Một chuyên mục riêng về bộ Linga - Yoni của Hindu giáo, vấn đền lịch sử văn hóa liên quan này cũng rất quan trọng bởi bộ đôi biểu tượng thần thánh trên luôn được an vị ở trung tâm đền tháp Chămpa.
Trong phân tích cá nhân vài năm trước sau khi mới kiểm tra lại, thì biểu tượng quái "Càn" trên Linga (hình như là một trong 10 biểu tượng cát tượng của Hindo giáo) với một xác xuất cực cao đó chính là quái "Ly" (Lửa) do có hình tròn ngăn cách vạch giữa thành hai vạch ngắn.
không chỉ vậy, trong thần điện Phật giáo Việt Nam, hai bên tượng Thích Ca Sơ Sinh còn có Đế Thích Indra và Phạm Thiên Brahma hộ vệ, không thấy thần Shiva trong điện thờ này và tôi chắc chắn 100% rằng: Thần Shiva không phải là thần mặt trời, và cũng không phải là thần chiến tranh Indra (không kinh sách nào nói về vấn đề này, cần phân tích thuộc tính và ý nghĩa của các thần thông qua hệ thống biểu tượng, nội dung...).
Chúng ta hãy đi sâu vào vấn đề.
Phạm Thiên - Đế Thích
Tham khảo Internet
Theo truyền thuyết Phật giáo, khi Thích Ca đản sinh, các tầng trời hào quang chiếu sáng, Phạm Thiên và Đế Thích đều xuống hộ pháp. Phạm Thiên tức là thần Brahma, đấng đầu tiên trong Thượng đế Tam thể hợp nhất (Trimuty) của Ấn Độ giáo, gồm Brahma, Vishnu, Shiva. Brahma là đấng sáng tạo ra thế giới. Theo truyền thuyết Phật giáo.
Nhưng Phật giáo lại cho rằng thế giới vận động theo luật nhân quả, không phải do đấng nào sáng tạo ra cả. Brahma chỉ là vị đại thiên thần được sinh ra trước hết trong 1 chu kì thế giới này, nên tưởng rằng mình là sáng tạo thế giới, là chủ thế giới, nhưng thực ra cũng chỉ là một trong số chúng sinh, dù cao quý hơn hẳn nhưng cũng không phải vĩnh cửu, không phải Thượng đế, Brahma cũng nằm trong vòng sinh tử luân hồi, cũng chịu luật nhân quả, có sinh và cũng có diệt. Vũ trụ này có sinh rồi cũng có diệt, và Brahma cũng thế.
Đế Thích tức là thần Indra, vua của các thần linh Ấn Độ giáo, vị thần làm ra mưa và sấm sét. Theo Phật giáo thì Indra cũng chỉ là một vị Thiên, vua cõi trời Đao Lợi, cũng nằm trong cõi ta bà. Phạm Thiên và Đế Thích, như vậy là hai vị Thiên cao nhất, phát tâm phù hộ Phật, bảo vệ cho giáo pháp, chứ không phải là Phật, và cũng không phải là tối cao vô thượng, thường hằng vĩnh viễn. Trong chùa, tượng Phạm Thiên và Đế Thích có thể được đặt hai bên tòa Cửu Long. Hai vị này là vua của cõi dục giới, và cõi trời, là cao nhất trong bậc Chư Thiên, nên được tạc dưới hình thức các vị vua, và là vua rất Việt Nam !!!
Tượng Phạm Thiên và Đế Thích hai bên tòa Cửu Long, chùa Vĩnh Khánh
Theo kinh sách nguyên thủy và hiện nay về vai trò các thần trong Tam Vị Nhất Thể: thần phá hủy Shiva, thần bảo tồn Vishnu và thần sáng tạo Brahma.
Trích từ: Bắc Ấn Độ 1
Tác giả Nguyễn Xuân Quang
Trong Ấn giáo (và cả phái mật tông của Phật giáo) sự kết hợp giữa hai tam giác thuận và ngược tạo ra hình ngôi sao 6 cánh này dùng làm biểu tượng cho sự hôn phối của hai nguyên lý nòng nọc, âm dương tạo ra vũ trụ.
Ba đỉnh của tam giác thuận trong ngôi sao biểu tượng cho ba vị thần nam Brahma, Shiva, Vishu
và ba đỉnh của tam giác nghịch biểu tượng cho ba vị thần nữ Saravasti, Shakti và Lakshmi.
Đây cũng chính là Ngôi Sao David của Do Thái giáo, cũng có một nghĩa nòng nọc, âm dương giao phối. Quan niệm giao phối vũ trụ này thấy trong Jewish Kabbbala thần bí, được cho là Zivug ha Kadosh, sự hôn phối thiêng liêng giữa dương và âm của các biểu trưng của thượng đế.
Như thế hình ngôi sao sáu cánh diễn tả sự giao phối giữa nòng nọc, âm dương, càn khôn, trời đất, vũ và trụ. Cả ba tôn giáo đều có cùng một biểu tượng với nghĩa lưỡng hợp nòng nọc, âm dương, sinh tạo, tạo hóa chứng tỏ Vũ Trụ giáo là tôn giáo tối cổ bao trùm tất cả các tôn giáo loài người hiện nay.
Tôi ghi chú các vấn đề nảy sinh:
- Do Thái giáo chỉ thờ mỗi Thượng đế thì ngôi sao tam giác trên sẽ không bao giờ có thể hiểu được Tam Vị Nhất Thể Âm Dương.
- Nếu thần Shiva cầm biểu tượng chiếc đinh ba giống như một ngọn tam sơn (3 đỉnh núi) thì khả năng Ngôi sao ở trên chưa chắc chắn là có thần Shiva trong đó.
- Quái Càn cũng có thể là quái Ly.
- Khả năng Linga - Yoni biểu tượng cho một sự hợp nhất! thay vì phân tách ra Âm Dương, khái niệm Trời Đất chẳng hạn.
- Chiếc đinh ba dựng đứng của thần Shiva khả năng chính là hướng của Linga dựng đứng lên trời, tất nhiên Linga - Yoni thể hiện sự kết hợp nam nữ rồi. Hướng linhga khả năng là trục thông thiên: Thiên - Địa - Nhân hàm ý sự hợp nhất tiểu vũ trụ vào đại vũ trụ.
- Sự phân biệt ra hai thành phần tiểu vũ trụ và đại vũ trụ do đặc tính của vũ trụ là vô cùng vô tận, từ đó sẽ có hai phân lớp thần linh tượng trưng tương ứng.
Đinh ba và trống hai mặt của thần Shiva