• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Tìm kiếm trên Diễn đàn

Hiển thị kết quả cho thẻ ''Phong thủy''.

  • Tìm theo Thẻ/Tags

    Loại thẻ phân cách bằng dấu phẩy.
  • Tìm theo Tác giả

Loại nội dung


Forums

  • Hoạt Động Của Diễn Đàn
    • Thông Báo
    • Hoạt Động Của Diễn Đàn
    • Đóng Góp Ý Kiến Phát Triển
    • Thắc Mắc - Thông Báo Lỗi
  • Trao Đổi Học Thuật
    • Lý Học Lạc Việt
    • Cổ Văn Hoá Sử
    • Dự Báo và Chứng Nghiệm
    • Minh Triết Cổ
    • Phong Thủy
    • Chuyên Đề Hội Thảo Phong Thủy
    • Tử Vi
    • Lạc Việt Độn Toán
    • Dịch Học
    • Thái Ất - Độn Giáp
    • Tử Bình - Bát Tự
    • Tướng Pháp Chỉ Tay
    • Các Môn Dự Đoán Khác
    • Đông Y
    • Luận Tuổi Lạc Việt
  • Văn hiến Việt
    • Truyền hình Văn hiến Việt
  • Trang Hội Viên
    • Thông Tin Cập Nhật
    • Cafe Lý Học
    • Mạn Đàm
    • Tiềm Năng - Tâm Linh - Con Người
    • Tâm Sự - Giao Lưu
    • Giải Trí - Chuyện Lạ
    • Thơ Ca Văn Chương Nghệ Thuật
    • Y Học Và Sức Khoẻ
    • Những Mảnh Đời Cần Cứu Giúp
    • Clb Nhiếp Ảnh
  • Tư Vấn
    • Tử Vi
    • Luận Tuổi
    • Lạc Việt Độn Toán
    • Phong Thủy
    • Danh Tính & Số Mệnh
    • Tướng Pháp
    • Bốc Dịch
    • Tử Bình Bát Tự
    • Các Môn Dự Đoán Khác
  • Principles Of Ancient Oriental Learning, History And Culture
    • THE ANCIENT ORIENTAL LEARNING
    • ANCIENT ORIENTAL CULTURE
    • THE FORETELLING OF ANCIENT ORIENTAL ASTROLOGY
  • Lý Học Plaza
    • Trung Tâm Thương Mại
    • Rao Vặt

Calendars

  • Community Calendar

Tìm thấy 5 kết quả

  1. Chuyên gia Phong thủy Hoàng Triệu Hải - Giám đốc Trung tâm thực hiện chương trình Talk show về các vấn để liên quan đến Lý học nói chung, bao gồm Phong thủy Lạc Việt, Luận tuổi Lạc Việt .... Số đầu tiên: Phong Thủy Nhà Đất - Mối Quan Hệ Giữa Phong Thủy Và Thiết Kế Nhà Ở Số thứ 2: Xem tuổi là một điều kiện bắt buộc hay chỉ cần tình yêu là đủ? Số thứ 3: Phong Thủy Trong Cưới Hỏi Số thứ 4: Phong Thủy Với Căn Bệnh Ung Thư
  2. kính gửi các thành viên diễn đàn! tôi nhờ các thành viên tư vấn giúp xem tuổi làm nhà, tôi là nam sinh 1977 (đinh tỵ), tôi dự định sang năm (2017) xây nhà vậy có được không, xin mọi người tư vấn giúp, xin chân thành cảm ơn!
  3. Giới thiệu bài viết "Giải mã kiến trúc nhà ba gian" trong mối liên quan giữa Phong Thủy và Đông Y của anh +Achau+ Thành viên nghiên cứu của Trung Tâm Nghiên Cứu Lý Học Đông Phương ============================== GIẢI MÃ KIẾN TRÚC NHÀ BA GIAN Văn hóa Việt dù đã trải qua hàng ngàn năm thăng trầm nhưng vẫn phảng phất đâu đây một nét gì đó tuy giản đơn, mộc mạc nhưng vẫn rất riêng, duyên dáng và đậm bản sắc! Trong số những di sản văn hóa đáng trân quý và còn được lưu trữ cho tới ngày nay không thể không nói tới nghệ thuật kiến trúc những ngôi nhà 3 gian đầy ấn tượng và rất đặc biệt trong kho tàng kiến trúc cổ và dân gian Việt Nam. Suốt một thời gian dài, kiến trúc kiểu này đã trở nên phổ biến và trở thành một lối kiến trúc rất độc đáo trong nhiều làng quê Việt. Nhà ba gian thường được chia làm 2 nhà tách rời và quay theo 2 hướng khác nhau. Thông thường, căn nhà chính được chia thành 3 khu vực: gian chính giữa thờ tổ tiên và tiếp khách, hai đầu hồi nhà là hai gian buồng và cũng vì điểm này mà dân gian quen gọi đây là nhà 3 gian. Theo lối kiến trúc này, căn nhà chính thường quay theo hướng Nam hoặc Đông nam, còn gian nhà bếp dựng riêng bên trái và vuông góc với nhà chính thì quay về hướng tây hoặc tây nam. Đến giờ có thể nói rằng, việc chọn các hướng trên khi thiết kế nhà ba gian hoàn toàn không hề mang tính ngẫu nhiên. Hơn thế, vì sự phổ biến kiểu nhà này ở khắp một vùng nông thôn rộng lớn và rất lâu đời đã chứng tỏ kiến trúc theo phong cách này hoàn toàn là một sự chọn lựa có chủ ý. Như mọi người đều biết, việc giải mã một di sản văn hóa không bao giờ là một chuyện dễ dàng và càng không phải là chuyện của một sớm một chiều...! Cũng không khác với các di sản văn hóa khác, kiến trúc nhà ba gian được giới nghiên cứu cổ học đặc biệt rất quan tâm và dày công nghiên cứu. Cho đến hôm nay, khi hậu học "hiểu" được đôi chút về kiến trúc này mới thấy ẩn chứa trong đó một mảng kiến thức về lục khí ứng dụng trong phong thủy rất quan trọng, có thể được coi như là một báu vật mà trong sách vở cổ thư hầu như đến nay đã không còn lưu trữ. Kiến trúc nhà ba gian có điểm rất rõ nét và riêng biệt là phòng khách thuộc bộ khí thì quay về hướng của huyết (theo phong thủy lục khí, trục nam bắc, đông nam - tây bắc là trục của huyết) và gian bếp thuộc bộ huyết lại quay theo hướng đón khí để quân bình khí huyết (trục đông tây, đông bắc - tây nam là trục của khí). Một điểm quan trọng nữa trong việc chọn lựa các hướng này là gian nhà chính tượng dương rất cần bổ sung âm huyết, năng lượng của sự nhẹ nhàng, trôi chảy, sâu sắc. Còn gian bếp tượng âm nên cần bổ sung dương khí, trường khí của sự hoạt bát, sôi động. Điều này cho thấy trong dương rất cần có âm, trong âm cũng cần có dương, trong khí cần có huyết và trong huyết cũng cần có khí để cho vạn vật giao hòa, sinh sôi, nảy nở, tươi tốt, ai ai cũng được minh mẫn và khỏe mạnh. Việc thiết kế 2 gian nhà trong một quần thể kiến trúc hướng theo 2 trục khác nhau như trên trên lại đắc được cách tọa càn khôn. Cho thấy, ở những gia đình đó vẫn còn lưu giữ được truyền thống nền nếp, tôn ti trật tự, mọi người trong nhà yêu thương, đùm bọc lẫn nhau và sống cởi mở với bà con lối xóm. Điểm sâu sắc nữa khi thiết kế nhà ba gian là cổ nhân đã chọn 2 huyệt vị quan trọng nhất của sân trước là MỘC huyệt và HỎA huyệt để trổ cửa chính và cửa bếp. Hơn nữa, việc chọn lựa 2 huyệt này lại có hành thuận sinh với THỬ huyệt của phòng khách và MỘC huyệt của gian bếp. Điều này đem tới cách của âm dương giao trì với rất nhiều ý nghĩa tốt đẹp. Ngoài hệ thống kết cấu cột, kèo và độ dốc của mái nhà đều liên hệ đến nhau rất chặt chẽ với nhiều ý nghĩa thì không thể không đề cập tới sự tương quan về kích thước, tương quan về tỷ lệ giữa sân trước, gian nhà chính và gian bếp. Bởi vì, đây chính là yếu tố để xác định chính xác huyệt vị và là thành tố không thể thiếu quyết định nên việc " lợn béo, lợn gầy" và khí huyết cho nhà ba gian. Điểm rất đặc trưng và mang tính nhất quán nữa trong thiết kế như trước không gian thờ, người ta thường đặt một bộ trường kỷ hoặc bàn ghế tiếp khách, nhà lại được chia làm hai trái thì một bên kín đáo làm phòng ngủ, một bên buồng có cửa hông để ra vào làm nơi cất trữ thóc giống cho mùa sau cho thấy hình ảnh của THỦY thuận sinh THỬ, hình ảnh của tạng là nơi tàng tinh, chứa khí, phủ có công năng hấp thụ, chuyển hóa dưỡng chấp cung cấp sinh khí cho toàn bộ ngôi gia đã được vận dụng thật khéo léo và rất tinh tế. Một nét son nữa không thể không nói tới là sau khi "vọng" toàn bộ ngôi nhà, trên cơ sở Bộ Mạch Lục Khí (thổ, mộc, thủy và hỏa, kim, THỬ) cho ta hình ảnh của Bình mạch, hình ảnh của sự quân bình về âm dương, khí huyết rất nhẹ nhàng, uyển chuyển nhưng thật vô cùng quan trọng. Qua đây mới "thấy" được ẩn ý hết sức sâu sắc và vô cùng uyên bác của tổ tiên khi muốn giữ lại cho con Hồng, cháu Lạc những tinh hoa của nghệ thuật kiến trúc qua hình tượng nhà ba gian! Với cách thiết kế này tuy không thuộc loại phát phú nhưng cũng rơi vào hàng quý cách. Hơn thế, nó cũng nói nên được phần nào về nhân cách của người nông dân ở làng quê Việt, sống giản dị, thanh cao và rất giàu lòng vị tha, nhân ái. Xin bày tỏ tri ân tới những gia đình ở làng quê Việt, những người đã chung tay gìn giữ và bảo tồn một di sản văn hóa kiến trúc rất đáng trân quý cho con cháu! Một lần nữa, tính khoa học và sự liên quan mật thiết giữa Thiên, Địa, Nhân trong cổ phương học lại thêm phần minh chứng. Thật đáng quý vô cùng! +Achau+
  4. Xin gửi lời chào đến diễn đàn Lý học Đông Phương cùng các vị cao nhân! Cháu là người rất hâm mộ Lý học Đông phương, tuy nhiên kiến thức và khả năng vẫn còn rất hạn chế. Cháu theo dõi diễn đàn đã lâu nhưng bây giờ mới lập chủ đề nhỏ này mạn phép hỏi ý kiến các vị cao nhân về một số vấn đề phong thủy áp dụng cho nhà bố mẹ thân sinh. Bố mẹ cháu cùng tuổi Kỷ Hợi, 1959, từ lâu làm nông nghiệp lương thiện, 4 người con đều chịu khó học hành chu đáo và có công việc ổn định, cháu là con út. Việc cúng bái lễ nghi trong nhà, bố mẹ cháu rất coi trọng và chu đáo. Cả bố mẹ cháu và các anh em đều được mọi người yêu quí. Tuy nhiên trong gia đình thường xuyên có bất hòa giữa bố và mẹ, giữa anh em. Đặc biệt là bộ mẹ thường xuyên đau ốm, tâm lý các cụ không được thảnh thơi. Con cháu vì công việc, sự nghiệp hay nhiều lý do khác đều có xu hướng lập nghiệp, lập gia đình xa các cụ. Hàng xóm láng giềng mình có đối xử tốt với họ nhưng có vẫn gây nhiều phiền phức hơn là giúp đỡ. Cháu xin trình bày qua cấu trúc đất đai nhà cửa của bố mẹ cháu, mong các cao nhân chỉ giáo. Bố mẹ cháu hiện nay ở vùng trang trại, ngôi nhà cấp 4 đặt gần chính giữa khu đất (Hình 1). Phía sau tựa một ngọn đồi nhỏ, dốc thoai thoải. Phía trước nhìn ra là khoảng đất thấp hơn và rộng, có khe nước chảy qua, phía xa xa là dãy núi Hoành Sơn. Xung quanh nhà trồng cây cối um tùm, về mùa hè rất mát mẻ. Hình 1: https://drive.google.com/open?id=0B747NjNt9nXFZjViZEJPeERudnM Khu vực nhà ở được bố trí như Hình 2. Hình 2: https://drive.google.com/open?id=0B747NjNt9nXFajB2VlhTMkM3RkU Cháu xin phép thêm hỏi một vấn đề như sau: Cây mít ngay phía trước nhà (Hình 3,4,5). Đây là cây mít cao, to nhất, cho quả ngon hằng năm, đã lâu trước đây lúc mưa bão bị sét đánh trúng một lần. Cây mít này đứng sát cạnh đường vào nhà, nhưng thế đứng của nó sừng sững và chắn ngay phía mặt tiền, gân rễ nổi lên cao, khiến vùng đất xung quanh rễ nhô cao hơn một chút. Có một vấn đề nữa là tran thờ Thần Thổ Địa được dựng ngay trước mái hiên, dựa lưng và một cành của cây mít. Các vị cao nhân cho cháu xin ý kiến, ảnh hưởng của cây mít đến lưu thông sinh khí trong nhà như thế nào? Có nên chặt hạ hay không ạ? Hình 3: https://drive.google.com/open?id=0B747NjNt9nXFUWkwMHBnSDBobzg Hình 4: https://drive.google.com/open?id=0B747NjNt9nXFTFFPNVk0LXVYeTA Hình 5: Cây mít mùa ra quả: https://drive.google.com/open?id=0B747NjNt9nXFSFBVd3IycmtXaUU Vì là lần đầu cháu post bài nên có gì sai sót mong ban quản trị nhắc nhở. Cháu xin chân thành cảm ơn!