• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Tìm kiếm trên Diễn đàn

Hiển thị kết quả cho thẻ ''Rồng''.

  • Tìm theo Thẻ/Tags

    Loại thẻ phân cách bằng dấu phẩy.
  • Tìm theo Tác giả

Loại nội dung


Forums

  • Hoạt Động Của Diễn Đàn
    • Thông Báo
    • Hoạt Động Của Diễn Đàn
    • Đóng Góp Ý Kiến Phát Triển
    • Thắc Mắc - Thông Báo Lỗi
  • Trao Đổi Học Thuật
    • Lý Học Lạc Việt
    • Cổ Văn Hoá Sử
    • Dự Báo và Chứng Nghiệm
    • Minh Triết Cổ
    • Phong Thủy
    • Chuyên Đề Hội Thảo Phong Thủy
    • Tử Vi
    • Lạc Việt Độn Toán
    • Dịch Học
    • Thái Ất - Độn Giáp
    • Tử Bình - Bát Tự
    • Tướng Pháp Chỉ Tay
    • Các Môn Dự Đoán Khác
    • Đông Y
    • Luận Tuổi Lạc Việt
  • Văn hiến Việt
    • Truyền hình Văn hiến Việt
  • Trang Hội Viên
    • Thông Tin Cập Nhật
    • Cafe Lý Học
    • Mạn Đàm
    • Tiềm Năng - Tâm Linh - Con Người
    • Tâm Sự - Giao Lưu
    • Giải Trí - Chuyện Lạ
    • Thơ Ca Văn Chương Nghệ Thuật
    • Y Học Và Sức Khoẻ
    • Những Mảnh Đời Cần Cứu Giúp
    • Clb Nhiếp Ảnh
  • Tư Vấn
    • Tử Vi
    • Luận Tuổi
    • Lạc Việt Độn Toán
    • Phong Thủy
    • Danh Tính & Số Mệnh
    • Tướng Pháp
    • Bốc Dịch
    • Tử Bình Bát Tự
    • Các Môn Dự Đoán Khác
  • Principles Of Ancient Oriental Learning, History And Culture
    • THE ANCIENT ORIENTAL LEARNING
    • ANCIENT ORIENTAL CULTURE
    • THE FORETELLING OF ANCIENT ORIENTAL ASTROLOGY
  • Lý Học Plaza
    • Trung Tâm Thương Mại
    • Rao Vặt

Calendars

  • Community Calendar

Tìm thấy 1 kết quả

  1. HÌNH TƯỢNG RỒNG TRONG CÁC NỀN VĂN HÓA TRÊN THẾ GIỚI Dù bạn sống ở Campuchia, Scotland, Lithuania hay Hoa Kỳ, có lẽ bạn cũng đều nghe về con rồng. Rồng phương Đông, đôi khi được gọi là Lung (ở Trung quốc) hoặc Long (ở Việt Nam), có thể là một sinh vật rất khác với rồng phương Tây. Hình dạng, cách hoạt động, tính biểu tượng và những ý nghĩa của chúng với xã hội khá là khác nhau. Phương Đông dường như đánh giá cao rồng vì vẻ đẹp và phép thuật của nó. Người dân phương Đông cũng có thái độ kính trọng với rồng. Tuy nhiên, cách nhìn này thay đổi một cách rõ rệt ở phương Tây nơi mà những con rồng được xem như quỷ dữ. Rồng ở phương Đông thường có mặt trong các lễ hội hay các cuộc diễu hành. Sinh vật này, giống như rồng phương Tây cũng đôi khi có những hình dạng gớm ghiếc. Tuy vậy nó được cấu thành từ những loài vật khác nhau. Rồng biểu tượng cho sự anh hùng mà không là sự đe dọa hay nguy hiểm. Người Trung quốc có hẳn một năm của rồng và người ta nói rằng những ai sinh năm rồng sẽ được khỏe mạnh, giàu có và thông thái. Đó cũng là tất cả những đặc tính mà con rồng phương Đông đại diện. Năm của rồng cũng được cho là năm thịnh vượng của người dân Trung quốc. Do người Trung quốc có thái độ tôn trọng rồng như vậy nên có rất nhiều câu chuyện về con rồng và sự thịnh vượng mà nó mang lại cho người dân Trung quốc. Một trong những câu chuyện đó là chuyện viên ngọc rồng. Người ta nói rằng một cậu bé tìm được một viên ngọc của rồng mà có thể làm to lên, nhân lên số lượng những đồ vật mà nó chạm vào. Khi họ đặt một nồi để cơm qua một đêm, sang hôm sau chiếc nồi đầy cơm. Nhưng khi một tên cướp đến tìm cách cướp viên ngọc này. cậu bé nhanh chóng nuốt đi. Sau đó cậu bé biến thành một con rồng. Trong khi câu chuyện của phương Đông là về điều tốt của việc biến thành một con rồng quyền năng thì phương Tây lại là một câu chuyện về sự trừng phạt biến một người thành rồng. Trong câu chuyện này một hoàng tử giết vua cha để đoạt lấy sự nổi tiếng và giàu có. Do vị vua bị giết để lại một lời nguyền hoàng tử sẽ biến thành rồng. Sau đó con rồng này bị giết bởi một người anh em tham lam khác, người mà sau đó cũng bị nhận một lời nguyền và cũng trở thành rồng. Có rất ít sự tương đồng giữa những con rồng phương Tây và rồng phương Đông. Thậm chí nơi sinh sống của rồng cũng khác nhau giữa hai nền văn hóa. Rồng phương Đông thì hầu hết sống ở những nơi ẩm ướt như là hồ hay biển. Rồng phương Tây thì sống ở sa mạc thậm chí trong lửa. Rồng phương Tây được cho là phun lửa và được xem là một cái gì đó cần phải loại bỏ. Những con rồng này giết người nào lại gần bằng việc phun lửa. Chúng cũng có những đôi cánh lớn và móng vuốt sắc nhọn. Có lẽ lý do mà rồng khác nhau giữa các nền văn hóa đó là người ta chưa bao giờ từng nhìn thấy con rồng nào mà chỉ nghe trong những câu chuyện cùng với sự mô tả chúng. Rồng Ấn Độ Naga là một loại rồng không cánh trong văn hóa Hindu và Phật giáo. Rồng Naga sở hữu đặc tính của cả rắn và con người. Trong Hindu giáo, rồng Naga cũng có ý nghĩa tương tự như rồng Trung quốc nhưng cũng có thể giống rồng Châu Âu là những vệ sĩ bảo vệ châu báu. Naga cũng được tìm thấy trong đạo Phật như là những con rắn nhiều đầu có phép thuật có thể biến thành người. Giống như Naga trong truyền thuyết Hindu, phiên bản trong Phật giáo cũng thích sống ở những nơi có liên quan tới nước. Rồng Philippin Bakunawa là một vị chúa tể được đại diện là một con rồng mang hình rắn theo truyền thuyết của dân tộc Philippines. Nó có 2 cánh, lông trên thân mình, một lưỡi đỏ và một cái miệng có kích cỡ như một cái hồ nước. Người Phillipines từng cho rằng Bakunawa sống ở biển vào thời kỳ thế giới có 7 mặt trăng và những con rồng với những ánh sáng quanh mình bay lên trời và nuốt những mặt trăng. Vì thế những con rồng được cho là nguyên nhân gây nên nguyệt thực. Để tránh cho thế giới bị tối đen, người dân chạy khỏi nhà, mang theo xong nồi gây náo động để làm cho Bakunawa sợ mà không ăn mặt trăng đem lại ánh sang. Thật là thú vị là tên của loài rồng Philipines, Bakunawa, có thể được dịch là “kẻ ăn mặt trăng” vốn không là đặc điểm của các loài rồng Châu Á. Rồng La Mã Người La Mã không có con rồng của riêng mình. Rồng của họ dựa trên những chuyện thần thoại Hy Lạp được mở rộng và đổi tên sang tên La Mã. Rồng La Mã kết hợp giữa những con rồng kiểu rắn của Hy Lạp với loại rồng của vùng Cận Đông dẫn tới một loại rồng mà tương đối gần với kiểu rồng Châu Âu với thân dài, chân 4 móng và những mào gân trên đầu. Một câu chuyện về rồng thuần riêng của người La Mã là về một con rồng đất. Bên ngoài một thành phố La Mã nổi tiếng, một con rồng làm hang ở một vùng đất trũng nhất. Trong nhiều thế kỷ, nó bảo vệ thành phố, tàn phá bất cứ kẻ thù nào tấn công thành phố. Tuy nhiên con rồng này cũng đòi hỏi người dân một cái giá cao để đóng vai trò là người bảo vệ thành phố. Mỗi tháng thành phố phải tổ chức một lễ tế kết thúc bằng một cô gái trinh mang theo một giỏ thức ăn vào hang bùn của rồng. Cô gái phải lấy tay cho rồng ăn và nếu sự trong sạch của cô bị phát hiện trong khi cho ăn, nó sẽ ăn thịt cô gái. Ngược lại con rồng sẽ cho cô gái trở về thành phố an toàn. Rồng Trung quốc Rồng Trung quốc là một biểu tượng của sự thông thái, quyền lực và sự may mắn trong văn hóa Trung Hoa. Không giống như rồng phương Tây, rồng phương Đông thường được coi là tốt lành. Rồng là một biểu tượng từ lâu trong dân gian và nghệ thuật Trung quốc. Các đền đài và miếu mạo được xây để vinh danh chúng. Thông qua biểu tượng của con rồng, nhiều người Trung quốc lấy những đặc tính cao quý gắn với mình. Thực tế thì người Trung quốc đôi khi được gắn với “hậu duệ của rồng”. Rồng Trung quốc điều khiển mưa, các dòng sông, hồ, biển. Chúng cũng có thể bảo vệ khỏi những tư tưởng xấu đang nhen nhóm, bảo vệ những người vô tội và giữ an toàn cho tất cả mọi người. Rồng được gọi là lung hay long theo tiếng Trung quốc. Rồng Trung quốc bay trên trời giữa các đám mây. Hầu hết các bức tranh về rồng ở đây cho thấy chúng đang ngậm một viên ngọc có lửa. Truyền thuyết kể rằng viên ngọc cho những con rồng quyền lực và cho phép chúng bay lên trời. Rồng Đức Con rồng là một thành tố quan trọng trong các bộ truyền, truyền thuyết dân gian của nước Đức. Chúng thường được mô tả là hiện thân của cái ác và con người phải tìm cách đấu trí và giết chúng. Có vài loại rồng khác nhau. Nidhogg, Fafnir, and Jormungand là những loài rồng phổ biến nhất trong truyền thuyết nước Đức. Có bốn loại rồng được đề cập tới trong các câu chuyện kể ở Đức. Đó là lindworm, firedrake, black worm và puk. Puk là loại rồng ít được viết đến nhất. Nó là một con rồng nhỏ có 4 chân sống ở trong các ngôi nhà và lấy trộm đồ mang lên mái nhà. Các câu chuyện về rồng puk bắt đầu ở Đức và sau đó cũng lan truyền ra Châu Âu. Rồng xứ Wales Hình ảnh của rồng xứ Wales là một sinh vật có da bó sát kiểu da rắn và thô ráp, những chiếc cánh có màng và móng chân rất dữ tợn. Những con rồng xứ Wales chiến đấu một trận chiến dài chống lại kẻ thù và ngày nay được người dân xứ này ghi nhớ trên những lá cờ quốc gia của mình (xứ Wales là một lãnh thổ nằm trong liên hiệp vương quốc Anh) Nguồn tài liệu: http://www.draconika.com/cultures/welsh.php http://listverse.com/2008/06/17/8-types-of-dragons-you-have-never-heard-of/