ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH TRONG ĐẠO HINDU
“Thái cực sinh lưỡng nghi
Lưỡng nghi sinh tứ tượng
Tứ tượng biến hoá vô cùng”
Âm Dương Ngũ Hành vỗn vẫn được biết tới là một nền tảng lý thuyết của nền văn minh Đông phương. Tuy nhiên, theo quan điểm từ nhóm nghiên cứu thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Lý Học Đông Phương do nhà nghiên cứu- Ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh đứng đầu thì ADNH là một lý thuyết thuộc về một nền văn minh cổ của nhân loại đã bị huỷ diệt, và mỗi một nền văn minh sau này nắm giữ một mảnh của lý thuyết vĩ đại đó.
Qua các nghiên cứu cá nhân, tôi vô tình phát hiện ra sự mô tả lý thuyết ADNH trong đạo HINDU, một trong những Đạo lâu đời nhất và cũng là Đạo có nhiều CHÚA Trời nhất (khoảng 33 triệu vị Thần ).
Một trong những biểu tượng có trong các ngôi Đền Hindu, đó là biểu tượng LINGA SHIVA, biểu tượng của sự Huỷ Diệt và Tái Sinh.
Có rất nhiều sự sai lầm về hình tượng này. Một số thì cho rằng đây là Biểu tượng tôn thờ tín ngưỡng phồn thực, rằng đây chỉ là mô tả bộ phận sinh dục của người đàn ông, và ở dưới là hình tượng mô tả bộ phận sinh dục của đàn bà. Trong Hindu giáo, biểu tượng này được gọi là Linga Shiva và cũng có sự hiểu sai lệch rằng đây là hình tượng Dương vật của thần Shiva(một trong những vị Thần vĩ đại nhất trong Hindu giáo), và phía dưới là biểu tượng Âm vật của thần Shakti(Parvati).
Từ Shiva có nghĩa là Tốt Lành, Linga (hay Lingam) có nghĩa là hình tượng, là dấu hiệu. Và Linga Shiva tức là hình tượng của sự bất tử của Thần Shiva. Đó là biểu tượng của Đấng sáng tạo, là sự tự nhận thức vượt qua sự sinh sôi, sự huỷ diệt, sự tốt-xấu, Thần Linh và Ma Quỉ, thời gian và Vũ trụ. Là điểm khởi nguồn của vạn vật.
Nếu dịch nghĩa từ Dương Vật trong ngôn ngữ Hindi (Sanskrit), thì sẽ là từ SHISHNAM, không phải là từ Linga. Sự hiểu sai ngay từ chính người theo Đạo Hindu cũng do bởi sự cố tình làm sai lệch ý nghĩa, xuất phát từ những kẻ xâm lược và muốn huỷ diệt Hindu giáo.
Biểu tương này là thể hiện sự bất tử của Thần Shiva nhưng từ sự sai lệch dẫn tới từ này mang ý nghĩa khác,
Từ Yoni cũng vậy, có nghĩa là Mẹ Thiên Nhiên, là biểu tượng của sự sinh sôi nhưng lại được hiểu sai thành bộ phận sinh dục phụ nữ. Đây là hình tượng của Thần Parvati, vợ của Thần Shiva.
Biểu tượng Linga có hai dạng chính:
1. Tại Ấn độ, Nepal: Linga hình tròn và Yoni cũng hình tròn. Trên Linga có biểu tượng ba gạch liền và hình tượng Con Mắt thứ Ba ở giữa. Con mắt này đều xuất hiện trên Trán của Thần Shiva thể hiện sự thông hiểu, là ý thức, nhận thức, là sự xuyên suốt. Đây cũng chính là mô tả hình thái của Vũ Trụ
2. Tại Đông Nam Á: Biểu tượng Linga phức tạp hơn, thể hiện hình tượng của ba vị Thần tối cao trong Hindu giáo. 3 vị thần thể hiện vòng tròn cuộc sống ( Samsara) : SINH-VƯỢNG-MỘ
a. Thần Shiva-hình Tròn và chạm khắc mặt của vị Thần này- Là vị thần của sự huỷ diệt,sự tái sinh, là công lý, phán xét.
b. Thần Visnu-Bát giác, là vị thần của sự che trở, bao bọc, bảo vệ
c. Brahma-hình Vuông. là đấng sang tạo.Là vị thần tạo ra nguồn gốc của con người.
d. Yuni: địa cầu, đất Mẹ
(biểu tượng Linga tại bảo tàng Chăm-Đà Nẵng)
(Biểu tượng Linga ở tháp Po Sah Inu - Bình Thuận)
Nhìn vào Biểu tượng Linga , điều nhận thấy đầu tiên đó là hình tượng Quẻ CÀN trong Bát Quái của Lý Học Đông Phương với Tâm là Mặt Trời. Mặt trời là trung tâm của Vũ Trụ, là sự khởi nguồn của mọi sự sống trên Trái đất và cũng có thể huỷ diệt Mọi thứ trong Vũ trụ này.
Đây là tượng của Thần Shiva là Đấng sáng tạo nhưng cũng là vị Thần của sự Huỷ Diệt, và đó cũng chính là ý nghĩa của quẻ CÀN :Hình Trụ/Tròn Là Trời, là Cha, thuộc Dương. Và để tạo ra sự sống thì cần có sức mạnh và năng lượng của phu nhân, cũng là những VỊ thần nữ được tôn sùng và quyền uy tương đương.
Biểu tượng Yoni: Là tượng của Trái Đất, là Mẹ,thuộc ÂM. Tuy nhiên Yoni ở vùng ĐNA như Campuchia, Vietnam thì lại là hình Vuông – Là quẻ Khôn,.
Vẫn là hình Tròn và Vuông trong Lý Học Đông Phương thể hiện sự Sinh Sôi, Sáng Tạo, là hình tượng của Cha –Mẹ. Tuy thể hiện qua nhiều hình thể khác nhau do ảnh hưởng của tôn giáo nhưng về bản chất vẫn là sự mô tả nhận thức của con Người với Vũ Trụ quan.
Chúng ta cũng có thể nhận thấy đâu đó có sự xuất hiện của Tứ Tượng trên Linga. Ví dụ biểu tượng Linga tại Nepal, hình tượng bông hoa Sen là sự "biến hoá vô cùng"
Theo các tài liệu nghiên cứu thì các vị Thần Hindu giáo được đặt tên cho các Chòm Sao Hoàng Đạo của chiêm tinh học Vệ Đà vào khoảng 5000 năm trước công nguyên. Do đó, Thiên Chúa giáo cũng nhận được ảnh hưởng của biểu tượng Linga (Âm Dương) và hình dưới chính là quảng trường Thánh Peter tại Vatican.
Qua những hình tượng Lingam , một biểu tượng đặc trưng của Hindu giáo, chúng ta có thể nhận thấy sức ảnh hưởng rộng lớn của lý thuyết Âm Dương ngũ Hành tới tín ngưỡng và đạo giáo, từ Đạo Phật (qua các nghiên cứu của nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh), Đạo Hidu, Đạo Thiên Chúa mà tín hiệu đầu tiên chính là quảng trường St Peter tại Vatican. Chúng tôi hy vọng có thể tìm thấy nhiều bằng chứng hơn nữa chứng minh sự ảnh hưởng của ADNH tới Thiên Chúa giáo, Hồi giáo, Hindu giáo… Đó cũng là một minh chứng nữa chứng tỏ rằng người Trung Hoa không phải là chủ nhân của Lý Thuyết vĩ đại này.
(tiếp tục bổ xung chỉnh sửa)