• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Tìm kiếm trên Diễn đàn

Hiển thị kết quả cho thẻ ''minh triết là gì?''.

  • Tìm theo Thẻ/Tags

    Loại thẻ phân cách bằng dấu phẩy.
  • Tìm theo Tác giả

Loại nội dung


Forums

  • Hoạt Động Của Diễn Đàn
    • Thông Báo
    • Hoạt Động Của Diễn Đàn
    • Đóng Góp Ý Kiến Phát Triển
    • Thắc Mắc - Thông Báo Lỗi
  • Trao Đổi Học Thuật
    • Lý Học Lạc Việt
    • Cổ Văn Hoá Sử
    • Dự Báo và Chứng Nghiệm
    • Minh Triết Cổ
    • Phong Thủy
    • Chuyên Đề Hội Thảo Phong Thủy
    • Tử Vi
    • Lạc Việt Độn Toán
    • Dịch Học
    • Thái Ất - Độn Giáp
    • Tử Bình - Bát Tự
    • Tướng Pháp Chỉ Tay
    • Các Môn Dự Đoán Khác
    • Đông Y
    • Luận Tuổi Lạc Việt
  • Văn hiến Việt
    • Truyền hình Văn hiến Việt
  • Trang Hội Viên
    • Thông Tin Cập Nhật
    • Cafe Lý Học
    • Mạn Đàm
    • Tiềm Năng - Tâm Linh - Con Người
    • Tâm Sự - Giao Lưu
    • Giải Trí - Chuyện Lạ
    • Thơ Ca Văn Chương Nghệ Thuật
    • Y Học Và Sức Khoẻ
    • Những Mảnh Đời Cần Cứu Giúp
    • Clb Nhiếp Ảnh
  • Tư Vấn
    • Tử Vi
    • Luận Tuổi
    • Lạc Việt Độn Toán
    • Phong Thủy
    • Danh Tính & Số Mệnh
    • Tướng Pháp
    • Bốc Dịch
    • Tử Bình Bát Tự
    • Các Môn Dự Đoán Khác
  • Principles Of Ancient Oriental Learning, History And Culture
    • THE ANCIENT ORIENTAL LEARNING
    • ANCIENT ORIENTAL CULTURE
    • THE FORETELLING OF ANCIENT ORIENTAL ASTROLOGY
  • Lý Học Plaza
    • Trung Tâm Thương Mại
    • Rao Vặt

Calendars

  • Community Calendar

Tìm thấy 1 kết quả

  1. Thày Thiên sứ - Nguyễn Vũ Tuấn Anh viết loạt bài, lý giải "Minh triết là gì?" "MINH TRIẾT" LÀ GÌ? Phần mở đầu. Hôm nay lang thang trên Fb, thấy cô Thu Quỳnh chào bán cuốn "Minh triết: Giá trị văn hóa đang phục hưng". Vốn là tác giả của hai cuốn sách: "Minh triết Việt trong tranh dân gian Việt Nam" và "Minh triết Việt trong văn minh Đông phương", tôi thật sự ngạc nhiên khi xem lời giới thiệu cuốn sách này. Trong đó có đoạn viết: Trích: ["Câu hỏi được đặt ra - Minh triết là gì?Hai chữ minh triết ngày càng được sử dụng nhiều, trong suy tư, trong những cuộc trò chuyện học thuật, trên những trang chữ. Nhiều cuộc thảo luận nhỏ, những cuộc hội thảo ở Hà Nội, ở Huế, ở Sài Gòn đã được tổ chức để trả lời câu hỏi trên. Cũng không phải ngẫu nhiên mà cách đây ít lâu, Đại học Chicago (Mỹ) đã công bố một dự án nghiên cứu định nghĩa minh triết với kinh phí cả triệu đô la."] Oh! Không lẽ cả thế giới này toàn "chém gió"!? Nói, mà không hiểu đang nói cái gì?! Về khái niệm "Văn hóa" thì có hẳn hơn kém 400 định nghĩa về văn hóa, chẳng biết đúng sai thế nào?! Nhưng lại có cả một cơ quan VĂN HÓA Liên Hiệp Quốc, để quản lý và phát triển cái - 400 định nghĩa khác nhau về "văn hóa"?! Khái niệm "Khoa học" cũng chẳng hế rõ ràng. Nhưng lại phát biểu về "Cơ sở khoa học" và cả "Khoa học công nhận"; hoặc "khoa học chưa công nhận". Nhưng lại có hàng triệu nhà "khoa học", nhưng chưa biết "khoa học" là gì?! Hơ? Bởi vậy, Lão Gàn đành chẳng quản tài hèn, cũng ráng gò lưng phát biểu về mấy cái khái niệm này. Đây là phần mở đầu cho loạt bài viết để định nghĩa về những khái niệm phổ quát của các từ thướng dùng, gồm: "Minh triết"; "Văn hóa"; "Khoa học". Hoàn toàn miễn phí và Thiên Sứ không lấy tiền bản quyền, nếu được "khoa học công nhận" và mọi người cứ vô tư úng dụng. Cảm ơn sự quan tâm của quý vị và anh chị em. PS: Dưới đây là toàn văn bài giới thiệu sách của cô Thu Quỳnh: =============== ["MINH TRIẾT: GIÁ TRỊ VĂN HÓA ĐANG PHỤC HƯNG: hành trình đi tìm định nghĩa minh triết, minh triết phương Đông nói chung và minh triết Việt Nam nói riêng. 245 trang. Giá 55k Hai chữ minh triết đã xuất hiện từ lâu ở phương Đông, cũng như ở phương Tây.Ở phương Đông, minh triết đã được nói đến trong Kinh Thi, một tác phẩm thi ca cổ điển, ra đời đã hơn hai ngàn năm nay. Còn ở phương Tây, từ khởi nguồn của văn minh Hy Lạp - La Mã đã có chữ philosophia, mà phylo có nghĩa là tình yêu, còn sophia, là “Minh triết”. Minh triết là một phạm trù văn hóa vừa xưa cũ lại rất mới mẻ. Các giáo sư, tiến sĩ: Phan Huy Lê, Vũ Ngọc Khánh, Nguyễn Trọng Chuẩn, Trần Ngọc Hiên, Phan Văn Các, Tô Duy Hợp, trong Hội đồng phê duyệt Đề tài nghiên cứu “Minh triết”, đã cho rằng: “Đây là một đề tài rất mới mẻ”. Quả thực, ở nước ta, dẫu phạm trù này xuất hiện đã “ngàn năm”, nhưng việc nghiên cứu hiện nay cũng chỉ là sơ khởi. Trung tâm Minh triết khi thành lập đã đặt ra nhiệm vụ nghiên cứu: “Minh triết như là phần tinh hoa trong tài sản tư tưởng và văn hóa của nhân loại, đặc biệt là của phương Đông và Việt Nam chúng ta. Những giá trị minh triết của Việt Nam, được hình thành qua tiến trình văn hóa - lịch sử hàng ngàn năm, rất phong phú, sâu sắc.Nó chính là sợi chỉ đỏ, là cốt lõi, là chất tủy của văn hóa Việt.”(Đề cương nghiên cứu “Minh triết trong tiến trình lịch sử - văn hóa Việt Nam”).Như vậy, việc hàng đầu là phải nghiên cứu để có nhận thức về khái niệm, về phạm trù “Minh triết”.Câu hỏi được đặt ra - Minh triết là gì?Hai chữ minh triết ngày càng được sử dụng nhiều, trong suy tư, trong những cuộc trò chuyện học thuật, trên những trang chữ. Nhiều cuộc thảo luận nhỏ, những cuộc hội thảo ở Hà Nội, ở Huế, ở Sài Gòn đã được tổ chức để trả lời câu hỏi trên. Cũng không phải ngẫu nhiên mà cách đây ít lâu, Đại học Chicago (Mỹ) đã công bố một dự án nghiên cứu định nghĩa minh triết với kinh phí cả triệu đô la. Cuốn sách nhỏ này sẽ góp những kiến giải về sự tìm tòi nghĩa của hai chữ vừa xưa cũ vừa mới mẻ ấy, trong một loạt những tham luận, mà chúng tôi đã chọn lựa từ các cuộc hội thảo bàn về minh triết. Mục lục Lời nói đầu Minh triết, giá trị văn hóa nhân loại đang phục sinh Nguyễn Khắc Mai Luận bàn về những vấn đề minh triết Hoàng Ngọc Hiến “Minh triết”, “Minh triết Việt” như tôi hiểu Trần Nghĩa Góp tìm định nghĩa minh triết GS. TS. Tô Duy Hợp Từ “Ký minh thả triết dĩ bảo kỳ thân” trong Kinh Thi, suy nghĩ thêm về vấn đề minh triết Lê Nguyên Cẩn Minh triết và hạ tầng tư duy Giáp Văn Dương Minh triết và phát triển Lê Thanh Hải Minh triết dân gian và bác học Nguyễn Hữu Sơn Đâu là nền văn minh đích thực? Phạm Việt Hưng Mấy suy nghĩ về khái niệm minh triết - mê lầm triết PGS. Bùi Thanh Quất Góp tìm tư tưởng minh triết Việt Nam qua tư liệu thành văn Chương Thâu Minh triết Việt định hướng cho việc phát triển đất nước Vũ Khánh Thành Minh triết và chính trị Nguyễn Sơn Hà Minh triết trong cái nhìn tương quan với triết lý và triết học Nguyễn Khắc Mai"]