• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Tìm kiếm trên Diễn đàn

Hiển thị kết quả cho thẻ ''di sản văn hiến việt''.

  • Tìm theo Thẻ/Tags

    Loại thẻ phân cách bằng dấu phẩy.
  • Tìm theo Tác giả

Loại nội dung


Forums

  • Hoạt Động Của Diễn Đàn
    • Thông Báo
    • Hoạt Động Của Diễn Đàn
    • Đóng Góp Ý Kiến Phát Triển
    • Thắc Mắc - Thông Báo Lỗi
  • Trao Đổi Học Thuật
    • Lý Học Lạc Việt
    • Cổ Văn Hoá Sử
    • Dự Báo và Chứng Nghiệm
    • Minh Triết Cổ
    • Phong Thủy
    • Chuyên Đề Hội Thảo Phong Thủy
    • Tử Vi
    • Lạc Việt Độn Toán
    • Dịch Học
    • Thái Ất - Độn Giáp
    • Tử Bình - Bát Tự
    • Tướng Pháp Chỉ Tay
    • Các Môn Dự Đoán Khác
    • Đông Y
    • Luận Tuổi Lạc Việt
  • Văn hiến Việt
    • Truyền hình Văn hiến Việt
  • Trang Hội Viên
    • Thông Tin Cập Nhật
    • Cafe Lý Học
    • Mạn Đàm
    • Tiềm Năng - Tâm Linh - Con Người
    • Tâm Sự - Giao Lưu
    • Giải Trí - Chuyện Lạ
    • Thơ Ca Văn Chương Nghệ Thuật
    • Y Học Và Sức Khoẻ
    • Những Mảnh Đời Cần Cứu Giúp
    • Clb Nhiếp Ảnh
  • Tư Vấn
    • Tử Vi
    • Luận Tuổi
    • Lạc Việt Độn Toán
    • Phong Thủy
    • Danh Tính & Số Mệnh
    • Tướng Pháp
    • Bốc Dịch
    • Tử Bình Bát Tự
    • Các Môn Dự Đoán Khác
  • Principles Of Ancient Oriental Learning, History And Culture
    • THE ANCIENT ORIENTAL LEARNING
    • ANCIENT ORIENTAL CULTURE
    • THE FORETELLING OF ANCIENT ORIENTAL ASTROLOGY
  • Lý Học Plaza
    • Trung Tâm Thương Mại
    • Rao Vặt

Calendars

  • Community Calendar

Tìm thấy 1 kết quả

  1. ĐỊA LÝ PHONG THỦY LẠC VIỆT TRONG QUI HOẠCH KIẾN TRÚC KINH ĐÔ HUẾ Mạnh Đại Quân - Hoàng Triệu Hải. Giám đốc TTNC LHDP. Năm 1803 Hoàng đế Gia Long sau khi lên ngôi đã cho khảo sát địa thế và tiến hành xây dựng Kinh đô Huế cho triều đại kéo dài từ 1802 – 1945. Nhiều nhà Địa Sư nói Kinh đô Huế là “Vương đảo” quả cũng không sai, bởi Kinh thành Huế được bao bọc bởi dòng sông Hương phía trước và hai nhánh là sông Kim Long và sông Bạch Yến phía sau rồi cùng hội tụ tại hạ lưu. Kinh thành Huế được thiết kế và qui hoạch kiến trúc theo truyền thống hàng ngàn năm của người Việt. Kinh đô Huế được xây dựng trong suốt 30 năm – năm 1832 hoàn thành và tồn tại cho tới ngày nay. Ngành Địa lý phong thủy của người Việt hay Trung Hoa, từ xa xưa vốn dĩ chỉ giành cho Vua Chúa, được lưu trữ và truyền lại trong Hoàng Tộc. Từ đời trước, khi Chúa Nguyễn từ Bắc vào “Đàng Trong”, đã mang theo di sản của cha ông từ “Đàng Ngoài”, và sau này Kinh thành Huế, là nơi được Hoàng Đế Gia Long áp dụng Địa lý cho qui hoạch kiến trúc cũng như Lăng mộ của chính mình. Tôi tin chắc chắn rằng: Vua Gia Long đã tiếp nối những tinh hoa của dân tộc Việt và truyền thừa những di sản của tổ tiên để lại. Và Ngài đã tiếp tục truyền lại cho đời sau, kiến thức từ công trình duy nhất còn tồn tại tới ngày hôm nay – Kinh đô Huế. Dưới góc nhìn Âm trạch thì lăng mộ của Hoàng Đế Gia Long cũng là một ẩn số, bởi cách Ngài bố trí và xây dựng khu lăng mộ này, để triều Nguyễn là Một trong những vương triều trị vị lâu nhất trong lịch sử Việt nam. Lăng mộ hiện nay, theo quan điểm riêng của tôi là mộ gió, tức là phần hài cốt được táng ở một nơi bí mật. Câu chuyện bắt đầu từ ngày tôi được đọc bài viết về Địa lý phong thủy Lăng Mộ của Hoàng Đế Gia Long. Nó cuốn hút tôi bởi những bí ẩn, mà những người theo đuổi bộ môn này đều muốn khám phá. Tôi ước sớm có thể quay trở lại Huế chỉ với một mục đích: Tìm hiểu về ứng dụng Địa lý của người Việt, vẫn còn được lưu lại trên Kinh đô Huế. Thật nhanh chóng chỉ sau đó 1 tuần, cơ duyên cho tôi được toại nguyện. Với sự giúp đỡ của những nhà nghiên cứu tại Huế, tôi được nghe kể và đưa tới những địa điểm mang dấu ấn của Hoàng Đế Gia Long: Lăng Mộ, Đàn tế Nam giao, Đại Nội. Tôi được quay lại các địa điểm Lăng Minh Mạng, lăng Thiệu Trị, Lăng Khải Định, đồi Vọng Cảnh và mỗi một nơi tôi đều được kể về lịch sử cũng như các câu chuyện của những nhà nghiên cứu văn hóa Huế. Nhìn bản đồ và hình ảnh từ vệ tinh của Kinh đô Huế, chúng ta cũng chưa nhận ra hết được sự đặc biệt của kiến trúc và qui hoạch, dưới góc nhìn Địa lý phong thủy. Phải nói rằng, Kinh đô Huế đã mang lại cho tôi hết bất ngờ này tới bất ngờ khác, liên quan đến sự huyền vĩ của nền văn hiến Việt cho chuyên ngành Địa Lý phong thủy. Hướng của Kinh đô Huế được xác định là hướng của Đại Nội, nơi được coi là trung tâm đầu não của Kinh đô Huế. Hướng của cổng Ngọ Môn và Đại Nội là 142 độ: Tức tọa phương Càn, hướng phương Khôn (theo Lý học Lạc Việt đổi chỗ Tốn/ Tây nam – Khôn đông nam), với nguyên lý căn để là "Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ', do nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh - Thiên Sứ phát hiện và làm cơ sở cho việc chứng minh cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, chủ nhân đích thực của nền văn minh Đông phương. Mô tả chính xác là Đại Nội Huế tọa Hợi (Tây Bắc), Hướng Tỵ (Đông Nam), kiêm hướng 4 độ. Bản đồ của người Pháp vẽ đầu thế kỷ thứ 19 cũng mô tả chính xác hướng trục Bắc - Nam theo đúng hướng Bắc của la kinh Toàn bộ Kinh thành Huế, được xây dựng mô tả theo 24 Sơn và Thủy pháp cực kì chuẩn và được mô tả trong hình dưới đây. Sau khi phân cung, chúng ta sẽ dễ hiểu vì sao tường hào bao quanh Kinh thành lại có những góc nhô ra và lượn vào như vậy. Và vì sao, lại có khu Mang Cá, khu vực được thiết kế như chiếc Vương Miện của Hoàng Đế. Kinh đô Huế được sử dụng Địa lý phong thủy Tam hợp , trong đó lấy trục Tây Bắc-Đông Nam là trục Đế Vương. Xin được bạn đọc quan tâm lưu ý rằng: Chỉ có Địa lý Lạc Việt, sau khi đổi chỗ Tốn - Khôn với nguyên lý căn để "Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ" thì mới có hai trục được gọi là Phúc Đức, Bao gồm trục Bắc-Nam và Tây Bắc – Đông Nam. Trong Địa Lý phong thủy Tàu, chỉ có duy nhất một trục Bắc (Khảm)/ Nam (Ly) là Phúc Đức trạch; Còn trục Đông Bắc (Cấn) / Tây Nam - Theo Hậu Thiên Văn Vương phối Lạc thư là Khôn - chỉ là Sinh Khí trạch. Trên cơ sở đó, toàn bộ các căn nhà bên trong kinh thành sẽ được lấy theo hướng Trường Sinh của Tứ Đại Cục: Kim – Mộc - Thủy - Hỏa là các sơn Dần - Thân - Tị - Hợi , Cấn - Khôn -Tốn - Càn. Toàn bộ kinh thành là Thủy Cục và Thủy pháp là hệ thống Sông, Hồ nhân tạo cực kỳ chuẩn xác. Chúng ta dễ dàng nhận thấy: khi phân cung và định vị theo Địa Lý Lạc Việt, việc thiết kế khu vực Mang Cá chính là nơi toàn bộ nước được hội tụ về đây, trước khi chảy thoát ra ở phương SUY . Phần sông Ngự Hà chạy thành nửa hình chữ nhật , toàn bộ nằm trong khu Trường Sinh và Đế Vượng , thoát ra ở Suy – Bệnh. Tôi sử dụng phần mềm phân cung - và nếu theo lý thuyết phong thủy từ cổ thư chữ Hán, thì việc bố trí ta thấy đã nằm ngoài thủy pháp trường sinh của Kinh đô Huế. Khi đã sai lệch - giữa Địa Lý Phong Thủy Việt và sách Địa Lý Phong thủy Hán - thì không thể trấn yểm để phá hoại! Quả thật quá cao siêu! Đoạn sau đây, trích từ bài để bạn đọc tham khảo: Toàn bộ hệ thống hồ nước, sông được đào khi xây dựng Kinh thành Huế, đều được bố trí rất chuẩn xác tại các Sơn theo bố cục Loan Đầu tự nhiên của Huế. Bí ẩn ở chỗ, rất nhiều hồ được đặt đủ vào các sơn Canh- Dậu-Tân, Tuất-Càn- Hợi, Nhâm- Tí- Quí. Hình dưới đây được mô tả theo Địa Lý phong thủy Tàu, phân cung và lấy Trường Sinh theo phương pháp từ cổ thư chữ Hán, là tọa Càn, hướng Tốn (Đông Nam - theo "Hậu Thiên Văn Vương phối Lạc Thư" , tứ cổ thư chữ Han). Các bạn cũng thấy sự sai lệch giữa Thủy Pháp Việt và sách Hán. Hình dưới đây. mô tà sự trùng hợp giữa Cung điện mang tên "Trường Sinh" trong Đại Nội, cũng chính là vị trí Trường Sinh của kinh Đô Huế. Hình mô tả trong Đại Nội có cung Trường Sanh, đó chính là vị trí Trường Sinh của Kinh Đô Huế. Tôi không có đủ thời gian để khảo sát dòng chảy các con sông quanh Kinh thành Huế. Nhưng theo bố cục này thì tôi có nhận định dòng chảy như sau: Tôi mong rằng sẽ có người nghiên cứu dòng chảy của Huế xác nhận thông tin này. Từ những thông tin tìm được từ Kinh thành Huế , tôi xác định rằng: nơi đây chính là di sản bảo tồn những lý thuyết và phương pháp Địa lý phong thủy của dân tộc Việt. (Địa Lý Lạc Việt). Và cũng là nơi xác định tính chính xác của của nguyên lý căn để "Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt" (đổi chỗ Tốn-Khôn). Khả năng rất cao là phương pháp này, cũng đã được áp dụng cho phong thủy của Tử Cấm Thành - công trình do Ông Nguyễn An người Việt thiết kế xây dựng. (còn tiếp) Hà Nội mùng 10 tháng 3 năm Mậu Tuất -Việt Lịch