• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Tìm kiếm trên Diễn đàn

Hiển thị kết quả cho thẻ ''đông y''.

  • Tìm theo Thẻ/Tags

    Loại thẻ phân cách bằng dấu phẩy.
  • Tìm theo Tác giả

Loại nội dung


Forums

  • Hoạt Động Của Diễn Đàn
    • Thông Báo
    • Hoạt Động Của Diễn Đàn
    • Đóng Góp Ý Kiến Phát Triển
    • Thắc Mắc - Thông Báo Lỗi
  • Trao Đổi Học Thuật
    • Lý Học Lạc Việt
    • Cổ Văn Hoá Sử
    • Dự Báo và Chứng Nghiệm
    • Minh Triết Cổ
    • Phong Thủy
    • Chuyên Đề Hội Thảo Phong Thủy
    • Tử Vi
    • Lạc Việt Độn Toán
    • Dịch Học
    • Thái Ất - Độn Giáp
    • Tử Bình - Bát Tự
    • Tướng Pháp Chỉ Tay
    • Các Môn Dự Đoán Khác
    • Đông Y
    • Luận Tuổi Lạc Việt
  • Văn hiến Việt
    • Truyền hình Văn hiến Việt
  • Trang Hội Viên
    • Thông Tin Cập Nhật
    • Cafe Lý Học
    • Mạn Đàm
    • Tiềm Năng - Tâm Linh - Con Người
    • Tâm Sự - Giao Lưu
    • Giải Trí - Chuyện Lạ
    • Thơ Ca Văn Chương Nghệ Thuật
    • Y Học Và Sức Khoẻ
    • Những Mảnh Đời Cần Cứu Giúp
    • Clb Nhiếp Ảnh
  • Tư Vấn
    • Tử Vi
    • Luận Tuổi
    • Lạc Việt Độn Toán
    • Phong Thủy
    • Danh Tính & Số Mệnh
    • Tướng Pháp
    • Bốc Dịch
    • Tử Bình Bát Tự
    • Các Môn Dự Đoán Khác
  • Principles Of Ancient Oriental Learning, History And Culture
    • THE ANCIENT ORIENTAL LEARNING
    • ANCIENT ORIENTAL CULTURE
    • THE FORETELLING OF ANCIENT ORIENTAL ASTROLOGY
  • Lý Học Plaza
    • Trung Tâm Thương Mại
    • Rao Vặt

Calendars

  • Community Calendar

Tìm thấy 3 kết quả

  1. Sử dụng phương pháp Đông y chữa bệnh mất ngủ là biện pháp được nhiều người bệnh tin tưởng sử dụng bởi những ưu điểm tuyệt vời của mình. Tuy nhiên trong quá trình này chúng ta cần lưu ý điều gì thì mời các bạn cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây. Đông y chữa bệnh mất ngủ như thế nào? Đông y chữa bệnh mất ngủ dựa theo nguyên lý tập trung vào căn nguyên gây ra bệnh. Từ đó, giúp người bệnh bồi bổ tâm tỳ, thư can giải uất, an thần trấn kinh. Ngoài ra trong quá trình điều trị, bên cạnh những bài thuốc uống hiệu quả thì thầy thuốc còn kết hợp châm cứu - xoa bóp để nâng cao thể trạng và sức đề kháng cho người bệnh. Theo nhiều người bệnh, sở dĩ họ chọng Đông y bởi nguyên liệu trong các bài thuốc đều có nguồn gốc thiên nhiên, thảo mộc lành tính nên an toàn cho người dùng. Không mang lại tác dụng phụ như những loại thuốc khác khi sử dụng lâu dài. Xem thêm: Mất ngủ về đêm ở nam giới Bật mí 3 bài thuốc chữa mất ngủ bằng Đông y hiệu quả Hiện nay sau 1 quá trình nghiên cứu của nhiều thầy thuốc, có rất nhiều bài thuốc chữa bệnh mất ngủ bằng Đông y khác nhau với nguyên liệu từ các loại cỏ cây, thảo dược tự nhiên. Do đó, thuốc không phát huy tác dụng ngay lập tức nhưng an toàn, lành tính, không gây tác dụng phụ và có hiệu quả lâu dài. Ngoài ra, thuốc còn có tác dụng hoạt huyết, dưỡng não, thông mạch và ngăn ngừa tận gốc nguyên nhân gây bệnh. Dưới đây là 3 bài thuốc Đông y chữa bệnh mất ngủ mà bạn đọc có thể tham khảo. Bài thuốc số 1: Bạch truật, Hoài sơn, Liên nhục, Sơn thù, Ngũ gia bì, Phòng sâm, Đương quy, Cao lương khương,... Mỗi ngày sắc 1 thang và chia làm 3 lần uống. Bài thuốc số 2: Hoàng kỳ, Phòng sâm, Nhục quế, Ngũ vị, Bán hạ, Viễn chí, Phục thần, Hắc táo nhân,... Rửa sạch nguyên liệu và sắc thuốc trong lửa nhỏ. Bài thuốc số 3: Trinh nữ hoàng cung, Tang diệp, Đương quy, Phòng sâm, Mạch môn, Ngưu tất, Thạch hộc,... Mỗi ngày sắc 1 thang và chia làm 2 lần uống. Lưu ý: Các bài thuốc chữa mất ngủ bằng Đông y trên chỉ mang tính chất tham khảo. Các bác sĩ chuyên khoa Thần kinh phòng khám Y học cổ truyển An Đông khuyến cáo người bệnh không được mua thuốc trực tiếp mà phải đến cơ sở y tế khám để có bài thuốc hợp lý và liều lượng phù hợp với cơ địa của từng. Phương pháp bổ trợ chữa bệnh mất ngủ trong Đông y Ngoài việc dùng các bài thuốc để bồi bổ và hồi phục cơ thể từ bên trong thì thầy thuốc Đông y còn có thể kết hợp với những phương pháp vật lý bên ngoài để hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. Cụ thể những phương pháp bổ trợ này là: Xoa bóp, bấm huyệt: Đây là phương pháp giúp thông kinh hoạt lạc, được áp dụng chữa trị nhiều bệnh, trong đó có cả bệnh mất ngủ. Ngâm chân thảo dược: Ngâm chân bằng thảo dược trước khi đi ngủ sẽ giúp hệ thống trung khu thần kinh được kích thích nhẹ, thoải mái và giải tỏa căng thẳng. Châm cứu: Châm cứu tác động vào các vị trí huyệt đạo giúp người bệnh giảm căng thẳng và tìm lại giấc ngủ sâu. Khi chữa bệnh mất ngủ bằng Đông y cần lưu ý gì? Để giúp cho quá trình điều trị bệnh mất ngủ trở nên hiệu quả hơn, người bệnh cần phải lưu ý một số vấn đề về ăn uống và sinh hoạt quan trọng như sau: Tập thói quen đi ngủ và thức dậy đúng giờ. Phòng ngủ cần yên tĩnh, ánh sáng phù hợp. Trước khi ngủ nên tập những bài tập thư giãn. Không để quá đói hoặc ăn quá no trước khi đi ngủ. Không dùng các chất kích thích như cà phê, thuốc lá, rượu, bia,.. Người bệnh nên luyện tập thể dục, thể thao đều đặn. Một số món ăn giúp ngủ ngon như: Tâm sen, nhãn nhục, lạc tiên, lá vông… Chữa mất ngủ bằng Đông y được ví như phương pháp “vàng” giúp bạn tạm biệt cơn ác mộng mất ngủ. Để trị bệnh hiệu quả, bạn nên tìm cơ sở Đông y chất lượng để có liệu trình thăm khám phù hợp. Xem thêm: Ngồi thiền chữa bệnh mất ngủ
  2. Bài thuốc chữa á sừng/viêm da tiết bả hiệu quả bằng thuốc dân gian, cây nhà lá vườn. - Triệu chứng bệnh: bạn thường hay bị bong tróc da mặt/da đầu (gàu) khi trời trở lạnh hoặc đi ngoài đường bị gió thổi vào da mặt/da đầu làm da mặt, da đầu bị khô gây nên bong tróc. - Cách chữa: + Nếu bạn chỉ bị bong tróc da mặt thì bạn mua quả chanh tươi Đà Lạt loại không hạt (chỉ có chanh Đà Lạt không hạt mới phát huy hiệu quả), hay có bán trong các siêu thị. Mỗi tối trước khi đi ngủ bạn vắt lấy nước cốt chanh dùng bông gòn bôi nước cốt chanh lên chỗ hay bị tróc, nếu bôi toàn bộ mặt càng tốt. Sáng sớm rửa lại bằng nước lã. Liệu trình: 1-2 tuần. + Nếu bạn bị bong tróc da mặt và bị gàu (tây y gọi là Viêm da tiết bả) thì bạn mua thêm bồ kết. Bồ kết nấu lên, gội 1-2 lần/ngày, sau khi tóc hơi khô hoặc đã khô bạn dùng bông gòn bôi nước cốt chanh lên toàn bộ da đầu và vùng mặt. Trường hợp không có điều kiện mua bồ kết thì bạn chỉ cần dùng nước cốt chanh bôi lên da đầu và mặt. Sáng hôm sau rửa lại bằng nước lã. Liệu trình chữa: 1-2 tuần. Lưu ý: - Liều lượng nước cốt chanh tùy thuộc vào vùng da bạn bôi. - Trong 1-3 lần đầu bôi bạn sẽ khá rát và ngứa nếu bạn bị hơi nặng. Còn nhẹ thì sẽ bị ngứa. - Nếu bạn ngưng một thời gian mà bị lại (do quá trình sinh hoạt, trong nước thường có clo nhiều... ) thì sử dụng lại bài trên. Chúc các bạn mau khỏi bệnh. :) (Bài thuốc trên của một thầy Đông Y chỉ lại Long Phi)
  3. Kỳ lạ: Bà lang Nùng chữa bệnh tự kỷ ở Hà Nội bằng bí quyết "lấy gió" Đăng ngày 03/03/2016 09:15 Bằng hai đồng bạc trắng, một chai nước rễ cây và bí quyết “lấy gió” của dân tộc Nùng, bà Lục Thị Bích đã chữa trị cho nhiều cháu bé mắc chứng tự kỷ. Chân dung bà lang Lục Thị Bích và hai đồng bạc để cạo gió Con trai đẹp như tranh vẽ, vậy mà... Tìm đến nhà anh Trần Minh Khang (SN 1971, trú tại Hoàng Mai, Hà Nội) vào một chiều đông lạnh, PV được chứng kiến một khung cảnh gia đình vô cùng đầm ấm. Người vợ tất bật nấu bữa cơm tối, trong khi anh Khang cùng hai cô con gái quây quần ở phòng khách vui đùa với bé trai chừng hơn 2 tuổi. Bé trai khôi ngô, đối đáp rất đáng yêu. Sau mỗi câu nói của bé, các thành viên trong gia đình đều cười lớn. Giải thích về điều này, anh Khang phân trần: “Gần đây cháu mới nói được như vậy nên chúng tôi rất vui sướng. Lúc trước, cháu bị tự kỷ, có nói được câu nào đâu”. Làm nghề lái xe khách đường dài, anh Khang lập gia đình từ năm 2002. Năm 2004, anh sinh cháu gái đầu lòng. Ba năm sau đó, con gái thứ hai của anh cũng chào đời. Nghĩ rằng con cái là của trời cho, anh Khang cũng không nghĩ đến việc sinh thêm để cầu mong con trai. Bẵng đi gần 7 năm, khi con gái thứ hai của anh Khang chuẩn bị vào lớp 1, bố mẹ anh Khang ở quê bỗng “làm căng” về việc anh phải có con trai để nối dõi tông đường. Nghĩ rằng tình hình kinh tế của gia đình cũng ổn định và không muốn trái lời cha mẹ, anh Khang và vợ đồng ý sinh cháu thứ ba. Đầu năm 2014, vợ anh Khang hạ sinh cháu trai trong niềm hân hoan của hai bên nội ngoại. Đứa bé đẹp như tranh vẽ, lớn nhanh như thổi. Anh Khang nhớ lại: “Vợ chồng tôi đặt tên con là Huy Mạnh. Trong những tháng đầu, Huy Mạnh phát triển bình thường, thậm chí là rất tốt. Cháu mập mạp, hồng hào, khỏe mạnh. Cháu Huy Mạnh hiện giờ hoạt bát, nhanh nhẹn Tuy nhiên, được 8-9 tháng tuổi mà cháu vẫn chưa có phản ứng khi được gọi, cứ ngơ ngơ, lại thường xuyên khóc đêm. Vợ chồng tôi thấy các biểu hiện như vậy đã hơi sợ sợ, nhưng cứ kiên trì theo dõi xem sao...”. Những tháng tiếp theo, cháu Huy Mạnh vẫn tiếp tục lớn nhanh như thổi. Cháu ăn nhiều, ít vận động nên béo tròn, chân tay ngấn mập. Cùng với sự phát triển của cân nặng, cháu càng lúc càng có những biểu hiện lạ lùng, không giống với những đứa trẻ bình thường. Anh Khang kể: “Đối với những đứa trẻ bình thường, dưới 1 tuổi là đã có phản xạ khi được gọi rồi. Đằng này, cháu Mạnh cứ bơ đi khi bố mẹ gọi. Nó chẳng để ý gì cả. Với lại, trẻ con thì phải hòa đồng, phải chơi đùa với chúng bạn. Mạnh lại không như vậy, nó không chơi với ai hết. Đứa nào ngồi gần là nó đánh. Chứng kiến biểu hiện của cháu như vậy, vợ chồng tôi đã lên mạng tìm hiểu và thấy rằng có khả năng cháu bị chứng tự kỷ thể nhẹ. Hai vợ chồng run lắm, song, vẫn kiên trì quan sát xem diễn biến của cháu thế nào, liệu có tự khỏi được hay không?”. Về sau, Huy Mạnh càng lúc càng có nhiều biểu hiện rõ ràng của chứng tự kỷ. Cứ đêm về, cháu lại khóc ngằn ngặt vang cả nhà, không ai dỗ được. Bên cạnh đó, cháu không đi một cách bình thường mà chỉ kiễng chân và chạy bạt mạng. Bất chấp quãng đường ngắn hay dài, cháu cứ lao đi vun vút như mũi tên. Lại nữa, nếu có điều gì không vừa ý, bất kể đang ở chỗ nào, cháu đều ngã ngửa ra sau để ăn vạ. Nhiều lần, cháu bị sưng u đầu do thả người tự do vào cạnh tường hay đống gạch đá. Nghiêm trọng hơn nữa, cháu hoàn toàn không nói một lời nào. Nếu muốn thứ gì đó, cháu chỉ biết cầm tay bố mẹ lôi đi chứ không biết chỉ hay đòi hỏi gì hết. Anh Khang kể: “Đến khi biểu hiện của cháu đã nặng, hai vợ chồng tôi mới lo sốt vó. Lúc bấy giờ, chúng tôi mới tìm hiểu kỹ về chứng tự kỷ và những hậu quả tai hại mà nó mang lại. Hai vợ chồng lo đến ốm người. Chẳng lẽ, ông trời lại đối xử với vợ chồng chúng tôi tệ bạc đến thế! Cho chúng tôi đứa con nhưng lại khiến nó không được phát triển thành một người bình thường”. Kiên trì theo đuổi phương pháp của bà lang người Nùng Đến bây giờ, anh Khang cũng không giải thích được nguyên nhân khiến cháu Huy Mạnh mắc chứng tự kỷ. Anh bị ám ảnh khi nghĩ đến tương lai của đứa con trai bé bỏng. Qua tìm hiểu, anh Khang biết rằng hậu quả của bệnh tự kỷ rất nghiêm trọng: Nó ảnh hưởng không chỉ bản thân đứa trẻ, gia đình mà còn cả xã hội. Trẻ tự kỷ không được phát hiện sớm, hoặc phát hiện sớm nhưng gia đình không chấp nhận can thiệp và rơi vào tình trạng nặng, kèm theo chậm phát triển trí tuệ thì sau này sẽ dẫn đến tình trạng rối loạn tâm thần. Xét về bảng phân loại bệnh tật của Tổ chức Y tế Thế giới, rất có thể trẻ tự kỷ sẽ trở thành bệnh nhân tâm thần. Đáng sợ hơn nữa, hiện nay vẫn chưa có thuốc để chữa tự kỷ. Điều này khiến anh Khang vô cùng hoang mang. Chẳng lẽ, anh phải để mặc con trai trở thành bệnh nhân tâm thần? “Trong khi đang quẫn bách và không biết làm thế nào thì tôi được giới thiệu về bà lang Lục Thị Bích ở gần nhà” – anh Khang chia sẻ - “Bà Bích là người dân tộc Nùng, mang theo bí quyết chữa bệnh của người Nùng xuống Hà Nội. Nghe nói, nhiều đứa trẻ đã được bà chữa khỏi chứng tự kỷ. Tôi cũng muốn thử xem cách chữa của bà như thế nào nên đem cháu Huy Mạnh đến gặp bà Bích”. Kiên trì theo đuổi cách chữa bệnh tự kỷ kỳ lạ của bà lang Nùng, con trai anh đã khỏe mạnh Qua quan sát của anh Khang, cách chữa bệnh của bà Bích khá đơn giản. Bà sử dụng hai đồng bạc to bằng lòng bàn tay, dày khoảng nửa cm để cạo gió cho cháu bé. Trong lúc cạo gió, bà bôi cho đứa bé một loại nước có mùi hơi hắc, được làm từ rễ các loại cây. Đồng thời, bà bấm vào các đại huyệt trên người cháu bé. Sau khi được cạo gió, trên thân cháu bé xuất hiện rất nhiều vết tím đen – theo bà Bích, đấy là dấu hiệu cho thấy “gió” đang thoát ra. Mỗi ngày, bà lặp lại quá trình lấy gió đó một lần. Liên tục trong hơn 3 tháng, anh Khang đưa con đến gặp bà Bích để được lấy gió như thế. Phương pháp đơn giản, song hiệu quả lại khiến anh Khang bất ngờ. Sau một tuần được cạo gió, cháu Huy Mạnh bắt đầu ngủ yên giấc hơn, không quấy phá như trước. Thêm một tháng nữa, cháu bập bẹ nói được những chữ đơn giản. Lại thêm một tháng nữa, cháu đi đứng vững chắc, không chạy vô thức như trước. Qua 3 tháng điều trị bằng cách đặc biệt của bà lang Bích, cháu Huy Mạnh gần như trở thành đứa trẻ bình thường như các bạn cùng trang lứa. Anh Khang xúc động nói: “Thật sự, tôi không hiểu nhiều về cách chữa bệnh của bà Bích, song, đúng là nó rất có tác dụng đối với con trai tôi. Hiện giờ, cháu ngủ ngon, không khóc đêm, khả năng nói phát triển nhanh. Nói chung là hoàn thiện rồi... Tôi vô cùng vui mừng khi nghe con cất tiếng gọi cha mẹ”. Kỳ sau: Lý giải về phương pháp chữa tự kỷ bằng cách cạo gió của bà lang xứ núi lạc giữa Thủ đô Hoài Sơn (Theo Người Giữ Lửa)