Kevin 33

Thành viên diễn đàn
  • Số nội dung

    5
  • Tham gia

  • Lần đăng nhập cuối

Danh tiếng Cộng đồng

1 Neutral

About Kevin 33

  • Rank
    Mới gia nhập
  • Birthday
  1. Đi xe vào chốn...thiên thu. Chiếc xe vào... chốn thiên thu Nhiều người cho rằng dân Mỹ béo tròn là do họ quá lười biếng. Hễ một tí là phóc lên xe hơi. Sự làm biếng này có thể do nước Mỹ giàu có, tập cho thiên hạ thói quen lười nhác. Nhưng người Mỹ không chỉ lười nhác khi sống mà ngay khi.. ngủm củ tỏi, thậm chí họ không muốn cuốc bộ lên... thiên đàng. Những kẻ nhớt thây này được phục vụ tận tình bằng sản phẩm “Cruisin Casket”, gọi là quan tài xe (ảnh dưới). Quả vậy, đây là nơi vô cùng... êm ái, lót nệm êm ru, thân xe bằng sợi thủy tinh, giống y hệt một chiếc xe mới, chỉ thiếu... bảng số. Nếu muốn, khách có thể đặt một kiểu xe khác, không có sẵn trong catologe, giá có thể đắt hơn nhiều lần. Liên lạc: Danny Mendez, địa chỉ 31351 Janelle Lane, Winchester, CA 92596. Điện thoại (951) 215-MERC (6372);http://sites.google.com/site/cruisincaskets/ Học càng giỏi, viết càng to? Chuyện đi xe hơi lên thiên đàng có vẻ lạ đời, nhưng Jim Woodring cho rằng cuộc đời vẫn còn nhiều chuyện lạ khác. Nếu ai đó cho rằng trí thông minh tỉ lệ thuận với... cây viết thì có lẽ ông Jim Woodring sẽ là chiếm ngôi vô địch. Bởi cây viết ông chế tạo cao bằng một người lớn: 5 ft 5, ngòi viết dài gần nửa mét! Jim Woodring biểu diễn viết bằng cây viết... voi Cây viết dị thường này có tên “Nibbus Maximus” được triển lãm tại Gage Academy of Art, thành phố Seattle, tiểu bang Washington và chính chủ nhân biểu diễn viết và vẽ ngon lành trước thô lố bàn dân. Cây đàn... bỏ quên Cây viết tổ chảng của Jim sử dụng được nhưng rõ ràng khá phiền toái. Học sinh đi học chỉ mang theo một cây viết là nhà trường khắp nước Mỹ phải nới mỗi lớp học rộng như sân football. Việc làm của ông Jim chắc chỉ để giải trí chứ về mặt tiện lợi thì quá kém. Vả lại ông Jim ở nơi khô ráo, mát mẻ, muốn giải trí kiểu nào cũng được. Chứ vùng ngập lụt như Úc châu, nước lai láng cả vùng rộng lớn nhận sặc hơn 30 ngàn ngôi nhà, thì ngay cả nấu cơm cũng đòi hỏi đến... đỉnh cao , nói gì đến việc vui chơi. Dầu vậy, Andrew Taylor (ngồi) đang giúp vui cho các bạn chạy lụt với cây đàn vớt được từ vũng sình. Nhìn vẻ mặt tươi tỉnh của các bạn Taylor, xem ra âm thanh có lẽ không tệ lắm (ảnh dưới). “...Hôm qua tôi đến nhà em, ra về mới nhớ...để quên ....”
  2. Bạn biết gì về loài ếch ‘ma cà rồng bay’ ở Việt Nam? Một loài ếch ‘ma cà rồng bay’ vừa được các nhà khoa học Úc phát hiện ở miền Nam Việt Nam cho thấy có nhiều bí ẩn thú vị về các loài động vật lưỡng cư ở nước này. Loài ếch ‘ma cà rồng bay’ ở Việt Nam (Ảnh do Jodi Rowley cung cấp cho ABC) Tóm lược “Tôi thích Việt Nam. Tôi thích làm việc ở nơi này. Tôi thích rừng rậm. Tôi thích ngắm nhìn những miền đất mới. Tôi đã làm việc ở Việt Nam một thời gian và có một số bạn bè. Khi tôi về Úc tôi rất nhớ họ một thời gian dài” - Tiến sĩ Jodi Rowley, nhà nghiên cứu động vật ở Bảo tàng Úc châu ở Sydney. Nòng nọc có răng nanh Tiến sĩ Jodi Rowley, nhà nghiên cứu động vật ở Bảo tàng Úc châu ở Sydney miêu tả loài động vật lưỡng cư mới được phát hiện - loài ếch ‘ma cà rồng bay’ (tên khoa học là Rhacophorus vampyrus hay tiếng Anh là ‘vampire flying’) - là loài ếch sống trên cây, sử dụng màng kết dính giữa các ngón trên tứ chi để đu từ cây này sang cây khác. Đáng nói là nòng nọc của loài này có răng nanh cong màu đen. Nghiên cứu của tiến sĩ Jodi Rowley về loài ếch ‘họ hàng của Dracula’ đã được công bố vào đầu tháng 1/2011. Bà đã tới Việt Nam và một số khu vực hẻo lánh khác ở Đông Dương để nghiên cứu về loài ếch này. Tiến sĩ Jodi cho biết loài ếch ‘ma cà rồng bay’ có chiều dài khoảng 4 cm và tùy theo trạng thái mà có thể thay đổi màu từ màu kem sang màu đỏ gạch. Đây là loài sống trên cây nên được gọi là loài ếch bay. Bà Jodi đã mang từ Việt Nam về Úc một số con ếch bay và nòng nọc để nghiên cứu. Nhóm nghiên cứu cho rằng những con nòng nọc này là ấu trùng của ếch ‘ma cà rồng bay’ bởi chúng thường quanh quẩn bên những hốc cây nơi có các chú nòng nọc đang trú ẩn. Trước đây, các nhà khoa học khó có thể chứng minh rằng nòng nọc là ấu trùng của ếch và đó chính là nguyên nhân rất nhiều loài nòng nọc vẫn chưa được xác định, đặc biệt ở khu vực Đông Dương. Tuy nhiên, giờ đây các nhà khoa học có thể ứng dụng phương pháp mã vạch, lấy một vài tế bào từ đuôi nòng nọc và DNA từ ếch trưởng thành để nghiên cứu xem đặc điểm di truyền có giống nhau hay không. Bằng cách này, các nhà khoa học chứng minh nòng nọc sẽ biến thành ếch mà không cần đợi chúng lớn lên. Tiến sĩ Jodi Rowley và các đồng nghiệp Việt Nam từ Đại học Khoa học Thành phố Hồ Chí Minh và Bảo tàng Bắc Carolina đã công bố phát hiện loài ếch ‘ma cà rồng bay’ trên Tạp chí khoa học Zootaxa vào cuối năm 2010. Loài ếch này rất đẹp nhưng không có những đặc điểm khác thường. Cho đến khi các nhà khoa học thu thập được một số nòng nọc và quan sát dưới kính hiển vi tại Bảo tàng Úc thì mới phát hiện được điều cực kỳ thú vị là các chú nòng nọc có những chiếc răng nanh màu đen cong chìa ra khỏi miệng. Đó không phải là răng nanh thực sự nhưng trông rất giống. Cái tên ếch ‘ma cà rồng’ bắt nguồn từ đó. Dù có những chiếc răng nanh, dĩ nhiên loài ếch này không hút máu như ma cà rồng. Các nhà nghiên cứu hiện vẫn chưa biết rõ tại sao nòng nọc có răng nanh. Có lẽ chúng sử dụng răng nanh với mục đích nào đó trong quá trình lớn lên trên hốc thân cây. Ở những vùng khác trên thế giới, khi ếch đẻ trứng ở những vũng nước nhỏ, chúng sẽ đẻ trứng ngay trong những vũng nước này để nuôi nòng nọc. Trong khi đó ếch ‘ma cà rồng bay’ thường sinh nở tại một hốc trên thân cây có kích thước bằng khoảng một nắm tay. Hốc này chỉ có một vũng nước nhỏ nên nòng nọc không có đủ thức ăn. Chính vì vậy mà có giả thuyết rằng nòng nọc sử dụng răng nanh để tìm kiếm thức ăn. Một số người khác đoán rằng chúng dùng răng nanh để bám vào cây trong ao nước. Nhóm nghiên cứu hiện chưa có bằng chứng xác thực cho các giả thuyết trên và vẫn đang tiếp tục nghiên cứu hiện tượng này. Ếch bay và đu Theo tiến sĩ Jodi, mặc dù đã được gọi là ếch ‘bay’ thế nhưng từ ‘đu’ có lẽ là thuật ngữ phù hợp hơn để miêu tả phương thức di chuyển của loài ếch này. Bà Jodi đã tới nghiên cứu ở các ao hồ tại Campuchia vào mùa sinh sản. Có chú ếch bay thậm chí đã nhảy vào người bà. Chúng có khả năng kiểm soát, tự định hướng khi di chuyển bằng các chi nhưng không ‘vỗ cánh’. Một số loài ếch bay có cả màng bên chi trên và chi dưới rất ấn tượng. Có thể loài ếch bay này sống trên cây và chúng muốn bay xuống hoặc thoát khỏi hốc cây khi có kẻ thù. Chúng ‘đu’ từ cành cây này sang cành khác thường xuyên hơn. Các nhà nghiên cứu chưa nhìn thấy loài ếch bay trên mặt đất bởi có lẽ mặt đất là nơi nguy hiểm hơn. Khi trên cây có đủ thức ăn, ếch bay trú ẩn ở đó. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu chưa thế xác định được có bao nhiêu ếch bay trên một thân cây. Tiêu điểm Đông Nam Á Tiến sĩ Jodi Rowley cho biết các nhà nghiên cứu Úc có khá nhiều thông tin về các loài động vật ở Úc và rất nhiều nhà sinh vật học nghiên cứu động vật lưỡng cư vẫn đang tiếp tục thực hiện nghiên cứu. Tuy nhiên vùng Đông Nam Á hấp dẫn họ không kém bởi “ở đó có nhiều việc cần làm hơn”. Ví dụ ở Việt Nam, các nhà khoa học nước ngoài hầu như chưa có thông tin gì về động vật lưỡng cư ở nước này. Họ chưa xác định được có bao nhiêu loài động vật lưỡng cư sống ở đây và tình trạng của chúng ta sao. Nguyên do một phần là bởi các nhà khoa học địa phương ít chú ý tới động vật lưỡng cư. Các loài động vật cỡ lớn như hổ, gấu và linh dương được họ quan tâm nghiên cứu hơn. Trong khi đó trên toàn thế giới, động vật lưỡng cư đang suy giảm về số lượng và thậm chí tuyệt chủng ở các khu vực như Úc, Trung và Nam Mỹ. Ở Châu Á, các nhà nghiên cứu lại chưa có đầy đủ thông tin và chưa xác định được số lượng động vật lưỡng cư ở đây hiện có giảm hay không. Chính vì vậy mà tiến sĩ Jodi quyết định dành thời gian và công sức nghiên cứu ở khu vực này để lấp lỗ hổng thông tin. Theo bà Jodi, ở nhiều vùng trên thế giới, động vật có xương sống ngày càng khó phát hiện. Tuy nhiên, ở Việt Nam, tỉ lệ các loài động vật mới được phát hiện ngày càng gia tăng. Các nhà khoa học vẫn chưa nắm được đặc điểm sinh học và thực trạng cần bảo tồn của các loài động vật ở khu vực này. Hơn nữa, số lượng các loài động vật lưỡng cư ở đây cũng chưa được xác định rõ. Đó là lý do tại sao việc nghiên cứu ở những khu vực này lại quan trọng và hấp dẫn. Trong vài năm trở lại đây, các nhà nghiên cứu đã phát hiện thấy một số loài động vật mới trong rừng sâu ở Việt Nam. Thật thú vị khi biết rằng có nhiều loài chưa từng được biết đến đang sinh sống và các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục tìm kiếm. Jodi cho biết bà đã hợp tác với các nhà khoa học Việt Nam khi nghiên cứu loài ếch ‘ma cà rồng bay’ và nòng nọc. Khi bắt đầu làm việc ở Việt Nam, bà đã tổ chức nhiều khóa huấn luyện, tới các trường Đại học, gặp gỡ các giáo sư Việt Nam bởi bà cần khoảng 12 - 14 sinh viên hỗ trợ. Ban đầu, nhóm nghiên cứu chỉ có mình bà là nữ nhưng hiện giờ số nữ đã vượt quá số nam. Bà cho rằng số nữ nghiên cứu sinh gia tăng này là một tín hiệu tốt trong lĩnh vực nghiên cứu bởi trước đây họ chưa từng tham gia các chương trình nghiên cứu như vậy. Jodi đang có hai nữ sinh viên cao học làm trợ lý và đang giúp đỡ một số sinh viên khác. Bà Judi cho biết bà cố gắng thuyết phục một số sinh viên và đồng nghiệp quan tâm nghiên cứu động vật lưỡng cư. Nhóm nghiên cứu đang cố gắng thực hiện thêm một số nghiên cứu khác. Trên thực tế, hầu hết các loài động vật lưỡng cư sống ở những nơi con người chưa từng đặt chân tới. Tiến sĩ Judi kể các nhà nghiên cứu đã phải mất nhiều thời gian leo núi ở độ cao 2000 mét, chờ cho đến khi trời tối trong điều kiện thời tiết giá lạnh để tìm hiểu những loài động vật mới. Hiện tại, khá nhiều nhà khoa học ở Việt Nam cũng bắt đầu đẩy mạnh nghiên cứu lĩnh vực này mặc dù vẫn tồn tại một số mặt hạn chế ví dụ như các nhà khoa học Việt Nam chưa thực hiện thành thạo việc phân tích phân tử. Tuy vậy, các nhà khoa học Úc và Việt Nam hi vọng họ phối hợp làm việc ăn ý để có thêm các phát hiện mới về các loài động vật lưỡng cư sinh sống ở khu vực Châu Á nhằm góp phần xác định tình trạng cần được bảo tồn của loài này. Sưu tầm .
  3. Xin chào chủ Topic ! Kính mong bác xem dùm tôi số điện thoại sau :-Giới tính Nam - Ngày tháng năm giờ sinh : 7/8/1980 AL Canh Thân giờ Thân - Số dt 1: 0933150980 - Nhờ bác xem dùm số có đem lại bình an, may mắn, tài vận không ?
  4. Mấy hôm nay website vào không được chắc TP cũng vậy ! Không thấy TP comment ! Mong tin TP lắm lắm !
  5. Xin chào Tiểu Phương !Sắp tới gia đình tôi sẽ chào đón một bé trai ( bác sĩ dự sinh tháng 5,6/ 2011 ), hiện vợ chồng tôi còn phân vân chưa chọn được tên cho bé. Cha : Hoàng Phước Tài ( 15/09/1980 ) Mẹ : Nguyễn Thị Quỳnh Như ( 11/06/1984 ) Chị : Hoàng Nguyễn Nghi Lâm ( 03/10/2009 ) Tên dự kiến đặt : Hoàng Minh Quân, Hoàng Đông Quân, Hoàng Kiến Huy Kính mong Tiểu Phương tư vấn giúp xem các tên trên có tốt không ? Nếu có thể nhờ Tiểu Phương tư vấn cho vài tên ! Gia tôi xin chân thành cảm ơn rất nhiều !