Chủ đề này có một phần liên quan đến chủ đề Nguồn gốc của học thuyết Âm Dương Ngũ Hành trong chương mục Cổ văn hóa sử, với mục tiêu làm sáng tỏ các giới hạn của học thuyết này. Nếu có các giới hạn này thì chúng sẽ được giải quyết hoặc lấy từ đâu để bù đắp nhằm đi đến sự hoàn thiện của một "Học thuyết thống nhất vũ trụ". Trong chủ đề Nguồn gốc của học thuyết Âm Dương Ngũ Hành chúng ta sẽ thấy quá nhiều các giới hạn về việc giúp cho sự xác định chính xác lịch sử thời Hùng Vương và tổ tông của các ngài như:
- Học thuyết Âm Dương Ngũ Hành: về sự liên hợp của Hà đồ - Lạc thư, sự khác nhau và liên hợp giữa Tiên Thiên Bát Quái và Hậu Thiên Bát Quái trong việc mã hóa lịch sử thời Hùng Vương. Nếu tính bắt đầu từ thời Đế Hòa cho tới đời thứ nhất Hùng Vương IV (Sơn Tinh - Sơn Tinh thắng Thủy Tinh tức nói về thuật trị nước tổng quát qua "Hồng Phạm Cửu Trù") với "Hồng Phạm Cửu Trù" thì thời gian hoàn thiện học thuyết Âm Dương Ngũ Hành kéo dài trên 800 năm.
- Hiểu rõ về mặt tổng thể của các phương pháp ứng dụng, chẳng hạn như môn "Huyền không phi tinh" mà từ đó thấy được sự "siêu đẳng" của những bậc thầy lưu giữ mật mã lịch sử, văn hóa, "công nghệ"...
- không thể xác định được ranh giới quốc gia của thời Hùng Vương và thời Đế Minh trở về trước.
- Số lượng chi & đời thời Hùng Vương và tổ tiên của các ngài, chưa đủ giữ liệu thần tích, gia phả, huyền thoại, chính sử, dã sử...
- Do vậy, chưa có dữ liệu của các bộ thời Hùng Vương: Vân Nam, Quý Châu, Quảng Tây, Quảng Đông, Giang Tây, Hồ Nam, Chiết Giang, Phúc Kiến và các bộ phía nam kinh đô Văn Lang, và vùng thượng lưu sông Hồng và sông Dương Tử là Tây Tạng. Tất nhiên, dữ liệu và cổ vật của Bắc Dương Tử nữa, bao gồm cả Hàn Quốc, Nhật Bản.
- Phải phân tích được mối quan hệ văn hóa, lịch sử giữa các vùng dọc sông Dương Tử, chẳng hạn Quý Châu - Vân Nam và Ba - Thục vùng thượng lưu, Hồ Nam và Hồ Bắc vùng trung lưu, Giang Tô và Chiết Giang vùng hạ lưu và cửa sông,
- Cấu trúc đạo giáo thời Hùng Vương.
- Cấu trúc thờ tự của quốc gia, làng xã, gia đình.
-... và còn nhiều thứ khác như: hiểu rõ ý nghĩa của biểu tượng, của cổ vật như bộ tế khí thời Hùng Vương, biểu tượng trống đồng dùng tế trời đất và tổ tông, công trình xây dựng và kiến trúc, mỹ thuật...
Bộ tế khí thời Hạ, Thương, Chu
- Từ đó nhận thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa các nền văn minh thế giới thời thượng cổ, mà lịch sử Hùng Vương và tổ tông của các ngài được các dân tộc lấy làm nền tảng văn hóa, tôn giáo.
-...
Không chỉ vậy, học thuyết về mặt cơ bản nói về các tập hợp Âm Dương Ngũ Hành, và vì vậy có thể liên quan đến khái niệm "tập hợp" trong khoa học ngày nay như bài toán tập hợp trong Ngịch lý Cantor, vậy có tương thích hay không hay giữa chúng có những khoảng cách không thể bù lấp. Như vậy, phải chăng là các giới hạn của khoa học hiện đại cũng chính là giới hạn của thuyết Âm Dương Ngũ Hành hay (và) ngược lại!.
Tôi sẽ lấy những câu hỏi siêu hình đã có từ thời Phật Thích Ca Mâu Ni (624-541 TCN) làm khởi thủy cho nội dung của chủ đề.
ĐỨC PHẬT KHÔNG TRẢ LỜI NHỮNG CÂU HỎI SIÊU HÌNH Thích Thiện Chánh
Trong kinh điển Phật giáo, có nhiều trường hợp mô tả Đức Phật đã giữ thái độ im lặng trước một sồ câu hỏi của các du sĩ ngoại đạo mang tính huyền hoặc hoặc thiếu thực tế. Đức Phật thấy rõ, những người đặt các câu hỏi như thế thì hoặc chính bản thân họ không hiểu, hoặc họ chỉ nhằm khoe khoang kiến thức qua những tưởng tượng hay ức đoán; và nếu có trả lời thì tính hạn chế của ngôn ngữ cũng khiến mọi giải thích không thể diễn tả rốt ráo mọi điều thấy biết của Đức Phật. Vì thế mà Đức Phật chỉ im lặng.
Kinh dạy rằng, một hôm có một du sĩ ngoại đạo Vacchagotta đến chỗ Đức Phật, bạch rằng: “Thưa Tôn giả Gotama, thần ngã có không?” Đức Phật im lặng, không trả lời. “Như vậy, thưa Tôn Giả Gotama, thần ngã không có chăng (1)?”. Đức Phật vẫn giữ im lặng. Ở thời Đức Phật, những du sĩ ngoại đạo giống như Vacchagotta không phải là ít, lúc họ cùng nhau bàn luận thường đưa ra những vấn đề huyền học để tranh luận. Những vấn đề tranh luận thường xoay quanh mười chủ đề sau:
Đức Phật đã dạy rằng những câu hỏi như thế chỉ hoàn toàn dựa vào những lý do trừu tượng chung (huyền hoặc) nên không có câu trả lời: Ngài bảo chúng bị che đậy bời tính không có ý nghĩa hoặc rối rắm không đầu không cuối của chúng. Tại sao Đức phật không trả lời những câu hỏi huyền hoặc ở trên? Trước hết, vì những vấn đề này không liên quan đến những lời dạy của Đức Phật. Phật giáo thời kỳ đầu, Đức Phật thường nhấn mạnh vào việc tu trì giới định huệ và nhấn mạnh giáo lý khổ, vô thường, vô ngã. Những pháp này có mục đích giúp mọi người hiểu được cái khổ và phương pháp diệt khổ, nhiệm vụ bức thiết nhất của chúng ta là diệt trừ khổ não, vì vậy Đức Phật giải thích những pháp này là để lợi lại trong việc tu tập, làm cho mọi người yếm ly, trừ chấp ngã, an tịnh, chứng đắc giải thoát giác ngộ. Còn những vấn đề huyền hoặc trên, trong đó có bốn vấn đề liên quan đến vũ trụ, cho dù hữu hạn hay vô hạn, vĩnh hằng hay không vĩnh hằng, chúng đều không có ích lợi gì cho việc giải thoát khổ đau của nhân loại.
Liên quan đến vũ trụ:
1- Vũ trụ vĩnh hằng? 2- Vũ trụ không vĩnh hằng? 3- Vũ trụ hữu hạn? 4- Vũ trụ vô hạn?
Liên quan đến vấn đề tâm lý học:
5 – Thân và tâm là một vật đồng nhất? 6- Thân là một vật và tâm là một vật?
Liên quan đến vấn đề cảnh giới chứng ngộ của Đức Phật:
7- Sau khi chết Đức Phật tồn tại? 8- Sau khi chết Đức Phật không tồn tại? 9- Sau khi chết Đức Phật vừa tồn tại vừa không tồn tại? 10- Sau khi chết Đức Phật vừa không tồn tại vừa không không tồn tại?
Đối với bài viết này, chúng ta có thể hiểu là Đức Phật không trả lời những câu hỏi này chứ không hàm ý Đức Phật không hiểu ý nghĩa và không thể trả lời những câu hỏi như vậy. Kinh Pháp Hoa viết: "Phật hiểu rõ nguồn gốc và sự vận động của mọi pháp giới trong tự nhiên".
Với tôi, đây là những câu hỏi thông thường đối với các nhà triết học, khoa học hoặc tôn giáo chứ không phải là quá đặc biệt hoặc nhằm mục đích gây khó khăn cho người trả lời, bởi một trong những bản chất của con người là tìm hiểu và sáng tạo.
Thái bình Thiên tử xuất,
Bất chiến tự nhiên thành.
Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.