn ngữ Trung Hoa mà đây là từ ghép của hai từ TƯƠNG và SINH hoặc TƯƠNG VÀ KHẮC. Vậy nên cho dù có thêm chữ TƯƠNG đằng trước từ SINH và KHẮC thì vẫn chỉ hiểu là SINH và KHẮC bởi từ TƯƠNG ko có ý nghĩa khi ghép với từ SINH và KHẮC. Chúng ta sẽ tham khảo ý nghĩa các từ TƯƠNG, SINH và KHẮC theo từ điển Hán –Hán Nôm I/ TƯƠNG Chữ "Tương" trong chữ " tương sinh hay tương khắc như hình ảnh dưới đây. Chữ này bên trái là chữ mộc (là cây hay là 1 trong 5 ngũ hành,...) Bên phải là chữ mục ( là con mắt hay là nhìn,..). Chữ tương này còn có thể đọc là tướng cũng được, chữ này có thể dùng làm phó từ (hỗ tương: 互相 qua lại), danh từ (tể tướng 宰相), hay động từ (tướng du 相攸 kén nơi đáng lấy làm chồng). Vậy là chúng ta có thể thấy, từ TƯƠNG trong tiếng Trung hoàn toàn là từ có tính chất phụ, tức là được thêm vào bởi nó có thể là TƯỚNG trong Tướng quân, hay Tướng trong từ Tể tướng. Trong ngôn ngữ Việt thì Tương là Tương mà Tướng là Tướng, nên từ ghép Tương Sinh có ý nghĩa cụ thể. Còn từ Tương theo ý nghĩa này khi ghép với Sinh vẫn sẽ có ý nghĩa là SINH mà thôi. Các chữ Tương khác trong tự điển: A/ Chữ 驤 tương 骧 xiāng Bộ 187 馬 mã [17, 27] U+9A64 (Danh) Ngựa có chân sau bên phải màu trắng. (Động) Chạy nhanh, nhảy lên. (Động) Ngẩng lên. B/ Chữ 葙 tương xiāng Bộ 140 艸 thảo [9, 13] U+8459 (Danh) Thanh tương 青葙 tục gọi là dã kê quan 野雞冠 hoa mồng gà. C/ Chữ 螿 tương 螀 jiāng Bộ 142 虫 trùng [11, 17] U+87BF (Danh) Hàn tương 寒螿 một loài côn trùng giống như ve sầu nhưng nhỏ hơn D. Chữ 襄 tương xiāng Bộ 145 衣 y [11, 17] U+8944 (Động) Giúp đỡ, phụ tá. ◇Đoạn Ngọc Tài 段玉裁: "Tương: Kim nhân dụng tương vi phụ tá chi nghĩa, danh nghĩa vị thường hữu thử". 襄: 今人用襄為輔佐之義, 名義未嘗有此 (Thuyết văn giải tự chú 說文解字注, Y bộ 衣部). Như: tương trợ 襄助 giúp đỡ, tương lí 襄理 giúp làm. (Động) Bình định. Chương Bỉnh Lân 章炳麟: Xuất xa nhi Hiểm Duẫn tương, Nhung y nhi Quan, Lạc định 出車而玁狁襄, 戎衣而關洛定 (Ngụy Vũ Đế tụng 魏武帝頌). (Động) Hoàn thành, thành tựu. Như: tương sự 襄事 nên việc, xong việc. Tả truyện 左傳: "Táng Định Công. Vũ, bất khắc tương sự, lễ". dã 葬定公. 雨, 不克襄事, 禮也 (Định Công thập ngũ niên 定公十五年). (Động) Tràn lên, tràn ngập. Lịch Đạo Nguyên 酈道元: Ba tương tứ lục, tế ngư bôn bính, tùy thủy đăng ngạn, bất khả thắng kế波襄四陸, 細魚奔迸, 隨水登岸, 不可勝計 (Thủy kinh chú 水經注, Lỗi thủy 耒水). (Động) Trở đi trở lại, dời chuyển. Thi Kinh 詩經: Kì bỉ Chức Nữ, Chung nhật thất tương 跂彼織女, 終日七襄 (Tiểu nhã 小雅, Đại đông 大東) Chòm sao Chức Nữ ba góc, Suốt ngày dời chuyển bảy giờ. (Động) Dệt vải. Hàn Dũ 韓愈: "Đằng thân khóa hãn mạn, Bất trước Chức Nữ tương 騰身跨汗漫, 不著織女襄" (Điệu Trương Tịch 調張籍). (Động) Trừ khử, trừ bỏ. Thi Kinh 詩經: Tường hữu tì, Bất khả tương dã 牆有茨, 不可襄也 (Dung phong 鄘風, Tường hữu tì 牆有茨) Tường có cỏ gai, Không thể trừ khử được. (Danh) Ngựa kéo xe. § Thông tương 驤. Như: thượng tương 上襄 ngựa rất tốt. ◇Thi Kinh 詩經: Lưỡng phục thượng tương, Lưỡng sam nhạn hàng 兩服上襄, 兩驂雁行 (Trịnh phong 鄭風, Thái Thúc ư điền 大叔於田) Hai ngựa thắng hai bên phía trong là thứ ngựa rất tốt, Hai ngựa thắng hai bên phía ngoài như hàng chim nhạn. (Danh) Một phương pháp gieo hạt thời xưa. (Danh) Họ Tương. E/ Chữ 醬 tương酱 jiàng Bộ 164 酉 dậu [11, 18] U+91AC (Danh) Thịt băm nát. § Cũng như hải 醢. (Danh) Thức ăn nghiền nát. Như: quả tương 果醬 món trái cây xay nhuyễn, hoa sanh tương 花生醬 đậu phụng nghiền. (Danh) Món ăn dùng các thứ đậu, ngô, gạo, ngâm ủ nấu gạn, cho muối vào nghiền nát. ◎Như: thố tương 酢醬 tương chua giấm, điềm miến tương 甜麵醬 tương ngọt. (Tính) Đã ướp, ngâm, tẩm (với dầu, muối). Như: tương qua 醬瓜 dưa ướp, tương thái 醬菜 món (rau) ngâm. (Động) Ngâm, ướp, tẩm (thức ăn). G/Chữ 鑲 tương, nhương镶 xiāng, ráng Bộ 167 金 kim [17, 25] U+9472 (Động) Vá, nạm, trám. Như: tương nha 鑲牙 trám răng. Tam quốc diễn nghĩa 三國演義: Bàng khuyết nhất giác, dĩ hoàng kim tương chi 傍缺一角, 以黃金鑲之 (Đệ lục hồi) Bên cạnh (viên ấn ngọc) sứt một góc, lấy vàng trám lại. (Danh) Một loại binh khí thời xưa, giống như kiếm. Một âm là nhương. (Danh) Bộ phận làm mô hình ở trong khuôn đúc đồ đồng, đồ sắt. H/Chữ 緗 tương 缃 xiāng Bộ 120 糸 mịch [9, 15] U+7DD7 (Danh) Lụa vàng nhạt. § Ngày xưa hay dùng để đựng sách hay bao sách, nên gọi sách vở quý báu là phiếu tương 縹緗 hay kiêm tương 縑緗. Quan Hán Khanh 關漢卿: "Độc tận phiếu tương vạn quyển thư" 讀盡縹緗萬卷書 (Đậu nga oan 竇娥冤) Đọc hết sách quý cả vạn cuốn. (Tính) Vàng nhạt. ◇Nhạc phủ thi tập 樂府詩集: Tương khỉ vi hạ quần, Tử khỉ vi thượng nhu 緗綺為下裙, 紫綺為上襦 (Mạch thượng tang 陌上桑) Lụa vàng nhạt làm váy, Lụa tía làm áo ngắn. i/Chữ 纕 tương xiāng, ráng Bộ 120 糸 mịch [17, 23] U+7E95 (Động) Mang, đeo. ◇Khuất Nguyên 屈原: Kí thế dư dĩ huệ tương hề, hựu thân chi dĩ lãm chỉ 既替余以蕙纕兮, 又申之以攬芷 (Li tao 離騷) Bị phế bỏ rồi, ta lấy cỏ bội lan đeo hề, lại còn hái cỏ chỉ. K/ Chữ 漿 tương 浆 jiāng, jiàng Bộ 85 水 thủy [11, 15] U+6F3F (Danh) Chỉ chung chất lỏng sền sệt. ◎Như: đậu tương 豆漿 sữa đậu nành, nê tương 泥漿 bùn loãng. ◇Đỗ Phủ 杜甫: Khu nhi la tửu tương 驅兒羅酒漿 (Tặng Vệ Bát xử sĩ 贈衛八處士) Xua con đi bày rượu và thức uống. (Danh) Hồ (để dán). ◎Như: tương hồ 漿糊 hồ để dán. (Động) Hồ, dùng nước pha bột để hồ quần áo. ◎Như: tương y phục 漿衣服 hồ quần áo, tương tẩy 漿洗 giặt và hồ. ◇Thủy hử truyện 水滸傳: Đãn hữu y phục, tiện nã lai gia lí tương tẩy phùng bổ 但有衣服, 便拿來家裏漿洗縫補 (Đệ thập hồi) Hễ có quần áo, xin cứ đem lại nhà này giặt giũ khâu vá. L/ Chữ 瓖 tươngxiāng Bộ 96 玉 ngọc [17, 21] U+74D6 (Danh) Ngọc trang sức trên dây đái ngựa. (Động) Nạm, trám. § Cũng như tương 鑲. M/ Chữ 箱 tương, sương xiāng Bộ 118 竹 trúc [9, 15] U+7BB1 (Danh) Hòm xe, toa xe. ◎Như: xa tương 車箱 chỗ trong xe để chở người hoặc đồ vật. (Danh) Hòm, rương. ◎Như: bì tương 皮箱 hòm da (valise bằng da), phong tương 風箱 bễ quạt lò, tín tương 信箱 hộp thư. (Danh) Kho chứa. ◎Như: thiên thương vạn tương 千倉萬箱 ngàn vựa muôn kho, ý nói thóc nhiều lắm. (Danh) Chái nhà. § Thông sương 廂. (Danh) Lượng từ: thùng, hòm, hộp. ◎Như: lưỡng tương y phục 兩箱衣服 hai rương quần áo, tam tương thủy quả 三箱水果 ba thùng trái cây. § Ghi chú: Ta quen đọc là sương. N/ Chữ 湘 tương, sương xiāng Bộ 85 水 thủy [9, 12] U+6E58 (Danh) Sông Tương. § Ta quen đọc là sương. O/ Chữ 相 tương, tướng xiāng, xiàng Bộ 109 目 mục [4, 9] U+76F8 (Phó) Lẫn nhau (bên này và bên kia qua lại, cùng có ảnh hưởng). ◎Như: hỗ tương 互相 qua lại, tương thị nhi tiếu 相視而笑 nhìn nhau mà cười. ◇Thôi Hộ 崔護: Khứ niên kim nhật thử môn trung, Nhân diện đào hoa tương ánh hồng 去年今日此門中, 人面桃花相映紅 (Đề đô thành nam trang 題都城南莊) Năm ngoái vào ngày hôm nay, ở trong cửa này, Mặt nàng cùng với hoa đào phản chiếu nhau thắm một màu hồng. (Phó) Với nhau (kết quả so sánh hai bên). ◎Như: tương dị 相異 khác nhau, tương tượng 相像 giống nhau, tương đắc ích chương相得益彰 thích hợp nhau thì càng rực rỡ, kì cổ tương đương 旗鼓相當 cờ trống ngang nhau (tám lạng nửa cân). (Phó) Cho nhau (qua lại nhưng chỉ có tác động một bên). § Ghi chú: Phó từ biến nghĩa thành đại danh từ: tôi, anh, ông ta, v.v. (tùy theo văn mạch). ◎Như: hà bất tảo tương ngữ? 何不早相語 sao không sớm cho tôi hay? ◇Sưu thần hậu kí 搜神後記: Nãi ngữ lộ nhân vân: Dĩ cẩu tương dữ 乃語路人云: 以狗相與 (Quyển cửu) Bèn nói với người đi đường: Cho anh con chó này. ◇Hậu Hán Thư 後漢書: Mục cư gia sổ niên, tại triều chư công đa hữu tương thôi tiến giả 穆居家數年, 在朝諸公多有相推薦者 (Chu Nhạc Hà liệt truyện 朱樂何列傳) (Chu) Mục ở nhà mấy năm, tại triều đình có nhiều người tiến cử ông ta. (Danh) Chất, bản chất. ◇Thi Kinh 詩經: Kim ngọc kì tương 金玉其相 (Đại nhã 大雅, Vực bốc 棫樸) Chất như vàng ngọc. Một âm là tướng. (Danh) Dung mạo, hình dạng. ◎Như: phúc tướng 福相 tướng có phúc, thông minh tướng 聰明相 dáng dấp thông minh. ◇Tây du kí 西遊記: (Tôn Hành Giả) hiện liễu bổn tướng (孫行者)現了本相 (Đệ tam thập ngũ hồi) (Tôn Hành Giả) hiện ra hình dạng thật của mình. (Danh) Chức quan tướng cầm đầu cả trăm quan. ◎Như: tể tướng 宰相, thừa tướng 丞相, tướng quốc 相國. (Danh) Tên chức quan có từ đời Hán, tương đương chức thái thú một quận. (Danh) Người giúp lễ. § Ngày xưa tiếp khách, cử một người giúp lễ gọi là tướng. (Danh) Người dẫn dắt kẻ mù lòa. ◇Tuân Tử 荀子: Nhân chủ vô hiền, như cổ vô tướng 人主無賢, 如瞽無相 (Thành tướng 成相) Bậc làm chúa không có người hiền tài (giúp đỡ), thì cũng như kẻ mù lòa không người dẫn dắt. (Danh) Tên một nhạc khí thời xưa, giống như trống, đánh lên để giữ nhịp chung. (Danh) Tiếng hát giã gạo. ◇Lễ Kí 禮記: Lân hữu tang, thung bất tướng 鄰有喪, 舂不相 (Khúc lễ thượng 曲禮上). (Danh) Chỉ vợ. (Danh) Hình chụp. ◇Lỗ Tấn 魯迅: Giá trương tướng chiếu đích ngận hảo 這張相照的很好 (Trí mẫu thân 致母親). (Danh) Trên cột tay đàn tì bà có bốn hoặc sáu khối làm bằng ngà voi, sừng trâu, gỗ hồng... dùng để xác định âm vị. (Danh) Tên riêng chỉ tháng bảy âm lịch. (Danh) Sao Tướng. (Danh) (Thuật ngữ Phật giáo) Chỉ hình trạng bên ngoài sự vật. (Danh) Họ Tướng. (Động) Xem, coi, thẩm xét. ◇Tả truyện 左傳: Lượng lực nhi hành chi, tướng thì nhi động 量力而行之, 相時而動 (Ẩn Công thập nhất niên 隱公十一年) Lượng sức và xem thời cơ mà hành động. (Động) Xem để đoán lành xấu phúc họa. ◇Sử Kí 史記: Tướng quân chi diện, bất quá phong hầu, hựu nguy bất an 相君之面, 不過封侯, 又危不安 (Hoài Âm Hầu liệt truyện 淮陰侯列傳) Coi tướng diện ngài, thì chỉ phong hầu là cùng, mà lại bấp bênh chứ không yên vững. (Động) Giúp đỡ, phụ trợ. ◎Như: tướng phu giáo tử 相夫教子 giúp chồng dạy con. ◇Phù sanh lục kí 浮生六記: Tuyệt xứ phùng sanh, diệc khả vị cát nhân thiên tướng hĩ 絕處逢生, 亦可謂吉人天相矣 (Khảm kha kí sầu 坎坷記愁) Chỗ đường cùng gặp lối thoát, cũng có thể bảo rằng trời giúp người lành vậy. (Động) Cho làm tướng. (Động) Kén chọn. ◎Như: tướng du 相攸 kén nơi đáng lấy làm chồng. ◇Tam quốc diễn nghĩa 三國演義: Lương cầm tướng mộc nhi tê, hiền thần trạch chủ nhi sự 良禽相木而棲, 賢臣擇主而事 (Đệ lục thập ngũ hồi) Chim khôn lựa cây mà đậu, tôi hiền chọn chúa mà thờ. (Động) Cai quản, cầm đầu, cai trị. ◇Liễu Tông Nguyên 柳宗元: Thị túc vi tá thiên tử, tướng thiên hạ pháp hĩ 是足為佐天子, 相天下法矣, 物莫近乎此也 (Tử Nhân truyện 梓人傳) Là đủ để phò vua, cai quản phép tắc của thiên hạ vậy. 1. [隱相] ẩn tướng 2. [倒履相迎] đảo lí tương nghênh 3. [同惡相濟] đồng ác tương tế 4. [同惡相助] đồng ác tương trợ 5. [同病相憐] đồng bệnh tương liên 6. [白衣卿相] bạch y khanh tướng 7. [蚌鷸相持] bạng duật tương trì 8. [寶相] bảo tướng 9. [不相得] bất tương đắc10. [不相干] bất tương can 11. [不相能] bất tương năng 12. [布衣卿相] bố y khanh tướng 13. [卜相] bốc tướng 14. [拜相] bái tướng 15. [皮相] bì tướng 16. [骨肉相殘] cốt nhục tương tàn 17. [骨相] cốt tướng 18. [窮相] cùng tướng 19. [針芥相投] châm giới tương đầu 20. [真相] chân tướng 21. [照相] chiếu tướng 22. [宮相] cung tướng 23. [名相] danh tướng 24. [面面相窺] diện diện tương khuy 25. [互相] hỗ tương 26. [旗鼓相當] kì cổ tương đương 27. [內相] nội tướng 28. [相對] tương đối 29. [相腳頭] tương cước đầu 30. [相配] tương phối 31. [相關] tương quan 32. [首相] thủ tướng 33. [丞相] thừa tướng O/Chữ 將 tương, tướng, thương将 jiāng, jiàng, qiāng Bộ 41 寸 thốn [8, 11] U+5C07 (Phó) Sẽ, có thể. ◇Luận Ngữ 論語: Quý Thị tương phạt Chuyên Du 季氏將伐顓臾 (Quý thị 季氏) Họ Quý có thể sẽ đánh nước Chuyên Du. (Phó) Sắp, sắp sửa. ◎Như: tương yếu 將要 sắp sửa. ◇Luận Ngữ 論語: Điểu chi tương tử, kì minh dã ai; nhân chi tương tử, kì ngôn dã thiện 鳥之將死, 其鳴也哀; 人之將死, 其言也善 (Thái Bá 泰伯) Con chim sắp chết, tiếng kêu bi ai; người ta sắp chết, lời nói tốt lành. (Phó) Gần (số lượng). ◇Mạnh Tử 孟子: Tương ngũ thập lí dã 將五十里也 (Đằng Văn Công thượng 滕文公上) Gần năm mươi dặm. (Phó) Vừa, vừa mới. ◎Như: tương khốc tựu tiếu 將哭就笑 vừa mới khóc đã cười, tha tương tiến môn một nhất hội nhi 他將進門沒一會兒 anh ta vừa mới vào cửa không bao lâu. (Động) Tiến bộ, tiến lên. ◇Thi Kinh 詩經: Nhật tựu nguyệt tương 日就月將 (Chu tụng 周頌, Kính chi 敬之) (Mong) ngày tháng được thành công, tiến bộ. (Động) Cầm, giữ, đem. ◎Như: tương tửu lai 將酒來 đem rượu lại. (Động) Giúp đỡ, phù trợ. ◇Thi Kinh 詩經: Lạc chỉ quân tử, Phúc lí tương chi 樂只君子, 福履將之 (Chu nam 周南, Cù mộc 樛木) Vui thay bậc quân tử (bà Hậu Phi), Phúc lộc sẽ giúp đỡ bà. (Động) Nghỉ, nghỉ ngơi. ◎Như: tương dưỡng 將養 an dưỡng, nghỉ ngơi. ◇Lí Thanh Chiếu 李清照: Sạ noãn hoàn hàn thì hậu, tối nan tương tức 乍暖還寒時候, 最難將息 (Tầm tầm mịch mịch từ 尋尋覓覓詞) Thời tiết chợt ấm rồi lại lạnh, thật khó mà nghỉ ngơi được. (Động) Tiễn đưa. ◇Thi Kinh 詩經: Chi tử vu quy, Bách lượng tương chi 之子于歸, 百兩將之 (Triệu nam 召南, Thước sào 鵲巢) Cô ấy về nhà chồng, Trăm cỗ xe đưa tiễn. (Động) Làm, tiến hành. ◎Như: thận trọng tương sự 慎重將事 cẩn thận làm việc. (Động) Chiếu tướng (đánh cờ tướng). ◎Như: ngã giá nhất bộ trừu xa, hạ nhất bộ tựu yếu tương liễu 我這一步抽車, 下一步就要將了 tôi một bước rút con xe, hạ xuống một bước thế là chiếu tướng! (Động) Nói khích. ◎Như: thoại tương tha 話將他 nói khích anh ta. (Giới) Lại, đi. § Dùng như bả 把. ◎Như: tương hoa sáp hảo 將花插好 cắm hoa vào, tương môn quan hảo 將門關好 đóng cửa lại. (Giới) Lấy, đem. § Dùng như dĩ 以. ◎Như: tương công chiết tội 將功折罪 lấy công bù tội. ◇Chiến quốc sách 戰國策: Tô Tần thủy tương liên hoành thuyết Tần Huệ Vương 蘇秦始將連橫說秦惠王 (Tần sách nhất) Tô Tần mới đầu đem (chủ trương) liên hoành thuyết phục Tần Huệ Vương. (Liên) Với, và. ◇Dữu Tín 庾信: Mi tương liễu nhi tranh lục, Diện cộng đào nhi cạnh hồng 眉將柳而爭綠, 面共桃而競紅 (Xuân phú 春賦) Mi với liễu tranh xanh, Mặt cùng đào đua hồng. (Liên) Vừa, lại. ◎Như: tương tín tương nghi 將信將疑 vừa tin vừa ngờ (nửa tin nửa ngờ). (Trợ) Đặt sau động từ, dùng chung với tiến lai 進來, khởi lai 起來, tiến khứ 進去: nào, đi, lên. ◎Như: đả tương khởi lai 打將起來 đánh đi nào, khốc tương khởi lai 哭將起來 khóc lên đi. Một âm là tướng. (Danh) Người giữ chức cao trong quân. ◎Như: đại tướng 大將, danh tướng 名將, dũng tướng 勇將. (Động) Chỉ huy, cầm đầu. ◎Như: Hàn Tín tướng binh, đa đa ích thiện 韓信將兵, 多多益善 Hàn Tín chỉ huy quân, càng đông càng tốt. Một âm là thương. (Động) Xin, mời, thỉnh cầu. ◇Thi Kinh 詩經: Thương tử vô nộ 將子無怒 (Vệ phong 衛風, Manh 氓) Mong anh đừng giận dữ. 1. [陰將] âm tướng 2. [大將] đại tướng 3. [敗將] bại tướng 4. [部將] bộ tướng 5. [主將] chủ tướng 6. [諸將] chư tướng 7. [戰將] chiến tướng 8. [名將] danh tướng 9. [勇將] dũng tướng 10. [卿將] khanh tướng 11. [健將] kiện tướng 12. [儒將] nho tướng 13. [裨將] tì tướng14. [將領] tướng lĩnh 15. [將將] tướng tướng, thương thương 16. [將來] tương lai 17. [上將] thượng tướng 18. [中將] trung tướng P/Chữ 蔣 tương, tưởng蒋 jiǎng, jiāng Bộ 140 艸 thảo [11, 15] U+8523 (Danh) Tên cây, tức giao bạch 茭白. Một âm là tưởng. (Danh) Nước Tưởng, thời Xuân Thu. Nay thuộc Hà Nam. (Danh) Họ Tưởng. Các từ ghép bao gồm 24. [倒履相迎] đảo lí tương nghênh 25. [同惡相濟] đồng ác tương tế 26. [同惡相助] đồng ác tương trợ 27. [同病相憐] đồng bệnh tương liên 28. [蚌鷸相持] bạng duật tương trì 29. [不相得] bất tương đắc 30. [不相干] bất tương can31. [不相能] bất tương năng 32. [骨肉相殘] cốt nhục tương tàn 33. [針芥相投] châm giới tương đầu 34. [面面相窺] diện diện tương khuy 35. [互相] hỗ tương 36. [旗鼓相當] kì cổ tương đương 37. [相對] tương đối 38. [湘潭] tương đàm 39. [相腳頭] tương cước đầu 40. [將來] tương lai 41. [相配] tương phối 42. [相關] tương quan Trong toàn bộ liệt kê các từ TƯƠNG, chúng ta hoàn toàn không tìm ra được một từ TƯƠNG mang ý nghĩa của TƯƠNG SINH. II/ SINH – SANH Chúng ta chỉ xét 1 từ SINH CHỮ 生 sanh, sinh shēng Bộ 100 生 sinh [0, 5] U+751F (Động) Ra đời, nẩy nở, lớn lên. ◇Thi Kinh 詩經: Ngô đồng sanh hĩ, Vu bỉ triêu dương ˙梧桐生矣, 于彼朝陽 (Đại nhã 大雅, Quyển a 卷阿) Cây ngô đồng mọc lên, Ở bên phía đông trái núi kia. (Động) Đẻ ra, nuôi sống. ◎Như: sanh tử 生子 đẻ con. ◇Bạch Cư Dị 白居易: Toại lệnh thiên hạ phụ mẫu tâm, Bất trọng sanh nam trọng sanh nữ 遂令天下父母心, 不重生男重生女 (Trường hận ca 長恨歌) Làm cho lòng các bậc cha mẹ trong thiên hạ, (Không coi trọng) không ham đẻ con trai nữa, mà coi trọng sự sinh con gái. (Động) Làm ra, gây ra, sản xuất. ◎Như: sanh bệnh 生病 phát bệnh, sanh sự 生事 gây thêm chuyện, sanh lợi 生利 sinh lời. (Động) Sống còn. ◎Như: sanh tồn 生存 sống còn, sinh hoạt 生活 sinh sống. (Động) Chế tạo, sáng chế. ◎Như: sanh xuất tân hoa dạng 生出新花樣 chế tạo ra được một dạng hoa mới. (Danh) Sự sống, đời sống. ◇Luận Ngữ 論語: Tử sanh hữu mệnh, phú quý tại thiên 死生有命, 富貴在天 (Nhan Uyên 顏淵) (Sự) sống chết có số, phú quý do trời. (Danh) Lượng từ: đời, kiếp. ◎Như: tam sanh nhân duyên 三生姻緣 nhân duyên ba đời, nhất sanh nhất thế 一生一世 suốt một đời. (Danh) Mạng sống. ◎Như: sát sinh 殺生 giết mạng sống, táng sinh 喪生 mất mạng. (Danh) Chỉ chung vật có sống. ◎Như: chúng sanh 眾生, quần sanh 群生. (Danh) Nghề để kiếm sống, việc làm để kiếm sống. ◎Như: mưu sanh 謀生 nghề kiếm sống, vô dĩ vi sanh 無以為生 không có gì làm sinh kế. (Danh) Người có học, học giả. ◎Như: nho sanh 儒生 học giả. (Danh) Học trò, người đi học. ◎Như: môn sanh 門生 đệ tử, học sanh 學生 học trò. (Danh) Vai trong trong hí kịch. ◎Như: tiểu sanh 小生 vai kép, lão sanh 老生 vai ông già, vũ sanh 武生 vai võ. (Danh) Họ Sinh. (Tính) Còn sống, chưa chín (nói về trái cây). ◎Như: sanh qua 生瓜 dưa xanh. ◇Thủy hử truyện 水滸傳: Hữu sanh thục ngưu nhục, phì nga, nộn kê 有生熟牛肉, 肥鵝, 嫩雞 (Đệ thập nhất hồi) Có thịt bò chín và tái, ngỗng béo, gà non. (Tính) Còn sống, chưa nấu chín (nói về thức ăn). ◎Như: sanh nhục 生肉 thịt sống, sanh thủy 生水 nước lã. (Tính) Lạ, không quen. ◎Như: sanh nhân 生人 người lạ, sanh diện 生面 mặt lạ, mặt không quen, sanh tự 生字 chữ mới (chưa học). (Tính) Chưa rành, thiếu kinh nghiệm. ◎Như: sanh thủ 生手 người làm việc còn thiếu kinh nghiệm. (Tính) Chưa luyện. ◎Như: sanh thiết 生鐵 sắt chưa tôi luyện. (Phó) Rất, lắm. ◎Như: sanh phạ 生怕 rất sợ, sanh khủng 生恐 kinh sợ. (Trợ) Tiếng đệm câu. ◇Truyền đăng lục 傳燈錄: Hoàng Bách vấn vân: Nhữ hồi thái tốc sanh? Sư vân: Chỉ vi lão bà tâm thiết黃蘗問云: 汝迴太速生? 師云: 只為老婆心切 (Trấn Châu Lâm Tế Nghĩa Huyền thiền sư 鎮州臨濟義玄禪師) Hoàng Bá hỏi: Sao lại về nhanh thế? Sư trả lời: Vì thầy có lòng thương xót như bà nội. § Ghi chú: Ta quen đọc là sinh. 1. [蔭生] ấm sinh, ấm sanh 2. [誕生] đản sinh, đản sanh 3. [塗炭生民] đồ thán sinh dân 4. [同生共死] đồng sanh cộng tử 5. [白面書生] bạch diện thư sanh 6. [稟生] bẩm sanh, bẩm sinh 7. [本生] bổn sinh 8. [捕生] bộ sinh 9. [百花生日] bách hoa sinh nhật 10. [半生半熟] bán sinh bán thục 11. [平生] bình sinh, bình sanh 12. [貢生] cống sanh, cống sinh 13. [救生] cứu sinh 14. [九死一生] cửu tử nhất sinh 15. [個人衛生] cá nhân vệ sinh 16. [更生] cánh sinh 17. [公共衛生] công cộng vệ sinh 18. [怎生] chẩm sanh 19. [眾生] chúng sanh, chúng sinh 20. [諸生] chư sanh, chư sinh 21. [佾生] dật sinh 22. [養生] dưỡng sanh 23. [好生] hảo sinh, hiếu sinh 24. [學生] học sinh 25. [回生] hồi sanh 26. [化生] hóa sanh, hóa sinh 27. [寄生] kí sanh 28. [今生] kim sanh, kim sinh 29. [來生] lai sanh, lai sinh 30. [廩生] lẫm sanh31. [老蚌生珠] lão bạng sinh châu 32. [陌生] mạch sanh 33. [一生] nhất sanh, nhất sinh 34. [人生朝露] nhân sanh triêu lộ 35. [人生觀] nhân sinh quan 36. [人生] nhân sinh, nhân sanh 37. [儒生] nho sanh 38. [生育] sanh dục 39. [生計] sanh kế 40. [生氣] sanh khí, sinh khí41. [生靈] sanh linh 42. [生產] sanh sản, sinh sản 43. [生肖] sanh tiếu 44. [畜生] súc sinh 45. [初生] sơ sanh 46. [生意] sinh ý 47. [生機] sinh cơ 48. [生活] sinh hoạt, sanh hoạt 49. [生薑] sinh khương 50. [生理] sinh lí 51. [生涯] sinh nhai, sanh nhai 52. [哉生明] tai sinh minh 53. [哉生魄] tai sinh phách 54. [三生] tam sanh, tam sinh 55. [畢生] tất sinh, tất sanh 56. [四生] tứ sinh, tứ sanh 57. [再生] tái sanh58. [喪生] táng sinh 59. [鯫生] tưu sanh 60. [蒼生] thương sinh 61. [先生] tiên sanh, tiên sinh 62. [全生] toàn sinh, toàn sanh 63. [衛生] vệ sanh, vệ sinh 64. [往生] vãng sanh 65. [無國界醫生組織] vô quốc giới y sinh tổ chức 66. [無生] vô sinh 67. [出生] xuất sanh, xuất sinh III/ KHẮC Chúng ta chỉ xét 1 từ KHẮC CHỮ 克 khắc 剋 kè (Động) Đảm đương, gách vác. ◇Lưu Vũ Tích 劉禹錫: Thường cụ bất khắc phụ hà, dĩ thiểm tiền nhân 常懼不克負荷, 以忝前人(Vị Đỗ tư đồ tạ tứ truy tặng biểu 為杜司徒謝賜追贈表) Thường lo sợ không đảm đương gánh vác nổi, làm nhục tiền nhân. (Động) Được, chiến thắng. ◎Như: khắc địch 克敵 chiến thắng quân địch. (Động) Kiềm chế, ước thúc. ◎Như: khắc phục 克復 ước thúc, làm chủ được. ◇Luận Ngữ 論語: Khắc kỉ phục lễ vi nhân 克己復禮為仁 (Nhan Uyên 顏淵) Kiềm chế được chính mình (tư dục) mà trở về lễ (đạo li) là đạt được đức Nhân. (Động) Hạn định, ước định, hẹn. ◎Như: khắc kì động công 克期動工 hẹn định thời kì khởi công. (Động) Khấu trừ. ◇Thủy hử truyện 水滸傳: Quả nhân ngự tứ chi tửu, nhất bình khắc giảm bán bình 寡人御賜之酒, 一瓶克減半瓶 (Đệ bát thập tam hồi) Rượu vua ban cho quả nhân, một bình khấu trừ nửa bình. (Động) Tiêu hóa. ◎Như: đa cật thủy quả năng khắc thực 多吃水果能克食 uống nhiều nước quả thật giúp cho tiêu hóa. (Danh) Lượng từ: gam (tiếng Anh "gram"). ◎Như: nhất khắc đẳng ư thiên phân chi nhất công cân 一克等於千分之一公斤 một gam bằng một phần ngàn kí-lô. (Phó) Có thể. ◎Như: bất khắc phân thân 不克分身 không thể sẻ thân ra được. 1. [不克] bất khắc 2. [克己] khắc kỉ 3. [克己主義] khắc kỉ chủ nghĩa 4. [克服] khắc phục 5. [坦克車] thản khắc xa 6. [捷克] tiệp khắc 7. [巧克力] xảo khắc lực 8. [伊拉克] y lạp khắc Như vậy, chúng ta có thể nhận thấy, từ ghép Tương Sinh và Tương Khắc không có trong ngôn ngữ Trung Hoa mà họ chỉ giải nghĩa hai từ ghép này thông qua thuật ngữ Ngũ Hành thuật số tức là trong ngôn ngữ thì họ lấy hiện tượng để giải nghĩa cho từ . Tuy nhiên đối với Ngôn Ngữ Việt thì lại hoàn toàn khác, Ngôn ngữ là phương tiện biểu đạt ý nghĩa và từ ghép Tương Sinh, Tương Khắc trong tiếng Việt lại không phải là SINH ra hay KHẮC chế theo như nghĩa Hán-Việt. Theo nhà nghiên cứu ngôn ngữ Lãn Miên, từ Tương Sinh trong tiếng Việt biểu đạt giống như hai cực nam châm khác dấu hút nhau. Tức là cùng hỗ trợ -bù đắp lẫn cho nhau, bổ trợ và thu hút nhau. Sinh khắc thì ngược lại, giống như hai cực nam châm cùng dấu, là cản trở , giảm bớt nhau, không hỗ trợ cho nhau. Xin trích phần bài viết của nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh (Thiên Sứ/ Nguyễn Vũ Diệu) về khái niệm ngũ hành: Trích dẫn: ["NGÔN NGỮ VIỆT VÀ BẢN CHẤT KHÁI NIỆM NGŨ HÀNH. 1/ Hành Kim: Khi tiếng Việt nói KIM để mô tả một hành trong Ngũ hành thì phân biệt rất rõ với từ "kim LOẠI". Khái niệm "Kim loại" trong tiếng Việt, đồng nghĩa với khái niệm kim loại trong ngôn ngữ hiện đại. Nhưng khái niệm "KIM" mà ngôn ngữ Việt mô tả hành "KIM' trong Ngũ hành thì hoàn toàn khác hẳn khái niệm "Kim loại'. Từ KIM trong tiếng Việt, không có nghĩa là "Đồng" trong tiếng Hán, và sau đó chỉ có nghĩa là "vàng" (Như chính bài "phản đối" của Trùng Dương Mai viết ở trên và ngay trong bài viết này). Từ KIM trong tiếng Việt cũng không đồng nghĩa với "kim loại". Nhưng nó đồng nghĩa với cây KIM, cái KIM, trong "se chỉ, luồn KIM"; "kim chỉ", Và hình tương "cây kim", "cái kim" trong ngôn ngữ Việt, chính là một HÌNH TƯỢNG mô tả khái niệm về thuộc tính của hành KIM trong Ngũ hành của tiếng Việt, mà chính những cổ thư chữ Hán đã nói tới, là: "Kim": "Nhọn sắc, cứng, mạnh". Rõ ràng, từ KIM - đồng nghĩa với "KIM, chỉ" trong tiếng Việt, mô tả một thuộc tính của một dạng vật chất có khả năng phân loại những cấu trúc và cả sự vận đông của những cấu trúc vật chất có cùng thuộc tính. Chứ không phải mô tả một sự một cấu trúc vật chất cụ thể như trong tiếng Hán, là: Đồng, vàng. 2/ Hành Thủy. Tương tự như vậy, trong tiếng Việt khi nói tiếng THỦY, để mô tả hành Thủy trong Ngũ hành, không đồng nghĩa với "nước". Ngược lại, trong tiếng Hán thì 水 > shuǐ (Suẩy) là một từ chung về cả ký tự đều mô tả là "nước". Trong tiếng Việt, từ "THỦY" và "nước" phát âm hoàn toàn khác nhau, ký tự cũng hoàn toàn khác. Cho nên, trong tiếng Việt, khí nói đến "THỦY KHÍ" thì nội hàm khái niệm không thể tương tự là "Khí của nước". Nhưng trong tiếng Hán và ký tự Hán thì chỉ có thể hiểu theo một nghĩa duy nhất là "khí của nước". Ví dụ, cổ thư chữ Hán viết trong "Hồng Phạm cứu trù": Trù thứ nhất, gồm: Thủy, Hỏa, Mộc, Kim. Thổ. 1.五行,即:水、火、木、金、土. Rõ ràng trong tiếng Hán chỉ có một từ duy nhất, ký tự 水, mà họ đọc là "Suẩy", có nghĩa là "NƯỚC" trong tiếng Việt. Còn tiếng Việt khí mô tả hành THỦY trong Ngũ hành, đọc là "THỦY", và "NƯỚC" hoàn toàn phân biệt khác nhau. Thí dụ, tiếng Hán viết: 引 水 入 田 . Âm Việt Nho đọc: "Dẫn thủy nhập điền". Tiếng Việt với khái niệm tương tự là "Đưa nước vào ruộng". Tương tự như vậy, nếu dịch ra những ngôn ngữ khác phi Hán - kể cả tiếng Việt - thì tất cả các ngôn ngữ phi Hán, đều hiểu - qua tiếng Hán, khi mô tả Ngũ hành - thì ký tự 水, đọc là "Suẩy" có nghĩa là "nước". Hay nói một cách khác: Tiếng Hán, khi mô tả ngũ hành thì ký tự 水, đồng nghĩa với khái niệm "nước" trong tiếng Việt và các ngôn ngữ liên quan. Và đó là từ mô tả một dạng vật chất có cấu trúc cụ thể là "nước", Khoa học hiện đại mô tả cấu trúc vật chất cụ thể là H2O. Nhưng trong tiếng Việt không thể dịch tiếng Việt ra tiếng Việt: "THỦY" là "Nước" được. Vì trong tiếng Việt THỦY & NƯỚC, phát âm và chữ viết khác nhau - và mặc dù, nếu dịch ra tiếng Hán thì chung một ký tự 水. Vì trong tiếng Việt, "NƯỚC" chỉ là hình tượng mô tả "THỦY". Cũng như: Nói "Mẫu Thoải" (Thủy) trong tiếng Việt, không thể hiểu là "mẹ của nước", hoặc "Mẹ nước". Mà trong ngôn ngự Việt khi nói "Mẫu Thoải (Thủy)" , cần hiểu rằng nguồn gốc của Thủy. Tôi đã phân tích hình tượng "Tam tòa thánh Mẫu" trong tín ngưỡng Đạo Mẫu Việt Nam, liên quan đến Kinh Dịch Lạc Việt và thuyết Ngũ hành. Trong đó: Mẫu Thượng Thiên áo trắng (Thuộc Kim. Đoài/ Tốn), Mẫu Đệ nhất Áo Đỏ (Quái Khôn). Và Mẫu Thoải (Thủy) áo Xanh biển (Xanh Dương, xanh da trời), trong sách "Minh triết Việt trong văn minh Đông phương" (Nxb Tri Thức . 2014). 3/ Hành Mộc. Tương tự như vậy, trong tiếng Việt khi nói tiếng MỘC, phát âm và ký tự khác hẳn "gỗ" , "cây", "cỏ". Còn trong tiếng Hán thì chỉ có ký tự 木, tương đương và đồng nghĩa với khái niệm "cây" trong tiếng Việt. Thí dụ: 草木 . Từ Việt Nho là "Thảo MỘC", nghĩa là "CÂY cỏ". Tóm lại, ký tự cây trong tiếng Hán 木 đọc là Mủ, tức là một cấu trúc vật chất cụ thể, có nghĩa tương đương tiếng Việt - và các ngôn ngữ khác - là 'CÂY'. Tiếng Việt Nho là đọc và ký tự trong tiếng Việt là MỘC, để mô tả hành MỘC trong Ngũ Hành, còn để chỉ "thợ MỘC" và không thể nhầm lẫn với "thợ cây", hoặc trong tiếng Việt khi nói "Việc THỔ MỘC" thì hiểu rằng: đó là việc liên quan đến xây, cất nhà cửa. Không ai hiểu là việc của "cây, đất" cả. Vì trong tiếng Việt, đây là những ngôn từ với ký tự khác nhau. 4/ Hành Hỏa. Tương tự như vậy, trong tiếng Việt khi nói tiếng HỎA, phát âm và ký tự khác hẳn "lửa". Trong tiếng Hán, từ "lửa" (Hỏa) chỉ dùng một ký tự 火, Trong tiếng Việt, âm Việt Nho là "HỎA", và khác hẳn về âm và ký tự với "LỬA". Tức là tiếng Hán với ký tự 火 đọc là "hủa", chỉ để mô tả một trạng thái vật chất cụ thể tồn tại. Từ 火 trong tiếng Hán dù dịch ra ngôn ngữ nào, cũng tương đương khái niệm Việt là "LỬA" và không phải là khái niệm HỎA trong tiếng Việt khi mô tả một hành trong Ngũ Hành. 5/ Hành Thổ. Tương tự như vậy, trong tiếng Việt khi nói tiếng THỔ, phát âm và ký tự khác hẳn "Đất". Ngược lại, trong tiêng Hán, để mô tả khái niệm tương đương khái niệm "Đất" trong tiếng Việt, chỉ có một ký tự 土, đọc là "Thủ". Thí dụ: "Đất nước" trong ký tự tiếng Hán, là 國土; hoặc như các từ sau: “niêm thổ” 黏土 đất thó, đất sét, “sa thổ” 沙土 đất cát, “nê thổ” 泥土 đất bùn. Tóm lại, trong tiếng Hán, ký tự THỔ dùng trong Ngũ hành và mô tả khái niệm tương đương "Đất" trong tiếng Việt - và các ngôn ngữ khác - là như nhau. Nhưng trong tiếng Việt, ký tự THỔ dùng trong Ngũ hành và các ứng dụng trong ngôn ngữ Việt khác như: "THỔ trạch" "Liền Thổ" và khái niệm "Đất" và "sát ĐẤT" khác hẳn nhau. Qua sự mô tả ở trên, thi thấy rất rõ ràng, rằng: Các ký tự Hán mô tả Ngũ hành: 金; 木; 水; 火;土 Được hiểu tương tự khái niệm: "VÀNG, CÂY, NƯỚC, LỬA, ĐẤT" trong tiếng Viêt và các ngôn ngữ khác. Tức là nó mô tả các trạng thái cấu trúc vật chất rất cụ thể tồn tại trên Địa Cầu. Khác hẳn cách phát âm và ký tự của ngôn ngữ Việt mô tả ngũ hành: KIM, MỘC, THỦY, HỎA, THỔ. Mặc dù từ Việt Nho - Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ này, đều có ký tự tương đương trong tiếng Hán. Nhưng trong tiếng Việt thì nghĩa của chúng khác hẳn ký tự tương đương trong tiếng Hán. Trong tiếng Việt, các từ KIM, MỘC, THỦY, HỎA, THỔ một tả năm trạng thái và THUỘC TÍNH VẬN ĐỘNG VÀ TƯƠNG TÁC CỦA DẠNG CẤU TRÚC VẬT CHẤT CƠ BẢN, CÓ THỂ PHÂN LOẠI TRONG KHÔNG - THỜI GIAN. Do đó, với các nhà nghiên cứu ở các dân tộc phi Hán - kể cả Việt Nam - nếu mặc định thuyết Âm Dương Ngũ hành của người Hán và hiểu theo cách hiểu của người Hán thì sẽ dẫn tới nhầm lẫn khái niệm về bản chất thật của khái niệm Ngũ hành. Bởi vì, bản chất khái niệm KIM, MỘC THỦY HỎA THỔ theo tiếng Việt là khái niệm hệ quả của tư duy tổng hợp trừu tượng, nhận thức 5 trạng thái THUỘC TÍNH cấu trúc vật chất có tính phân loại, cho tất cả mọi hiện tượng vận đông và tương tác của toàn thể cấu trúc vật chất trong vũ trụ, và trong không/ thời gian. Còn trong tiếng Hán không thể hiện được điều này. Và tiếng Hán, tự nó xác định sự xuất hiện của "VÀNG, CÂY, NƯỚC, LỬA, ĐẤT" - là định tính cấu trúc vật chất cụ thể, đã có trong những giai đoạn đầu tiên của vũ trụ?!? Bởi vậy, nếu các từ KIM, MỘC THỦY HỎA THỔ mô tả NGŨ HÀNH trong tiếng Việt - thì khi dịch ra tiếng nước ngoài thì buộc phải để nguyên văn và diễn giải, chú thích. Chứ không thể dịch tiếng Việt ra tiếng Việt : "Kim là vàng, là đồng", Thủy là nước....được. Vì chính tiếng Việt đã có từ tương đương: "KIM > "Cô gái se chỉ, luồn Kim";" "THỦY> Thủy quân bơi dưới nước"; "MỘC> Thợ MỘC, đốn cây, lấy gỗ"; ""HỎA> Hỏa đầu quân dùng súng phun lửa, để đốt..."; "THỔ> Sổ Địa bạ ghi THỔ trạch, có diện tích ĐẤT'....vv...và...vv...Những thí dụ trên cho thấy: Không thể dịch tiếng Việt ra tiếng Việt những từ trên. Và tiếng Hán với ký tự Hán sẽ rất buồn cười. Vì xác định khái niệm Ngũ hành và quán xét từ nền văn hiến Việt với sự xác định : Nền văn hiến Việt là chủ nhân đích thực của nền văn minh Đông Phương, nên tôi mới xác định ngũ hành là 5 yếu tố phân loại THUỐC TÍNH VẬN ĐỘNG &TƯƠNG TÁC CỦA VẬT CHẤT TRONG KHÔNG THỜI GIAN. Chính điều này, đã dẫn tôi đến sự xác định rằng: Hệ thống Nghịch lý toán học hiện đại Cantor hoàn toàn chính xác. Ngũ hành phân loại cả thời gian, chính bởi yếu tố phân loại các thuộc tính vận động, tương tác của vật chất trong không thời gian đó"]. HẾT trích dẫn Chúng ta có thể nhận thấy rằng, Ngũ Hành KHÔNG phải là định danh của 5 loại vật chất mà đây là 5 hệ thuộc tính vận động và tương tác. Để giải thích vì sao KIM lại sinh THỦY, không thể lý giải nếu như chúng ta qui ước KIM và THỦY là hai loại vật chất. Bởi Thủy vật chất là Nước thì không thể được sinh ra từ KIM là kim loại. Chúng ta cũng không thể dùng hệ bát quái tức là lấy quái Càn là Kim, là Trời để lý giải TRỜI sinh ra Mưa , là nước vì Nếu vậy thì quái Càn cũng là Trời, là Cha, là Con ngựa già,… Vậy Con ngựa già hay người Cha thì cũng SINH được ra Mưa – là sinh Thủy – Nước ???? Hệ thống bát quái không thể dùng để mô tả trạng thái NGũ Hành bởi Ngũ Hành là bản nguyên trong khi đó Bát quái là hệ thống phân loại chi tiết vạn vật. Nếu coi Mộc là vật chất tức là Gỗ, Cây thì nếu theo định nghĩa về TƯƠNG SINH của cổ thư Hán , chúng ta không thể lý giải được vì sao Thủy –Nước lại SINH ra được cây Gỗ ? Với định nghĩa về Ngũ Hành Sinh Khắc của cổ thư Hán, như trong cuốn Tam mệnh thông hội thì SINH là Sinh theo nghĩa 生 sanh, sinh (shēng) thì không có cách nào lại lý giải được từ SINH lại là “Có thủy ẩm ướt thì cây cối càng sinh trưởng tươi tốt” , hay Kim sinh thủy: “ Kim ở nhiệt độ cao nóng chảy thành thể lỏng, hoặc thủy cần nhờ cậy vào đồ vật bằng sắt mới khơi đường lưu thông” ??? vậy thì Thủy là NƯỚC sinh ra từ đâu khi kim nung chảy lại chỉ biến thành thể lỏng ? Với Ngũ Hành Tương Sinh- Tương Khắc từ định nghĩa của người Việt thì “Âm dương tương Giao, thiên nhất sinh thủy” , Nước được sinh ra từ sự giao hòa của trời đất, khi mà khí ÂM lên cao (Âm thăng) giao hòa với khí Dương của trời (Dương giáng) tạo ra Nước : hoàn toàn mô tả được quá trình sinh ra Nước trong tự nhiên. Cũng như vậy đối với hệ Nạp Âm cho Lạc thư hoa giáp (theo cổ thư Hán là Lục thập hoa giáp), thì với định nghĩa ngũ hành là 5 yếu tố vật chất sẽ không thể giải thích được các hành nạp âm, ví dụ như “Hải Trung Kim”: Kim này hoàn toàn không có trong phân loại vật chất hiện hữu, không thể tìm và nhìn thấy được Kim loại dưới biển để sinh ra Nước -theo định nghĩa của từ Tương Sinh trong cổ thư Hán. Như vậy từ Tương SINH và Tương Khắc thể hiện rõ ý nghĩa của hiện tượng và hoàn toàn không phải là Sinh ra , và Khắc chế. Trong Ngôn ngữ Việt thì từ ghép Tương Sinh Tương Khắc mô tả sự tương tác qua lại của các yếu tố trong cùng một môi trường tương tác (Từ tương tác cũng không có ý nghĩa trong ngôn ngữ Trung quốc) . Qua đây chúng ta có thể nhận thấy Học thuyết Âm Dương Ngũ Hành thuộc về nền Văn minh Lạc Việt với bề dầy gần 5000 năm lịch sử, đã bị đánh tráo nguồn gốc nên tiếp thu một cách rời rạc và không thể lý giải ngay cả từ ngôn ngữ dùng để định nghĩa cho một sự tương tác. Ngôn ngữ Việt của chúng ta phức tạp và vô cùng phong phú, đa dạng nên hoàn toàn phù hợp để giải thích mọi ý nghĩa, định nghĩa và quan hệ qua lại một cách khoa học và logic về Lý học Đông Phương- Lý thuyết Âm Dương Ngũ Hành mà chủ nhân đích thực là nền Văn Minh Lạc Việt 5000 năm lịch sử.